MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………………………………………3
Nội dung………………………………………………………………………4
I. Nghiên cứu và xây dựng phương án thống kê……………………… 4
1.Mục đích………………………………………………………… 4
2. Xác định đối tượng và thời gian điều…………………………. 4
3. Xác định nội dung điều tra, loại điều tra, xây dựng hệ thống
chỉ tiêu thống kê và thiết lập phiếu điều
tra………………………4
4. Lực lượng điều tra……………………………………………… 8
5. Đánh giá kết quả điều tra……………………………………….8
II. Nội dung báo cáo thống kê…………………………………………… 9
1. Kết quả điều tra …………………………………………………9
2. Phân tích kết quả điều tra……………………………………….9
2.1. Thái độ với việc đọc sách của sinh viên Ngoại thương……13
2.2. Các loại sách yêu thích của sinh viên Ngoại thương…… 13
2.3. Địa điểm đọc sách của sinh viên Ngoại thương………… 14
2.4. Thời gian đọc sách của sinh viên Ngoại thương………….16
2.5. Chi phí dành cho việc đọc sách của sinh viên FTU………17
2.6. Sinh viên với thư viện trường Đại học Ngoại thương…….17
2.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn đọc một cuốn
sách của sinh viên Ngoại thương…………………………20
II.7.1 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Bìa
sách” tới quyết định lựa chọn một cuốn sách………… 20
II.7.2 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Nội
dung” tới quyết định lựa chọn một cuốn sách………….21
II.7.3 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Nhận
xét của người đã từng đọc” tới quyết định lựa chọn một
cuốn sách ………………………………………………21
1
1
II.7.4 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Số
trang” (độ dày của quyển sách) tới quyết định lựa chọn
một cuốn sách ………………………………………….22
II.7.5 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Giá
cả” tới quyết định lựa chọn một cuốn sách…………….22
II.7.6 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Tác
giả/Nhà xuất bản” khi lựa chọn một cuốn sách……… 23
2.8. Ý kiến về sách lậu của sinh viên Ngoại thương ………… 26
2.9. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đọc sách của sinh viên.27
2.10. Thái độ của sinh viên Ngoại thương trước ý tưởng thành
lập một CLB Sách phi lợi nhuận tại FTU……………….29
2.11. Mô hình hồi quy tương quan tuyến tính đơn biến………30
Kết luận……………………………………………………………………….33
Thuận lợi và khó khăn trong quá trình điều tra………………………… 35
Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 36
Đánh giá………………………………………………………………………37
Phụ lục……………………………………………………………………… 38
2
2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1: Thái độ của FTUers đối với việc đọc sách
Hình 2: Các loại sách yêu thích của sinh viên Ngoại thương
Hình 3: Địa điểm đọc sách của FTUers
Hình 4: Thời gian đọc sách trung bình một ngày của FTUers
Hình 5: Tỷ lệ sinh viên thường xuyên lên thư viện
Hình 6: Lý do sinh viên không thường xuyên lên thư viện FTU đọc
sách
Hình 7: Ý kiến về sách lậu của sinh viên Ngoại thương
Hình 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đọc sách của FTUers
3
3
LỜI MỞ ĐẦU
Sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Đọc sách là một trong những con
đường dẫn tới chiếm lĩnh và làm chủ kho tàng tri thức vô giá ấy. Tri thức trong
sách giúp mỗi chúng ta hiểu biết hơn về thế giới xung quanh, kích thích trí tò
mò, sáng tạo…
Với vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước, là yếu tố nòng cốt trong
công cuộc xây dựng và phát triển Tổ quốc, giới trẻ luôn luôn được kì vọng sẽ đi
đầu trong việc nắm bắt tri thức nhân loại và nhanh chóng khai thác, vận dụng,
những kiến thức đó nhằm tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân cũng như
đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số có ảnh hưởng ít
nhiều đến quan niệm về vai trò của sách cũng như phương pháp đọc sách của
giới trẻ Việt Nam. Ngoài ra, với đặc trưng của một nền kinh tế đang trong quá
trình chuyển đổi, hệ thống luật pháp còn chưa hoàn thiện, tình trạng sách lậu
tràn lan cũng là một điều đáng báo động. Việc sử dụng tràn lan sách lậu của học
sinh sinh viên cũng phần nào thể hiện quan niệm của họ về sách “thật”, sự trân
trọng giá trị của sách thật cũng như công sức sáng tạo của tác giả.
Văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay thể hiện ở nhiều khía cạnh như thời
gian dành cho đọc sách, các loại sách thường đọc…. cũng phác họa nên một bức
tranh sơ lược về quá trình hội nhập của những “trí thức Việt” vào thế giới tri
thức muôn màu muôn vẻ và biến đổi không ngừng.
Với mối quan tâm sâu sắc về tình hình đọc sách của sinh viên nói chung
và của sinh viên trường Đại học Ngoại thương nói riêng, cùng với những công
cụ cần thiết ban đầu được trang bị trong quá trình học tập môn nguyên lý thống
kê kinh tế, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Nghiên cứu tình hình đọc sách
của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương” để đi sâu tìm hiểu.
