1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Chu Văn An
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP BẰNG HÌNH
THỨC LỒNG GHÉP CÁC MẨU CHUYỆN
LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM LỚP 10- THPT
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HUẾ
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch Sử
- Lĩnh vực khác:
Có đính kèm:
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học 2013- 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Huế
2. Ngày tháng năm sinh: 31/03/1981
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: A9/12- KP Nội Hóa I- Phường Bình An- Thị Xã Dĩ An- Tỉnh Bình
Dương
5. Điện thoại: Cơ quan: 061.3825386 Di động: 0987.086.869
6. Fax: Email:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2004
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Lịch Sử
- Số năm có kinh nghiệm: 07 năm
2
TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP BẰNG HÌNH THỨC LỒNG GHÉP
CÁC MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NĂM LỚP 10- THPT
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển, các quốc gia trên
thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung
tâm của sự chú ý. Những năm gần đây, văn kiện của Đảng, Nhà nước nhiều lần
khẳng định vai trò của văn hóa trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người,
đồng thời đặt mục tiêu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Quả thật, ai đã từng đặt chân đến Việt Nam mới thấy lịch sử dân tộc Việt
Nam hào hùng, vẻ vang, một mảnh đất, “địa linh nhân kiệt”, “ngàn năm văn
hiến”… .và ai đã từng yêu lịch sử dân tộc Việt thì mãi mãi khắc sâu trong tâm
khảm niềm tự hào quá đỗi.
Lịch sử là môn học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo,
giáo dục truyền thống yêu nước, hình thành nhân cách con người. Những kiến thức
lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim đều có tác động không chỉ đến trí tuệ
mà cả trái tim học sinh. Các con người thực, việc thực trong quá khứ sẽ gợi dậy
trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng tình cảm
này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với
thế giới.
Sử học muôn đời có quy luật hấp dẫn của nó. Song môn Sử mà chúng ta
đang học chẳng có gì mới, chẳng có gì để khám phá, việc dạy học vẫn theo công
thức “ta thắng địch thua”, các tiết học không có sự phản biện, không có sự linh
hoạt, tương tác giữa thầy và trò, giữa các cá nhân trong lớp học…chủ yếu các em
chỉ nghe từ một phía giáo viên…không có sự hứng thú trong quá trình học nên các
em ngày càng rời xa môn lịch sử nhiều hơn, trong khi mục đích của việc học Sử là
để thấu hiểu những thăng trầm của dân tộc, lĩnh hội những kinh nghiệm bao hàm
cả kinh nghiệm thành công lẫn thất bại Và điều các em lý giải là học Sử quá khó,
3
sự kiện dài, mốc thời gian nhiều…điều đó khiến các em mệt mỏi, thụ động, có học
cũng chỉ là để đối phó, hay vì điểm.
Trước thực trạng như vậy, trong những năm gần đây đã có rất nhiều phương
pháp đổi mới quá trình dạy- học được đưa ra như: dạy học lấy học sinh làm trung
tâm, cho học sinh làm nhóm, sử dụng kiến thức liên môn… , nhằm giải quyết vấn
đề nâng cao chất lượng dạy học mang tính sáng tạo, tránh sự khô khan, máy móc
Trên thực tế, việc đổi mới không dễ, vì các em vẫn cho rằng Lịch Sử cũng
chỉ là môn phụ, còn giáo viên cũng vì tâm lý chung xem nó là môn phụ nên việc
tìm tòi, nghiên cứu bài dạy còn sơ sài, chưa nắm rõ nội dung chính của bài học,
phương pháp dạy còn chưa phù hợp với tâm lí học sinh.
Muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo
dục học sinh, cần nâng cao hiệu quả dạy học. Trong đó, mục đích của dạy học là
nâng cao hiệu quả bài học. Phương pháp tốt sẽ nâng cao hiệu quả bài học. Vậy thế
nào là hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông?
Để môn Lịch sử có vị trí quan trọng trong trường THPT hiện nay, bản thân
tôi nhận thấy việc tăng hứng thú trong bộ môn Lịch sử là yêu cầu mang tính cấp
thiết. Trước hết cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy để học sinh thực sự hào
hứng trong mỗi tiết học. Tất cả các bài giảng đều có trích đoạn những thước phim
tài liệu, phim truyện, âm nhạc, hình ảnh minh họa, thông qua những sự kiện, mẩu
chuyện, mà giáo viên trình chiếu, diễn đạt, sẽ giúp học sinh lắng nghe và hiểu
tường tận những kiến thức lịch sử. Trong năm học cần tổ chức cho học sinh tham
quan các di tích lịch sử, bảo tàng, ngoài ra trong giảng dạy Lịch sử giáo viên nên
sử dụng các mẫu chuyện thật về nhân vật lịch sử sẽ giúp học sinh nghe thấu và
nhìn kỹ hơn về những trang sử hào hùng của dân tộc, từ đó nắm bắt kiến thức
lịch sử một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Thông qua đó học sinh sẽ hình dung cụ thể
về những sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử….để giáo dục tư tưởng, nhân cách cho
học sinh.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận.
4
Tạo hứng thú cho người học luôn là vấn đề quan trọng trong giảng dạy, bởi
lẽ dạy học là hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả phụ thuộc vào chủ
thể nhận thức của người học. Điều này phụ thuộc vào nhiều yêu tố: môi trường học
tập, người tổ chức, năng lực, động cơ, sự hứng thú…
Hứng thú học làm tăng hiệu quả quá trình nhận thức, sáng tạo, tăng chất
lượng học tập, là yếu tố thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức nhanh hơn, sâu sắc hơn,
nhớ lâu hơn…khi có hứng thú học, học sinh sẽ thích học hơn, sẽ say mê nghiên
cứu và lĩnh hội tri thức dễ dàng hơn…từ đó hình thành nhân cách đạo đức, giáo
dục tư tưởng cho học sinh hiệu quả hơn.
