ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
CHU TRÍ THẮNG
CHÍNH SÁCH HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI
VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỦA VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲHỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
CHU TRÍ THẮNG
CHÍNH SÁCH HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI
VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỦA VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲHỘI NHẬP QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 62.14.05.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS ĐẶNG BÁ LÃM
HÀ NỘI 2011
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục 1
Danh mục các cụm từ viết tắt 4
Danh mục bảng - biểu 6
Danh mục đồ thị - hình vẽ 8
Mở đầu 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH HỢP TÁC VỚI NƢỚC
NGOÀI VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ 17
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách HTQT về
giáo dục đại học nói chung và đào tạo nhân lực SĐH nói riêng. 17
1.1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 17
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước 23
1.2. Một số thuật ngữ và khái niệm cơ bản 27
1.3. Cơ sở lý luận về chính sách 33
1.3.1. Phân loại chính sách 33
1.3.2. Các mô hình chính sách 34
1.3.3. Quá trình chính sách 38
1.3.4. Chính sách trong quản lý………………………………………………… 42
1.4. Chính sách trong giáo dục 42
1.4.1. Đặc điểm của chính sách trong giáo dục 42
1.4.2. Chính sách giáo dục đại học 45
1.4.3. Chính sách phát triển nhân lực trình độ cao và đào tạo SĐH 46
1.5. Chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo sau đại học trong bối cảnh toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức 49
1.5.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 49
1.5.2 Phát triển kinh tế tri thức 53
CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM CÁC NƢỚC VÀ CHÍNH SÁCH HỢP TÁC
ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA NƢỚC TA 57
2
2.1. Kinh nghiệm các nước về hợp tác đào tạo SĐH 57
2.1.1. Hợp tác phát triển GD-ĐT và xây dựng đội ngũ trí thức ở Mỹ 57
2.1.2. Hợp tác phát triển GD-ĐT và xây dựng đội ngũ trí thức ở Nhật Bản 60
2.1.3. Hợp tác phát triển GD-ĐT và xây dựng đội ngũ trí thức ở Hàn Quốc 62
2.1.4. Hợp tác phát triển GD-ĐT và xây dựng đội ngũ trí thức ở Trung Quốc 65
2.1.5. Bài học kinh nghiệm về chính sách hợp tác với nước ngoài của các nước
nói trên. 67
2.2. Hệ thống đào tạo đại học Việt Nam 68
2.2.1. Về phát triển hệ thống các trường đại học, cao đẳng 68
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trong hệ thống GDĐH đại học hiện nay 71
2.3. Quá trình hợp tác quốc tế về đào tạo đại học và SĐH của nước ta 76
2.3.1. Giai đoạn 1951-1990 76
2.3.2. Giai đoạn từ 1991 đến nay 77
2.3.3. Các đề án hợp tác lớn của chính phủ Việt Nam. 80
2.3.4. Đánh giá chung về quá trình HTQT của Việt Nam trong đào tạo nhân lực
sau đại học 84
2.4. Chính sách hợp tác quốc tế về đào tạo SĐH của nước ta 84
2.4.1. Chính sách đào tạo SĐH 84
2.4.2. Chính sách phát triển nhân lực 85
2.4.3 Chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo SĐH để tăng cường nhân lực
trình độ cao của nước ta. 87
2.4.4. Chính sách HTQT về đào tạo SĐH của Việt Nam như là thành viên WTO
95
2.4.5. Kết quả của chính sách HTQT về đào tạo SĐH của nước ta 111
2.5. Đánh giá chính sách HTQT về đào tạo SĐH qua khảo sát của đề tài 118
2.5.1. Giới thiệu chung về cuộc khảo sát 118
2.5.2. Khảo sát vòng 1 119
2.5.3. Kết quả điều tra 124
2.5.4. Khảo sát vòng 2……………………………………………………………….126
2.6. Đánh giá chung về chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo SĐH của nước
ta trong bối cảnh hội nhập 126
2.6.1. Điểm mạnh 128
2.6.2. Điểm yếu 132
3
2.6.3. Thời cơ 136
2.6.4. Nguy cơ 136
2.6.5 Ma trận SWOT 138
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO
TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA NƢỚC TA 142
3.1. Các nguyên tắc hoàn thiện chính sách 142
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 142
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 142
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết 143
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 143
3.2. Đề xuất hoàn thiện chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo nhân lực SĐH
143
3.2.1. Các chính sách về hợp tác cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài 145
3.2.2. Các chính sách đối với các cơ sở đại học nước ngoài tại Việt Nam 152
