Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Quy Nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
------------    ------------

NGUYỄN THỊ KHÁNH LINH

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN QUYẾT

Hà Nội, năm 2013
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Một số yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển văn hóa chất lượng trong trường Đại học Quy Nhơn” hồn
tồn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong
bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực
hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu;
các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của
riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều
được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các


nội dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Khánh Linh

ii


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Văn
Quyết – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo cùng các anh chị thuộc Viện
Đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐHQG Hà Nội và Trung tâm Khảo thí và
Đánh giá chất lượng đào tạo – ĐHQG TP.Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn Q thầy cơ giáo đã tham gia giảng dạy
chương trình cao h ọc chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục
khóa 2010 tại TPHCM đã trang bị cho tơi những kiến thức quý báu, chia sẻ
các tài liệu chuyên ngành giúp tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô và các anh chị đồng nghiệp đang
công tác tại Trường Đại học Quy Nhơn đã giúp đỡ, hỗ trợ tơi rất nhiều trong
q trình học tập, nghiên cứu.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến gia đình, các anh chị
đồng mơn và bạn bè đã đ ộng viên, chia sẻ, nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp cho
tơi nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian qua.
Quá trình thực hiện luận văn chắc chắn cịn có nhiều thiếu sót, tơi rất
mong nhận được sự góp ý quý báu từ Quý thầy cơ để có thể hồn thiện hơn

luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn.

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..........................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 10
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 10
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 11
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................. 12
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 12

3.2.

Khách thể nghiên cứu ........................................................................ 12

3.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 12

4. Câu hỏi nghiên cứu/ Giả thuyết nghiên cứu ................................................... 13
4.1.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 13


4.2.

Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 13

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14
5.1.

Phương pháp thu thập thông tin ......................................................... 14

5.2.

Phương pháp chọn mẫu...................................................................... 14

5.3.

Phương pháp phân tích ...................................................................... 14

6. Cấu trúc luận văn........................................................................................... 15
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU .......... 16
1.1.Tổng quan các nghiên cứu liên quan ............................................................ 16
1.2.Mơ hình nghiên cứu: .................................................................................... 22
1.3. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 23
1.3.1.

Văn hóa .......................................................................................... 23

1.3.2.

Văn hóa chất lượng và VHCL trong trường đại học........................ 25


1.3.3.

Sự phát triển VHCL trong trường đại học ....................................... 30

Chương 2. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 39
2.1. Bối cảnh nghiên cứu.................................................................................... 39
2.1.1.

Giới thiệu Trường Đại học Quy Nhơn ............................................ 39

2.1.2. Sứ mạng, mục tiêu và hệ thống giá trị cơ bản của trường Đại học
Quy Nhơn ................................................................................................ 40
iv


2.1.3.

Công tác ĐBCL trong Trường Đại học Quy Nhơn.......................... 41

2.2.Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 43
2.2.1.

Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng........................ 43

2.2.2.

Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định tính........................... 44

2.3.Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 44

2.4.Xây dựng cơng cụ đo lường ......................................................................... 45
2.4.1.

Xác định các chỉ báo của biến phụ thuộc và biến độc lập................ 45

2.4.2.

Xây dựng bộ công cụ điều tra ......................................................... 48

2.5.Khảo sát thử nghiệm và đánh giá công cụ đo lường...................................... 49
2.5.1.

Khảo sát thử nghiệm....................................................................... 49

2.5.2.

Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi .................................................... 49

Kết luận chương 2 .............................................................................................. 53
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 54
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................... 54
3.2. Đánh giá thang đo ....................................................................................... 56
3.3. Kết quả khảo sát sự phát triển Văn hóa chất lượng trong trường Đại học Quy
Nhơn giai đoạn 2009 – 2013 .............................................................................. 69
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN ........... 84
Kết luận chương 3 .............................................................................................. 88
KẾT LUẬN........................................................................................................... 91

