Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường mầm non thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 119 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM






PHẠM THỊ LOAN




NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG
TRƯỜNG MẦM NON THÀNH THỊ HẢI PHÒNG
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC













HÀ NỘI - 2004

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM





PHẠM THỊ LOAN


NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG
TRƯỜNG MẦM NON THÀNH THỊ HẢI PHÒNG
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC













HÀ NỘI - 2004


1
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 2 năm học tập tại khoa Sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội
em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự chỉ bảo cặn kẽ của các thầy giáo, các
cô giáo khoa Sư phạm. Những gì các thầy, các cô đã truyền thụ trong quá
trình theo học lớp cao học quản lý giáo dục khoá 2 là cơ sở để em hoàn thành
tốt nhiệm vụ của một cán bộ giáo dục và định hướng cho em trong bước
đường tiếp theo. Em xin được cảm ơn các thầy, các cô khoa Sư phạm cùng
các thầy, các cô đã tham gia giảng dạy cho lớp cao học quản lý giáo dục khoá

2. Em cũng xin được cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Hội đồng khoa học
chuyên ngành quản lý giáo dục. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc nhất đến PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, người đã hết lòng nhiệt tình trực
tiếp hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Hải Phòng, Ban giám
đốc Trung tâm đào tạo- bồi dưỡng cán bộ, thuộc trường Đại học Hải Phòng đã
tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá học này.
Xin cảm ơn Ban giám đốc Sở GD và ĐT Hải Phòng, các cán bộ quản lý
ngành học mầm non thành phố đã cung cấp tư liệu cho tôi hoàn thành bản
luận văn của mình.




2

KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN



CQG Chuẩn quốc gia
GD và ĐT Giáo dục và đào tạo
MG Mẫu giáo
MN Mầm non
NT Nhà trẻ










3
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài 9
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 10
1.1.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý giáo dục mầm non 10
1.1.2 Quản lý nhà trường, quản lý trường mầm non 10
1.1.3 Biện pháp quản lý 13
1.1.4 Chuẩn và chuẩn quốc gia của trường mầm non 13
1.2 Nghiên cứu các tiêu chuẩn của trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia
(theo QĐ 45/2001 ngày 26/12/2001 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT) 14
Chƣơng 2: Thực trạng của việc xây dựng trƣờng mầm non thành
thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia 20
2.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội Thành phố Hải Phòng 20
2.2 Tình hình phát triển giáo dục mầm non và định hướng của Thành phố
về xây dựng trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia 21
2.3 Mức độ đạt chuẩn quốc gia của các trường mầm non thành thị Hải Phòng 26
2.4 Tính khả thi của các chuẩn tại Hải Phòng 61
Chƣơng 3: Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trƣờng mầm non
thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay 63
3.1 Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 63
3.2 Phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục và các ngành hữu quan ở

Hải Phòng và có sự chỉ đạo thống nhất từ Thành phố đến các quận, phường 66
3.3 Lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện xây dựng trường mầm non thành thị

4
đạt chuẩn quốc gia 67
3.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 68
3.5 Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị 71
3.6 Các biện pháp đảm bảo tỷ lệ chuyên cần của trẻ, hạ tỉ lệ trẻ bị SDD,
đảm bảo an toàn, đạt chuẩn về chất lượng giáo dục 75
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 88

5
MỞ ĐẦU

1 – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhiều thập kỷ qua, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự
nghiệp “trồng người”, với quan điểm “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu”và “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” [15], Đảng ta đã có những
nghị quyết chuyên đề về giáo dục và đào tạo như Nghị quyết Hội nghị lần thứ
tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban
chấp hành TW khoá VIII, kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW
khoá IX. Đối với thành phố Hải Phòng, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ
XII đã có nghị quyết chuyên đề về giáo dục và đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc và đại hội Đảng bộ
thành phố, Sở GD và ĐT Hải Phòng đã đề ra 14 chương trình phát triển giáo
dục - đào tạo, trong đó có chương trình kiên cố hoá trường học, hiện đại hoá
thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia, Quốc tế.
Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo Hải Phòng dã có bước phát triển

mạnh mẽ, tích cực về quy mô và chất lượng các ngành học, cấp học, bậc học.
Thành phố và các địa phương rất chú trọng và có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất
kỹ thuật cho các trường học, tạo ra sự chuyển biến đáng kể. Tính đến hết năm học
2003 – 2004, Hải Phòng có 6 trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia.
Thực tế đã chỉ ra rằng giáo dục mầm non là giai đoạn đầu của quá trình
giáo dục hình thành nhân cách con người. Sáu năm đầu của cuộc sống có ý
nghĩa rất quan trọng tới sự phát triển sau này của con người. Những nghiên
cứu gần đây về sinh học phát triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi càng khẳng định vị trí,
vai trò của giáo dục mầm non là hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển
nguồn lực con người. Vì vậy “ Đầu tư vào lĩnh vực sức khoẻ, dinh dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ chính là đầu tư lâu dài và ngay từ đầu cho sự phát

