Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC








NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA




BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGÔ THÌ NHẬM THÀNH PHỐ HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Võ Kỳ Anh











Hà nội 2010
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2
5. Giả thuyết khoa học
3
6. Phạm vi đề tài nghiên cứu
3
7. Phương pháp nghiên cứu
3
8. Cấu trúc luận văn

4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
10
1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường phổ thông
18
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
trung học phổ thông
25
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG NGÔ THÌ NHẬM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
35
2.1 Một số đặc điểm về trường trung học phổ thông Ngô Thì
Nhậm, Thành phố Hà nội
35

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Đảng ủy, Phòng Đào tạo sau
đại học - Đại học Giáo dục Hà nội đã cho phép, tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi vô cùng biết ơn PGS. TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh đã tận tình dìu dắt,
trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cùng toàn thể các Thầy,
Cô,cán bộ nhân viên Trường THPT Ngô Thì Nhậm- Thanh Trì- Hà Nội- nơi
tôi đã và đang công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban phụ huynh học sinh và các em học sinh
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ tôi về tinh thần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn









CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BGH Ban giám hiệu
CBĐ Cán bộ Đoàn
GV Giáo viên
GVBM Giáo viên bộ môn

GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HSSV Học sinh sinh viên
PHHS Phụ huynh học sinh
QLGD Quản lý giáo dục
THCS Trung học sơ sở
THPT Trung học phổ thông
XHCN Xã hội chủ nghĩa











MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2
5. Giả thuyết khoa học
3
6. Phạm vi đề tài nghiên cứu
3
7. Phương pháp nghiên cứu
3
8. Cấu trúc luận văn
4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
10
1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường phổ thông
18
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
trung học phổ thông
25
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG NGÔ THÌ NHẬM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
35
2.1 Một số đặc điểm về trường trung học phổ thông Ngô Thì
Nhậm, Thành phố Hà nội
35
2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Thanh trì
35
2.1.2 Phát triển giáo dục huyện Thanh trì
35
2.1.3 Đặc điểm trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm
37
2.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp tại trường THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội
38
2.2.1 Khái quát về tiến hành khảo sát
38
2.2.2 Kết quả khảo sát
39
2.2.2.1 Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp với sự phát triển nhân cách học sinh
39
2.2.2.2 Thực trạng về hiểu biết các hình thức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông
41
2.2.2.3 Thực trạng về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp đã được thực hiện ở trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm
43
2.2.2.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố tới hiệu quả
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh trung học phổ thông
48

2.2.2.5 Thực trạng kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp ở trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm trong thời gian qua
51
2.2.2.6 Thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh về
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
52
2.2.2.7 Đánh giá thực trạng việc quản lý các yếu tố trong hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông
Ngô Thì Nhậm
55
2.3 Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường trung học phổ thông
Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội
60
2.3.1 Đánh giá thực trạng
60
2.3.2 Nguyên nhân của thực trạng
61
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG NGÔ THÌ NHẬM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

62
3.1 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp
62
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục trung
học phổ thông
63
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
63

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
64
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý học sinh trung học phổ thông
64
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng
64
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
65
3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp tại trường THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội
65
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên, học sinh
và phụ huynh về vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
65
3.2.2 Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch đoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp của tiểu ban và của giáo viên chủ nhiệm
68
3.2.3 Quản lý giáo viên, tiểu ban, cán bộ Đoàn thực hiện
kế hoạch chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
70
3.2.4 Quản lý nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp
72
3.2.5 Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện chương
trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
74
3.2.6 Quản lý việc phối hợp của các lực lượng tham gia vào
chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
75

3.2.7 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả chương
trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
76
3.3 Khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp
78
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm
78
3.3.2 Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm
78
3.3.3 Nội dung khảo nghiệm
79
3.3.4 Kết quả khảo nghiệm
80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC













DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả xếp loại về hạnh kiểm và học lực của toàn trường năm học
2009-2010
Bảng 2.2 Thực trạng hiểu biết về các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn và
giáo viên bộ môn
Bảng 2.3 Thực trạng hiểu biết về các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp của các em học sinh
Bảng 2.4 Số lượng, tỷ lệ học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp
Bảng 2.5 Tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với học sinh
Bảng 2.6 Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia vào các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.7 Kết quả đánh giá hiệu quả từng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp đối với học sinh
Bảng 2.8 Ý kiến của học sinh về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến
hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.9 Ý kiến của cán bộ giáo viên về mức độ ảnh hưởng của một số yếu
tố đến hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.10: Mức độ quản lý của BGH tới việc xây dựng kế hoạch hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.11: Mức độ quản lý của BGH tới việc quản lý CSVC, kinh phí, điều
kiện phục vụ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.12: Mức độ quản lý của BGH với việc phối hợp các lực lượng tham
gia tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.13: Mức độ quản lý của BGH với việc kiểm tra đánh giá kết quả các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp
Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp
Bảng 3.3 Tổng hợp, liên quan mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc phát
triển nhân cách học sinh
Biểu đồ 2.2 Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học
sinh và các Thầy Cô giáo ở trường THPT Ngô Thì Nhậm
Biểu đồ 2.3 Ý kiến của phụ huynh học sinh về tác dụng của các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp lên giáo dục toàn diện học sinh
Biểu đồ 2.4 Lý do phụ huynh học sinh cho con em mình tham gia các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Biểu đồ 2.5 Ý kiến của phụ huynh về ảnh hưởng của các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp lên quá trình học tập và rèn luyện của học sinh









1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2005, điều 2 đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát
triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” [1, tr.2]. Để làm được điều đó, trong chương trình đào tạo
ở các cấp học, ngành học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ngoài các
môn học cung cấp kiến thức về tất cả các lĩnh vực còn có các hoạt động bổ trợ,
trong đó phải kể đến hoạt động GDNGLL.
Hoạt động GDNGLL là sự nối tiếp hoạt động văn hoá bằng các hình
thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố, khắc sâu kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh
thần tự chủ, phát triển tính đoàn kết của học sinh. Đồng thời phát triển các
năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện , năng lực thích ứng, năng lực
giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị- xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng
lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Hoạt động GDNGLL phù hợp với lứa
tuổi học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng, phù hợp với yêu cầu của
các em như: vui chơi, giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Ngoài ra
qua hoạt động GDNGLL cũng góp phần giáo dục truyền thống uống nước
nhớ nguồn cho học sinh.
Hoạt động GDNGLL đã được tổ chức triển khai thực hiện ở các trường
THPT và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên cũng còn nhiều trường
vẫn chưa quan tâm chỉ đạo hoạt động này nên nội dung hoạt động nghèo nàn,
thiếu kế hoạch và biện pháp quản lý hiệu quả, chưa chú trọng đầu tư đúng
mức, tổ chức các hoạt động bị động, máy móc, mang tính hình thức đã dẫn
đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của năm học còn hạn chế.

2
Trường THPT Ngô Thì Nhậm Thành phố Hà Nội đã và đang phát triển
về chất lượng giáo dục, bởi nhà trường đã mạnh dạn đổi mới phương thức
quản lý, bước đầu áp dụng thành công hoạt động GDNGLL cho học sinh toàn

trường. Tuy nhiên đứng trước thách thức phát triển của xã hội, trường cần
phải làm cho GDNGLL hiệu quả hơn nữa nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Xuất phát từ lý do khách quan và chủ quan như đã trình bày ở trên, tôi
chọn đề tài: " Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trƣờng THPT Ngô Thì Nhậm- Thành phố Hà Nội ” làm đề tài cho luận văn
cao học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để áp
dụng vào thực tiễn.
- Đề ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Ngô Thì Nhậm- Thành phố Hà
nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THPT
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động GDNGLL của trường
THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội năm học 2009- 2010.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục của trường THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội.
- Đánh giá tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp đã thực hiện.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý HĐGDNGLL tại