Do cuộc điều tra chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn cũng như phạm
vi điều tra không lớn nên sẽ không tránh khỏi những sai sót, nhóm nghiên cứu
rất mong sự góp ý của cô giáo để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên: Thạc sĩ Nguyễn Thị
Tuyết Nhung đã tận tình hướng dẫn nhóm thực hiện bài nghiên cứu. Xin cảm ơn
các sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
4
4
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THỐNG KÊ
1. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu được xây dựng với mục đích đem lại cái nhìn bao quát về thực
trạng đọc sách của sinh viên trường đại học Ngoại thương trên cơ sở phân tích
thống kê các khía cạnh như sở thích đọc sách, thời gian, chi phí dành cho việc
đọc sách… Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình đọc sách của
sinh viên đại học Ngoại thương. Việc xác định rõ mục đích nghiên cứu giúp
công tác điều tra và phân tích thống kê nhất quán, hiệu quả.
2. Xác định đối tượng và thời gian điều tra
• Đối tượng điều tra: sinh viên hệ đại học chính quy của Đại học Ngoại
thương (trong phạm vi bài điều tra này, nhóm xin thống nhất gọi là “sinh
viên Ngoại thương”)
• Thời gian điều tra: 10 – 17/11/2011
Trong khoảng thời gian điều tra, nhóm nghiên cứu đã tích cực đưa các phiếu
điều tra đến tới sinh viên ở nhiều khóa nhất có thể. Thông tin từ phiếu điều tra
được thu thập từ các khóa 50, 49, 48 và 47 với sự tham gia của cả các bạn nam
và nữ góp phần nâng cao tính chính xác và hiệu quả của cuộc điều tra. Tuy vậy,
các kết quả thu được từ cuộc điều tra chỉ mang tính chất tương đối.
3. Xác định nội dung điều tra, loại điều tra, xây dựng hệ thống chỉ tiêu
thống kê và thiết lập phiếu điều tra
• Nội dung điều tra là “Tình hình đọc sách của sinh viên Ngoại thương”
và tập trung vào các vấn đề cụ thể sau:
- Sở thích đọc sách của sinh viên: sinh viên Ngoại thương có thích đọc sách
không và thường thích đọc những loại sách nào…
- Thói quen liên quan tới sách của sinh viên: thường đọc sách ở những địa điểm
nào, thường chọn sách như thế nào…
- Đánh giá của sinh viên FTU về thư viện FTU
- Quan điểm của sinh viên Ngoại thương về vấn nạn sách lậu. Nhóm điều tra có
mong muốn tìm hiểu về vấn đề này vì sinh viên là đội ngũ trí thức, có hiểu biết
và đọc sách thường xuyên nhất, tham gia cuộc chiến chống sách lậu với vai trò
trực tiếp nhất. Hơn thế nữa, sinh viên Ngoại thương còn học tập và làm việc rất
gần với các tụ điểm buôn bán sách lậu. Theo ý kiến của nhóm nghiên cứu, việc
tìm hiểu thái độ, ý kiến của sinh viên trường mình là rất cần thiết.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đọc sách của sinh viên và đánh giá của sinh
viên về ý tưởng thành lập CLB Sách ở trường Đại học Ngoại thương.
• Loại điều tra thống kê: điều tra chọn mẫu
5
5
Phương pháp thu thập thông tin thống kê: phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu
điều tra và phỏng vấn trực tiếp với một số sinh viên khi thấy cần khai thác thêm
thông tin
• Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Yêu cầu:
- Đáp ứng được mục đích nghiên cứu về tình hình đọc sách của
sinh viên Ngoại thương
- Phù hợp với đặc điểm và tính chất đối tượng
- Hợp lý, không thừa, không thiếu
• Các tiêu thức thống kê được sử dung
Tiêu thức thuộc tính: loại sách thường đọc, đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả đọc sách….
- Tiêu thức số lượng: số giờ đọc sách trung bình trong ngày, chi
phí đọc sách trung bình mỗi tháng…
• Các chỉ tiêu thống kê được sử dụng: chỉ tiêu khối lượng, chỉ tiêu chất
lượng
• Các thang đo được sử dụng: thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang
đo tỉ lệ.
• Thiết lập phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều tra của nhóm
PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĐỌC SÁCH CỦA FTUers
Chào bạn, chúng mình đang thực hiện một nghiên cứu thống kê về tình hình đọc
sách của sinh viên Ngoại thương. Xin bạn bớt chút thời gian hoàn thành phiếu
điều tra này. Mọi thông tin bạn cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng cho
công tác nghiên cứu. Rất mong nhận được sự ủng hộ của bạn. Xin cám ơn!
Thông tin cá nhân:
Họ tên: Khóa:
Email: Điện thoại:
Câu 1: Bạn có thích đọc sách không?
Có Không
Câu 2: Bạn hay đọc loại sách nào? Có thể chọn nhiều phương án.
Sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu
Truyện tranh, truyện cười có tính giải trí cao
Sách dạy kĩ năng sống, chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết
Sách viết về các hiện tượng kì thú, các tác phẩm khoa học viễn tưởng
Truyện dài, tiểu thuyết tình yêu
Tuyển tập truyện ngắn, tản mạn văn chương
Sách phổ biến kiến thức khoa học, văn hóa xã hội…
6
6
Khác:
Câu 3: Bạn thường đọc sách ở đâu?