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. CBGD

Cán bộ giảng dạy

2. CBNV

Cán bộ nhân viên

3. CBQL

Cán bộ quản lý

4. ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

5. ĐHQN

Đại học Quy Nhơn

6. ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

7. ĐHKHXH&NV

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn


8. GDĐH

Giáo dục đại học

9. GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

10. GV

Giảng viên

11. KH&CN

Khoa học và Cơng nghệ

12. KT&ĐBCL

Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

13. NCKH

Nghiên cứu khoa học

14. SV

Sinh viên

15. VHCL


Văn hóa chất lượng

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Thống kê hệ số tương quan biến-tổng thang đo nhận thức.......... 50
Bảng 2. 2. Thống kê hệ số tương quan Biến-Tổng thang đo thái độ....... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2. 3. Thống kê hệ số tương quan biến-tổng thang đo nhóm yếu tố vai
trị của cán bộ quản lý................................................................................... 51
Bảng 2. 4. Thống kê hệ số tương quan Biến-Tổng thang đo vai trò của giảng
viên .............................................................................................................. 52
Bảng 2. 5. Tổng hợp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo ........ 53

Bảng 3. 1. Thống kê tình trạng phiếu khảo sát.............................................. 54
Bảng 3. 2. Thống kê mẫu nghiên cứu theo giới tính ..................................... 54
Bảng 3. 3. Thống kê mẫu nghiên cứu theo chức danh................................... 55
Bảng 3. 4. Thống kê mẫu nghiên cứu theo học hàm, học vị......................... 55
Bảng 3. 5. Thống kê mẫu nghiên cứu theo thâm niên công tác ..................... 55
Bảng 3. 6. Hệ số tin cậy của Thang đo Sự phát triển văn hóa chất lượng...... 57
Bảng 3. 7. Thống kê Biến – Tổng các biến trong thang đo VHCL................ 58
Bảng 3. 8. Hệ số tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
VHCL .......................................................................................................... 59
Bảng 3. 9. Thống kê tương quan Biến – Tổng của các biến trong thang đo các
yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL ................................................... 59
Bảng 3. 10. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo và bảng hỏi
..................................................................................................................... 61
Bảng 3. 11. Ma trận nhân tố ......................................................................... 61

Bảng 3. 12. Chỉ số KMO và Kiểm định Bartlett ........................................... 62
Bảng 3. 13. Bảng ma trận nhân tố đã xoay ................................................... 63
vii


Bảng 3. 14. Bảng KMO và Kiểm định Barlett .............................................. 67
Bảng 3. 15. Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố.................................. 68
Bảng 3. 16. So sánh giá trị trung bình ý kiến đánh giá VHCL trong trường
ĐHQN năm 2009 và năm 2013 ................................................................... 70
Bảng 3. 17. Kiểm định trị trung bình ý kiến đánh giá VHCL trong trường
ĐHQN ở năm 2009 và năm 2013 ................................................................ 70
Bảng 3. 18. Thống kê mơ tả trung bình ý kiến đánh giá về Văn hóa chất lượng
theo thâm niên cơng tác................................................................................ 73
Bảng 3. 19. Phân tích ANOVA một yếu tố................................................... 73
Bảng 3.20. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm theo phương pháp
Tamhane’s T2 .............................................................................................. 74
Bảng 3. 21. Trung bình ý kiến đánh giá về VHCL theo chức danh ............... 75
Bảng 3. 22. So sánh sự khác biệt ý kiến đánh giá về VHCL theo chức danh 75
Bảng 3. 23. So sánh giá trị trung bình nhân tố Quản lý năm 2009 và năm 2013
..................................................................................................................... 76
Bảng 3. 24. Kiểm định trị trung bình nhân tố Quản lý năm 2009 và 2013 .... 77
Bảng 3. 25. So sánh giá trị trung bình nhân tố Giảng dạy năm 2009 và năm
2013 ............................................................................................................. 79
Bảng 3. 26. Kiểm định giá trị trung bình nhân tố Giảng dạy năm 2009 và 2013
..................................................................................................................... 79
Bảng 3. 27. So sánh trung bình nhân tố NCKH ở năm 2009 và năm 2013.... 81
Bảng 3. 28. Kiểm định trung bình nhân tố NCKH của năm 2009 và năm 2013
..................................................................................................................... 82
Bảng 3. 29. Mức độ giải thích của mơ hình .................................................. 85
Bảng 3. 30. Phân tích phương sai ................................................................. 85

