Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 102 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


ĐOÀN THỊ HƢƠNG



THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN
Ở TRẺ EM TỪ 6 – 18 TUỔI TẠI 02 CƠ SỞ
CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MỒ CÔI


chuyên nghành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN



LUẬN VĂN THẠC SI
̃
TÂM LÝ HỌC



HÀ NỘI – 2014
2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


ĐOÀN THỊ HƢƠNG



THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN
Ở TRẺ EM TỪ 6 – 18 TUỔI TẠI 02 CƠ SỞ
CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MỒ CÔI


chuyên nghành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN


LUẬN VĂN THẠC SI
̃
TÂM LÝ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hoàng Minh
TS. Amie Pollack

HÀ NỘI - 2014
3

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đặng Hoàng Minh và TS.Amie Polack –
Giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục – Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc

Gia Hà Nội.
Những số liệu, kết quả nêu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây.

Hà Nội, tháng 06 năm 2013
Học viên thực hiện

Đoàn Thị Hƣơng



4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Đặng Hoàng Minh.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, cô luôn cảm thông, đồng hành và đưa ra những
định hướng, những góp ý sâu sắc cho luận văn. Sự gương mẫu, tận tâm và chân
thành của cô đã giúp tác giả rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc TS. Amie Pollack, dù bất đồng về ngôn ngữ
nhưng cô đã nỗ lực trong việc giúp tác giả định hướng cho luận văn. Hơn hết là
lòng nhiệt thành cùng với thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu của cô đã tạo cho tác
giả một ấn tượng hết sức sâu sắc. Những ấn tượng này chắc chắn sẽ không phai
nhòa trong con đường học vấn và nghiên cứu tác giả đang quyết tâm theo đuổi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tha thiết đến GS. TS Barh Weiss, dù bất đồng về ngôn
ngữ và cách trở về địa lý nhưng thầy đã luôn sẵn sàng dành những khoảng thời gian
quý báu của mình để giúp tác giả trong việc định hướng xử lý và phân tích số liệu.
Tôi gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa tâm lý, quý thầy cô ở
phòng đào tạo trường ĐH Giáo Dục đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác
giả hoàn thành luận văn này.

Xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban quản lý, các cán bộ nhân viên và những em
nhỏ tại TTBTXH tỉnh Lâm Đồng và Làng trẻ SOS Hải Phòng đã nhiệt tình hợp tác
và giúp đỡ tác giả trong việc tiếp cận cơ sở và thu thập thông tin nghiên cứu.
Cuối cùng, bằng cả tấm lòng, xin cảm ơn những bạn bè, người thân, đặc biệt
là Nguyễn Cao Minh, Nguyễn Thị Thu Hiền, Trịnh Thị Mai - những người bạn,
người đồng nghiệp chân thành, đáng tin cậy đã luôn sẵn sàng giúp đỡ và động viên
tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

Hà Nội, Ngày 25 tháng 06 năm 2013





5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt
Xin đọc là
SKTT
Sức khỏe tâm thần
CBGD
Cán bộ giáo dục
CBQL
Cán bộ quản lý
TTBTXH
Trung tâm bảo trợ xã hội
CSCSGD
Cơ sở chăm sóc, giáo dục

ĐTB
Điểm trung bình
ĐRG
Điểm ranh giới
Bộ LĐ - TBXH
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết
tắt
Xuất phát từ cụm từ tiếng anh
Xin đọc là
CBCL
Child Behavior Cheklist
Bảng liệt kê hành vi trẻ em
YSR
Youth Self Report
Bảng tự thuật của thanh thiếu
niên
DSM-IV
Diagnostic and Statistical Manual
of Disorders, 4
th
Sổ tay chẩn đoán và thống kê
các rối loạn tâm thần (Hội tâm
thần học hoa kỳ), lần thứ IV.
ICD-10
International Classification of
Diseases, 10
th

Phân loại bệnh quốc tế lầ thứ
10
WHO
Wolrd Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới
6

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ii
Danh mục viết tắt iii
Mục lục iv
Danh mu
̣
c ba
̉
ng vi
Danh mu
̣
c biê
̉
u đồ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu SKTT trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi 8
1.1.1. Những nghiên cứu về hệ quả của việc “bị mất mẹ, thiếu thốn mẹ đối với
SKTT trẻ em 9
1.1.2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc nuôi dưỡng trong điều kiện
thiếu thốn về vật chất, tình cảm, sự kích thích đối với sự phát triển cũng như
các vấn đề SKTT ở trẻ em trong các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ 12
1.1.3. Những nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí tuệ của trẻ em mồ côi, bị

bỏ rơi 15
1.1.4. Những nghiên cứu các vấn đề hành vi của trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi 17
1.1.5. Nghiên cứu các vấn đề cảm xúc, xã hội của trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi 18
1.1.6. Những nghiên cứu dịch tễ về sức khỏe tâm thần trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi
20
1.2. Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận văn 23
1.2.1. Khái niệm Trẻ em trong các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi, bị bỏ
rơi
1.2.2. Khái niệm vấn đề sức khỏe tâm thần 25
1.2.3. Phân loại các nhóm vấn đề SKTT 30
1.2.4. Nguyên nhân của các vấn đề SKTT 32
1.2.5. Đánh giá các vấn đề SKTT 37
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Xác định biến nghiên cứu 40
7

2.2. Xác định mẫu nghiên cứu 41
2.2.1. Cách thức xác định mẫu nghiên cứu 41
2.2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu thực tế 42
2.3. Phương pháp nghiên cứu 43
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 43
2.3.2. Phương pháp điều tra 43
2.3.3. Phương pháp thống kê toán học 45
2.4. Quy trình điều tra bằng bảng hỏi 47
2.5. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 49
2.5.1. Làng trẻ SOS Hải Phòng 49
2.5.2. Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Lâm Đồng 52
2.6. Tiến độ thực hiện đề tài 56
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1 Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em từ 6 – 12 tuổi 58

3.1.1 Điểm trung bình của thang đo 58
3.1.2 Điểm trung bình tám hội chứng SKTT 62
3.1.3. Tỉ lệ trẻ em có vấn đề SKTT ở mức ranh giới 66
3.1.4.Tỉ lệ trẻ em có vấn đề SKTT ở mức lâm sàng 70
3.1.5. Tỉ lệ trẻ em gặp vấn đề SKTT nói chung 77
3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng vấn đề SKTT của trẻ em 81
3.2.1. Mối quan hệ giữa biến độ tuổi và vấn đề SKTT của trẻ em 81
3.2.2. Mối quan hệ giữa biến giới tính và vấn đề SKTT của trẻ em 82
3.2.3. Mối quan hệ giữa biến CSCSGD trẻ và vấn đề SKTT của trẻ em 85
KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 89
1. Kết Luận 89
2. Khuyến Nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
8


