Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án 1 Bộ Giao thông vận tải.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.44 KB, 83 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, để phát triển nền kinh tế trước hết cần phải phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng, để từ đó mới có thể tạo điều kiện cho các vùng, miền trên cả nước
phát triển kinh tế một cách đồng đều. Vì vậy Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu hàng
đầu và ưu tiên trước nhất là phát triển mạng lưới giao thông trên cả nước, có như vậy thì
mới có thể đạt được mục tiêu chung của toàn nền kinh tế. Do đó trong những năm gần đây
đầu tư cho xây dựng, nâng cấp và cải tạo mạng lưới giao thông chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng mức đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Các dự án đầu tư được thực hiện chủ yếu sử
dụng các nguồn vốn ngân sách, và vốn vay viện trợ nước ngoài và với khối lượng vốn lớn.
Để quản lý các dự án này, Chính phủ thành lập ra các Ban quản lý thuộc các Bộ chủ quản
để có thể tập trung chuyên môn vào quản lý, đại diện cho nhà nước làm chủ đầu tư. Công
tác quản lý các dự án đầu tư là một chuỗi các hoạt động phức tạp, đòi hỏi phải có một trình
độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý. Quản lý dự án giữ vai trò quan trọng, giúp cho
việc thực hiện dự án được thực hiện theo một quy trình nhất định, đảm bảo mục tiêu đặt ra
ban đầu cũng như hiệu quả do dự án đem lại sau này. Nhận thức được vai trò của quản lý
dự án trong hoạt động đầu tư và qua tìm hiểu thực tế công tác quản lý được thực hiện tại
Ban quản lý dự án 1, em đã củng cố được kiến thức về quản lý dự án và nắm bắt được
phương pháp tổ chức và triển khai công tác quản lý đối với một dự án đầu tư đặc biệt là
những dự án đầu tư từ nguồn vốn vay viện trợ nước ngoài. Chính vì vậy em đã chọn đề tài:
Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án 1 - Bộ Giao
thông vận tải.
Chuyên đề tập trung nghiên cứu tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại
Ban quản lý dự án 1 và qua đó thấy được những ưu điểm cũng như những hạn chế còn gặp
phải trong công tác quản lý dự án đầu tư để đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả
quản lý.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 1 – BỘ GIAO THÔNG
VẬN TẢI
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 1 (PMU1)
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ


1
CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA
Do thời gian thực tập và khả năng có hạn nên em chỉ nghiên cứu công tác quản lý
dự án trên một góc độ và qua đó đánh giá hiệu quả của công tác quản lý tại Ban quản lý dự
án 1. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hà và các cán bộ thuộc
Ban quản lý dự án 1 đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 1 – BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 1 .
Ban quản lý dự án 1 được thành lập ngày 21/8/1993 theo quyết định số
1669/TCCB- LĐ của Bộ Giao thông vận tải với tên gọi ban đầu là Ban Quản lý Dụ án
Quốc lộ 1. Chức năng nhiệm vụ đựơc giao ban đầu là thay mặt Bộ GTVT thực hiện các dự
án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1 có vốn đầu tư của nước ngoài và làm chủ đầu tư trong việc
lập các dự án xây dựng cải tạo các đường khác để gọi vốn đầu tư nước ngoài, tham mưu
cho bộ trong việc đề xuất, xây dựng các cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, cấp phát, quản lý
vốn… đối với các công trình đường bộ có vốn đầu tư nước ngoài.
Đến năm 1999, để đáp ứng tình hình nhiệm vụ công việc mới, Ban Quản lý Dự án
Quốc lộ 1 được đổi tên thành Ban Quản lý Dự án 1.
Từ khi thành lập tới nay, PMU1 đã được Bộ GTVT giao quản lý 6 dự án lớn vay
vốn của Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đề khôi phục
cải tạo lại toàn tuyến quốc lộ 1 từ biên giới Việt Trung tới Năm Căn. Ngoài 6 dự án lớn
nêu trên, Ban cũng được giao quản lý 2 dự án có vốn nước ngoài khác là dự án khôi phục,
đóng mới các phà khu vực đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn I và giai đoạn II do chính
phủ Đan Mạch viện trợ không hoàn lại.
Từ cuối năm 2001, khi công tác khôi phục cải tạo quốc lộ 1 đi vào giai đoạn kết
thúc, số các dự án vay vốn nước ngoài giảm dần, Bộ đã giao cho PMU1 quản lý thêm một
số dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước. Đó là các dự án: Mở rộng quốc lộ 1 đoạn TP Hồ
Chí Minh- Trung Lương, Mở rộng quốc lộ 1 đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận, Mở rộng

quốc lộ 1 đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ, Tiểu dự án 4 của dự án cải tạo quốc lộ 6 đoạn Sơn
La- Tuần Giáo, Xây dựng tuyến phía tây Nghệ An, cải tạo nâng cấp quốc lộ 70, dự án đầu
tư các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ tránh ngập lụt khi có thủy điện Sơn La. Bên cạnh đó, PMU1
cũng đang tích cực chuẩn bị và triển khai các dự án vay vốn nước ngoài: dự án GTVT khu
vực miền Trung do ADB tài trợ ( dự án ADB5), dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu vực
đồng bằng sông Cửu Long do WB tài trợ (dự án WB5), dự án phát triển đồng Bằng Sông
3
Hồng ( cùng với Ban quản lý dự án đường thủy). Gần đây nhất, PMU1 đã được bộ GTVT
tiếp tục giao chuẩn bị dự án cải tạo quốc lộ 217 để vận động tài trợ ODA.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TRONG BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN 1.
1.Chức năng nhiệm vụ của Ban.
- Thực hiện các dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1 có vốn đầu tư của nước ngoài đã
được phê duyệt theo các quy định thông lệ quốc tế và phù hợp với các thể chế luật lệ của
Việt Nam, bao gồm các khâu:
+ Tổ chức lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng kể cả lập hồ sơ đấu thầu và chọn
thầu.
+ ký kết hợp đồng giao thầu.
+ Tổ chức giám sát việc thi công công trình.
+ Tổ chức nghiệm thu thanh toán, tổng nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
+ Tổng quyết toán dự án.
- Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư trong công tác lập các dự án chuẩn bị đầu tư nâng
cấp quốc lộ 1 và các quốc lộ khác để gọi vốn đầu tư của nước ngoài.
- Tham mưu cho bộ trong việc đề xuất, xây dựng các cơ chế quản lý kinh tế, kĩ thuật,
cấp phát, quản lý vốn… đối với các công trình đường bộ có vốn đầu tư của nước
ngoài cho phù hợp với thông lệ quốc tế và các luật lệ trong nước.
- Theo định kỳ, lập báo cáo lên bộ về tiến trình thực hiện các dự án và đánh giá tổng
kết dự án khi kết thúc công trình.
2. Chức năng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo Ban.
2.1 Tổng giám đốc Hoàng Đình Phúc.

