Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của Trường Trung học Kỹ thuật - Dạy nghề Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 124 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀNỘI
KHOA SƯ PHẠM



TRƯƠNG THỊ KIM NGÂN





CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
TRUNG HỌC DẠY NGHỀ BẮC GIANG





Nghd :PGS.TS TRẦN KHÁNH ĐỨC





Hà nội : 2006



3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài 6
2. Mục đích nghiên cứu 9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9
4 . Giả thiết khoa học 10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
6. Các phương pháp nghiên cứu.
10
7. Giới hạn đề tài 10
8. Cấu trúc luận văn 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
1.1. Tổng quan hệ thống Giáo dục nghề nghiệp 12
1.1.1. Một số nước trên Thế giới 12
1.1.2. Việt Nam 15
1.1.2.1. Sự phát triển của hệ thống giáo dục nghề nghiệp 15
1.1.2.2. Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân 18
1.2. Một số khái niệm cơ bản 26
1.2.1. Quản lý 26
1.2.2. Chất lượng 29
1.2.3. Quản lý chất lượng 29
1.2.4. Đào tạo 31
1.2.5. Chất lượng đào tạo 32
1.2.5. Quản lý chất lượng đào tạo 35
1.3. Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo 36
1.3.1. Cơ sở lý luận về giáo dục 36
1.3.1.1. Mục tiêu quản lý 36
1.3.1.2. Chức năng của quản lý 37



4
1.3.1.3. Các phương pháp quản lý 39
1.3.1.4. Đánh giá hiệu lực quản lý 43
1.3.2. Mô hình kiểm soát chất lượng đào tạo 43
1.3.3. Mô hình quản lý chất lượng đào tạo tổng thể TQM 44
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT - DẠY NGHỀ BẮC GIANG
2.1. Vài nét về trường trung học kỹ thuật - dạy nghề Bắc Giang 47
2.2. Thực trạng công tác đào tạo và ở trường THKT DN Bắc Giang 48
2.2.1. Quy mô đào tạo 48
2.2.2. Cơ cấu ngành nghề, hệ đào tạo 49
2.2.3. Tổ chức đào tạo 50
2.2.4. Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên 52
2.2.5. Chất lượng đào tạo 54
2.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo
57
2.3.1. Quản lý tuyển sinh 60
2.3.2. Quản lý tổ chức quá trình đào tạo 62
2.3.4. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo 63
2.4. Đánh giá chung (SOWT) của công tác quản lý
chất lượng đào tạo ở trường THKT - DN Bắc Giang. 69
2.4.1. Điểm mạnh 69
2.4.2. Điểm yếu 70
2.4.3. Thời cơ 72
2.4.4. Thách thức 74
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT - DẠY NGHỀ BẮC GIANG


5

3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp 75
3.1.1. Một số quan điểm của Đảng và của ngành GD & ĐT
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 75

3.1.2. Định hướng phát triển công tác đào tạo nhân lực lao động
kỹ thuật của tỉnh Bắc Giang 76
3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của trường THKT
- DN Bắc Giang 80
3.2.1. Quản lý công tác tuyển sinh 80
3.2.2. Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo. 83
3.2.3. Quản lý quá trình tổ chức đào tạo 84
3.2.3.1. Quản lý hoạt động giảng dạy 84
3.2.3.2 Quản lý hoạt động học tập 86
3.2.4 . Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên 88
3.2.5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 91
3.2.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả đào tạo 92
3.3 . Các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp 94
3.3.1. Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp
đối với công tác đào tạo. 94
3.3.2. Có chính sách hợp lý để khuyến khích phát triển công tác
đào tạo. 95
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của một số
biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở THKTDN 96

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 99
2. Khuyến nghị 102


6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
CÁC PHỤ LỤC 107




2

KÝ HIỆU CỤM TỪ VIẾT TẮT

THKT - DN
GD & ĐT
LĐTB & XH
GDNN
TCCN - DN
THCN
ĐH/THCN/CNKT
THCS
THPT
UBND
HĐND

Trung học kỹ thuật dạy nghề
Giáo dục và đào tạo
Lao động thương binh và xã hội
Giáo dục nghề nghiệp
Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề
Trung học chuyên nghiệp
Đại học/ Trung học chuyên nghiệp/ Công nhân kỹ thuật