DANH MU
̣
C BA
̉
NG

Bảng 2.1. Cơ cấu bảng hỏi nhận được từ trẻ em và người chăm sóc 42
Bảng 2.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 42
Bảng 3.1. Điểm trung bình của tổng thang đo CBCL 58
Bảng 3.2. Điểm trung bình của tổng thang đo YSR 59
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh ĐTB tổng thang đo YSR và CBCL 62
Bảng 3.4. Điểm trung bình thang CBCL và YSR cho trẻ em từ 12 đến 18 tuổi 65
Bảng 3.5. Tỉ lệ trẻ em 6 - 18 tuổi có biểu hiện vấn đề SKTT ở mức ranh giới theo
tám hội chứngcủa Achenbach 67

Bảng 3.6. Tổng tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 18 có vấn đề ở mức ranh giới theo CBCL 68
Bảng 3.7. Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi 12 - 18 tuổi có biểu hiện có biểu hiện có vấn đề
SKTT ở mức ranh giới 69
Bảng 3.8. Tổng số trẻ em trong độ tuổi 12 - 18 có biểu hiện có vấn đề ở mức ranh giới 70
Bảng 3.9. Tỉ lệ trẻ em 6 - 18 tuổi có vấn đề SKTT theo từng hội chứng (CBCL) 71
Bảng 3.10. Tổng số trẻ từ 6 – 18 tuổi có vấn đề SKTT ở mức lâm sàng (CBCL) 72
Bảng 3.11. Tỉ lệ trẻ từ 12 – 18 tuổi có vấn đề SKTT ở mức lâm sàng theo từng hội
chứng 73
Bảng 3.12. Tổng số trẻ từ 12 – 18 tuổi có vấn đề SKTT ở mức lâm sàng (YSR và
CBCL)7 6
Bảng 3.13. Tổng tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi 6 – 18 có vấn đề SKTT ở mức ranh giới
và lâm sàng nói chung 77
Bảng 3.14. Tổng tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi 12 – 18 có biểu hiện có vấn đề SKTT ở mức ranh
giới và lâm sàng nói chung 79
Bảng 3.15. Mối quan hệ giữa yếu tố độ tuổi và thực trạng vấn đề SKTT của trẻ em
(theo kết quả CBCL cho trẻ em từ 6 - 18 tuổi) 81
Bảng 3.16. Mối quan hệ giữa giới tính và các vấn đề SKTT ở trẻ em (CBCL 6 – 18 tuổi) 82
Bảng 3.16. Mối quan hệ giữa biến giới tính và vấn đề SKTT ở trẻ em từ 12 – 18
tuổi 83
Bảng 3.17. Mối quan hệ giữa biến CSCSGD trẻ và SKTT trẻ em 85
9



DANH MU
̣
C BIÊ
̉
U ĐÔ
̀



Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh ĐTB tổng thang đo YSR và CBCL 60
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu diễn ĐTB tám nhóm hội chứng SKTT ở trẻ em 12 – 18
tuổi (theo CBCL và YSR) 64
Biểu đồ 3.4.Biểu đồ biểu diến tỉ lệ % trẻ mắc vấn đề SKTT ở mức lâm sàng theo
từng hội chứng (YSR và CBCL) 75






















10


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối tượng trẻ mồ côi/ bị bỏ rơi là nhóm đối tượng yếu thế, có nhiều nguy
cơ mắc các vấn đề SKTT, cần đặc biệt quan tâm, trợ giúp.
Thiên tai, nghèo đói, bệnh tật, tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội,
HIV/AIDS… đang hàng ngày, hàng giờ cướp đi cha mẹ của rất nhiều trẻ em trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 153 triệu trẻ
em từ 0 – 17 tuổi mồ côi hoặc bị bỏ rơi (UNAIDS); trên 2,6 triệu trẻ em Việt Nam
sống trong hoàn cảnh “đặc biệt”, trong đó bao gồm 168,000 trẻ mồ côi và bị bỏ rơi.
Theo thống kê của Bộ LĐ –TBXH, Việt Nam hiện có khoảng 14,000 trẻ mồ côi, bị
bỏ rơi sống trong các cơ sở bảo trợ của nhà nước [4-tr16].
Nghịch cảnh mồ côi không chỉ tước đi tình yêu thương, sự che chở của cha
mẹ mà còn là một cú sốc tinh thần đau đớn đối với trẻ em. Đây cũng là một đòn
giáng đẩy trẻ em vào tình cảnh đầy rẫy nguy cơ, cụ thể như: đối diện với đói nghèo,
thất học, tự lao động để kiếm sống; bị lạm dụng, xâm hại, buôn bán; nguy cơ gặp
các vấn đề SKTT, sử dụng chất gây nghiện hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
Một số nghiên cứu về trẻ mồ côi cho thấy: Sự mất mát cha, mẹ hoặc cả cha và
mẹ thường dẫn tới các nguy cơ: ly tán của thành viên còn lại trong gia đình, nghèo
đói, bị hạn chế cơ hội tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, bị kỳ thị, tẩy chay [16]; nhiều
trẻ mồ côi phải đảm đương vai trò chủ gia đình, chăm sóc các em nhỏ hơn khi bản
thân cũng đang ở độ tuổi trẻ em hoặc vị thành niên [40]. Trẻ mồ côi thường bị buộc
phải chấp nhận tình trạng lạm dụng và bóc lột lao động để tồn tại [16].
Tình cảnh mồ côi đặc biệt gây ảnh hưởng đến những em gái bởi các em
thường là những em đầu tiên trong số những thành viên còn lại phải bỏ học, chăm
sóc em và đảm nhận những nhiệm vụ như một người lớn [20]; Nhiều trẻ em bị buộc
phải tham gia vào hoạt động bán dâm, những em này phải đối diện với nguy cơ cao
về thể chất và tâm lý [17].
Nhiều nghiên cứu khi so sánh các vấn đề SKTT và tổn thương tâm lý ở trẻ
mồ côi và các nhóm trẻ khác đã cho biết: “Những trải nghiệm chấn thương, mất mát