6
triển kinh tế – xã hội tương lai [44, tr.13].
Các nhà lãnh đạo thành phố, lãnh đạo ngành, cán bộ giáo viên mầm non
cũng nhận thấy việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một trong
những điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ. Song việc
xây dựng các trường mầm non thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia hiện nay
gặp phải mâu thuẫn rất lớn. Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu xây dựng trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia và điều kiện thực tế để đạt được điều đó. Ở khu vực nội
thành, do quá trình đô thị hoá nhanh, mật độ dân cư cao, diện tích đất làm trường
học không đủ, vì vậy quy mô lớp học trong mỗi trường thuờng qúa lớn.Tổng số
các trường mầm non thành thị Hải Phòng hiện nay là 64 trường và tính đến hết
năm học 2003 – 2004 mới có 6 trường đạt chuẩn quốc gia. Để đạt được mục tiêu
như đề án “ Kiên cố hoá trường học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai
đoạn 2003-2010” đã đề ra là: “Từ nay đến năm 2010 hầu hết các trường mầm non
ở Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia” [38, tr.3], thì ngành học mầm non Hải Phòng
phải phấn đấu xây dựng gần 60 trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia ,
đây là một thách thức khhông nhỏ. Vậy phải có những biện pháp nào để đạt được
mục tiêu đó? Trong phạm vi của mình, đề tài muốn tập trung nghiên cứu lý luận

và tìm hiểu thực trạng vấn đề xây dựng trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc
gia , tìm ra những biện pháp quản lý giúp các trường mầm non thành thị Hải
Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài hướng vào việc nghiên cứu tìm ra được một hệ thống biện pháp
quản lý nhằm giúp các trường mầm non thành thị Hải Phòng có thể đạt chuẩn
quốc gia, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến đề tài : Quản lý giáo dục, quản
lý giáo dục mầm non, quản lý nhà trường, quản lý trường mầm non, chuẩn

7
quốc gia của trường mầm non.
3.2. Tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng các trường mầm non thành thị Hải
Phòng đạt chuẩn quốc gia .
3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm xây dựng các trường mầm non thành
thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.
4.1. Khách thể nghiên cứu : Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thông qua
trường hợp các trường mầm non thành thị Hải Phòng.
4.2. Đối tượng nghiên cứu : Các biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường
mầm non thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU : Phải xây dựng và triển khai đồng bộ những
biện pháp quản lý hữu hiệu mới có thể xây dựng các trường mầm non thành
thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chủ yếu sử dụng 2 nhóm phương
pháp sau:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận : Sưu tầm, đọc và phân tích các
văn bản, tài liệu liên quan đến đề tài.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
- Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với các đối tượng có
liên quan.
- Khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
7.1. Về mặt lý luận: Đề tài có những đóng góp cho việc hoàn thiện chuẩn
quóc gia của trường mầm non trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp
theo.
7.2. Về mặt thực tiễn : Đề tài đề xuất những biện pháp quản lý nhằm giúp các

8
trường mầm non thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Mở đầu
Nội dung có 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Thực trạng của việc xây dựng trường mầm non thành thị Hải
Phòng đạt chuẩn quốc gia
Chương 3: Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường mầm non thành
thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay
Kết luận, khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục











9
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dành muôn vàn tình
thương yêu cho các cháu nhi đồng. Bác căn dặn “Dạy trẻ cũng như trồng cây
non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau
này các cháu thành người tốt” [22, tr. 96]. Người rất quan tâm đến việc xây
dựng một hệ thống giáo dục mầm non. Năm 1924 người đã viết trên báo
“Người cùng khổ ” về sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống trường mẫu
giáo và vỡ lòng, nhà giữ trẻ, vườn trẻ, nhà nuôi trẻ v.v nhằm mục đích cải
thiện việc giáo dục xã hội, giải phóng phụ nữ.
Trong 50 năm hình thành và phát triển, ngành học mầm non đã có một hệ
thống quản lý chỉ đạo thống nhất từ Trung ương tới cơ sở, đã có một mạng
lưới trường lớp ở khắp các vùng miền trong cả nước. Theo định hướng phát
triển giáo dục mầm non trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
mà Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ ra, mục tiêu của giáo dục mầm
non từ nay đến 2020 được xác định là: “Nhanh chóng nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi trên cơ sở xây dựng một đội ngũ cán bộ
giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề và một hệ thống trường lớp, trang thiết bị
được cải thiện đồng bộ, hoàn chỉnh đối với công lập và ngoài công lập, tiến
hành phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển thể lực, tình cảm, trí tuệ cho trẻ, đặt nền móng hình thành nhân cách
trẻ và làm cơ sở vững chắc cho tiến trình giáo dục trẻ của các bậc học kế tiếp,
đạt được định hướng về phát triển giáo dục mầm non cho các thập kỷ đầu của
thế kỷ 21” [50, tr.27 ].

