Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.81 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XTĐT NHẰM THU HÚT NGUỒN
VỐN FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
1.1. Sự cần thiết phải thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 –
2012………………………………………………………………………………….3
1.2. Thực trạng XTĐT nhằm thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2012
1.2.1. Các cơ quan XTĐT tại Vĩnh Phúc……………………………………………… 8
1.2.2. Các hoạt động XTĐT nhằm thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn
2008 – 2012 11
1.3. Đánh giá hoạt động XTĐT nhằm thu hút FDI của Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 -
2012
1.3.1. Những kết quả đạt được ……………………………………………….……… 20
1.3.2. Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2012……… 21
1.3.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân…… ………………………… 25
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XTĐT NHẰM
THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
2.1. Mục tiêu thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 ……………… 28
2.1.1.Thu hút FDI theo ngành, lĩnh vực …………………………………………… 28
2.1.2. Thu hút FDI theo đối tác……………………………………………………… 30
2.1.3. Thu hút FDI theo địa bàn đầu tư……………………………………………… 34
2.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT nhằm thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2012 – 2020…………………………………………………………….36
2.2.1. Hoàn thiện các cơ quan xúc tiến đầu tư ………… …………………………… 36
2.2.2. Hoàn thiện các hoạt động xúc tiến đầu tư……………………………………….40
2.2.3. Một số kiến nghị đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc……………………………… 45
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………… 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………… 50
Đầu tư 51
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XTĐT Xúc tiến đầu tư


KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
TNC Tập đoàn đa quốc gia
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
NSNN Ngân sách nhà nước
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
VCCI Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
CICIS Trung tâm Dịch vụ Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh
Vĩnh Phúc
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Đóng góp của doanh nghiệp FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của Vĩnh Phúc
giai đoạn 2004 – 2007…………………………………………………………………… 4
Bảng 2: Thu NSNN từ doanh nghiệp FDI Vĩnh Phúc giai đoạn 2004 – 2007……………6
Bảng 3: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh phân
theo loại hình doanh nghiệp của Vĩnh Phúc………………………………………………6
Bảng 4: Số dự án và tổng vốn đầu tư của các dự án FDI đi vào sản xuất của Vĩnh Phúc
giai đoạn 2008 – 2012……………………………………………………………………22
Bảng 5: Cơ cấu đầu tư của các dự án FDI theo lĩnh vực tại Vĩnh Phúc…………………24
Biểu đồ 1: Số dự án và tổng vốn đầu tư của các dự án đã đi vào sản xuất của một số tỉnh
phía Bắc giai đoạn 2008 – 2012………………………………………………………….22
Đầu tư 51
1
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhân tố rất quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Trải qua 25 năm, kể từ khi “Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” được ban hành
(1987) đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang có những đóng
góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo ra những cơ hội và ưu thế
mới cho Việt Nam để tham gia có hiệu quả vào hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của ḍòng vốn FDI, cùng với các tỉnh, thành trong
cả nước, Vĩnh Phúc đă không ngừng tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng
cường thu hút FDI vào địa phương mình. Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc là một
trong những địa phương rất chú trọng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỉnh coi
đây là chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Vĩnh Phúc đã xác định, nguồn vốn
FDI đóng vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã xác định rõ lợi thế so sánh,
xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và khẳng định thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch UBND
tỉnh Phùng Quang Hùng nhấn mạnh, Vĩnh Phúc luôn coi nhà đầu tư đến đầu tư tại Vĩnh
Phúc là công dân của Vĩnh Phúc; thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh.
Tuy vậy, hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Vĩnh Phúc. Xem xét hiệu quả
của hoạt động xúc tiến đầu tư, tính chung cho cả giai đoạn 1998 – 2012, vốn FDI chỉ
chiếm khoảng 22% tổng vốn đầu tư phát triển của Vĩnh Phúc. Theo số liệu lũy kế từ
01/01/2007 đến 31/12/2012, Vĩnh Phúc xếp hạng thứ 21 trong tổng số 63 tỉnh thành của
cả nước về chỉ tiêu lượng vốn FDI thu hút được.
Để tiếp tục trở thành điểm đến của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI, vấn
đề đặt ra đối với Vĩnh Phúc hiện nay là cần phải tìm kiếm những giải pháp thích hợp để
tăng cường hơn nữa việc xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
tỉnh. Xuất phát từ đó, việc phân tích làm rõ thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm
thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua, thành công và hạn chế của các
hoạt động này, trên cơ sở đó đưa những giải pháp khả thi để tăng cường thu hút FDI vào
Vĩnh Phúc trong những năm tới, nhằm đưa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp
vào năm 2020 là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy mà tác giả đã thực
Đầu tư 51
2

hiện chuyên đề thực tập của mình với đề tài: “Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2012”.
Chuyên đề gồm 2 nội dung chính:
Chương 1: Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2012
Chương 2: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2020
Đầu tư 51
3
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
1.1. Sự cần thiết phải thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2012
Hòa chung vào không khí sôi nổi của tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
quốc tế của cả nước, trong những năm 2004 – 2007, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã không
ngừng nỗ lực tìm hướng đi cho mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của Vĩnh
Phúc trong giai đoạn này không thể không kể đến những tác động tích cực mà nguồn vốn
FDI đã đem lại cho tỉnh cả về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 - 2012
sau đó, khi Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, nền kinh tế
Vĩnh Phúc tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn mà tỉnh đã trải qua ở thời kì trước
như: thiếu hụt nguồn vốn đầu tư phát triển, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế có dấu hiệu
chững lại, giá trị xuất khẩu giảm, công nghệ - kĩ thuật dần dần trở lên lạc hậu,… Thực tế
đã đặt ra mục tiêu cho Vĩnh Phúc là phải tăng cường thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn
FDI nhằm góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề này.
• Bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng trưởng GDP
Nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Con số này năm 2006 và 2007 lần lượt là 19,1% và 18,2 %, tính cả giai đoạn 2004 –
2007 là 18%. Cũng trong giai đoạn này, đóng góp của khu vực FDI vào GDP bình quân
khoảng 30,84% /năm, cao hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước là 19%. Những

năm sau đó, khi mà Việt Nam bắt đầu bị tác động bởi khủng hoảng, nguồn vốn NSNN bổ
sung cho tỉnh không những không tăng lên mà còn có dấu hiệu suy giảm (con số này năm
2008 và 2009 lần lượt là 156.950 triệu đồng và 323.800 triệu đồng). Bên cạnh đó, nền
kinh tế tư nhân vẫn chưa thực sự phát triển, tiềm lực còn nhỏ lẻ, manh mún. Do đó, Vĩnh
Phúc xác định: giai đoạn 2008 – 2012, nguồn vốn FDI vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ yếu
trong việc xây dựng các công trình, hạng mục đầu tư phát triển của tỉnh.
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao trong
tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Giai đoạn 2004 - 2007, khu vực này đã
đóng góp 81,78% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, góp phần tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
Đầu tư 51
4
Bảng 1: Đóng góp của doanh nghiệp FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của
Vĩnh Phúc giai đoạn 2004 - 2007
Năm 2004 2005 2006 2007
Tổng giá trị sản xuất công
nghiệp (triệu đồng)
17.000.961
22.970.746
31.541.064
47.022.790
Đóng góp của doanh
nghiệp FDI (triệu đồng)
13.596.334
18.377.976 25.467.380 39.492.139
Đóng góp của doanh
nghiệp FDI (%)
79,97 80,00 80,74 83,98
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)

