Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 125 trang )



i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN



ĐẶNG NGỌC HÀ



KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ MÔ XOÀI:
DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ, ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
VÀ VĂN HÓA




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học





Hà Nội – 2012



ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN



ĐẶNG NGỌC HÀ


KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ MÔ XOÀI:
DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ, ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
VÀ VĂN HÓA



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc



Hà Nội - 2012


iv


MỤC LỤC


trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
4. Nguồn tư liệu
4
5. Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận văn
5
6. Cấu trúc luận văn
5
Chương 1. XỨ MÔ XOÀI: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
7
1.1 Không gian xứ Mô Xoài
7
1.1.1 Định vị xứ Mô Xoài
7
1.1.2 Sự thay đổi tên gọi Mô Xoài và ý nghĩa địa danh Mô Xoài
11
1.1.2.1 Diễn biến thay đổi tên gọi Mô Xoài
11
1.1.2.2 Ý nghĩa địa danh Mô Xoài

12
1.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
15
1.2.1 Vị trí địa lý
15
1.2.2 Điều kiện tự nhiên
16
1.2.2.1 Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng
16
1.2.2.2 Mạng lưới sông ngòi
18
1.3 Quá trình hình thành xứ Mô Xoài
20
1.3.1 Mô Xoài trước thế kỷ XVII
20
1.3.2 Mô Xoài trong quá trình mở đất của các chúa Nguyễn ở thế kỷ
XVII
21
1.3.2.1 Hoạt động khai phá đất đai
21
1.3.2.2 Hoạt động quân sự bảo vệ quá trình khai phá
25
1.3.2.3 Vị trí của Mô Xoài trong quá trình khai phá Nam Bộ
28
1.3.3 Quá trình thiết lập đơn vị hành chính ở Mô Xoài từ cuối thế kỷ
XVII
đến thế kỷ XIX
30
1.3.3.1 Tổ chức hành chính ở Mô Xoài từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu
XIX

30
1.3.3.2 Tổ chức hành chính ở Mô Xoài nửa cuối thế kỷ XIX
35
1.4 Tiểu kết
37
Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ XỨ MÔ XOÀI
39
2.1 Nông nghiệp
39
2.1.1 Tình hình kinh tế nông nghiệp
39
2.1.2 Tình hình sở hữu ruộng đất
42
2.1.2.1 Quy mô sở hữu
42


v

2.1.2.2 Chủ sở hữu
45
2.1.3 Vấn đề mua bán ruộng đất
50
2.2 Hoạt động kinh tế khác
51
2.2.1 Nghề làm muối
51
2.2.2 Khai thác thủy-hải sản và lâm sản
54
2.2.3 Mạng lưới chợ

56
2.3 Hoạt động thu thuế
59
2.4 Tiểu kết
62
Chương 3. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA XỨ MÔ XOÀI
63
3.1 Dân cư
63
3.1.1 Dân số
63
3.1.2 Dòng họ
67
3.1.3 Tộc người
69
3.1.4 Sự di động dân cư
72
3.2 Tín ngưỡng, tôn giáo
74
3.2.1 Tín ngưỡng
74
3.2.2 Tôn giáo
77
3.3 Lễ hội
79
3.3.1 Đặc điểm lễ hội ở Mô Xoài
79
3.3.2 Lễ hội tiêu biểu: lễ Cầu an
83
3.4 Di tích

86
3.4.1 Thành, lũy
86
3.4.1.1 Thành, lũy Mô Xoài
86
3.4.1.2 Thành Bà Rịa
89
3.4.2 Di tích tôn giáo tín ngưỡng
92
3.4.2.1 Khái quát di tích tôn giáo tín ngưỡng
92
3.4.2.2 Một số di tích tiêu biểu
95
3.5 Tiểu kết
98
KẾT LUẬN
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
104
CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
113
PHỤ LỤC
114















vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH



trang
Sơ đồ 1.1 Không gian xứ Mô Xoài và trung tâm Mô Xoài
10
Bảng 1.1 Các loại đất ở Bà Rịa – Vũng Tàu
17
Bảng 1.2 Danh sách các làng thuộc huyện Phước An đầu thế kỷ XIX
31
Bảng 1.3 Các làng thuộc tổng An Phú Hạ, An Phú Thượng
huyện Phước An năm 1836

32
Bảng 1.4 Các làng thuộc tổng Phước Hưng Hạ, Phước Hưng Thượng
huyện Phước An năm 1836

33
Bản đồ 1.1 Plan Topographique de la Province de Baria cuối thế kỷ XIX
33

Bảng 2.1 Diện tích ruộng đất vùng Mô Xoài trước và sau đạc điền 1836
40
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ ruộng công và ruộng tư ở thôn Long Hương,
Phước Lễ đầu thế kỷ XIX

42
Biểu đồ 2.2 Quy mô sở hữu ruộng tư ở vùng trung tâm Mô Xoài năm 1836
43
Bảng 2.2 Phân bố quy mô sở hữu ruộng tư ở các thôn
trung tâm Mô Xoài năm 1836
44
Biểu đồ 2.3 Phân bố quy mô sở hữu vùng trung tâm Mô Xoài năm 1836
45
Bảng 2.3 Sở hữu theo dòng họ tại các thôn vùng Mô Xoài
trước và sau đạc điền 1836

46
Biểu đồ 2.4 Quy mô sở hữu theo dòng họ ở Mô Xoài năm 1836
47
Bảng 2.4 Sở hữu của chủ nữ ở các thôn trung tâm Mô Xoài
đầu thế kỷ XIX

48
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ sở hữu ruộng đất của chủ nữ ở vùng Mô Xoài năm 1836
49
Bảng 2.5 Tình hình mua bán ruộng đất ở Mô Xoài đầu thế kỷ XIX
50
Bảng 2.6 Diện tích, số mảnh và diện tích trung bình ruộng muối
ở Mô Xoài năm 1837