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân




















7
















MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Về lí luận:
Sự phát triển của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá đã có tác động
đến giáo dục nghề nghiệp ở các nước. Khi nền kinh tế và xã hội càng phát
triển và quốc tế hoá, giáo dục nghề nghiệp càng phải đáp ứng các nhu cầu


8
đa dạng hơn về nguồn nhân lực. Trong thời đại ngày nay, một việc làm cần
thiết mà tất cả các lực lượng xã hội làm việc cùng nhau để phát triển luật
pháp và chính sách, thành lập cơ cấu tổ chức và thiết kế lại các chương
trình để đảm bảo rằng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng thoả đáng các nhu cầu
đa dạng của tất cả thành viên xã hội hoặc tái tham gia vào thế giới nghề
nghiệp.
Đất nước đang chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ của kinh
tế tri thức, của công nghệ thông tin, của hội nhập và hoà bình. Sự thay đổi
về quy mô cũng như trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, đòi hỏi phải có
một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật viên, cán bộ thực hành và công nhân
kỹ thuật đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, có trình độ và năng lực

thực hiện công việc, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đào tạo nghề cho người lao động giữ một vị trí quan trọng trong
chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên thế giới, vì lực
lượng lao động được đào tạo nghề bao giờ cũng là lực lượng sản xuất trực
tiếp và đông đảo nhất trong cơ cấu lao động kĩ thuật. Thực hiện tốt việc đào
tạo nghề sẽ giúp cho mỗi quốc gia có được đội ngũ công nhân kĩ thuật có
trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, khắc phục được tình trạng thừa
thày, thiếu thợ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu lao động kĩ thuật cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế đã và đang biến đổi mạnh mẽ
với sự tăng nhanh tỉ trọng của các nghành công nghiệp và dịch vụ. Đồng
thời, những yêu cầu phát triển các lĩnh vực xã hội như y tế, giáo dục, văn
hoá cũng tăng nên nhanh chóng. Quá trình phát triển đời sống kinh tế - xã
hội với trình độ dân trí ngày càng cao đã và đang đặt ra nhu cầu mới về
nhân lực, cả về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, phân bố theo vùng


9
lãnh thổ, ngành kinh tế đòi hỏi phải có nhận thức mới, cách tiếp cận mới
và những giải pháp mới về đào tạo và quản lí, sử dụng nhân lực, đặc biệt
trong điều kiện tiến bộ nhanh chóng của khoa học - công nghệ, những thay
đổi về tổ chức sản xuất và phân công lao động xã hội. Các quan niệm thày -
thợ cũng cần có cách nhìn nhận mới. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX
đã xác định, cần “ điều chỉnh hợp lí cơ cấu bậc học, ngành nghề, cơ cấu
vùng trong hệ thống giáo dục đào tạo phù hợp với yêu cầu học tập của
nhân dân, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn
mới”
Nghị quyết hội nghị TWII (khoá VIII) về định hướng phát triển giáo

dục đào tạo của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã xác
định rõ trọng tâm ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động, phát huy triệt để nguồn
vốn con người - nguồn lực quan trọng nhất trong tiến trình phát triển kinh
tế - xã hội ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề
phát triển nguồn nhân lực không chỉ cấp bách đối với các khu vực đô thị -
công nghiệp lớn mà còn đặt ra gay gắt đối với khu vực miền núi - dân tộc -
một khu vực đất rộng, người thưa, kinh tế chưa phát triển và trình độ dân trí
còn thấp kém. Nhu cầu nhân lực của khu vực miền núi dân tộc có những
nét khác biệt cả về số lượng, cơ cấu loại hình và những điều kiện tổ chức
thực hiện do đó cần có một số chiến lược phát triển nguồn nhân lực thích
hợp với khu vực này, góp phần tích cực giải quyết vấn đề phát triển nhân
lực chung cho toàn quốc.
Có thể nói vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở khu vực miền núi dân
tộc là một vấn đề hết sức cấp bách - khó khăn nhưng là một khâu đột phá
nhằm nâng cao năng lực nội sinh, phát huy nguồn vốn con người cho công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc miền núi nói
chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng, hướng tới sự kết hợp phát


