Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận cuối kỳ Vài nét về hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.63 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA
HÀ NỘI
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

Tiểu luận cuối kỳ
Vài nét về hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Ánh
Sinh viên thực hiện: Bùi Tuyết Ngọc
MSSV: 09030882
Lớp: K54 Ấn Độ - Đông phương học
Hà Nội, tháng 1, năm 2012
1
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Ánh
Sinh viên thực hiện: Bùi Tuyết Ngọc
MSSV: 09030882
Lớp: K54 Ấn Độ - Đông phương học
Đề tài: VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG ĐẲNG CẤP Ở ẤN ĐỘ
I. Phần mở đầu:
Không chỉ là một trong những nền văn minh rực rỡ của phương Đông,
Ấn Độ còn là một trong những cái nôi triết học, tôn giáo lâu đời và phong
phú của nhân loại. Là nơi thường xuyên bị chia cắt bởi cả nhân tố tự nhiên
(khí hậu, địa hình,…), cũng như nhân tố xã hội (sự tranh giành quyền lợi của
các tiểu vương quốc, sự xâm lược của các ngoại tộc), ngoài ra còn chịu ảnh
hưởng của nhiều nền văn hoá nhưng Ấn Độ luôn hướng đến sự thống nhất
giữa các vùng không chỉ trên lĩnh vực hành chính quân sự mà còn cả về mặt
tư tưởng mà trong đó sự hoà hợp tôn giáo là một phần không thể thiếu của
quốc gia này. Nơi đây không chỉ sản sinh, tiếp nhận những trường phái tư
tưởng tôn giáo khác nhau mà còn nuôi dưỡng, phát triển chúng một cách liên
tục và lâu dài, làm cho nét đặc sắc về tôn giáo Ấn Độ trở nên một đặc trưng
riêng của nền văn hoá độc đáo và khác biệt này.


II. Vấn đề đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ:
Trở về thời điểm 3500 năm cách ngày nay, trên lưu vực sông Hằng
xuất hiện tộc người Aryan vốn sinh sống bằng nghề du mục. Đã có rất nhiều
cuộc tranh cãi về nguồn gốc của tộc người này nhưng có lẽ chúng ta chỉ xét
2
về sự ra đời của bộ kinh Veda sau sự xuất hiện của họ - nguồn gốc của sự
phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ ngày nay.
Có nhiều người đã đưa ra giả thiết rằng dường như khi người Aryan
đến lưu vực sông Hằng đã lập thành một xã hội chia đẳng cấp, một thể chế
tổ chức mà người Aryan làm chủ. Nhưng còn một số giả thiết khác khiến tôi
đồng tình hơn đó là ngay từ đầu, sự phân hóa đẳng cấp này vẫn chưa được rõ
ràng. Dân bản địa ở lưu vực sông Hằng sống trong thời đại đá mới và đồ
đồng, làm nghề nông nghiệp trên chính mảnh đất của mình. Người Aryan
đến sau (vào khoảng 1500 TCN) đã lập các làng xóm của mình ở phía
thượng lưu và trung lưu, sau đó mới tiến dần về hạ lưu sông Hằng. Có nhiều
người cho rằng họ có nền văn minh cao, mang tới cho Ấn Độ chữ Phạn và
chia xã hội làm 4 đẳng cấp trên những giáo lý của kinh Vêda nhưng có lẽ nó
không hoàn toàn đúng. Vì là dân du mục, cuộc sống của họ ở trên lưng ngựa
và nhờ người Aryan mà người Dravidian lần đầu tiên biết dùng ngựa. Tuy
nhiên họ học hỏi người dân bản địa nghề trồng trọt và chăn nuôi; đã chuyển
từ chăn nuôi du mục sang định cư nông nghiệp, phát triển năng động và
nhanh chóng chiếm ưu thế trên lãnh thổ này. Hơn nữa chữ viết không xuất
hiện ngay trong thời kỳ này mà mãi tới tận năm 700 TCN mới xuất hiện chữ
viết cổ có tên gọi là Kharosthi, có nguồn gốc từ chữ Aramaic ở vùng Tây Á.
