Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.8 KB, 77 trang )

1
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC : TRIẾT HỌC
1/ Mã số : KTTH 502
2/ Tên môn học : Triết học Mác-Lênin
3/ Tổng số tiết của môn học: 90 tiết (6 đvht).
Trong đó :

- Số tiết lý thuyết: 66 tiết
- Số tiết thảo luận: 24 tiết

4/ Giảng viên : TS Nguyễn Ngọc Thu - Trưởng Khoa Triết
5/ Mô tả môn học :
Chương trình Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc
chuyên ngành Triết học nhằm nâng cao tính khoa học và tính hiện đại của lý luận, gắn lý
luận với những vấn đề của thời đại và của đất nước, đặc biệt là nâng cao năng lực vận dụng
lý luận vào thực tiễn, vào lĩnh vực khoa học chuyên môn của học viên cao học và nghiên
cứu sinh.
6/ Mục tiêu mơn học :
Thứ nhất: Chương trình Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không
thuộc chuyên ngành Triết học cung cấp cho học viên khơng chỉ những kiến thức đã có ở
trình độ đào tạo đại học mà còn phát triển sâu thêm những nội dung cơ bản trong lịch sử
Triết học và trong Triết học Mác - Lênin
Thứ hai : Trên cơ sở những nội dung cơ bản về lịch sử Triết học, Triết học Mác-Lênin,
chương trình được bổ sung, phát triển nhằm nâng cao tính hiện đại gắn liền với các thành
tựu mới của khoa học và công nghệ, với những vấn đề của thời đại và của đất nước đang
đặt ra
Thứ ba : Nâng cao năng lực cho học viên cao học và nghiên cứu sinh trong việc vận
dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào những vấn đề
thực tiễn đất nước đang đặt ra cũng như trong học tập, nghiên cứu và trong lĩnh vực cơng
tác của mình


7/ Nội dung chi tiết mơn học :
Chương trình Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc
chuyên nghành triết học với thời lượng 90 tiết (6 đơn vị học trình). Chương trình được
phân bổ như sau :


2

TT

Nội dung

Số tiết

Chương I

Khái luận về Triết học và lịch sử Triết học

4

Chương II

Khái lược lịch sử Triết học phương Đông cổ-trung đại

12

Chương III

Khái lược lịch sử Triết học phương Tây


16

Chương IV

Khái lược lịch sử Triết học Mác - Lênin

13

Chương V

Thế giới quan duy vật biện chứng.Vai trị của nó trong

8

nhận thức và thực tiễn
Chương VI

Phép biện chứng duy vật - Phương pháp luận nhận thức

12

khoa học và thực tiễn
Chương VII

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của Triết

4

học Mác – Lênin
Chương


Lý luận hình thái kinh tế – xã hội và con đường đi lên

VIII

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chương IX

Vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện

10
4

nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
Chương X

Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ

Tự N.Cứu

nghĩa ở Việt Nam
Chương XI

Quan điểm Triết học Mác – Lênin về con người và vấn
đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
HỌC PHẦN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
(gồm 4 chương, 45 tiết, dạy đợt 1)


Ngày 07 tháng 10 năm 2007
Chương I : Khái luận về Triết học và lịch sử Triết học
1/ Khái niệm Triết học
1.1/ Khái niệm Triết học
1.2/ Nguồn gốc của Triết học
1.3/ Đối tượng của Triết học
1.4/ Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của Triêt học

7


3
Chức năng thế giới quan của Triết học
Chức năng phương pháp luận của Triết học
2/ Vấn đề cơ bản của Triết học, các trường phái Triết học & các phương pháp Triết
học
2.1/ Vấn đề cơ bản của Triết học
Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học
Vai trò vấn đề cơ bản của Triết học
2.2/ Các trường phái Triết học
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Thuyết khả tri, thuyết hồi nghi, thuyết khơng thể biết
2.3/ Các phương pháp Triết học
Biện chứng và siêu hình
1.Phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng
_ Phương pháp siêu hình
_Phương pháp biện chứng
2.Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
_ Phép biện chứng
_ Các hình thức của phép biện chứng

3. Lịch sử Triết học và sự phân kỳ của lịch sử Triết học
3.1/ Đối tượng của LSTH:
Với tư cách là một khoa học, LSTH không dừng lại ở sự mô tả nội dung của các học
thuyết, các phương pháp mà nhiệm vụ của nó là:
- Tìm ra được bản chất của các học thuyết Triết học và xác định được chỗ đứng của nó
trong các trường phái Triết học;
- Thấy được mối liên hệ giữa các trường phái, các phương pháp Triết học trong quá
trình phát triển của chúng như thế nào;
- Thấy được sự giao lưu, thâm nhập lẫn nhau giữa các quốc gia, các vùng & các giai
đoạn phát triển khác nhau;
- Thấy được sự gắn bó giữa các trường phái với hoạt động thực tiễn của con người;
Kết luận: khi nghiên cứu khoa học LSTH phải truy tìm lịch sử phát sinh, phát triển của
các hệ thống Triết học & xác định vai trò của chúng trong sự phát triển của tư duy lý luận
nói riêng & đời sống xã hội nói chung.
1.Khái niệm lịch sử Triết học
_ Lịch sử Triết học với tính cách là lịch sử phát triển của tư duy
_ Lịch sử Triết học với tính cách là một khoa học


4
2.Các tính quy luật phát triển của lịch sử Triết học
_ Điều kiện kinh tế - xã hội với sự phát triển của Triết học
_ Các thành tựu khoa học cụ thể với sự phát triển của Triết học
_ Sự thâm nhập và đấu tranh lẫn nhau giữa các trường phái Triết học trong qúa trình
phát triển
3.2/ Phân kỳ lịch sử Triết học
Nếu ta thừa nhận Triết học là một hình thái xã hội => nó phản ánh tồn tại xã hội =>
phải căn cứ vào các giai đoạn phát triển của XH để làm chuẩn mực cho sự phân kỳ LSTH.
Học thuyết hình thái KTXH là cơ sở quan trọng cho phân kỳ LSTH.
Ngoài ra, việc phân kỳ LSTH còn dựa vào:

-

Dựa vào đặc điểm của các vùng, các dân tộc sản sinh ra Triết học;

-

Dựa vào tính độc lập tương đối của Triết học;

-

Dực vào bản chất của các học thuyết TH tạo ra được những cột mốc lớn lao trong
sự phát triển của TH.

Dựa trên những định hướng trên, việc phân kỳ được chia ra các giai đoạn sau:
+ Triết học cổ đại
+ Triết học trung đại
+ Triết học phục hưng
+ Triết học cận đại
+ Triết học cổ điển Đức
+ Triết học Marx – Lênin
+ Những trào lưu Triết học tư sản hiện đại
_ Các căn cứ phân kỳ lịch sử Triết học
_ Phân chia các thời kỳ lịch sử Triết học
+ Triết học phương Đông cổ- trung đại
+ Triết học phương Tây cổ , trung - cận và hiện đại
+ Triết học Mác - Lênin
================================================================
Ngày 14 tháng 10 năm 2007 (tiếp theo)
3.3/ Những nguyên tắc cơ bản và những yêu cầu về phương pháp luận của việc nghiên
cứu LSTH

- Khách quan: đòi hỏi người nghiên cứu đứng trên thế giới quan duy vật để đặt các học
thuyết được nghiên cứu trong mối quan hệ phụ thuộc của nó với đời sống vật chất, mà
trước hết là nền tảng KTXH. Phải nhận thức học thuyết đó như chính bản thân nó tồn tại;


