Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 113 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC




NGUYỄN THANH THẢO



NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN
CHƢƠNG THEO HƢỚNG COI HỌC SINH LÀ BẠN
ĐỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM NGỮ VĂN




Hà Nội – 2011


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



NGUYỄN THANH THẢO


NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN
CHƢƠNG THEO HƢỚNG COI HỌC SINH LÀ BẠN
ĐỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Phan Trọng Luận


Hà Nội – 2011


4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
CHỮ VIẾT TẮT
NỘI DUNG
1
TP
Tác phẩm
2
TPCV

Tác phẩm văn chương
3
PP
Phương pháp
4
PPDH
Phương pháp dạy học
5
HS
Học sinh
6
GV
Giáo viên
7
SGK
Sách giáo khoa
8
CNTT
Công nghệ thông tin
9
THPT
Trung học phổ thông











5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………….1
2. Lịch sử nghiên cứu ………………………………………………………… 3
3. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………5
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ……………………………………………… 5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu …………………………………………5
6. Mẫu khảo sát…………………………………………………….………… 6
7. Hệ thống các phương pháp được sử dụng trong đề tài ………………………6
8. Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………………….6
9. Giả thuyết nghiên cứu ……………………………………………………….6
10. Cấu trúc luận văn ………………………………………………………… 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC
TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG THEO HƢỚNG COI HỌC SINH LÀ
BẠN ĐỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG …………………………… …8
1.1. Cơ sở lí luận ………………………………………………………………8
1.1.1. Nhận diện về tác phẩm văn chương và tác phẩm văn chương trong
nhà trường …………………………………………………………………… 8
1.1.2. Những cơ chế dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường ……….11
1.1.3. Dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường theo hướng coi học
sinh là bạn đọc……………………………………………………………… 14
1.1.4. Những thay đổi cơ bản trong phương pháp dạy học tác phẩm văn
chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ………………………………….20
1.1.5. Những hình thức hoạt động của học sinh trong quá trình tiếp nhận
tác phẩm văn chương …………………………………………………………28
1.1.6. Vai trò định hướng của giáo viên ………………………………………31
1.1.7. Những khuynh hướng trái chiều trong phát triển và cảm thụ văn

chương của học sinh trung học ……………………………………………….34
1.2. Thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương ở THPT ……………………….38
1.2.1. Phương thức dạy học tác phẩm văn chương hiện nay …………………38
1.2.2. Học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương hiện nay ……………….43
1.2.3. Nhận xét thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương ở THPT…………… 45


6
Chƣơng 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG THEO
HƢỚNG COI HỌC SINH LÀ BẠN ĐỌC ……………………………… 48
2.1. Năng lực văn học của bạn đọc học sinh- tiền đề để dạy học tác
phẩm văn chương …………………………………………………………….48
2.1.1. Những hiểu biết cơ bản về năng lực văn học ………………………….48
2.1.2. Năng lực tiếp nhận văn học…………………………………………… 49
2.1.3. Năng lực sáng tạo văn học …………………………………………… 55
2.2. Những định hướng chính cho việc dạy học tác phẩm văn chương trong
nhà trường …………………………………………………………………….62
2.2.1. Căn cứ đặc trưng của tác phẩm văn chương trong nhà trường vừa
là nguồn thông tin thẩm mĩ, vừa là công cụ giáo dục ……………………… 62
2.2.2. Căn cứ đặc điểm của người học sinh về mặt tâm lý cảm thụ văn học và
vị trí trong cơ chế dạy học văn ……………………………………………….63
2.2.3.Căn cứ mục đích của việc dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường …………………………………………………………………………64
2.3. Những biện pháp đề xuất trong dạy học tác phẩm văn chương theo
hướng coi học sinh là bạn đọc ……………………………………………….65
2.3.1. Đọc văn …………………………………………………………………65
2.3.2. Dạy học nêu vấn đề …………………………………………………….73
2.3.3. Đối thoại đa chiều (Bạn đọc học sinh- giáo viên- nhà văn)…………… 76
2.3.4. Thực hành thuyết trình, bình giảng …………………………………….79
2.3.5. Thực hiện dự án ……………………………………………………… 83

Chƣơng 3: GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM …………………………………… 87
3.1. Định hướng thiết kế ………………………………………………………87
3.1.1. Mục đích ……………………………………………………………….87
3.1.2. Nội dung và phương pháp thực hiện …………………………….…… 87
3.1.3. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực hiện ………………………….…….87
3.2. Thiết kế giáo án thể nghiệm ……………………………………….…….88
3.2.1. Bài “Hai đứa trẻ- Thạch Lam” (Tiết 37- 38 Ngữ văn 11)…………… 88
3.2.2. Bài “Tam Quốc Diễn Nghĩa” (Ngữ Văn 10) ………………………… 98
3.3. Thuyết minh giáo án thể nghiệm ……………………………………… 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………… 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….107



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc là một
nguyên lý mới ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Nhiều năm nay giáo dục nước ta chịu sự chi phối của “giáo dục truyền
thống” theo lý thuyết “thầy giảng trò nghe” nặng về uy thế của người thầy, hoặc
đặt văn bản ở vị trí trung tâm. Việc tìm hiểu tác phẩm văn chương là tác động
đơn phương từ tác giả đến bạn đọc… khiến giờ học văn chương tẻ nhạt và
không tạo được hứng thú. Đặt vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo hướng
coi học sinh là bạn đọc góp phần thiết thực xác định lại một cơ chế giảng dạy tối
ưu nhằm phát huy cao độ được chủ thể học sinh, một đối tượng hàng đầu mà
chúng ta phải quan tâm. Học sinh vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện, là
phương thức đạt đến mục tiêu trong sự thống nhất biên chứng với nhau; đây là
sự đổi khác cơ bản về nguyên lí.
1.2. Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc là sự

