1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐOÀN THỊ THANH BÌNH
DẠY TRUYỆN KIỀU
TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(Bộ môn Ngữ Văn)
MS: 601410
HÀ NỘI - 2010
3
DANH MỤC
CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
HD: Hƣớng dẫn
ND: Nguyễn Du
NXBGD: Nhà xuất bản giáo dục
SGK: sách giáo khoa
[17, tr. 18]: Tài liệu số 17, trang 18
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………… ………1
2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………… ……… 3
3. Mục đích nghiên cứu …………………………………………….….……… 5
4. Phạm vi đề tài nghiên cứu …………………………….…… ………………. 5
5. Mẫu khảo sát ……………………………………………………………… 5
6. Vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………… 6
7. Giả thuyết khoa học của đề tài ……………………………………… 6
8. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………… ……….6
9. Kết quả đóng góp của luận văn ……………………………………………… 6
10. Cấu trúc luận văn …………………………………………………… …… 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Biện pháp tu từ ………………………………………………………… 10
1.2. Biện pháp tu từ từ vựng ………………………………………………… 10
1.3. Khái niệm ẩn dụ- hoán dụ ……………………………………………… 11
1.3.1. Khái niệm ẩn dụ ………………………………………………… …… 11
1.3.2. Khái niệm hoán dụ ………………………………………… ………… 12
1.4. Phân loại ẩn dụ- hoán dụ …………………………………… ……………13
1.4.1. Phân loại ẩn dụ ………………………… …………………… ……… 13
1.4.2. Phân loại hoán dụ …………………………………………………… …19
1.5. Chức năng của ẩn dụ- hoán dụ ………………………………………… 22
1.5.1. Chức năng của ẩn dụ ……………………………………… ………… 22
1.5.1.1. Chức năng biểu cảm ……………………………… ………………….22
1.5.1.2. Chức năng tạo dựng hình ảnh ……………………………… ……… 24
5
1.5.1.3. Chức năng thẩm mỹ ……………………………… ………………….26
1.5.1.4. Chức năng nhận thức …………………………….……………………27
1.5.2. Chức năng của hoán dụ ………………………………… …………… 28
1.5.2.1. Chức năng nhận thức …………………………………… ……………28
1.5.2.2. Chức năng biểu cảm- cảm xúc ……………………… ……………….30
1.6. Phân biệt ẩn dụ tu từ với hoán dụ tu từ ………………………………… 32
CHƢƠNG 2: DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ-
HOÁN DỤ
2.1. Giới thuyết về ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều ………………… …….36
2.2. Xác định các ẩn dụ- hoán dụ trong các trích đoạn sách giáo khoa Ngữ Văn
10 tập 2 ……………………………………………………………….……… 38
2.2.1. Ẩn dụ …………………………………………………………… …… 39
2.2.1.1. Nhóm ẩn dụ ……………………………………………………… ….39
2.2.1.2 Nhóm biến thể ẩn dụ ……………………………………………… …49
2.2.2. Nhóm hoán dụ ……………………………………………… …………52
2.2.2.1. Hoán dụ ………………………………………………… ………… 52
2.2.2.2. Cải dung ………………………………………………… ………… 53
2.2.2.3. Cải danh …………………………………………………… ……… 53
2.2.2.4. Cải số ……………………………………………………… ……… 53
2.3. Hiệu quả của sử dụng ẩn dụ- hoán dụ tu từ trong các trích đoạn ……… 54
2.3.1. Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ tu từ khác nhau để biểu thị một đối
tƣợng cụ thể ………………………… ……………………………………… 55
2.3.2.Dùng một hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ biểu hiện nhiều đối tƣợng khác nhau 58
2.3.3. Dùng ẩn dụ- hoán dụ trong miêu tả ……………………………… ……58
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ……………………………… 62
3.1. Tiết 81: Đọc văn Trao duyên
6
3.1.1. Mục tiêu bài học …………………………………………… ………….62
3.1.2. Thiết kế bài học …………………………………………… ………… 63
3.1.3. Hƣớng dẫn HS đánh giá, tổng hợp, củng cố, luyện tập ……………… 72
3.1.4. Hƣớng dẫn HS tự học …………………………………… …………….72
3.1.5. Tài liệu tham khảo ……………………………………… …………… 72
3.1.6. Rút kinh nghiệm ………………………………………… …………….72
3.2. Tiết 82: Đọc văn: Nỗi thƣơng mình
3.2.1. Mục tiêu bài học …………………………………………… ………….73
3.2.2. Thiết kế bài học ………………………………………… …………… 74
3.2.3. Hƣớng dẫn HS đánh giá, tổng hợp, củng cố, luyện tập ……………… 87
3.2.4. Hƣớng dẫn HS tự học ………………………………………… ……….87
3.2.5. Tài liệu tham khảo …………………………………………… ……… 87
3.2.6. Rút kinh nghiệm …………………………………………… ………….87
3.3. Tiết 85: Đọc văn: Chí khí anh hung - HD đọc thêm: Thề nguyền
3.3.1. Mục tiêu bài học ………………… ………………………………… 88
3.3.2. Thiết kế bài học ………………………………………………… …… 89
3.3.3. Hƣớng dẫn HS đánh giá, tổng hợp, củng cố, luyện tập ……………… 103
3.3.4. Hƣớng dẫn HS tự học ……………………………………….…………103
3.3.5. Tài liệu tham khảo ………………………………………….………….103
3.3.6. Rút kinh nghiệm …………………….……………………………… 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………… 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………… …108
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhà văn là nghệ sĩ, qua những tác phẩm-
nhịp cầu nối với bạn đọc giúp ta hiểu đƣợc phần nào vẻ đẹp trong tâm hồn dân
tộc Việt Nam. Nói nhƣ vậy thì Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn. Nhƣ con ong hút
nhuỵ của muôn hoa để làm nên những giọt mật cho đời, Nguyễn Du đã chắt lọc
tinh hoa bằng sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân,
sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa… để góp những giọt mật thơm
mát, ngọt lành tạo ra Truyện Kiều- lâu đài nghệ thuật ngôn từ nguy nga đồ sộ.