Nhà
Quán cafe sách
Thư viện
Khác (ghi rõ)
Câu 4: Trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian đọc sách?
< 1 tiếng
1 - 2 tiếng
2 - 3 tiếng
> 3 tiếng
Câu 5: Chi phí trung bình mỗi tháng dành cho việc đọc sách của bạn là bao
nhiêu?
< 100 nghìn đồng
100 – 200 nghìn đồng
200 – 300 nghìn đồng
> 300 nghìn đồng
Câu 6: Bạn có thường xuyên lên thư viện FTU đọc sách không?
Có Không
Câu 7: Nếu không thường xuyên lên thư viện FTU đọc sách, nêu (những) lý do
tại sao?
Thái độ tiếp đón sinh viên chưa niềm nở
Nguồn sách không phong phú
Không gian chật chội, bí bách
Chi phí cao
Thời gian mở cửa không phù hợp với thời gian biểu của mình
Cơ sở vật chất chưa tốt
Chưa bao giờ nghe tới thư viện FTU
Câu 8: Bạn quan tâm tới điều gì khi quyết định lựa chọn đọc một cuốn sách?
Đánh số từ 1 đến 6 với mức độ quan tâm giảm dần.
Bìa sách
Nội dung
Nhận xét của người đã từng đọc (lời giới thiệu của các nhà văn, nhà phê bình
thường thấy ở bìa/những phần đầu tiên của quyển sách, nhận xét của bạn bè đã
từng đọc…)
Số trang
Giá cả
7
7
Tác giả/ Nhà xuất bản
Câu 9: Ý kiến của bạn về sách lậu?
Sách lậu có giá phù hợp với túi tiền sinh viên hơn mà nội dung không khác sách
bản quyền là mấy. Tại sao lại không nhỉ?
Đọc sách lậu là tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật. Kiên quyết không mua
hay đọc sách lậu.
Tớ không phân biệt được sách bản quyền và sách lậu.
Hoàn toàn không quan tâm: đây không phải là yếu tố quyết định việc chọn sách
của tớ.
Ý kiến khác:
Câu 10: Điểm trung bình chung học tập của bạn là bao nhiêu?
3.6 – 4.0 2.0 – 2.49
3.2 – 3.59 < 2.0
2.5 – 3.19
Câu 11: Các yếu tố tác động tới hiệu quả đọc sách của bạn?
Các yếu tố Không
quan trọng
Bình
thường
Quan
trọng
Rất quan
trọng
Kĩ năng đọc sách
Không gian đọc sách
Lỗi kĩ thuật của sách
(dính trang, chữ sai chính tả…)
Thời điểm đọc sách
Khác (ghi rõ)
Câu 12: Bạn nghĩ sao về ý tưởng thành lập một CLB Sách hoạt động phi lợi
nhuận ở FTU?
Rất thích, hoàn toàn ủng hộ: việc đọc sách của FTUers có thể sẽ có chuyển biến
tích cực
Không ủng hộ cũng không phản đối. Mình muốn xem CLB hoạt động thế nào
trước.
Không ủng hộ: có thư viện là đã quá đủ rồi.
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của bạn! Chúc bạn học tập tốt!
8
8
4. Lực lượng điều tra
Tất cả thành viên trong nhóm thu thập thông tin bằng cách phát phiếu
điều tra với tổng số phiếu là 120 và kết hợp phỏng vấn trực tiếp một số bạn sinh
viên.
5. Đánh giá kết quả điều tra
Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra với số lượng bảng câu hỏi là 120. Kết
quả thu được 105 bảng câu hỏi hợp lệ và 15 bảng câu hỏi không hợp lệ. Lí do là
chưa điền đầy đủ thông tin cá nhân, trả lời không đúng nội dung câu hỏi yêu cầu
(không đánh số mà đánh dấu x với câu hỏi yêu cầu xếp hạng mức độ quan tâm,
các câu trả lời mâu thuẫn nhau ).
Do đó, nhóm sẽ tiến hành đánh giá kết quả trên 105 phiếu điều tra hợp lệ.
9
9
II. NỘI DUNG BÁO CÁO THỐNG KÊ
1. Kết quả điều tra
Câu 1: Bạn có thích đọc sách không?
Ý kiến Số người Tỷ lệ (%)
Có 95 90.48
Không 10 9.52
Câu 2: Bạn hay đọc loại sách nào?
Loại sách Số người Tỷ lệ (%)
Sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho
việc học tập, nghiên cứu
54 51.43
Truyện tranh, truyện cười có tính giải
trí cao
65 61.90
Sách dạy kĩ năng sống, chia sẻ kinh
nghiệm, bí quyết
45 42.86
Sách viết về các hiện tượng kì thú, các
tác phẩm khoa học viễn tưởng
27 25,71
Truyện dài, tiểu thuyết tình yêu 55 52.38
Tuyển tập truyện ngắn, tản mạn văn
chương
31 29.52
Sách phổ biến kiến thức khoa học, văn
hóa xã hội…
34 32.38
Khác: sách tiếng anh, sách lịch sử,
pháp luật, các tác phẩm văn học kinh
điển, sách
8 7.62
Câu 3: Bạn thường đọc sách ở đâu?