Và đến đầu thế kỷ VI TCN mới hình thành một số tiểu quốc Arya trên lưu
vực sông Hằng, trước đó chỉ có các sự đấu tranh giữa các công xã nông thôn
đang trên đường chuyển biến mà thôi. Từ đó có thể đưa ra kết luận rằng:
người Aryan đến lưu vực sông Hằng, khai phá đất đai và làm nông nghiệp,
phần nào bị đồng hoá bởi văn hoá bản địa. Nền văn minh du mục hòa vào
nền văn hoá bản địa và phát triển cho đến tận ngày nay.

Bên cạnh đó, qua những bức tượng như thánh mẫu Kali hay Ayappan
(một hóa thân của thần Shiva) và sự sùng bái Linga, những bức phù điêu đạo
3
sĩ Yoga,…xung quanh các di chỉ khảo cổ của nền văn minh sông Ấn ta thấy
được có mối quan hệ mật thiết về tín ngưỡng tôn giáo giữa thời kỳ văn minh
sông Ấn với nền văn minh sông Hằng (hình thành sau đó). Căn cứ vào
những di chỉ khảo cổ ấy, các nhà nghiên cứu còn cho rằng phép tu toạ thiền
và tục lệ tắm nước sông Hằng ngày nay cũng có thể bắt nguồn tự những nghi
lễ của dân tộc Ấn Độ xa xưa (hay người dân bản địa Dravidian) truyền lại.
Như vậy, việc khẳng định người Aryan đến Ấn Độ mang theo chữ viết và bộ
kinh Veda là không chính xác, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh
cãi giữa các học giả nên chưa có một kết luận cuối cùng nào khiến mọi
người đều công nhận cả.
Trong khoảng thời gian 800 TCN, nghề thủ công ở Ấn Độ đã phát
triển hơn với kĩ nghệ luyện sắt, đúc kim khí, làm xe kéo nhà cửa bằng đồ gỗ,
…từ đó thợ mộc và thợ rèn là những tầng lớp được xã hội quý trọng. Tiếp
theo đó là sự phát triển của thương nghiệp trong sự giao thương với khu vực
vịnh Ba Tư và Hồng Hải. Vào thời gian này, trong cộng đồng người Aryan
chưa có sự phân biệt đẳng cấp mà chỉ mới có sự phân hoá xã hội thành
thượng lưu, tăng lữ và dân chúng (những người làm nghề nông và thủ công).
Chưa có sự lưu truyền bắt buộc về nghề nghiệp cũng như chưa có tục lệ cấm
kết hôn giữa những người không thuộc cùng đẳng cấp. Nhưng đó là sự liên
kết với nhau trong cộng đồng của những người có nguồn gốc Aryan, họ có
thái độ phân biệt đối xử với dân bản địa là người ngoài cộng đồng. Họ là
những người làm nghề chăn nuôi ở đông bắc Ấn Độ và có lẽ Sudra được
dùng để chỉ tầng lớp này. Như vậy trong xã hội Aryan mới có sự phân hoá
bước đầu về tài sản và địa vị, nhưng lại có sự phân biệt rõ ràng giữa cộng
đồng Aryan với người dân bản địa (còn gọi là Dasa hay Panis). Sự phân chia
xã hội này được gọi là varna, tiếng Ấn Độ là màu sắc. Điều đó thể hiện lúc
đầu sự phân biệt dựa trên màu da, chủng tính giữa người Aryan - kẻ đi chinh

4
phục có trình độ văn minh thấp hơn người Dravidian - người bị chinh phục.
Will Durant đã phân tích nguồn gốc đầu tiên của chế độ varna như sau:
“Cũng như mọi dân tộc khác, người Aryan cấm cả sự đồng tộc kết hôn lẫn
sự chủng ngoại kết hôn, nghĩa là không được kết hồn với người trong họ gần
mà cũng không được kết hôn với người ngoài thị tộc”. Cũng phải nói thêm
rằng người Aryan có nước da sang màu, cao lớn (vì vậy gọi là Ấn-Âu) so
với người Dravidian vóc dáng nhỏ bé, nước da tối màu, hơn nữa còn là
người “cao quý” thì việc họ có thái độ khinh bỉ cũng không có gì lấy làm lạ.
