ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ BÍCH HỒNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ BÍCH HỒNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
HÀ NỘI - AMSTERDAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05
Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc
HÀ NỘI - 2012
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Điểm mới của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Hướng nghiệp
1.2.2. Giáo dục hướng nghiệp
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung
học phổ thông
1.3.1. Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
trong trường phổ thông
1.3.2. Ý nghĩa của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
trong trường phổ thông
1.3.3. Một số văn bản về quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp trong trường phổ thông
1.3.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong
trường phổ thông
1
2
2
2
3
3
4
4
5
10
10
11
15
16
16
18
20
23
24
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp trong trường phổ thông
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI -
AMSTERDAM
2.1. Vài nét về trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường THPT chuyên Hà
Nội - Amsterdam
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cấu trúc đào tạo của trường THPT
chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.1.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam
2.1.4. Thành tích dạy và học của THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam
2.1.5. Đặc điểm học sinh trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.2.1. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua dạy các môn văn
hoá trong trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
2.2.2. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua dạy môn công nghệ
trong trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
2.2.3. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại
khoá trong trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
2.2.4. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua việc tổ chức hoạt
động giáo dục hướng nghiệp
2.3. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ và giáo viên về vấn đề
26
27
29
29
30
32
32
33
36
37
38
38
39
41
41
hướng nghiệp
2.3.2. Thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh về hoạt động
hướng nghiệp
2.3.3. Thực trạng nhận thức của học sinh về hoạt động hướng
nghiệp
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.4.1. Thực trạng về lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.4.2. Thực trạng về quản lý nội dung dạy giáo dục hướng
nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.4.3. Thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục hướng
nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.4.4. Thực trạng về quản lý cơ sở vật chất dành cho giáo dục
hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI -
AMSTERDAM
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp
3.1.1. Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích
3.1.2. Nguyên tắc đồng bộ
3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả, thiết thực
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
44
45
53
53
54
56
57
57
62
63
63
63
63
64
64
sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
3.2.1. Nhóm nhận thức
3.2.1.1. Biện pháp 1. Nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ quản
lý ở trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam đối
với hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
3.2.1.2. Biện pháp 2. Nâng cao tính trách nhiệm, tính tự chủ của
giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam trong hoạt
giáo dục hướng nghiệp
3.2.1.3. Biện pháp 3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ
huynh, học sinh về tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ về ngành
nghề trước khi lựa chọn
3.2.2. Nhóm tổ chức hoạt động
3.2.2.1. Biện pháp 1. Đổi mới bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực
hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp
3.2.2.2. Biện pháp 2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác
giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường
3.3.2.3. Biện pháp 3. Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp
phù hợp với đặc điểm học sinh trường THPT chuyên
3.3.2.4. Biện pháp 4. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm nhà trường
3.3.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
3.3.3. Nhóm hỗ trợ
3.3.3.1. Biện pháp 1. Tăng cường xã hội hoá giáo dục hướng
nghiệp
3.3.3.2. Biện pháp 2. Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý
về chủ trương, đường lối đổi mới hoạt động giáo dục hướng
nghiệp
3.4. Khảo nghiệm một số biện pháp
3.4.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
3.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
64
64
65
67
68
68
68
70
71
73
74
74
75
75
76
77
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
78
80
80
81
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCHTW
Ban chấp hành trung ương
BGH
Ban giám hiệu
CĐ
Cao đẳng
CNH – HĐH
Công nghiệp hoá – hiện đại hoá
ĐH
Đại học
ĐT
Đào tạo
GD
Giáo dục
GD
Giáo dục
GDCD
Giáo dục công dân
GDHN
Giáo dục hướng nghiệp
GS-TS
Giáo sư – Tiến sỹ
GV
Giáo viên
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
HN
Hướng nghiệp
HS
Học sinh
KTTH
Kỹ thuật tổng hợp
PT
Phổ thông
THCN
Trung học chuyên nghiệp
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Tam giác hướng nghiệp (K. K. Platonov)
Bảng 2.1. Mức độ quan tâm của học sinh đến vấn đề lựa chọn
nghề nghiệp
Bảng 2.2. Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT
Bảng 2.3. Lý do chọn trường của học sinh
Bảng 2.4. Lý do chọn ngành học của học sinh
Bảng 2.5. Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp lựa chọn
Bảng 2.6. Nguồn thông tin học sinh có được về ngành học
Bảng 2.7. Đối tượng giúp học sinh chọn nghề
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
13
46
46
49
50
51
52
53
74
77
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi tốt nghiệp THPT, mỗi học sinh phải chọn được cho mình một nghề để
học phù hợp với năng lực, nguyện vọng, điều kiện bản thân và nhu cầu nhân lực
của xã hội. Tuy nhiên, khi chuẩn bị chọn cho mình một nghề trong tương lai các
em thường bỡ ngỡ trước thế giới nghề nghiệp phức tạp và đa dạng vì các em thiếu
hiểu biết về ngành nghề, không đánh giá chính xác bản thân. Bởi vậy, không ít học
sinh đã lựa chọn nghề nghiệp không phải theo năng lực, nguyện vọng và điều kiện
bản thân mà lựa chọn những nghề theo trào lưu chung của xã hội.
