Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

TUỔI TRẺ ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI CƠ SỞ II RÈN ĐỨC, LUYỆN TÀI; XUNG KÍCH, SÁNG TẠO; TỰ TIN, CHỦ ĐỘNG CHUNG TAY XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG VÀ ĐẤT NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.36 KB, 33 trang )

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
GIAO THÔNG VẬN TẢI - CƠ SỞ II






VĂN KIỆN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI – CƠ SỞ II
NHIỆM KỲ VI (2012 – 2014)



“TUỔI TRẺ ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI CƠ SỞ II
RÈN ĐỨC, LUYỆN TÀI; XUNG KÍCH, SÁNG TẠO; TỰ TIN, CHỦ ĐỘNG
CHUNG TAY XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG VÀ ĐẤT NƯỚC”




Trang 1
MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT – KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ V 2
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI V (2009 – 2012) 2
1. Công tác giáo dục của Đoàn 2
2. Hoạt động phong trào 5


3. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn, công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
và các đoàn thể nhân dân 10
B. MỘT SỐ HẠN CHẾ 13
1. Trong công tác giáo dục 13
2. Trong công tác xây dựng tổ chức 13
3. Trong phong trào thi đua, tình nguyện 13
4. Trong công tác tham mưu, chỉ đạo của Đoàn 14
C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NHIỆM KỲ V (2009 - 2012) 14
D. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 15
1. Nguyên nhân 15
2. Bài học kinh nghiệm 16
E. ĐÁNH GIÁ CHUNG 17

PHẦN THỨ HAI – PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ VI 19
A. TÌNH HÌNH CHUNG 19
B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG 19
1. Mục tiêu 19
2. Nhiệm vụ chung 20
3. Nhiệm vụ trọng tâm 20
4. Khẩu hiệu hành động 21
C. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 21
1. Công tác giáo dục 21
2. Phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ ĐH Giao thông Vận tải – Cơ sở II 23
3. Công tác xây dựng Đoàn và tập hợp Thanh niên 25
D. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO 28
E. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NHIỆM KỲ VI (2012-2014) 28

PHẦN THỨ BA – BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM BCH NHIỆM KỲ V 29
I. KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO 29
1. Về quan điểm chỉ đạo: 29

2. Về nội dung và phương pháp chỉ đạo: 29
3. Kết quả chỉ đạo: 30
II. KIỂM ĐIỂM THỰC HIỆN QUY CHẾ BAN CHẤP HÀNH 30
III. KIỂM ĐIỂM BAN THƯỜNG VỤ 30
IV. HẠN CHẾ 31
Trang 2
PHẦN THỨ NHẤT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐOÀN TRƯỜNG
NHIỆM KỲ V (2009 – 2012)

A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐOÀN TRƯỜNG NHIỆM
KỲ V (2009 – 2012)
Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH GTVT - Cơ sở II lần thứ V
quyết định mục tiêu công tác Đoàn và phong trào thanh niên Trường trong giai đoạn
2009 - 2012 là “Tuổi trẻ Đại học GTVT Cơ sở 2 phát huy truyền thống đơn vị anh
hùng lao động, rèn đức, luyện tài, sáng tạo và cống hiến”. Trong 3 năm qua, các chỉ
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp do Đại hội đề ra được các cấp Đoàn trong toàn trường triển
khai thực hiện và đạt được những kết quả cơ bản như sau:
1. Công tác giáo dục của Đoàn, xây dựng thế hệ trẻ trường Đại học Giao thông
Vận tải (GTVT) văn minh, thanh lịch.
Nhiệm vụ quan trọng của Đoàn trường là xây dựng và định hướng cho thế hệ trẻ
Đại học GTVT có ý thức công dân, trau dồi lý tưởng cách mạng, có lối sống đẹp, sức
khỏe tốt, tri thức cao, tay nghề giỏi, giàu nhiệt huyết sáng tạo và tinh thần tình nguyện;
khơi dậy niềm tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống lịch sử,
bản sắc văn hóa Việt Nam, biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
1.1. Trong nhiệm kỳ 2009 - 2012, hoạt động giáo dục truyền thống cho Đoàn viên
sinh viên được triển khai rộng rãi, trọng tâm là tuyên truyền, giáo dục về truyền thống
dân tộc và cách mạng, truyền thống của Đảng, của Đoàn, truyền thống hào hùng của hơn
20 năm xây dựng và phát triển Cơ sở II - Trường Đại học GTVT đã góp phần củng cố
niềm tin, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ sinh viên.

Điển hình là hoạt động chào mừng Đại hội lần thứ XI của Đảng; chương trình hành động
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hoạt động tuyên truyền, phục vụ
bầu cử Quốc hội khoá XIII, bầu cử HĐND thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII; Hoạt động
chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM; Chào mừng kỷ niệm 20
năm thành lập Cơ sở II - Trường Đại học GTVT. Đoàn trường cũng đã tổ chức cho sinh
viên thăm một các Bảo tàng lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm giáo dục tình thần
cách mạng và truyền thống yêu nước cho các Đoàn viên.
Đoàn trường đã triển khai kịp thời các kỳ sinh hoạt chính trị, học tập Nghị quyết
thông qua tuần sinh hoạt công dân đầu năm, các buổi sinh hoạt và tập huấn cán bộ Đoàn,
cán bộ lớp trong toàn trường để Đoàn viên, thanh niên học tập Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII.
Trang 3
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng ý thức phấn đấu học tập trong thanh
niên sinh viên được quan tâm. Nhiều hoạt động của sinh viên, giáo viên trẻ có ý nghĩa
giáo dục lòng nhân ái, đạo lý uống nước nhớ nguồn được xã hội hoan nghênh như: Phong
trào hiến máu nhân đạo; Hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng và
thân nhân gia đình liệt sĩ; Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Các cơ sở Đoàn
trong trường chú trọng tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật và quốc phòng, giáo dục về
dân số - sức khoẻ - môi trường, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến Luật thanh niên.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và
làm theo lời Bác”, Ban Thường vụ Đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa
với mục đính tuyên truyền và giáo dục ý thức của đông đảo đoàn viên và sinh viên trong
Trường. Triển khai cuộc vận động mỗi sinh viên, mỗi đoàn viên một việc làm cụ thể, mỗi
cơ sở đoàn một công trình thiết thực (tham gia các hoạt động tình nguyện, tham gia giữ
gìn vệ sinh phòng học, nơi ở, tham gia phong trào tiết kiệm điện nước, giúp bạn vượt
khó, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiên tai ). Kết quả đã có trên 50 chi đoàn triển khai thực
hiện và thu hút nhiều đoàn viên tham gia. Thông qua các buổi Hội nghị của Đoàn trường,
Ban Thường vụ Đoàn trường đã đánh giá những mặt làm được và hạn chế trong việc thực
hiện cuộc vận động, các nội dung, giải pháp tập trung thực hiện. Thường xuyên hưởng

ứng và tham gia đầy đủ các cuộc vận động, phát động của Ban thường vụ Thành Đoàn
Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nhằm phát hiện, giới thiệu và nhân rộng các gương điển
hình tiêu biểu; được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành Đoàn, Đoàn trường Đại học
Giao thông Vận tải – Cơ sở II thường xuyên tìm kiếm giới thiệu gương đoàn viên, hội
viên tiêu biểu của nhà trường trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đoàn trường đã tổ chức 4 chương trình
“Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” bằng nhiều hình thức phong phú như tổ chức gặp
mặt gương điển hình, các công ty xí nghiệp, phối hợp với Nhà văn hóa sinh viên Tp. Hồ
Chí Minh tổ chức chương trình văn nghệ chủ đề “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”.
Ban Thường vụ Đoàn trường kết hợp với Ban Thư Ký Hội Sinh viên Trường tổ
chức triển lãm, chiếu phim tư liệu về ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam.
Tại cơ sở, các đoàn bộ môn, chi đoàn, các Câu lạc bộ đội nhóm thường xuyên tổ chức các
cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác, tổ chức cho Cán bộ Đoàn – Hội đến với Bến
Nhà Rồng, đến với bảo tàng, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, ngày hội thể dục
thể thao, hội diễn văn hóa văn nghệ, trao học bổng, thăm và tặng quà cho các làng trẻ em
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh… Các hoạt động đã thu hút được đông đảo sinh
viên, học sinh tham gia. Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cơ sở II, Đoàn trường, Hội sinh
viên đã tổ chức nhiều hoạt động phong trào, tổ chức phát động đoàn viên sinh viên tham
gia viết bài với chủ đề: “Trường Đại học Giao thông Vận tải – Tình yêu trong tôi” viết
bài cảm nhận về trường, hiến kế mô hình giải pháp đóng góp cho nhà trường… thu hút
Trang 4
nhiều sinh viên tham gia. Đây cũng là hoạt động hướng đến chào mừng 50 năm ngày
thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải (24/3/1962 – 24/3/2012).
Bên cạnh đó, Đoàn trường cũng thường xuyên tổ chức hoạt động “Ngày thứ 7 tình
nguyện”, “Chủ nhật xanh” thu hút đông đảo sinh viên, đoàn viên tham gia vệ sinh khu
vực Ký túc xá sinh viên, giảng đường học học tập, lối đi, cạo bỏ bã kẹo cao su trong lớp
học và hành lang. Đây cũng là những hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào “Xây
dựng môi trường học tập lành mạnh” do Đoàn trường phát động. Các cơ sở Đoàn chú
trọng tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật và quốc phòng, giáo dục về Dân số - Sức khoẻ
- Môi trường; các buổi trao đổi về kỹ năng ứng xử, kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc theo