3.2.3. Các chính sách mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy tại Việt Nam . 154
3.2.4. Các chính sách thu hút trí thức Việt kiều 155
3.2.5. Các chính sách thu hút người nước ngoài đến Việt Nam học tập 156
3.3. Thử nghiệm một số chính sách 158
3.3.1. Thử nghiệm các chính sách cử cán bộ đi nước ngoài 160
3.3.2. Thử nghiệm các chính sách thu hút chuyên gia nước ngoài 164
3.3.3. Thử nghiệm chính sách thu hút sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập
167
3.3.4. Nhận xét về quá trình thử nghiệm 170
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 173
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO 178
PHỤ LỤC 193
4
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
AFTA
AIT
AITCV
ASEAN
BTA
CNH - HĐH
CNSH
CNTT
CNVL
CT-XH
CFVG
ĐHQG
DAAD
EU
FDI
GATS
GD-ĐT
GDP
GDĐH
HĐTTKT
HTQT
IMF
JSPS
KH&CN
KH-KT
KT-XH
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Viện Công nghệ châu Á
Chi nhánh của Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam
Hiệp hội các nước Đông Nam châu Á
Hiệp định Thương mại Song phương
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
Công nghệ sinh học
Công nghệ thông tin
Công nghệ vật liệu
Chính trị - xã hội
Trung tâm Pháp -Việt về đào tạo quản lý
Đại học Quốc gia
Cơ quan trao đổi học thuật Đức
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định chung về thương mại - dịch vụ
Giáo dục - Đào tạo
Tổng sản phẩm nội địa
Giáo dục đại học
Hội đồng tương trợ kinh tế
Hợp tác Quốc tế
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Hội Hỗ trợ Phát triển Khoa học Nhật Bản
Khoa học và công nghệ
Khoa học - Kỹ thuật
Kinh tế - Xã hội
5
KTTT
KOSEF
LHS
MDG
MFN
NCKH
NIC
NNL
OECD
QHQT
R-D
SĐH
SEANEO
TBCN
TW
THPT
UBKHKTNN
UNDP
UNESCO
UNICEF
VEF
VIED
WTO
XHCN
Kinh tế tri thức
Quỹ Khoa học Kỹ thuật Hàn Quốc
Lưu học sinh
Mục tiêu thiên niên kỷ
Tối Huệ Quốc
Nghiên cứu khoa học
Nước công nghiệp mới
Nguồn nhân lực
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Quan hệ quốc tế
Nghiên cứu - Phát triển
Sau đại học
Trung tâm Đào tạo Khu vực
Tư bản chủ nghĩa
Trung ương
Trung học phổ thông
Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước
Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
Quỹ Giáo dục cho Việt Nam của Hoa Kỳ
Cục Đào tạo với Nước ngoài
Tổ chức thương mại thế giới
Xã hội chủ nghĩa
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Tên bảng – biểu
Trang
Bảng 1.1
Các kiểu phân phối thẩm quyền trong quản lý GDĐH
46
Bảng 2.1
Sự phân bố các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng theo
vùng
71
Bảng 2.2
Số lượng GV các trường ĐH,CĐ và chỉ số phát triển
đội ngũ qua các năm
72
Bảng 2.3
Tổng hợp số liệu GV qua các thời kỳ
75
Bảng 2.4
Số lượng GS và PGS được phong từ 2005 đến 2010
75
Bảng 2.5.
Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhân lực
đến năm 2010 và năm 2020
87
Bảng 2.6.
GDĐH trong hệ thống phân loại của WTO
96
Bảng 2.7.
Tổng hợp các phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục
99
Bảng 2.8
GDĐH Việt Nam trong hệ thống ngành kinh tế VN
102
Bảng 2.9
Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ danh mục miễn trừ đối
xử Tối huệ quốc
104
Bảng 2.10
Những hạn chế của Việt Nam đối với cung ứng dịch vụ
giáo dục nước ngoài
105
Bảng 2.11
Tổng số học sinh du học bằng tiền NSNN của năm
nước Mỹ, Oxtraylia, Trung Quốc, Hà Lan và Hàn Quốc
giai đoạn 2001-2009
115
Bảng 2.12
Các đơn vị tham gia khảo sát
119
Bảng 2.13
Tổng hợp số lượng và cơ cấu các cá nhân tham gia
khảo sát
120
Bảng 2.14
Kết quả điều tra
124
Bảng 3.1
Số lượng giảng viên, sinh viên các trường đại học tham
gia thử nghiệm
158
7
Bảng 3.2
Số lượng cán bộ các viện nghiên cứu tham gia thử
nghiệm
159
Bảng 3.3
Kết quả thử nghiệm các đề xuất chính sách cử cán bộ,
sinh viên của các đơn vị thử nghiệm đi đào tạo SĐH
giai đoạn 2007-2010
163
Bảng 3.4
Kết quả thử nghiệm các đề xuất chính sách thu hút
chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại các đơn vị thử
nghiệm giai đoạn 2007-2010
166
Bảng 3.5
Kết quả thử nghiệm các đề xuất chính sách thu hút sinh
viên nước ngoài đến học tập tại các đơn vị thử nghiệm
giai đoạn 2007-2010
168
Bảng 3.6
Số lượng cán bộ được các đơn vị thử nghiệm cử đi đào
tạo SĐH giai đoạn 2004-2010
169
Bảng 3.7
Số lượng sinh viên nước ngoài đến học tập tại các đơn
vị thử nghiệm giai đoạn 2007-2010
169
Bảng 3.8
Số lượng chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại các
đơn vị thử nghiệm giai đoạn 2007-2010
170
Bảng 3.9.