thời thơ ấu có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự phát triển
của trẻ, bởi khi đó hệ thống thần kinh trung ương và các chức năng nhận thức vẫn
11

chưa hoàn toàn trưởng thành, trẻ rơi vào tình huống không thể kiểm soát, và những
trẻ em phải trải nghiệm chấn thương thời thơ ấu dễ có xu hướng bị trầm cảm ở tuổi
trưởng thành" [12]. Trẻ mồ côi gặp nhiều vấn đề SKTT hơn và “phải trải nghiệm
trạng thái đau khổ hơn nhóm trẻ không mồ côi cả về tần suất và mức độ” [37].
Cụ thể, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Trẻ mồ côi cảm thấy bất hạnh và lo
lắng hơn những nhóm khác; trẻ mồ côi có mức độ lạc quan thấp; trẻ mồ côi có mức
độ lo lắng và điểm số trầm cảm cao hơn; hay giận dữ hơn, tuyệt vọng có ý tưởng tự
sát cao hơn những trẻ em khác; trẻ mồ côi có ít khả năng có những người bạn tốt,
nguy cơ PTSD cao… [29]. Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng về những
tổn thương tâm lý ở trẻ mồ côi bao gồm: lo lắng, trầm cảm, tức giận, cô đơn, lòng tự
trọng thấp, thu mình, và các vấn đề giấc ngủ. Sự đau khổ này thường có liên quan
đến các yếu tố như: cú sốc tâm lý do mất cha, mẹ; phải nghỉ học; không được chăm
sóc hoặc được chăm sóc không đầy đủ bởi người không phải cha, mẹ mình; bị bạo
hành, bị lạm dụng sức lao động, bị kỳ thị và phân biệt đối xử [37].
Theo thống kê của Unicef năm 2004 [65], mỗi ngày trên toàn thế giới có
thêm 5.760 trẻ em trở thành trẻ mồ côi. Mỗi năm 14, 505, 000 trẻ mồi côi lớn lên
(trên 16 tuổi) và buộc phải ra ngoài hệ thống quản lý, chăm sóc trẻ mồ côi của nhà
nước và các tổ chức xã hội. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng 10% - 15% trong
số những trẻ em nói trên tự tử trước khi chúng đến tuổi mười tám. Những nghiên
cứu này cũng cho thấy rằng 60% các trẻ em gái trở thành gái mại dâm và 70% trẻ
trai trở thành tội phạm. Một nghiên cứu khác báo cáo rằng mỗi năm có tới 15.000
trẻ em mồ côi bị ra khỏi hệ thống quản lý chăm sóc của nhà nước. 10% trong số
những trẻ em nói trên đã thực hiện hành vi tự tử, 5.000 em bị thất nghiệp, 6.000 em
vô gia cư và 3.000 em bị vào nhà tù trong vòng ba năm sau khi bị ra khỏi hệ thống
[65].
Những thông tin và những con số thống kê đã chứng minh rằng: Trẻ mồ

côi/bị bỏ rơi là nhóm đối tượng phải trải qua chấn thương tâm lý từ thơ ấu, có nhiều
thiệt thòi về tình cảm, điều kiện chăm sóc, giáo dục; là đối tượng phải đối diện với
nhiều nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm thần, cần được ưu tiên quan
tâm, trợ giúp.
12

Vấn đề SKTT nếu không được can thiệp, trợ giúp thường gây ra những hệ
quả tiêu cực đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
Theo nghiên cứu của WHO, hầu hết các rối loạn tâm thần đều khởi phát
trước năm 14 tuổi. Trẻ em nhỏ và trẻ em trong độ tuổi vị thành niên đang ở giai
đoạn phát triển nền tảng của mỗi cá nhân, do đó ở góc độ cá nhân những vấn đề
SKTT có thể gây xáo trộn đến toàn bộ đời sống, từ việc học hành, đến hoạt động
tìm kiếm việc làm, lập gia đình cũng như thiết lập các mối quan hệ xã hội. Rối loạn
tâm thần có thể dẫn đến thất nghiệp, vô gia cư, bị bỏ tù, và nghèo đói.
Việc không được can thiệp sớm khiến vấn đề có thể kéo dài, hoặc trở nên
trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến cá nhân trong giai đoạn trưởng thành. Hiệp hội Y
học Anh Quốc đã củng cố luận điểm này bằng con số: 50% thanh niên có rối loạn
hành vi, cảm xúc khởi phát từ tuổi 15 mà không được can thiệp hỗ trợ. Kết quả của
nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định[69]: “Rối loạn trầm cảm chủ yếu thường
khởi phát ở tuổi niên thiếu, và có liên quan tới sự suy giảm một cách đáng kể các
chức năng tâm lý xã hội cũng như nguy cơ tự tử”; “Rối loạn hành vi có xu hướng
kéo dài đến tuổi vị thành niên và thanh niên, đồng thời có liên quan tới tình trạng
phạm pháp, vấn đề hôn nhân, thất nghiệp và cũng như sức khỏe thể chất ở tuổi
trưởng thành”(WHO)…
Ở góc độ xã hội, các vấn đề SKTT luôn được xếp vào danh sách những
nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Các nghiên cứu thống kê
cho biết: Các vấn đề SKTT là rối loạn trầm cảm chủ yếu; rối loạn sử dụng rượu; tự
làm hại bản thân; tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực là 5 trong 10 nguyên
nhân hàng đầu dẫn đến khuyết tật ở thanh thiếu niên và người trưởng thành [60]. Tự
tử đứng hàng thứ ba trong số những nguyên nhân gây ra tử vong ở thanh thiếu niên

trên toàn thế giới và 90% các vụ tự tử có nguyênnhân từ các vấn đề SKTT [67]. Mỗi
năm có tới 10% - 15% trong tổng số 14, 505, 000 trẻ mồ côi từ 16 – 17 tuổi bị ra
khỏi hệ thống chăm sóc, bảo trợ của nhà nước có hành vi tự tử [65].
Bên cạnh những hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển nói
chung của cá nhân, cộng đồng, các vấn đề SKTT cũng đòi hỏi các quốc gia, cộng
đồng phải tiêu tốn rất nhiều kinh phí cho việc can thiệp, dự phòng cũng như giảm
thiểu tác hại do chúng gây ra.
13