nhóm các cuộc thi và các buổi toạ đàm tìm hiểu kiến thức phòng chống HIV/AIDS cho
sinh viên, phối hợp với Nhà hát kịch tuổi trẻ tổ chức đêm diễn với vở kịch “Đừng đợi
đến ngày mai” thu hút được đông đảo đoàn viên sinh viên tham gia; thực hiện tốt quy
định đeo thẻ sinh viên khi đến trường; phong trào "Xanh - sạch - đẹp" tại ký túc xá, tại
khuôn viên trường. Những kết quả đạt được kể trên đã phần nào góp phần hình thành ý
thức của sinh viên trong thời kỳ đổi mới.
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 –
26/3/2011), được sự chỉ đạo của Ban thường vụ Thành Đoàn, Đảng Ủy - Ban Giám đốc,
Ban Thường vụ Đoàn trường Đại học Giao thông Vận tải - Cơ sở II đã tổ chức nhiều hoạt
động chào mừng như: Thi đấu thể dục thể thao, các hoạt động vui chơi giải trí, tham gia
biểu diễn văn nghệ tại Đại học Quốc gia, đặc biệt vào đêm 26/3 là chương trình văn nghệ
với chủ đề “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” thu hút trên 3000 sinh viên tham gia
cổ vũ. Đặc biệt đây là lần đầu tiên chương trình văn nghệ thu hút hơn 150 sinh viên tham
gia biểu diễn các tiết mục. Chương trình cũng nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà văn
hóa sinh viên thành phố trong công tác tổ chức, sự tham gia biểu diễn của các bạn sinh
viên trường Học viện Bưu chính Viễn thông. Chương trình cũng dành khoảng 30 phút
với các tiết mục hưởng ứng “giờ trái đất” có sự tham gia của hơn 100 sinh viên và các
văn nghệ sĩ tham gia biểu diễn.
Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, thường xuyên
như các chương trình văn nghệ chào đón các sự kiện lớn của Nhà trường, các cuộc thi
giọng hát hay sinh viên Đại học Giao thông Vận tải - Cơ sở 2, Nét đẹp sinh viên Giao
thông–Miss UTC2; chương trình "Rung chuông vàng", "Đấu trường 100" cùng với Đài
truyền hình Việt Nam; giải bóng đá sinh viên hàng năm, hội thao sinh viên hằng năm, tổ
chức cuộc thi “Đi tìm thủ lĩnh sinh viên”, “Bí thư chi đoàn giỏi”
Tình hình tư tưởng sinh viên luôn được Tổ thăm dò dư luận sinh viên của Nhà
trường nắm bắt phản ánh, đặc biệt trong dịp diễn ra các sự kiện chính trị lớn của Thành
phố, đất nước và quốc tế. Đoàn trường tham mưu cùng với Nhà trường tổ chức các buổi
đối thoại giữa lãnh đạo Nhà trường với đoàn viên sinh viên, qua đó kịp thời phản ánh và
Trang 5
giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của sinh viên. Hoạt động của tổ thăm

dò dư luận đã góp phần phòng chống việc truyền bá văn hoá độc hại, kịp thời phát hiện
và đấu tranh chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.
1.2. Công tác tuyên truyền của Đoàn thanh niên trường luôn được chú trọng với
phương châm kịp thời, hiệu quả, tập trung vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Đó
là những dịp để đoàn viên, thanh niên tìm hiểu và ôn lại truyền thống hào hùng của dân
tộc, của Đảng; truyền thống của Nhà trường và của các thế hệ đàn anh đi trước; xác định
ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội, với Nhà trường và với tổ chức Đoàn. Các
hoạt động tuyên truyền của Đoàn trường tương đối phong phú thông qua Website của
Nhà trường, diễn đàn sinh viên, đài phát thanh KTX Thông qua các cuộc họp giao ban
cơ sở, các diễn đàn và bảng tin, Đoàn trường còn tuyên truyền về các quy định của nhà
trường, khu dân cư và quy định KTX cũng như thường xuyên thông tin về tình hình
chính trị và an ninh khu vực cho sinh viên. Phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sinh viên thành
phố tổ chức 2 buổi nói chuyện về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trường thu
hút rất đông sinh viên nam nữ tham gia.
1.3. Việc phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến cũng được chú
trọng thông qua các giải thưởng sinh viên 5 tốt, các suất học bổng giành cho các cán bộ
đoàn, các sinh viên có thành tích học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội
Trong nhiệm kỳ vừa qua Ban Thường vụ Đoàn trường kết hợp với Ban Thư Ký Hội
Sinh viên trường đã tổ chức tuyên dương 15 gương sinh viên 5 tốt cấp trường và trao 20
suất học bổng cho các cán bộ đoàn có thành tích học tập tốt.
2. Hoạt động phong trào
2.1. Phong trào 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc:
Trên cơ sở phong trào 5 xung kích của Thành Đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh, xuất
phát từ thực tiễn, nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm năng và tinh thần xung kích tình nguyện
của tuổi trẻ và tạo môi trường giáo dục, rèn luyện cho sinh viên trong thời gian vừa qua
Đoàn trường ĐH Giao thông Vận tải cơ sở 2 đã tập trung thực hiện những nội dung sau:
2.1.1. Xung kích lao động sáng tạo, tham gia phát triển Nhà trường và đất nước
Trước yêu cầu cao của sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế, Đoàn cần phát huy tiềm năng sáng tạo của Đoàn viên, Sinh viên trên các lĩnh
vực ngành nghề, góp phần hình thành những Sinh viên giỏi, những kỹ sư tài năng, cán bộ

trẻ có năng lực quản lý, điều hành; làm chủ KHCN, tích cực tham gia phát triển Nhà
trường, kinh tế Thành phố và đất nước.
Phát triển sâu rộng phong trào Sáng tạo trẻ với phương châm ở đâu có đoàn viên,
thanh niên và hoạt động đoàn, ở đó có hoạt động sáng tạo; khuyến khích đoàn viên thanh
niên ở vị trí công tác nào cũng có sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng công tác Giáo
Trang 6
dục, nghiên cứu khoa học. Đoàn viên giáo viên đề xuất ý tưởng, giải pháp đổi mới nội
dung, phương pháp dạy và học, nâng cao năng lực nghiên cứu và thực hành, tích cực
tham gia nghiên cứu khoa học. Trong nhiệm kỳ vừa qua, đã nghiệm thu được 95 đề tài
nghiên cứu khoa học sinh viên thu hút trên 300 lượt đoàn viên sinh viên tham gia, nhiều
giảng viên trẻ tham gia NCKH và hướng dẫn sinh viên NCKH. Đặc biệt, lần đầu tiên có
một đề tài của một giảng viên trẻ đăng ký tham gia chương trình“Vườn ươm sáng tạo
KH&CN trẻ” và đã được đưa vào danh sách duyệt cấp kinh phí nghiên cứu.
Tổ chức các nhóm nghiên cứu trẻ, tham gia nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ
chính trị văn hoá xã hội của Nhà trường. Nâng cao tính thực tiễn, hàm lượng chất xám
của các đề tài khoa học, tích cực tham gia chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất
và đời sống. Tổ chức cuộc thi “Ý tưởng xây dựng mô hình chuyên ngành” dành cho tất
cả các sinh viên tham gia, cuộc thi đã thu hút và phát huy tinh thần sang tạo của các bạn
sinh viên chuyên ngành và giáo dục ý thức yêu nghề của các bạn mới chập chững bước
vào trường. Cái mới của cuộc thi lần này là không chỉ giới hạn ở sinh viên năm cuối mà
còn thu hút nhiều sinh viên năm 1, năm 2 tham gia.
2.1.2. Xung kích bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống Trường Đại học Giao
thông Vận tải cơ sở 2, truyền thống Sài Gòn – Gia Định.
Tuyên truyền giáo dục đoàn viên sinh viên biết trân trọng lịch sử, xung kích bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của Nhà trường, của Thành phố mang tên
Bác Hồ kính yêu là nhiệm vụ quan trọng của Đoàn chào mừng 20 năm ngày thành lập Cơ
sở II - Đại học Giao thông Vận tải (27/4/1990 – 27/4/2010), 50 năm ngày thành lập
Trường Đại học Giao thông Vận tải (24/3/1962 – 24/3/2012) và chào mừng ngày giải
phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975). Tổ chức cuộc thi viết bài cảm nhận
về trường, kết quả có 15 bài được chọn đăng ở số báo đặc biệt của trường và đăng lên

