Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Quản lý Nhà nước cấp tỉnh đối với các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 238 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC









PHẠM VĂN ĐẠI






QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI









LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC











Hà Nội – 2012




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC









PHẠM VĂN ĐẠI






QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI




Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 62 14 05 01


LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
PGS.TS. Bùi Văn Quân




Hà Nội – 2012

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án“Quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các cơ sở
giáo dục có yếu tố nước ngoài” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nghiên cứu trong Luận án là hoàn toàn trung thực, khách quan và
chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Tác giả luận án



Phạm Văn Đại








ii

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả nghiên cứu này, trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng
và lời biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và PGS. TS. Bùi Văn Quân,
người Thầy, người hướng dẫn khoa học đã thường xuyên chỉ bảo, tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và thực hiện Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể cán bộ, giảng
viên, viên chức Trường Đại học Giáo dục đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo

điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ và hoàn
thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô, đồng nghiệp, các bạn bè đã cộng
tác và giúp đỡ về mọi mặt để tôi thực hiện quá trình nghiên cứu của luận án.
Cảm ơn sự động viên khích lệ và hỗ trợ của gia đình, người thân đã
dành cho tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi mong muốn sẽ học hỏi nhiều hơn nữa và hy vọng sẽ tiếp tục nhận
được sự quan tâm, sự hợp tác giúp đỡ, ủng hộ của các đồng chí lãnh đạo
Thành phố; các thầy cô giáo, đồng nghiệp để luận án được triển khai thực
hiện và ứng dụng hiệu quả hơn trong thực tế quản lý trên địa bàn thành phố và
cả nước về lĩnh vực nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2012
Tác giả Luận án


Phạm Văn Đại



iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý
CĐ : Cao đẳng
CLGD : Chất lượng giáo dục
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CSVC : Cơ sở vật chất
ĐH

GATS
:
:
Đại học
Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ
GD : Giáo dục
GDCYTNN : Giáo dục có yếu tố nước ngoài
GD-ĐT : Giáo dục-Đào tạo
HĐND : Hội đồng nhân dân
KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tư
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
LHQ : Liên hợp quốc
MN : Mầm non
NQ : Nghị quyết
QLCLGD : Quản lý chất lượng giáo dục
QLGD : Quản lý giáo dục
QLNN : Quản lý nhà nước
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
TH : Tiểu học
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TW : Trung ương
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN
WTO
:
:
Xã hội chủ nghĩa
Tổ chức Thương mại thế giới


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHO CẤP TỈNH 11

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 11

1.1.2. Nghiên cứu trong nước 16

1.2. Các khái niệm công cụ 18


1.2.1. Cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài 18

1.2.2. Quản lý nhà nước về giáo dục 22

1.2.3. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục theo địa bàn cấp tỉnh 24

1.2.4. Quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục có yếu tố nước
ngoài 25

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý nhà nước về giáo dục ở
cấp tỉnh 27

1.3.1. Nội dung quản lí nhà nước về giáo dục 27

1.3.2.Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp tỉnh 33

1.3.3. Chính sách giáo dục trong QLNN đối với cơ sở giáo dục có yếu tố nước
ngoài ở cấp tỉnh 39

1.4. Tính tất yếu của sự phát triển các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài 48

1.4.1.Tính tất yếu khách quan thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở GDCYTNN 48

1.4.2. Các yếu tố nội tại phát triển các cơ sở GDCYTNN 52

1.5. Chính sách QLNN về giáo dục và QLNN trong quan hệ quốc tế về giáo
dục, đào tạo tại một số quốc gia trên thế giới 54

1.5.1. Tại Niu Di-lân 54


1.5.2. Tại Ô-xtrây-li-a 57

1.5.3. Tại Hồng Kông, Đặc khu hành chính của Trung Quốc 58

1.5.4 Tại Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 60

1.5.5. Tại Ma-lai-xi-a 62

1.5.6. Những bài học từ chính sách và cách quản lý của nước ngoài 63


v
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 64

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ
SỞ GIÁO DỤC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 65

2.1. Khái quát về cách tổ chức nghiên cứu thực trạng 65

2.1.1. Mục đích 65

2.1.2. Đối tượng và phạm vi 65

2.1.3. Nội dung và phương pháp khảo sát 66

2.2. Kết quả khảo sát 67

2.2.1. Thực trạng các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 67

2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDCYTNN 85


2.2.3. Đánh giá chung 100

2.3. Dự báo xu hướng và môi trường phát triển của các cơ sở GDCYTNN 105

2.3.1. Xu hướng phát triển của các cơ sở GDCYTNN 105

2.3.2. Môi trường phát triển của các cơ sở GDCYTNN 109

2.3.3. Nhận định về xu hướng phát triển của các cơ sở GDCYTNN 110

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 112

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
ĐỐI VỚI CÁC CƠ CƠ SỞ GIÁO DỤC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 114

