Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Tổ chức quản lý công tác thông tin - thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu của kiểm định chất lượng đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 139 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM




BÙI THỊ THU HƯƠNG


TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO




LUẬN VĂN THẠC SĨ







Hà Nội - 2007





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM


BÙI THỊ THU HƯƠNG

TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU CỦA KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đặng Xuân Hải



Hà Nội - 2007




MC LC


Trang

M U
1
1. Lý do la chn ti
1
2. Mc ớch nghiờn cu:
3
3. Nhim v nghiờn cu:
3
4. i tng v khỏch th nghiờn cu:
3
5. Gii thuyt khoa hc:
3
6. í nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
4
7. Ph-ơng pháp nghiên cứu:
4
8. Giới hạn của đề tài:
6
9. Cấu trúc của luận văn:
7
CHNG 1 : C S Lí LUN CA VN NGHIấN CU
8
1.1. Vi nột v lch s nghiờn cu vn
8
1.2. Nhng khỏi nim c bn
10
1.2.1. Qun lý v chc nng qun lý
10
1.2.2 Khỏi nim T chc hot ng
17

1.2.3. Thụng tin - Th vin
19
1.2.4. Cht lng o to v Kim nh cht lng trng i
hc
22
1.3. C s lý lun t chc v qun lý cụng tỏc Thụng tin - Th
vin trong trng i hc
27
1.3.1.Vai trũ ca Trung tõm Thụng tin - Th vin trong trng
i hc
27
1.3.2. c im ca hot ng Thụng tin - Th vin trong trng
i hc
28
1.3.3. Yờu cu t chc qun lý cụng tỏc thụng tin - th vin
31
1.3.4. Ni dung t chc qun lý cụng tỏc thụng tin - th vin
1.4. Yờu cu ca Kim nh cht lng o to i vi cụng tỏc
thụng tin - th vin
31

1.4.1.Vn Kim nh cht lng i vi n v c s - i hc
Quc gia H Ni:
33
1.4.2. Nhng yờu cu ca Kim nh cht lng i vi Trung
tõm Thụng tin - Th vin
35
Kt lun chng 1
37
Chng 2: Thực trạng hoạt động của trung tâm thông tin

- th- viện, Đại học quốc gia hà nội
40
2.1. Thc trng trin khai qui trỡnh nghip v th vin ti
Trung tõm Thụng tin- Th vin, i hc Quc gia H Ni.
40


2.2. Thc trng t chc v qun lý Thụng tin - Th vin, i
hc Quc gia H Ni.
2.2.1. Thc trng thc hin cỏc tiờu chớ - tiờu chun kim nh
cht lng i vi Trung tõm Thụng tin - Th vin, i hc
Quc gia H Ni.
40
2.2.2. ỏnh giỏ mc ỏp ng yờu cu ca Trung tõm Thụng
tin - Th vin, i hc Quc gia H Ni hin nay.
60
2.2.3. ỏnh giỏ mc ỏp ng yờu cu ca Trung tõm Thụng
tin- Th vin, i hc Quc gia H Ni hin nay so vi yờu cu
ca Kim nh cht lng o to i hc Quc gia H Ni.
63
Kt lun chng II
76
Chng 3: Những giải pháp cải tiến công tác tổ chức và
quản lý thông tin- th- viện nhằm đáp ứng yêu cầu của
kiểm định chất l-ợng đào tạo ở đại học quốc gia hà nội
78
3.1. Nguyờn tc la chn bin phỏp
78
3.2. Nhng bin phỏp c th
81

3.2.1. Nhúm bin phỏp nõng cao nhn thc v Vn húa cht
lng ca i ng cỏn b Trung tõm Thụng tin - Th vin.
81
3.2.2. Nhúm bin phỏp t chc thu thp minh chng v hon
thin quy trỡnh t chc qun lý theo yờu cu kim nh cht
lng.
83
3.2.2.1. Xỏc nh v xõy dng cỏc tiờu chớ v tiờu chun liờn
quan
83
3.2.2.2. Xõy dng quy trỡnh v thc hin quy trỡnh t chc qun
lý theo yờu cu kim nh.
86
3.2.2.3. Thu thp v lu tr minh chng.
94
3.2.2.4. X lý, ỏnh giỏ kt qu kim nh iu chnh cho hot
ng ln sau.
96
3.2.2.5. Hỡnh thnh mt b phn m bo cht lng ca Trung
tõm Thụng tin - Th vin, i hc Quc gia H Ni.
97
3.2.3. Nhúm bin phỏp duy trỡ v phỏt trin kt qu kim nh
cht lng i vi Trung tõm Thụng tin - Th vin, i hc
Quc gia H Ni.