Trong phạm vi dạy học bộ môn Lịch Sử đã có nhiều hội nghị bàn về vấn đề
nâng cao hiệu quả dạy học. Cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt
cũng đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham khảo để minh họa và làm phong phú
thêm bài giảng. Hay tác giả Nguyễn Thị Côi trong cuốn: “Các con đường biện pháp
nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường PT”, cho rằng: Một trong những biện
pháp để nâng cao là việc trình bày hình ảnh, xúc cảm lịch sử cho học sinh.
Ở nước ngoài, vấn đề sử dụng tài liệu về các mẩu chuyện, câu chuyện lịch
sử để cụ thể hóa lịch sử được đề cập đến nhiều trong chương trình nghiên cứu. Ông
Glenn Koh (giám đốc khu vực VN - Lào - Campuchia, Tổng cục Du lịch Singapore):
chia sẻ: Lịch sử sẽ kém thú vị khi dừng ở trang sách. Cá nhân tôi cho rằng Lịch sử
còn hơn cả một môn học, bởi tìm hiểu Lịch sử người ta có thể tìm hiểu về gốc rễ
văn hóa, cuộc sống của một con người, đất nước Ở Singapore, học sinh được học
môn Lịch sử từ cấp trung học đến cao đẳng và đại học, dưới nhiều hình thức khác
nhau. Chúng tôi tin rằng Lịch sử sẽ kém thú vị nếu chỉ dừng lại trên trang sách nên
Singapore luôn cố gắng sử dụng công nghệ vào việc giảng dạy, cho học sinh đi tham
quan thực tế Hầu hết giáo viên dạy Sử đều mang theo nhiều dụng cụ hỗ trợ khi lên
lớp, cho học sinh xem phim, diễn kịch để sau đó mọi người có thể cùng nhau thảo
luận, gợi mở vấn đề. Giáo viên cho học sinh đóng kịch để các em thỏa sức tưởng
tượng cùng nhân vật và vì vậy sẽ nhớ lâu hơn (dĩ nhiên giáo viên sẽ dõi theo và góp
ý, chỉnh sửa). Quốc gia chúng tôi đã đầu tư xây nhiều viện bảo tàng - nơi mọi người
có thể tìm hiểu sâu, mở rộng vấn đề từ những điều được học trong trường. Nói
5
chung, chúng tôi luôn nỗ lực biến môn Lịch sử mỗi ngày một sống động, gần gũi
hơn với mọi người Và thành công nhất, không thể không nhắc tới tiến sỹ khoa học
N.Đ.Đairi trong cuốn: “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”. Ông đã đề cập đến
tính đa dạng của kiến thức và cần thiết phải trang bị cho giờ học các phương tiện dạy
học, sử dụng tài liệu….để gây hứng thú với giờ học nhằm mang lại hiệu quả cao
nhất.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa yêu thích môn Lịch Sử,
hay nói đúng hơn là không yêu môn Sử nước nhà, các em tỏ ra thờ ơ khi đến tiết
học. Như khi tỉnh nhà (tỉnh Đồng Nai) phát động cuộc thi : Tìm hiểu giá trị văn
hóa lịch sử, các em làm bài cũng chỉ để có nộp cho đủ số lượng yêu cầu…không có
sự say mê, tìm tòi về nguồn gốc, văn hóa lịch sử địa phương Giờ lên lớp các em
học chỉ đối phó tức thời,…. năng lực tiếp thu còn hạn chế, điều kiện học tập của
các em còn chưa đáp ứng với yêu cầu nội dung và đổi mới giáo dục hiện nay. Chất
lượng của môn Lịch sử đã đến lúc báo động, kết quả tuyển sinh đại học năm 2006-
2007 đã chứng minh điều này: dưới điểm trung bình chiếm hơn 80%, hàng trăm
bài thi vào các trường Đại học năm gần đây chỉ đạt điểm không, đặc biệt hơn ngày
30- 3-2013, hàng trăm học sinh xé đề cương Lịch sử vì không thi tốt nghiệp tại
trường THPT Nguyễn Hiền (Thành phố Hồ Chí Minh) đó là tất cả những vấn đề
đáng lo ngại và mang tính cấp thiết hiện nay cần được xem xét và giải quyết.
Việc hàng trăm học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) xé đề
cương môn Sử trắng xóa sân trường khi biết môn này không thi tốt nghiệp khiến
chúng ta phải nhìn lại cách dạy và học môn Sử ở Việt Nam.
6
Đề cương sử bị xé ném trắng xóa sân trường THPT Nguyễn Hiền.
Hơn nữa trong chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện quá ôm đồm.
Giáo viên vẫn chưa được phép giảm bớt thời gian nói- viết để mở rộng kiến thức.
Rồi còn ít nhiều giáo viên lên lớp chưa soạn bài chu đáo, chưa xác định đúng trọng
tâm nội dung tiết học, thậm chí chưa tâm huyết với nghề….nên khi dạy không
truyền được lửa, không tạo được sự sinh động, đam mê, hứng thú, yêu thích cho
học sinh, nên khi học cảm thấy gò bó, học một cách bắt buộc, uể oải…mệt mỏi
trong việc lĩnh hội kiến thức.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thực sự lo lắng trước
vấn đề học tập của các em. Vậy phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả giảng dạy,
hiệu quả giáo dục trong bộ môn đối với người dạy và cả người học? Trò phải hứng
thú khi học, phải say mê tìm tòi những điều ý nghĩa của lịch sử dân tộc, thầy phải
phát huy được tính tích cực, sáng tạo , tư duy ở trò…
Trong quá trình dạy, tôi cũng đã cố gắng học hỏi, và được sự hỗ trợ của bạn
bè, đồng nghiệp, cộng với lòng nhiệt tình yêu nghề, nên tôi xin được đưa ra giải
pháp nhằm “ Tăng khả năng hứng thú học tập bằng hình thức lồng ghép các mẩu
7
chuyện lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 - THPT” để nâng cao hiệu
quả, chất lượng giờ học.
