Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phương pháp giảng dạy thơ mới từ góc độ thi pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.85 KB, 95 trang )
















ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





NGUYỄN THỊ LƢỢM





PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THƠ MỚI
TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP








LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN







HÀ NỘI - 2010
2








ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC






NGUYỄN THỊ LƢỢM





PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THƠ MỚI
TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP




LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 601410


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Khánh Thành



HÀ NỘI - 2010
3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất tới PGS. TS Trần Khánh Thành, người thầy đáng kính đã tận tình

hướng dẫn , giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình hoàn thành luận
văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học
Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Để hoàn thành luận văn này, em còn nhận được sự động viên, quan
tâm rất lớn của gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Một lần nữa em xin
được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất!

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tác giả



Nguyễn Thị Lƣợm









4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

GV: Giáo viên
KHXHNV: Khoa học xã hội nhân văn

HMT: Hàn Mặc Tử
HS: Học sinh
PPDH: Phƣơng pháp dạy học
XD: Xuân Diệu
TPVH: Tác phẩm văn học
TP: Tác phẩm
THPT: Trung học phổ thông
SGK: Sách giáo khoa
5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Lịch sử nghiên cứu 8
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
3.1. Mục đích 9
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu 9
3.3. Phạm vi khảo sát 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
5. Đóng góp của luận văn 10
6. Cấu trúc luận văn 10
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 10
Chƣơng 1: THƠ MỚI VÀ HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC 11
1.1. Thơ mới – cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam 11
1.2. Hƣớng tiếp cận Thơ mới từ góc độ thi pháp 20
1.2.1. Thi pháp và thi pháp học 20
1.2.2. Các chỉnh thể văn học và các phạm trù thi pháp học 21
1.2.3. Tiếp cận Thơ mới từ góc độ thi pháp 24
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ MỚI TRONG NHÀ TRƢỜNG

PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI TỪ HƢỚNG TIẾP
CẬN THI PHÁP HỌC 34
2.1. Vị trí của Thơ mới trong chƣơng trình dạy học văn ở nhà trƣờng phổ
thông hiện nay 34
2.2. Tài liệu hƣớng dẫn về giảng dạy Thơ mới cho giáo viên trong các nhà trƣờng
phổ thông 36
2.3. Thực trạng dạy văn của giáo viên ở các nhà trƣờng phổ thông hiện nay 38
2.4. Định hƣớng đổi mới 40
2.4.1. Tìm hiểu thi pháp thể loại không tách rời với việc tiếp cận đồng bộ tác phẩm
6

văn chƣơng trong nhà trƣờng 44
2.4.2. Tìm hiểu thi pháp thể loại là cơ sở để phát hiện nét độc đáo của thi pháp tác
phẩm, thi pháp tác giả 45
2.4.3. Vận dụng thi pháp thể loại vào dạy học tác phẩm văn chƣơng gắn liền với lý
luận dạy học hiện đại 47
Chƣơng 3: TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP ĐỔI MỚI QUÁ TRÌNH DẠY VÀ
HỌC THƠ MỚI 50
3.1. Đổi mới trình tự phân tích tác phẩm 50
3.1.1. Về trình tự chung khi phân tích tác phẩm 50
3.1.2. Các bƣớc phân tích tác phẩm thơ 51
3.2. Quy trình dạy học thơ theo hƣớng tiếp cận thi pháp 55
3.3. Yêu cầu kiến thức hỗ trợ 62
3.4. Thiết kế một số bài giảng về thơ mới bằng Phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ
thi pháp học 66
3.4.1. Yêu cầu về thể nghiệm 66
3.4.2. Mục đích thể nghiệm 66
3.4.3. Nội dung thể nghiệm 66
3.4.4. Nơi thể nghiệm 66
3.4.5. Thiết kế thể nghiệm 66

3.4.5.1. Bài 1 : Đây thôn Vĩ Dạ 66
3.4.5.2. Bài 2: Vội vàng 76
3.4.6. Tổ chức dạy thực nghiệm 88
PHẦN KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
NGUỒN TƢ LIỆU THAM KHẢO 95