- Thực hiện chức năng điều hành, quản lý hoạt động của công ty.
- Tổng Giám Đốc có thẩm quyền quản lý, ký kết các hợp đồng trong lĩnh vực hoạt động
của Ban trong phạm vi quyền lực cho phép.
2.2 Phó tổng giám đốc Nguyễn Xuân Lâm.
- Phó TGĐ thường trực thay mặt TGĐ đi vắng
- Phụ trách công tác nội chính bao gồm lương, thưởng, chế độ chính sách cho người lao
động, công tác thi đua khen thưởng,kỷ luật, thanh tra chung ( trừ thanh tra xây dựng cơ
4
bản), kiểm tra nội bộ trong ban, trật tự an ninh, an toàn xã hội và quan hệ với địa phương
nơi đóng trụ sở, chỉ đạo các đoàn thể công đoàn, thanh niên, phụ nữ, hội cầu đường…
2.3 Phó tổng giám đốc Nguyễn Quốc Bình.
-Chịu trách nhịêm quản lý và giải quyết các dự án thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung.
-TRưởng Ban phụ trách công tác phòng chống bão lũ khu vực phía Bắc và miền Trung.
2.4 Phó tổng giám đốc Lương Quang Thanh
-Chịu trách nhịêm quản lý và giải quyết các dự án thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung.
- Các công tác khác Tổng Giám đốc giao trực tiếp.
• Nguyên tắc chung:
- sự phân công trên chỉ là tương đối, khi cần TGĐ sẽ bổ sung, điều chuyển hoặc giao
trực tiếp
- khi giải quyết công việc các phó TGĐ được dùng quyền hạn của TGĐ để quyết
định và chịu trách nhiệm trước TGĐ và các cơ quan công quyền. Được đình chỉ
công tác của các nhân viên đến lãnh đạo các phòng, phân ban khiu xét thấy họ vi
phạm các quy định, quy chế của Ban và báo cáo với TGĐ trước 48 giờ.
- Các phó TGĐ không giải quyết công việc đã giao cho phó TGĐ khác, trừ trường
hợp do công việc chung 2 người phải phối hợp bàn bạc, hoặc nhờ nhau giải quyết
hay khi có ý kiến trực tiếp của TGĐ.
- Khi chỉ đạo xây dựng các dự án, các gói thầu phải soát xét kỹ về trình tự thủ tục
xây dựng có bản, điều kiện hợp đồng, hồ sơ thiết kế, nguồn vốn, thủ tục giải ngân,
tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, điều kiện môi trường, an toàn… Xử lý
rạch ròi trách nhiệm và sự phối hợp giữa các phong dự án với phòng nghiệp vụ và

phân ban.
- Trong phạm vi đựơc phân công, các đồng chí phó TGĐ phải chủ động giải quyết và
chịu trách nhiệm. Trường hợp các công việc khó khăn, phức tạp, thuộc về chủ
trương và quyết sách lớn phải báo cáo TGĐ để cùng bàn bạc giải quýêt.
3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong Ban quản lý dự án 1.
3.1 Văn phòng chịu trách nhiệm về công tác chính sau:
- Công tác tổ chức, lao động, tiền lương
+ Quản lý cán bộ ( hồ sơ theo dõi, nhận xét)
+ Tuyển chọn, đào tạo cán bộ
5
+ Giải quyết chế độ, chính sách với người lao động ( chế độ lương, phụ cấp, hưu
trí…)
+ Tổ chức, biên chế của Ban
+ Công tác bảo mật.
- Công tác quản trị hành chính
+ Công tác quản trị: quản lý tài sản của Ban, công tác bảo vệ, an ninh trật tự, văn thư
đóng dấu, lưu dữ tài liệu…
+ Công tác mua sắm : mua sắm tài sản, văn phòng phẩm cho Ban, các hợp đồng điện
nước sinh hoạt, điện thoại…
+ Dự trù và cung cấp văn phòng phẩm hàng tháng
+ Lễ tân phục vụ hội nghị, hội họp
+ Làm thủ tục visa, quản lý đoàn ra, vào Việt Nam
+ Điều hành xe ô tô phục vụ các đoàn công tác.
+ Tổ chức in ấn tài liệu, hồ sơ.
+ Đảm bảo an toàn công sở tại Hà Nội trong và ngoài giờ làm việc
-Thường trực công tác thanh tra nội bộ vủa Ban, phối hợp với các phòng tổ chức
thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất theo quy định.
-Thường trực công tác nghĩa vụ quân sự
- Có trách nhiêm quan hệ với địa phương nơi đóng trụ sở của Ban và các phân ban.
- Thu thập báo cáo định kỳ của các phòng ban, phân ban: Tổng hợp báo cáo gửi lãnh

đạo Ban và các cấp.
3.2 Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ chính sau:
- Quản lý và tham mưu cho lãnh đạo Ban về công tác quản lý tài chính, công tác kế
toán của ban.
- Thực hiện các thủ tục thanh toán, cấp phát vốn cho các đơn vị có liên quan( Nhà
thầu, tư vân, Ban giải phóng mặt bằng…) theo chỉ đạo, phê duyệt của lãnh đạo Ban, đảm
bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý tài chính,kế toán (như sự
phù hợp của hóa đơn, chứng từ, lưu trữ các chứng từ gốc…)
- Triển khai giải quyết thanh toán các nguồn vốn của dự án sau khi có thông báo vốn
về các cơ quan cấp phát ( kho bạc Nhà Nước trung ương, quỹ hỗ trợ phát triển…)
6
- Cân đối nguồn vốn để lập kế hoạch chi tiêu hang năm cho Ban, quản lý hạch toán và
tham mưu cho lãnh đạo Ban về tình hình thực hiện các khoản chi phí cho hoạt động của
Ban.
- Chủ trì thực hiện công tác quyết toán các dự án , lập báo cáo quyết toán, các báo cáo
tài chính.
- Chủ trì làm việc với các đơn vị kiểm toán( kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà Nước),
Các đoàn kiểm tra tài chính
- Theo dõi, quản lý toàn bộ các hợp đồng Kiểm toán, các hợp đồng bảo hiểm cồng
trình. Chuẩn bị nội dung hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng, rà soát xác nhận giá trị
thanh toán định kỳ, thanh toán cuối cùng, thanh lý các hợp đồng khi kết thúc.
- Quản lý về tài chính các tài sản của Ban, các tài sản thu hồi từ dự án, các tài sản đầu
tư từ sự án cho đơn vị khác .
- Theo dõi công tác thuế đối với các Nhà thầu, tư vấn và thực hiện nghiệp vụ thuế của
Ban, công tác đấu thầu bảo hiểm.
3.3 Phòng kế hoạch chịu trách nhiệm về các công việc chính sau:
-Chuẩn bị cho toàn bộ các dự án trong nước từ khâu tìm kiếm dự án, lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định đầu tư, điều chỉnh dự án,
giám định đầu tư thường xuyên và đột xuất, thường trực thanh tra xây dựng cơ bản.
- Chịu trách nhiệm công tác đấu thầu (gồm các dự án vốn trong nước và các dự án