vận dụng những thành tựu mới của lý thuyết tiếp nhận về mối quan hệ giữa
tác phẩm và bạn đọc.
Tôn trọng tồn tại khách quan của tác phẩm qua văn bản là cần thiết, là
khoa học, nhưng văn bản nói chung vẫn chưa phải là tác phẩm. Trong cơ chế
dạy- học văn bản chưa thể trở thành đối tượng thẩm mỹ, đối tượng cảm thụ
phân tích của học sinh. Muốn văn bản trở thành một yếu tố thực sự trong cơ chế
dạy-học văn, tác phẩm phải chuyển hóa từ một tác phẩm bên ngoài, một tác
phẩm khách quan xa lạ trở thành đối tượng hứng thú, đối tượng quan tâm của
bản thân học sinh. Tác phẩm từ chỗ là tiếng nói nội tâm của nhà văn phải trở
thành một vấn đề nội tâm của học sinh- bạn đọc. Tác phẩm đến đây mới thực sự


2
hoàn tất quá trình chuyển hóa từ một văn bản thành một tác phẩm văn học và đi
vào quá trình dạy-học.
1.3. Bạn đọc là nhân tố không thể thiếu trong sự vận hành của tác phẩm văn
chương.
Bàn về mối quan hệ giữa tác phẩm văn chương với bạn đọc, nhà thơ Xô
Viết Marsac đã có lý khi nói rằng: “Bạn đọc là nhân vật không thể không có
được. Không có bạn đọc, không có sách của chúng ta và cả những tác phẩm
của Homere, Dante, Shakespeare, Đốt, Puskin, tất cả chỉ là đống giấy chết”[14,
tr.12]. Vị trí đặc biệt quan trọng của khâu cảm thụ về mặt lý luận cũng như thực
tiễn hoạt động văn học nghệ thuật là điều không có gì đáng nghi ngại. Bạn đọc
là một nhân tố đặc biệt quan trọng để đưa tác phẩm vào đời sống. Như vậy trong
quá trình dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông việc coi đối
tượng học sinh là bạn đọc là điều hoàn toàn phù hợp.
1.4. Việc dạy học tác phẩm văn chương ở THPT đến nay vẫn còn thiên lệch
về văn bản mà coi nhẹ hoạt động tiếp nhận của học sinh.
Điều đó cũng phần nào chịu ảnh hưởng của khuynh hướng phê bình mới
và chủ nghĩa cấu trúc. Sự cần thiết chuyển trung tâm từ văn bản và giáo viên

sang trung tâm là học sinh đang được đặt ra trong lí luận dạy học hiện đại về tác
phẩm văn chương ở nhà trường.
Từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Những biện pháp dạy
học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học
phổ thông” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn xác định lại một cơ chế giảng
dạy phù hợp nhất nhằm phát huy cao độ chủ thể học sinh trong quá trình dạy
học tác phẩm văn chương.



3
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước
Quá trình tìm tới con đường đổi mới phương pháp dạy học nhiều thập kỉ
qua ở nhiều nước phương Tây đặc biệt đề cao lý thuyết học sinh là trung tâm,
coi như một sự đối trọng lại phương pháp truyền thống. Công đầu thuộc về nhà
sư phạm nổi tiếng đầu thế kỉ XX ở Mĩ, đó là J.Dewey. Một phương châm nổi
tiếng hồi đó được Dewey nhắc tới như một sự cách tân của thế giới sư phạm là
“Học sinh là mặt trời xung quanh nơi hội tụ mọi phương tiện giáo dục”. Bằng
những hoạt động tại Trường Thực nghiệm giáo dục, J.Dewey có được những tư
liệu cần thiết để viết nên những tác phẩm quan trọng về giáo dục, đầu tiên là
“Trường học và xã hội” (The School and Society, 1899) và sau đó là Trẻ em và
chương trình học (1902). Đây là hai tác phẩm đã trình bày và chứng minh cho
những nguyên lý chủ yếu của triết lý giáo dục do ông khởi xướng. Về sau,
những ý tưởng này đã được J.Dewey triển khai sâu hơn, khái quát hơn trong
Dân chủ và giáo dục (Democracy and Education, 1916) - tác phẩm được chính
ông khẳng định là cuốn sách tổng kết đầy đủ nhất “toàn bộ quan điểm triết học”
của mình. Tư tưởng của Dewey muốn bổ sung nguồn kiến thức cho học sinh
ngoài sách giáo khoa và lời giảng của giáo viên, đề cao hoạt động đa dạng của
học sinh kể cả những hoạt động gắn với đời sống; dạy học không chỉ là công

việc truyền thụ một khối kiến thức mà còn là sự phát triển một số kĩ năng cho
người học. Lý thuyết học sinh là trung tâm là một khuynh hướng tiến bộ lành
mạnh nhằm giải phóng năng lực sáng tạo của người học sinh. Đó là những điều
hấp dẫn, hứng thú, đáng chú ý ở tư tưởng Dewey. Tư tưởng học sinh là trung
tâm đã một thời ảnh hưởng nhiều nước phương Tây và cả Nhật Bản. Tuy nhiên
còn một số điểm bất cập thể hiện tính cực đoan của chủ nghĩa nhi đồng học hơn
nữa Dewey không đề cập trực tiếp đến vấn đề dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường.