Theo báo cáo năm 2001 của Tổ chức Y Tế thế giới, phí tổn cho các vấn đề
SKTT chiếm tỉ lệ khoảng 12% trên tổng số bệnh [68]. Cụ thể phí tổn cho các vấn đề
SKTT ở một số quốc gia cũng cho những con số đáng kinh ngạc: Mỗi năm Mỹ tiêu
tốn trên 150 tỷ USD cho việc điều trị, các dịch vụ xã hội, các khoản thanh toán và
trợ cấp cho những người bị mắc bệnh tâm thần [67]. Ở Canada số tiền để chi trả
cho các vấn đề SKTT lên tới 51 tỷ USD [15] nhưng mới chỉ đáp ứng nhu cầu trợ
giúp của 25% trẻ em có vấn đề SKTT, 75% trẻ em có vấn đề SKTT còn lại chưa
được điều trị và trợ giúp [53].
Kết quả nghiên cứu theo chiều dọc tại Anh cho biết các chi phí đầu tư cho trẻ
em bị rối loạn tâm thần cao gấp 10 lần cho trẻ em không có những vấn đề này. Xét
về lâu dài, với những trường hợp rối loạn tâm thần không được điều trị, những chi
phí thường để dành chi trả cho các dịch vụ bên ngoài hệ thống chăm sóc y tế, chẳng
hạn như tư pháp, hình sự, giáo dục đặc biệt, chăm sóc nuôi dưỡng và hỗ trợ thu
nhập [41].
Ở Việt Nam, mặc dù thiệt hại do các vấn đề SKTT gây ra chưa được thống
kê đầy đủ, nhưng thông tin từ Dự án Chăm sóc SKTT cho cộng đồng cho biết kinh
phí hàng năm chính phủ dành cho việc chăm sóc SKTT của toa
̀
n dân nga
̀
y mô

̣
t tăng
(năm 2010 là 60 tỷ đồng còn năm 2011 là 70 tỷ đồng). Tuy nhiên, đây còn là một
con số khiêm tốn và thường được dùng để chi trả cho việc điều trị cho một số bệnh
nhân có vấn đề SKTT nặng, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Ở Việt Nam có rất ít
các chương trình phòng ngừa vấn đề SKTT cho trẻ em, có rất ít trẻ em mồ côi có
vấn đề SKTT được chẩn đoán và chăm chữa.
Ở Việt Nam hiện nay còn thiếu những nghiên cứu, những chương trình
can thiệp, phòng ngừa vấn đề SKTT cho trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi
Trong những năm gần đây, Chính phủ và các tổ chức xã hội ở Việt Nam đã
quan tâm đến nhóm trẻ em dễ bị tổn thương và có nhu cầu cần được quan tâm đặc
biệt nói trên, do đó đã triển khai nhiều chính sách, chương trình hành động vì nhóm
đối tượng này. Tuy nhiên những chương trình can thiệp, hỗ trợ này thường chỉ tập
trung vào việc trang bị các điều kiện cơ sở vật chất, chăm lo về vấn đề giáo dục, sức
khỏe thể chất mà chưa quan tâm một cách thỏa đáng đến các vấn đề SKTT. Ở Việt
14

Nam cho đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào khảo sát vấn đề thực trạng SKTT
của trẻ em sống trong các cơ sở chăm sóc, giáo dục (CSCSGD) trẻ mồ côi.
Việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em từ 6 –
18 tuổi tại TTBTXH Lâm Đồng và Làng trẻ SOS Hải Phòng” sẽ là cuộc khảo sát
đầu tiên về thực trạng SKTT của trẻ em sống trong các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ
mồ côi, bị bỏ rơi ở Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi:
 Tỉ lệ trẻ em trong 02 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi/ bị bỏ rơi trên đang
có vấn đề SKTT là bao nhiêu?
 Những yếu tố về mặt độ tuổi, giới tính, đặc điểm cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ có
liên quan như thế nào đến tình trạng SKTT của các em?
Câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu trên sẽ chính là căn cứ để xây dựng
các chương trình can thiệp hiệu quả tại hai địa bàn nghiên cứu, đồng thời sẽ là bằng
chứng khoa học để các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi khác có thể tham khảo

trong quá trình xây dựng chương trình can thiệp SKTT tại cơ sở mình quản lý.
2. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng các vấn đề SKTT và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng
đến vấn đề SKTT của trẻ em tại 02 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi/ bị bỏ
rơi nhằm đưa ra những khuyến nghị thúc đẩy hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm
thần cho trẻ mồ côi.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng các vấn đề SKTT của trẻ em trong độ tuổi 6 đến 18 tuổi tại Làng
trẻ SOS Hải Phòng và Trung tâm BTXH Lâm Đồng.
3.2 . Khách thể nghiên cứu
Khách thể tham gia vào khảo sát của chúng tôi là:
- 150 trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi tại TTBTXH Lâm Đồng và Làng Trẻ
SOS Hải Phòng.
- 22 người đóng vai trò trực tiếp chăm sóc, quản lý, giáo dục 150 trẻ em nói trên
tại 02 địa bàn nghiên cứu (bao gồm các mẹ nuôi tại làng trẻ SOS và các cán bộ
giáo dục và quản lý trực tiếp ở TTBTXH Lâm Đồng).
15

4. Giả thuyết nghiên cứu
- Tỉ lệ trẻ em có vấn đề SKTT ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi dao động trong khoảng 25
– 30%.
- Có sự khác biệt nhất định giữa kết quả đánh giá của người chăm sóc và trẻ em
về thực trạng vấn đề SKTT của chính các em.
- Những yếu tố về mặt độ tuổi, giới tính, đặc điểm cơ sở chăm sóc giáo dục trẻ có
liên quan đến thực trạng vấn đề SKTT của trẻ em.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sức khỏe tâm thần
- Chỉ ra thực trạng vấn đề SKTT của trẻ em từ 6 – 18 tuổi tại TTBTXH Lâm
Đồng và Làng trẻ SOS Hải Phòng.

- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề SKTT của trẻ em tại 02 cơ sở
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi/ bị bỏ rơi.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động chăm sóc SKTT cho trẻ
em trong các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi, bị bỏ rơi.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Trong nghiên cứu này tôi chỉ tập trung đánh giá tỷ lệ, phân loại các vấn đề
SKTT, đánh giá mức độ của các vấn đề SKTT ở trẻ em từ 6 – 18 tuổi tại 02 địa
bàn nghiên cứu và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề SKTT của trẻ
em tại 02 cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi/ bị bỏ rơi mà chưa có điều kiện đi
sâu phân tích nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên.
- Kết quả nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ sàng lọc, chưa có giá trị chẩn
đoán về tình trạng SKTT ở các khách thể nghiên cứu.
6.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này chưa có điều kiện triển khai rộng khắp tại các cơ sở chăm
sóc, giáo dục trẻ mồ côi/ bị bỏ rơi đang có ở Việt Nam mà chỉ triển khai nghiên cứu
tại TTBTXH Lâm Đồng và Làng trẻ SOS Hải Phòng, do vậy kết quả nghiên cứu
không đủ hiệu lực để kết luận về thực trạng các vấn đề SKTT của trẻ mồ côi/ bị bỏ
rơi nói chung trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
16

6.3. Nguồn thông tin
- Thông tin do trẻ tự cung cấp
- Thông tin do người trực tiếp chăm sóc, quản lý trẻ cung cấp
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu
các tài liệu, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Từ đó
định hướng cho việc xây dựng, chọn lọc công cụ nghiên cứu. Nghiên cứu tài liệu
cũng giúp tác giả giới hạn lại phạm vi cũng như các mức độ nghiên cứu của đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra (bằng bảng hỏi chuẩn hóa): Sử dụng hai thang đo

trong hệ thống đánh giá dựa trên thực chứng của Achenbach. Cụ thể các thang đo
được sử dụng trong nghiên cứu này là: Phiếu liệt kê hành vi trẻ em - Dành cho trẻ
em tự điền (YSR), Phiếu liệt kê các hành vi trẻ em tuổi từ 6-18 tuổi - dành cho
người chăm sóc, quản lý trẻ (CBCL).
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này được sử dụng nhằm xử lý
các số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng hai thang đo trong hệ thống đánh
giá dựa trên thực chứng của Achenbach. Các phép tính được sử dụng là: Tính ĐTB,
đếm, phân tích T-test.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Đây là luận văn đầu tiên đánh giá thực trạng vấn đề SKTT của trẻ em sống trong
CSCSGD trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, sử dụng công cụ sàng lọc đã được tiêu chuẩn hóa.
- Kết quả của nghiên cứu là nguồn dữ liệu mang tính dự báo cho các vấn đề
SKTT của trẻ em sống trong hai CSCSGD trẻ mồ côi, là nguồn tài liệu tham
khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm đến SKTT trẻ mồ côi trong việc xây
dựng những chương trình phòng ngừa và can thiệp SKTT cho trẻ mồ côi, bị bỏ
rơi.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
17


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản đƣợc sử dụng trong luận văn
1.1.1. Khái niệm trẻ em sống trong TTBTXH và Làng trẻ mồ côi
1.1.1.1. Khái niệm trẻ em

Theo công ước quốc tế về Quyền trẻ em: Trẻ em được coi là những người
dưới 18 tuổi. Tuy nhiên dựa trên những cơ sở khác nhau, căn cứ theo những mục
tiêu riêng, trẻ em được quy định trong Luật bảo vệ chăm sóc – giáo dục trẻ em Việt
Nam năm 2004 “ là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi“.
Độ tuổi thực tế của trẻ em được nuôi dưỡng, giáo dục tại Làng trẻ SOS Hải
Phòng và TTBTXH tỉnh Lâm Đồng hầu hết là những trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi trong
độ tuổi từ 0 – 18 tuổi do vậy trong nghiên cứu này tôi xác định độ tuổi trẻ em từ
0 – 18 tuổi dựa theo Công ƣớc Quốc Tế về Quyền trẻ em và tập trung nghiên cứu
các vấn đề SKTT của nhóm trẻ em từ 6 – 18 tuổi.
1.1.1.2. Trẻ mồ côi, bị bỏ rơi
Trẻ mồ côi được định nghĩa là những em trong độ tuổi từ 0 – 18 tuổi có cha
hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ bị tử vong.
Trẻ em bị bỏ rơi là những trẻ em không được cha mẹ thừa nhận, yêu thương,
chăm sóc. Cha mẹ bỏ rơi trẻ ở các địa điểm khác nhau như: bệnh viện, nhà chùa,
làng trẻ mồ côi, hoặc bất kỳ một địa điểm nào khác. Hầu hết những trẻ em này đều
bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra và không biết cha mẹ mình là ai, chỉ trừ một số trường
hợp cha mẹ đột nhiên bỏ đi biệt tích khi trẻ đang sống cùng cha mẹ hoặc bỏ đi kết
hôn với người khác mà không hề quan tâm đến trẻ.
Nhìn chung, có thể nói tất cả trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi đều thuộc nhóm trẻ
đặc biệt (trẻ có nhu cầu đặc biệt), hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
(theo Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em) cần được sự quan tâm, chăm sóc của nhà
nước và cộng đồng xã hội.
1.1.1.3. Trẻ em trong các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi, bị bỏ rơi
18

Trung tâm bảo trợ xã hội (TTBTXH) và làng trẻ mồ côi hiện đang là hai mô
hình chăm sóc, giáo dục trẻ em mồi côi, bị bỏ rơi nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn nói chung phổ biến nhất ở Việt Nam.
Nhìn chung theo quy định của Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em tại Việt Nam,
các TTBTXH và Làng trẻ mồ côi có chức năng, nhiệm vụ là chăm sóc, quản lý,

giáo dục các nhóm trẻ em dưới đây:
(1) Trẻ mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;
(2) Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích
theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng
nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;
(3) Ngoài ra, trong một số trường hợp trung tâm chăm sóc, giáo dục trẻ có thể
xét duyệt và tiếp nhận một số ít trẻ thuộc diện đối tượng: Trẻ em có cha và
mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại
giam, không còn người nuôi dưỡng; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia
đình nghèo, thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống; Người
chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học
nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên thuộc diện đặc biệt khó khăn không
tự lo được cuộc sống;
Tuy nhiên, theo quy định riêng về việc tiếp nhận đối tượng chăm sóc và theo
đặc điểm thực tế nhóm trẻ em tại Trung tâm bảo trợ xã hội Lâm Đồng và Làng trẻ
SOS Hải Phòng tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, tất cả trẻ em trong mẫu của
chúng tôi là trẻ mồ côi, bị bỏ rơi (Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể về mẫu nghiên cứu
trong chương 2, chương tổ chức nghiên cứu).
1.2. Khái niệm vấn đề sức khỏe tâm thần
1.2.1. Khái niệm sức khỏe
Từ năm 1947 đến nay khái niệm sức khỏe đã được hầu hết các quốc gia, các tổ
chức làm việc trong lĩnh vực sức khỏe hiểu một cách thống nhất như sau: "Sức khỏe
không chỉ là tình trạng không có bệnh tật mà còn là tình trạng hoàn toàn thoải mái
về thể chất, tâm thần, và xã hội". (Tổ chức Y tế thế giới - WHO)
- Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là một trạng thái khỏe mạnh, không có
bệnh tật hay dị tật về mặt thế chất; hoạt động thể lực, hình dáng cũng như các hoạt
19