5
nghĩa là chúng ta không được mang ý thức chủ quan của mình để xem xét, nhìn nhận học
thuyết đó.
- Biện chứng: đòi hỏi người nghiên cứu phải vận dụng linh hoạt phương pháp biện chứng
trong quá trình nghiên cứu của mình, vì vậy địi hỏi người nghiên cứu phải tơn trọng quan
điểm: tồn diện, lịch sử cụ thể và cả quan điểm phát triển => để đặt các học thuyết được
nghiên cứu trong mối liên hệ có ảnh hưởng đến sự ra đời & phát triển của nó, ví dụ: đặc
điểm các dân tộc sản sinh ra nó, nền văn hóa sản sinh ra nó, ảnh hưởng giữa các học thuyết
TH, các vùng miền sản sinh ra các học thuyết TH;
- Tính đảng & tính giai cấp: địi hỏi chúng ta phải xác định được tính đảng, tính giai cấp
của các học thuyết TH. Tính đảng của các học thuyết TH là xác định học thuyết đó đứng
trên trường phái nào; tính giai cấp: phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào? => giúp chúng ta
thấy LSTH là LS đấu tranh giữa CNDV > < CNDT, giữa 2 phương pháp biện chứng - siêu
hình, trong đó bao giờ CNDV cũng gắn với các lực lượng tiến bộ của XH & ngược lại.
Chương II : Lịch sử Triết học Phương Đông
Phương đông: Ấn độ & Trung quốc
1. Triết học Ấn Độ cổ - trung đại
1.1/ Những điều kiện cơ bản của sự hình thành & phát triển nền triết học Ấn Độ cổ trung đại
1.1.1/ Điều kiện tự nhiên:
Ấn độ cổ đại là 1 quốc gia rất rộng lớn (đất đai, số dân), nam châu Á, trung Á, có những
điều kiển trái ngược nhau: núi non trùng điệp (Hymalaya), sơng ngịi biển cả (Ấn độ
dương), khơng chỉ có đồng bằng mà có cả sa mạc hoang hóa. Nhiệt độ: có vùng 600-700C,
có vùng 00C. Sơng Ấn chảy về phía đơng, sơng Hằng chảy về phía tây
=> ảnh hưởng đến TH Ấn độ => va chạm tư duy => tư duy về các mặt đối lập & mối lhệ
giữa các mặt đối lập. yếu tố địa lý =>

1.1.2/ Điều kiện KTXH:
ÂĐ là quốc gia xuất hiện rất sớm, có lịch sử lâu đời (thiên niên kỷ thứ 3 đến giữa thiên
niên kỷ 2), chia làm 4 gđoạn:
- Giữa thiên niên kỷ 3 đến đầu thiên niên kỷ 2 trước CN: nền văn minh sông Ấn, dấu vết là
sớm như vậy mà đã xuất hiện nhà nước, đơ thị có đường phố thẳng tắp, phố chợ, bể bơi …
Đến thế kỷ 17 trước CN do tác động lũ lụt làm nền văn minh này bị sụp đổ
- Từ thế kỷ 15 trước CN, ở Trung á có bộ lạc Arya từ Trung á thâm nhập vào ÂĐ, đồng
hóa người bản địa Dravida, từ đó đặt nền móng nền văn minh mới: văn minh VÊĐA.
Vêđa: có nghĩa kinh thánh, sự ghi chép phản ánh toàn bộ đời sống tinh thần của người ÂĐ,


6
đặc biệt là đời sống tinh thần, do đó đề cập đến các vị thánh thần, quyền uy thánh thần, bài
tế lễ, bùa chú, bùa phép … Hình thức thể hiện: thơ ca, vịnh phụ. Có 3 biểu hiện đặc biệt
+ Chế độ công xã nông thôn: đặc trưng ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước của các đế
vương, lúc này quan hệ gia đình, thân tộc được xem là quan hệ cơ bản. Nền kinh tế tiểu
nông kết hợp với thủ CN rất được coi trọng
+ Chính trị: khơng cho phép hình thành giai cấp như phương tây, nhưng lại hình
thành chế độ đẳng cấp. XH phân chia làm 4 đẳng cấp: tăng lữ - quý tộc - bình dân - tiện nơ
(nơ lệ)
Tăng lữ xếp cao nhất vì coi là có tấm lịng, hiểu được thần linh, thay mặt thần linh cai quản
Quý tộc: vua chúa, tướng lĩnh, võ sư
Bình dân: người có chút ít của cải, tài sản: tiểu thủ công, buôn bán nhỏ, tiểu tư sản nhỏ
Tiện nơ: đáy XH, là người ngồi sức LĐ, khơng có địa vị gì về KT, chính trị, đơng đảo
nhất
Phân chia đẳng cấp => tạo thêm phức tạp cho XH, tạo mâu thuẫn gay gắt giữa đẳng cấp
3,4 với 2 đẳng cấp trên, tạo làn sóng chống lại sự thống trị nghiệt ngã của Bàlamôn (Phật
giáo ra đời là do phản đối Bàlamơn)
+ Tư tưởng: có cuộc đấu tranh giữa CNDV vơ thần, Chủ Nghĩa hồi nghi chống lại
uy quyền của kinh Vêđa & các tín điều tơn giáo của đạo Bàlamôn

- Thế kỷ 6 trước CN cho đến thế kỷ 18 sau CN: XH ÂĐ trải qua hàng loạt biến cố: các
cuộc chiến tranh thơn tính lẫn nhau giữa các vương triều => ÂĐ suy yếu, sự xâm lăng của
các quốc gia bên ngoài (Ả rập) => hệ tư tưởng Hồi giáo.
+ Tư tưởng: đấu tranh giữa các ý thức hệ diễn ra quyết liệt. Các hình thái ý thức:
hệ tư tưởng, tôn giáo được xây dựng ở vương triều này lại bị vương triều khác phá hủy,
thay thế.
- Sau Thế kỷ 18: ÂĐ đã bị Anh quốc đô hộ, có sự thống nhất về chính trị, kinh tế, kết hợp
văn hóa phương tây => XH ÂĐ có cơ hội phát triển.
Kết luận:
- Đây là XH có sự phân chia về chế độ đẳng cấp rất nghiệt ngã & khắc nghiệt.
- Là XH hình thành rất nhanh chóng & lâu dài chế độ công xã nông thôn, & gắn liền là sự
bần cùng hóa ngày càng lớn;
- Tơn giáo bao trùm trong tất cả đời sống XH, con người sống nặng về tâm linh, thờ cúng
nhiều thần để tìm cách thốt tục.
1.1.3/ Điều kiện về khoa học & vhóa:
XH ÂĐ cổ đại có một thành tựu rất rực rỡ về khoa học tự nhiên, đặc biệt về toán học, lịch
pháp, thiên văn học, y học …


7
Toán học: thế kỷ 5 trước CN, người ÂĐ phát hiện số thập phân, khai căn, giải phương
trình bậc hai, ba …
Thiên văn: trước CN đã hình dung được trái đất hình cầu, giải thích được nhật thực, nguyệt
thực …
Lịch:
Y học: châm cứu, thảo dược là thuốc, bách khoa toàn thư về y học
Đây là mảnh đất hiện thực sản sinh ra nền TH ÂĐ cổ - trung đại
1.2/ Quá trình hình thành & phát triển tư tưởng TH Ấn Độ cổ- trung đại
1.2.1/ Sự nảy sinh những tư trưởng TH trong thời kỳ Vêđa
Tkỷ 15 - 7 trước CN