Địa điểm Số người Tỷ lệ (%)
Nhà 70 66.67
10
10
Quán café sách 5 4.67
Thư viện 25 23.81
Khác: 5 4.76
Câu 4: Trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian đọc sách?
Thời gian (tiếng) Số người Tỷ lệ (%)
< 1 47 44.76
1 – 2 40 38.10
2 – 3 10 9.52
> 3 8 7.62
Câu 5: Chi phí trung bình mỗi tháng cho việc đọc sách là bao nhiêu?
Số tiền (nghìn đồng) Số người Tỉ lệ (%)
< 100 74 70.48
100 – 200 27 25.71
200 - 300 4 3.81
>300 0 0
Trung bình cộng Mốt Trung vị
83.333 đồng 61.157 đồng 70.945 đồng
Câu 6: Bạn có thường xuyên lên thư viện FTU đọc sách không?
Các lựa chọn Số người Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 18 17.14
Không thường xuyên 87 82.86
Câu 7: Nếu không thường xuyên lên thư viện FTU đọc sách, nêu
(những) lí do tại sao?
11
11
Nguyên nhân Số người Tỷ lệ (%)
Thái độ đón tiếp sinh viên chưa
niềm nở
15 14.29
Nguồn sách không phong phú 32 30.48
Không gian chật chội, bí bách 22 20.95
Chi phí cao 3 2.86
Thời gian mở cửa không phù
hợp với thời gian biểu của mình
38 36.19
Cơ sở vật chất chưa tốt 12 11.42
Chưa bao giờ nghe tới thư viện
FTU
8 7.61
Câu 9: Ý kiến của bạn về sách lậu?
Các ý kiến Số người Tỷ lệ (%)
Sách lậu có giá phù hợp với túi tiền
sinh viên hơn mà nội dung không
khác sách bản quyền là mấy. Tại sao
lại không nhỉ?
46 43.81
Đọc sách lậu là tiếp tay cho hành vi
vi phạm pháp luật. Kiên quyết
không mua hay đọc sách lậu
14 13.33
Tớ không phân biệt được sách bản
quyền và sách lậu
12 11.43
Hoàn toàn không quan tâm: đây
không phải là yếu tố quyết định việc
chọn sách của tớ
30 28.57
Ý kiến khác: sách lậu chất lượng
giấy tệ, không thích; không đọc sách
lậu nhưng có đôi lần vô tình mua
phải…
3 2.86
12
12
Câu 11: Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đọc sách của sinh viên Ngoại
thương
Các yếu tố Không quan
trọng
Bình thường Quan trọng Rất quan trọng
Số
người
Tỉ lệ
(%)
Số
người
Tỉ lệ
(%)
Số
người
Tỉ lệ
(%)
Số
người
Tỉ lệ
(%)
Kĩ năng đọc sách 3 2.85 20 19.05 39 37.15 43 40.95
Không gian đọc sách 5 4.76 23 21.9 52 49.53 25 23.81
Lỗi kĩ thuật của sách
(dính trang, chữ sai
chính tả….)
18 17.14 37 35.23 35 33.33 15 14.28
Thời điểm đọc sách 12 11.43 23 21.9 49 46.67 21 20
Khác:
Có người đọc, trao đổi
cùng
Tâm trạng, công việc
Thể loại
Tính hấp dẫn
Thời gian đọc sách
1
5 3
1
1
1
1
Câu 12: Bạn nghĩ sao về ý tưởng thành lập một CLB Sách phi lợi nhuận ở
FTU?
Ý kiến Số người Tỷ lệ (%)
Rất thích, hoàn toàn ủng hộ: việc đọc sách
của FTUers có thể sẽ có chuyển biến tích cực
60 57.14
Không ủng hộ cũng không phản đối. Mình
muốn xem CLB hoạt động thế nào trước.
43 40.95
Không ủng hộ: có thư viện là đã quá đủ rồi. 2 1.91
13
13
2. Phân tích kết quả điều tra
2.1. Thái độ với việc đọc sách của sinh viên Ngoại thương
Hình 1: Thái độ của FTUers đối với việc đọc sách
Nhìn chung, thái độ của sinh viên Ngoại thương với việc đọc sách khá
tích cực. Trong 105 phiếu điều tra thì có tới 95 bạn tương ứng với 90.48% sinh
viên “có” thích đọc sách và chỉ 10 bạn “không” thích đọc sách chiếm 9.52%.
Những số liệu trên bước đầu cho thấy tín hiệu đáng mừng rằng sinh viên FTU
dường như rất ham học hỏi.
2.2. Các loại sách yêu thích của sinh viên Ngoại thương
Hình 2: Các loại sách yêu thích của sinh viên Ngoại thương
14
14
Việc chia sẻ sở thích đọc sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho việc học
tập, nghiên cứu chỉ nhận được sự quan tâm đặc biệt của 51.43% các bạn sinh
viên tham gia cuộc điều tra, đứng thứ 2 sau truyện tranh, truyện cười có tính giải
trí cao chiếm 61.90%. Nhưng dù sao thì 51,43% cũng là một con số khá lớn,
chứng tỏ hầu hết sinh viên Ngoại thương coi việc đọc sách để phục vụ học tập,
công việc là ưu tiên hàng đầu.