động khác như ăn, ngủ, tình dục, tiêu tiểu bình thường; có đủ năng lượng để thực
hiện các hoạt động thường nhật trong cuộc sống… Sức khỏe thể chất còn biểu hiện

ở sức lực con người với cơ bắp mạnh mẽ, con người có khả năng mang vác; phản
ứng nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, sự dẻo dai, thoải mái trong các thao tác lao động và
trong cuộc sống hàng ngày. Con người khỏe mạnh có thể làm việc không mệt mỏi
khá lâu, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt, ít đau ốm và nếu có ốm đau thì mau khỏi;
khả năng thích nghi tốt với các thay đổi thường xuyên và đột ngột của môi trường.
- Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối
loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, bình
an, cân bằng về xúc cảm, có khả năng đương đầu với những áp lực, căng thẳng
trong cuộc sống; có cảm xúc tình cảm và hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu của
xã hội. Sức khỏe tâm thần còn biểu hiện ở chỗ con người cảm thấy hài lòng, thỏa
mãn, vui tươi, yêu đời, tự tin, từ đó mà quản lí được hành vi của mình và cư xử
đúng mực và tôn trọng mọi người xung quanh trên cơ sở ý thức đầy đủ về giá trị của
bản thân…, có ý nghĩa quan trọng vô cùng trong đời sống con người nói riêng và xã
hội nói chung.
- Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là trạng thái thể hiện khả năng hòa nhập của
một cá nhân vào môi trường xã hội (gia đình, trường học, cộng đồng ) và khả năng
tác động nhằm cải biến môi trường đó.
Ba thành phần trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Cơ
thể bị tổn thương, ốm yếu dễ gây tâm trạng bi quan, lo âu, phiền muộn, cáu gắt, uể
oải, giảm hứng thú…, tức gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Ngược lại, khi
trạng thái tinh thần không thoải mái, thường xuyên lo âu, sợ hãi, buồn chán… hoăc
bị rối loạn tâm thần nặng đều kéo theo các rối loạn hoạt động chức năng cũng như
làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể [1, tr 22]. Mặt khác khi sức khỏe thể chất
và tâm thần không khỏe mạnh cũng dễ dẫn tới những biểu hiện không khỏe mạnh
về mặt xã hội như: giảm nhu cầu, hứng thú giao tiếp; làm hạn chế khả năng hòa
nhập, thích ứng với môi trường xã hội; hạn chế khả năng đóng góp cho xã hội.
1.2.2. Khái niệm Sức khỏe tâm thần (SKTT)
Trước đây sự khỏe mạnh về tâm thần từng được hiểu là không bị chẩn đoán với
bất cứ một loại bệnh tâm thần nào như bị tâm thần phân liệt (dân gian vẫn gọi là
20


điên), trầm cảm, động kinh… Song gần đây quan niệm về SKTT đã thay đổi, nhiều
người đã nhận ra và đồng ý rằng SKTT không đơn thuần là sự vắng mặt của bệnh
tâm thần.
Mặc dù vậy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều định nghĩa khác
nhau về SKTT. Theo Từ điển Tâm lý học, sức khỏe tâm thần „„là trạng thái thoải
mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng
thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường"[1].
Theo Lâm Xuân Điền "Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt
động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo
trước những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho
mình"[2]. Hoàng Cẩm Tú lại sử dụng định nghĩa “SKTT là một trạng thái không chỉ
có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải
mái, cân bằng về cảm xúc, hòa hợp giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội, có cảm
xúc, hòa hợp giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội, có cảm xúc, tình cảm và hành
vi ứng xử phù hợp với nhu cầu của xã hội” [5].
Các quan niệm kể trên đều có điểm chung là nhìn nhận SKTT theo nghĩa rộng,
coi SKTT không đơn thuần là tình trạng không có dị tật hay bệnh lý về mặt tinh
thần. Chúng cũng khá tương đồng với định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế Giới
(WHO), coi SKTT “là một trạng thái hoàn toàn thoải mái, trong đó con người cảm
nhận được năng lực của chính mình, có thể đối mặt với những căng thẳng thường
gặp trong cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có khả năng đóng góp cho cộng
đồng” [68].
Như vậy theo các định nghĩa trên SKTT cần được xem xét ở cả 2 góc độ: Sự
khỏe mạnh về SKTT và tình trạng có vấn đề về SKTT. Trong
1.2.3. Phân biệt tình trạng SKTT tốt và tình trạng có vấn đề SKTT
Nếu xem xét trên một phổ liên tục từ bình thường đến bất thường bệnh lý, từ
nhẹ đến nặng, có tính chất nhất thời hoặc kéo dài, SKTT bao gồm các trạng thái sau:
1.2.3.1. SKTT tốt
Nhiều tác giả đã đề cập đến việc xác định như thế nào là một trạng thái