Bảng 3. 31. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ................................... 86
Bảng 3. 32. Thống kê phần dưa..................................................................... 86

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1. 1. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL
trong Trường Đại học Quy Nhơn ................................................................. 22
Hình 1. 2. Mối quan hệ giữa Văn hóa xã hội - Văn hóa tổ chức & Văn hóa
chất lượng [Nguyễn Phương Nga, 2011][16]................................................ 26
Hình 1. 3. Các yếu tố tạo ra Văn hóa chất lượng .......................................... 28
Hình 1. 4. Mối quan hệ giữa ĐBCL với VHCL ............................................ 29

Hình 3. 1. Mơ hình nghiên cứu chính thức ................................................... 68
Biểu đồ 3. 1. Tần suất trung bình ý kiến đánh giá của CBQL và GV về VHCL
của trường ĐHQN ở năm 2009 và năm 2013 ............................................... 72
Biểu đồ 3.2. So sánh trung bình mức độ thực hiện vai trị của CBQL ở năm
2009 và năm 2013 ........................................................................................ 78
Biểu đồ 3. 3. Tần suất trung bình nhân tố Giảng dạy .................................... 81
Biểu đồ 3. 4. Tần suất trung bình nhân tố NCKH ......................................... 83
Biểu đồ 3.5. So sánh trung bình các nhân tố Quản lý, Giảng dạy và NCKH ở
năm 2009 và năm 2013 ................................................................................ 83
Biểu đồ 3. 6. Biểu đồ mức độ tác động của các yếu tố Quản lý, Giảng dạy và
NCKH .......................................................................................................... 88

ix


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hóa hiện nay, chất lượng giáo dục
đại học là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Chất lượng chính là tiêu chí
cạnh tranh, yếu tố quyết định sự sống còn của các cơ sở giáo dục. Trước tình
hình phát triển khơng ngừng về số lượng các trường đại học cao đẳng cùng
với yêu cầu của xã hội đối với chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng gia
tăng, bên cạnh sự phát triển lớn mạnh của các trường đại học tư thục và quốc
tế cùng với nhu cầu kiểm định trường, kiểm định chương trình đào t ạo nhằm
khẳng định thương hiệu của các trường đại học và nhất là nhu cầu chuyển tiếp
việc học tập và giảng dạy giữa các nước trong khu vực đã đặt ra thách thức
cho các cơ sở giáo dục đại học trong nước phải đổi mới và nâng cao chất
lượng đào tạo của mình ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế
giới.
Thực hiện Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm
định chất lượng giáo dục, khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học của Việt
Nam triển khai tự đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn của nước ngoài và khu vực,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Cần Thơ, Đại học Vinh,… đã và đang triển khai tự đánh giá một số
chương trình theo bộ tiêu chuẩn của AUN (ASEAN University Network - Hệ
thống các trường đại học thuộc khối ASEAN); Đại học Đà Nẵng đang có các
chương trình phấn đấu đạt chuẩn của ABET (Accreditation Board for
Engineering and Technology - Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ
Hoa Kỳ),...[5]. Có thể thấy, hiện nay các cơ sở GDĐH trong nước đang rất nỗ
lực thực hiện cơ chế tự đảm bảo chất lượng nhằm tạo ra chất lượng nội tại,
bền vững - yếu tố quyết định sự cạnh tranh giữa các cơ sở đại học trong nước
và quốc tế. Bối cảnh đó cũng đặt ra thách thức lớn cho các trường đại học
trong nước chưa xây dựng được một hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong,
10