Việc này không chỉ khiến học sinh đó lãng phí thời gian, công sức, tiền của
mà còn gây nên sự mất cân bằng trong xã hội, một số ngành nghề dư thừa lao động,
trong khi một số ngành nghề khác thì thiếu người lao động trầm trọng.
Trước thực tế này Đảng và Nhà nước đã có chủ trương quan tâm tới hoạt động
giáo dục hướng nghiệp.Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học,
chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương được coi là một trong những
nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, được coi là nền tảng để phát triển nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tuy vậy, giáo dục hướng nghiệp hiện nay vẫnchưa được các cấp quản lý giáo
dục và các trường học quan tâm đúng mức, còn có địa phương và trường học chưa
thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng hoạt động hướng
nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối
các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa
chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội.
Tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, giáo dục hướng nghiệp đã
được thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều bất cập và chưa mang lại hiệu
quả rõ rệt.
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tế là cần phải quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp sao cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT
chuyên Hà Nội - Amsterdam nói riêng, các trường THPT chuyên nói chung đạt
hiệu quả tốt, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
này tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
trong trường trung học phổ thông.
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT
chuyên Hà Nội - Amsterdam chưa mang lại hiệu quả cao.
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp như nâng cao tính
trách nhiệm của cán bộ quản lý ở trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội –
Amsterdam đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp; nâng cao tính trách nhiệm,
tính tự chủ của giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam trong hoạt
giáo dục hướng nghiệp; tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh
về tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ về ngành nghề trước khi lựa chọn; đổi mới
bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp; đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường; đổi mới nội
dung giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm học sinh trường THPT chuyên;
đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm
nhà trường; tăng cường xã hội hoá giáo dục hướng nghiệp; tăng cường sự ủng hộ
của các cấp quản lý về chủ trương, đường lối đổi mới hoạt động giáo dục hướng
nghiệp giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường
THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trong thời gian qua.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các văn bản tài liệu, các công trình khoa học, các quan điểm có
liên quan đến vấn đề quản lý, quản lý giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp, quản lý giáo
dục hướng nghiệp.
Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá được
sử dụng để xây dựng hệ thống các khái niệm của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra
Mục đích của phiếu là tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
+ Phương pháp điều tra xã hội học như phỏng vấn
Mục đích là thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng của công tác quản
lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
+ Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu đã thu thập được nhằm phân tích
kết quả nghiên cứu cho chính xác, khách quan.
7. Điểm mới của đề tài
Về lý luận: Luận văn xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh Trung học phổ thông.Trên cơ sở đó đề xuất
những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiệu quả.
Về thực tiễn: Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam, tìm
nguyên nhân hạn chế quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp và đưa ra biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn dự
kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Bởi vậy, các quốc gia trên thế giới đều quan tâm tới quản lý hoạt động
giáo dục hướng nghiệp.