Tổng hợp kết quả thử nghiệm ba nhóm giải pháp
171
8
DANH MỤC ĐỒ THỊ - HÌNH VẼ
STT
Tên đồ thị – hình vẽ
Trang
Hình 1.1
Quá trình chính sách
40
Hình 1.2
Các dòng chảy ngược chiều giữa các nước phát triển và
các nước khác
51
Hình 1.3
Các luồng di chuyển trong thị trường toàn cầu
52
Hình 2.1
Sơ đồ hệ thống giáo dục Mỹ
58
Hình 2.2
Cấu trúc hệ thống giáo dục Nhật Bản
60
Hình 2.3
Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân của Hàn Quốc
64
Hình 2.4
Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân Trung Quốc
66
Hình 2.5
Quy mô phát triển cơ sở GDĐH
69
Hình 2.6
Sơ đồ so sánh tốc độ tăng trưởng của đội ngũ GV với tốc
độ tăng quy mô SV và số lượng các cơ sở GDDH
73
Hình 2.7
Hệ thống giáo dục Việt Nam
102
Hình 2.8
Số sinh viên du học bằng NSNN giai đoạn 2001-2009
114
Hình 2.9
Tổng hợp cơ cấu các đối tượng tham gia khảo sát
121
Hình 2.10
Tổng hợp số lượng các đối tượng tham gia khảo sát
121
Hình 2.11
Cơ cấu các chuyên gia tham gia khảo sát
122
Hình 2.12
Số lượng các chuyên gia tham gia khảo sát
122
Hình 2.13
Cơ cấu các đối tượng khác tham gia khảo sát
122
Hình 2.14
Số lượng các đối tượng khác tham gia khảo sát
123
Hình 2.15
Ma trận SWOT
127
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng vững ở vị
trí tiên tiến mà thiếu sự học tập tích cực và thiếu nhân lực trình độ cao. Sự
phồn thịnh của mỗi quốc gia trong thế kỷ 21 sẽ phụ thuộc vào khả năng học
tập của cộng đồng, vào sự phát triển nhân lực trình độ cao.
Tác động của đào tạo SĐH đối với sự phát triển KT-XH ngày càng trở
nên mạnh mẽ và có thể tìm thấy dấu ấn của sự tác động này ở khắp mọi nơi,
trên mọi sản phẩm mà con người sáng tạo ra. Đào tạo SĐH đã và đang thực
sự đáp ứng sự phát triển của tất cả các lĩnh vực của xã hội, đồng thời tạo ra
sức mạnh bên trong của hệ thống giáo dục, thúc đẩy nó phát triển.
Công cuộc CNH - HĐH đặt ra cho đất nước ta nhiều yêu cầu, đòi hỏi
trong đó có yêu cầu về phát triển nhân lực SĐH - yếu tố giữ vai trò động lực
trong công cuộc CNH - HĐH đất nước. Nhìn một cách tổng thể, đội ngũ cán
bộ có trình độ SĐH nước ta đã được phát triển, và có những đóng góp to lớn
cho đất nước. Đặc biệt kể từ khi đổi mới đội ngũ này đã thực sự phát triển cả
về số lượng cũng như chất lượng, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ to lớn
và quan trọng của đất nước.
Theo số liệu thống kê, đến 2008 nước ta có khoảng 2,6 triệu người có
trình độ đại học trở lên, chiếm khoảng 4,5% lực lượng lao động, trong đó có
khoảng 50.000 thạc sĩ, 16.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, hơn 6000 giáo sư và
phó giáo sư [114]. Tuy nhiên số liệu trên cho thấy, tỷ lệ cán bộ SĐH trên tổng
số dân của nước ta là rất nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Mặt
khác, chất lượng đào tạo trong nước chưa cao, còn hạn chế về nhiều mặt. Với
gần 200 trường đại học và cao đẳng, kể cả các trường ngoài công lập, chưa có
một trường đại học nào đạt tiêu chuẩn quốc tế vì chương trình giảng dạy lạc
hậu, không phù hợp với chương trình giảng dạy đại học và SĐH của các nước
10
tiên tiến; kiến thức và kinh nghiệm dạy học của đội ngũ giảng viên đại học
chưa theo kịp với trình độ của thế giới, chưa cập nhật những kiến thức mới
cộng với trình độ quản lý lạc hậu và thiết bị học tập, nghiên cứu nghèo nàn đã
dẫn đến kết quả là đội ngũ cán bộ SĐH được đào tạo ở trong nước kém về khả
năng tư duy sáng tạo, năng lực tổ chức, điều hành công việc, trình độ ngoại
ngữ, quan hệ hợp tác với nước ngoài Số liệu thống kê sau đây phần nào cho
thấy sự hạn chế của đội ngũ cán bộ khoa học của nước ta. Từ năm 1998 đến
năm 2002, toàn thế giới công bố được 35 vạn công trình nghiên cứu KH -
CN, trong đó Mỹ đóng góp khoảng 119.000 công trình, Xin-ga-po 6.932 công
trình, Thái Lan 5.210 công trình, Ma-lai-xi-a 2.088 công trình. Riêng Việt
Nam chỉ có 250 công trình, chiếm chưa đến một phần nghìn của thế giới.
Trong 5 năm 2001-2005, nước ta có 11 đơn đăng ký sáng chế gửi Tổ chức Sở
hữu Trí tuệ Thế giới, trong khi đó số lượng của các nước khác là: In-dô-nê-xi-
a 36 đơn, Thái Lan 39 đơn, Phi-lip-pin 85 đơn, Hàn Quốc 15.000 đơn, Nhật
bản 87.620 đơn và Mỹ 206.710 đơn [114].