chưa thực hiện công tác tự đánh giá thường xuyên theo các tiêu chuẩn của Bộ
GD&ĐT hay của quốc tế và quan trọng nhất là chưa hình thành và phát triển
một nền văn hóa chất lượng trong đơn vị mà ở đó mọi thành viên trong nhà
trường đều xem chất lượng là giá trị cốt lõi trong công việc của mình.
Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ của Đề án “Phát triển hệ thống
kiểm định chất lượng đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp
giai đoạn 2011-2020”, thực hiện có hiệu quả cơng tác đảm bảo và KĐCLGD
đại học, theo chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào
tạo” của năm học 2011 - 2012 và những năm tiếp theo là “Đẩy mạnh công tác
đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường để từng bước hình thành văn
hóa chất lượng giáo dục” [5]. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm văn hóa chất
lượng trong trường đại học vẫn cịn là khái niệm gây nhiều tranh cãi, có nhiều
cách hiểu và chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Vậy “Văn hố chất lượng là gì?”, “Tại sao cần phải tạo dựng và phát
triển văn hóa chất lượng?”, “Làm thế nào để đánh giá sự phát triển văn hoá
chất lượng bên trong một trường đại học?” và “Các yếu tố nào ảnh hưởng đến
sự phát triển đó?” là những câu hỏi được đặt ra nhằm góp phần hỗ trợ cải tiến
chất lượng trong một cơ sở giáo dục. Với mong muốn trả lời cho các câu hỏi
trên, đề tài triển khai nghiên cứu: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
văn hóa chất lượng trong trường Đại học Quy Nhơn”.
Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra được một cách
nhìn về văn hóa chất lượng trong công tác đảm bảo chất lượng của trường đại
học, đồng thời có những giải pháp định hướng nhằm phát triển văn hóa chất
lượng trong nhà trường, phát huy nội lực để phát triển bền vững trong môi
trường giáo dục đại học cạnh tranh và biến động của thế kỷ 21.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá sự phát triển VHCL trong
trường ĐHQN, đồng thời phân tích một số tác động của các yếu tố đến sự
phát triển VHCL trong trường ĐHQN. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp

11


nhằm phát triển VHCL trong trường ĐHQN, góp phần cải tiến và nâng cao
chất lượng đào tạo bền vững của nhà trường trong tương lai.
Nghiên cứu hướng đến các mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ được sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN hiện nay.
- Phân tích một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL
trong trường ĐHQN trong giai đoạn gần đây.
- Đề xuất các giải pháp phát triển VHCL trong trường ĐHQN trong
những năm kế tiếp.
3. Đối tượng , khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong trường
Đại học Quy Nhơn.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Cán bộ quản lý và giảng viên trường ĐHQN có thâm niên công tác từ 5
năm trở lên (về công tác tại trường từ năm 2009 trở về trước).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 6/2012 đến tháng
6/2013.
 Phạm vi không gian:
Nghiên cứu thực hiện trong phạm vi trường Đại học Quy Nhơn.
 Phạm vi nội dung:
Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm VHCL trong trường đại
học. Tuy nhiên, hầu hết các học giả trên thế giới đều thừa nhận VHCL là một
bộ phận cấu thành của ĐBCL và sự phát triển của bộ phận này như thế nào
phụ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động ĐBCL trong trường đại học
[6]. Có thể nói, ĐBCL là chỉ báo quan trọng, là sự thể hiện tập trung nhất, cụ

thể và dễ thấy nhất của VHCL. Vì vậy, trong đề tài này tác giả tiếp cận khái

12


niệm VHCL gắn với công tác ĐBCL trong trường đại học để nghiên cứu sự
phát triển VHCL trong trường đại học Quy Nhơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển VHCL trong một trường đại học phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố khác nhau (yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường).
Trong thời gian cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu một số yếu tố chủ yếu có ảnh
hưởng trực tiếp và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển VHCL
trong trường ĐHQN như vai trò của cán bộ quản lý và vai trò của giảng viên
đối với sự phát triển VHCL trong nhà trường giai đoạn 2009 – 2013. Lý do
tác giả chọn năm 2009 làm mốc đánh giá là vì, kể từ năm 2009 nhà trường bắt
đầu quan tâm đến công tác ĐBCL như tiến hành thu thập ý kiến phản hồi của
SV về hoạt động giảng dạy của giảng viên, về chương trình đào t ạo, ... và
chính từ đó VHCL trong nhà trường được hình thành. Vì vậy, tác giả muốn
tìm hiểu từ năm 2009 đến nay VHCL trong nhà trường đã đư ợc phát triển như
thế nào và các yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự phát triển đó.
4. Câu hỏi nghiên cứu/ Giả thuyết nghiên cứu
4.1.

