Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.91 KB, 95 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
MỤC LỤC
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
UBND Ủy ban nhân dân
GTVT Giao thông vận tải
TSLĐ Tài sản lưu động
TSCĐ Tài sản cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
UDIC Tổng công ty đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội
VINACONEX Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam
LICOGI Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
BTCT Bê tông cốt thép
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lao động của công ty năm 2012 Error: Reference source not
found
Biểu đồ 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008- 2012 Error: Reference
source not found
Biểu đồ 1.3: Xác suất trúng thầu của công ty giai đoạn 2008- 2012. Error: Reference
source not found
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
LỜI MỞ ĐẦU


Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, hoạt động đấu thầu có ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc tạo ra môi trường cạnh tranh cho các doanh
nghiệp, khuyến khích sự sáng tạo của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ, đấu
thầu còn là cơ sở để hướng nền kinh tế đến việc tạo ra và cung cấp những sản phẩm
chất lượng tốt với giá cả hợp lý nhất. Trong hoạt động đấu thầu thì đấu thầu xây lắp
được quan tâm hơn cả. Và cũng tại đây, các công ty xây dựng cạnh tranh nhau để
giành quyền thi công xây dựng các công trình.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc là một doanh nghiệp
xây dựng hoạt động khá lâu và đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Góp phần
vào sự thành công của công ty không thể không kể đến vai trò của hoạt động đấu
thầu. Trải qua gần 15 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã đạt được nhiều
thành tích đáng ghi nhận như: doanh thu tăng liên tục qua các năm, số lượng các gói
thầu gia tăng, giá trị của các công trình trúng thầu ngày càng cao, xác suất trúng
thầu tăng Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho sự duy trì hoạt động
cũng như mở rộng thị trường của công ty. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã
đạt được, công ty cũng còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến khả năng thắng
thầu, giảm năng lực cạnh tranh của nhà thầu.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của đấu thầu xây lắp với sự phát triển của
một doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp tại
công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc” làm đề tài thực tập.
Đây là một đề tài mang tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng với công ty.
Bố cục của bài viết gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng hoạt động tham dự thầu xây lắp tại công ty cổ
phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp
tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, em đã nhận được sự chỉ bảo nhiệt
tình của cô giáo- TS. Trần Thị Mai Hương và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú,
anh chị trong công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc. Do trình độ
và kiến thức thực tế còn có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót.

Lớp: Kinh tế đầu tư 51
1
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của cô để hoàn thiện
thêm cho bài viết.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo- TS. Trần
Thị Mai Hương và các cô chú, anh chị tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây
dựng miền Bắc đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
2
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM DỰ THẦU
XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
XÂY DỰNG MIỀN BẮC
1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
 Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc
 Tên giao dịch quốc tế: Mien Bac Construction Development &
Investment Joint Stock Company
 Địa chỉ trụ sở: số 87 - Cầu Cả - Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội
 Đăng ký kinh doanh số: 0101112038 ngày 07 tháng 09 năm 2000 do Sở Kế
hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
 Vốn điều lệ ban đầu: 17 tỷ đồng.
 Năm 2007: nâng mức vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng.
 Năm 2012: nâng mức vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.
Qua hơn chục năm hoạt động, xây dựng và trưởng thành, có thể nói công ty cổ
phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc đã phát triển thành một doanh nghiệp

lớn mạnh trong khối các doanh nghiệp xây dựng, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát
triển kinh tế. Bằng năng lực và uy tín mà công ty xây dựng được trong suốt thời
gian qua đủ để chứng minh công ty hoàn toàn có thể thực hiện những dự án lớn,
góp phần vào sự phát triển chung cho ngành xây dựng Việt Nam.
Mục tiêu hoạt động của công ty là nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho các
cổ đông, bảo toàn vốn và phát triển vốn, nâng cao mức sống cho người lao động và
đóng góp cho tăng trưởng kinh tế với mục tiêu chất lượng được đưa lên hàng đầu:
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc phấn đấu trở
thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đặc biệt là các
công trình giao thông, với chất lượng tốt nhất, cung cấp các hàng hoá, thiết bị
phục vụ cho hoạt động xây dựng có chất lượng cao.
Công ty cam kết:
- Thực hiện tốt mọi công việc, đảm bảo thực hiện công trình đạt chất lượng
tốt nhất.
- An toàn trong lao động, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao
động.
- Các thiết bị, máy móc công ty kinh doanh có chất lượng tốt nhất.
Công ty được phép hoạt động trên tất cả các lĩnh vực được pháp luật cho phép,
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
3
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
và có ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và quyết định thành lập của
công ty. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, một số lĩnh vực hoạt động chính của
công ty là:
- Nhóm công trình giao thông: bao gồm các công trình xây dựng và cải tạo
đường xá tại các địa phương trong cả nước.
-Nhóm công trình thuỷ lợi: bao gồm các công trình xây dựng kè đê, kè sông,
xây đập, trạm bơm nước, hệ thống tưới tiêu, thuỷ lợi.
-Nhóm công trình xây dựng: bao gồm các công trình xây dựng trường học, trụ

