TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
o0o
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN
TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TẠI
SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : THS. TRẦN THỊ MAI HOA
Lớp : KINH TẾ ĐẦU TƯ 51
Hà Nội, 2013
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
MỤC LỤC
Hà Nội, 2013 1
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHPT : Ngân hàng Phát triển Việt Nam
VDB : The Vietnam Development Bank
ĐHĐN : Đại học Đại Nam
HĐQT : Hội đồng Quản trị
HĐQL : Hội đồng quản lý
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
NHTM : Ngân hàng thương mại
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BẢNG
Hà Nội, 2013 1
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng huy động vốn theo kỳ hạn từ năm 2010 – 2012
Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.2: Vốn giải ngân và thu hồi nợ gốc qua các năm Error:
Reference source not found
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vay vốn tín dụng đầu tư phát triển
Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.4: Doanh số cho vay và dư nợ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu Error:
Reference source not found
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I Error:
Reference source not found
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa thì nhu cầu về vốn cho đầu tư là rất lớn do vậy mà nguồn vốn có vai
trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong đó nhu cầu nguồn vốn đầu tư vào hệ
thống cơ sở kết cấu hạ tầng là rất lớn song lại có thời gian thu hồi vốn dài, tỷ
suất lợi nhuận lại thấp nên khi chủ đầu tư xin vay vốn tại các ngân hàng
thương mại gặp rất nhiều khó khăn hoặc thậm chí là không thể vay được từ
nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Trước bối cảnh đó thì ngân hàng Phát
triển Việt Nam đã được ra đời theo quyết định số 108/2006/QĐ-TTg của thủ
tướng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp dưới hình thức cho vay tín dụng đầu
tư, hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn, hỗ trợ hoạt động sau đầu tư, v.v…
Do vậy ngân hàng Phát triển Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc cung ứng nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển nền kinh tế và cũng
là công cụ quan trọng của chính phủ trong việc thực hiện ổn định các chính
sách kinh tế vĩ mô.
Trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt
Nam, ngoài việc tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Sở giao dịch,
em cũng tìm hiểu về những khó khăn trong quá trình công tác của các cán bộ
thẩm định tại phòng thẩm định Sở giao dịch I, những người đã hướng dẫn em
thực tập tại phòng thẩm định. Vì vậy em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác
thẩm định dự án vay vốn tín dụng Đầu tư phát triển của Ngân hàng tại Sở
giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam”, với mục đích tìm hiểu thực tiễn
công tác thẩm định tại một ngân hàng chính sách và vận dụng những kiến thức
đã được học để đề xuất hoàn thiện hơn trong công tác thẩm định góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động cũng như giảm thiểu rủi ro trong công tác cho vay vốn
tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại Sở giao dịch I.
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
CHƯƠNG I
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO
DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng Phát triển Việt Nam.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB - The Vietnam Development
Bank) được thành lập theo quyết định số 108/2006/QĐ-TTG của thủ tướng
chính phủ ban hành ngày 19/05/2006 trên cơ sở quỹ Hỗ trợ Phát triển với số
vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng, có hội sở chính đặt tại 25A - Cát Linh –
Quận Đống Đa – TP. Hà Nội.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một ngân hàng được thành lập bởi
chính phủ nên có nhiều đặc thù so với những ngân hàng thương mại khác.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một tổ chức tài chính đặc biệt, hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận với mục tiêu đóng góp vào quá trình phát triển
của đất nước, góp phần thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cùng với
Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam. Mặc dù là một ngân hàng đặc thù,
được thành lập bởi chính phủ song Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn phải
nghiêm túc thực hiện đầy đủ các chính sách quản lý của ngân hàng nhà nước
như: Chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ, v.v…
Ngân hàng Phát triển Việt Nam không thực hiện huy động nguồn vốn
bằng tiền gửi đồng việt nam của các cá nhân nên được nhà nước có những
chính sách bù lỗ cho những khoản chênh lệch về chi phí lãi suất, chi phí quản
lý cũng như chi phí tín dụng cho hoạt động đầu tư phát triển và tín dụng hỗ
trợ xuất khẩu.
