Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học “C” TT Ba Chúc huyện Tri Tôn hiện nay – Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.88 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 1 -
MỞ ĐẦU

Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng
thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc
giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là vấn đề quan trọng nhất. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người “. Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người Xã Hội chủ Nghĩa”. Trong di chúc người
căn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần
thiết”.
Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới, mở
ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển
vượt bậc, đời sống nhân dân ta được nâng lên. Công tác giáo dục đã được Đảng và
nhà nước quan tâm chăm lo. Trong nhà trường, các tổ chức Đoàn thể đã có nhận thức
đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục
ngày càng được nâng cao, đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong
thực hiện mục tiêu của ngành: “ Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng
nhân tài” cho đất nước. Thế nhưng mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội đã có
những tác động tiêu cực đối với thế hệ trẻ nhất là đối tượng học sinh tiểu học. Hiện
tượng học sinh vi phạm đạo đức ngày càng nhiều Xã hội đang lo ngại cho sự xuống
dốc của đạo đức trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức của giới trẻ. Vì vậy giáo
dục đạo đức cho học trong trường tiểu học, nhất là đối tượng học sinh chưa ngoan
đang đứng trước nhiều khó khăn nan giải không chỉ đối với ngành giáo dục mà cả
toàn xã hội. Làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả. Trọng trách
này đè nặng lên vai người làm thầy.
Hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh trên cả nước có biểu hiện nhận thức
lệch lạc về đạo đức. Có lối sống đua đòi thực dụng. Hiện tượng bạo lực học đường,
bạo hành trong trường học tràn lan. Một số học sinh có biểu hiện vô cảm trước cảnh


bạn mình bị một nhóm người hành hung ngay tại cổng trường, đáng lẽ phải ra tay bảo
vệ bạn hay ngăn cản mà còn đứng vỗ tay cổ vũ, có học sinh đứng quay phim cảnh bạn
mình bị đánh, việc làm của các em học sinh đáng bị phê bình đằng này các em thấy
đó là việc làm bình thường rồi đưa hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng. Hay một số
học sinh nghiện game hành động như những nhân vật trong game dẫn đến hậu quả
đau lòng mà báo chí đăng tin. Học sinh đến trường thay vì đem theo dụng cụ học tập
nay lại đem cả hung khí vào lớp học, thấy không vừa lòng là thẳng tay xử bạn mình
bằng dao, kiếm. Đau lòng hơn là có trường hợp thầy giáo bị học sinh của mình đâm
thầy tại lớp học. Đó là những vụ việc được báo chí đăng tin bên cạnh đó còn biết bao
nhiêu vụ việc đã xảy ra mà chúng ta chưa biết đến như hiện tượng vô lễ với thầy cô,
đánh lộn trong lớp học, chửi thề nói tục nhục mạ danh dự nhà giáo, trấn lột các em
yếu sức để lấy tiền hay tống tiền bạn diễn ra như cơm bữa hiện tượng xuống cấp về
đạo của học sinh đến hồi báo động chúng ta không tìm ra biện pháp giáo dục đạo đức
hữu hiệu sẽ dẫn đến hậu quả khổng thể lường trước được.
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 2 -
Hiện nay đạo đức của học sinh trường tiểu học “C” TT Ba Chúc chưa đến hồi
báo động lên án tuy nhiên dấu hiệu lệch lạc về nhận thức kém về đạo đức. Hiện tượng
nghiện game, chửi thề nói tục, đánh bạn trong lớp vô lễ với thầy cô Bản thân cảm
thấy đau lòng khi phải chứng kiếm cảnh đạo đức học sinh một đi xuống. Lí do vì sao
học sinh còn nhỏ mà có biểu hiện như vậy có phải là do phương pháp dạy của thầy cô
giáo hay tại gia đình xã hội hay tại chương trình Để tìm ra nguyên nhân, chính của
việc đạo đức học sinh có biểu hiện yếu kém về mặt đạo đức. Từ đó tìm ra biện pháp
để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tại đơn vị. Do đó bản thân
quyết định chọn đề tài : “ Giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học “C” TT Ba
Chúc huyện Tri Tôn hiện nay – Thực trạng và giải pháp”. Để tìm ra giải pháp tốt
nhất để giáo dục đạo đức học sinh của trường. Nhằm đào tạo ra một con người có đầy
đủ đức và tài để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Đó là lí do chính để tôi

chọn đề tài này.

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 3 -
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Khái niệm giáo dục
Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động
nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện những kỹ năng và lối sống,
bồi dưỡng những tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và
phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị
cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội .
1.1.2 Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn
mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích,
hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người với người và
con người với tự nhiên.
Giáo dục đạo đức: Là một hoạt động có múc đích, nhằm xây dựng tính cách
của người học sinh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thông qua giáo dục đạo đức nhằm
bồi dưỡng cho các em những chuẩn mực, hành vi, quy trình cư xử đối với nhau ( đối
với gia đình, đối với mọi người, đối với xã hội và đối với tổ quốc ) .
1.1.3 Vị trí, ý nghĩa và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh
* Vị trí - ý nghĩa
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh

nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có
những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của
cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với
chính mình.
Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Hồ
Chủ Tịch đã nêu: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo
đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có
tài cũng vô dụng”
Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong
mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có
những đòi hỏi cấp bách.
Trong trường tiểu học, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi
trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng
lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
Ông bà ta có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Có ý nghĩa trước khi học chữ chúng ta
phải học làm người trong đó đạo đức là khâu quan trọng. Vì một đứa trẻ có tài mà
không có đức thì lớn lên sẽ nguy hại cho mọi người và cho xã hội.
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 4 -
Đặc điểm học sinh tiểu học hay bắc trước, hiếu động dễ làm theo người lớn.
Hơn nữa ở lứa tuổi này ranh giới giữa cái tốt cái xấu, cái thiện cái ác rất mong manh.
Các em chưa phân biệt được đâu là hành vi tốt. Do đó công tác giáo dục đạo ở trường
tiểu học vô cùng quan trọng.Vì trong ý thức của các em như tờ giấy trắng nếu chúng
ta vẽ lên tờ giấy đó những hình ảnh đẹp những hoài bão tốt đẹp thì các em sẽ học
theo, dần dần hình thành trong suy nghĩ, ý thức bằng không ngược lại. Chúng ta
không giáo dục đạo đức cho tốtvà không có biện pháp thì sẽ làm hại đến cả tương lai
của một thế hệ, làm nguy hại đến xã hội. Đây là công việc lâu dài và bền bỉ lâu dài
theo chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm

năm trồng người. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ
nghĩa. Trong di chúc của Bác có dặn: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và cần thiết”.
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc XI của Đảng nhấn mạnh: Phát triển giáo
dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Yếu tố cơ bản
để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong
trường tiểu học thì:
Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong
đó vai trò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo
dục của nhà trường là quan trọng nhất.
Vai trò của cấu trúc và nội dung chương trình môn đạo đức cũng góp phần
không nhỏ đối với công tác này.
* Đặc điểm
Trước hết cần hiểu học sinh có khó khăn trong việc giáo dục đạo đức là:
Những học sinh thường có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học
tập, tâm lý không ổn định. Những học sinh này còn có thói quen lười biếng, quay cóp
trong học tập, lừa dối cha mẹ, thầy cô, dọa nạt bạn bè, hay trốn học và lảng tránh các
họt động tập thể, thích học thì học, không thích thì đùa giởn, quậy phá các bạn kế bên,
chọc cho bạn giỡn, nói chuyện với mình, tâm trạng mưa nắng thất thường hoạc thầy
cô đang giảng về vấn đề này lải hỏi vấn đề khác. Những học sinh đó hay xem ngfm
trêu người, khiêu khích trước các thầy cô giáo, cha mẹ bạn bè để nhằm thỏa mãn
những nhu cầu tinh nghịch được xếp sẵn trong đầu óc. Chúng thường đánh mất lòng
tự trọng, xấu hổ và trở nên chay lì khác thường Vì vậy ta phải giáo dục học sinh này
ra sao? Phải có những biện pháp như thế nào để giáo dục các em.
Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri
thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình
cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá

trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông
qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường .
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 5 -
Đối với học sinh tiểu học, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ
thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động
quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em .
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức
quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự
tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc
điểm Tâm-Sinh-Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể
của từng em để định ra sự tác động thích hợp.
Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải công phu, kiên
trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần.
* Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng Tiểu học
+ Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục đạo đức nói
chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà trường phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp
với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo
đức được quy định.
Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo
các hành vi cá nhân được thực hiện.
Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí
để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức.
Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá

nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhau
của con người.
* Những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh
+Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã
hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa
phương và của cả nước, đưa những thực tiễn đó vào những giờ lên lớp, vào những
hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh.
+ Giáo dục theo nguyên tắc tập thể
Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục;
Giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể.
Trong một tập thể lớp, tập thể chi đội có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trí thì
sức mạnh của dư luận tích cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học
sinh.Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng
chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi
người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành.Để thực hiện tốt nguyên tắc này,
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 6 -
đòi hỏi nhà trường tiểu học phải tổ chức tốt các tập thể lớp, tập thể chi đội…Nhà
trường phải cùng với đoàn đội làm tốt phong trào xây dựng các chi đội mạnh trong
trường học.
+ Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học
sinh
Phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác của học
sinh, chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt, biến học sinh thành
những đứa trẻ thụ động, sợ sệt, rụt rè.
Nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, nhẫn nại, phải có tình thương

đối với học sinh một cách sâu sắc, không thể làm qua loa làm cho xong việc. Mọi đòi
hỏi đối với học sinh phải giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các em hiểu, để các em tự giác
thực hiện.
+ Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính, trên
cơ sở đó mà khắc phục khuyết điểm
Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học là thích được khen, thích được thầy cô,
bạn bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình.
Nếu giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn nêu cái xấu,
những cái chưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ dễ đẩy các em vào tình trạng tiêu
cực, chán nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên.
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những
mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những
gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để
giáo dục các em.
+ Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối
với học sinh
Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân
cách các em. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh
thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo
đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các
em vươn lên cao hơn nữa.
Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh nhưng
phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và ngược
lại thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do đó người
thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được.
+ Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và đặc điểm
hoàn cảnh cá nhân học sinh
Công tác giáo dục đạo đức cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh tiểu học là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn để từ đó dề ra hình thức, biện
pháp thích hợp. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đối với từng em,

học sinh gái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 7 -
đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học
sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp.
+ Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực
và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh
Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường tiểu học phụ thuộc rất
lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp
sư phạm dù khéo léo đến mấy cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp
của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta
về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “ … Giáo viên phải chú ý cả tài,
cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì
giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với
trẻ con”. ( trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công
dân).Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên
trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường,
gia đình và xã hội.
* Các phƣơng pháp giáo dục đạo đức ở trƣờng Tiểu học
+ Phương pháp thuyết phục
Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng
những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
- Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn đạo đức cũng như
trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…
- Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể
chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu
gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường.
- Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên

những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa
tốt.
+ Phương pháp rèn luyện
Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các
em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các
em thành hành động thực tế:
- Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường:
dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể ( các buổi
sinh hoạt đội ).
- Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện
pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong
của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì
vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt
phong trào này.
- Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động
có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 8 -
trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho
học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại.
* Phƣơng pháp thúc đẩy
Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bách đạo đức bên
ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong” của học
sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.
- Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh,
vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những
hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.
- Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm

cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác
noi theo.
- Xử phạt : là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính
chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những
hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh
khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này.
Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và
đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần
phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ
nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh.
*Chức năng đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt
quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở
lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tác
động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức
năng sau:
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự
điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chức năng phản ánh.
1.1.4. Cơ sở pháp lý
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn hướng sự nghiệp Giáo dục -
Đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội của cách mạng Việt Nam đề ra,
nhằm góp phần tích cực vào việc hình thành phẩm chất con người làm chủ tập thể,
làm chủ đất nước. Để thực hiện tốt các vấn đề trên chúng ta cần căn cứ vào các chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ như :
- Chỉ thị số 03/2006/CT-UBND ngày 08/03/2006 của UBND tỉnh An Giang về
việc đầu tư cơ sở vật chất trường học .
- Chỉ thị số 16/2006/CT-UBND ngày 08/9/2006 của UBND tỉnh An Giang về
việc thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích

trong giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học “.
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 9 -
- Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 cùa Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về chuần nghề nghiệp giáo viên Tiểu học .
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
phát động phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ’’
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013.
- Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy định đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học .
- Công văn số 997/SGDĐT-TH ngày 29/7/2010 của Sở Giáo dục Đào tạo An
Giang hướng dẫn về quy trình thăm lớp cấp Tiểu học .
- Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học .
- Các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học từ năm học 2011-2012 đến nay
của Sở Giáo dục Đào tạo An Giang và Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Tri Tôn.