10
triển nguồn nhân lực tại chỗ với nguồn nhân lực từ các khu vực phát triển
khác thông qua quá trình đào tạo điều động và phân bố lại lao động trên
phạm vi từng vùng và cả nước. Phát triển nguồn nhân lực gắn với các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.
1.2. Về thực tiễn:
Cùng với sự phát triển của đất nước, mặc dù Bắc Giang là một tỉnh
miền núi mới được tái lập, nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp,
cơ sở vật chất xã hội và kết cấu hạ tầng xã hội còn thấp, nguồn thu ngân
sách còn hạn hẹp… nhưng do xác định đúng hướng đi nên trong những

năm qua nền kinh tế Bắc Giang có những bước phát triển mới, các ngành
công nghiệp, xây dựng, thương mại - du lịch, dịch vụ đã được chú trọng và
phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu
khu vực nông thôn.
Các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, đầu tư xây dựng, tạo
cơ sở cho thu hút đầu tư, bước đầu đóng góp vào tăng trưởng công nghiệp,
là tiền đề cho sự phát triển với tốc độ cao hơn trong thời gian tới. Khu công
nghiệp Đình Trám - Việt Yên với quy mô 100 ha, đã cơ bản hoàn thành hạ
tầng kỹ thuật giai đoạn I, đang triển khai đầu tư giai đoạn II; đã có 30 dự án
được chấp thuận đầu tư, thuê 76% diện tích, với tổng vốn đăng ký gần 700
tỷ đồng và 4,1 triệu USD. Cụm công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng - Yên
Dũng với quy mô 150 ha, đang đề nghị Chính phủ cho phép nâng cấp thành
khu công nghiệp; đã có 20 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng vốn đăng
ký trên 218 tỷ đồng. Có 2 dự án quy mô lớn là cụm công nghiệp ô tô Đồng
Vàng và nhà máy nhiệt điện Sơn Động đang được triển khai đầu tư xây
dựng. Các huyện, thành phố Bắc Giang đã hình thành được 9 cụm, điểm
công nghiệp với tổng diện tích 85,7 ha; thu hút trên 100 dự án nhỏ với tổng
vốn đầu tư khoảng 350 tỷ đồng. Đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt khu công nghiệp Quang Châu với diện tích từ 500 đến 600 ha


11
Trước thực tế đó đòi hỏi Bắc Giang phải có lực lượng lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Để làm dược việc đó, ngoài 4 trung tâm dạy
nghề, tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định thành lập trường Trung học kỹ thuật
dạy nghề năm 1997 để đào tạo nghề cho con em các dân tộc trong tỉnh, tức
là đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
tỉnh nhà. Nhưng điều quan trọng nhất trong nguồn lực con người là chất
lượng chứ không phải là số lượng. Nói đến chất lượng nguồn lực con người

là nói đến hàm lượng trí tuệ trong đó. Nguồn lực con người có trí tuệ là
nguồn tài nguyên quí giá nhất. Muốn thực hiện được chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, thì trước hết phải xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát
triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng đào tạo.
Những lí do trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “ Các biện pháp quản
lý chất lượng đào tạo của trường Trung học Kỹ thuật Dạy nghề của tỉnh
Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý chất lượng đào
tạo,trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp quản lý chất lượng đào tạo của
trường THKT- DN Bắc Giang đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực lao động
kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh nhà và khu
vực miền núi phía Bắc.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu:
Quá trình đào tạo nhân lực của trường THKT- DN Bắc Giang

- Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý chất lượng đào tạo của trường THKT - DN Bắc
Giang


12
4 . Giả thiết khoa học
Trường THKT – DN Bắc Giang mới được thành lập năm 1997,
nên chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế và bất cập. Nếu
có các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo dựa trên những nét đặc thù của
quá trình đào tạo nhân lực đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động của địa
phương thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý và quản lý chất lượng đào tạo
5.2. Nghiên cứu thực trạng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo
nhân lực ở Trường THKT - DN Bắc giang.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường
THKT - DN Bắc giang
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra
- Phỏng vấn
- Quan sát
-Tổng kết kinh nghiệm
6.3. Phương pháp chuyên gia
7. Giới hạn đề tài
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, trong đề tài này chỉ
nghiên cứu các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của trường THKT -
DN Bắc Giang.