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quy trình lồng ghép, sử dụng các mẩu chuyện lịch sử trong dạy học
Trước khi tìm hiểu về hiệu quả bài học lịch sử, ta cần hiểu rõ về bài học lịch
sử ở trường phổ thông (hay còn gọi là giờ học, tiết học, giờ lên lớp) là một khâu
trong quá trình dạy học. Nhiệm vụ của nó là thực hiện một phần chương trình, sách
giáo khoa, góp phần từng bước hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học và khóa
trình. Đó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất giữa giảng dạy
và học tập: giáo viên tiến hành các công việc truyền đạt kiến thức, giáo dục, phát
triển học sinh; tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực hoạt động nhận thức để lĩnh
hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, rèn luyện kĩ năng… Vì thế, tiến hành
bài học là điều tất yếu và bắt buộc trong việc dạy học ở trường phổ thông.
Trong giảng dạy, phương pháp lồng ghép các mẩu chuyện lịch sử thông qua
các tiết học trên thực tế hoạt động này vẫn chưa được giáo viên đứng lớp chú ý
nhiều, nhằm mang lại hứng thú trong quá trình dạy- học. Hiệu quả bài học lịch sử
bao giờ cũng gắn với một thời kỳ, một giai đoạn, gắn liền với đối tượng sư phạm
được đảm bảo. Một giờ học nói chung, giờ học lịch sử nói riêng bỏ ra ít công sức
nhất, ít tốn thời gian nhất, nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhất. Đó chính là hiệu
quả của bài học. Như thế, hiệu quả của một bài học lịch sử cũng gắn với đối tượng
lớp học, trường học cụ thể, gắn với công sức, thời gian của thầy và học sinh. Sự
tiến bộ của mỗi học sinh sau một giờ học là thước đo căn bản đánh giá hiệu quả
của một bài học lịch sử.
Khó khăn lớn nhất khi thực hiện phương pháp này, là khung thời gian quy
định trong giờ học quá ít, trong khi lượng kiến thức phải truyền tải lại quá nhiều,
dường như thời gian chỉ để dành cho nội dung chính của bài, thêm nữa ở trường
những tư liệu về lịch sử rất khó tìm…
Chính vì vậy khi thực hiện lồng ghép những mẩu chuyện, cần phải hiểu
rõ được mục đích, ý nghĩa, nội dung bài học lịch sử, để lựa chọn mẩu chuyện
8
sao cho phù hợp mới đảm bảo được chất lượng giờ dạy đúng, đủ, mới có
những tác động tích cực để mỗi lần đến giờ học, các em mới có cảm giác mong
muốn được học hơn, chủ động hơn khi tìm hiểu giá trị lịch sử dân tộc.
Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng tài liệu nói chung, về việc sử
dụng mẩu chuyện lịch sử, để việc lồng ghép có hiệu quả cần giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Bước 1: Tìm hiểu lý luận về sử dụng tài liệu lịch sử nói chung, tài liệu về
mẩu chuyện lịch sử nói riêng để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo
sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 2 : Khai thác nội dung cơ bản của lịch sử từng giai đoạn, từng
chương, từng bài. Đề xuất một số phương pháp về sử dụng mẩu chuyện lịch sử
trong từng giai đoạn lich sử, xác định mẩu chuyện cần giới thiệu tới học sinh để
các em hiểu rõ lịch sử.
Bước 3: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn mẩu chuyện
phù hợp: một sự kiện, một nhân vật ( có thể cho học sinh sưu tầm tài liệu
trước để rèn luyện kỹ năng sưu tầm, tìm tòi, định hướng, chọn lọc tài liệu), mẫu
chuyện phải khoa học, tài liệu phải chính xác, nhằm giáo dục tư tưởng, nhân
cách cho các em.
Bước 4: Ngoài mẩu chuyện lịch sử, chọn thêm hình ảnh minh họa, hoặc
các thước phim ngắn có liên quan nội dung tiết học tùy thời lượng giờ dạy
Bước 5: Mỗi sự kiện bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể,
sinh động, có hình ảnh bao nhiêu thì càng hấp dẫn và hứng thú bấy nhiêu. Mỗi
mẩu chuyện với một cốt truyên rõ ràng, tình tiết ly kỳ sẽ lôi cuốn học sinh vào
bài học.
- Có thể cho học sinh kể chuyện (có sự chuẩn bị trước để rèn luyện kỹ
năng độc lập ), chọn học sinh có lời kể hùng hồn, sinh động, giọng kể lúc trầm,
lúc bổng đúng nội dung, chi tiết mẫu chuyện, nhằm truyền tải một cách sâu sắc,
làm cho bài học trở nên ý nghĩa hơn, biến kiến thức sách vở thành những hiểu
biết cụ thể về cuộc sống hiện thực. Học sinh có thể thảo luận bổ sung về kiến
9
thức liên quan bài hoc, giáo viên là người cố vấn, trọng tài giúp học sinh hoàn
thiện mục tiêu tiết học đạt chất lượng cao
- Cần sử dụng tài liệu một cách phù hợp, để khai thác trực tiếp nội dung
bài học, nhằm nâng cao hiệu quả bài học
Bước 6: Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho việc dạy, học
Bước 7: Cho học sinh đánh giá, nhận xét cách kể chuyện, nội dung mẩu
chuyện, và rút ra bài học. Liên hệ thực tế để giáo dục tư tưởng cho học sinh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tiến hành nghiên cứu học sinh hai lớp 10A1, 10A5 - Chương trình cơ bản
- Các bài học có nội dung về: phim ảnh , hình ảnh, tư liệu lịch sử, mẩu chuyện
phù hợp với nội dung của từng bài, từng mục, từng giai đoạn cụ thể
3. Quá trình thực hiện
(gồm: Các bài, nội dung và ý nghĩa các mẩu chuyện)
Giáo viên có thể áp dụng đề tài này trong các bước khác nhau và ở những dạng
nội dung bài học khác nhau sao cho phù hợp: có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ, dạy
bài mới và củng cố kiến thức và giao bài tập về nhà; giáo viên cũng có thể sử dụng đề
tài ở những dạng nội dung bài học khác nhau, như: diễn biến của cuộc kháng chiến, ý
nghĩa bài học Lịch Sử.