3
trường THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp quản lý HĐGDNGLL tại
trường THPT Ngô Thì Nhậm, Thành phố Hà nội.
4.3. Ngƣời đƣợc nghiên cứu:

- Các thành viên Ban giám hiệu trường THPT Ngô Thì Nhậm.
- Đội ngũ giáo viên, cán bộ Đoàn trường.
- 240 học sinh của trường THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội
trong đó có : 80 học sinh lớp 12, 80 học sinh lớp 11 và 80 học sinh lớp 10.
- 80 cha mẹ học sinh.
5. Giả thuyết khoa học
Người thực hiện đề tài xuất phát từ tình hình thực tiễn và lý luận, đề xuất
một số biện pháp trong công tác quản lý HĐGDNGLL tại trường THPT Ngô
Thì Nhậm, thành phố Hà Nội, nếu được áp dụng sẽ góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.
6. Phạm vi đề tài
Nghiên cứu thực trạng quản lý HĐNGLL của trường năm học 2009- 2010
và đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGLL trong những năm tiếp theo.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phân tích các tài liệu, văn bản để tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ và
vấn đề lý luận liên quan đến HĐGDNGLL và quản lý HĐGDNGLL, đặc
điểm tâm lý, phương pháp giáo dục học sinh THPT.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
Các phương pháp được sử dụng:
- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh khi tổ chức hoặc tham gia
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

4
- Phương pháp điều tra: Sử dụng các phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng
quản lý HĐGDNGLL của trường THPT Ngô Thì Nhậm, đánh giá tính cần
thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra.
- Phương pháp tọa đàm: Trao đổi với học sinh, giáo viên, phụ huynh học
sinh, đánh giá nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh.
- Phương pháp tổng kết các hoạt động, kinh nghiệm sau khi thực hiện

quản lý HĐGDNGLL.
7.3. Nhóm các phƣơng pháp xử lý số liệu:
Sử dụng thuật toán thống kê để xử lý số liệu đã thu thập được, phân tích,
so sánh, tổng hợp và rút ra những nhận xét.
8. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc chính luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp ở trƣờng trung học phổ thông.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
tại trƣờng trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
tại trƣờng trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội.










5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Từ thời trung cổ Khổng tử (551-479 trước công nguyên) đã quan tâm đến
việc phát huy tính tích cực của học sinh và quan tâm đến giáo dục toàn diện
cho học sinh, đặc biệt là hình thành nhân cách của học sinh. Cách dạy của ông

là nêu vấn đề và giúp học sinh tự giải quyết vấn đề của mình. Ông đã nói với
học trò của mình: “Vạch cho một khía cạnh mà môn đệ không tìm ra ba khía
cạnh khác thì không dạy thêm nữa”[6, tr.7-8].
Vào thế kỷ thứ 19, C. Mác và F. Anghen đã xác định mục tiêu của nền
giáo dục XHCN là tạo ra con người phát triển toàn diện. Trong giáo dục tránh
giáo dục một chiều, chỉ có kiến thức khoa học mà quên mất giáo dục về đạo
đức, về hành vi, về xử lý các mối quan hệ giữa con người với người, con
người với thiên nhiên. Để đáp ứng được nhiệm vụ ngày càng phát triển của xã
hội, cần giáo dục các em học sinh trở thành con người toàn diện [6, tr.8].
Vào thế kỷ 20, Liên xô đang trên con đường xây dựng XHCN, việc giáo
dục con người phát triển toàn diện được Đảng cộng sản Liên xô và Nhà nước
quan tâm. I.X. Marienco đã trình bày sự thống nhất của công tác giáo dục
trong và ngoài giờ học, và đã nhấn mạnh vai trò của HĐGDNGLL trong việc
phát triển toàn diện học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong
nhà trường phổ thông. Ông cũng đã nhấn mạnh vai trò của Hiệu trưởng nhà
trường trong việc phát động các phong trào hoạt động ngoại khóa, lựa chọn
nội dung sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý để tăng nhận
thức của học sinh. Vai trò của các thầy cô giáo, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm
trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho học sinh. Bênh cạnh đó, tổ
chức Đoàn trong nhà trường được đánh giá là tổ chức sáng tạo, tiên phong.
Hội cha mẹ học sinh là người ủng hộ các hoạt động ngoài giờ của con em