vốn nước ngoài ODA) từ khâu lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu…công bố kết quả
trúng thầu ( trong công tác đấu thầu phải lưu ý đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa hồ sơ
mời thầu, phương pháp đánh giá thầu và kết quả đấu thầu trình duyệt ). Bước trình duyệt
hồ sơ mời thầu phải có sự tham gia phối hợp của phòng Quản lý dự án ( Trù công tác đấu
thầu đã giao cho phòng khác thực hiện).
- Sau khi được bộ giao dự án mới và đơn vị Tư vấn thiết kế đã được chỉ định, phòng
kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu và soạn thảo để lãnh đạo Ban ký hợp đồng khảo sát thiết
kế với đơn vị tư vấn. Bàn giao nội dung hợp đồng KSTK cho phòng quản lý dự án để tiến
hành giám sát theo quy định ở mục b khoản 1 điều 11 của nghị định 209/2004/ NĐ-CP.
Phối hợp với phòng quản lý dự án và chủ trì thực hiện công tác nhiệm vụ thu báo cáo
kết quả khảo sát theo khoản 2 điều 8 hoặc xem xét bổ sung nhiệm vụ khảo sát theo khoản 2
điều 9 của nghị định nêu trên.
7
-Chịu trách nhiệm về các thủ tục và tính pháp lý cuả các hợp đồng xây lắp, tư vấn,
thiết bị bao gồm: chuẩn bị hợp đồng, thương thảo hợp đồng, điều chỉnh hợp đồng. Thông
qua hợp đồng để quản lý các dự án một cách chặt chẽ, đúng pháp luật.
- Phối hợp với phòng quản lý dự án chuẩn bị cho các dự án nước ngoài (ODA).
- Quản lý các hợp đồng kinh tế với các nhà thầu, tư vấn, các đơn vị cung cấp thiết bị
ở các khâu: theo dõi thực hiện hợp đồng ( về trình tự, thủ tục, rà soát xác nhận giá trị thanh
toán định kỳ chủ yếu là đơn giá, thanh toán cuối cùng cho nhà thầu, thanh lý các hợp đồng
khi kết thúc( ngoại trừ các hợp đồng thuộc trách nhiệm quản lý của các phòng khác và
phân ban). Thay đổi, bổ sung, sửa đổi hợp đồng trong trường hợp cần thiết.
- Kiểm tra các dự toán chi phí trong quá trình thực hiện dự án trước khi trình lãnh đạo
Ban phê duyệt ( ngoại trừ dự toán chi phí của các hợp đồng thuộc trách nhiệm quản lý của
các phòng khác và phân ban).
- Đảm bảo nguồn vốn cho các dự án do Ban quản lý hàng năm từ khâu lập, trình
duyệt kế hoạch năm, tham mưu điều hòa, điều chuyển kế hoạch… cho tới khi có thông báo
vốn về cơ quan cấp phát.
- Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, tin học công tác quản lý dự án.
- Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây

dựng cơ bản trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
3.4 Các phòng quản lý dự án chịu trách nhiệm về công tác chính sau:
- Chuẩn bị các dự án nước ngoài (ODA) từ khâu tìm kiếm dự án, lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi.
-Phối hợp với phòng kế hoạch trong công tác đấu thầu.
- Chịu trách nhiệm giám sát công tác lập dự án khả thi khảo sát và thiết kế dự toán.
Trường hợp phòng quản lý dự án không đủ điều kiện năng lực thì báo cáo lãnh đạo Ban để
thuê tư vấn giám sát công tác khảo sát xây dựng
-Phối hợp với phòng kế hoạch để thực hiện công tác nghiệm thu báo cáo kết quả khảo
sát hoặc bổ sung nhiệm vụ khảo sát theo khoản 1 điều 9 của nghị định 209/2004 NĐ-CP.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ, giá thành,
môi trường, an toàn và các quy định khác trong hợp đồng cụ thể:
+ Tổ chức xem xét trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các đề
cương khảo sát thiết kế, xử lý các vấn đề phát sinh, phát triển về kỹ thuật và khối lượng.
8
+ Tiến hành kiểm tra giám sát quá trình xây dựng, chủ trì nghiệm thu thanh toán cho
nhà thầu về khối lượng, kỹ thuật, xen xét đánh giá về đơn giá, giá thành xây lắp.
+ Trực tiếp quản lý các Chủ nhiệm dự án và Đại diện hợp đồng, chỉ đạo và đôn đốc
tư vấn giám sát và nhà thầu để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng.
- Chịu trách nhiệm tòan bộ công tác giải phòng mặt bằng, các hợp đồng trong công
tác giải phóng mặt bằng của các dự án, tham mưu đề xuất biện pháp xử lý các vướng mắc
phát sinh trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
3.5 Các phân ban chịu trách nhiệm các công tác sau:
- Đại diện về mặt hành chính của Ban tại hiện trường, đại diện cho Ban giao dịch,làm
việc với chính quyền địa phương và các Ban, Ngành liên quan để xử lý các vấn đề giải
phóng mặt bằng phát sinh tại hiện trường.
-Trực tiếp phối hợp với UBND, Hội đồng đền bù các Tỉnh để triển khai, thực hiện
công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án do phân ban thực hiện. Phối hợp với các
phòng quản lý dự án (đối với các dự án do phòng quản lý dự án thực hiện) để đôn đốc,
kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng do UBND các Tỉnh thực hiện.

-Chỉ đạo các hoạt động tại hiện trường, phối hợp với các phòng để thực hiện nhiệm
vụ chung của Ban.
- Bình luận xử lý các khối lượng phát sinh, bổ sung của các hợp đồng (nếu có).
Đối với các dự án được lãnh đạo Ban giao cho phân ban trực tiếp quản lý thì thực
hiện các nhiệm vụ như phòng quản lý dự án.
- Thực hiện nhiệm vụ của Tổng giám đốc giao khi cần.
9
III. TèNH HèNH THC HIN CC D N HIN NAY CA BAN QUN Lí D
N 1.
Bng 1: Cỏc d ỏn s dng vn trong nc:
n v : t ng
STT Tờn d ỏn a im TMT (t
ng)
Ngun vn
1
Dự án mở rộng QL1 đoạn
TP.Hồ Chí Minh-Trung Lơng
gồm tuyến tránh và cầu Tân
An
H Ni 386,470 Vn ngõn
sỏch nh
nc
2 D ỏn m rng QL1 on
Trung Lng M Thun:
Long An
Vnh Long
670,778 Vn ngõn
sỏch nh
nc
3 D ỏn m rng QL1 on M

Thun - Cn Th:
Vnh Long
Cn Th
1.842,553 Vn ngõn
sỏch nh
nc
4 D ỏn xõy dng cu Pỏ Uụn Lai Chõu 739,887 Vn bi
thng in
lc
5
D ỏn u t xõy dng QL12
on Km66-Km102 (bao gm
cu Hang Tụm):
Lai Chõu 933,400 Vn bi
thng in
lc
6 D ỏn ci to nõng cp QL70
on Km130-Km188 (Tiu d
ỏn 2)
Ho Bỡnh- Sn
La
289,512 Trỏi phiu
CP
7 D ỏn nõng cp QL6 on Sn
La-Tun Giỏo (Km321-
Km406):
Sn La Lai
Chõu
1,165,875 Trỏi phiu
CP

8 D ỏn nõng cp ci to QL6
on Tun Giỏo - Lai Chõu
Lai Chõu Trỏi phiu
CP
( Ngun : Phũng K hoch)
Bng 2: Cỏc d ỏn s dng vn nc ngoi: (vn vay ODA)
n v: t ng
Stt Tờn d ỏn a im TMDT (t
ng)
Ngun vn
1 Hp phn A - D ỏn phỏt trin
C s h tng ng bng sụng
Cu Long (WB5).
Tõy Nam B 2,031,96
0
Vn vay
WB
10
2 Dự án ADB5- Cải tạo mạng lưới
GTVT khu vực miền Trung
Nam Trung Bộ 2,194,20
0
Vốn vay
ADB
3 Dự án ADB3 - Cải tạo QL1
đoạn Quảng Ngãi – Nha Trang
Quảng Ngãi –
Nha Trang
2.098 Vốn vay
ADB

