Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 76 trang )




CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT HẬU GIA NHẬP WTO
DỰ ÁN “ĐÁNH GIÁ TỒNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5
NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI




BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO CỦA
VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH












Hà Nội, tháng 9/2012


ặc dù từ ngày 07/11/2006 Viêt Nam mới chính thức trở thành thành viên
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng tiến trình hội nhập kinh tế


quốc tế (HNKTQT) của nước ta đã trải qua trên 20 năm. Có thể thấy WTO không
phải là điểm bắt đầu và kết thúc quá trình hội nhập và đổi mới của Việt Nam.
Cùng với tác động của quá trình HNKTQT, tình hình kinh tế - xã hội nước ta
sau 5 năm Việt Nam gia nhập WTO còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của của nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan khác. Nền kinh tế toàn cầu diễn biến khá phức tạp:
tình giá cả nguyên, nhiên, vật liệu thế giới gia tăng từ cuối năm 2007, khủng khoảng
tài chính toàn cầu bùng nổ vào cuối tháng 9 năm 2008, suy thái kinh tế thế giới từ
năm 2008 đến giữa năm 2009 và phục hồi kinh tế từ cuối 2009 đến nay đã ảnh
hưởng rất lớn đến Việt Nam. HNKTQT có tác động trực tiếp và nhanh nhất đến
thương mại quốc tế và đầu tư, từ đó tác động đến phát triển của các ngành kinh tế
xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Việc gia nhập WTO cũng làm thay đổi đời
sống người dân, khoảng cách người giàu và người nghèo cũng tăng lên, tạo ra
những thách thức trong đời sống xã hội thời kỳ hội nhập.
Nội dung cơ bản các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về Dịch vụ
giáo dục: Phạm vi cam kết vẫn thấp hơn hiện trạng của ta và hoàn toàn phù hợp chủ
trương xã hội hóa giáo dục của nước ta. Các cơ sở đào tạo có vốn nước ngoài phải
tuân thủ các yêu cầu đối với giáo viên nước ngoài, chương trình đào tạo phải được
Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam phê chuẩn. Riêng dịch vụ giáo dục phổ
thông cơ sở ta chỉ cho phép đối với phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Phương
thức 2).
Chuyên đề “Đánh giá lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Việt Nam sau 5 năm
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới” sẽ đánh giá những kết quả đã đạt được và
tồn tại thách thức của ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam sau 5 năm gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) theo các mặt sau: Quy mô giáo dục và đào
tạo, Chất lượng giáo dục đào tạo, Xã hội hóa các hoạt động giáo dục đào tạo, Huy
động nguồn lực cho giáo dục. Từ đó đưa ra đánh giá chung về thành tựu đạt được
cũng như các mặt yếu, cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách.
I. SỰ THAY ĐỔI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỦA VIỆT
NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO
Là một quốc gia có nền kinh tế tương đối nghèo so với các nước Châu Á khác,

nhưng Việt Nam đã đạt thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, được
đánh giá những tiến bộ Việt Nam đạt được nhanh hơn cao hơn hầu hết các quốc gia
có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương hoặc thậm chí cao hơn.
M

1
Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo cùng
với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết Đại hội X đã đề ra 9 nhiệm vụ
cụ thể của giáo dục nước ta giai đoạn 2006-2010. Đây là những căn cứ quan trọng
để ngành giáo dục tiếp tục phát huy thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn
chế, yếu kém, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển giáo dục giai
đoạn 2006-2010 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng X.
1. Quy mô giáo dục và đào tạo
Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa
dạng hoá đã được hình thành phủ kín tới các xã phường trong cả nước, bao gồm đủ
các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Cơ sở vật chất kỹ thuật
các trường được nâng cấp, cải thiện. Số trường, lớp được xây dựng mới theo chuẩn
quốc gia ngày càng tăng. Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hoá cả về
loại hình trường lớp (công lập, bán công, dân lập, tư thục), cả về phương thức đào
tạo (chính quy, không chính quy) và nguồn lực, từng bước hoà nhập với xu thế
chung của giáo dục thế giới. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được
phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội.
1.1. Quy mô Giáo dục mầm non
1. Trong những năm qua, quy mô giáo dục mầm non (GDMN) đã vượt các
mục tiêu phát triển. Số trường, lớp hàng năm đều tăng. Năm học 2005 – 2006, cả
nước có 10.927 trường (gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non), đến năm
học 2010 – 2011 đã phát triển lên tới 12.678 trường, bình quân tăng hơn 290 trường
mỗi năm. Nếu như năm 2002-2003 còn một bộ phận đáng kể trẻ 5 tuổi chưa qua lớp
mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1, GDMN ở nhiều địa phương còn bị thả nổi thì đến năm

học 2010-2011 hơn 90% trẻ 5 tuổi được qua lớp mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1, tình
trạng “xã trắng” về GDMN về cơ bản đã được xóa bỏ.
Trong 5 năm qua, đầu tư cơ sở vật chất trường học đã có nhiều cải thiện; tỷ
lệ phòng học bán kiên cố, phòng học tạm giảm đi đáng kể: số lượng phòng học
GDMN tăng từ 107.540 lên 112.205 phòng (tăng 4,3%); tỷ lệ phòng học được kiên
cố hóa tăng từ 32,3% lên 40,9%. Năm học 2009-2010 cả nước có 1.576 trường
GDMN đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 12,8% tổng số trường mầm non. Năm học
2010-2011 cả nước có 2.454 trường GDMN đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 18,9%
tổng số trường mầm non (năm học 2005-2006 trường GDMN đạt chuẩn quốc gia
chỉ chiếm 6,5%).

2
2. Năm 2006, tổng số học sinh mầm non tăng 26,9% so với năm 2000.
Ttrong cả giai đoạn 2000-2007 số học sinh mầm non bình quân tăng 3,04%/năm,
trong đó nhà trẻ tăng 3,88% và mẫu giáo tăng 2,4%. Tổng số trẻ học ở các trường,
lớp mầm non năm học 2007-2008 là 3.074.395 cháu, năm học 2010-2011 là
3.061.300 cháu, giai đoạn 2007-2011 bình quân tăng 4,76%/năm, gấp gần 1,57 lần
so với giai đoạn 2000-2006, trong đó nhà trẻ tăng % và mẫu giáo tăng %. Tỷ lệ
huy động trẻ trong độ tuổi đến mẫu giáo tăng từ 57,78% (năm học 2004-2005) lên
59,18% (năm học 2005-2006), đạt 65,05% (năm học 2006-2007), trên 90% (năm
học 2007-2008) và 98% (năm học 2010-2011). Tỷ lệ trẻ vào GDMN trước khi vào
tiểu học tăng dần, từ 62,0% (năm học 2001-2002) đã tăng lên đạt 86,71% (năm học
2005-2006) và đạt 98% (năm học 2010-2011). Công tác giáo dục trẻ khuyết tật cũng
có nhiều chuyển biến tích cực, số trẻ khuyết tật mầm non học hoà nhập là 15.349,
đạt tỷ lệ 62,8% tổng số trẻ khuyết tật mầm non.
Các chỉ số cơ bản của dục mẫu giáo giai đoạn 2002-2011 như Bảng 1. Quy
mô giáo dục mầm non giai đoạn 2002-2011 như Phụ lục 1.
3. Thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ
lực phấn đấu vươn lên của cộng đồng các dân tộc, giáo dục cho các vùng đồng bào
dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được nhiều thành tựu về quy mô, mạng lưới trường

lớp, cơ sở vật chất trường học, đào tạo giáo viên. Giáo dục mầm non từ chỗ không
phát triển đến nay hầu như toàn bộ các xã vùng cao đều có lớp mẫu giáo 5 tuổi, có
nhóm trẻ gắn với trường tiểu học. Hằng năm, số trẻ em là người DTTS học ở các lớp
GDMN tăng lên: năm học 2007-2008, số học sinh dân tộc ở nhà trẻ là 50.947 cháu
(8,3% trong tổng số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ của cả nước); ở mẫu giáo là 398.572
(14,8% trong tổng số). Riêng các tỉnh Tây Nguyên, trong năm học 2007-2008, đã huy
động được 17.289 trẻ 5 tuổi đến lớp trong tổng số 20.512 trẻ, đạt tỷ lệ 84,3%.
4. Tồn tại:
- Các cơ sở GDMN phát triển tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn, thị xã,
khu công nghiệp mới và các vùng nông thôn. Chỉ tính riêng năm học 2005-2006 ở 15
tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, số trẻ đến lớp đã chiếm tới 42% tổng
số trẻ đến trường, lớp của cả nước, trong khi đó số trẻ được huy động đến lớp của 49
tỉnh còn lại chỉ chiếm 48%. Ở các vùng núi, vùng sâu, vùng nông thôn nghèo, mạng
lưới trường, lớp mầm non chưa đáp ứng yêu cầu gửi con của cha mẹ. Thí dụ. năm
học 2007-2008, số học sinh DTTS ở nhà trẻ là 50.947 cháu (chiếm 8,3% tổng số trẻ
trong độ tuổi nhà trẻ của cả nước); ở mẫu giáo là 398.572 (chiếm 14,8% tổng số).