Ở Liên bang Nga hướng nghiệp được thực hiện nhằm mục tiêuđảm bảo
quyền tự chọn nghề của học sinh, giúp các em tự thể hiện nhân cách trong điều kiện
quan hệ thị trường, tôn trọng hứng thú nghề nghiệp của con người, chỉ rõ nhu cầu
của thị trường lao động, không ngừng nâng cao trình độ thạo nghề của cá nhân như
là điều kiện quan trọng nhất để thoả nguyện yêu cầu phát triển của con người trong
lao động
Nhật Bản sớm quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa học vấn văn
hoá phổ thông với kiến thức và kỹ năng lao động - nghề nghiệp ở tất cả các bậc
học. Có khoảng 27,9% số trường phổ thông trung học vừa học văn hoá phổ
thông vừa học các môn học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực cơ khí, ngư nghiệp, công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ vv… Sau cấp II có đến 94% học sinh vào cấp III,
trong đó 70% học sinh theo học loại hình trường PT cơ bản và 30% HS theo
hướng học nghề.
Tại Hàn Quốc, trong các loại hình trường phổ thông, nội dung giảng dạy
kỹ thuật - lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chương trình GD.
Hết cấp II học sinh sẽ đi theo hai luồng chính: phổ thông và chuyên nghiệp. Các
trường kỹ thuật nghề nghiệp tuyển sinh trước rồi mới chọn HS theo luồng phổ
thông.
Trung Quốc khuyến khích GD suốt đời một cách tích cực. Hiện nay,
GD dựa trên cộng đồng đang được phát triển mạnh mẽ. Trong chương trình
giảng dạy thường có các môn học tự chọn với mục tiêu trang bị cho HS những
kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để HS có khả năng tham gia lao
động nghề nghiệp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau hoặc tiếp tục học lên
trình độ nghề nghiệp cao hơn ở bậc đại học.
Tại Singapore, ở bậc trung học học sinh được theo 3 luồng: luồng bình
thường, luồng khá giỏi và luồng học nghề. Học sinh ở luồng bình thường sẽ học 5
năm, học sinh ở luồng khá giỏi sẽ học trong 4 năm và học sinh ở luồng học nghề sẽ
học trong 5 năm nhưng theo một chương trình chú trọng về học nghề kĩ thuật hơn
là văn hoá. Kết thúc trung học sẽ là kỳ thi lấy chứng chỉ GCE’O’ Levels, là chứng
chỉ theo hệ thống giáo dục Anh nhưng có thể thay đổi phù hợp với Sigapore. Sau
đó học sinh có thể lựa chọn: Những học sinh có đủ khả năng sẽ học tiếp hai năm dự
bị thi đại học lấy chứng chỉ ‘A’ Levels và vào đại học. Những học sinh còn lại có
thể vào các trường dạy nghề kỹ thuật (Institute of Technical Education) hay các
trường cao đẳng kỹ thuật (Polytechnic). Hệ thống giáo dục có sự phân luồng tương
đối sớm, các loại hình đào tạo công nghệ – kĩ thuật được phát triển mạnh, hệ thống
văn bằng chứng chỉ có thể so sánh tương đương của các nước Anh, Mĩ và đảm bảo
chuẩn mực quốc tế.
Nội dung giáo dục HN trong trường trung học của cộng hoà Pháp được
phân hoá theo nhiều phân ban hẹp trong đó phần lớn là các ban kỹ thuật - công
nghệ đào tạo kỹ thuật viên. Kế hoạch dạy học ở các chuyên ban kỹ thuật - công
nghệ bao gồm nhiều môn văn hoá PT và kỹ thuật nghề nghiệp theo tỷ lệ khoảng
50/50. Việc cải cách chương trình GD công nghệ ở Pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
GD kỹ thuật công nghệ ở tất cả các bậc học, làm cho nội dung GD công nghệ phù
hợp với từng giai đoạn GD và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật
Tại Pháp, có hai loại nhân lực tư vấn hướng nghiệp:
- Các nhà tư vấn – cố vấn hướng nghiệp (CO-conseillers d’orientation).
Những người này có phạm vi hoạt động giới hạn. Họ chỉ được làm các công việc tư
vấn hướng nghiệp ở những cấp độ thông thường mà người ta thường gọi là tư vấn
vòng ngoài.
- Các nhà tư vấn tâm lý hướng nghiệp (COP- conseillers d’orientation
psycologues). Họ được quyền thực hiện các nghiệp vụ tâm lý hướng nghiệp chuyên
sâu (tư vấn vòng trong). Họ hỗ trợ trực tiếp cho việc ra quyết định lựa chọn ngành
học, nghề nghiệp của cá nhân.
