Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

nghiên cứu rối loạn dẫn truyền ở bệnh nhanh nhồi máu cơ tim cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.74 KB, 18 trang )


1

NGHIÊN CỨU RỐI LỌAN DẪN TRUYỀN Ở BỆNH NHÂN
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP.
BS CKII. Nguyễn Thò Thêm.

Mục tiêu nghiên cứu:
Khảo sát tỉ lệ, ý nghóa lâm sàng và tiên lượng của các rối dẫn truyền ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim (NMCT ) cấp .
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nhập viện chẩn đoán dựa theo các tiêu chuẩn của WHO, thời
gian 11/1998- 02/2000. Ghi Holter điện tâm đồ liên tục được thực hiện lần thứ nhất trong vòng
48 giờ đầu của nhồi máu và lần thứ hai sau 1 tuần điều trò . Thời gian mỗi lần ghi 24giờ.
Kết qủa nghiên cứu:
- Số bệnh nhân được nghiên cứu 63 , tuổi trung bình 64 ± 13. Nam 47, nữ 16.
Phân bố theo vò trí nhồi máu: trước vách (12,8%), trước mỏm (9,5%), trước rộng (30,2%), trước
bên (1,6%). Thành sau (33,3%), sau + trước (6,3%). Không Q (6,3%). Tỉ lệ tử vong (20,6%).
- Rối lọan dẫn truyền chung ( RLDT= 46%)
* Bloc A-V: 17 ( 26,9%): BAV độ I (12,6%) , BAV độ II Typ I ( 14,3%), Typ II ( 3,2%), BAV
III ( 20,6%).
* Bloc nhánh : 14 ( 22.2%): Bloc nhánh P (14.3%), Bloc nhánh T (7,9%).
* Bloc xoang nhó 5 ( 7,9%).
- Khảo sát về mối liên quan của các RLDT với các yếu tố chúng nhận thấy:
* Không có sự liên quan gữa các rối RLDT nhó thất với tuổi, nồng độ tối đa men tim CK, tình
trạng suy tim và giữa nhóm bệnh nhân điều trò hoặc không điều trò thuốc tiêu sợi huyết.
* Các bệnh nhân suy tim nặng ( Killip III- IV) có tỉ lệ Bloc nhánh và Bloc xoang nhó cao hơn
nhóm suy tim nhẹ hơn. Tỉ lệ các BAV cao ở nhồi máu cơ tim thành sau, tuy nhiên bloc nhánh
chủ yếu xảy ra ở NMCT thành trước rộng.
* Liên quan với tử vong : tỉ lệ tử vong BAV độ I (12,5%), BAV độ II (27,3%), BAV độ III (
30,7%), bloc xoang nhó ( 40%) không khác biệt với nhóm không có RLDT. Bloc nhánh P (


44,4%), bloc nhánh T ( 60% ) có tiên lượng tử vong cao có ý nghóa ( P< 0,05).
• Theo dõi sự thay đổi của RLDT theo thời gian sau NMCT 1 tuần so với 2 ngày đầu: RLDT
chung (27,7%), BAV độ I (8,3%), BAV độ II (2,7%), BAV độ III (2,7%), giảm có ý nghóa (
P<0,05). Bloc nhánh P (5,5%), Bloc nhánh T (4,4%) , bloc xoang nhó (2,7%) không có sự
khác biệt.
. Kết luận :
Bệnh nhân NMCT ngòai nguy cơ rối lọan nhòp thất nguy hiểm, RLDT là biến chứng khá phổ
biến và có ảnh hưởng đến tiên lượng. Các BAV chủ yếu xảy ra ở NMCT thành sau, thường
thóang qua trong NMCT các ngày đầu và ít liên quan với tình trạng suy tim hoặc tử vong. Tuy
nhiên các bloc nhánh đa số ở thành trước, tồn tại trong thời gian dài có tiên lượng xấu.
.

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH MẠCH VÀNH.


2
BSCKII Nguyễn Thi Thêm và cs
Bệnh viện Ninh Thuận

Bệnh mạch vành do xơ mỡ là một trong những bệnh lý quan trọng và tốn kém nhất, là nguyên
nhân chính của tử vong cũng như tàn phế ở người gìa. Điều trò bệnh lý này đã có nhiếu tiến bộ
về thuốc và cũng như tim mạch học can thiệp, tuy nhiên việc tìm hiểu và tác động lên các yếu
tố nguy cơ có vai trò quan trọng nhằm giảm bệnh suất cũng như tử suất của bệnh mạch vành.
Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu đặc điểm các nguy cơ của bệnh mạch vành, thái độ hiểu biết và
can thiệp các nguy cơ của bệnh nhân tại tuyến tỉnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tiền cứu các bệnh nhân bệnh mạch vành
nhập khoa Tim mạch – Lão khoa bệnh viện Ninh Thuận từ 4/2001- 5/2002 được khảo sát các
yếu tố: Cao huuyết áp. BMI, rối lọan lipit máu, tiền căn gia đình có bệnh tim mạch, hút thuốc,
tiểu đường, và thái độ hiểu biết điều trò một số yếu tố nguy cơ trên.
Kết qủa nghiên cứu: 230 bệnh nhân bệnh mạch vành được khảo sát: nam 99, nữ 131.

Trò số trung bình các yếu tố : tuổi 70 ± 7,98, Huyết áp tâm thu 162,5 ± 33,8 mmHg, Huyết áp
tâm trương 90, 1 ± 14,3 mmHg. BMI 21,89 ± 3,1. Glucose máu 120,7 ± 50,8 mg/dl.
Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ : Cao huyết áp (84,8%) đa số tăng HA giai đoạn II- III ( 71,3%), thuốc
lá (35,7%), béo phì (16,9%), RL lipit máu (65,2%) chủ yếu tăng CT và TG. Tiền sử gia đình
(10,9%) , đái tháo đường (27,8%).
Tỉ lệ hút thuốc lá cao ở nam so với nữ ( 72,7% vs 7,6% ) và béo phì chủ yếu xảy ra ở nữ
(21,38% vs 11,1% ), ( p< 0,05) . Tất cả ( 100% ) bệnh nhân có yếu tố nguy cơ và bệnh nhân có
từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên (76,5%).
Sự hiểu biết và điều trò các yếu tố trên : Số bệnh nhân nhận biết cao huyết áp (67,2%), tiểu
đường (28,1%) và đại đa số không được theo dõi điều trò (72,5%), đối với bệnh nhân rối RL
lipit máu chỉ (9,33%) được điều trò. Nguyên nhân do nhận thức không đầy đủ về các yếu tố nguy
cơ trên cũng như hòan cảnh kinh tế của bệnh nhân không thể theo đuổi chế độ điều trò thích
hợp.
Kết luận : Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành là cao huyết áp, rối lọan lipit máu,
hút thuốc lá và đái tháo đường; béo phì và tiền sử gia đình chiếm tỉ lệ ít. Tất cả bệnh nhân bò
bệnh mạch vành trong nhóm nghiên cứu đều có yếu tố nguy cơ và đa số bệnh nhân có 3 yếu tốâ
nguy cơ phối hợp trở lên chứng tỏ nguy cơ tim mạch của bệnh nhân rất cao. Nhưng sự phát
hiện và nhận thức về việc điều trò các yếu tố này còn quá ít cho thấy đây là vấn đề đầy thử
thách đối với chúng ta trong chiến lược phòng ngừa và điều trò các yếu tố nguy cơ của bệnh tim
mạch trong cộng đồng. Ngành y tế cần có những chương trình truyên truyền vá giáo dục cho
cộng đồng hiểu biết về các yếu tố nguy cơ, đồng thời có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ và
giúp đỡ điều trò các bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường và rối lọan lipit máu.