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
1
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh
nghiệp vay vốn với nhiều ưu đãi không chỉ về lãi suất (Lãi suất thấp) mà còn
cả về thời hạn trả nợ (thời hạn trả nợ dài hơn so với các ngân hàng thương
mại). Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp chủ động, có kế
hoạch phát triển dài hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Để giúp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoàn thành tốt các mục tiêu,
nhiệm vụ được giao và đảm bảo tính an toàn vốn cao nên ngày 30/3/2007
chính phủ đã ban hành quyết định số 44/2007/QĐ-TTG bổ sung vốn điều lệ
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam lên 10.000 tỷ đồng.
Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
được thể hiện qua những mốc quan trọng sau:
Thành lập Tổng cục Đầu tư Phát triển
Tổng cục Đầu tư Phát triển được thành lập theo nghị định số
187/1994/NĐ-CP nhằm thực hiện các chức năng quản lý tài chính trong lĩnh
vực đầu tư phát triển, cho vay vốn tín dụng ưu đãi theo danh mục do chính
phủ quyết định hàng năm.
Tổng cục Đầu tư Phát triển thực hiện điều hành tác nghiệp Quỹ Hỗ trợ
Đầu tư Quốc gia theo quyết định số 808/1995/QĐ-TTG để huy động nguồn
vốn và cho vay ưu đãi đối với những dự án nằm trong danh mục hàng năm
của chính phủ.
Thành lập Quỹ Hỗ trợ Phát triển
Đây là bước đột phá trong đổi mới mô hình tổ chức quỹ tín dụng đầu tư
phát triển của nhà nước nhằm góp phần điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo
hướng tiến bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế theo nghị quyết
số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển
của nhà nước.
Thành lập ngân hàng Phát triển Việt
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
2
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ trên
cơ sở tổ chức lại hệ thống quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín
dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Tên tiếng việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank
Tên viết tắt: VDB.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của sở giao dịch I.
Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập theo
Quyết định số 04/QĐ-NHPT ngày 01/07/2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng
Phát triển Việt Nam.
Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trụ sở đặt tại 104 -
Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội, được thành lập nhằm thực hiện
các nhiệm vụ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao cho như: Thực hiện
công tác huy động và tiếp nhận nguồn vốn từ các tổ chức trong và ngoài
nước, trên cơ sở đó tiến hành thực hiện các chính sách tín dụng Hỗ trợ hoạt
động xuất khẩu ngắn hạn, thực hiện chính sách tín dụng Đầu tư Phát triển,
v.v…theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Sở giao dịch I là tổ chức kinh tế được thành lập có con dấu, bảng cân đối
kế toán, cũng như tài khoản được mở tại kho bạc nhà nước và có nghĩa vụ
thực hiện các quy định của pháp luật cũng như quy định của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam. Kể từ ngay sau khi thành lập cho tới nay Sở giao dịch I đã
luôn hoàn thành tốt các mục tiêu, trách nhiệm được Ngân hàng Phát triển Việt
Nam giao cho hàng năm.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của sở giao dịch I.
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức tại Sở giao dịch I.
Sở giao dịch I có cơ cấu tổ chức các phòng ban như sau:
Phòng kế hoạch – Nguồn vốn.
Phòng tín dụng (I, II, III).
Phòng Giao dịch (Nằm tại địa bàn các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
3
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Ninh).
Phòng tín dụng xuất khẩu.
Phòng thẩm định.
Phòng quản lý nguồn vốn nước ngoài.
Phòng hành chính – nhân sự.
Phòng tài chính – kế toán.
Phòng kiểm tra.
Sơ đồ tổ chức các phòng ban như sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Đứng đầu Sở giao dịch I là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là các phó
giám đốc. Giám đốc và các phó giám đốc tại Sở giao dịch I do tổng giám đốc
Ngân hàng Phát triển Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm
trước tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam về tình hình hoạt động
tại Sở giao dịch I.