Với mục đích đọc sách để biết thêm những điều thú vị xung quanh mình,
thu nạp kiến thức mới, FTUers cũng khá quan tâm đến các sách dạy về kỹ năng
sống, chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết, sách viết về các hiện tượng kì thú, các tác
phẩm khoa học viễn tưởng, sách phổ biến kiến thức khoa học, văn hóa xã hội…
Tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn giữa 2 loại sách dạy kỹ năng sống, kinh
nghiệm, bí quyết có 45 bạn quan tâm (42.86%), với sách viết về khoa học viễn
tưởng chỉ có 27 bạn chú ý tới (25.71%).
Với mục đích đọc sách để bồi đắp cho tâm hồn thêm phong phú, tinh tế,
nhạy cảm, các thể loại sách như: truyện dài, tiểu thuyết tình yêu; tuyển tập
truyện ngắn, tản mạn văn chương cũng thu hút khá nhiều bạn sinh viên. FTUers
dường như thích đọc truyện dài, tiểu thuyết tình yêu (52.38%) hơn là tuyển tập
truyện ngắn văn chương.
Các thể loại sách khác cũng nhận được sự quan tâm của FTUers là sách
tiếng anh, lịch sử, pháp luật, các tác phẩm văn học kinh điển chiếm 7.62%.
2.3. Địa điểm đọc sách của sinh viên Ngoại thương
Hình 3: Địa điểm đọc sách của FTUers
15
15
Qua biểu đồ trên, có thể thấy sinh viên Ngoại thương chọn địa điểm đọc
sách chủ yếu là tại nhà. Cụ thể: trong số 105 phiếu điều tra hợp lệ, với câu hỏi,
“Bạn thường đọc sách ở đâu?”, đã có 70 phiếu trả lời là đọc sách tại nhà (chiếm
66.67%). Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên thường đọc sách ở thư viện chỉ chiếm
23.81% với 25 phiếu. Và chỉ có 5 bạn được điều tra trả lời là họ thường đọc sách
tại quán cà phê sách (4.76%). Ngoài ra, có có một số phiếu chia sẻ chọn đọc
sách chủ yếu ở những địa điểm khác như công viên, sân trường…, tuy nhiên con
số này không đáng kể, chỉ có 5 phiếu, chiếm 4.76 %. Từ những số liệu cụ thể
trên, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số nhận xét như sau:
- Thứ nhất, đọc sách tại nhà từ lâu đã luôn là địa điểm đọc sách chủ yếu
của nhiều người và sinh viên Ngoại thương cũng không chệch khỏi xu hướng
này. Điều này cũng phù hợp dự đoán của nhóm khi tiến hành phát phiếu điều tra.
Khi lựa chọn đọc sách tại nhà, sinh viên có thể chủ động, linh hoạt về thời gian,
tùy thuộc vào thời gian biểu của mình. Hơn nữa, việc đọc sách cần có không
gian yên tĩnh, mà đọc sách tại nhà lại đáp ứng được yêu cầu đó. Chúng ta sẽ
không bị làm phiền bởi những tiếng ồn như đọc sách tại những nơi khác, như
vậy sẽ đem lại hiệu quả cho người đọc sách hơn.
- Thứ hai, dường như thư viện không phải là địa điểm đọc sách chủ yếu
của sinh viên Ngoại thương bởi tỷ lệ sinh viên đọc sách ở thư viện chưa tới
25%, chỉ có 25/105 bạn được điều tra trả lời thường xuyên lên thư viện đọc
sách.
- Tỷ lệ sinh viên thường xuyên lên thư viện đọc sách đã ít, số lượng sinh
viên đọc sách tại các quán cà phê sách còn nhỏ hơn rất nhiều, tỷ lệ sinh viên đọc
sách tại các quán cà phê sách chiếm một con số rất khiêm tốn, chỉ 4.76%.
Dường như đọc sách tại các quán cà phê sách còn khá xa lạ với sinh viên Ngoại
thương. Hình thức đọc sách này khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và
nhận được sự hưởng ứng tích cực từ giới sinh viên nhưng nó còn quá mới mẻ
với các bạn sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên FTU. Các bạn sinh viên ít
khi đến các quán cà phê sách có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đầu tiên
phải kể đến chi phí, dường như đây chính là mối e ngại lớn nhất của sinh viên.
Các quán cà phê sách được đầu tư cơ sở vật chất có thể nói là rất tốt, số đầu sách
đa dạng và phong phú cả về số lượng và chất lượng. Hơn nữa, không gian ở đây
rất yên tĩnh và thoải mái, bạn có thể đọc sách mà không bị làm phiền. Tuy nhiên,
để được hưởng những ưu đãi ấy, số tiền bạn phải bỏ ra không hề nhỏ. Theo lí
luận của các bạn sinh viên, với cùng một chi phí dành cho việc đọc sách tại café
sách, chúng ta có thể đọc được nhiều sách hơn nếu mượn sách tại thư viện hay
mua sách về và đọc ở nhà.