Như vậy, chế độ Varna đầu tiên dựa trên sự phân chia đẳng cấp theo màu da,
chủng tộc,… nhưng sau đó cùng với sự biến đổi của xã hội, chế độ Varna
được mở rộng ra bằng sự phân biệt về nghề nghiệp, tôn giáo,…(còn đựơc
gọi là Jati). Trong cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ, Will Durant có viết: “Từ
thời Veda các nghề nghiệp cũng trở nên chuyên môn và ngày có tính cách
cha truyền con nối, do đó mà sự phân chia tập cấp ngày càng trở nên nghiêm
khắc hơn”.
Về mặt xã hội, đạo Bà La Môn là công cụ đắc lực bảo vệ cho chế độ
đẳng cấp. Ban đầu giáo lý cơ bản của đạo Bà La Môn là con người có sự
giao thoa, hoà đồng với thần linh và qua hành động cúng tế thì thần linh mới
giúp đỡ con người. Vì vậy đội ngũ thầy tu ở Ấn Độ xuất hiện đông đảo, biến
thành tầng lớp có uy tín và quyền lực nhất trong xã hội. Thế là đẳng cấp tăng
lữ ra đời chuyên phụ trách công việc cúng lễ và diễn giải các bộ kinh Veda
dần dần trở thành tầng lớp cao quý, đứng trên cả tầng lớp vương công, võ sĩ
(Kshatriya). Đáng lẽ ra, với tư cách là người đứng đầu tổ chức quốc gia và
chỉ huy quân đội, các vương công , quý tộc phải là đẳng cấp cao nhất trong
xã hội. Họ cho rằng chết trên sa trường mới là vinh quang còn chết trên
nhung lụa là sự nhục nhã. Trong các buổi lễ tế tôn giáo, vua là vị giáo chủ
đứng ra làm lễ còn người Bàlamôn chỉ đóng vai phụ. Các kinh sách đạo Jain
5
cũng nói rằng đẳng cấp Kshatriya cao quý hơn cả, còn trong các kinh Phật

cổ thì cho rằng đẳng cấp Bàlamôn là hạng người “tì tiện” (theo Will Durant:
Lịch sử văn minh Ấn Độ), thậm chí chính những người đẳng cấp Bàlamôn
cũng nói rằng trật tự các giai cấp từ trên xuống dưới là: Kshatriya, Brahma,
Vaisya và Suđra. Nhưng dần dần, sau khi kết thúc chiến tranh, người ta cần
sản xuất, phát triển nông nghiệp, công nghiệp,… nhu cầu về sinh hoạt tinh
thần của người dân được chú trọng thì họ lại quay về tín ngưỡng ban đầu:
cầu xin sự ban phước của thần linh, mong chờ sự giải thoát,…Và chỉ có
người Bàlamôn là có thể giúp con người tiếp xúc với thần linh, làm yên lòng
các tín đồ trung thành của họ qua việc điều phối các nghi thức, lễ nghi tôn
giáo trong rất nhiều sự kiện của người Hindu. Với quyền uy được thần thánh
hóa, đẳng cấp Bàlamôn làm mưa làm gió trong xã hội Ấn Độ. Họ nắm giữ
độc quyền tri thức (có nhiệm vụ giáo dục cho tầng lớp thanh niên) thành thử
họ có thể khiến cho thế hệ trẻ có tư duy như cha mẹ chúng (tôn trọng các tu
sĩ Bàlamôn, tin vào thần thánh,…). Họ bảo vệ những tục lệ có lợi cho họ,
nếu không thì họ sẽ xoá bỏ (thậm chí tìm mọi thủ đoạn) để có thể nắm quyền
lãnh đạo. Người Bàlamôn chủ trương: “Chỉ có Bàlamôn là chủng tộc tối
thượng, các chủng tộc khác là thấp hèn”. Bộ luật Manu cũng viết: “Ưu tú
nhất trong mọi sinh vật là động vật, ưu tú nhất trong loài động vật là giống
vật có lý tính, ưu tú nhất trong giống vật có lý tính là loài người, ưu tú nhất
trong loài người là người Bàlamôn”. Và để khẳng định rõ hơn cho chế độ
đẳng cấp thì cuốn Rig-Veda có viết như sau: “Thần sáng tạo Brahma đã tự
phân thành bốn đẳng cấp. Miệng thần là đẳng cấp Brahma, hai vai thần là
đẳng cấp Kshatriya, hai bắp đùi thần là đẳng cấp Vaishya, hai bàn chân thần
là đẳng cấp Shudra”.