1.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Sở giao dịch I.
Sở giao dịch I có những chức năng sau:
Thực hiện huy động và tiếp nhận nguồn vốn từ các tổ chức trong và
ngoài nước nhằm mục tiêu thực hiện tốt tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
4
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
xuất khẩu của nhà nước theo quy định của chính phủ và Ngân hàng Phát triển
Việt Nam.
Thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư phát triển như: Hoạt động
cho vay đầu tư phát triển, hoạt động hỗ trợ sau đầu tư, hoạt động bảo lãnh tín
dụng đầu tư phát triển.
Thực hiện các chính sách tín dụng xuất khẩu như: Hoạt động cho vay
xuất khẩu, hoạt động bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, hoạt động bảo lãnh dự thầu
và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Thực hiện công tác nhận ủy thác quản lí nguồn vốn ODA đã được
chính phủ cho vay lại, nhận ủy thác cấp phát cho vay tín dụng đầu tư và thu hồi
nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng
nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các tổ chức ủy thác.
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác trong khu vực và thế giới trong lĩnh vực
tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Thủ tướng Chính phủ và
Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Sở giao dịch I thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cấp của tổng giám đốc
Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm có những nội dung sau:
Luôn luôn chủ động trong công tác tiếp nhận và quản lý nguồn vốn
nhận được từ các tổ chức trong và ngoài nước.
Thực hiện cho vay những dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
trong danh mục đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của thủ tướng chính phủ.
Thực hiện bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp
vay vốn NHTM.
Thực hiện hoạt động hỗ trợ sau đầu tư.
Thực hiện hoạt động cho vay xuất khẩu ngắn hạn.
Thực hiện bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Thực hiện nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy thác từ các nguồn vốn trong
và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Thực hiện quản lý nguồn vốn ODA vay lại từ chính phủ để cho vay
những dự án liên tỉnh mà chủ đầu tư có trụ sở chính đặt tại TP. Hà Nội.
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
5
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Thực hiện công tác thẩm định nhằm chủ động phòng ngừa rủi ro và tổ
chức hệ thống kế toán, tài chính báo cáo theo quy định của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam.
Thực hiện các hoạt động thi đua, khen thưởng cán bộ nhằm khuyến
khích, nâng cao năng lực cán bộ và tạo hiệu quả trong quá trình công tác.
Thực hiện nghiêm túc việc chấp hành các quy định của pháp luật nhà nước
cũng như những nhiệm vụ khác mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao cho.
1.1.4. Các hoạt động chính tại sở giao dịch I.
1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn.
Nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển chủ yếu từ các nguồn cơ bản như: Nguồn vốn điều lệ được
cấp bởi ngân sách nhà nước trong quá trình thành lập, nguồn vốn theo chỉ
định của nhà nước, cùng với các nguồn tự huy động từ các tổ chức như Bảo
Hiểm Xã Hội và quỹ Tiết Kiệm Bưu Điện – Đây là nguồn vốn có nhiều ưu
điểm hơn so với những nguồn khác như: Tính ổn định của nguồn vốn, thời
gian vay vốn dài, chi phí vay vốn thấp, v.v…
Tuy nhiên những nguồn này được Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy
động với số lượng còn hạn chế, với quy mô nhỏ nên vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu vay vốn tín dụng đầu tư phát triển ngày càng lớn của khách hàng. Do
tính đặc thù của Ngân hàng Phát triển Việt Nam so với những ngân hàng
thương mại khác là không huy động nguồn vốn từ các tổ chức cá nhân mà chỉ
huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài chính.
Trước tình hình thực tế khó khăn trong công tác huy động vốn, Ngân
hàng Phát triển Việt Nam đã có những bước tiến trong công tác đa dạng hóa
hình thức huy động vốn, thực hiện việc phát hành trái phiếu trên thị trường
chứng khoán và đẩy mạnh công tác huy động vốn từ các sở và chi nhánh
nhằm cung cấp bổ sung nguồn vốn cho cả hệ thống.