Để đạt được mục tiêu chiến lược ấy, việc xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia được xác định là một giải pháp quan trọng, toàn diện nhằm

10
nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. Sau hơn 2 năm thực
hiện quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo về việc xây dựng trường mầm non
đạt chuẩn quốc gia, cả nước đã có hơn 300 trường mầm non được công nhận
đạt chuẩn quốc gia. Việc đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
đã thu hút được sự đầu tư của lãnh đạo tỉnh, thành phố, các sở, các lực lượng
xã hội, tạo ra sự thi đua tích cực giữa các tỉnh, các đơn vị.
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài.
1.1.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý giáo dục mầm non
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý, song theo định nghĩa
kinh điển nhất: Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Ngày nay khái niệm quản lý được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng)
kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.
Như vậy, có thể hiểu được rằng, dù trong bất kỳ một tổ chức nào với
mục đích gì, cơ cấu và qui mô ra sao, đều cần phải có sự quản lý và người
quản lý để tổ chức hoạt động nhằm đạt được mục đích của tổ chức.
Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội. Đó là “hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (nhóm các
nhà sư phạm tiên phong) nhằm tổ chức, điều khiển và quản lý hoạt động giáo
dục của những người làm công tác giáo dục (khách thể quản lý) thực hiện
mục tiêu kế hoạch giáo dục đã đề ra” [48, tr.9].
Quản lý giáo dục mầm non là một bộ phận của quản lý giáo dục.
1.1.2 Quản lý nhà trường, quản lý trường mầm non
Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo qui

hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà

11
trường là một tổ chức gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần thực hiện những
nhiệm vụ nhất định trên cơ sở phân công và sự phối hợp. Kết quả hoạt động
của nhà trường là kết quả lao động của cả một tập thể cán bộ giáo viên trong
trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Bảo đảm được
sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng trong các thành phần đó mới bảo đảm được
hiệu quả của hoạt động giáo dục. Hơn nữa, hoạt động giáo dục rất phức tạp. Vì
vậy, công tác quản lý nhà trường là vô cùng quan trọng. Có thể nói, quản lý
nhà trường là tổ chức các hoạt động của mọi người trong nhà trường làm sao
đạt được mục tiêu đã định [4, tr.4]. Nét tiêu biểu của quản lý nhà trường trong
chế độ xã hội mới là sự tham gia ngày càng đông đảo của người lao động vào
quản lý nhà trường. Trong quản lý nhà trường, việc quản lý những con người là
vấn đề trung tâm. Quản lý nhà trường phải nhằm vào 3 mục đích chính sau đây:
- Bảo đảm cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường
theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện đầy đủ các kế hoạch
giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dục.
- Bảo đảm được việc động viên các lực lượng giáo dục trong nhà trường
và ngoài nhà trường (trước hết là đội ngũ giáo viên, các tổ chức đoàn thể
trong nhà trường) làm việc tích cực, sáng tạo, phối hợp đồng bộ để thực hiện
đường lối, kế hoạch, nội dung và phương pháp giáo dục của Đảng, đồng thời
phát huy được tính tích cực, tự giác của đối tượng giáo dục là học sinh, bảo
đảm tốt sự phối hợp của cha mẹ học sinh.
- Tạo nên và bảo đảm sự cân đối giữa nhiệm vụ giáo dục và các điều kiện
vật chất cho việc thực hiện.
Quản lý trường mầm non là “tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể
quản lý (hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên nhằm thực hiện có chất
lượng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường trên cơ sở tận dụng các
tiềm lực vật chất, tinh thần của xã hội, nhà trường và gia đình trẻ” [48, tr. 15].


12
Trường mầm non là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục mầm non, là đơn vị
quan trọng nhất trong công tác quản lý giáo dục mầm non. Chất lượng giáo
dục của nhà trường phản ánh hiệu quả công tác chỉ dạo, quản lý của ngành.
Trường mầm non của nước ta có 3 tính chất sau [4, tr.30]:
- Chăm sóc, bảo vệ, giáo dục toàn diện, chăm lo đến sự hình thành và
phát triển tổng thể của trẻ.
- Tính chất giáo dục gia đình và liên kết chặt chẽ với giáo dục trẻ ở gia đình.
- Tính chất tự nguyện.
Trường mầm non có các nhiệm vụ như sau:
- Tiếp nhận và quản lý trẻ em trong độ tuổi
- Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình chăm
sóc giáo dục mầm non do Bộ GD và ĐT ban hành.
- Quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ em.
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo qui
định của pháp luật.
- Chủ động kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em; kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội
nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học nuôi dạy trẻ em cho gia
đình và cộng đồng.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và trẻ em của trường tham gia các
hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng.
- Giúp đõ các cơ sở giáo dục mầm non khác trong địa bàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
- Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi.
- Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi.
- Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và trường mẫu giáo,