16
16
- Ngoài ra, có một số các bạn sinh viên lựa chọn những địa điểm đọc sách
khác, tuy nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Kết quả điều tra cho thấy, các
FTUers có địa điểm đọc sách khá đa dạng, phong phú, và có thể nói là bất ngờ.
Công viên, cửa hàng truyện tranh, sân trường cũng là một trong những địa điểm
được chọn để đọc sách, tuy nhiên số này chiếm tỉ lệ rất nhỏ (4.76%). Tỷ lệ
khiêm tốn này có thể là do yêu cầu của việc đọc sách là cần không gian yên tĩnh,
trong khi đó, công viên hay sân trường lại là nơi khá ồn ào, đông người qua lại.
Theo giải thích của các bạn sinh viên, khi đọc sách tại các cửa hàng truyện tranh
các bạn thường xuyên bắt gặp phải cái nhìn không mấy thiện cảm hay thái độ
không vui vẻ của nhân viên cửa hàng.
2.4. Thời gian đọc sách của sinh viên Ngoại thương
Hình 4: Thời gian đọc sách trung bình một ngày của FTUers
Trung bình cộng Mốt Trung vị
1.3h 0.87h 1.14h
Thời gian đọc sách trung bình mỗi ngày của FTUers là 1.3h (rất ít so với
quỹ thời gian tự nhiên 24 h/ngày). Phần lớn FTUers (44.76%) chỉ đọc sách dưới
1h/ngày trong khi chỉ 7.62% dành thời gian cho việc đọc sách nhiều hơn 3
h/ngày.
Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận sinh viên FTUers đọc sách từ 1 –
2h/ngày chiếm 38.1%. Trong môi trường học tập ở Đại học, tự học, tự nghiên
cứu là chủ yếu, do vậy thời gian đọc sách trung bình 1,3h/ngày là không hề
17
17
nhiều. Có một nửa trong 105 bạn được điều tra đọc sách <1.14h/ngày, nửa còn
lại đọc sách 1.14h/ngày.
Ta thấy M
0
< M
e
<
x
nên đây là dãy số phân phối lệch phải.
Có thể chính vì văn hóa nghe nhìn đang lấn sân mạnh mẽ tới văn hóa đọc
nên các bạn sinh viên ngày nay dành chưa nhiều thời gian cho việc đọc sách.
2.5. Chi phí dành cho việc đọc sách của sinh viên Ngoại thương
Trung bình cộng Mốt Trung vị
83.333 đồng 61.157 đồng 70.945 đồng
Ngân sách trung bình FTUers dành cho sách hàng tháng là khoảng 83
nghìn đồng. 70.48% FTUers chỉ chi dưới 100.000 đồng (chỉ đủ cho từ 1 – 2
cuốn sách chất lượng bình thường) cho việc đọc sách hàng tháng và 96.19 %
FTUers chi dưới 200 000 đồng cho việc đọc sách hàng tháng. Điều này cho thấy
ngân sách sinh viên Đại học Ngoại thương có thể dành cho sách là khá thấp.
Do mốt < trung vị < trung bình cộng nên chi phí trung bình hàng tháng
dành cho sách của sinh viên Ngoại thương phân phối lệch phải.
Chi phí dành cho sách của sinh viên Ngoại thương rất eo hẹp. Nguyên
nhân có thể bắt nguồn từ việc tổng ngân sách mỗi tháng các bạn nhận được từ
gia đình không hề nhiều. Đối tượng thực hiện phiếu điều tra chủ yếu là sinh viên
năm 1, năm 2 và năm 3 nên không nhiều bạn đã có thể tìm được công việc để
tăng thu nhập cũng như học được cách để cân đối chi tiêu hiệu quả. Một số sinh
viên còn chia sẻ thêm rằng, họ thường mượn hoặc thuê sách chứ không bỏ tiền
mua sách nên chi phí dành cho việc đọc sách không hề cao. Đây có lẽ là giải
pháp hữu hiệu để các bạn có thể tiếp cận và thu nạp kiến thức mới mà không
phải quá lo lắng hay băn khoăn về vấn đề tài chính.
18
18
2.6.
Sinh viên với thư viện trường Đại học Ngoại thương
z
Hình 5: Tỷ lệ sinh viên Ngoại thương thường xuyên lên thư viện
Liên hệ với kết quả thu từ câu 3 (về địa điểm đọc sách của sinh viên),
nhóm nghiên cứu hoàn toàn không bất ngờ khi đa số sinh viên Ngoại thương
không thường xuyên lên thư viện FTU để đọc sách. Có tất cả 87/105 phiếu hợp
lệ trả lời “Không” với câu hỏi “Bạn có thường xuyên lên thư viện FTU đọc
sách không?”, chiếm 82.86 %. Chỉ có 17.14% FTUers được hỏi trả lời họ
thường xuyên lên thư viện đọc sách. Vậy nguyên nhân nào khiến cho sinh viên
Ngoại thương ít lên thư viện FTU đọc sách như vậy?