Với kiệt tác này, Nguyễn Du đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc lên thành ngôn
ngữ văn chƣơng trong sáng, trau chuốt, mƣợt mà, mẫu mực. Cho đến nay chƣa
có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn câu hay bằng Nguyễn Du,
vì thế mà ngƣời đời đánh giá rất cao: “Nguyễn Du đối với tiếng Việt Nam cũng
nhƣ Puskin đối với tiếng Nga. Với bậc thần thông của ngôn ngữ ấy, tiếng nƣớc ta
vốn đã rất phong phú lại đạt tới đỉnh tuyệt mĩ” [7,tr. 149].
Nguyễn Du trở thành niềm tự hào cho nền văn hoá và văn học dân tộc và
Truyện Kiều đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của dân
tộc Việt Nam. Cũng từ khi ra đời cho đến nay, các nhà nghiên cứu, bình luận văn
học thuộc nhiều thời đại và thế hệ khác nhau, quan điểm chính trị và thẩm mĩ khác
nhau đã kế tiếp nhau bàn luận về Truyện Kiều. Từ xƣa đến nay, nếu những ý kiến
đánh giá về nội dung tƣ tƣởng của Truyện Kiều rất khác nhau thì ngƣợc lại về
nghệ thuật hầu nhƣ tất cả mọi ngƣời đều khảng định tài năng của Nguyễn Du: “Cụ
Nguyễn Du không phải là nhà thi sĩ, cụ chính là Thần Thơ vậy [10, tr. 1].
Trong lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là
ngƣời đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện
Kiều lại là ngƣời đặt nền móng cho văn học hiện đại của nƣớc ta. Với Truyện
2
Kiều của Nguyễn Du có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải qua một
cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ, sâu sắc của nó.
Hơn nữa Truyện Kiều còn nhƣ nguồn mạch không bao giờ vơi cạn. Từ
xƣa đến nay, bao nhiêu ngƣời tìm hiểu Truyện Kiều và mỗi lần nói đến lại phát
hiện thêm đƣợc cái hay, cái mới. Đúng nhƣ vậy, nói đến nghệ thuật Truyện Kiều
là nói đến sự sáng tạo kì diệu của thiên tài Nguyễn Du bởi Nguyễn Du đã tiếp
thu truyền thống, điều hoà hai xu hƣớng văn học bình dân và văn học bác học và
đã hoàn chỉnh sự điều hoà ấy, để nâng ngôn ngữ văn học lên mức cao nhất trong
quá khứ. Trong sự điều hoà ấy, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng đến sự chuyển
nghĩa của từ qua biện pháp ẩn dụ- hoán dụ vì thế trong Truyện Kiều số lƣợng các
ẩn dụ- hoán dụ rất phong phú, đạt tới con số kỉ lục về số lƣợng, đạt đến trình độ
tuyệt mỹ về khả năng diễn đạt.
Hiện nay, một câu hỏi lớn đặt ra cho những ngƣời dạy và ngƣời học ở các
trƣờng phổ thông là: làm thế nào để nâng cao chất lƣợng dạy và học nhằm đáp
ứng nhu cầu đổi mới ở mọi cấp học? Việc thực hiện đề tài “Dạy Truyện Kiều từ
góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ”- một phần của nội dung trong chƣơng trình đào
tạo ở Đại học và ở bậc học cao hơn cũng là một nội dung gần với một biện pháp
tu từ đƣợc dạy ở trƣờng phổ thông giúp ngƣời dạy giải quyết đƣợc những yêu
cầu thực tiễn của ngƣời học và chuẩn bị hành trang để dạy Ngữ văn trong tƣơng
lai. Khi nghiên cứu “Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ”,
ngƣời viết có điều kiện củng cố kiến thức cho mình về ẩn dụ- hoán dụ- một biện
pháp tu từ, một loại phƣơng tiện tu từ trong Tiếng Việt và có điều kiện khảo sát
kỹ hơn Truyện Kiều, một kiệt tác của nền văn học Việt Nam thời trung đại. Việc
khảo sát đó giúp ngƣời thực hiện vừa làm giàu nguồn ngữ liệu để phục vụ việc
học và dạy phong cách học, vừa hiểu thấu đáo hơn phong cách Nguyễn Du.
Xuất phát từ các lí do trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy Truyện
3
Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện Kiều đã đƣợc nghiên cứu nhiều ở các phƣơng diện nội dung cũng
nhƣ nghệ thuật.
Về nghệ thuật các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nhiều mặt nhƣ nghệ thuật
xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học,
từ thuần Việt và từ Hán Việt, các biện pháp tu từ…
Ông Lê Trí Viễn, khi bàn về nghệ thuật Truyện Kiều đã viết: “Ngoài
những phƣơng diện trên đã nói, còn một phƣơng diện khác đáng nói là các hình
thức tu từ. Ngƣời ta đều biết ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong tiếng nói nhân dân
ta rất giàu các hình thức tu từ: so sánh, tỉ dụ, ngoa dụ, hoán dụ, lộng ngữ và nhất
là ẩn dụ… Cách nói nhiều hình tƣợng nhất trong Truyện Kiều là cách nói bằng
ẩn dụ- hoán dụ. Điều này giở trang nào cũng có thể thấy đƣợc”.