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 10 -
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở
TRƢỜNG TIỂU HỌC “C” TT BA CHÚC

2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
* Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội ở địa phƣơng:
Ba Chúc là một thị trấn thuộc miền núi của huyện Tri Tôn, nghề nghiệp chủ

yếu là nông nghiệp, làm thuê và một phận dân cư đi làm ăn theo mùa hoăc đi làm thuê
trong các khu công nghiệp ở Bình Dương. Phần lớn cha mẹ học sinh ít quan tâm đến
việc giáo dục con em, có phần khoán trắng cho phía nhà trường, mặt khác do có sự
kết hợp không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Do đó ảnh hưởng rất lớn
đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Chính vì vậy đòi hỏi người
giáo viên phải có trách nhiệm cao, bền bỉ trong công tác.
* Đặc điểm tình hình của nhà trƣờng:
Trường Tiểu học “C” TT Ba Chúc được thành lập năm 1990. Trường được chia
làm 2 điểm, nằm cách xa nhau 2 km, điểm chính nằm trên hương lộ Linh Sơn Tự
thuộc địa bàn khóm Thanh Lương, điểm lẻ nằm trên đường Linh Sơn Tự thuộc khóm
Núi Nước , đời sống của nhân dân chủ yếu sống nhờ vào nông nghiệp trên 50 % số
gia đình làm thuê hàng ngày, trình độ dân trí thấp, dân cư sống dọc theo truyền núi,
hàng năm việc huy động học sinh đến trường tuy đạt chỉ tiêu nhưng phần lớn các em
đến trường vào ngày khai giảng, học sinh thường bỏ học vào các mùa vụ, tết nguyên
đáng do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng học tập của các em.
* Về cơ sở vật chất
Có 14 phòng ( ở 2 điểm trường) chia ra:
- Phòng làm việc: 02 phòng ( 01 phòng thư viện ,01 văn phòng ).
- Phòng học 12 phòng /13 lớp.
- Bàn ghế giáo viên – Học sinh: đầy đủ; bảng; đầy đủ.
- Nhà vệ sinh: có 4 nhà vệ sinh, 2 dành cho học sinh, 2 dành cho giáo viên.
- Đang thi công hàng rào kiên cố bao quanh ở điểm chính. Điểm lẻ làm hàng
gào tạm.
- Sách, thiết bị: đủ sách giáo viên, sách thiếu nhi và sách tham khảo
* Tình hình số liệu:
* Cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Tổng
số
BGH

Giáo
viên
Nhân
viên
Giáo viên
Trình độ sư phạm
Đảng
viên
Đoàn
viên
Công
đoàn
Hợp
đồng
Biên
chế
Đại
học

12+2
9+3
22
02
15
05
01
14
14
01
0

0
12
05
22
Nữ
0
09
01
01
14
08
01

0
03
04
09

* Học sinh.
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 11 -

Tổng
số
Nữ
Đội
viên
Sao


Thành phần gia đình
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
Ho
ngheo
Làm
ruộng
Làm
thuê
285
120
120
165
20%
30%
50%
62
70
39
55
65

2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Trường đã tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động giáo dục theo
quy định của biên chế năm học do Sở giáo dục và đào tạo An Giang cụ thể như sau:
- Giáo dục an toàn giao thông từ tháng 9 đến hết năm học. Tổ chức hội thi an

toàn giao thông cấp trường.
- Nêu gương người tốt việc tốt, các câu chuyện kể về Bác Hồ vào các buổi chào
cờ đầu tuần.
- Tổ chức được các hội thi hái hoa dân chủ về chủ đề giáo dục môi trường, giáo
dục phòng chống Ma túy, tìm hiểu về luật giao thông đường bộ, ….
- Tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần phát động các phong trào thi đua có liên
quan đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường, nêu gương người tốt việc tốt, vượt
khó học giỏi…
- Hàng tuần trường đều tổ chức sinh hoạt đội vào ngày thứ bảy nhằm giáo dục
các em làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân
tốt, trở thành cháu ngoan Bác Hồ .
Trong năm học 2012-2013 các hoạt động ngoại khóa của trường phong phú
nhiều hình thức, lôi cuốn học sinh có tác dụng giáo dục, hình thành những phẩm chất
đạo đức tốt cho học sinh, xây dựng lối sống tập thể, tinh thần hợp tác, tương trợ và ý
thức chấp hành nội quy nhà trường và pháp luật xã hội như: Tham quan khu tưởng
niệm Bác Tôn ở xã Mỹ Hòa Hưng, Viện bảo tàng An Giang.
2.3. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG
- Giáo dục lao động: trường tổ chức cho học sinh lao động hàng tuần, thu dọn
vệ sinh môi trường, trồng cây xanh cải tạo cảnh quang sư phạm. Thông qua các buổi
lao động giáo dục cho học sinh tinh thần kỷ luật, biết thương yêu và kính trọng người
lao động.
- Giáo dục thẩm mỹ : Thông qua bộ môn Mỹ thuật giáo dục cho các em biết
cảm nhận được cái đẹp chân chính.
2.4. VIỆC GIẢNG DẠY CHƢƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC CỦA
TRƢỜNG
Trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn Đạo đức đầy đủ theo đúng quy
định của chương trình, có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, tư tưởng Hồ Chí Minh
vào bộ môn. Tuy nhiên thực tế việc dạy và học môn Đạo đức ở trường còn nhiều khó
khăn, bất cập nên hiệu quả giáo dục của môn học còn thấp. Môn Đạo đức từ trước đến
nay chưa được coi trọng, nhiều giáo viên, học sinh, Cha mẹ học sinh vẫn xem đây là