51
Biểu đồ 2.6 Quy mô sở hữu ruộng muối ở thôn Phước Lễ năm 1837
53
Biểu đồ 2.7 Quy mô sở hữu theo dòng họ về ruộng muối ở Phước Lễ năm
1837
53
Bảng 2.7 Mạng lưới chợ ở xứ Mô Xoài – Bà Rịa năm 1890
56
Bản đồ 2.1 Một số chợ lớn ở vùng Mô Xoài thế kỷ XIX
56
Bảng 2.8 Tên chợ ở xứ Mô Xoài thế kỷ XIX và vị trí hiện nay
58
Bảng 2.9 Tiền thuế ở 20 sở thuế tại Nam Kỳ (1827 - 1829)
60
Bảng 2.10 Tiền thuế tại một số sở thuế ở Nam Kỳ (1844 – 1847)
60
Bảng 3.1 Dân số tổng An Phú Hạ năm 1901
64
Bảng 3.2 Dân số tỉnh Bà Rịa năm 1936
65
Bảng 3.3 Tình hình dân số thị xã Bà Rịa (2000 – 2010)
66
Biểu đồ 3.1 Dân số trong các xã phường của thị xã Bà Rịa (2008-2010)
66
Bảng 3.4 Dòng họ trong địa bạ tại các thôn vùng Mô Xoài



vii


trước 1836 và 1836
68
Biểu đồ 3.2 Số dòng họ và số người trong dòng họ ở trung tâm Mô Xoài
năm 1836
69
Bảng 3.5 Thành phần dân số tỉnh Bà Rịa năm 1901
71
Biểu đồ 3.3 Các tộc người ở thị xã Bà Rịa năm 2009
71
Bảng 3.6 Chủ sở hữu phụ canh ở các thôn vùng Mô Xoài đầu thế kỷ XIX
72
Bảng 3.7 Nguồn gốc các chủ phụ canh ở vùng Mô Xoài đầu thế kỷ XIX
73
Biểu đồ 3.4 Tình hình tôn giáo ở thị xã Bà Rịa năm 2010
79
Bảng 2.8 Lịch trình lễ hội Cầu an (Kỳ yên) đình Long Hương
năm Kỷ Sửu (2009)

84
Ảnh 3.1 Dấu tích hiện nay của lũy Phước Trung
87
Sơ đồ 3.1 Lũy Mô Xoài (Phước Tứ) trên bản đồ Wikimapia
vùng Bà Rịa – Vũng Tàu

88
Ảnh 3.2 Fort de Baria en 1875
90
Sơ đồ 3.2 Thành Bà Rịa
90
Sơ đồ 3.3 Thành Bà Rịa trên không ảnh thành phố Bà Rịa

91
Ảnh 3.3 Di tích Khám đường Bà Rịa
91
























viii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Nxb
Nhà xuất bản
TTLTQG I
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
KH
Kí hiệu
Tp.
Thành phố
VNH&KHPT
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
KHXH
Khoa học xã hội
ĐHQG
Đại học Quốc gia
KHXH&NV
Khoa học xã hội và Nhân văn
TGLV
Tác giả luận văn
T.
Tổng




















1

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Công cuộc nam tiến của người Việt vào Nam Bộ bắt đầu từ thế kỷ XVII là
quá trình lâu dài và trải qua nhiều gian khó. Để tiến sâu vào vùng đất Nam Bộ chắc
chắn phải có những tiền đồn. Những tiền đồn ấy chính là vùng đất được đặt chân
đầu tiên để rồi tiến về phương Nam. Trong Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Gia
Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức sau này là các cuốn sách sử của Quốc sử
quán triều Nguyễn đều nhắc đến xứ Mô Xoài là vùng đất đầu tiên người Việt đến tụ
cư rồi sau này đi tiếp về Đồng Nai và theo các nhánh sông xuống đồng bằng sông
Cửu Long.
Xứ Mô Xoài là vùng đất có vị thế địa-chính trị đặc biệt. Vào thế kỷ XVII đây
là vùng đất hoang vu nằm giữa Chân Lạp và Champa. Mô Xoài có dải đồng bằng
thuận lợi cho nông nghiệp, cộng với vùng ven biển giàu có thuận lợi cho khai thác
nhiều sản vật. Đó là cửa ngõ của Nam Bộ, có hệ thống giao thông đường thủy,
đường bộ thuận lợi để tiến vào trung tâm Nam Bộ. Với vị thế ấy, Mô Xoài là nơi

đầu tiên được người Việt khai mở rồi chúa Nguyễn thiết lập thành tiền đồn để làm
bàn đạp cho quá trình khai phá Nam Bộ và xác lập chủ quyền Đàng Trong.
Xứ Mô Xoài ngày nay là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mà vùng lõi là thành phố Bà
Rịa. Luận văn tìm hiểu về tiến trình phát triển liên tục của vùng đất Mô Xoài từ thế
kỷ XVII với ý nghĩa là một không gian văn hóa, đặc biệt nhấn mạnh vào quá trình
khai phá đất đai, xác lập chủ quyền của người Việt cùng với hoạt động kinh tế, đời
sống xã hội và văn hóa nhằm làm rõ đặc tính của miền đất địa đầu trong kỳ công
mở cõi. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn: “Không gian văn hóa
xứ Mô Xoài – Diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình tụ cư, khai phá và phát triển
kinh tế của cư dân Nam Bộ. Có thể kể đến một số công trình của người nước ngoài
như: Li Tana (Australia), Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ
XVII và XVIII (1999); Li Tana, Paul A. Vanduke (Australia), Southeast Asia`s
Water Frontier in the 18th Century: New Data and New Lights (2004). Và nhiều
công trình nghiên cứu khác của Trần Kinh Hòa (Hong Kong, 1958) về họ Mạc ở Hà
Tiên; Luận án Tiến sĩ của Tsai Maw Kuey (Pháp, 1968) về người Hoa trên đất Nam
Bộ Bên cạnh đó có nhiều tài liệu hồi ký, nhật trình du hành của người phương Tây
đến Nam Bộ như Frernand Mendez Pinto (Bồ Đào Nha), Les voyages aventureux de
Frernand Mendez Pinto (1629) ; John White (Anh), Voyage to Cochinchina (1823);
C. Borri (Ý), Xứ Đàng Trong năm 1621 Những công trình trên nghiên cứu một
phần hoặc toàn diện quá trình khai phá Nam Bộ, Mô Xoài cũng được nhắc đến
trong một số nghiên cứu này. Những công trình này cung cấp nhiều tư liệu và nhận
định về quá trình tụ cư, đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần ở Nam Bộ nói chung và