Các CO và COP được đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia. Hiện
nay, tại Pháp có 4 trung tâm độc quyền đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề quốc
gia cho CO và COP, trong đó INETOP (Viện nghiên cứu quốc gia về lao động và
hướng nghiệp) thuộc CNAM (Học viện quốc gia về nghệ thuật và nghề nghiệp) tại
Paris đào tạo khoảng 47% CO và COP cho toàn nước Pháp)
Cùng với giáo viên và phụ huynh học sinh, các nhà tư vấn hướng nghiệp tổ
chức thường xuyên các đợt kiểm tra, các trắc nghiệm tâm lí, kiến thức, trên cơ sở
đó đưa ra cho học sinh những lời khuyên xácđáng, hướng học sinh vào con đường
thành công.
Như vậy, có thể thấy rằng giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp giữ
một vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của các nước khác
nhau trên thế giới. Trong hệ thống giáo dục quốc dân của nhiều nước, các thiết chế
giáo dụcvà tư vấn hướng nghiệp đã được xây dựng ở các cấp giáo dục như THCS,
THPT, THCN và ĐH. Để triển khai các mô hình hướng nghiệp tích hợp trong hệ
thống giáo dục quốc dân, chính phủ nhiều nước đã có chính sách đồng bộ để duy
trì, củng cố các chức năng của giáo dục và tư vấn hướng nghiệp.
Ở Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp,
ngày 19/03/1981 Hội Đồng Chính Phủ đã ban hành quyết định 126/CP về “Công
tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các
cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”. Quyết định nêu
rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp, phân công cụ thể chính
quyền các cấp, các ngành kinh tế, văn hóa từ trung ương đến địa phương có nhiệm
vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ các trường phổ thông trong việc đào tạo, sử
dụng hợp lý và tiếp tục bồi dưỡng học sinh phổ thông sau khi ra trường. Tiếp đó,
ngày 17/11/1981 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tư 31-TT hướng dẫn
thực hiện Quyết đinh 126/CP của Hội đồng Chính phủ. Nội dung thông tư nêu rõ
mục đích, nhiệm vụ và hình thức hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ
thông, đồng thời phân công trách nhiệm cho từng thành viên đang công tác tại
trường phổ thông, cho dù đang đảm nhận chức vụ công tác nào đều phải hoàn
thành nhiệm vụ được giao trong công tác giáo dục hướng nghiệp.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCHTW (Ban chấp hành Trung ương) Đảng
khoá VIII đã nhấn mạnh: “ Tăng cường giáo dục kĩ thuật tổng hợp và năng lực thực
hành ở bậc học phổ thông”. Vấn đề này cũng được khẳng định tại điều 24(1) Luật
giáo dục: “ Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo yêu cầu về tính phổ thông,
toàn diện, cơ bản và hướng nghiệp ”. Tiếp theo là chỉ thị 33/ 2003 ngày 23/7/2003
của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT (giáo dục & đào tạo) về việc đẩy mạnh công tác sinh
hoạt hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho học sinh phổ thông. Để thực hiện
được nhiệm vụ mục tiêu giáo dục đào tạo, ngành GD & ĐT nói chung và các trung
tâm KTTH – HN (kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp) nói riêng cần làm tốt công tác
“ Hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông”, tạo điều kiện cho các em có thể chọn
được một nghề phù hợp theo ý muốn, năng lực của mình, phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.
Luật giáo dục năm 2005 cũng nhấn mạnh chương trình giáo dục nghề nghiệp
được tổ chức thực hiện theo năm học hoặc hình thức tích luỹ tín… và được cụ thể
hoá thành giáo trình, tài liệu giảng dạy. Chương trình giáo dục nghề nghiệp phải
liên thông với các chương trình giáo dục khác.