3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp 114

3.1.1. Các định hướng phát triển các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài 114

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 119

3.2. Các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các cơ sở
giáo dục có yếu tố nước ngoài 120

3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các cơ
sở giáo dục có yếu tố nước ngoài 120

3.2.2. Tổ chức bộ máy và công cụ để quản lý các cơ sở GDCYTNN 123


3.2.3. Tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDCYTNN 133

3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ máy quản lý cơ sở
GDCYTNN và tăng cường nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hội
nhập quốc tế và hợp tác giáo dục với nước ngoài 136

3.3. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 139

3.3.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của
các biện pháp đã đề xuất 139

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm 141

3.4. Tổ chức thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất 146

3.4.1. Những vấn đề chung của tổ chức thử nghiệm 146

3.4.2. Nội dung và kết quả thử nghiệm 147

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 151



vi
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 153

1. Kết luận 153

2. Khuyến nghị 155


2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 155

2.2. Với Uỷ ban nhân dân Thành phố, Tỉnh 156

2.3. Với Sở Giáo dục và Đào tạo 156

2.4. Với các Sở, Ngành của Tỉnh, thành phố 157

2.5. Với UBND và Phòng Giáo dục-Đào tạo các quận, huyện. 157

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 158

TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

PHỤ LỤC 167


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1. Các tiêu chí đánh giá chính sách giáo dục 48

Bảng 1. 2. Một số lĩnh vực cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục 53


Bảng 2. 1: Số lượng học sinh tại các GDCYTNN tại địa bàn Hà Nội 69

Bảng 2. 2: Số lượng giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở GDCYTNN 71


Bảng 2. 3 Diện tích cơ sở GDCYTNN tại địa bàn Hà Nội(Đơn vị: m
2
) 75

Bảng 2. 4 Đánh giá thực trạng bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về giáo dục đối với các cơ sở GDCYTNN của Sở GD&ĐT Hà Nội 86

Bảng 2. 5. Kết quả đánh giá về công tác quản lý của địa phương đối với các cơ
sở GDCYTNN 88

Bảng 2. 6: Đánh giá tác động của chính sách quản lý nhà nước đối với cơ sở
GDCYTNN 92

Bảng 2. 7.Đánh giá về quá trình ban hành và thực hiện các chính sách nhà
nước về quản lý cơ sở GDCYTNN 93

Bảng 2. 8. Mức độ phù hợp của các chính sách nhà nước về quản lý cơ sở
GDCYTNN 94

Bảng 2. 9: Đánh giá về quy trình kiểm tra và đánh giá các cơ sở GDCYTNN
100

Bảng 2. 10: Những mong đợi về điều kiện học tập và rèn luyện tại các cơ sở
GDCYTNN của phụ huynh và học sinh 107


Bảng 3. 1: Kết quả tổng hợp ý kiến của các đối tượng về tính cấp thiết của các
biện pháp 142


Bảng 3. 2: Kết quả lượng hoá đánh giá của các nhóm đối tượng về tính cấp
thiết của các biện pháp 143

Bảng 3. 3: Kết quả tổng hợp ý kiến của các đối tượng đánh giá về tính khả thi
của các biện pháp 145

Bảng 3. 4: Kết quả lượng hoá đánh giá của các đối tượng về tính khả thi 146

Bảng 3. 5: Sự thay đổi về nhu cầu tìm hiểu đường lối, chủ trương của Đảng,
Nhà nước về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực GD 149

Bảng 3. 6: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin về về
chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về hợp tác đầu tư với nước ngoài
trong lĩnh vực giáo dục 150

Bảng 3. 7: So sánh số vụ việc tại các cơ sở GDCYTNN năm 2009 và 2010 151

viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2. 1. Các sơ đồ cây vấn đề về quản lý nhà nước về giáo dục đối với các
cơ sở GDCYTNN theo phân cấp quản lý ở cấp tỉnh 104


Sơ đồ 3.1. Qui trình quản lý cơ sở GDCYTNN 130

ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2. 1. Tỷ lệ các loại hình cơ sở GDCYTNN 68

Biểu đồ 2. 2. Tỷ lệ các cấp học hiện có tại các cơ sở GDCYTNN 69

Biểu đồ 2. 3. Trình độ học vấn của giáo viên tại các cơ sở GDCYTNN 72

Biểu đồ 2. 4. Chương trình đào tạo tại các cơ sở GDCYTNN 74

Biểu đồ 2. 5. Đánh giá về dịch vụ giáo dục khác của các cơ sở GDCYTNN 75

Biểu đồ 2. 6. Đánh giá của cán bộ quản lý về chế độ làm việc tại cơ sở
GDCYTNN 77