Nguồn vốn FDI đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của
nhiều ngành công nghiệp (ô tô, xe máy, thép, điện tử, chế biến nông sản thực phẩm, da
giày, dệt may…).
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tuy nhiên, con đường đi tới mục tiêu là hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa vào
năm 2020 của Vĩnh Phúc còn rất dài. Giai đoạn 2008 – 2012 được nhận định là những
năm khó khăn của thành phần kinh tế tư nhân tại Vĩnh Phúc, bên cạnh đó là sự tăng
trưởng chậm chạp của các công ty công nghiệp nhà nước. Do vậy, các doanh nghiệp FDI
vẫn sẽ tiếp tục là nhân tố chính thúc đẩy tốc độ công nghiệp hóa nền kinh tế Vĩnh Phúc
trong giai đoạn này. Điều đó không thể chỉ dựa vào việc đẩy mạnh sản xuất của các
doanh nghiệp FDI đang hoạt động mà còn phải tăng cường thu hút các dự án, doanh
nghiệp FDI mới để làm gia tăng giá trị sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp vào nền
kinh tế Vĩnh Phúc.
• Đóng góp vào xuất khẩu
Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI gia tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn
2004 – 2007, giá trị kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 1.007.785 triệu
USD, chiếm 80,23% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn, mức tăng bình quân đạt
21,13%/năm. Năm 2007, giá trị kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 360.400
triệu USD, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn, cao hơn nhiều mức đóng
góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước (khoảng 60%, kể cả dầu thô).
Trong giai đoạn tiếp theo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái, ảnh hưởng
Đầu tư 51
5
tiêu cực tới các thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các
doanh nghiệp FDI Vĩnh Phúc nói riêng. Trong khi đó, nền kinh tế tư nhân, hợp tác xã, tập
thể,… của tỉnh vẫn chỉ có thể cung cấp hàng hóa ra thị trường nội địa mà không đủ sức
cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Như vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng giá trị xuất khẩu,
tích lũy ngoại tệ, Vĩnh Phúc cần tiếp tục thu hút thêm nhiều dự án FDI mới hoặc mở rộng
sản xuất hơn nữa nhằm đa dạng hóa danh mục các mặt hàng xuất khẩu và gia tăng cả về
khối lượng và giá trị của sản phẩm.

• Đổi mới, chuyển giao công nghệ
Nguồn vốn FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào tỉnh, phát
triển một số ngành kinh tế quan trọng như cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy,
Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI, trình độ công
nghệ sản xuất trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao hơn so với thời kỳ trước đây. Bên cạnh
chuyển giao các máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại từ nước ngoài, các doanh nghiệp
FDI cũng đã chuyển giao cho đội ngũ lao động phương thức quản lý tiên tiến, hiệu quả,
góp phần đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ lao động.
Nền khoa học - kĩ thuật của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp nhà nước Vĩnh Phúc nói riêng còn lạc hậu, chậm phát triển, trong khi công
tác nghiên cứu, phát minh công nghệ mới vô cùng tốn kém về thời gian và chi phí. Do
đó, Vĩnh Phúc xác định rằng: trong giai đoạn 2008 – 2012, các doanh nghiệp FDI tiếp tục
là đầu mối công nghệ cao của tỉnh, là nguồn gốc đổi mới và chuyển giao các phương thức
sản xuất hiện đại. Vì vậy, cần tăng cường thu hút nguồn vốn FDI để thúc đẩy quá trình
này, rút ngắn khoảng cách chênh lệch với thế giới nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng
hóa của Vĩnh Phúc trên thị trường Việt Nam cũng như khi bước ra thị trường quốc tế.
• Thu nộp ngân sách
Cùng với sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, mức đóng
góp của các doanh nghiệp FDI vào ngân sách ngày càng tăng. Trong 4 năm 2004-2007,
thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 31.492 tỷ đồng, chiếm 46,22% tổng
thu ngân sách trên địa bàn, tăng bình quân 18,55%/năm. Vĩnh Phúc là tỉnh điển hình với
tốc độ tăng ngân sách ở mức phi mã chủ yếu nhờ đóng góp của khu vực vốn FDI (thu
NSNN năm 1997 chỉ hơn 100 tỷ đồng nhưng năm 2007 đạt mức thu trên 9257 tỷ đồng,
gấp 90 lần).
Đầu tư 51
6
Bảng 2: Thu NSNN từ doanh nghiệp FDI Vĩnh Phúc giai đoạn 2004 – 2007
Năm 2004 2005 2006 2007
Thu ngân sách trên
toàn tỉnh

9.229.764
10.027.244 15.069.681 16.213.600
Thu ngân sách
từ doanh
nghiệp FDI
Triệu
đồng
5.947.694
7.036.592 9.252.585 9.257.400
% 64,44 70,17 61,4 57,97
(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc)
• Tạo công ăn việc làm
Giai đoạn 2004 - 2007, khu vực có vốn ĐTNN đã tạo việc làm cho 6,7 vạn lao động
trực tiếp của Vĩnh Phúc và một số lượng lớn lao động gián tiếp do tác động lan tỏa của
các dự án FDI, chiếm 37,65% tổng số việc làm được tạo ra trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 3:Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh
phân theo loại hình doanh nghiệp của Vĩnh Phúc
Đơn vị: người
Năm 2004 2005 2006 2007
Doanh nghiệp
nhà nước
6518 4752 4726 4621
Doanh nghiệp
ngoài nhà nước
15521 20152 24883 29791
Doanh nghiệp
có vốn đầu tư
nước ngoài
12279 14652 17432 22654
Tổng số 34318 39556 47041 57066

(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc)
Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp FDI, lao động
Vĩnh Phúc đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình
độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác
phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh
nghiệm quản lý tiên tiến.
Đầu tư 51
7
Giai đoạn 2008 – 2012, công việc tại các công ty tư nhân có xu hướng bị cắt giảm
do tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều biến động tiêu cực; trong khi các doanh nghiệp
nhà nước hạn chế tuyển dụng nhằm đẩy mạnh công cuộc tái cơ cấu mô hình tổ chức cồng
kềnh, kém hiệu quả. Nắm bắt được thực trạng đó, Vĩnh Phúc xác định: các doanh nghiệp
FDI tiếp tục là nguồn cung cấp việc làm quy mô lớn cho tỉnh, là trường học thực tế cho
đội ngũ lao động nâng cao kĩ năng sản xuất cũng như cách thức tổ chức, xử lí công việc
hiệu quả; tăng cường thu hút nguồn vốn FDI là mở rộng thêm cơ hội tìm kiếm việc làm
cho nhân dân Vĩnh Phúc nói riêng và các khu vực lân cận nói chung.
• Tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI được nâng cao qua số lượng các doanh
nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, nó có tác động lan tỏa đến
các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước (mối quan hệ cung ứng đầu vào – sản
xuất hay sản xuất – phân phối,…), công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được
chuyển giao từ doanh nghiệp FDI. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh
nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng
ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, qua đó nâng cao được
năng lực của các doanh nghiệp trong nước.
Thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò định hướng, tuy nhiên, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài lại là nhân tố có ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế Vĩnh Phúc
bởi sức lan tỏa mạnh mẽ của nó. Giai đoạn 2008 - 2012, khi nền kinh tế tư nhân chưa có

tiềm năng và cơ hội để bứt phá, trở thành “trụ cột” của kinh tế Vĩnh Phúc thì các doanh
nghiệp FDI vẫn sẽ đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của
tỉnh. Do vậy, sự cần thiết phải thu hút thêm càng nhiều nguồn vốn FDI là điều tất yếu,
nhằm tạo động lực thúc đẩy cả nền kinh tế của tỉnh phát triển theo chiều hướng tích cực.
1.2. Thực trạng XTĐT nhằm thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2012
1.2.1. Các cơ quan XTĐT tại Vĩnh Phúc
1.2.1.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc
Đầu tư 51
8
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức
năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về kế hoạch và
đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực
hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư
trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA); đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất
quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng
các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với hoạt động XTĐT trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm:
• Tổng hợp, tham mưu giúp UBND tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng chiến lược, kế hoạch,
chính sách thu hút vốn ĐTNN; xây dựng danh mục dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư của
tỉnh, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng
thời kỳ. Theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP thì chức năng XTĐT của Sở là cơ
quan đầu não trong việc nghiên cứu xây dựng, tổ chức và triển khai các chiến lược XTĐT
của tỉnh.
• Thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về
môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc.
• Tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để vận động hỗ trợ, hướng dẫn các
nhà đầu tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa
điểm thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

• Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nước
ngòai, nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh.
• Phối hợp với cơ quan có chức năng tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giúp các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong các hoạt động có liên quan đến
chức năng và nhiệm vụ được giao.
• Quản lý cán bộ, viên chức tham gia công tác XTĐT; quản lý tài sản và chi tiêu
các nguồn vốn được giao để thực hiện các hoạt động XTĐT theo đúng chế độ, chính sách
quy định của Nhà nước và tỉnh.
• Chủ trì tổng hợp, thẩm định và xây dựng kế hoạch XTĐT hàng năm trên cơ sở đề
xuất của các Sở, ban, ngành liên quan, các cơ quan XTĐT cấp dưới, ý kiến đóng góp của
các doanh nghiệp trên địa bàn,…
• Quản lý nhà nước về công tác XTĐT và thực hiện chương trình tuyên truyền,
quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đầu tư 51
9
• Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc là nơi cấp giấy phép đầu tư, do đó cơ quan này
sẽ trực tiếp đưa ra các hướng dẫn cho các nhà đầu tư trong quá trình trước và sau cấp
phép; cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, tổ chức đón tiếp, tư vấn pháp luật,
lập hồ sơ dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp, phiên dịch và các dịch vụ khác theo yêu cầu
của nhà đầu tư và các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó thì Sở còn thực hiện các hoạt động
XTĐT cụ thể theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo cơ chế ngành dọc.
1.2.1.2. Ban quản lý các KCN và KCX tỉnh Vĩnh Phúc (Cơ quan chủ trì về thu hút
và cấp giấy chứng nhận đ ầu tư)
Ở một số Ban quản lý KCN và KCX của các tỉnh miền Bắc, có một phòng đóng vai
trò quy trình một cửa để tiếp nhận các yêu cầu từ các nhà đầu tư và sau đó kết hợp với
các phòng khác hoặc với các cơ quan chức năng khác ngoài Ban quản lý để giải quyết.
Tỉnh Vĩnh Phúc với đặc trưng là các doanh nghiệp FDI chủ yếu nằm trong các KCN, do
vậy tỉnh uỷ đã chỉ đạo việc thành lập một cơ quan chuyên môn để triển khai và thực hiện
tốt hơn công tác thu hút vốn FDI vào tỉnh. Theo đó, tháng 12/2002, Ban quản lý các KCN

và thu hút đầu tư Vĩnh Phúc được thành lập, năm 2006 đổi tên thành Ban quản lý các
KCN Vĩnh Phúc. Chức năng và nhiệm vụ của Ban này là cơ quan đầu mối giúp Tỉnh uỷ
và UBND tỉnh trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động có vốn đầu tư trực tiếp trong
và ngoài nước; là cơ quan tham mưu, quản lý và điều hành các công tác vận động, xúc
tiến đầu tư, hợp tác với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước về các hoạt động liên
quan đến thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các KCN. Đơn vị này hoạt động rất hiệu
quả công tác XTĐT. Ngoài việc hoạt động tốt trong khuôn khổ KCN và KCX của mình,
các Ban quản lý này cũng tham gia tích cực trong quá trình thu hút đầu tư của địa phương
mình, phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, giúp tỉnh đẩy nhanh quy hoạch
KCN, cụm công nghiệp trình Chính phủ phê duyệt, tăng nhanh số dự án FDI đầu tư theo
các năm, trực tiếp giải quyết những phát sinh, vướng mắc thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo
UBND tỉnh kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Đây có thể chăng là một mô hình cần nhân rộng của một số tỉnh phía Bắc với các đặc
trưng là hoạt động thu hút XTĐT chủ yếu tập trung vào trong các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu kinh tế như Hải Dương, Thanh Hoá, Hải Phòng, Thái Nguyên
1.2.1.3. Trung tâm Dịch vụ Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (CICIS)
Trung tâm dịch vụ Cải thiện Môi trường Đầu tư là một đơn vị thuộc Ban quản lý
Dự án Cải thiện môi trường đầu tư (VPICI - PMU) của tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm có các
Đầu tư 51
10
chức năng về thu hút đầu tư như cung cấp dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư và xúc tiến đầu
tư vào tỉnh, cụ thể như sau:
a) Cung cấp các dịch vụ miễn phí cho nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc;
b) Dịch vụ hỗ trợ thủ tục cấp chứng nhận đầu tư;
c) Dịch vụ cầu nối và hỗ trợ hậu cần cho nhà đầu tư;
d) Dịch vụ sau cấp phép đầu tư;
đ) Tổ chức các cuộc đối thoại giữa các nhóm nhà đầu tư (theo quốc tịch và lãnh thổ,
theo địa bàn đầu tư, ….) và UBND tỉnh nhằm tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc mà nhà đầu tư gặp phải;
e) Xúc tiến đầu tư (tập trung vào các doanh nghiệp Nhật Bản);

g) Triển khai kế hoạch hợp tác với các thành phố của Nhật Bản trong việc thu hút
các nhà đầu tư thuộc ngành công nghiệp phụ trợ đến đầu tư tại Vĩnh Phúc, xây dựng mô
hình khu tổ hợp các nhà đầu tư cỡ vừa và nhỏ;
h) Phối kết hợp với Cục đầu tư nước ngoài - FIA (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổ chức
Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cục xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) trong
hoạt động nâng cao năng lực thu hút và quản lý đầu tư;
i) Phối kết hợp với các cơ quan chức năng và ban ngành có liên quan của tỉnh trong
việc giải quyết các vấn đề, khiếu nại của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động sản xuất,
kinh doanh tại Vĩnh Phúc.
Các cơ quan XTĐT nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc xây dựng,
tổ chức và triển khai các hoạt động XTĐT của tỉnh. Ban quản lí các KCN và KCX là cơ
quan trực tiếp quản lí nhà nước và giám sát hoạt động của doanh nghiệp FDI, do đó có
thể dễ dàng tiếp cận và nắm bắt đặc trưng, tâm lí, nguyện vọng của từng nhóm nhà đầu
tư. Trong khi đó, CISIS là đầu mối thường xuyên tiếp xúc và trao đổi với các nhà đầu tư,
đặc biệt là trong giai đoạn trước và sau khi rót vốn, nên có thể tiếp nhận, lắng nghe những
ý kiến phản hồi của nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, hai cơ quan này đóng vai trò tham mưu chính cho Sở Kế hoạch và Đầu tư trong
việc xây dựng chiến lược XTĐT hàng năm sao cho phù hợp với định hướng thu hút
nguồn vốn FDI dài hạn. Và đây cũng là đội ngũ trực tiếp hỗ trợ Sở chi tiết hóa các chiến
lược đó thành những chương trình hành động cụ thể, thực hiện và triển khai chúng dưới
sự chỉ đạo và giám sát của Sở.
1.2.2. Các hoạt động XTĐT nhằm thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2012
1.2.2.1. Tổ chức các hội nghị, hội thảo và đối thoại
Đầu tư 51
11
Hội nghị XTĐT là một trong những hoạt động trực tiếp để Vĩnh Phúc có thể gặp gỡ,
trao đổi, truyền tải thông tin về tỉnh của mình đến các nhà đầu tư, là một công cụ hữu
hiệu để truyền đi những thông điệp xúc tiến, nhất là những cuộc hội thảo tổ chức ở những
thị trường trọng điểm. Những cuộc hội thảo này sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về
tình hình đầu tư, các chính sách về đầu tư cũng như chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh vì