Câu hỏi nghiên cứu
- Sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN giai đoạn 2009-2013 được thể

hiện như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN?
4.2.

Giả thuyết nghiên cứu

H1. Sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN giai đoạn 2009-2013 được

thể hiện qua sự chuyển biến về nhận thức và thái độ của CBQL và GV trong
nhà trường về công tác ĐBCL đồng thời với sự thay đổi về mức độ thực hiện
vai trò của CBQL và GV. Cụ thể, nhận thức và thái độ của CBQL và GV về
công tác ĐBCL ở năm 2013 cao hơn ở năm 2009 và mức độ thực hiện các vai
trò của CBQL và GV ở năm 2013 cao hơn ở năm 2009.
H2. Các yếu tố liên quan đến vai trò của CBQL như: lập kế hoạch, hỗ trợ
giảng viên, giám sát, khuyến khích tạo sự đồng thuận và các yếu tố liên quan

13


đến vai trò của GV như: giảng dạy và nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng đến
sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN giai đoạn 2009-2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp định tính

và định lượng.
Phương pháp định tính chủ yếu được sử dụng trong đề tài là nghiên cứu
tài liệu và phỏng vấn sâu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Khảo cứu/ Hồi
cứu các tài liệu, sách, báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu khoa học, các
văn bản, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo… nhằm
xác định cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn sâu
được sử dụng để phỏng vấn đại diện cán bộ quản lý và giảng viên nhằm làm
rõ các vấn đề mà trong bảng hỏi chưa rõ.
Phương pháp định lượng là điều tra hồi cố bằng bảng hỏi để thu thập

thông tin đối với Cán bộ quản lý và Giảng viên trường ĐHQN để đo sự phát
triển VHCL trong nhà trường giai đoạn 2009-2013.
5.2.

Phương pháp chọn mẫu
Tác giả chọn mẫu khảo sát đối với CBQL và GV đang công tác tại

trường ĐHQN. Hiện nay, nhà trường có 16 khoa và 16 phòng ban chức năng
với hơn 600 Cán bộ quản lý và Giảng viên. Vì đề tài nghiên cứu sự phát triển
VHCL trong trường ĐHQN giai đoạn 2009-2013, nên mẫu nghiên cứu được
chọn là Cán bộ quản lý và Giảng viên về trường công tác từ năm 2009 trở về
trước ở tất cả 16 khoa và một số phòng ban chức năng có liên quan chặt chẽ
đến cơng tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học như: Đào tạo, Khảo thí và
Đảm bảo chất lượng, Khoa học cơng nghệ và Hợp tác quốc tế, Sau đại học,
Hành chính- Tổng hợp, Cơ sở vật chất ...
5.3.

Phương pháp phân tích
Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để xử lý và phân tích số liệu.

14


6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Phần Mở đầu
nêu tóm tắt những nội dung cơ bản của luận văn. Phần Nội dung nghiên cứu
gồm có 3 chương: Chương 1 trình bày cơ s ở lý luận và tổng quan về vấn đề
nghiên cứu; Chương 2 trình bày bối cảnh và phương pháp nghiên cứu. Chương
3 trình bày kết quả khảo sát và phân tích số liệu. Phần Kết luận đưa ra những
nhận xét, đánh giá, đề xuất các giải pháp, hạn chế của đề tài và gợi ý hướng