Môn Lịch sử trong chương trình phổ thông, có rất nhiều bài học có thể sử dụng
được phương pháp lồng ghép các mẩu chuyện lịch sử, tuy nhiên vì thời gian có hạn,
khung giờ dạy quá ít, trong quá trình giảng dạy tôi đã căn cứ vào nội dung của từng bài
học, từng mục trong bài học, và thời gian, chọn lọc, để lồng ghép những mẩu chuyện
phù hợp sao cho bài học trở nên hấp dẫn, có ý nghĩa.
Tôi xin đưa ra một số mẩu chuyện tôi đã thực hiện được việc lồng ghép tại
trường THPT Chu Văn An đó là : Các mẩu chuyện ở phần hai Lịch sử Việt Nam từ
nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX của Lớp 10 THPT với các bài:
Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam - (Sách giáo khoa-
lớp 10 trang 74)
10
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp
theo) - (Sách giáo khoa- lớp 10 trang 83)
Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến ( từ
thế kỷ X đến thế kỷ XV) – (Sách giáo khoa- lớp 10 trang 87)
Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV
(Sách giáo khoa- lớp 10 trang 96)
Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X- XV-
(sách giáo khoa- lớp 10 trang 101)
Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ
quốc cuối thế kỷ XVIII – (Sách giáo khoa- lớp 10 trang 116)
Bài 25: Tình hình chính trị , kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nữa đầu
thế kỷ XIX) – (Sách giáo khoa- lớp 10 trang 125)
Cụ thể như sau:
3.1 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam .
3.1.1- Khi học mục I. Quốc gia Văn Lang –Âu Lạc, đến phần Văn hóa
của cư dân Việt cổ, (Lớp 10 - Sách giáo khoa trang 76), giáo viên lồng ghép
( hoặc có thể cho các em tìm hiểu ở nhà trước), cho học sinh biết: Vì sao người
Việt có tục xăm mình?
11
Một trong những tục cổ xưa nhất của người Việt là xăm mình. Tục này phải
kéo dài cho đến cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV mới chấm dứt. Về nguyên nhân
xuất hiện của tục xăm mình, sách Lĩnh Nam Chích quái ( phần Hồng Bàng thị
truyện) viết như sau: “Bấy giờ dân trên núi xuống đánh cá thường thuồng luồng
gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói: Các giống ở trên núi
khác với các giống ở dưới nước, các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với
mình và ghét những gì khác mình, vì vậy ta mới bị gây hại. Nói rồi vua ra lệnh cho
ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thủy quái vào người. Từ đó, không bị thuồng
luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt có từ đó….”
- Kể xong, giáo viên hỏi học sinh, qua mẩu chuyện cô vừa kể, các em rút ra
bài học gì cho bản thân?
3.1.2. Ý nghĩa:
Học sinh qua mẫu chuyện có thể rút ra được bài học là: chinh phục thiên
nhiên vùng đồng bằng sông nước là cả một quá trình khó khăn, lâu dài, cũng giống
như việc học tập, nó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng, đòi hỏi bản thân
phải vượt khó. Đồng thời cũng giáo dục học sinh đi giữa giang sơn gấm vóc, xin
đừng quên tổ tiên ngàn đời.
3.2 Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
12
3.2.1 Khi học mục 3. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng 938 (lớp 10 -
sách giáo khoa trang 85), giáo viên kể cho các em tìm hiểu về sông Bạch Đằng, về
trận đánh trên sông Bạch Đằng 938
Tháng 4- 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn, hào trưởng đất Phong
Châu giết chết để đoạt chức Tiết độ sứ. Ngô Quyền, vừa là bộ tướng, vừa là con rể
của Dương Đình Nghệ tiến quân ra Bắc để trừ kẻ phản bội. Trước sự phẫn nộ của
nhân dân, Kiếu Công Tiễn nhanh chóng cầu cứu vua Nam Hán. Nắm lấy cơ hội,
vua Nam Hán dù được triều thần can ngăn nhưng vẫn quyết tâm chiếm nước ta cho
bằng được.
Thần tích và truyền thuyết dân gian các làng Nam Hải, Đằng Hải đều nói rõ:
từ Bình Kiều, Hạ Đoạn tới Lương Khê (thuộc An Hải, Hải Phòng) là khu vực đóng
quân của Ngô Quyền. Đại bản doanh của Ngô Quyền đóng tại thôn Lương Xâm-
Gia Viễn (cũng thuộc An Hải). Trước mưu đồ xâm lược trở lại của phong kiến
phương Bắc, ngọn cờ cứu nước của Ngô Quyền trở thành ngọn cờ đoàn kết cả dân
tộc. Đội quân của Ngô Quyền từ một đội binh ở Ái Châu nhanh chóng trở thành
đội binh dân tộc. Truyền thuyết dân gian còn ghi chuyện 38 chàng trai làng Gia
Viễn (An Hải) do Nguyên Tất Tố và Đào Nhuận dẫn đầu đã tự vũ trang xin theo
Ngô Quyền phá giặc. Trai tráng các làng Lâm Động (Thủy Nguyên, Hải Phòng),
Đằng Châu (Kim Động, Hải Hưng) người mang vũ khí, kẻ mang chiến thuyền tìm
đến cửa quân xin diệt giặc.