- Những mầm mống của tư tưởng TH trong kinh Vêđa (Vêđa sớm)
Gồm 4 tập: Rigveda, Samaveda, Athavaveda, Yajuveda
Nhận xét: chưa có tư tưởng TH, chỉ là sự phản ánh tín ngưỡng, ma thuật, đan thuật & nêu
lên những ước nguyện đời thường của con người (nhà ở, quần áo, thức ăn …). Tuy vậy, ở
veda sớm đã xuất hiện tư duy trừu tượng, khái quát để tìm ra những điểm giống nhau
trong vô vàn các sự vật hiện tượng khác nhau
- Những tư tưởng TH trong các tác phẩm Veda muộn:
Gồm 3 tác phẩm: Brahman, Anayaka, Upanisad
Brahman: nội dung & hình thức nghi lễ
Anayaka: ý nghĩa tượng trưng cao siêu của kinh Veda
Upanisad: vừa mang tính tơn giáo, vừa thể hiện nội dung TH, ở các điểm sau:
- Đề cập đến nguồn gốc của thế giới, cho rằng tinh thần thế giới Brahman là cơ sở, nguồn
gốc tạo ra thế giới => Duy tâm khách quan
- Nhận thức đã có tiến bộ, chia làm 2 trình độ nhận thức:
+ Hạ trí: những tri thức phản ánh các sự vật hiện tượng cụ thể, riêng lẻ, có hình
tượng, danh sắc, rất đa dạng của thế giới hiện thực: cây, người, ánh sáng, dịng sơng … Là
tri thức thể hiện trong khoa học thực nghiệm, khoa học cụ thể (điêu khắc, hội họa …)
+ Thượng trí: là trình độ vượt qua thế giới hiện thực hữu hình, hữu hạn; Nó thường
xun biến đổi.
Hạ trí & Thượng trí khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết, trong đó hạ trí là
phương tiện cần thiết đóng vai trị đắc lực cho con người hiểu biết thượng trí. Tuy nhiên sự
hiểu biết thượng trí là cái mà con người không thể đạt tới tột cùng được, vì nó là cái cao
siêu, và chính vì vậy mà con người thường rơi vào vô minh, lầm lẫn.
- Bàn về kiếp sống trần tục của con người:


8
Cho rằng con người có những ham muốn, dục vọng => thúc đẩy con người hành
động tương ứng => gây ra đau khổ cho thân xác & tinh thần. Upanisad gọi là nghiệp =>
linh hồn không thể trở về linh hồn vũ trụ Brahman. Muốn giải thốt => tu luyện.

Ngồi ra, Upanisad cịn đề cập về Hồn thiện đạo đức cá nhân, những giá trị cao quý của
con người …
1.2.2/ Các trường phái TH trong thời kỳ cổ điển (Bàlamôn & Phật giáo):
Thời gian: thế kỷ 6 trước CN - thế kỷ 6 sau CN
- Tình hình Kinh tế chính trị: đã phát triển hơn thời kỳ trước nhiều, nhưng vẫn bị kìm hãm
bởi sự kiên cố của chế độ công xã nông thôn & phân biệt đẳng cấp
Các trào lưu TH đã xuất hiện song rất đa dạng, thể hiện tư tưởng của các tầng lớp khác
nhau trong XH
Đặc điểm chung của TH trong giai đoạn:
- Trình bày theo hệ thống chặt chẽ & được trình bày trong các kinh sách
- Bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm tôn giáo của kinh thánh Veda, Upanisad & đạo
bàlamôn
Vvậy TH được chia làm 2 hệ thống đối lập nhau, dựa trên sự thừa nhận hay khơng thừa
nhận veda:
- Chính thống: samkhuya - Nyaya - Vaisesika - yoga - mamamsa - vedanta
- Khơng chính thống: lokayata - Đạo jaina - Đạo Phật
(đọc thêm: tư trưởng của chính thống & khơng chính thống)
Triết học Phật giáo:
Là TH ra đời sớm, ảnh hưởng sâu đậm VN, trở thành 1 phần trong đời sống của người
Việt, là 1 trong 6 tôn giáo lớn ở VN (Phật - Thiên chúa giáo - Tin Lành - Hồi - Cao đài Hòa hảo)
- Người sáng lập ra Phật giáo: là Thái tử Sidhartha, con trai của một vị vua Tịnh phạn
(08/04/563 - 483 trước CN), phía nam Nepan, tiếp xúc Ấn độ.
- Kinh điển Phật giáo:
Toàn bộ tư tưởng phật giáo được gói gọn trong Tam tạng (khoảng 5.000 cuốn):
+ Tạng Kinh: những bài, tư tưởng thuyết pháp của đức phật về vũ trụ
+ Tạng Luật: những điều cấm kỵ
+ Tạng Luận: những luận bàn, luận giải của phật tử, cao tăng về tư tưởng của Phật
- Tư tưởng triết học Phật giáo:
+ Thế giới quan:
Thế giới này là thế giới vật chất. Các sự vật hiện tượng trong vũ trụ gọi là Vạn pháp không

do đấng thiêng liêng nào tạo ra mà tạo ra từ những phần vật chất nhỏ bé của vũ trụ, gọi là


9
bản thể hay là thực tướng của sự vật, hiện tượng. => tiến bộ so với nhiều tư tưởng, tôn giáo
khác cùng thời.
Các sự vật hiện tượng trong thế giới không đứng yên mà luôn chuyển động, biến đổi, gọi là
Vơ thường, biến đổi theo một chu trình: Thành-Trụ-Hoại-Khơng đối với vật chất vô tri vô
giác & Sinh-Trụ-Dị-Diệt đối với vật chất hữu tình, nghĩa là vạn vật đều có phát sinh,
trưởng thành, hư hoại và tan rã. => không phải sự vật hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh,
chết đi mới gọi là chết mà trong sự sống đã có chết, chết khơng phải là hết mà là điều kiện
cho sự sinh thành mới. Sinh-Diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong cùng một vật cũng
như trong toàn bộ vũ trụ rộng lớn. Biến đổi của vạn vật bị chi phối bởi quy luật NhânDuyên, trong đó Nhân là mầm tạo ra quả, Duyên: điều kiện, phương tiện. => Nhân-Duyên
hòa hợp: sự vật sinh, Nhân-Duyên tan rã: sự vật bị diệt. Tuỳ theo Nhân-Duyên kết hợp tạo
thành các sự vật hiện tượng khác nhau. Một sự vật do nhiều nhân duyên tạo thành.
So sánh: Phương tây, ngun tử có hình dạng khác nhau => kết hợp khác nhau => sự vật
khác nhau
Nhân duyên cũng không tự nhiên mà có, do nhiều nhân duyên từ trước hợp thành. Trong
vũ trụ, hệ thống nhân duyên là vô tận - “Trùng trùng dun khởi”. Chính vì vậy, vạn vật
trong vũ trụ có quan hệ mật thiết lẫn nhau, nương nhờ, tác động & chi phối lẫn nhau.
Thuyết Sắc-Không:
“Sắc”: sự vật hiện tượng ở trạng thái có hình tướng trong khơng gian mà con người nhận
biết được, gọi là “Có”
“Khơng”: chỉ sự vật hiện tượng trong trạng thái khơng có hình tướng mà con người khơng
nhật biết được.
Theo thuyết “sắc-khơng”, thế giới biến đổi không ngừng, nhưng không phải sự vật tồn tại
trong trạng thái có hình tướng mới là có, ở trạng thái khơng mới là khơng mà thực ra cái
gọi là khơng đã là có và cũng là có; cái gọi là có đã là khơng và cũng là khơng. Nghĩa là,
cái cịn mà khơng cịn, cái mất mà không mất.
Không gian & thời gian: thời gian là vô cùng, không gian là vô tận, dẫu vậy đưa ra khái

niệm đo lường cụ thể, chẳng hạn không gian có “Tam thiên thế giới” gồm: Đại thiên TG,
Trung thiên TG và Tiểu thiên TG. Mỗi Tiểu thiên TG có hàng chục, hàng ngàn TG khác.
Thời gian có khái niệm “Tam kiếp”: Đại kiếp-Trung kiếp-Tiểu kiếp & mỗi tiểu kiếp có
hàng triệu kiếp. Nhưng khi xem xét từng sự vật hiện tượng, Phật giáo thừa nhận có giới
hạn khơng gian, thời gian, nghĩa là có khởi đầu, kết thúc
Kết luận: TG là TG vật chất, luôn chuyển động biến đổi vơ thủy vơ chung, khơng có bắt
đầu, khơng có kết thúc; sự biến đổi của TG sinh-diệt của sự vật hiện tượng khơng phải là
phép lạ từ bên ngồi mà có nguyên nhân tự nó, gọi là “Tự kỷ nhân quả”. Tồn bộ điều đó