Biểu đồ 2.7. Đánh giá của giáo viên về chế độ làm việc tại các cơ sở
GDCYTNN 77

Biểu đồ 2. 8. Giấy tờ pháp lý liên quan của các giáo viên người nước ngoài tại
các cơ sở GDCYTNN 78

Biểu đồ 2. 9 Mức độ thường xuyên tổ chức các hoạt động đánh giá chuyên
môn giáo viên tại các cơ sở GDCYTNN trong địa bàn Hà Nội 79

Biểu đồ 2. 10. Mức độ minh bạch trong quản lý tài chính tại cơ sở GDCYTNN
80

Biểu đồ 2. 11. Cách thức đánh giá kết quả giảng dạy và học tập tại cơ sở
GDCYTNN 81

Biểu đồ 2. 12. Đánh giá mức độ phù hợp của cách thức đánh giá kết quả giảng

dạy và học tập tại GDCYTNN từ quan điểm của các cán bộ quản lý cấp nhà
nước 83

Biểu đồ 2. 13. Mức độ chấp hành các chính sách quản lý nhà nước của các cơ
sở GDCYTNN 99

Biểu đồ 2. 14. Biểu đồ thể hiện về kiến thức và kỹ năng học sinh thu nhận
được từ các cơ sở GDCYTNN 108




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Tính quy định của xã hội đối với giáo dục là một trong những quy luật
quan trọng của quá trình phát triển giáo dục.Theo đó, giáo dục luôn mang tính
lịch sử cụ thể, tính dân tộc và tính quốc tế, tính thời đại.
Sự phát triển giáo dục của mỗi quốc gia không chỉ làm gia tăng bản sắc
văn hoá của dân tộc đó mà còn hướng đến những đỉnh cao của giáo dục nhân
loại. Tính quốc tế, tính thời đại của giáo dục phù hợp với xu thế hội nhập
quốc tế về giáo dục. Tuy nhiên, tốc độ và quy mô của quá trình đó phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phát triển giáo dục của mỗi quốc gia.
Mặt khác, điều quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục là nền
giáo dục của quốc gia “một mặt phải vận động, phát triển theo xu hướng phát
triển chung của giáo dục nhân loại, mặt khác phải giữ gìn và phát huy được
bản sắc văn hóa của dân tộc mình” [66, tr. 14].
Việt Nam gia nhập WTO không chỉ thuần tuý là tác động của quá trình
toàn cầu hoá, mà còn xuất phát từ yêu cầu nội tại của bản thân xã hội Việt
Nam trong xu thế hiện nay. Với tư cách là thành viên của tổ chức thương mại

thế giới, mỗi quốc gia thành viên của tổ chức này bắt buộc phải thực hiện các
cam kết thương mại. Giáo dục là một trong số các dịch vụ mà các nước tham
gia WTO sẽ cung ứng tự do với nhau. Trong bối cảnh này, giáo dục không
thuần tuý chỉ là một hình thái thuộc lĩnh vực tư tưởng - ý thức hệ, với tư cách
là phương thức truyền đạt và chuyển giao văn hoá nhân loại và dân tộc của
các thế hệ trước cho các thế hệ đang lớn lên nhằm dựng xây xã hội mới mà
còn là một con đường hữu hiệu phục vụ cạnh tranh kinh tế phạm vi toàn cầu
mang tính chất thương mại. Hội nhập quốc tế về giáo dục và thực hiện cam
kết về dịch vụ giáo dục trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thương mại các
dịch vụ - GATS, một mặt tạo cho giáo dục của các nước đang phát triển nhiều
cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển giáo dục
của các nước này. Cụ thể là:1) Các nước phát triển đang tích cực khai thác


2
tính chất tự do thương mại để xuất khẩu GD nhằm lợi ích lợi nhuận kinh tế; 2)
Thu hút nhân tài, gây nạn “chảy máu chất xám” đối với nước kém phát triển;
3) Mở rộng thị phần trong thị trường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các
dự án đầu tư kinh tế –chuyển giao công nghệ vào nước nhận nhập khẩu cả GD
và kinh tế; 4) Truyền bá văn hoá - lối sống đối với các nước nhập khẩu GD;
5) Với mục tiêu đẩy nhanh thương mại hoá GD; WTO, WB, IMF khuyến
khích áp dụng chủ nghĩa tự do mới, một mặt giảm đầu tư công cộng vào
trường công lập mà thay thế bằng tư nhân hóa, tự do cạnh tranh trong dịch vụ
giáo dục áp dụng trong mỗi nước TBCN, và do vậy nó tác động đến quyền lợi
được học tập của đa số dân cư, tạo ra bất bình đẳng mới trong GD giữa thanh,
thiếu niên nói chung, cộng đồng đa số dân cư thuộc tầng lớp lao động và dân
nghèo nói riêng [33]; [77].
1.2. Cơ cấu hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc
tế đã có những thay đổi sâu sắc tất yếu đòi hỏi phải có những cơ chế quản lý
giáo dục tương ứng. Tại các nước phát triển trên thế giới và các nước trong