Website nội bộ và dán ở bảng tin, phát động sâu rộng trong toàn trường ra sức thi đua học
tập lập thành tích chào mừng ngày thành lập trường. Ban Thường vụ Đoàn trường phối
hợp với Chi đoàn GV-CBCNV tổ chức diễn đàn trao đổi với đoàn viên sinh viên về
phương pháp học tập và làm NCKH, các vấn đề các bạn đang quan tâm khác cũng như
giáo dục về truyền thống của một đơn vị anh hùng.
2.1.3. Xung kích trong hội nhập quốc tế
Ban Thường vụ Đoàn trường chú trọng chăm lo công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho Đoàn viên Thanh niên về những thời cơ, thách thức trong quá trình toàn
cầu hoá; vận động và tổ chức cho Đoàn viên Thanh niên học tập nâng cao trình độ học
vấn và chuyên môn, đặc biệt là ngoại ngữ, tin học, pháp luật quốc tế, kỹ năng giao lưu,
hoạt động quốc tế giúp SV, giảng viên trẻ tự tin, tự chủ trong hội nhập. BTV Đoàn
trường đã chỉ đạo Văn phòng trung tâm hỗ trợ sinh viên trường hướng dẫn các bạn sinh
viên tham gia các Câu lạc bộ Tiếng Anh do Nhà Văn Hóa Thanh Niên tổ chức hàng tuần.
Trang 7
Phối hợp với trung tâm ngoại ngữ Planet tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp cho sinh viên
về phương pháp học ngoại ngữ có hiệu quả và trao tặng các suất học miễn phí tiếng anh
tại trung tâm. Tổ chức 3 lớp tập huấn hướng dẫn các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, xin
việc, giao tiếp, thuyết trình trước đám đông,…) thu hút hơn 1200 lượt sinh viên tham
gia.
2.1.4. Xung kích trong cải cách hành chính
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn và đội
ngũ cán bộ trẻ trong cải cách hành chính. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao
động trẻ Tham mưu giỏi, phục vụ tốt có những phẩm chất đoàn kết, sáng tạo, xung kích,
tận tuỵ. Tổ chức phát động phong trào 3 trách nhiệm, gồm: trách nhiệm với bản thân,
trách nhiệm với cơ quan và trách nhiệm với sinh viên.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của BCH Đoàn trường và BCH Đoàn cơ sở, chi đoàn
trực thuộc, cải cách thủ tục hành chính, công tác thông tin báo cáo. Nâng cao hiệu quả
phối hợp hoạt động giữa Đoàn trường với các đơn vị chức năng trong trường trong việc
thực hiện các chương trình, dự án có Đoàn tham gia. Trong thời gian qua đã thay đổi hình
thức thông tin đến sinh viên bằng nhiều cách như: thay đổi, chỉnh trang hệ thống bảng

tin, đưa các nội dung cần thông báo lên website nhà trường, phát loa KTX…tuy nhiên
chưa phát huy hết diễn đàn sinh viên trên mạng.
2.1.5. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, tình nguyện vì Nhà trường, vì cộng đồng, tham gia
giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn trong Nhà trường và xã hội
Đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng với phương châm đa dạng nội
dung, nâng cao hiệu quả, tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhà trường và xã
hội. Chú trọng tình nguyện tại chỗ, đặc biệt là tổ chức những phong trào “ngày thứ bảy
tình nguyện”, “ngày Chủ nhật xanh” tham gia giữ gìn cảnh quan môi trường của Nhà
trường trong đó chú trọng ký túc xá sinh viên và khu vực giảng đường. Trong nhiệm kỳ
vừa qua đã tổ chức 20 ngày thứ bảy tình nguyện và Chủ nhật xanh thu hút hơn 2000 lượt
sinh viên tham gia (phần lớn tập trung tại KTX và khu giảng đường).
Tổ chức sâu rộng các hoạt động hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, uống nước
nhớ nguồn; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động hiến máu nhân đạo trong đoàn viên,
thanh niên. Cụ thể trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức 5 đợt hiến máu nhân đạo vận động hơn
1600 lượt sinh viên tham gia, tổ chức vận động quyên góp giúp đỡ 1 sinh viên trường bị
tai nạn trong khi tham gia học môn thể dục, quyên góp giúp đỡ 1 sinh viên có mẹ bị mất
sớm do tai nạn lao động, động viên giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn…
Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội,
HIV/AIDS. Đẩy mạnh phong trào sống đẹp nhằm mục đích đẩy lùi các tệ nạn xã hội
trong học đường.
Trang 8
Cùng với Nhà trường tổ chức tư vấn tuyển sinh, phát tài liệu liên quan đến công tác
tuyển sinh của Nhà trường về các trường phổ thông ở các quận, huyện trên địa bàn thành
phố và các tỉnh. Đặc biệt chi Đoàn GV-CNCNV là một lực lượng quan trọng trong công
tác tư vấn tuyển sinh hàng năm của trường, đã góp phần giới thiệu hình ảnh của trường
tới các bạn học sinh trên khắp cả nước.
Hoạt động của tổ thăm dò dư luận sinh viên đã giúp rất nhiều cho Đoàn trường và
Nhà trường trong việc nắm bắt tình hình sinh viên, hiểu được tâm tư nguyện vọng của
sinh viên. Từ đó, sớm có giải pháp kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc trong sinh viên,
tổ chức các hoạt động đem lại lợi ích chính đáng cho sinh viên, góp phần vào sự phát

triển của Nhà trường. Tuy nhiên, bộ phận này cũng chưa phát huy hết vai trò và chưa có
tính chủ động.
2.2. Đồng hành với Sinh viên, Thanh niên lập thân lập nghiệp
2.2.1. Đồng hành với Đoàn viên, Sinh viên học tập, nâng cao trình độ học vấn,
chuyên môn nghiệp vụ, làm chủ khoa học và công nghệ, xây dựng xã hội học tập
Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập nghiên cứu khoa học, phát triển các
sân chơi trí tuệ, góp phần rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo; đổi mới phương pháp dạy và
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động tự học tự nghiên cứu. Phát triển các loại
hình CLB học tập, NCKH, mô hình đoàn viên thanh niên giúp nhau học tập rèn luyện. Tổ
chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm học tập, NCKH giữa sinh viên với các anh chị đã tốt
nghiệp, với các thầy cô đang giảng dạy trong trường. Trong năm học vừa qua phát động
phong trào sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và đã thu hơn 95 đề tài NCKH cấp
sinh viên, có 6 đề tài tham gia giải thưởng EUREKA do Thành đoàn tổ chức. Đặc biệt
trong năm học 2010 đã có 1 đề tài của giảng viên trẻ tham gia chương trình “Vườn ươm
sáng tạo KH&CN trẻ” và được đua vào diện cấp kinh phí nghiên cứu.
Thường xuyên tham mưu cho Nhà trường, phối hợp giữa Nhà trường - Người
nghiên cứu - Đơn vị sản xuất, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, tiếp cận thực tiễn để
nâng cao thực tế và kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời phát huy tiềm năng của sinh viên
trong NCKH. Chủ động tìm kiếm các nguồn lực đầu tư cho những đề tài, công trình
nghiên cứu của sinh viên, giảng viên trẻ có hiệu quả cao. Khuyến khích sinh viên, giảng
viên trẻ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ; xây dựng và phát triển
các quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên. Phối hợp với các giáo viên trẻ đưa gần 800 sinh
viên (Sinh viên năm cuối) đi tham quan tìm hiểu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến như: Công
ty Bê tông 620 – Châu Thới, Xí nghiệp khai thác đá Châu Thới, Hầm Thủ Thiêm…
2.2.2. Đồng hành với thanh niên sinh viên lập thân lập nghiệp
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ, chăm lo lợi ích chính đáng của sinh viên, khơi
dậy mạnh mẽ tiềm năng của sinh viên và phối hợp với các đơn vị chức năng trong
Trang 9
trường, các lực lượng xã hội định hướng hỗ trợ sinh viên lập thân, lập nghiệp.
Trong quá trình thanh niên sinh viên lập thân, Đoàn đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ,