2

ở xứ Mô Xoài nói riêng. Tuy nhiên, chưa có học giả quốc tế nào khảo cứu chuyên
sâu về vùng đất Mô Xoài.

Trước năm 1975, ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu, khảo cứu về
lịch sử tụ cư của người Việt trên đất Đồng Nai – Gia Định. Trong đó cũng có một
số công trình nghiên cứu riêng về vùng đất Biên Hòa, Bà Rịa và có nhiều công trình
khi nghiên cứu quá trình nam tiến đã đề cập đến Mô Xoài. Có thế kể đến các công
trình như: Monographic de la province de Ba Ria et de la Ville du Cap Saint
(1902); Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong (1967); Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử
nội chiến Việt Nam (1970); Phù Lang Trương Bá Phát, Lịch sử cuộc Nam tiến của
dân tộc Việt Nam (1970); Lê Hương, Sử Cao Miên (1970); Lương Văn Lựu, Biên
Hòa sử lược toàn biên (1971)
Từ sau năm 1975, quá trình nghiên cứu vùng đất Nam Bộ được đẩy mạnh.
Trong xu thế đó, việc nghiên cứu về quá trình nam tiến của người Việt trên từng
chặng tiến xuống Nam Bộ đã thu được nhiều thành tựu. Tuy chưa có một công trình
chuyên khảo riêng nào về xứ Mô Xoài trong quá trình tụ cư của người Việt và quá
trình kinh tế, văn hóa nhưng một số công trình nghiên cứu tổng hợp đã phần nào
phác họa được địa điểm Mô Xoài trong diễn trình lịch sử của cuộc nam tiến. Có thể
kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Nguyễn Đình Đầu, Chế độ công
điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh (1992); Nhiều tác
giả, Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ (1982); Nhiều tác giả, Di dân của người
Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX (1994); Lâm Hiếu Trung (cb), Biên Hòa –
Đồng Nai, 300 năm hình thành và phát triển (1998); Sở Văn hóa Thông tin tỉnh
Bình Dương, Thủ Dầu Một – Bình Dương, 300 năm hình thành và phát triển
(1998); Nhiều tác giả, Nam Bộ xưa và nay (1998); Huỳnh Lứa, Góp phần tìm hiểu
vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX (2000). Năm 2007, GS. Phan Huy Lê
chủ nhiệm đề án khoa học cấp nhà nước về Quá trình hình thành và phát triển vùng
đất Nam Bộ. Trong đề án có đề tài Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền Việt
Nam trên vùng đất Nam Bộ do GS. Nguyễn Quang Ngọc chủ trì đã có nhiều đột phá
khi nghiên cứu vùng địa đầu của công cuộc khai phá Nam Bộ là Mô Xoài. Đề án đã
in được một số cuốn sách tham khảo rất quan trọng về lịch sử Nam Bộ đó là: Lịch
sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ
đến cuối thế kỷ XIX, Một số vấn đề về lịch sử vùng đất Nam Bộ thời cận đại. Đến

năm 2011, đề án trên hoàn thành đã đem lại nhiều nhận thức khoa học mới về quá
trình khai phá Nam Bộ, trong đó có Mô Xoài.
Bên cạnh đó, đã có một số nghiên cứu riêng về Mô Xoài, chuyên khảo tổng
hợp về tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Có thể kể đến: Trần Trung Chính, Bà Rịa Vũng Tàu
(1994); Nguyễn Thị Tuyết (cb), Bà Rịa Vũng Tàu đất và người (1999); Thạch
Phương, Nguyễn Trọng Minh (cb), Địa chí Bà Rịa Vũng Tàu (2005); Nguyễn Đình
Thống, Xứ Mô Xoài – vùng đất đầu tiên người Việt khai phá ở Nam Bộ (2009)…
Đến năm 2012, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội thảo khoa học Từ xứ Mô Xoài
xưa đến Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay.


3

Tất cả những nghiên cứu trên có giá trị quan trọng khi tìm hiểu về vùng đất
Mô Xoài, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tổng hợp về diễn trình lịch sử,
xã hội và đời sống văn hóa vùng đất này. Ngay cả cuốn sách có tính tổng hợp cao
như Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu mặc dù nghiên cứu tổng thể theo lối địa chí những
chưa nghiên cứu, tập hợp đầy đủ tư liệu về vùng Mô Xoài, chưa chỉ rõ trung tâm
Mô Xoài ở đâu, vùng đất Mô Xoài tồn tại như thế nào trong không gian Bà Rịa –
Vũng Tàu, diễn trình phát triển của Mô Xoài ra sao. Hội thảo khoa học Từ xứ Mô
Xoài xưa đến Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay có nhiều đóng góp trong việc nhận thức
về vùng đất Mô Xoài nhưng chưa có cái nhìn tổng thể về tiến trình phát triển của
vùng đất này trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX, cũng như nhiều vấn đề quan trọng
khác về vùng Mô Xoài chưa được giải quyết thấu đáo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là quá trình hình thành của xứ Mô Xoài từ thế kỷ
XVII, hoạt động kinh tế cùng đời sống xã hội và văn hóa. Luận văn đi tìm hiểu diễn
trình lịch sử của Mô Xoài là những vấn đề lịch sử diễn ra trong đời sống của cư dân
vùng này. Đối tượng là những vấn đề liên quan đến tụ cư để khai phá đất đai, phát
triển sản xuất; tổ chức không gian hành chính trong không gian có tên gọi dân gian