7

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thơ mới 1932-1945 là một phong trào rộng lớn trên bƣớc đƣờng hiện đại hoá
thơ ca dân tộc. Thơ mới đã mở ra bƣớc phát triển mới của thơ dân tộc về tƣ duy thơ,
thi pháp thơ, thể loại và ngôn ngữ thơ theo hƣớng hiện đại hóa.
Hoài Thanh - Hoài Chân khi viết Thi nhân Việt Nam đã tổng kết lại một cả
trào lƣu của một giai đoạn sống động nhất trong văn học Việt Nam hiện đại - giai
đoạn của những định hƣớng, tìm tòi, cách tân. Thơ mới là một cuộc cách cách mạng
về thi ca, mở đầu là ngày 10 Mars 1932, ngày ông Phan Khôi viết bài cổ vũ cho lối
thơ mà ông mệnh danh là Thơ mới. Phong trào Thơ mới đã kết thúc thắng lợi với
bài tựa tập thơ cũ Mùa cổ điển của Chế Lan Viên trong đó có những lời lẽ nhƣ là
khúc ca khải hoàn.
Thơ mới (1932-1945) có rất nhiều thành tựu, đó là một cuộc cách mạng về
thơ ca Việt Nam thể hiện sự đổi mới căn bản về thi pháp, từ thi pháp thơ trung đại
đến thi pháp thơ hiện đại. Có nhân vật trữ tình là cái tôi bản ngã của nhà thơ, có một
không gian nghệ thuật, một thời gian nghệ thuật ở trong Thơ mới đƣợc miêu tả và

biểu hiện đạt đến mức hết sức tinh tế, sống động mà thơ cũ không có đƣợc. Chỉ hơn
mƣời năm hình thành và phát triển, phong trào Thơ mới đã có những đóng góp quan
trọng, làm thay đổi toàn bộ thi pháp thơ trữ tình tiếng Việt, đƣa lại cho nền thơ ca
nƣớc nhà một sức sống mới, mở ra một thời đại trong thi ca.
Tuy còn có những hạn chế nhất định, song Thơ mới vẫn nằm trong văn mạch
văn học dân tộc, kế thừa và phát triển tinh hoa thơ ca dân tộc. Những đóng góp của
phong trào Thơ mới là không thể phủ nhận. Thơ mới ra đời đã tạo nên sự đổi mới
về thi pháp thơ, từ quan niệm về con ngƣời đến thời gian, không gian nghệ thuật, từ
cảm xúc đến giọng điệu, từ ngôn ngữ đến thể loại.
Thơ mới đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy ở phổ thông từ năm 1988
đến nay và chiếm một dung lƣợng khá lớn trong chƣơng trình. Khi giảng dạy về
Thơ mới, đôi khi giáo viên không tránh khỏi những lúng túng khi cắt nghĩa về nội
dung và tƣ tƣởng nghệ thuật của tác phẩm. Việc nghiên cứu thi pháp Thơ mới là hết
8

sức cần thiết trong việc giảng dạy ở các bậc học phổ thông và đại học bởi lẽ: nó góp
phần giải quyết nhu cầu đổi mới nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu, phê bình do
thời đại, khắc phục lối bình tán chủ quan, xu hƣớng nghiên cứu và phân tích tác
phẩm văn học theo quan niệm xã hội học, lối bình tán thoát ly khỏi tác phẩm. Thi
pháp học xác lập đƣợc nhiệm vụ trung tâm đó là xác lập cái nhìn biện chứng giữa
nội dung và hình thức nghệ thuật, trong đó cái nhìn bắt đầu từ hình thức, nghiên cứu
hình thức văn học trong sự thống nhất với nội dung. Thi pháp học dễ dàng đi sâu
nghiên cứu cấu trúc của hình thức văn học, cấu trúc thế giới nghệ thuật nhà thơ.
Với ý nghĩa đó, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu về Phương pháp giảng
dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp là hết sức cần thiết, có ý nghĩa về lý luận, phƣơng
pháp và lịch sử văn học. Nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp tôi có thêm kiến thức về
thi pháp Thơ mới, phƣơng pháp dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp học cũng nhƣ nhìn
nhận vấn đề sâu sắc hơn dƣới góc độ nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về Thơ mới, đặc biệt vấn đề thi