Quân đội chủ lực của Ngô Quyền chiến đấu trong sự phối hợp với các đội dân
binh và sự tham gia phục vụ chiến đấu của toàn dân.
Vùng cửa sông và vùng hạ lưu sông Bạch Đằng được Ngô Quyền chọn làm
chiến trường quyết chiến. Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng. Dân gian ở
đây đã có câu ca dao:
13
Con ơi nhớ lấy lời cha: Gió to sóng cả động qua sông Rừng
Sông Rừng thường có sóng bạc đầu nên mới có tên gọi Bạch Đằng giang.
Bạch Đằng là cửa ngõ phía Đông Bắc và là đường giao thông quan trọng từ biển
Đông vào nội địa nước ta. Cửa biển Bạch Đằng to rộng, rút nước từ đồng bằng Bắc
Bộ đổ ra Vịnh Hạ Long. Từ cứa biển ngược lên gần 20km là đến cửa sông Chanh.
Phía hữu ngạn có dãy núi đá vôi Tràng Kênh với nhiều hang động, sông lạch và
thung lũng. Hạ lưu sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh .
Ngô Quyền đã huy động quân dân vào rừng đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt rồi
đóng xuống dòng sông, bãi cọc tạo thành bãi chướng ngại ở hai bên cửa sông. Khi
nước triều lên, cả bãi cọc ngập chìm dưới nước nhằm chặn đường rút của thủy
quân địch. Cả một đoàn binh thuyền cửa Hoằng Tháo vượt biển tiến vào sông Bạch
14
Đằng. Ngô Quyền cho quân thủy dùng thuyền nhẹ đón đánh địch từ xa, quân ta giả
thua rút chạy. Hoằng Tháo cho quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc, tiến sâu vào thế
trận quân ta đã dàn sẵn. Khi thủy triều xuống, quân ta bất ngờ tiến công mãnh liệt
Quân địch bị chặn bởi bãi cọc, không rút chạy được bị. Quân giặc phần bị giết,
phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo đã bỏ mạng theo Kiều Công
Tiễn, đội quân xâm lược hoàn toàn tan rã. Vua Nam Hán đang điều quân sang tiếp
viện cho con nhưng nửa đường nghe tin Hoằng Tháo chết trận quá đau xót, y thu
nhặt tàn quân rút chạy. Ý chí xâm lược của nhà Nam Hán bị đè bẹp.
Kể xong, giáo viên hỏi: Nghe xong mẫu chuyện các em suy nghĩ gì? Qua
chiến thắng này thể hiện tài năng lãnh đạo như thế nào của Ngô Quyền?
3.2.2. Ý nghĩa :
Vua Nam Hán đã mắc phải sai lầm vô cùng lớn cũng chi vì lòng tham không
đáy. Nuôi mộng bành trướng, chiếm lĩnh nước ta, chúng không biết suy xét thực tế
rằng Kiều Công Tiễn là một kẻ “vô luân, bất nhân”, nhẫn tâm giết hại chủ tướng là
“bất nghĩa”, hại cha nuôi của mình là “bất hiếu’, lại đang tâm bán nước là “bất
trung”; chính vì thế y không được lòng bộ tướng, binh sĩ cũng như lòng dân, cả
nước lên án kẻ tội đồ; vậy thì làm sao có khả năng “giúp sức” cho quân xâm lược
tiến vào lãnh thổ. Cái chết của Kiều Công Tiễn, Hoằng Tháo, sự thua trận của quân
Nam Hán là tất yếu.
Chiến thắng Bạch Đằng đã thể hiện tài năng quân sự và ý chí quyết thắng
của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền. Thắng lợi ấy nói lên sự lớn mạnh của
nhân dân ta về trí tuệ và khả năng đánh bại kẻ địch không những chỉ bằng du kích
mà cả bằng chính quy, không những chỉ ở trên bộ mà cả bằng thủy chiến. Chiến
thắng Bạch Đằng là một ví dụ điển hình về tinh thần mưu trí và có tính toán một
cách chính xác trong nghệ thuật chiến dịch của lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm
của dân tộc ta. Nó đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên vùng đất của
tổ tiên thời Văn Lang – Âu Lạc và tạo thêm một niềm tin, một niềm tự hào sâu sắc
lên bước đường xây dựng đất nước độc lập, tự chủ sau này.
15
3.2.3 . Sau khi học xong Bài 16 , giáo viên có thể cho học sinh về nhà tìm
hiểu trước những chiến thắng tiếp theo được diễn ra trên Sông Bạch Đằng ở
những giai đoạn lịch sử sau (bài 19 SGK trang 76)
3.3 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X –
XV (Lớp 10 - Sách giáo khoa trang 96),
3.3.1. Giáo viên cho học sinh kể chuyện về các Trận Bạch Đằng mà các
em đã chuẩn bị ở nhà. (mỗi em kể về một trận đánh). Theo các nhà nghiên cứu thì
có thể tạm coi rằng đã có ít nhất 4 lần thủy quân Việt chiến thắng giặc ngoại xâm
phương Bắc trên khúc sông lừng danh này cụ thể: Sông Bạch Đằng
Các Trận Bạch Đằng:
Năm 981: Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
16
Đến tháng 2 năm Tân Tỵ (tức tháng 3 năm 981), sau hơn hai tháng chiếm
đánh Bạch Đằng – Hoa Bộ, cả hai cánh quân thủy bộ của nhà Tống hầu như vẫn
dậm chân tại chỗ. Chúng liên tục bị quân chủ lực của triều đình, nhất là dân binh
các làng xã tập kích quấy rối, làm cho lực lượng bị tiêu hao tinh thần, binh lính bị
suy giảm. Chờ mãi không thấy viện binh của Lưu Trừng và Trần Khâm Tộ, khoảng
trung tuần tháng 2 năm Tân Tỵ (tháng 3 năm 981), Hầu Nhân Bảo quyết định cùng
Quách Tiến kéo toàn bộ quân thủy bộ dưới quyền tiến từ sông Bạch Đằng đến sông
Luộc để phá thành Bình Lỗ mà vào chiếm Hoa Lư. Nhưng tại đây, quân và dân Đại
Cồ Việt đã chiến đấu rất dũng cảm, giáng cho đảo thủy binh Hầu Nhân Bảo một
đòn nặng nề, buộc chúng phải quay binh thuyền rút về sông Bạch Đằng. Quân
Tống thảm bại nặng nề, quân lính hao hụt, vũ khí chiến thuyền hư hỏng, mất mát
nhiều, lương thực thiếu thốn. Ý chí xâm lược của tướng sĩ giặc bị giảm sút. Ý đồ
muốn lập công chiếm Hoa Lư khi viện quân Tống chưa sang của Hầu Nhân Bảo bị
đập tan.