8. Cấu trúc luận văn


13
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được trình
bày theo 3 chương:
Chương 1
Cơ sở lí luận về quản lý và quản lý đào tạo
Chương 2
Thực trạng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở Trường THKT-
DN Bắc Giang.

Chương 3
Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của Trường THKT- DN
Bắc Giang.


14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

1.1. Tổng quan hệ thống giáo dục nghề nghiệp:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường duy nhất để phát triển
nền kinh tế - xã hội đối với bất cứ quốc gia nào, nhất là các nước chậm và
đang phát triển. Chỉ có công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới có thể rút ngắn
được thời gian phát triển kinh tế - xã hội so với các nước “đi trước”. Trong
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, con người - nguồn nhân lực - với
tư cách là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội, chính là yếu tố quyết
định quan trọng nhất, là động lực cơ bản nhất. Thực tế đã chứng minh,
nguyên nhân dẫn đến sự thành công của các quốc gia và vùng lãnh thổ có
nền công nghiệp phát triển ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo,
Hồng Công, Đài Loan… không chỉ bắt nguồn từ khoa học - công nghệ mà
chủ yếu là dựa vào nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có hàm
lượng chất xám cao. Vì thế, có thể khẳng định, nguồn nhân lực đã trở thành
yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mang tính quyết định nhất đối với sự
phồn thịnh của quốc gia, dân tộc. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có vai trò
và vị trí quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực của các quốc
gia.
1.1.1. Một số nƣớc trên thế giới:
Trong các thập kỷ qua, rất nhiều nước trên thế giới đã duy trì và phát
triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân của
mình. Loại hình giáo dục này nhằm đào tạo nguồn nhân lực có nhiều trình

độ: Kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng
kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc điểm của đội ngũ nhân lực này là trình
độ nằm trong diện rộng, từ công nhân và nhân viên có trình độ sơ cấp,
trung cấp đến trình độ tương đương với Cao đẳng. Trình độ đào tạo thấp


15
hay cao phụ thuộc vào yêu cầu của từng ngành nghề, từng trường quy định
và ở mỗi nước khác nhau. Việc nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý và
quản lý giáo dục ở một số nước sẽ giúp ta so sánh và suy nghĩ, hiểu biết tốt
hơn nền giáo dục nước mình, biết người thấu đáo để hiểu mình rõ ràng hơn,
từ đó có các biện pháp cải tiến hoặc cải cách những vấn đề gay cấn trong
nền giáo dục nước mình. Đồng thời vận dụng một cách sáng tạo vào cách
thức quản lý giáo dục nghề nghiệp ở nước ta trong giai đoạn tới.
1.1.1.1. Ở Pháp
Giáo dục phổ thông của Pháp được phân luồng từ năm thứ ba của
trung học cấp I (Tương đương với lớp 7 ở nước ta) Học sinh đã chia làm
hai hướng: Phổ thông và công nghệ, và đến năm đầu trung học cấp II học
sinh vào học trong 4 loại trường LEG ( lycee d’enseignement generale), LT
( lycee technique), LEP ( lycee d’enseignement proessionnel), ES ( e’cole
spe’cialise’e). Trường thứ nhất mang tính chất phổ thông, còn ba loại
trường sau mang tính chất nghề nghiệp hoặc kết hợp giữa phổ thông và
nghề nghiệp.Về các loại hình trường trung học chuyên nghiệp của Nguyễn
Tiến Đạt


- Trường LEP có thể coi tương đương trường dạy nghề của nước ta.
Học sinh học hai năm đầu tốt nghiệp được nhận bằng nghề và có thể đi làm
việc, nếu học tiếp một năm sẽ được nhận chứng chỉ năng lực nghề hoặc học
tiếp hai năm sẽ lĩnh bằng tú tài nghề, có giá trị tương đương như các bằng

tú tài khác và bằng kỹ thuật viên, hoặc có thể chuyển sang trường khác để
tiếp tục học theo hướng công nghệ hoặc phổ thông.
- Loại hình trường ES chiếm một số lượng rất nhỏ, tuyệt đại đa số
nhân lực trình độ trung cấp như kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ là
những người tốt nghiệp các trường LT có sự đào tạo kết hợp giữa phổ
thông và nghề nghiệp tương tự như loại hình trường trung học nghề ở nước