3
Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế ở các vùng này quá khó khăn, nhận thức
của các cấp chính quyền và nhân dân về GDMN còn hạn chế và còn thiếu các chính
sách hỗ trợ xây dựng trường, lớp, thiếu chính sách khuyến khích, tuyển chọn giáo
viên để phát triển giáo viên mầm non. Những nguyên nhân đó đã tạo ra khoảng cách
chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền khác nhau trong cơ hội
đến trường mầm non của trẻ em.
1.2.Quy mô Giáo dục phổ thông
1. Mạng lưới trường lớp phổ thông được phát triển rộng khắp toàn quốc. Từ
25.825 trường phổ thông trong cả nước (năm học 2002-2003) đã tăng lên 27.593
trường (năm học 2006-2007), 27.898 trường (năm học 2007-2008) và 28.593
trường (năm học 2010-2011). Trường Tiểu học đã có ở tất cả các xã, có điểm
trường ở nhiều thôn bản, trường Trung học cơ sở (THCS) đã có ở xã hoặc cụm liên

xã, trường Trung học phổ thông (THPT) đã có ở tất cả các huyện.
Tốc độ phát triển trường học trong giai đoạn 2002-2006 là 7,94%/năm, tương
ứng bình quân mỗi năm tăng thêm 400 trường; tốc độ phát triển trong giai đoạn
2007-2011 là 3,62%/năm, tương ứng bình quân mỗi năm tăng thêm 200 trường,
chậm hơn giai đoạn 2002-2006.
Số phòng học giáo dục tiểu học tăng từ 242.939 lên 244.596 phòng (tăng
6,8%), trong đó tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa tăng từ 47,4% lên 51,9%. Tỷ lệ
phòng học THCS tăng từ 59,5% lên 69,7% (tăng hơn 10,0%). Số phòng học THPT
tăng từ 55.267 lên 59.851 phòng (tăng 8,2%), tỷ lệ phòng học tạm giảm từ 6,9%
(năm 2006) xuống còn 4,0% (năm 2010). Trong giai đoạn 2008-2010, hơn 69.000
phòng học kiên cố được xây dựng, trong đó hơn 43.000 phòng học đã hoàn thành
kịp thời đưa vào sử dụng phục vụ cho học tập và giảng dạy.
Năm học 2009-2010 cả nước có 4.975 trường tiểu học, 1.634 trường THCS
và 191 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2010-2011, cả nước đã có số
trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia là 5912 trường, trong đó có 511 trường đạt
Chuẩn mức độ 2. Số trường THCS đạt chuẩn quốc gia là 2.341 trường; số trường
THPT đạt chuẩn quốc gia là 292 trường. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở cả 3 cấp
đều tăng: bậc tiểu học tăng từ 27,1% (năm học 2005-2006) lên 38,8% (năm học
2010-2011); bậc THCS tăng từ 5,6% lên 21,7% và THPT tăng từ 4,1% lên 11,2%.
2. Số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy hàng năm cũng tăng, giai đoạn
2002-2006 tăng bình quân 2,98%/năm, giai đoạn 2007-2010 tăng bình quân
1,28%/năm.

4
Trong giai đoạn 2008-2010, hơn 20.000 nhà công vụ giáo viên được xây
dựng, đã giải quyết điều kiện chỗ ở cho giáo viên từ giáo dục mầm non đến các cấp
học phổ thông.
3. Mặc dù trường lớp phổ thông được phát triển rộng khắp toàn quốc, nhưng
quy mô học sinh đi học lại suy giảm. Trong giai đoạn 2002-2006, số học sinh phổ
thông giảm từ 17.699,6 nghìn em (năm học 2002-2003) xuống còn 16.256,6 nghìn

em (năm học 2006-2007), tỷ lệ giảm bình quân 8,15%/năm. Trong giai đoạn 2007-
2011, số học sinh tiếp tục giảm, từ 15.685,2 nghìn em (năm học 2007-2008) xuống
còn 15.127,9 nghìn em (năm học 2008-2009), 14.912,1 nghìn em (năm học 2009-
2010) và 14.792,8 nghìn em (năm học 2010-2011) nhưng giảm với tốc độ chậm hơn
(tỷ lệ giảm bình quân 5,69%/năm).
Tuy nhiên, sự diễn biến này không đồng đều ở các cấp học. Từ năm học
2002-2003 đến năm học 2008-2009, số học sinh tiểu học giảm dần, năm học 2005-
2006, tổng số học sinh tiểu học giảm 38,6% so với năm học 2000-2001. Quy mô
học sinh tiểu học giảm và đang dần đi vào ổn định. Từ năm học 2009-2010 số học
sinh tiểu học bắt đầu tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động tích cực của công
tác phổ cập giáo dục, tăng tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi dẫn đến sự thuần nhất độ
tuổi trong mỗi lớp, mỗi cấp và hiệu quả của chính sách kế hoạch hóa dân số. Bảng 2
nêu các chỉ số cơ bản của giáo dục tiểu học.
Nhờ quy mô trường lớp, số giáo viên tăng, tỷ lệ học sinh/giáo viên năm học
2005-2006 là 21,37 học sinh/giáo viên, đến năm học 2006-2007 đã giảm còn 20,59
học sinh/giáo viên và các năm học tiếp theo từ 2007 đến 2011 đã giữ ổn định ở
khoảng 19 học sinh/giáo viên. Từ năm học 2006-2007 trở đi, tỷ lệ giáo viên/lớp và
tỷ lệ học sinh/lớp cũng giữ ổn định.
Từ năm học 2002-2003 đến năm học 2004-2005, số học sinh THCS tăng
nhưng với tốc độ chậm dần, từ năm học 2005-2006 đến năm học 2010-2011 lại liên
tục giảm. Đối với THPT, từ năm học 2002-2003 đến 2006-2007 số học sinh tăng,
nhưng từ năm học 2007-2008 đến năm học 2010-2011 lại giảm, tuy từ năm học
2009-2011 tốc độ giảm có chậm lại.
4. Xét theo vùng, miền, tốc độ tăng học sinh các cấp có sự khác biệt đáng kể.
Trong khi ở phần lớn các vùng số học sinh tiểu học giảm thì ở vùng Tây Nguyên số
học sinh tiểu học lại tăng lên; đối với bậc trung học thì tốc độ tăng số học sinh ở
vùng Tây Nguyên vẫn là lớn nhất, tiếp theo là các vùng Tây Bắc, Đồng bằng sông
Cửu Long, Bắc Trung Bộ. Vùng Đông Bắc có tốc độ tăng thấp nhất, riêng số học

5

Bảng 1. Các chỉ số cơ bản của giáo dục mẫu giáo giai đoạn 2002-2012

Đơn vị
tính
2002-
2003
2003-
2004
2004-
2005
2005-
2006
2006-
2007
2007-
2008
2008-
2009
2009-
2010
2010-
2011
Số trường học
Trường
9.558
9.975
10.376
10.927
11.582
11.696

12.071
12.265
12.678
Chỉ số phát triển
%
103,20
104,36
104,02
105,31
105,99
100,98
103,21
101,61
103,37
Số lớp học
Trường
87,4
88,7
93,0
93,9
97,5
99,7
103,9
106,6
119,4
Chỉ số phát triển
%
100,11
101,49
104,85

100,97
103,83
102,26
104,21
102,60
112,01
Số giáo viên
1000 GV
103,7
106,7
112,8
117,2
122,9
130,4
138,1
144,5
157,5
Chỉ số phát triển
%
99,90
102,89
105,72
103,90
104,86
106,10
105,90
104,63
109,00
Số học sinh
1000 HS