nghiên cứu tiếp theo. Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

15


Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả nêu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và
ngồi nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Khẳng định hướng nghiên
cứu đúng đắn của luận văn. Đồng thời, khai thác những nội dung phù hợp từ
các cơng trình nghiên cứu nhằm phục vụ việc triển khai nghiên cứu của tác
giả. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày cơ sở phương pháp luận và một số
khái niệm cơ bản làm cơ sở lý luận xây dựng các công cụ đo lường sự phát
triển VHCL và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong
Trường Đại học Quy Nhơn.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Các quan niệm về chất lượng và văn hóa vốn rất đa chiều và có nội hàm
rộng. Trong mơi trường giáo dục, hai khái niệm này được nhận thức khác
nhau tùy theo bối cảnh, tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu cụ thể của nhà trường
nên văn hóa chất lượng trong trường đại học mang tính chất đặc trưng, riêng
biệt. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa
chất lượng trong trường đại học.
Ở nước ngồi, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về văn hóa chất lượng
và văn hóa chất lượng trong trường đại học. Điển hình:
Đề cập và phân tích khái niệm, đặc điểm, bản chất, thành phần, cũng như
các kiểu mơ hình văn hóa chất lượng trong trường đại học có các tác giả: Lee
Harvey và Bjorn Stensaker (2008)[43], Lee Harvey (2009a)[41], Lee Harvey
(2009c)[42] đã phân tích khái niệm, đặc điểm và đưa ra 4 kiểu mơ hình văn
hóa chất lượng trong trường đại học như VHCL đáp ứng (responsive), VHCL
phản ứng (reactive), VHCL phục hồi (regenarative) và VHCL sao nguyên bản
(reproductive). Một số các tác giả khác như Ulf Daniel Ehlers (2009) [36],

Dries Berings (2010) [34] đã phân tích các thành phần cơ bản và các mơ hình
khác nhau của văn hóa chất lượng trong giáo dục đại học. John A. Woods
(1998) – một học giả về lĩnh vực quản lý chất lượng, tư duy hệ thống và phát
triển văn hóa tổ chức - đã nghiên cứu về sáu giá trị để xây dựng thành công
16


văn hóa chất lượng, bao gồm: (1) Chúng ta là những thực thể đồng lịng và
thống nhất: cơng ty, những nhà cung cấp, khách hàng; (2) Không phân biệt
địa vị, cấp bậc; (3) Cởi mở, đối thoại chân thành là điều tiên quyết; (4) Mọi
người đều được tiếp cận thông tin khi họ cần; (5) Chú trọng vào các quá trình;
(6) Khơng có thành cơng hay thất bại, mà chỉ có kinh nghiệm thu thập được.
[52]. Điều quan trọng của các giá trị này là ở những thay đổi trong hành vi đi
kèm với các giá trị ấy. Admed S.M (2008) - một học giả Hoa Kỳ - đã nghiên
cứu VHCL trên nền tảng các yếu tố của văn hóa tổ chức như: Cải tiến công
việc; Những giá trị của tổ chức; Những mơ hình văn hóa; Những nghi thức,
thói quen của tổ chức và Những tín hiệu văn hóa [30] để đưa ra khái niệm
Văn hóa chất lượng trong trường đại học. Khái niệm này đã đư ợc sử dụng
trong các chương trình giảng dạy cho sinh viên ở bậc đại học.
Bên cạnh đó, Hiệp hội các trường đại học châu Âu (EUA) đã có d ự án
nghiên cứu VHCL trong các trường đại học ở châu Âu với 3 vòng từ năm
2002 đến năm 2006 [37, 38, 39]. Mục tiêu chính của dự án là tăng cường
nhận thức về sự cần thiết của việc xây dựng VHCL trong trường đại học và
thúc đẩy quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng trong nhà trường; phổ
biến rộng rãi cách thức tốt nhất để xây dựng VHCL trong nhà trường.
Ngoài ra, bàn về sự phát triển VHCL trong trường đại học có các tác giả
Egle Katiliute và Bronius Neverauskas (2009) [44], Mantz Yorke (2000) [53],
Inga Milisiunaite (2009) [48] với các quan điểm khác nhau về VHCL. Cụ thể,
các tác giả Egle Katiliute và Bronius Neverauskas (2009) đề cập đến việc phát
triển VHCL là tạo dựng và phát triển các giá trị và niềm tin nuôi dưỡng hành

vi quản lý chất lượng tổng thể (TQM). Trong khi đó, Mantz Yorke (2000) bàn
về sự phát triển VHCL là định hướng vào nhu cầu của các bên liên quan và
các cơ chế nội bộ hỗ trợ hiệu quả cho CBNV hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt
được sự đồng thuận trong tổ chức đối với chất lượng và liên tục cải tiến chất
lượng. Bên cạnh đó, tác giả Inga Milisiunaite (2009) cho rằng, phát triển