pháp thơ đƣợc nhiều nhà nghiên cứu chú ý đề cập, tiêu biểu là các tác phẩm nhƣ:
Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân (1942), Phong trào Thơ mới
(1966) của Phan Cự Đệ , Việt Nam thi nhân tiền chiến (1969) của Nguyễn Tấn
Long, Thơ mới, những bước thăng trầm (1989) của Lê Đình Kỵ, Nhìn lại một cuộc
cách mạng trong thơ ca (1993) của nhiều tác giả, Thơ mới, bình minh thơ Việt Nam
hiện đại (1994) của Nguyễn Quốc Tuý, Một thời đại trong thơ ca của Hà Minh Đức
(1997). Đặc biệt là công trình Những thế giới nghệ thuật thơ (1995) của Trần Đình
Sử đã khảo sát khá công phu về đặc điểm của các loại hình thơ xuất hiện trong lịch
sử văn học.
Đã có nhiều luận văn về Thơ mới và thi pháp Thơ mới, chúng tôi sẽ nghiên
cứu những công trình đó để tổng kết những thành tựu về thi pháp Thơ mới, trên cơ
sở đó thấy đƣợc quan điểm của những ngƣời đi trƣớc và tìm ra hƣớng đi cho riêng
mình.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã làm sáng tỏ nhiều đặc điểm
về Thơ mới về cả nội dung và hình thức, cũng có đề cập đến vấn đề thi pháp Thơ mới
9

hay định nghĩa khái quát về phong trào Thơ mới. Nhƣng thi pháp Thơ mới nói chung,
phƣơng pháp dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp học nói riêng là một phạm trù rất rộng,
không phải của riêng một tác phẩm nào, mà phải đặt nó trong cả một hệ thống, phong
trào của một giai đoạn văn học. Đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách
thật hệ thống và đầy đủ về Phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp. Mặt khác
đời sống văn học hiện nay có nhiều khía cạnh để khám phá, khai thác cho nên vấn đề
Phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp vẫn còn nhiều điều để ngỏ, vì vậy
chúng tôi có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu và hệ thống lại một vấn đề thuộc phạm
trù thi pháp trên một quy mô lớn hơn và theo một góc nhìn mới hơn.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Xác định Phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp là một khái niệm
mới trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, luận văn sẽ đề xuất nghiên cứu về

thực trạng giảng dạy, thành tựu nghiên cứu Thơ mới từ góc độ thi pháp học để từ đó
đề xuất phƣơng pháp giảng dạy phù hợp nhất đối với những tác phẩm Thơ mới
trong nhà trƣờng phổ thông, tạo điều kiện để đổi mới phƣơng pháp giảng dạy Thơ
mới, góp phần đổi mới phƣơng pháp giảng dạy thơ.
Từ các giáo án thể nghiệm về Thơ mới, luận văn đề xuất Phương pháp dạy
Thơ mới từ góc độ thi pháp. Nghiên cứu vấn đề này không thể tách rời giữa việc
nghiên cứu thi pháp Thơ mới với nghiên cứu về phƣơng pháp giảng dạy Thơ mới gắn
với vấn đề thi pháp thể loại và thi pháp trào lƣu.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thi pháp của Thơ mới và phƣơng pháp giảng
dạy thơ, có đối chiếu, so sánh với một số phƣơng pháp giảng dạy truyền thống.
3.3. Phạm vi khảo sát
Trong phạm vi một luận văn cao học, chúng tôi chỉ có thể khảo sát, phân
tích một số tác phẩm Thơ mới tiêu biểu, đặc biệt là những tác phẩm Thơ mới đang
đƣợc giảng dạy ở nhà trƣờng phổ thông, những công trình viết về Thơ mới và
phƣơng pháp giảng dạy Thơ mới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
10

Để giải quyết đƣợc nhiệm vụ của đề tài này, luận văn kết hợp vận dụng nhiều
phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng
pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp hệ thống.
5. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình tập trung nghiên cứu Phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ
thi pháp một cách hệ thống, toàn diện. Đặc biệt luận văn này sẽ góp phần phục vụ
công tác nghiên cứu, phân tích thơ trữ tình một cách hiệu quả dƣới góc độ thi pháp
học, giúp giáo viên cải tiến phƣơng pháp giảng dạy thơ một cách khoa học, hiệu
quả.
6. Cấu trúc luận văn
Tƣơng ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu và

phần Kết luận, nội dung luận văn đƣợc triển khai trong 3 chƣơng:
Chương 1: Thơ mới và hƣớng tiếp cận từ góc độ thi pháp học
Chương 2: Thực trạng giảng dạy Thơ mới trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay và
định hƣớng đổi mới thông qua vận dụng phƣơng pháp thi pháp học.
Chương 3: Từ hƣớng tiếp cận thi pháp đổi mới quá trình dạy và học Thơ mới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Sau cùng là phần Tài liệu tham khảo.