định hướng giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, động cơ học tập. Tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng cho sinh viên kỹ năng tìm việc như: trả lời phỏng vấn khi đi xin
việc, kỹ năng lập dự án, kỹ năng vay vốn, giới thiệu địa chỉ thực tập, thực hành cho sinh
viên, tìm kiếm việc làm trong thời gian học tập và sau khi tốt nghiệp. Tổ chức 5 lớp kỹ
năng mềm cho sinh viên, thu hút hơn 1500 sinh viên tham gia. Giới thiệu sinh viên đi
thực tập tại các đơn vị sản xuất giúp cho sinh viên có thêm kinh nghiệm và quan hệ để
làm hành trang cho cuộc sống. Tổ chức tư vấn ngành nghề cho tân sinh viên khi nhập
trường, tạo điều kiện cho các bạn tân sinh viên an tâm sau khi chọn ngành học.
Trong quá trình thanh niên sinh viên lập nghiệp, Đoàn trường tăng cường hỗ trợ
sinh viên nâng cao trình độ, kêu gọi, tìm kiếm các nguồn lực, các doanh nghiệp hỗ trợ
đầu tư cho các đề tài nghiên cứu, dự án kinh doanh, ý tưởng kinh doanh của sinh viên có
tính khả thi và hiệu quả cao. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chưa thật hiệu quả, chưa thu
hút được nhiều sự quan tâm của quý đơn vị. Trong thời gian qua Ban Thường Vụ Đoàn
trường đã tham mưu cho Đảng Ủy, Ban Giám đốc nhà trường nhiều sáng kiến nhằm giúp
sinh viên có được hành trang đầy đủ trước lúc ra trường (tổ chức giao lưu và trao đổi
kinh nghiệm học tập và làm NCKH giữa sinh viên với giảng viên trẻ và các anh chị cựu
sinh viên, các đơn vị sản xuất), tham mưu cho Nhà trường trong việc giảm học phí cho
Cán bộ Đoàn – Hội khi tham gia học các lớp đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm đào tạo thực
hành và chuyển giao công nghệ giao thông của trường, tạo điều kiện cho các bạn tích lũy
thêm kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc sau này.
2.2.3. Đồng hành với thanh niên sinh viên trong nâng cao sức khoẻ và đời sống văn
hoá tinh thần, góp phần xây dựng thế hệ trẻ Thành Phố mang tên Bác Hồ kính yêu vừa
hồng vừa chuyên
Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Đẩy mạnh
hoạt động của các CLB, đội nhóm. Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo
dục sức khoẻ sinh sản, vận động thanh niên sinh viên gương mẫu thực hiện lối sống văn
hoá, tích cực đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Ban Thường Vụ Đoàn trường cùng
Ban Thư Ký Hội Sinh viên trường đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích như: Giải bóng đá
truyền thống Sinh viên Giao thông thu hút hơn 1200 vận động viên và hơn 15 ngàn lượt
cổ động viên tham gia cổ vũ cho giải; tổ chức thành công 2 cuộc thi “Liên hoan tiếng hát

sinh viên giao thông” đã thu hút hơn 2000 bạn sinh viên đến xem, 2 cuộc thi “Nét đẹp
sinh viên giao thông – Miss UTC” thu hút gần 2500 sinh viên tham gia và cổ vũ; tổ chức
2 hội thao sinh viên với hơn 10 môn thi đấu và hơn 20 nội dung thu hút hầu hết các lớp;
tham gia thi đấu giải bóng chuyền học sinh sinh viên Quận 9, tham gia giải Vovinam Việt
võ đạo sinh viên và học sinh chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng năm 2010
Trang 10
(kết quả có một huy chương bạc nội dung đối kháng), tham gia chương trình Gala và
Chung kết Rung chuông vàng tại Hà Nội …
Khuyến khích sinh viên sử dụng CN thông tin phục vụ học tập, công tác và nhu cầu
tinh thần lành mạnh. Phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức chương trình “Ngày hội máy
tính”. Chú trọng làm tốt công tác hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho sinh
viên. Hiện nay Nhà trường đã đầu tư hệ thống máy tính, trang bị các phần mềm ứng dụng
giúp cho sinh viên ứng dụng vào công tác học tập, nghiên cứu của mình.
2.2.4. Đồng hành với sinh viên trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động
xã hội, góp phần bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng ứng xử văn
hoá cho sinh viên.
Giáo dục nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội cho sinh viên là nội dung
quan trọng trong sinh hoạt chi đoàn và các hoạt động tập thể do Đoàn và Hội tổ chức.
Tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, các lớp tập huấn kiến thức về kinh tế, văn
hoá, pháp luật, rèn luyện kỹ năng nói, viết, phân tích và bày tỏ ý kiến, kỹ năng xây dựng
kế hoạch và làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức các hoạt động; phát triển các CLB kỹ
năng, sở thích.Trong nhiệm kỳ vừa qua Đoàn trường đã tổ chức 3 lớp tập huấn hướng dẫn
các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, xin việc, giao tiếp, thuyết trình trước đám đông,…)
thu hút hơn 1200 lượt sinh viên tham gia.
Hàng tuần các Câu lạc bộ sở thích thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia các
hoạt động bổ ích như: thăm và chăm sóc trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giao lưu
văn nghệ thể thao với các trường bạn…

3. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh
niên đạt được kết quả quan trọng, công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính

quyền và các đoàn thể nhân dân được thực hiện tốt
3.1. Công tác đoàn viên được quan tâm thực hiện. Nhìn chung, tình hình tư tưởng
của đoàn viên ổn định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực học tập, rèn luyện,
lao động sáng tạo. Trình độ văn hoá, chuyên môn, tinh thần dân chủ, ý thức về quyền và
trách nhiệm cá nhân và nhận thức chính trị của đoàn viên được thể hiện rõ hơn. Trong
nhiệm kỳ qua Đoàn trường đã tổ chức thành công 2 lớp cảm tình đoàn và đã kết nạp 39
thanh niên ưu tú đứng vào hàng ngũ của Đoàn. Trong năm 2009 – 2010, Đoàn trường đã
xem xét hồ sơ xin trưởng thành đoàn và tổ chức lễ trưởng thành đoàn cho 4 đồng chí đã
từng là cán bộ đoàn trường các nhiệm kỳ trước, buổi lễ được tổ chức trang trọng tại Khu
tưởng niệm các Vua Hùng. Công tác quản lý đoàn viên được chú trọng hơn, hàng năm bí
thư các chi đoàn đều nhận xét vào sổ đoàn về quá trình phấn đấu của đoàn viên. Đoàn
trường đã tiến hành chuyển sinh hoạt đoàn cho sinh viên năm cuối tốt nghiệp ra trường,
tiếp nhận đoàn viên năm nhất từ phổ thông lên.
Trang 11
3.2. Công tác cán bộ được các cơ sở Đoàn chú trọng thực hiện theo tinh thần Nghị
quyết 02 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá VIII về Công tác cán bộ Đoàn
trong thời kỳ mới. Để giúp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ công tác cho cán bộ Đoàn trong
toàn trường, Đoàn trường đã thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn cho cán bộ chi
đoàn, Đoàn Bộ môn về các nội dung cần thiết và sát thực với công tác Đoàn trong trường.
Đoàn trường đã tổ chức 4 buổi tập huấn cho lớp cán bộ Đoàn kế cận, trong đó có chuyến
tập huấn giao lưu với Đoàn – Hội trường Đại học Đà Lạt. Phối họp cùng Trung tâm hỗ
trợ Thanh niên Công nhân Thành phố tổ chức du lịch và huấn luyện kỹ năng cho Cán bộ
Đoàn – Hội từ cấp Chi đoàn trở lên. Tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ Văn phòng, tập
huấn Cán bộ Hội chủ chốt. Việc ra đời CLB Cán bộ Đoàn đã tạo sân chơi giao lưu rất bổ
ích giành riêng cho cán bộ đoàn. Ban Thường vụ đoàn trường đánh giá rất cao vai trò của
CLB này trong việc gắng kết cán bộ đoàn từ cấp cơ sở đến đoàn trường. Trong nhiệm kỳ
vừa qua, công tác tham mưu hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của các Đoàn Bộ môn, chi
đoàn cũng được chú trọng hơn.
Nhằm mục đích nâng tầm ảnh hưởng của tổ chức Đoàn, trong thời gian vừa qua Ban
Thường Vụ Đoàn trường đã chỉ đạo tìm kiếm, phát hiện nhiều nhân tố mới để bổ sung

vào lực lượng kế cận. Nhằm phát hiện và tạo sân chơi cho Cán bộ Đoàn, Đoàn trường đã
tổ chức thành công cuộc thi “Bí thư chi đoàn giỏi” thu hút hơn 20 cán bộ đoàn từ các Chi
đoàn tham gia và đã cử 4 bạn đạt kết quả cao tham gia Liên hoan Bí thư Chi đoàn giỏi
cấp thành. Đoàn trường cũng đã phối hợp với các đơn vị bên ngoài xét tặng 20 suất học
bổng cho cán bộ Đoàn – Hội tích cực hoạt động và học tập tốt.
3.3. Công tác chi đoàn và Đoàn cơ sở: Nội dung và hình thức hoạt động của các cơ
sở Đoàn không ngừng được quan tâm đổi mới. Để thích ứng với tình hình thực tiễn, nâng
cao hiệu quả hoạt động và công tác quản lý Đoàn viên, Thanh niên trong các đơn vị đặc
thù. Sinh hoạt chi đoàn đã có bước chuyển biến, nội dung thiết thực, hiệu quả hơn, gắn
với nhiệm vụ của đơn vị và hướng đến nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên.
Công tác kiện toàn tổ chức, việc đánh giá, phân loại chi đoàn và đoàn cơ sở được thực
hiện theo quy định.