2143,9
2172,9
2329,8
2426,9
2524,3
2593,3
2774,0
2909,0
3061,3
Chỉ số phát triển
%
98,72
101,35
107,22
104,17
104,01
102,73
106,97
104,87
105,24
Số học sinh bình
quân một lớp học
HS 24,5 24,4 25,0 25,8 25,9 26,0 26,7 27,3 25,6
Chỉ số phát triển
%
98,39
99,59
102,46
103,20
100,39

100,39
102,69
102,25
93,77
Số học sinh bình
quân một giáo viên
HS 20,7 20,4 20,6 20,7 20,5 19,9 20,1 20,1 19,4
Chỉ số phát triển
%
95,20
97,66
99,04
98,55
100,98
100,49
99,03
97,07
101,01
Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo
Chỉ số phát triển: Năm trước = 100

6
Bảng 2. Các chỉ số cơ bản của giáo dục tiểu học
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số trường tiểu học 13.903 14.163 14.346 14.518 14.688 14.834 14.933 15.051 15.172 15.242
Số lớp học 314,50 308,80 299,40 288,90 276,60 270,20 266,40 265,10 268,10 272,40
Học sinh (1000 HS) 9315,3 8815,7 8346,0 7744,8 7304,0 7029,4 6860,3 6731,6 6908,0 7043,3
Giáo viên (1000 GV) 359,9 363,1 366,2 362,4 354,8 349,5 348,7 349,7 355,2 365,8
Tỷ lệ HS/GV 25,88 24,28 22,79 21,37 20,59 20,11 19,67 19,25 19,45 19,25
Tỷ lệ GV/Lớp 1,14 1,18 1,22 1,25 1,28 1,29 1,31 1,32 1,32 1,34

Tỷ lệ HS/Lớp 29,62 28,55 27,88 26,81 26,41 26,02 25,75 25,39 25,77 25,86
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

7
sinh THCS lại giảm 0,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ đi học đúng tuổi đều tăng lên ở tất cả các
cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ
cập THCS.
5. Tình hình thay đổi số nữ học sinh phổ thông các cấp cũng giống sự biến động
về quy mô học sinh phổ thông nói chung. Học sinh nữ theo học ở các cấp trong giai
đoạn từ 2002-2006 giảm từ 8.475,5 nghìn học sinh vào năm học 2001-2002, đến năm
học 2005-2006 chỉ còn 8.086 nghìn học sinh, tỷ lệ giảm bình quân 4,6%/năm. Giai
đoạn 2007-2011, số nữ học sinh phổ thông tiếp tục giảm, từ 7.887,5 nghìn học sinh
(năm 2006-2007) xuống còn 7304,4 nghìn học sinh (năm học 2010-2011), tỷ lệ giảm
bình quân 7,39%/năm. Mặc dù số lượng giảm, nhưng tỷ lệ nữ học sinh so với tổng số
học sinh qua các năm học vẫn tăng lên, từ 44% (năm học 2006- 2007) lên 46,06%
(năm học 2007-2008), đạt 46,78% (năm học 2009-2010) và 48,28% (năm học 2010-
2011). Tỷ lệ nữ học sinh so với tổng số học sinh ở các cấp học như Hình 1. Điều đáng
nói là tỷ lệ này, kể cả ở các cấp học khác nhau, không khác biệt nhiều lắm giữa các
vùng lãnh thổ của Việt Nam.

Tỷ lệ nữ học sinh phổ thông
46,53
46,19
46,07
46,06
45,73
46,78
48,28
41,88
42,21

44,00
44,96
45,96
48,42
50,39
49,67
47,10
44,81
44,43
43,25
43,34
44,19
54,97
56,70
54,87
52,35
50,17
49,64
51,09
40
42
44
46
48
50
52
54
56
58
2004

2005 2006
2007 2008
2009 2010
%
Tổng số Tiểu học THCS THPT

Hình 1. Tỷ lệ nữ học sinh so với tổng số học sinh ở các cấp học
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo
6. Khoảng cách về cơ hội tiếp cận với giáo dục phổ thông giữa các nhóm dân
tộc cũng đã được thu hẹp. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) và phổ
thông dân tộc bán trú (PTDTBT) phát triển, góp phần vào việc tạo nguồn cán bộ người
DTTS cho các tỉnh. Nhà nước đã chú trọng đầu tư để chuyển các trường PTDTNT về
nơi trung tâm kinh tế, chính trị của địa phương, đồng thời xây mới trường PTDTNT từ

8
Trung ương đến huyện. Các trường PTDTNT được xây dựng kiên cố và một số trường
có cơ sở vật chất vào loại tốt nhất ở địa phương. Năm học 2003-2004, cả nước đã có
271 trường PTDTNT của Trung ương, tỉnh, huyện và cụm xã với 66.282 học sinh.
Năm học 2007-2008 đã có 284 trường PTDTNT, trong đó có 7 trường PTDTNT Trung
ương, 47 trường PTDTNT tỉnh, 226 trường PTDTNT huyện và cụm xã thu hút khoảng
86.000 học sinh. Đến năm học 2008-2009 cả nước đã có 285 trường PTDTNT, năm
học 2010-2011 có 294 trường PTDTNT của trung ương, tỉnh, huyện và cụm xã với
83.816 học sinh, trong đó 70.000 học sinh hưởng học bổng chính sách; số trường
PTDTBT là 1.736 trường (tiểu học: 515 trường; THCS: 861 trường và THPT: 360
trường); có 147.164 học sinh PTDTBT (tiểu học: 25.171 học sinh; THCS: 92.137 học
sinh; THPT: 21.230 học sinh).
Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi tới lớp ở các vùng DTTS đạt tỷ lệ cao, nhiều tỉnh có
điều kiện khó khăn như Lai Châu, Điện Biên, Gia Lai vẫn đạt tỷ lệ huy động trên 90%.
Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện rất nhiều, đặc biệt tăng cơ
hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người DTTS. Với chính sách hỗ trợ học sinh nghèo,

học sinh bán trú dân nuôi, trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK, trong 4 năm từ
2006 đến 2009 đã có khoảng 8 triệu lượt học sinh nghèo DTTS được miễn học phí và
2,8 triệu lượt học sinh nghèo DTTS được hỗ trợ giấy, vở, cấp phát và cho mượn sách
giáo khoa (trong giai đoạn 2006-2011 ước tính có hơn 10 triệu lượt học sinh nghèo
được miễn học phí), đã góp phần hạn chế học sinh DTTS bỏ học.
Tuy nhiên, quy mô học sinh phổ thông là người DTTS ở các cấp học tăng giảm
không đều (Bảng 3). Theo số liệu thống kê tại thời điểm 31/12 hàng năm, số học sinh
phổ thông là người DTTS từ 2.454.585 em (năm học 2004-2005) tăng lên 2.765.879
em (năm học 2005-2006), nhưng năm học 2006-2007 lại giảm, chỉ còn 2.467.121 em.
Nhìn chung, giai đoạn 2004-2006 học sinh phổ thông là người DTTS chỉ tăng 0,51%,
trong đó, học sinh THCS tỷ lệ tăng bình quân 5,35%, học sinh THPT tăng nhiều nhất,
tỷ lệ bình quân 30,72%/năm. Đặc biệt, số học sinh Tiểu học là người DTTS lại có tỷ lệ
giảm bình quân 7,68%/năm.
Giai đoạn 2007-2011, quy mô học sinh phổ thông là người DTTS tiếp tục giảm:
2.395.650 em (năm học 2007-2008), 2.288.011 em (năm học 2008-2009), 2.278.331
em (năm học 2009-2010) và 2.225.950 em (năm 2010-2011). Trong giai đoạn 2007-
2011, tỷ lệ giảm số học sinh phổ thông là người DTTS bình quân là 7,08%/năm, trong
đó học sinh tiểu học giảm 5,83%/năm, học sinh THCS giảm bình quân 12,78%/năm,
học sinh THPT giảm 7,34%/năm. Nhìn chung, từ sau 2006, mức độ giảm chậm hơn so

9
với các năm trước, nhưng năm học 2009-2010 lại giảm nhiều hơn. Điều này, chứng tỏ
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến Việt Nam, trong đó ngành GDĐT không
nằm ngoài quy luật đó.
Bảng 3. Quy mô học sinh phổ thông thuộc các DTTS