Ông Nguyễn Lộc đã viết: “Cùng xuất phát điểm ấy, ngôn ngữ nhân vật
trong Truyện Kiều có nhiều yếu tố Hán Việt. Nhƣng phổ biến hơn cả là việc sử
dụng các hình thức ẩn dụ- hoán dụ…” [19, tr. 64]
Ông Mai Quốc Liên cho rằng: “Ca dao đã cung cấp cho Nguyễn Du những
phƣơng tiện biểu hiện phong phú và ông đã sử dụng nó vô cùng tài tình. Không
kể những phƣơng tiện nhƣ ẩn dụ- hoán dụ, nói ngoa, nói giảm… Nguyễn Du sử
dụng thành thục đến mức làm ta kinh ngạc [19, tr. 57].
Ông Vũ Đình Long nhận xét: “Thơ cụ Nguyễn Du viết văn hoa bóng bẩy
lắm, những câu tỉ dụ rải rác trong thơ cụ không chỗ nào không có. Cụ thƣờng ví
ngƣời con gái lƣu lạc giang hồ với cánh hoa hay chiếc bèo mặt nƣớc” [6, tr. 229].
Ông Đào Duy Anh thì cũng nói: “Đừng hiểu rằng chữ thích đáng là dùng
chữ nào đúng nghĩa chữ nấy theo nghĩa đen của nó. Nhà thi sĩ không nhìn sự vật
theo con mắt mộc mạc của ngƣời thƣờng, mà cũng không có những cảm giác
4
thiển cận nhƣ bọn phàm phu tục tử chúng ta. Nhà nhạc sĩ ở cái gì cũng nghe thấy
thanh âm hình sắc cùng những điều huyền bí kín ngầm, cho nên nhiều khi thi sĩ
không biểu diễn tƣ tƣởng tình cảm một cách đơn sơ, thô lỗ mà lại dùng những
chữ mà ta xem bóng bẩy hay thâm trầm. Lại nhân ngôn ngữ của ta có rất nhiều
tiếng ví, tiếng tỉ dụ- nhất là trong ngôn ngữ của bình dân- cho nên các thi sĩ nƣớc
ta nhất là cụ Nguyễn Du hay dùng những lời bóng bẩy, những chữ tỉ dụ. Muốn
chỉ thân phận lƣu lạc của ngƣời con gái thì nói phận bèo, hoa trôi bèo dạt, hay
nƣớc chảy hoa trôi; muốn chỉ nhan sắc ngƣời con gái đẹp thì nói mai cốt cách.
Khổ mặt tròn thì nói khuân trăng, lông mày đậm đà thì nói nét ngài, mắt tình tứ
thì nói làn thu thuỷ, lời đẹp ý hay thì nói tú khẩu cẩm tâm, đánh ngƣời con gái thì
vùi liễu dập hoa, cứu kẻ bị giam là tháo cũi sổ lồng”.
Nhiều chỗ tỉ dụ không chỉ ở trong từng chữ mà ở trong cả ý tứ một câu. Ví
dụ nhƣ muốn nói thân ngƣời con gái không dám ngăn cấm ai để ý đến:
Vẻ chi một đoá yêu đào
Vƣờn hồng ai dám ngăn rào chim xanh.
Muốn cho Thúc Sinh biết mình là gái giang hồ tiếp khách thì Thuý Kiều
nói:
Thiếp nhƣ hoa đã lìa cành
Chàng nhƣ con bƣớm lƣợn vành mà chơi.
Ta thấy, tuy có đề cập đến hiện tƣợng chuyển nghĩa ẩn dụ- hoán dụ trong
Truyện Kiều nhƣng các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên một cách khái
quát. Vì thế, ở luận văn này ngƣời viết cố gắng đi sâu, tìm hiểu ẩn dụ- hoán dụ
qua các trích đoạn Truyện Kiều một cách hệ thống hoá với một cái nhìn khái
quát hơn, đầy đủ và chi tiết hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Phƣơng tiện tu từ đƣợc đƣa vào chƣơng trình Tiếng Việt ở rất nhiều cấp
5
học. Là một giáo viên Ngữ Văn tôi mong muốn tìm hiểu kỹ lƣỡng về các phƣơng
tiện tu từ của Tiếng Việt để giảng dạy văn thơ đƣợc tốt hơn, phần nào giúp các
em khám phá thế giới nghệ thuật của các tác phẩm văn chƣơng nói chung, các
trích đoạn Truyện Kiều đƣợc học nói riêng.
Đề tài mong muốn đƣa ra đƣợc một cái nhìn đầy đủ hơn về phƣơng tiện tu
từ ẩn dụ- hoán dụ và hiệu quả sử dụng ẩn dụ- hoán dụ tu từ trong các trích đoạn
Truyện Kiều Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2- Nhà xuất bản 2006. Nghiên cứu
đề tài này, ngƣời viết mong muốn nâng cao đƣợc hiểu biết của mình về cái hay,
cái đẹp của Tiếng Việt, nâng cao năng khiếu cảm thụ văn chƣơng của mình.
4. Phạm vi đề tài nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở của hiện tƣợng chuyển nghĩa ẩn dụ- hoán dụ tu từ trong
các trích đoạn Truyện Kiều, phân loại các ẩn dụ- hoán dụ và chỉ ra hiệu quả thẩm
mỹ của ẩn dụ- hoán dụ cũng nhƣ cách sử dụng sáng tạo của Nguyễn Du.