13
nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
Trường mầm non, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ
được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục và đều
chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân
công, phân cấp của Chính phủ.
1.1.3 Biện pháp quản lý:
Biện pháp quản lý là cách thức chủ thể quản lý tác động một cách có ý
thức vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
là cách thức kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc xây dựng
các trường mầm non theo chuẩn quốc gia.
1.1.4 Khái niệm chuẩn và chuẩn quốc gia của trường mầm non
Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà
làm cho đúng [49, tr.181].
Chuẩn quốc gia của trường mầm non là chuẩn do nhà nước quy định bằng
pháp luật mà trường mầm non lấy đó làm căn cứ để xây dựng nhà trường.
Sau hơn 50 năm hình thành và phát triển ngành học mầm non nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đã có một hệ thống các trường mầm non,
mẫu giáo, nhà trẻ rộng khắp cả nước, từ thành thị đến các vùng sâu, vùng xa.
Số trẻ được chăm sóc giáo dục tại các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo dưới mọi hình
thức đã đạt 27% vào năm 2000.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống
dưới 30% vào năm 2000.
Hầu hết các cơ sở có công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn, trẻ em được
dùng nước sạch. Ngành giáo dục mầm non luôn chú ý nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho mọi trẻ em trong các loại hình giáo dục
mầm non được hưởng chương trình chăm sóc- giáo dục được đổi mới cả nội

14

dung và phương pháp, cung cấp cho trẻ một nền móng phát triển về thể lực,
nhân cách và trí tuệ.
Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giáo dục mầm non bị tan vỡ
ở nhiều nơi. Để ổn định và duy trì ngành học, Bộ GD và ĐT đã đổi mới cách
chỉ đạo quản lý là đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục mầm non, đa dạng hoá các
loại hình trường lớp. Bộ đã huy động nhiều nguồn lực để chỉ đạo xây dựng
nhiều loại chương trình, đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, đổi
mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời, Bộ tập trung chỉ đạo xây
dựng hệ thống trường trọng điểm chất lượng cao, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền giáo dục các bậc cha mẹ và trong cả cộng đồng. Nhờ vậy, chất lượng
giáo dục mầm non đã có chuyển biến đáng khích lệ.
Những năm gần đây Đảng và nhà nước đã quan tâm nhiều tới sự nghiệp
giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Luật giáo dục ra
đời năm 1998 đã khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và nhà nước ta về
phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo thực
hiện nhiều chương trình phát triển giáo dục - đào tạo, trong đó có giáo dục
mầm non.
1.2 Nghiên cứu các tiêu chuẩn của trƣờng mầm non thành thị đạt chuẩn
quốc gia (theo QĐ 45/2001 ngày 26/12/2001 của Bộ trƣởng Bộ GD & ĐT)
Ngày 26/12/2001 Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo đã ký quyết định số
45/2001/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy chế công nhận trường mầm non
đạt chuẩn quốc gia từ năm 2002 đến năm 2005. Theo quyết định này trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia phải có đủ năm tiêu chuẩn. Do có sự khác nhau
về sự phát triển giáo dục mầm non giữa các khu vực nông thôn và thành thị
nên 5 tiêu chuẩn của trường mầm non ở hai khu vực có khác nhau. Trong
phạm vi đề tài của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu 5 tiêu chuẩn của
trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia. Năm tiêu chuẩn này đề cập

15
một cách toàn diện, từ đội ngũ cán bộ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất,

công tác tổ chức quản lý, chất lượng chăm sóc - giáo dục cho đến công tác
tham mưu xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non. Trường mầm non được
xây dựng theo CQG và đạt CQG là sự thể hiện một trình độ phát triển mới
của nhà trường, cao hơn và rõ hơn cả tiêu chuẩn mô hình trường trọng điểm
bậc học MN đã được Bộ GD và ĐT ban hành kèm theo quyết định số
1363/GD và ĐT ngày 31 - 5 - 1994. Giải pháp xây dựng trường mầm non
theo CQG là giải pháp có tính chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
mầm non: “Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một” [33,
tr.15]. Ở mỗi giai đoạn phát triển của giáo dục mầm non, nhà trường có tiêu
chuẩn tương ứng, giai đoạn phát triển kế tiếp sau có tiêu chuẩn cao hơn tiêu
chuẩn của giai đoạn trước đó. Dưới đây, chúng tôi nghiên cứu các tiêu chuẩn
của trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002 - 2005.
Tiêu chuẩn 1: Công tác tổ chức quản lý nhà trường.
Trong tiêu chuẩn này có 3 tiêu chí là :
+ Tổ chức quản lý: Tiêu chí này rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt
động của một nhà trường. Nội dung của tiêu chí đề cập đến nội dung và
nguyên tắc quản lý nhà nước đối với trường MN. Lần đầu tiên, tiêu chí quản
lý trường MN được đưa ra một cách đầy đủ để đánh giá hoạt động của trường
MN. Trong giai đoạn hiện nay, việc đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước đối
với trường MN là rất cần thiết và mang tính cấp bách. Tuy nhiên, để mang
tính khách quan và khoa học thì tiêu chí không thể chỉ mang tính định tính mà
còn phải được lượng hoá để có thể cân, đong, đo, đếm được. Nhìn vào tiêu chí
tổ chức quản lý đã được trình bày chúng tôi thấy rất khó đánh giá hiệu quả
công tác tổ chức quản lý của một trường MN. Hơn nữa, ở đây chưa thể hiện
rõ yêu cầu của công tác tổ chức quản lý ở trường đạt CQG với tổ chức quản lý ở