10
có thể khẳng định phật giáo trên quan điểm DV vô thần & những tư tưởng biện chứng sơ
khai
+ Con người (Sự sinh ra & cái chết)
Phật giáo phủ nhận việc thượng đế hay một đấng tối cao nào đó sinh ra con người mà đã
khẳng định con người là một phần đặc biệt của TG, con người bao gồm 2 phần: Sinh lý &
Tâm lý, là sự kết hợp của “Ngũ uẩn”: Sắc & Danh; Thụ; Tưởng; Hành; Thức
Sinh lý: (sắc uẩn), có hình tướng, được tạo bởi bốn yếu tố chất: Địa-Thủy-Hỏa-Phong
Địa: phần cứng: xương, thịt, da, phủ tạng, lơng tóc …
Thủy: chất lỏng trong cơ thể
Hỏa: thân nhiệt
Phong: hơi thở
Tinh thần, ý thức: Thụ-Tưởng-Hành-Thức: được biểu hiện bằng thất tình (7 yếu tố tình
cảm): ái-ố-nộ-hỉ-lạc-ai-dục. Phần tâm lý bao giờ cũng dựa vào phần sinh lý => khơng thể
có tinh thần ý thức nằm bên ngồi cơ thể con người
Quan niệm về cái chết:
Không cho rằng con người sau khi chết là hết, mà gọi là “Chấp đoạn”; Sau khi chết có linh
hồn bất tử, tiếp tục đầu thai vào kiếp khác, gọi là “Chấp thường”. Toàn bộ điều này được
giải thích bằng thuyết “Nghiệp báo” & “Luân hồi”.
Con người ở kiếp này chịu quả báo của con người kiếp trước, con người hiện tại là nguyên

nhân của con người trong tương lai. Bất kỳ hành vi gì của con người cũng bị chi phối bởi
quả báo
Quan niệm về khổ và cứu khổ:
Giải thoát là tư tưởng xuyên suốt, chủ đạo của nhân sinh quan Phật giáo, nói lên khát vọng
tự do cho mọi người, khơng phải là đặc quyền của giai cấp nào => TH Phật giáo mang tính
nhân bản sâu sắc.
Muốn giải thốt con người => phải nhận thức và thực hiện được “Tứ diệu đế” - 4 chân lý
vĩ đại:
- Khổ đế: là chân lý nói về sự khổ của người đời. PG cho rằng “đời là bể khổ”,
“nước mắt chúng sinh chứa đầy bề khổ”. Bát khổ:
Sinh: sinh ra là khổ: khổ trong lúc sinh, khổ trong cuộc đời
Lão: già là khổ: khổ về thân xác, khổ về tinh thần
Bệnh: đau về thân xác & đau về tinh thần
Tử: có sự biệt ly giữa linh hồn & thể xác, đầu thai kiếp khác => khổ
Thụ biệt ly: yêu nhau mà phải xa nhau => khổ
Oán tăng hội: ghét nhau mà phải sống gần nhau => khổ


11
Sở cầu bất đắc: mong mà không được => khổ
Ngũ thụ uẩn: 5 yếu tố vô thường nung nấu làm con người khổ, hay là khổ vì sự hội tụ của
ngũ uẩn.
- Nhân đế (Tập đế): chân lý nói về nguyên nhân tạo ra sự khổ. PG giải thích
nguyên nhân sâu sa của sự khổ đau là do “Thập nhị nhân duyên” – 12 nhân duyên tạo ra
chu trình khép kín trong mỗi con người:
Vơ minh; Hành; Thức; Danh sắc; Lục nhập; Súc; Thụ; Ái;Thủ; Hữu; Sinh; Lão-Tử
12 nhân duyên quan hệ mật thiết với nhau. Cái này làm nhân duyên của cái kia, là quả của
các trước, đồng thời là nhân cho cái sau
Vô minh là nguyên nhân đầu tiên, bao trùm tất cả. Vô minh: mê hoặc, tối tăm, nhầm lẫn,
ngu đần, dốt nất, là trạng thái trí tuệ không đúng đắn. Do vô minh nên con người đã không

nhận ra được thực tướng bản chất của thế giới & của con người, do đó đã sinh ra “Vọng
tâm”, “chấp ngã”, cho rằng cái ta trường tồn và trên hết, rồi từ đó sinh ra vị kỷ, tham lam,
dục vọng & có những hành động tương ứng. Rồi chính những hành động này đã tạo ra
nghiệp. Do đã tạo nghiệp, đặc biệt là nghiệp ác nên con người phải chịu đau khổ, khơng
dứt ra khỏi vịng ln hồi sinh-tử được.
- Diệt đế: là chân lý nói về khả năng có thể tiêu diệt được sự khổ nơi cuộc sống
chúng sinh để đạt tới trạng thái “Niết bàn” - Nirvana: đạt tới trạng thái hoàn toàn yên tĩnh,
sáng suốt, chấm dứt được sinh tử luân hồi; Trạng thái tâm hồn đọan trừ được ràng buộc
trần thế, những khổ đau phiền não do vô minh, tham dục gây ra, nghĩa là một tâm hồn đã
hồn tồn được giải thốt.
- Đạo đế: là chân lý nói về con đường tụ tập phải theo. PG chủ trương vừa lấy trí
tuệ diệt trừ vơ minh, phá vịng ln hồi sinh-tử, nhưng lại vừa thực hành tụ tập diệt trừ
tham dục để chuyển nghiệp, đạt đến sự giải thoát. Các phép tụ tập:
Tứ niệm sứ: 4 nơi cần hướng sự suy nghĩ của mình vào: Thân-Thụ-Tâm-Pháp
Tứ Chính cần: 4 điều siêng năng chân chính in tụ tập để làm việc thiện
Tứ thần túc: 4 nơi nương tựa để định tâm: Thiền-Niệm-Tinh tiến-Tuệ
Bát chính đạo:
Quan trọng nhất là tu theo Bát chính đạo & Tam học
Bát chính đạo: 8 con đường tu hành chân chính
1. Chính nghiệp: hành động chân chính

|

2. Chính mệnh: sống bằng nghề nghiệp chân chính

} Giới

3. Chính ngữ: giữ lời nói cho thanh tịnh, thẳng thắn |
4. Chính tinh tiến: tiến tới trong con đường tu hành


|

5. Chính niệm: ln suy nghĩ về chính pháp

}


12
6. Chính định: giữ cho thâm tâm của mình sao cho khơng vọng động để trí tuệ bừng sáng |
7. Chính tri tiến: quan niệm chân chính về đạo, về Tứ diệu đế |
8. Chính tư duy: suy nghĩ chân chính