Nguồn vốn tại các Sở giao dịch và chi nhánh sau khi đã được huy động
từ những nguồn khác nhau sẽ được luân chuyển về hội sở chính Ngân hàng
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
6
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Phát triển Việt Nam để hội sở chính tiến hành cân đối và cấp phát lại cho các
sở và chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Sở giao dịch I trong quá trình huy động vốn thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao cho đã gặp không ít khó
khăn trong việc cạnh tranh nguồn vốn huy động với các ngân hàng thương
mại trên địa bàn TP. Hà Nội do cơ chế huy động cứng nhắc, lãi suất huy động
thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực
của tập thể cán bộ nên Sở giao dịch I luôn đạt chỉ tiêu số dư huy động của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao cho.
Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn từ năm 2010 – 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2010 2011 2012
Doanh số huy động 2.385 4.672 5.194
Kỳ hạn trên 1 năm 1.263 3.018 3.419
Kỳ hạn dưới 1 năm 938 1.342 1.312
Không kỳ hạn 184 312 463
Nguồn báo cáo tổng kết hàng năm tại Sở giao dịch I.
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng huy động vốn theo kỳ hạn từ năm 2010 – 2012
Đơn vị: Phần trăm
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
7
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Nguồn báo cáo tổng kết hàng năm tại Sở giao dịch I.
Qua bảng số liệu 1 về kết quả huy động vốn theo kỳ hạn từ năm 2010 –
2012 cho ta thấy doanh số huy động vốn tại Sở giao dịch I tăng liên tục qua
các năm cụ thể là năm 2011 tăng 95,89% so với năm 2010, và năm 2012 tăng
với tốc độ chậm hơn là 11,17% so với năm 2011. Sở dĩ có được kết quả ấn
tượng như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể các cán bộ, nhân viên công
tác tại Sở giao dịch I trong công tác đẩy mạnh đa dạng hóa các kênh huy động
vốn trên địa bàn TP. Hà Nội. Mặc dù doanh số huy động vốn qua các năm có
sự biến động không đồng đều tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn huy động khá ổn
định, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là nguồn vốn có kỳ hạn trên 1 năm (năm
2010 chiếm 52,96%, năm 2011 chiếm 64,60%, năm 2012 chiếm 65,83%), tiếp
sau đó là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 1 năm chiếm tỷ trọng cao nhất là 39,33%
vào năm 2010 (Nguyên nhân là do Sở giao dịch I đẩy mạnh công tác huy
động nguồn vốn ngắn hạn để đảm bảo đủ nhu cầu vay vốn đầu tư cao) và liên
tục giảm vào những năm tiếp theo, cụ thể là giảm xuống 28,72% vào năm
2011 và 25,26% vào năm 2012. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
8
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
trọng nhỏ hơn không vượt quá 10% nhưng lại có ý nghĩa lớn trong các nguồn
huy động khác vì tính ưu đãi về lãi suất cũng như thời gian trả nợ.
1.1.4.2. Hoạt động tín dụng.
Sở giao dịch I thực hiện việc cấp phát cho vay vốn tín dụng đầu tư phát
triển của nhà nước theo danh mục quy định tại nghị định 106/2008/NĐ-CP và
được sửa đổi bổ sung bằng nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư
phát triển và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước. Sở giao dịch I thực hiện
nghiêm túc sự chỉ đạo của chính phủ cũng như hội sở chính Ngân hàng Phát
triển Việt Nam về việc cấp phát cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển và tín
dụng hỗ trợ xuất khẩu và kết quả đạt được như sau:
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển từ 2010-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2010 2011
Chênh lệnh
(%)
2012
Chênh lệch
(%)
Số vốn giải ngân 1.962 1.894 -3,47 2.108 11,30
Thu nợ gốc 1.562 1.860 19,08 1.985 6,72
Thu nợ lãi 453 498 9,93 561 12,65
Dư nợ vốn vay 6.145 6.918 12,58 7.842 13,36
Nguồn báo cáo tổng kết hàng năm tại Sở giao dịch I.