16
ta hoặc những người tốt nghiệp trường LEP với chương trình hoàn chỉnh;
mô hình đào tạo ở đây là 9+(3-4).
- Đào tạo nghề ở Pháp có hướng đi lên để nâng cao trình độ đến kỹ
thuật viên hoặc chuyển trường để học lên, mở ra nhiều cơ hội học tập tiếp
của người tốt nghiệp trường nghề.
- Loại hình trường đào tạo nghề ở Pháp có thể là đơn cấp như LT,
IUT (institut universitaire de technologie), và ES, nhưng cũng có thể là đa
cấp như LEP và LT có STS ( section des techniciens supeperieus).
1.1.1.2. Ở Đức:
Các loại hình trường của giáo dục nghề nghiệp ở Đức rất đa dạng,
đặc biệt là các loại hình trường đào tạo nghề hoặc giáo dục phổ thông kết
hợp với đào tạo nghề. Trường chuyên nghiệp ở Đức bao gồm nhiều ngành
học. để vào học được trường chuyên nghiệp, học sinh phải kết thúc việc
đào tạo ban đầu ở một trong các loại hình trường nghề, một bộ phận sau
một thời gian làm việc có kinh nghiệm lâu năm, một bộ phận khác chứng tỏ
có năng khiếu đặc biệt về chuyên môn, mô hình đào tạo có thể tóm tắt như
sau: 4 năm trường cơ sở ( tiểu học) + 5 năm trường chính +3 năm đào tạo
nghề +(1/2- 2) năm trường chuyên nghiệp. Trong hệ thống giáo dục của
Đức, vị trí người tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp xếp ngang hàng vị trí
người tốt nghiệp đại học, vì ưu thế của họ là đã có một số năm kinh nghiệm
trong nghề nghiệp hoặc là người có năng khiếu đặc biệt sau khi tốt nghiệp

các loại hình trường nghề. Về các loại hình trường trung học chuyên
nghiệp của Nguyễn Tiến Đạt


1.1.1.3. Ở Ôxtrâylia:
Ôxtrâylia không có một hệ thống trung học chuyên nghiệp riêng tách
rời hệ thống dạy nghề như ở Việt Nam, mà gắn bó chung trong một hệ
thống giáo dục nghề nghiệp. Trình độ của hệ thống này trải dài từ trình độ
sơ cấp qua trình độ trung cấp bậc thấp đến trình độ trung cấp bậc cao tương


17
đương cao đẳng, cung cấp nguồn nhân lực ở mọi trình độ sơ cấp và trung
cấp.
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Ôxtrâylia có các chứng chỉ bậc
thấp nhất có thể so sánh tương đương chứng chỉ và bằng cao nhất của hệ
thống giáo dục phổ thông, và đặc biệt hơn nữa là văn bằng cao nhất của hệ
thống này lại có thể so sánh tương đương với các văn bằng thấp nhất của hệ
thống giáo dục đại học, tạo điều kiện cho người học có nhiều cơ hội học tập
vì có thể chuyển đổi hệ thống một cách dễ dàng. Tất cả các chứng chỉ và
văn bằng của cả ba hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục đại học đều được thống nhất với nhau trong một khung hệ thống
bằng cấp chung của Ôxtrâylia. Về các loại hình trường trung học chuyên
nghiệp của Nguyễn Tiến Đạt


1.1.1.4. Ở Thái Lan:
Các loại hình đào tạo nghề đều là đa cấp, tiến hành dạy nghề để lấy
chứng chỉ nghề, đến đào tạo kỹ thuật để lấy bằng kỹ thuật, thậm chí có loại
hình trường đào tạo cả đại học. Các con đường đào tạo trong các loại hình

trường nối tiếp nhau, không bị đứt quãng.
Căn cứ vào số năm đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp, có thể xếp
đào tạo nghề vào bậc trung học; đào tạo lấy bằng kỹ thuật cũng như kỹ
thuật viên và bằng nghề có trình độ cao hơn chứng chỉ nghề có thể xếp vào
cấp cao đẳng. Đào tạo nghề và kỹ thuật ở trình độ cao sau nhiều năm đào
tạo được coi là rất có giá trị và xếp ngang hàng tốt nghiệp đại học. Về các
loại hình trường trung học chuyên nghiệp của Nguyễn Tiến Đạt