SKTT tốt. Lâm Xuân Điền cho rằng cá nhân có trạng thái SKTT tốt nếu: “Tạo được
sự thích nghi với môi trường sống, một sự sảng khoái về tinh thần, một mối quan hệ
21

tốt đẹp với người khác (những người thân trong gia đình, với bạn bè, với những
người cùng học, cùng làm;…); Xây dựng sự cân bằng đúng mức về tinh thần, để có
thể đương đầu và giải quyết một cách có hiệu qủa những xung đột nội tâm của
chính bản thân mình và những xung đột về tâm lý đối với những người khác; để có
thể kháng cự lại những áp lực, những ấm ức không thể tránh khỏi trong đời sống xã
hội thường ngày” [2]. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú lại khẳng định: “Một cá
nhân có SKTT tốt nếu cá nhân đó “đạt các mốc phát triển tâm lý thuộc giai đoạn
của lứa tuổi mình và không có biểu hiện lệch lạc” [6].
Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau khi đưa ra định nghĩa về SKTT
hay khi mô tả về đặc điểm của một tình trạng SKTT tốt nhưng nhìn chung đa số các
nhà nghiên cứu, những nhà tâm lý lâm sàng cũng như những nhà tâm thần học trong
và ngoài nước hiện nay đều thống nhất cho rằng:
Trạng thái SKTT tốt là tình trạng không có bất thƣờng, bệnh lý về mặt
tâm thần và đƣợc thể hiện ở 5 khía cạnh cơ bản sau [62]:
Khả năng tận hưởng cuộc sống: Đó là khả năng sống với hiện tại và trân
trọng những gì mình có; khả năng học được kinh nghiệm từ quá khứ và lên kế
hoạch cho tương lai mà không trăn trở, dấn sâu vào những kỉ niệm đau buồn, sự
nuối tiếc hay những điều không thể thay đổi hoặc dự đoán được trong tương lai.
Khả năng phục hồi: Khả năng bình phục sau những trải nghiệm khó khăn
hoặc những sự kiện đau buồn trong cuộc sống như trải qua mất mát, đổ vỡ, thất
nghiệp… Khả năng chống chọi với những đau khổ tâm lý trong những sự kiện đó
mà không mất đi sự lạc quan cũng như niềm tin của bản thân.
Khả năng cân bằng: Khả năng thiết lập một sự cân bằng trước rất nhiều
phương diện của cuộc sống như thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội và kinh tế.
Khả năng phát triển cá nhân: Khả năng tự nhận biết năng lực và sở thích của
cá nhân, nuôi dưỡng những tài năng của mình để đạt được sự phát triển tối đa.

Sự linh hoạt: Khả năng thích nghi trong những tình huống mới, khả năng tự
điều chỉnh mong đợi của mình về cuộc sống, về chính bản thân mình và về người
khác - để giải quyết vấn đề gặp phải và để cảm thấy dễ chịu hơn.
1.2.3.2. Tình trạng có vấn đề về SKTT
22

Trong tiếng Anh, có thể dùng các từ khác nhau như: Psychological disorder,
mental disease; mental illness; mental disorder … để chỉ tình trạng bất thường, bệnh
lý hay có rối loạn về mặt tâm thần. Trong tiếng Việt cũng có nhiều từ khác nhau
thường được dùng để mô tả tình trạng bất thường về mặt SKTT (tức tình trạng
SKTT không khỏe mạnh) như: Rối nhiễu tâm lý; rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần,
SKTT bị tổn thương, hay có vấn đề về sức khỏe tinh thần, có vấn đề tâm bệnh…
Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra các quan điểm riêng của mình về tình
trạng có vấn đề SKTT. Hoàng Cẩm Tú đã dùng khái niệm “SKTT bị tổn thương” để
mô tả tình trạng SKTT không khỏe mạnh. Bà xác định tình trạng này như sau:
“SKTT bị tổn thương: Không chỉ bó hẹp ở một tỉ lệ nhỏ của các rối loạn tâm thần (10
– 20%) như những bệnh tâm thần nặng, mạn tính hoặc các khuyết tật thâm thần, mà
còn bao gồm các trạng thái không thoải mái về tâm lý do căng thẳng bởi các stress
tâm lý từ phía môi trường sống gia đình, trường học, cộng đồng xã hội… như rối
loạn ngủ, biếng ăn, mệt mỏi, học giảm sút, thiếu hứng thú, xa lánh, ngại giao tiếp, lo
sợ hốt hoảng, buồn chán… đến rối loạn hành vi chống đối”. [5, tr. 23- 24]
Trong điều tra về tỉ lệ trẻ vị thành niên miền Bắc Việt Nam có vấn đề SKTT,
tác giả Nguyễn Cao Minh lại trích dẫn quan điểm của WHO về vấn đề SKTT:
“SKTT bao gồm rất nhiều các vấn đề khác nhau từ nhẹ đến nặng, với nhiều triệu
chứng phong phú. Tuy nhiên, một cách khái quát, những triệu chứng này là sự kết
hợp của những suy nghĩ, cảm xúc lệch lạc và mối quan hệ với người khác lệch lạc,
ví dụ như trầm cảm, lo âu, stress đến chậm phát triển và những rối loạn liên quan
đến việc lạm dụng chất gây nghiện” [8], đồng thời cho rằng “Bệnh tâm thần là tình
trạng sức khỏe do bị rối loạn các chức năng nhận thức, cảm xúc, xã hội. Một người
được coi là có bệnh tâm thần khi được những người có chuyên môn y tế như bác sỹ

tâm thần, cán bộ tâm lý lâm sàng công nhận” [8, tr.19].
Một số tác giả khác cũng lý giải rõ: Thực ra, bệnh tâm thần chính là các rối
loạn tâm thần. Xét về khía cạnh thuật ngữ, chỉ được gọi là "bệnh" khi biết rõ được
nguyên nhân và cơ chế gây bệnh của nó. Trong khi hầu hết các rối loạn tâm thần
đều chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, cho nên gọi là "rối
loạn", để chỉ sự hoạt động tâm thần bất thường. Chỉ được xem là có bệnh khi các
rối loạn gây nên những hậu quả bất lợi về sinh học, tâm lý, xã hội. Người có triệu
23

chứng tâm thần chưa hẳn gọi là có rối loạn tâm thần. Có nhiều loại rối loạn tâm
thần mà người bệnh không tự nhận thức được các triệu chứng rối loạn của chính
mình, mà do được quan sát bởi những người xung quanh, ví dụ: người bệnh miên
hành (mộng du) hoặc những người có chứng hoang tưởng [61].
Những cách dùng từ khác nhau trên phụ thuộc vào quan niệm riêng của từng
tác giả về tình trạng có vấn đề về SKTT, cũng như phụ thuộc vào mức độ nặng
(nghiêm trọng) của các vấn đề SKTT các tác giả đang quan tâm, hoặc đề cập đến
trong nghiên cứu của mình.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng khái niệm “có vấn đề về SKTT” để mô tả
tình trạng không khỏe mạnh về SKTT và xác định tình trạng có vấn đề về SKTT là:
(a) Tình trạng hội tụ những biểu hiện hành vi, cảm xúc, suy nghĩ kém thích nghi,
mang tính kỳ lạ hoặc lệch chuẩn so với cộng đồng; (b) kéo dài, gây đau khổ hoặc
làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống, mối quan hệ của cá nhân và những người
xung quanh; (c) Và/hoặc được chẩn đoán, kết luận của những người có chuyên môn
(bác sỹ tâm thần hoặc những nhà tâm lý lâm sàng được cấp phép) [70].
Tuy nhiên, như chúng tôi đã trình bày trong phần giới hạn nghiên cứu, trong
nghiên cứu này chúng tôi chỉ thực hiện sàng lọc các vấn đề SKTT chứ không chẩn
đoán bệnh hay chẩn đoán các vấn đề SKTT của trẻ em.
1.2.4. Phân loại các nhóm vấn đề SKTT
Hiện nay trên thế giới có hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần được sử dụng
rộng rãi. Đó là Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư của