3.3. Kho nghim tớnh cn thit v tớnh kh thi ca cỏc bin
phỏp ci tin cụng tỏc t chc v qun lý thụng tin - th vin
nhm ỏp ng yờu cu ca kim nh cht lng o to i
hc Quc gia H Ni
100

KT LUN V KHUYN NGH
104
TI LIU THAM KHO
108
PH LC



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong thời đại thông tin, khối lƣợng tri thức mà con ngƣời tiếp nhận
để học tập và làm việc là rất lớn. Đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, những tri
thức đó đến với ngƣời dạy, ngƣời học và nghiên cứu khoa học từ nhiều
nguồn khác nhau: từ nhà trƣờng, từ gia đình, từ xã hội. Để có đƣợc một
“lƣợng” tri thức nhất định cho mình, ngoài việc học tập ở trƣờng, các cá
nhân phải tự học hỏi, tự trang bị cho mình các kiến thức cần thiết phục vụ
việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt trong điều kiện hiện nay,
các trƣờng đại học đang triển khai việc đào tạo theo tín chỉ, theo đó ngƣời
học phải tăng cƣờng thời gian tự học, điều này lại càng tăng thêm vai trò
của thƣ viện trong việc đảm bảo chất lƣợng đào tạo.
Thƣ viện chính là công cụ truyền bá tri thức một cách tĩnh lặng, là
nơi truyền tải thông tin một cách nhẹ nhàng, nhƣng có tác động và hiệu quả
to lớn, không chỉ là hình thức cho ngƣời đọc mƣợn một cuốn sách, hay
cung cấp một sản phẩm thông tin, mà nhiệm vụ (nội dung) của thƣ viện
chính là sự chuyển tải những tri thức đối với ngƣời đọc những thông tin cần
thiết và bổ ích trong việc tự học tập của mỗi ngƣời.
Để đảm bảo chất lƣợng đào tạo, tháng 12/2004, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ban hành Quy định tạm thời về kiểm định chất lƣợng trƣờng đại học.
Năm 2005, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng ban hành một bộ tiêu chuẩn

kiểm định chất lƣợng trƣờng đại học riêng. Trong đó, chất lƣợng của hoạt
động thông tin- thƣ viện là một trong 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng
trƣờng đại học (tại tiêu chuẩn 9 - Thƣ viện, trang thiết bị học tập và cơ sở
vật chất khác). Ngoài ra, còn có Bộ tiêu chuẩn của AUN (Mạng lƣới đại học


2
ASEAN), cũng có tiêu chí về Thƣ viện tại Mục 4.2 (Tự đánh giá thực
hành), mục 11 (Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng).
Kiểm định chất lƣợng là một quá trình đánh giá nhằm đƣa ra quyết
định công nhận một trƣờng đại học hay một chƣơng trình đào tạo của nhà
trƣờng đáp ứng các chuẩn mực quy định. Khi đánh giá chất lƣợng đào tạo
của một trƣờng đại học, một trong những nội dung cần đƣợc đánh giá là
chất lƣợng của công tác thông tin - thƣ viện của đơn vị. Ngƣời ta khảo sát
xem đơn vị đã đáp ứng nhƣ thế nào đối với tiêu chí về công tác thông tin -
thƣ viện.
Trong hệ thống thông tin - thƣ viện đại học ở Việt Nam, Trung tâm
Thông tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc thành lập vào tháng 2
năm 1997. Trải qua 10 năm xây dựng và trƣởng thành Trung tâm đã khẳng
định đƣợc vị thế của mình - là thƣ viện hàng đầu trong hệ thống thƣ viện
đại học, đáp ứng yêu cầu đảm bảo thông tin, tƣ liệu cho công tác đào tạo,
nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vừa qua, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành kiểm định một số đơn
vị: Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Trƣờng Đại học Ngoại
ngữ, Khoa Kinh tế (nay là Trƣờng Đại học Kinh tế). Trong báo cáo tự đánh
giá, các đơn vị này đã đề cập đến hoạt động của các phòng tƣ liệu của đơn
vị, đồng thời phản ánh hoạt động của Trung tâm phục vụ công tác đào tạo
của các đơn vị trên. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung tâm vẫn chƣa có một
nghiên cứu chính thức hay báo cáo tổng thể nào đề cập đến công tác kiểm
định chất lƣợng ở Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức
quản lý công tác Thông tin - Thư tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đáp


3
ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo” với mục đích củng cố, phát
huy những thành quả đạt đƣợc, tìm ra những điểm còn hạn chế, xây dựng
các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lƣợng hiện nay của
Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng tổ chức quản lý công tác Trung tâm Thông tin -
Thƣ viện, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu Kiểm định
chất lƣợng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn xác định những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận tổ chức và quản lý công tác của Trung
tâm Thông tin - Thƣ viện.
- Nghiên cứu về thực trạng tổ chức quản lý công tác của Trung tâm
Thông tin - Thƣ viện và mức độ đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lƣợng
hiện nay của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đề xuất những biện pháp tổ chức quản lý công tác của Trung tâm
Thông tin - Thƣ viện đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lƣợng tại Đại học
Quốc gia Hà Nội.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức quản lý công tác
của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lƣợng
hiện nay của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Khách thể nghiên cứu: Tổ chức công tác Trung tâm Thông tin -
Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học:



4
Nếu các biện pháp tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông tin
- Thƣ viện đề ra trong luận văn đƣợc thực hiện một cách triệt để và đồng bộ
thì sẽ góp phần đổi mới hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, Đại
học Quốc gia Hà Nội và đáp ứng đƣợc yêu cầu Kiểm định chất lƣợng hiện
nay của Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa lý luận:
Luận văn hệ thống hóa đƣợc các cơ sở lý luận về tổ chức quản lý
công tác của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trong mối quan hệ với các tiêu
chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lƣợng trƣờng đại học.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể góp phần làm cơ sở khoa học để xây dựng
quy trình tổ chức và quản lý hệ thống Thông tin- Thƣ viện tại Đại học Quốc
gia Hà Nội theo yêu cầu của Kiểm định chất lƣợng trƣờng đại học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận, chủ trƣơng chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội về
tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, về Chất
lƣợng đào tạo và Kiểm định chất lƣợng trƣờng Đại học.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát
Quan sát những biểu hiện về nhận thức, thái độ, cảm xúc và hành vi
trong việc tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện đáp
ứng yêu cầu Kiểm định chất lƣợng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.