là Mô Xoài; những hoạt động kinh tế nông nghiệp, các ngành nghề làm muối, khai
thác thủy-hải sản, lâm sản, mạng lưới chợ…. Đối với đời sống xã hội và văn hóa,
luận văn chỉ đi tìm hiểu tình hình xã hội và văn hóa truyền thống có ảnh hưởng đến
hiện tại với những nét cơ bản nhất về dân cư, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, một số di
tích tiêu biểu chứ không tìm hiểu toàn bộ các vấn đề liên quan đến xã hội, văn hóa
từ xưa đến ngày nay ở xứ Mô Xoài và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Phạm vi không gian của luận văn là xứ Mô Xoài với trung tâm là thành phố
Bà Rịa hiện nay. Đối tượng chủ yếu sẽ là phạm vi không gian của thành phố Bà Rịa,
nhưng các mối liên hệ lịch sử, xã hội và văn hóa đều diễn ra không chỉ bó hẹp trong
một phạm vi trung tâm xứ Mô Xoài, do đó nghiên cứu này vẫn phải liên hệ với cả
vùng Mô Xoài rộng lớn thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Giới hạn thời gian của diễn trình lịch sử vùng Mô Xoài chủ yếu từ thế kỷ
XVII đến thế kỷ XIX. Đến thế kỷ XIX, tên gọi Mô Xoài không còn nữa, người ta
thường gọi với cái tên là Bà Rịa. Do đó, giới hạn thời gian của phần lịch sử sẽ từ thế
kỷ XVII đến XIX. Đối với vấn đề đời sống xã hội và văn hóa, mục tiêu chỉ nhằm
phác họa có tính chất tổng hợp về đời sống xã hội và văn hóa truyền thống không đi
vào chi tiết từng dạng thức, đồng thời phần này có giới hạn thời gian từ quá khứ đến
một số vấn đề xã hội và văn hóa truyền thống đang có ảnh hưởng đến đời sống hiện
tại.
4. Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau nhằm phục dựng được chân
dung của bức tranh lịch sử, văn hóa và xã hội của ở Mô Xoài.
Nguồn tư liệu thứ nhất là các sử liệu ở thế kỷ XVIII, XIX đề cập đến Mô
Xoài, các nguồn tư liệu này được luận văn khai thác triệt để. Đó là tác phẩm Phủ


4

biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức.
Nguồn sử liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn hết sức phong phú, đa dạng, luận văn

đã tận dụng triệt để các bộ sách chính sử này như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất
thống chí, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm Định tiễu bình Nam Kỳ
nghịch phỉ phương lược chính biên, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí…. Trong quá
trình triển khai luận văn, chúng tôi không chỉ sử dụng tài liệu dịch mà khi cần đã sử
dụng cả nguyên bản chữ Hán nhằm đối chiếu, so sánh với văn bản đã được dịch.
Nguồn tư liệu thứ hai là địa bạ, đây là nguồn tư liệu rất quan trọng để tìm
hiểu tình hình kinh tế, xã hội. Địa bạ ở Nam Bộ xuất hiện năm 1836 dưới thời Minh
Mệnh. Việc khai thác địa bạ trong nghiên cứu các vấn đề lịch sử ở Nam Bộ chưa
nhiều. Nguyễn Đình Đầu đã có công tập hợp tư liệu địa bạ của 6 tỉnh Nam Kỳ
nhưng đó chỉ là những số liệu chung ở tờ đầu tiên của địa bạ không phải là số liệu
chi tiết nên khi khai thác tập hợp địa bạ này có nhiều bất cập. Xứ Mô Xoài trong
thời kỳ thiết lập địa bạ 1836 thuộc đơn vị hành chính là huyện Phước An, tỉnh Biên
Hòa, trung tâm nằm ở các làng thuộc tổng An Phú Hạ.
Nguồn tư liệu thứ ba là một số tài liệu bằng tiếng Pháp của các học giả người
Pháp và người Việt. Những tài liệu này được viết ở cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX. Tài liệu này bổ sung cho sự thiếu hụt tư liệu từ chính sử nhà Nguyễn.
Nguồn tư liệu thứ tư là bản đồ. Chúng tôi khai thác triệt để nguồn tài liệu bản
đồ Nam Kỳ, Bà Rịa được vẽ ở thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XIX hiện lưu trữ trong các
trung tâm lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Nguồn tư liệu này khá phong phú với phương
pháp vẽ chính xác là tài liệu tốt để xác định vị trí địa danh và nhiều vấn đề khác để
tìm hiểu về vùng Mô Xoài.
Nguồn tài liệu thứ năm là các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.
Các công trình này một mặt cung cấp những nhận xét, cách đánh giá về vấn đề Mô
Xoài. Mặt khác cũng chỉ dẫn nhiều nguồn tài liệu quan trọng về Mô Xoài.
Nguồn tài liệu thứ sáu là tài liệu điền dã. Tác giả luận văn đã có thời gian 2
tháng đến vùng Mô Xoài vào tháng 12/2009 và tháng 6/2012 để sưu tầm tài liệu,
trải nghiệm địa bàn. Nguồn tư liệu này rất quan trọng, không chỉ giúp tác giả luận
văn nhận diện địa bàn còn bổ sung nhiều tư liệu chưa từng được đề cập cũng như
cung cấp nhiều điều lý thú mà xem bản đồ hay đọc tư liệu viết rất khó nhận ra.
5. Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận văn

- Phương pháp liên ngành: Đề tài sử dụng phương pháp liên ngành để khai thác
tất cả các nguồn tư liệu liên quan, đồng thời tiến hành phân tích, kết hợp các dữ kiện để
làm nổi bật và nghiên cứu toàn diện về khu vực Mô Xoài. Mô Xoài là một khu vực, do
đó tự thân nó phải yêu cầu phương pháp liên ngành để kết hợp nhiều tri thức khoa học
nhằm nhận thức rõ nét và tổng thể. Sử dụng phương pháp liên ngành đảm bảo tính hệ
thống, logic, làm nổi bật đối tượng, liên hệ được nhiều tri thức phục vụ cho nghiên cứu
đối tượng.