Như vậy có thể thấy rằng trải qua một thời gian dài, vấn đề giáo dục hướng
nghiệp hiện nay vẫn là một vấn đề giành được sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi
vậy, có nhiều đề tài khoa học, nhiều báo cáo khoa học cũng như nhiều học viên cao
học đã và đang nghiên cứu về hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Những nhà
nghiên cứu đã đi tiên phong trong nghiên cứu GDHN có thể kể tới các nhà giáo dục
học như: Phạm Tất Dong, Đặng Danh ánh, Phạm Huy Thụ, Hà Thế Truyền, Đoàn
Chi, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Thế Trường, Nguyễn Ánh Tuyết…
Một số đề tài đã được nghiên cứu như:
- “Nghiên cứu một số giải pháp khả thi trong việc ứng dụng triển khai công tác
tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cấp 2,3 ở thành phố Hồ Chí Minh –
Tư vấn hướng nghiệp. Thực trạng và giải pháp” - Nguyễn Toàn (chủ nhiệm đề tài)
– Trung tâm kỹ thuật và hướng nghiệp Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài
đã phân tích hiện trạng công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cấp 2,3 ở thành
phố Hồ Chí Minh, đồng thời đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác tư
vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cấp 2,3 ở thành phố Hồ Chí Minh.
- “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường
THPT dân lập Mikhain Vaxilevích Lômônôxop, huyện Từ Liêm, Hà Nội” – Võ Thị
Mai Hiền - Luận văn thạc sỹ. Trong luận văn, tác giả nêu
- “Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại
các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thực trạng
và giải pháp.” - Huỳnh Thị Tam Thanh - Luận văn thạc sỹ.
Ngoài ra còn rất nhiều đề tài khác về quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp mà qua đó, có thể nhận thấy vấn đề giáo dục hướng nghiệp ngày càng được
quan tâm. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung quan tâm tới việc đổi mới
nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp, các biện pháp quản lý giáo dục
hướng nghiệp …nhằm nâng cao chất lượng cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Dù vậy, quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường
THPT chuyên – đối tượng học sinh với nhiều nét đặc thù riêng còn chưa được chú
ý. Bởi vậy quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT
chuyên nói chung, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam nói riêng là vấn đề mà
chúng tôi tập trung đề cập tới trong luận văn này.
1.4. Một số khái niệm công cụ
1.4.1. Hướng nghiệp
Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác nó là
sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản
lý nghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp (career
development)
Theo từ điển tiếng Việt, “Hướng nghiệp” được giải thích là “thi hành những
biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể
lực) nhân dân theo ngành và loại lao động” hoặc được hiểu là “giúp đỡ lựa chọn
hợp lý ngành nghề”.
Theo từ điển Giáo dục học “Hướng nghiệp” được hiểu là “hệ thống các biện
pháp giúp đỡ học sinh làm quen, tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với
nguyện vọng, năng lực sở trường của mỗi người với nhu cầu và điều kiện thực tế
khách quan của xã hội”. Công tác hướng nghiệp có ý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn
giúp cho thanh niên có cơ hội phát huy được năng lực, nâng cao được hiệu quả lao
động, say mê sáng tạo trong nghề nghiệp. Mặt khác, công tác hướng nghiệp giúp
tránh được sự thay đổi nghề nghiệp nhiều lần. Nhờ đó, công tác hướng nghiệp giúp
hạn chế các hậu quả do nghề nghiệp không phù hợp mang lại.
Theo GS – TS Phạm Tất Dong thì hướng nghiệp như là một hệ thống tác
động của xã hội về giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn
được nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân,
vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế
quốc dân.
Theo các nhà giáo dục học “Hướng nghiệp” vừa là hoạt động của giáo viên,
vừa là hoạt động của học sinh và kết quả cuối cùng của quá trình hướng nghiệp là
sự tự quyết định của học sinh trong việc chọn lựa nghề nghiệp tương lai.
Theo các nhà kinh tế học, “Hướng nghiệp” có thể được hiểu là hệ thống
những biện pháp dẫn dắt, tổ chức thành thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp
nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lao động tuổi trẻ của đất nước. Hướng nghiệp góp
phần tích cực vào quá trình phấn đấu, nâng cao năng suất lao động xã hội.
Như vậy có thể thấy, với các tiêu chí khác nhau, ở các góc độ chuyên môn
khác nhau chúng ta có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm “hướng nghiệp”.
