ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
ĐINH NGỌC THÔNG
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LÀNH MẠNH Ở
CÁC
TRƯỜNG PHỔ THÔNG-THÀNH PHỐ BẮC
GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 601405
Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS Hà Nhật Thăng
HÀ NỘI 2006
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng
I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI
TRƢỜNG GIÁO DỤC LÀNH MẠNH:
6
1.1
Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
6
1.2
Một số khái niệm cơ bản
10
1.3
Một số cơ sở lý luận về quản lý xây dựng môi trường
giáo dục.
18
Chƣơng
II:
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI
TRƢỜNG GIÁO DỤC LÀNH MẠNH Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ
THÔNG THÀNH PHỐ BẮC GIANG:
51
2.1
Vài nét sơ lược về đặc điểm của thành phố Bắc Giang có
ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh.
51
2.2
Thực trạng nhận thức của quần chúng về vai trò của việc
xây dựng môi trường giáo dục
59
2.3
Thực trạng việc tham gia xây dựng môi trường giáo dục
ở các trường phổ thông của thành phố Bắc Giang
64
2.4
Thực trạng việc quản lý xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh ở các trường phổ thông của thành phố Bắc
Giang
69
Chƣơng
III:
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG GIÁO
DỤC LÀNH MẠNH Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ BẮC GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
72
3.1
Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống giải pháp
72
3.2
Những giải pháp: Quản lý xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh ở các trường phổ thông thành phố Bắc Giang
73
3.3
3.4
hiện nay
3.2.1-Thực hiện tham mưu với cấp Uỷ Đảng, chính quyền
địa phương xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng
để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trong
và ngoài nhà trường.
3.2.2-Tổ chức bồi dưỡng nhận thức, hành động cho mọi
người về công tác xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh.
3.2.3-Thực hiện kế hoạch hoá công tác huy động tiềm
năng xã hội để xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh.
3.2.4-Xây dựng quy chế thống nhất phối hợp quản lý xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh giữ: Gia
đình-Nhà trường-Xã hội để giáo dục học sinh.
3.2.5-Phát động phong trào toàn dân tham gia giáo dục,
xây dựng điển hình và nhân điển hình tốt.
Mối quan hệ giữa các giải pháp
Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất
74
76
81
89
96
98
99
Kết luận và khuyến nghị
101
Tài liệu tham khảo
114
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giáo dục toàn diện là một đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục,
đào tạo. Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI đã
xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đại hội đại biểu Đảng
cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định vị trí “Quốc sách
hàng đầu” của giáo dục đào tạo và “Phát triển giáo dục, đào tạo là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”. [4,tr131]
Quan điểm trƣớc sau nhƣ một của Đảng và Nhà nƣớc đã khẳng định rõ
vị trí, vai trò càng lớn lao của giáo dục đào tạo trong suốt tiến trình cách mạng
nƣớc ta, đồng thời cũng đặt ra cho giáo dục - đào tạo những nhiệm vụ nặng
nề, đầy khó khăn thách thức, nhƣng rất vẻ vang. Luật giáo dục năm 2005 tại
Điều 2 - Mục tiêu giáo dục đã ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề
nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, hình
thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [29,tr63]. Đào tạo con ngƣời
xã hội chủ nghĩa không phải chỉ là sản phẩm riêng của một cuộc cách mạng
mà phải là sản phẩm chung của các cuộc cách mạng đang diễn ra ở nƣớc ta
hiện nay. Giáo dục - đào tạo đƣợc khẳng định là “Quốc sách hàng đầu”, là
nhân tố quyết định tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội, nhất là khi nhân
loại bƣớc vào thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri thức, vị trí và vai trò của
giáo dục - đào tạo càng đƣợc khẳng định rõ nét, nó đã trở thành một sự nghiệp
cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân, mọi cấp và mọi ngành trong cả nƣớc.
Để đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo không ngừng phát triển
đúng với mục tiêu, đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nƣớc ta
hiện nay nói chung, cũng nhƣ yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục-đào tạo
2
nói riêng, đòi hỏi mỗi nhà trƣờng phải thƣờng xuyên quan tâm, chăm lo xây
dựng các điều kiện cho giáo dục nhƣ: Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo
viên, thực hiện chế độ và chính sách, xây dựng môi trƣờng giáo
dục,…v…v… Các điều kiện đó chi phối, tác động và ảnh hƣởng lẫn nhau
trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu
quả, chất lƣợng của giáo dục.
1.2. Xuất phát từ vai trò môi trường giáo dục trong việc phát triển nhân
cách học sinh.
Nhƣ chúng ta đã biết quá trình phát triển nhân cách bị chế ƣớc và chi
phối bởi bốn yếu tố: Bẩm sinh di truyền; Hoàn cảnh (chính là môi trƣờng);
Giáo dục; Hoạt động cá nhân. Môi trƣờng trong sạch, thuận lợi là một điều
kiện quan trọng tạo cơ hội cho hoạt động giáo dục và tự rèn luyện của học
sinh.
Chúng ta đã biết: “Bản chất xã hội của con ngƣời là tổng hoà các mối
quan hệ xã hội” nhƣ Mác đã khẳng định. Nhiều thí nghiệm, nhiều sự kiện
thực tế cho thấy con ngƣời luôn bị chế ƣớc, chi phối bởi nhiều yếu tố tự
nhiên, xã hội của môi trƣờng sống. Đặc biệt là môi trƣờng sống xã hội càng
có ý nghĩa rất quan trọng đối với lứa tuổi học sinh phổ thông, do đó thuật ngữ
dân gian từ lâu đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Chính vì vai
trò của môi trƣờng xã hội trong giáo dục nhƣ vậy, cho nên việc quản lý, xây
dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh là một yếu tố rất quan trọng trong việc
giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.3. Xây dựng môi trường giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, nhà
trường là người chịu trách nhiệm tổ chức phối hợp, tham mưu.
Muốn nâng cao hiệu quả, chất lƣợng giáo dục toàn diện phải có môi
trƣờng giáo dục lành mạnh. Xây dựng môi trƣờng giáo dục xã hội là trách
nhiệm không chỉ của nhà trƣờng mà của toàn bộ các tổ chức nhà nƣớc, đoàn
thể quần chúng và các cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của gia đình và các thế
hệ lớn tuổi trong xã hội ở cộng đồng nơi cƣ trú. Tuy nhiên nhà trƣờng phải
tham mƣu với cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng và là ngƣời chịu trách
3
nhiệm giữ vị trí đầu mối phối hợp trong công tác này, vì nhà trƣờng nắm vững
mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục.