vậy đã góp phần thành công trong hoạt động XTĐT của Vĩnh Phúc trong thời gian vừa
qua. Hiểu rõ được vai trò quan trọng của việc tổ chức các hội thảo, Vĩnh Phúc đã chú
trọng tổ chức ngày càng nhiều các cuộc hội thảo với quy mô ngày càng lớn hơn.
Trong giai đoạn 2008 – 2012, được sự hỗ trợ của Trung tâm xúc tiến đầu tư miền
Bắc và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trung bình mỗi năm tỉnh Vĩnh
Phúc đã tổ chức được 2 cuộc hội thảo XTĐT nhằm quảng bá hình ảnh về tiềm năng và
môi trường đầu tư hấp dẫn của Vĩnh Phúc đến với các nhà đầu tư nước ngoài, giúp tăng
cường thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh. Trong đó có một số hội nghị tiêu biểu như sau:
• Hội nghị triển khai giới thiệu các hoạt động về XTĐT và hỗ trợ doanh nghiệp
Thời gian: ngày 11/04/2011
Địa điểm: Trung tâm hội nghị tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị tổ chức: UBND tỉnh Vĩnh Phúc và sự hỗ trợ của VCCI
Đại biểu tham dự: đồng chí Phùng Quang Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
UBND tỉnh; Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI; lãnh đạo các sở, ban, ngành; các Hội, Hiệp
hội doanh nghiệp cùng hơn 200 doanh nghiệp đại diện cho hơn 5000 doanh nghiệp đóng
trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo ban quản lý các KCN, KCX tỉnh Vĩnh Phúc; báo chí truyền
thông.
Nội dung: giới thiệu các hoạt động kêu gọi thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác với
VCCI hỗ trợ kinh tế địa phương và DN phát triển
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã nêu bật những vấn đề về tình hình kinh tế- xã
hội của đất nước và tỉnh Vĩnh Phúc; những thế mạnh và tiềm năng của tỉnh, liệt kê danh
mục dự án kêu gọi đầu tư, chương trình xúc tiến và hỗ trợ đầu tư; tiếp nhận, giải quyết
thủ tục đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông, giảm thời gian giải quyết, tạo thuận lợi cho
nhà đầu tư; phổ biến danh mục các hoạt động dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp; giới thiệu
thông tin điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ công việc,
thực hiện điều hành công việc trên mạng, giải quyết thủ tục hành chính một cửa liên
thông, hỏi đáp trên Cổng thông tin đối thoại “Doanh nghiệp – Chính quyền”.
• Hội nghị Xúc tiến đầu tư Công nghiệp hỗ trợ vào Khu Công nghiệp
Thời gian: 18/02/2012
Đầu tư 51

12
Địa điểm: Hội trường Ban quản lý KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị tổ chức: Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban quản lý KCN và KCX
tỉnh Vĩnh Phúc
Thành phần tham dự: lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành; đại diện các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo ban quản lý các KCN, KCX tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung: Hội nghị góp phần xúc tiến phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ,
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong giá trị sản phẩm các ngành công nghệ này; góp phần thực
hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước tham
gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các TNC lớn trên thế giới.
Hội nghị tập trung kêu gọi đầu tư Công nghiệp hỗ trợ ở 03 lĩnh vực: vi điện tử – cơ
khí chính xác và tự động hóa - năng lượng mới, vật liệu mới. Bên cạnh đó, Hội nghị sẽ
cung cấp các thông tin về chính sách thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ của tỉnh và thúc
đẩy tìm kiếm nhà cung cấp nội địa cho doanh nghiệp KCN.
• Hội thảo “Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc”
Thời gian: 20/07/2012
Địa điểm: Trung tâm hội nghị tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị tổ chức: UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA)
Nội dung: đánh giá về tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI của Vĩnh Phúc, sự hấp dẫn
của Vĩnh Phúc đối với các nhà đầu tư Nhật Bản
Các tham luận tại Hội thảo đều cho rằng, Vĩnh Phúc có lợi thế rất lớn để thu hút đầu
tư, nhất là vốn FDI. Trên thực tế, tỉnh đã phát huy được tiềm năng, lợi thế và đã hình
thành một số ngành công nghiệp chủ lực như lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp điện tử,
sản xuất vật liệu xây dựng…
Vĩnh Phúc đã thành lập ra Ban quản lý dự án Cải thiện môi trường đầu tư (VPICI -
PMU) để giúp UBND tỉnh quản lý thực hiện Dự án Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh
Vĩnh Phúc sử dụng vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc
tế Nhật Bản (JICA). Từ đó đã tổ chức các cuộc Hội nghị, Hội thảo và đàm thoại trực tiếp
với các chuyên gia tư vấn của Nhật Bản để trao đổi thông tin và khắc phục những tồn tại,

bất cập từ đó điều chỉnh, xây dựng một cơ chế thông thoáng nhất trong công tác thu hút
FDI.
1.2.2.2. Xây dựng các trang thông tin điện tử sử dụng cho hoạt động xúc tiến đầu tư.
Đầu tư 51
13
Các trang thông tin là phương tiện lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài
khi muốn tìm hiểu về các cơ hội đầu tư tại các quốc gia khác. Phần lớn các cơ quan
XTĐT của Vĩnh Phúc đã sử dụng cá trang thông tin điện tử cho việc xúc tiến FDI với
thiết kế giao diện đẹp, nội dung cập nhật, số liệu và danh mục mới, đầy đủ thông tin trên
nhiều lĩnh vực và nhiều mặt có liên quan, làm nổi bật được hoạt động thu hút đầu tư trên
địa bàn. Tuy nhiên, hầu hết các trang này đều không được dành riêng cho hoạt động xúc
tiến thu hút FDI, thường các chuyên mục về FDI chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhiều
mục khác của các trang thông tin điện tử.
• Các chuyên mục về XTĐT chủ yếu bao gồm một số hoạt động như:
- Một số trang tài liệu nêu vắn tắt các thông tin chính về địa phương
- Cơ sở hạ tầng của địa phương
- Thông tin về môi trường đầu tư như GDP, mức tăng trưởng GDP, thu nhập trên
đầu người; lãi suất, tỷ giá hối đoái, chung của quốc gia và của tỉnh
- Các danh mục dự án kêu gọi đầu tư
- Các cơ chế ưu đãi đầu tư, các chính sách về thuế, đất đai
- Trang thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin về sự phát triển kinh
tế trên địa bàn, cập nhật những bản tin có liên quan đến đầu tư tại địa phương
- Các địa chỉ, đầu mối liên lạc của các cơ quan XTĐT tỉnh
- Một số các thông tin khác có liên quan đến hoạt động đầu tư
• Một số trang thông tin điện tử sử dụng cho hoạt động XTĐT của Vĩnh Phúc:
- www.skhdtvinhphuc.gov.vn: là trang thông tin của Vĩnh Phúc để giới thiệu những
thông tin cơ bản về đầu tư; chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư; các sự kiện xảy ra hàng
ngày; các thông tin cần biết về quy trình đầu tư, biểu mẫu đơn và hồ sơ, pháp luật đầu tư;
các hội thảo sự kiện đã tổ chức hoặc sắp tổ chức; đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ trực tuyến
giúp cho các nhà đầu tư có thể giải quyết nhanh những vướng mắc trong quá trình đầu tư.