11

Chƣơng 1: THƠ MỚI VÀ HƢỚNG TIẾP CẬN THƠ MỚI
TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC
1.1 Thơ mới – cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam
Thơ mới là một hiện tƣợng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ
ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng
đáng trong nền văn học dân tộc với những thi nhân: Thế Lữ , Xuân Diệu, Huy Cận,
Lƣu Trọng Lƣ, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v.v Đồng thời, Thơ mới là một hiện
tƣợng thơ ca luôn thu hút sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu và độc giả.
Cho đến bây giờ việc đánh giá Thơ mới vẫn còn đặt ra rất sôi nổi.

Thơ mới là gì? Chính Phan Khôi, ngƣời đề xƣớng ra nó, cũng chƣa biết gọi
tên là gì, chỉ giới thiệu sơ lƣợc trên Phụ nữ Tân văn số 122, 1932, nhƣ sau:" Tôi
sắp toan bày ra một lối Thơ mới. Vì nó chƣa thành thục nên chƣa có thể đặt tên là
lối gì đƣợc, song có thể cứ cái đại ý của lối Thơ mới này ra, là: đem ý có thật trong
tâm khảm mình tả ra bằng những câu, có vận mà không phải bó buộc bởi niêm luật
gì hết". Theo ý tác giả thì Thơ mới là thơ tự do. Mƣời năm sau, khi Thơ mới tƣơng
đối ổn định, chính lúc đó Hoài Thanh, Hoài Chân tổng kết phong trào lại cho rằng:
"Không thể hiểu theo cách định nghĩa của ông Phan Khôi. Thơ tự do chỉ là một
phần nhỏ trong Thơ mới. Phong trào Thơ mới trƣớc hết là một cuộc thí nghiệm táo
bạo để định lại giá trị những khuôn phép xƣa".[ 51,tr.54]
Trong cuộc thí nghiệm ấy "phong trào Thơ mới vứt đi nhiều khuôn phép xƣa,
song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ bền vững trong các khuôn phép mới xuất
hiện đều bị tiêu trầm nhƣ thơ tự do, thơ mƣời chữ, thơ mƣời hai chữ, hay sắp sửa
tiêu trầm nhƣ những cách gieo vần phỏng theo thơ Pháp"[51, tr.55-56]. Các tác giả
Thi nhân Việt Nam cũng đƣa ra kết quả của cuộc thí nghiệm đó trên các thể thơ
truyền thống đƣợc vận dụng sáng tạo bởi các nhà Thơ mới để minh chứng cho phần
nhận định của mình.
Đi tìm thực chất của khái niệm về Thơ mới, các tác giả Thi nhân Việt Nam
dừng lại ở chữ tôi và cho rằng đó là điều quan trọng- tinh thần của Thơ mới. Theo
các ông "tinh thần thời xƣa - hay thơ cũ" nằm trong "chữ ta", "tinh thần thời nay -
hay Thơ mới nằm trong "chữ tôi" [51,tr.58], tức là ở nguồn cảm hứng của chủ nghĩa
12

cá nhân, chủ nghĩa lãng mạn đã trở thành linh hồn của Thơ mới thời bấy giờ. Các
ông cũng thấy tinh thần thơ ấy “buồn xôn xao”[51, tr.60], vì thiếu một lòng tin đầy
đủ. Quan niệm về Thơ mới nhƣ vậy là đúng đắn và có chừng mực tiếp cận đƣợc
thực chất của vấn đề. Các nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, Dƣơng Quảng Hàm cũng
không đi xa ngoài ý kiến của Hoài Thanh, Hoài Chân.
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, khái niệm Thơ mới đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
đối sánh với thơ hiện đại. Thơ mới đã tạo ra cảm xúc thi ca chung cho cả thời đại,