4
2.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước
Xét trong lịch sử dạy học của nước ta, chú trọng đến đối tượng người
học, đến chủ thể học sinh trong quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường,
nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tính năng động, tính sáng tạo của bản thân
người học thì đó là một phương hướng mà bản thân chúng ta nhiều năm đã có
những cố gắng đáng kể với những tư tưởng như “Biến quá trình đào tạo thành
quá trình tự đào tạo”, “thầy chủ đạo trò chủ động”, “dạy học cá thể hóa”, “dạy
học nêu vấn đề”, “học sinh là chủ thể sáng tạo”, “học sinh là bạn đọc”… Cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần nói về vấn đề phát huy óc thông minh,
trí sáng tạo của học sinh. Chú trọng đến học sinh không phải là điều hoàn toàn
mới lạ, có mới lạ chăng là thái độ tuyệt đối hóa vai trò học sinh thành nhân vật
trung tâm, điều mà chính ở đất nước của nó cũng đã lên án từ lâu. Trong tình
hình giáo dục nhiều năm nay của chúng ta còn quá trì trệ dưới ảnh hưởng của
“giáo dục truyền thống”, còn nặng về uy thế người thầy, còn quá thiên về lối
thuyết giảng thì một sự nhắc nhở điều chỉnh, quan tâm thỏa đáng đến người học,
chủ thể học sinh là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới
phương pháp đào tạo và giảng dạy ở nhà trường.
Tác giả Phan Trọng Luận là người có nhiều bài viết và công trình về
phương pháp dạy học tác phẩm văn chương nghiên cứu về nội dung này; đáng

kể trước tiên là cuốn Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường (1978) đã đề
xuất một số phương pháp đặc thù của giảng văn. Những chuyên luận tiếp theo
như Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học; đặc biệt với chuyên đề Học sinh bạn
đọc sáng tạo- Con đường đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường (1996), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương trong nhà
trường, tập I và II (1996-1998), Đổi mới bài học tác phẩm văn chương (1999)
thì những tư tưởng và luận điểm của tác giả mới hoàn thiện một cách chặt chẽ
và có hệ thống. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề nêu trên đặc biệt qua cuốn


5
sách Văn chương bạn đọc sáng tạo (2003) đề cao vai trò học sinh- bạn đọc
trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Ngoài ra một số
tác giả đi trước đã nghiên cứu về vấn đề này như Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn
Trọng Hoàn… Những nghiên cứu này đã nhìn nhận học sinh như một chủ thể
đích thực, toàn diện, chủ động trong cảm thụ TPVC và chú ý rèn luyện những
đặc điểm cảm thụ cho các em.
Việc dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường theo hướng coi học
sinh là bạn đọc luôn là câu hỏi khó cho bộ môn Ngữ Văn nói chung và giáo viên
Văn nói riêng, cũng như cần được ứng dụng thực tiễn một cách có hiệu quả. Vì
vậy, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề này này với mong muốn đóng góp đổi
mới giờ dạy học TPVC trong nhà trường phổ thông.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi
học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông” nhằm khẳng định vai trò của học
sinh trong giờ học tác phẩm văn chương và đề ra được những biện pháp nhằm
hiện đại hóa phương pháp dạy học tác phẩm văn chương ở THPT.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quá trình tâm lí hoạt động của học sinh trong giờ
dạy học tác phẩm văn chương với tư cách là bạn đọc.

- Khách thể nghiên cứu: Dạy và học của giáo viên và học sinh THPT.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do những điều kiện hạn chế nhất định, đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn
trong phạm vi về những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường
THPT theo hướng coi học sinh là bạn đọc.


6
6. Mẫu khảo sát
- Giáo án dạy học của 3 tác phẩm văn chương.
- Phiếu thăm dò ý kiến học sinh về thực trạng dạy học tác phẩm văn
chương ở nhà trường phổ thông hiện nay.
7. Hệ thống các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong đề tài
Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng hệ thống các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa
những vấn đề lý luận về Dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường Phổ Thông
hiện nay và Dạy học theo hướng coi học sinh là bạn đọc.
Phương pháp đàm thoại: tiến hành trao đổi trực tiếp với học sinh để tìm
hiểu nhận thức của học sinh về Dạy học tác phẩm văn chương và quan điểm đối
với bộ môn Văn.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tìm hiểu thực trạng Dạy học tác
phẩm văn chương ở nhà trường Phổ Thông hiện nay và quan điểm của học sinh
đối với hướng tiếp cận Dạy học coi học sinh là bạn đọc.
Phương pháp thống kê toán học: Được sử dụng để phân tích và xử lý
các kết quả nghiên cứu.
8. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nhằm tìm hiểu một số phương diện của dạy và học tác phẩm văn
chương ở nhà trường THPT hiện nay.
9. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường THPT

theo hướng coi học sinh là bạn đọc được thực thi thì hiệu quả của giờ học tác


7
phẩm văn chương sẽ được nâng cao và con đường đổi mới giờ học tác phẩm
văn chương cũng được khẳng định một cách có căn cứ lí luận và thực tiễn.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cấu trúc luận văn gồm các phần
chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và Cơ sở thực tiễn về dạy học tác phẩm văn chương
theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông
Chương 2: Những biện pháp để hình thành năng lực bạn đọc của học sinh
Chương 3: Giáo án thể nghiệm














8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC TÁC PHẨM

VĂN CHƢƠNG THEO HƢỚNG COI HỌC SINH LÀ BẠN ĐỌC Ở
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Nhận diện về tác phẩm văn chương và tác phẩm văn chương trong nhà
trường
1.1.2.1. Tác phẩm văn chương
Tác phẩm văn chương xét từ những góc độ khác nhau, trong những
trường hợp và mục đích không giống nhau, đã được các nhà thơ, nhà văn, nhà lý
luận đưa ra những định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên từ những ý kiến đó chúng ta
giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Xét về mục đích sáng tác, tác phẩm văn chương thể hiện ý định của người
cầm bút.Ý định đó bao giờ cũng được thể hiện qua nội dung và hình thức nghệ
thuật. Nội dung đó được cấu tạo nên bởi hai yếu tố hợp thành gắn quyện vào
nhau là hiện thưc khách quan và chủ quan của tác giả, tùy tài năng sáng tạo của
nhà văn và đặc điểm loại thể mà phương thức biểu hiện nội dung hình thức có
điểm khác biệt. Nhưng nhìn chung dù là tự sự hay trữ tình, tác phẩm văn học
đều lấy ngôn ngữ làm vật liệu thể hiện. Ngôn ngữ cấu tạo thành hình tượng tính
cách, trong từng thể loại lại có những đặc điểm riêng.
Sức mạnh của tác phẩm văn chương chính là ở mặt tình cảm. Nhà văn
muốn bày tỏ một vấn đề, một quan niệm, một thái độ sống đến những bạn đọc
nhất định cho nên bất cử tác phẩm nào cũng là một lời tri âm, một tiếng lòng
của tác giả. Tác giả dẫn dắt và thuyết phục người đọc bằng cách đốt cháy trong