khu vực, các cơ sở giáo dục đào tạo có hợp tác, đầu tư của nước ngoài rất phổ
biến. Tại Singapore, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, nhiều trường quốc tế
(The International Schools) đã được thành lập. Chương trình giảng dạy
thường là của Anh, Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Pháp v.v… Ngôn ngữ dạy và học chủ
yếu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Chính phủ các nước đều có những chính
sách, quy định cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển các trường quốc
tế và các cơ sở giáo dục đào tạo có sử dụng chương trình tiên tiến của nước
ngoài, sử dụng giáo viên nước ngoài, góp phần quan trọng trong việc đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ năng lực trong môi trường cạnh tranh
toàn cầu. Các trường quốc tế, các cơ sở giáo dục đào tạo có hợp tác, đầu tư
của nước ngoài còn gián tiếp nâng cao chất lượng giáo dục của các nước và là
hình mẫu cho các quốc gia khi muốn xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc
tế và khu vực [85]; [93].


3
1.3. Với phương châm Việt Nam muốn làm bạn và hợp tác với tất cả các nước
trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, đất nước
ta đã có bước khởi đầu vững chắc trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trong
tiến trình đó, giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước xác định là
“quốc sách hàng đầu”. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của
Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện cơ
chế chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động
viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng;
khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập,
tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế trong giáo dục, đào tạo” [28, tr. 557].
Công cuộc đổi mới kinh tế với nội dung chủ yếu là chuyển sang kinh tế
thị trường mở cửa định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian qua
đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Một trong những đóng góp quan

trọng vào thành tựu đó là huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài
nói chung và vào lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng. Luật đầu tư của Việt
Nam hiện nay khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục
đào tạo, từ đó xuất hiện nhiều cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài ở nước ta
trong thời gian gần đây, nhất là khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới.
Thực tiễn quản lý các cơ sở GDCYTNN thời gian vừa qua cho thấy:
mặc dù nhà nước ta đã ban hành một số văn bản về quản lý nhà nước đối với
các cơ sở GDCYTNN như: Luật Giáo dục 2005 (Điều 107); Nghị định số
06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 03 năm 2000 của Chính phủ về việc hợp tác
đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo,
nghiên cứu khoa học; Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm
2001 của Chính phủ quy định về việc thành lập và hoạt động của các cơ sở
văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 14/2005/TTLT-
BGD&ĐT-BKH&ĐT ngày 14 tháng 4 năm 2005 của Liên Bộ Giáo dục và


4
Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số
06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 03 năm 2000 của Chính phủ; Thông tư số
15/2003/TT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày
04 tháng 05 năm 2001 của Chính phủ; tuy nhiên, các văn bản trên chưa thực
sự tạo ra hành lang pháp lý phù hợp nhằm tận dụng tối đa mặt tích cực và hạn
chế những mặt tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục, đặc biệt
chưa qui định chặt chẽ và cụ thể thẩm quyền và trách nhiệm quản lý các cơ sở
GDCYTNN. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước đối với
các cơ sở GDCYTNN và để xảy ra những vấn đề hết sức phức tạp gây thiệt
hại lớn cho người học và cộng đồng. Ngày 24 tháng 12 năm 2010 Chính phủ
ban hành Nghị định 115/2010/NĐ-CP về Quy định trách nhiệm quản lý nhà

nước về giáo dục. Tại cấp tỉnh, thành phố theo nghị định này, tại điều 6 khoản
5 có qui định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục thì ủy ban tỉnh có
trách nhiệm cho phép thành lập các trung tâm tin học và các cơ sở khác do đó
các cơ sở GDCYTNN là việc mới, là các cơ sở giáo dục khác nên chưa có các
văn bản giao trách nhiệm cụ thể cho cơ quan nào giúp UBND Thành phố
quản lý, vì vậy trách nhiệm chưa thuộc về cơ quan nào.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, nơi hệ thống các trường
quốc tế và các trường có yếu tố nước ngoài đang phát triển nhanh, Sở Giáo
dục và Đào tạo đã có những đề xuất bước đầu một số kiến nghị với Ủy ban
Nhân dân thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành một số chính sách
nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với loại hình này.
Những phân tích lý luận và thực tiễn trên cho thấy, quá trình hội nhập
quốc tế về giáo dục đã xuất hiện các mô hình giáo dục mới nên đặt ra những yêu
cầu mới khó khăn và phức tạp đối với công tác quản lý nhà nước về giáo dục.
Một trong các lĩnh vực của quản lý là xây dựng các chính sách quản lý, và các
công cụ để quản lý các cơ sở GDCYTNNtrong bối cảnh hội nhập quốc tế là
một công việc cấp bách đối với quản lý nhà nước về giáo dục hiện nay ở Việt