} Tuệ

Tam học:
(1-2-3) Giới- (4-5-6) Định- (7-8) Tuệ
================================================================
Ngày 21 tháng 10 năm 2007
Giới: những điều răn, những quy định giúp người tu hành không tạo nên tam nghiệp (thânkhẩu-nghiệt). => Giới là quan trọng nhất
Định: giúp người tu hành không tán loạn thân tâm, nhờ đó loại được ý nghĩ, tư tưởng xấu,
tạo điều kiện cho trí tuệ tỏa sáng.
Tuệ: Trí tuệ sáng suốt => diệt trừ Vơ minh, tham dục, từ đó chứng ngộ được chân lý của
Phật & do đó chỉ nghĩ và làm điều thiện, mưu lợi ích cho chúng sinh.
Lưu ý: khi trình bày bài, ngồi việc trình bày đủ nội dung, cịn phải có nhận xét: tư tưởng
giải thốt của Phật giáo chứng tỏ tính nhân văn của Phật giáo, nhưng cách giải thoát cần
phải xem xét. VD: VN có Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu nhưng khơng giải phóng được,
nhưng Nguyễn Ái Quốc thực hiện được bằng con đường khác. Giải thoát chỉ bằng diệt trừ
Vô minh => không triệt để.
Phật giáo ở Việt Nam:
Con đường du nhập:

Đường biển: các nhà sư Ấn độ đến từ đầu công nguyên. Từ “Budda” chuyển thành Bụt.
Phật ở VN được gọi là Bụt, mang màu sắc Tiểu thừa Nam tơng. Thế kỷ 4,5 có Phật giáo
Đại thừa Bắc tông từ Trung hoa tràn vào, lấn át và thay thế Tiểu thừa Nam tông. Từ “Phật
đồ” vào VN được chuyển thành “Phật”.
Đại thừa: cỗ xe lớn, hàm ý người tu hành khơng những giải thốt cho mình mà cho cả
chúng sinh.
Tiểu thừa: người tu hành chỉ giải thoát cho mình.
Có ba tơng phái:
Thiền tơng: đề cao cái tâm
Tịnh độ tông: chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngồi, hướng đến cõi Niết bàn cụ thể
Mật tơng: chủ trương sử dụng những phép tu hành huyền bí: mật trú, ấn quyết … để đạt
tới sự giác ngộ và giải thốt.
Đặc điểm Phật giáo VN:
- Tính hịa hợp: hịa hợp các Tơng phái (=> đời sống tinh thần nói chung, tâm linh nói
riêng có sự hịa hợp tơn giáo trong lòng dân tộc VN => đáng quý); Hòa hợp giữa thờ cúng


13
tổ tiên với thờ cúng tôn giáo; Trong cùng gia đình có thể có nhiều tơn giáo khác nhau
nhưng vẫn sống hịa hợp
- Có xu hướng hài hịa Âm - Dương nhưng có phần nghiêng về Âm (nữ tính) nhiều hơn:
căn cứ vào thực tế, nhiều chùa chiền, nhưng chủ yếu là chùa bà. Ngun nhân: văn hóa
nơng nghiệp, gắn kết gia đình là vơ cùng cần thiết, trong đó là tình vợ chồng.
- Tính linh hoạt: người Việt có tính thiết thực (thực tế # thực dụng), đã tạo ra lịch sử Phật
giáo riêng cho mình. Do đó người Việt rất đề cao lối sống phúc đức, trung thực hơn là
ngày nào cũng đi chùa: “thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa” v.v… Người
Việt coi trọng thờ cúng tổ tiên ông bà hơn là thờ Phật. => tạo ra Phật giáo Hòa hảo, sự kết
hợp Phật giáo với thờ ơng bà. Hịa hảo: dựa trên nền tảng Tịnh độ tơng, có Tứ ân:
Ân tổ tiên ông bà – Ân đất nước – Ân Phật pháp tăng – Ân đồng bào
1.2.3/Tư tưởng Triết học thời kỳ Hồi giáo

Quân Ả rập xâm lược có mặt hơn 10 thế kỷ, mang theo Hồi giáo với tư cách là tư tưởng
thống trị của các quân vương thời bấy giờ => Đối đầu giữa các tôn giáo và Hồi giáo =>
Bàlamôn biến tướng thành Hindu, Phật giáo bị lụi tàn từ thế kỷ 12.
Mohamet: sinh vào tkỷ 6 sau công nguyên (571) tại thánh địa Mecca, mồ côi cả cha lẫn mẹ
nên không được học hành. Rất thông minh và giàu nghị lực. Năm 25 tuổi giúp việc cho 1
bà góa phụ 40 tuổi, trở thành vợ chồng, sinh 9 người con gái. Năm 40 tuổi được Thượng đế
chọn làm sứ giả của người.
TH Hồi giáo có hai tư tưởng lớn:
Thế giới quan:
Vũ trụ là do Thánh Ala tạo ra, là Đấng cứu thế chi phối tất cả vạn vật, chỉ có Nhà tiên tri
Mohamet mới là người kế tục mà thôi. => duy tâm khách quan
Con người:
Do Thánh Ala tạo ra, có số phận được xếp đặt từ trước, nhờ xếp đặt này mà mỗi con người
mới xây dựng được cuộc sống trên trái đất. Những người không theo lời thánh sẽ bị đày
xuống địa ngục. Bổn phận duy nhất của con người là tuân theo Thánh Ala. Hồi giáo đưa ra
5 lời răn:
- Phải tin tưởng không điều kiện vào thánh Ala & Nhà tiên tri Mohamet
- Hàng ngày phải thực hiện một số nghi lễ & cầu nguyện
- Phải tự nguyện nộp thuế
- Phải thực hiện tuần chay vào tháng 9 âm lịch
- Phải hành hương đến Mecca


14
3. Một số đặc điểm cơ bản về triết học Ấn Độ cổ - trung đại
- TH cổ trung đại xuất hiện rất sớm, cuối thiên niên kỷ 2, đầu thiên niên kỷ 1 trước công
nguyên. Với mốc thời gian này vượt xa so với sự ra đời của các nền TH khác trên TG,
xứng đáng trở thành cái nôi TH nói riêng & nền văn minh nhân loại nói chung;
- Tạo nên một vóc dáng rất đồ sộ, khơng phải chỉ thể hiện ở quy mô, số lượng các tác
phẩm để lại mà còn ở sự đa dạng của các trường phái, thể hiện ở các nội dung mà nó phản