- Giới hạn về tƣ liệu thống kê:
+ Các đoạn trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du trong sách giáo khoa
Ngữ văn 10 tập 2- Nhà xuất bảnGD, 2006.
5. Mẫu khảo sát
- Học sinh lớp 10A2, 10A10- Trƣờng Trung học phổ thông C Nghĩa
Hƣng- Nam Định.
5. Giả thuyết khoa học của đề tài
“Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ” giúp ngƣời học
nhận thức đƣợc rằng ẩn dụ- hoán dụ tu từ không đơn giản chỉ là “cách gọi tên”
sự vật, hiện tƣợng mà trong thơ văn đặc biệt là trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du chúng chính là những tín hiệu thẩm mỹ cao. Vì thế khai thác ẩn dụ- hoán dụ
một cách cặn kẽ trong tác phẩm chính là mở ra một con đƣờng đi tới cái hay, cái
đẹp trong văn chƣơng đồng thời giúp ngƣời học có những kiến thức cần thết để
6
phân tích, bình giá ngôn ngữ tác phẩm văn học nói chung, các trích đoạn Truyện
Kiều nói riêng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này ngƣời viết sử dụng các phƣơng pháp sau:
6.1. Phƣơng pháp khảo sát, thống kê, tổng hợp ngữ liệu để có cái nhìn khái quát
về ẩn dụ- hoán dụ qua các trích đoạn trong Truyện Kiều.
6.2. Phƣơng pháp hệ thống hoá và phân loại ngữ liệu để xác định những biểu
hiện đặc trƣng của ẩn dụ- hoán dụ trong các trích đoạn Truyện Kiều.
6.3. Phƣơng pháp phân tích tu từ học để phân tích những ví dụ cụ thể và từ đó
khái quát những giá trị hiệu quả biểu đạt của ẩn dụ- hoán dụ trong các trích đoạn
Truyện Kiều.
Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng khi phân tích các trƣờng hợp sử dụng ẩn
dụ- hoán dụ trong văn bản để rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
cấu trúc gồm các chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ
Chƣơng 3: Thực nghiệm
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Biện pháp tu từ
Theo các nhà phong cách học, biện pháp tu từ “[…] là những cách phối
hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phƣơng tiện ngôn ngữ (không kể là
trung hoà hay diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gợi hình gời cảm,
nhần mạnh làm nổi bật…) do sự tác động qua lại của các yếu tố trong một ngữ
cảnh rộng.” [9, tr. 3]
Cần phải phân biệt biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ. Theo quan niệm
của các nhà phong cách học, phƣơng tiện tu từ “… là những phƣơng tiện ngôn
ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật- logic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ
sung, còn có màu sắc tu từ” [20, tr. 59]
1.2. Biện pháp tu từ từ vựng
Biện pháp tu từ từ vựng còn đƣợc gọi là biện pháp tu từ từ ngữ.
Theo các nhà phong cách: “Biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối
hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc
cao hơn (trong phạm vi một câu, một chỉnh thể trên câu) có khả năng đem lại
hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh.”
[19, tr. 142-143]
Khái niệm biện pháp tu từ từ vựng nằm trong một chỉnh thể bao gồm hệ
thống các khái niệm biện pháp tu từ thuộc các cấp độ ngôn ngữ và các bình diện
ngôn ngữ khác nhƣ: biện pháp tu từ ngữ âm, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp
tu từ văn bản, biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Do đó cũng cần phải hiểu rõ các khái
8
niệm trên. Tuy nhiên, việc tách biện pháp tu từ ngữ nghĩa thành một kiểu riêng
chỉ là trên phƣơng diện lí thuyết còn ở mọi cấp độ ngôn ngữ (trừ cấp độ ngữ âm)
đều tồn tại phƣơng diện ngữ nghĩa. [9, tr. 5]
1.3. Khái niệm ẩn dụ- hoán dụ
1.3.1.Khái niệm ẩn dụ
Ẩn dụ là phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa trên cơ sở sự tƣơng
đồng, sự giống nhau… giữa các thuộc tính của cái dùng để nói và cái muốn nói
đến.
Theo Nguyễn Lân “Ẩn dụ là một cách ví, nhƣng không cần đến những
tiếng để so sánh nhƣ: tựa, nhƣ, tƣởng, nhƣờng, bằng…” [11, tr. 18]
Tác giả Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng
tên của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu đƣợc mối quan
hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm” [11, tr. 9].
Ông Đỗ Hữu Châu viết: “Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tƣợng này bằng
tên gọi của một sự vật hiện tƣợng khác, giữa chúng có mối quan hệ tƣơng đồng”
[11 tr. 9].
Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn
là tên gọi của x (tức là x là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phƣơng thức ẩn dụ là
phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu nhƣ x và y
giống nhau. (Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt)
Ông Cù Đình Tú định nghĩa ẩn dụ nhƣ sau:
“Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tƣợng này
dùng để biểu thị đối tƣợng kia dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tƣởng về nét
tƣơng đồng giữa hai đối tƣợng” [29, tr. 125].
Theo Đinh Trọng Lạc: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình
tƣợng, dựa trên sự tƣơng đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tƣởng
9
tƣợng ra) giữa khách thể (hiện tƣợng, hoạt động, tính chất) A đƣợc định danh với
khách thể (hoặc hiện tƣợng, hoạt động tính chất) B có tên gọi đƣợc chuyển sang
dùng cho A [13, tr. 221].