16
trường MN khác ở chỗ nào. Vì vậy, để dễ dàng phấn đấu xây dựng và dễ dàng
đánh giá trường MN đạt CQG, tiêu chí này cần được cụ thể hoá bằng các chỉ số.

+ Hoạt động của các tổ chức đoàn thể.
Tiêu chí này khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Chi bộ Đảng và sự
phối hợp hoạt động của tổ chức công đoàn, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội cha
mẹ học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Song,
tiêu chí này cũng chưa được cụ thể hoá nên khó đánh giá, và chưa mang tính
đặc trưng cho trường MN đạt CQG so với các trường mầm non khác. Ở giai
đoạn tiếp theo, hoạt động của các đoàn thể trong trường MN sẽ được đánh giá
như thế nào?
+ Quản lý chăm sóc giáo dục trẻ.:
Trong tiêu chí này có một điểm mới so với tiêu chuẩn của trường MN
trọng điểm ở chỗ là trường MN đạt CQG phải thu nhận 100% số trẻ 5 tuổi
trong địa bàn trường đóng. Điều này đã cụ thể hoá quan điểm về phát triển
giáo dục MN là “ Phát triển giáo dục mầm non là nền tảng cho chiến lược phổ
cập tiểu học của đất nước” [50, tr. 26].
Nội dung còn lại của tiêu chí này tương tự như đối với trường MN trọng
điểm. Có một số nội dung khó đánh giá. Ví dụ: Thế nào là trường mầm non
thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, thường xuyên cải tiến chất lượng
bữa ăn hàng ngày cho trẻ? Hay như yêu cầu giáo viên phải có sáng kiến kinh
nghiệm, làm đồ dùng dạy học, đồ chơi như thế nào là đạt yêu cầu, kẻo lại rơi
vào việc làm hình thức. Tức là những nội dung này phải được cụ thể hoá.
Tiêu chuẩn 2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Đối với cán bộ quản lý, tiêu chuẩn đưa ra là phù hợp với yêu cầu thực tế
đổi mới công tác quản lý giáo dục và mang tính phát triển. Người cán bộ quản
lý phải đạt được trình độ đào tạo đại học chuyên ngành mầm non, có như vậy
mới am hiểu sâu lĩnh vực đang quản lý và có khả năng tổ chức tốt các hoạt

17
động trong trường MN. Bên cạnh việc đạt được trình độ đại học mầm non,
người hiệu trưởng cần có kiến thức và kỹ năng quản lý trường mầm non. Điều
này hết sức quan rrọng và cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục ở nước

ta, bởi vì như Đảng và Nhà nước ta đã nhận định một trong những nguyên
nhân của những tồn tại trong GD và ĐT là yêú kém trong quản lý nhà nước
về GD và ĐT. Thực tế, có Hiệu trưởng giỏi chuyên môn , nhưng lại yếu về
kiến thức kỹ năng quản lý trường MN và vì vậy hiệu quả công tác quản lý nhà
trường bị hạn chế và nhiều khi còn có sai lầm đáng tiếc.
Tất cả kiến thức về chuyên ngành giáo dục mầm non, về quản lý nhà
nước đối với trường MN phải được thể hiện trong công việc hàng ngày. Vì
vậy, đánh giá một cán bộ quản lý nhà trường, không chỉ căn cứ vào bằng cấp,
mà quan trọng hơn là đánh giá hiệu quả quản lý của họ.
Tiêu chuẩn đối với giáo viên và nhân viên được cụ thể và nâng cao hơn,
mang tính định hướng cho những năm tiếp theo. Song, theo chúng tôi, yêu
cầu có 50% giáo viên có trình độ từ cao đẳng trở lên là cao ở giai đoạn 2002 -
2005, bởi trình độ đào tạo ban đầu của giáo viên mầm non thấp, nhất là với
đội ngũ giáo viên nhà trẻ. Trong mấy năm gần đây, ngành giáo dục mầm non
đã rất cố gắng để chuẩn hoá trung học sư phạm mầm non cho đội ngũ giáo
viên. Tuy nhiên,việc nâng chuẩn lên cao đẳng sư phạm mầm non phải có thời
gian để giáo viên thay nhau đi học mà vẫn đảm bảo hoạt động của nhà trường.
Trong tiêu chuẩn này có đưa ra yêu cầu về số lượng giáo viên giỏi cấp thành
phố, số lượng lao động giỏi nhằm khẳng định yêu cầu nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên đối với trường chuẩn quốc gia vì giáo viên là yếu tố quyết
định để thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ.
Tiêu chuẩn 3: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Ở đây đã đưa ra 4 tiêu chí để đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