Sau khi thất bại ở Lục Giang trở lại sông Bạch Đằng, đạo thủy binh Hầu
Nhân Bảo rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy viện binh Tống đã kéo sang từ
tháng ba năm Tân Tỵ (tức tháng 4 năm 981) nhưng “Giao Châu hanh doanh” vẫn
không sao thực hiện được kế hoạch hợp điểm, hội sư để cùng tiến chiếm Hoa Lư.
Liên quan Lưu Trừng – Tôn Toàn Hưng tiến quân đến thông Đa La (Đa Ngư)
nhưng không gặp chủ lực quân ta để giao chiến, lại vội vã rút về nằm ở Hoa Bộ.
Cánh quân do Trần Khâm Tộ chỉ huy tiến xuống Tây Kết theo sự phân công của
Tôn Toàn Hưng cũng trở thành đạo quân bị cô lập, ở vào tình thế dễ bị đối phương
truy kích, tiêu diệt. Cánh quân thủy của Hầu Nhân Bảo từ sau trận Lục Giang vốn
đã bị tiêu hao sinh lực, phương tiện chiến đấu, lại bị chia cắt.
Theo dõi sát sao tình hình địch, Lê Hoàn một mặt viết thư giả vờ xin hàng,
khiến cho bọn Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng “cứ tưởng là thật” mà lơ là việc
phòng bị. Một mặt, ông bí mật tăng cường lực lượng, chuẩn bị một trận quyết
chiến, giáng đòn quyết định vào đội quân viễn chinh Tống. Ông chọn một khúc
sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn. Ngày Kỷ Mùi tháng ba năm Tân
Tỵ (tức ngày 28 tháng 4 năm 981), Lê Hoàn cho một cánh quân ra khiêu chiến với
17
quân Hầu Nhân Bảo. Chiến sự đang diễn ra quyết liệt thì quân ta giả thua bỏ chạy,
quân Tống thừa thắng đuổi theo. Khi chiến thuyền của Hầu Như Bảo lọt vào trận
địa mai phục của ta, Lê Hoàn tung quân ra đánh ráo riết. Các chiến binh Đại Cồ
Việt từ khắp các trận địa mai phục và từ các nẻo đường đổ về sông Bạch Đằng vây
đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân. Lưu
Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển.
Ý nghĩa: Trong trận phản công chiến lược ngày 28 tháng 4 năm 981, quân
và dân Đại Cồ Việt đã giết được tên chủ tướng nguy hiểm, hiếu chiến nhất của giặc
và đánh bại hoàn toàn đạo thủy quân Tống. Chiến thắng đó đã mở đầu cho một thế
trận mới, thế trận tiến công chiến lược và tập kích chiến lược của quân và dân ta
trên khắp các chiến trường.
Năm 1077: Kháng chiến chống Tống thời Lý
Ngày 11 tháng Chạp năm Bính Thìn (8 – 1 – 1077) Quách Quỳ dẫn quân
vượt biên ải tiến công Đại Việt. Trong lúc đó Dương Tùng Tiên cũng đã được lệnh
xuất phát từ căn cứ theo tuyến ven biển tiến xuống nước ta. Thủy binh địch tập
trung ở cửa biển Khâm Châu rồi vượt biển tiến vào nước ta. Theo sách Lĩnh ngoại
đại đáp của Chu Khứ Phi (một tác giả đời Tống) thì từ Khâm Châu thuyền đi theo
hướng tây nam một ngày đến Vĩnh An ở địa đầu nước ta. Từ Vĩnh An thuyền đi
theo sông Đông Kênh vào cửa Bạch Đằng lên Vạn Xuân rồi đến Thăng Long
Sông Đông Kênh là dải nước khá rộng ven biển giữa đất liền và các hải đảo
vùng biển Đông. Lực lượng thủy binh do Lý Kế Nguyên chỉ huy dựa vào thế hiểm
của miền biển Vĩnh An lập thế trận mai phục dài tới hàng chục dặm. Dương Tùng
Tiên không phát hiện được quân ta mai phục ở sông Đông Kênh, cho quân tiến gấp
vào cửa sông Bạch Đằng. Các thủy đội ta đồng thời tiến ra đánh mạnh vào đội hình
hành quân của địch. Bị đánh bất ngờ, Dương Tùng Tiên chống đỡ không nổi. Các
tướng thuộc hạ như Bùi Cảnh, Trương Thuật, Bành Tôn, vv… tuy rất hăng hái
chống đỡ nhưng cũng không tiến lên được, lại bị tổn thương nhiều. Trận thủy chiến
diễn ra quyết liệt. Thủy binh Tống đông, có nhiều thuyền nhưng là loại thuyền
mành cỡ lớn, nặng nề, chậm cơ động. Chiến thuyền Đại Việt thon, nhỏ nhẹ, cơ
động nhanh nhẹn. Thủy binh Tống đông nhưng phần lớn mới tuyển mộ, ô hợp.