Nguyễn Thái Hoà: “Ẩn dụ tu từ là phƣơng thức chuyển nghĩa bằng lối so
sánh ngầm dùng tên gọi đối tƣợng đƣợc so sánh thay cho tên gọi so sánh khi hai
đối tƣợng có một nét nghĩa tƣơng đồng nào đó, nhằm phát động trƣờng liên
tƣởng rộng lớn trong lòng ngƣời đọc”.[14,tr.194]
1.3.2. Khái niệm hoán dụ
Hoán dụ là phép sử dụng từ ngữ dựa trên cơ sở liên tƣởng kế cận giữa các
thuộc tính của cái dùng để nói và cái muốn nói đến.
Theo Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phƣơng tiện và Biện pháp tu từ định
nghĩa: “Hoán dụ là định danh thứ hai dựa trên mối liên hệ hiện thực giữa khách
thể đƣợc định danh với khách thể có tên gọi đƣợc chuyển sang dùng cho khách
thể đƣợc định danh”
Nguyễn Thái Hoà trong “Phong cách học Tiếng Việt” định nghĩa nhƣ sau:
“Hoán dụ là phƣơng thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay
một nét tiêu biểu nào đó của một đối tƣợng để gọi tên chính đối tƣợng đó”.
Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt” viết:
“Hoán dụ là phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với
nhau trong thực tế”.
Trên đây là quan niệm của một số nhà ngôn ngữ về ẩn dụ- hoán dụ. Hầu
hết các tác giả đều dựa trên quan hệ tƣơng đồng hay kế cận giữa hai đối tƣợng và
sự chuyển nghĩa của từ để đƣa ra khái niệm. Vì vậy, các định nghĩa về ẩn dụ-
hoán dụ tuy có khác nhau trong cách diễn đạt song cơ bản là không mâu thuẫn,
hay đối lập với nhau mà ngƣợc lại các ý kiến đó còn bổ sung cho nhau hình
thành nên một cách hiểu về ẩn dụ và hoán dụ đầy đủ hơn.
10
1.4. Phân loại ẩn dụ- hoán dụ
1.4.1. Phân loại ẩn dụ
Theo Nguyễn Thiện Giáp ẩn dụ có các kiểu sau:
- Giống nhau về hình thức:
Mũi là bộ phận có đặc điểm nhọn, nhô ra; phần đất nhô ra cũng đƣợc gọi
là mũi đất. Bướm, loại côn trùng có cánh bay, cái mắc áo có hình con bƣớm cũng
đƣợc gọi là bƣớm … Ẩn dụ này trong tiếng Việt rất phong phú.
- Giống nhau về màu sắc:
Màu da trời (màu xanh nhƣ da trời), màu cánh sen (màu hồng nhƣ màu
của cánh sen), màu cốm (màu xanh nhƣ màu của cốm) …
- Giống về chức năng:
Bến trong bến xe, bến tàu điện… không giống về hình dạng, không giống
về vị trí… với bến sông, bến đò. Nó chỉ giống với bến sông, bến đò ở chức năng
đầu mối giao thông.
- Giống về thuộc tính, tính chất:
Tình cảm khô khan, lời nói ngọt.
- Giống về đặc điểm vẻ ngoài nào đó:
Ngƣời đàn ông đẹp đƣợc gọi là Phan Anh, Tống Ngọc.
Ngƣời đàn bà đẹp đƣợc gọi là Tây Thi.
Những ngƣời phụ nữ hay ghen đƣợc gọi là Hoạn Thư.
- Ẩn dụ từ cụ thể đến trìu tƣợng:
Hạt nhãn là cái cụ thể chỉ phần bên trong của quả đƣợc dùng để chỉ trung
tâm quan trọng nhất của một vấn đề.
Nắm là động tác cụ thể của bàn tay đƣợc chuyển sang dùng nắm tình hình.
- Lấy vật chỉ ngƣời:
Con rắn độc, con hoạ mi của anh, con chó con của mẹ…
11
- Chuyển tính chất của sự vật hiện tƣợng này sang chỉ tính chất của sự vật
hiện tƣợng khác:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
Cách phân loại của ông Nguyễn Thiện Giáp khá đa dạng, cụ thể nhƣng
chƣa bao quát đƣợc hết các trƣờng hợp ẩn dụ. Hơn nữa, cách phân loại của ông
cũng chƣa thực sự nhất quán. Các loại ẩn dụ: giống nhau về hình thức; giống
nhau về màu sắc; giống nhau về chức năng; giống nhau về thuộc tính, tính chất;
giống về đặc điểm vẻ ngoài nào đó đƣợc phân loại căn cứ vào nét tƣơng đồng
giữa các đối tƣợng. Các loại ẩn dụ còn lại: ẩn dụ từ cụ thể đến trìu tƣợng; lấy vật
chỉ ngƣời; chuyển tính chất của sự vật, hiện tƣợng này sang chỉ tính chất của sự
vật hiện tƣợng khác thực ra đó là hƣớng chuyển nghĩa của ẩn dụ chứ không đồng
nhất với các loại ẩn dụ trên.
Trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, ông Cù Đình
Tú đƣa ra cách phân chia dựa theo khả năng tƣơng đồng giữa hai sự vật và hiện
tƣợng. Theo ông nét tƣơng đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ trên
lý thuyết, có bao nhiêu khả năng tƣơng đồng thì có bấy nhiêu khả năng ẩn dụ. Có
một số khả năng nhƣ sau:
+ Tƣơng đồng về màu sắc.
+ Tƣơng đồng về tính chất.
+ Tƣơng đồng về trạng thái.
+ Tƣơng đồng về hành động.
+ Tƣơng đồng về cơ cấu.
Cách phân loại của ông Cù Đình Tú nhất quán nhƣng chƣa bao quát đƣợc
12
hết các trƣờng hợp ẩn dụ
Ông Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học Tiếng Việt” phân loại nhƣ sau:
- Nhóm ẩn dụ
Nhóm ẩn dụ gồm: ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung và ẩn dụ tƣợng trƣng.
