Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG “XANH - SẠCH - ĐẸP” ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.39 KB, 7 trang )

UBND THÀNH PHỐ CAM RANH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC

NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN HỮU THUẾ
THÁNG 3 /2011
ĐỀ TÀI: NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI
TRƯỜNG “XANH - SẠCH - ĐẸP” ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG
HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC CỦA TRƯỜNG
THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC – CAM RANH – KHÁNH HÒA
MỤC LỤC
I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI
II/ GIỚI THIỆU
III/ PHƯƠNG PHÁP
1/ Khách thể nghiên cứu
2/ Thiết kế
3/ Quy trình nghiên cứu
4/ Phân tích dữ liệu và kết quả
5/ Kết luận và khuyến nghị
6/ Tài liệu tham khảo
I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Là một trong những nội dung cụ thể để “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” đề tài môi trường “Xanh - sạch - đẹp – an toàn” đã trở thành nhận thức gần gũi.
Tất nhiên, khi làm quản lý lãnh đạo nhà trường trở thành công việc thường xuyên hằng
ngày, huống hồ đối với địa bàn trường đảo, vùng xa khó khăn thì việc làm này càng đòi
hỏi cấp thiết và tích cực hơn. Bởi lẽ ở những nơi đó bao giờ mọi người cũng nhận thức
rằng sự khô khan trong cuộc sống, làm cho xong việc, chịu đựng thiếu thốn, tinh thần
nghèo nàn cho nên việc xây dựng nghiên cứu đề tài này thành công sẽ tạo điều kiện
cho toàn thể nhà trường, giáo viên có thêm tầm nhìn, điều kiện tốt hơn để cống hiến và
giảng dạy, học sinh có điều kiện để vui chơi học tập, tin tưởng và phấn khởi khi đến
trường. Từ đó khuyến khích toàn thể mọi người địa phương tích cực hơn trong công
tác chăm lo sự nghiệp giáo dục ở đây.


II/ GIỚI THIỆU
- Năm học 2005 – 2006 trường THCS Nguyễn Trung Trực được hình thành trên cơ sở
tách từ trường THPTCS Cam Bình. Trường được xây dựng tọa lạc trên phần đất mà
trước đó là công trình đồn lính Pháp, cơ sở trường được xây dựng khang trang, kiên cố,
nhưng sau khi xây dựng xong không kể những bộn bề về đất đá, vữa hồ còn sót lại là
một môi trường hoạt động với sân chơi bãi tập trơ trọi và giang nắng.
- Mặt khác trường THCS Nguyễn Trung Trực là trường ở đảo, cuộc sống chật vật, bó
hẹp, thiếu thông tin, thiếu nơi sinh hoạt vui chơi giải trí, dễ chán học, bỏ học, nhà
trường cần thiết phải tạo ra một môi trường giáo dục năng động, hấp dẫn để vừa thu
hút học sinh đến trường, tạo điều kiện giáo dục tốt hơn.
- Những thuận lợi trong việc xây dựng đề tài cũng xuất phát từ lý luận của khoa học
giáo dục trong đó: mục đích, mục tiêu của giáo dục phổ thông chính là sự hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh, sự phát triển nhân cách diễn ra trong quá trình
giáo dục đào tạo trong nhà trường để học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động
và sáng tạo. Các yếu tố tác động để hình thành và phát triển nhân cách học sinh thì yếu
tố môi trường giữ vai trò làm tiền đề cho sự phát triển, bởi vậy việc xây dựng môi
trường giáo dục tốt, trong đó cụ thể là môi trường ngày càng “Xanh - sạch - đẹp” là
điều hết sức cần thiết.
- Ngoài các lý do nêu trên, ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có Chỉ thị số
40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua trong các trường phổ thông
giai đoạn 2008 – 2011trong đó có nhiều nội dung mà nội dung xây dựng trường lớp
“Xanh - sạch - đẹp – an toàn” với việc:
+ Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát và ngày càng đẹp
hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
+ Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường
xuyên.
+ Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quang trường học, được
giữ gìn vệ sinh chặt chẽ.
+ Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quang môi trường, giữ vệ sinh các