5
- Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn Ban Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, giáo viên, sinh viên về
thực trạng tổ chức quản lý công tác và chất lƣợng phục vụ của Trung tâm
Thông tin - Thƣ viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay, những thuận
lợi và khó khăn; quan điểm của các nhà quản lý về tổ chức quản lý công tác
Thông tin- Thƣ viện với các vấn đề cấp thiết hiện nay để đáp ứng yêu cầu
Kiểm định chất lƣợng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phương pháp điều tra viết
Khảo sát ý kiến (qua bảng hỏi) của Ban Lãnh đạo và cán bộ Thƣ viện
về tổ chức quản lý công tác Thông tin - Thƣ viện đáp ứng yêu cầu Kiểm
định chất lƣợng tại Đại học Quốc gia Hà Nội (phụ lục 1,2 và 3).
Khảo sát ý kiến (qua bảng hỏi) cán bộ nghiên cứu, giáo viên và sinh
viên về công tác tổ chức và phục vụ nhu cầu thông tin của Trung tâm Thông
tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội (phụ lục 4).
7.3. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu.
Tổng hợp, xử lý kết quả của các cuộc điều tra, sử dụng các công thức
toán học và chƣơng trình xử lý số liệu SPSS 13.0 trên máy tính để phân tích
số liệu. Các thông số và phép toán thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
 Các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả:
- Tần xuất để xem xét sự phân bố của các giá trị: f
i
= ni/n x 100%
- Điểm trung bình cộng đƣợc dùng để tính điểm đạt đƣợc của từng ý
kiến và của từng nhân tố cũng nhƣ từng kỹ năng thành phần và toàn bộ kỹ
năng.

X
=  x

i
/ n


6
- Độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ phân tán hoặc thay đổi của điểm số
xung quanh giá trị trung bình: x =   (X
i

X
)
2
/n
 Phần thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê sau:
- Phân tích so sánh: Trong nghiên cứu này chủ yếu dùng phép so
sánh giá trị trung bình. Các giá trị trung bình đƣợc coi là khác nhau có ý
nghĩa về mặt thống kê với xác suất p < 0,05. Đối với các phép so sánh của
hai nhóm, chúng tôi sử dụng phép kiểm định T-Test với công thức tính t
cho hai mẫu độc lập nhƣ sau:
t =
X
1
-
X
2
/ S
X
1
-
X

2
Trong đó:
X
1
: Điểm trung bình của phân bố điểm của nhóm 1
X
2
: Điểm trung bình của phân bố điểm của nhóm 2
S
X
1
-
X
2
: Sự khác biệt về độ lệch chuẩn của hai phân bố điểm
Đối với so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên chúng tôi sử
dụng phép phân tích phƣơng sai một yếu tố (ANOVA). Bên cạnh đó chúng
tôi còn sử dụng phƣơng pháp so sánh chéo (Crosstabs).
- Phân tích tƣơng quan nhị biến dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất
giữa hai biến số, nghĩa là sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với
sự biến thiên ở biến số kia nhƣ thế nào.
Công thức tính tƣơng quan Pearson:
R
xy
= ( XY/N) – (
X
)
 
Y



(x)( y)
Trong đó: R
xy
: Tổng của từng điểm X nhân với điểm Y (từng cá
nhân)


7
N: tổng số các cặp điểm (từng cá nhân)

X
: Điểm trung bình của phân bố điểm X

Y
: Điểm trung bình của phân bố điểm Y
x: Độ lệch chuẩn của phân bố điểm X
y: Độ lệch chuẩn của phân bố điểm Y
8. Giới hạn của đề tài:
8.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Do mục đích nghiên cứu đã
đặt ra nên luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức quản lý công tác của Trung
tâm Thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu Kiểm
định chất lƣợng trƣờng đại học.
8.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: chỉ nghiên cứu ở Trung tâm
Thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
8.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt
động Thực của công tác Thông tin - Thƣ viện từ năm 2004 đến nay.
9. Cấu trúc của luận văn:
Mở đầu.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông
tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chƣơng 3: Đề xuất các biện pháp tổ chức quản lý công tác của Trung
tâm Thông tin - Thƣ viện nhằm đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất
lƣợng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kết luận và khuyến nghị.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục (kèm theo)