1.1.2. Việt Nam:
1.1.2.1. Sự phát triển của hệ thống giáo dục nghề nghiệp:
Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển nhân
lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 26/3/1998
Chính phủ đã có Quyết định số 67/1998/QĐ - TTg về việc chuyển giao


18
nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và đào tạo
sang Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiếp theo đó Chính phủ có Nghị
định số 33/1998/NĐ - CP ngày 23 tháng 5 năm 1998 tái thành lập lại Tổng
cục dạy nghề. Quyết định quan trọng trên tạo ra bước phát triển mới của
đào tạo nghề trước ngưỡng cửa thế kỷ 21.
Quyết định 132/2000/QĐ - TTg ngày 24/11/2000 về một số chính
sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có những quy
định về đào tạo nghề cho nông dân. Đây chính là những thuận lợi rất cơ
bản để phát triển hệ thống đào tạo nghề rộng khắp trên cả nước với nhiều
loại hình đào tạo khác nhau phù hợp với nhu cầu phát triển chung của cả
nước cũng như của từng vùng, từng địa phương và từng ngành kinh tế.
Cùng với việc tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo, trong đó có đào
tạo nghề, Nhà nước chủ trương vay vốn của nước ngoài để phát triển đào

tạo nghề như: Dự án Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp với vốn vay 121 triệu
USD của Ngân hàng Châu Á và các nhà tài trợ khác; đang xây dựng các dự
án vay vốn của Cộng hoà liên bang Đức, Hàn quốc để phát triển một số
trường trọng điểm trong hệ thống.
Các dự án hợp tác đa phương, song phương về đào tạo nghề với
Cộng đồng Châu Âu (Eu), các nước trong khu vực (Asean), Nhật bản, Hàn
quốc, Thuỵ sỹ, Cộng hoà liên bang Đức, Australia, Áo, Hà Lan,
Lucxămburg …
Trong cơ cấu lao động thì lao động qua đào tạo nghề là lực lượng
đông đảo nhất, trực tiếp tham gia sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
Khi nghiên cứu về hệ thống nghề nghiệp ở Việt Nam (năm 1997) các
chuyên gia trong và ngoài nước đều khẳng định: Hệ thống giáo dục nghề
nghiệp đã bị quên lãng trong một thời gian dài. Đã đến lúc chúng ta nhìn
nhận thực tế vai trò của đào tạo nghề với quan niệm và cách nhìn khác. Đào
tạo nghề được xác định là một trong những công cụ mạnh nhất để cho các


19
thành viên trong cộng đồng đối mặt với những thách thức mới và tự tìm
thấy vai trò của mình trong xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà Hội nghị
quốc tế có hơn 150 nước tham dự với chủ đề “ Giáo dục kỹ thuật nghề
nghiệp trước thềm thế kỷ XXI”, được tổ chức tại Hàn Quốc năm 1999, đã
đưa ra khuyến nghị:
- Uy tín và địa vị của đào tạo nghề phải được tăng cường trong con
mắt của cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Học suốt đời là cuộc hành trình với nhiều hướng đi, trong đó giáo
dục kỹ thuật nghề nghiệp là hướng đi chủ yếu trong cuộc hành trình này.
Đứng trước tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong
khu vực và trên thế giới, đồng thời nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội,

công tác đào tạo nghề được Đảng và nhà nước đặc biệt coi trọng thể hiện ở
những vấn đề sau:
* Cơ sở pháp lý:
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã đề ra mục tiêu:
“Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn
hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có
trình độ cao dựa trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học
chuyên nghiệp”4
- Quyết định số 48/2002/QĐ-TT ngày 14/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ
về quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010 chỉ rõ:
- Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, thực hiện các
chương trình dạy nghề ngắn hạn dưới một năm (bán lành nghề) và dài hạn
từ một đến ba năm (lành nghề và trình độ cao);
- Từng bước xây dựng và hoàn thiện những trường dạy nghề theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả


20
đào tạo; tập trung đầu tư để nâng cấp và phát triển các trường dạy nghề
chất lượng cao phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Nâng tỷ lệ tuyển sinh học nghề dài hạn với tổng quy mô tuyển sinh
học nghề từ 16% (năm 2000) lên 22% (năm 2005) và 15% (năm 2010).
11
Hàng loạt chủ trương chính sách, văn bản quy phạm pháp luật được
ban hành như nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động và Luật Giáo
dục, Nghị định về xã hội hoá giáo dục đào tạo, Nghị định về đầu tư nước
ngoài, các quyết định về điều lệ trường dạy nghề, quy chế trung tâm dạy
nghề, quy định chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề, quy định về việc sử
dụng, bồi dưỡng giáo viên; quy định nguyên tắc xây dựng chương trình,

thông tư ban hành danh mục nghề đào tạo, quy định về thi, kiểm tra xét lên
lớp, tốt nghiệp v.v. Các văn bản trên đã tạo nên hành lang pháp lý phát
triển đào tạo nghề trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển ngành đào tạo nghề, kế hoạch
đào tạo nghề giai đoạn 1998 - 2000, chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2001 - 2010, quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 -
2010 đã được Chính phủ phê duyệt. Đây là căn cứ pháp lý để phát triển và
đầu tư cho các cơ sở dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã
hội hoá.
1.1.2.2. Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân:
* Vị trí của GDNN trong hệ thống giáo dục quốc dân:
GDNN là một phân hệ của hệ thống giáo dục, bao gồm trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề (THCN và DN), có vị trí tiếp thu thành quả
giáo dục của phổ thông và tạo nguồn đào tạo cho cao đẳng, đại học và
nguồn lao động trực tiếp cho xã hội. Luật Giáo dục 2005 đã chỉ rõ:
- Giáo dục nghề nghiệp gồm:


21
- Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học
đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học
đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình
độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình
độ cao đẳng.
Việc hình thành ba cấp trình độ đào tạo nhằm đổi mới hệ thống dạy
nghề đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với cơ cấu sản
xuất, thay đổi của kỹ thuật, công nghệ mới trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, cũng tạo
tính liên thông giữa các cấp đào tạo. Và đây là một trong những yêu cầu rất

quan trọng, trọng tâm và cấp bách của hệ thống đào tạo hiện nay. 3
- Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp:
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm
nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo
điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm
hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức,
kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và
có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,
dịch vụ, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.
- Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp:
- Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực
thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn


22
luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học
vấn theo yêu cầu đào tạo.
- Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng
thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành
nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.
- Chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp:
- Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục
nghề nghiệp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội
dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức
đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào
tạo của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương

trình giáo dục khác.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng
thẩm định ngành về chương trình trung cấp chuyên nghiệp, quy định
chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp gồm cơ cấu nội
dung, số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và
thực hành, thực tập đối với từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương
trình khung, trường trung cấp chuyên nghiệp xác định chương trình đào tạo
của trường mình.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề phối hợp với Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của
hội đồng thẩm định ngành về chương trình dạy nghề, quy định chương
trình khung cho từng trình độ nghề được đào tạo bao gồm cơ cấu nội dung,
số lượng, thời lượng các môn học và các kỹ năng nghề, tỷ lệ thời gian giữa
lý thuyết và thực hành, đảm bảo mục tiêu cho từng ngành, nghề đào tạo.
Căn cứ vào chương trình khung, cơ sở dạy nghề xác định chương trình dạy
nghề của cơ sở mình.