6
mình. Để giúp cho HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao cần phải có sự đồng thuận
của tất các các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường [9, tr. 5], [22,
tr.4].
Đến thế kỷ 21, các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định lại mặt tích
cực của HĐGDNGLL trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển cả
IQ và EQ cho học sinh, sinh viên. Năm 1987, A. Chickering và cộng sự đã
trình bày 7 nguyên tắc vàng để đạt hiệu quả trong học tập tại trường phổ

thông trong đó ông nhấn mạnh vai trò của các hoạt động ngoài giờ học. Ông
cho rằng các hoạt động ngoài giờ tại trường cũng như tại cộng đồng dân cư
đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh bậc
THPT. Và đặc biệt nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
các em [21, tr.3-5].
C. Bowell (1991), đã trình bày rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phương
pháp học tích cực. Trong bài: “Tạo hứng thú trong lớp học” ông đã nêu những
nguyên tắc hoạt động cơ bản của giáo viên, cách tổ chức giảng bài của giáo
viên, hoạt động của học sinh cũng như các hoạt động GDNGLL bổ trợ để tạo
một tiết học có chất lượng. Giáo viên hoạt động như một người hướng dẫn,
nêu vấn đề, hướng học sinh giải quyết những vấn đề cơ bản không lệch hướng.
Các hoạt động trong nghỉ giữa tiết, cũng như hoạt động ngoại khóa cần thiết
và cụ thể, có sự khác biệt cho từng môn học để tạo tiết học có chất lượng cao
[19, tr.2].
Năm 2002 tác giả W. Braga (Boston, Mỹ) đã nêu vai trò của việc sử dụng
Internet như một HĐGDNGLL để bổ sung kiến thức đa dạng và phong phú
mà hình thức này đem lại. Song ông cũng nhấn mạnh vai trò của các nhà quản
lý chương trình trong việc đem lại lợi ích sử dụng thông tin cho học sinh,
ngăn cản các thông tin xấu mà hình thức hoạt động này đem lại [20, tr.2-9].
Năm 2006 E. Graaff đã trình bày các phương pháp học tích cực. Trong
nghiên cứu của mình ông nhấn mạnh lợi ích của phương pháp học tích cực,

7
các yếu tố tạo nên cách học tích cực, và đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
HĐGDNGLL trong việc làm mới cách suy nghĩ của học sinh để tự thực hiện
giờ học mà mình là chủ thể, thầy cô giáo chỉ là những người hướng dẫn, kết
luận vấn đề [24, tr.12].
P. Neto (2008) đã đưa ra luận điểm khoa học nhấn mạnh vai trò của nhà
trường, xã hội trong việc phát huy hiệu quả các hoạt động học tập ngoại khóa
cho học sinh bậc THPT. Để hoạt động ngoại khóa có chất lượng góp phần