môn học phụ.
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 12 -
* Nguyên nhân: thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có những
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Giáo viên tiểu học dạy hầu hết các môn học nên việc đầu tư vào khâu soạn
giảng đối với môn ít tiết ( Trong đó có môn đạo đức ) chưa thật sự đi vào chiều sâu.
Giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ, vị trí vai trò của môn học, còn xem nhẹ nên
chưa chú trọng đầu tư công sức, thời gian để dạy tốt, chỉ lo dạy chữ quên dạy người,
chủ yếu chỉ đầu tư vào hai môn Toán và Tiếng Việt.
- Trang thiết bị dạy học, các điều kiện khác phục vụ dạy học còn thiếu thốn, lạc
hậu gây khó khăn cho việc đổi mới dạy học.
- Tâm lý chung của mọi người trong đó có Cha mẹ học sinh cho rằng đây là
môn học phụ, kết quả học tập không quan trọng lắm, vì chưa chú ý động viên con em
tích cực học tập ( môn đạo đức trong trường tiểu học theo quy định của bộ giáo dục
kết quả không cho điểm số mà chỉ nhận xét và không tổ chức thi cho điểm như môn
học khác).
2.4.1. Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm
Tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục
đạo đức trong nhà trường .
Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, là người triển khai mọi hoạt
động của trường của nhà trường đến từng lớp, từng học sinh. Do đó trong đầu năm
học 2012-2013 này Ban giám hiệu trường đã định hướng phân công giáo viên chủ
nhiệm phải tương đối phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tổi học sinh của từng lớp cụ
thể như:
- Giáo viên giỏi, vững tay nghề phụ trách các lớp 1,2,5.
- Giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm trong công tác phụ trách các lớp còn lại .

Những hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong năm học .
- Thực hiện các loại sổ theo quy định của ngành: sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm sổ
theo dõi học sinh …
- Tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây
dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch thi đua…
- Kết hợp chặt chẽ với Cha mẹ học sinh, hàng tháng gửi phiếu liên lạc đến gia
đình. Tổ chức họp phụ huynh 4 lần trên năm học, chủ động phối hợp với đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, đội TNTP Hồ Chí Minh và các ban ngành đoàn thể địa phương trong
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Nhận xét, đánh giá, xếp loại Hạnh kiểm và Học lực cho học sinh, đề nghị
khen thưởng kịp thời.
Ưu điểm:
- Trong năm học giáo viên chủ nhiệm thực hiện đầy đủ các loại sổ sách, có lên
kế hoạch hoạt động cụ thể hàng tuần, tháng, năm.
- Kết hợp được nhiều hoạt động, đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức học
sinh.
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 13 -
- Không có học sinh vi phạm đạo đức nghiêm trọng phải nhờ cơ quan chức
năng xử lý.
- 100% học sinh có hạnh kiểm thực hiện đầy đủ.
Tồn tại:
- Còn một vài giáo viên chủ nhiệm chưa có tâm huyết với công tác này, tác
dụng giáo dục chưa cao, trong lớp vẫn còn học sinh chưa tiến bộ trong rèn luyện đạo
đức.
- Thiếu sự quan hệ thường xuyên với Cha mẹ học sinh.
Nguyên nhân:
- Công tác chủ nhiệm là một công tác khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư

nhiều cho công tác này, nhưng thực tế giáo viên chủ nhiệm còn phải lo cho công tác
chuyên môn.
- Địa bàn của trường thuộc vùng núi, đa số người dân nghèo phải kiếm sống
bằng nghề làm thuê, do đó học sinh ngoài việc học còn phải theo cha mẹ đi xa theo
mùa vụ để nuôi sống gia đình.
2.4.2. Sự tham gia giáo dục đạo đức học sinh thông qua Đoàn, Đội
Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã hoán triệt trên hội đồng giáo viên là
trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của mọi thành viên trong nhà
trường, giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình thường xuyên, liên tục, diễn ra
ở mọi lúc, mọi nơi. Một buổi sinh hoạt đội không chỉ đơn thuần là tổ chức các hoạt
động vui chơi cho học sinh mà phải làm như thế nào để thông qua các hoạt động vui
chơi còn giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế
giới quan khoa học.
- Trong nhà trường tiểu học, hoạt động đoàn có tác dụng hỗ trợ trực tiếp đến
công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho học sinh.
- Cùng với công đoàn, đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là lực lượng
cốt cán trong nhà trường, tham gia vào công tác quản lý, tổ chức, kiểm tra. Đánh giá
các mặt hoạt động trong nhà trường.
- Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là tổ chức do Đoàn phụ trách, giúp
thiếu nhi thực hiện theo “Năm điều Bác Hồ dạy” Đội viên là những người phụ trách,
người bạn tốt, là tấm gương để các em thiếu niên nhi đồng noi theo. Đối với nhà
trường, đội là chỗ dựa vững chắc để thực hiện, mục tiêu, kế hoạch và chương trình
giáo dục và đào tạo.
- Công tác Đoàn, Đội trong nhà trường phát triển tốt chất lượng giáo dục nhất
là giáo dục đạo đức.
- Qua dự buổi sinh hoạt của thiếu nhi. Cho thấy tất cả những em đội viên đều là
những “ngọn cờ” của các lớp. Vào Đội các em được hòa mình vào tập thể, được rèn
luyện nhận thức qua sinh hoạt khi vui chơi, qua giao tiếp, các phong trào phục vụ xã
hội….
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng



Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 14 -
- Qua trò chuyện với đội viên của trường, bản thân thấy các em rất thích được
sinh hoạt đội, thích tham gia các hoạt động như: vệ sinh đường phố, sân trường, lớp
học, vận động bà con gia đình giữ vệ sinh môi trường.
- Từ những việc làm trên, các đội viên trường đều là những “Con ngoan trò
giỏi” những “Cháu ngoan Bác Hồ”. Các em luôn là tấm gương sáng để các em nhi
đồng học tập noi theo.
Ưu điểm: Tổng phụ trách đội qua các buổi sinh hoạt có chú ý liên hệ giáo dục
đạo đức học sinh thông qua các hoạt động vui chơi. Thường xuyên nhắc nhở uốn nắn
những sai phạm của học sinh trong sinh hoạt.
Tồn tại:
Việc tổ chức sinh đôi lúc chưa mang tính thường xuyên liên tục, một số hoạt
động còn gò bó, đơn điệu khi gán ghép liên hệ giáo dục đạo đức .
2.4.3. Hoạt động gắn liền nhà trƣờng với thực tế đời sống địa phƣơng
* Những hoạt động
- Tổ chức thăm hỏi và tặng quà gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt nam
anh hùng, viếng nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại thị trấn Ba Chúc vào ngày
27/7 hàng năm, nhằm giáo dục cho các em truyền thống anh hùng của dân tộc ta, biết
kính trọng và giúp đỡ các bạn học sinh là con em những gia đình có nhiều cống hiến
cho đất nước.
- Tổ chức cho các em viết thư thăm hỏi các chú Bộ đội ở quần đảo Trường Sa.
- Tổ chức cho học sinh tham gia đi cổ động về An toàn giao thông, phòng
chống sốt xuất huyết, vệ sinh môi trường do địa phương tổ chức.
Ưu điểm:
- Học sinh tham gia đầy đủ, có chất lượng.
- Phong trào được phát động lớn, có tác dụng giáo dục học sinh, gây ấn tượng
tốt với các cơ quan, đoàn thể địa phương.
Tồn tại:

- Phong trào chưa nhiều, chưa có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan đoàn thể
địa phương với nhà trường.
- Chưa có tổng kết đánh giá phong trào, khen thưởng cho cá nhân có thành tích
tốt.
* Những biểu hiện của thực trạng đạo đức học sinh
Ưu điểm:
Đa số học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, biết nhặt của rơi
trả lại cho chủ, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường,
biết sống tốt và sống đẹp.
Tồn tại:
Một số ít học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình có biểu hiện chán nản, không
thích học, có biểu hiện nghiện Gam, nói dối thầy cô và bạn bè .
Nguyên nhân tồn tại:
- Khách quan:
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 15 -
Do sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm ăn xa các em phải ở với nội, ngoại
thiếu sự quan tâm và quản lý các em. Cha mẹ giàu có, chỉ có 1đến 2 con nên nuông
chiều cho tiền nhiều, thiếu sự kiểm tra và giáo dục.
Đa số người dân địa phương nghèo, đời sống nhân dân còn khó khăn, phải đi
làm ăn xa để kiếm sống cho cả gia đình, một phần cha mẹ học sinh chưa ý thức hết
vai trò giáo dục của mình, chỉ nghĩ lo cho con ăn uống đầy đũ là được.
- Chủ quan:
Ở tiểu học lứa tuổi các em còn quá nhỏ, ý thức đạo đức của học sinh chưa cao,
kỷ năng vận dụng chuẩn mực đạo đức còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa
cái xấu và cái tốt.
Khả năng tự chủ chưa cao, khi vi phạm đạo đức sửa chữa chậm hoặc không
chịu sửa chữa.

2.4.4.Vấn đề đặt ra
* Mặt mạnh
Về phía học sinh có chiều hướng phát triển tốt về mặt tình cảm đạo đức, các em
rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức đúng sai, tự hiểu và vận dụng
được một số kiến thức pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, không có học sinh vi
phạm nghiêm trọng về đạo đức .
Về phía giáo viên luôn trao dồi đạo đức Cách mạng, đạo đức nhà giáo, tự học
hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo.
* Mặt yếu
Số học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức vẫn còn, một số giáo viên
chưa thật sự quan tâm đến giáo dục đạo đức thông qua bài học trên lớp, còn thờ ơ vô
trách nhiệm khi thấy học sinh có dấu hiệu vi phạm đạo đức.
Công tác thiết kế bài giảng của giáo viên dạy đạo đức còn sơ sài, chưa thể hiện
sâu nội dung của từng hoạt động, khô khan không gây hứng thú cho học sinh.
Những khó khăn mà nhà trường không thực hiện được là các dịch vụ Internet
mọc lên tràn lan, địa phương khó quản lí. Đây là môi trường dễ tác động đến tâm lí,
hành động của học sinh, những cảnh bạo lực trong game tác động đến suy nghĩ và
hành động của các em. Chưa kể việc các em trốn học chơi game hay trộm tiền gia
đình để có tiền chơi game. Nhà trường không có quyền cấm, nhắc nhỡ họ.
Sự quản lí lỏng của gia đình đã tạo cơ hội cho các em nhiễm những thói hư tật xấu.
Chưa phối hợp chặt chẽ ba môi trường trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
* Bảng đối chiếu số liệu
Năm học: 2011-2012
STT
Học sinh quy phạm
Vô lễ thầy cô
Đánh lộn
Chửi thề, nói tục
Trốn học

1
4 lượt
30 lượt
135 lượt
30 lượt


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 16 -
Năm học: 2012-2013
STT
Học sinh quy phạm
Vô lễ thầy cô
Đánh lộn
Chửi thề, nói tục
Trốn học
1
5 lượt
35 lượt
130 lượt
36 lượt

- Theo số liệu thống kê thì số lượt học sinh quy phạm nội quy nhà trường tăng
lên đáng kể. Đây là dấu hiệu đáng báo động. Cần phải tìm ra giải pháp tối ưu để chấm
dứt tình trạng học sinh vi phạm đạo đức.

