§¹i häc Quèc gia Hµ Néi
Khoa S- ph¹m
DƯƠNG VĂN THAO
NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM LÝ,
HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60 14 05
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS Bùi Văn Quân
HÀ NỘI – 2006
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3
4. Giả thuyết khoa học
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
6. Giới hạn nghiên cứu và phạm vi của đề tài
3
7. Phương pháp nghiên cứu
4
8. Cấu trúc luận văn
4
Chương 1: Cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý tác động
đến năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trung học phổ
thông
5
1.1. Các khái niệm công cụ
5
1.1.1. Biện pháp quản lý
5
1.1.2. Quản lý đội ngũ giáo viên
7
1.1.3. Năng lực sư phạm
10
1.2. Sự hình thành và phát triển năng lực sư phạm của người
giáo viên THPT
11
1.2.1. Lao động sư phạm và cấu trúc năng lực sư phạm của
người giáo viên THPT
11
1.2.2. Con đường hình thành, phát triển và vai trò của quản lý
đối với năng lực sư phạm của người giáo viên THPT
16
1.2.3. Yêu cầu về năng lực sư phạm của giáo viên THPT trong
đổi mới giáo dục THPT
21
1.3. Nội dung của công tác quản lý nhằm tác động đến năng
lực s- phạm của đội ngũ giáo viên THPT
32
1.3.1. Quản lý về số l-ợng, cơ cấu đội ngũ giáo viên
33
1.3.2. Quản lý về chất l-ợng đội ngũ giáo viên
33
1.3.3. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động của đội ngũ giáo viên
34
Ch-ơng 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên tr-ờng THPT Cẩm
Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001- 2005
35
2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của huyện
Lục Nam tỉnh Bắc Giang
35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội
35
2.1.2. Về phát triển giáo dục
36
2.2. Thực trạng năng lực s- phạm của đội ngũ giáo viên tr-ờng
THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001
2005
38
2.2.1. Khái quát về đội ngũ giáo viên tr-ờng THPT Cẩm
Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
38
2.2.2. Thực trạng năng lực s- phạm của đội ngũ giáo viên
tr-ờng THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
44
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhằm nâng cao năng lực s-
phạm đội ngũ giáo viên tr-ờng THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam
tỉnh Bắc Giang
54
2.3.1 . Công tác kế hoạch hoá
55
2.3.2. Công tác tổ chức
56
2.3.3. Công tác chỉ đạo
57
2.3.4. Công tác kiểm tra đánh giá
58
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
60
2.4.1. Ưu điểm và hạn chế
60
2.4.2. Các nguyên nhân của thực trạng
61
Ch-ơng 3: Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực s-
phạm cho đội ngũ giáo viên tr-ờng trung học phổ thông Cẩm
Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
63
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
63
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
63
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục và phát triển
63
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
63
3.2. Các biện pháp đ-ợc đề xuất
63
3.2.1. Nhóm biện pháp tác động đến nhận thức của các đối t-ợng
có liên quan đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên trong nhà tr-ờng .
63
3.2.2. Nhóm biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên để tác
động đến năng lực s- phạm của họ
68
3.2.3. Nhóm biện pháp về tổ chức s- phạm, quản lý rèn
luyện nâng cao kỹ năng s- phạm
81
3.2.4. Nhóm biện pháp hỗ trợ
92
3.3. Tr-ng cầu ý kiến về ý nghĩa và tính khả thi của các nhóm
biện pháp
97
Kết luận và khuyến nghị
100
1. Kết luận
100
2. Khuyến nghị
101
Tài liệu tham khảo
103
Phụ lục
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
QLGD :
GD - ĐT
CBQL :
ĐNGV :
HS :
HSG :
GVG :
ĐH :
CĐ :
TCCN :
THPT :
TTGDTX :
THCS :
TH :
UBND :
NCKH :
Quản lý giáo dục
Giáo dục - Đào tạo
Cán bộ quản lý
Đội ngũ giáo viên
Học sinh
Học sinh giỏi
Giáo viên giỏi
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung học phổ thông
Trung tâm giáo dục thường xuyên
Trung học cơ sở
Tiểu học
Uỷ ban nhân dân
Nghiên cứu khoa học
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng trong việc
đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục nhà trường
nói riêng. Điều 15 Luật Giáo dục có ghi : “ Nhà giáo giữ vai trò quyết
định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục ”[29]. Nếu nhà trường có
đội ngũ giáo viên mạnh, đủ sức đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được giao
thì mọi hoạt động của nhà trường đạt kết quả tốt, uy tín của nhà trường
được nâng lên. Ngược lại, nếu đội ngũ giáo viên yếu, không đồng bộ về cơ
cấu thì hoạt động của nhà trường kém hiệu quả. Để có đội ngũ giáo viên
mạnh, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ được giao thì việc quản lý giáo
viên hết sức quan trọng từ việc quy hoạch về cơ cấu, số lượng, tuyển chọn,
sử dụng, đặc biệt bồi dưỡng giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, trình
độ sư phạm, thái độ nghề nghiệp.