sở làm việc, công trình xây dựng nhà văn hoá
-Nhóm các công trình cầu: chủ yếu là hệ thống các cầu bê tông cốt thép bắc
qua sông trên địa bàn các tỉnh trong khắp cả nước, phục vụ cho giao thông, thay thế
các cây cầu tạm trước đây.
- Hoạt động kinh doanh: các hoạt động kinh doanh của công ty thuộc nhóm
kinh doanh vật liệu xây dựng, mà chủ yếu là bê tông tươi từ các trạm trộn, phục vụ
cho các công trình xây dựng, các máy thi công…
Trong suốt quá trình hoạt động từ trước đến nay, bằng kinh nghiệm cũng như
chuyên môn của mình, ban lãnh đạo công ty đã và đang từng bước xây dựng nên
một doanh nghiệp xây dựng có thế mạnh nhất định trong lĩnh vực xây dựng.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên bao gồm các kỹ sư, kỹ thuật viên và công
nhân lành nghề, công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc đã và đang
tham gia hoạt động vào ngày càng nhiều lĩnh vực hơn trong nền kinh tế.
Hiện nay, công ty đã không những nâng cao chất lượng các công trình thông
qua nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, bổ sung các trang thiết bị, máy
móc, huy động nguồn vốn. Vì vậy mà trong những năm gần đây, công ty không
ngừng phát triển cả về mặt doanh thu và chất lượng công trình.
Công ty đã nhập và mua sắm hàng loạt các thiết bị thi công từ Đức, Nhật, Nga,
Trung Quốc, Việt Nam có thể đáp ứng phục vụ thi công xây dựng dân dụng nhà ở,
công trình văn hoá, công nghiệp, công trình công cộng, công trình kỹ thuật hạ tầng
đô thị, công trình giao thông thuỷ lợi, san lấp mặt bằng.
1.1.2 Bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức của công ty
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm 6 phòng chức năng.
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
4
Giám đốc
Hôi đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phó giám đốc kỹ

thuật
Phó giám đốc
kinh doanh
Phòng kỹ
thuật
Phòng kế
hoạch
Phòng
m.móc
thiết bị
phòng
kế toán
tài vụ
phòng
hành
chính
Đội thi công từ số 1 đến số 8
Phòng
kinh
doanh
Chuyờn thc tp
GVHD: TS. Trn Th Mai Hng
iu hnh mi hot ng ca cụng ty l giỏm c, giỳp vic cho giỏm c l 2
phú giỏm c v cỏc trng phũng chc nng. Mi quyt nh ln ca cụng ty u
thụng qua hi ng qun tr v chu s kim soỏt ca ban kim soỏt.
Hỡnh 1.1: S c cu t chc ca cụng ty
1.1.2.2 Chc nng ca cỏc phũng ban
* Hi ng qun tr: thc hin ỳng chc nng ca hi ng qun tr theo iu
108 lut doanh nghip. Ti cụng ty c phn u t v phỏt trin xõy dng min Bc,
hi ng qun tr ca cụng ty cú chc nng ch yu l quyt nh k hoch hng

nm, di hn ca cụng ty.Quyt nh nhng vic cú tớnh cht trng i ca cụng ty
nh b nhim, min nhim cỏc chc danh quan trng, ch cht.
Lp: Kinh t u t 51
5
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
* Giám đốc:
- Có chức năng phụ trách mọi hoạt động chung của công ty,chịu trách nhiệm
trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ được giao; do ông Cao Ngọc Vinh đồng thời
là chủ tịch hội đồng quản trị đảm nhiệm.
- Điều hành mọi hoạt động của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước hội
đồng quản trị về công việc kinh doanh của công ty, đồng thời báo cáo về cấp trên
những báo cáo định kì hàng năm, hàng tháng về tình hình phát triển của công ty và
những báo cáo đột xuất (nếu có).
- Tổ chức điều hành, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty và phân
công công việc cho các phó giám đốc, trưởng phòng…
* Phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc kinh doanh:
- Đảm nhiệm những công việc cụ thể thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách.
- Trợ giúp cho giám đốc trong công tác điều hành, chỉ đạo và thực hiện một số
công việc nhất định. Chẳng hạn, trong các công cuộc đấu thầu mà công ty tham gia,
phó giám đốc kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hoàn thiện các giải
pháp kỹ thuật.Ngược lại, phó giám đốc kinh doanh sẽ chuyên môn về các lĩnh vực
liên quan đến tài chính cho công ty.
- Ký thay giám đốc trong các văn bản, chứng từ, giấy tờ được phép uỷ quyền,
thay mặt giám đốc giải quyết một số các công việc nhất định khi giám đốc vắng
mặt, đồng thời báo cáo lại cho giám đốc biết những việc đã giải quyết và chưa giải
quyết kịp thời.
* Phòng kỹ thuật: phụ trách các lĩnh vực về chuyên môn kỹ thuật như: giám
sát công tác thi công các công trình xây dựng, công trình giao thông, công trình
thuỷ lợi trong các gói thầu mà công ty đảm nhận, tham gia hoàn thiện hồ sơ dự thầu

cho các gói thầu… tham mưu cho các cơ quan cấp trên những vấn đề liên quan đến
lĩnh vực kỹ thuật chuyên môn của mình.
* Phòng kế hoạch: lập các kế hoạch hàng năm, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn cho công ty về vốn, nhân sự, xây dựng chiến lược phát triển trong tương
lai cho công ty đồng thời đề xuất các biện pháp để thực hiện các kế hoạch đó trong
phạm vi và điều kiện cho phép. Tổng hợp tình hình hoạt động và đánh giá kết quả,
hiệu quả đã đạt được.
* Phòng kinh doanh: thực hiện chức năng kinh doanh của công ty, bao gồm
các công việc: tìm đối tác, lập kế hoạch và thực hiện các công việc kinh doanh các
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
6
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
mặt hàng bê tông thương phẩm, kinh doanh các máy móc, thiết bị phục vụ cho thi
công công trình.
* Phòng máy móc thiết bị: phụ trách việc mua sắm, cung ứng máy móc thiết bị
cho các công trình, hạng mục công trình mà công ty thực hiện và các thiết bị dùng
cho văn phòng công ty, ban chỉ huy các công trình xây dựng
*Phòng kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm hướng dẫn cũng như thực hiện chế
độ hạch toán kế toán và chế độ thu chi tài chính.
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, thực hiện quyết toán hàng năm, theo
dõi việc thực hiện thanh toán, tính thuế phải nộp,
- Tổ chức việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chấp hành các quy
chế có liên quan đến tài chính, kế toán, thanh toán.
- Thực hiện các hoạt động thu chi bằng tiền mặt xuống các đơn vị, đội thi công
và trong khối văn phòng quản lý của công ty.
*Phòng hành chính: chịu trách nhiệm xử lý các quyết định liên quan đến hành
chính cho công ty như tổ chức công tác hành chính tổng hợp, đối ngoại, văn thư lưu
trữ, hành chính quản trị, bảo vệ tài sản và công tác bảo vệ tài sản cũng như an ninh
trật tự trong công ty.