+ Ẩn dụ
Căn cứ vào từ loại (danh từ, động từ hay tính từ) và vào chức năng (chức
năng định danh, chỉ bộ phận đề hay chức năng làm vị ngữ, chỉ bộ phận thuyết)
của từ ẩn dụ, có thể chia ẩn dụ ra ba loại: ẩn dụ định danh; ẩn dụ nhận thức; ẩn
dụ hình tƣợng
Ẩn dụ định danh là một thủ pháp có tính chất thuần tuý kỹ thuật dùng để
cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ. Ví dụ: đầu làng,
chân trời, tay ghế, cổ lọ, má phanh…
Ẩn dụ nhận thức nảy sinh ra do kết quả của việc làm biến chuyển khả
năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ
cụ thể đến trìu tƣợng. Ví dụ: tâm hồn giá lạnh, dòng sông hiền hoà, tấm gương
vằng vặc…
Ẩn dụ hình tƣợng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa.
Ví dụ:
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
(Nguyễn Du)
Lệ hoa đƣợc dùng để chỉ giọt nƣớc mắt. Không chỉ có lệ hoa mà trong
Truyện Kiều còn có rất nhiều các ẩn dụ tu từ đƣợc dùng để chỉ nƣớc mắt: giọt
mưa, mạch tương, giọt châu, giọt hồng, giọt ngọc…
Ẩn dụ hình tƣợng là phƣơng thức bình giá riêng có của cá nhân ngƣời sử
dụng.
Căn cứ vào những đặc điểm về ngữ nghĩa, ẩn dụ đƣợc chia ra nhƣ sau:
13
Ẩn dụ của ngôn ngữ với hình ảnh đã bị phai mờ.
Ẩn dụ của lời nói với hình ảnh còn tƣơi tắn.
Ẩn dụ của ngôn ngữ với hình ảnh đã bị phai mờ, đƣợc xây dựng trên
những mối liên hệ liên tƣởng khách quan vốn đƣợc phản ánh trong những dấu
hiệu hàm chỉ mang thông báo hoặc về kinh nghiệm thực tế hàng ngày của một
tập thể ngôn ngữ hoặc về kiến thức văn hoá- lịch sử của nó. Ví dụ biển có nghĩa
là vùng nƣớc mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt trái đất. Do đó bất cứ khối
lƣợng to lớn (ví nhƣ biển) trên một diện tích rộng đều có thể đƣợc gọi là biển:
biển lúa, biển lửa, biển sƣơng mù dày đặc, biển ngƣời dự mít tinh… Theo lôgic
thông thƣờng thì ngƣời ta có thể tìm đƣợc nhiều cặp đối tƣợng có mối quan hệ di
động- cố định. Trong ca dao đã chọn thuyền- bến:
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Dùng nhƣ vậy thì dễ rung động lòng ngƣời hơn bởi vì theo thói quen thẩm
mỹ của ngƣời bình dân xa xƣa, hình ảnh cây đa, bến cũ, con đò hiện ra nhƣ một
dấu ấn quen thuộc, gần gũi, khó quên.
Ẩn dụ của lời nói hình ảnh còn tƣơi tắn đƣợc xây dựng từ trong văn cảnh
cụ thể. Vì những dấu hiệu hàm chỉ dùng để cắt nghĩa cách hiểu lại ý nghĩa ngôn
từ phải đƣợc đặt trong khuân khổ của một hệ thống từ vựng nào đó (của câu hoặc
của cả văn bản) mới trở nên rõ nét. Những hàm chỉ này thƣờng là phản ánh
không phải cách nhìn của tập thể mà là cách nhìn của cá nhân về thế giới, do đó
chúng có tính chất chủ quan và ngẫu nhiên so với kiến thức chung.
+ Ẩn dụ bổ sung
Ẩn dụ bổ sung (còn gọi: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự kết hợp của hai
hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ những trung khu cảm giác khác nhau.
Cơ sở tâm lý học của nó là sự tác động lẫn nhau giữa các giác quan, sự hợp nhất
14
của chúng.
Ẩn dụ bổ sung đƣợc chia ra một số loại sau:
Thị giác + nhiệt - Cái màu đỏ này bức quá
Thị giác + vị giác - Câu chuyện nghe nhạt
Thị giác + khứu giác - Thấy thơm rồi đó
Khứu giác + vị giác - Một mùi đăng đắng
Thính giác + xúc giác - Một tiếng sắc nhọn
Trong thơ ẩn dụ bổ sung huy động mọi giác quan dẫn đến sự xuyên
thấm,sự hoà đồng của mọi cảm quan khiến cho thơ hoá thành nhạc, thành hoạ,
thấm vào tâm hồn, làm độc giả cũng có tâm hồn nghệ sĩ.
+ Ẩn dụ tượng trưng
Ẩn dụ tƣợng trƣng là sự kết hợp của một khái niệm trìu tƣợng với một
khái niệm về cảm giác.
Ví dụ:
Những ý nghĩ cay đắng/ Cỏ cây một màu khổ não/ Màu đỏ giận giữ.
(Nguyễn Tuân)
Ở đây sự kết hợp của các từ ngữ trong các ví dụ trên không phải đƣợc thực
hiện trên cơ sở tính đồng loại của hai khái niệm, bởi vì một khái niệm thì trìu
tƣợng, một khái niệm thì cụ thể. Ẩn dụ tƣợng trƣng đƣợc sử dụng trong ngôn
ngữ nghệ thuật.