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng



Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 17 -
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC “C” TT BA CHÚC

Xuất phát từ thực trạng của công tác giáo dục cho học sinh ở trường Tiểu học,
qua việc nghiên cứu lý luận, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn đơn vị đã đề ra các giải
pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong giai đoạn từ nay đến năm 2015
đạt được mục tiêu như sau:
3.1 MỤC TIÊU
Năm học: 2013-2014
STT
Học sinh quy phạm
Vô lễ thầy cô
Đánh lộn
Chửi thề, nói tục
Trốn học
1
1 lượt
15 lượt
70 lượt
15 lượt

Năm học: 2014-2015
STT
Học sinh quy phạm
Vô lễ thầy cô
Đánh lộn
Chửi thề, nói tục

Trốn học
1
0 lượt
3 lượt
30 lượt
8 lượt

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.2.1 Xây dựng trong nhà trƣờng một môi trƣờng thật tốt để giáo dục đạo
đức cho học sinh
* Ý nghĩa
Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà trường”, tự
đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo
vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh,
khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực
từ gia đình và xã hội.
* Nội dung
* Tổ chức, sắp xếp, tu sửa, trang điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà
trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.
* Tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình
thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường , biểu hiện như sau:
- Nề nếp tốt: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc.
- Có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu,
có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất.
- Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: giữa thầy với thầy, giữa thầy
với trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài
hòa; giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh. Học sinh không khúm núm sợ sệt, yêu
mến và tin tưởng thầy cô. Học sinh đối với nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào tệ nạn xã hội.

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 18 -
* Cách làm
* Đối với Hiệu trƣởng
- Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học
trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực tế của địa
phương để định ra, nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp.
- Phải thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách cụ
thể bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình
có tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh.
- Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quang sư
phạm: trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng phòng học
và trong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học sinh.
- Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh… thông
qua buổi lao động cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho học sinh, phải
có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lớp, quy định rõ thời gian và kết quả
phải đạt được, phải có kỷ luật, trật tự, không khí tươi vui, biểu dương kịp thời những
học sinh tốt, tập thể lớp tốt.
- Tổ chức họp tham khảo ý kiến hội đồng giáo viên để đưa ra những quy định
cụ thể về nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở điều lệ trường
Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính công
bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng lớp thành những tập thể vững mạnh,
có lực lượng cốt cán làm nòng cốt, làm hạt nhân cơ bản của lớp, là trợ thủ đắc lực cho
giáo viên chủ nhiệm.
* Đối với giáo viên
- Phải gương mẫu về mọi mặt, đoàn kết, nhất trí thành một khối thống nhất có

tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với học sinh.
- Phải không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, phải thương yêu, tôn
trọng, tin tưởng học sinh, có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử chỉ của
mình đối với học sinh, đồng nghiệp, bản thân phải là tấm gương cho học sinh noi
theo.
* Đối với Đoàn đội:
- Chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt phong trào thi đua học
tập, rèn luyện đội viên theo năm điều Bác Hồ dạy.
- Tổ chức sinh hoạt đội hàng tuần vào ngày thứ bảy, tạo sân chơi lành mạnh
cho các em.
- Giáo dục tinh thần yêu nước cho các em thông qua việc sưu tầm địa chỉ đỏ,
thăm viếng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương, thăm các chú bộ đội đóng
trên địa bàn.
3.2.2 Nâng cao vai trò, vị trí và chất lƣợng giảng dạy bộ môn Đạo đức ở
trƣờng Tiểu học.
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 19 -
* Ý nghĩa
Môn đạo đức có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh,
đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm cho học sinh Tiểu học, vì thông
qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh những phẩm
chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ
thống, đúng phương pháp, đúng quy trình.
Trong thực tế môn đạo đức chưa được mọi người xem trọng, cứ nghĩ là môn
phụ. Nên việc đưa ra những biện pháp để nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng
dạy môn Đạo đức ở trường tiếu học là một việc làm có ý nghĩa đến công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh.
* Nội dung:

* Làm cho Cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên của trường nhận thức một cách
đầy đủ về tầm quan trọng của môn Đạo đức đối với công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh trong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi nhận thức và có những
hành động tích cực đối với việc dạy và học môn đạo đức.
* Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo
dục, do đó giáo viên phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phải
có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn đạo đức, phải xác định được trách
nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy .
* Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt mục tiêu môn học trong
quá trình dạy học. Phải nắm rõ cái đích cuối cùng cần đạt được trong dạy học môn
đạo đức là hành động phù hợp với các các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Nếu học
sinh không có chuyển biến trong hành động thì việc dạy học không đạt hiệu quả.
* Chương trình môn đạo đức ở tiểu học là sự chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học
lên các lớp trên hoặc đi vào cuộc sống lao động
- Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao về
nhận thức và tu dưỡng đạo đức của học sinh trong suốt quá trình học tập ở nhà
trường, các hành vi cơ bản của học sinh được học ở tiểu học sẽ được phát triển thành
phẩm chất và bổn phận đạo đức ở tiểu học.
- Do đó để nâng cao vai trò vị trí, chất lượng dạy và học môn đạo đức thì Ban
giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm cần phải nghiên cứu quán triệt đầy đủ tinh thần của
chương trình, thường xuyên học tập và nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên
môn.
* Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng phát huy tính tích
cực và tương tác là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao vai trò, vị trí
và chất lượng dạy và học môn Đạo đức ở trường Tiểu học.
- Từ những sự đổi mới của chương trình SGK thì việc giảng dạy môn đạo đức ở
nhà trường đòi hỏi phải thực sự đổi mới về phương pháp, quá trình dạy học phải là
quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự
khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học, tránh lối dạy thiên về lý thuyết trừu tượng,
khô khăn áp đặt.