5
Nam, đặc biệt ở cấp tỉnh, thành phố nơi có trách nhiệm quản lý trực tiếp các
đơn vị này. Đó cũng là lý do của việc nghiên cứu đề tài luận án “Quản lý nhà
nước cấp tỉnh đối với các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục đối với
các cơ sở GDCYTNN theo phân cấp quản lý cho cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các cơ sở này trong bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục có yếu tố nước
ngoài thuộc phạm vi phân cấp quản lý cho cấp tỉnh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở GDCYTNN
thuộc phạm vi phân cấp quản lý cho cấp tỉnh.
4. Các câu hỏi nghiên cứu
1) Những vấn đề lý luận và thực tiễn nào cần phải được nghiên cứu nhằm
tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục đối với cơ sở GDCYTNN thuộc
phạm vi phân cấp quản lý cho cấp tỉnh ở Việt Nam?
2) Vấn đề tồn tại trong quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở
GDCYTNN thuộc phạm vi phân cấp quản lý cho cấp tỉnh ở Việt Nam hiện
nay là gì? (Tại sao cần đặt vấn đề về việc tăng cường quản lý nhà nước về
giáo dục đối với cơ sở GDCYTNN thuộc phạm vi phân cấp quản lý cho cấp
tỉnh trong bối cảnh phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay?). Cụ thể là:
- Kết quả nghiên cứu lý luận và xu hướng phát triển của các cơ sở
GDCYTNN ở Việt Nam có khẳng định tính tất yếu về sự phát triển các loại
hình cơ sở giáo dục này ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hay
không? Nếu có, vị trí của chúng trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân


6
như thế nào. Nhu cầu quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục này như
thế nào?
- Những rào cản đối với sự phát triển của các cơ sở GDCYTNN ở Việt
Nam hiện nay là gì? Có những rào cản nào thuộc về bộ máy và cơ chế quản lý
hiện hành?
3) Điều kiện cụ thể để thực thi những biện pháp quản lý nhà nước về giáo
dục đối với các cơ sở GDCYTNN thuộc phạm vi phân cấp quản lý cho cấp
tỉnh ở Việt Nam là gì?
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

5.1. Về nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn
cấp tỉnh, trong đó nghiên cứu sâu về chính sách và các công cụ quản lý triển
khai chính sách quản lý giáo dục đối với các cơ sở giáo dục có yếu tố nước
ngoài, bao gồm các trường mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, trung tâm
tin học ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài.
5.2. Về địa bàn nghiên cứu
Các nghiên cứu thực tiễn chủ yếu được triển khai tại thành phố Hà Nội,
tham khảo thêm ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi hệ thống các cơ sở giáo dục có
yếu tố nước ngoài phát triển.
6. Giả thuyết khoa học
Quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở GDCYTNN trên địa
bàn cấp tỉnh ở Việt Nam hiện còn nhiều bất cập cả về tổ chức bộ máy lẫn cơ
chế quản lý, đặc biệt là về chính sách và các công cụ quản lý triển khai chính
sách. Nếu có các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục đối với
các cơ sở GDCYTNN trên địa bàn cấp tỉnh theo hướng kiện toàn bộ máy quản
lý, hoàn thiện hệ thống chính sách và nâng cao chất lượng nhân lực trong bộ
máy quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở GDCYTNN thì hệ thống


7
các cơ sở GDCYTNN ở Việt Nam sẽ phát triển thuận lợi, đáp ứng các yêu
cầu của pháp luật và mục tiêu giáo dục của Việt Nam.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về QLNN về giáo dục, QLNN trong hợp
tác quốc tế về giáo dục trong đó có QLNN đối với cơ sở GDCYTNN trong bối
cảnh hội nhập quốc tế và trong khuôn khổ các quy định của Hiệp định chung
về Thương mại các dịch vụ; xây dựng khung lý thuyết và các tiêu chí để đánh
giá các chính sách QLNN đối với các cơ sở GDCYTNN; tổng kết kinh nghiệm
quốc tế về QLNN trong hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo để rút ra bài học

kinh nghiệm vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
7.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển các cơ sở GDCYTNN ở Việt
Nam, thực trạng quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các cơ sở giáo dục loại
hình này. Minh họa bởi nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hà Nội.
7.3. Đề xuất biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục đối với các
cơ sở GDCYTNN trên địa bàn cấp tỉnh ở Việt Nam trong môi trường hội nhập WTO.
7.4. Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất trong luận án.
8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận và tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh về phát triển giáo dục, quản lý giáo dục trong điều kiện hiện nay.Các
tiếp cận trong nghiên cứu luận án là:
- Tiếp cận xu thế toàn cầu hoá để giáo dục phát triển vừa bảo đảm tính
dân tộc, vừa thể hiện được yêu cầu quốc tế hoá.
- Tiếp cận thị trường, giải quyết vấn đề phát triển giáo dục trong mối
quan hệ thị trường trong nước với thị trường thế giới.