Qua những định nghĩa đó chúng tôi nhận thấy rằng:
Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát
triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời
thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao
động) ở cấp độ địa phương và quốc gia.
Hướng nghiệp là hoạt động đòi hỏi toàn xã hội phải có trách nhiệm tham gia.
Thế hệ trẻ cần được hướng nghiệp liên tục bằng nhiều con đường, nhiều cách thức
khác nhau. Cần để các em lựa chọn nghề nghiệp theo đúng năng lực, sở thích của
các em nhưng cũng cần giúp các em hiểu rõ nhu cầu nhân lực mà xã hội đặt ra và
trách nhiệm của các em với xã hội.
1.4.2. Giáo dục hướng nghiệp
Có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm “Giáo dục hướng nghiệp”
Tác giả Phạm Viết Vượng định nghĩagiáo dục hướng nghiệp là hoạt động
định hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh, nhằm giúp họ chọn
một nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân và yêu cầu nhân lực của xã
hội.
Còn theo tác giả Đặng Danh Ánh thì giáo dục hướng nghiệp là một hoạt
động của tập thể sư phạm, của các cán bộ cơ quan, nhà máy khác nhau, được tiến
hành với mục đích giúp học sinh chọn nghề đúng đắn với năng lực, thể lực và tâm
lí của cá nhân với nhu cầu kinh tế xã hội. Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận
cấu thành quá trình giáo dục – học tập trong nhà trường.
Theo một số tác giả khác thì giáo dục hướng nghiệp được cho là hệ thống
những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lí học, sinh học, y học và nhiều khoa học khác
nhau để giúp cho học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoã
mãn tối đa nguyện vọng thích hợp với năng lực sở trường và điều kiện tâm lí cá
nhân nhằm mục đích phân phối và sử dụng có hiệu quả nhất năng lực của lực lượng
lao động có sẵn của đất nước.”
Theo chúng tôi tất cả các định nghĩa trên dù được diễn đạt khác nhau nhưng
về cơ bản đều xác định giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo
dục nhằm chuẩn bị cho học sinh ngay từ khi còn học ở trường phổ thông đã sớm có
ý thức lựa chọn ngành nghề vừa phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân, vừa phù
hợp với sự phân công lao động của xã hội.
Như vậy, giáo dục hướng nghiệp là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia
đình và xã hội, trong đó tập thể sư phạm nhà trường giữ vai trò quyết định nhằm
giúp người học chọn nghề trên cơ sở khoa học. Khi ấy, tập thể sư phạm phải sử
dụng các biện pháp giáo dục có tính hướng dẫn, thuyết phục cao. Các biện pháp
phải không áp đặt, bảo đảm nguyên tắc hình thành hứng thú, phải điều chỉnh, uốn
nắn động cơ chọn nghề của thế hệ trẻ sao cho có sự nhất trí cao giữa nguyện vọng
của cá nhân với yêu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế, giữa năng lực cá nhân
với đòi hỏi nghề. Phải có biện pháp giáo dục thích hợp để dung hoà giữa nguyện
vọng cá nhân, năng lực cá nhân với yêu cầu nhân lực của xã hội và đòi hỏi của
nghề. Nếu không dung hoà được các yếu tố này sẽ dẫn tới tình trạng thừa/thiếu lao
động hoặc tình trạng năng suất lao động không cao vì không có sự phù hợp của cá
nhân với nghề. Bởi vậy mà giáo dục hướng nghiệp phải gắn liền với giáo dục đạo
đức, tư tưởng chính trị nhằm giúp học sinh giải quyết đúng mối quan hệ giữa ước
mơ và hiện thực, giữa cái học sinh mong muốn với cái học sinh có thể làm và cái
học sinh cần phải làm, giúp học sinh nhận thức được trách nhiệm của mình đề điều
chỉnh hài hoà giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích của xã hội.
K. K. Platonov đã đưa ra tam giác hướng nghiệp như sau:
Sơ đồ 1.1. Tam giác hướng nghiệp (K. K. Platonov)
Theo tam giác hướng nghiệp này, mỗi hoạt động giáo dục hướng nghiệp thuộc
các góc của tam giác hướng nghiệp được dựa trên cơ sở là hai yếu tố cơ bản tương
ứng với các cạnh giao thoa tạo nên góc đó.