nâng cao chất lượng học tập của học sinh, các hoạt động này phải đa dạng về
hình thức, phong phú về nội dung, các nội dung cần theo một chủ đề cụ thể,
có như thế học sinh mới hoạt động hiệu quả các giờ học ngoại khóa [27, tr.6].
Năm 2010 EP. Hobin đã trình bày sự kết hợp giữa giáo dục thể chất và
giáo dục kiến thức cho học sinh bậc THPT. Tác giả đã nhấn mạnh sự phù hợp
các hình thức sinh hoạt, nội dung sinh hoạt theo lứa tuổi, tâm sinh lý để nâng
cao chất lượng quản lý HĐGDNGLL của cán bộ, thầy cô và nâng cao hiệu
quả học tập của học sinh [25, tr.43-45].
Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định vai trò của
HĐGDNGLL trong nhà trường phổ thông nói chung và THPT nói riêng,
nhằm nâng cao chất lượng học tập để đạt mục tiêu đào tạo học sinh có nhân
cách tốt, phát triển toàn diện.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Vấn đề đào tạo toàn diện cho lớp học sinh đã được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm và đưa vào mục tiêu đào tạo cho từng cấp học, bậc học. Vào
những năm đầu cách mạng, Hồ Chủ Tịch đã giao nhiệm vụ cho các Thầy Cô
cần đào tạo cho các em học sinh vừa hồng vừa chuyên. Bác đã phát biểu
trong hội nghị giáo dục toàn quốc năm 1960: “Nhiệm vụ của ngành giáo dục
vô cùng nặng nề. Giáo dục cần đưa mục tiêu đào tạo con người mới XHCN
đáp ứng được việc bảo vệ và xây dựng đất nước” [9, tr.7-8]. Bác cũng đã
nhấn mạnh rằng cần phát huy tinh thần tự học của học sinh, sử dụng nhiều

8
hình thức dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo của toàn ngành giáo dục.
Từ khi đất nước thống nhất, giáo dục phổ thông đã coi HĐGDNGLL là một
loại hình giáo dục không thể thiếu trong mục tiêu phát triển nhân cách và giáo
dục toàn diện học sinh THPT.
Nhận thức rõ vai trò của HĐGDNGLL trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo của các trường THPT, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
quản lý và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của HĐGDNGLL. Trong

luận văn cao học của Bùi Đức Thảo (2007): “Biện pháp tổ chức phối hợp giữa
nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh Trung học phổ thông huyện Mỹ Đức, Hà Tây hiện nay” đã nêu tầm quan
trọng của các hoạt động GDNGLL ảnh hưởng đến hình thành nhân cách, định
hướng suy nghĩ và hành động cho đối tượng học sinh THPT. Tuy tác giả
không tập trung vào các biện pháp quản lý HĐGDNGLL, nhưng đã khẳng
định vai trò của các hoạt động ngoại khóa, trong mối liên quan giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh THPT
[16, tr. 58-64].
Khuất Cao Bắc (2008) đã khẳng định HĐGDNGLL ở các trường THPT
huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây bao gồm nhiều hình thức hoạt động khác nhau.
Tùy vào điều kiện khu vực, tùy vào nhận thức của từng khối chúng ta tổ chức
các HĐGDNGLL cho phù hợp và điều cốt yếu phải đạt hiệu quả cao, góp
phần nâng cao nhận thức xã hội cho học sinh, rèn luyện thể chất, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo chính khóa của trường THPT. Tác giả cũng nhấn
mạnh vai trò quản lý của Hiệu trưởng, Ban giám hiệu của các trường THPT,
sự sáng tạo, nhiệt tình của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, sự năng động của
các cán bộ lớp và sự nhiệt tình của các em học sinh [7, tr.82-84].
Tác giả Đào Xuân Thái (2008) đã nghiên cứu: “Biện pháp quản lý tăng
cường hoạt động tự học của học sinh THPT tại thành phố Nam Định”. Để có
được thành tích thường xuyên dẫn đầu trong các kỳ thi học sinh giỏi, cũng