1.2. Bất cứ lĩnh vực nào cũng cần đến hoạt động quản lý. Quản lý ngoài việc
được xem là một khoa học, một nghệ thuật, còn được xem là công nghệ, công
nghệ điều hành, phối hợp và sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và
thông tin của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra. Trong lĩnh vực giáo dục, QLGD
có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục. Công tác quản lý được xem là khâu đột phá trong việc đề ra các mục tiêu
và giải pháp phát triển giáo dục, trong đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên là khâu then chốt. Muốn đạt được các mục tiêu cần hết sức coi trọng
công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên. Đây là một hoạt động rất quan
trọng đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường thông qua việc quy hoạch,
tuyển chọn, sử dung, đặc biệt là bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
năng lực sư phạm, để đạt được mục tiêu giáo dục. Như vậy để nâng cao chất
lượng giáo dục, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng việc nâng cao
trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm nhằm tạo cho đội ngũ vững vàng về
2
chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước .
1.3. Trường THPT Cẩm Lý nằm ở phía đông nam của huyện Lục Nam, một
huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang. Trường nằm cách trung tâm huyện lỵ
20 km và cách trung tâm tỉnh lỵ 40 km, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện
kinh tế - xã hội chậm phát triển, mặt bằng dân trí thấp . Đặc điểm của trường là
đội ngũ giáo viên hầu hết từ nơi khác đến công tác (giáo viên người địa phương
chiếm 20% ) do đó không ổn định, thường xuyên luân chuyển vì lý do cá nhân.
Hàng năm nhà trường được bổ sung giáo viên mới ra trường đến nhận công tác
do đó đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình công tác, năng động nhưng năng lực sư
phạm, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Vì vậy công tác quản lý nâng cao
trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên luôn
được nhà trường quan tâm hàng đầu nhằm tạo cho đội ngũ vững vàng về chính
trị, tinh thông về nghiệp vụ làm cho chất lượng giáo dục của nhà trường luôn ổn
định và phát triển đi lên.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài : “ Những biện pháp
quản lý nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường
THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang ” .
Chúng tôi hy vọng qua nghiên cứu sẽ đề xuất được một số biện pháp
quản lý nâng cao năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên trường THPT Cẩm
Lý huyện Lục nam tỉnh Bắc Giang một cách hiệu quả nhất, góp phần nâng
cao chất lượng đội ngũ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục THPT .
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng nhằm cao năng lực sư phạm
đội ngũ giáo viên trường THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
trong giai đoạn hiện nay để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý đội ngũ giáo viên THPT và năng lực sư phạm của
đội ngũ giáo viên THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ
giáo viên trường THPT
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý khoa học, có khả năng
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng lực sư phạm của đội ngũ giáo
viên THPT và sát thực, phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên trường
THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang sẽ làm cho chất lượng đội
ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận của các biện pháp quản lý tác động
đến năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng năng lực sư phạm của giáo viên THPT trường
THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang và các biện pháp quản lý có
liên quan đến thực trạng đó .
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho
đội ngũ giáo viên trường THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Năng lực sư phạm của giáo viên THPT là vấn đề rất phức tạp, do
vậy khi điều tra thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trường
THPT Cẩm Lý huyên Lục Nam tỉnh Bắc Giang chúng tôi chỉ tập trung vào
một số kỹ năng sư phạm cơ bản.
- Số liệu nghiên cứu về đội ngũ giáo viên trường THPT Cẩm Lý
huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang giới hạn từ năm 2001 đến 2005.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
4
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái
quát hoá các tài liệu để xác định các khái niệm công cụ và thiết lập khung
lý thuyết cho đề tài. Mảng tài liệu được tập trung nghiên cứu là:
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước
về xây dựng , nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo .
Nghiên cứu các tài liệu về quản lý nguồn nhân lực, quản lý nhà
trường, quản lý Nhà nước về Giáo dục đào tạo
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra với các nhóm đối
tượng khác nhau để thu thập thông tin về thực trạng năng lực sư phạm và
các biện pháp quản lý tác động đến năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên
THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản lý
và thực hiện các biện pháp quản lý tác động đến năng lực sư phạm của đội
ngũ giáo viên trường THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang trong
thời gian vừa qua.
- Phương pháp quan sát: Thực hiện dự giờ giáo viên và các buổi
sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn nhằm thu thập thêm thông tin
về thực trạng năng lực và các biện pháp quản lý chuyên môn có tác động
trực tiếp đến năng lực sư phạm của giáo viên.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia về những
vấn đề nghiê cứu của luận văn. Đặc biệt là trong việc đề xuất các biện
pháp quản lý để tác động đến năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phần phụ lục luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý tác động đến
năng lực sƣ phạm của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
5
Chƣơng 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên trƣờng THPT Cẩm Lý
huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001- 2005
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sƣ
phạm cho đội ngũ giáo viên trƣờng trung học phổ thông Cẩm Lý
huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN
LÝ
TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC SƢ PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Biện pháp quản lý
- Quản lý
Từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng được hình
thành. Sự phát triển của xã hội dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố
cơ bản là: tri thức, sức lao động và trình độ quản lý. Quản lý là sự tổ chức
điều hành, kết hợp vận dụng tri thức với sử dụng lao động để phát triển sản
xuất xã hội. Việc kết hợp đó tốt thì xã hội phát triển, ngược lại nếu việc kết
hợp đó không tốt thì sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, thậm chí có thể
còn gây mất ổn định.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lý. Các định nghĩa
này tuy có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đều thống nhất trong việc xác
định những dấu hiệu cơ bản của quan lý như sau:
- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và
ít nhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ
thể quản lý tạo ra và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp của chủ
thể quản lý. Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều
lần.
- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ
thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động .
6
- Chủ thể phải thực hành việc tác động .
- Chủ thể có thể là một người, nhiều người, còn đối tượng có thể là một
hoặc nhiều người ( trong tổ chức xã hội )
Như vậy, theo tiếp cận hệ thống, quản lý là một hoạt động có chủ đích,
được tiến hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản
lý để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý .Quản lý là sự
tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý ( người
quản lý, tổ chức quản lý ) lên khách thể quản lý ( đối tượng quản lý) về mặt
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính
sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo
ra môi trường và điêù kiện thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng quản
lý, nhằm đạt được mục tiêu quản lý . Đối tượng quản lý có thể trên quy mô
toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị, có thể là một con người cụ thể,
sự vật cụ thể . Quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp người, công
cụ, phương tiện tài chính…để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt
được mục tiêu định trước .
Ngoài cách tiếp cận hệ thống với quản lý, nhiều nghiên cứu lý luận còn
tiếp cận quản lý theo quá trình. Theo đó, quản lý là quá trình đạt đến mục
tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động ( chức năng ) kế hoạch
hoá, tổ chức, chỉ đạo ( lãnh đạo ) và kiểm tra .
Từ những phân tích trên, tác giả luận văn quan niệm: quản lý là sự tác
động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra .
-Biện pháp quản lý
Theo cách hiểu chung nhất, biện pháp là cách làm, cách giải quyết một
vấn đề cụ thể. [37 ]
Trong nghiên cứu lý luận, khái niệm biện pháp có thể đựoc xem xét
theo hai khía cạnh. Thứ nhất, biện pháp là cách thức để chủ thể giải quyết
7
một vấn đề cụ thể nảy sinh trong thực tiễn. Theo cách hiểu này, biện pháp
có thể là chuỗi các thao tác được thực hiện trong một thời gian xác định
nhằm giải quyết vấn đề, mặt khác, biện pháp có thể là nhiều hoạt động khác
nhau được tiến hành trong một thời gian dài.
Thứ hai, biện pháp được xem xét trong mối quan hệ với phương pháp.
Theo đó, với mỗi phưong pháp đều có những biện pháp cụ thể để thực
hiện.Ví dụ, các biện pháp hành chính tổ chức là biện pháp quản lý nằm
trong quan hệ với phương pháp hành chính tổ chức trong quản lý.
Tác giả luận văn sử dụng khái niệm biện pháp theo cách hiểu thứ nhất.
Dựa trên những phân tích về khái niệm biện pháp, khái niệm quản lý,
tác giả quan niệm biện pháp quan lý như sau:
Biện pháp quản lý là cách thức thực hiện những tác động chỉ huy, điều
khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người
nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể nảy sinh trong quá trình quản lý để
đạt tới mục đích đã đề ra .
1.1.2. Quản lý đội ngũ giáo viên
- Đội ngũ giáo viên
Theo điều 61 Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc
các cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo dạy ở các cơ sở mầm non, giáo dục phổ
thông giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên. [29]
Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây :
a. Phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt
b. đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ .
c. Lý lịch bản thân rõ ràng .
d. Đủ sức khoẻ theo yêu cầu của công việc .
Nhiệm vụ của nhà giáo là:
1/ Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục;
8
2/ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật
và điều lệ nhà trường.
3/ Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách
người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính
đáng của người học ;
4/ Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. [29]
Các giáo viên cùng tham gia hoạt động nghề nghiệp trong một cơ sở
giáo dục, một hệ thống giáo dục liên kết, phối hợp với nhau để hình thành
một đội ngũ. Theo từ điển Tiếng Việt : Đội ngũ là tập hợp gồm một số
đông người cùng chức năng nghề nghiệp, được tập hợp và tổ chức thành
một lực lượng . [37 ]
Như vậy đội ngũ có đặc trưng cơ bản là phải có tổ chức, có số đông và
cùng thực hiện một chức năng, hoặc có cùng nghề nghiệp .
Với phân tích trên tác giả luận văn quan niệm: Đội ngũ giáo viên là
những nhà giáo dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đề tài luận văn nghiên cứu về năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên
THPT. Đội ngũ giáo viên THPT là những giáo viên dạy ở cấp Trung học
phổ thông, bao gồm cả THPT công lập và ngoài công lập .
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu về đội ngũ giáo viên ở trường
THPT công lập. Theo điều 28 – Chương IV của Điều lệ trường Trung học
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì giáo viên trường Trung học là
người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm: Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách Đội
(đối với trường THCS ) [5]
Trong phạm vi, giới hạn, đề tài này chỉ nói đến đội ngũ giáo viên THPT
là những giáo viên bộ môn trong trường THPT.