Thống kê nói trên cho thấy sự tụt hậu về nghiên cứu KH - CN của đội
ngũ cán bộ khoa học nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Những yếu kém này là do những bất cập của nhiều chính sách, trong đó có
chính sách đào tạo đại học và SĐH.
Cách mạng KH - CN đã thay đổi nhanh chóng bộ mặt thế giới. Ba đặc
trưng chính sau đây đã khái quát bức tranh thế giới hiện nay:
- Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo nên thế giới phẳng;
- Toàn cầu hóa kinh tế thế giới;
- Sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức;
Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát
triển mạnh mẽ, mỗi quốc gia không thể đứng ngoài cuộc để bị cô lập mà phải
biết nắm lấy thời cơ, tận dụng thế mạnh của mình để tham gia hội nhập thành
11
công, đưa đất nước đi lên.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã gia nhập WTO. Việc hội nhập
WTO diễn ra không chỉ dưới sức ép của quá trình toàn cầu hoá, mà còn xuất
phát từ yêu cầu nội tại của nước ta. Một khi gia nhập WTO, chúng ta bắt buộc
phải thực hiện các cam kết thương mại. Theo Thỏa thuận Chung về Thương
mại trong Dịch vụ (General Agreement on Trade in Services - GATS) thì giáo
dục cũng nằm trong số các dịch vụ mà các nước tham gia WTO sẽ cung ứng
tự do với nhau thông qua bốn phương thức cung cấp dịch vụ GDĐH.
Cần lưu ý rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế GD thế giới hiện đã
đổi hướng sâu sắc, chuyển từ lĩnh vực tư tưởng – ý thức hệ, nơi truyền đạt và
chuyển giao văn hoá nhân loại và dân tộc của các thế hệ trước cho các thế hệ
sau nhằm dựng xây xã hội mới, nay thành một không gian mới có hai chức
năng vừa truyền thống như trên vừa nhằm phục vụ cạnh tranh kinh tế phạm vi
toàn cầu mang tính chất thương mại mà vai trò sau đang nổi lên vị trí số một.
Các nước phát triển và cận phát triển đang tích cực khai thác tính chất tự do
thương mại để xuất khẩu giáo dục nhằm mục đích lợi nhuận. (Mỗi năm Mỹ
thu khoảng 12 tỉ USD từ du học sinh đến học).
Toàn cầu hoá tạo nên những cơ hội và thách thức lớn đối với ngành giáo
dục của nước ta, trong đó có giáo dục đại học và SĐH. Nhưng cho đến nay hệ
thống giáo dục đại học nước ta chưa sẵn sàng ứng phó với xu hướng toàn cầu
hoá và những thách thức của nó. Việc thực hiện Hiệp định Thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ (BTA) trong các giai đoạn sắp tới, sự tham gia WTO kèm theo
với GATS trên cơ sở Nghị quyết Trung ương Đảng về Hội nhập kinh tế quốc
tế, đặt ra những vấn đề về quản lý giáo dục mang tính chính sách, trong đó có
các chính sách hợp tác, cạnh tranh về giáo dục SĐH cần sớm được chuẩn bị.
Do đó, xây dựng các giải pháp quản lý giáo dục trong bổi cảnh hội nhập quốc
tế, đặc biệt cho giáo dục SĐH nước ta, là một công việc cấp bách hiện nay.
12
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Chính
sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo SĐH của Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập quốc tế” nhằm bổ sung và hoàn thiện cho những chính sách về đào tạo
SĐH phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần hoàn thiện chính sách
HTQT về đào tạo nhân lực SĐH nhằm mục tiêu xây dựng một đội ngũ nhân
lực trình độ cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là quản lý hoạt động hợp tác với nước
ngoài về đào tạo SĐH của nước ta.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách hợp tác quốc tế về
đào tạo SĐH của nước ta.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chính sách hợp tác quốc tế về đào tạo SĐH của nước ta bao gồm một
phạm vi rất rộng lớn từ chính sách cấp cơ sở đến chính sách cấp quốc gia và
quốc tế, được thể hiện trong rất nhiều quyết định cụ thể. Vì vậy, trong khi
nghiên cứu chúng tôi định hướng theo một loại chính sách cụ thể để xác định
phạm vi các chính sách này, đó là nội dung trao đổi dịch vụ giáo dục của
WTO.
Phạm vi thời gian nghiên cứu là hoạt động HTQT về đào tạo SĐH kể từ
khi Chính phủ Việt Nam gửi người đi học ở các nước XHCN trước đây,
nhưng trọng tâm là đánh giá chính sách những năm gần đây.
6. Giả thuyết khoa học của đề tài
Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO và đã cam kết ở mức độ
nhất định với các quy định của Hiệp định Chung về Thương mại trong Dịch
13
vụ (GATS). Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đó, các chính sách
HTQT về đào tạo SĐH hiện hành ở nước ta còn nhiều bất cập về nội dung và
phương thức tổ chức thực hiện, chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước và hội
nhập quốc tế. Nếu thực hiện đồng bộ các đề xuất về hoàn thiện các nhóm
chính sách phù hợp với các phương thức và các quy định của GATS thì sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực chất lượng cao của nước ta đáp
ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Tổng quan các chính sách về đào tạo nhân lực SĐH của Việt Nam,
trong đó có tổng quan các chính sách HTQT về đào tạo nhân lực SĐH của
Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ đổi mới cho đến thời điểm hiện nay. Kinh
nghiệm về HTQT trong đào tạo nhân lực SĐH của bốn nước điển hình là Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
7.2. Phân tích, đánh giá các chính sách HTQT về đào tạo nhân lực SĐH của
Việt Nam theo quan điểm hội nhập, phát triển nhân lực, phát triển KT - XH
(kết quả, tồn tại, nguyên nhân).