18
của nhà trường đạt CQG. Đó là tiêu chí về tỷ lệ chuyên cần của trẻ, tỉ lệ trẻ có
kênh sức khoẻ loại A, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho
trẻ. Các tiêu chí này là cần thiết, rõ ràng, cơ bản và dễ đánh giá. Ở từng tiêu
chí, chúng tôi có ý kiến như sau:

+ Tỷ lệ chuyên cần của trẻ là 95% (bao gồm cả trẻ nhà trẻ và mẫu giáo) là
cao, khó đạt được. Qua nghiên cứu thực tế ở các trường MN thành thị Hải
Phòng cho thấy ở các trường có tỷ lệ chuyên cần cao thì tỷ lệ này cao nhất
cũng chỉ đạt khoảng 90% đối với trẻ nhà trẻ và 95 % đối với trẻ mẫu giáo .Vì
vậy, theo chúng tôi, tỷ lệ chuyên cần của trẻ nên hạ thấp hơn 95% để phù hợp
với thực tế.
+ Tỷ lệ trẻ kênh A là 98% trong giai đoạn 2002 – 2005 vẫn là cao. Chúng
tôi hiểu rằng chỉ tiêu đưa ra vừa mang tính khẳng định thực trạng, vừa mang
tính định hướng cho sự phát triển, song tiêu chí đó cũng phải phù hợp. Việc
đưa ra tiêu chí không có kênh C là cần thiết và phù hợp để đánh giá chất
lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường.
+ Đối với chất lượng giáo dục, tiêu chí đưa ra là 98% trẻ đạt yêu cầu theo
quyết định 55/QĐ ngày 3/2/1990 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT có thể thực
hiện được. Tuy nhiên, trên thực tế khi đánh giá chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi
và một số lớp 3 - 4 tuổi thực hiện thí điểm đổi mới thì việc đánh giá không
dựa trên quyết định 55. Vì vậy, thực tế chưa có sự thống nhất khi đánh giá
chất lượng giáo dục.
+ 100% trẻ phải được đảm bảo an toàn. Điều này là hoàn toàn cần thiết.
Tiêu chuẩn 4. Tổ chức trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị.
Tiêu chuẩn này được trình bày rõ ràng, cụ thể, định hướng mô hình
trường MN hiện đại. Việc chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị cho
trường MN là để tạo ra những điều kiện tốt nhất cho chăm sóc giáo dục trẻ.
Song đối với các trường MN thành thị hiện nay, vấn đề diện tích đất đạt

19
chuẩn là vô cùng khó. Các trường MN thành thị luôn phải chịu áp lực về sự
quá tải số lượng trẻ. Nhiều trường cố gắng đạt các tiêu chuẩn khác, đã đầu tư
trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu trường chuẩn, chỉ riêng tiêu
chuẩn diện tích là không đạt, mặc dù đã tăng diện tích sử dụng bằng cách
nâng tầng. Vì vậy, có trường chất lượng chăm sóc giáo dục tốt, đội ngũ tốt,

được phụ huynh tín nhiệm, nhưng chỉ vì thiếu diện tích đất nên vẫn không đạt
trường CQG. Nhiều cán bộ quản lý lo lắng là trong khi chưa thể mở rộng diện
tích đất thì họ nâng tầng để tăng diện tích sử dụng, nhưng không biết như vậy
có được công nhận khi áp với tiêu chí trường CQG hay không.
Trong số các trường MN thành thị hiện nay rất nhiều trường chưa có đủ
phòng chức năng như yêu cầu chuẩn. Chỉ có những trường xây mới ở nơi có
đủ diện tích đất mới có khả năng xây đủ các phòng chức năng. Vì vậy Bộ GD
& ĐT có thể nghiên cứu thêm về tiêu chí này để đưa ra tiêu chí phù hợp hơn
với các trường MN thành thị. Ví dụ, có thể kết hợp phòng truyền thống,
phòng hội trường, văn phòng nhà trường là một.
Số trường mầm non thành thị có phòng ngủ riêng cho trẻ rất ít. Hầu hết
các trường cho trẻ ngủ tại phòng hoạt động chung.
Tiêu chuẩn 5. Thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục mầm non
Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của trường MN trọng
điểm, có bổ sung thêm yêu cầu các tổ chức xã hội, cá nhân, gia đình đóng góp
xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị chăm sóc giáo dục trẻ.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chưa được cụ thể hoá nên rất khó đánh giá một
trường MN làm tốt công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non với
trường chưa làm tốt công tác này.
Tóm lại, theo chúng tôi, các tiêu chuẩn của trường MN đạt CQG đã được đề
cập một cách toàn diện, đầy đủ. Có một vài tiêu chí chưa phù hợp, cần được
nghiên cứu để tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mang tính khả thi