9
như tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ đại học khá cao, các HĐGDNGLL của các
trường THPT trong thành phố luôn phát huy tính hiệu quả. Bên cạnh các hoạt
động giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, việc quản lý tự học tại nhà cần
được theo dõi và quản lý như một hoạt động GDNGLL nằm trong chương
trình thường xuyên của các trường THPT tại thành phố Nam Định. Tác giả đã
nhấn mạnh: Các em học sinh sử dụng việc tự học tại nhà chủ yếu là để ôn bài,
nâng cao kiến thức. Muốn đạt hiệu quả của các giờ tự học tại nhà cần phải có

một kế hoạch quản lý cụ thể, các Thầy, Cô giáo hướng dẫn nội dung học, gia
đình tạo điều kiện về mặt thời gian, và quan trọng hơn học sinh phát huy tính
tự giác, tự chủ trong học tập [15, tr. 1-3].
Với đặc điểm riêng của trường THPT nội trú Đồ Sơn, thành phố Hải
phòng, tác giả Phạm Thị Khanh (2008) đã nêu những khó khăn và thuận lợi
trong quá trình quản lý học sinh trong giờ học cũng như ngoài giờ lên lớp.
Một mô hình triển khai đa dạng về hình thức, luôn mới mẻ để tạo sự hấp dẫn
của các hoạt động, đặc biệt nhấn mạnh tính hiệu quả của các biện pháp quản
lý hoạt động ngoại khóa của Hiệu trưởng và Ban giám hiệu nhà trường đã tạo
nên một không khí học tập vui vẻ đạt chất lượng cao [13, tr. 81-85].
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục trường THPT trong giai đoạn
mới, tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa (2008) đã nghiên cứu các biện pháp
quản lý HĐGDNGLL tại các trường THPT huyện An Dương, thành phố Hải
Phòng. Tác giả đã khẳng định hiện nay GDNGLL là một hình thức mang
nhiều lợi ích trong việc hình thành nhân cách và tạo nên một nền giáo dục đa
dạng, chất lượng của Việt nam. Việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng
hướng dẫn, kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhà
trường THPT là vô cùng cần thiết. Cần phải tổ chức sinh hoạt chuyên đề để
nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh về vị trí, vai trò,
tác dụng của HĐGDNGLL trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Hiệu
trưởng nhà trường cũng như các Thầy, Cô trong ban chỉ đạo cần tạo một

10
khoản kinh phí hoạt động tối thiểu để duy trì và sáng tạo các hình thức
HĐGDNGLL cho học sinh đảm bảo tính hấp dẫn của hoạt động, tính hiệu quả
của công tác quản lý và tính giáo dục, thẩm mỹ cao của các HĐGDNGLL [11,
tr. 96-98].
Tác giả Tô Trung Tuyền với nghiên cứu (2008): “Biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Hồng Bàng, thành phố Hải
Phòng đã khẳng định HĐGDNGLL với nội dung, hình thức đa dạng phong

phú sẽ là phương thức để thực hiện nguyên lý của Đảng là “học đi đôi với
hành”. Nghiên cứu đã chỉ ra một số biện pháp như: thành lập ban chỉ đạo, kế
hoạch hóa HDDGDNGLL, nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, qui
định tiêu chuẩn thi đua đối với viện tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL của
giáo viên, chỉ đạo tổ chuyên môn, khối chủ nhiệm tham gia tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, … sẽ góp phần làm cho công tác quản lý chỉ đạo
HĐGDNGLL của Hiệu trưởng được hoàn thiện hơn. Kết quả của việc thay
đổi này thể hiện rõ về chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tại trường
THPT Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng tăng lên so với các năm trước [17, tr.
1-3].
Tóm lại, các nghiên cứu trong nước đều nhấn mạnh vai trò của
HĐGDNGLL trong việc phát triển toàn diện cho học sinh THPT. Việc quản
lý các HĐGDNGLL cần phải làm thường xuyên, với phương châm luôn đổi
mới về hình thức, sinh động về nội dung để HĐGDNGLL thực sự có vai trò
trong công cuộc đổi mới giáo dục, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính
tự chủ của học sinh, đào tạo một lớp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt,
chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong
và ngoài nước đã đưa ra nhiều giải thích về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ

11
21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý
học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Tailor F.W người sáng lập thuyết quản lý khoa học đã cho rằng: “Làm
quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến
cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm” [6, tr. 9-10].
Fayol H cha đẻ của thuyết quản lý hành chính cho rằng: “Quản lý là
một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó

gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát.
Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm
soát” [8, tr.3-5].
Hard Koont, người được coi là cha đẻ của lý luận quản lý hiện đại đã
viết: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn
thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định” [8, tr.1-3].
Peter. F. Dalark cho rằng: “Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi
môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là:
Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công.
Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức
mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả;
quyền uy duy nhất của nó là thành tích”. Chủ trương của Peter. F. Dalark là
giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấy quản lý làm chức năng chính của
doanh nghiệp. Vì thế, quản lý trở thành chức năng và vai trò của tổ chức xã
hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xây dụng chế độ xã hội
mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là "một xã hội tự do và phát triển". Nếu
không có quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không
thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển [8, tr.3-6].
Với những phân tích trên mọi hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ
bản sau cấu thành: chủ thể quản lý, khách thể quản lý, mục đích quản lý, môi
trường và điều kiện tổ chức quản lý. Vì bản thân hành vi quản lý là do 4 yếu

12
tố trên tạo thành, do vậy 4 yếu tố đó đương nhiên cần được thể hiện trong
định nghĩa về quản lý. Tác giả Fayel trong định nghĩa quản lý đã trực tiếp chỉ
ra rằng: Quản lý chính là lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, chỉ huy, tiến hành,
kiểm soát [8]; và nếu lý giải một cách đơn giản như vậy thì quản lý lại trở
thành một hành động cụ thể mà mất đi bản chất thống nhất của nó. Thông
thường mà nói, quản lý là hành vi mà những thành viên trong tổ chức thực
hiện ở một môi trường nhất định nhằm nâng cao năng suất công việc, để đạt

được mục đích của tổ chức.
Các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã đưa ra những quan điểm của
mình về quản lý: Theo Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một hệ thống tác động
khoa học vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm
đạt được các mục tiêu đề ra của hệ thống và cho từng thành tố của hệ thống”
[14, tr.1]. Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một
quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu. Quản lý một hệ thống là một quá
trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những
mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý
mong muốn” [12, tr.32-36].
Tóm lại, bản chất quản lý là hoạt động lao động để điều khiển lao động.
Quản lý bắt nguồn từ lao động và có ý nghĩa lịch sử. Quản lý là một loại lao
động điều khiển mọi hoạt động xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo
dục…Các loại hình lao động ngày càng phong phú, phức tạp thì hoạt động
quản lý ngày càng có vai trò quan trọng và những chức năng đặc biệt bởi lẽ:
do lao động mà sinh ra quản lý-quản lý là nội tại của lao động.
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
Giáo dục là một hoạt động cơ bản của xã hội, quản lý giáo dục là một bộ
phận không thể tách rời của hệ thống quản lý xã hội. Đã có nhiều nhà nghiên
cứu đưa ra khái niệm về QLGD:

13
Theo M.I. Kônđakốp: Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ
chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính… nhằm đảm bảo vận hành
bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở
rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng [26, tr.1-4].
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: Quản lý giáo dục là hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật, của chủ thể quản lý nhằm vận
hành theo đường lối của Đảng, theo sự lãnh đạo của nhà nước [10, tr.1-2].
Việc quản lý nhà trường phổ thông (có thể mở rộng ra là việc QLGD nói