5

- Phương pháp nghiên cứu sử học: Do nhận thức về xứ Mô Xoài trong diễn
trình lịch sử, văn hóa và xã hội nên phương pháp sử học được sử dụng để nhận thức đối
tượng trong quá khứ.
- Phương pháp điền dã: Phương pháp điền dã hết sức quan trọng để bổ khuyết
những vấn đề chưa được miêu tả tường tận trong sử liệu. Đồng thời, phương pháp này
nhằm tiến hành quan sát thực tế về một đối tượng và qua đó có cơ sở để sử dụng hệ
thống các phương tiện nghiên cứu liên ngành.
Mục đích của luận văn nhằm phục dựng lại diện mạo vùng đất Mô Xoài
trong lịch sử với các vấn đề về quá trình hình thành, hoạt động kinh tế, văn hóa và
xã hội. Đồng thời làm rõ vị trí, vai trò của xứ Mô Xoài trong diễn trình lịch sử - văn
hóa Nam Bộ.
Luận văn là một nghiên cứu khu vực học. Đây cũng là một nghiên cứu
trường hợp về diện mạo lịch sử, kinh tế, văn hóa và xã hội của một vùng đất trong
quá trình khai phá, xác lập chủ quyền Việt Nam ở Nam Bộ.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1. Xứ Mô Xoài: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và quá trình
hình thành. Luận văn đã định vị không gian của xứ Mô Xoài và xác định trung tâm

của xứ Mô Xoài là thành phố Bà Rịa. Các đặc trưng về vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên có vai trò quan trọng trong diễn biến lịch sử, văn hóa của vùng đất này. Đồng
thời phục dựng quá trình hình thành của xứ Mô Xoài trong diễn trình lịch sử, đó là
hình ảnh của Mô Xoài trước thế kỷ XVII, quá trình khai phá hình thành xứ Mô Xoài
cùng với việc thiết lập các đơn vị hành chính và diễn biến thay đổi hành chính vùng
Mô Xoài từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Chương 2. Đời sống kinh tế xứ Mô Xoài. Nội dung trong chương này tìm
hiểu hoạt động kinh tế truyền thống ở xứ Mô Xoài từ thời kỳ mở đất ở thế kỷ XVII
đến thế kỷ XIX. Các nội dung về kinh tế được làm rõ gồm hoạt động nông nghiệp,
làm muối, khai thác thủy-hải sản và lâm sản, mạng lưới chợ và việc thu thuế của
nhà Nguyễn. Đây cũng là một phần của diễn trình lịch sử, đó là lịch sử của đời sống
kinh tế ở xứ Mô Xoài.
Chương 3. Đời sống xã hội và văn hóa xứ Mô Xoài. Chương này tìm hiểu
đời sống xã hội và văn hóa truyền thống của cư dân Mô Xoài. Đó là những vấn đề
về dân cư, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội và các di tích tiêu biểu. Nội dung của chương
không tìm hiểu chi tiết đời sống xã hội, văn hóa hiện đại mà chỉ phác họa những
yếu tố thuộc về truyền thống hay cổ truyền nhưng có tác động đến hiện tại, một số
mục có liên hệ với hiện tại để làm rõ một số biến đổi của xã hội và văn hóa.






6

Chương 1

XỨ MÔ XOÀI: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH



1.1 Không gian xứ Mô Xoài
1.1.1 Định vị xứ Mô Xoài
Mô Xoài là địa danh đã tồn tại lâu dài trong lịch sử khai phá Nam Bộ của
người Việt. Trải qua 400 năm với nhiều biến cố lịch sử, ngày nay địa danh này
không còn được sử dụng. Xác định vị trí của Mô Xoài có ý nghĩa quan trọng khi tìm
hiểu quá trình khai phá, xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn trên vùng đất Nam
Bộ. Với việc kết hợp nhiều nguồn tư liệu đã có thể xác định xứ Mô Xoài xưa là
vùng đất rộng lớn tương đương với khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó trung
tâm nằm ở thành phố Bà Rịa.
Địa danh “Mô Xoài” xuất hiện sớm nhất trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý
Đôn vào giữa thế kỷ XVIII. Năm 1756, đứng trên đỉnh cao của kỳ công mở cõi vị
tướng Nguyễn Cư Trinh đã nói với chúa Nguyễn Phúc Khoát: “Đời trước lập Gia
Định, tất trước mở xứ Mô Xoài
1
, rồi mở xứ Đồng Nai, để cho quân dân hoàn tụ, rồi
mở xứ Sài Gòn, thế là lấy ít đánh nhiều, lần dần như tằm ăn” [44, tr. 159]. Nhưng,
sự kiện sớm nhất nhắc đến tên Mô Xoài diễn ra vào năm 1658. Theo Gia Định
thành thông chí, vua Chân Lạp xâm phạm biên giới Đàng Trong, chúa Nguyễn sai:
“3 ngàn quân đi trong 2 tuần đến thành Mô Xoài của nước Cao Miên, phá thành và
bắt vua Nặc Ong Chăn giải về Quảng Bình” [48, tr. 109]. Đại Nam thực lục cũng
nhắc đến sự kiện này nhưng không chép là Mô Xoài mà thay bằng tên địa danh
được sử dụng từ cuối thế kỷ XVIII là Hưng Phúc, theo đó quân chúa Nguyễn: “đem
3000 quân đến thành Hưng Phúc (bấy giờ gọi là Mô Xoài
2
, nay thuộc huyện Phúc
Chính, tỉnh Biên Hòa [chú thích của Quốc sử quán triều Nguyễn
3
]) đánh phá được,