9
lòng người đọc những ngọn lửa tình cảm, khêu gợi những rung động tâm hồn
của họ qua cầu nối tác phẩm.
Mối liên hệ giữa bạn đọc với tác phẩm văn chương là một mối liên hệ
giao tế xã hội, một mối liên hệ có lựa chọn đầy hứng thú với sự vận động của
những năng lực tâm lý đặc biệt. Như Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh vai trò của

tưởng tượng: “Người kể chuyện luôn phải dùng đến trí tưởng tượng để thấy
những hình ảnh của sự vật và khác nào vẽ lại những hình ảnh ấy bằng tiếng nói
do đó mà truyền đạt vào trí tưởng tượng của người nghe những hình ảnh như
đang sống thực, có sức mạnh cuốn hút và làm lay động cả trí tuệ và tình cảm
của người nghe” [15, tr. 120]. Mối liên hệ với bạn đọc là sức mạnh của tác
phẩm văn chương, không những phù hợp với ý định sáng tác của nhà văn mà
còn thể hiện sự nhận thức đúng đắn về con đường vận động khách quan của tác
phẩm đến cuộc đời. Những thập niên gần đây với sự xuất hiện của những lý
thuyết như chủ nghĩa cấu trúc, thông tin, văn bản học đã có nhiều quan niệm
khác nhau về văn học và tác phẩm văn chương. Nhưng điều quan trọng về
nguyên tắc là: không vì nhấn mạnh đến một chức năng, một yếu tố nào đó của
văn học và tác phẩm văn chương mà coi nhẹ nội dung và ý nghĩa thẩm mỹ của
bản thân tác phẩm.
Từ những bình diện nghiên cứu trên, tác phẩm văn chương có thể được
tóm tắt sơ lược như sau:
- Mỗi tác phẩm văn chương bao giờ cũng là lời nhắn gửi trực tiếp hay
gián tiếp, kín đáo hay công khai của nhà văn về cuộc đời và với cuộc sống.
- Bằng nghệ thuật sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật theo phong cách riêng
của mình, nhà văn tạo nên một hình thức độc đáo của tác phẩm chứa đựng một
nội dung nhất định bao gồm: hai yếu tố khách quan phản ánh và chủ quan biểu
hiện chuyển hóa thâm nhập vào nhau nhằm gây được một tác động đặc biệt đến


10
tâm hồn và tình cảm của bạn đọc, đối tượng tạo nên mối liên hệ sinh mệnh của
tác phẩm đối với đời sống.
1.1.2.2. Tác phẩm văn chương trong nhà trường
Vòng đời của tác phẩm văn chương là một vòng tròn khép kín đan kết
nhiều quá trình và nhiều quan hệ: cuộc sống- nhà văn- tác phẩm- bạn đọc- cuộc
sống. Trong quá trình vận động và biến đổi đi từ cuộc sống và trở về với cuộc

sống, tác phẩm văn chương có những quan hệ máu thịt và tác động ngược lại
các yếu tố trên, như Bêlinxki viết: “Nghệ thuật không chỉ nhận thức cuộc sống,
mà nó còn là câu hỏi và câu trả lời về cuộc sống”. Những quan hệ đó không
phải là những công thức cứng nhắc, nhân tố trên thay đổi thì tự bản thân tác
phẩm cũng thay đổi Mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc là mối quan hệ qua
lại một cách hữu cơ; tác phẩm đến với bạn đọc vốn không đồng nhất về diều
kiện cảm thụ, nên tác động của tác phẩm đối với mỗi bạn đọc và ở mỗi thời kì
cũng không giống nhau. Người đọc có những điều kiện chủ quan, có sự lựa
chọn nhất định đối với tác phẩm. Trong điều kiện tác phẩm đối với bạn đọc học
sinh, ở khuôn khổ nhà trường, không hoàn toàn giữ nguyên vẹn những quan hệ
vốn có với bạn đọc nói chung.
Đối với sách giáo khoa trong nhà trường, tác phẩm trước hết chịu sự lựa
chọn của bản thân người soạn sách, tuân theo những yêu cầu của cơ quan giáo
dục. Những tác phẩm hay không nhất thiết đã có thể chọn dạy trong nhà trường,
cũng như một tác phẩm hay nhiều khi vẫn không thể và không có diều kiện giữ
nguyên vẹn khi đi vào trong sách giáo khoa.
Sức mạnh của tác phẩm văn học đối với học sinh luôn được nhân lên bởi
năng lực của người giáo viên. Tác phẩm đến với học sinh thông qua vai trò
trung gian của giáo viên, nhưng đồng thời đây cũng là cơ sở để học sinh tự nhận
thức dựa trên vốn kinh nghiệm và đặc điểm tâm sinh lý của bản thân các em.
Cho nên một định nghĩa chung về tác phẩm văn chương thường được xác định