- Quản lý đội ngũ giáo viên
9
Quản lý đội ngũ giáo viên là quản lý con người trong đó xuất hiện sự tác
động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý mang tính chất mềm
dẻo, đa chiều. Ở đây không có mệnh lệnh cứng nhắc, rập khuôn, máy móc
vì đối tượng quản lý không thụ động phản ứng lại các tác động quản lý.
Điều này dễ hiểu vì con người có ý thức, có nhận thức, có tình cảm, có ý
chí, có nhu cầu và lợi ích riêng. Vấn đề là phải tôn trọng nhằm phát huy
tính chủ động, sáng tạo của đối tượng quản lý trong công việc chung.
Do đặc thù riêng của ngành giáo dục, quản lý con người còn có nghĩa
là đào tạo con người, dạy cho con người thực hiện vai trò xã hội, những
chức năng, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, phát triển nghề nghiệp để họ
làm tròn trách nhiệm xã hội của mình, vì sự phát triển của xã hội và phát
triển bản thân.
Quản lý đội ngũ giáo viên là quản lý nhân lực của giáo dục, do đó
quản lý đội ngũ giáo viên bao hàm việc quản lý xây dựng và phát triển đội
ngũ giáo viên, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và quản lý việc thực hiện nhiệm
vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên trong nhà trường.
Quản lý giáo viên cần phải có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên, có kế hoạch cho giáo viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
đảm bảo theo chức danh chuẩn; theo dõi đôn đốc đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
Theo dõi đánh giá các kết quả học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thức
chuyên môn, sư phạm; theo dõi đánh giá kế hoạch đi nghiên cứu thực tế
của giáo viên. Đồng thời thấy được những ưu điểm, nhược điểm của đội
ngũ giáo viên trên các mặt: Trình độ, phương pháp giảng dạy, lập trường tư
tưởng, phẩm chất đạo đức, lương tâm và phẩm chất nghề nghiệp
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý giáo viên, cần có kế hoạch để giáo
viên đăng ký thi đua, giao nhiệm vụ giảng dạy ngay từ đầu năm học, đồng
10
thời thông qua các biện pháp hành chính, tổ chức để quản lý, theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện. Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm tổ chức sơ kết,
tổng kết bình chọn giáo viên giỏi, tiêu biểu để khen thưởng. Định kỳ và đột
xuất tổ chức dự giờ của giáo viên và thông qua ý kiến góp ý của học sinh
đối với giáo viên để tổ chức rút kinh nghiệm cho giảng dạy tốt hơn.
Từ những phân tích trên, tác giả luận văn quan niệm:
Quản lý đội ngũ giáo viên là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng
dẫn đối với những nhà giáo dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Những tác động chỉ huy, điều khiến và hướng dẫn đối với đôi ngũ giáo
viên được cụ thể hoá bởi công tác lập kế hoạch, tuyển mộ, sử dụng, đào tạo
bồi dưỡng và tạo điều kiện cho môi trường lao động cho đội ngũ giáo viên.
Như vậy quản lý đội ngũ giáo viên bao gồm các công việc sau : Quản lý
về hồ sơ; Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục học sinh
của giáo viên; Quản lý việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo
đức, tư tưởng, năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm của giáo
viên ; Quản lý về môi trường cho dạy – học và các hoạt động giáo dục.
1.1.3. Năng lực sư phạm
- Năng lực
Theo từ điển Tiếng Việt : Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo
cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất
lượng cao . [37]
Năng lực được nhiều ngành nghiên cứu nhưng chủ yếu là các nhà tâm lý
hoc, giáo dục học, họ đưa ra nhiều khái niệm về năng lực như : Năng lực là
khả năng làm tốt công việc, hoặc năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo
của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất
định nhằm đảm bảo cho việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt
động ấy (Tâm lý học đại cương – Hà Nội , 1975 ) [22 ] .
11
Năng lực là những đặc điểm tâm lý của nhân cách, là điều kiện chủ quan
để thực hiện có kết quả một dạng hoạt động nhất định . Năng lực có quan
hệ với kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo . Năng lực thể hiện ở tốc độ, chiều sâu,
tính bền vững và phạm vi ảnh hưởng của kết quả hoạt động, ở tính sáng
tạo, tính độc đáo của phương pháp hoạt động .
Theo các nhà tâm lý học và giáo dục học : năng lực có hai loại : năng
lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động và năng lực
chuyên biệt ( năng lực chuyên môn ) nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh
vực chuyên biệt với kết quả cao. Năng lực của mỗi người có năng lực
chung và năng lực riêng bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Năng lực của mỗi người
bao giờ cũng gắn liền với mỗi hoạt động của mỗi người và sản phẩm của
chính hoạt động đó. Vì vậy người giáo viên để có được năng lực sư phạm
phải thông qua hoạt động sư phạm của họ, đồng thời muốn năng cao năng
lực sư phạm phải tích cực rèn luyện thông qua các hoạt động sư phạm. Quá
trình rèn luyện đó chính là quá trình rèn luyện, nâng cao tay nghề, là một
yêu cầu quan trọng của nghề dạy học .