2005 -
2006
2006 -
2007

2007 -
2008
2008 -
2009
2009 -
2010
2010 -
2011
Tổng số
2.765.879
2.467.121
2.395.650
2.288.011
2.278.331
2.225.950
Tiểu học
1.441.867
1.262.769
1.222.390
1.193.858
1.199.981
1.151.116
THCS
993.947
898.230
875.236
818.862
801.167
763.344
THPT

330.065
306.122
298.024
275.291
277.183
276.151
Nguồn: TCTK
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, cho đến nay gần 30 dân tộc có chữ viết.
Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, tiếng DTTS đã được dạy trong nhà trường,
chủ yếu là trường tiểu học. Hiện nay, cả nước có 15 tỉnh triển khai dạy tiếng dân tộc ở
tiểu học với 188.051 học sinh, chiếm 11,53% so với tổng số học sinh con em đồng bào
các DTTS của cả nước. Ở một vài tỉnh, tiếng dân tộc còn được dạy trong trường
PTDTNT huyện, tỉnh.
7. Một thành tựu quan trọng nữa trong giáo dục tiểu học của Việt Nam là tỷ lệ
trẻ em khuyết tật được đến trường tăng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn một triệu
trẻ em khuyết tật bao gồm: khiếm thính (khoảng 15%), khiếm thị (khoảng 12%), chậm
phát triển trí tuệ (khoảng 27%), bị tật ngôn ngữ (khoảng 19%), tật vận động (khoảng
20%), còn lại là các loại khuyết tật khác. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật đã
được kiện toàn và phát triển. Cho đến nay, ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã
thành lập Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật địa phương tới cấp huyện. Năm học
2008-2009 có gần một triệu trẻ khuyết tật đi học, trong đó, số đi học ở các lớp chuyên
biệt chiếm 3%, số đi học ở các lớp hoà nhập chiếm 97%. Tỷ lệ trẻ khuyết tật được học
tập ở loại hình lớp hòa nhập, trường giáo dục chuyên biệt là 42,8%, tăng gấp gần 5 lần
so với năm học 2003-2004, tuy vậy vẫn chưa đạt mục tiêu đã đề ra trong CLGD 2001-
2010
1
. Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều có lớp học hòa nhập cho trẻ em
khuyết tật. Hàng nghìn giáo viên bậc tiểu học được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ
năng dạy trẻ khuyết tật. Mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên cho giáo
dục trẻ khuyết tật được hình thành và phát triển mạnh. Cho đến nay, đã có 04 trường

1
Mục tiêu phát triển Giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 201-2010: Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở
một trong các loại hình lớp hoà nhập, bán hoà nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 và 70% vào
năm 2010.

10

đại học và 03 trường cao đẳng thành lập khoa hoặc tổ bộ môn giáo dục đặc biệt, 10
trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật cùng hệ thống hỗ trợ
bước đầu đã triển khai hoạt động tại một số địa phương.
8. Tương ứng với sự mở rộng về quy mô giáo dục phổ thông, số giáo viên là
người DTTS trực tiếp giảng dạy ở các cấp giáo dục phổ thông hàng năm đều tăng, tuy
sự tăng giảm ở các cấp học không giống nhau (Hình 2). Tổng số giáo viên là người
DTTS trực tiếp giảng dạy các cấp giáo dục phổ thông giai đoạn 2004-2006 tăng bình
quân 0,65%/năm, trong đó giáo viên Tiểu học giảm 6,04%/năm, giáo viên THCS tăng
8,36%/năm, giáo viên THPT tăng 31,04%/năm. Giai đoạn 2007-2011 số giáo viên là
người DTTS trực tiếp giảng dạy các cấp giáo dục phổ thông tăng mạnh hơn giai đoạn
2002-2006 và tăng ở cả 3 cấp học, tăng bình quân 15,79%/năm, trong đó giáo viên Tiểu
học tăng 9,38%/năm, giáo viên THCS tăng 12,23%/năm, giáo viên THPT tăng
34,28%/năm. Nhìn chung, cả 2 giai đoạn, số giáo viên THPT là người DTTS có tỷ lệ
tăng cao nhất, rồi đến giáo viên THCS.
Hình 2. Số giáo viên phổ thông người DTTS trực tiếp giảng dạy
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
70.000

80.000
hs
Tổng số
60.347
62.557
60.739
64.737
66.681
69.496
74.962
Tiểu học
38.673
39.343
36.337
38.836
38.763
39.865
42.478
THCS
17.637
18.731
19.112
20.338
21.705
22.852
22.826
THPT
4.037
4.483
5.290

5.563
6.213
6.779
7.470
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

Nguồn: Bộ GD&ĐT, số liệu thống kê tại thời điểm 31/12 hàng năm
Quy mô giáo dục phổ thông giai đoạn 2001-2011 như Phụ lục 2.

11
1.3. Quy mô Giáo dục đại học, cao đẳng
1. Trong những năm qua, quy mô giáo dục đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) ngày
càng được mở rộng. Số trường ĐH, CĐ từ 191 trường (năm học 2001 -2002) tăng lên
277 trường (năm học 2005-2006), tăng bình quân 9%/năm.
Trong giai đoạn 2007-
2010, số trường đại học tiếp tục tăng, từ 322 trường (năm học 2006-2007) lên 369
trường (năm học 2007-2008), 393 trường (năm học 2008-2009), 403 trường (năm học
2009-2010) và 414 trường (năm học 2010-2011), tăng bình quân 5,71%/năm, tăng
chậm hơn so với giai đoạn 2002-2006.
2. Trong giai đoạn từ năm học 2001–2002 đến năm học 2005-2006, tổng số sinh
viên ĐH, CĐ tăng 1,43 lần và sinh viên tuyển mới tăng 1,86 lần. Số sinh viên tăng bình
quân 8,4%/năm. Số học viên cao học tăng 51,9 %/năm, nghiên cứu sinh tăng
61,1%/năm. Năm học 2007-2008, cả nước có hơn 17.613,6 nghìn học sinh, sinh viên,
tăng đáng kể so với năm học 2001-2002; trong đó số học sinh học nghề tăng 2.14 lần; số

học sinh TCCN tăng 2,41 lần; số sinh viên ĐH, CĐ đạt tỷ lệ 188 sinh viên trên 1 vạn
dân, tăng 1,83 lần, số học viên cao học và nghiên cứu sinh là 43.000 người tăng 2,48
lần. Tính đến tháng 8/2011, tổng số sinh viên ĐH, CĐ là 2.162.100, đạt tỷ lệ 270 sinh
viên trên 1 vạn dân (năm 2002 tỷ lệ này là 118). Nhìn chung, giai đoạn 2007-2011, tổng
số sinh viên ĐH, CĐ tăng 1,35 lần, tỷ lệ tăng chậm hơn giai đoạn 2002-2006 chút ít.
Giai đoạn 2000-2005, có 2.384 lưu học sinh được cử đi đào tạo ở nước ngoài
bằng NSNN. Giai đoạn 2006-2010, tổng số 4.745 lưu học sinh được cử đi đào tạo ở
nước ngoài bằng NSNN và hiệp định. Từ năm 2000 đến 2010, số lượng lưu học sinh
được cử đi đào tạo ở nước ngoài tăng lên hàng năm.
(năm 2006 là 334, năm 2007 là
243, năm 2008 là 1.322; năm 2009 là 1.386; năm 2010 là 1.460).
3. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của nước ta giai đoạn 2002-2006 từ 26,37 SV/GV
tăng lên đến 31,20 SV/GV, giai đoạn 2007-2011 tuy giảm xuống mức gần 28 SV/GV,
nhưng vẫn là khá cao so với các nước khác trong khu vực.
Quy mô giáo dục ĐH, CĐ như Phụ lục 3.
4. Để tạo nguồn cán bộ là người DTTS, nhất là đối với các dân tộc sống ở vùng
đặc biệt khó khăn (ĐBKK) hoặc các dân tộc đặc biệt ít người, Chính phủ chủ trương
giao một số chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ không qua thi tuyển cho con
em các dân tộc này. Hàng năm chỉ tiêu cử tuyển và chỉ tiêu hệ dự bị đại học đều tăng
lên. Nhà nước cũng đã tạo điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục như tăng thời
gian học dự bị đại học cho học sinh cử tuyển. Đã thực hiện bồi dưỡng 4 tiếng dân tộc
(Mông, Jlai, Khmer, Chăm) cho giáo viên vùng DTTS.