công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản
quan trọng để nghiên cứu xây dựng.
Giải pháp thay thế:
Trước tình hình thực tế của nhà trường để đạt được hiệu quả cao, các giải pháp
phù hợp nhất được thực hiện là:
+ Để xanh hoá nhà trường thì cải tạo phần đất cứng, đưa đất xốp màu mỡ vào
trồng cây xanh, giao công việc cho Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên, phân công học
sinh các lớp trồng, bảo vệ và chăm sóc xem như công trình của lớp mình đặc biệt là
khâu bảo quản, chăm sóc bằng biện pháp thi đua, đánh giá theo từng đợt có bình chọn.
Các bộ phận khác của trường tuân theo chức năng, nhiệm vụ đôn đốc nhắc nhở, hỗ trợ
cho công việc này, động viên nhắc nhở của Hiệu trưởng bằng câu chuyện dưới cờ hàng
tuần.
+ Để cho trường học được sạch hơn, công tác vệ sinh hàng ngày được phân
công cho các lớp, phân công khu vực vệ sinh cho từng lớp; các dụng cụ đựng rác, lưu ý
việc ăn quà vặt bỏ rác vào đúng nơi quy định và nhận xét đánh giá thi đua từng tuần.
+ Để cho lớp được sạch Ban phụ trách yêu cầu đăng ký công trình măng non giữ
gìn trường lớp khang trang, giữ gìn bàn ghế, có khăn bàn lọ hoa trong lớp, hành lang
sạch và thoáng mát, không vẽ bậy trên tường, bàn ghế.
+ Để cho trường luôn đẹp và an toàn, toàn nhà trường luôn giữ gìn cảnh quang
nhà trường với tinh thần tích cực, tự nguyện, tự giác.
III/ PHƯƠNG PHÁP
1/ Khách thể nghiên cứu:
Chúng tôi lựa chọn trường THCS Nguyễn Trung Trực vì trường có những điều kiện
cho việc nghiên cứu đề tài này.
a/ Cán bộ, giáo viên và công nhân viên:
Nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ trường “Xanh - sạch -
đẹp” ( kèm theo Quyết định 186/ QĐ.THCS-NTT ). Trong đó tách ra làm 03 đối tượng
để tác động và theo dõi sự chuyển biến:
- Nhóm 1: Lãnh đạo trường: Hiệu trưởng, Hiệu phó, Chủ tịch Công đoàn,
Bí thư Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách.

- Nhóm 2: Giáo viên chủ nhiệm, tổ trưởng, giáo viên giảng dạy lớp
- Nhóm 3: Công nhân viên: Kế toán, văn thư, thiết bị, thư viện, bảo vệ,
cấp dưỡng.
b/ Học sinh: Chọn học sinh khối lớp 7 (2 lớp) và học sinh khối lớp 9 (2 lớp) để tiến
hành theo dõi, khảo sát. Vì khối 9 đã được học và tham gia các hoạt động với trường
suốt thời gian nghiên cứu (gồm: 33 nữ, 35 nam); khối lớp 7 là khối từ Tiểu học lên nên
đã qua học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động trường trong 02 năm (gồm: 33 nữ,
22 nam).
2/ Thiết kế:
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, nghiên cứu, đã thiết kế các vai trò chỉ đạo,
triển khai sự chỉ đạo, hưởng ứng, duy trì và phát triển.
a/ Vai trò nhóm lãnh đạo
STT Chức danh Nội dung công việc chỉ đạo, thực hiện
01 Hiệu trưởng Thành lập Ban chỉ đạo, triển khai kế hoạch hoạt động.
02 Phó Hiệu trưởng Được Hiệu trưởng phân công chú trọng công tác Đội
TN, thực hiện sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.
03 Chủ tịch Công đoàn Đôn đốc nhắc nhở, động viên thực hiện việc trồng cây
tạo cảnh quang môi trường.
04 Bí thư Đoàn Đôn đốc giáo viên Đoàn viên, Thanh niên cải tạo môi
trường đất, trồng cây, hướng dẫn trồng cây.
05 Đội Thiếu niên Phân công cho Đội viên chọn cây, trồng cây, chăm sóc
tưới cây, bảo vệ môi trường, trường lớp sạch sẽ, bảo
vệ cây trồng.
b/ Nhóm giáo viên hỗ trợ, thực hiện:
STT Giáo viên Thực hiện công việc
01 Chủ nhiệm Có kế hoạch đôn đốc lớp mình thực hiện.
02 Giáo viên bộ môn Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc nhắc nhở
học sinh thực hiện.
03 Giáo viên tổ trưởng Đôn đốc giáo viên và học sinh thực hiện, phối hợp tổ
chức Đoàn và Đội gánh vác thêm những việc khó của