17


VHCL trong trường đại học là cam kết phát triển một nền văn hóa cơng nhận
sự quan trọng của chất lượng và đảm bảo chất lượng trong công việc.
Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa chất lượng của
các tác giả như:
Wong Foong Lai (1997)[46] đã nghiên cứu VHCL của khoa Môi
trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Malaysia nhằm đánh giá
mức độ VHCL trong tổ chức thể hiện qua mức độ nhận thức, hiểu và thực
hiện các giá trị chất lượng của CBNV. Trong mơ hình nghiên cứu này, VHCL
bao gồm 12 yếu tố: (1) Tập trung vào khách hàng; (2) Chất lượng thông qua
việc ngăn ngừa; (3) Không mắc khuyết điểm; (4) Nhấn mạnh quá trình; (5)
Khả năng lãnh đ ạo chất lượng; (6) Đào tạo; (7) Tiến hành đổi mới; (8) Có sự
tham gia của nhân viên; (9) Làm việc nhóm; (10) Ghi nhận sự nỗ lực; (11) Đo
lường hiệu suất và (12) Cải tiến liên tục. Trong đó, cốt lõi của VHCL là sự hài
lòng của khách hàng và phúc lợi của nhân viên.
Nghiên cứu của Pariyaporn Tungkunanan và các cộng sự (2008)[49], đã
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiến lược VHCL của
Trường dạy nghề Eastern, thuộc Văn phòng Ủy ban Giáo dục nghề nghiệp
(Eastern School of The Office of Vocational Education Commission), Thái
Lan. Nghiên cứu đã đưa ra 9 yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL
bao gồm: (1) Kế hoạch chiến lược; (2) Làm việc nhóm; (3) Lãnh đạo quản lý
(Manager leadership); (4) Không ngừng tự phát triển; (5) Liên tục cải tiến; (6)

Quản lý bằng thực tế (Management by fact); (7) Chăm sóc khách hàng; (8)
Cam kết của tổ chức; và (9) Phân quyền. Theo lý thuyết trên, việc thực hiện
VHCL sẽ tạo ra sự phát triển liên tục. Đồng thời, việc quản lý và lập kế hoạch
tốt sẽ tạo ra một nền VHCL tốt.
Nghiên cứu của Hairuddin Mohd Ali và Mohammed Borhandden Musah
(2012) [31], đã khảo sát trên 267 giảng viên của trường Đại học Hồi giáo
quốc tế Malaysia để xem xét các thuộc tính tâm lý và mối quan hệ giữa
VHCL và hiệu suất làm việc của CBNV. Theo đó, VHCL bao gồm 10 yếu tố
18


nền tảng với các giá trị đặc trưng là: cải tiến chất lượng; làm việc nhóm; tập
trung khách hàng; lập kế hoạch chiến lược cho chất lượng; công nhận; sự hỗ
trợ của lãnh đạo cho chất lượng; đo lường và phân tích; trao quyền và tham
gia; đào tạo về chất lượng và ĐBCL. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng VHCL quyết
định mạnh mẽ đến chất lượng giảng dạy; Bản chất và cấu trúc của VHCL
trong trường đại học gắn liền với những sáng kiến liên quan đến chất lượng;
VHCL có thể làm tăng hiệu quả giảng dạy và cải tiến hiệu suất lao động thông
qua thực hiện quản lý chất lượng; VHCL có thể được sử dụng như một cơng
cụ hiệu quả để khuyến khích nhân viên tại các trường đại học tham gia vào
các hoạt động giảng dạy sáng tạo và hiệu quả phù hợp với nền tảng chuyên
môn của họ.
Nhìn chung, ở nước ngồi đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực VHCL
trong trường đại học. Phần lớn các nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa, các thành
tố, các giá trị VHCL cũng như cách thức xây dựng và phát triển VHCL trong
trường đại học. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đưa ra chỉ số đánh giá sự
phát triển của VHCL trong trường đại học.
Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng và phát triển VHCL trong các cơ sở giáo
dục đại học đã được các nhà quản lý giáo dục quan tâm trong những năm gần
đây và đã được xác định là “một nhiệm vụ, một trong những giải pháp nâng