18
Thủy binh Đại Việt là quân thiện chiến. Đang cơ động trên sông Đông Kênh, nơi
có nhiều hải đảo hiểm trở, đội hình tiến quân trải dài, lại bị đánh bất ngờ, đội hình
địch bị chia cắt, không ứng cứu cho nhau được. Mọi trận giao chiến với quân ta
quân Tống đều thất bại lớn. Vô số chiến thuyền và thuyền lương Tống bị đánh
chìm. Hàng vạn thủy binh Tống bị giết và bị bắt.
Dương Tùng Tiên thua đau, ra lệnh cho tàn quân tháo chạy theo hướng đông
để tránh bị bao vây. Y tập trung được một số thuyền nhưng trong thế tiến thoái
lưỡng nan. Tùng Tiên không lọt vào được sông để trợ chiến cho lục quân được.
Không có liên lạc với Quách Quỳ, Tùng Tiên đỗ thuyền ngoài cửa sông đợi. Đến
lúc có lệnh đón về mới biết đã bị thất bại rồi.
Trận Đông Kênh chứng tỏ khả năng phán đoán địch tình của bộ chỉ huy mà
người tiêu biểu là Lý Thường Kiệt. Do nắm chắc được âm mưu của quân Tống, Lý
Thường Kiệt đã phán đoán chính xác các hướng tiến công và âm mưu sử dụng thủy
quân của giặc. Vì vậy Lý Thường Kiệt đã có kế sách hợp lí, khi cử Lý Kế Nguyên
chỉ huy thủy quân ta bố tró mai phục chặn đạo quân của Dương Tùng Tiên ở vùng
cửa biển phía Đông Bắc. Kế hoạch phối hợp giữa hai đạo bộ binh và thủy binh của
quân Tống vì thế không thực hiện được. Chiến thuật tập kích đánh chặn bất ngờ
của thủy quân Đại Việt đã thành công.
Ý nghĩa: Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Tống năm 1075 – 1077
có một phần đóng góp lớn của thắng lợi trong trận thủy chiến trên sông Đông
Kênh. Trận thủy chiến Đông Kênh có ý nghĩa rất lớn cả trên lĩnh vực chiến thuật
và chiến lược. Đó là một chiến công rất đáng tự hào của quân đội Đại Việt thời Lý
trong cuộc kháng chiến chống Tống của quân và dân ta, viết tiếp một trang mới
trong pho sử truyền thống anh hùng của thủy quân nước Việt.
19
Năm 1288 : Trận Bạch Đằng (1288) – Cơn ác mộng của quân Nguyên
Mông.
Nhà Trần nổi tiếng trong lịch sử dân tộc với những chiến tích võ công
chói lọi, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông hung bạo. Có lẽ, đây là triều
đại có nhiều võ tướng tài ba nhất: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần
Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật,
Trần Quốc Toản, Trần Khát Chân và nhiều võ tướng khác được lịch sử ghi
nhận như những bậc anh hùng dân tộc. Trận quyết chiến chiến lược nổi tiếng
nhất đó là Trận Bạch Đằng năm 1288 gắn liền với tên tuổi Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn.
20
Trận thắng có thể coi là lớn nhất trong các trận Bạch Đằng. Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn đã lặp lại kì tích mà Ngô Quyền đã thực hiện đúng 350
năm trước đó. Thế trận cọc nhọn một lần nữa đã lại hủy diệt đạo quân thủy xâm
lược. Tướng Ô Mã Nhi của nhà Nguyên bị bắt sống, khoảng 4 đến 6 vạn lính
Nguyên bị loại khỏi vòng chiến.
- Học sinh kể xong, cho học sinh khác nhận xét cách kể chuyện, nội dung
mẩu chuyện, và giáo viên đặt câu hỏi: Sau các chiến công vang dội của các anh
hùng dân tộc, bản thân các em có suy nghĩ như thế nào? ( Để giáo dục tư tưởng
cho học sinh)
Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 khắc đậm trong ký ức dân tộc
ta như 1 chiến công huyền thoại của lịch sử dân tộc. Người Việt Nam qua nhiều
triều đại đều tự hào về chiến thắng vẻ vang của tổ tiên và ghi nhận là chiến công
đỉnh cao nhất trong 3 lần đọ sức của quân dân Đại Việt đối với quân xâm lược
Nguyên – Mông thế kỷ XIII.
Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm
1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử
kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng 1288 đã thể hiện tập trung nghệ thuật quân sự của
quân dân Đại Việt thế kỷ 13 và tài thao lược của Hưng Đạo vương Trần Quốc
Tuấn, vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc. Hòa trong vũ công
hiển hách 3 lần đánh bại quân Nguyên – Mông của dân tộc ta, trận Bạch Đằng nổi
lên như 1 kiểu mẫu của nghệ thuật “dùng đoản binh đánh trường trận” và là đỉnh
cao của sức mạnh và nghệ thuật quân sự Việt nam thời đó.
Trong bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ
X- XV
3.3.2 Khi học tới mục III: Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược
Minh), và khởi nghĩa Lam Sơn (Lớp 10 - sách giáo khoa trang 99), giáo viên có
thể kể cho học sinh nghe mẩu chuyện: Lê Lai cứu chúa (Lê Lợi).
21
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, ông là tướng luôn ở bên cạnh, xông pha nhiều
trận đánh hiểm nguy. Bấy giờ nghĩa quân Lam Sơn lực lượng còn yếu, thiếu lương,
thường bị quân Minh đánh bại. Theo sách Đại Việt thông sử (trang 156, 157), cuối
tháng 4 năm 1418 Lê Lợi bị thua trận ở Mường Một, chạy thoát về Trịnh Cao,
quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu
Trong tình thế nguy cấp, Lê Lợi họp các tướng lại hỏi:
Nay thế trận hiểm nguy, có ai dám làm như Kỷ Tín đời Hán, thân khoác
hoàng bào mà hi sinh thay ta không?