8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Thƣ viện và vấn đề tổ chức quản lý thông tin - thƣ viện đƣợc các nhà
khoa học trên thế giới và Việt Nam thuộc các chuyên ngành nghiên cứu
dƣới nhiều góc độ khác nhau.
1.1.1.Thế giới:
Trong quá trình hình thành và phát triển, các thƣ viện với tƣ cách nhƣ
là thiết chế xã hội, hiện tƣợng xã hội đƣợc các nhà bác học nghiên cứu. Và
đến đầu thế kỷ XIX (vào khoảng từ 1808-1892), nhà thƣ viện học ngƣời
Đức M.Sretinge lần đầu tiên sử dụng từ “Thƣ viện học”.
Các nhà khoa học ở Liên Xô (trƣớc đây) đã có nhiều công trình
nghiên cứu về khái niệm “Thƣ viện”, “Thƣ viện học”, “Khách thể của thƣ
viện học”, “Đối tƣợng của thƣ viện học” nhƣ: A. Trernhiac, L.B. Khapkina;
Ia.V.Ripin; Parôxki…
Ở Mỹ có một số nhà khoa học đã nghiên cứu một cách công phu và
nghiêm túc về một số vấn đề có tính chất lịch sử hình thành phát triển và
những khía cạnh hoạt động của hệ thống thƣ viện đại học Mỹ. Trong số
những tác giả và những công trình nghiên cứu về vấn đề trên, đáng kể nhất

là những cuốn: The Academic Library của John Budd; The University
Library in the United States (its Origins and Development) của Arthur
Hamlin; Lịch sử mới của nước Mỹ của Eric Foner.
Hơn 30 năm trở lại đây ở các nƣớc phƣơng Tây, đặc biệt là ở Mỹ,
Anh xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu với tên gọi là thƣ viện so sánh
với các đại diện là các tác giả: Ch. Dane, Đ.G. Phoxkét, S.Simsova;


9
M.Macki…Theo các tài liệu Anh, Mỹ thì khái niệm “Thƣ viện học so sánh
và quốc tế” gồm những công việc sau: Tập hợp tƣ liệu sự kiện; Hoạt động
thƣ mục và dịch thuật; Hoạt động trong phạm vi quốc tế; Hoạt động nghiên
cứu khoa học và xuất bản.
1.1.2.Việt Nam:
Tác giả Lê Văn Viết đã có những công trình nghiên cứu khoa học,
những bài báo đề cập đến những vấn đề cơ bản của thƣ viện nhƣ: vị trí của
thƣ viện trong xã hội, các yếu tố cấu thành thƣ viện, chức năng, nhiệm vụ
của thƣ viện, tƣơng lai phát triển của thƣ viện trong điều kiện xã hội thông
tin đến các vấn đề về tổ chức, vận hành của các loại hình thƣ viện khác
nhau ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Huy Chƣơng nghiên cứu “Lịch sử
hình thành và phát triển hệ thống thông tin thƣ viện đại học Mỹ, định hƣớng
vận dụng một số kinh nghiệm vào thƣ viện đại học Việt Nam”. Trong công
trình nghiên cứu này, tác giả vận dụng một số kinh nghiệm của thƣ viện đại
học Mỹ vào quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống thƣ viện đại học
Việt Nam.
Quá trình nghiên cứu tiếp theo ở Đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Đại
học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Huy Chƣơng và nhóm tác giả điều tra nghiên
cứu - Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên
cứu đƣa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thông tin thƣ viện đại học

và xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động trung tâm thông tin - thƣ viện
đại học,
Vấn đề quản lý Trung tâm Thông tin - Thƣ viện đƣợc tác giả Nguyễn
Văn Hành nghiên cứu với đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô


10
hình quản lý Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội” đã
đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục đổi mới mô hình Trung tâm
Thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia.
Tuy nhiên, những công trình khoa học trên đây nghiên cứu những
vấn đề về thƣ viện nói chung, chƣa có nhiều công trình khoa học nào
nghiên cứu vấn đề tổ chức quản lý công tác Thông tin - Thƣ viện, đặc biệt
là vấn đề tổ chức quản lý công tác Thông tin - Thƣ viện đáp ứng yêu cầu
Kiểm định chất lƣợng đào tạo.
1.2. Những khái niệm cơ bản:
Chúng tôi bắt đầu công việc nghiên cứu của mình bằng cách tìm hiểu
nội hàm của một số khái niệm có liên quan tới đề tài, đồng thời là kiến thức
công cụ để nghiên cứu việc tổ chức quản lý công tác Thông tin - Thƣ viện
đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lƣợng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
1.2.1. Quản lý và chức năng quản lý:
1.2.1.1. Khái niệm quản lý:
Trong lịch sử phát triển của loài ngƣời, từ khi có sự phân công lao
động đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức, điều
khiển các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định. Dạng lao động
mang tính đặc thù đó đƣợc gọi là hoạt động quản lý.
Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý vừa là khoa
học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ
mô và vi mô. Đó là những hoạt động cần thiết phải thực hiện khi những con
ngƣời kết hợp với nhau trong các nhóm, các tổ chức nhằm đạt đƣợc những

mục tiêu chung.