12
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm học 2005-2006, tỷ lệ sinh viên trúng
tuyển là con em các gia đình thương binh, liệt sĩ chiếm 0,06%; sinh viên nông thôn
(khu vực 2) trúng tuyển thuộc chiếm 37,42% và sinh viên thuộc DTTS (khu vực 1)
trúng tuyển chiếm 23,33% so với tổng số sinh viên trúng tuyển.
5. Mặc dù quy mô giáo dục ĐH, CĐ tăng nhanh, đạt chỉ tiêu về phát triển, song
quy mô ấy mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân. Việc quy hoạch mạng

lưới các trường ĐH, CĐ còn chưa chủ động, thiếu tầm nhìn chiến lược, đặc biệt vẫn
còn tình trạng bất hợp lý về phân bố các trường ĐH, CĐ theo vùng miền, theo dân số,
theo cơ cấu ngành nghề đào tạo. Tốc độ triển khai thực hiện đề án xây dựng 2 Đại học
Quốc gia tại địa điểm mới đã quy hoạch, cũng như đầu tư xây dựng các trường ĐHSP
trọng điểm còn chậm.
Bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu
trong Kế hoạch hành động quốc gia về giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015.
Hai tồn tại lớn trong lĩnh vực này là chênh lệch về tiếp cận cơ hội học tập của trẻ em
gái và phụ nữ khu vực nông thôn và DTTS và trình độ học vấn của phụ nữ so với nam
giới ở bậc học cao. Ngay số giảng viên là nữ có học vị (tiến sĩ, thạc sĩ), được phong
chức danh khoa học (giáo sư, phó giáo sưu) cũng chiếm tỷ lệ không cao so với tổng số
gảng viên ĐH, CĐ có học vị, chức danh khoa học. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và
Đào tạo công bố ngày 20/11/2009, chỉ có 7/65 nữ nhà giáo là giáo sư (chiếm 10,76%)
và có 133/641 nữ nhà giáo là phó giáo sư (chiếm 20,74%).
1.4. Quy mô Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp theo Điều 32 Luật giáo dục, bao gồm:
(i) TCCN được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THCS, từ
một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THPT;
(ii) Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến
ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
1. Trong những năm qua Số trường TCCN giai đoạn 2002-2006 tăng đều qua
các năm, từ 245 trường (năm học 2002-2003), lên 269 trường năm học 2006-2007,
tăng bình quân 9,8%/năm. Giai đoạn 2007-2010, số trường TCCN vẫn tiếp tục tăng, từ
276 trường (năm học 2007-2008) lên 290 trường (năm học 2010-2011), tăng bình quân
5,45%/năm, có chậm hơn giai đoạn 2002-2007. Quy mô giáo dục TCCN giai đoạn
2002 – 2011 như Phụ lục 4.
2. Hình thành hệ thống dạy nghề theo 3 cấp trình độ: Sơ cấp nghề (SCN), Trung
cấp nghề (TCN), Cao đẳng nghề (CĐN) thay thế hệ thống dạy nghề ngắn hạn và dài

13

hạn trước đây; từng bước đáp ứng được nhu cầu đa dạng về trình độ nhân lực kỹ thuật
trực tiếp của thị trường lao động, trong đó có nhân lực trình độ kỹ năng nghề cao.
3. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển rộng khắp trên toàn quốc: số trường dạy
nghề tăng 2,37 lần (từ 129 trường dạy nghề lên 306 trường, gồm 92 trường CĐN, 214
trường TCN); trung tâm dạy nghề (TTDN) tăng 4,56 lần (từ 150 TTDN lên 684
TTDN). Xóa được tình trạng không có trường dạy nghề trên địa bàn ở 15 tỉnh; không
có trường dạy nghề của địa phương ở 27 tỉnh, không có trung tâm dạy nghề tại 40 tỉnh,
phát triển cơ sở dạy nghề tư thục (năm 2008 có: 22 trường cao đẳng nghề, 53 trường
trung cấp nghề, 250 trung tâm dạy nghề). Trên 1000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ và các cơ sở giáo dục khác có dạy nghề.
4. Giai đoạn 2001-2006 có 6,6 triệu người đã được đào tạo nghề (tăng bình
quân 6,5%/năm), trong đó dạy nghề dài hạn đạt 1,14 triệu người. Số học sinh ở các cơ
sở dạy nghề (bao gồm dạy nghề ngắn hạn, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) năm 2006
là 1.570.000, tăng 712.700 học sinh (45,4%) so với năm 2000. Năm 2008, cả nước có
1.538 ngàn học sinh học nghề, trong đó: 258 ngàn học sinh học nghề trình độ trung
cấp nghề và cao đẳng nghề (dạy nghề dài hạn); 1.280 ngàn người học nghề trình độ sơ
cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề ngắn hạn). Quy mô đào tạo TCCN giai
đoạn 2002-2006 từ 389.300 học sinh (năm học 2002-2003) tăng lên 515.670 học sinh
(năm học 2006-2007), tăng bình quân 14,7%/năm. Giai đoạn 2007-2011, quy mô đào
tạo TCCN từ 614.546 học sinh (năm học 2007-2008) tăng lên 686.200 học sinh (năm
học 2010-2011), tăng bình quân 11,67%/năm, chậm hơn giai đoạn 2002-2006 một
chút
2
. Tính đến năm 2009, lực lượng lao động đã qua đào tạo theo các loại hình và
trình độ khác nhau chiếm 14,9 %
3
trong tổng số lao động cả nước.
5. Số giáo viên các trường TCCN cũng liên tục tăng qua các năm, từ 14.540
giáo viên (năm học 2006-2007) lên 18.085 giáo viên (năm học 2010-2011), tăng bình
quân 4,68%/năm (giai đoạn 2002-2006 tỷ lệ tăng bình quân 8,38%/năm). Không

những thế, trình độ giáo viên cũng tăng, chỉ tính riêng số giáo viên có trình độ trên đại
học từ 780 người năm 2002 đã tăng lên 2.133 người vào năm 2006 và 4.375 người vào
năm 2010. Quy mô giáo viên TCCN có tăng nhưng chậm hơn tốc độ tăng quy mô học
sinh. Tỷ lệ HS/GV hiện vẫn cao (20,3 HS/GV).
6. Tuy số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng lên, thí dụ năm học 2007-2008 là
1.225 cơ sở, nhưng có một số trường dạy nghề được thành lập lại chậm đi vào hoạt
2
Theo số liệu của Bộ GDĐT.
3
Lấy theo Tổng điều tra dân số và nhà ở VN năm 2009

14

động; các điều kiện đảm bảo chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; cả nước mới
chỉ có 1/3 số huyện có trung tâm dạy nghề; hệ thống trường dạy nghề của các tổng
công ty gặp khó khăn vì từ năm 2006 Nhà nước không hỗ trợ kinh phí sự nghiệp. Ở
vùng Tây Bắc, Tây Nguyên mật độ phân bố trường TCCN còn mỏng, chưa đủ khả
năng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Xã hội chưa thực sự coi trọng vị
trí của giáo dục nghề nghiệp; nhiều học sinh chỉ coi trường dạy nghề, trường TCCN là
nơi trú chân để chờ thi vào đại học, cao đẳng.
Quy mô giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa đáp được yêu cầu phát triển nguồn
nhân lực, yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hóa và yêu
cầu phát triển đa dạng về ngành nghề, đặc biệt ở vùng nông thôn, tỷ lệ lao động qua
đào tạo cho nông dân còn rất thấp. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp với cơ
cấu ngành nghề của thị trường lao động. Kỹ năng nghề nghiệp của học sinh còn thấp.
Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học các trường TCCN đạt rất thấp, chưa đạt được chỉ tiêu
10% vào vào năm 2005 trong Chiến lược.
1.5. Quy mô Giáo dục thường xuyên
Chương trình Giáo dục thường xuyên bao gồm:
(i) Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

(ii) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng,
chuyển giao công nghệ;
(iii) Chương trình đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ;
(iv) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân (về hình thức
bao gồm: vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn).
1. Mạng lưới giáo dục thường xuyên những năm gần đây phát triển khá mạnh,
đáp ứng một phần nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân lao động. Năm 2008, cả
nước có 9.010 trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ), chiếm 81,93% tổng số xã,
phường, 66 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 583 trung tâm GDTX cấp huyện, quận, 24
trường bổ túc văn hóa, 1.300 trung tâm bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, 12 trường đại
học triển khai các chương trình giáo dục từ xa. Năm 2011, cả nước hiện có 70 trung
tâm GDTX cấp tỉnh; 636 trung tâm GDTX cấp huyện; 10.696 trung tâm HTCĐ. Ngoài
ra, có nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ có yếu tố nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Một số chỉ tiêu
của Giáo dục thường xuyên giai đoạn 2002 – 2011 như Phụ lục 5.