- Nhóm biến thể ẩn dụ:
+ Nhân hoá:
Nhân hoá (còn gọi: nhân cách hoá) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó
ngƣời ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời để biểu thị
thuộc tính, dấu hiệu của đối tƣợng không phải con ngƣời, nhằm làm cho đối
tƣợng đƣợc miêu tả trở nên gần gũi dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho ngƣời nói có
15
khả năng bày tỏ kín đáo tâm tƣ, thái độ của mình.
Về mặt hình thức, nhân hoá có thể đƣợc cấu tạo theo hai cách:
Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con ngƣời để biểu thị tính
chất, hoạt động của đối tƣợng không phải con ngƣời:
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
(Nguyễn Duy)
Coi đối tƣợng không phải nhƣ con ngƣời và tâm tình trò chuyện với nhau.
Núi cao chi lắm núi ơi?
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
(Ca dao)
Nhân hoá chỉ có thể đƣợc hiện thực hoá trong một ngữ cảnh nhất định.
Ví dụ:
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe
tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre
hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
+ Vật hoá:
Vật hoá (còn gọi: vật cách hoá) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó ngƣời
ta dùng một hình thức di chuyển thuộc tính, dấu hiệu ngƣợc chiều lại với nhân
hoá, tức là lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời, nhằm
mục đích châm biếm, đùa vui, và nhiều khi qua đó để thể hiện tình cảm, thái độ
sâu kín của mình.
Ví dụ:
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi
16
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng.
(Ca dao)
Cách phân loại của ông Đinh Trọng Lạc đa dạng, phong phú, cụ thể, chi
tiết và có thể bao quát đƣợc hết các trƣờng hợp ẩn dụ.
1.4.2. Phân loại hoán dụ
Ông Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học Tiếng Việt” phân loại hoán
dụ nhƣ sau:
Nhóm hoán dụ bao gồm: hoán dụ, cải dung, cải danh, cải số.
- Hoán dụ:
Hoán dụ là phƣơng thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay
một nét tiêu biểu nào đó của một đối tƣợng để gọi tên chính đối tƣợng đó.
Trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, hoán dụ xuất hiện thƣờng xuyên ở
khắp mọi nơi. Chẳng hạn, chỉ riêng cách gọi tên một ngƣời nào đó mà ta không
biết tên, hoặc muốn tránh, ta có thể dùng:
+ Đặc điểm ngoại hình: chị tóc quăn, anh đeo kính, mụ lùn tịt…
+ Quần áo vật dụng: anh áo đỏ, cô áo xanh, anh xe cúp, bác xích lô…
+ Nghề nghiệp: cô giáo, bác sĩ, nhà xe, bà đồng nát, anh phở bò …
+ Chức vụ: (chào) đại tá, giám đốc, thủ tƣởng, lớp trƣởng…
+ Quan hệ thứ bậc gia đình: ông, bà, cha mẹ, anh, em…
Những kiểu thay đổi tên gọi này xuất hiện trong một hoàn cảnh giao tiếp
cụ thể và có giá trị lâm thời trong lời nói. Và nhƣ vậy số lƣợng của hoán dụ hầu
nhƣ là vô tận.
Trong ngôn ngữ nghệ thuật, hoán dụ là phƣơng thức sáng tạo nghệ thuật.
Lối dùng đơn giản mà có giá trị miêu tả là lối dùng trong ca dao:
Hỡi cô yếm thắm loà xoà
17
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Hoán dụ tu từ có chức năng vừa dẫn xuất vừa miêu tả. Trong Truyện Kiều,
để tránh lặp lại, Nguyễn Du đã dùng những hoán dụ khác nhau: đầu xanh, má
hồng, gót sen, hồng quần, áo xanh (thanh y), hoa nô, giai nhân… Cứ mỗi lần gọi
nhƣ vậy chân dung nàng Kiều lại đƣợc bồi đắp thêm.
- Cải dung:
Cải dung là một phƣơng thức hoán dụ chỉ cái chứa đựng thay cho vật chứa
đựng. Ta thƣờng nghe nói “ăn ba bát cơm”, “uống vài chén rƣợu”… tức là lƣợng
cơm và rƣợu đựng trong đó, lại nghe nói: “cả làng đổ ra xem”, “cả hội trƣờng
đứng dậy vỗ tay”, tức là những ngƣời trong làng, những ngƣời ở trong hội
trƣờng. Cách nói đó quá quen thuộc đến mức không ai thắc mắc gì hết.
Đi vào địa hạt văn chƣơng ta cũng gặp cách nói đó:
Cả làng quê, đường phố
Cả lớn nhỏ, gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi.
(Thanh Hải)
Gia công thêm một chút, các nhà thơ tạo ra những hình tƣợng văn học:
Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung.
Cả nƣớc ôm em khúc ruột của mình.
(Tố Hữu)
Trong văn chính luận, phép cải dung cũng đƣợc dùng khá quen thuộc :
“thế giới ngày nay đã chia thành hai phe rõ rệt” (NQ)… “trịnh trọng tuyên bố với
thế giới”; “cả năm châu đại lục đều hƣởng ứng” (Báo).
- Cải danh:
18
Cải danh là phƣơng thức chuyển nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa tên riêng
và tên chung trong đó tên riêng thay cho tên chung và ngƣợc lại.