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
9
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Biểu đồ 1.2: Vốn giải ngân và thu hồi nợ gốc qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Nhìn vào biểu đồ 2 ta thấy tổng dư nợ tín dụng đầu tư phát triển liên tục
tăng qua các năm, từ 6.145 tỷ năm 2010 lên 6.918 tỷ năm 2011 và cao nhất
lên tới 7.842 tỷ năm 2012.
Công tác giải ngân vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Sở giao dịch I năm
2011 giảm nhẹ so với năm 2010 là 3,47% và tăng trở lại vào năm 2012 so với
năm 2011 là 11,30%. Số thu hồi nợ gốc tăng liên tục qua các năm và tăng
mạnh trong năm 2011 và tăng chậm hơn vào năm 2012, đây là kết quả nỗ lực
của các cán bộ Sở giao dịch I trong công tác đẩy mạnh thu hồi nợ vay, xử lý
nợ vay để cho các chủ đầu tư nhận thức được rằng họ có nghĩa vụ trả nợ đối
với các khoản vay và tránh tình trạng cố ý trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ
cũng như có những biện pháp nhằm xử lý kịp thời đối với những dự án hoạt
động kém hiệu quả giúp hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng tại Sở giao
dịch I.
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
10
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Bảng 1.3: Chất lượng các khoản vay vốn tín dụng đầu tư phát triển.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2010 2011 2012
Tổng dư nợ 6.145 6.918 7.842
Dư nợ quá hạn 328 191 347
Tỷ lệ nợ quá hạn 5,34% 2,76% 4,42%
Dư nợ xấu 219 266 329
Tỷ lệ nợ xấu 3,56% 3,85% 4,2%
Nguồn báo cáo tổng kết hàng năm tại Sở giao dịch I.
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vay vốn tín dụng đầu tư phát triển
Nguồn báo cáo tổng kết hàng năm tại Sở giao dịch I.
Qua bảng 3 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở giao dịch I so với các ngân
hàng thương mại thì vẫn ở mức cao, năm cao nhất là năm 2010 lên tới 5,34%
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
11
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
và giảm mạnh xuống còn 2,76% vào năm 2011 nhưng lại tăng trở lại vào năm
2012 lên tới 4,42%. Tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục qua các năm từ 3,56% năm
2010 lên tới 3,85% năm 2011 và cao nhất là 4,2% năm 2012. Nguyên nhân
của hiện trạng tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục qua các năm từ 2010 – 2012 là do
tình hình kinh tế chung khó khăn, kết quả kinh doanh kém hiệu quả, đây cũng
là đặc thù của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước có độ rủi ro
cao và hiệu quả tài chính thấp nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế xã hội làm
đòn bẩy cho sự phát triển chung của xã hội.Tuy nhiên do đặc thù của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận được thành
lập bởi chính phủ, là công cụ giúp chính phủ thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ
mô nên tỷ lệ trên được đánh giá là tương đối an toàn.
1.1.4.3. Công tác cho vay hỗ trợ Xuất Khẩu.
Nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong nước, Sở giao dịch I
thực hiện theo sự chỉ đạo của chính phủ và hội sở chính Ngân hàng Phát triển
Việt Nam tiến hành cho vay vốn tín dụng hỗ trợ ngắn hạn hoạt động xuất
khẩu trong nước và kết quả đạt được như sau:
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu từ năm 2010-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2010 2011 2012
Doanh số giải ngân 1.081 710 1.708
Thu nợ gốc 326 153 1.332
Thu lãi 27 75 103
Dư nợ tín dụng Xuất Khẩu 1.213 862 1.845
Nguồn báo cáo tổng kết hàng năm tại Sở giao dịch I.
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
12
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Biểu đồ 1.4: Doanh số cho vay và dư nợ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn báo cáo tổng kết hàng năm tại Sở giao dịch I.