Trong quá trình thiết kế phiếu điều tra, nhóm điều tra đã lựa chọn một số
lý do dự kiến sẽ khiến sinh viên Ngoại thương ít lên thư viện đọc sách. Kết quả
cho thấy: thời gian mở cửa của thư viện không phù hợp với thời gian biểu của
19
19
sinh viên, nguồn sách không phong phú và không gian chật chội, bí bách là
những lý do chủ yếu khiến FTUers không mặn mà lắm với thư viện của trường:
82,
Hình 6: Lý do sinh viên không thường xuyên lên thư viện FTU đọc sách
Nhóm xin có những phân tích cụ thể như sau:
- Lý do thường gặp nhất: Thời gian mở cửa không phù hợp với thời gian
biểu của sinh viên
Hiện tại, theo như tìm hiểu của nhóm điều tra, thư viện trường Ngoại
thương mở cửa trong 2 khung giờ: 8h00-11h00 và 14h00-16h30 từ thứ hai đến
thứ sáu hàng tuần, không kể ngày lễ. Với lịch hoạt động như vậy, sắp xếp được
thời gian để có thể lên thư viện đọc sách dường như là công việc không hề dễ
dàng với các bạn sinh viên. Hiện nay sinh viên tất cả các khóa đều đăng kí học
theo chương trình tín chỉ. Thường thì chúng ta học rải rác cả sáng và chiều, rất ít
bạn có thể đăng kí học chỉ trong một buổi sáng hoặc chiều. Những bạn sắp xếp
được thời gian rất có thể chính là những người đã trả lời “Có” cho câu hỏi “Bạn
có thường xuyên lên thư viện đọc sách không?”. Tuy nhiên, con số này là rất
khiêm tốn. Thứ bảy và chủ nhật là khoảng thời gian trong tuần mà các bạn có
20
20
thể dễ dàng sắp xếp được thời gian lên thư viện, nhưng thư viện lại đóng cửa
trong hai ngày này. Vậy nên các FTUers không thường xuyên lên thư viện đọc
sách cũng là điều dễ hiểu. Theo như đề xuất của rất nhiều sinh viên, thư viện
trường ta nên thay đổi thời gian mở cửa: có thể mở cửa sớm hơn và đóng cửa
muộn hơn hay có thể linh động mở cửa cả thứ bảy và chủ nhật. Nếu những đề
xuất này được thực hiện, chắc hẳn số lượng sinh viên FTU lên thư viện đọc sách
sẽ tăng lên khả quan hơn rất nhiều.
- Lý do thứ hai: Nguồn sách không phong phú
Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân chính khiến không chỉ thư
viện FTU mà các thư viện trường học khác cũng không hấp dẫn được các bạn
sinh viên. Đây là nguyên nhân có số người lựa chọn nhiều thứ hai chỉ sau
nguyên nhân “Thời gian mở cửa không phù hợp với thời gian biểu của sinh
viên” với 32/105 bạn đồng tình. Theo khảo sát của nhóm, điều này là hoàn toàn
có cơ sở. Sách ở trên thư viện hầu hết là sách cũ với chất lượng giấy không tốt
hay mực nhòe. Rất nhiều sách đã được xuất bản từ khá lâu, nội dung không
được cập nhật và không phù hợp với yêu cầu học tập hiện nay của sinh viên.
Hơn nữa, số lượng sách lại khá ít, không đa dạng và phong phú. Trong khi đó,
theo như kết quả điều tra ở câu 2, sinh viên Ngoại thương rất thích đọc truyện
tranh/truyện cười có tính giải trí cao hay truyện dài/tiểu thuyết tình yêu và thư
viện FTU thì không có những loại sách này. Trái lại, các loại sách giáo khoa,
sách giáo trình phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu chiếm tuyệt đại đa số. Mặc
dù, đây cũng là loại sách thường xuyên được các bạn sinh viên đọc, nhưng nhóm
điều tra tin rằng: nếu thư viện FTU có thể nhập thêm nhiều thể loại sách khác
phong phú đa dạng hơn, các bạn sinh viên chắc chắn sẽ có hứng thú lên thư viện
trường đọc sách hơn rất nhiều.
- Lý do thứ ba: Không gian chật chội, bí bách
Với số phiếu đồng ý là 22/105, không gian chật chội, bí bách cũng là một
trong những trở ngại lớn nhất khiến sinh viên trường ta ngại lên thư viện đọc
sách. Theo tìm hiểu của nhóm, phòng đọc không có chiếc cửa sổ nào khiến cho
không gian vô cùng bí bách, khó chịu. Cả căn phòng rộng chừng 50m2, với 35
chiếc ghế; như vậy, không gian trung bình cho mỗi người chỉ là 1,4m2. Ngay cả
giờ cao điểm, thư viện cũng chỉ có thể đón tiếp được tối đa 35 sinh viên, con số
này là quá nhỏ bé với số lượng vài nghìn sinh viên trong trường.
Ngoài ra còn một số lý do khác khiến sinh viên không thường xuyên lên
thư viện FTU, đó là: thái độ đón tiếp sinh viên chưa niềm nở, cơ sở vật chất
chưa tốt hay thậm chí bởi chưa bao giờ nghe tới thư viện FTU.