cao chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”[13]. Tuy
nhiên, vấn đề VHCL trong trường đại học vẫn còn là khái niệm chưa được
hiểu rõ, còn gây nhiều tranh cãi và chưa có nhiều nghiên cứu mặc dù vấn đề
này đã đư ợc các tác giả trong nước quan tâm, thảo luận nhiều qua các cuộc
hội thảo, hội nghị về VHCL trong trường đại học. Vấn đề văn hóa chất lượng
trong trường đại học đã được các nhà nghiên cứu đưa ra với nhiều khía cạnh
khác nhau. Điển hình:
Nêu lên tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển VHCL trong bối
cảnh mơi trường GDĐH có nhiều biến đổi như hiện nay, tác giả Lê Đức Ngọc
(2008) cho rằng “mọi tổ chức muốn tồn tại và phát triển bền vững thì mọi
19


hoạt động của nó đều phải hướng về chất lượng và xây dựng cho được văn
hóa chất lượng trong tổ chức của mình”. Theo đó, văn hóa chất lượng của một
cơ sở đào tạo được hiểu là: mọi thành viên (từ người học đến cán bộ quản lý),
mọi tổ chức (từ các phịng, ban đến các tổ chức đồn thể) đều biết cơng việc
của mình thế nào là có chất lượng và đều làm theo yêu cầu chất lượng ấy.[18]
Quan niệm VHCL gắn với niềm tin, giá trị và quan điểm hơn là kiến thức,
nghiên cứu thực tiễn hay phân tích các qui trình chất lượng, theo các tác giả
Nguyễn Kim Dung và Huỳnh Xuân Nhựt (2009) để hiểu và xây dựng văn hóa
chất lượng, cần phải tác động khơng chỉ đến hiểu biết, qui định/tổ chức và các
biện pháp quản lý mà còn đ ến quan điểm, niềm tin về các giá trị của những
người cùng tham gia trong tổ chức. Ngoài ra, muốn hiểu được khái niệm
VHCL cũng cần đặt tổ chức/thể chế/cơ sở đào tạo đó trong một hồn cảnh lịch
sử nhất định trong q trình VHCL được hình thành và phát triển.[10]
Các quan niệm về VHCL cũng như sự liên quan của khái niệm này đến
các công tác khác trong một tổng thể chung của trường đại học đã được tác
giả Nguyễn Phương Nga (2011) báo cáo tại Hội thảo Đảm bảo chất lượng tại
trường Đại học Cần Thơ. Theo đó, tác giả khẳng định VHCL chính là một nét

văn hóa của tổ chức và là một bộ phận cấu thành của ĐBCL. Sự phát triển của
bộ phận này như thế nào phụ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động
ĐBCL trong trường đại học. [16]
Cũng đ ề cập đến VHCL như một nét văn hoá của tổ chức nhưng với định
nghĩa “chất lượng là sự xuất sắc”. Các tác giả Nguyễn Chí Hồ và Vũ Minh
Hiền (2011) đã nêu trọng tâm của việc tạo lập và phát triển VHCL là tạo ra
những giá trị, những đặc điểm, ưu thế riêng và làm lan toả khái niệm chất
lượng và những tác dụng của nó để tác động vào việc thực hành của các tập
thể, các cá nhân. [12]
Ngoài ra, tiếp cận theo hướng tổng thể các yếu tố có tác động đến VHCL
trong trường đại học trên cơ sở tích hợp các quan niệm về VHCL, căn cứ vào
các bộ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ GD&ĐT, AUN và ABET, tác giả Lê
20



×