Ngoài ra, trong công ty còn có tổ chức công đoàn, nhằm đảm bảo quyền lợi
cho người lao động và tổ chức Đảng, Đoàn nhằm tuyên truyền vận động cho người
lao động và các cán bộ công nhân viên trong công ty biết các chủ trương chính sách
và đường lối của Đảng để thực hiện tốt và nghiêm túc tuân thủ.
Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty: Mỗi phòng trong công ty
đảm nhiệm chức năng quản lý và thực hiện phần công việc đúng theo chuyên môn
và nhiệm vụ của mình được phân công, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc,
hội đồng quản trị về phần việc của mình, bên cạnh đó phải phối hợp với các phòng
ban khác trong các hoạt động của công ty như đấu thầu, lập dự án. Trong từng năm,
công ty đều có những chiến lược, mục tiêu và kế hoạch cụ thể, gửi đến tất cả các
phòng ban, trong bản kế hoạch đó có chỉ rõ nhiệm vụ của từng phòng trong thời kì
đó, sự phân công rõ ràng trách nhiệm như vậy nhằm đảm bảo cho mọi công việc
thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng, nhưng đồng thời cũng tạo
điều kiện cho các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hiểu được nhu cầu
của nhau.
Dưới sự phân công và chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể của hội đồng quản trị cho giám
đốc, sau đó lập kế hoạch tổng quát và gửi cho các phòng ban, các bộ phận. Giữa các
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
7
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
phòng có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp nhằm đảm bảo cho các công việc hoàn
thành đúng thời hạn, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà cấp trên giao cho.
1.1.3 Năng lực của công ty ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu xây lắp
Với một công ty xây dựng, việc thắng thầu là yếu tố có tính chất sống còn, quyết
định đến sự tồn tại của công ty. Việc thắng thầu lại phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố,
bao gồm năng lực của công ty (năng lực tài chính, nguồn nhân lực, chất lượng máy móc
thiết bị, uy tín của công ty ), chất lượng hồ sơ dự thầu, mức giá đưa ra
Năng lực của công ty là yếu tố chủ quan quan trọng nhất quyết định trực tiếp
đến khả năng thắng thầu của công ty. Công ty sẽ thắng thầu khi đáp ứng được tất cả

các điều kiện năng lực về nhân lực, tài chính, máy móc thiết bị cần thiết sử dụng
cho gói thầu và những kinh nghiệm được tích luỹ từ các gói thầu tương tự mà công
ty đã thực hiện từ trước đó. Trong quá trình chấm thầu, năng lực của Công ty được
xem xét trước thông qua phần đánh giá sơ bộ. Bên mời thầu sẽ kiểm tra số lượng tài
liệu có trong hồ sơ dự thầu trên cơ sở yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Bên cạnh đó, bên
mời thầu cũng sẽ kiểm tra chất lượng của một số tài liệu như bảo đảm dự thầu có
đầy đủ về giá trị và thời gian không, tính pháp lý của các chữ ký có đúng theo quy
định của pháp luật không, cam kết liên danh (nếu có) có rõ ràng không Thông qua
bước đánh giá này sẽ loại bớt một số hồ sơ không đủ tài liệu quan trọng, những hồ
sơ còn thiếu sót nhỏ thì cần được bổ sung thêm những thông tin còn thiếu. Chính vì
vậy nên trước khi quyết định tham dự thầu, công ty cần phải cân nhắc tất cả các yếu
tố trên, giảm thiểu tối đa trường hợp không thể đáp ứng yêu cầu mà vẫn tham dự
đấu thầu gây lãng phí thời gian, chi phí.
1.1.3.1 Năng lực tài chính
Để thực hiện bất cứ một công việc sản xuất kinh doanh nào thì điều đầu tiên
không thể thiếu đó chính là tiền vốn hay còn gọi là nguồn tài chính. Đối với tất cả
các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau thì đây là một trong những
nguồn lực không thể thiếu. Khi công ty có tiềm lực tài chính lớn mạnh, vững chắc
thì có khả năng đầu tư lớn cho máy móc thiết bị, cho nguồn nhân lực và các hoạt
động khác Đồng thời, khi đó công ty có thể tham gia được nhiều gói thầu có giá
trị lớn hơn, có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Hiện nay, công ty cổ phần đầu tư
và phát triển xây dựng miền Bắc hoạt động dựa trên nguồn vốn của các cổ đông,
chính vì thế sự hoạt động của công ty, lợi nhuận được chia theo tỷ lệ vốn góp. Điểm
thuận lợi của hình thức công ty cổ phần đó là công ty có thể huy động vốn từ nhiều
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
8
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
nguồn khác nhau: vay ngân hàng, từ nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên,
huy động qua thị trường chứng khoán bằng việc bán cổ phần

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề mà bên mời thầu quan tâm khi xem xét
năng lực của một nhà thầu đó chính là các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán
và hệ số sinh lợi của công ty. Với công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng
miền Bắc, đây chính là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của công ty trước mỗi cuộc đầu
thầu.
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của công ty
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản (triệu đồng) 147.558 207.842 269.500 268.583 322.322
Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 129.498 151.884 169.098 179.055 178.428
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành 145% 137% 124% 130% 121%
Khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn
106% 116% 118% 115% 111%
Khả năng thanh toán nhanh 0,52% 1,4% 0,97% 1,12% 1%
Khả năng thanh toán nợ dài hạn 100% 100% 100% 100% 100%
Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất sinh lời/doanh thu
+Tỷ suất LNTT/DT
+Tỷ suất LNST/DT
0,045
0,034
0,052
0,037
0,056
0,042
0,062
0,043
0,057
0,039

Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản
+Tỷ suất LNTT/TTS
+Tỷ suất LNST/TTS
0,075
0,043
0,069
0,038
0,071
0,032
0,07
0,036
0,072
0,031
Tỷ suất LNST/NVCSH 4,9% 5,2% 5,1% 5,4% 5,6%
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Một số chỉ tiêu mà bên mời thầu thường rất quan tâm và có đưa ra yêu cầu cụ
thể trong các hồ sơ mời thầu, đó là:
- Số liệu tài chính của nhà thầu trong vòng 3 năm gần nhất (có thể có kiểm
toán tuỳ vào tính chất từng gói thầu và cơ quan là chủ đầu tư). Yêu cầu đối với các
số liệu tài chính này:
+ Ba năm đó kinh doanh phải có lãi.
+ Doanh thu trung bình trong 3 năm phải ít nhất bằng 2 lần giá trị của gói
thầu.
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
9
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
- Có cam kết của ngân hàng không sử dụng các khoản thanh toán của nhà
thầu để thu nợ cho các dự án khác tại ngân hàng nơi mở tài khoản thanh toán gói
thầu.

Như vậy, với năng lực tài chính như đã được liệt kê ở trên, công ty cổ phần
đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc hoàn toàn có thể tham gia các gói thầu xây
lắp có quy mô lớn, đảm bảo được sức cạnh tranh cao, hoàn toàn có thể trở thành đối
thủ của hầu hết các doanh nghiệp xây dựng trong nước.
Trong bất kì hoạt động nào của doanh nghiệp, nguồn vốn luôn đóng vai trò hết
sức quan trọng. Tiềm lực của công ty được đánh giá thông qua kết quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Còn tiềm lực tài chính của công ty cũng được phản ánh
chính xác qua hoạt động đấu thầu, bởi vì để có được những gói thầu có giá trị cao
thì yêu cầu đầu tiên của công ty là phải vững mạnh về tài chính. Mặt khác, để nâng
cao năng lực kỹ thuật, công ty cần đầu tư trang bị thêm máy móc thiết bị nhằm phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là khi mở rộng hoạt động kinh
doanh thì nhu cầu máy móc thiết bị càng đa dạng về chủng loại và càng gia tăng về
số lượng. Và để làm được điều này cũng cần một lượng vốn khá lớn. Chính vì thế
công ty cần có kế hoạch huy động được nhiều vốn hơn nhằm nâng cao khả năng
thắng thầu và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3.2 Nguồn nhân lực
Theo thống kê của phòng hành chính, tổng số công nhân viên của công ty hiện
nay là 526 người, phân chia vào các bộ phận, phòng ban khác nhau.
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
10
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
Bảng 1.2: Nhân lực của công ty
S
TT
Danh mục Số người
I Tổng số cán bộ CNV 526
1 Giám đốc 1
2 Phó giám đốc 2
3 Trưởng, phó phòng 7

4 Đội trưởng 8
5 Cán bộ kỹ thuật 76
6 Nhân viên văn phòng 28
7 Công nhân 404
II Trình độ
1 Thạc sĩ 1
2 Đại học 87
- Kỹ sư cầu đường 38
- Kỹ sư xây dựng 34
- Kỹ sư thuỷ lợi 11
- Cử nhân kế toán 4
3 Cao đẳng 22
- Cao đẳng xây dựng 11
- Cao đẳng giao thông 9
- Cao đẳng kế toán 2
4 Trung cấp kỹ thuật 12
5 Công nhân kỹ thuật 404
- Công nhân chuyên nghiệp 192
- Công nhân phổ thông 212
(Nguồn: Phòng hành chính)

Lao động trong ngành xây dựng cơ bản được đánh giá là nguồn gốc sáng tạo
ra các công trình xây dựng, là nhân tố cấu thành nên các nguồn lực đầu vào của
doanh nghiệp, nó quyết định đến khả năng hoạt động, khả năng thắng thầu, sự phát
triển, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp xây dựng muốn giành
được một hợp đồng thầu xây dựng tốt, thì trước hết điều đầu tiên mà các chủ đầu tư
quan tâm là số lượng lao động của doanh nghiệp đó có đáp ứng được yêu cầu của
công trình thi công hay không, cả về số lượng và chất lượng. Số lượng không đủ
dẫn tới không thực hiện được công trình hoặc không hoàn thành đúng tiến độ. Chất
lượng không cao dẫn tới chất lượng thi công công trình không tốt. Như vậy, rõ ràng