Doanh số giải ngân và dư nợ vay có sự biến động không đồng đều qua
các năm cụ thể là: Năm 2011 doanh số giải ngân và dư nợ vay đạt thấp nhất
so với các năm còn lại lần lượt là: 710 tỷ đồng và 862 tỷ đồng nhưng lại tăng
mạnh vào năm 2012 với giá trị đạt được lần lượt là: 1.708 tỷ đồng và 1.845
tỷ đồng.
Trong năm 2012 công tác giải ngân vốn tín dụng hỗ trợ hoạt động xuất
khẩu đạt doanh thu lớn nhất là 1.708 tỷ đồng với dư nợ vay là 1.845 tỷ đồng,
dư nợ bình quân cả năm 2012 là 717 tỷ đồng, đặc biệt trong năm không có
tình trạng nợ quá hạn và lãi treo. Doanh nghiệp vay vốn tín dụng hỗ trợ xuất
nhập khẩu tại Sở giao dịch I chủ yếu tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng
chính là Gạo chiếm tới 71,13% trên tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu. Thị
trường xuất khẩu tập trung chủ yếu là châu Âu, Mỹ, Thụy Sĩ và Cu Ba.
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
13
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Sở giao dịch I gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm khách
hàng mới, do số lượng khách hàng bị hạn chế và chỉ tập trung chủ yếu vào các
đối tượng nằm trong danh mục mặt hàng được hỗ trợ tín dụng xuất khẩu theo
chỉ thị của chính phủ.
1.2. Thực trạng công tác thẩm định tại sở giao dịch I - Ngân hàng Phát
triển Việt Nam.
1.2.1. Công tác tổ chức thẩm định.
1.2.1.1. Quy trình thẩm định.
a) Vai trò công tác thẩm định.
Công tác thẩm định có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ra quyết
định cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại Sở giao dịch I -
Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thông qua kết quả thẩm định lãnh đạo giám
đốc Sở giao dịch I sẽ có cái nhìn tổng thể và đầy đủ nhất về dự án xin vay vốn
tín dụng đầu tư phát triển của khách hàng trên tất cả các phương diện như: Thị
trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, phương án và giải pháp kỹ thuật của dự
án, hiệu quả tài chính cũng như kinh tế - xã hội của dự án, tính khả thi về các
phương án trả nợ khoản vay của dự án, v.v… Qua đó giám đốc Sở giao dịch I
sẽ đưa ra quyết định cho vay hoặc đề xuất cho vay vốn tới tổng giám đốc
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với những dự án đánh giá là mang lại hiệu
quả và khước từ cho vay vốn đối với những dự án có độ rủi ro cao, không
mang lại hiệu quả chắc chắn nhằm tránh rủi ro tín dụng và từng bước nâng
cao hiệu quả hoạt động tại Sở giao dịch I. Để thực hiện tốt công tác thẩm định
và mang lại hiệu quả cao đòi hỏi các cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch I phải
tuân thủ chặt chẽ một quy trình thẩm định thống nhất theo sơ đồ sau.
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
14
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
b) Sơ đồ quy trình thẩm định
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
15
Chủ đầu tư nộp hồ
sơ xin vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra hồ
sơ
Nhận hồ sơ để thẩm định
Bổ sung giải thích
Thẩm định
Tổng hợp báo cáo
thẩm định
Kiểm tra
kiểm soát
Nhận lại hồ sơ và kết quả
thẩm định
Lưu hồ sơ tài liệu
Ra quyết định
cho vay
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Chưa rõ
Chưa đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
c) Nội dung quy trình thẩm định tại Sở giao dịch I.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư
Ngay sau khi cán bộ Sở giao dịch I nhận được hồ sơ xin vay vốn của chủ
đầu tư, đơn vị trực tiếp tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm đóng dấu công
văn đến đồng thời tiến hành kiểm tra các danh mục hồ sơ xin vay vốn của chủ
đầu tư.