Đẳng cấp Kshatriya có nhiệm vụ trông coi việc nước, duy trì trật tự xã
hội. Tầng lớp Vaisya thì phải lao động sản xuất ra của cải vật chất để cung
6
cấp cho xã hội. Ngoài ra thì họ còn phải nộp sưu thuế và đi làm nghĩa vụ cho
nhà nước như xây dựng công trình thủy lợi, xât dựng cung điện, đền chùa,
lâu đài,… Đời sống của nông dân do vậy rất là khổ cực. Tầng lớp Shdra (tiện

dân) còn có thân phận thấp kém hơn như vậy. Họ bị xem là sinh vật 2 chân
(để phân biệt với sinh vật 4 chân), bị coi như “hàng hoá biết nói”. Giữa bốn
đẳng cấp này có sự khác nhau về địa vị xã hội mà chủ yếu là về tôn giáo,
hôn nhân và quyền lợi trước pháp luật.
Về tôn giáo, chỉ có ba đẳng cấp trên mới được cúng thần và đọc kinh
Veda, trong đó chỉ có Bàlamôn mới được giảng kinh và tiến hành những
nghi thức tế lễ. Ba đẳng cấp trên được coi là sinh hai lần còn Shdra không
được tham dự các nghi lễ tôn giáo nên chỉ được coi là sinh một lần. Theo
giáo lý đạo Bàlamôn thì một người Shdra mà nghe thánh kinh thì tai sẽ bị
điếc, nếu tụng thánh kinh lưỡi có thể bị cắt đứt còn nếu muốn thuộc lòng
thánh kinh thì thân thể sẽ bị chặt làm đôi.
Về hôn nhân, chế độ đẳng cấp quy định chỉ nên kết hôn với người
cùng đẳng cấp. Tuy nhiên nếu cần thiết thì đàn ông ở đẳng cấp trên có thể
lấy vợ ở các đẳng cấp thấp hơn.
Về quyền lợi trước pháp luật, nếu cùng phạm tội như nhau thì đẳng
cấp trên đương nhiên được hưởng nhiều ưu đãi, nếu là nạn nhân thì càng
được bồi thường nhiều.
Hệ thống giai cấp này theo chế độ cha truyền con nối, các người khác
giai cấp không được cùng nhau hành lễ tế tự, không được ăn chung bàn,…
vì như thế sẽ bị coi là “không tinh khiết”. Bình thường những người thuộc
đẳng cấp khác nhau sẽ lấy nước từ những nơi khác nhau. Nhưng ở một số
nơi, người Bàlamôn và Shudra có thể lấy nước từ cùng một nguồn thì họ
phải tránh gặp mặt nhau. Nếu chẳng may bình nước của người này chạm
phải bình nước của người kia thì ngay lập tức người Bàlamôn sẽ đập vỡ cái
7
bình đó (nếu nó làm bằng đất) hoặc cọ rửa nó bằng nước và cát nếu nó làm
bằng đồng ! Khi một người đẳng cấp thấp hơn nói chuyện với người đẳng
cấp cao, họ phải lấy tay che miệng kẻo làm cho người trên không tinh khiết,
thậm chí họ không được phép đứng lên bóng của người Bàlamôn vì như thế
cũng bị coi là làm “nhơ bẩn”. Nếu người thuộc đẳng cấp Bàlamôn không

may bị người Shudra giẫm lên cái bóng của mình thì người Bàlamôn phải
làm lễ thanh tẩy bằng cách nhịn ăn và tắm nước thánh suốt cả ngày hôm đó.