Với phương châm "Chất lượng cơ sở là trọng tâm; cán bộ là then chốt; đoàn kết
tập hợp thanh niên là hàng đầu", việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn là vấn đề
được Đoàn trường hết sức quan tâm trong nhiệm kỳ vừa qua. Tuy nhiên, do công tác
kiểm tra của Đoàn trường còn chưa chặt chẽ, ý thức của một số đoàn viên chưa cao cộng
với vấn đề về địa điểm và nội dung sinh hoạt làm cho việc sinh hoạt định kỳ của một số
chi đoàn vẫn chưa đi vào nề nếp. Việc củng cố nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi đoàn là
vấn đề được Đoàn trường hết sức chú trọng trong kế hoạch công tác năm học. Các cơ sở
Đoàn trong nhà trường đều tổ chức Đại hội theo đúng điều lệ quy định.
Thông qua các buổi tập huấn cán bộ Đoàn, cán bộ lớp, các buổi nói chuyện chuyên
Trang 12
đề vào dịp đầu năm học, Đoàn TN trường đã giúp cho đoàn viên, sinh viên hiểu biết thêm
về lịch sử, truyền thống, vai trò, chức năng và hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội. Do vậy,
đã thu hút được sự chú ý của đông đảo đoàn viên, sinh viên trong toàn trường, làm tăng
thêm sức mạnh của tổ chức Đoàn. Đối với các Đoàn cơ sở, Đoàn TN trường đã thường
xuyên nắm bắt tình hình và triển khai các kế hoạch hoạt động thông qua các buổi họp
giao ban BCH hàng tháng. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy Cơ sở 2, từ năm 2011
các Đoàn Bộ môn hoạt động ngoài sự quản lý của Đoàn trường đồng thời còn chịu sự

quản lý, chỉ đạo của các Chi bộ Đảng, các Liên bộ môn và các bộ môn chuyên ngành,
bước đầu đã có được những chuyển biến tốt trong các hoạt động của các Đoàn cơ sở.
3.4. Với vai trò là nòng cốt chính trị của Hội sinh viên, Đoàn trường đã thực hiện
tốt cơ chế phối hợp trong các hoạt động VH - VN – TDTT; Giới thiệu cán bộ Đoàn, Đoàn
viên có năng lực được sinh viên tín nhiệm để tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Hội
và làm hạt nhân trong phong trào Sinh viên; Tổ chức các buổi làm việc định kỳ với BCH
Hội sinh viên cho ý kiên về các chủ chương, công tác lớn của Hội, công tác nhân sự của
Hội; thông qua hoạt động Hội Sinh viên bồi dưỡng nâng cao nhận thức về Đoàn cho Hội
viên và giới thiệu những hội viên ưu tú để Đoàn xét kết nạp; định kỳ thông báo và phối
hợp với Hội sinh viên xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động thống nhất theo từng
tháng, quý, học kỳ trên cơ sở nhiệm vụ của Nhà trường và lợi ích của Đoàn viên, Hội
viên, Sinh viên.
BCH thường xuyên chú trọng hỗ trợ Hội sinh viên trong các vấn đề về cơ sở vật
chất, trang thiết bị và điều kiện hoạt động; Phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động đảm
bảo hạt nhân chính trị của của tổ cnhức Đoàn, đồng thời tôn trọng tính độc lập và các
phương thức sinh hoạt riêng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của tổ chức,
cùng hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
3.5. Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân
dân của Nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác Đoàn và phong trào thanh
niên. Trong nhiệm kỳ qua công tác phát triển Đảng của Đoàn trường luôn nhận được sự
quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, tiêu chuẩn và quy trình xét giới thiệu đoàn viên ưu
tú cho Đảng đã được Đảng uỷ và Đoàn trường hướng dẫn bằng văn bản rất chi tiết tới các
đoàn viên sinh viên qua website Nhà trường và thông qua các buổi tập huấn cán bộ Đoàn
cũng như các buổi sinh hoạt Đoàn. Trong nhiệm kỳ vừa qua, đã có 46 đoàn viên sinh viên
đã tham gia học và được cấp giấy chứng nhận lớp “Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
CSVN”, 15 đoàn viên ưu tú được giới thiệu cho Đảng (trong đó có 06 sinh viên) để xem
xét kết nạp và đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ kết nạp; tuy nhiên có 03 trong số 06
sinh viên được giới thiệu xem xét kết nạp đến nay đã ra trường và không đủ thời gian thử
thách để Đảng ủy xét kết nạp.
Bên cạnh đó, Đoàn trường còn tích cực tham gia nhiều hoạt động chung nhằm phục

Trang 13
vụ những nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.

B. MỘT SỐ HẠN CHẾ
Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, công tác Đoàn và phong trào thanh niên
trong nhiệm kỳ vừa qua còn bộc lộ một số hạn chế sau:
1. Trong công tác giáo dục
Công tác tuyên truyền miệng chưa phát huy được thế mạnh, chưa đến được số đông
sinh viên. Hình thức, phương pháp giáo dục tuy đã được đổi mới song còn đơn điệu,
thiếu sức hấp dẫn với sinh viên. Công tác giáo dục lý luận chính trị còn khô khan, cứng
nhắc; hiệu quả giáo dục pháp luật và ý thức công dân chưa cao, một bộ phận không nhỏ
sinh viên thiếu ý thức học tập, rèn luyện, còn thụ động. Việc xã hội hoá công tác giáo dục
sinh viên chưa được thực hiện tốt. Hoạt động chiều sâu của Đoàn trường chưa thực sự có
hiệu quả, chưa thu hút được nhiều đoàn viên tham gia các hoạt động của Đoàn nhất là các
bạn đoàn viên năm cuối tập trung làm tốt nghiệp.
2. Trong công tác xây dựng tổ chức
Công tác đoàn viên bộc lộ nhiều điểm yếu: việc thực hiện Chương trình rèn luyện
đoàn viên tuy có chú trọng nhưng còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả; không ít đoàn
viên ngại sinh hoạt, thậm chí bỏ sinh hoạt nhiều kỳ; tác động của đoàn viên đến thanh
niên còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ Đoàn chưa thực sự tâm huyết, hạn chế về kỹ năng,
nghiệp vụ công tác, thiếu chủ động, sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ lãnh
đạo công tác thanh niên sinh viên trong tình hình hiện nay. Sinh hoạt chi đoàn gặp nhiều
khó khăn, chưa đảm bảo theo quy định; nội dung, hình thức chưa đáp ứng được nhu cầu,
nguyện vọng của sinh viên.
Một số đồng chí Ủy viên Ban chấp hành đoàn trường chưa thực sự phát huy hết vai
trò và khả năng của mình nên hiệu quả hoạt động chưa cao; các đồng chí được phân công
phụ trách các mảng hoạt động chưa thực sự chủ động, sáng tạo tìm tòi những hình thức
hoạt động phù hợp.
3. Trong phong trào thi đua, tình nguyện
Những hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập, NCKH chưa thực sự sâu sắc và rộng

khắp trong sinh viên toàn trường. Hiệu quả hoạt động của Đoàn thanh niên trong việc tạo
ra động lực giúp sinh viên say mê học tập, NCKH chưa cao.
Việc chủ động tổ chức các hoạt động của các Đoàn Bộ môn, chi đoàn còn thấp,
phần lớn phụ thuộc vào sự triển khai của Đoàn trường. Một số cơ sở Đoàn nhận thức
chưa đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa của phong trào, nhất là phương châm tình nguyện tại
chỗ, còn lúng túng trong việc xác định nội dung, hình thức hoạt động. Các yếu tố nội lực
của Đoàn như vai trò tiên phong, gương mẫu của đoàn viên, trình độ, năng lực của đội
Trang 14
ngũ cán bộ Đoàn, vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức Đoàn trong phong trào thanh
niên có nơi, có lúc chưa được phát huy hiệu quả. Một số hoạt động, phần việc mới chỉ
dừng lại ở mô hình điểm, chưa có sự kiểm tra, tổng kết để nhân rộng. Tính tập thể, tính
chính trị, tính hiệu quả của phong trào tại một số Đoàn Bộ môn chưa được đề cao. Các
phong trào nhìn chung chưa đến được với đông đảo sinh viên, chưa thực sự trở thành suy
nghĩ, hành động, động lực tự thân của tuổi trẻ và chưa trở thành nội dung xuyên suốt chi
phối các hoạt động, sinh hoạt của cơ sở Đoàn, nhất là cấp chi đoàn.
Các câu lạc bộ Đội-Nhóm như Câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ ghitar… được
thành lập trong thời gian qua đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của đoàn viên thanh
niên trong Trường nhưng chưa đủ và còn thiếu kinh nghiệm hoạt động. Sự quan tâm giúp
đỡ định hướng của Đoàn trường đối với các câu lạc bộ này còn hạn chế dẫn đến hoạt
động chưa mang lại hiệu quả rõ rệt, chưa góp phần nâng cao tinh thần học tập giao lưu
giữa các đoàn viên, sinh viên trong Trường.
4. Trong công tác tham mưu, chỉ đạo của Đoàn
Không ít cơ sở đoàn còn bị động, thiếu sâu sát, chưa theo kịp xu thế phát triển và nhu
cầu nguyện vọng của sinh viên. Công tác thi đua khen thưởng tuy đã chú trọng nhưng chưa
thật sự hiệu quả, hiệu quả cổ vũ thúc đẩy phong trào chưa cao. Công tác tổng kết, rút kinh
nghiệm, nhân rộng mô hình, điển hình còn hạn chế. Một số cơ sở Đoàn chưa chủ động
trong tham mưu, đề xuất với cấp uỷ Đảng, chính quyền về công tác sinh viên. Việc xã hội
hoá, huy động các nguồn lực phục vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên còn nhiều
lúng túng, chưa tạo được sự đồng thuận cao của dư luận xã hội ủng hộ cho phong trào
Đoàn trong Nhà trường.