- Năng lực sƣ phạm
Trong nghiên cứu lý luận, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực sư
phạm. Có tác giả xác định cấu trúc năng lực sư phạm dựa vào chức năng
đặc trưng của người thày giáo là dạy học và giáo dục gồm nhóm năng lực
dạy học, nhóm năng lực giáo dục và nhóm năng lực tổ chức các hoạt động
sư phạm [31]. Ngoài ra còn có quan điểm xem xét cấu trúc năng lực sư
phạm dựa vào các yếu tố mang tính chủ đạo, hỗ trợ, điểm tựa của các hoạt
động sư phạm như nhóm các năng lực giữ vai trò chủ đạo, nhóm năng lực
giữ vai trò hỗ trợ và nhóm các năng lực giữ vai trò điểm tựa.
Tác giả luận văn sử dụng định nghĩa khái niệm năng lực sư phạm dưới
đây trong nghiên cứu đề tài luận văn:
12
Năng lực sư phạm là tổ hợp những thuộc tính mang tính phức tạp cao
của người giáo viên đáp ứng các yêu cầu của hoạt động đào tạo và gíup
cho họ khả năng thực hiện có kết quả những hoạt động đào tạo học sinh
[10].
1.2. Sự hình thành và phát triển năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên
THPT
1.2.1. Lao động sư phạm và cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo
viên THPT
1.2.1.1. Lao động sư phạm của người giáo viên THTP
Lao động của người giáo viên là một dạng lao động nghề nghiệp. Như
bất kỳ một dạng lao động nào khác, lao động của người giáo viên – còn gọi
là lao động sư phạm đều được quy định từ mục đích, đối tượng, công cụ tới
sản phẩm của lao động đó. Tuy nhiên lao động sư phạm là dạng lao động
đặc biệt vì mục đích của nó là giáo dục thế hệ trẻ những giá trị văn hoá của
nhân loại, từ đó phát huy và bảo tồn giá trị văn hoá của dân tộc và loài
người, phát triển chúng trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng .
Mục đích của lao động sƣ phạm
Cũng như các dạng lao động khác, lao động sư phạm có mục đích nhất
định . Mục đích này là góp phần “ sáng tạo ra con người”, góp phần tái tạo
sản xuất sức lao động cho xã hội, góp phần đào tạo và bồi dưỡng liên tục
thế hệ trẻ, chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ vững bước đi vào cuộc sống .
Đặc điểm của lao động sư phạm cần được đội ngũ giáo viên, những người
đóng vai trò chủ đạo, lực lượng nòng cốt biến mục tiêu thành hiện thực – ý
thức đầy đủ, sâu sắc. Có như vậy hoạt động cụ thể của họ trong quá trình
dạy học và giáo dục mới được định hướng rõ ràng, chính xác và được tiến
hành một cách sáng tạo .
Đối tƣợng của lao động sƣ phạm
13
Con người với tư cách là đối tượng của giáo viên- học sinh- đối tượng
của lao động sư phạm không phát triển tỷ lệ thuận với sự tác động sư phạm
mà theo những quy luật của sự hình thành con người, của tâm lý, của nhận
thức . Kết quả của lao động sư phạm chẳng những phụ thuộc vào năng lực,
tài năng sư phạm của người giáo viên , thái độ của giáo viên đối với học
sinh, mà còn phụ thuộc thái độ của học sinh đối với giáo viên, vào đặc
điểm nhận thức của học sinh, vào quan hệ qua lại giữa giáo viên và học
sinh. Trong quá trình giáo dục – quá trình thể hiện lao động sư phạm của
người giáo viên, người giáo viên là chủ thể, người học sinh là đối tượng (
khách thể) của lao động sư phạm. Tuy nhiên, học sinh tồn tại và phát triển
như một thực thể xã hội có ý thức và không thụ động. Học sinh không chỉ
là khách thể mà còn là chủ thể của quá trình học tập, một bộ phận hữu cơ
không thể tách dời, không thể thiếu được của quá trình giáo dục .
Công cụ của lao động sƣ phạm
Để tác động đến đối tượng lao động đặc biệt – những con người học
sinh, giáo viên cần có công cụ đặc biệt với những đặc điểm riêng . Đó là hệ
thống tri thức, kỹ năng, kỹ sảo cần thiết để thực hiện chức năng giáo dục
học sinh bao gồm tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, về kỹ thuật và cách
thức hoạt động . Những tri thức gồm nhiều dạng khác nhau . Đó là những
sự kiện thông thường và các sự kiện khoa học, các khái niệm cơ bản và các
phạm trù khoa học, các quy luật, các định luật…những tri thức về cách
thức hoạt động, phương pháp nhận thức, những tri thức về đánh giá, về
chuẩn mực về thái độ đối với các sự kiện , hiện tượng trong tự nhiên và
trong đời sống xã hội .
Hệ thống kỹ năng, kỹ sảo có liên quan tới hoạt động trí óc, lao động
chân tay nói chung và những kỹ năng về từng lĩnh vực nghề nghiệp khác
nhau nói riêng .
14
Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo : Quá trình dạy học
cần tích cực hoá hoạt động của người học, gắn liền hoạt động học tập,
nghiên cứu với thực tiễn, cần tối ưu hoá hoạt động dạy học trên cơ sở phát
huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học .