3

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN
Ở BỆNH NHÂN MÁU CƠ TIM CẤP
( STUDING CONDUCTION DISTURBANCES IN PATIENTS
WITH ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION)
BS CK II Nguyễn Thò Thêm

SUMMARY:
It is known that left ventricular dysfunction and the presence of ventricular arrhythmias are
major determinants of prognosis in patients with acute myocardial infarction ( AMI). However,
little is known about the relationship between conduction disturbances with AMI. To determine
the incidence, the influences of some factors and the immediate prognosis of these disturbances
in AMI, sixty-three admissions in Cardiovarcular Ward - ChoRay Hospital with AMI examined by
Holter monitoring in 48 hours and after 7 days of onset. The results: There were 29 patients
demonstrating at least one of some disturbance ( 46%) : Atrioventricular block ( 26,9%): first-
degree

AV block ( 12,6%), type 1 second - degree AV block (14,3%), type II second - degree AV
block ( 3,2%), third- degree AV block ( 20,6%). Bundle - Branch block ( 22,2%): RBBB (14,3%) ,
LBBB ( 7,9%), and SA block ( 7,9%).
Atrioventricular block was significantly more common in posterior than in anterior myocardial
infarction and there was little association between age, sex, severe heart failure, thrombolysis
with these disturbances. In the contrary, the development of Bundle - Branch block and SA block
signified an extensive anterior infarction and closely related to the severe heart failure .
The mortality rate in patients having AV block or SA block: first- degree ( 12,5%), second-
degree (27,3%), third- degree ( 30,7%), SA Block (40%). This rate was little different with that
for those without complication while patients having BBB or combined with AV block had a
higher mortality rate: RBBB (44,4% ) LBBB ( 60%), AV block - BBB ( 66,6%) ( P<00,5). The
mortality rate of conduction disturbance was greater in those with increasing age, severe heart
failure or anterior infarction.
As comparing the first 48 hours to after 7 days of onset, the incidence of AV- block reduced

significantly ( first degree 8,3%; second degree 2,7%; third degree 2,7%) but BBB and SA
block did not ( RBBB 5,5%; LBBB 4,4% ; SA block 2,7%, P >0,05)


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấùp là một thể bệnh nặng cuả động mạch vành, bệnh có thể gây ra
nhiều biến chứng nguy hiểm và tử vong cao. Các nguyên nhân chính gây tử vong trong NMCT
cấp thường do choáng tim và rối loạn nhòp (RLN) thất đã được xác đònh rõ. Tuy nhiên các
nghiên cứu về ảnh hưởng RLDT đến tiên lượng ở bệnh nhân NMCT cấp vẫn còn ít tại nước ta.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm:
1- Đánh giá tỉ lệ các RLDT trong NMCT cấp.
2- Tìm hiều liên quan giữa RLDT với một số yếu tố nguy cơ lâm sàng, cận lâm sàng và điều
trò.
3- Ý nghóa tiên lượng của các RLDT trong NMCT cấp
4. Sự biến đổi của các RLDT theo thời gian của NMCT .

4
II. ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: gồm 63 bệnh nhân NMCT cấp nhập viện khoa Tim Mạch Bệnh viện
Chợ Rẫy trong 48 giờ đầu từ tháng 11/1998 đến tháng 02/2000. Chẩn đóan dựa vào các tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Bệnh nhân có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng sau: Cơn đau thắt
ngực, điện tâm đồ có hình ảnh nhồi máu cơ tim, tăng hoạt độ các men chủ yếu Troponin T, CK
và / hoặc isoenzyme CK -MB.
-Các bệnh nhân NMCT cấp được thu thập các dữ liệu lâm sàng, tình trạng tử vong, làm các xét
nghiệm và các thăm dò điện tâm đồ thông dụng ( ĐTĐTD), ĐTĐ Holter, siêu âm tim.
- Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp mô tả tiền cứu
- Hệ thống ĐTĐ Holter gồm hệ đọc và hệ ghi Quickscan 3300- Quickcorder 1200 do hãng
Fukuda M-E Kyogyo Co, LTD cung cấp. Thời gian ghi 24h.
- Phương pháp thống kê: Tính trò số trung bình và độ lệch chuẩn, các phép kiểm t - test và
χ

2 −
test

có ý nghóa thống kê khi P< 0,05.
III. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN:
- Số bệnh nhân 63 , tuổi trung bình 64+
13. Nam 47, nữ 16
- Tỉ lệ tử vong 20,6%: Choáng tim 38,4%; RLN 23,1%; Phù phổi cấp 15,4%; Hở 2 lá cấp
7,7%; Thủng vách liên thất 7,7%; Tai biến mạch máu não 7,7%
- EF %: 49 +
14. Men CK tối đa ( U/L) 2210 + 1767.
- Vò trí nhồi máu: Trước vách 12,8%, Trước mỏm 9,5%,Trước bên 1,6% ,Trước rộng 30,3%,
Thành sau 31,7%,Trước và sau: 6,3%, NM không Q: 6,3%.
2. CÁC RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN

Bảng 1:.Tần số các rối lọan dẫn truyền
Loại rối loạn dẫn truyền Tần số Tỉ lệ %

RLDT chung
Bloc nhó thất
-Bloc nhó thất độ I
-Bloc nhó thất độ II Typ 1
-Bloc nhó thất độ II Typ 2
-Bloc nhó thất độ III
Bloc nhánh
-Bloc nhánh P
-Bloc nhánh T
Bloc xoang nhó


29
17
8
6
2
13
14
9
5
5


46
26,9
12,6
14,2
3,1
20,6
22,2
14,2
7,9
7,9
- Rối loạn dẫn truyền nhó thất ( BAV) có 17 ca, Bloc AV III chiếm đa số và 10 ca có
trên 2 bloc.
- Đối với bloc trong thất thì bloc nhánh P chiếm tỉ lệ cao hơn . Có 4 cas phối hợp cả
BAV và bloc nhánh.