7.3. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chính sách đào tạo nhân lực SĐH
có hiệu quả, chất lượng, tiên tiến, phục vụ cho các mục tiêu hội nhập của đất
nước.
7.4. Lấy ý kiến của các chuyên gia về tình hình thực hiện các chính sách
HTQT đào tạo SĐH của nước ta. Thử nghiệm tại 8 đơn vị các đề xuất chính
sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo SĐH.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận án được xây dựng theo phương pháp luận biện chứng duy vật tức
là xem xét các chính sách liên quan tại một thời điểm lịch sử cụ thể của nó,
cũng như các mối liên hệ và phát triển theo logich biện chứng của các chính
sách đó. Các chính sách cũng thay đổi và phát triển trong sự tương tác trong
14
hệ thống cũng như theo sự vận động nội tại.
- Luận án được viết có kế thừa và phát triển có chọn lọc một số kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề có liên
quan đến luận án.
8.1. Các cách tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống. Xem xét chính sách HTQT về đào tạo SĐH trong hệ
thống lớn là chính sách KT - XH của cả nước. Bản thân các chính sách này
cũng lập thành hệ tương tác giữa các phần tử trong hệ thống tạo ra tính trội
của hệ thống.
- Tiếp cận lịch sử - logic. Tiếp cận này cho phép xem xét các chính sách
liên quan trong sự phát triển lịch sử cụ thể của nó, cũng như các mối liên hệ
và phát triển theo logich biện chứng của sự vật và hiện tượng.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Thu thập dữ liệu: Các văn bản về đào tạo đại học và SĐH và các công
trình nghiên cứu khoa học về HTQT trong đào tạo nói chung và SĐH nói
riêng.
- Điều tra bằng phiếu hỏi: Lấy ý kiến của các chuyên gia về tính khả thi,
khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện chính sách HTQT về đào tạo nhân
lực SĐH. Kết quả hỏi ý kiến các chuyên gia sẽ được xử lý bằng SPSS
(version 15.0)
- Phỏng vấn : Chọn một số chuyên gia để phỏng vấn bao gồm những
người phụ trách đào tạo SĐH, phụ trách HTQT ở các cơ sở đào tạo SĐH của
Việt Nam.
- Thực nghiệm: Thực nghiệm trong phạm vi hẹp một số chính sách đề
xuất.
9. Những luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1. Chính sách HTQT về đào tạo nhân lực SĐH của Việt
15
Nam là nhân tố quan trọng trong xây dựng nhân lực trình độ cao của Việt
Nam.
- Luận điểm 2. Chính sách đào tạo nhân lực SĐH là điều kiện quyết định
sự phát triển KT-XH của nước ta trong điều kiện hội nhập.
- Luận điểm 3. Hội nhập quốc tế tạo ra khả năng to lớn cho Việt Nam
trong đào tạo nhân lực SĐH.
10. Điểm mới của đề tài
10.1. Về mặt lý luận. Luận án xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện các
chính sách HTQT về đào tạo nhân lực SĐH trong bối cảnh hội nhập hiện nay
của nước ta. Các chính sách HTQT đào tạo SĐH của nước ta phải đáp ứng
các cam kết của Việt Nam với tư cách là thành viên của WTO đồng thời phải
hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo nhằm xây dựng được đội ngũ cán
bộ có trình độ SĐH đạt chuẩn mực quốc tế trên các phương diện: giảng dạy,
nghiên cứu khoa học, trình độ ngoại ngữ để có thể đáp ứng được các yêu cầu
của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Từ quan điểm trên luận án làm nổi bật chính sách HTQT về đào tạo SĐH
trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của Việt Nam phải
hướng tới việc hoàn thiện đồng bộ các chính sách đào tạo SĐH theo bốn
phương thức của GATS. Chính sách đầu tư cho đào tạo phải tương xứng với
kết quả được kỳ vọng, đồng thời đào tạo cũng phải hướng đến nhu cầu của thị
trường trong và ngoài nước.
Luận án cũng nêu cơ sở lý luận cho việc đặt chính sách đào tạo SĐH
trong hệ thống chính sách đổi mới của quốc gia, các chính sách về GD-ĐT,
KH-CN, tài chính… phải kết hợp với nhau thành một thể thống nhất như là
các phần tử của một hệ thống mở và động.
10.2. Về mặt thực tiễn. Luận án đặt luận cứ cho các giải pháp đồng bộ về
hoàn thiện chính sách HTQT đào tạo nhân lực SĐH từ các nguồn lực của đất
16
nước và các cơ hội của toàn cầu hóa. Đó là các giải pháp về nâng cao chất
lượng đào tạo ở trong nước và quản lý LHS ở ngoài nước, kết hợp đào tạo với
nghiên cứu khoa học.
11. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung chính của luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo
SĐH trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Chương 2. Kinh nghiệm các nước và chính sách nước ta trong đào tạo SĐH
Chương 3. Hoàn thiện chính sách HTQT về đào tạo SĐH của nước ta
17
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH HỢP TÁC
VỚI NƢỚC NGOÀI VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách
HTQT về giáo dục đại học nói chung và đào tạo nhân lực SĐH nói riêng.
1.1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Từ giữa thế kỷ 10, ở Châu Âu thời Trung cổ đã xuất hiện thuật ngữ
Doceo được sử dụng như ngôn ngữ của nhà thờ Thiên chúa giáo có nghĩa là
“tôi dạy học”. Với sự thống trị của nhà thờ Châu Âu thời Trung cổ giáo dục
đại học phát triển nhất ở Pháp, Đế quốc La Mã và Phổ và một số nước khác
như Hy Lạp cổ đại, và mở rộng tới Trung Quốc, Ấn Độ Ở Pháp, vào năm
1215 được sự đồng ý của Giáo hoàng, thuật ngữ Doceo được sử dụng tại
Trường đại học tổng hợp Paris. Giáo dục được chia thành ba cấp, cấp đầu tiên
là bachelor (Baccalaureus), cấp thứ hai là magister (licentia ubiquite docendi)
và cấp cao nhất là cấp Doctorate (licentia docendi). Theo hệ thống giáo dục
này, sau sáu năm học đại học để có bằng cử nhân, sinh viên sẽ phải học tiếp
theo sáu năm nữa để có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ.
(
Trong lịch sử phát triển đào tạo SĐH, luật học là môn học đầu tiên
được các nhà trường Châu Âu cấp bằng Doctorate (Juris Doctor). Trường đại
học tổng hợp Bologna là trường đầu tiên dạy các luật Canon và Roma và cấp
bằng Doctorate cho các sinh viên học các môn này. Việc này kéo dài cho đến
thế kỷ 13, khi các nhà trường ở các nước nói trên áp dụng việc cấp bằng
Doctorate cho cả các môn thần học và y học và tiếp theo đó là cấp bằng
Philocophie Doctor (Ph.D). Hình thức này phổ biến ở Anh Quốc và các nước
Châu Âu, đối với các nước Bắc Mỹ xuất hiện một hình thức đào tạo tương
đương với Philocophie Doctor được gọi là Scientific Doctor (Dr.Sc).
18
Châu Âu, Bắc Mỹ là những nước đi đầu trên con đường phát triển đào
tạo SĐH. Nhật Bản đến thời Minh Trị cũng đã chú ý đến đào tạo SĐH. Ra
khỏi cuộc chiến tranh Nam - Bắc, Hàn Quốc cũng bắt tay vào sự nghiệp này
mà nhờ đó Hàn Quốc đã đạt được những thành tích kinh tế diệu kỳ và trở
thành nước NIC.
Theo Heather Eggins “Đào tạo tiến sĩ gắn bó chặt chẽ với nhân lực. Đối
với bất cứ quốc gia nào, người có bằng tiến sĩ là nhân tố quan trọng trong
nguồn nhân lực của quốc gia đó. Họ đóng góp đáng kể vào sự phát triển KH -
CN của đất nước họ và là một phần của lực lượng KH - KT trên thế giới.
Những tiến sĩ ở các lĩnh vực khác thì cung cấp những kỹ năng quý báu cho
bất cứ nước nào họ đến làm việc [149]. Chính vì đào tạo nhân lực SĐH có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng như vậy nên việc nghiên cứu thực trạng, các xu thế
phát triển của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa đã thu hút sự quan tâm của các
nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới. Sau đây là một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu về đề tài này.
1.1.1.1. Nghiên cứu về chính sách
Nghiên cứu về chính sách có công trình của Keely Brian [158]. Trong
công trình nghiên cứu về nhân lực của mình, tác giả nêu những tác động của
toàn cầu hóa, công nghệ thông tin và viễn thông đến các quốc gia như dòng
chảy nhân lực, khả năng tạo việc làm Xã hội hiện đại đòi hỏi những giá trị
của các kỹ năng cao, các công việc phức tạp và sáng tạo. Như vậy hiệu quả
kinh tế của các nước phải dựa vào tri thức, kỹ năng, tài năng và năng lực của
nhân lực.
1.1.1.2. Nghiên cứu về chính sách giáo dục
Trong những công trình nghiên cứu về chính sách giáo dục có các công
trình tiêu biểu của một số tác giả sau đây:
- Zuber-Skerritt, Ortun Ed., Ryan, Yoni Ed. Vấn đề chất lượng trong đào tạo
19
SĐH. Kogan Page Limited, 1994 [175].
Đây là một tập hợp 12 công trình nghiên cứu về chất lượng, đặc trưng
nghiên cứu của các trường đại học, các chương trình khuyến khích, đạt tới,
duy trì và bảo đảm cả hai việc dạy học và nghiên cứu ở các trường đại học
của VQ Anh và Australia.
- Quy trình đào tạo tiến sĩ là công trình tập thể của các tác giả Dale F. Bloom,
Jonathan D. Karp và Nicolas Cohen [138]. Cuốn sách cung cấp cho sinh viên
mong muốn học SĐH những kiến thức cần thiết trong quá trình học SĐH để
đạt hiệu quả cao. Đó là hướng dẫn các quy trình cần thiết về các giai đoạn
khác nhau của quá trình đào tạo, đăng ký học cao học và tiến sĩ, chọn khóa
học, thầy hướng dẫn và các đề án nghiên cứu
- William G, Bowen & Neil L [173]. Có công trình nghiên cứu tổng hợp về
đào tạo SĐH ở Mỹ giai đoạn 1960 – 1990 trên cơ sở khảo sát hàng nghìn sinh
viên SĐH. Sau phần khảo sát các tác giả cũng đưa ra những hướng dẫn cho
các sinh viên có nguyện vọng tiếp tục học SĐH.