ánh rất sâu rộng, liên quan đến nhiều vấn đề: bản thể luận, phép biện chứng, nhận thức
luận, con người v.v…
- Rất tơn trọng q khứ và có khuynh hướng phục cổ, thể hiện ở chỗ đa số các hệ thống TH
đề dựa vào tri thức đã có sẵn trong kinh Veda, đồng thời lấy các tư tưởng Veda làm điểm
xuất phát cho mình. => phát triển chậm;
- Rất quan tâm đến vấn đề con người, tuy nhiên bị hạn chế chung là bị chi phối bởi quan
điểm giai cấp & tư tưởng của các tơn giáo. Chính vì vậy, các học thuyết TH cổ trung đại
đều tìm nguyên nhân của sự khổ đau của con người không phải ở đời sống kinh tế xã hội
mà ở ý thức, vô minh, trong sự ham muốn của con người => sự giải thoát con người mang
sắc thái duy tâm thần bí;
- Là TH tơn giáo, thể hiện sự đan xen, hịa quyện rất rõ với tơn giáo.
================================================================
2. Lịch sử Triết học Trung Quốc cổ - trung đại
2.1. Hoàn cảnh ra đời của Triết học Trung Quốc cổ trung đại
TQ cổ đại từ thiên niên kỷ 3 trước CN đến thế kỷ 13 sau CN, chia làm hai tkỳ lớn:
* Thời kỳ hình thành các triều đại Hạ-Thương-Tây Chu: từ thế kỷ 9 trở về trước
Hạ: trình độ SX cịn thấp
Thương: biết định canh định cư, xuất hiện chữ viết
Tây Chu: Kinh tế chính trị chưa phát triển mạnh, thờ cúng tổ tiên, TH chưa ra đời như là
một hệ thống, mới chỉ là những tư tưởng riêng lẻ
* Thời kỳ Đông Chu (Xuân Thu - Chiến quốc): thế kỷ 8 đến 3 trước CN
Chuyển từ nơ lệ qua phịng kiến, sử hữu tư nhân về ruộng đất hình thành, thay thế chế độ
tĩnh điền thời kỳ Tây chu. => dẫn tới sự phân hóa sang hèn, giàu nghèo dựa trên sử hữu tài
sản. Về chính trị, có sự tranh giành địa vị XH của các thế lực cát cứ, đẩy XH Trung hoa
vào tình trạng chiến tranh khốc liệt, liên miên, là điều kiện lịch sử đòi hỏi phải giải thể chế
độ nơ lệ thị tộc nhà Chu để hình thành chế độ phong kiến, đòi hỏi phải giải thể Nhà nước
của chế độ gia trưởng để xây dựng Nhà Nước phong kiến, nhằm giải phóng cho LLSX để
mở đường cho XH phát triển. Chính sự sơi động này về đời sống chính trị đã ảnh hưởng
đến đời sống XH & đời sống TH, đặt ra một loạt vấn đề buộc các nhà tư tưởng phải quan



15
tâm, do đó một loạt cảc trường phái TH ra đời. Mỗi trường phái đưa ra kế sách để quản lý
XH & đặc biệt tạo ra sự đấu tranh sôi động giữa các trường phái TH. Trong tình hình như
vậy xuất hiện một số trường phái TH lớn: Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, Âm dương
gia, Danh gia, Tung hồnh gia, Nơng gia v.v…
2.2/ Sự hình thành tư tưởng TH TQ cổ đại:
2.2.1/ Tư tưởng về tôn giáo tự nhiên & tôn giáo tổ tiên
- Thời thượng cổ: sinh hoạt của con người chìm đắm trong thế giới tự nhiên, trí tuệ chưa
phát triển, chưa ý thực được bản thân mình với Thế gíơi xung quanh, đời sống ý thức là sự
đồng nhất hỗn độn giữa nội giới với ngoại giới, đó là trình độ của tư tưởng ma thuật, thể
hiện ở chỗ coi sự vật quanh mình cũng như mình: biết u, ghét, có hồn, có phách
- Thời nhà Thương: người TQ bắt đàu biết định cư nông nghiệp, các sinh hoạt cũng thay
đổi => tu tưởng tín ngưỡng cũng thay đổi theo, nghĩa là tư tưởng về ma thuật thời cổ đã
nhượng bộ dẫn cho một tín ngưỡng khá thích hợp đối với đời sống sinh hoạt & phân cơng
hợp tác trong SX, do đó ý thức cộng đồng của đại gia đình được thể hiện bằng “thờ phụng
tổ tiên”, đồng thời thờ các thần: thổ thần, thần lúa v.v…
- Thời nhà Chu: tư tưởng tôn giáo lại thuộc về “ma thuật phiến thần”. Nhà Chu - Phương
bắc, hiếu chiến, xâm lược nhà Thương, nhà Thương đồng hóa lại nhà Chu => tơn giáo tạo
nên sự kết hợp, hòa đồng. Thần lúa + Thần tổ tiên = Thần hậu tắc, thượng đế, hoàng thiên

2.2.2/ Tư tưởng TH phôi thai trong Hồng phạm:
Hồng phạm = khuôn lớn, là 1 chương trong Kinh thư.
Hồng phạm cửu trù: 9 phép trị nước, gồm: Ngũ hành, Ngũ sự, Bát chính, Ngũ kỳ,
Hoàng cựu, Tam đức, Kế nghi, Thứ trưng, Ngũ phúc - Lục cực; là quan niệm tổng hợp
về tâm sinh lý, ctrị XH, vũ trụ. Trong Cửu trù có thể hiện rõ nét trong quan niệm về vũ trụ
& nhân sinh là ở Ngũ hành, Ngũ sự, Bát chính.
- Ngũ hành: 5 hướng lực lưu hành qua lại đối lập nhau từng đơi một: Thủy-Hỏa, KimMộc, biến hóa cái nọ vào cái kia, kết quả là một thể thống nhất vào Thổ. Tất cả vạn vật do
5 hành này tạo nên.
- Ngũ sự: Hồng phạm ứng với con người là tiểu vũ trụ. Tiểu vụ trụ ứng với con người là

ngũ sự. là phụng sự, giơ tay đón lấy, là sự biến hóa từ đại vũ trụ vào tiểu vũ trụ theo trình
tự phát triển của ý thức nhân loại. Con người mới sinh ra có đủ hình sắc, khi lớn lên thanh
âm ngơn từ phát triển, mắt nhìn thật dần, tai nghe thính dần hơn, => con người trở nên tư
lự


16
- Bát chính: Hồng phạm bàn đến quốc gia xã tắc là bàn đến Bát chính: ăn uống, của cải,
cúng tế, đặt quan tư không (kiến thiết), đặt quan tư đồ (giáo dục), đặt quan tư khấu (hình
án luật lệ), việc tiếp khách, việc quân => kinh tế, ý thức, nội chính, ngoại chính
2.2.3/ Tư tưởng TH Bát quái với Âm dương:
Khởi đầu Âm dương liên quan đến phân biệt giống cái, giống đực. Kinh tế nông nghiệp =>
trọng gia đình. Sau này chưa có chữ viết, vạch: -- (âm), ― (dương). Đến khi có chữ viết:
Âm: chỉ yếu tố tối, Dương: chỉ yếu tố ánh sáng. Từ đó trở đi âm dương trở nên phạm trù để
phân loại sự vật trong nhận thức, để phân công nam nữ trong phạm vi XH, phân tích thời
tiết v.v… Nó là hai phương diện của cái gì đó ln ln biến hóa, khơng phải ở trạng thái
tĩnh => người TQ sớm có nhận định về vũ trụ ở phương diện biến hóa, vì vậy người ta nhìn
sự vật ở nội giới cũng như ngoại giới ở quan điểm động: Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng
nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái: 8 yếu tố vật chất căn bản của TG: càn (trời),
khơn (đất), đồi (hồ), cấn (núi), ly (lửa), khảm (nước), chấn (xé - sấm), tốn (gió)
2.3/ Đặc điểm của TH Trung hoa cổ đại:
- Mang đậm tính nhân văn, thể hiện rõ rệt nhất trong TH Nho gia, hệ thống TH lớn nhất
của TQ, bởi lẽ Nho gia đã lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của TH, đặt tách con
người ra khỏi động vật, thần linh & cho rằng con người là vật cao quý nhất trong thiên hạ.
- Rất coi trọng thực tiễn đạo đức, do đó trong TH của họ ln tìm tịi, xây dựng những
nguyên lý, chuẩn mực đạo đức của XH để làm cho con người thích nghi được với mỗi thời
kỳ lịch sử. Chính vì vậy, chuẩn mực đạo đức đã trở thành đặc điểm chủ đạo của TH TQ cổ
đại, do đó TH này tranh luận nhiều đến vấn đề thiện ác & đồng thời họ liên hệ việc nhận
thức TG khách quan với việc tu thân dưỡng tính của các cá nhân, bởi thế họ xem việc thực
hành đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của đời sống con người & đặt thực