8
- Tiếp cận thực tiễn sự phát triển các loại hình giáo dục ở các nước trong
khu vực ASIAN và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như các hình
thức dịch vụ giáo dục theo quan điểm thương mại hoá giáo dục của WTO.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu
1) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
hoá, so sánh những tư liệu đã có về chính sách quản lý nhà nước để xây dựng
khung lý thuyết và các khái niệm công cụ của vấn đề nghiên cứu.
2) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.

Thiết kế các phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin theo nhiệm vụ và mục
tiêu nghiên cứu.
Các thông tin cần thu thập qua phương pháp này gồm:
- Thông tin về thực trạng QLNN đối với các cơ sở GDCYTNN
- Thông tin đánh giá về chính sách QLNN đối với các cơ sở GDCYTNN
- Thông tin đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp hoàn thiện
chính sách QLNN đối với các cơ sở GDCYTNN
Các phiếu trưng cầu ý kiến được thực hiện trên các đối tượng
- Lãnh đạo các cơ quan QLNN về giáo dục ở trung ương và địa phương.
- Lãnh đạo, giáo viên các cơ sở GDCYTNN
- Phụ huynh học sinh và một số đối tượng liên quan khác
Điều tra được thực hiện với mẫu ngẫu nhiên theo danh sách mẫu được lập từ
dữ liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.
+ Phương pháp chuyên gia: Lựa chọn và đề nghị một số chuyên gia để
tham gia cung cấp thông tin về một số vấn đề:
- Tiêu chí đánh giá chính sách giáo dục
- Kết quả đánh giá chính sách QLNN đối với các cơ sở GDCYTNN
- Tính cấp thiết của các biện pháp hoàn thiện chính sách QLNN đối với
các cơ sở GDCYTNN


9
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của Thành
phố Hà Nội về công tác QLNN đối với các cơ sở GDCYTNN
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các văn bản chính sách
về QLNN đối với các cơ sở GDCYTNN
+ Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá chính sách:
Sử dụng các phương pháp ngoại suy, phương pháp phân tích các tham số như
tham số triển khai, tham số tổ chức và phân tích các liên đớiv.v… .
+ Các phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các

số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác.
9. Những luận điểm bảo vệ
1. Phát triển các cơ sở GDCYTNN và tăng cường quản lý nhà nước về giáo
dục đối với các cơ sở giáo dục này là một tất yếu trong tiến trình Việt Nam
gia nhập WTO.
2. Hệ thống các cơ sở GDCYTNN ở Việt Nam phát triển nhanh, mạnh trong
thời gian qua (đặc biệt là ở các thành phố lớn), tuy nhiên việc quản lý nhà
nước về giáo dục đối với các cơ sở này trên địa bàn cấp tỉnh còn nhiều bất cập
cả về tổ chức bộ máy lẫn cơ chế quản lý, đặc biệt là về chính sách và các công
cụ quản lý triển khai chính sách.
3. Để tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở GDCYTNN
cần phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp theo hướng kiện toàn bộ máy
quản lý, hoàn thiện hệ thống chính sách và nâng cao chất lượng nhân lực
trong bộ máy quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDCYTNN thuộc phạm vi
phân cấp quản lý cho cấp tỉnh ở Việt Nam.
10. Những đóng góp mới của luận án
10.1. Về lý luận
- Góp phần hệ thống hoá và phát triển lý luận QLNN về giáo dục, QLNN
trong hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo bằng việc nghiên cứu chính sách
QLNN đối với các cơ sở GDCYTNN.


10
- Đề xuất nội dung và các tiêu chí đánh giá chính sách giáo dục vận dụng
trong đánh giá chính sách QLNN đối với các cơ sở GDCYTNN.
10.2. Về thực tiễn
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLNN về giáo dục đối với cơ sở
GDCYTNN ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, phát hiện được những vấn
đề cần giải quyết nhằm tăng cường hiệu lực của QLNN về giáo dục đối với cơ
sở GDCYTNN ở Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng QLNN đối với cơ sở GDCYTNN ở Việt Nam và đề
xuất được các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục đối với các
cơ sở GDCYTNN thuộc phạm vi phân cấp quản lý cho cấp tỉnh ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể áp dụng trong các cơ sở giáo
dục khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường năng lực cạnh tranh
của các trường học Việt Nam đồng thời góp phần cung cấp các căn cứ khoa
học cho công tác xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam.
11. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án được trình bày trong 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ
sở giáo dục có yếu tố nước ngoài theo phân cấp quản lý cho cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở giáo
dục có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
Chương 3: Biện pháp tăng cường quản lí nhà nước cấp tỉnh đối với các cơ
sở giáo dục có yếu tố nước ngoài.