1.4. Thực hiện việc quản lý, tổ chức xây dựng môi trường giáo dục hiện nay
chưa đáp ứng yêu cầu trong sự nghệp giáo dục học sinh.
Một thực tế ai cũng biết, cơ chế mở cửa, nền kinh tế thị trƣờng có rất
nhiều mặt tích cực, đã góp phần tạo ra những thành quả vô cùng to lớn về mọi
mặt: Kinh tế, chính trị, ngoại giao, khoa học, kỹ thuật, đời sống vật chất, văn
hoá của toàn xã hội, đúng là “Mỗi ngày bằng 20 năm “. Tuy nhiên, cùng với
những mặt tích cực còn có những tiêu cực ảnh hƣởng đến sự phát triển nhân
cách của một bộ phận xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chƣa bao giờ trong cuộc
sống con ngƣời, thế hệ trẻ lại chịu tác động đan xen cùng một lúc giữa cái tốt
và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác, giữa giá trị tinh thần và vật chất, nhƣ
hiện nay. Học sinh phổ thông là những ngƣời dễ nhạy cảm, khát khao với cái
mới, nhƣng lại thiếu kinh nghiệm, hiểu biết. Vì vậy các em chƣa có khả năng
lựa chọn những giá trị tốt đẹp, một bộ phận dễ bị chao đảo trƣớc những cám
dỗ của cuộc sống. Chính xuất phát từ những đặc điểm đó mà việc tạo ra một
môi trƣờng giáo dục lành mạnh, thống nhất tác động giáo dục là một yêu cầu
cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để thực sự môi trƣờng xã hội trở thành một môi trƣờng giáo dục lành
mạnh, cần phải có những giải pháp tạo ra sự thống nhất nhằm phát huy mặt
tích cực, hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực đến thế hệ trẻ.
Là một cán bộ quản lý trƣờng học, với trách nhiệm và mong muốn có
một môi trƣờng giáo dục lành mạnh cho các thế hệ học sinh, những chủ nhân
tƣơng lai của đất nƣớc, vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp
quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh ở các trƣờng phổ thông
thành phố Bắc Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác đinh giải pháp quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh ở
các trƣờng phổ thông của thành phố Bắc Giang để giáo dục học sinh.
4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh để giáo
dục học sinh ở các trƣờng phổ thông thành phố Bắc Giang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Những giải pháp quản lý phối hợp của nhà trƣờng nhằm xây dựng môi
trƣờng giáo dục lành mạnh để giáo dục học sinh ở các trƣờng phổ thông thành
phố Bắc Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Môi trƣờng giáo dục là một tập hợp của nhiều yếu tố, nhiều lực lƣợng
ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục, đồng thời nó bị chế ƣớc, chi phối bởi rất
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Chất lƣợng và hiệu quả của quá trình
giáo dục học sinh sẽ đƣợc nâng cao nếu có đƣợc những giải pháp quản lý
khoa học, đồng bộ, khả thi trong việc phát huy tối đa ảnh hƣởng tích cực của
các lực lƣợng giáo dục và toàn xã hội, hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt
động giáo dục học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu về những nội dung sau:
5.1. Xác đinh cơ sở lý luận vấn đề quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục lành
mạnh để giáo dục học sinh ở các trƣờng phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục để
giáo dục học sinh ở các trƣờng phổ thông thành phố Bắc Giang.
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục lành
mạnh để giáo dục học sinh ở các trƣờng phổ thông thành phố Bắc Giang.
6. Giới hạn đề tài
6.1. Do điều kiện về khả năng của bản thân và thời gian, tôi chỉ nghiên cứu
vấn đề quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh ở các trƣờng phổ
thông thành phố Bắc Giang hiện nay.
6.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý của nhà trƣờng nhằm tạo ra đƣợc tính
thống nhất ở cộng đồng trong việc quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục lành
mạnh để giáo dục học sinh ở các trƣờng phổ thông thành phổ Bắc Giang.
5
7. Những luận điểm bảo vệ
7.1. Chất lƣợng và hiệu quả của môi trƣờng giáo dục lành mạnh, thuận lợi cho
giáo dục học sinh là một quá trình tham gia xây dựng của các lực lƣợng giáo
dục và toàn xã hội, là sự tạo dựng thống nhất tác động giáo dục theo mục tiêu
chung xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi của mỗi thời kỳ lịch sử nhất định.
Chẳng hạn nhƣ nƣớc ta hiện nay là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế.
7.2. Trong xã hội hiện nay rất đa dạng, phong phú các mối quan hệ theo cơ
chế thị trƣờng thì việc xác định đƣợc những giải pháp quản lý phù hợp của
nhà trƣờng để xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, đó là cần phải tạo sự
đồng bộ, thống nhất cả về nhận thức, ý chí hành động của các lực lƣợng giáo
dục và toàn xã hội, trong đó nhà trƣờng phải là ngƣời chủ động, tích cực phối
hợp hành động là nhân tố quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả
của môi trƣờng giáo dục để giáo dục học sinh.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài tác giả sử dụng và kết hợp các nhóm phƣơng
pháp nghiên cứu:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và phân tích các tài liệu, các tác phẩm trong và ngoài nƣớc có liên
quan đến đề tài. Phân loại, hệ thống, khái quát hoá các nội dung về lý luận
nhƣ: Lý luận về giáo dục, quản lý nhà trƣờng, quản lý xây dựng môi trƣờng
giáo dục, giải pháp quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh. Đọc
các văn bản pháp quy, những quy định của ngành giáo dục đào tạo có liên
quan đến việc quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh. Xây dựng cơ
sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học
Xây dựng các phiếu điều tra bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các
đối tƣợng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
8.2.2. Phương pháp quan sát
6
Tiếp cận xem xét, thu thập dữ liệu từ những hoạt động thực tiễn công
tác quản lý của nhà trƣờng, hoạt động của hội cha mẹ học sinh, cộng đồng
dân cƣ và các tổ chức, đoàn thể khác ngoài nhà trƣờng.
8.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục của các
trƣờng, các đoàn thể, các địa phƣơng, hội cha mẹ học sinh có giải pháp tốt và
hoạt động tốt trong công tác xây dựng môi trƣờng lành mạnh để giáo dục học
sinh.
8.2.4. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu luận văn, tôi thƣờng xuyên xin
ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực liên quan đến đề tài nghiên cứu.
8.3. Phương pháp xử lý thông tin
Ngoài phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tác giả sẽ sử dụng
thống kê toán học, phần mềm tin học trong việc xử lý các dữ kiện nghiên cứu.
9. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần lời cảm ơn, mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu
tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục
lành mạnh.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục ở các
trƣờng phổ thông thành phố Bắc Giang.
Chƣơng 3: Giải pháp quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục lành
mạnh ở các trƣờng phổ thông thành phố Bắc Giang trong điều kiện hiện nay.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG GIÁO DỤC
LÀNH MẠNH
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
7
Môi trƣờng giáo dục có ảnh hƣởng, chi phối trực tiếp rất quan trọng
đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con ngƣời. Nó không ngừng
đƣợc kế thừa, hoàn thiện và phát triển trên cơ sở các chế độ chính trị, kinh tế,
xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao, đỉnh cao của nó là môi trƣờng xã hội
Chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nƣớc và cả dân tộc đang phấn đấu thực hiện.
Môi trƣờng giáo dục có vai trò và ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát
triển nhân cách nói chung, đạo đức nói riêng cũng nhƣ đối với sự phát triển,
tiến bộ xã hội. Vì vậy, vấn đề môi trƣờng giáo dục đã đƣợc sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học và các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, hơn hai mƣơi năm đã qua dƣới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, cả dân tộc đã tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc, phấn
đấu đạt mục tiêu cao cả: Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Sự phát triển mới đó của môi trƣờng xã hội nó đòi hỏi cần phải đổi
mới hoạt động giáo dục đạo đức cho phù hợp. Thực tiễn ở nƣớc ta những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức cá nhân và đạo đức xã
hội hiện thực đang tác động mạnh mẽ, thƣờng xuyên đến các mối quan hệ ứng
xử giữa ngƣời với ngƣời, cá nhân với cộng đồng xã hội, nhằm hƣớng con
ngƣời tới cái Chân - Thiện - Mỹ, chống và đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái giả, đƣa
xã hội ta đạt mục tiêu mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Hiện nay ở Việt Nam đã có một số nhà khoa học nghiên cứu về đạo
đức và giáo dục đạo đức cho học sinh. Các tác giả đó đều xác định vai trò to
lớn của môi trƣờng giáo dục: Gia đình - Nhà trƣờng - Xã hội trong việc giáo
dục đạo đức cho học sinh hiện nay. Tác giả Phạm Trung Thanh trong công
trình nghiên cứu đã đƣa ra 10 kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục
đạo đức học sinh, đồng thời yêu cầu trƣớc hết với môi trƣờng giáo dục nhà
trƣờng trong đó các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục cần phải nêu cao tinh
thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc, tổ chức đa dạng các hoạt động để
lôi cuốn học sinh vào việc giáo dục rèn luyện đạo đức. Tác giả Lê Trung Trấn
và Nguyễn Dục Quang nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh đã
đề nghị cần phải đổi mới hoạt động giáo dục đạo đức theo nguyên tắc có hệ
thống, tiếp cận phức hợp xuất phát từ học sinh và phải phù hợp với sự phát
8
triển mới của môi trƣờng xã hội. Tác giả Đặng Vũ Hoạt nghiên cứu về giáo
dục đạo đức học sinh trong nhà trƣờng phổ thông lại đặc biệt quan tâm đến
vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và đƣa ra những định hƣớng cơ bản cho
giáo viên chủ nhiệm trong việc đổi mới về nội dung và cải tiến về phƣơng
pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trƣờng phổ thông.
Tác giả Phạm Khắc Chƣơng và Hà Nhật Thăng trong cuốn “Đạo đức
học” đã đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức để cung cấp cho giáo viên những
tri thức làm cơ sở để giảng dạy cho học sinh trong nhà trƣờng trung học cơ sở.
Đồng tác giả của cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề giáo dục đạo đức thuộc
các phạm trù: Đạo đức trong gia đình, đạo đức trong tình bạn, đạo đức trong
tình yêu, đạo đức trong học tập, đạo đức trong giao tiếp, đạo đức trong truyền
thống của dân tộc.
Trong cuốn “Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức-nhân văn” của tác giả
Hà Nhật Thăng (NXB giáo dục) đã đề cập 8 phƣơng hƣớng lớn để phát huy
vai trò của giáo dục trong sự phát triển của xã hội mà Việt Nam cũng nhƣ
nhiều nƣớc trên thế giới đang quan tâm cần tập trung giải quyết. Trong 8
phƣơng hƣớng lớn đó có 2 phƣơng hƣớng đòi hòi phải có sự quản lý xây
dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh đó là: “Tìm mọi giải pháp phát huy tiềm
năng của xã hội vào sự nghiệp phát triển giáo dục” và “Để có những công dân
thực sự, giáo dục gia đình, giáo dục cộng đồng, giáo dục truyền thống, giáo
dục văn hoá chƣa bao giờ đƣợc đặt đúng vị trí quan trọng vốn có của nó nhƣ
hiện nay” [23,tr 48].
Tác giả Huỳnh Khái Vinh trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với kết
quả khảo sát thực tiễn diễn biến tình hình trong nƣớc và trên thế giới, đã đề
cập đến những vấn đề cơ bản về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội và
phân tích mối quan hệ giữa chúng và đã nêu những kinh nghiệm về xây dựng
lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội của một số nƣớc.
Tác giả Phạm Minh Hạc - Chủ biên của công trình nghiên cứu khoa
học “Về sự phát triển toàn diện con ngƣời thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá” (NXB chính trị quốc gia - Hà Nội 2001) đã nêu khái quát thực trạng đạo
đức học sinh phổ thông và sinh viên, chỉ rõ những nguyên nhân chƣa lành
9
mạnh về đạo đức trong cuộc sống hiện nay. Từ việc phân tích một cách sâu
sắc mục tiêu giáo dục, tác giả đã xác định những nguyên tắc để xây dựng hệ
thống chuẩn mực đạo đức và giáo dục đạo đức của con ngƣời Việt Nam đƣợc
biểu hiện hơn 40 giá trị ở 5 mối quan hệ cơ bản nhƣ: Với bản thân, với ngƣời
khác, với công việc, với môi sinh và với lý tƣởng của dân tộc. Công trình
nghiên cứu này xác định đƣợc 7 nguyên nhân của thực trạng đạo đức học
sinh, sinh viên chƣa tốt đó là: Xã hội còn nhiều tiêu cực, gia đình buông lỏng
trong việc giáo dục đạo đức, tác động của nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời lớn
thiếu gƣơng mẫu, chƣa có giải pháp phối hợp đồng bộ cho toàn xã hội, điều
hành luật pháp chƣa nghiêm, quản lý chƣa đồng bộ.