11
trên cơ sở lý luận chung của khoa văn học, cần được đặt trong mối liên hệ cụ
thể với thực tiễn nhà trường, với bản thân người đọc- học sinh dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của giáo viên văn.
Tác phẩm văn chương trong nhà trường không chỉ là một phương tiện
nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mĩ, đồng thời còn là một cơ sở để hình
thành những hiểu biết về lịch sử văn học và là công cụ giáo dục đặc biệt giúp

học sinh tự phát triển một cách toàn diện và cân đối. Cách hiểu như trên về tác
phẩm văn học trong nhà trường sẽ không làm mờ nhạt bản chất chức năng đặc
thù của hình tượng văn học, vừa không loại trừ tính nhà trường, tính sư phạm
của tác phẩm với tư cách là một công cụ giáo dục đặc biệt.
1.1.2. Những cơ chế dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
Cơ chế dạy học tác phẩm trong nhà trường chịu ảnh hưởng của các
phương pháp nghiên cứu. Nhiều thập kỉ qua những khuynh hướng tiếp cận tác
phẩm văn chương luôn biến đổi dưới ảnh hưởng của các phương pháp lịch sử xã
hội, văn bản học, phê bình mới hoặc thuyết giao dịch đáp ứng… đặc biệt là
phương pháp nghiên cứu phê bình văn học. Trong nghiên cứu và giảng dạy văn
học có khi đã quá thiên về mặt lịch sử phát sinh, có khi lại chịu ảnh hưởng của
cấu trúc luận hoặc văn bản học quá chú trọng tới bản thân tác phẩm. Ở Việt
Nam cũng vậy, tùy theo sự am hiểu, tinh thông phương pháp luận nghiên cứu
văn học và cũng tùy theo bản lĩnh khoa học mà mỗi người có con đường tiếp
cận tìm hiểu tác phẩm văn chương theo những chiều hướng khác nhau: chú
trọng hoàn cảnh phát sinh hay tuyệt đối hóa yếu tố tác phẩm; khám phá cấu trúc
văn bản một cách khoa học hay biệt lập văn bản khỏi hoàn cảnh phát sinh;
hướng vào bạn đọc không khép kín văn bản hay cường điệu hóa sở thích cảm
thụ chủ quan của người đọc đi đến thoát li văn bản… Chính vì vậy, một sự
cường điệu hóa máy móc trong phương pháp tiếp cận văn chương nhất định sẽ
đưa đến hậu quả thiếu khách quan và phản khoa học.


12
Với quan điểm tiếp cận của hệ thống cấu trúc, chúng ta nhìn nhận sáng rõ
hơn cơ chế dạy học văn trong nhà trường. Đầu tiên về khái niệm cấu trúc, trong
ý nghĩa chính xác nhất của nó đã ra đời trong toán học hiện đại, nhanh chóng
được phổ biến và vận dụng vào trong các nghành khoa học khác và có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu những hệ thống phức tạp. Cấu trúc là
phương thức hữu hiệu giúp chúng ta nhận rõ hơn bản chất, những thành tố hợp

thành và tác động qua lại giữa các thành tố trong quá trình dạy học văn. Yếu tố
và liên hệ là những thành tố tạo nên cấu trúc. Cấu trúc xét trong sự vận động
của nó là cơ chế. Tiếp đó, hệ thống cấu trúc trong dạy học TPVC được thể hiện
thông qua mối quan hệ nhiều chiều giữa những thực thể học sinh- giáo viên-
nhà văn thông qua văn bản. Cơ chế dạy học văn với quan điểm hệ thống cấu
trúc được hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau. Yếu tố ngoài hệ thống và cấu trúc
bên trong của bản thân cơ chế, cấu trúc nội tại của những yếu tố trong cơ chế.
Những yếu tố ngoài hệ thống bao gồm môi trường xã hội, đời sống chính trị, tư
tưởng văn hóa thẩm mĩ, môi trường học đường… Những yếu tố cấu trúc của
của cơ chế dạy học văn bao gồm những chủ thể học sinh, chủ thể giáo viên, chủ
thể nhà văn thông qua văn bản; những liên hệ hữu cơ biện chứng giữa giáo
viên- học sinh- nhà văn trên văn bản. Ngoài những yếu tố ngoài hệ thống, bản
thân mỗi yếu tố trong cơ chế cũng là một hệ thống nhỏ cần được nghiên cứu
công phu như tác phẩm, chủ thể học sinh… Quan điểm hệ thống cấu trúc cho
phép nhìn được toàn diện hơn mọi yếu tố của quá trình dạy và học văn trong
nhà trường ở những cấp độ khác nhau, tuy nhiên vẫn không giải quyết được
những vấn đề cơ bản trong cải tiến phương pháp dạy học văn. Sai lầm cơ bản
của quan điểm dạy học văn truyền thống là nhận thức phiến diện mất cân đối về
các yếu tố đó trong cơ chế dạy học văn. Ta thấy rõ trong những trường hợp sau
đây:
- Cơ chế I: Giáo viên có tiếp xúc với văn bản. Mối liên hệ giữa nhà văn
và giáo viên được xác lập. Nhưng trong cơ chế này đã mất hẳn đi mối liên hệ cơ


13
bản giữa nhà văn với học sinh. Liên hệ giữa giáo viên và học sinh là liên hệ một
chiều, giáo viên tiếp nhận tác phẩm rồi truyền đến cho học sinh, học sinh nghe
và ghi nhớ điều giáo viên đã truyền đạt, giáo viên cũng không cần biết phản ứng
tâm lý ở học sinh như thế nào về tác phẩm. Đây là hình mẫu của phương pháp
dạy học truyền thống- giáo viên là trung tâm, tương tác một chiều và học sinh