4 Dự án cải tạo QL217 Thanh Hoá 1,899,300 Vốn vay
ADB
(Nguồn : Phòng Kế hoạch)
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN 1- BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. TỔNG QUAN ODA Ở VIỆT NAM
Thực hiện công cuộc Đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986, trong
những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài mà còn tạo ra những bước tiến vượt bậc với việc cải
thiện tình hình chính trị đối ngoại, xử lý các khoản nợ nước ngoài thông qua Câu lạc bộ chủ
nợ Pa-ri, kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân được cải thiện
rõ rệt. Đây là bối cảnh dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại quan
hệ hợp tác phát triển. Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Pa-
ri dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu
cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.
Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và
tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế
tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào
đầu những năm 90 xuống còn trên 10% vào năm 2008, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn
diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều Diễn đàn, tổ chức
quốc tế khác, Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng
góp quan trọng của viện trợ phát triển như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt
Nam.
Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều và
hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang
hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Ngoài các nước là thành viên của Tổ chức OECD-
DAC còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, Ấn độ, Hung-ga-ri, Séc,

11
Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính
phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Thông qua 15 Hội nghị CG thường niên, tổng vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam
kết đạt 42,438 tỷ USD với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước, kể cả những năm kinh
tế thế giới gặp khó khăn như khủng hoảng tài chính khu vực châu Á vào năm 1997.
Số vốn ODA cam kết nói trên được giải ngân dựa trên tình hình thực hiện các chương
trình và dự án được ký kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ. Từ năm 1993 đến hết tháng 10
năm 2008, Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký các điều ước quốc tế cụ thể về
ODA với tổng số vốn đạt 35,217 tỷ USD, chiếm 82,98% tổng vốn ODA cam kết trong thời
kỳ này, trong đó vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80%, vốn ODA không hoàn lại chiếm
khoảng 20%.
Giao thông Vận tải là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký
kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993-2008. Nhờ nguồn vốn này, Việt Nam đã khôi
phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không,
đường biển và đường thủy nội địa. Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để
thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Với nhận thức ODA là một bộ phận của đầu tư công nên phải được quản lý chặt chẽ
và hiệu quả, trong 15 năm qua Chính phủ không ngừng hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản
lý nguồn vốn này. Theo tinh thần đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trong
đó có phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho từng cơ quan với một cơ chế phối hợp
nhịp nhàng, cụ thể Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về điều phối,
quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; Bộ Tài Chính thực hiện chức năng quản lý tài chính
đối với nguồn vốn này; Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư Pháp, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng
Chính phủ, tham gia quản lý nhà nước về ODA theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể của
mình trong chu trình ODA; các Bộ, ngành và địa phương với vai trò cơ quan chủ quản chịu
trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ODA thông qua chủ dự án

và Ban quản lý dự án.
Về khung thể chế pháp lý, công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA từ năm
1994 đến nay được thực hiện trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ. Trong 15 năm qua
Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định về quản lý và sử dụng ODA (Nghị định 20/CP (1994),
Nghị định 87/CP (1997), Nghị định 17/2001/NĐ-CP (2001) và Nghị định 131/2006/NĐ-CP
(2006)) đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn cung cấp và tiếp nhận nguồn vốn ODA ở từng thời kỳ.
ODA sẽ vẫn tiếp tục là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho giai đoạn phát triển sắp
tới.
12
Trong giai đoạn phát triển sắp tới Việt Nam tiếp tục huy động mọi nguồn lực cho
đầu tư phát triển, trong đó có nguồn vốn ODA.
Thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010-2015 Việt
Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (MIC) và theo tập quán
tài trợ quốc tế Việt Nam sẽ nhận được ít hơn các nguồn vốn vay ODA ưu đãi như hiện nay.
Đồng thời, các khoản viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật có khuynh hướng giảm.
Trong bối cảnh đó, định hướng chính sách sử dụng nguồn vốn ODA cần có những
thay đổi phù hợp. ODA vốn vay kém ưu đãi sẽ tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án
tầm cỡ quốc gia, có nguồn thu và khả năng trả nợ chắc chắn như xây dựng các nhà máy
điện, kể cả các nhà máy điện nguyên tử; phát triển các tuyến đường cao tốc thu phí, kể cả
trong các thành phố lớn; phát triển hệ thống vận tải bánh sắt quy mô vận tải lớn như tầu điện
ngầm, đường sắt trên cao ở các thành phố lớn…; các cảng hàng không; cảng biển; các hệ
thống thông tin liên lạc viễn thông ; các công trình sản xuất có hàm lượng công nghệ và kỹ
thật cao, có sức lan tỏa thúc đẩy phát triển một ngành, một địa bàn lãnh thổ,
Trong thời gian tới việc thu hút và sử dụng ODA cần tập trung vào một số nhiệm vụ
cụ thể như:
- Các Bộ, ngành và địa phương cần nỗ lực chuẩn bị các chương trình và dự án đã
được cam kết vốn để ký kết hiệp định, đẩy mạnh việc thực hiện và giải ngân các chương
trình, dự án ODA để đảm bảo đạt mục tiêu thực hiện 11,9 tỷ USD vốn ODA trong thời kỳ
2006-2010 và tạo ra các công trình gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010.
- Sau năm 2015 ưu tiên sử dụng ODA, nhất là ODA vốn vay kém ưu đãi cho các

chương trình, dự án có khả năng hoàn vốn cao, tạo được nguồn thu.
- Mở rộng thành phần được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA, kể cả khu vực tư
nhân trong nước trên cơ sở quan hệ đối tác công –tư kết hợp trong đầu tư phát triển.
- Giảm bớt các khâu trung gian trong quản lý nguồn vốn ODA theo hướng chuyển
trực tiếp nguồn vốn này cho chủ sở hữu vốn với cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ của
các cơ quan chức năng để bảo đảm hiệu quả sử dụng và thực hiện trả nợ vốn vay cho các
nhà tài trợ.
II. GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA DO BAN QUẢN LÝ DỰ
ÁN 1 THỰC HIỆN.
1. Hợp phần A - Dự án phát triển Cơ sở hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long (WB5)
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng Sông Cửu Long (dự án WB5)
được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 741/QĐ-BGTVT ngày 6/4/2007 và được
điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 4138/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2007. Tổng
mức đầu tư của Dự án là 312,02 triệu USD, trong đó vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế
13
giới là 207,66 triệu USD; Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc là 25,00 triệu USD;
Vốn đối ứng của Chính phủ là 79,36 triệu USD. Dự án gồm 4 hợp phần:
+ Hợp phần A: Các tuyến quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 91.
+ Hợp phần B: Hành lang các tuyến đường thủy quốc gia.
+ Hợp phần C: Các tuyến đường tỉnh và đường thủy địa phương.
+ Hợp phần D: Hỗ trợ thể chế cho Bộ GTVT và các tỉnh.
Dự án WB5 nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông; giảm thiểu tắc nghẽn
trên các tuyến đường bộ và đường thuỷ then chốt; và giảm các chi phí vận chuyển từ nơi sản
xuất đến thị trường tiêu thụ; Việc nâng cấp các tuyến đường bộ, đường thuỷ trong khu vực
sẽ mang lại lợi ích to lớn, góp phần tích cực vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho việc liên thông giữa các vùng trong khu vực, giảm tỷ lệ các
vụ tai nạn trên các tuyến đường bộ, đường thuỷ, bảo đảm an ninh chính trị quốc phòng khu
vực vùng biên của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài ra, việc nâng cấp
đồng bộ mạng lưới giao thông đường bộ và đường thuỷ của ĐBSCL sẽ là cơ sở để nghiên
cứu, phát triển và nhân rộng mô hình vận tải đa phương thức.

Tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 312,02 Triệu USD, trong đó vốn vay của
WB/AusAID là 232,66 Triệu USD (chiếm 74,57%) và vốn đối ứng của Chính phủ là 79,36
Triệu USD (chiếm 25,43%). Cụ thể như sau:
Đơn
vị:
Triệu US D
Hạng mục
Nguồn vốn
WB/Aus
AID
Chính
phủ
Tổng cộng
Hợp phần A: Các tuyến QL 74,58 25,74 100,32
Hợp phần B: Hành lang các tuyến đường thuỷ Quốc
gia
76,08 23,21 99,29
Hợp phần C: Các tuyến đường tỉnh và đường thuỷ
địa phương
75,13 21,13 96,26
Hợp phần D: Hỗ trợ thể chế cho Bộ GTVTvà các
tỉnh
6,87 0 6,87
Chi phí Quản lý dự án 0 3,50 3,85
Cộng (A+B+C+D) - chưa bao gồm dự phòng: 201,63 67,21 268,84
Cộng dự phòng phí 31,02 6,72 37,75
Cộng: 232,66 73,93 306,59
Thuế 0 5,43 5,43
Tổng cộng: 232,66 79,36 312,02
14

Tổng mức đầu tư dự án sẽ được chuẩn xác sau khi thiết kế cơ sở được phê duyệt.
Riêng tổng mức đầu tư của hợp phần C sẽ được Cơ quan Chủ quản dự án phê duyệt chính
thức.
Nguồn vốn:
- Vay ưu đãi của WB : 207,66 Triệu USD.
- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc : 25,00 Triệu USD.
- Vốn đối ứng của Chính phủ : 79,36 Triệu USD.
Tổng Cục Đường bộ Việt Nam được giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư hợp phần A với
tổng giá trị 100,32 triệu USD, trong đó vốn cho xây lắp là 59,2 triệu USD, vốn cho các hạng
mục khác là 41,12 triệu USD (vay WB 74,58 triệu USD, đối ứng 25,74 triệu USD).
Ban Quản lý Dự án 1 được giao nhiệm vụ quản lý hợp phần A (cải tạo các quốc lộ) dự
án WB5. Nội dung của hợp phần bao gồm công tác cải tạo các tuyến quốc lộ 53 đoạn
Km56-Km60+610 và đoạn Km130+440-Km139+550, quốc lộ 54 đoạn Km85-Km125+610
thuộc địa phận tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1) và cải tạo quốc lộ 91 đoạn Km7-Km50+889
thuộc địa phận TP.Cần Thơ (giai đoạn 2).
Thời gian thực hiện:
- Khởi công: Quí II / 2008
- Kết thúc: Quí IV / 2013
2. Khôi phục và cải tạo Quốc lộ 1 đoạn Quảng Ngãi – Nha Trang ( Dự án ADB3)
1. Mục tiêu chính: Đầu tư khôi phục, cải tạo Quốc lộ (QL) 1 đoạn Quảng Ngãi – Nha
Trang và sửa chữa một số đường địa phương nối với QL 1.
2. Quy mô:
- QL 1 đoạn Quảng Ngãi – Nha Trang:
o Khôi phục 400Km đường đạt tiêu chuẩn cấp III TCVN 4054-85 và làm mới tuyến
tránh Thị xã Quảng Ngãi.
o Mặt cắt ngang khu vực đồng bằng rộng 12m, khu vực miền núi rộng 10m.
o Cải tạo gia cố các đoạn ngập lụt bảo đảm tần suất lũ 10%.
o Làm mới, sửa chữa các cầu có chiều dài không lớn hơn 25m đạt tiêu chuẩn H30-
XB80.
- Sửa chữa khoảng 1.000 Km đường nhánh nối với QL1 thuộc địa phận các tỉnh Quảng

Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và Gia Lai.
3. Địa điểm:
15
- Quốc lộ 1 đoạn Quảng Ngãi – Nha Trang: trên địa phận các tỉnh Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
- Một số đường nhánh nối với QL1 thuộc địa phận các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hoà và Gia Lai.
4. Tổng mức đầu tư: 2.098 tỷ (163,75 triệu USD) trong đó dự phòng phí là 24,4 triệu
USD.
5. Nguồn vốn: Vốn vay ADB (130 triệu USD) và vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước.
6. Tiến độ thực hiện: Khởi công tháng 2/1999, hoàn thành tháng 2/2002.
3. Dự án cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông khu vực miền Trung (viết tắt là dự
án ADB5).
Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải.
Đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án 1 (Ban QLDA1).
Mục tiêu đầu tư xây dựng:
- Nâng cấp mạng lưới đường tỉnh lộ và huyện lộ trong phạm vi 19 tỉnh khu vực miền
Trung đáp ứng được các yêu cầu kinh tế, xã hội và môi trường;
- Đánh giá các vấn đề về thể chế chính sách của ngành đường bộ cấp tỉnh và cấp
quốc gia nhằm mục tiêu nâng cao năng lực của các Sở GTVT địa phương đảm bảo
mục đích thực hiện nâng cấp và duy tu, bảo dưỡng mạng lưới đường trong đó bao
gồm cả việc nghiên cứu thực hiện hình thức trao thầu trong công tác duy tu.
Địa điểm xây dựng: Dự án bao gồm 19 tỉnh khu vực miền Trung:
Nội dung của dự án bao gồm 2 phần chính: xây lắp và các tiểu dự án Hỗ trợ kỹ thuật
cho dự án, cụ thể như sau :
Tổng mức đầu tư: 2.194,2 tỷ đồng (tương đương với 138 triệu USD theo tỷ giá là 1
USD = 15.900 đồng).
3. Đơn vị: triệu USD
Hạng mục
Chi phí

dự án
dự kiến
Nguồn vốn
ADB
ADF Viện trợ
A. Chi phí xây lắp
Văn phòng điều hành dự án
98,44
0,35
89,01
0,35
9,43
B. GPMB và tái định cư 4,84 4,84
C. Rà phá bom mìn 1,40 1,40
D.
D.1.
Dịch vụ Tư vấn :
Chuẩn bị dự án - GĐ1&2 2,00 2,00
16
D.2.
D.3.
D.4.
D.5.
Giám sát dự án
Tăng cường thể chế
Chương trình truyền thông về
giới và HIV/AIDS
Tư vấn giám sát GPMB và tái
định cư
9,29