Lớp: Kinh tế đầu tư 51
11
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
hoạt động đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng, có ảnh hưởng rất lớn
của nguồn nhân lực.
Nhìn nhận ở góc độ các nhà quản lý doanh nghiệp, có thể kết luận: ngoài máy
móc thiết bị tốt, muốn cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng thì cần thiết phải có
một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, chất lượng tốt, vững về chuyên môn, tay nghề,
nhiệt tình trong công việc với một phương pháp làm việc khoa học. Bởi vì cho dù
máy móc thiết bị có hiện đại, tối tân bao nhiêu thì cũng chỉ là những vật vô tri vô
giác, cần phải có sự điều khiển, vận hành của con người mới có thể tạo ra được sản
phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp. Chính vì thế, chất lượng và
năng lực của lực lượng lao động là rất quan trọng. Đặc biệt là với công tác đấu thầu
được coi là có sử dụng khá nhiều chất xám, thì nhân tố con người lại càng có vai trò
quan trọng, tham gia vào tất cả các khâu và đóng vai trò chủ chốt trong quá trình dự
thầu, từ khi tìm hiểu thông tin về các gói thầu, lập hồ sơ dự thầu, tham gia đấu thầu
Chính vì thế mà để nâng cao khả năng thắng thầu cho công ty thì cần nhiều những
cán bộ đấu thầu có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn và năng lực cao.
Một đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển và đầu tư theo dự án đó là vấn
đề hậu dự án luôn tồn tại. Lao động trong ngành xây dựng cơ bản thường có tính
chất thay đổi theo thời vụ, theo số lượng các công trình, không ổn định và phải làm
việc ở ngoài trời tại nhiều địa điểm khác nhau. Khi doanh nghiệp trúng thầu cùng
lúc nhiều công trình, số lượng lao động cần nhiều, khi doanh nghiệp không nhận
hoặc nhận được ít công trình, số lượng lao động cần ít hơn, và khi đó, có một số
lượng lớn công nhân lao động phải nghỉ việc. Đấy là chưa kể số lượng lao động cần
ở những công trường khác nhau, tại những địa điểm khác nhau là khác nhau. Do đó,
khó mà có thể tính toán được số lao động cần thiết cũng như có một chế độ trả
lương, thưởng hợp lý cho người lao động. Với những công trình lớn, kỹ thuật phức
tạp, muốn thắng thầu đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân lao động, kỹ sư lành

nghề, chất lượng cao.
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
12
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lao động của công ty năm 2012
(Nguồn: Phòng hành chính)
Nhìn vào biểu đồ trên có thể nhận thấy, lao động trong công ty cổ phần đầu
tư và phát triển xây dựng miền Bắc là hoàn toàn hợp lý. Trong các năm lao động có
sự biến đổi nhất định nhưng không nhiều, nên có thể khẳng định lao động của công
ty có tính ổn định tương đối cao. Công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ
cấu lao động của công ty (chiếm 77%). Điều này là điều tất yếu, cũng đảm bảo cho
sự phát triển và hoạt động của công ty theo đúng đặc thù của ngành xây dựng. Họ là
những lao động chính, chủ yếu, trực tiếp tham gia vào quá trình thi công các công
trình mà công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc tham gia và thắng
thầu. Hầu hết những công nhân này được đào tạo chính quy, đã qua trường lớp, có
chứng chỉ nên tay nghề cao và giàu kinh nghiệm làm việc. Đội ngũ kĩ sư chỉ chiếm
17% trong cơ cấu lao động của công ty, nhưng họ đều là những cán bộ có trình độ
cao, năng động, nhạy bén và có tư duy tốt, tốt nghiệp từ những trường đại học có uy
tín hàng đầu về xây dựng trong cả nước như: đại học Giao Thông Vận Tải, đại học
Xây Dựng, đại học Kiến Trúc, đại học Thuỷ Lợi… Chức năng nhiệm vụ chủ yếu
của đội ngũ kĩ sư này đó là thiết kế thi công công trình, tham gia vào quá trình hoàn
thiện hồ sơ dự thầu với phương án kĩ thuật, giám sát thi công công trình (bao gồm
giám sát thường xuyên ở các đội thi công và giám sát không thường xuyên), đồng
thời họ cũng tham gia vào việc nghiên cứu và đóng góp ý kiến nhằm xây dựng
chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động lâu dài và cả ngắn hạn cho công ty.
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
13
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương

1.1.3.3 Máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị trực tiếp tham gia vào quá trình thi công. Một công trình
muốn hoàn thành đúng tiến độ đạt chất lượng tốt thì cần được cung cấp không chỉ
đủ nguyên vật liệu tốt mà máy móc thiết bị cũng phải đạt chất lượng cao, hoàn
chỉnh, đồng bộ, với công nghệ tiên tiến. Nếu máy móc thiết bị không tốt, dẫn tới tốn
nhiên liệu vận hành, tốn chi phí sửa chữa, tốn thời gian sửa, do đó ảnh hưởng không
chỉ tới chất lượng thi công, thời gian thi công mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến
uy tín và hình ảnh của nhà thầu. Một bộ máy móc thiết bị không đồng bộ không thể
đem ra làm yếu tố cạnh tranh với các nhà thầu khác để giành hợp đồng kinh tế
được. Do đó, công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc đã nắm bắt
được điều này, nên đã quan tâm chú trọng tới việc thường xuyên đầu tư đổi mới
trang thiết bị. Không chỉ đầu tư về chiều rộng mà còn đầu tư cả về chiều sâu, nhằm
phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị, đổi mới theo hướng tiên tiến nhất. Tính
đến thời điểm hiện nay, công ty đã có được những máy móc tốt, có giá trị cao lên
tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Các thiết bị được nhập từ hầu hết các
nước có nền công nghiệp sản xuất máy công trình phát triển, nên đã phát huy tối đa
được công suất, đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật đề ra.
Nguyên vật liệu trong công tác xây dựng cơ bản là một trong những yếu tố
quan trọng, then chốt và không thể thiếu trong quá trình thi công. Mỗi công trình có
tính chất kĩ thuật khác nhau thì đòi hỏi những nguyên vật liệu khác nhau, hoặc
nguyên vật liệu cùng loại nhưng có tính năng khác nhau. Tuỳ thuộc vào vị trí, địa
điểm thực hiện công trình, công ty sẽ chọn các nhà cung ứng khác nhau nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng như nhau nhằm có được mức chi phí thấp nhất. Nguyên vật liệu
thường chiếm khoảng 60- 80% giá trị công trình, nó trực tiếp tạo nên thực thể công
trình. Trong việc tính giá thành và xác định cơ cấu giá thành, giá trị nguyên vật liệu
chiếm khảng 60% tổng giá trị, do đó có thể khẳng định nguyên vật liệu luôn giữ
một vị trí quan trọng nhất trong công tác thiết kế, đấu thầu và thi công công trình.
Bản thiết kế chỉ rõ nguyên vật liệu nào được sử dụng là phù hợp, đấu thầu dựa vào
nguyên vật liệu sử dụng để định giá thầu, còn công tác thi công công trình trực tiếp
sử dụng nguyên vật liệu làm đầu vào cho quá trình thi công. Tại công ty cổ phần

đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc, các loại vật liệu thi công mà công ty sử
dụng trong quá trình thi công công trình đều đảm bảo đúng với hồ sơ dự thầu đã
được chấp nhận, vật liệu đảm bảo có chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
14
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
Đối với hoạt động cung ứng và tồn kho nguyên vật liệu: trực tiếp do phòng kế
toán và phòng kỹ thuật của công ty đảm nhiệm và quản lý. Tại các đơn vị nhỏ là các
đội thi công sẽ do kế toán công trường và thủ kho kết hợp với kĩ thuật trưởng và chỉ
huy trưởng quản lý. Khi một đội thi công nào đó trong số 8 đội thi công có nhu cầu
về vật tư thi công, thì sẽ có một cán bộ tiến hành công việc tìm hiểu thị trường vật
tư nghiên cứu, đệ trình cho việc kí kết các hợp đồng mua vật tư (công việc này được
tiến hành trước khi kí hợp đồng nhận thầu, vật tư sẽ được giao trong quá trình thi
công). Theo sự thống nhất giữa công ty và nhà cung ứng vật tư, quá trình mua, nhập
hàng sẽ có việc kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào về số lượng, chất lượng.
Nhằm quản lý một cách khoa học các loại vật tư, thiết bị trong kho, tránh xảy ra sự
nhầm lẫn trong quá trình lưu kho, công ty đã đưa ra quy định tất cả các kho vật tư
tại tất cả các công trường thi công của công ty phải được sắp xếp khoa học và có hệ
thống, có kí hiệu tên, kí hiệu vật liệu, sắp xếp, bảo quản theo đúng quy định của nhà
sản xuất nhưng cũng đảm bảo cho thuận lợi trong cả việc nhập kho và xuất kho, khi
cần thiết có thể dễ dàng nhận biết định dang, nguồn gốc. Nhập kho và xuất kho phải
được thống kê liên tục, có hoá đơn rõ ràng, khi cần thiết phải xuất trình kịp thời để
tránh lãng phí, thất thoát.
Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư một bộ các thiết bị thí nghiệm, nhằm đánh giá
chất lượng thực hiện công trình sao cho đúng nhất, đảm bảo công trình không
những hoàn thành kịp tiến độ mà còn đảm bảo đạt chất lượng cao.
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
15
Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
Bảng 1.3: Bảng kê thiết bị máy móc phục vụ thi công công trình
STT Loại máy thi công Tính năng
Năm sản
xuất
Số lượng
Tình
trạng
Chất
lượng
I Thiết bị thi công giao thông
1 Xe ô tô Sam sung 15 (11,5 m
3
) 1998 15 80% Tốt
2 Xe ô tô Maz 9 m
3
2000 2 75% Tốt
3 Xe ô tô Vinazuki 5T 2006 4 95% Tốt
4 Xe ô tô vận chuyển bê
tông
5 m
3
2008 4 90% Tốt
5 Xe ô tô tưới nước Nhật 3,5T 2002 3 95% Tốt
6 Lu thép 6T Nhật 6T- 18T 2000 7 80% Tốt
7 Lu bánh lốp 15T 2000 3 80% Tốt
8 Lu rung Trung Quốc 15T 2003 4 80% Tốt
9 Lu rung HITACHI 15T 15T 2002 2 80% Tốt
10 Máy đào KOBEKO 0,75 m
3

2000 3 90% Tốt
11 Máy xúc HANOMAG 136 CV 2000 1 75% Tốt
12 Máy xúc WY 60C 136 CV 1999 1 95% Tốt
13 Máy san MITSUBISHI 130CV 2001 3 95% Tốt
14 Máy ủi DT 75 Liên Xô 75CV 2003 2 90% Tốt
15 Máy ủi T1 20A Trung
Quốc
130CV 2000 4 75% Tốt
16 Trạm trộn bê tông 30 m
3
/h 2009 1 90% Tốt
17 Trạm trộn bê tông nhựa 80T/h 2009 1 75% Tốt
18 Xe phun nhựa tự hành
Nhật
3000- 4000L 1999 4 75% Tốt
19 Phun nhựa cầm tay 500-1000L 1998 5 95% Tốt
20 Máy rải HHBT nhựa
Sam Sung
60T/h 2000 1 80% Tốt
21 Máy nén khí 75 m
3
/h 1998 2 90% Tốt
22 Chổi quay Nhật 1999 1 95% Tốt
23 Máy ép cọc loại EC
100T
Pmax=157T 1999 1 85% Tốt
24 Máy đóng cọc bê tông 1999 1 75% Tốt
25 Máy khoan cọc nhồi D1000 2007 1 90% Tốt
26 Máy trộn bê tông 9027
MAKISTAN

>270L 2000 3 80% Tốt
27 Cẩu tháp sức nâng 10T 10T 2001 2 75% Tốt
28 Vân thăng 0.5T- H
nâng 10m
0,5T 1998 3 75% Tốt
29 Máy khoan bê tông 1,2KW 1997 3 75% Tốt
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
16
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
30 Máy cắt bê tông 12CV 2001 2 90% Tốt
31 Máy phát điện 75KVA (MCD218) 2001 2 75% Tốt
32 Máy phát điện 135
KVA
75CV 2000 1 80% Tốt
33 Máy hàn điện 150CV 2002 3 75% Tốt
34 Máy hàn hơi 10,2CV 2001 2 95% Tốt
35 Máy bơm nước Nhật 2000L/h 2001 4 95% Tốt
36 Máy đầm bàn MISA
MTR
2,7KW 2000 4 90% Tốt
37 Máy đầm dùi
MIKASA GE5
2,8KW 2001 2 95% Tốt
38 Máy đầm dùi
MIKASA nổ
1,5KW 1999 4 90% Tốt
39 Xà lan 350T 2004 2 95% Tốt
40 Máy hút bùn 280m
3