20
cao. Cần khẳng định rằng, chủ trương xây dựng trường MN đạt CQG là một chủ
trương đúng đắn, nhằm từng bước xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn hoá,
hiện đại hoá, đồng thời đưa hoạt động chăm sóc giáo dục vào kỷ cương nền nếp
để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Việc xây dựng trường CQG nhằm
đảm bảo cho trẻ được chăm sóc giáo dục một cách toàn diện, được phát triển tốt
nhất về thể lực và trí tuệ, làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực sau này. Xây dựng trường chuẩn quốc gia là huy động được nguồn lực địa
phương, là dịp toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm lo đến
chất lượng cuộc sống của trẻ em. Nhân dân yên tâm phấn khởi khi con em họ
được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục tại trường đạt chuẩn quốc gia. Từ đó tạo
được mối quan hệ tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG TRƢỜNG MẦM NON
THÀNH THỊ HẢI PHÒNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA.

Trên cơ sở nghiên cứu các chuẩn quốc gia trường mầm non thành thị,
chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng triển khai việc xây dựng các trường
mầm non thành thị ở Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia. Bằng phương pháp điều
tra theo phiếu đối với hiệu trưởng các trường mầm non, phỏng vấn trực tiếp
lãnh đạo và chuyên viên ngành học mầm non thành phố, các quận Lê Chân,
Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, đồng thời nghiên cứu các văn bản, tài liệu
báo cáo tổng kết giáo dục mầm non của thành phố và các quận, chúng tôi
thống kê và trình bày số liệu theo các mục sau đây.
2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam (sau thành phố Hồ Chí
Minh và Thủ đô Hà Nội) có tổng diện tích đất tự nhiên là: 1507,6km
2
bao
gồm cả hai huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vỹ). Hải Phòng là trung tâm
giao thông vận tải của toàn bộ khu vực phía Bắc Việt Nam, nối các tỉnh phía

21
Bắc với thị trường thế giới qua hệ thống cảng biển.
Hải Phòng là một thành phố công nghiệp, có diện tích đất nông nghiệp
không lớn, song có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp và nông thôn theo
hướng công nghiệp hoá nông nghiệp.
Bên cạnh tiềm năng du lịch, tài nguyên biển của Hải Phòng là một thế

mạnh phát triển ngư nghiệp . Những đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý của Hải
Phòng như đã nêu ở trên có tác động mạnh đến công tác quy hoạch đào tạo
nguốn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời
gian tới.
Hải Phòng là một vùng đất ven biển, cư dân từ khắp nơi đến hội tụ sinh
sống lâu đời trên một vùng đất chua mặn, luôn luôn phải đối phó với biển khơi
và bão tố để tồn tại và phát triển nên trước hết cư dân Hải Phòng là những người
lao động cần cù dũng cảm, không chịu khuất phục trước thiên tai địch hoạ.
Mặt khác, những con người của nhiều địa phương phiêu dạt đến đây và
trụ lại được ở mảnh đất này phải là những con người kiên nghị, năng động,
thông minh và sáng tạo.
Hải Phòng cũng là đất học, quê hương của ba trạng nguyên học giỏi, đỗ
đạt cao như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn. Tính cách của
con người Hải Phòng và truyền thống văn hoá lâu đời giúp học sinh sớm tiếp
thu được tinh hoa của thời đại trước những biến thiên của lịch sử, góp phần
xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của thành phố qua các thòi kỳ. Về chỉ
số phát triển giáo dục Hải Phòng chỉ đứng sau Hà Nội và Đà Nẵng.
Dân cư Hải Phòng phân bố không đều. Mật độ dân cư ở khu vực nội
thành cao gấp 16 – 17 lần so với khu vực nông thôn. Quá trình đô thị hoá ở
Hải Phòng diễn ra với tốc độ cao do phát triển kinh tế, mở rộng các khu công
nghiệp tập trung. Như vậy dân số đô thị sẽ tăng lên. Ngoài 4 quận cũ, Hải
Phòng mới hình thành thêm quận Hải An. Việc phân bố dân cư không đều