- 3. LIÊN QUAN RỐI LỌAN DẪN TRUYỀN VỚI CÁC YẾU TỐ:



5
Bảng 2 : Liên quan giữa RLDT với các yếu tố .
CK U/L ( %) Tuổi (%) Giới (%)
RLDT
<
2000 > 2000 <60 >60 Nam Nữ

BAV I
BAV II
BAV III
Bloc nhánh P
Bloc nhánh T
Bloc xoang nhó.

15
20
20
10
0
5


11,6
16,2
20,9
16,2
11,6
9,3



10
20
25
15
5
5


14
16,2
18,6
13,9
9,3
9,3


12,7
19,1
23,4
12,7
10,6
10,6


12,5
12,5
12,5
18,8
0

0
- Không khác biệt tó lệ các RLDT giữa các nhóm tuổi cũng như giới và nồng độ tối đa
men CK.
- Bloc nhánh và Bloc xoang nhó có xu hướng tăng khi nồng độ tối đa men CK >
2000U/L so với nhóm có nồng độ men thấp hơn .

Bảng 3: Liên quan RLDT và vò trí nhồi máu
RLDT
Trước
vách
8

Trước
mỏm
6
Trước
Bên
1
Trước
rộng
19

Thành
sau
21
Trứơc và
sau
4

NNM

không Q
4

BAVI
BAV II
BAV III
Bloc nhánh P
Bloc nhánh T
Bloc X-Nhó

1
1
2
1
1
1

0
1
0
0
0
1

0
0
0
0
0
0


1
1
2
4
3
2

6
8
9
2
0
1

0
0
0
1
1
0

0
0
0
1
0
0

- Các BAV chủ yếu xảy ra ở thành sau cao hơn hẳn thành trươcù ( 61,9% vs 11,8%)

- Tỉ lệ các Bloc nhánh cao ở thành trước ( 28,2% vs 8,7%)
(P<0,05)
-


Bảng 4. Rối loạn dẩn truyền và suy tim:


6
Rối loạn dẩn truyền Killip I
( %)
Killip II
(%)
Killip III
(%)
Killip IV
(%)
P*

BAV I
BAV II
BAV III
Bloc nhánh P
Bloc nhánh T
Bloxc xoang nhó

10
10
10
10

0
1

8,3
16,6
25
8,3
4,2
4,2


25
33,3
41,7
33,3
16,7
25

14,3
14,3
0
28,6
28,6
1

NS
NS
NS
< 0,05
<0,05

<0,05

- Bệnh nhân thuộc nhóm Killip III- IV có bloc xoang nhó và bloc nhánh cao so với
nhóm Killip I-II. Tần suất các BAV không khác nhau giữa các nhóm suy tim .

Bảng 5. RLDT và điều trò tiêu sợi huyết.

RLDT Dùng TSH Không dùng TSH Giá trò P
BAV I
BAV II
BAV III
Bloc nhánh P
Bloc nhánh T
Bloc xoang nhó.
13,3
20
20
6,7
6,7
6,7
12,5
16,7
20,8
16,7
8,3
8,3
NS
NS
NS
NS

NS
NS

- Không có sự biệt về tỉ lệ RLDT ở nhóm dùng và không dùng tiêu sợi huyết.

Bảng 6. Tỉ lệ tử vong của các Rối lọan loạn dẩn truyền :

RLDT Nhóm có RLDT (%) Không có RLDT (%)

P*

BAV I
BAV II
BAV III
BAV III- bloc nhánh
Bloc nhánh P
Bloc nhánh T
Bloc xoang nhó


12,5
27,3
30,7
66,6
44,4
60
40


21,8

19,2
18
18,3
16,6
15,5
18,9

NS
NS
NS
< 0,05
< 0,05
<0,01
NS

.
- Các BAV độ II- III, Bloc xoang nhó tuy có làm tăng tỉ lệ tử vong so với nhóm bệnh
nhân không bò RLDT nhưng chưa có ý nghóa thống kê.
-Các bệnh nhân có bloc nhánh, BAV III kèm bloc nhánh có tỉ lệ tử vong cao hơn nhóm
còn lại có ý nghóa (P < 0,05)


7
Bảng 7. Sự tương quan giữa RLDT - Tử vong và các yếu tố
:
Yếu tố BAV III
Tử vong =4

Bloc nhánh
Tử vong = 8

Bloc xoang nhó
Tử vong =2
Tuổi > 60
Tuổi <
60
3 (37,5%)
1 (20,0%)
7 (70%)
1 (33,3%)
2 (50%)
0
Thành sau
Thành trước
Trước +sau
1 ( 11,1%)
3 ( 75%)
-
1 (50,0%)
6 (66,6%)
1 ( 100%)
0
1 (33,3%)
1 (100%)
Killip I-II
Killip III-IV
1 ( 12,5%)
3 (60,0%)
1 (33,3%)
7 ( 70%)
0

2 (66,6%)


Bảng 8.Tỉ lệ RLN cuả NMCT trong cấp và bán cấp.