Từ việc xác định rõ nguyên nhân của thực trạng đạo đức học sinh, sinh
viên chƣa tốt nêu trên, đối chiếu với mục tiêu cơ bản của giáo dục trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công trình nghiên cứu đặt ra 3 mục tiêu
cho giáo dục đạo đức hiện nay là:
+ Trang bị cho mọi ngƣời những tri thức cần thiết về tƣ tƣởng chính
trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội.
+ Hình thành ở mọi công dân thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin
đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi ngƣời, với sự nghiệp cách mạng của
Đảng, dân tộc và với mọi hiện tƣợng xảy ra xung quanh. Tổ chức tốt giáo dục
giá trị.
+ Rèn luyện để mỗi ngƣời tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo
đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập, rèn
luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc.
Điều rất quan trọng khác nữa là trong đề tài nghiên cứu đã đề xuất 6
giải pháp giáo dục đạo đức cho con ngƣời Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc đó là:
+ Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức trong các
trƣờng học.
+ Củng cố, tăng cƣờng giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp
chặt chẽ với giáo dục nhà trƣờng trong việc giáo dục đạo đức cho mọi ngƣời.
10
+ Kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức với việc thực hiện nghiêm minh
pháp luật của các cơ quan thi hành pháp luật.
+ Tổ chức thống nhất các phong trào thi đua yêu nƣớc và các phong
trào rèn luyện đạo đức, lối sống cho toàn dân, trƣớc hết cho cán bộ, Đảng
viên, cho thầy trò trong các trƣờng học.
+ Xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội về
giáo dục đạo đức.
+ Nâng cao nhận thức cho mọi ngƣời. [13,tr 171]
Từ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học giáo dục nói trên
cho thấy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay trong các nhà
trƣờng còn có những hạn chế, bất cập. Chất lƣợng và hiệu quả giáo dục đạo
đức bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó môi trƣờng giáo dục là yếu tố
giữ vị trí, vai trò tác động trực tiếp và rất quan trọng. Với ý nghĩa thực tiễn
lớn lao đó, vấn đề xác định đƣợc giải pháp quản lý xây dựng môi trƣờng giáo
dục lành mạnh ở các nhà trƣờng phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt để
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh,
một thành phần cơ bản của nhân cách.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
* Quan niệm về quản lý của các tác giả nƣớc ngoài: Khái niệm quản lý
đƣợc xuất hiện từ khi có sự phân công lao động xã hội. C.Mác đã từng nói về
quản lý rằng “Một dàn nhạc phải có một nhạc trƣởng” và định nghĩa quản lý
nhƣ là lao động “Để điều khiển lao động”, nó chính là điều kiện quan trọng
nhất để xã hội loài ngƣời hình thành, vận hành và phát triển.
Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ
lực cá nhân nhằm đạt các mục tiêu của nhóm. Nhà lý luận quản lý ngƣời Nga
FF Aunapu năm 1983 đã định nghĩa: “Quản lý một hệ thống xã hội là một
khoa học, một nghệ thuật tác động vào hệ thống đó chủ yếu là vào những con
ngƣời nhằm đạt mục tiêu kinh tế xã hội nhất định” [30,tr 7]
Theo W. Taylor ngƣời Mỹ cho rằng: Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng
chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào, bằng phƣơng pháp tốt nhất, rẻ
11
nhất. Với quan điểm đó, W. Taylor đã chủ trƣơng áp dụng: Chỉ ngƣời lãnh
đạo mới nêu ra phƣơng pháp hoạt động và quyết định chọn phƣơng pháp tổ
chức tiến hành hoạt động áp đặt phƣơng pháp chung cho mọi ngƣời trong tổ
chức coi nhân tố kỹ thuật cao hơn con ngƣời, coi thù lao vật chất là nhân tố,
nguồn kích thích duy nhất.
Theo Harold Koontz-Cyrit O‟Donnell-Heinz Weihrich định nghĩa
“Quản lý là một hoạt động thiết yếu nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là
hình thành một môi trƣờng mà con ngƣời có thể đạt đƣợc cái đích của nhóm
với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự thảo mãn cá nhân ít nhất. Với tƣ cách
thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức thì quản lý
là một khoa học” [6,tr 3]
Theo phân tích của C.Mác: Quản lý là một chức năng tất yếu của lao
động xã hội, nó gắn chặt với sự phân công và phối hợp, nó xác định sự tƣơng
hợp giữa công việc có thể và hoàn thành chức năng chung xuất hiện trong sự
vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với từng bộ phận riêng của nó.
C.Mác đã lột tả quản lý là hoạt động lao động để điều khiển lao động. Hoạt
động quản lý bắt nguồn, nảy sinh và phát triển từ lao động của con ngƣời có ý
nghĩa lịch sử vĩnh hằng, với tƣ cách là một hoạt động điều khiển mọi hoạt động
xã hội. Khi nói đến sự phân công và phối hợp trong quản lý thì sự chỉ huy
thống nhất để đảm bảo sự ăn khớp đồng bộ trong hoạt động của các bộ phận
cấu thành hệ thống quản lý điều khiển sự hoạt động của các bộ phận này trên
cơ sở mục tiêu chung là yêu cầu tất yếu khách quan, xét đến cùng điều đó chỉ
đƣợc thực hiện trên cơ sở tổ chức.
Chức năng cơ bản của quản lý là liên hợp tất cả các hoạt động của tổ
chức và của những ngƣời tham gia tổ chức của quản lý với tính cách là một
hiện tƣợng lịch sử xã hội đồng bộ, đó là nội dung chủ yếu của các vấn đề lý
luận quản lý.
Các trƣờng phái quản lý dù khác nhau, nhƣng đều có điểm chung là họ
nghiên cứu những vấn đề:
12
-Tác động quản lý, nghĩa là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý.
-Quan hệ quản lý giữa những ngƣời trong một hệ thống quản lý.
-Phƣơng pháp quản lý là bộ phận năng động nhất của quản lý, mang
tính quyết định đến hiệu quả quản lý.
-Chức năng của quản lý và nguyên tắc quản lý.
-Thông tin quản lý (thu thập, xử lý, lƣu trữ,… để ra quyết định quản lý)
Trong tác phẩm “Con ngƣời trong quản lý xã hội”-Viện sĩ Liên Sô (cũ)
Atsnaxep đã chia quản lý ra ba lĩnh vực:
+Quản lý chính trị-Xã hội
+Quản lý kính tế
+Quản lý văn hoá-tƣ tƣởng, trong đó có quản lý giáo dục.