11
Theo tác giả Ngô Trung Việt, từ quản lý (management) bắt nguồn từ
chữ Latinh “manus” nghĩa là bàn tay. Theo nghĩa gốc, thực hiện quản lý là
“nắm vững trong tay”, “điều khiển vững tay”. Theo một nghĩa nào đó, quản
lý là một nghệ thuật khiến ngƣời khác phải làm việc.
Thuật ngữ “Quản lý” tiếng Việt với gốc Hán lột tả đƣợc bản chất hoạt
động này trong thực tiễn. Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình
Quản gồm sự coi sóc giữ gìn hệ trạng thái “ổn định”, quá trình Lý gồm sự
sửa sang, sắp xếp đổi mới hệ vào thế “phát triển”. Nếu ngƣời đứng đầu tổ
chức chỉ lo Quản tức là chỉ lo việc coi sóc giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ. Tuy
nhiên, nếu chỉ quan tâm đến việc Lý tức là chỉ lo sắp xếp tổ chức, đổi mới
mà không đặt nền tảng của sự ổn định thì sự phát triển của tổ chức không
bền vững. Trong Quản phải có Lý, trong Lý phải có Quản để động thái của
hệ ở thế cân bằng động: Hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả
trong mối tƣơng tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố
bên ngoài (ngoại lực).
Tùy theo các cách tiếp cận mà ta có các quan niệm khác nhau về
quản lý. Thông thƣờng khi đƣa ra khái niệm quản lý các tác giả thƣờng gắn
với một loại hình quản lý cụ thể:
- F.W. Taylor (Mỹ, 1856 - 1915) đƣợc đánh giá là cha đẻ của thuyết
“Quản lý khoa học”, định nghĩa “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn
ngƣời khác làm và sau đó khiến họ đƣợc hoàn thành công việc tốt nhất và rẻ
nhất”.
- H. Fayol (Pháp, 1841 - 1925) coi quản lý là một loại công việc đặc
thù, ông đã nói về nội hàm của khái niệm nhƣ sau: “Quản lý tức là lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Fayol còn chứng minh đƣợc



12
rằng khoa học quản lý - “quản lý hành chính”, không những cần thiết cho
các tổ chức công nghiệp và hãng kinh doanh mà có thể áp dụng với mọi loại
hình tổ chức, kể cả cơ quan của Chính phủ vì quản lý ở một tổ chức đều có
chung những chức năng trên.
- M.T. Follet (Mỹ, 1868-1933) cho rằng trong công việc quản lý cần
chú trọng tới những ngƣời lao động với toàn bộ đời sống của họ, cả yếu tố
kinh tế lẫn yếu tố tinh thần. Theo Bà “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công
việc đƣợc thực hiện thông qua ngƣời khác”.
- C.I. Barnard (1886-1961) quan tâm đến đối tƣợng quản lý là các cá
nhân con ngƣời đơn nhất và coi tổ chức nhƣ một hệ thống mở tức là nhấn
mạnh đến mối liên hệ hữu cơ giữa các bộ phận với hệ thống, giữa hệ thống
với môi trƣờng đặc thù của tổ chức và đối tƣợng của quản lý không phải là
hoạt động của các cá nhân hoặc bộ phận mà là một hệ thống - tổ chức nhất
định. Do vậy “Quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công việc
chuyên môn duy trì hoạt động của tổ chức”.
Còn theo H.Koontz (ngƣời Mỹ) thì cho rằng: “Quản lý là một hoạt
động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt
đƣợc mục đích của nhóm (tổ chức). Mục đích của mọi nhà quản lý là hình
thành môi trƣờng mà trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của
mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.
Theo O.V. Kozloova: “Quản lý là tính toán, sử dụng các nguồn lực
hợp lý (nhân lực, vật lực) nhằm thực hiện các nhiệm vụ và đạt đƣợc kết quả
tối ƣu về kinh tế xã hội”.


13
Ở nƣớc ta, tác giả Mai Hữu Khuê cho rằng: “Quản lý là sự tác động
có mục đích với tập thể những ngƣời lao động nhằm đạt đƣợc những kết

quả nhất định và mục đích đã định trƣớc”.
- Tác giả Trần Kiểm lại cho rằng: “Quản lý là những tác động có định
hƣớng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tƣợng bị quản lý trong tổ
chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”.
- Theo Nguyễn Quốc Chí: “Quản lý giáo dục là đƣợc hiểu nhƣ việc
thực hành đầy đủ các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra
trên toàn bộ các hoạt động giáo dục và tất nhiên cả những phần tài chính và
vật chất của các hoạt động đó nữa”.
- Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động
có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong
một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ
chức”.
- Tác giả Đặng Quốc Bảo định nghĩa: “Quản lý giáo dục theo nghĩa
tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy
mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”.
Theo các tác giả, quản lý là sự tác động có định hướng của người
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm
năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra. Quản lý là một
trong những hoạt động vừa khó khăn vừa phức tạp lại có ý nghĩa trong sự
phát triển hay trì trệ của mọi tổ chức. Quản lý đúng đắn sẽ giúp cho các tổ
chức hạn chế các nhƣợc điểm của mình, liên kết gắn bó mọi con ngƣời
trong tổ chức, tạo niềm tin, sức mạnh và truyền thống của tổ chức.
1.2.1.2. Hệ thống chức năng quản lý:


14
Với tƣ cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu đƣợc trong việc duy
trì và phát triển một tổ chức, quản lý có bốn chức năng: lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo và kiểm tra.
- Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của quản

lý vì nó gắn liền với việc lựa chọn chƣơng trình hành động trong tƣơng lai
và các chức năng còn lại của quản lý cũng phải dựa trên nó. Nhà công tác
lập kế hoạch, ngƣời lãnh đạo của hệ thống sẽ tổ chức, điều khiển và kiểm
tra nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu thông qua trong kế hoạch.
Lập kế hoạch là một phƣơng pháp tiếp cận hợp lý để đạt tới các mục
tiêu định trƣớc. Vì phƣơng pháp tiếp cận này không tách rời khỏi môi
trƣờng, nên việc lập kế hoạch phải xét tới bản chất của môi trƣờng mà các
yếu tố quyết định và hành động của việc lập kế hoạch đƣợc dự kiến để hoạt
động trong đó.
Lập kế hoạch là quyết định trƣớc xem phải làm gì, làm nhƣ thế nào,
khi nào làm và ai làm. Nó đòi hỏi ngƣời lãnh đạo của tổ chức phải xác định
các chiến lƣợc, đƣờng lối một cách có ý thức và đƣa ra các quyết định dựa
trên sự hiểu biết và những đánh giá thận trọng.
- Tổ chức là quá trình phân công và phối hợp các nhiệm vụ và nguồn
lực để đạt đƣợc các mục tiêu đã vạch ra. Đó là sự liên kết giữa các cá nhân
trong những quá trình, những hoạt động trong hệ thống nhằm thực hiện mục
đích đề ra trên cơ sở các nguyên tắc và quy tắc của hệ thống.
Chức năng tổ chức còn là chức năng hình thành cơ cấu tổ chức quản
lý cùng các mối quan hệ giữa chúng. Cơ cấu tổ chức quản lý là hình thức
phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý, có tác động đến quá trình hoạt
động của hệ thống quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý, một mặt phản ánh cơ


15
cấu trách nhiệm của mỗi ngƣời trong hệ thống, mặt khác có tác động tích
cực trở lại đến việc phát triển của hệ thống nếu tuân thủ chặt chẽ các
nguyên tắc tổ chức quản lý.
- Chỉ đạo có nguồn gốc từ hai thuật ngữ: lãnh đạo và điều hành.
Chỉ đạo vừa có ý nghĩa chỉ thị để điều hành, vừa là tác động ảnh
hƣởng tới hành vi, thái độ của các thành viên trong tổ chức trên cơ sở sử

dụng đúng các quyền lực của ngƣời quản lý. Ngoài việc lập kế hoạch và tổ
chức, ngƣời quản lý còn phải làm việc với các nhân viên, xem họ thực hiện
các nhiệm vụ hàng ngày của mình thế nào…Chỉ đạo là quá trình tác động,
gây ảnh hƣởng đến thành viên trong tổ chức để công việc của họ làm hƣớng
tới các mục tiêu chung đề ra. Các nhà quản lý phải có khả năng truyền đạt
và thuyết phục các mục tiêu cho nhân viên và thúc đẩy họ đạt đƣợc mục
tiêu bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Chỉ đạo là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý nói
chung, quản lý công tác thông tin - thƣ viện nói riêng. Công tác chỉ đạo
quản lý của mỗi Trung tâm Thông tin - Thƣ viện phụ thuộc vào mục tiêu
của Trung tâm đó. Mục tiêu quản lý công tác thông tin - thƣ viện phải đƣợc
xác định trên cơ sở nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện và xuất
xứ tình hình thực tế nhà trƣờng. Từ nhiệm vụ đó xác định rõ mục tiêu quản
lý cho từng giai đoạn phát triển của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện. Để đạt
đƣợc mục tiêu quản lý công tác của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, ngƣời
quản lý phải thể hiện vai trò của ngƣời quản lý biến trạng thái hiện tại của
Trung tâm Thông tin - Thƣ viện sang trạng thái mục tiêu.
Nhƣ vậy, công tác chỉ đạo trong Trung tâm Thông tin - Thƣ viện là
một quá trình tác động đến các thành viên trong Trung tâm bao gồm các


16
hoạt động phân công, hƣớng dẫn, đôn đốc, động viên, thúc đẩy làm cho họ
nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu của Trung tâm. Nhiệm vụ
của ngƣời quản lý khi thực hiện chức năng chỉ đạo là: Ra các mệnh lệnh,
thông báo truyền đạt mệnh lệnh, hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ cấp dƣới
thực hiện mệnh lệnh, hƣớng dẫn, điều chỉnh những lệch lạc, sai sót xuất
hiện trong quá trình thực hiện, huấn luyện cán bộ và nhân viên dƣới quyền.
Sự chỉ đạo trong Trung tâm Thông tin - Thƣ viện phải đảm bảo các
nguyên tắc:

- Nguyên tắc đảm bảo quản lý nhà nƣớc: Quản lý nhà nƣớc trong
Trung tâm là quản lý bằng luật lệ, điều lệ, quy định, quy chế.
- Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân: Trong công tác quản lý
Trung tâm, công tác quản lý công tác thông tin - thƣ viện là quan trọng
nhất. Để xác định trách nhiệm của cán bộ, nhân viên, ngƣời quản lý cần
phải dựa vào các quy định có tính chất nhà nƣớc đối với các công việc cụ
thể của cán bộ và nhân viên.
- Nguyên tắc phân công công việc, giao nhiệm vụ hợp lý, phù hợp với
năng lực cán bộ, nhân viên, sát với thực tế. Để đảm bảo nguyên tắc này
ngƣời quản lý cần nắm chắc thực trạng tình hình Trung tâm, đội ngũ cán bộ,
nhân viên, điều kiện, năng lực của mỗi cán bộ, nhân viên trong Trung tâm.
- Nguyên tắc phối hợp tốt các lực lƣợng trong và ngoài Trung tâm.
Phối hợp các đoàn thể: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, giáo viên, sinh viên,
chính quyền dƣới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ nhà trƣờng sẽ tạo sức
mạnh tổng hợp trên cơ sở xây dựng các mối quan hệ.