bắt Nặc Ông Chân” [99, tr. 72].
Vào thế kỷ XVII, địa danh Mô Xoài tồn tại phổ biến, là vùng đất địa đầu
phía bắc của Nam Bộ, Trịnh Hoài Đức cho biết rất rõ: “Lúc ấy địa đầu của Gia Định
là Mô Xoài và Đồng Nai (nay là trấn Biên Hòa [chú thích của Trịnh Hoài Đức]) tại
hai xứ ấy đã có dân của nước ta đến cùng với dân Cao Miên khai khẩn ruộng đất”
[48, tr. 109].
Như vậy, vùng đất Mô Xoài nằm ở phía bắc của Nam Bộ ngày nay. Vị trí
của nó nằm cạnh vùng Đồng Nai, và vùng Sài Gòn. Lời nói của Nguyễn Cư Trinh


1
Bản dịch Phủ biên tạp lục của Viện Sử học, Hà Nội [44] dịch là “Mỗi Xoài”, dịch như vậy chưa chính xác.
2
Bản dịch Đại Nam thực lục, tập 1 của Viện sử học, Hà Nội [99] dịch là “Mỗi Xuy”, dịch như vậy chưa
chính xác.
3
“nay”: có nghĩa là thời gian Quốc sử Quán triều Nguyễn viết Đại Nam thực lục tiền biên vào giữa thế kỷ
XIX, tuy nhiên chú thích này chưa chính xác, Mô Xoài nằm ở huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa chứ không
phải huyện Phúc (Phước) Chính.


7

cho biết xứ Mô Xoài là vùng đất được khai mở đầu tiên sau đó đến Đồng Nai và Sài
Gòn. Trong quan niệm dân gian ở thế kỷ XVII - XIX, Đồng Nai một mặt để chỉ
chung toàn bộ vùng Nam Bộ, mặt khác chỉ tên của trấn Biên Hòa rồi tỉnh Biên Hòa;
còn Sài Gòn nhằm chỉ vùng đất Phiên An, sau là tỉnh Gia Định: “theo cư dân ở đây
thường nói thì chỉ gọi đất Biên Hòa là Đồng Nai, Bà Rịa; đất Phiên An là Bến
Nghé, Sài Gòn” [48, tr. 39]. Hơn nữa, những người Việt khi xuống Nam Bộ khai
phá đất đai họ phải đi bằng thuyền để vượt qua lãnh thổ Champa, khi xuống Nam

Bộ địa điểm họ sinh sống đầu tiên phải đảm bảo tiêu chí là vùng đồng bằng để
thuận lợi cho khai phá ruộng đất trồng lúa. Dựa vào quan niệm dân gian về cách gọi
tên vùng đất này mà Trịnh Hoài Đức cho biết, cùng hai tiêu chí định cư là giáp biển,
có đồng bằng thì có thể đoán định khái quát Mô Xoài là vùng đồng bằng giáp biển
nằm ở phía bắc tỉnh Gia Định và nằm ngang với Biên Hòa – Đồng Nai.
Kết hợp nhiều nguồn tư liệu có thể xác định được vị trí chính xác của xứ Mô
Xoài xưa. Hoàng Việt nhất thống dư địa chí được viết vào thập niên đầu thế kỷ XIX
khi nói đến trạm Mô Xoài ở trấn Biên Hòa đã cho biết một chi tiết rất quan trọng:
“Cầu sông Mô Xoài, cầu dài 22 tầm, tục gọi là cầu Mô Xoài, lệ bắt dân hai thôn
phường Long Hương và Phước Lễ làm cầu” [42, tr. 85]. Gia Định thành thông chí
có viết về sông Hương Phước ở trấn Biên Hòa đầu thế kỷ XIX cũng cho biết: “tức
là sông Mô Xoài, là nơi 2 thôn Long Hương và Phước Lễ cùng đài thọ lính trạm”
[48, tr. 37]. Xác định được thôn Long Hương, Phước Lễ cũng có nghĩa xác định
được vị trí của vùng Mô Xoài.
Cũng trong tác phẩm Gia Định thành thông chí, ở phần “Cương vực chí” của
trấn Biên Hòa, Trịnh Hoài Đức cho biết Long Hương và Phước Lễ là tên hai thôn
thuộc tổng An Phú huyện Phước An [48, tr. 140]. Vào những năm 30 của thế kỷ
XIX, tổng An Phú được chia thành An Phú Thượng và An Phú Hạ, trong đó Long
Hương và Phước Lễ thuộc tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, phủ Phước Long
[1;2;3;4;5].
Tư liệu địa bạ triều Nguyễn thiết lập vào giữa những năm 30 của thế kỷ XIX
đã khẳng định rõ ràng trung tâm Mô Xoài là các làng Long Hương, Phước Lễ, Long
Kiên, Long Xuyên. Trong các thôn của tổng An Phú Hạ chỉ có 4 thôn này được ghi
chép là đất đai thuộc xứ Mô Xoài. Trong địa bạ có nhắc đến các xứ đất, đó là tên
gọi dân gian về một khu vực nhất định, phản ánh lịch sử lâu dài của một địa phận,
khu vực.
Địa bạ thôn Long Hương, Phước Lễ cho biết thôn chỉ có một xứ là Mô Xoài
[1, tờ 3b; 4, tờ 1b]. Địa bạ thôn Long Kiên cho biết thôn này có 3 xứ là Mô Xoài,
Bưng Kỳ, Thị Định [2, tờ 1b]. Địa bạ thôn Long Xuyên cho biết thôn có 2 xứ là Mô
Xoài và Khách xứ [3, tờ 1b].