C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NHIỆM KỲ V (2009 - 2012)
STT

Nội dung
Chỉ tiêu của

Nhiệm kỳ V
Kết quả thực
hiện
Đạt
1
Tỷ lệ sinh viên được Đoàn – Hội
thu hút
100% 85%
85%
2 Giới thiệu việc làm cho sinh viên
1000 lượt 600 lượt
60 %
3
Giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho
Đảng kết nạp
21 Đv 15 Đv
71,4 %
4
Số đề tài sinh viên nghiên cứu khoa
học được nghiệm thu
100 đề tài 95 đề tài
95 %
5
Số suất học bổng trao cho đoàn

viên - sinh viên
300 xuất 143
48%
6 Hiến máu nhân đạo
2000 lượt 1600 lượt
80 %
Trang 15

D. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân của thành công
- BCH Đoàn Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Thành đoàn Thành
phố Hồ Chí Minh; sự lãnh đạo, tạo điều kiện của Đảng uỷ, Ban Giám đốc và sự phối hợp
của các phòng, ban, các cơ sở Đoàn trong và ngoài Nhà trường.
- Đoàn viên, thanh niên và tổ chức Đoàn các cấp đã kế thừa, phát huy được thành
quả, kinh nghiệm từ phong trào Đoàn qua các thời kỳ, phát huy nội lực, nỗ lực vượt qua
khó khăn, phấn đấu thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đã đề
ra, trong đó có sự đóng góp của nhiều lớp cán bộ Đoàn năng động, nhiệt tình, tâm huyết.
- Các cơ sở Đoàn đã cố gắng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tạo được
sự thống nhất trong hệ thống tổ chức Đoàn.
b. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
- Nguyên nhân chủ quan: Vẫn còn nhiều cơ sở Đoàn không đổi mới về nội dung và
phương thức hoạt động, chưa tích cực tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức
xúc trong cuộc sống của đoàn viên, thanh niên; chưa thực hiện tốt chức năng đại diện và
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên; khả năng thu hút, tập hợp thanh niên sinh
viên còn hạn chế. Bệnh thành tích, hành chính hoá, thiếu sâu sát trong chỉ đạo và tổ chức
phong trào chậm được khắc phục. Một số cán bộ Đoàn thiếu chủ động, sáng tạo; nhận
thức, kỹ năng về công tác thanh vận còn thiếu, chưa theo kịp xu thế phát triển nhanh
chóng của tình hình KT - XH và nhu cầu, nguyện vọng ngày càng cao của sinh viên, đặc
biệt là chỉ đạo hoạt động của cấp Chi đoàn.

Công tác tham mưu, đặc biệt là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ
Đoàn thiếu tính đồng bộ, chưa tạo được động lực thúc đẩy phong trào. Trong nhiệm kỳ
qua, trí tuệ tập thể của BCH Đoàn trường chưa được phát huy đầy đủ, chưa có những hội
nghị, nghị quyết chuyên đề về những vấn đề cấp bách do công tác Đoàn và phong trào
thanh niên đặt ra.
Sự phân công, phân nhiệm trong Ban thường vụ đoàn trường chưa được thực hiện
nghiêm túc. Có nhiều phong trào hoạt động đã được tổ chức nhưng thiếu sự kiểm tra, đôn
đốc và tổng kết nên hiệu quả của các phong trào là không cao. Hoạt động mới chỉ có bề
rộng mà chưa có chiều sâu. Ban thường vụ chưa có sự liên hệ chặt chẽ với Đảng ủy –
Ban giám đốc, chưa thực hiện nghiêm túc trong công tác báo cáo với Đảng ủy – Ban
Giám đốc.
Sự rời rạc trong khâu tổ chức, phối hợp thiếu ăn ý giữa các thành viên trong ban
chấp hành là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các phong trào hoạt động chưa mang lại
Trang 16
hiệu quả như mong đợi. Thêm vào đó, Ban chấp hành Đoàn trường chưa tổ chức được
nhiều cuộc họp kiểm điểm rút kinh nghiệm để cùng nhau khắc phục những mặt hạn chế
tồn tại.
- Nguyên nhân khách quan: Mặt trái của cơ chế thị trường, âm mưu diễn biến hoà
bình của các thế lực thù địch tác động không nhỏ đến thanh niên và công tác tập hợp,
giáo dục thanh niên. Tình hình lạm phát của nền kinh tế, nhiều sinh viên do hoàn cảnh
khó khăn phải đi làm thêm không có thời gian tham gia các phong trào; Kế hoạch học tập
tại Trường được bố trí với lịch thi dày đặc khiến công tác tổ chức hoạt động phong trào
không có được sự tham gia đông đảo của đoàn viên; địa điểm tổ chức sinh hoạt và tham
gia các hoạt động tập thể còn gặp nhiều khó khăn… ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
quản lý, nắm bắt tình hình tư tưởng sinh viên và hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội.
Tiềm năng to lớn trong sinh viên chưa được phát huy tối đa do sự thiếu đồng bộ của
hệ thống chính sách và pháp luật đối với công tác sinh viên; chưa tập trung tháo gỡ
những vấn đề bức xúc của sinh viên. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ công tác
Đoàn tuy được tăng cường hơn trước nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
rất lớn và đa dạng của sinh viên hiện nay.

2. Bài học kinh nghiệm
Trong nhiệm kỳ V, hoạt động của Đoàn thanh niên tuy còn bộc lộ một số hạn chế
nhưng nhìn chung đã có những chuyển biến đáng kể, thể hiện rõ vai trò là một tổ chức
chính trị - xã hội của thanh niên sinh viên trong Trường.
Từ những thành công đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm
sau:
Một là, các hoạt động của Đoàn phải thiết thực, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chính
đáng của sinh viên, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện và hỗ trợ sinh
viên trong học tập, NCKH, tự khẳng định và phát triển tài năng. Đồng thời, tập trung
nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, chương trình phù hợp để phát huy thế mạnh của các
lực lượng sinh viên nam của Nhà trường, nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động giữa các
đơn vị, tổ chức trong trường.
Hai là, xác định cán bộ là nhân tố then chốt cho sự ổn định và phát triển của tổ
chức Đoàn. Xây dựng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn là tập thể đoàn kết, trí tuệ,
có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Trong công tác cán bộ coi trọng đánh giá đạo
đức và sử dụng cán bộ đúng năng lực, trình độ, từ đó tạo nguồn, bồi dưỡng, sử dụng.
Ba là, đa dạng hoá các hình thức và nội dung hoạt động, tránh khô khan, cứng nhắc
bằng các hình thức sân khấu hoá những hoạt động khó thu hút đoàn viên. Cần có sự đầu
tư chiều sâu, hướng về cơ sở, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, các vấn đề bức xúc
của sinh viên và Nhà trường. Tuyệt đối tránh bệnh hình thức, giáo điều trong các hoạt
Trang 17
động của Đoàn.
Bốn là, trong công tác chỉ đạo thể hiện tính sáng tạo, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm,
bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà trường, của Thành phố, đồng thời
tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Tích cực
khai thác nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Nhà
trường và Thủ đô. Phải biết phát huy tính đặc thù cũng như thế mạnh của Trường để tổ
chức các hoạt động của Đoàn có hiệu quả.
Năm là, tất cả các hoạt động phải có tổng kết để kịp thời động viên các tập thể, cá
nhân làm tốt cũng như chỉ ra các tồn tại và có phương án khắc phục.