Về nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau nhƣ:
-Quản lý là hoạt động thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công
việc qua những nỗ lực của ngƣời khác.
-Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những ngƣời
công sự khác nhau trong cùng một tổ chức.
Quản lý bao gồm các yếu tố:
+Chủ thể quản lý.
+Khách thể quản lý.
+Mục tiêu quản lý là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các tác
động quản lý.
+Quỹ đạo quản lý, đặt ra cho cả chủ thể và khách thể.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, những
biến động không ngừng của quá trình kinh tế- xã hội, công tác quản lý càng
có ý nghĩa lớn lao và trở thành nhân tố quan trọng trong sự thành bại của công
việc, thậm chí ảnh hƣởng đến vận mệnh quốc gia.
Vì vậy cần phải có hiểu biết cần thiết về quản lý, về kinh nghiệm quản
lý và không ngừng bồi dƣỡng năng lực quản lý.
*Quan niệm về quản lý của các tác giả Việt Nam:
13
Ở nƣớc ta, phát huy kinh nghiệm sẵn có, tiếp thu kinh nghiệm của các
nƣớc, các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng cho mình hệ thống lý luận có
luận cứ khoa học và thực tiễn. Từ những năm 50 của thế kỷ XX đến thời kỳ
đất nƣớc “Mở cửa”, chúng ta đã mạnh dạn tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm
lý luận về quản lý của nhiều nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới để vận
dụng vào Việt Nam.
Tác giả nghiên cứu về quản lý nƣớc ta cho rằng: Quản lý là hoạt động
thiết yếu, nhằm bảo đảm sự phối hợp, sự nỗ lực cá nhân để đạt đƣợc mục đích
của nhóm, với thời gian, vật chất, tiền bạc và sự thoả mãn cá nhân ít nhất.
P.T.S Nguyễn Thị Diệp Liên nêu: “Quản trị là một phƣơng thức làm
cho những hoạt động hình thành với một hiệu xuất cao bằng và thông qua
những ngƣời khác. Phƣơng thức này bao gồm những chức năng hay hoạt
động cơ bản mà nhà quản trị có thể sử dụng. Đó là hoạch định, tổ chức và
kiểm soát” [21,tr12].
Quản lý hoạt động cần thiết khi con ngƣời liên kết với nhau trong các
tổ chức, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu chung. Với khái niệm nhƣ vậy, hoạt
động quản lý là hoạt động chỉ phát sinh khi con ngƣời kết hợp với nhau thành
một tập thể.
Nguyễn Tấn Phƣớc cho rằng: “Quản trị là tiến trình hoạch định tổ chức,
bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con ngƣời,
đồng thời vận dụng một cách hiệu quả mọi tài nguyên (con ngƣời, máy móc thiết
bị, nguyên vật liệu, tiền bạc, bí quyết, công nghệ) để hình thành các mục tiêu đã
định.”.
GS.TSKH-Lê Du Phong đã nêu định nghĩa khái quát: “Quản lý là hoạt
động có ý thức của con ngƣời nhằm phối hợp hành động của một nhóm ngƣời
hay một cộng đồng ngƣời để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả
nhất” [20,tr 68]
*Các chức năng quản lý:
Xuất phát từ có sự hợp tác và phân công lao động đã xuất hiện những
dạng-chức năng lao động khác, từ đó xuất hiện một cách khách quan các dạng
hoạt động quản lý, chức năng quản lý. Đó là dạng hoạt động chuyên biệt,
14
đƣợc quy định một cách khách quan bởi khách thể quản lý (là điểm xuất phát
để xác định chức năng của cơ quan và cán bộ quản lý). Tổ hợp các chức năng
quản lý thì tạo nên nội dung của quá trình quản lý.
Các chức năng quản lý gắn bó và quy định lẫn nhau, chúng phản ánh
lên tính chất lôgic bên trong đối với sự phát triển của hệ quản lý đƣợc chia ra
nhóm chức năng.
Nhóm 1: Những chức năng quản lý chung:
Chức năng quản lý chung là những công đoạn, những loại việc làm
trong quá trình quản lý mà chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý để
hệ thống quản lý đƣợc vận hành nhằm đạt mục tiêu quản lý đã đề ra. Ví dụ:
+ Kế hoạch hoá.
+ Tổ chức.
+ Chỉ đạo.
+ Bố trí biên chế.
+ Phối hợp.
+ Tổng kết
+ Quyết toán ngân sách.
Nhóm 2: Đó là những chức năng quản lý cụ thể mà dấu hiệu cơ bản
của nhóm này là phản ánh nội dung hoạt động cụ thể của khách thể quản lý,
từ đó chia ra các chuyên ngành trong nền kinh tế quốc dân, có cả những
chuyên ngành đặc trƣng nhƣ tiếp thị chúng đều có các mối quan hệ và quy
định lẫn nhau.
* Phƣơng pháp quản lý
Phƣơng pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động đến cá nhân
và tập thể ngƣời lao động nhằm khuyến khích, động viên, thúc đẩy họ hoàn
thành tốt công việc.
Phƣơng pháp là một bộ phận năng động nhất trong quản lý. Trong tác
phẩm triết học của mình, nhà triết học Hêghen ngƣời Đức đã viết: “Phƣơng
pháp là hình thức vận động của nội dung thật là đúng không chỉ với quản lý
nói chung mà đúng cả với quản lý giáo dục và quản lý trƣờng học nói riêng”.
15
Trong thực tế các phƣơng pháp quản lý chủ yếu thƣờng đƣợc sử dụng đó
là:
+ Phƣơng pháp kế hoạch hoá.
+ Phƣơng pháp giáo dục chính trị tƣ tƣởng.
+ Phƣơng pháp tâm lý - xã hội.
+ Phƣơng pháp hành chính - pháp luật.
+ Phƣơng pháp tổ chức điều khiển.
+ Phƣơng pháp kinh tế.
Tóm lại: Quản lý là một hệ thống, là một khoa học, là một nghệ thuật
để tác động vào một hệ thống và từng thành tố của hệ thống bằng các phƣơng
pháp thích hợp, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra cho quá trình hoạt động. Có
thể nói quản lý là một chức năng xã hội từ lâu của xã hội loài ngƣời, chức
năng này ngày càng phát triển theo quá trình phát triển không ngừng của xã
hội. Về mặt nội dung, thuật ngữ quản lý có thể hiểu là các hoạt động thực hiện
nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của ngƣời khác.
Quản lý là công tác phối hợp có kết quả hoạt động của những ngƣời cộng sự
khác nhau trong cùng một tổ chức.