Gắn liền với vùng đất Mô Xoài còn có đạo Mô Xoài hay đạo Hưng Phúc, ở
các đạo này có thủ Mô Xoài (thủ Hưng Phúc) để đảm nhận các vấn đề an ninh. Việc
xác định vị trí của thủ này sẽ góp phần xác định không gian xứ Mô Xoài. Thủ Hưng
Phúc đã được đổi tên thành thủ Long An năm 1824 nhưng đến năm 1833 vẫn còn


8

kho của đạo Hưng Phúc. Bằng chứng là khi đánh dẹp quân khởi nghĩa Lê Văn Khôi,
Minh Mệnh lệnh cho các quan ở Biên Hòa: “Lại sức khám xét số thóc hiện chứa ở
kho đạo Hưng Phúc cạnh trạm Biên Long” [88, tr. 34]. Trạm Biên Long nằm ở thôn
Long Hương huyện Phước An [98, tr. 78]. Chính địa bạ của thôn Long Hương đã
xác nhận kho đạo Hưng Phúc nằm trong thôn này: “đất thổ phụ (đất gò) có 3
khoảnh, trong đó một khoảnh là kho đạo Hưng Phúc, một sở có dân cư” [1, tờ 3a].
Năm 1837, phủ Phước Tuy thành lập bao gồm huyện Phước An [98, tr. 44].
Nhìn trên Phước Tuy phủ đồ [86, tr. 190] năm 1838 huyện Phước An tương đương
với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay. Bản đồ Plan topographique de
L`arrondissement de Baria vẽ vào năm 1881 cho biết tổng An Phú Hạ thuộc huyện
Phước An nằm ở phía tây của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [139]. Bốn thôn trung tâm
của xứ Mô Xoài xưa gần tương đương với thành phố Bà Rịa hiện nay.
Tên của ngọn núi, dòng sông ở xứ Mô Xoài hoàn toàn khớp với các địa danh
thuộc thành phố Bà Rịa ngày nay. Cuối thế kỷ XIX, một đoạn sông từ trung tâm
làng Phước Lễ lúc đó là thủ phủ tỉnh Bà Rịa trở ngược lên phía bắc được ghi trong
bản đồ Plan topographique de L`arrondissement de Baria là: “Rach Mo Koai”, tức
là sông Mô Xoài, còn từ trung tâm Phước Lễ trở ra biển được ghi là sông Dinh
[139]. Sông Dinh chảy qua thành phố Bà Rịa trước kia tên là Mô Xoài, Hoàng Việt
nhất thống dư địa chí cho biết sông Mô Xoài còn gọi là Vàm Dinh [42, tr. 311]. Núi
Trấn Biên từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX được gọi theo tên dân gian là núi Mô
Xoài [48, tr. 36; 98, tr. 54]. Đến cuối thế kỷ XIX núi này thường được gọi là núi
Dinh: “Núi Dinh: tên núi lớn ở phủ Phước Tuy, tục kêu là núi Mô Xoài” [35, tr.

236]. Ngày nay, ngọn núi lớn ở thành phố Bà Rịa thuộc các phường Kim Dinh,
Long Hương, Phước Hưng vẫn mang tên núi Dinh.
Tại thành phố Bà Rịa ngày nay tên của các làng cổ Long Hương, Phước Lễ,
Long Kiên, Long Xuyên không còn giữ được như như trước, duy chỉ còn tên làng
cổ Long Hương nay được đổi thành phường Long Hương và phường Kim Dinh.
Dựa trên bản đồ địa hình, hành chính có thể thấy thôn Phước Lễ bị chia cắt thành
nhiều phường là: Phước Hiệp, Phước Hưng, Long Tâm, Phước Nguyên, Phước
Trung, Long Toàn, trong đó trung tâm của thôn trước kia nay là phường Phước
Hiệp. Thôn Long Kiên hiện nay là một phần của phường Phước Hưng, Long Tâm,
xã Hòa Long. Thôn Long Xuyên hiện nay tương đương với xã Tân Hưng, xã Hòa
Long, một phần xã Long Phước [144; 153; 25].
Mặc dù trung tâm của xứ Mô Xoài nằm ở một số làng thuộc tổng An Phú Hạ
nhưng phạm vi của xứ Mô Xoài rộng lớn hơn nhiều gồm các làng thuộc tổng An
Phú Hạ, An Phú Thượng, Phước Hưng Hạ, Phước Hưng Thượng của huyện Phước
An thế kỷ XIX. Huyện Phước An ngày nay tương đương với tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. Các làng bao quanh trung tâm Mô Xoài về phía bắc gồm có Đại Thuận, Long
Hiệp, Long Lập thuộc tổng An Phú Hạ; phía đông gồm các làng An Nhất, An Ngãi,
Hắc Lăng, Long Điền, Long Nhung, Long Thạnh, Phước Tỉnh, trong đó Long Điền
nằm cạnh làng Phước Lễ, làng này có nhiều dấu tích quan trọng của thời kỳ mở cõi,


9

khai phá đất đai từ thế kỷ XVII. Các làng thuộc các tổng Phước Hưng Hạ và Phước
Hưng Thượng nằm xa hơn cũng có vai trò quan trọng trong quá trình khai phá, xác
lập chủ quyền Việt Nam dưới thời chúa Nguyễn, các làng này ngày nay thuộc
huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc và Châu Đức của Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trung tâm của Mô Xoài nằm khá xa biển và kín đáo trong khu vực giáp với
vùng nước lợ ở phía nam của sông Dinh. Nhưng vùng Mô Xoài lan rộng hơn nhiều
so với trung tâm, giáp với khu vực nam Trường Sơn và kéo dài ra biển. Cách thành

phố Bà Rịa khoảng 10 km, nằm giáp biển có hai làng Phước Hải và Phước Tỉnh,
đây là cửa ngõ để người Việt từ thế kỷ XVII tiến vào trung tâm Mô Xoài. Chính
điều này tạo nên địa thế liên hoàn của vùng Mô Xoài với các hệ thống sông, biển và
thuận lợi cả về giao thông đường bộ.
Sơ đồ 1.1 Không gian xứ Mô Xoài và trung tâm Mô Xoài