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 20 -
- Các nội dung giáo dục phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ
nhàng, sinh động qua các hoạt động: xây dựng tình huống pháp luật, phân tích, xử lý
các tình huống, các thông tin, sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân và những người khác
đối chiếu với các chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu, phân tích đánh giá một số hiện
tượng trong đời sống thực tiễn của lớp, của xã hội.
- Phối hợp sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học : vấn đáp, động
não, đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường
hợp điển hình, đàm thoại, kể chuyện, trình bày trực quan, điều tra thực tiễn, báo cáo,
nêu gương, khen thưởng, trách phạt.
- Kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm và luyện
tập kỹ năng, hành vi cho học sinh.
- Dạy học môn đạo đức cho học sinh theo tinh thần đổi mới phương pháp cần
thực hiện theo các phương pháp tiếp cận: tiếp cận hoạt động, tiếp cận cùng tham gia,
tiếp cận kỹ năng sống. Việc dạy học môn đạo đức phải gắn liền với việc dạy các môn
học khác trong và ngoài nhà trường.
* Thiết kế bài giảng môn đạo đức là một công việc quan trọng của người giáo
viên nhằm đảm bảo kết quả của việc dạy học, giúp cho người giáo viên tự tin hơn,
ứng phó kịp thời và đúng đắn trước những sự cố có thể xảy ra trong quá trình dạy học.
Do đó trong công tác thiết kế bài giảng môn đạo đức giáo viên cần đổi mới cách thiết
kế bài giảng theo đúng tinh thần của phương pháp giảng dạy mới.
* Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn đức đức là biện pháp góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
- Yêu cầu khi kiểm tra đánh giá phải coi trọng đánh giá cả nhận thức và đánh
giá thái độ hành vi của học sinh trước những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
- Kiểm tra đánh giá phải chú trọng đến kiểm tra thái độ, tình cảm, các kỹ năng
nhận xét đánh giá, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành trong cuộc

sống.
- Qua việc kiểm tra đánh giá phải giúp đỡ học sinh thấy rõ được năng lực học
tập môn học của bản thân, động viên khuyến khích học sinh học tập môn học và giúp
giáo viên thấy rõ năng lực học tập của từng học sinh để điều chỉnh việc dạy cho phù
hợp.
* Cách làm
* Đối với hiệu trƣởng
- Tham mưu với Ủy ban nhân dân xã tổ chức chuyên đề về giáo dục đạo đức
học sinh cho cán bộ, đảng viên và giáo viên trong toàn xã, thông qua đó quán triệt
nhận thức nâng cao vai trò vị trí của bộ môn đạo đức trong nhà trường.
- Thường xuyên tổ chức họp hội đồng sư phạm triển khai các văn bản hướng
dẫn thực hiện chương trình môn đạo đức, thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ sổ sách,
giáo án, tăng cường dự giờ môn đạo đức của giáo viên .
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 21 -
- Đầu tư mua sắm sách, báo, tài liệu, trang bị tủ sách pháp luật, tạo điều kiện tốt
cho giáo viên tham khảo và cập nhật kiến thức phục vụ giảng dạy môn đạo đức.
- Thường xuyên tổ chức thao giảng, hội giảng nhằm đánh giá rút kinh nghiệm
tiết dạy môn đạo đức về phương pháp dạy, kết quả tiếp thu của học sinh.
* Đối với giáo viên chủ nhiệm
- Phải tự rèn luyện bản thân để có những phẩm chất và năng lực của người giáo
viên, có trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy tốt.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích
cực và tương tác của học sinh.
- Nghiên cứu nắm vững các văn bản quy định về chương trình giảng dạy cấp
tiểu học, nhất là nội dung thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá

xếp loại học sinh Tiểu học.
- Trong điều kiện hiện nay nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ
sở vật chất, giáo viên dạy môn đạo đức cần tích cực sưu tầm, sáng tạo đồ dùng dạy
học tự làm, cải tiến đồ dùng dạy học hiện có để gây hứng thú cho học sinh khi học
trên lớp.
- Khảo sát chất lượng học sinh của lớp được phân công giảng dạy theo định kỳ
hàng tháng, học kỳ và cả năm để đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm của ban giám
hiệu, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Khi dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên quan sát hành động
và thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh để đưa ra những kết luận đúng đắn về
tình hình lớp giúp ban giám hiệu nắm để có biện pháp kịp thời khi có tình huống xấu
xảy ra.
3.2.3 Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là biện pháp góp phần nâng cao chất
lƣợng giáo dục đạo đức cho học sinh
* Ý nghĩa
GVCN có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, vì
GVCN là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa
Ban giám hiệu với các tổ chức trong nhà trường, tổng phụ trách đội, là người cố vấn
tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực
lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường.
Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện
pháp giúp giáo viên chủ nhiệm định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo
dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay.
* Nội dung
- Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học sinh là góp phần cho công tác
chủ nhiệm đạt kết quả cao
Do tính đặc thù của một địa bàn, trường có rất nhiều học sinh thuộc diện hộ
nghèo, cận nghèo đối tượng học sinh của trường có mối quan hệ gia đình rất đa dạng
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng



Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 22 -
và phức tạp, việc tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học sinh giúp cho giáo
viên chủ nhiệm thuận lợi trong quản lý, giáo dục học sinh.
Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải có những thông tin khái quát về gia
đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo
dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình láng
giềng. Việc tìm hiểu này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm kết hợp tốt với gia đình trong
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm học sinh về: sức
khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học sinh với cha mẹ,
Ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và ngoài xã hội, cộng đồng.
Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng giáo viên chủ nhiệm phải
thấy được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu cơ cấu, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt
động, mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đoàn kết của
lớp mình chủ nhiệm.
* Nắm vững đường lối quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, mục tiêu giáo
dục, mục tiêu cấp học, lớp học kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của học kỳ, năm
học
- Để vận dụng tốt vào công tác chủ nhiệm của mình, giáo viên chủ nhiệm phải
nắm vững mục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục,
dạy học của học kỳ, năm học.
- Để cho học sinh thực hiện chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp trong phong
trào chung, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững kế hoạch, nội dung và cách thực hiện
của trường trong tuần, tháng, học kỳ và cả năm học.
- Phải nắm vững tri thức lý luận giáo dục, có nghệ thuật sư phạm, xây dựng và
phối hợp tốt các mối quan hệ trong nhà trường và địa phương.
* Tìm hiểu tiềm năng của cộng đồng, địa phương, xã hội, theo dõi thời sự trong