- www.bqlkcnvp.gov.vn: nhằm giới thiệu tổng thể và chi tiết các Khu công nghiệp
của tỉnh để các nhà đầu tư có thể tìm hiểu rõ hơn và quyết định địa điểm đầu tư.
- www.ipavinhphuc.vn: nhằm quảng bá hình ảnh về một môi trường đầu tư thuận
lợi, minh bạch, cởi mở và giàu tiềm năng ở Vĩnh Phúc. Đây là trang thông tin chính thức
của Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc với các chuyên mục hữu ích đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước như: giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc và IPA Vĩnh
Phúc, các thủ tục hành chính, hỗ trợ khi đầu tư vào Vĩnh Phúc, hoạt động xúc tiến đầu tư
nói chung và hoạt động của IPA Vĩnh Phúc nói riêng,…
Đầu tư 51
14
- www.doithoaidoanhnghiep.vinhphuc.gov.vn: Thực hiện Quyết định số 34/2012/
QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Xúc tiến và Hỗ
trợ đầu tư tỉnh đã chủ trì xây dựng Cổng thống tin "Đối thoại Doanh nghiệp - Chính
quyền” tỉnh Vĩnh Phúc nhằm mục đích làm cầu nối thuận lợi nhất để doanh nghiệp và các
cơ quan công quyền các cấp của tỉnh Vĩnh Phúc có kênh đối thoại với nhau bất kỳ khi
nào doanh nghiệp có nhu cầu. Thông qua Hệ thống, các thắc mắc, các yêu cầu của các
Doanh nghiệp sẽ được gửi trực tiếp đến cơ quan có trách nhiệm giải quyết một cách
nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.
Nội dung đối thoại: Các câu hỏi, phản ánh vướng mắc, kiến nghị của Doanh nghiệp
về chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, sản xuất và kinh doanh
của Doanh nghiệp; thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, môi trường
đầu tư của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành,
lĩnh vực của tỉnh cần công khai theo quy định. Ngôn ngữ đối thoại: tiếng Việt, Anh, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tùy theo đề nghị của doanh nghiệp.
1.2.2.3. Biên soạn bộ tài liệu xúc tiến đầu tư
Ngoài việc cải thiện phần mềm để tăng sức cạnh tranh, sức hấp dẫn, Vĩnh Phúc còn
chủ động thực hiện biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh; in sách “Vĩnh
Phúc - Điểm đến của các Nhà đầu tư” bằng tiếng Nhật Bản; dịch và lồng tiếng đĩa phim
3D giới thiệu quy hoạch thành phố Vĩnh Phúc do Tập đoàn Nikken Sekkei Civil
Engineering LTD (Nhật Bản) lập và quy hoạch thành 4 thứ tiếng: Nhật Bản, Hàn Quốc,

Trung Quốc và tiếng Anh; chuẩn bị các tài liệu giới thiệu về tiềm năng du lịch, các khu
giải trí, sân golf, Các tài liệu này đã được giới thiệu tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Mục tiêu của hoạt động xúc tiến đầu tư này là
tập trung thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đã có một số nhà
đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đến tìm hiểu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hứa hẹn
sẽ xuất hiện một làn sóng đầu tư mới vào Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
Brochure là tài liệu giới thiệu về tiềm năng đầu tư của Vĩnh Phúc tới các nhà đầu tư:
vị trí địa lý - khí hậu, nguồn lực và chất lượng lao động, các chi phí thuê đất tại các Khu
công nghiệp, thông tin liên lạc, giá điện, chi phí lao động, nguồn lực và chất lượng lao
động, trình tự đầu tư, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
Brochure này được thiết kế rất đa dạng cả dưới dạng sách báo giới thiệu, các CD-
ROM, các tập tài liệu mỏng,… và được thiết kế tiếng Việt và tiếng Anh, Trung, Nhật,
Đầu tư 51
15
Hàn Quốc, sử dụng thường xuyên cho các đoàn khách tới khảo sát tại tỉnh, các đoàn vận
động đầu tư của tỉnh, các hội thảo trong và ngoài nước.
Nhận định tài liệu xúc tiến đầu tư là một phần, một khâu quan trọng trong quy trình
xúc tiến đầu tư, tỉnh Vĩnh Phúc đã, đang và sẽ gấp rút chỉ đạo các Sở ban ngành liên quan
phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng trên địa bàn xây dựng một bộ tài liệu
tiêu chuẩn về xúc tiến đầu tư, sử dụng chung trong quá trình tiếp xúc, gặp gỡ nhà đầu tư
cũng như trong quá trình thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư cả ở trong và ngoài
nước. Bộ tài liệu chuẩn sẽ được gồm có:
1) Brochure, tờ rơi giới thiệu cơ quan, doanh nghiệp
2) Guide-book giới thiệu tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư vào Tỉnh (Hiện nay
IPA Vĩnh Phúc đang kết hợp với Sở Ngoại vụ hoàn thiện 2 cuốn “Chuyên san đối ngoại”
và “ Vĩnh Phúc - đổi mới - kết nối- phát triển” nhằm giới thiệu một cách đầy đủ và toàn
diện về văn hóa, con người cũng như những tiềm năng phát triển của Vĩnh Phúc tới bạn
bè quốc tế)
3) Đĩa DVD giới thiệu tổng quan về Tỉnh
4) Đĩa CD dữ liệu thông tin (thông tin về cơ chế, chính sách, thông tin chi tiết các

dự án, bản đồ quy hoạch, các hướng dẫn về quy trình, thủ tục đầu tư,…)
5) Bài Presentation mẫu giới thiệu về cơ quan, doanh nghiệp, thông tin cơ bản về cơ
chế chính sách của Tỉnh và các hạng mục mong muốn kêu gọi hợp tác, đầu tư.
6) Profile tóm tắt từng dự án, hạng mục kêu gọi đầu tư (trong đó phân tích tính khả
thi, hiệu quả kinh tế xã hội, thị trường hàng hoá dịch vụ, các chi phí đầu vào, thực trạng
quy hoạch, giá thuê đất, chính sát thuế cụ thể,…)
1.2.2.4. Tổ chức đoàn vận động XTĐT tại nước ngoài
Một phương thức vận động đầu tư quan trọng khác thường được đưa vào trong các
chương trình kế hoạch XTĐT lớn của địa phương là các đoàn vận động XTĐT tại nước
ngoài. Một số nằm trong chương trình do BKHĐT tổ chức, các lãnh đạo tỉnh tham gia đi
cùng, còn lại là do các địa phương tự bỏ ngân sách hoặc kêu gọi được hỗ trợ từ bên
ngoài. Đây là một trong những phương tiện XTĐT tốn kém nhất nằm trong các hoạt động
XTĐT của địa phương, nhưng không vì thế mà Vĩnh Phúc lơi là và bỏ qua một công cụ
XTĐT đầy tiềm năng. Một điều đáng ghi nhận trong việc tổ chức các hội nghị, hội thảo
cũng như các đoàn vận động là: ban đầu từ hình thức XTĐT chỉ là tham gia các đoàn
XTĐT do Bộ, ngành TW tổ chức, tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình và tổ chức các
đoàn công tác XTĐT của tỉnh, đồng thời tiến hành đổi mới về nội dung và phương thức
Đầu tư 51
16
vận động, xúc tiến đầu tư và đẩy mạnh công tác XTĐT tại các thị trường có tiềm năng
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Italia, Đức, Mỹ,…
Trong năm 2011, Vĩnh Phúc đã tham gia 02 đoàn công tác xúc tiến đầu tư ra nước
ngoài, 01 đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm phát triển Khu công nghiệp, kết hợp xúc
tiến đầu tư vào Khu công nghiệp tại Đức do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào tháng
6/2011 và 01 đoàn xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ do Bộ
Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Kaidanren) và
Phòng Thương mại Công nghiệp Osaka (Nhật Bản) tổ chức tháng 9/2011.
Cũng trong năm 2011, các cơ quan XTĐT Vĩnh Phúc đã tham mưu giúp tỉnh triển
khai các hoạt động hợp tác cụ thể với tỉnh Chungcheongbuk-Hàn Quốc. Việc hợp tác sản
xuất, chế biến mật ong giữa Làng Ong Chungju của tỉnh Chungcheongbuk và Làng Ong