Trong quan hệ giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, sự phân biệt giữa các đẳng cấp
trong xã hội cũng rất chặt chẽ và nghiêm ngặt. Về nguyên tắc, những người
thuộc đẳng cấp thấp đều không được sinh hoạt giao tiếp với những người ở
đẳng cấp trên. Người ở đẳng cấp dưới phải tôn kính và phục tùng vô điều
kiện người Bàlamôn. Nếu một người Shudra già trăm tuổi mà nói chuyện
với một người Bàlamôn chỉ mới lên năm tuổi thì người Shudra cũng phải có
thái độ cung kính như con đối với cha !
Tuy nhiên, ngoài 4 đẳng cấp trên mà ta thấy Shudra đã là khổ sở, đáng
thương nhất, vẫn còn tầng lớp thứ năm gọi là Priah bị coi như sống ngoài lề
xã hội loài người, bị các giai cấp kia đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục.
Họ bị rút phép thông công với xã hội, bị buộc phải sống bên ngoài làng, bị
cấm không được sử dụng nước giếng hay đến những nơi công cộng. Theo
học giả người Ấn Độ D.C. Ahir thì những người “Không Thể Chạm Đến”
hay “Không Thể Nói Chuyện” là những tín đồ Phật giáo ngày xưa. Lí do
những người Bàlamôn căm ghét họ đến như vậy, theo Ahir, liên quan đến sự
suy tàn của Phật giáo trên đất Ấn Độ. Ông viết rằng: “Tôn giáo của Đức
Phật là một cái gai trong mắt những người Bàlamôn phản động, vì nó đã lật
đổ giai cấp thầy tế khỏi ngôi vị cao của nó, mà bao nhiêu thế kỷ đã bảo đảm
cho họ mọi thứ ưu đãi và tiện nghi vật chất. Vì vậy khi ảnh hưởng của Phật
giáo suy yếu, họ trả đũa và tấn công Phật giáo bằng nhiều cách” và trong
8
khi tầng lớp tín đồ Phật giáo rơi vào tình cảnh bi đát nhất thì người Ấn Độ
giáo đã cho phép họ vào lại cộng đồng Ấn Độ giáo nhưng lên án họ là người
Không Thể Chạm Đến, và gán cho danh hiệu là Pariah, Pamchama, Avarna,
… Họ bị coi là nô lệ và không có lựa chọn nào khác hơn là phục dịch cho
những giai cấp cao hơn mà không có một phần thưởng nào. Ahir đưa ra một
vài chứng minh những giai cấp này trước kia là tín đồ Phật giáo đó là những
phong tục và tính chất của họ có nền tảng là Phật giáo, họ thờ phụng Đức

Phật và những vị Thầy như Ravidas, Kabir,… Dù sao đó cũng là một giả
thiết về nguồn gốc của tầng lớp những người đứng ngoài xã hội này.