nước và quốc tế để vận dụng những hiểu biết đó vào công tác chủ nhiệm
- Để liên kết và phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường, đại diện là giáo viên chủ
nhiệm với địa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm được tình hình thời sự, khoa học kỹ thuật,
văn hóa xã hội để bổ sung kiến thực của mình thêm phong phú.
* Cộng tác chặt chẽ với CMHS, chủ động phối hợp với giáo viên Tổng phụ
trách đội, đoàn TNCS HCM, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giáo
dục đạo đức học sinh.
* Xây dựng những truyền thống tốt đẹp của lớp
- Các hoạt động của lớp sẽ trở thành truyền thống nếu nó được lập đi lập lại và
trở thành thói quen.
- Phải trân trọng truyền thống sẳn có của lớp, tiếp tục xây dựng truyền thống
mới cho lớp trong điều kiện cụ thể.
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 23 -
* Tích cực tham gia vào công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét thi đua, khen
thưởng và kỷ luật học sinh với tư cách là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học
sinh.
* Cách làm
* Đối Hiệu trƣởng
- Cần thực hiện tốt việc phân công giáo viên chủ nhiệm, lựa chọn phân công
giáo viên chủ nhiệm phải phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp cũng như kinh
nghiệm giảng dạy của cá nhân từng giáo viên.
- Tạo mọi điền kiện, đôn đốc, giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm làm tốt những
nhiệm vụ, quyền lợi của giáo viên chủ nhiệm quy định từ điều 31 đến điều 37 điều lệ
trường tiểu học .
- Có kế hoạch cụ thể về công tác chủ nhiệm, có chỉ tiêu rèn luyện phấn đấu phù
hợp với thực trạng của trường.

- Thường xuyên thu nhận thông tin về tình hình diễn biến đạo đức của học sinh
do giáo viên chủ nhiệm cung cấp, có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn những tình
huống xấu xảy ra.
- Thường xuyên kiểm tra số sách của giáo viên chủ nhiệm, dự các tiết sinh hoạt
lớp của giáo viên chủ nhiệm.
- Tham mưu với Uỷ ban nhân dân xã giải quyết các vấn đề an ninh trật tự có
liên quan đến học sinh của trường.
- Khen thưởng và xử lý kịp thời đúng người, đúng trường hợp.
* Đối với Giáo viên chủ nhiệm
- Nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh : (học bạ, hoàn cảnh gia đình….)
- Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của
học sinh.
- Trao đổi với giáo viên bộ môn, về tình hình của lớp.
- Trao đổi với ban giám hiệu, tổng phụ trách đội, Cha mẹ học sinh để có thêm
những thông tin về đối tượng mà giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu.
- Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp thời
cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh.
- Một năm học giáo viên chủ nhiệm đến nhà học sinh ít nhất một lần để nắm
thông tin, thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ.
- Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy định,
xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả.
- Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với Cha mẹ
học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả.
- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trao dồi
đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
- Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhỡ, động
viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình
là cảm thấy gần gũi, chứ không không phải gặp mình là sợ bị la mắng. Như vậy học
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng



Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 24 -
sinh sẽ có tâm lý bất cần “ Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta”. Ta phải làm sao cho học sinh
có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe
ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lợi mình khi
mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập và cuộc sống.
- Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những việc nhỏ theo kiểu mưa dầm thắm lâu.
Chẳng hạn: phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu
khó, siêng năng làm bài tập hơn các bạn Giáo viên không nên giáo dục ào ào chưa
hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy
sẽ mất hiệu quả giáo dục.
- Chúng ta phải tác động vào động cơ học tập, để các em này thấy rõ tầm quan
trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học chỉ mới mấy tuổi
đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi bị bạn
bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặt. Ngược lại những em có
học hành thì làm việc thuận lợi dễ dàng, ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải
trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mặt nở mày.
* Đối với các đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng
- Tích cực hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh, phản ánh kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học sinh của lớp.
- Tham gia đóng góp ý kiến trong việc đánh giá xếp loại Hạnh kiểm .
3.2.4 Giải pháp về mặt nhận thức, ý nghĩa về tầm quan trọng giáo dục đạo
đức học sinh ở tiểu học.
* Ý nghĩa
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho tất
cả các cán bộ giáo viên nhân viên trong trường, phụ huynh học sinh, các đoàn thể,
chính quyền địa phương xem đây là nhiệm vụ chung của mọi người.
* Nội dung
- Tổ chức tuyên truyền ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo
đức học sinh.

- Phổ biến các quy định của ngành giáo dục về công tác giáo dục đạo đức cho
các lực lượng xã hội nắm.
- Thông các buổi chuyên đề hội thảo, họp phụ huynh học sinh, tọa đàm
*Cách làm
- Đầu năm hiệu trưởng nhà trường lên kế hoạch năm học trong đó nhấn mạnh
công tác nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học
sinh.
Kết hợp các đoàn thể, chính quyền tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn xã hội.
- Tham mưu lãnh đạo địa phương có hình thức khen thưởng tuyên dương
những tập thể, cá nhân làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Làm cho mọi người tấy rõ công tác giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ
chung của mọi người.
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Giảng viên hướng dẫn: Dương Xuân Dũng


Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ lớp B69 Tri Tôn - 25 -
3.2.5. Công tác kết hợp chính quyền địa phƣơng, cha mẹ học sinh, tạo môi
trƣờng giáo dục xung quanh trƣờng học
* Ý nghĩa
- Môi trường giáo dục tốt thì học sinh có đạo đức tốt. Nếu chúng ta giành tất cả
nhừng gì tốt đẹp cho học sinh thì lớn lên các em sẽ là người tốt.
- Sự kết hợp của chính quyền, phụ huynh học sinh sẽ quản lí và giáo dục đạo
đức học sinh có hiệu quả.
* Nội dung
- Tham mưu chính quyền quản lí tốt các tụ điểm chơi game, gia đình quản lí tốt
các hoạt động của con em họ.
- Các cấp chính quyền luôn quan tâm công tác giáo dục đạo đức học sinh.
* Cách làm
- Phổ biến các quy định của ngành về việc kinh doanh Intenet cách trường học
200 mét. Buộc các hộ kinh doanh phải cam kết thực hiện.

- Tham mưu cơ quan quản lí văn hóa tại địa phương buộc các chủ tiệm kinh
doanh Intenet trong giờ học không cho học sinh măc đồng phục chơi game.
- Thành lập đội cờ đỏ, đội trinh thám theo dõi nắm danh sách học sinh nghiện
game, qua đó kết hợp phụ huynh nhắc nhỡ giáo dục các em, tránh xa các trò chơi
nguy hại.






















×