23
- Giáo trình giáo dục nghề nghiệp cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung
kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn
học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu
cầu về phương pháp giáo dục nghề nghiệp.
Giáo trình giáo dục nghề nghiệp do Hiệu trưởng nhà trường, Giám
đốc trung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn và duyệt để sử dụng làm tài liệu
giảng dạy, học tập chính thức trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở
thẩm định giáo trình do hiệu trưởng, giám đốc trung tâm dạy nghề thành
lập.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
+Trường trung cấp chuyên nghiệp;
+Trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy
nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề).
- Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác.
- Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp:
- Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, chương
trình bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề, có đủ điều kiện theo quy định của
thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự kiểm tra và
nếu đạt yêu cầu thì được thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng
chỉ nghề.
- Học sinh học hết chương trình trung cấp chuyên nghiệp, có đủ điều
kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi
và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp
trung cấp chuyên nghiệp.
- Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, có đủ
điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy


24
nghề thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường
cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề. Sinh viên học hết chương trình dạy
nghề trình độ cao đẳng, có đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì
được hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
* Đặc điểm của ngành Giáo dục TCCN và dạy nghề:
Giáo dục TCCN và DN là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc
dân, đào tạo người lao động có kiến thức kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ
trung cấp hoặc kỹ năng nghề nghiệp phổ thông, công nhân kỹ thuật, nhân

viên nghiệp vụ, có trình độ văn hoá tương đương trung học phổ thông để
trực tiếp tham gia lao động sản xuất và tiếp tục học cao hơn khi có điều
kiện và nhu cầu.
Giáo dục TCCN và dạy nghề có tính đa dạng về ngành nghề, có quan
hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội, thị trường việc làm.
Giáo dục TCCN và dạy nghề có nhiều đầu mối quản lý, có trường
thuộc các Bộ, ngành TW, có trường trực thuộc sở, ngành địa phương, có
trường thuộc doanh nghiệp (Tổng công ty, công ty) có lớp riêng thuộc bệnh
viện, nhà máy… do vậy công tác quản lý rất phức tạp.
* Vai trò của GDNN trong phát triển nguồn nhân lực lao động kỹ thuật:
Giáo dục TCCN và dạy nghề có vị trí hết sức quan trọng trong hệ
thống giáo dục quốc dân, có vai trò to lớn trong việc đào tạo kỹ thuật viên,
nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật, góp phần đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguồn nhân lực có chất lượng là nhân tố quyết định nhất sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong nguồn nhân lực, đội ngũ
công nhân lành nghề và những người lao động qua đào tạo giữ một vị trí


25
đặc biệt, nhất là ở một nước trình độ công nghiệp, kỹ thuật,công nghệ còn
thấp kém như nước ta thì lại càng quan trọng.
Phát triển nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu và là chiến lược
ưu tiên của mọi quốc gia trong quá trình đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế -
xã hội theo xu hướng toàn cầu hoá. Trong đó nhân lực lao động kỹ thuật
gồm từ công nhân kỹ thuật, trung cấp kỹ thuật đến cao đẳng, đại học được
coi trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Đồng thời, xuất phát từ
yêu cầu phát triển sản xuất - dịch vụ trong từng gia đoạn nhất định để xác

định rõ cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền một cách
hợp lý nhằm tạo sự phù hợp tối ưu giữa: Đào tạo - Việc làm và sử dụng
lao động kỹ thuật. Tỉ lệ lao động kỹ thuật có trình độ ĐH/THCN/CNKT
luôn là ẩn số “động”, đòi hỏi phải giải đáp đúng cho từng giai đoạn phát
triển của kinh tế - xã hội.
Nhà nước đã coi phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu và
là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn
hiện nay. Trong đó hết sức coi trọng việc đào tạo công nhân kỹ thuật và kỹ
thuật viên trung học. Thể hiện rõ của các chủ trương trên là Nghị quyết số
48/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch
mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010. Hiện nay, mạng lưới
trường dạy nghề trên cả nước gồm:
+ 230 trường dạy nghề, trong đó có 101 trường dạy nghề do các Bộ
ngành quản lý, 129 trường dạy nghề do các địa phương quản lý. Trường
dạy nghề ngoài công lập có 29 trường, chiếm tỷ lệ 12,6 % trên tổng số
trường dạy nghề.
+ 212 trường Trung học và Cao đẳng, Đại học có dạy nghề, trong đó
có 70 trường Trung hoc kỹ thuật và 30 trường Cao đẳng kỹ thuật tiền thân
là các trường dạy nghề, do đó các trường này vẫn duy trì đào tạo nghề với
quy mô lớn.

×