Rối loạn nhòp NMCT 48giờ NMCT > 7 ngày Giá trò P
RLDT chung
BAV I
BAV II
BAV III
Bloc nhó thất
Bolc nhánh
Bloc nhánh P
Bloc nhánh T
Bloc xoang nhó
46
12,6
17,4
20,6
26,9
22,2
14,2
7,9
7,9

27,7
8,3
2,7
2,7
11,1

10,3
5,5
4,4
2,7
< 0,05
NS
<0,01
<0,01
<0,05
NS
NS
NS
NS



IV. BÀN LUẬN
:
♦ Qua nghiên cứu RLDT ở bệnh nhân NMCT cấp chúng tôi ghi nhận:

- Các RLDT chung chiếm tỉ lệ 46%. Trong đó Bloc nhó thất : chiếm tỉ lệ 26,9%: BAV độ I
(12,6%), BAV độ II Type I (14,2%) , BAV độ II Typ II ( 3,1%). BAV độ III ( 20,6%). Theo
Braunwald và William H các tỉ lệ bloc nhó thất là : BAV I khoảng 4-15%, BAV II là 10% và
BAV Type II chỉ 2% và BAV III là 5-15%. Onodera-S nghiên cưú 123 bệnh nhân có 33 ca
BAV II và III, tỉ lệ 26,8%. Waalage nghiên cứu 539 bệnh nhân, có tỉ lệ bloc nhó thất là 25% và
trong đó BAV III là 10%. Lê đức Thắng : nghiên cứu 54 bệnh nhân, có 10 ca bò bloc nhó thất tỉ
lệ 18,5%: BAV I là 5,5%, BAV II là 1,9% và BAV III là 11,1% .
So sánh với Lê đức Thắng thì tỉ lệ các bloc nhỉ thất cuả chúng tôi đều cao hơn. Khi xét
về tỉ lệ chung của bloc nhỉ thất cuả chúng tôi là 26,9% thì không khác biệt. Riêng với BAV III
là 20,6% thì cao hơn các tác gỉa trên, theo Trần văn Huy với phương pháp ĐTĐ thông dụng

cũng đã phát hiện được 18,2%, do đó tỉ lệ cao của chúng tôi vẫn ở trong giới hạn cho phép.
Nhưng khi xét về BAV II-III thì tỉ lệ của chúng tôi là 28,5% gần bằng của Onodera.

8
- RLDT trong thất: Bloc trong thất: chiếm tỉ lệ 22,2%. Bloc nhánh P (14,2%). Bloc nhánh T :
(7,9%). Theo Braunwald và William thì tỉ lệ bloc trong thất là 15%, và bloc nhánh P là 2-3 lần
hơn bloc nhánh trái. Moreno-AM. nghiên cứu 684 bệnh nhân NMCT cấp, thì có 74 ca bò bloc
nhánh P, tỉ lệ 10,8%. Galcera nghiên cứu 1238 bệnh nhân, có 135 ca bloc nhánh P, tỉ lệ 10,9%.
Lê đức Thắng : tỉ lệ bloc trong thất là 11,1%. Như vậy tỉ lệ các bloc trong thất cuả chúng tôi có
cao hơn các tác gỉa đôi chút.
- Bloc xoang nhó: Bloc xoang nhó 5 ca , chiếm tỉ lệ 7,9%. So với Lê đức Thắng và Waalage thì
tỉ lệ này là 5,6% và 4% thì tỉ lệ có cao hơn.
♦ Sự liên quan giữa rối loạn nhòp và các yếu tố
.
* Bloc nhó thất: tỉ lệ bloc nhó thất gần tương tự giữa 2 nhóm lớn và trẻ tuổi và cũng không khác
biệt giữa 2 giới.
- Đối với vò trí : các bloc nhó thất xảy ra cả thành sau và thành trước, nhưng đa số bloc nhó thất
xảy ra ở thành sau, tỉ lệ là 61,9% so với thành trước là 11,8%. Nguyên nhân của bloc này là liên
quan đến vò trí tổn thương của cơ tim nhiều hơn. Hệ dẫn truyền nhó thất được cung cấp máu bởi
động mạch vành phải ( 60%) và nhánh xuyên sâu của động mạch vành xuống trước trái ( 40%)
và 90% trường hợp nhồi máu thành sau là do tắc động mạch vành phải vì vậy bloc nhó thất có
thể xảy ra ở nhồi máu thành trước hoặc sau nhưng chủ yếu là thành sau. Milton có 33% bloc
xảy ra ở thành sau và 21 % xảy ra ở thành trước, Jones có 43,8% ở thành sau và 12,7% ở thành
trước, tương tự các nghiên cứu bloc nhó thất đều xảy ra ở thành sau nhiều hơn thành trước.
- Trong nhiên cứu chúng tôi tỉ lệ các bloc nhó thất có tăng cao ở nhóm bệnh nhân có nồng độ
đỉnh cao của các men tim, và tình trạng suy tim, tuy nhiên chưa khác biệt có ý nghóa so với
nhóm ít suy tim hơn và có nồng độ men tim thấp hơn.
Tỉ lệ tử vong của BAV III là 30,7%, có làm tăng tỉ lệ tử vong nhưng chưa có ý nghóa so với
nhóm không bò bloc. Theo kết quả của các tác giảû khác tỉ lệ tử vong của BAV III là 33,3 - 60%.
Độ trầm trọng của bloc nhó thất còn liên quan đến vò trí của nhồi máu. Khi bệnh nhân bò BAV

II-III ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim thành sau thì gần 95% bệnh nhân có cải thiện. Theo Milton
tỉ lệ tử vong cuả BAV III là 22%. Wallage tìm thấy tử vong 76% ở bệnh nhân BAV III với nhồi
máu thành trước, và 23% với nhồi máu thành sau. Tỉ lệ tử vong thành trước cuả chúng tôi là
75% và thành sau là 11,1%. Do đó độ trầm trọng cuả bệnh cảnh liên quan nhiều đến vò trí thành
trước hơn là thành sau và tỉ lệ tử vong thấp này do đa số bloc nhó thất cuả chúng tôi xảy ra ở
thành sau ( 66,6% ).
* Bloc nhánh: Các RLDT trong thất tỉ lệ chung là 22,2%, gặp ở thành trước là 28,2% cao hơn
thành sau là 8,7% .
Bloc nhánh có khuynh hướng xảy ra cao hơn ở người lớn tuổi (24% so 13,6% ) tương tự về giới
thì xảy ra cao hơn ở nam. Tuy nhiên sự khác biệt chưa rõ sự khác biệt chưa rõ.
Trong đa số bệnh nhân phát triển bloc nhánh thường có nhồi máu cơ tim lan rộng, kèm theo các
dấu hiệu lâm sàng nặng và tiên lượng tử vong cao. Tỉ lệ bloc nhánh cuả chúng tôi tăng cao khác
biệt rõ ở nhóm bệnh nhân bò suy tim nặng. Ở nhóm có nồng độ men CK cao nhiều cũng thấy
có khuynh hướng xảy ra nhiều các bloc hơn.
Tỉ lệ tử vong cuả bloc nhánh P ( 44,4%), bloc nhánh T (60%) đều làm tăng tử vong so với nhóm
không có bloc. Khi hối hợp với các yếu tố tuổi, vò trí nhồi máu rộng, tình trạng suy tim nặng thì
tỉ lệ tử vong tăng lên gấp 3-5 lần,