Sáu là, phải phân công, phân nhiệm cụ thể trong Ban thường vụ đoàn trường. Cần
chú trọng công tác kiểm tra, đôn đốc và tổng kết các phong trào hoạt động. Thực hiện
nghiêm túc chế độ báo cáo và liên hệ chặt chẽ với Đảng ủy – Ban giám đốc.
E. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn trường lần thứ V có thể khẳng
định rằng, trong nhiệm kỳ qua, công tác giáo dục của Đoàn thanh niên Nhà trường đã
được triển khai toàn diện, có những nét mới, sáng tạo, đặc biệt là công tác giáo dục
truyền thống đã góp phần bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, niềm tin và lòng tự
hào dân tộc cho sinh viên. Phong trào thi đua tình nguyện tiếp tục có bước phát triển mới
với phương châm tình nguyện tại chỗ và phát huy chuyên môn. Đặc biệt các hoạt động
tình nguyện chung sức cùng cộng đồng đã khơi dậy và phát huy tinh thần tình nguyện của
sinh viên, động viên các lực lượng sinh viên tích cực tham gia xây dựng, phát triển Nhà
trường, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và đất nước. Các cơ sở Đoàn đã từng
bước đổi mới công tác chỉ đạo, tập trung củng cố và xây dựng tổ chức Đoàn, tích cực
tham gia xây dựng Đảng.
Đoàn trường đã triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn trường lần
thứ V và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Đảng uỷ, Ban Giám đốc,
tạo lập được sự thống nhất về tư tưởng và hành động của đoàn viên, thanh niên toàn
trường. Hoàn thành hầu hết các mục tiêu chính cũng như phương hướng hoạt động đã đề
ra, giúp đoàn viên, sinh viên xác định rõ nhiệm vụ học tập, rèn luyện và NCKH của mình
(Tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành 1 số chỉ tiêu còn ở mức thấp). Phong trào học tập, NCKH đã
được đẩy mạnh và chú trọng nâng cao chất lượng và số lượng trong từng năm học. Các
hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao đã đổi mới và đa dạng hoá. Sinh viên có
thêm nhiều cơ hội hoạt động, phát huy năng lực sở trường và thể hiện mình. Công tác
phát triển Đảng trong sinh viên đã được các cơ sở Đoàn trong Nhà trường chú trọng.
Công tác xã hội, các hoạt động từ thiện và các phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "uống
nước nhớ nguồn" trong nhiệm kỳ này được đẩy mạnh rõ rệt, giúp cho đoàn viên nâng cao
nhận thức về truyền thống cách mạng của dân tộc và tinh thần đoàn kết tương thân -
Trang 18
tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, sống

đẹp trong sinh viên Nhà trường được chú trọng và đẩy mạnh. Nhiều tập thể, cá nhân và tổ
chức Đoàn từ Đoàn trường đến cơ sở vinh dự được đón nhận những phần thưởng cao quý
của Trung ương và Thành phố, góp phần làm rạng rỡ truyền thống hơn 20 năm phát triển
của trường Đại học Giao thông Vận tải - Cơ sở II.


Trang 19
PHẦN THỨ HAI


PHƯƠNG HƯỚNG

CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI CƠ SỞ II
NHIỆM KỲ VI (2012 – 2014)
A. TÌNH HÌNH CHUNG
Hiện nay, trường Đại học Giao thông Vận tải Cơ sở II có 4447 đoàn viên thanh
niên, trong đó 35 đoàn viên là cán bộ, viên chức, giảng viên và 4412 là sinh viên. Trong
những năm tới, số lượng đoàn viên, thanh niên trong Trường có thể sẽ biến động nhiều
do Nhà trường đang trên đà phát triển với chỉ tiêu tuyển sinh các hệ ngày càng tăng. Nhìn
chung, thanh niên có tinh thần cầu tiến, có ý chí vươn lên hoàn thiện nhân cách, chuyên
môn, nêu cao tinh thần tình nguyện, xung kích cống hiến vì nhà trường và xã hội. Tuy
nhiên vẫn có một bộ phận thanh niên sống ích kỷ, đề cao cá nhân, sống hưởng thụ, thực
dụng, xem nhẹ các giá trị cộng đồng.
Thanh niên có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ, tin
học, rèn luyện các kỹ năng thực hành xã hội để phục vụ cho nghề nghiệp. Ngoài ra nhu
cầu vui chơi, giải trí, thưởng thức nghệ thuật, nâng cao điều kiện sinh hoạt, đời sống văn
hóa tinh thân của thanh niên cũng phát triển mạnh mẽ.
Thanh niên - cán bộ, viên chức, người lao động trẻ có sự ổn định về số lượng,
được nhà trường quan tâm đầu tư nâng cao phẩm chất, năng lực, sẽ là lực lượng tham gia

hiệu quả vào công cuộc cải cách hành chính trong nhà trường. Tuy nhiên, trong thời gian
sắp tới, đời sống bộ phận này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Thanh niên – giảng viên trẻ góp phần quan trọng trong quá trình đổi mới phương
pháp giảng dạy trong nhà trường. Nhiều giảng viên trẻ mạnh dạn sử dụng phương pháp
giảng dạy mới, ứng dụng những công nghệ mới làm sinh động bài giảng. Nhu cầu và
cũng là nhiệm vụ của giảng viên trẻ là học tập, nâng cao trình độ lên sau đại học, đáp ứng
mục tiêu chuẩn hóa giảng viên của nhà trường.
Thanh niên – sinh viên là lực lượng đông đảo nhất trong trường, có nhiệm vụ
chính trị là học tập chuyên môn, chịu tác động trực tiếp của quá trình đổi mới giáo dục.
Đây là bộ phận năng động, sáng tạo, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, công tác
Đoàn – Hội, quan tâm nhiều tới tình hình đất nước nhưng cũng dễ bị kích động, lôi kéo
bởi các thế lực xấu.

B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG
1.
Mục tiêu
Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, ý thức công dân và lối sống đẹp
trong thanh niên, đồng hành với thanh niên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ
Trang 20
năng thực hành xã hội, xung kích đổi mới phương pháp dạy và học, thực hiện nhiệm vụ
chính trị của nhà trường, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, xây dựng Đoàn vững mạnh, tích
cực tham gia xây dựng Đảng, góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo và
chủ động hội nhập.
2. Nhiệm vụ chung
- Thực hiện tốt các phong tròng do Đoàn cấp trên phát động
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
cho đoàn viên thanh tiên trong Trường
- Nhận thức đúng đắn những thuận lợi và khó khăn của Đoàn trường để từ đó khắc
phục những mặt còn hạn chế.
- Xây dựng và kiện toàn đội ngũ BCH, đảm bảo năng lực lãnh đạo hoạt động Đoàn

và phong trào thanh niên.
3. Nhiệm vụ trọng tâm
- Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác giáo dục của Đoàn, đặc biệt chú trọng
bồi dưỡng giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống, truyền thống dân tộc,
rèn luyện nhân cách và bản lĩnh cho đoàn viên sinh viên.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả với nhiều giải pháp và hình thức sinh đông cuộc
vận động “ Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”; cuộc vậy động “4 xây, 3
chống” và chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”.
- Nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu khoa học trong thanh niên. Đồng
hành cùng thanh niên trong đổi mới phương pháp dạy và học. Tạo điều kiện để thanh
niên tham gia các hoạt động đóng góp cho nhà trường, cho xã hội. Tăng cường tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về quốc phòng an ninh và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong
thanh niên.
- Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị đối với Hội Sinh viên, tạo điều kiện để Hội
Sinh viên phát triển, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên.
- Tập trung cụ thể hóa, quy định và quy trình hóa công tác quản lý hồ sơ đoàn
viên, công tác đoàn vụ. Nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện mô hình sinh hoạt Đoàn
trong học chế tín chỉ. Tăng cường công tác giám sát tình hình hoạt động cơ sở; công tác
chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên và theo hướng chuyên đề hoạt động
- Tạo sự chuyển biến cả về chất lượng trong công tác phát triển đoàn viên và thực
hiện chương trình rèn luyện đoàn viên; đẩy mạnh công tác phát triển Đoàn, phát triển
Đảng trong sinh viên và giảng viên, cán bộ công chức trẻ; xây dựng Đoàn – Hội ngày
càng mạnh về tổ chức.
Trang 21
- Tăng cường công tác tuyên truyền các hoạt động và phong trào trong sinh sinh
viên; đề xuất và tham mưu Nhà trường xây dựng hệ thống phát thanh phục vụ nhu cầu
thông tin và và quảng bá các sự kiện, phong trào và chủ chương của Nhà trường.
4. Khẩu hiệu hành động
Khẩu hiệu hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Giao thông
Vận tải - Cơ sở II nhiệm kỳ XV (2012 – 2014) là:

“TUỔI TRẺ ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI - CƠ SỞ II
RÈN ĐỨC, LUYỆN TÀI; XUNG KÍCH, SÁNG TẠO; TỰ TIN, CHỦ ĐỘNG
CHUNG TAY XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI”

C. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác giáo dục
Công tác giáo dục của Đoàn phải đảm bảo vai trò định hướng chính trị, củng cố
niềm tin, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn minh và ý thức chấp hành
pháp luật trong sinh viên. Tạo môi trường giúp sinh viên rèn luyện nhân cách và đạo đức
phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Tiếp tục nâng cao chất
lượng giáo dục với phương châm “sâu về nội dung, đa dạng về hình thức, rộng về lĩnh
vực và đối tượng, thực hiện thường xuyên liên tục”.
1.1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Tổ chức đợt sinh hoạt chính trị học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đoàn Thành phố lần thứ IX.
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời
Bác”.
Phối hợp tốt với Ban Công tác chính trị và Quản lý sinh viên (sắp được thành
trong năm 2012), Ban đào tạo tổ chức tuần lễ “Sinh hoạt công dân đầu năm học mới”, tổ
chức học tập nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Đoàn. Tổ chức các
diễn đàn thảo luận, trao đổi kinh nghiệm phương pháp học đại học và làm NCKH trong
sinh viên.
Tổ chức gặp gỡ đối thoại thông qua diễn đàn "Nghe sinh viên nói – Nói sinh viên
nghe" giữa Ban Giám đốc, Trưởng các Bộ môn, Ban Chấp hành Đoàn – Hội sinh viên để
kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của sinh viên, nhận được sự
đóng góp cho sự phát triển của Trường, Bộ môn cũng như phát triển đoàn và phong trào
sinh viên và là dịp tuyên truyền chủ trương quy định của nhà trường đến sinh viên. Hình
thành mạng lưới từ chi đoàn, Đoàn Bộ môn, bộ môn để nắm được dư luận trong sinh
viên, đặc biệt là sinh viên ở ký túc xá và các khu nhà trọ xung quanh trường.
1.2. Công tác giáo dục truyền thống