22
giữa các khu vực đã ảnh hưởng tới vấn đề phát triển giáo dục cũng như quy
mô về mạng lưới trường lớp. Đặc biệt là ở khu vực nội thành vấn đề phát triển
trường lớp và mở rộng quy mô rất khó khăn.
2.2 Tình hình phát triển giáo dục mầm non và định hƣớng của thành
phố về xây dựng trƣờng mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia.
Quy mô giáo dục mầm non Hải Phòng có xu hướng phát triển, nhất là trẻ

trong độ tuổi mẫu giáo. Theo báo cáo tổng kết năm học 2003-2004 của Sở
GD và ĐT Hải Phòng, số lượng trẻ huy động ra lớp mẫu giáo là 50970 cháu,
đạt tỉ lệ 75,87%. Số trẻ lứa tuổi nhà trẻ được huy động ra lớp là 17800 cháu
(Bao gồm các loại hình GDMN), đạt tỉ lệ 29,15%. Số trẻ mẫu giáo 5 tuổi đi
học là 23625 cháu,đạt 99,37%. Hầu hết các lớp mẫu giáo trong các trường
mầm non thành thị Hải Phòng đều quá tải so với quy định trong Điều lệ
trường mầm non. Có thể nhận thấy rằng tỉ lệ trẻ huy động ra lớp tăng do nhận
thức và nhu cầu gửi trẻ ngày càng tăng. Mặt khác, do cuối năm 2002- 2003 số
trẻ 3-4 tuổi cũng được chú trọng huy động. Bên cạnh đó, ngành học đã có
nhiều biện pháp tích cực, phối kết hợp cùng các ban ngành, các lực lượng xã
hội điều tra dân số trong độ tuổi và tuyên truyền vận động trẻ ra lớp, đồng
thời không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường
mầm non.
Chất luợng giáo dục mầm non Hải Phòng có những bước chuyển biến
tích cực từ những năm đầu 90 và ngày càng được nâng cao, tạo niềm tin và sự
tín nhiệm của các bậc phụ huynh. Chất lượng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã góp phần
không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu phổ cập
giáo dục tiểu học. Đánh giá chất lượng chăm sóc trẻ theo yêu cầu chuẩn của
từng độ tuổi đạt từ 90 – 95% hàng năm. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các
trường lớp mầm non thành thị bình quân giảm xuống dưới 10%.
Đội ngũ cán bộ và giáo viên mầm non trong những năm qua không ngừng

23
lớn mạnh đủ về số luợng và từng bước được chuẩn hoá đáp ứng yêu cầu. So
với nhiều tỉnh thành phố và cả nước, đội ngũ cán bộ và giáo viên mầm non
Hải Phòng có tốc độ chuẩn hoá nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên nhà trẻ đạt
chuẩn còn thấp. Số giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng còn ít so với yêu
cầu nâng cao chất lượng đội ngũ. Hơn nữa, hiện nay thành phố chưa có mức
phụ cấp cho giáo viên đi học nâng chuẩn và Nhà nước chưa xếp lương tương
ứng với trình độ đào tạo , vì vậy chưa khuyến khích được giáo viên đi học.

Về cơ sở vật chất, trong những năm qua thành phố đã quan tâm đầu tư cải
tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non. Song, ở khu vực nội
thành các trường lớp mầm non chủ yếu là cơ sở cũ cải tạo lại nên không đáp
ứng yêu cầu về mặt diện tích. Có rất ít trường mầm non thành thị được xây
dựng theo quy mô hiện đại và theo yêu cầu chuẩn. Trang thiết bị, đồ dùng đồ
chơi chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lưọng giáo dục. Hiện nay còn
35% số sân chơi chưa có đủ đồ chơi ngoài trời, 25% số phòng học thiếu đồ
dùng đồ chơi, 20% số lớp chưa có công trình vệ sinh phù hợp [ 37, tr. 50].
Nguồn kinh phí trang bị các điều kiện cho giáo viên dạy và cho trẻ học hết
sức hạn chế, khiến các giáo viên phải bỏ nhiều thời gian , công sức để làm đồ
dùng dạy học. Thời gian gần đây, thành phố đã có đầu tư lớn về tài chính cho
giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non. Ngân sách chi thường xuyên
cho các ngành học, bậc học ngày càng tăng, song số biên chế ngày một nhiều,
lương ngày một tăng nên phần ngân sách chi thường xuyên tăng thêm chủ yếu
chi cho con người, phần chi khác tăng không đáng kể.
Để thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết đại hội
Đảng bộ thành phố về phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, Sở GD và ĐT đã
đề ra một số chương trình dự án ưu tiên, trong đó có chương trình “ Kiên cố
hoá trường học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002 -
2010”. Mục tiêu của chương trình này được đề ra cho giáo dục mầm non như

×