Những chuẩn mực về thái độ đối với tự nhiên, xã hội , đối với con người
và cộng đồng .
Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống tri thức và những hoạt động nêu trên
chưa đủ để đảm bảo hiệu quả của lao động sư phạm . Quá trình giáo dục là
rèn luyện con người , vì vậy người giáo viên phải dạy học và giáo dục bằng
chính nhân cách của mình, tác động tích cực tới sự hình thành nhân cách
học sinh. Nhân cách của người giáo viên, với tất cả vẻ đẹp về tâm hồn,
phong phú về trí tuệ, trong sáng về đạo đức có ý nghĩa giáo dục to lớn và
mang tính quyết định trong công tác giáo dục . Như vậy người giáo viên tác
động đến học sinh bằng toàn bộ nhân cách của mình. Do đó công cụ chủ
yếu của lao động sư phạm là toàn bộ nhân cách của người giáo viên. Vì
vậy người giáo viên phải là người công dân gương mẫu, tích cực học tập
rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức
nghề nghiệp , có lòng yêu trẻ và hợp tác với trẻ.
Bên cạnh những công cụ lao động sư phạm như đã kể trên cần có những
phương tiện tác động khác như đồ dùng dạy học, thiết bị kỹ thuật … Tuy
nhiên, các phương tiện kỹ thuật, đồ dùng dạy học dù có hiện đại đến đâu
cũng chỉ có tác động quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục chứ
hoàn toàn không thể thay thế được người giáo viên .
Sản phẩm của lao động sƣ phạm
Sản phẩm của lao động sư phạm là con người ( sáng tạo ra những con
người sáng tạo ) một lực lượng sản xuất chủ yếu cho xã hội . Kết quả của
lao động sư phạm không thể bằng những sản phẩm vật chất mà được tích tụ
lại trong nhân cách của học sinh, được thể hiện ở sự trưởng thành về tâm
15
hồn, trí tuệ và đạo đức của người học sinh . Sản phẩm đó không thấy ngay,
nhưng lại kéo dài với thời gian . Kết quả lao động của người giáo viên có
tác động lâu dài, có thể ảnh hưởng và để lại dấu ấn khó phai ở người học
sinh .
Thời gian và không gian của lao động sƣ phạm
Lao động sư phạm chia thành hai bộ phận: bộ phận làm việc theo quy
chế và bộ phận làm việc ngoài quy chế .
Bộ phận làm việc trong quy chế gắn liền với thời gian dạy trên lớp và
tổ chức các hoạt động dạy học, ngoài lớp học, căn cứ chương trình giảng
dạy với thời gian tham dự các hoạt động chuyên môn, thực hiện các hoạt
động của nhà trường .
Bộ phận thời gian ngoài quy chế gắn liền với thời gian để soạn bài và
chấm bài, thời gian người giáo viên làm việc cá nhân và độc lập . Hai bộ
phận thời gian này đều quan trọng liên quan mật thiết và thống nhất với
nhau nhằm thực hiện mục đích của hoạt động sư phạm .
Lao động sư phạm được tiến hành trong và ngoài trường.
Như vậy lao động sư phạm là một dạng lao động sản xuất đặc thù trong
đó đối tượng lao đông, công cụ lao động, sản phẩm của lao động đều là con
người, lao động sư phạm thuộc dạng lao động có mối quan hệ người –
người . Mặt khác lao động sư phạm là lao động sản xuất phi vật chất . Sản
phẩm của lao động sư phạm không được phép thứ phẩm chứ nói gì đến phế
phẩm như một số nghề khác . Điều này làm cho lao động sư phạm mang
tính sáng tạo và nghệ thuật cao. Đó là vì trong hoạt động dạy học và giáo
dục nhằm thực hiện mục đích của giáo dục, người giáo viên luôn luôn phải
ứng phó các với tình huống sư phạm vốn rất đa dạng, phong phú và sinh
động, những tình huống này lại không bao giờ lặp lại nguyên vẹn . Yêu cầu
sáng tạo này loại trừ việc lặp lại một cách đơn giản việc đã làm, việc sao
chép đơn thuần kinh nghiệm của người khác . Cần thấy rõ đặc điểm của
16
lao động sư phạm để người giáo viên có thể tổ chức, điều khiển quá trình
lao động sư phạm một cách khoa học nhằm đạt kết quả tối ưu, người quản
lý trên cơ sở đặc điểm của lao động sư phạm có chính sách đãi ngộ, sử
dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách hợp lý , tạo điều kiện thuận
lợi cho họ hoàn thành tốt sự nghiệp “trồng người”.
1.2.1.2. Cấu trúc năng lực sư phạm
Năng lực sư phạm của giáo viên được xác định theo hai nhóm [10]:
Nhóm 1: Các tri thức và kỹ năng liên quan đến việc dạy học, cụ thể là
các tri thức về khoa học cơ bản, về phương pháp dạy học, kỹ năng áp dụng
và đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đối với môn mình phụ trách
giảng dạy nói riêng kể cả phương pháp dạy học cổ điển và hiện đại .