Quang Sơn của Tỉnh đã bắt đầu được triển khai. Đầu năm 2011, Vĩnh Phúc đã tổ chức
đưa 1 đoàn làng ong Quang Sơn sang học tập kinh nghiệm nuôi ong mật tại tỉnh
Chungcheongbuk; phối hợp với Hội Doanh nghiệp tỉnh tiếp và làm việc với 4 đoàn của
tỉnh Chungcheongbuk bàn về hợp tác, hữu nghị giữa 2 Hội trong thời gian tới. Cùng với
đó, chương trình trao đổi cán bộ giữa 2 tỉnh cũng được triển khai. Tỉnh Vĩnh Phúc đã cử
1 cán bộ của Sở sang học tiếng Hàn và công tác tại tỉnh Chungcheongbuk trong vòng 1
năm. Đây là cơ hội tốt để Vĩnh Phúc thu hút các doanh nghiệp chế biến mật ong của Hàn
Quốc sang đầu tư xây dựng nhà máy tại địa bàn.
Trong 06 tháng đầu năm 2012, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động tổ chức nhiều đoàn
XTĐT vào các thị trường trọng điểm và tập trung thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực
công nghiệp hỗ trợ; hứa hẹn làn sóng đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc trong thời gian tới.
• Đoàn xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
Chiều 17-4-2012, Đoàn công tác Xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức hội
thảo tại Trung tâm Công nghiệp Vùng Nhật Bản (JILC). Đồng chí Hà Hoà Bình, Ủy
viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có 30
doanh nghiệp và đại diện của Cơ quan hợp tác thương mại Nhật Bản (Jetro), Hiệp hội
DN vừa và nhỏ Tokyo (SMRJ) quan tâm đầu tư sang Việt Nam.
Đoàn công tác đã giới thiệu về môi trường đầu tư và các chính sách thu hút đầu tư
của tỉnh và trả lời những vấn đề các đại biểu dự hội thảo quan tâm.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp còn được Jetro cung cấp thông tin về môi trường
đầu tư ở Việt Nam; SMRJ thông báo chương trình hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản đối
với doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài.
Đầu tư 51
17
Đã có một số doanh nghiệp sản xuất màn hình và máy in mong muốn có dịp sang
tìm hiểu cụ thể môi trường đầu tư ở Vĩnh Phúc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Hoà Bình
hoan nghênh và mời các doanh nghiệp sớm sang Vĩnh Phúc đầu tư.
Cùng ngày, Đoàn công tác Vĩnh Phúc đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán
Việt Nam tại Nhật Bản, Đại sứ Đoàn Duy Hưng cùng Phó Đại sứ Nguyễn Phượng Hồng
cùng tiếp và làm việc với Đoàn.

• Đoàn XTĐT tại Hàn Quốc cuối tháng 5/2012.
• Tham gia Đoàn công tác về hoạt động Đầu tư, Thương mại của Hiệp hội Thương
mại Đài Loan tại Việt Nam và Xúc tiến đầu tư tại Đài Loan cuối tháng 5/2012.
• Tháng 5 năm 2012, Tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc,
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đoàn khảo sát học hỏi
kinh nghiệm phát triển mô hình Khu công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ Nhật Bản tại Thái Lan.
• Tháng 6 năm 2012 Tỉnh đã tham gia hội chợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Kansai,
Osaka, Nhật Bản và nhiều đoàn XTĐT của lãnh đạo Tỉnh tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn tỉnh đã đạt
được kết quả tích cực, đã có một số Nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đến tìm hiểu đầu tư
tại tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Tổng số dự án và vốn đầu tư đều tăng
so cùng kỳ, thu hút được 02 dự án đầu tư của Nhật Bản đầu tư trong lĩnh vực sản xuất
sơn cao cấp và sản xuất các sản phẩm bằng kim loại với tổng vốn đầu tư: 26,0 triệu USD.
Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm, một số dự án hoạt động kinh doanh có hiệu quả đã tăng
vốn đầu tư mở rộng sản xuất (Công ty Japfa Comfeed, Exedy, Jahwa Vina, EB Vĩnh
Phúc ).
• Tại thủ đô Washinton – Mỹ, ngày 23/7/2012, Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp
cùng với đoàn công tác của tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Diễn đàn “Xây dựng môi trường đầu
tư nhằm phát triển công nghệ cao”. Đại sứ Việt Nam Nguyễn Quốc Cường tham dự.
Diễn dàn đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ, các nhà tư vấn,
nhiều học giả và các doanh nghiệp Việt kiều tham dự. Thời gian vừa qua, các nước như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số các quốc gia khác đã tập đẩy mạnh đầu tư
vào Vĩnh Phúc. Có một điều mà đoàn công tác của tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm là cho đến
nay, chưa có một dự án nào của doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Vĩnh Phúc.
• Ngày 3/12/2012, tại thủ đô Tokyo, Đoàn cán bộ lãnh đạo của tỉnh do đồng chí
Đặng Quang Hồng, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND
tỉnh làm trưởng đoàn đã tới làm việc với Phòng Thương mại – Công nghiệp của Nhật
Đầu tư 51
18