Các tướng đều ngồi yên không ai dám thưa.
Lê Lai đứng dậy nói rằng:
Thần nay nguyện được tử trận thay cho chúa công. Ví như sau này giành
được giang sơn thì xin nghĩ đến công lao của thần, khiến cho con cháu muôn đời
được nhờ quốc ân, được vậy thần chết cũng nhắm mắt. Lê Lợi rất thương cảm. Lê
Lai nói:
Tình hình nguy khổn, nếu ngồi khư khư, quân thần chung mạng, bao công
sức đây hãy còn gì. Nếu theo kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết
vì nước nào có tiếc gì? "Lê Lợi vái trời khấn rằng:
Lê Lai có công đổi áo, nếu sau này khôi phục nghiệp xưa, nếu không nhớ
đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn triện biến thành cục
đồng, gươm thần biến thành dao cùn.
Lê Lai vâng mệnh mang 2 voi và 500 quân kéo ra trại quân Minh khiêu
chiến. Quân Minh đổ ra đánh. Lê Lai thúc ngựa xông thẳng vào giữa trận hô to: Ta
là chúa Lam Sơn đây! Quân Minh ngỡ là Lê Lợi nên xúm lại đánh kịch liệt. Lê Lai
xung trận giết giặc rồi kiệt sức, bị quân Minh bắt và đem hành hình. Hôm ấy là
ngày 29 tháng 4 âm lịch.
3.3.3 Ý nghĩa:
Vẫn biết lúc xông pha trận mạc, thật khó để bảo toàn tính mạng, nhưng đi
vào chỗ mà cái chết chỉ còn trong gang tấc, cổ kim nào có được mấy người như
vậy! Phí phách và lòng trung nghĩa của Lê Lai, khỏi bà cũng quá rõ thật đáng để
chúng ta noi gương. Song, có lẽ cũng không nên quên rằng, chỉ có những người
như Lê Lợi, mới quy tụ được những người như Lê Lai dám hy sinh tính mạng vì
22
Lê Lợi. Vua ấy, dũng tướng đấy thật cảm động làm sao. Ai mà chẳng chết, nếu
được chọn nên chết như thế nào đó thôi. Lẫm liệt thay, Lê Lai!
3.3.4. Hay trong bài 19 (sách giáo khoa 10 trang 99), mẩu chuyện: Sự
tích Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm)
Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi có chép:
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác,
làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng
Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn
non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định
cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một
đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy
nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá,
Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một
chỗ khác. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt
vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba,
lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem.
Bỗng chàng reo lên:
Ha ha! Một lưỡi gươm!
Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan
dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến
nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà.
Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào
lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một
ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa.
Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở
nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới
đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm
vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi: Ðây
23
là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương
thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm
thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa
quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc.
Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc
mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi,
cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua -
cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long
Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa
hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua,
thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự
nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía
thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho
Long Quân!". Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng
đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta
vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
24
3.4 Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong
kiến từ thế kỷ X –XV
3.4.1. Mục I. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập thế kỷ X (Lớp 10 -
Sách giáo khoa trang 87
Khi học tới phần nhà Đinh( Đinh Tiên Hoàng ), giáo viên có thể lồng ghép
mẩu chuyện thứ nhất: Gươm đeo cổ ngựa
Tương truyền ở động Hoa Lư quê Đinh Bộ Lĩnh có cái đầm rất sâu. Mẹ ông
thường vẫn vào trong đầm tắm giặt. Ở đầm có con rái cá to lớn sống lâu đã thành
tinh. Một hôm, bà bị con rái cá ấy hãm hiếp mà thụ thai. Đến kỳ mãn nguyệt khai
hoa, Đinh Bộ Lĩnh được sinh hạ. Ít lâu sau cha ông Đinh Công Trứ qua đời, con rái
cá cũng bị người dân bắt được đem làm thịt, bỏ xương vào một xó. Hay tin ấy bà
vội đến, nhặt xương và gói ghém để trên gác bếp, bảo với Đinh Bộ Lĩnh đấy là hài
cốt của cha.
Đinh Bộ Lĩnh lớn lên khỏe mạnh, có biệt tài bơi lội.
Bấy giờ có một thầy địa lý Tàu sang nước ta xem thế đất. Đến Hoa Lư thầy
địa lý thấy một tia sáng màu hồng tựa như dải lụa từ đáy đầm chiếu thẳng lên sao
Thiên Mã. Đoán ở dưới đầm có linh vật bèn thuê người lặn xuống xem sao. Đinh
Bộ Lĩnh nghe tin liền nhận lời ngay. Khi lặn xuống, chàng thấy con ngựa đá đứng
dưới đáy đầm, bèn trở lên báo lại. Thầy địa lý bảo chàng lặn xuống mang theo nắm
cỏ bỏ vào miệng ngựa, quả nhiên nó há miệng ngậm lấy. Thầy địa lý nói: Dưới
đầm ắt có ngôi huyệt quý. Rồi đưa vàng bạc trả cho Đinh Bộ Lĩnh, lại dặn: Nay
tạm trả chừng này, sau sẽ trả thêm. Ta có việc phải về bản quốc mấy tháng, sẽ gặp
sau.
Đinh Bộ Lĩnh biết là huyệt quý ấy ở ngay trong miệng con ngựa bèn về nói
chuyện với mẹ, xem mả cha ở đâu, để đem táng vào huyệt ấy. Bà mẹ lấy nắm
xương ở gác bếp đưa cho, chàng bèn cầm lấy bọc cỏ non ở bên ngoài lặn xuống
chỗ con ngựa. Khi ngựa vừa há miệng liền đút cả vào. Ngôi huyệt quý về tay mẹ
con Đinh Bộ Lĩnh.
25