Dựa trên tam giác hướng nghiệp của K.K. Platonov ta thấy:
Định hướng nghề nghiệp phải dựa trên hai yếu tố là : “thị trường lao động”
và “các nghề và yêu cầu của chúng”. Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho
học sinh về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội,
đặc biệt là các nghề và các nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có văn hoá, thông
tin cho học sinh về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân
công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp
đào tạo nghề của Nhà nước, tập thể và tư nhân. Định hướng nghề gồm: Giáo dục
nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp. Trong đó giáo dục nghề nghiệp giúp học
sinh làm quen với một số nghề cơ bản, phổ biến của địa phương và xã hội, đồng
thời tìm hiểu xu thế phát triển các ngành nghề cùng với những yêu cầu tâm sinh lý
do ngành nghề đó đặt ra cho người lao động. Giáo dục nghề nghiệp tạo điều kiện
ban đầu để học sinh phát triển năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã
hình thành, giáo dục học sinh thá độ đúng đắn, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc
trong dự định chọn nghề củai học sinh. Khác với giáo dục nghề nghiệp, tuyên
truyền nghề nghiệp làm cho học sinh chú ý đến những nghề đang phát triển có nhu
cầu cấp thiết về nhân lực, giới thiệu các gương mặt thành đạt trong nghề nghiệp,
Định hướng nghề nghiệp
Tuyển chọn
nghề
Tư vấn nghề
Các nghề và yêu
cầu của chúng
Thị trường lao
động
Phẩm chất, năng lực, hoàn
cảnh cá nhân.
sáng tạo trong lao động sản xuất, qua đó điều chỉnh hứng thú, động cơ chọn nghề
của học sinh.
Tư vấn nghề phải dựa trên hai yếu tố là “các nghề và yêu cầu của chúng” và
“phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh cá nhân”. Tư vấn nghề là một hệ thống những
biện pháp tâm lý giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của
thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối
với người lao động, trên cơ sở đó cho họ những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ
khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn khi chọn nghề. Tư
vấn nghề chẩn đoán những thuộc tính và phẩm chất quan trọng của nghề, đối chiếu
cấu trúc tâm lý của nhân cách và hoạt động nghề nghiệp, xác định con đường tiếp
tục phát triển nhân cách. Có nhiều kiểu tư vấn nghề:
Tư vấn thông tin hướng dẫn nhằm giới thiệu với thanh thiếu niên nội dung
nghề mà mình lựa chọn.
Tư vấn chẩn đoán nhằm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực và những
phảm chất nghề chuyên biệt của con người trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc nhân
cách con người một cách toàn diện. Mục đích của tư vấn chẩn đoán là xác định
trong những lĩnh vực hoạt động nào con người có thể lao động thành công nhất, tức
là đem lại lợi ích tối đa cho xã hội, đồng thời mang lại niềm vui và sự hài lòng cho
bản thân người lao động.
Tư vấn y học nhằm bộc lộ sự phù hợp giữa trang thái sức khoẻ con người với
yêu cầu của nghề mà họ chọn.
Tư vấn hiệu chỉnh được tiến hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của
con người không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ.
Tuyển chọn nghề là phải dựa trên cơ sở “phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh cá
nhân” và “thị trường lao động”. Tuyển chọn nghề là xác định xem các đối tượng
dự tuyển có phù hợp với nghề cụ thể hay không để quyết định có tuyển vào học
việc hay làm việc hay không.
Ở trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp là hình thức hoạt động của thầy
và trò, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết
định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích có khoa học về năng lực, hứng thú
của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.
1.4.3. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Khái niệm quản lý: khái niệm quản lý là một khái niệm rộng, trên cơ sở cách
tiếp cận khác nhau mà được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Theo F.Taylor thì quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ
nhất.
Theo C. Mac thì tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần một sự chỉ đạo, điều hoà
những hoạt động cá nhân nhằm thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự
vận động của toàn bộ các cá thể sản xuất khác với sự vận động của các khí quan
độc lập của nó. Một nghệ sỹ vĩ cầm thì tự điều khiển mình còn một dàn nhạc thì
cần có nhạc trưởng.