15
2. Công tác chống mù chữ: Giai đoạn 2007-2011 cả nước tiếp tục duy trì được
kết quả XMC và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học
(PCGDTH) và tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS).
Đến năm 2006, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 10 tuổi trở lên là 93,1%.
Giai đoạn 2007-2011, tỷ lệ biết chữ trong dân số trong độ tuổi từ 10 tuổi trở lên tăng
không đáng kể so với giai đoạn 2002-2006. Năm 2008 vẫn duy trì được tỷ lệ biết chữ
của dân số trong độ tuổi từ 10 tuổi trở lên là 93,1%, trong đó thành thị là 96,1%, nông
thôn là 92% (Bảng 4).
Tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15-35 đạt 96% vào năm 2006; đến năm
2009 tỷ lệ này giảm chỉ còn 93,5% (trong đó nữ là 91,4% so với nam là 95,8%), và lại tiếp
tục tăng trong những năm 2010-2011. Nhiều xã, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh, thành
vẫn duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học (XMC - PCGDTH), trong
đó có một số địa phương số người trong độ tuổi 15-35 đạt chuẩn XMC với tỷ lệ cao. Một

số địa phương (Hoà Bình, Lào Cai) đã chủ động nâng chuẩn bằng cách mở rộng độ tuổi
đạt chuẩn từ 15 đến 40 tuổi hoặc từ 15 đến 45 tuổi. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ người trong
độ tuổi 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS hệ phổ thông và hệ bổ túc THCS
là 87,3%.
Phân bổ tỷ lệ biết chữ theo nhóm tuổi (Bảng 4) cho thấy tình hình giáo dục của
nước ta đã được cải thiện một cách đáng kể qua từng giai đoạn. Tỷ lệ biết chữ của
nhóm 50 tuổi trở lên là 87,2%. Tỷ lệ biết chữ của nhóm trẻ hơn được tăng dần cho đến
mức cao nhất là 98% ở nhóm tuổi từ 15 – 17 tuổi đối với cả nam và nữ. Hà Nội là
thành phố có tỷ lệ biết chữ cao nhất (97,6%), thấp nhất là Lai Châu (57,4%).
Bảng 4. Tỷ lệ biết chữ của dân số trong độ tuổi từ 10 tuổi trở lên (%)
2002 2004 2006 2008
CẢ NƯỚC 92,1 93,0 93,1 93,1
Thành thị - Nông thôn:
Thành thị 96,0 96,3 96,0 96,1
Nông thôn 90,9 91,9 92,1 92,0
Theo nhóm dân tộc:
Kinh 95,1 95,9 96,0 95,9
Các dân tộc khác 89,3 90,2 90,5 90,5

16
Theo giới tính chủ hộ:
Nam 94,9 95,3 95,3 95,3
Nữ 80,6 81,8 80,6 81,7
Theo vùng địa lý:
Đồng bằng sông Hồng 95,8 96,2 96,4 96,7
Đông Bắc Bộ 90,8 93,1 92,9 92,4
Tây Bắc Bộ 79,9 80,0 81,4 80,3
Bắc Trung Bộ 94,2 94,1 94,1 94,4
Duyên hải Nam Trung Bộ 93,1 93,4 94,0 93,5
Tây Nguyên 86,0 87,7 88,6 88,7

Đông Nam Bộ 94,0 94,5 94,5 94,6
Đồng bằng sông Cửu Long 94,5 90,6 90,8 90,8
(Nguồn: TCTK – VHLSS 1993, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008 và 2010)
Cùng với việc mở các lớp XMC, các địa phương đã quan tâm đến việc mở các
lớp học chuyên đề khoa học - đời sống nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sống, giúp
người học vận dụng ngay kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày và trong lao động
sản xuất, năm học 2005-2006 có 4.114.994 lượt người tham gia các lớp chuyên đề,
năm học 2006 – 2007 là 10.217.048 lượt người, năm học 2007 – 2008 là 9.215.116
lượt người. Những địa phương có nhiều lượt người theo học các lớp chuyên đề là:
Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Thừa Thiên Huế.
3. Công tác bổ túc văn hóa: Được sự quan tâm của xã hội, 5 năm qua công tác
giáo dục bổ túc văn hóa (BTVH) đã được đẩy mạnh, tăng cơ hội học tập cho mọi
người dân. Số học viên bổ túc tiểu học và bổ túc THPT tiếp tục tăng đều theo từng
năm, ngược lại số học viên bổ túc THCS giảm dần vì đến tháng 8/2008 đã có 42 tỉnh,
thành phố đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục THCS.
4. Giáo dục đáp ứng yêu cầu người học: Hàng năm, có khoảng 500.000 người
theo học các lớp ngoại ngữ A,B,C và khoảng 200.000 người/năm theo học các lớp tin
học A,B,C; khoảng 20.000 người/năm theo học các lớp TCCN tại chức với các ngành,
nghề: kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt, tài chính kế toán, địa chính, y tế, điện dân dụng

17
5. Giáo dục từ xa: Cùng với sự phát triển của phương tiện truyền thông và công
nghệ in ấn, giáo dục từ xa đã có những bước phát triển đáng kể. Nhiều chương trình
ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kiến thức về văn hoá xã hội, về nghiệp vụ quản lý kinh
tế, thực hiện trên Đài phát thanh và truyền hình. Đến cuối năm 2007 theo phương thức
đào tạo từ xa, các trường đại học đã đào tạo được 125.918 cử nhân về kinh tế, khoa
học xã hội nhân văn, sư phạm, ngoại ngữ và công nghệ thông tin, trong đó số tốt
nghiệp sư phạm, ngoại ngữ chiếm tỷ lệ lớn.
Hiện nay, tại 12 trường đại học đã có chương trình đào tạo từ xa với 196.332
học viên theo các chương trình ở trình độ đại học. Trong đó có 31.600 người (chiếm

29,2% tổng số) là những học viên có hoàn cảnh khó khăn; 60-70% người đang làm
việc tại các cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế nhà nước và tư nhân. Nhóm ngành có
đông người học nhất là Sư phạm (chiếm 44,3%), khối Kinh tế chiếm 32%, khối ngành
Kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,4%). Một số trường đã phối hợp với Đài truyền hình
Trung ương và Đài phát thanh – Truyền hình điạ phương để truyền tải các chương
trình giáo dục từ xa hoặc đang thí điểm đào tạo qua mạng tin học-viễn thông.
2. Chất lượng giáo dục và đào tạo
2.1. Chất lượng Giáo dục mầm non
1. Nhìn chung, về mặt chất lượng, GDMN đã đạt được yêu cầu phát triển của
độ tuổi, đặc biệt một số kỹ năng xã hội như nền nếp, thói quen, hành vi văn minh (gọn
gàng và ngăn nắp, biết giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường, mạnh dạn khi giao tiếp,
cư xử lễ phép, biết chào hỏi, biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ ) của trẻ đã bắt
đầu hình thành.
2. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở GDMN giảm mạnh so với trước, từ
29,6% năm học 2004-2005, giảm xuống 31,9% năm học 2005-2006, rồi 33,9% năm học
2006-2007 và đến cuối năm học 2007 – 2008 chỉ còn 8,25% ở nhà trẻ và 8,18% ở mẫu
giáo, đến năm học 2009-2010 tỷ lệ này còn 5,8% và năm học 2010-2011 tỷ lệ là 6,2%,
trong đó Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nhà trẻ là 5,6% và mẫu giáo là
5,7%. Năm học 2010-2011, chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ được nâng cao, tỷ lệ
trẻ được ăn bán trú ở nhà trẻ đạt 87% và mẫu giáo đạt 72%.
3. Số giáo viên mẫu giáo liên tục tăng, từ 122,9 nghìn (năm học 2006-2007) tăng
lên 157,5 nghìn (năm học 2010-2011), 96,5% giáo viên mầm non đảm đạt chuẩn đào tạo,
trong đó 32,9% trên chuẩn.
4. Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch khá rõ về chất lượng GDMN của các cơ sở
GDMN ở thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền khác nhau. Đến năm 2010-2011
mới có 15,8% các cơ sở GDMN đạt chuẩn quốc gia (mục tiêu CLGD 2001-2010:

18
20%). Nguyên nhân chủ yếu là chưa đủ điều kiện để thực hiện công tác chăm sóc, giáo
dục trẻ theo phương pháp mới (chương trình, tài liệu, nguyên liệu, đồ chơi…).