Bản. Cùng dự có đại diện Văn phòng T.Ư Đảng; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện,
thị trong tỉnh. Đón tiếp và làm việc với Đoàn, về phía Nhật Bản có ông Tsuneyuki
Kobayashi, Giám đốc Ban Quan hệ quốc tế của Phòng Thương mại – Công nghiệp Nhật
Bản và các cộng sự. Tại buổi làm việc, ông Tsuneyuki Kobayashi, Giám đốc Ban Quan
hệ quốc tế của Phòng Thương mại – Công nghiệp Nhật Bản nhiệt liệt chào mừng Đoàn
cán bộ lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc tới thăm và làm việc với Phòng Thương mại – Công
nghiệp Nhật Bản. Giám đốc Quan hệ quốc tế của JCCI đánh giá cao tỉnh Vĩnh Phúc đã
thu hút được các doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản như Toyota, Hon Da. Trong quá
trình các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động, tỉnh đã tạo điều kiện tốt nhất để các doanh
nghiệp phát huy tối đa hiệu quả sản xuất – kinh doanh của mình.
• Ngày 4/12/2012, tại thủ đô Tokyo, Đoàn cán bộ lãnh đạo của tỉnh Vĩnh Phúc đã
tới làm việc với Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Tokyo (Nhật Bản). Cùng dự,
có đại diện một số sở ngành chức năng của tỉnh. Đón tiếp và làm việc với Đoàn, có ông
Akifumi Matsuda, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp
vừa và nhỏ Tokyo và các cộng sự. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực
UBND tỉnh Đặng Quang Hồng giới thiệu những thuận lợi về vị trí địa lý của tỉnh, đặc
biệt gần thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài, hệ thống giao thông thuận lợi. Tỉnh
đã có định hướng thu hút đầu tư với các ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất lắp ráp ô tô,
xe máy, công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất,… Đồng chí Đặng Quang Hồng cũng nêu rõ
các ưu đãi đầu tư và hỗ trợ của tỉnh cho các dự án đầu tư vào tỉnh như: xây dựng đường
giao thông, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc đến hàng rào khu công nghiệp; giá
thuê đất sẽ được áp dụng mức thấp nhất trong khung quy định của Nhà nước; ưu tiêu
cung ứng lao động; giải quyết nhanh nhất các thủ tục hành chính về thủ tục đầu tư.
Ông Akifumi Matsuda, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ Tokyo đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thúc
đẩy quan hệ hợp tác đầu tư. Ông Akifumi Matsuda đề xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Tokyo được liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong nước trong các lĩnh vực
phù hợp tại tỉnh Vĩnh Phúc.
• Bên cạnh những hoạt động tổ chức đoàn vận động đầu tư việc tổ chức đầu tư ở
nước ngoài, Vĩnh Phúc đã tổ chức tiếp đón, làm việc và hướng dẫn cho rất nhiều đoàn

khách vào tìm hiểu cơ hội đầu tư tại địa phương. Đây là hoạt động nhằm tăng cường thu
hút đầu tư, thúc đẩy quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư được nhanh chóng hơn,
chỉ dẫn cho các nhà đầu tư về cơ hội đầu tư của tỉnh nhà. Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt hoạt
động này và đạt được một số mục tiêu chính như sau:
Đầu tư 51
19
- Củng cố được sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng muốn tìm hiểu cơ
hội đầu tư.
- Phát hiện ra nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư và làm rõ được nhu cầu này
sẽ được đáp ứng tại Vĩnh Phúc.
1.2.2.5. Các hoạt động xúc tiến đầu tư khác
Các phương tiện xúc tiến nhằm thu hút FDI khác như quảng cáo, tiến hành các quan
hệ công chúng, triển lãm, gửi thư trực tiếp hoặc tiếp thị từ xa, cung cấp các bản tin về
ngành, cũng đã được Vĩnh Phúc chú ý xây dựng nội dung và thực hiện. Ngoài ra, tham
gia các nhóm liên kết, hợp tác với các tổ chức quốc tế khác để phát triển hoạt động
XTĐT cũng là phương tiện xúc tiến hữu hiệu.
1.2.2.6. Các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư
Hỗ trợ nhà đầu tư là một hoạt động quan trọng trong quy trình xúc tiến đầu tư và cải
thiện môi trường đầu tư của Tỉnh. Đây là một quá trình diễn ra cả trước, trong quá trình
làm thủ tục và triển khai dự án. Việc hỗ trợ đầu tư không chỉ sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư hiện nay thực hiện công việc đầu tư một cách thuận lợi hơn mà còn
giúp các nhà đầu tư gia tăng quy mô theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu và các nhà đầu tư
mới quyết định đầu tư một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Trong giai đoạn 2008 – 2012, các cơ quan XTĐT Vĩnh Phúc đã tích cực hướng dẫn
các nhà đầu tư về việc xin phê duyệt dự án đầu tư của họ, các ưu đãi đầu tư từ chính phủ,
chính quyền địa phương cho các dự án, thủ tục hành chính để nhận được giấy phép đầu
tư. Hiện nay, Vĩnh Phúc đã thực hiện chính sách tiếp nhận hồ sơ của các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến đầu tư tại địa phương theo cơ chế một đầu mối. Có nghĩa là các
nhà đầu tư chỉ phải làm thủ tục tại một đơn vị, thông thường là các cơ quan XTĐT của
tỉnh. Đơn vị này có trách nhiệm thông báo phối hợp với các chủ thể như các sở, ban,

ngành có liên quan để giải quyết công việc xem xét, thẩm định và ra quyết định cấp giấy
phép đầu tư cho các nhà đầu tư. Như vậy sẽ rất thuận lợi cho nhà đầu tư khi nộp hồ sơ và
thời gian cấp phép đầu tư sẽ nhanh hơn rất nhiều. Trước đây, theo quy định, nhà đầu tư
làm thủ tục đăng ký kinh doanh trong 15 ngày, nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư, Vĩnh Phúc đã rút ngắn xuống còn 5 ngày, thậm chí có dự án còn chưa tới 3
ngày. Vì vậy, một số doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã nhanh
chóng hoàn thiện các thủ tục hành chính để triển khai xây dựng cơ bản như một số dự án
của các công ty Hirota, K.source, Giai Thăng,…
Đầu tư 51
20
Bên cạnh việc hỗ trợ các nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư, Vĩnh Phúc đã chú
trọng đến việc hỗ trợ các nhà đầu tư cả sau cấp phép. Vĩnh Phúc cũng chủ động tiếp xúc
định kỳ với nhà đầu tư, tổ chức các cuộc toạ đàm, đối thoại doanh nghiệp và xuống thực
địa để hỗ trợ giải quyết khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư, ngay cả các nhà đầu tư lâu
năm để phát hiện những khó khăn các nhà đầu tư gặp phải, hỗ trợ họ giải quyết.
Với phương châm: “Các nhà đầu tư đầu tư ở Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc,
Doanh nghiệp thành đạt, Vĩnh Phúc thành công” cùng với sự hỗ trợ tốt từ phía Vĩnh Phúc
đó đã khuyến khích các nhà đầu tư duy trì và tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh tại địa phương. Như vậy, các dịch vụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư đã góp phần
quan trọng để đạt được những kết quả trong hoạt động XTĐT của Vĩnh Phúc.
1.3. Đánh giá hoạt động XTĐT nhằm thu hút FDI của Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 -
2012
1.3.1. Những kết quả đạt được
- Hoạt động XTĐT đã tạo được sự tin tưởng và ấn tượng trang trọng cho các nhà
đầu tư. Đó là do các chương trình xúc tiến như các cuộc hội thảo, hội nghị hay các đoàn
XTĐT, khảo sát đầu tư nước ngoài đều đã có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao của
Chính phủ hay địa phương. Đó là một bước tiến đáng kể trong công tác XTĐT, bởi hoạt
động này không thể được thực hiện một cách riêng rẽ hay độc lập ở một cấp nào mà phải
bắt đầu từ chủ trương nhất quán của các cấp lãnh đạo. Thay đổi, cải tổ từ chính mong
muốn, nhận thức của các cấp lãnh đạo UBND, các Sở, ban ngành tại Vĩnh Phúc chính là