chung) là hoạt động quản lý dạy và học.
Tác giả Phạm Viết Vượng đã viết: Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là
hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh hoạt
động đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội hiện nay. Theo nghĩa hẹp, QLGD
được hiểu quản lý trường học là một chuỗi tác động hợp lý mang tính tổ chức
sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, cán bộ nhà trường và học
sinh sinh viên, đến lực lượng giáo dục ngoài trường nhằm phát huy khả năng
của từng đối tượng trong việc duy trì, thực hiện các hoạt động nhằm thực hiện
mục tiêu giáo dục [18, tr.16].
Như vậy, QLGD là quá trình tác động có ý thức (có mục đích, có tổ
chức) của chủ thể quản lý tới khách thể, thực hiện các chức năng quản lý
nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt các mục tiêu giáo dục
với hiệu quả mong muốn. Bản chất của QLGD là quá trình tác động có ý thức
của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý và các thành tố tham gia vào hoạt
động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Quản lý giáo
dục hiểu theo cấp vĩ mô là những tác động có hệ thống của chủ thể quản lý ở
các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống QLGD (trung ương
đến địa phương tới trường) nhằm đạt tới mục tiêu của quản lý là nâng cao
chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục. Quản lý giáo dục hiểu theo
cấp vi mô là những tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống của lãnh

14
đạo nhà trường, đơn vị đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh sinh viên,
cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực
hiện có chất lượng, hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Trong quá trình QLGD cũng thể hiện đầy đủ các chức năng quản lý
chung, nhưng nó có những đặc trưng riêng theo ngành và theo mỗi quốc gia.
1.2.3. Khái niệm về quản lý trƣờng học
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng
kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định sao

cho việc kiến tạo kinh nghiệm xã hội đạt được mục tiêu xã hội đặt ra. Quản lý
nhà trường là một loại đặc thù quản lý giáo dục và là cấp độ quản lý giáo dục
vi mô.
Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường là thực hiện đường
lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận
hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo
đơn vị ngành giáo dục với học sinh [10, tr.2].
Quan điểm về quản lý trường học được Giáo sư Phạm Viết Vượng chỉ
rõ: Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và
tổ chức các hoạt động của giáo viên và các lực lượng giáo dục khác, cũng như
huy động tối đa các nguồn lực giáo dục và đào tạo trong nhà trường [18, tr.17-
19], .
Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ
trưởng. Các thành viên trong ban lãnh đạo (Ban giám hiệu, Công đoàn trường,
Đoàn thanh niên…) là những người giúp Hiệu trưởng thực hiện., . đồng thời
trong nhà trường còn có các phòng, ban , khoa… làm việc theo chế độ tập thể
để góp ý, tư vấn, trợ giúp Hiệu trưởng xem xét, quyết định và thực thi đối với
những biện pháp quản lý của nhà trường. Các biện pháp quản lý nhà trường
có thể phân làm bốn nhóm:

15
Nhóm biện pháp tổ chức hành chính
Nhóm biện pháp kinh tế.
Nhóm biện pháp giáo dục
Nhóm biện pháp tâm lý xã hội.
Bốn nhóm biện pháp này là những nhóm biện pháp cơ bản để chủ thể
quản lý thực hiện được mục tiêu quản lý. Tùy từng hoàn cảnh, tùy từng đối
tượng mà vận dụng các biện pháp quản lý phù hợp.
- Đối với nhóm biện pháp tổ chức hành chính thì cán bộ QLGD phải:
+ Xây dựng qui chế hoạt động, nội dung hoạt động của đơn vị cơ quan,

quyết tâm thực hiện, quán triệt nội dung theo cơ chế đó.
+ Nắm vững hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật của cấp trên
+ Tăng cường phổ biến văn bản pháp qui của ngành, của cấp trên tới cán
bộ giáo viên, nhân viên, HSSV.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội qui, qui định của
ngành.
- Đối với nhóm biện pháp kinh tế thì cán bộ QLGD phải:
+ Nắm vững kinh tế học giáo dục để vận dụng vào quá trình quản lý.
+ Xây dựng được các tiêu chí, tiêu chuẩn đối với cán bộ, định mức lao
động.
+ Phát huy vai trò tự quản của cán bộ giáo viên và nhân viên.
+ Quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ giáo
viên và nhân viên.
+ Tổ chức bình bầu, đánh giá cán bộ công bằng khách quan, chính xác.

×