/h 2001 2 80% Tốt
II Thiết bị thi công dân dụng
1 Giàn máy ép cọc tĩnh 120-140 tấn 2007 2 80% Tốt
2 Máy trộn bê tông 250 l 2007 8 80% Tốt
3 Máy trộn bê tông
Diezen
250 l 2007 4 80% Tốt
4 Máy trộn vữa 80-250 lít 2007 6 80% Tốt
5 Đầm dùi 1,2- 1,5KW 2008 12 80% Tốt
6 Đầm bàn 1,2- 1,4KW 2008 10 80% Tốt
7 Máy cắt, uốn sắt Dmax= 40mm 2008 3 80% Tốt
8 Máy phát điện Cumins 250KVA 2007 4 80% Tốt
9 Máy phát điện Honda 125KVA 2006 2 80% Tốt
10 Máy bơm nước Honda 36 m
3
/h 2007 3 80% Tốt
11 Máy hàn điện Tiến Đạt 220- 380V 2007 4 80% Tốt
12 Máy phun sơn 100KVA 2004 1 80% Tốt
13 Cẩu tự hành 2,5 tấn 2004 1 80% Tốt
14 Cẩu tháp 36m 2002 1 80% Tốt
15 Máy vận thăng lên cao 0,3 tấn 2006 2 80% Tốt
16 Máy vận thăng lồng 0,5 tấn 2005 2 80% Tốt
17 Máy xoa nền bê tông 1,2KW 2004 2 80% Tốt
18 Máy khoan cầm tay 450- 600W 2005 5 80% Tốt
19 Bàn ren máy Dmax=80mm 2004 4 80% Tốt
20 Máy bắn vít 600W 2005 5 80% Tốt
21 Máy cắt gạch 0,6- 0,8KW 2007 7 80% Tốt
22 Máy tời điện Q=300kg 2007 4 80% Tốt
23 Máy nén khí 9 m
3

/phút 2007 3 80% Tốt
24 Cây chống kim loại 2006 3500m 80% Tốt
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
17
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
25 Giáo Minh Khai 2007 4200m 80% Tốt
26 Giáo Pal 2006 100 bộ 80% Tốt
27 Máy bào và cưa vạn
năng
4-10 m
3
/h 2007 2 80% Tốt
28 Thiết bị tời quay
10T
2003-
2005
5 80% Tốt
29 Ván khuôn kim loại 2007 18.000 m
2
80% Tốt
(Nguồn: Phòng máy móc thiết bị)
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
18
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
Bảng 1.4: Bảng kê dụng cụ phục vụ thí nghiệm thi công công trình
STT Loại dụng cụ Tính năng
Nước sản
xuất

Số lượng
Hiện
trạng
1 Bộ sàng tiêu chuẩn 0,071-800mm Anh 1 Tốt
2 Cân kỹ thuật 20 kg Chính xác 1g Việt Nam 2 Tốt
3 Cân kỹ thuật 2610 g Chính xác 0,1g Anh 1 Tốt
4 Búa đục các loại Dụng cụ nhỏ Việt Nam 2 Tốt
5 Máy ép bê tông 150 T Trung Quốc 2 Tốt
6 Máy kéo thép 100T Trung Quốc 2 Tốt
7 Máy trộn bê tông 100 l Việt Nam 1 Tốt
8 Đầm rung tiêu chuẩn Nhật 2 Tốt
9 Máy ép MARSHALL Anh 1 Tốt
10 Ống đong các loại Việt Nam 2 Tốt
(Phòng máy móc thiết bị)
Đặc tính của các công trình xây dựng là thiên nhiều về phần thi công thực tế,
do đó nếu chỉ sử dụng sức người thì vừa tốc độ chậm, và chỉ có thể làm được những
công trình nhỏ, đơn giản. Do đó, sự hỗ trỡ đắc lực của máy móc thi công chính là
phương tiện giúp cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, hỗ trợ con người
trong việc hoàn thành những phần việc khó, phức tạp. Cùng với sự phát triển không
ngừng của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, ngày càng sản xuất, chế tạo được
những thiết bị, máy thi công có chất lượng cao, tiên tiến hiện đại. Việc đổi mới máy
móc thiết bị luôn được công ty quan tâm để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
mình trong việc thực hiện hoạt động đấu thầu.
1.1.3.4 Uy tín, kinh nghiệm của công ty
Một công ty sẽ đạt được thành công khi tạo nên uy tín với khách hàng. Uy tín
chính là một tài sản vô hình của công ty, không thể định giá uy tín như các tài sản
khác, tuy nhiên uy tín lại góp phần rất quan trọng trong quá trình tạo ra doanh thu
cho công ty. Uy tín gắn liền với thương hiệu trong quá việc tạo nên giá trị cho
doanh nghiệp. Uy tín được bù đắp cho thành công và nó cũng là bảo đảm, minh
chứng cho sự thành công của doanh nghiệp.