chỉ tiếp nhận kiến thức dẫn tới sự thụ động ở học sinh và không khí học tập
cung như hiệu quả không cao
- Cơ chế II: Giáo viên có chú ý đến mối liên hệ giữa thầy và trò, nhưng
một vấn đề nghiêm trọng đã xảy ra là mối liên hệ giữa học sinh- bạn đọc với
nhà văn lại không xảy ra. Như vậy phương pháp dạy học văn tương tác hai
chiều giữa giáo viên và học sinh vẫn chưa nhận thức được vai trò quan trọng
của học sinh trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương thông qua tương tác trực
tiếp với nhà văn.
- Cơ chế III: đã xác lập được một cách cân đối, toàn diện những mối liên
hệ giữa ba chủ thể Nhà văn- Giáo viên- Học sinh. Đó là cơ chế tối ưu của quá
trình dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Như trên đã nói, xác định một cách đúng đắn hệ thống cấu trúc dạy học
tác phẩm văn chương trong nhà trường, là kết quả của một nhận thức đúng đắn
hệ thống cấu trúc dạy học tác phẩm trong nhà trường, cũng như nhận thức đúng
đắn vị trí, chức năng của ba chủ thể nói trên, nhất là chủ thể học sinh mà trong
dạy học văn truyền thống không thấy được. Tuy nhiên một vấn đề cơ bản cần
đặt ra là quan điểm nhận thức như thế nào về sự vận động của cơ chế trên. Cơ
chế đó sẽ hoạt động một cách hình thức và giả tạo nếu nó vận động nhờ những
biện pháp tác động từ bên ngoài. Ngược lại nếu là kết quả của một hoạt động
tâm lý của chính bản thân chủ thể thì cơ chế dạy học văn mới thực sự là một cơ
chế lý tưởng mà chúng ta cần xây dựng để thay thế cho lối giảng văn dựa vào
những thao tác từ bên ngoài. Từ quan điểm và nguyên lý cơ bản đó, chúng ta


14
xác định được cơ chế dạy học tối ưu hướng tới bạn đọc- học sinh trong dạy học
văn.
1.1.3. Dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường theo hướng coi học
sinh là bạn đọc
1.1.3.1. Thuật ngữ “Học sinh là Bạn đọc”

1.1.3.1.1. Khái niệm Bạn đọc
Bạn đọc là khái niệm chỉ người đọc nói chung. Từ diển Tiếng Việt
(Hoàng Phê chủ biên) giải thích: “Bạn đọc: người đọc sách báo; độc giả, trong
quan hệ với tác giả”. Lý luận văn học xem bạn đọc là yếu tố cuối cùng trong
vòng đời của một tác phẩm và hoạt động tiếp nhận của người đọc là công đoạn
hoàn tất quá trình sáng tác- giao tiếp văn học:
Hiện thực đời sống


Bạn đọc Nhà văn


Tác phẩm
Cũng như ba thành tố hiện thực đời sống, nhà văn và tác phẩm; vị trí và
vai trò của bạn đọc cùng sự tiếp nhận của họ đã được đề cập đến từ rất lâu trong
đời sống văn học. Thi hào Nguyễn Du cách đây 200 năm đầy băn khoăn: “Bất
tri tam bách dư niên hậu. Thiện hạ hà nhân khấp Tố Như” (Độc Tiểu Thanh Kí)
hay như M. Gorki cảm thán: “Người tạo nên tác phẩm là tác giả, nhưng người


15
quyết định số phận của tác phẩm lại là độc giả” ta có thể thấy bạn đọc là thành
phần không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn học nói
chung và sự tồn tại của một sinh thể nghệ thuật nói riêng. Nếu xem quá trình
sáng tác là một hoạt động sản xuất (sản xuất tinh thần) và tác phẩm văn chương
là một loại sản phẩm (sản phẩm tinh thần) thì vai trò của người đọc có thể thấy
rõ trong phát biểu nổi tiếng của Mac: “Chỉ có sử dụng mới hoàn tất hành động
sản xuất, mang lại cho sản phẩm một sự trọn vẹn với tư cách là sản phẩm”. Đó
là những căn cứ quan trọng khẳng định tư cách của bạn đọc- người góp phần
quyết định sức sống của tác phẩm văn chương sau khi “chào đời”.

Như vậy, Bạn đọc là một trong những những yếu tố quan trọng cấu thành
nên TPVC thực sự, là người lĩnh hội và tạo nên sức sống lâu bền cho tác phẩm,
không có Bạn đọc đồng nghĩa với TPVC chỉ tồn tại về mặt văn bản mà không
được trả về với cội nguồn của nó là hiện thực đời sống. Vai trò, ý nghĩa quan
trọng của Bạn đọc đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của TPVC là điều
không thể chối bỏ.
1.1.3.1.2. Tính sáng tạo của bạn đọc trong tiếp nhận văn chương
Sáng tạo nói chung được hiểu là một hoạt động tinh thần riêng có của con
người mà sản phẩm của nó thường là những phát minh hoặc phát hiện mới, độc
đáo của thư duy, tưởng tượng. Theo GS. Thái Duy Tuyên, “sáng tạo là một
hoạt động trí tuệ cấp cao mà kết quả là tìm ra cái mới. Hoạt động sáng tạo dựa
trên hai yếu tố cơ bản là tư duy và tưởng tượng” [5, tr. 68]. Biểu hiện chung
nhất của sáng tạo là tìm ra một tri thức mới, một phương pháp mới cho một vấn
đề đã cũ hoặc cũng có thể là vận dụng những tri thức đã có. Cơ sở của sáng tạo
là sự hoạt động của hai yếu tố cơ bản: tư duy và tưởng tượng.
Sáng tạo trong tiếp nhận văn học của người đọc cũng thể hiện ở cái mới,
cái độc đáo. Đó có thể là những phát hiện mới về giá trị tư tưởng và nghệ thuật
của tác phẩm mà trước đó chưa ai nghĩ ra, song cũng có thể là những kiến giải


16
mới, theo một góc nhìn khác về những vấn đề mà nhiều người bàn luận. Tất
nhiên, sư sáng tạo của bạn đọc không giống với sự sáng tạo của nhà văn. Nếu
nhà văn sáng tạo thể hiện trên văn bản thì “bạn đọc lại sáng tạo trên văn bản
của nhà văn. Sáng tạo của người đọc là sáng tạo trong tiếp nhận, sáng tạo trên
nền của một sáng tạo khác” [5, tr. 69]. Sự sáng tạo ấy dựa trên tư duy và tưởng
tượng như các hoạt động sáng tạo nói chung, đồng thời gắn liền với những biểu
hiện của “trí tuệ- cảm xúc” con người trong quá trình hưởng thụ thẩm mĩ. Tính
sáng tạo của bạn đọc trong tiếp nhận văn chương có những biểu hiện, cấp độ cơ
bản sau:

- Thứ nhất: sự tái hiện mang tính sáng tạo. Do đặc trưng của chất liệu
ngôn từ nên hình tượng văn học có tính phi vật thể, không thể cảm nhận một
cách trực tiếp; nó phải thông qua tưởng tượng của người đọc được gắn với
thuộc tính tất yếu là sự sáng tạo. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, khung
cảnh mùa xuân hiện lên thông qua tưởng tượng của đọc giả thật mĩ lệ “Cỏ non
xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, không có trải
nghiệm cuộc sống và sự sáng tạo qua lăng kính của người đọc thì mùa xuân
trong thơ Nguyễn Du đâu thể khoác lên mình màu xanh đẹp truyệt trần và sự
nên thơ, giàu sức sống đến vậy. Nhờ có tái hiện mang tính sáng tạo, hình tượng
văn học sống động, chân thực và lôi cuốn hơn.
- Thứ hai, trong quá trình tiếp nhận bạn đọc đã “điền thêm” vào những
“khoảng trống”, những “điểm trắng”, mà nhà văn đã cố tình hoặc vô tình tạo ra.
Điều này dễ dàng nhận thấy trong các tác phẩm có kết thúc mở, như hình ảnh
chị Dậu chạy ra trong bóng tối mịt mùng của Tắt đèn, hình ảnh lá cờ đỏ sao
vàng trong truyện ngắn của Kim Lân, hình ảnh lò gạch trong Chí Phèo … đều
để lại trong lòng người đọc những cảm xúc và mường tượng về cái kết của câu
truyện, và hầu như mỗi người đều tự bản thân xây dựng nên một cái kết cho
nhân vật của mình.


17
- Thứ ba, người đọc bổ sung các phạm vi ý nghĩa mới, giá trị mới cho tác
phẩm. Vai trò sáng tạo của bạn đọc thể hiện rõ nét nhất là ở sự mở rộng các giới
hạn, phạm vi nghĩa cho tác phẩm. Đọc tác phẩm là đưa nó vào văn cảnh mới,
quan hệ mới, xúc cảm mới riêng tư của bạn đọc để từ đó phát hiện các lớp nghĩa
mà trước đó tác giả và bạn đọc khác chưa nghĩ đến. Điều này được thể hiện
trong nhiều phương diện khác nhau, ví dụ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ,
bản thân nhà thơ khi sáng tác cũng không gắn ngay cho con hổ là tượng trưng
cho người dân mất nước, vườn bách thú là “nhà tù chế độ”, tuy nhiên sau khi
bài thơ đi vào hiện thực cuộc sống, chính người đọc đã tạo nên lớp ý nghĩa thứ

hai này, đưa bài thơ lên một tầm cao mới, triết lý và sâu sắc hơn.
Tính sáng tạo trong tiếp nhận của bạn đọc có thể được thấy thông qua các
biểu hiện thông thường như: Kiến giải lại các vấn đề đã từng tiếp nhận với
những suy nghĩ và quan niệm mới; Sự đáp ứng trở lại tác giả bằng chính văn
chương (tiểu luận, phê bình, chuyển thể kịch bản…); Đề xuất cách thức mới
chiếm lĩnh tác phẩm… Như vậy , bạn đọc sáng tạo là khái niệm chỉ người đọc
văn học tích cực và sáng tạo, là người không chỉ chuyển hóa văn bản nghệ
thuật thành tác phẩm văn chương mà còn giúp nhà văn bổ sung cho tác phẩm
những ý nghĩa và giá trị mới.[5, tr.70]
1.1.3.1.3. Học sinh là bạn đọc trong dạy học tác phẩm văn chương
Dạy học TPVC trong nhà trường là quá trình GV tổ chức để HS hoạt
động tiếp nhận tác phẩm. Đọc văn, học văn trong nhà trường xét cho cùng là
việc HS cảm thụ văn học và học cách tiếp nhận tác phẩm dưới sự hướng dẫn
của GV. Nếu không có lao động cảm thụ thực sự ở HS thì việc dạy học văn đích
thực vẫn chưa xảy ra; đồng thời có nghĩa chừng nào HS còn đứng ngoài vòng
đời của một tác phẩm, còn chưa phải là bạn đọc thì chừng đó giờ dạy học văn
vẫn chỉ có GV là độc giả của nhà văn. Bởi vậy, coi HS là bạn đọc tức là đã xác
nhận đúng vị trí, vai trò của người học văn trong nhà trường.


18
HS là kiểu bạn đọc đặc biệt so với bạn đọc ngoài xã hội vì họ có chung
những đặc điểm tâm sinh lý, môi trường học đường và trình độ văn hóa tương
đồng. Đối với HS học văn không chỉ là việc cảm thụ tùy hứng mà còn là yêu
cầu của giáo dục nhà trường, giữa HS với nhà văn và tác phẩm còn có “cầu nối”
đặc biệt là thầy cô giáo. Mặc dù có những điểm đặc thù như vậy nhưng nhìn
chung bạn đọc học sinh vẫn phải tuân theo những quy luật riêng của cảm thụ
thẩm mĩ. Môi trường học đường chỉ ảnh hưởng một phần nào đó chứ không thể
thay đổi các quy luật nội tại của tiếp nhận văn học. Vì vậy, việc học sinh trở
thành bạn đọc là hoàn toàn có cơ sở thực thi. Học sinh là bạn đọc chỉ người học