1.1.2 Sự thay đổi tên gọi Mô Xoài và ý nghĩa địa danh Mô Xoài
1.1.2.1 Diễn biến thay đổi tên gọi Mô Xoài
Địa danh Mô Xoài bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVII, tồn tại đến nửa đầu thế
kỷ XIX, từ nửa sau thế kỷ XIX tên gọi này phai nhạt dần trong ký ức dân gian và từ
đầu thế kỷ XX thì gần như đã biến mất trong ký ức dân gian.
Tên gọi vùng đất Mô Xoài bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVII như các bằng
chứng đã được phân tích ở phần trên cho thấy tên gọi này rất phổ biến. Sang thế kỷ
XVIII và khoảng 20 năm đầu thế kỷ XIX tên gọi Mô Xoài vẫn hết sức phổ biến, và
vùng đất thành phố Bà Rịa lúc này vẫn được gọi là vùng đất Mô Xoài, Trịnh Hoài
Đức đã biên chép rất nhiều địa danh liên quan đến tên gọi Mô Xoài như: tên của núi
Trấn Biên được gọi là núi Mô Xoài, sông Hương Phước là sông Mô Xoài, trận Mô


10

Xoài, lũy Mô Xoài, ngoài ra còn rất nhiều lần đề cập đến sông Mô Xoài, đồn Mô
Xoài….
Từ những năm 20 của thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XIX tên vùng đất Mô
Xoài cũng như các địa danh về Mô Xoài vẫn được sử dụng nhưng ít dần. Các sử
quan triều Nguyễn từ giữa thế kỷ XIX đã sử dụng rất ít tên địa danh Mô Xoài.
Thành Mô Xoài ở sự kiện 1658 được sử quan triều Nguyễn biên chép thành tên
Hưng Phúc [99, tr. 72], lời tâu của Nguyễn Cư Trinh được Phủ biên tạp lục và Gia
Định thành thông chí chép là “Mô Xoài” cũng bị đổi thành “Hưng Phúc” [99, tr.
166]. Thủ Mô Xoài được thành lập từ thế kỷ XVII đều được chép là thủ Hưng Phúc

[99, tr. 154,230,251]. Ngay cả trung tâm Mô Xoài là huyện lỵ Phước An cũng bị
chép thành địa danh Hưng Phúc: “huyện lỵ Phước An ở đạo Hưng Phúc” [99, tr.
856].
Trên mảnh đất Mô Xoài còn có địa danh Bà Rịa, địa danh này xuất hiện lần
đầu tiên năm 1693, lúc đó có một người Thanh cùng với một người Chăm ở Thuận
Thành (gần Bình Thuận) nổi loạn giết binh lính chúa Nguyễn: “Cai đội dinh Bà Rịa
tên là Dực và thư ký là Mai (không rõ họ) đem quân đến cứu viện, đều chết cả” [99,
tr. 107]. Giữa thế kỷ XVIII, địa danh Mô Xoài và Bà Rịa cùng tồn tại trong một thời
kỳ: “Thủ Quảng Hóa 5 đội, mỗi đội 3 thuyền, cộng 15 thuyền, mỗi thuyền 48 người,
cộng 720 người; thủ Tuyên Uy, thủ Bà Rịa, thủ Mô Xoài, đều như thế” [44, tr. 248].
Trong một đoạn sử liệu khác cũng không có sự phân biệt giữa Bà Rịa và Mô Xoài,
năm 1793: “[Nguyễn Ánh] sai Hình bộ Nguyễn Văn Nghị đi Bà Rịa thay coi bộ
thuộc, hiệp cùng cai cơ chi Túc oai là Nguyễn Văn Lợi quản quân dân đạo Hưng
Phúc [Mô Xoài]” [99, tr. 291].
Vào cuối thế kỷ XIX, học giả Huỳnh Tịnh Của viết trong Đại Nam quốc âm
tự vị: “Bà Rịa: tên xứ ở tại Hắc Lăng, bây giờ là tiếng kêu chung của cả hạt Phước
Tuy” [35, tr. 870]. Thực tế, khi triều Nguyễn lập địa bạ vào nửa đầu thế kỷ XIX, xứ
Bà Rịa tồn tại trong một số địa bạ ở các làng ven trung tâm Mô Xoài. Lúc này,
trung tâm của Mô Xoài là các làng Long Hương, Phước Lễ, Long Kiên, Long
Xuyên còn xứ Bà Rịa là tên xứ đất nằm ở 4 làng thuộc tổng Phước Hưng Thượng
gồm An Thới, Phước Hưng Đông, Phước Liễu và Phước Trinh [7, tờ 2a; 6, tờ 2a; 8,
tờ 2a; 9, tờ 2a].
Mô Xoài là địa danh xuất hiện trước, tồn tại ngay từ thế kỷ XVII, trung tâm
của nó là các làng Long Hương, Phước Lễ, Long Xuyên, Long Kiên. Đến cuối thế
kỷ XVII xuất hiện thêm xứ Bà Rịa, xứ này nằm về phía đông của trung tâm Mô
Xoài và nằm ngay cạnh trung tâm Mô Xoài, xứ này thuộc phạm vi của vùng Mô
Xoài. Sở dĩ nhiều tư liệu lầm lẫn vì xứ Bà Rịa nằm ngay cạnh vùng trung tâm Mô
Xoài.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, tên gọi của vùng đất Mô Xoài cùng các địa danh liên
quan đến Mô Xoài phai nhạt dần trong ký ức dân gian. Sau khi chiếm xong miền

Đông Nam Bộ, thực dân Pháp đã lấy tên Bà Rịa đặt cho cả vùng huyện Phước An
tỉnh Biên Hòa mà trước kia được gọi là xứ Mô Xoài. Sau khi thiết lập tỉnh Bà Rịa,

×