9
* Bloc xoang nhó :
tỉ lệ là 7,9%. Có gia tăng ở nhóm người lớn tuổi và gặp nhiều ở nam hơn nữ.
Tương tự tỉ lệ có cao hơn ở û bệnh nhân nhồi máu rộng và thành trước, bò rối loạn chức năng thất
trái nặng và có nồng độ các men cao. Tỉ lệ tử vong là 40% có tăng hơn bệnh nhân không bò bloc
xoang nhó (18,9%) nhưng chưa có ý nghóa cần nghiên cứu với số lượng lớn hơn .
- Nghiên cứu ở bệnh nhân dùng thuốc tiêu sợi huyết: trong số 63 bệnh nhân có 15 cas được điều
trò thuốc tiêu sợi huyết gồm 12 Streptokinase và 3 Urokinase. Chúng tôi nhận thấy không có sự
khác biệt ý nghóa các tỉ lệ các RLDT giữa 2 nhóm.
♦Rối loạn nhòp trong NMCT giai đoạn bán cấp.
-Các RLDT nhó thất giảm hẳn trong giai đoạn sau, tỉ lệ BAV II, III (2,7% ) so với (17,4% và
20,6%) trong các ngày đầu. Trong 63 bệnh nhân vào viện sớm, có 15 ca bò bloc nhó thất độ II trở

lên, ngoài 4 ca tử vong, 2 ca phải đặt máy tạo nhòp tạm thời, các ca còn lại thì thoáng qua hoặc
đáp ứng với điều trò nội và chấm dứt hoặc chuyển về BAV I trong các ngày sau.
Bloc nhó thất thường là hậu quả sớm cuả NMCT, đa số xuất hiện ngay khi vào viện và chỉ tồn
tại trong vài ngày, chỉ 1 số rất ít kéo dài lâu hơn .
- Các Bloc nhánh trong giai đoạn sau (10,3%) so với NMCT trong 48 giờ đầu ( 22,2%) thì tỉ lệ
chỉ còn ½, nhưng chưa khác biệt rõ. Các nghiên cứu cho thấy trong các trường hợp bloc nhánh
thì chỉ có 50% là thoáng qua, còn lại thì kéo dài vónh viển, và thường kèm theo biến chứng suy
tim, loạn nhòp thất, tử vong cao trong bệnh viện (43,1% ) cũng như trong 1 năm sau khi ra viện
Như vậy ảnh hưởng của bloc nhánh trong NMCT cấp sớm có vai trò quan trọng trong tiên lượng
bệnh. .
V. KẾT LUẬN:
1,Tỉ lệ RLDT trong NMCT cấp là 46%:
+ BAV ( 26,9%) : BAV dộ I ( 12,6%), BAV độ II Mobitz I ( 14,7%) , Mobitz II ( 3,2%)
BAV độ III ( 20,6%).
+ Bloc nhánh 22,2%: bloc nhánh P 14,2%, bloc nhánh T 7,9%.
+ Bloc xoang nhó 7,9%ờc- Tuổi cao, giới ít ảnh hưởng đến RLN chậm và các RLDT.
2- Vò trí thành trước, kích thước nhồi máu và tình trạng suy tim có liên quan các RLDT trong
thất. Tổn thương vùng sau chủ yếu gây ra các RLDT nhó thất.
3- Tuổi, giới, tăng cao men CK, điều trò tiêu sợi huyết ít ảnh hưởng đến các RLDT.
4 Các RLDT trong thất có ý nghóa tiên lượng tử vong cao. Bloc xoang nhó có tỉ lệ tử vong gấp
1,5 lần so vơi tử vong chung. Các Bloc nhó thất ít ảnh hưởng đến tử vong.
5. Đa số các RLDT nhó thất giảm nhiều có ý nghóa so với các ngày đầu. Tuy nhiên các bloc
trong thất vẫn còn kéo dài .
Tài liệu tham khảo:

1 Trần Văn Huy. Rối loạn nhòp chậm tạm thời trong Cấp cứu tại tuyến tỉnh. Luận án phó tiến só
khoa học Y dược. ĐHYDTPHCM. 1994.
2- Lê đức Thắng . Nghiên cứu rối loạn nhòp tim do Nhồi máu cơ tim cấp bằng phương pháp ghi
điện tâm đồ liên tục 24 giờ. Luận án phó tiến só khoa học Y dược. Học viện Quân Y Hà Nội ,
1996.

3- Antman EM, Brauwald E, Acute myocardial infarction. Harrison’s Principles of internal
medicine.14
th
edition,1998:1352-1365.
4- Galcera -Tomas-J. Incidence, clinical characteristics, and prognostic significance of right
bundle branch block in acute myocardial infarction. Circulation,1997 Aug 1139-1144.

10
5-Halt.L Sinoatrial disease in acute myocardial infarction. Britain Heart J 1976, 38 : 410-414.
6-Hod-H. Bundle branch block in acute myocardial infarction. Eur- Heart- Journal ,1995 Apr,
16 (4), 471-477.
7-Jennifer Adgrey. Incidence, Significance, and Manageement of early acute Bradyarrhythmia
complication acute myocardial infarction. Lacet, 1968, 1097-1101.
8-Jones ME . Frequency and significance of conduction defects in acute myocardial infarction.
Am Heart J 1977, 94: 163-167.
9-Micheal C. Hinman. The clinical significance of Bundle Branch Block complicating acute
myocardial infarction. Ciculation 1978, October 58(4), 669-688.
10- Milton Hurwitz. Arrhythmias in Acute myocardial Infartion. Disease of the Chest.1974,
15(6), 616-626.
11-Moreno-AM. Incidence and pronostic significance of Right Bundle branch block in patients
with acute myocardial infaction. Int- J- Cardiol. 1997 Sep , 61( 2) : 135-141.
12-Onodera- S. Atrioventricular block in Acute inferior myocardial Infartion. Medline 1992.
13-Strasberg B. Effects of aminophylline on atrioventricularconduction in patients with late
atrioventricular block during inferior wall acute myocardial infarction Am J Cardiol1991, 67:
52-528.
17-Tans AC. Clinical setting and prognostic signiificance of high degree atrioventricular block
in acute inferior myocardial infarction. American Heart J. 1980, 99, 4-8.
18- Waallage G et al. Bradycardia in acute myocardial infarction. Circulation 1982, 45 704-722.
-Medline 90
19- William H.Kou. Conduction disturbances in acute myocardial infarction. Cardiac intensive

care.1998:247-254.


















11
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH .

BSCKII Nguyễn Thò Thêm và cs
Khoa Tim Mạch –Lão Học bệnh viện Ninh Thuận

ABSTRACT:

The aim of our study is to determine the prevalence of coronary risk factors, awareness,
attitude and practice of patients relating to these factors. We carried out a prospective study of

230 patients with coronary disease including 99 men, 131 women. The mean age was 70 ±7,98,
mean systolic bloob pressure 162±33 , mean diastolic blood pressure 90±14, mean BMI 21,89
±3,1, mean FBG 120,7 ±50. The prevalence of various coronary risk factors in the whole group
were : hypertension 84,8%, dyslipidemia 65,5%, smoking 35,7% diabetes 27,8%, obesity
16,9%, the previous family history of cardiovascular disease 10,9%.
Smoking was higher prevalence in men than in women ( 72,7% vs 7,6%), but obesity was
lower ( 11,1% vs 21,38%), respectively ( p<0,05). All patients ( 100%) had the risk factors
understudying and those with three or more of the risk factors were 76,5%.
The earlier awareness of patients in their hypertension ( 67,2%) and diabetes ( 28,1%), Most of
them were not followed up and controlled well ( 72,5%). Therw were only 9,33% the patients
with dyslipidemia treated. The reasons of these problems were due to the lack of information
and the patients’ poor economic situations. These findings indicate that the main risk factors
are hypertension, dyslipidemia , smoking and diabetes. There is an urgent need for physicians
to have a preventing campaign and control these coronary risk factors in public by helping
people have proper dietary advice, modify the local lifestyle, screen and treat at high –risk
groups for hypertension and others.

I
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bệnh động mạch vành do xơ mỡ là một trong những yếu tố quan trọng và tốn kém nhất ở các
nước công nghiệp, là nguyên nhân chính của tử vong cũng như tàn phế ở người già. Ởû các nước
đang phát triển chúng cũng đang nổi lên như là một vấn đề sức khỏe cộâng đồng đáng lưu ý.
Trong những thập niên qua, y học đã tập trung nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của các bệnh
xơ mỡ động mạch và đã nhận biết các yếu tố nguy cơ
:
- Các yếu tố nguy cơ không thể tác động được như tuổi, giới, yếu tố gia đình.
- Phần lớn các yếu tố nguy cơ có thể tác động được : béo phì , thuốc lá, tăng huyết áp,
RLLP máu, tiểu đường, ít vận động thể lực.
Các yếu tố nguy cơ này thường không đơn độc mà thường phối hợp với nhau, sự tồn tại càng
nhiều yếu tố trên một bệnh nhân càng làm gia tăng rỏ rệt nguy cơ bệnh. Các nghiên cứu đã

chứng minh khi tác động vào các yếu tố nguy cơ này qua các chương trình giáo dục, điều trò đã
hạ thấp bệnh suất cũng như tử suất của bệnh động mạch vành.

12
Tại Việt nam cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và xã hội, tỉ lệ bệnh động mạch vành
ngày càng có xu hường gia tăng, chúng tôi khảo sát những yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành
nhằm các mục tiêu sau:
-Tìm hiểu đặc điểm các nguy cơ bệnh động mạch vành tại điạ phương.
-Tìm hiểu tình hình hiểu biết và can thiệp một số nguy cơ trên .
- Đề xuất một số biện pháp ngăn ngừa nguyên phát và thứ phát bệnh động mạch vành
trong hoàn cảnh của chúng ta.
II. ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
A. Đối tượng nghiên cứu:
Các bệnh nhân nhập viện khoa nội Tim mạch -Lão học bệnh viện Ninh Thuận từ 4/2001 –
5/2002, được chẩn đoán bò bệnh động mạch vành chủ yếu dựa vào lâm sàng và ECG, một số
trường hợp có bổ sung thêm siêu âm tim. Các bệnh nhân được khảo sát :
- Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI): béo phì nam BMI >
25 và nữ BMI > 23.
- Huyết áp phân loại theo JNC 1997. Đái tháo đường (ĐTĐ): đường máu lúc đói >
126mg/dl
hoặc đường máu bất kỳ >
200mg/dl.
- Tình trạng hút thuốc lá.Tiền căn gia đình có cha mẹ, con cái hay anh chò em ruột bò bệnh
động mạch vành, cao huyết áp, tai biến mạch máu não.
- Tiền sử cá nhân bệnh tiểu đường, huyết áp, rối loạn Lipid máu và theo dõi điều trò.
B. Phương pháp mô tả tiền cứu. Phương pháp thống kê y học thông thường .
III. KẾT QỦA.
Tổng số có 230 bệnh nhân bệnh động mạch vành được khảo sát. Nam 99: 43,04%. Nữ 131: tỉ lệ
56,96%.


Bảng 1: Trò số trung bình các yếu tố :
Nam Nữ Chung
Tuổi 71, 1 ± 7,90 69,8 ± 8,03 70 ± 7,98
Huyết áp tâm thu ( mmHg) 161,5 ± 35,1 162,7 ± 32,6 162,5 ± 33,8
Huyết áp tâm trương (mmHg) 89, 9 ±14,9 90,3 ±13,6 90, 1 ± 14,3
BMI 21,8 ± 3,0 22,0 ±3,4 21,89 ± 3,1
Glucose máu( mg/dl) 124,15 ± 58,5 116,9 ± 41,7 120,7 ± 50,8

Bảng 2: Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ:
Nam (%) Nữ(%) Chung (%)
Cao huyết áp 81,8 87,1 84,8
Thuốc lá 72,7 7,6* 35,7
Béo phì 11,1 21,38* 16,9
Rối loạn Lipid máu 60,6 68,7 65,2
Tiền sử gia đình 9,9 12,2 10.9
Đái tháo đường 28,3 27,5 27,8
Trong các yếu tố nguy cơ thì cao huyết áp và rối loạn lipid máu là 2 yếu tố nguy cơ chính .
Tó lệ hút thuốc lá chủ yếu ở nam giới, nữ giới có tỉ lệ thừa cân nhiều hơn.( p< 0,05)


13

Bảng 3: Sự phân bố theo số lượng yếu tố nguy cơ:

Số lượng YTNC 1 2 3 4 5 6
NAM 0% 16,2% 30,3% 30,3% 21,2% 2,0%
NỮ 0% 29,1% 31,3% 26,7% 12,9% 0%
CHUNG 0% 23,5% 30,9% 28,3% 16,5% 0,8%
- Tất cả bệnh nhân đều có yếu tố nguy cơ, riêng số bệnh nhân có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên
chiếm 76,5%.