C.Mác cũng đã khẳng định quản lý nhƣ là một lao động để điều khiển
lao đông, nó chính là điều quan trọng nhất để làm cho xã hội loài ngƣời hình
thành, vận hành và phát triển.
Vậy quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích nhằm sử dụng có
hiệu quả nhất tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt tới mục tiêu đặt ra
trong điều kiện biến động của môi trƣờng.
1.2.2. Môi trường và môi trường giáo dục:
1.2.2.1. Môi trường:
“Môi trƣờng là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con
ngƣời tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con ngƣời". [25, tr 618]
1.2.2.2. Môi trường giáo dục:
Môi trƣờng giáo dục là môi trƣờng xã hội hoá. Môi trƣờng xã hội hoá
đó là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tƣơng tác xã hội của mình
16
nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Dù có bản chất xã hội
và tiền đề tự nhiên phù hợp, con ngƣời có thể không trở thành một nhân cách
hoàn thiện nếu không đƣợc đặt trong môi trƣờng thích hợp. Môi trƣờng xã hội
hoá chính là vƣờn ƣơm của nhân cách, và đây cũng chính là ngả đƣờng mở
rộng để các kinh nghiệm xã hội có thể đến với các cá nhân.
-Gia đình: Đây là môi trƣờng xã hội hoá quan trọng bậc nhất của cá
nhân, bởi hầu hết mỗi cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia đình. Trong
mỗi gia đình đều có một tiểu văn hoá, tiểu văn hoá này đƣợc xây dựng trên
nền tảng của văn hoá chung nhƣng với những đặc thù riêng của từng gia đình.
Các tiểu văn hoá này đƣợc tạo thành bởi nền giáo dục gia đình, truyền thống
gia đình, lối sống gia đình. Các cá nhân sẽ tiếp nhận các đặc điểm của các tiểu
văn hoá này. Những kinh nghiệm sống, các quy tắc ứng xử, các giá trị,…đầu
tiên con ngƣời đƣợc nhận từ chính các thành viên trong gia đình: Bố, mẹ, ông,
bà, anh, chị. Vì mỗi chúng ta trƣởng thành và tiếp nhận một tiểu văn hoá có
những đặc trƣng riêng biệt cho nên cũng có những đặc điểm nhân cách khá
riêng biệt.
Quá trình xã hội hoá không chỉ diễn ra trong các gia đình cùng chung
sống với bố mẹ, tức là nơi họ đƣợc sinh ra và lớn lên, mà còn trong cuộc sống
gia đình vợ chồng. Trƣớc khi trở thành ngƣời vợ, ngƣời chồng các cá nhân từ
nhỏ đã đƣợc hƣởng thụ các phong cách giáo dục gia đình rất khác nhau, thậm
chí xung khắc với nhau. Để có cuộc sống hạnh phúc, các cặp vợ chồng cần
thích ứng các giá trị của họ với nhau. Tức là phải có sự tiếp nhận các giá trị
mới, các khuôn mẫu hành động mới. Nói cách khác, phải tiếp tục quá trình xã
hội hoá cả hai vợ chồng.
-Giáo dục trường học:
Vƣờn trẻ, nhà mẫu giáo là những nơi đứa trẻ thực hiện hoạt động vui
chơi và học tập bƣớc đầu của mình. Thông qua hoạt động này trẻ em chủ yếu
nhận những kiến thức ban đầu về tự nhiên và xã hội. Cũng tại đó chúng thực
hiện những giao tiếp và dần hình thành các mối quan hệ xã hội. Thông qua
những trò chơi, những mối quan hệ đã hình thành tại đây, các đứa trẻ hoà
17
nhập dần vào đời sống xã hội. Các cô giáo hay các cô bảo mẫu sẽ là những
ngƣời hƣớng dẫn, khuyến khích những hành vi đúng hoặc điều chỉnh, phạt
những hành vi làm sai.
Trong các trƣờng học, hoạt động chủ đạo của các cá nhân là học tập.
Các cá nhân thu nhận những kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên và xã hội,
các kiến thức văn hoá chủ yếu làm nền tảng cho cuộc sống sau này. Những
kiến thức đó phục vụ đắc lực cho việc thực hiện những vai trò mà cá nhân cần
phải đóng trong tƣơng lai. Tuy vậy, không phải mọi kiến thức mà cá nhân
nhận đƣợc trong các trƣờng học, đặc biệt là các trƣờng phổ thông là những
kiến thức trực tiếp về vai trò. Thông thƣờng chúng chỉ đóng vai trò là tri thức
nền, phông trong việc thực hiện các vai trò. Cũng trong giai đoạn này các cá
nhân thực hiện rất nhiều tƣơng tác và nhiều quan hệ xã hội của họ cũng đƣợc
thiết lập.
-Các nhóm thành viên:
Đó là các nhóm mà cá nhân là thành viên. Đó có thể là những lớp sinh
viên, các tập thể lao động, nhóm cùng sở thích,…Các nhóm này có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc cá nhân thu nhận các kinh nghiệm xã hội theo cả con
đƣờng chính thống và không chính thống. Tức là không phải chỉ qua những
bài giảng, các phƣơng tiện thông tin đại chúng mà cả qua kênh giao tiếp cá
nhân.
Đây là môi trƣờng quan trọng thứ hai sau gia đình, bởi vì khái niệm
nhóm thành viên có nội dung rất rộng. Mặt khác trong xã hội chúng ta luôn
phải đóng những vai trò khác nhau ở những thời gian và địa điểm khác nhau.
Mỗi khi chúng ta thực hiện hành vi của những vai trò đó tức là chúng ta đã trở
thành thành viên của một nhóm nhất định (đó có thể là một nhóm thực hay
nhóm quy ƣớc)…Bản thân gia đình cũng là một dạng nhóm thành viên đặc
biệt, chúng ta thực hiện vai trò của ngƣời anh, ngƣời con, ngƣời em,…
Nhóm thành viên còn có thể là các tập thể lao động trí óc hoặc chân
tay. Tại đây cá nhân tiếp tục hoàn thiện những kiến thức khoa học, kỹ năng
lao động, tiếp tục thu nhận và sáng tác những quy tắc ứng xử, những kinh
nghiệm xã hội nói chung.