hành đạo đức lên vị trí thứ nhất trong sinh hoạt XH;
- Đề cao sự hài hòa, thống nhất giữa các mặt đối lập & vì vậy, coi việc điều hịa mâu thuẫn
là mục tiêu cuối cùng của việc giải quyết các vấn đề;
- Phương thức tư duy của TH TQ là phương thức tư duy trực giác.
2.4/ Các hệ thống TH TQ cổ đại:
2.4.1/ Nho gia Khổng - Mạnh:
- Người sáng lập:
Khổng tử (Khâu - 551/479 trước CN). tử = thày dạy học vì tư tưởng, quan điểm của ơng
được coi là thày thiên hạ. Sinh ra trong gia đình quý tộc ở nước Lỗ. 3 tuổi mồ côi cha.
Khổng tử sớm cảm thơng với khó khăn của mẹ, học rất giỏi. 19 tuổi lập gia đình. Vua nước
Lỗ mời ơng ra làm quan. Sau một số năm ông về quê dạy học. Học trị rất đơng (3.000 học
trị), 12 học trị xuất sắc đậu tiến sĩ, trong đó có 2 người rất thành đạt, được sánh ngang


17
Khổng tử (Tăng tử & Nha tử). Thời Chiến quốc có Tuân tử & Mạnh tử. Tuân tử phát triển
những tư tưởng duy vật của Khổng tử, không phù hợp với XH nên không phát triển. Mạnh
tử (327-289 trước CN) phát triển những tư tưởng duy tâm của Khổng tử.
- Tài liệu:
Có hai bộ:
Kinh điển:
Ngũ Kinh: gồm: Kinh Thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch, Xuân thu.
Tứ thư: gồm Luận ngữ (Khổng tử), Đại học: Tăng tử, Trung dung: Tử tư (cháu ruột
Khổng tử), Mạnh tử:
4 cuốn sách là 4 thế hệ. Khổng tử khơng viết, chỉ nói. Học trị căn cứ tư tưởng của ông, viết
lại.
Kinh thi: sưu tập thi ca, vịnh phú để giáo dục đời sống đạo đức cho con người, đặc biệt
thanh thiếu nhi
Kinh thư: về tổ chức hành chính nhà nước, những biến cố, truyền thuyết xảy ra ở đời
trước nhằm làm gương cho các đời sau;

Kinh lễ: lễ nghi, chuẩn mực đạo đức
Kinh dịch: sự biến đổi của trời đất, con người & xã hội
Kinh Xuân thu: biến động chính trị & lịch sử thời Xuân-Thu để cho các bậc quân tử
Luận ngữ: toàn bộ tư tưởng của Khổng tử, do các học trò chép lại sau khi ông mất
Đại học: cách làm người quân tử, do Tăng Tử soạn
Trung dung: nguyên tắc sống dung hịa, khơng thiên lệch do Khổng Cấp – cháu nội của
Khổng Tử, học trò của Tăng Tử viết.
Mạnh tử: tính người, giáo dục con người, do Mạnh Tử - học trò Khổng Cấp soạn
- Tư tưởng TH:
+ Tư tưởng về vũ trụ và giới tự nhiên:
Trường phái của Nho gia ít nói tới vũ trụ và tự nhiên, có khái niệm: trời, đạo trời, mệnh
trời … nhưng không giải thích một cách rõ ràng. Vì vậy các câu hỏi như: Trời là gì? Do
đâu mà có? v.v…ít được đề cập. Những khái niệm thông dụng: trời, đất, trời đất; càn, khơn
& càn khơn biểu hiện dưới dạng vơ hình của TH TQ cổ đại. Khi gộp trời đất vào 1 thể,
Nho giáo nói đến tính động của nó nhiều hơn là tính tĩnh, thể hiện rõ nét, biểu hiện bao
quát nhất ở từ “Dịch”, nghĩa là đổi, bao gồm thay đổi, trao đổi & biến đổi. Nho giáo tin
vào sự biến đổi của vũ trụ, sự biến hóa của vạn vật có trật tự, có hịa điệu, song sự vận
động ấy con người không cưỡng lại được nên gọi là “Thiên mệnh”. Vì vậy, Khổng tử cho
rằng trời có ý chí, chi phối mọi biến dổi của vũ trụ cho phù hợp với lẽ điều hòa. Khổng tử
coi việc biết mệnh trời là điều kiện để trở thành người hồn thiện. “Khơng hiểu mệnh trời


18
thì khơng lấy gì làm người qn tử”. Ơng thừa nhận, có mệnh trời, biết mệnh trời thì phải
sợ mệnh trời & thuận theo mệnh trời. Đó là cái đức của người quân tử. Ông tin vào số
mệnh: “Sống chết có mệnh, giàu sang có số”. Nho giáo thừa nhận quỷ thần, nhưng mang
màu sắc lễ giáo nhiều hơn là tơn giáo. Quỷ thần là do khí thiên của trời đất tạo thành. Quỷ
thần khơng có tác dụng chi phối đến đời sống con người, nên kính nhưng cần phải tránh xa
nó ra.
=> Khổng tử & trường phái này thừa nhận sự tồn tại của lực lượng siêu tự nhiên, do đó

phải sợ mệnh trời, đối với quỷ thần nên kính nhưng tránh xa. Các quan điểm này đều mâu
thuẫn, thể hiện ông muốn gạt bỏ những quan niệm thần học từ nhà Thương, nhà Chu,
nhưng không gạt được. Sau này những quan niệm này được Mạnh tử hệ thống hóa thành
khía cạnh duy tâm trong TH Nho gia
+ Học thuyết về đạo làm người:
Ông đã xây dựng học thuyết về đạo làm người với hạt nhân là Nhân & Lễ. Con người nằm
trong thể thống nhất giữa trời & đất, là một bộ phận của trời & đất.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 28 tháng 10 năm 2007
Vốn dĩ là một nhà chính trị xã hội, sống trong thời Xuân-Thu, Khổng tử đã xây dựng học
thuyết về đạo làm người với một phạm trù trung tâm là Nhân & Lễ. Khổng tử cho rằng, với
con người, việc đặt ra Đạo thật là rõ ràng, đúng đắn là rất quan trọng vì nếu khơng biết
Đạo khơng thể làm người được và khơng có cuộc sống đúng đắn được. “Buổi sáng nghe
đạo thì buổi tối chết cũng được rồi” (Luận ngữ)
Lý do lập đạo: theo Nho giáo, con người nằm trong thể thống nhất giữa trời và đất, con
người là một bộ phận của giới tự nhiên, vì vậy con người phải tuân theo nguyên lý Âm Dương của trời và Nhu - Cương của đất. Con người là một sinh vật có ý thức, có trí tuệ, có
cuộc sống nên con người cịn có quan hệ khác, tức là quan hệ với XH. Mà quan hệ với XH
khác với quan hệ với tự nhiên, vì trong XH mỗi người đều có tính của con người. Tính của
con người, theo Nho gia là do trời phú cho. Sự phú ấy về cơ bản là đồng đều, nhưng trong
cuộc sống hàng ngày của mỗi người, bằng những hồn cảnh, mơi trường khác nhau đã gây
ra ở người này, người kia những tập quán, tập tục khác nhau, làm cho người này, người kia
xa nhau. Chính trong tình trạng này, ngày càng có nhiều người khơng giữ được tính người
mà trời đã mệnh, do đó những người sáng lập ra Nho gia nêu lên sự cần thiết phải lập đạo
cho người. “Tính tương cận, tập tương viễn”.
Vậy, đạo của người là đạo gì? “Lập đạo của trời nói âm dương, lập đạo của đất nói nhu
cương, lập đạo của người nói nhân nghĩa”