21
21
Thái độ đón tiếp sinh viên chưa niềm nở và cơ sở vật chất là hai nguyên
nhân có số phiếu lựa chọn gần tương đương nhau (lần lượt là 15 và 12 phiếu).
Thái độ đón tiếp không được thoải mái làm ảnh hưởng rất nhiều tới tâm trạng
đọc sách của sinh viên. Ngoài ra, cơ sơ vật chất của thư viện FTU cũng còn
nhiều bất cập. Hệ thống máy tính không được thường xuyên duy trì, bảo dưỡng,
khiến sinh viên thường xuyên gặp trục trặc khi tra cứu tài liệu. Hệ thống quạt,
điều hòa, ánh sáng hoạt động không thực sự ổn định, khó đảm bảo hiệu quả đọc
sách. “Chưa bao giờ nghe tới thư viện FTU” cũng là nguyên nhân khiến cho
các FTUers không đến thư viện đọc sách. Việc các FTUers chưa bao giờ nghe
tới thư viện của trường là một thực trạng đáng báo động. Điều này đòi hỏi thư
viện cần có thêm nhiều chương trình hoạt động nhằm giúp các bạn sinh viên tìm
hiểu về thư viện FTU cũng như khuyến khích các bạn lên thư viện đọc sách.
Nhóm điều tra tin rằng, khi đã khắc phục được những nhược điểm trên,
thư viện FTU sẽ trở thành địa điểm đọc sách lý tưởng và thường xuyên dành cho
các FTUers.
2.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn đọc một cuốn sách của sinh
viên Ngoại thương
2.7.1. Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Bìa sách” tới quyết định lựa
chọn một cuốn sách
Tần số Tần suất (%) Tần số tích lũy
1 7 6.67 7
2 7 6.67 14
3 12 11.42 26
4 13 12.38 39
5 28 26.67 67
6 38 36.19 105
Mốt Trung
bình cộng
Trung vị Phương
sai
Độ lệch
chuẩn
Hệ số
biến thiên (%)
6 4.54 5 2.40 1.55
34.14
22
22
2.7.2. Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng của yếu tố “Nội dung” tới quyết
định lựa chọn một cuốn sách
Tần số Tần suất (%) Tần số tích lũy
1 63 60.00 63
2 21 20.00 84
3 10 9.52 94
4 7 6.67 101
5 3 2.86 104
6 1 0.95 105
Mốt Trung
bình cộng
Trung vị Phương
sai
Độ lệch
chuẩn
Hệ số biến
thiên (%)
1 1.75 1 1.32 1.15 65.71
2.7.3. Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Nhận xét của người đã
từng đọc” tới quyết định lựa chọn một cuốn sách:
Tần số Tần suất (%) Tần số tích lũy
1 19 18.10 19
2 35 33.33 54
3 27 25.71 81
4 12 11.43 93
5 8 7.62 101
6 4 3.81 105
Mốt Trung
bình cộng
Trung vị Phương
sai
Độ lệch
chuẩn
Hệ số biến thiên
(%)
2 2.69 2 1.71 1.31 48.70
23
23
2.7.4. Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Số trang” (độ dày của
quyển sách) tới quyết định lựa chọn một cuốn sách
Tần số Tần suất (%) Tần số tích lũy
1 6 5.71 6
2 9 8.57 15
3 10 9.52 25
4 20 19.05 45
5 29 27.62 74
6 31 29.52 105
Mốt Trung
bình cộng
Trung vị Phương
sai
Độ lệch
chuẩn
Hệ số biến
thiên (%)
6 4.43 5 2.22 1.49 33.63
2.7.5. Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Giá cả” tới quyết định lựa
chọn một cuốn sách
Tần số Tần suất (%) Tần số tích lũy
1 6 5.71 6
2 11 10.48 17
3 17 16.19 34
4 31 29.52 65
5 21 20.00 86
6 19 18.10 105
Mốt Trung
bình cộng
Trung
vị
Phương
sai
Độ lệch
chuẩn
Hệ số biến
thiên (%)
24
24
4 4.02 4 2.02 1.42 35.32
2.7.6. Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Tác giả/Nhà xuất bản” tới
quyết định lựa chọn một cuốn sách
Tần số Tần suất Tần số tích lũy
1 4 3.81 4
2 24 22.86 28
3 29 27.62 57
4 22 20.95 79
5 14 13.33 93
6 12 11.43 105
Mốt Trung
bình cộng
Trung vị Phương
sai
Độ lệch
chuẩn
Hệ số biến thiên
(%)
3 3.51 3 1.88 1.37 39.03
* Tổng kết về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn sách của sinh viên
Ngoại thương
Yếu tố Mốt Trung
bình cộng
Trung vị Phương
sai
Độ
lệch
chuẩn
Hệ số biến
thiên (%)
Bìa sách 6 4.54 5 2.40 1.55 34.14
Nội
dung
1 1.75 1 1.32 1.15 65.71
Nhận
xét
2 2.69 2 1.71 1.31 48.70
Số trang 6 4.43 5 2.22 1.49 33.63
Giá cả 4 4.02 4 2.02 1.42 35.32
25
25