18
-Thông tin đại chúng:
Vai trò của các môi trƣờng, thiết chế kể trên đối với quá trình xã hội
hoá là hết sức quan trọng. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại chúng ta không thể
bỏ qua những nhân tố khác có ảnh hƣởng đến quá trình này nhƣ báo, đài, vô
tuyến truyền hình và các loại phƣơng tiện thông tin khác. Các nhân tố này
ngày càng tỏ ra vai trò của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình xã hội hoá cá nhân. Bởi vì hiện nay các phƣơng tiện thông tin đại chúng
là một phƣơng tiện cung cấp thông tin chủ yếu cho các cá nhân. Đồng thời
chúng cũng là công cụ giải trí phổ biến. Chính thông tin đại chúng sẽ cung
cấp cho các cá nhân những định hƣớng và các quan điểm đối với các sự kiện
và những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Môi trƣờng xã hội hoá có thể đƣợc chia ra thành môi trƣờng chính thức
và không chính thức. Nếu nhƣ trong môi trƣờng chính thức, các cá nhân thực
hiện việc thu nhận và tái tạo các kinh nghiệm xã hội, học hỏi nhằm thực hiện
tốt vai trò của mình theo con đƣờng giáo dục chính thống nhƣ bài giảng trên
lớp của các thầy, cô giáo, sách, báo, thì môi trƣờng xã hội phi chính thức sẽ bao
gồm toàn bộ sự dạy dỗ của xã hội đến cá nhân. Nó thu nhận những kinh
nghiệm xã hội, các giá trị chuẩn mực của các tiểu văn hoá trong các tƣơng tác
phi chính thức. [7,tr 262]
Dƣới góc độ xã hội học thì môi trƣờng xã hội hoá đồng nhất với khái
niệm môi trƣờng giáo dục. Nhƣ vậy, môi trƣờng giáo dục bao gồm nhiều các
nhóm môi trƣờng nhƣ: Gia đình, nhà trƣờng, các đoàn thể, các nhóm thành
viên, thông tin đại chúng,…v v…đƣợc quy tụ lại thành 3 môi trƣờng cơ bản,
đó là: Gia đình-Nhà trƣờng-Xã hội. Có thể nói rằng, đây cũng là những môi
trƣờng đặc biệt quan trọng đối với việc hành thành và phát triển nhân cách
của mỗi cá nhân.
Môi trƣờng giáo dục lành mạnh, đó là môi trƣờng trong đó “Không có
những mặt, những biểu hiện xấu”.[25, tr 524].
Nhƣ vậy, môi trƣờng giáo dục lành mạnh là yếu tố quan trọng góp phần
thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục nhân cách cho học sinh nói riêng và
cho mỗi con ngƣời trong xã hội nói chung.
19
1.3. Một số cơ sở lý luận về quản lý xây dựng môi trƣờng giáo dục
1.3.1. Giáo dục
Giáo dục là một hiện tƣợng không thể thiếu đƣợc của xã hội loài ngƣời.
Về bản chất, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm lao động giữa các thế hệ loài ngƣời. Về hoạt động, giáo
dục là quá trình tác động đến các cá nhân, đối tƣợng giáo dục hình thành cho
họ những phẩm chất, nhân cách để họ có thể hoà nhập vào đời sống xã hội.
Giáo dục đƣợc hiểu theo 4 cấp độ khác nhau:
+ Ở cấp độ rộng nhất: Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách
dƣới ảnh hƣởng của những tác động chủ quan, có ý thức và không có ý thức
của cuộc sống, của hoàn cảnh xã hội đối với các cá nhân, đó là quá trình xã
hội hoá con ngƣời.
+ Ở cấp độ thứ hai: Giáo dục là hoạt động có mục đích, có kế
hoạch, có hệ thống của xã hội tác động đến con ngƣời để hình thành những
phẩm chất, nhân cách, đó là quá trình giáo dục xã hội.
+ Ở cấp độ thứ ba: Giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch,
có nội dung và bằng phƣơng pháp khoa học của các nhà sƣ phạm trong nhà
trƣờng tới học sinh để giúp họ nhận thức, phát triển trí tuệ, hình thành những
phẩm chất, nhân cách, đó là quá trình sƣ phạm.
+ Ở cấp độ thứ tƣ: Giáo dục đƣợc hiểu là quá trình bồi dƣỡng để
hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể thông qua việc tổ chức cuộc sống,
hoạt động và giao lƣu. Giáo dục ngang hàng với khái niệm dạy học. [28, tr 22]
Ngày nay, cùng với sự phát triển và tiến bộ xã hội, giáo dục đƣợc hiểu
rộng hơn với nội dung phong phú hơn. Theo quan điểm của UNESCO ngoài
những nội dung trên, giáo dục còn bao hàm cả việc giáo dục nhân văn, giáo
dục quốc tế, giáo dục văn hoá và mở rộng sang việc giáo dục hệ thống giá trị
nhằm hình thành nhân cách cho một con ngƣời.
Trong xã hội, giáo dục phải đảm nhận hai chức năng cơ bản đó là chức
năng văn hoá - xã hội (nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài, giáo dục tƣ tƣởng
chính trị) và chức năng kinh tế (đào tạo và phát triển nhân lực) [28, tr 24].
20
Giáo dục đƣợc thực hiện thông qua nhiều con đƣờng nhƣ: Dạy học, tổ chức
các hoạt động phong phú và đa dạng, sinh hoạt tập thể, tự tu dƣỡng [28, tr
14].
Giáo dục cũng có thể diễn ra trong môi trƣờng chính quy hoặc không
chính quy, có ý thức hoặc không có ý thức:
+ Giáo dục chính quy: Hoạt động giáo dục có tính đến tuổi tác,
đƣợc tổ chức có thứ bậc, là hệ thống đƣợc thiết chế hoá, có chuẩn bị chƣơng
trình cụ thể cho các trình độ, phát triển khác nhau (ví dụ nhƣ độ tuổi) mỗi
trình độ phải đƣợc hoàn thành trƣớc khi ngƣời học có thể học tiếp lên bậc cao
hơn, có sự bắt buộc đối với ngƣời học khi đến một lứa tuổi nào đó, có sự
tuyên bố rõ ràng về mục tiêu.
+ Giáo dục không chính quy: Gồm tất cả các hoạt động giáo dục
có tổ chức nhƣng nằm ngoài hệ thống giáo dục chính quy, có tuyên bố rõ ràng
về mục tiêu, những ngƣời muốn tham gia hoạt động này không cần phải có
chứng chỉ hoặc văn bằng đặc biệt (ví dụ các lớp học nghề).