Nhóm 2: Các tri thức và kỹ năng liên quan đến việc giáo dục học sinh,
cụ thể là các tri thức về triết học, đạo đức học, phương pháp giáo dục, đặc
biệt là kỹ năng công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp .
Vậy để có năng lực sư phạm , nhất thiết người giáo viên phải nắm vững
những tri thức cơ bản về chuyên môn của mình, có những kỹ năng sư phạm
cần thiết, có thái độ tích cực đối với công việc, có ý chí và các phẩm chất
khác của nhân cách. Tất cả các vấn đề trên đều được thể hiện và đánh giá
khả năng, năng lực của cá nhân trong hoạt động dạy học và giáo dục .
1.2.2. Con đường hình thành, phát triển và vai trò của quản lý đối với
năng lực sư phạm của người giáo viên THPT
1.2.2.1. Con đường hình thành, phát triển năng lực sư phạm của người
giáo viên THPT
Đối với mỗi con người năng lực nói chung được hình thành và phát
triển nâng cao trong hoạt động giao tiếp, hoạt động lao động sản xuất, hoạt
động tập thể . Đối với người giáo viên, năng lực sư phạm nói chung và kỹ
năng sư phạm nói riêng được hình thành và phát triển nâng cao thông qua
các hoạt động sư phạm trong nhà trường . Vì vậy người quản lý cần tạo
17
điều kiện thuận lợi để giáo viên nâng cao năng lực sư phạm nói chung và
kỹ năng sư phạm nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông . Mọi quá trình rèn luyện trong nhà trường phổ thông đều góp phần
nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng sư phạm cho người giáo viên . Có
thể cụ thể hoá việc nâng cao kỹ năng sư phạm thông qua hai con đường :
Năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên đƣợc nâng cao qua việc tự
học nhằm bổ sung, bồi dƣỡng nâng cao tri thức khoa học chuyên
ngành
Mỗi chuyên ngành có một lượng tri thức nhất định đòi hỏi người giáo
viên phải nắm vững để giảng dạy và giáo dục, đồng thời phải thường xuyên
bổ sung, cập nhật kiến thức mới, thành tựu mới của khoa học cũng như
những tư liệu của địa phương để bổ sung vào nội dung dạy học và giáo dục
. Trong giai đoạn hiện nay, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển của khoa
học và công nghệ như vũ bão dẫn tới tri thức mỗi ngày một tăng lên nhanh
chóng, hơn nữa sự phát triển của công nghệ thông tin giúp cho việc khai
thác và nắm bắt thông tin thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng . Đó
là thuận lợi nhưng cũng là thách thức, đòi hỏi người giáo viên phải ý thức
được và thường xuyên cập nhật và mở rộng tri thức chuyên ngành và các tri
thức khác (tầm hiểu biết) phục vụ cho việc dạy học và giáo dục . Không
làm tốt điều này, người giáo viên dễ bị lạc hậu, ngay cả với học sinh . Vì
vậy tự học, tự bồi dưỡng giúp người giáo viên bổ sung, hoàn thiện, mở
rộng, cập nhật, gia tăng lượng tri thức cho bản thân, “tự nâng mình” lên là
con đường quan trọng để người giáo viên nâng cao năng lực sư phạm nói
chung và kỹ năng sư phạm nói riêng .
Năng lực sƣ phạm đƣợc nâng cao thông qua quá trình rèn luyện
nghiệp vụ sƣ phạm
Cùng với việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm tích luỹ kiến thức cho bản
thân, “tự thấm hút” vào mình những tinh hoa văn hoá của nhân loại thực
18
hiện phương châm “Biết mười, dạy một”, việc rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm rất quan trọng đối với người giáo viên trong việc nâng cao năng lực
sư phạm nói chung và kỹ năng sư phạm nói riêng, đòi hỏi người giáo viên
phải tiến hành thường xuyên, liên tục . Thông qua quá trình rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm, người giáo viên vận dụng những tri thức học được ở
nhà trường Sư phạm thể nghiệm vào thực tế giảng dạy với đối tượng là học
sinh phổ thông. Mọi tình huống xảy ra trong giờ dạy trên lớp học đòi hỏi
người giáo viên phải biết cách xử lý nhanh nhạy, kịp thời và có hiệu quả,
qua đó kỹ năng sư phạm của người giáo viên được phát triển . Bằng việc
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm , một số kỹ năng quan trọng nhất của người
giáo viên như : kỹ năng thiết kế bài dạy, kỹ năng tổ chức lớp học, kỹ năng
phản hồi, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giảng dạy
và giáo dục, kỹ năng viết và trình bày bảng…được nâng lên . Người giáo
viên nắm chắc nội dung và yêu cầu cũng như nguyên tắc của các công
đoạn, các công việc và các thao tác của mình . Thông qua rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm, người giáo viên có hứng thú nghề nghiệp, lòng yêu ngành, yêu
nghề, sự say mê, sáng tạo, tình cảm yêu thương, gắn bó với học sinh . Đặc
biệt thông qua công tác chủ nhiệm lớp, giúp người giáo viên nâng cao kỹ
năng tổ chức lớp và tổ chức các hoạt động tập thể. Con đường phát triển kỹ
năng sư phạm của người giáo viên thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
tạo ra và phát triển kỹ năng giảng dạy, kỹ năng giáo dục có đầy đủ những
đặc điểm của một quy trình công nghệ. Thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm và bằng việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là con đường quan trọng
nhất giúp người giáo viên nâng cao năng lực sư phạm nói chung và kỹ năng
sư phạm nói riêng .