1,71
0,50
0,08
0,50
0,08
9,29
1,71
E. Quản lý Dự án 0,50 0,50
F. Các khoản thuế 15,75 15,75
G. Lãi trong quá trình thi công 3,14 3,14
Tổng giá trị 138,00 95,00 32,00 11,00
Ghi chú: ADF: là viết tắt của Nguồn vốn vay ưu đãi ADB
NDF: là viết tắt của Nguồn vốn vay từ Quỹ Phát triển Bắc Âu.
Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn vay ưu đãi từ ADB: 94,5 triệu USD.
- Vốn viện trợ không hoàn lại của ADB: 0,5 triệu USD.
- Vốn đối ứng: 32 triệu USD.
- Vốn vay từ Quỹ Phát triển Bắc Âu: 8,3 triệu Euro (tương đương 11 triệu USD).
Hình thức quản lý dự án: Chủ nhiệm điều hành dự án.
Tiến độ của dự án:
- Giai đoạn 1: Thực hiện từ tháng 06/2005 đến tháng 12/2007.
- Giai đoạn 2: Dự kiến thực hiện từ tháng 01/2006 đến tháng 06/2008.
- Giai đoạn 3: Dự kiến thực hiện từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2008.
4. Nâng cấp Mạng lưới Giao thông Tiểu vùng Mê kông Mở rộng (GMS) phía Bắc thứ
2 – Nâng cấp Quốc lộ 217
Tên nhà tài trợ:
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
Cơ quan chủ quản:
Bộ Giao thông Vận tải
Chủ dự án:

Ban Quản lý dự án 1 - Bộ GTVT
Tổ chức lập dự án:
Liên danh tư vấn Dainichi Consultant Inc (Nhật) với hãng Denac Associates (Canada),
Lao Consulting Group (Lào) và Hanoi Design and Consulting Joint Stock Company –
Hadecon (Việt Nam);
Mục tiêu đầu tư xây dựng:
17
Mục tiêu dài hạn: Giảm đói nghèo thông qua việc giảm chi phí đi lại, nâng cao chất
lượng và độ tin cậy của hệ thông giao thông đường bộ tới các trung tâm dân cư và khu vực
phát triển, đồng thời cải thiện khả năng lưu thông trong khu vực dân cư và khu vực phát
triển qua đó nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội, cơ hội việc làm. Dự
án cũng sẽ tạo cho khu vực tiềm năng này thu hút thêm nhà đầu tư cũng như tăng cường hợp
tác phát triển kinh tế và thương mại nội vùng và toàn khu vực.
Mục tiêu ngắn hạn: Nâng cao tốc độ, rút ngắn thời gian hành trình trên tuyến, tăng
khả năng an toàn, giảm bớt ắch tắc và tai nạn giao thông, giảm giá thành vận tải; Mở rộng
việc sử dụng đường bộ và dịch vụ vận tải; cải thiện hoạt động duy tu bảo dưỡng đường.
Phạm vi của dự án:
Phần lãnh thổ Việt Nam là đầu tư nâng cấp QL217 từ nút giao giữa QL217 với Quốc
lộ 1 tại Đò Lèn đến cửa khẩu Na Mèo dài 195,4km và nâng cấp xấp xỉ 100km đường nông
thôn nối với QL217.
Địa điểm xây dựng:
Tỉnh Thanh Hóa
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn:
Tổng vốn cho toàn bộ quy mô dự án: 207,80 triệu USD tương đương với 4052,1 tỷ
đồng (tỷ giá bình quân 1 USD = 19.500 đồng Việt nam), trong đó:
+ Vốn ODA:152,71 triệu USD
+ Vốn đối ứng: 55,09 triệu USD
TT Nội dung
Tổng giá
trị (triệu

Trong đó
Vốn đối
ứng
Vốn ADB
(dự kiến)
1
Chi phí xây lắp 121,43 12,15 109,28
2
Chi phí quản lý 1,60 1,60 0
3
Dịch vụ tư vấn 10,80 0,20 10,60
4
Các khoản thuế 14,72 14,72 0
5
Chi phí GPMB 14,60 14,60 0
6
Rà phá bom mìn 1,20 1,20 0
Tổng 164,35 44,46 119,88
Dự phòng khối lượng (10%) 16,43 4,45 11,99
Dự phòng trượt giá (13,19%) 22,84 6,18 16,66
Lãi trong quá trình thi công 4,18 0 4,18
Tổng cộng 207,80 55,09 152,71
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là: 97,42 triệu USD tương đương với 1899,69 tỷ đồng (tỷ
giá bình quân 1 USD = 19.500 đồng Việt nam), trong đó
+ Vốn ODA là: 75,00 triệu USD (vốn ADF của ADB)
+ Vốn đối ứng là: 22,42 triệu USD
18
TT Nội dung
Tổng giá
trị (triệu

USD)
Trong đó
Vốn
đối ứng
Vốn
ADB
1
Chi phí xây lắp 58,00 5,80 52,20
Quốc lộ 217 đoạn Km107+900 – Km195+400
(đường và cầu) và 2 tuyến tránh thị trấn Cẩm
Thủy (đông và tây) 58,00 5,80 52,20
Sửa chữa một số đoạn mặt đường bị lún, nứt

hư hỏng đoạn từ Km0+000 – Km104+900 6,00 0,60 5,40
2 Chi phí quản lý 0,80 0,80 0
3
Dịch vụ tư vấn 6,80 0,20 6,60
4 Các khoản thuế 7,22 7,22 0
5
Chi phí GPMB 3,50 3,50 0
6 Rà phá bom mìn 0,60 0,60 0
Tổng 76,92 18,12 58,80
Dự phòng khối lượng (10%) 7,70 1,80 5,90
Dự phòng trượt giá (13,19%) 10,70 2,50 8,20
Lãi trong quá trình thi công 2,10 0 2,10
Tổng cộng 97,42 22,42 75,00
Giai đoạn 2 dự kiến sẽ được đầu tư sau khi đã xác định được nguồn vốn (có thể bằng
nguồn vốn tài trợ của ADB trong các năm tài khoá tiếp theo, các nhà tài trợ khác hoặc
nguồn vốn trong nước).
Tổng mức đầu tư dự kiến của giai đoạn 2 là: 110,38 triệu USD tương đương với

2152,41 tỷ đồng (tỷ giá bình quân 1 USD = 19.500 đồng Việt nam), trong đó
+ Dự kiến vốn ODA là: 77,71 triệu USD
+ Vốn đối ứng là: 32,67 triệu USD.
Hình thức quản lý dự án:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Thời gian thực hiện dự án:
Dự kiến như sau:
+ Đàm phán hiệp định vay: Tháng 10/2010
+ Ký kết hiệp định vay: Tháng 01/2011
+ Giai đoạn 1 dự kiến bắt đầu từ năm 2010, kết thúc năm 2015
+ Giai đoạn 2 dự kiến bắt đầu từ năm 2012, kết thúc năm 2016.
Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội
Tư vấn đánh giá hiệu quả kinh tế của Dự án thông qua mô hình HDM-4 cho giai đoạn
20 năm và giá trị còn lại là 40% chi phí xây dựng bắt đầu từ năm cơ sở là 2010. Hiệu quả dự
án được đánh giá qua hai chỉ tiêu là giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ suất kinh tế nội hoàn
19
kinh tế (EIRR). Trong đó, EIRR là chỉ số chính để xác định khả năng hoàn vốn của Dự án.
Trong Báo cáo cuối kỳ của Tư vấn, tỷ suất kinh tế nội hoàn của quốc lộ 217 được tính cho
toàn dự án nói chung và giai đoạn 1 nói riêng điều có tỷ suất kinh tế nội hoàn kinh tế
(EIRR) lớn hơn 12% đảm bảo đầu tư dự án là có hiệu quả.
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA CÁC DỰ ÁN SỰ DỤNG VỐN VAY VIỆN TRỢ
NƯỚC NGOÀI.
1. Đặc điểm chung của các dự án sử dụng vốn vay viện trợ nước ngoài
- Nguồn vốn : từ phía nước ngoài
- Ban quản lý dự án 1- Bộ GTVT là phía đại diện cho Việt Nam ký kết hiệp định vay
vốn
- Hình thức đầu tư : Đầu tư gián tiếp nước ngoài
- Hình thức quản lý dự án : Chủ nhiệm điều hành dự án
- Các dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển hệ thống giao thông vận tải quốc gia
2. Yêu cầu của Ngân hàng thế giới đối với quá trình quản lý dự án