Như vậy, chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội ở Ấn Độ cổ hết sức đặc
biệt. Nó không chỉ được giáo lý Bàlamôn biện hộ mà còn được pháp luật của
nhà nước hậu thuẫn, trở thành một trong những cái hố sâu chia cách xã hội
Ấn Độ. Sở dĩ người dân Ấn Độ đẳng cấp thấp chịu sống cuộc đời khổ cực
như vậy là vì họ - những tín đồ trung thành của đạo Bàlamôn – luôn có suy
nghĩ an phận thủ thường, tư tưởng khoan dung hoà giải, sống hết mình với
niềm tin tôn giáo,… Họ rất chú trọng đến thuyết luân hồi, trong đó quan
niệm rằng linh hồn là tồn tại mãi mãi, lâu dài; sau khi chết linh hồn của con
người sẽ được đầu thai nhiều lần: có thể vào những người cao quí nhưng
cũng có thể sống khổ cực hơn. Tất cả đều tuỳ thuộc vào những việc làm của
kiếp trước và vì thế họ cố gắng sống thật tốt trong kiếp này để hy vọng vào
sự đầu thai tốt đẹp ở kiếp sau. Chính điều này đã luôn ru ngủ những người
Ấn Độ thấp kém, khiến họ chỉ biết tuân phục, làm theo những gì mà người
khác bảo, hạn chế lý trí và biến họ thành những tín đồ cuồng tín chỉ biết cúi
đầu trước mọi hoàn cảnh,… Như C.Mác đã nhận xét: “Chúng ta cũng không
được quên rằng những công xã nông thôn thơ mộng ấy dù cho chúng có vẻ
vô hại như thế nào chăng nữa, bao giờ cũng vẫn là cơ sở bền vững của chế
độ chuyên chế phương Đông, rằng những công xã ấy đã hạn chế lý trí của
9
con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất làm cho nó trở thành một
công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nô lệ
của cái quy tắc cổ truyền,… Chúng ta không được quên rằng những công xã
nhỏ bé ấy mang dấu ấn của sự phân biệt đẳng cấp và của chế độ nô lệ, rằng
những công xã ấy làm cho con người phải phục tùng những hoàn cảnh bên
ngoài, chứ không nâng con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy,
rằng những công xã ấy đã biến trạng thái tự động phát triển của xã hội thành
một số phận bất di bất dịch do thiên nhiên quyết định trước, và do đó, đã tạo
ra sự sùng bái thiên nhiên một cách thô lỗ, mà sự thoái hoá thể hiện đặc biệt

ở chỗ con người, kẻ làm chủ thiên nhiên, lại phải thành kính, quỳ gối trước
con khỉ Hanuman và trước con bò Sabbala”.
Vào thời kỳ Ấn Độ chịu sự đô hộ của người Anh, đó là thế kỷ XVII
đánh dấu sự suy vong cực điểm của đế chế Moghul, đất nước Ấn Độ ở trong
tình trạng hỗn loạn cả về chính trị, quân sự và văn học, nghệ thuật không thể
phát triển. Công ti Đông Ấn của Anh thời kỳ đầu kém hơn so với Hà Lan và
Bồ Đào Nha. Nhưng nhờ khôn khéo mua chuộc các vương công, quý tộc,
tầng lớp phong kiến ở Ấn Độ mà dần dần, công ti Đông Ấn của Anh mạnh
lên và có ưu thế ở Ấn Độ. Họ đã thi hành nhiều chính sách tàn nhẫn (đưa
quân đội tới gây chiến, bắt người dân nộp thuế,…) khiến cho người dân Ấn
Độ vô cùng nghèo đói. “Phần lớn dân chúng ở những vùng người Anh
chiếm đóng chịu không nổi phải bỏ nhà, bỏ cửa, dắt díu nhau đi nơi khác.
Những kẻ còn lại phải đợ con để có tiền nộp thuế” (Lịch sử thế giới trung
đại, Nguyễn Gia Phu). Trong khi đó, giai cấp phong kiến Ấn Độ không
những không chống lại, mà còn cấu kết, vì lợi ích của riêng mình đã tiếp tay
cho những kẻ xâm lược. Có lẽ đây là nguyên nhân khiến cho khoảng cách
giữa các tầng lớp trong xã hội Ấn Độ ngày càng trở nên sâu sắc. Theo Tarun
Tajpal - một nhà văn của Ấn Độ thì “Tiếng Anh là biểu tượng quan trọng
10
nhất của giai cấp. Giai cấp cao sang nhất, có địa vị, tiền bạc và giáo dục là
giai cấp nói tiếng Anh từ ba trăm năm nay. Bất luận ai là người thông minh,
là người siêng năng, ham việc hay không chỉ cần người đó biết Anh ngữ là
người thuộc thành phần giai cấp cao sang”. Và những công việc trong hang
công nghệ nổi tiếng, lĩnh vực IT với mức lương đáng kể cho thế hệ trẻ Ấn
Độ nói tiếng Anh có lẽ nguyên nhân khiến nhiều trẻ em Ấn Độ ngày nay coi
tiếng Anh là “chiếc vé thoát khỏi khu ổ chuột”, mơ ước con đường thoát
thân cho gia đình và bản thân…
Tuy nhiên có một điều không còn xa lạ với chúng ta nữa đó là việc trẻ
em nghèo ở Ấn Độ không được phép đi học là một hiện tượng bình thường.