11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHO CẤP TỈNH
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Mặc dù là một khoa học non trẻ nhưng do nhu cầu thực tiễn nên khoa
học quản lý nói chung, lý luận về quản lý giáo dục nói riêng có sự phát triển
nhanh, mạnh trong giai đoạn từ thế kỷ 18 đến nay. Theo đó, các công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này tương đối phong phú. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm
vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài luận án, luận án tập chung hệ thống,
phân tích những công trình nghiên cứu tiêu biểu trực tiếp liên quan đến vấn đề
quản lý nhà nước về giáo dục và các công cụ của quản lý nhà nước về giáo

dục đối với cơ sở GDCYTNN, đặc biệt là những nghiên cứu về chính sách
giáo dục thuộc lĩnh vực này.
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra ở các quốc gia với tốc độ và quy mô
khác nhau, tuy nhiên, những vấn đề về quản lý nhà nước đối với giáo dục
trong bối cảnh này đều được các quốc gia quan tâm nghiên cứu.
Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, tại Trung Quốc không chỉ dẫn đến sự
biến đổi sâu sắc về xã hội mà còn kéo theo sự tiến bộ nhanh chóng về khoa
học kỹ thuật, giáo dục [69]. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận định “ Sự
thua kém về kinh tế của Trung Quốc so với các nước phát triển chủ yếu thể
hiện ở sự thu kém về trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, cũng tức là thua
kém về giáo dục đào tạo nhân tài” [36, tr. 170]. Để nâng cao năng lực cạnh
tranh toàn cầu của Trung Quốc trước những thách thức của nền kinh tế tri
thức, hệ thống giáo dục đã được điều chỉnh lại để phù hợp với tình hình mới
nhất là sau khi Trung Quốc ra nhập WTO. Kể từ năm 1990, các nhà khoa học
giáo dục Trung Quốc đã nghiên cứu đề xuất với chính phủ ban hành một số
văn bản pháp lý điều chỉnh giáo dục xuyên quốc gia, văn bản pháp lý quan
trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục xuyên quốc gia đó là


12
Luật giáo dục của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được ban hành năm
1995, trong đó khuyến khích sự trao đổi hợp tác với nước ngoài trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo. Dựa trên đạo luật này, hai văn bản liên quan đến giáo
dục xuyên quốc gia đã được ban hành đó là:” Các qui định tạm thời về cơ chế
hợp tác Trung Quốc- Nước ngoài trong điều hành các cơ sở đào tạo” được
ban hành bởi Ủy ban nhà nước về giáo dục SEC vào năm 1995 và “Qui chế
của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về cơ chế hợp tác Trung Quốc -
Nước ngoài trong điều hành các cơ sở đào tạo”[69]. Trong các văn bản này
Trung Quốc qui định rõ về các điều kiện thành lập các trường có yếu tố nước

ngoài, trách nhiệm của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và
các loại trường, các cấp học, các ngành học mà các trường dạng này được
phép thành lập và các vấn đề quản lý chất lượng giáo dục nhằm đào tạo nhân
tài nhiều lĩnh vực để xây dựng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Ở Thái Lan hiện nay có tới 107 trường quốc tế, chủ yếu là học theo
chương trình của Anh và Mỹ [52]; [92]; [94]. Cách đây 8 năm, số trường kiểu
này chỉ có 30. Xu hướng này được cổ vũ bởi sự toàn cầu hóa, với sự xuất hiện
của hàng loạt công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào Thái Lan và khu vực trong
những năm 1990. Thái Lan cũng là nước đầu tiên trong khu vực nới lỏng các
quy định về giáo dục quốc tế, ngay từ đầu những năm 90, cho phép các
trường này tuyển tới 50% học sinh là người địa phương. Chính phủ Thái Lan
ngay từ khi đó rất chú trọng và thấu hiểu nhu cầu "tạo ra những con người có
tầm nhận thức quốc tế" mà vẫn mang bản sắc dân tộc Thái. Phụ huynh cũng
mong muốn con em mình có điều kiện tiếp xúc với những chương trình ngoài
phạm vi quốc gia, giúp học sinh tự tin và vượt trội hơn trong môi trường hội
nhập quốc tế và toàn cầu hoá. "Ngày càng nhiều bậc phụ huynh hiểu rằng các
kỹ năng mà con họ cần nhiều hơn việc chỉ nghe đọc chính tả". Các trường này
khẳng định họ sẽ đào tạo học sinh với chất lượng quốc tế, trong khi vẫn duy
trì bản sắc Thái. Nhưng làm được điều đó không phải là dễ dàng. Trường
Harrow có 5 giờ học tiếng Thái mỗi tuần, và nhiều trường khác rất chú trọng