Theo GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì Quản lý là tác động có định hướng, có
chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản
lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ
chức.
Như vậy, theo cách hiểu về giáo dục hướng nghiệp và về quản lý, có thể kết
luận rằng: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hoạt động giáo
dục hướng nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là nhiệm vụ của các nhà quản lý
giáo dục trong các trường phổ thông. Người quản lý phải xác định chính xác mục
tiêu, nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp. Người quản lý phải xây dựng kế
hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục
hướng nghiệp trong nhà trường. Trên cơ sở đó tổng kết, rút kinh nghiệm để hoạt
động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường ngày càng tốt hơn.
Ngoài ra người quản lý cũng phải cập nhật tình hình xã hội, nắm được nhu cầu
nghề nghiệp của xã hội, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa
phương để có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
1.4.4. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
* Khái niệm biện pháp: Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp được hiểu là “cách
làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”.
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu “biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp” là cách mà người quản lý tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt
động quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra của hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ
thông
Giáo dục hướng nghiệp là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc
dân Việt Nam. Điều 27 - Luật Giáo dục năm 2005 của nước ta nêu rõ: “Mục tiêu
của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động
và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiệp tục học lên hoặc đi
vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. …”
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một hoạt động
giáo dục trong nhà trường phổ thông nhằm giúp học sinh có những hiểu biết thông
thường về hướng nghiệp để học sinh có thể định hướng phát triển, lựa chọn nghề
phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội. Trên cơ sở
đó, học sinh tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể phát triển trong hoạt động nghề
nghiệp tương lai.
Hướng nghiệp trong trường phổ thông phải được coi là trách nhiệm của toàn
thể hội đồng giáo dục trong đó bao gồm Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo
viên, học sinh, cán bộ nhân viên trong nhà trường… Ngoài ra, công tác hướng
nghiệp trong nhà trường cần phải gắn liền với công tác hướng nghiệp ngoài xã hội.
Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa
phương và các tổ chức có liên quan khác Có như vậy, hướng nghiệp mới mang lại
hiệu quả cao cho xã hội nói chung, cho từng cá nhân nói riêng.
Để quản lý tốt hoạt động GDHN thì nhà trường phải thành lập Ban hướng
nghiệp, phải xây dựng được kế hoạch thực hiện, tổ chức bộ máy điều hành, giảng
dạy, điều hành hoạt động, kiểm tra đánh tra việc thực hiện theo kế hoạch. Cụ thể
gồm các bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch GDHN
Mục tiêu của GDHN được xác định trên cơ sở nhiệm vụ GDHN trong nhà
trường THPT và được cụ thể hoá theo đặc điểm của địa phương và đặc điểm lứa
tuổi, cấp học. Các công việc cần làm thể hiện được các mục tiêu hướng nghiệp.
Trong kế hoạch có công tác nhân sự thường phân công Phó Hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn hoặc phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất làm trưởng ban GDHN,
các thành viên còn lại của ban HN là các giáo viên bộ môn công nghệ, GDCD,
chuyên viên tâm lí, các nhà tư vấn, các GVCN, phụ huynh học sinh….Trong kế
hoạch cần phải chỉ rõ các điều kiện cơ cở vật chất đảm bảo và tài chính cho hoạt
động hướng nghiệp.
Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch GDHN
Hoạt động GDHN được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học môn văn
hoá, trong các môn công nghệ, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, các buổi lao động,
tham quan học tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực hoặc các hoạt
động giáo dục khác.
Bước 3: Chỉ đạo và điều hành hoạt động GDHN
Trong quá trình thực hiện cần có sự chỉ đạo của Ban hướng nghiệp, có các vấn
đề phát sinh cần phải điều chỉnh và chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN
Việc đánh giá dựa trên cơ sở mục tiêu đã xây dựng trong kế hoạch. Kết thúc
học kì và năm học cần đánh giá quá trình thực hiện hoạt động GDHN để đúc rút
các bài học kinh nghiệm cho các năm sau. Hoạt động hướng nghiệp phải phù hợp
với đặc điểm kinh tế xã hội của từng vùng, xu hướng phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước, phương hướng phát triển kinh tế của địa phương. Cần có các yêu cầu về