+ Giáo dục không chính thức: Việc học tập xảy ra trong cuộc sống
hàng ngày, không có sự tuyên bố rõ ràng về mục tiêu, ngụ ý rằng cá nhân có ý
thức đƣợc việc học tập đang xảy ra (ví dụ nghe giảng, trò chuyện, thăm viện bảo
tàng …)
+ Giáo dục tự phát: Việc học tập xảy ra trong cuộc sống hàng
ngày, không có sự tuyên bố rõ ràng về mục tiêu, ngụ ý rằng cá nhân không ý
thức đƣợc việc học tập đang xảy ra (ví dụ tập đi, tập lái mô tô) [11, tr 8].
Giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng xã hội và kinh tế xã hội:
+ Giáo dục là một phân hệ của hệ thống xã hội:
Hệ thống xã hội đƣợc cấu thành từ nhiều phân hệ khác nhau
nhƣ: Chính trị, văn hoá, kinh tế, giáo dục. Khi bàn về mối quan hệ giữa giáo
dục với các phân hệ khác, Raja Roy Shingh đã cho rằng: “Giáo dục không tồn
tại trong chân không. Nó đƣợc quyết định bởi khung cảnh chính trị và văn
hoá, tín ngƣỡng, học thuyết kinh tế, trí lực xã hội và những nhân sinh quan
chiếm ƣu thế” [22, tr 31].
21
+Lịch sử phát triển của nhân loại cũng đã chỉ ta, nếu áp dụng
cách phân kỳ lịch sử theo nền văn minh nhƣ Alvin Toffler thì: “Lịch sử phát
triển của xã hội loài ngƣời đã và đang trải qua bốn nền văn minh (văn minh
hái lƣợm, văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh trí tuệ), có
thể thấy rằng tƣơng ứng với mỗi nền văn minh ấy có một nền giáo dục tƣơng
ứng (giáo dục tự phát, giáo dục truyền thống, giáo dục hiện đại, giáo dục
tƣơng lai hay giáo dục mang tính công nghệ)” [12, tr 9]
Nội dung các mối quan hệ giữa giáo dục và các thành tố khác của hệ
thống xã hội đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:
+ Giáo dục và chính trị (Nhà nƣớc, pháp luật …): Nhà nƣớc là tổ
chức công quyền lớn nhất quản lý giáo dục. Giáo dục là công cụ của Nhà
nƣớc. Giáo dục phục vụ chính trị.
+ Giáo dục và văn hoá: Giáo dục truyền bá các giá trị đến mọi
nơi, từ đời này qua đời khác. Giáo dục là văn hoá. Văn hoá bảo toàn giá trị
giáo dục. Trong văn hoá có giáo dục.
+ Giáo dục và kinh tế: Giáo dục là nền tảng để phát triển kinh tế.
Hàm lƣợng tri thức trong các sản phẩm của nền kinh tế dang có xu hƣớng
tăng lên. Giáo dục sản sinh ra những phát minh, sáng chế khoa học công
nghệ. 50% tăng trƣởng kinh tế là do khoa học công nghệ mang lại. Kinh tế là
bệ phóng của giáo dục. Kinh tế phát triển tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi
mới cho giáo dục.
+ Giáo dục và khoa học - công nghệ: Giáo dục sáng tạo ra khoa
học-công nghệ. Nhờ học tập, nghiên cứu mà có những tiến bộ trong khoa học-
công nghệ. Khoa học - công nghệ thúc đẩy giáo dục phát triển. Giáo dục đƣợc
hƣởng thụ những thành tựu của khoa học - công nghệ, sử dụng các phƣơng
pháp, phƣơng tiện hiện đại để học tập, giảng dạy, nghiên cứu.
+Giáo dục và cộng đồng xã hội: Giáo dục là vầng trán của cộng
đồng. Sự tiến bộ, văn minh của cộng đồng là do giáo dục mang lại. Cộng
đồng là trái tim của giáo dục, dòng máu từ trái tim nuôi dƣỡng giáo dục.
+Giáo dục và truyền thống đạo lý: Giáo dục làm đẹp thêm truyền
thống. Giáo dục bổ sung sự hiếu học, tôn sƣ trọng đạo, lối sống đẹp, lòng
22
khoan dung, nhân hậu vào kho tàng truyền thống. Truyền thống làm phong phú
thêm nội dung và phƣơng thức giáo dục. Cần tăng cƣờng giáo dục truyền thống
cho thế hệ trẻ.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng, giáo dục luôn giữ vai trò là nhân tố chìa khoá
để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Ngoài việc duy trì và đảm bảo mối quan
hệ riêng giữa giáo dục và các nhân tố khác của đời sống xã hội (chính trị, kinh
tế, văn hoá), giáo dục còn giữ vai trò là nhân tố trung gian, là chất xúc tác, có
tác dụng giữ cân bằng và điều chỉnh cho các mối quan hệ khác nhƣ: Chính trị-
Kinh tế, Chính trị-Xã hội, Chính trị-Văn hoá, Xã hội-Kinh tế, Xã hội-Văn
hoá, Văn hoá-Kinh tế. Do đó, với một nền giáo dục tốt, chúng ta có thể xây
dựng một xã hội tốt với các bộ phận cấu thành nó mang những đặc trƣng cơ bản
sau:
Về chính trị : Kỷ cƣơng, ổn định , dân chủ.
Về kinh tế: Tăng trƣởng, dân giàu, nƣớc mạnh.
Về văn hoá: Thấm vào từng mạch máu của xã hội.
Về xã hội: Công bằng, văn minh, bao dung, có văn hoá, có lối
sống đẹp.
Mối quan hệ giáo dục và kinh tế xã hội là mối quan hệ cân bằng động.
Cùng với tiến trình của lịch sử, giáo dục phát triển thành một quá trình
hoạt động tự giác, có ý thức, có mục đích, có định hƣớng, có kế hoạch. Giáo
dục có vai trò to lớn trong quá trình tái sản xuất sức lao động và phát huy
những tiềm năng sáng tạo của mỗi con ngƣời. Giáo dục trở thành phƣơng tiện
để đổi mới điều kiện sinh tồn của chính bản thân xã hội. Kết quả giáo dục là
một hệ thống thói quen, tri thức, kỹ năng và quan điểm đúng đắn về chuẩn
mực giá trị để con ngƣời có thể hành động và hoạt động phù hợp với quyền
lợi và nghĩa vụ của một thành viên trong xã hội.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế học giáo dục nhƣ
Rolert Solow, Eduard Denison thì: “Sự tăng trƣởng GNP là do năng xuất lao
động góp công gần một nửa, năng suất lao động tăng là do ứng dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật về công nghệ, nhờ có giáo dục mà mới có các
thành tựu khoa học công nghệ đó”. Còn Dainopxki, nhà kinh tế học ngƣời