Trong đời sống, phép cải danh đƣợc dùng khá nhiều. Chẳng hạn: cho tôi
một Hainơken (bia), một điếu ba số (thuốc lá 555), hoặc là: Anh đã đọc Tônxtôi
chƣa? (tác phẩm của Tônxtôi) v.v…
Trên báo chí, ta thƣờng gặp kiểu nói: “tạo ra nhiều Việt Nam hơn nữa”,
“làm nên những V.A.C ở trung du v.v… Khi chhuyển những tên riêng thành tên
chung thì dùng kèm theo từ chỉ số nhiều: những, tất cả v.v…
- Cải số:
Cải số là phƣơng thức chuyển nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa các số ít và
số nhiều, giữa con số cụ thể và tổng quát. Phƣơng thứ này đƣợc dùng đã lâu
nhƣng mới có tên gọi trong Giáo trình phong cách học (1982).
Trong đời sống ta bắt gặp không ít phép cải số. Chẳng hạn “ba hàng dãy
bảy hàng dài”, “ba cái thằng xỏ lá ba que”, “trăm mớ bà giằn”, “chạy ba chân
bốn cẳng” (thành ngữ), “làm dâu trăm họ”, “làm con trăm nhà”, “cửa hàng bách
hoá”, “trăm công nghìn việc”, “trăm nghìn vạn mớ”, “trăm ngƣời nhƣ một”
v.v…
Trong ca dao ta có:
Trăm năm trăm tuổi trăm chồng
Lấy ai thì bế thì bồng trên tay.
Gọi đích xác là “một trăm”, nhƣng ai cũng hiểu là nhiều, rất nhiều không
kể hết.
Nhƣng trong trƣờng hợp:
Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vô Tích đạo vào Lâm Tri.
(Truyện Kiều)
19
Đã gây lúng túng cho không ít ngƣời: tại sao ba quân mà ở đây chỉ nói có
hai đạo. Có thể hiểu ba quân là quân sĩ nói chung: “bớ ba quân” (tam quân) tức
là “hỡi quân sĩ”, không nhất thiết là tiền quân, hậu quân, trung quân nữa.
Con số này cũng mang ý nghĩa biểu trƣng trong cách diễn đạt của tiếng
Việt.
Cách phân loại này đa dạng, phong phú và có thể bao quát hết các trƣờng
hợp hoán dụ.
1.5. Chức năng của ẩn dụ- hoán dụ
1.5.1. Chức năng của ẩn dụ
1.5.1.1. Chức năng biểu cảm
Ẩn dụ nổi bật ở tính biểu cảm. Paul nhận xét: “Sức mạnh của so sánh là
nhận thức, còn sức mạnh của ẩn dụ là cảm xúc” [11, tr.16]. Qua ẩn dụ tu từ
ngƣời sử dụng bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ đối với đối tƣợng đƣợc thể hiện
một cách kín đáo, tế nhị và sâu sắc. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, những ẩn
dụ mang tính tích cực, đẹp đẽ thể hiện tình cảm yêu mến, thái độ ngợi ca của
ngƣời sử dụng. Ngƣợc lại, để thể hiện sự căm ghét, phê phán ngƣời ta sử dụng
các ẩn dụ tu từ mang tính tiêu cực, xấu xa, thấp hèn. Trong ca dao hàng loạt các
con vật đƣợc sử dụng làm ẩn dụ tu từ biểu thị số phận con ngƣời nhƣ:
Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.
Hình ảnh con rùa đội hạc, đội bia tƣơng đồng với hình ảnh ngƣời nông dân
lao động xƣa suốt cả cuộc đời phải chịu nhiều tầng áp bức, chịu nhiều sự bất
công trong xã hội phong kiến.
Hay:
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cộc leo vào leo ra
20
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cộc leo ra leo vào.
Hình ảnh con kiến leo phải cành cộc, leo ra, leo vào cùng đƣờng, hết lối
kia cũng chính là thân phận của ngƣời lao động trong xã hội cũ. Cuộc sống của
họ quẩn quanh, không lối thoát. Qua các ẩn dụ tu từ đó, tiếng hát than thân cất
lên da diết, ai oán, não nề nhƣng cũng rất thâm trầm, sâu sắc, kín đáo.
Xuân ơi xuân em mới đến năm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội.
(Tố Hữu)
Xuân trong câu thơ trên đƣợc Tố Hữu dùng để gọi chủ nghĩa xã hội. Mùa
xuân là mùa đầu của một năm, mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa tƣơi đẹp nhất
trong một năm cũng nhƣ chủ nghĩa xã hội với thành quả năm năm đầu đã mang
lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm
trìu tƣợng, khô khan giờ đây nhƣ một sinh thể vô cùng thân thiết, gần gũi đáng
yêu. Tiếng gọi xuân cất lên rộn rã, vui tƣơi, náo nức, trìu mến, thiết tha. Đó cũng
chính là tiếng lòng của nhà thơ và của nhân dân ta đối với cuộc sống, với chủ
nghĩa
Ẩn dụ tƣợng trƣng biểu thị cụ thể niềm vui, nỗi buồn của con ngƣời bằng
sự kết hợp các khái niệm vui, buồn với các khái niệm cảm giác nhƣ: “Tiếng khèn
than thở, tiếng hát thổn thức, tiếng sáo thẩn thơ, tiếng hí thảnh thơi” (Tô Hoài).
Hoặc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của con ngƣời nhƣ: Hi vọng chập chờn, vừa nở
vừa tàn, lo cùng vui bƣớc thấp, bƣớc cao, cái khó luẩn quẩn, ngổn ngang, nỗi lo
xám nhƣ bầu trời đầy nƣớc, mặt trời đen xạm những xao xuyến lo âu…(Tô Hoài)
Qua các ẩn dụ tƣợng trƣng, ngƣời sử dụng “… bộc lộ tâm hồn sâu kín qua cái
cảm quan kì diệu.”
Nhƣ vậy, sáng tạo ra các ẩn dụ bổ sung giúp ngƣời sử dụng huy động mọi