-
Hình 1: Tỉ lệ cao huyết áp:





Bảng 4: Nồng độ Lipid máu:
Nam Nữ Chung
TC ( mg/dl) 193,19 ± 49,01 200,51 ± 53,51 197,18± 50,97
TG ( mg/dl) 183,55± 88,33 187,12 ± 85,28 185,53 ±86,63
LDL-C ( mg/dl) 126,86 ± 47,51 127,89± 47,09 127,42 ± 47,21
HDL- C ( mg/dl) 37,15 ± 9,51 38 ± 9,30 37,61±9,41






14
Bảng 5:
Tỉ lệ bệnh nhân bò rối loạn LIPID máu:
Nam ( %) Nữ (%) Chung (%)
TC >200mg/dl 44,4 52,6 49,1
TG > 200mg/dl 38,4 40,5 39,6
LDL-C > 130 mg/dl 36,4 38,4 37,5
HDL- C < 35mg/dl 29,3 24,4 26,5
Tỉ lệ RLCH lipid chung là 65,2%, Tăng TC và TG là chủ yếu.
Bảng 6: Sự hiểu biết và điều trò các yếu tố nguy cơ:
Cao huyết áp (%) Tiểu đường ( %)

Không biết 32,8 71,9
Biết có yếu tố NC
Theo dõi điều trò thường xuyên
Không theo dõi điều trò
67,2
27,5
72,5
28,1
27,7
72,2
- Số bệnh nhân biết cao huyết áp tỉ lệ khá cao 67,2%. Tỉ lệ bệnh nhân được theo dõi điều trò
các yếu tố nguy cơ trên còn qúa thấp.
- Rối loạn Lipid máu: số bệnh nhân được điều trò thuốc 14/150 = 9,33%.
IV. BÀN LUẬN
-Bệnh nhân mạch vành ở người cao tuổi của chúng tôi gặp ở nữ hơn nam giới. Tổng kết của
chúng phù hợp với nhiều tác gỉa và nghiên cứu Framingham tỉ lệ bệnh gặp đa số nam giới ở
tuổi trung niên, nhưng sau 55 tuổi thì xuất độ bệnh ưu thế ở nữ nhiều hơn.
-Về các yếu tố nguy cơ: các nguy cơ quan trọng ở 2 giới là cao huyết áp, rối loạn lipid máu,
riêng giới nam thì thuốc lá cũng là yếu tố chính. Đái tháo đường, béo phì, tiền sử gia đình có
bệnh tim mạch gặp ít hơn .
* Cao huyết áp: tỉ lệ CHA trong nghiên cứu 84,8%, đa số bệnh nhân có CHA giai đọan II trở
lên ( 71,3% ) cao hơn các tác gỉa. Có thể vì nhóm bệnh nhân của chúng tôi có tuổi cao hơn,
ngoài ra đặc điểm của đòa phương đa số dân vùng biển với thói quen ăn mặn, và việc theo dõi
điều trò còn qúa ít, kiểm soát huyết áp chưa tốt .
Bảng 8. So sánh với các tác gỉả
CHA RLLP Thuốc

ĐTĐ Béo
phì
TS gia

đình
Nghiên cứu 84,8 65,2 35,7 27,8 16,9 10,9
Nguyễn T Ngọc Dung 49,8 53 34,7 16,2 16,5 9,6
Phan T Liên Chi 48,4 71 67,8 3,2 12,9 3,2
Đỗ Doãn Lợi 64,3 35,7 14 7,1 2,4
Lưu Hữu An 32,7 82,8 20,4 6,8 18,8
Trương Quang Bình 40,8 66,59 5,88 11.49
* Rối lọan Lipid máu: là yếu tố nguy cơ quan trọng thứ hai sau CHA. So sánh với nghiên cứu về
RLLP máu ở nhóm bệnh nhân mạch vành của chúng tôi với người VN bình thường của Phạm thò
Mai ( CT 177mg/dl, TG 120 mg/dl, HCL-C 51mg/dl, LDL- C 101mg/dl ) và nhóm người cao
tuổi của Phan Huy Phước, bệnh nhân của chúng tôi có RLLP máu rõ. Tỉ lệ bệnh nhân bò RLLP
chung của chúng tôi không khác các nghiên cứu về bệnh mạch vành. Đa số bệnh nhân có rối

15
loạn Lipid hổn hợp mà chủ yếu là tăng TC và TG có thể do tập quán ăn uống của người dân
Việt Nam chính là gạo, thực phẩm nhiều mỡ động vật. Gần đây chúng ta có khuynh hướng
dùng dầu thực vật nhưng những bệnh nhân trong tổng kết này là người lớn tuổi do đó với chế độ
ăn mỡ động vật kéo dài từ nhiều năm vẫn là nguyên nhân chính. Trong điều kiện chi phí xét
nghiệm và gía cả thuốc men còn qúa đắt, đa số bệnh nhân của chúng tôi chỉ được phát hiện có
RLLP máu tại bệnh viện và việc can thiệp bằng thuốc còn qúa ít, chỉ 14/150 bệnh nhân được
diều trò với thuốc Lypanthyl tại bệnh viện nhưng sau khi ra viện thì không được theo dõi tiếp.
* Về thuốc lá: chủ yếu bệnh nhân là nam giới, mặc dù nhận biết về tầm nguy hiểm của thuốc lá
với sức khỏe và có mong muốn bỏ thuốc lá nhưng tỉ lệ hút thuốc của chúng tôi vẫn còn cao.Tỉ lệ
hút thuốc là ở nam 72,7% so với nữ 7,6% phù hợp với tập quán của nước ta phụ nữ ít hút thuốc
hơn nam giới.
*Đái tháo đường: bệnh nhân gìa nếu so với người trẻ cùng mức độ rối loạn đường huyết thì
người gìa xuất hiện biến chứng tim mạch sớm hơn và nặng nề hơn. Việc kiểm soát đường huyết
không tốt làm tăng nguy cơ bệnh mạch máu lớn và mạch máu nhỏ của bệnh. Nhóm bệnh nhân
của chúng tôi có tỉ lệ ĐTĐ cao hơn hẳn các các gỉa, điều này cho thấy ngoài 3 nguy cơ chính kể
trên thì ĐTĐ là nguy cơ đáng ngại của đòa phương chúng tôi.