Trong thời đại ngày nay, khi thông tin bùng nổ, TV, Internet phát triển,
len lỏi tới các ngõ ngách, thôn xóm , vào từng gia đình, nó có tác động tích
cực đối với xã hội nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng . Nhưng đó cũng
19
là thách thức lớn đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tự học, tự bồi
dưỡng không ngừng nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin để bổ sung vào
nội dung dạy học và giáo dục, tránh “ lạc hậu” về thông tin ( đối với cả học
sinh ). Đồng thời thường xuyên rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ sư phạm .
Cả hai đều phải được tiến hành đồng thời và được coi trọng như nhau .
Nếu chỉ coi trọng việc tự học, tự bồi dưỡng mà không chú trọng việc rèn
luyện nâng cao nghiệp vụ sư phạm thì việc truyền thụ kiến thức, tổ chức
lĩnh hội kiến thức cho học sinh kém hiệu quả, chất lượng giờ dạy thấp .
Người giáo viên khi đó đóng vai trò giống như một cái máy cung cấp thông
tin . Ngược lại, coi trọng việc rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ sư phạm mà
không coi trọng việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức thì
nội dung kiến thức đơn điệu, bài giảng tẻ nhạt, làm cho người giáo viên dễ
bị lúng túng, bị động trong việc xử lý các tình huống sư phạm . Học sinh
THPT hiện nay có sự thay đổi rất nhiều so với cùng lứa tuổi ở giai đoạn
trước đây . Học sinh hiện nay năng động hơn, tính linh hoạt trong tư duy
cao hơn và vốn kiến thức tích luỹ cao hơn so với thế hệ trước khi cùng một
độ tuổi . Ngày nay, học sinh sớm tiếp cận với các phương tiện thông tin
hiện đại (TV, điện thoại di động, Internet ), có thể thu nhận các kiến thức
cần thiết trong kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại, có thể mở rộng
các mối quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau trong phạm vi rất rộng .
Khác với trước đây, nguồn kiến thức mà học sinh hiện nay tích luỹ được
không chỉ chủ yếu từ nhà trường mà còn qua các kênh thông tin khác, do
đó họ không chỉ thụ động tiếp nhận thông tin từ phía giáo viên mà còn
năng động tìm kiếm thông tin ở những nguồn thông tin họ có thể khai thác
được. Học sinh hiện nay có xu hướng vượt ra khỏi khuôn khổ tri thức học
đường . Vì vậy, việc nâng cao năng lực sư phạm nói chung và kỹ năng sư
phạm nói riêng là việc làm rất cần thiết đối với người giáo viên và phải
được tiến hành thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
20
phổ thông. Đồng thời đòi hỏi các nhà quản lý có các biện pháp quản lý tích
cực thúc đẩy giáo viên tích cực, tự giác trong việc nâng cao năng lực sư
phạm nói chung và kỹ năng sư phạm nói riêng, đáp ứng yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .
1.2.2.2. Vai trò của quản lý đối với sự hình thành và phát triển năng lực
của giáo viên THPT
Đặc điểm lớn của thời đại ngày nay là sự thay đổi ( thay đổi về kinh tế,
thay đổi về chính trị – xã hội , thay đổi về văn hoá …). Những thay đổi này
đã tác dộng tích cực đến giáo dục : cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có
nhiều tiến bộ, toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Quan hệ thày – trò
trong nhà trường có những biến đổi quan trong : Thày là người hướng dẫn,
tổ chức ( chứ không chỉ là người truyền thụ, cung cấp thông tin), học sinh
khám phá, chiếm lĩnh có sáng tạo ( không chỉ tiếp thu, lĩnh hội thụ động ) .
Đội ngũ giáo viên phần đông có lòng yêu nghề, tha thiết với sự nghiệp giáo
dục, có ưu thế là được đào tạo chính quy, cơ bản và luôn có ý thức bồi
dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Đó là những tiền đề và điều
kiện thuận lợi cho việc nâng cao kỹ năng sư phạm đối với người giáo
viên. Tuy nhiên, việc nâng cao kỹ năng sư phạm của người giáo viên chưa
hẳn là mạnh mẽ, toàn diện, thường xuyên, liên tục, là như nhau, ở mọi lúc,
mọi nơi mà còn có sự thăng trầm . Không phải cứ có đầy đủ các điều kiện
thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, học sinh, mục tiêu, nội
dung chương trình là tất cả giáo viên đều tích cực, tự giác, chủ động,
thường xuyên, liên tục rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao kỹ
năng sư phạm cho bản thân. Một trong những vấn đề quan trọng là người
quản lý trường THPT phải có các tác động quản lý tích cực, đề ra được các
biện pháp sát thực, hiệu quả thúc đẩy người giáo viên tự giác, chủ động,
sáng tạo trong việc tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm, nâng cao năng lực sư phạm nói chung và kỹ năng sư phạm nói