Từ năm học 2009-2010 Bộ GDĐT đã triển khai thực hiện chương trình giáo
dục mầm non mới tại 6.851 trường (đạt tỷ lệ 53,9%), với số trẻ là 2.379.011 (đạt tỷ lệ
64,1%), trong đó trẻ 5 tuổi là 585.312 (đạt tỷ lệ 44,8%). Những tỉnh triển khai tốt là:
Hà Nội, Bắc Giang, Hà Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
Năm 2010-2011, Chương trình GDMN mới được thực hiện ở 11.480 trường (đạt tỷ lệ
88%), 132.242 nhóm, lớp (đạt tỷ lệ 74,2%) với 3.122.144 trẻ đi học (đạt tỷ lệ 78,7%),
trong đó trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày là 1.043.521 (đạt tỷ lệ: 78,4%).
• Đánh giá đối chiếu với mục tiêu nêu ra trong CLGD 2001–2010
Mục tiêu phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 201-2010:
Đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích
hợp. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm 2000 lên 15% năm 2005 và 18%
năm 2010. Đối với trẻ 3-5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ 50% năm 2000 lên
58% vào năm 2005 và 67% vào năm 2010; riêng trẻ em 5 tuổi tăng tỷ lệ huy động đến mẫu
giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 81% năm 2000 lên 85% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010.
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 20% vào
năm 2005 , dưới 15% vào năm 2010.
- Đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu GDMN đề ra. Đến nay hơn 90% trẻ 5 tuổi được
qua lớp mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1, tình trạng “xã trắng” về giáo dục mầm non đã
được xóa bỏ.
- Mới có 15,8% các cơ sở GDMN đạt chuẩn quốc gia, chưa đạt mục tiêu 20%
trong CLGD 2001-2010.
2.2. Chất lượng Giáo dục phổ thông
1. Việt Nam đã có những thành tích đáng kể trong phổ cập giáo dục tiểu học.
Từ năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học. Trong thập kỷ qua, Việt Nam tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đồng
thời với nỗ lực nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học. Hiện nay, tất cả 63 tỉnh,
thành phố trong cả nước đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ
cập giáo dục tiểu học
4
và đang thực hiện phổ cập THCS. Chất lượng phổ cập giáo dục

4

Theo tiêu chuẩn quốc gia của của Việt Nam, xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo
dục tiểu học nếu có 80% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học. Đối với miền
núi, vùng khó khăn phải có 70% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học. Đơn
vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học phải có 90% trở lên số
đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Đối với miền núi, vùng khó khăn phải có
80% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học.


19

tiểu học không ngừng được nâng cao. Mục tiêu không chỉ là trẻ em hoàn thành tiểu
học mà còn hoàn thành đúng trong độ tuổi bậc tiểu học. Tính đến tháng 12/2008, có
47/63 tỉnh, thành phố (74,6%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đến
tháng 6/2011 đã có 57 tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi(đạt tỷ lệ 90,5%).
Đến cuối năm học 2009-2010 có 52/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo
dục THCS đúng độ tuổi (đạt tỉ lệ 82,5%). Đến 30/6/2010, tất cả 63 tỉnh, thành phố và
tất cả 687 đơn vị cấp huyện trong toàn quốc đều đạt chuẩn phổ cập THCS;
10.338/10.344 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, đạt tỷ lệ 99,9%. Tỷ lệ
người trong độ tuổi 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS hệ phổ thông và hệ bổ túc THCS
là 87,3%.
Số lượng học sinh được học và hoạt động 2 buổi/ngày ngày càng tăng. Đến năm
học 2006-2007 đã có 36,05% học sinh học 2 buổi/ngày.
2. Việt Nam đã đạt được tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học và trung học rất cao. Tỷ
lệ nhập học ở bậc tiểu học đúng độ tuổi đạt từ mức 76,29% (năm học 2002-2003) tăng
lên 76,86% (năm học 2003-2004), gần 94,5% (năm học 2004-2005), 96% (năm học
2006-2007), đạt mức 96,1% (năm 2007-2008), 97% (năm học 2008-2009) và đạt 99%
vào năm 2010-2011. Sự khác biệt về tỷ lệ đi học giữa các vùng là không đáng kể. Tỷ

lệ đi học đúng tuổi đạt gần 100% ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thái Nguyên,
Tiến bộ về giáo dục cho trẻ em thể hiện rõ nét ở lứa tuổi đi học THCS. Tỷ lệ
học sinh đi học đúng độ tuổi ở cấp THCS cũng tăng nhanh từ 70,08% năm 2000-2001
lên đến 81,05% năm học 2006-2007 (tăng 10,97%), lên 83,1% vào năm học 2008-
2009. Tỷ lệ đi học tăng đối với cả trẻ em nông thôn, thành thị, trẻ em dân tộc Kinh
cũng như trẻ em người DTTS, trẻ em gái và trẻ em trai. Điều này phản ánh chính sách
phổ cập giáo dục tiểu học đúng đổ tuổi tiến tới phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào lớp 10 năm học 2009-2010 của cả nước là 77,1%.
Hơn 53% trẻ em trong độ tuổi đi học THPT được đi học nghề, học trung cấp chuyên
nghiệp theo chính sách phân luồng của nhà nước.
Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở cấp THPT tăng từ 33,17% năm 2000 lên
46,99% năm 2006 (tăng 13,82%), lên 68,1% năm học 2008-2009 và 50,18% vào năm
học 2010-2011.
3. Bảng 5 cho thấy, tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học giảm đáng kể qua các năm.
Tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học của năm học 2009-2010 là 0,96%, giảm so với năm

20
Bảng 5. Tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học

Năm học 2007-2008
Năm học 2008-2009
Năm học 2009-2010
Tổng số
HS đầu
năm học
Số HS
bỏ học
Tỷ lệ
HS bỏ

học (%)
Tổng số
HS đầu
năm học
Số HS
bỏ học
Tỷ lệ
HS bỏ
học (%)
Tổng số
HS đầu
năm học
Số HS
bỏ học
Tỷ lệ
HS bỏ
học (%)
Cả nước
15.688.466
215.163
1,37
15.360.067
168.047
1,09
15.022.759
144.491
0,96
Phân theo cấp học










Tiểu học
6.865.217
32.013
0,47
6.822.856
22.403
0,33
6.922.624
16.678
0,24
THCS
5.806.402
105.220
1,81
5.559.055
79.353
1,43
5.214.045
67.005
1,29
THPT
3.016.847
77.930

2,58
2.978.156
66.291
2,23
2.886.090
60.808
2,11
Phân theo vùng









Đồng bằng sông Hồng
3.166.825
10.068
0,2
3.194.942
9.641
0,3
3.009.267
8.020
0,27
Đông Bắc
1.832.796
18.846

1,3
1.748.516
12.301
0,7
1.694.440
11.545
0,68
Tây Bắc
549.681
11.471
2,9
531.454
5.818
1,09
521.362
5.769
1,11
Bắc Trung Bộ
2.206.017
25.099
1,4
2.067.321
14.380
0,7
1.994.489
9.489
0,48
Duyên hải miền Trung
1.468.556
17.924

1,2
1.393.649
12.082
0,87
1.383.535
14.423
1,04
Tây Nguyên
1.180.120
18.693
1,8
1.184.920
14.877
1,26
1.160.564
12.052
1,04
Đông Nam Bộ
2.423.505
24.344
1
2.444.344
24.257
0,99
2.470.181
26.127
1,06
Đồng bằng sông Cửu Long
2.860.966
88.718