Tại đây, ước tính có khoảng 10 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 14-16 không

được đi học, vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, các em phải đi làm để góp
phần trang trải chi tiêu cho gia đình. Sự thực thì Ấn Độ là nước có lực lượng
trẻ em lao động đông nhất thế giới. Các em phải chịu nhiều áp lực từ gia
đình, lao động kiếm sống, các tệ nạn xã hội luôn đeo đuổi,… “em muốn
được đi học!” có lẽ là giấc mơ mà các em luôn hướng tới. Thời điểm ngày
01 tháng 4 có lẽ là thời điểm có ý nghĩa nhất đối với các em khi chính quyền
trung ương Ấn Độ dành 250 tỉ rupee cho chương trình phổ cập giáo dục tiểu
học miễn phí cho trẻ em sau khi ban hành đạo luật “Quyền được học tập”
cho các em. Đây là việc làm vô cùng có ý nghĩa, thể hiện tinh thần nhân đạo,
nhân văn sâu sắc của lãnh đạo chính phủ, đã giúp cho nhiều tâm hồn bé bỏng
thực hiện được ước mơ đi học như bao trẻ em khác. Rõ ràng, việc giáo dục
đào tạo trẻ em với quốc gia có dân số trẻ nhất trên thế giới trong bối cảnh Ấn
Độ đang thiếu nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ, kỹ năng cần thiết cho
công việc tương lai là điều quan trọng không thể thiếu nếu Ấn Độ muốn phát
huy, tận dụng nguồn nhân lực sẵn có này. Có rất nhiều người đồng tình với
11
đạo luật này song họ đặt ra rất nhiều thách thức trong việc biến quyền hợp
pháp này thành hiện thực.
Một trong những thách thức lớn nhất là khó có thể trang bị đủ cơ sở
vật chất và giáo viên cho các trường công lập, nhất là tại các vùng nông
thôn. Hơn nữa còn nhiều trường hợp giáo viên không dạy dỗ các em, họ
nghe radio trong khi bắt các em làm việc ngoài đồng áng, vì vậy vấn đề cấp
thiết hơn là phải đào tạo đội ngũ giáo viên có trách nhiệm hơn. Còn sự thật
khác đau lòng hơn là thậm chí có nhiều người từ chối cho con mình đi học
(mặc dù là học miễn phí) vì các em phải có trách nhiệm đi làm thêm trang
trải cuộc sống gia đình. Còn nhiều vấn đề khác có thể nảy sinh nhưng chúng
ta nên hy vọng rằng đạo luật này sẽ phát huy được hiệu quả là góp phần đưa
thêm hàng triệu trẻ em đến trường, và điều này cần khá nhiều thời gian.
III. Kết luận
Trên đây là những nét rất cơ bản về nguồn gốc hình thành và nguyên

nhân của sự tồn tại dai dẳng chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ. Đây có lẽ là vấn đề
gây sự chú ý của giới nghiên cứu và là đề tài luôn gây tranh cãi trong xã hội
Ấn Độ vì sự khắc nghiệt vô cùng của nó. Ngày nay nhiều người đẳng cấp
thấp đã cải sang đạo Thiên chúa hay đạo Phật với ước mong có thể thoát
khỏi cuộc sống nghèo khổ trước đây. Có lẽ đây sẽ là xu hướng chung bởi
người Hindu dần dần nhận ra giá trị thực của mình, sẽ không còn cam chịu
số phận thấp kém trước kia nữa. Và đây có lẽ là phương pháp hoà bình nhất
để có thể giải quyết những mâu thuẫn sâu sắc tồn tại trong xã hội Ấn Độ
hàng nghìn năm qua.
12
 Tài liệu tham khảo:
− Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại (Doãn Chính)
− Will Durant, Lịch sử văn minh Ấn Độ (Nguyễn Hiến Lê dịch),
2006.
− Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2009.
− Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 2009.
− />− />minh-an-do.html
13

×