Hiệp hội tâm thần Mỹ lần thứ 4 (DSM IV) và Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ
10 (ICD 10).
Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) [58] được WHO xuất
bản và được đưa vào sử dụng từ năm 1994. Phiên bản đầu tiên của ICD được công bố
vào năm 1900. ICD 10 là hệ thống phân loại bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả
các lĩnh vực liên quan đến y tế nói chung, mục đích quản lý sức khỏe và sử dụng trong
lâm sàng. Phần các vấn đề về SKTT thuộc chương 5 của Bảng phân loại bệnh quốc tế
lần thứ 10.
Các vấn đề SKTT được đề cập đến trong chương V của Bảng phân loại bệnh tật
quốc tế lần thứ 10 bao gồm:
24

- Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng;
- Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần;
- Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tưởng
- Rối loạn cảm xúc;
- Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể;
- Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất;
- Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành;
- Chậm phát triển tâm thần;
- Rối loạn phát triển tâm lý;
- Rối loạn về hành vi và cảm xúc với sự khởi bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi
trẻ em và thiếu niên;
- Rối loạn tâm thần không xác định.
Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tƣ – DSM
IV [59] là bảng phân loại bệnh do Hiệp hội tâm thần Mỹ xuất bản, nhằm mục đích
cung cấp những thuật ngữ và tiêu chí thống nhất trong việc phân loại các bệnh tâm
thần. Bảng phân loại bệnh này là một hệ thống đa trục, và trạng thái tâm thần của
mỗi cá nhân có thể được đánh giá theo 5 trục khác nhau [64] :
Trục 1: Các rối loạn trên lâm sàng; các rối loạn khác có thể là một trọng

tâm chú ý trên lâm sàng. Trục này bao gồm hầu hết hầu hết các hội chứng lâm sàng,
bao gồm chủ yếu các rối loạn tâm thần và rối loạn học tập. Các rối loạn thường gặp bao
gồm rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, tăng động giảm chú
ý, chứng tự kỷ, chứng ám sợ, tâm thần phân liệt, rối loạn tình dục, rối loạn ăn…các rối
loạn mà chúng ta quan tâm đến.
Trục 2: Các rối loạn nhân cách; chậm phát triển tâm thần, trục này liên quan
đến những tình trạng ảnh hưởng đến chức năng theo một cách thức lan toả, bao gồm
rối loạn nhân cách và chậm phát triển tâm thần. Nó cũng có thể được dùng để chỉ ra
những đặc tính của nhân cách có vấn đề mà không hội đủ tiêu chuẩn cho một chẩn
đoán rối loạn nhân các đầy đủ, như là việc sử dụng các cơ chế phòng vệ theo cách
đáp ứng sai lệch và cứng ngắc.
Trục 3: Các vấn đề về y học tổng quát: Trục này liên quan đến những vấn đề
về y học tổng quát tương ứng với những trường hợp có khả năng hiểu và xử lý
25

được, ví dụ như: các chấn thương, các bệnh nhiễm trùng, các bệnh của hệ thần kinh
hay của hệ tiêu hoá và các biến chứng của thai nghén hay sanh sản.
Trục 4: Các vấn đề về tâm lý xã hội và môi trường: Trục này bao gồm
những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống và các suy kém về môi trường tạo ra một
hoàn cảnh mà trong đó các vấn đề của trẻ phát triển. Các phân loại bao gồm: những
vấn đề liên quan đến nhóm trợ giúp chính yếu (như cái chết của một thành viên
trong gia đình, ly dị, trẻ bị lạm dụng); môi trường xã hội (như trợ giúp xã hội không
đầy đủ, những khó khăn trong thay đổi về văn hoá, đối xử phân biệt); giáo dục (như
thất học, bất hoà với thầy cô hay bạn cùng lớp); nhà cửa ( như không có nhà ở, khu
xóm không an toàn); nghề nghiệp ( như thời gian công việc căng thẳng, bất hoà với
cấp trên hay đồng nghiệp); chăm sóc sức khoẻ ( như khó khăn trong di chuyển, bảo
hiểm y tế không đầy đủ); kinh tế ( như nghèo, trợ cấp xã hội không đầy đủ); hệ
thống luật pháp ( như bị tù, nạn nhân của tội phạm); và những vấn đề tâm lý xã hội
và môi trường khác ( như tiếp xúc với thiên tai hay chiến tranh).
Trục 5: Lượng giá toàn thể về chức năng: đây là đánh giá của nhà lâm sàng

về mức độ chức năng toàn thể. Các thông tin như thế có ích lợi trong việc hoạch
định điều trị và đo lường hiệu quả của nó.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, một số nhóm vấn đề SKTT phổ biến được
tìm hiểu bao gồm:
- Nhóm các biểu hiện lo âu/trầm cảm;
- Trầm cảm/thu mình;
- Tăng động giảm chú ý;
- Hành vi xâm kích, hung tính;
- Hành vi sai phạm/phá bỏ qui tắc;
- Vấn đề suy nghĩ/tư duy;
- Vấn đề xã hội;
- Vấn đề than phiền về cơ thể/rối loạn dạng cơ thể.
1.2.5. Nguyên nhân của các vấn đề SKTT
Khác với các bệnh thực thể, nguyên nhân của rối loạn tâm thần thường phức
tạp và thay đổi tùy theo các rối loạn đặc biệt và tùy theo từng cá nhân riêng biệt.
Mặc dù nguyên nhân của một số rối loạn tâm thần chưa được xác định rõ nhưng rất

×