3,1
2.794.921
72.841
2,61
2.788.921
57.066
2,05
Nguồn: Bộ GD và ĐT
21
học 2008-2009 (1,09%) và năm học 2007-2008 (1,37%). Tỷ lệ học sinh bỏ học của cả
3 cấp học năm học 2009-2010 đều giảm so với năm học 2008-2009 và năm học 2007-
2008. Số học sinh bỏ học ở học kỳ I năm học 2006-2007 là: 148 nghìn em, chiếm
0,9% tổng số học sinh, học kỳ I năm học 2007-2008 có 147 nghìn (0,94%), học kỳ I
năm học 2008-2009 có 86 nghìn học sinh bỏ học (0,56%), giảm 41% so cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ học sinh bỏ học ở hầu hết các vùng đều giảm qua từng năm. Những học
sinh học lực yếu kém, khó có khả năng theo học phổ thông, được học tập tiếp tại các
trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) với hình thức học tập phù hợp. Các cơ
sở dạy nghề và các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) được nhận học sinh chưa
có bằng tốt nghiệp THPT hoặc xong THCS vào học. Những học sinh có hoàn cảnh gia
đình khó khăn được hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, miễn giảm học phí; Nhà nước
giúp đỡ các gia đình thông qua chính sách xoá đói, giảm nghèo, vận động cha mẹ học
sinh tạo điều kiện cho con em học tập. Từ năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh, sinh
viên được miễn, giảm học phí chiếm 53% trong tổng số học sinh, sinh viên cả nước.
4. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học tăng, từ 99,42% vào năm học 2001-
2002 lên 99,82% vào năm 2004-2005. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp THCS lại giảm
chút ít, từ 96,88% (năm học 2001-2002) xuống còn 96% (năm học 2004-2005). Tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp (so với tổng số học sinh dự thi) THPT từ 89,84% vào năm học
2001-2002 tăng lên vào 93,70% năm học 2005-2006. Năm học 2006-2007 tỷ lệ tốt
nghiệp THPT giảm đột ngột, chỉ còn 80,42%; sau đó lại tăng dần, đến năm học 2009-
2010 đã đạt 92,57%, tăng 8,97% so với năm 2009 (Bảng 6).

Bảng 6 . Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp (% so với tổng số dự thi)

2001-
2002
2002-
2003
2003-
2004
2004-
2005
2005-
2006
2006-
2007
(*)
2007-
2008
(*)

2008-
2009
(
*)

2009-
2010
2010-
2011
Tiểu học
99,42

99,58
99,82







THCS
96,88
96,28
96,10
96,00






THPT
89,84
92,13
91,57
90,53
93,70
80,42
86,58
83,82
92,57

95,72
(*) Năm 2007, 2008: tổ chức thi 2 lần; năm 2009 chỉ tổ chức thi 1 lần
Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo
5. Chất lượng giáo viên ngày được nâng cao. Tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn
đào tạo từ 95,86% năm học 2005-2006 đã tăng dần, đến năm học 2010-2011 đạt
99,09%. Tương tự, tỷ lệ giáo viên THCS đạt chuẩn đào tạo cũng từ 96,19% tăng lên
98,25%, tỷ lệ giáo viên THPT đạt chuẩn đào tạo từ 97,13% tăng lên 98,91%.

22
6. Các trường phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa phương.
Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình quốc tế. Đến tháng
12/2008 có 23 chương trình đào tạo tiến tiên quốc tế đang được thực hiện ở 17 trường
đại học giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh. Đồng thời với sự đổi mới chương trình,
sách giáo khoa và tài liệu dạy học, phương pháp giáo dục ở các nhà trường đã bước
đầu được đổi mới theo tinh thần phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo của
người học đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học.
Nhìn chung, chất lượng giáo dục được cải thiện: Sách giáo khoa mới của THCS
đã được đưa vào giảng dạy (Lớp 6 - Lớp 8). Chương trình giảng dạy mới đã được
chuyển đổi từ phương pháp cũ "lấy giáo viên làm trung tâm" sang phương pháp mới
"lấy học sinh làm trung tâm". Sách giáo khoa mới đã được thiết kế theo hướng khuyến
khích tính sáng tạo của học sinh. Thể hiện phương pháp hiện đại và có tính giáo dục
cao ở bậc cao hơn (Lớp 9 - Lớp 12). Kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội
tạo tiền đề quan trọng để từng bước nâng cao chất lượng toàn diện, hiện đại hoá giáo
dục và hội nhập với thế giới.
7. Một số tồn tại
- Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, phương pháp giáo dục còn lạc hậu và
chậm đổi mới, nội dung chương trình và sách giáo khoa còn bất hợp lý. Sự chênh lệch
theo vùng lãnh thổ và thu nhập gia đình vẫn tồn tại. Ví dụ: Vùng Đồng Bằng Bắc bộ
có tỷ lệ học sinh THCS và THPT cao nhất nước, theo đó THCS là 86% và THPT là
57%. Trong khi đó ở Vùng Cao nguyên có tỷ lệ THCS thấp nhất là THCS 61% và

vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ THPT thấp nhất là 26%. Đồng thời vẫn còn
có sự chênh lệch do thu nhập nhóm gia đình. Tỷ lệ nhập học tinh giữa nhóm nghèo
nhất và nhóm giàu nhất là 60% và 85% ở THCS và 20% và 62% ở THPT. Điều này
nói lên chi phí cho giáo dục của gia đình là tương đối cao và chính là cản trở chủ yếu
tới việc học sinh có thể tiếp tục theo học ở bậc giáo dục trung học.
- Kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống và khả năng tự
học, kỹ năng sáng tạo của một bộ phận học sinh phổ thông còn kém. Công tác hướng
nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS và THPT, việc giáo dục hình thành năng lực
làm người chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém còn cao;
tình trạng học sinh tiểu học “ngồi sai lớp” còn tồn tại; Sự khác biệt về kết quả học tập
của học sinh giữa các vùng miền còn lớn, nhất là những vùng có đông học sinh dân
tộc; tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày còn thấp, đặc biệt ở các vùng kinh tế khó

23
khăn, vùng DTTS; Việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau THCS và THPT
kém hiệu quả, tỷ lệ học sinh vào học các trường dạy nghề còn thấp.
• Đánh giá đối chiếu với mục tiêu nêu ra trong CLGD 2001–2010


Mục tiêu phát triển Giáo dục phổ thông giai đoạn 201-2010:
Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005
và 99% năm 2010; Đạt chuẩn phổ cập THCS ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển
vào năm 2005, trong cả nước 2010. Tăng tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi từ 74% năm
2000 lên 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010; Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào ;
THPT từ 38% năm 2000 lên 45% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.
- Ngành giáo dục cơ bản hoàn thành các mục tiêu về phát triển quy mô tương
đối thỏa mãn nhu cầu học tập của con em các tầng lớp nhân dân.
- Đã củng cố được phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện phổ cập đúng độ tuổi.
- Chất lượng giáo dục phổ thông so với yêu cầu còn thấp nhưng không đi
xuống, ngược lại đã có những chuyển biến tích cực do việc thực hiện đổi mới chương

trình giáo dục theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội, đảm bảo giáo dục toàn
diện. Tuy nhiên, việc giáo dục năng lực làm người cho học sinh còn chưa được quan
tâm đúng mức cả về nội dung và phương pháp giáo dục lẫn phương pháp đánh giá;
chất lượng giáo dục không đồng đều giữa các vùng miền; vẫn chưa khắc phục được
một cách căn bản lối dạy học “truyền thụ một chiều”, “học vẹt”. Việc tích cực hóa
hoạt động xã hội của từng học sinh còn nhiều hạn chế.
- Một số chỉ tiêu đạt thấp hơn mục tiêu trong CLGD 2001-2010: Tỷ lệ học sinh
THCS trong độ tuổi năm 2009-2010 mới đạt 83,08% (mục tiêu: 90%); năm học 2009-
2010 mới có khoảng 3% giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ (mục tiêu: 10%).
2.3. Chất lượng Giáo dục đại học, cao đẳng
1. Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng đã đặc biệt được chú
trọng. Đã hình thành tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo
dục. Ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cấp Trung ương được
thành lập vào tháng 8/2004; Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đã được
thành lập tại 60/63 Sở Giáo dục và Đào tạo (chiếm 95%); 77 đơn vị chuyên trách về
đảm bảo chất lượng giáo dục được thành lập ở các trường đại học và cao đẳng. Tính
đến tháng 12/2010 đã đã có 10.460 trường phổ thông hoàn thành báo cáo tự đánh giá,
chiếm 37% tổng số trường phổ thông trong cả nước; 52 trường phổ thông được các Sở
GDĐT công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; 27 trường ĐH, 33 trường CĐ
thành lập bộ phận chuyên trách về đảm bảo chất lượng giáo dục. Tính đến nay, cả

24

×