13
đến việc tổ chức những ngày lễ của người địa phương. Tuy nhiên, cần thừa
nhận rằng việc giáo dục theo chuẩn quốc tế ở đây luôn song hành với câu hỏi
"bản sắc Thái sẽ nhượng bộ tính quốc tế đến mức nào?". Một vấn đề được
quan tâm của các cơ quan quản lý giáo dục là chất lượng đào tạo nhằm bảo
đảm quyền lợi của học sinh.
Năm 2007 Thái Lan ban hành Luật Giáo dục Phổ thông Tư thục, trong đó
bao gồm cả việc quản lý các trường phổ thông quốc tế. Luật này có một số

quy định đối với các trường quốc tế. Nhìn chung, ở Thái Lan, “sự mất cân
đối trong hệ thống văn bản đối với giáo dục tư nhân sẽ dần được loại bỏ và
các cơ sở giáo dục tư nhân sẽ được phép hình thành cấu trúc kinh doanh của
mình nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ” [36, tr. 217].
Trong xu thế hội nhập quốc tế, Singapore [36] đã tuyên bố sẽ là một trong
gần một trăm thành phố trên thế giới sẽ là thành phố “toàn cầu hoá” sớm nhất.
Để chuẩn bị chocon người đáp ứng yêu cầu toàn cầu hoá, Singapore chủ
trương chuyển hệ thống giáo dục từ sử dụng tiếng Hoa sang sử dụng tiếng
Anh là chủ yếu và mời 10 trường đại học hàng đầu thế giới mở cơ sở đào tạo
ở Singapore để giúp đất nước này có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tại Indonesia [36], bên cạnh những trường thuần túy quốc tế, đã xuất
hiện khái niệm “Chuẩn giáo dục quốc tế”, theo đó các tiêu chí chuẩn quốc tế
được xem xét trên những khía cạnh: kiểm định, chương trình, qui trình dạy
và học, đánh giá, giáo viên, hiệu trưởng, nguồn lực và tài chính. Từng khía
cạnh này được mô tả kỹ bởi hệ thống các chỉ số cụ thể, chẳng hạn một
trường được cho là đáp ứng chuẩn giáo dục quốc tế về mặt kiểm định, nó
phải “được kiểm định bởi một tổ chức kiểm định nhà trường của bất kỳ một
quốc gia thành viên OECD”.
Do thể chế chính trị và phương pháp tổ chức quản lý giáo dục của các
quốc gia có nhiều khác biệt nên những nghiên cứu về quản lý nhà nước về
giáo dục rất đa dạng. Điểm chung của các nghiên cứu về quản lý nhà nước về


14
giáo dục là chú trọng nghiên cứu, đánh giá về các công cụ quản lý nhà nước
về giáo dục với mong muốn tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện các công cụ
này. Một trong những công cụ đó là chính sách giáo dục.
Nghiên cứu về chính sách được triển khai rộng rãi và thu được những
kết quả khả quan khi nhu cầu xây dựng chiến lược phát triển của các quốc gia
trở nên cấp bách [86]; Các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực nghiên cứu này là:

Guba (1984), Hogwood and Gunn (1984), Jenning (1997), Haddad (1994),
Crane (1982), Harman (1984). Các công trình nghiên cứu về chính sách của
các tác giả này cho thấy:
1) Khái niệm chính sách được hiểu một cách rất mềm dẻo, nó bao gồm từ
những quyết định ngắn hạn đến những quyết định có tính chiến lược nhưng
đều có ảnh hưởng đến tổ chức và quốc kế dân sinh.
2) Có nhiều lý thuyết và mô hình chính sách khác nhau như: lý thuyết thương
lượng, lý thuyết nhóm tinh hoa, mô hình duy lý, mô hình thay đổi từ từ, mô
hình lợi ích, mô hình tổ chức, mô hình quá trình, mô hình bất định
3) Mặc dù khái niệm chính sách và các lý thuyết mô hình chính sách là phức
tạp, nhưng những đặc điểm chính của chính sách được thống nhất là:
- Sự hình thành chính sách như một quá trình động. Tính năng động của
chính sách có thể thấy trong suốt quá trình triển khai chính sách chứ không
chỉ trong một thời điểm lựa chọn nào đó hoặc trong một vài nghiên cứu
trường hợp cụ thể nào.
- Quá trình chính sách cho phép xác định và nghiên cứu tác động qua lại
không chỉ giữa những các giai đoạn của toàn bộ quá trình mà còn cả giữa các
tổ chức tham gia trong quá trình cũng như giữa các tổ chức ở bên ngoài môi
trường xã hội và kinh tế rộng lớn hơn.

×