 Yêu cầu về tham vấn cộng đồng và công khai thông tin
- Mục tiêu của quá trình tham vấn, công khai thông tin dự án nhằm:
• Chia sẻ thông tin với cộng đồng về các giai đoạn của dự án và các hoạt động dự
án tiến hành, giúp người dân có thể tham gia, đóng góp vào dự án
• Tiếp nhận thông tin về nhu cầu, quyền ưu tiên cộng đồng cũng như các thông tin
và phản hồi của người dân về các hoạt động, chính sách đề xuất
• Đảm bảo rằng cộng đồng sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ về các quyết định
ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, chất lượng cuộc sống và có cơ hội tham gia
vào các hoạt động của dự án
• Nhận được sự hưởng ứng cao nhất từ sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt
động cần thiết trong quá trình lập chuẩn bị công tác cải tạo đường
• Đảm bảo tính minh bạch đối với tất cả các hoạt động có liên quan đến việc đầu
tư nâng cấp các tuyến đường
• Cung cấp diễn đàn giúp cho người dân có thể bày tỏ các vấn đề họ quan tâm
• Bắt đầu thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan có liên quan
- Nguyên tắc:
• Khi tiến hành lập kế hoạch, thiết kế tuyến và chuẩn bị các cấu phần liên quan,
phải tiến hành tham vấn ý kiến góp ý của cộng đồng, những người bị ảnh hưởng
đồng thời được hưởng lợi từ dự án
• Sau khi xây dựng hoàn thiện kế hoạch, chương trình phải tiến hành công khai
các tài liệu trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt
Sơ đồ 2: Tham vấn cộng đồng, công khai thông tin:
Giai đoạn
dự án
Tham vấn bước thực hiện Công
khai
nộp kq
thực hiện
tham vấn
công khai

Lập chủ
trương đầu

Thực hiện lựa
chọn tuyến
đầu tư trên cơ
sở quy hoạch
và nhu cầu
địa phương
Lập danh sách tuyến
đầu tư năm trình
PMU1 sau khi có ý
kiến UBND tỉnh
Không
yêu cầu
Không
yêu cầu
20
lập kế
hoạch
năm
Tham vấn
không chính
thức trong
quá trình
điều tra,
khảo sát, thu
thập thông
tin
Kỹ

thuật
Lập dự
án đầu

Xã hội: sàng
lọc xã hội,kế
hoạch tái định
cư đầy dủ hay
rút gọn hoặc
cam kết không
có GPMB đánh
giá ảnh hưởng
XH
Môi
trường
Sàng
lọc môi
trường
Văn bản
khẳng định
kế hoạch
năm đã được
công khai tại
trụ sở UBND
tỉnh
Tham vấn
chính thức
nhóm người
DTTS để lập
KH PT

DTTS
Tham vấn
chính thức
người bị ảnh
hưởng để lập
kế hoạch
TDC đầy đủ
hay rút gọn
Sàng lọc GPMB Sàng lọc DTTS
lập KH
TDC
đầy đủ
hay rút
gọn
Cam kết
không

GPMB
Đánh
giá ảnh
hưởng
xã hội
và lập
KH
DTTS
Không
phải
đánh
giá và
lập KH

DTTS
Riêng kết
quả sang lọc
môi trường
phải gửi sở
TNMT
Biên bản họp
dân thực
hiện tham
vấn cộng
đồng
kế hoạch năm trình
UBND phê duyệt
trụ sở UBND
tỉnh
thực
hiện kế
hoạch
năm
Họp dân phổ
biến thông
tin dự án, các
tác động môi
trường, các
chính sách
về đền bù…
và nghe ý
kiến của
người dân
thực hiện kế hoạch

phát triển DTTS
đượcphê duyệt (trình
duyệt và lựa chọn đơn
vị thực hiện kế hoạch)
Công khai bản
dự thảo tại
UBND xã trước
khi trình duyệt
Xác nhận
của lãnh đạo
các xã về
công khai
thông tin
Biên bản họp
dân thực
hiện tham
vấn cộng
đồng
Công khai tại
trụ sở UBND
xã và sở GTVT
trước khi trình
sở TNMT
TĐC+GPMB: đo đạc
kiểm đếm chi tiết,áp
giá, lập phương án bồi
thường GPMB
Môi trường : lập bản
đăng ký đạt tiêu chuẩn
môi trường/báo cáo

đánh giá tác động môi
trường
21
 Yêu cầu kiểm tra đảm bảo quy trình tổ chức đầu thầu, HSMT, kết quả đầu thầu
a) Tạo ra sự cạnh tranh tối đa
WB quy định hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế ( ICB) là chủ yếu nhất. Chỉ
trong trường hợp cho phép mới được sử dụng các hình thức như đấu thầu hạn chế, chào
hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp…Để đảm bảo cạnh tranh thực sự, trong hồ sơ mời thầu
không được đưa ra các yêu cầu mang tính định hướng cụ thể, phải đảm bảo cho phép và
khuyến khích sự cạnh tranh quốc tế, về nội dung phải nếu đầy đủ chi tiết rõ ràng.
b) Bảo đảm công khai:
WB quy định việc đăng tải thông báo mời thầu đối với các gói thầu lớn và quan
trọng phải thực hiện thông qua một tờ báo của Liên hợp quốc. Trong thông báo mời thầu
phải nói rõ thời điểm hết hạn nhận hồ sơ dự thầu, địa điểm nhận hồ sơ dự thầu và mở thầu
được thực hiện ngay sau khi đóng thầu đồng thời phải thông báo rõ các thông tin về nhà
thầu. Để tạo điều kiện cho các nhà thầu có được thông tin mời thầu thì việc thông báo mời
thầu phải được đăng trên ít nhất một tờ báo trên phạm vi toàn quốc của nước vay. Một
nguyên tắc cơ bản là phải mở thầu công khai, các nhà thầu tham gia đấu thầu phải được mời
tới dự lễ mở thầu. Những nội dung cơ bản đối với từng hồ sơ dự thầu phải được đọc rõ,
được ghi vào biên bản mở thầu.
c) Ưu đãi nhà thầu trong nước:
WB đã quy định chế độ ưu tiên trong xét thầu đối với các nhà thầu đủ điều kiện ưu đãi
thuộc nước vay. Theo quy định này thì trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, nhà thầu trong nước chỉ
được ưu đãi khi trong giá xuất xưởng có ít nhất 30% thuộc chi phí trong nước. Trong đấu thầu xây
lắp, để được ưu đãi , nhà thầu trong nước phải có tối thiểu 50% sở hữu là thuộc nước chủ nhà.
Mức ưu đãi tối đa trong cung cấp hàng hoá là 15%, còn trong xây lắp là 7,5%.
d) Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu:
Các quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của WB vừa đảm bảo sự chặt
chẽ, tiến tiến nhưng lại linh hoạt.
22