*. Trò số BMI của nhóm nghiên cứu là 21,89 cao hơn BMI trung bình của người Việt Nam
trưởng thành là 18,5. Tăng cân làm tăng rối loạn Lipid và tăng đường huyết và tăng huyết áp và
tỉ lệ béo phì ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Stampfer và cs thấy ở người trung niên và cao
tuổi có BMI 25-29 nguy cơ mạch vành lớn hơn 70%. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy
BMI từ 22 trở lên là nguy cơ của cao huyết áp. Bệnh nhân nữ có BMI trung bình 22 và tỉ lệ béo
phì 21,38% cao hơn nam giới. Béo phì là yếu tố nguy cơ cần lưu ý ở phụ nữ.
*Tiền sử gia đình được khảo sát chủ yếu dựa vào khai thác bệnh nhân hoặc người nhà, cũng
như các nghiên cứu khác trong nước chúng tôi nghó chưa được đánh gía đúng mức và tỉ lệ tương
đối thấp so với các nghiên cứu nước ngòai vì bản thân người bệnh còn chưa hiểu biết và quan
tâm về tình trạng bệnh lý của mình nên chưa nhận biết đầy đủ về tình trạng bệnh của thân
nhân mình được.
* Số lượng các yếu tố nguy cơ: trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu 100% có yếu tố nguy cơ của
bệnh, cao hơn tỉ lệ của BS Ngọc Dung 89,68%, nhưng phù hợp với BS Liên Chi và các tác gỉa
khác từ 97% -100%. Trên một bệnh nhân có thể có ít nhất từ 2- 6 yếu tố nguy cơ. Càng nhiều
yếu tố nguy cơ thì khả năng bệnh càng cao, hơn 3/4 bệnh nhân chúng tôi có từ 3 yếu tố nguy cơ
trở lên là vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm nhiều.
* Số bệnh nhân nhận biết về tình trạng CHA chiếm tỉ lệ khá cao so với các nghiên cứu (67,2%).
Tuy nhiên ít người được phát hiện ĐTĐ và rối loạn Lipid máu trước đó. Đại đa số không thể đủ
điều kiện được theo dõi và điều trò hợp ly.ù Tại đòa phương số đối tượng thường xuyên được
theo dõi điều trò là những bệnh nhân có bảo hiểm y tế và những bệnh nhân có đời sống kinh tế
cao, còn hầu hết bệnh nhân chỉ dùng thuốc hoặc đến khám bệnh khi có triệu chứng hoặc biến
chứng .
VI. KẾT LUẬN
Khảo sát các yếu tố nguy cơ 230 bệnh nhân bệnh động mạch vành chúng tôi nhận thấy:
- Tó lệ bệnh động mạch vành ở người cao tuổi xu hướng xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.
- Các yếu tố nguy cơ chính là CHA (84,8%), rối loạn Lipid máu (65,2%), hút thuốc lá (35,7%)
và đái tháo đường ( 27,8%) . Béo phì và tiền sử gia đình có bệnh tim mạch chiếm tỉ lệ ít hơn.

16
Điều này nhắc nhở các thầy thuốc chúng ta khi điều trò các bệnh nhân mạch vành, ngòai việc

điều chỉnh huyết áp cần quan tâm phát hiện, điều trò các rối loạn Lipid máu và tiểu đường cho
bệnh nhân.
- Các bệnh nhân cao tuổi thường có nhiều yếu tố nguy cơ phối hợp. Số bệnh nhân có từ 3 yếu tố
nguy cơ trở lên là 76,5% cho thấy nguy cơ tim mạch của bệnh nhân tại đòa phương rất cao .
-Đa số bệnh nhân không hiểu biết và không đủ điều kiện để được phát hiện và theo dõi điều trò
các yếu tố nguy trên.
V. ĐỀ XUẤT: Với những kết qủa nghiên cứu trên chúng tôi có một số đề xuất sau:
- Cần có chương trình truyên truyền giáo dục cho cộng đồng hiểu biết về bệnh động mạch
vành và các yếu tố nguy cơ của bệnh.
- Vận động nhân dân không hút thuốc lá, bệnh nhân ngừng thuốc lá. Khuyến khích thói quen
giảm ăn mặn, thay chất béo no bằng dầu thực vật và có chế độ vận động thể lực hợp lý.
- Trong tình hình việc phát hiện và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch cho cả cộng đồng
còn là vấn đề khó khăn ở nước ta. Đối với bệnh nhân động mạch vành phải tầm soát và
điều trò các yếu tố nguy cơ. Cần lưu ý tầm soát thêm ở các đối tượng có nguy cơ cao như
thân nhân của người bệnh và ở nhóm người cao tuổi. Người trưởng thành bình thường cần
kiểm tra huyết áp mỗi 2 năm.
- Ngành y tế có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ và giúp đỡ các bệnh nhân bò cao huyết áp, tiểu
đường và rối loạn lipide máu bằng cách hướng dẫn các biện pháp tíêt thực, tập luyện và
điều trò thuốc men.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Trương Quang Bình : Nghiên cứu rối loạn Lipid và Lipoprotein ở bệnh nhân bò bệnh động
mạch vành. Luận án tiến só Y Học 2001
- Phạm Thò Liên Chi: Nhận xét về biến đổi Lipoprotein huyết thanh ở bệnh nhân thíêu máu
cơ tim. Kỷ yếu công tình khoa học bệnh viện Thống Nhất 1990
- Nguyễn Thò Ngọc Dung : Khảo sát những yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân bò động mạch vành.
Tóm tắt báo cáo khoa học hội nghò chuyên ngành Tim Mạch 11/1997
- Tô Văn Hải: các yếu tố nguy cơ ở người tăng huyết áp tại khoa Tim mạch bệnh viện Thanh
Nhàn. Kỷ yếu tòan văn các đề tài nghiên cứu khoa học . Đại hội Tim Mạch quốc gia Việt
Nam thứ IX.
- Phạm Thò Mai : Rối lọan Lipid máu ở những người có các yếu tố nguy cơ. Y Học thực hành

số 6/1997.
- Phan Huy Phước: Khảo sát rối loạn chuyển hóa Lipid máu ở người cao tuổi. Hội nghò
chuyên nghành Tim mạch và Tăng huyết áp lần thứ V.
- AHA Medical/ Scientific Statement : Guide to Primarry Prevetion of Cardiovascular
Diseases. Circulation 1997.
- Jee- SH, Kim-IS: Prevalence of cardiovascular risk factors in South Korean adults.
- Am-J- Cardiol 1998 Feb.
- Simmons-G : Cardiovascular disease risk factors in 65-84 year old men and women . Am J
Epidemiol 1989.



17






























18



















×