- Trong số các nhà khoa học dành nhiều tâm huyết cho nghiên cứu về đào tạo
SĐH phải kể đến Phillip G. Altbach, một học giả làm việc tại Trung tâm
Quốc tế về đào tạo đại học thuộc đại học Boston, Mỹ. Ông đã có nhiều công
trình nghiên cứu về đào tạo đại học và SĐH như: “Đào tạo đại học trong thế
kỷ mới” [128]; “Quốc gia đẳng cấp quốc tế nhưng lại thiếu trường đại học
đẳng cấp quốc tế: tình thế khó xử của Ấn Độ” [127]; “Chi phí và lợi nhuận
của trường đại học đẳng cấp quốc tế” [125], [126]. Trong các công trình này
ông đã mô tả thực trạng chung và đặc điểm của đào tạo đại học và SĐH hiện
nay và xu thế phát triển của nó trong điều kiện toàn cầu hóa, những cơ hội và
thách thức cho các quốc gia chậm và đang phát triển và những tư tưởng đổi
mới.
1.1.1.3. Nghiên cứu về chính sách hợp tác quốc tế trong giáo dục
20
Trong nghiên cứu về chính sách hợp tác quốc tế trong giáo dục đặc biệt
đã có nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu các đặc trưng của các chính
sách hợp tác quốc tế truyền thống cũng như hợp tác quốc tế trong điều kiện
hội nhập quốc tế hiện nay. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:
- A.H. Zakri [174] – là Viện trưởng Viện Khoa học Tiên tiến thuộc Trường
đại học Liên Hiệp Quốc. Trong bài viết của mình ông nêu lên những thách
thức đặt ra cho các quốc gia trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ
(Millenium Development Goals – MDG). Để giải quyết được những thách
thức đặt ra nhằm đạt được các mục tiêu MDG, theo tác giả, nghiên cứu R - D
ở các trường đại học đóng vai trò rất lớn. Đặc biệt các trường đại học phải chú
ý đến ba yếu tố: năng lực nghiên cứu, tính hữu dụng của nghiên cứu và sản
phẩm nghiên cứu. Tác giả cũng đưa ra những số liệu thống kê về đầu tư từ
GDP cho R - D, về tỷ lệ các nhà khoa học trên một triệu dân để thấy rõ những
khó khăn của các nước đang phát triển.
- UNESCO luôn giành sự quan tâm, chú ý đúng mức cho đào tạo SĐH. Một
trong những hoạt động của UNESCO trong lĩnh vực này là tổ chức các hội
nghị, hội thảo quốc tế. Gần đây nhất là Hội thảo quốc tế UNESCO “Các xu
hướng và các vấn đề của đào tạo SĐH: Những thách thức cho nghiên cứu”
được tổ chức tại Trường đại học Thành phố Dublin của CH Airland từ 5-7
tháng 3, 2008. Các báo cáo chính của Hội thảo là:
- Heather Eggins, Các xu hướng và vấn đề trong giáo dục SĐH
Tác giả đặt giáo dục SĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa, những ảnh
hưởng của nó đối với các nước trên thế giới nói chung và Châu Âu với sự
phát triển của Quá trình Bologna, những lợi thế do giáo dục SĐH mang lại
cho các nước khi xây dựng được nhân lực trình độ cao phục vụ cho chuỗi giá
trị toàn cầu. Các chính sách công về giáo dục SĐH, đặc biệt là đối với đào tạo
tiến sĩ của các quốc gia mới nổi, sức hút nhân lực chất lượng cao trên thế giới
21
đến các nước phát triển đã tác động như thế nào đến các chính sách đào tạo
SĐH của các chính phủ. Báo cáo cũng đề cập đến dòng chảy sinh viên ra
nước ngoài và hậu quả của nó. Cuối cùng là một số giải pháp như nâng cao
vai trò của trường đại học, quản lý chất lượng, cải tiến chương trình giảng
dạy, chuyển dịch sang đào tạo tiến sĩ chuyên ngành (professional). (149, tr.1-
tr.3)
- Mary-Louise Kearney, Giám đốc phụ trách ban thư ký của UNESCO
đã đề cập đến những thách thức hiện tại của giáo dục SĐH như cung và cầu,
chất lượng và hiệu quả mang lại cho cả hai phía: cơ sở giáo dục và người
được đào tạo; Chính sách đổi mới cơ sở hạ tầng và năng lực nhân lực. Tác giả
cũng nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của các trường đại học trong nghiên
cứu khoa học, đặc biệt là các nước OECD đã đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu
ở các trường đại học từ đầu những năm 1990, trong đó có nghiên cứu trong
giáo dục SĐH, coi đó là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng trong giáo
dục SĐH. (156, tr. 1-4)
- Ulrich Teichler, Giám đốc Trung tâm Quốc tế về Đào tạo Đại học và
Nghiên cứu, Trường đại học Kassel, CHLB Đức, nhấn mạnh đến ranh giới mờ
nhạt hiện tại giữa đào tạo tiến sĩ học thuật (academic) và tiến sĩ chuyên ngành
(professional). Trong điều kiện đó các nước công nghiệp có cách tiếp cận
quốc gia đối với trình độ được công nhận, quy trình tiếp nhận và con đường
nghề nghiệp của các tiến sĩ trong tương lai. Các nước trung bình và thu nhập
thấp phải đối mặt với nhu cầu tăng nhanh về trình độ SĐH để phục vụ nhu
cầu thị trường lao động. Tác giả cũng chỉ ra những nét chính về phương
hướng đào tạo SĐH hiện nay. (170.tr. 24-27)
- Khi nói đến chính sách hợp tác quốc tế trong giáo dục cũng cần phải nhắc
tới Quá trình (Hiệp ước) Bologna được các bộ trưởng giáo dục của 29 nước
Châu Âu ký vào năm 1999. Tuy nhiên Hiệp ước này cũng mở cửa cho các
22
nước khác muốn tham gia. Cho đến nay đã có 47 nước là thành viên của Hiệp
ước này. Mục đích của Quá trình Bologna là thành lập một Khu vực Giáo dục
Đại học Châu Âu với các chuẩn mực về bằng cấp và bảo đảm chất lượng có
tính so sánh và tương thích hơn trong toàn Châu Âu đến năm 2010.