- Đối với lựa chọn dịch vụ tư vấn, quy định mua sắm của WB cho phép sử dụng 6
phương pháp đánh giá:
+ đánh giá trên cơ sở xem xét cả hai yếu tố chất lượng tư vấn và chi phí tư vấn. Và
bằng phương pháp này có thể có được dịch vụ tư vấn đạt hiệu quả tổng hợp.
+ Đánh giá dựa trên cơ sở về chất lượng: theo phương pháp này nhà tư vấn chỉ yêu
cầu nộp đề xuất kỹ thuật hoặc nộp cả đề xuất tài chính.
+ Đánh giá dựa trên một nguồn ngân sách cố định: theo cách này nhà tư vấn được
yêu cầu nộp ra đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính.
+ Đánh giá trên cơ sở chi phí thấp nhất: Đối với các công việc tư vấn đã có chuẩn
mực là các công việc thông thường thì hồ sơ dự thầu nào được đánh giá vượt qua mức yêu
cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật và có chi phí thấp nhất sẽ được mời vào đàm phán hợp đồng.
+ Đánh giá trên cơ sở năng lực: Phương pháp này được sử dụng cho các công việc
tư vấn có giá trị nhỏ ( không vượt quá 100.000 USD). Theo đó, hồ sơ dự thầu được đánh giá
là có năng lực và phẩm chất thích hợp sẽ được mời để trình một đề xuất kỹ thuật và tài
chính để có cơ sở cho việc đàm phán hợp đồng.
+ Phương pháp chọn theo một nguồn duy nhất: nó chỉ được coi là một trường hợp
ngoại lệ, dùng cho một vài trường hợp đặc biệt.
- Đối với mua sắm hàng hoá và xây lắp, WB quy định phương pháp đánh giá như
sau:
+ Bước đánh giá về kỹ thuật: Phương tiện đánh giá sự đáp ứng về mặt kỹ thuật là tiêu chí
“đạt”, “không đạt” và nó được công khai trong hồ sơ mời thầu.
+ Bước đánh giá về tài chính, thương mại để xếp hạng nhà thầu: những hồ sơ vượt qua
được bước trước thì mới được xem xét trong bước này. Chỉ tiêu cơ bản- sản phẩm cuối cùng
của bước đánh giá này là giá đánh giá.
e) Các nguyên tắc cơ bản trong quy định mua sắm của WB.
- Không phân biệt đối sử: Theo nguyên tắc này, hình thức đấu thầu rộng rãi được ưu
tên áp dụng.
- Không đàm phán về giá: Trong quy định mua sắm của WB, giá dự thầu của nhà
thầu luôn phải được coi là cố định.
- Đảm bảo sự cạnh, công băng, minh bạch trong đấu thầu: điều này được thể hiện ở

hình thức đấu thầu rộng rãi, không phân biệt đối sử, mẫu hoá hồ sơ mời thầu…
- Không được vi phạm quy chế đấu thầu
23
- Sự điều chỉnh theo thời gian
- Chống tham nhũng
3.Yêu cầu của Ngân hàng phát triển Châu Á đối với quá trình quản lý dự án
1. Yêu cầu đối với công tác đấu thầu:
Nguyên tắc chính trong quy chế đấu thầu của ADB là:
a) Cạnh tranh: Việc đấu thầu cạnh tranh quốc tế là hình thức cơ bản nhất. Nội dung
cụ thể của hình thức này thì cũng giống như của WB mà đã dược nêu ở trên.
b) Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu: cũng tương tự WB, phương pháp đánh giá
hồ sơ dự thầu của ADB là tiên tiến, phù hợp với thông lệ đấu thầu thế giới, tuy có một vài
đặc thù riêng cụ thể như sau:
ADB luôn coi trọng tính hợp lệ của nhà thầu. Chỉ có những thành viên của ADB
mới đủ tư cách là nhà thầu hợp lệ. Quan điểm đánh giá của ADB là ưu tiên đánh giá về kỹ
thuật trong việc chọn tư vấn. Nếu WB quy định danh sách sách ngắn trong đấu thầu lựa
chọn tư vấn là từ 3 đến 6 nhà tư vấn, thì con số này trong quy định của ADB là từ 5 đến 7.
Trong đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp thì phương pháp đánh giá dựa theo giá đánh
giá là cơ bản.
c) Quy trình thực hiện: có thể tóm tắt quy trình này như sau:
Sơ đồ 3: Quy trình đấu thầu theo quy định của ADB
Phân chia gói thầu

Sơ tuyển ( nếu cần)

Phát hành HSMT

Mở thầu

Xét thầu

24
d) Ưu đãi nhà thầu trong nước:
Quy định mua sắm của ADB đề cập đến sự ưu đãi nhà thầu trong nước theo từng trường
hợp cụ thể và việc ưu đãi này được nêu rõ trong HSMT
e) Tính quốc tế cao: Để đảm bảo cạnh tranh tối đa, quy định mua sắm của ADB thể hiện
tính quốc tế cao. Điều này được thể hiện ở :
- Việc thông báo mời thầu sử dụng tờ báo tiếng Anh hoặc trên tờ báo có lưu lượng phát
hành rộng rãi
- Ngôn ngữ: phần lớn sử dụng bằng tiếng Anh. Trong trường hợp sử dụng nhiều ngôn ngữ
thì tiếng Anh có ưu thế quyết định
- Loại tiền: Cho phép quy định trong hồ sơ mời thầu là sử dụng một hoặc nhiều loại tiền để
bỏ thầu. Thông thường cho phép chào bằng loại tiền của nước mình hoặc một loại tiền mua
bán quốc tế quy định trong hồ sơ mời thầu.
2. Yêu cầu đối với công tác GPMB:
Ngân hàng phát triển Châu Á đưa ra các yêu cầu về công tác đền bù giải phóng mặt
bằng trong quá trình thực hiện dự án. Yêu cầu này được đưa ra trong khuôn khổ GPMB
do ADB lập. Theo đó:
- Nguyên tắc áp dụng :
+ Cần tránh hoặc giảm thiểu tái định cư bắt buộc và thiệt hại về đất đai, công trình, các
tài sản khác và thu nhập bằng cách khai thác mọi phương án khả thi
+ Tất cả các hộ đều được đền bù theo giá thay thế cho tài sản, thu nhập và công việc sản
xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, được hỗ trợ khôi phục để cải thiện hay ít nhất cung phục
hồi được mức sống, mức thu nhập và năng lực sản xuất của họ trước khi có dự án.
+ Hộ thiếu giấy tờ hợp pháp đối với tài sản bị thiệt hại vẫn được hưởng đền bù và các
biện pháp khôi phục nói trên
+ Đền bù cho tài sản thiệt hại theo giá thay thế
+ Trong trường hợp di chuyển cả một khu vực dân cư phải cố gắng tối đa để duy trì thể
chế văn hoá và xã hội của những người di chuyển và của cộng đồng nơi dân cư chuyển
đến
+ Việc chuẩn bị các KH GPMB và thực hiện các kế hoạch này phải có sự tham gia của

những người chịu ảnh hưởng và tư vấn
+ Lịch tiến độ và ngân sách lập kế hoạch GPMB và thực hiện kế hoạch đó phải được
đưa vào phần tương ứng của tiểu dự án và dự án tổng thể
25

×