17
Về nội dung công tác chỉ đạo bao gồm: Chỉ đạo lập kế hoạch, chỉ đạo
tổ chức thực hiện kế hoạch và chỉ đạo kiểm tra, đánh giá, giữa chúng có
quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Kiểm tra là quá trình thiết lập và thực hiện cơ chế thích hợp để thu
thập và xử lý thông tin đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức. Một
phần quan trọng của kiểm tra là đánh giá sự tiến bộ của tiến trình thực thi và
điều chỉnh hệ thống trong quá trình hoạt động để có giải pháp xử lý, đồng
thời tìm kiếm các cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để tận dụng, thúc
đẩy hệ thống sớm đạt đƣợc mục tiêu dự định.
1.2.1.3. Biện pháp của quản lý:
Quản lý là cách thức tốt nhất để đạt đƣợc mục tiêu chung. Vì vậy,
nhiệm vụ của quản lý là biến các mối quan hệ giữa những ngƣời cụ thể,

giữa những nhóm ngƣời thành những yếu tố tích cực, hạn chế xung đột và
tạo nên môi trƣờng thuận lợi để hƣớng tới mục tiêu. Ở khía cạnh này, quản
lý là nghệ thuật. Đó là bí quyết làm việc với con ngƣời, bí quyết sắp xếp các
nguồn lực của tổ chức, là sự sáng tạo khi gặp những tình huống khác nhau
trong hoạt động của tổ chức.
Tuy nhiên, các bí quyết đó chỉ có thể đƣợc khám phá trên sự đúc kết
kinh nghiệm thực tế và vận dụng những tri thức khoa học liên ngành. Các
nhà quản lý chỉ có thể thực hiện sứ mệnh của mình tốt hơn khi vận dụng
những kinh nghiệm đã đƣợc đúc kết, khái quát hóa thành những nguyên tắc,
phƣơng pháp và kỹ năng quản lý cần thiết, đó là khoa học. Vì thế, quản lý
vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên,
biện pháp là “cách làm, cách thức tiến hành”.


18
Theo tiếng Anh: Biện pháp- Measure: hành động để thực hiện một
mục đích.
Biện pháp là cách thức hành động để thực hiện một mục đích, là cách
làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Biện pháp là một bộ phận của phƣơng pháp, điều đó có nghĩa là để sử
dụng một phƣơng pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau.
Cùng một biện pháp có thể sử dụng trong nhiều phƣơng pháp.
Biện pháp quản lý là cách thức tác động vào đối tƣợng quản lý nhằm
giúp chủ thể nâng cao khả năng hoàn thành có kết quả các mục tiêu đã đặt
ra.
Biện pháp quản lý (managerial measure) là tổ hợp các cách thức tiến
hành của chủ thể quản lý tác động đến đối tƣợng quản lý nhằm khai thác và
sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, cơ hội của đối tƣợng quản lý để đạt mục
tiêu quản lý.

1.2.2. Khái niệm Tổ chức hoạt động:
Thuật ngữ tổ chức đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học và
đời sống. Đồng thời nó đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa, nhiều cấp độ khác
nhau. Chẳng hạn, với tƣ cách là một danh từ, tổ chức đƣợc hiểu là một tập
hợp ngƣời, đƣợc tạo ra nhằm thực hiện một chức năng nhất định, nhƣ tổ
chức Đoàn Thanh niên, một lớp học, xí nghiệp.v.v…
Với tƣ cách là tính từ, tổ chức đƣợc hiểu là trình độ nhất định của
một nhóm xã hội, là đặc tính của nhóm.
Với tƣ cách là động từ, tổ chức đƣợc hiểu là hoạt động, một quá trình
tác động, trong đó có ngƣời tổ chức và ngƣời đƣợc tổ chức, bao hàm sự
phân bố, sắp xếp tƣơng hỗ và sự liên hệ qua lại của các yếu tố trong một


19
phức hợp nào đó. Tổ chức giờ lên lớp, hình thức tổ chức dạy học đƣợc hiểu
theo nghĩa này, tức là cách thức sắp xếp các biện pháp sƣ phạm thích hợp
để tiến hành các buổi học tập của học sinh.
Trong Khoa học quản lý, cấu trúc tổ chức đƣợc đề cập đến cách thức
một tổ chức phải ứng xử trong việc một tổ chức phân công, tổ chức và phối
hợp các hoạt động của mình nhƣ thế nào. Nói cách khác, cấu trúc tổ chức là
một hệ thống chính thức các quan hệ công tác kể cả về hai phía phân chia
và kết hợp các công việc, các hoạt động trong một tổ chức.
Theo Ernest Dale, chức năng tổ chức nhƣ một quá trình hoạt động
gồm 5 bƣớc:
- Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành để đạt đƣợc mục
tiêu của tổ chức.
- Phân chia toàn bộ công việc thành những nhiệm vụ để các thành viên
hay các bộ phận (nhóm) trong tổ chức thực hiện một cách thuận lợi và hợp
lôgic. Bƣớc này gọi là phân công lao động.
- Kết hợp các nhiệm vụ một cách lôgic và hiệu quả. Việc nhóm gộp

nhiệm vụ cũng nhƣ thành viên nhƣ vậy gọi là bƣớc phân chia bộ phận.
- Thiết lập các cơ chế điều phối. Sự liên kết hoạt động của các cá nhân,
các nhóm, các bộ phận một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện để đạt đƣợc mục
tiêu của tổ chức một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của cấu trúc tổ chức và tiến hành
những điều chỉnh cần thiết.
1.2.3. Thông tin - Thư viện:
1.2.3.1. Khái niệm Thư viện:


20
Khái niệm Thƣ viện đƣợc định nghĩa từ rất xa xƣa. Theo tiếng Hy
Lạp thì thƣ viện đƣợc cấu tạo bởi hai từ “Biblio- sách” và “theka - kho, nơi
bảo quản”. Nhƣ vậy, nghĩa ban đầu của thƣ viện là nơi bảo quản sách.
Nghĩa nhƣ vậy cũng đƣợc ngƣời Trung Hoa dành cho thƣ viện: Thƣ là sách,
viện là nơi tàng trữ.
Theo O.X. Chubarian, một đại điện xuất sắc của thƣ viện học Xô
Viết đã đƣa ra định nghĩa sau về thƣ viện: “Thƣ viện là cơ quan tƣ tƣởng và
thông tin khoa học tổ chức việc sử dụng sách có tính chất xã hội”.
Các nhà thƣ viện học Mỹ thì lại cho rằng: “Thƣ viện - một sƣu tập
những tài liệu đã đƣợc tổ chức lại để đáp ứng nhu cầu của một nhóm ngƣời
mà thƣ viện có bổn phận phục vụ, để cho họ có thể sử dụng cơ sở của thƣ
viện, truy dụng thƣ tịch, cũng nhƣ trao dồi kiến thức của họ”.
Năm 1970, UNESCO định nghĩa: “Thƣ viện, không phụ thuộc vào
tên gọi của nó, là bất cứ bộ sƣu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định
kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe - nhìn, và nhân viên phục vụ
có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích
thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”.
Thƣ viện đƣợc cấu thành từ 4 yếu tố: vốn tài liệu, cán bộ thƣ viện,
bạn đọc, cơ sở vật chất - kỹ thuật và giữa chúng có mối quan hệ, tác động

chặt chẽ với nhau mà thiếu một trong các yếu tố đó sẽ không còn là thƣ
viện.
- Vốn tài liệu bao gồm sách, băng từ, tài liệu điện tử.v.v…là tài sản
quý giá, là tiềm lực, là sức mạnh và niềm tự hào của một đơn vị thƣ viện cụ
thể. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu đọc càng lớn
và do vậy càng có sức lôi cuốn đối với bạn đọc. Trong công tác hằng ngày


21
của thƣ viện, tài liệu là đối tƣợng bổ sung, tổ chức kho, tuyên truyền trong
bạn đọc và đƣa ra sử dụng chúng. Nó là vật trung gian giữa bạn đọc, cán bộ
thƣ viện, cơ sở vật chất- kỹ thuật của thƣ viện.
- Cán bộ thƣ viện là linh hồn của thƣ viện. Cán bộ thƣ viện thực hiện
một nhiệm vụ rất phức tạp: trong quan hệ với tài liệu: chọn lựa và bảo quản
tài liệu, sắp xếp chúng có chuyên môn theo một trật tự nhất định; trong mối
quan hệ với cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ thƣ viện tiến hành trang bị
chuyên biệt cho các diện tích và luôn giữ cho cơ sở vật chất kỹ thuật ở tình
trạng tốt nhất; trong mối quan hệ với bạn đọc, họ không chỉ tuyên truyền
tích cực cho các tài liệu hợp với nhu cầu của họ, hƣớng dẫn đọc, nghiên cứu
nhu cầu đọc mà còn tạo ra các dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu đó.
- Bạn đọc là một trong những yếu tố quan trọng của thƣ viện. Chính
bạn đọc đã đƣa toàn bộ cơ chế của các mối quan hệ lẫn nhau giữa vốn tài
liệu, cán bộ thƣ viện, cơ sở vật chất - kỹ thuật vào hoạt động. Phục vụ bạn
đọc là mục tiêu của thƣ viện.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc hiểu là các nhà, diện tích dành cho
thƣ viện với toàn bộ trang thiết bị của chúng. Chúng có vai trò to lớn: đối
với tài liệu, nó là nơi chứa và bảo quản tài liệu; đối với bạn đọc, nó là nơi
họ làm việc với tài liệu, tiếp xúc với các nguồn thông tin trong nƣớc và trên
thế giới, nơi gặp gỡ trao đổi cảm nghĩ về những gì đã đọc hoặc các thông
tin khác với bạn bè, đồng nghiệp, là nơi họ sáng tạo…; đối với cán bộ thƣ

viện, đây là ngôi nhà thứ hai, nơi làm việc gắn bó suốt đời của họ.
1.2.3.2. Chức năng thư viện:
Ngày nay, thƣ viện có các chức năng: giáo dục, thông tin, văn hóa và
giải trí.

×