19
Đạo nhân nghĩa có ý nghĩa thế nào với tính do trời phú? Con người có tính do trời mệnh,
nếu cứ bng lơi thả lỏng, tính ấy sẽ biến chất. Trong hồn cảnh như vậy, con người trở

nên vơ đạo. từ những con người vô đạo xẽ làm cho cả nước vơ đạo, làm cho cả thiên hạ vơ
đạo. Chính vì vậy, Nho giáo muốn làm cho con người hữu đạo, làm cho nhà nước hữu đạo.
làm cho thiên hạ hữu đạo.
Nho giáo chia người trong XH làm ba hạng:
Sinh ra đã biết - Thánh nhân,
Học mà biết - Quân tử,
Khó khăn khốn khổ mà biết - Tiểu nhân.
Hạng người thứ nhất: hiếm. Trong nước & thiên hạ, hai hạng sau là đơng nhất. Vậy thì
muốn cho hai hạng người sau hữu đạo thì phải “Giáo”. Nho giáo ln khun người ta
trọng giáo hơn trọng chính. Vì vậy, đặt giáo cao hơn, bên trên chính trị. Để thực hiện giáo,
Nho giáo chủ trương mở trường tư để dạy người, cũng để từ đó chỉnh lý, biên soạn Lục
Kinh (thêm Kinh Nhạc). Và trên cơ sở đó, người ta đã lập nên trường phái chính trị gọi là
Nho giáo, hay cịn gọi là Đạo Nho.
Tiêu chuẩn của người hữu đạo: đạo phải có giáo mới sâu sắc, vững vàng, rộng khắp. Vậy
mục đích của giáo là gì? Là mọi người, mọi nhà hữu đạo, thiên hạ hữu đạo. Tiêu chuẩn của
Hữu đạo được thể hiện ở những mối quan hệ giữa người với người, người với trời đất, với
muôn vật một cách đúng đắn, mà chủ yếu là đề cập đến qhệ trong đời sống XH, trong
phạm vi gia đình. Trong qhệ gia đình: cha cho đúng là cha, con cho đúng là con, vợ cho
đúng là vợ, chồng cho đúng là chồng … trong XH: vua ra vua, tôi ra tơi.
+ Nhân & Lễ:
Thực hiện đạo làm người thì phải có Nhân & Lễ. Trong Kinh dịch, thơng thường Nhân –
thương người, Nghĩa - dạ Thủy chung. Bất nhân - ác, Bất nghĩa - bạc. Nếu hiểu như vậy
chưa đủ trở thành yếu tố quyết định của đạo làm người. Mọi đức khác của con người đều
do nhân nghĩa mà ra, cũng như mn vật mn lồi trên trời dưới đất đều do âm dương &
nhu cương mà ra. Nếu tách đức nhân ra, các nhà kinh điển của Nho gia đều coi Nhân là lâu
đài cao chót vót của đạo đức. Với Khổng tử, Nhân với thánh gần như là một. “Đã là thánh
là nhân, đã là nhân là thánh. Trở thành thánh khó bao nhiêu thì trở thành nhân khó bấy
nhiêu”.
Nhân: tùy từng quan hệ, Khổng tử giải thích khác nhau. “Khống chế mình theo đúng lễ là
nhân”. “Người nhân thì mình muốn lập mà lập cho người, mình muốn đạt mà đạt cho

người”. “Người nhân cư xử thì cung, chấp hành cơng việc thì tín, đối xử thì kính”. “Người
nhân ra cửa như gặp vị khách lớn, sai khiến dân như đang đứng trước cuộc tế lễ lớn”.
“Người nhân thì cung kính khoan hịa, tín, nhậy bén, rộng rãi” …


20
- Cái gì mình khơng muốn đừng làm cho người khác => suy bụng mình ra bụng người khác
=> rất nhân bản
- Mình thành đạt hãy giúp người khác thành đạt giống mình =>
Tóm tắt: đức nhân gồm tinh túy của tất cả các đức khác, thể hiện trong mọi mối quan hệ
giữa người với người. Chính vì vậy trong bất kỳ mối quan hệ nào, nếu có tình trạng sai,
hỏng về đức riêng thuộc mối quan hệ ấy thì đồng thời cũng là một tình trạng trái với đức
nhân.
Biểu hiện của đức nhân trong mối qhệ XH: với cha mẹ: Hiếu, với anh chị em: Đễ. Hai đức
này Nho giáo coi là gốc đức, hay là gốc của đức nhân. Bất hiếu, bất đễ là những vi phạm
đạo đức lớn nhất. Có 3 điều bất hiếu lớn nhất: phụ mẫu cịn, bất viễn du; vơ hậu vi đại
(khơng có con nối dõi tông đường); cha mẹ qua đời mà khơng có mặt.
Làm thế nào để có Nhân: theo Nho giáo, chủ trương dùng Lễ của Nhà Chu để duy trì đẳng
cấp trên dưới, tơn ti trật tự. Khái qt lại, Lễ thể hiện hai mặt:
-

Về tổ chức XH cuộc sống: Lễ thể hiện ở nghi lễ, quy chế, kỷ cương, tôn ti trật tự

-

Về đạo đức: thể hiện ở thái độ, ý thức, nếp sống để giữ gìn, tơn trọng lễ nghi

Nếu làm trái lễ bị coi là không có đạo đức.
+ Thuyết “Chính danh”
Lý do đặt ra thuyết chính danh: Nho giáo chỉ ra biểu hiện của một XH rối loạn, có nguy cơ

biến về chính trị: đó là sự ngông nghênh của quan đại phu, chư hầu vượt quyền thiên tử,
đại phu lấn quyền chư hầu, thứ dân mặc sức bàn chính trị … Từ đó, Khổng tử nhận xét
XH đương thời: quân không ra quân, thần không ra thần, cho không cha, con không ra con,
chồng khơng ra chồng, vợ khơng ra vợ … có lúc ông chua xót nói rằng: “Đây là XH buổi
sáng người ta kháo nhau bề tơi giết vua, buổi chiều nói chuyện con giết cha”. Vậy làm gì
để phục hưng XH: phải thu xếp để thế nào vua ở đúng vị trí của vua, thần ở đúng vị trí của
thần, dân ở địa vị của dân. Nghĩa là vật nào ở địa vị chính tư nhiên của vật ấy. Đấy là
thuyết Chính danh.
Nho giáo giải thích: mỗi sự vật đều có địa vị, bổn phận, chức phận, đó là danh. Trong XH
danh tách ra khỏi thực, tức là khơng chính danh (vua khơng ra vua …) nên XH & gia đình
rối loạn.
Vậy làm thế nào để Chính danh: muốn chính danh thì Khổng tử đưa ra một số chuẩn:
“Thân mình chính được thì khơng phải hạ lệnh, mọi việc tiến hành. Thân mà khơng chính
thì dù có hạ lệnh, cũng chẳng ai theo”. Đối với người khơng chịu chính danh, Nho giáo
chủ trương đánh, dẹp: “Thần hằng giết bề vua của nó, xin trừng trị nó đi”.
Vua phải ra vua:



×