Sau khi hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư đã được đóng dấu công văn
đến, bộ phận văn thư sẽ chuyển hồ sơ lên đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định
và hướng dẫn khách hàng gặp đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ xin
vay vốn của chủ đầu tư.
Đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định ngay sau khi nhận được hồ sơ xin
vay vốn của chủ đầu tư phải tiến hành phải tiến hành công tác kiểm tra tính
đầy đủ của hồ sơ, xác định rõ những danh mục giấy tờ còn thiếu sót và tiến
hành lập phiếu giao nhận hồ sơ đồng thời thông báo tới chủ đầu tư cần bổ
sung những danh mục giấy tờ thiếu sót theo quy định hiện hành tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Hồ sơ của khách hàng xin vay vốn sau khi đã được vào sổ, đóng dấu
công văn sẽ được luân chuyển tới phòng chịu trách nhiệm thẩm định để tiến
hành thẩm định.
Đơn vị chủ trì thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn phải kiểm tra toàn bộ
các giấy tờ, văn bản, tài liệu trong hồ sơ và xác định rõ những văn bản, giấy
tờ còn thiếu theo quy định hiện hành tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển
Việt Nam, đồng thời phải lập Phiếu giao nhận hồ sơ của chủ đầu tư với đại
diện của chủ đầu tư; tiến hành thông báo cho chủ đầu tư biết để bổ sung các
giấy tờ, văn bản còn thiếu theo quy định hiện hành của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam. Thời hạn để thông báo cho chủ đầu tư bổ sung những giấy tờ còn
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
16
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
thiếu không quá 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư.
Bước 3: Nhận hồ sơ để thẩm định
Đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định tiến hành sao chép các nội dung
trong hồ sơ của khách hàng xin vay vốn có liên quan đến nội dung cần thẩm
định gửi tới các phòng ban chức năng tham gia thẩm định theo quy định hiện
hành tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Bước 4: Thẩm định
Đơn vị chủ trì thẩm định tại Sở giao dịch I sẽ xác nhận toàn bộ hồ sơ liên
quan tới nội dung thẩm định rồi gửi tới các phòng ban trực tiếp tham gia thẩm
định theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể theo quy định tại Sở giao dịch I.
Bước 5: Lập báo cáo thẩm định
Sau khi các cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch I đã tiến hành thẩm định
các nội dung của dự án xin vay vốn thì phòng chủ trì thẩm định dự án sẽ tiến
hành lập báo cáo thẩm định dự án. Các đơn vị thực hiện báo cáo theo chế độ
báo cáo thống kê trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định tại
Quyết định số 392/ QĐ – NHPT ban hành ngày 10/8/2007.
Bước 6: Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
Sau khi các phòng, ban đã thực hiện thẩm định dự án và lập báo cáo
thẩm định gửi hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định cho Giám đốc Sở giao dịch I,
đồng thời lưu hồ sơ vào tài liệu tại phòng thẩm định.
Bước 7: Ra quyết định cho vay
Đối với những dự án được phân cấp: Giám đốc Sở giao dịch I có quyền
đưa ra quyết định cho vay đối với những dự án được phân cấp theo nghị định
số 342 QĐ/NHPT ngày 23/7/2007 và phải thực hiện việc báo cáo kết quả
thẩm định và cho vay để tiện cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện
thanh tra, giám sát theo quy định hiện hành.
Đối với những dự án không thuộc phân cấp: Giám đốc Sở giao dịch I sau
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
17
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
khi đã thẩm định tiến hành đề xuất tới tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển
Việt Nam về việc cho vay đối với dự án không thuộc phân cấp của mình cùng
với báo cáo chi tiết kết quả thẩm định và hồ sơ dự án về hội sở chính (25A-
Cát Linh – Đống Đa - TP.Hà Nội) để trình tổng giám đốc Ngân hàng Phát
triển Việt Nam xem xét và quyết định cho vay.
1.2.1.2. Căn cứ thẩm định.
a) Hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài chính của chủ đầu tư:
Hồ sơ pháp lý:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng).