Trang 22
Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động thiết thực khơi dậy lòng tự hào là sinh viên
Đại học Giao thông, tạo điều kiện, phát huy tối đa tiềm năng hiện có, giúp Đoàn viên –
Thanh niên viết tiếp truyền thống Đoàn – Hội của Trường.
Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn trong
năm, duy trì và tổ chức các hoạt động mang đậm sắc màu Sinh viên Đại học Giao thông
Vận tải như Hội trại truyền thống, Hội thi tìm hiểu ngành nghề, cuộc thi Mở cửa kiến
thức, cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Giao thông.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hành trình đến với bảo tàng”, “Hành trình đến
với địa chỉ đỏ”, tìm hiểu danh nhân đất Việt, thi tái hiện nhân vật lịch sử, anh hùng dân
tộc,
Tổ chức giao lưu với các chứng nhân lịch sử nhân các ngày lễ lớn trong năm, tổ
chức thường xuyên các hoạt động công tác xã hội như phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam
anh hùng, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ, thăm các trại nuôi dưỡng trẻ mồ
côi, tàn tật, tổ chức các lớp học tình thương.
1.3. Công tác giáo dục đạo đức lối sống

Kiên trì giáo dục 8 phẩm chất cao đẹp của người Đoàn viên, trong sinh viên đặc
biệt chú trọng 4 phẩm chất “hiếu học - trung thực - kỷ luật - tiết kiệm”.
Tiếp tục cụ thể hóa nội dung phù hợp với đặc thù nhà trường cuộc vận động “4
xây, 3 chống” (xây dựng ý thức công dân, tinh thần tình nguyện, tinh thần hiếu học và
tinh thần yêu lao động; chống lối sống ích kỷ, lối sống lạc hậu và lối sống vô văn hóa)
thông qua đó liên tục và thường xuyên phát động phong trào “Sinh viên Giao thông mẫu
mực xây dựng nếp sống văn minh”, tổ chức các diễn đàn, trao đổi về lối sống văn hoá
trong sinh viên, sinh hoạt chuyên đề “Văn hóa trong giao tiếp”, cuộc vận động “Mùa thi
nghiêm túc”, “Tháng biết ơn Thầy Cô”, đạo đức nghề, quan hệ ứng xử với Thầy Cô,
Tuyên truyền vận động sinh viên thực hiện nghiêm túc nội quy ở KTX, khu ở trọ,
góp phần xây dựng hình ảnh sinh viên Giao thông có lối sống văn hóa.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt
Nam”.

1.4. Công tác giáo dục pháp luật
Vận động sinh viên tự giác, gương mẫu trong việc thực hiện “Kỷ cương học
đường”, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật.
Phối hợp với Ban Công tác chính trị và Quản lý sinh viên (được thành lập trong
năm 2012), Ban đào tạo, các đơn vị chức năng trong và ngoài trường tổ chức tuyên
truyền phổ biến các Luật giao thông đường bộ, Luật phòng chống ma túy, Luật hôn nhân
gia đình, Luật Lao động, Luật Hình sự, Luật dân sư, Luật doanh nghiệp, yêu cầu sinh
viên thực hiện nghiêm túc việc đăng ký tạm trú tạm vắng.
Trang 23
Xây dựng chương trình hành động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng
nếp sống văn minh đô thị.
Phối hợp với ban quản lý KTX thực hiện cuộc vận động “KTX an toàn – sạch đẹp
– văn minh – nghĩa tình”.

2. Phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ Đại học Giao thông Vận tải – Cơ sở II
2.1. Phong trào “5 xung kích phát triển Kinh tế – Xã hội và bảo vệ tổ quốc”:
a. Xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị trong Nhà trường
- Vận động giảng viên trẻ đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy, tích cực tham gia NCKH và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
- Phát động phong trào “Viên chức trẻ thân thiện, tích cực” trong đội ngũ đoàn
viên là cán bộ, giảng viên của Nhà trường.
- Tổ chức và tập hợp sinh viên, giảng viên trẻ tham gia góp ý, hiến kế cho công tác
đổi mới quản lý trong công tác đào tạo theo tín chỉ của Nhà trường.
- Tham gia công tác tư vấn tuyển sinh, hướng dẫn, tổ chức cho học sinh trung học
phổ thông tham quan Trường. Phối hợp các bộ phận chức năng của Nhà trường tổ chức
tốt các kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm.
- Hỗ trợ Hội Sinh viên thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng môi trường giáo
dục thân thiện, lành mạnh”.
b. Xung kích, tình nguyện vì cộng đồng:
- Xây dựng tổ chức các Đoàn Hội lấy hoạt động tình nguyện vì cộng đồng làm

định hướng hoạt động với nòng cốt là “Đội công tác xã hội Trường” tiến tới xây dựng tại
mỗi Đoàn cơ sở một đội tình nguyện.
- Vận động giảng viên, sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học gắn với
sự phát triển của Nhà trường và xã hội, đặc biệt là các vấn đề về giao thông và đô thị.
- Xây dựng chương trình liên kết tổ chức hoạt động tình nguyện thường xuyên tại
02 xã, phường nghèo và 05 nhà mở, mái ấm trên địa bàn thành phố (do Hội SV Thành
phố phân công cho Hội sinh viên trường).
- Nâng cao chất lượng chiến dịch Tình nguyện Mùa Hè Xanh, có sản phẩm, công
trình cụ thể, đi sâu ứng dụng chuyên môn để hỗ trợ địa phương phát triển. Hỗ trợ Hội
Sinh viên trường tổ chức các hoạt động tình nguyện: Tiếp sức mùa thi, hỗ trợ tân sinh
viên, Chủ nhật tình nguyện, Hiến máu tình nguyện,…
- Đa dạng hóa các hoạt động tình nguyện, tạo điều kiện để thanh niên phát huy sức
sáng tạo, lòng nhiệt tình trong việc thiết kế chương trình, tổ chức thực hiện các hoạt động
tình nguyện. Kết nối, tập hợp, tổ chức hoạt động cho các nhóm tình nguyện tự phát.
Trang 24
- Tăng cường tuyên truyền và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, chống
biến đổi khí hậu, tích cực tham gia vào chương trình đột phá “Giảm ô nhiễm môi
trường”.
- Tiếp tục vận động thanh niên hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam”, phối hợp với các tổ chức bán hàng Việt Nam giá ưu đãi cho
thanh niên.
- Vận động mỗi Đoàn cơ sở có ít nhất một đội hình tình nguyện.
c. Xung kích giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa:
- Tăng cường các giải pháp cung cấp kiến thức lịch sử, luật pháp quốc tế và chiến
lược biển đảo của đất nước để thanh niên nắm rõ và tham gia tích cực vào các hoạt động
bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
- Phối hợp với Ban Quản lý Ký túc xá sinh viên tổ chức các đội xung kích giữ gìn
an ninh, trật tự trong khuôn viên ký túc xá, khuôn viên Trường, phát động phong trào thi
đua xây dựng ký túc xá Xanh – Sạch – Đẹp – Văn minh – An toàn.

- Tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại khu vực Trường, vận động đoàn
viên thanh niên trong trường nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ, có biện
pháp xử lý đối với Đoàn viên vi phạm luật giao thông đường bộ.
- Phối hợp với Đoàn phường địa phương tổ chức những buổi tọa đàm, những hoạt
động cụ thể nhằm giữ gìn an ninh, trật tự tại nơi ở và nơi học tập.

2.2. Phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”
a. Đồng hành với thanh niên trong học tập:
- Phát động phong trào, tổ chức các cuộc thi “Tuổi trẻ sáng tạo” theo từng chuyên
ngành và quy mô toàn trường, thành lập các câu lạc bộ sáng tạo.
- Vận động thanh niên đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy. Tổ chức các hội
nghị trao đổi phương pháp học tập, giới thiệu phương pháp học tập hiệu quả trên các diễn
đàn, mạng xã hội của sinh viên trường. Tăng cường giao lưu với các trường bạn nhằm
trao đổi về chuyên môn và giới thiệu các phương pháp học tập mới.
- Liên tịch với Đoàn các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố nhằm
hỗ trợ chỗ thực tập, rèn nghề, việc làm bán thời gian, việc làm sau khi ra trường cho sinh
viên.
- Vận động giảng viên trẻ, sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học.
- Tham mưu với Ban giám đốc tạo điều kiện để viên chức trẻ học tập, nâng cao
trình độ.

×