sinh tích cực, sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận văn học dưới sự hướng dẫn
của giáo viên; là chủ thể cảm thụ tác phẩm, là người đối thoại với nhà văn qua
tác phẩm, đồng hành với giáo viên và các bạn lĩnh hội tri thức.
HS là một nhân tố căn bản trong hoạt động dạy học nên một quan niệm
mới về người HS tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi trong cơ chế, quá trình,
PPDH tác phẩm… Nói cách khác, một quan niệm mới về người HS sẽ đưa đến
một sự thay đổi về hệ hình dạy học, làm chuyển động tư duy dạy học văn truyền
thống sang quỹ đạo mới. Theo ý nghĩa đó, Học sinh là bạn đọc là quan niệm
hiện đại về vị thế của người học trong giờ dạy học văn, thể hiện ý nghĩa mới về
hệ hình phương pháp, phù hợp với bản chất của dạy học tác phẩm văn chương
ở nhà trường phổ thông trên tinh thần phát huy tính tích cực chủ động của
người học.
Với cách định danh như trên, gọi tên Học sinh là Bạn đọc trong giờ dạy
học TPVC là một quan niệm mới về vị thế của người HS, dẫn đến những điều
chỉnh của cả hệ hình dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu mới về dạy học TPVC
hiện nay.
1.1.3.2. Lí do dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc


19
1.1.3.2.1. Bạn đọc là nhân tố không thể thiếu trong sự vận hành của tác phẩm
văn chương.
TPVC là đứa con tinh thần được nhà văn dày công vun trồng từ mảnh đất
hiện thực cuộc sống, qua đôi mắt lĩnh hội của người nghệ sĩ tạo nên hình hài
cho tác phẩm. Song lúc này, TPVC vẫn chỉ mang cái vỏ mà chưa có hồn, chỉ
như đứa trẻ lọt lòng mà chưa có hiểu biết và khôn lớn. Qua sự tiếp nhận và lĩnh
hội của bạn đọc, tác phẩm được khai thác theo những quan điểm và chiều hướng
khác nhau, ý nghĩa tác phẩm sâu sắc và đa dạng với nhiều góc độ, nhiều cảm
xúc… lúc này văn bản tác phẩm mới chính thức trở thành TPVC, chính thức
hiện hữu trong đời sống văn học. Như vậy, không có bạn đọc thì không có

TPVC đúng nghĩa ; đồng thời TPVC và bạn đọc luôn song hành tồn tại với
những hiểu biết mới, trường nghĩa mới trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau
với mỗi đối tượng bạn đọc riêng.
1.1.3.2.2. Thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương ở THPT hiện nay thiên lệch
về văn bản mà coi nhẹ hoạt động tiếp nhận của học sinh.
Trong dạy học TPVC hiện nay tuy có những thay đổi, cải cách về sách
giáo khoa cũng như cơ chế dạy và học nhưng việc giảng văn theo phương pháp
truyền thống vẫn chiếm ưu thế. GV thường giảng dạy thiên về khai thác văn
bản, thực hiện giảng văn hơn là dạy và học văn. HS vẫn giữ vai trò bị động
trong bài giảng, tuy có đổi mới về cách thức giảng dạy song về bản chất khó
thay đổi. Các hình thức tổ chức dạy học văn có cải tiến, song việc HS giữ thế
chủ động, trực tiếp lĩnh hội và cảm nhận TPVC còn nhiều hạn chế. Điển hình là
thực trạng GV dạy học TPVC bằng việc phân tích, tìm hiểu tác phẩm theo quan
điểm cá nhân và SGK, HS chỉ biết ghi chép, thậm chí học thuộc lòng nội dung
bài giảng của GV; như vậy tuy các em có nhận thức đúng về tác phẩm song khả
năng cảm thụ tác phẩm hoàn toàn biến mất, hậu quả là gây sự chán nản, không


20
hứng thú với môn học. Do đó, việc xác lập vị thế mới cho người học, việc HS
chủ động tiếp nhận tri thức là mục đích của quá trình dạy học văn hiệu quả.
Lí luận và phương pháp dạy học hiện đại đạt được những thành tựu mới
về phương pháp dạy học, khuyến khích khả năng tự học của HS, GV trở thành
người hướng dẫn và hỗ trợ HS trên con đường lĩnh hội tri thức. Dưới ảnh hưởng
của nền giáo dục hiện đại, dạy học TPVC nói riêng và dạy học Ngữ Văn nói
chung cần có sự đổi mới, tiếp cận và hòa nhập với xu thế chung của nhân loại.
Dạy học TPVC theo hướng coi học sinh là bạn đọc là việc coi trọng vai trò chủ
động khám phá tri thức từ phía HS, giúp dạy học TPVC trở nên hiệu quả và phù
hợp nhu cầu, xu thế của người học.
Với những lí do trên, thực hiện dạy học TPVC theo hướng coi HS là Bạn

đọc là hướng dạy học ưu thế giúp phát huy khả năng của người học và người
dạy đồng thời tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại tại các nước có nền giáo
dục tiên tiến.
1.1.4. Những thay đổi cơ bản trong phương pháp dạy học tác phẩm văn
chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc
1.1.4.1. Dạy học tác phẩm văn chương ở THPT theo hướng coi học sinh là bạn
đọc đòi hỏi phải có sự thay đổi căn bản về hệ hình
Hệ hình (paradigm) dạy học là tổng thể các quan niệm, cơ chế, nguyên
tắc, phương pháp… Dạy học TPVC theo hướng coi HS là bạn đọc là sự chuyển
đổi về hệ hình dạy học văn từ hệ hình giảng văn lấy thầy lam trung tâm sang hệ
hình đọc văn coi trò như một trung tâm trong cơ chế dạy học, từ chỗ coi việc
truyền thụ tri thức văn của thầy là chủ đạo sang việc đặt hoạt động tiếp nhận văn
học của HS vào trục chính của giờ dạy học TPVC,
Sự thay đổi cơ bản về hệ hình nhận thấy rõ nét thông qua cơ chế dạy học
văn mới như sau

×