Trong tất cả các hoạt động, uy tín có vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt là
hoạt động đấu thầu, uy tín giúp công ty có được sự tín nhiệm của chủ đầu tư về
năng lực và khả năng thực hiện dự án, là nhân tố quan trọng khi đem ra so sánh, cân
nhắc giữa các nhà thầu với nhau. Đồng thời việc kí hợp đồng cũng dễ dàng hơn khi
nhà thầu có uy tín và thương hiệu trên thị trường. Không ít doanh nghiệp sau nhiều
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
19
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
lần thắng thầu nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng đã không đảm bảo được
thời gian cũng như chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của mình và do
đó khó khăn rất nhiều khi tham dự các lần đấu thầu tiếp theo.
Việc xây dựng uy tín với các chủ đầu tư trong lĩnh vực xây dựng là một quá
trình, bao gồm hai nội dung chính là chất lượng và tiến độ thi công công trình.
Về chất lượng công trình: cần tuân thủ đúng theo thiết kế ban đầu, quy trình
thi công đảm bảo đúng trình tự, nguyên vật liệu đảm bảo đúng theo chất lượng đã
cam kết trong hồ sơ dự thầu, đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, độ an toàn
các công trình xây dựng.
Về tiến độ thi công công trình: đảm bảo đúng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Không được chậm trễ vừa gây tốn kém chi phí quản lý, vừa ảnh hưởng đến kế
hoạch của chủ đầu tư, do công trình không được đưa vào sử dụng đúng theo kế
hoạch. Để làm được điều này cần nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án, đặc
biệt là công tác theo dõi, giám sát nhằm đáp ứng mục tiêu công trình được thực hiện
theo đúng kế hoạch thời gian.
Với 13 năm kinh nghiệm thi công các công trình xây dựng, công ty cổ phần
đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc đã thực hiện được nhiều công trình, dự án
lớn, trên địa bàn khắp cả nước và cả nước ngoài, tạo được uy tín và sự tin tưởng của
chủ đầu tư, đồng thời cũng xây dựng được cho mình một chỗ đứng tuy là chưa lớn
nhưng cũng khá vững chắc trên thị trường. Đây chính là một thuận lợi mà công ty
cần phải phát huy hơn nữa trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa khả năng thắng

thầu xây lắp thông qua việc củng cố uy tín và thương hiệu cho mình.
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
20
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
Bảng 1.5: Tổng kết kinh nghiệm nhận thầu của công ty
STT Tính chất công việc Thành tựu đạt được
1 Công trình dân dụng
Đã thi công được nhiều công trình đạt chất lượng cao,
được chủ đầu tư đánh giá tốt, ví dụ: xây dựng trường
THCS thị trấn Kim Tân (Thanh Hoá), xây dựng nhà
tạm giữ công an huyện Đông Anh (Hà Nội) Các công
trình đều đảm bảo chất lượng và tiến độ thời gian
2 Công trình cầu
Đây là thế mạnh của công ty với hàng loạt các gói
thầu xây dựng cầu, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
các gói thầu mà công ty đã thắng thầu và thực hiện.
Một số công trình cầu tiêu biểu: công trình cầu Bến
Kẹm (Lương Ngoại, Bá Thước, Thanh Hoá), công
trình cầu Kim Tân (Thạch Thành, Thanh Hoá)
3
Công trình giao
thông
Các công trình được đánh giá cao như đường vành đai
thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh; đường Cành Nàng,
Phú Lệ (Thanh Hoá)
4 Công trình thuỷ lợi
Các công trình thuỷ lợi tuy không thuộc lĩnh vực hoạt
động chính của công ty nhưng cũng được đánh giá rất
tốt mỗi khi công ty tham dự các gói thầu thuộc các

công trình thuỷ lợi như: đê hữu sông Bưởi (Thanh
Hoá), bờ kè thị trấn Kế Sách
(Nguồn: Hợp đồng tương tự, hồ sơ dự thầu, phòng kế hoạch)
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Với đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tất cả các
hoạt động kinh doanh của công ty đều thuộc nhóm xây dựng cơ bản, đã và đang góp
phần vào quá trình hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho đất nước. Các gói thầu công
ty tham gia đều thuộc thầu xây lắp, bao gồm các công trình giao thông, thủy lợi, xây
dựng, các công trình cầu Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các công trình cầu.
Giai đoạn 2008- 2012 chứng kiến sự khó khăn chung của nền kinh tế Việt
Nam trước cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Mỹ năm 2008. Tuy nhiên dưới
sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước, kinh tế nước ta vẫn đạt được những thành tựu
nhất định như: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế dương, là một trong những nước
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được có
giảm nhưng vẫn ở mức cao Tuy vậy, những vấn đề kinh tế vĩ mô đặt ra với kinh
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
21
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
tế Việt Nam như: lạm phát cao, bất động sản rớt giá, nợ xấu ngân hàng tăng đã
tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp
trong đó có các doanh nghiệp xây dựng. Trong bối cảnh ấy, hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc vẫn gặt hái được
những kết quả tương đối khả quan được thể hiện qua các chỉ tiêu sau.
Bảng 1.6 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008- 2012
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
1.Doanh thu 184.029 296.842 401.893 494.367 562.134
2.Doanh thu tăng thêm - 112.813 105.051 92.474 67.767
3.Lợi nhuận trước thuế 8.813 10.447 11.499 12.892 13.323

4.Thuế TNDN 2.468 2.549 2.975 3.223 3.331
5.Lợi nhuận sau thuế 6.345 7.898 8.624 9.669 9.992
6.Lợi nhuận sau thuế
tăng thêm
- 1.553 0.726 1.045 0.323
7.Tỷ suất lợi nhuận 3,45% 2,67% 2,14% 1,95% 1,78%
Nguồn: phòng kế toán tài vụ
Biểu đồ 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008- 2012
Đơn vị: triệu đồng
Trong giai đoạn 2008- 2012, doanh thu của công ty đều có những dấu hiệu
tăng trưởng khá tích cực, tuy nhiên mức tăng là không đều và biến động theo các
năm với tỉ lệ tăng khác nhau. Một thực trạng có thể nhận thấy ngay đó là mức độ
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
22

×