một yếu tố tiên quyết thúc đẩy hiệu quả hoạt động XTĐT tại địa phương này.
- Các hoạt động XTĐT của tỉnh có một mối liên kết chặt chẽ với các chương trình
XTĐT của các tỉnh lân cận cũng như các hoạt động mang tầm cỡ quốc gia. Đó là do tại
Vĩnh Phúc đã hình thành được cơ quan chuyên trách về XTĐT ở cấp Trung ương và địa
phương, kể cả các kênh ăng ten tại nước ngoài, trở thành một mắt xích thiết yếu trong các
công tác từ Trung ương đến địa phương và ngược lại, mỗi bên có một nhiệm vụ phối hợp
cụ thể để tăng cường hơn nữa hiệu quả XTĐT.
- Các hoạt động XTĐT ngày càng chuyên nghiệp về cả nội dung và cách thức tổ
chức thực hiện. Đóng góp phần lớn vào kết quả khả quan này là năng lực của đội ngũ
cán bộ đã và đang được củng cố và nâng cao dần về cả trình độ chuyên môn cũng như
trình độ ngoại ngữ, tin học thông qua tự rèn luyện và qua các lớp tập huấn, đào tạo được
tổ chức thường xuyên. Chẳng hạn như ngày 04/03 vừa qua, Ban Tư vấn và Hỗ trợ đầu tư
đã cử cán bộ lãnh đạo Phòng Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia khóa học do các
chuyên gia Nhật Bản giảng dạy. Khoá học nhằm giúp học viên có thêm kiến thức kỹ
Đầu tư 51
21
năng quản trị doanh nghiệp để áp dụng vào đơn vị mình hoặc tư vấn cho hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Nội dung khóa học gồm: Tổng quan về thúc đẩy doanh nghiệp vừa và
nhỏ; môi trường kinh doanh nội tại; các nguồn lực nội tại về quản trị, công nghệ, vốn; các
chương trình giám sát, điều tra về nhiều lĩnh vực khác nhau. Khóa học thuộc chuỗi
chương trình đào tạo của JICA hỗ trợ Vĩnh Phúc trong việc nâng cao hiệu quả quản trị
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư nhận được những phản hồi tốt đẹp và thể hiện sự hài
lòng của các nhà doanh nghiệp đã và đang thực hiện quá trình rót vốn vào Vĩnh Phúc. Đó
là do các cơ quan XTĐT của tỉnh đã thực hiện nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho nhà đầu tư trước, trong và sau khi cấp phép, góp phần giải quyết khó khăn trong hoạt
động của các doanh nghiệp, tạo sức hấp dẫn để thu hút các dự án đầu tư mới và mở rộng
đầu tư.
1.3.2. Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2012
1.3.2.1. Số lượng dự án FDI và quy mô vốn đầu tư

Trong giai đoạn 2008 - 2012, trên địa bàn tỉnh có 112 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký: 2.302.719.523 USD, bình quân quy mô
vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh là 20,56 triệu USD/dự án. Đã có một số Tập đoàn kinh tế
lớn của các quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến đầu tư tại Vĩnh Phúc như Tập đoàn: Honda,
Toyota (Nhật Bản), Piaggio (Italia), Vinacapital, Foxconn, Compal (Đài Loan), Daewoo
Bus (Hàn Quốc)…
Đầu tư 51
22
Biểu đồ 1: Số dự án và tổng vốn đầu tư của các dự án đã đi vào sản xuất của
một số tỉnh phía Bắc giai đoạn 2008 - 2012
Trong tổng số 112 dự án FDI của Vĩnh Phúc có 61 dự án đã đi vào sản xuất, 32 dự
án đang trong quá trình xây dựng hoặc mới cấp. Vốn thực hiện ước đạt 45% tổng vốn đầu
tư đăng ký (trong đó: Nhật Bản: 85,89%, Đài Loan: 16,44%, Hàn Quốc: 77,94%,
Singapore: 17,31%, Trung Quốc: 74,3%, Ấn Độ: 83,26%). Tỷ lệ vốn thực hiện theo của
các dự án phân theo lĩnh vực: công nghiệp: 51,1%, dịch vụ: 15%, nông nghiệp: 48%.
Bảng 4: Số dự án và tổng vốn đầu tư của các dự án FDI đi vào sản xuất của Vĩnh Phúc
giai đoạn 2008 – 2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Số dự án 16 8 17 11 9
Tổng vốn đầu tư 149.080 82.200 248.100 40.276 43.210
(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc)
Các dự án FDI sử dụng 592 ha đất (trong đó: Nhật Bản: 130 ha; Đài Loan: 220,13
ha; Hàn Quốc: 65,25 ha, Singapore: 134,03 ha; Italia: 8 ha, Trung Quốc: 27,97 ha; Ấn
Độ: 2,51 ha, Samoa: 1,66 ha, Seychelles: 0,91 ha, Malaysia: 1 ha), bình quân mỗi dự án
chiếm 4,93 ha. Diện tích chiếm đất của các doanh nghiệp phân theo lĩnh vực: công
nghiệp: 437,83 ha, dịch vụ: 20,9 ha, nông nghiệp: 133,2 ha. Thứ tự các doanh nghiệp
Đầu tư 51
23
chiếm nhiều đất nhất: Singapore: 67 ha/dự án, Italia: 8 ha/dự án, Nhật Bản: 7,2 ha/dự án,
Đài Loan: 5,2 ha/dự án, Trung Quốc: 3,49 ha/dự án, Hàn Quốc: 1,9 ha/dự án.

Suất đầu tư trung bình của các dự án FDI: Italia: 5,6 triệu USD/ha; Đài Loan: 5,5
triệu USD/ha; Nhật Bản: 5,02 triệu USD/ha; Samoa: 5 triệu USD/ha, Hàn Quốc: 3,27
triệu USD/ha; Samoa: 3,01 triệu USD/ha; Ấn Độ: 2,47 triệu USD/ha; Maylaysia: 2,5
triệu USD/ha; Singapore: 1,38 triệu USD/ha; Trung Quốc: 1,2 triệu USD/ha. Bình quân
chung của tỉnh: 4,09 triệu USD/ha.
1.3.2.2. Cơ cấu đầu tư của nguồn vốn FDI
• Cơ cấu đầu tư theo địa bàn
Cũng giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, các dự án FDI chủ yếu tập
trung ở một số địa bàn có ưu thế, điều kiện thuận lợi đẻ giảm được chi phí sản xuất, đảm
bảo điều kiện khai thác dự án, điều kiện sản xuất và giao lưu quốc tế. Những huyện xa
trung tâm tỉnh, có kết cấu hạ tầng kém và lạc hậu, vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp,
chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Tại Vĩnh Phúc, các dự án được phân bổ ở 7/9 địa
phương trong tỉnh, song, sự phân bổ khá chênh lệch giữa các địa phương. Các dự án được
tập trung chủ yếu ở thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên. Điều này cũng dễ hiểu, vì
đây là hai địa bàn trung tâm của tỉnh, có hệ thống kết cấu hạ tầng tốt, các dịch vụ như tín
dụng ngân hàng, vận tải phát triển nên có sức hút đối với các nhà đầu tư.
Có 94 dự án FDI được đầu tư trong KCN, CCN với tổng vốn đầu tư là 2,07 tỷ USD,
chiếm 85,5% tổng vốn đầu tư của các dự án FDI của toàn tỉnh; 26 dự án FDI đầu tư ngoài
KCN, CCN với tổng vốn đầu tư là 352,195 triệu USD, chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư của
dự án FDI. Như vậy, việc quy hoạch, xây dựng các KCN, CCN để thu hút vốn FDI của
tỉnh khá hợp lý và đã đem lại kết quả tốt.
• Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực
Bảng 5: Cơ cấu đầu tư của các dự án FDI theo lĩnh vực tại Vĩnh Phúc
Đầu tư 51

×