( Với việc thực thi Quá trình
Bologna các hệ thống đào tạo đại học ở các nước Châu Âu sẽ có các đặc trưng
sau đây:
- Trong phạm vi của Khu vực Giáo dục Châu Âu rất dễ dàng di chuyển
từ nước này sang nước khác để tiếp tục học tập hoặc làm việc;
- Sức quyến rũ của giáo dục đại học Châu Âu ngày càng tăng nên ngày
càng có nhiều người từ các nước ngoài Châu Âu đến đây để học tập và làm
việc.
- Kết hợp với các hệ thống giáo dục tốt nhất của Mỹ và Châu Á.
- Cuối cùng khi nói đến hội nhập quốc tế và các cam kết của Việt Nam về
GD-ĐT với WTO trong GATS phải kể đến công trình quan trọng của Jane
Knight “Giáo dục đại học xuyên biên giới [154]: Hướng dẫn thực hiện GATS
về giáo dục xuyên biên giới”. TS Jane Knight làm việc tại Trung tâm phát
triển giáo dục quốc tế, Viện Ontario về nghiên cứu giáo dục, đại học Toronto,
Canada. Trong công trình nghiên cứu này bên cạnh các vấn đề về chính sách,
quy định và nghiên cứu, tác giả đặc biệt đi sâu nghiên cứu về tính phức tạp,
rủi ro và các cơ hội bắt nguồn từ việc tăng cường dịch chuyển xuyên biên giới
của các chương trình giáo dục và nhà cung cấp giáo dục. Những tác động tiềm
tàng của các chính sách như tài chính, phương thức tiếp cận, đảm bảo chất
lượng, công nhận giá trị bằng cấp/văn bằng, tình trạng chảy máu chất xám
trong giáo dục đại học, và vai trò Chính phủ. Cuối cùng tác giả đặt ra những
câu hỏi và các vấn đề cho các nhà lãnh đạo giáo dục và các nhà chức trách có
liên quan suy ngẫm trong phạm vi vai trò của họ đối với nền giáo dục quốc
23
gia.
Ngoài ra còn phải kể đến các công trình nghiên cứu của Christopher
Ziguras [137] và Mark A. Ashwill [163] mô tả về ảnh hưởng của GATS đối
với giáo dục đại học của các nước đang phát triển ở Châu Á, về chính sách
của các nước xuất khẩu giáo dục
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước
1.1.2.1. Nghiên cứu về chính sách.
Đã có nhiều công trình của các tác giả trong nước đề cập đến chính
sách. Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
- Nguyễn Văn Thụy (chủ biên): Một số vấn đề về chính sách phát triển KH -
CN (1994) [107].
Các tác giả đã nêu lên các đặc điểm của sự phát triển KH-CN trong giai
đoạn hậu công nghiệp. Những xu hướng lớn đối với sự nghiệp CNH - HĐH ở
nước ta. Các tác giả cũng đã hệ thống hóa các chính sách KH - CN của Đảng
và Nhà nước ta trong thời gian trước đây và khuyến nghị về các chính sách
đó, trong đó có chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ KH - CN.
- Nguyễn Thị Anh Thu (chủ biên): Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH -
CN trong cơ quan nghiên cứu – phát triển [104].
Các tác giả của cuốn sách nghiên cứu việc sử dụng cán bộ KH-CN như
là một khâu của quá trình chính sách và đánh giá tác động của nó. Ngoài ra
cuốn sách đã nghiên cứu những vấn đề liên quan khác như đào tạo nhân lực
trong cơ quan nghiên cứu – phát triển (Chương V) và những bất cập của các
chính sách đó.
- Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị : Chính sách và kế hoạch trong
QLGD.NXB Giáo dục – 1999 [76]
Nội dung cuốn sách bàn về các vấn đề lý luận của chính sách. Các tác
giả đã trình bày các khái niệm cơ bản của chính sách, chiến lược, kế hoạch và