Điều lệ doanh nghiệp (bản sao công chứng).
Văn bản xác định rõ người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư
(bản sao công chứng).
Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc đảm nhiệm kế toán do cơ
quan có thẩm quyền ban hành (bản sao công chứng).
Văn bản chấp nhận về việc vay vốn, thế chấp, cầm cố tài sản của các
cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (bản sao công chứng).
Hồ sơ tài chính:
Báo cáo tài chính của chủ đầu tư trong hai năm gần nhất tới thời điểm
vay vốn theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp chủ đầu tư là đơn vị
mới thành lập chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải lập báo cáo
nhanh về tình hình tài chính tới quý gần nhất. Nếu báo cáo tài chính của chủ
đầu tư đã được kiểm toán của đơn vị kiểm toán thì chủ đầu tư phải gửi bản
báo cáo đã được kiểm toán cho Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt
Nam (bản sao công chứng).
Danh mục các đơn vị, tổ chức tín dụng mà chủ đầu tư có quan hệ tín
dụng tính tới thời điểm mà chủ đầu tư xin vay vốn tại Sở giao dịch INgân
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
18
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
hàng Phát triển Việt Nam bao gồm các nội dung như: Dư nợ ngắn, trung và
dài hạn (bản sao công chứng).
Hồ sơ về phương án kinh doanh.
Giấy đề nghị xin vay vốn đính kèm với phương án sản xuất kinh
doanh của chủ đầu tư (bản sao công chứng).
Hợp đồng xuất khẩu của chủ đầu tư (đối với doanh nghiệp xuất khẩu).
Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì khi nộp bản hồ sơ vay vốn khách
hàng phải cung cấp Thư bảo lãnh của chính phủ hoặc ngân hàng Trung ương
nước nhập khẩu (bản sao công chứng).
b) Văn bản pháp quy của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Phát triển
Việt Nam.
Quyết định số 39/QĐ-HĐQL ngày 31/08/2007 của Hội đồng quản lý,
Ngân hàng Phát triển Việt Nam về quy chế quản lý nguồn vốn tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước.
Quyết định số 105/QĐ-NHPT ngày 4/3/2008 của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam về ban hành sổ tay tín dụng xuất khẩu trong hệ thống Ngân
hàng Phát triển Việt Nam.
Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội Đồng Quản Lý,
Ngân hàng Phát triển Việt Nam về quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của
nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Công văn 3854/NHPT-TĐ ngày 30/7/2007 về việc hướng dẫn nghiệp
vụ thẩm định dự án đầu tư vay vốn tín dụng nhà nước do Ngân hàng Phát
triển Việt Nam ban hành.
c) Văn bản pháp quy của nhà nước.
Nghị định số 106/2008/NĐ-CP được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
19
Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
vào ngày 19/9/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
của nhà nước.
Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 về hướng dẫn thực
hiện nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu của nhà nước.
Các văn bản quản lý của các bộ, ngành liên quan.
Sở giao dịch I thực hiện công tác thẩm định hồ sơ vay vốn tín dụng đầu
tư phát triển của khách hàng theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam cùng với các cơ quan quản lý của nhà nước tới công tác thẩm
định thông qua các văn bản và tài liệu hướng dẫn cụ thể như:
1.2.1.3. Thời hạn thẩm định.
Tại Sở giao dịch I thời gian thẩm định đối với dự án xin vay vốn tín
dụng đầu tư phát triển của nhà nước tính từ thời điểm sau khi chủ đầu tư đã
bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam là không quá 15 ngày. Đây cũng là hạn chót thời gian quy
định đối với dự án mà Sở giao dịch I được phân cấp theo quy định của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam.
Thời gian thẩm định đối với những dự án mà Sở giao dịch I được ủy
quyền bởi giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện công tác
thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và đề xuất lại tổng
giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định cho vay cụ thể như sau:
SV: Phạm Văn Hòa
Lớp: Kinh tế Đầu tư 51C
20