công việc.
c/ Nhóm nhân viên nhà trường:
STT Nhân viên Công việc được thể hiện
01 Văn phòng Thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Công Đoàn và Đoàn
Thanh niên giao.
02 Cấp dưỡng Quét dọn, thu gọn nơi được triển khai trồng cây cùng
với bảo vệ đôn đốc học sinh thường xuyên tưới cây.
03 Bảo vệ Đôn đốc, chăm sóc cho cây xanh, tưới cây thường
xuyên và đôn đốc học sinh tưới cây.
3/ Quy trình nghiên cứu:
- Từ sự phân công cụ thể và tác động lẫn nhau để cùng nhau thực hiện, để công việc
được quán triệt đầy đủ Hiệu trưởng nhà trường xem các cuộc họp lãnh đạo, giao ban
đều có đưa ra vấn đề nghiên cứu ra nhận xét đánh giá, các nhóm còn lại tích cực thực
hiện rút kinh nghiệm, đề xuất những khó khăn, những phát sinh với lãnh đạo nhà
trường, những vấn đề khó khăn luôn được đề cặp. Chính điều đó làm cho công trình
thực hiện càng được chú tâm và mong muốn mang lại hiệu quả.
- Trong thời gian dài từ khi thành lập trường đến nay, những năm đầu tiên lãnh đạo
trường luôn phải chú ý, giải quyết vướng mắc, mâu thuẫn giữa việc làm và thiếu sự
chăm sóc của học sinh, nước thiếu, nơi trồng cây là sỏi đá, thế mà sự quyết tâm, sự
phân công, sự tận tâm, sự đồng lòng của cả trường ngày nay việc xây dựng nhà trường
“Xanh - sạch - đẹp” từ buổi đầu đến nay đã trở thành điều bình thường, điều cần thiết
và điều tất nhiên.
4/ Phân tích dữ liệu và kết quả:
Để thu thập số liệu tương đối khách quan, thông qua phiếu hỏi tìm hiểu kết quả
thực hiện theo từng nhóm đã được phân công và hai khối lớp 7 và 9 để so sánh sự đánh
giá công nhận thời gian qua. Qua thời nghiên cứu theo 4 mức: cần cố gắng, bước đầu
có hiệu quả, đạt khá, đạt tốt.
a/ Bảng số liệu thực hiện theo nhóm như sau:
STT Nhóm Số
lượng

Cần cố
thêm
Bước đầu
có hiệu quả
Đạt khá Đạt tốt
TS % TS % TS % TS %
01 Lãnh
đạo
04 3 75 1 25
02 Giáo
viên
11 2 18.2 2 18.2 6 54.5 1 1
03 Nhân
viên
06 01 16.7 05 83.3
04 Học
sinh
khối 7
55 39 71 5 9 10 18.2 1 1.8
05 Học
sinh
khối 9
68 22 32.4 30 44.1 9 13.2 7 10.3
b/ Bàn luận:
Đây là một quá trình thực hiện cụ thể của một trường học, các đối tượng tham
gia phong phú và có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Tiến trình xây dựng đề tài cũng
như hiện thực hoá đề tài các đối tượng tham đều rất tích cực và đều xem hiệu quả; công
việc làm, sự đóng góp làm tâm huyết của mình, do đó yếu tố khách quan khá rõ ràng,
khi minh chứng hiệu của đề tài bằng phiếu hỏi đến các đối tượng nghiên cứu và thực
hiện được đồng tình và ủng hộ. Tổng số liệu kết quả được thể hiện qua bảng cho thấy 4

bước cần hỏi là: cần cố thêm, bước đầu có hiệu quả, đạt khá, đạt tốt thì kết quả đạt khá
trên 50%. Điều đó khẳng định sự bền vững và khả năng khá thành công của công việc
đang làm. Công trình nghiên cứu và hiệu quả công việc đang làm chưa thực sự đạt đỉnh
cao nhất (đạt tốt) vì thời gian cho công việc chưa nhiều, hoàn cảnh và điều kiện của
nhà trường cần phải có thời gian, cần có sự đầu tư, cần có thời gian để từng ngày từng
năm học có được kinh nghiệm, để mọi người có điều kiện bắt tay hoàn thiện dẫu điều
sẽ phải làm mà cũng là điều mong đợi.
c/ Hạn chế:
- Những việc đã làm thể hiện sự cố gắng nổ lực chung của toàn thể nhà trường. Tuy
nhiên cũng còn nhiều hạn chế, có thể do điều kiện khách quan là trường đảo, thiếu
nước ngọt, nhiều nước mặn cây cối phát triển chậm.
- Điệu kiện kinh tế cuộc sống có nhiều thay đổi, tuy nhiên vẫn còn nghèo khó, việc
nuôi dạy cho các cháu đến trường còn phải cố gắng nhiều, cơ sở vật chất vẫn còn thiếu
thốn.
5/ Kết luận và khuyến nghị:
- Quá trình nghiên cứu đề tài cũng là quá trình nỗ lực xây dựng nhà trường, trong đó
hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Giáo dục & Đào tạo “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” và việc xây dựng nhà trường “Xanh - sạch - đẹp- an toàn”.
- Là tâm điểm đặt ra của nhà trường để nỗ lực và thực hiện cho được. Tuy công trình
nghiên cứu còn eo hẹp, có thể tính thuyết phục chưa cao nhưng quá trình xây dựng và
hoàn thành đề tài có sự đóng góp chung của lãnh đạo nhà trường, quý giáo viên của
nhà trường, cán bộ nhân viên và học sinh trong nhà trường. Ngoài ra còn có sự đóng
góp hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các lực lượng giáo dục của địa phương, để khẳng
định thêm một lần nữa đề tài không chỉ trên giấy mực mà đã thể hiện ra trong cuộc
sống thực tế sinh động mà mọi người đang hưởng thụ và say sưa với nó bằng màu xanh
của cây, nét đẹp văn hoá của nhà trường.
6/ Tài liệu tham khảo:
Chỉ thị 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
Cam Bình, ngày 24 tháng 3 năm 2011

NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Hữu Thuế

×