và những bài thơ đƣơng thời có giá trị đều đƣợc sáng tác với luồng cảm xúc mới ấy
cho dù các đề tài mà các tác giả lựa chọn có thể rất khác nhau. Thơ mới đã tiếp tục
sống, tiếp tục phát triển, nở nhiều hoa, kết nhiều trái qua các giai đoạn phát triển của
thơ ca dân tộc.
Phong trào Thơ mới là một hiện tƣợng lớn nhất trong nửa đầu thế kỷ, nó đã
đƣa thơ ca Việt Nam vào thời kỳ hiện đại, góp phần tạo nguồn và còn ảnh hƣởng
đến thi ca hôm nay. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao Thơ mới, gần nhƣ
muốn đánh đồng Thơ mới với thơ Việt Nam hiện đại. Nhiều ý kiến muốn xác định
phạm vi thời gian và không gian cụ thể của nó. Phổ biến nhất hiện nay là ý kiến cho
rằng khởi điểm của Thơ mới là 1932 và kết thúc 1945. Ý kiến này căn cứ vào
những hiện tƣợng văn học ra đời năm 1932, trong đó có Tự lực Văn đoàn và bài thơ
Tình già của Phan Khôi, và sự kiện Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945.
Cách xác định nhƣ vậy có sự thiếu nhất quán: mốc đầu thì lấy mốc văn học còn mốc
cuối thì lấy mốc lịch sử. Tại sao lại thay đổi sự phân định trƣớc đây về giai đoạn
văn học 1930 - 1945 trong đó có Thơ mới? Và gần đây có ý kiến cho rằng toàn bộ
thơ hiện đại kể cả thơ hôm nay về cơ bản là sự lặp lại và nối tiếp Thơ mới. Một
quan niệm nhƣ vậy đề cao quá mức và gán cho Thơ mới những giá trị mà vai trò
lịch sử cụ thể của nó không thể có đƣợc. Đồng thời, ý kiến này vô tình hay hữu ý
phủ nhận giá trị và vai trò lịch sử của thơ sau 1945, một nền thơ đã có sự đổi mới về
thi hứng lẫn thi pháp.
Nên quan niệm Thơ mới là một hiện tƣợng văn chƣơng có tính lịch sử, là
một cuộc vận động đổi mới về văn chƣơng có phần lý thuyết và thực hành, có ngƣời
khởi xƣớng về quan niệm và có nhà thơ sáng tác đi đến khẳng định thành tựu với
13

nhũng tác phẩm có giá trị trong một giai đoạn lịch sử văn học nhất định. Đó là giai
đoạn văn học 1930 – 1945, có thể nói, Thơ mới đƣợc đóng khung trong giai đoạn
1930 - 1945. Trƣớc đó đã có mầm mống bắt đầu của Thơ mới. Đó là năm 1928,
Nguyễn Văn Vĩnh với bài thơ dịch Con ve và con kiến (La Cigale et la Fourmi) lần
đầu tiên xuất hiện trên Trung Bắc Tân Văn. Bài thơ không niêm, không luật, không

hạn chữ, hạn câu cho độc giả thấy khuôn khổ bài "thơ cũ" bắt đầu rạn nứt, báo hiệu
mầm mống Thơ mới sau này. Còn về cảm hứng thì nhƣ Hoài Thanh, Hoài Chân
nhận xét về thơ Tản Đà: "Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn hai mƣơi năm trƣớc
đã có một giọng phóng túng riêng đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa
nhạc tân kỳ đƣơng sắp sửa"[51,tr.16].
Bƣớc vào thập niên 30, công cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
ở Việt Nam đã đẩy đến đỉnh cao hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa thực dân,
chế độ thuộc địa đã hình thành rõ nét, các tầng lớp tiểu tƣ sản, tƣ sản thành thị đã
phát triển đông đảo, cùng với sự phát triển đô thị và sự mở rộng quy mô của bộ máy
thực dân. Một thế hệ thanh niên trí thức đƣợc đào tạo từ nhà trƣờng Pháp Việt đã có
một cái vốn Pháp ngữ khá dồi dào, họ am hiểu văn hóa phƣơng Tây, đặc biệt là văn
chƣơng lãng mạn Pháp. Họ cảm thấy bừng tỉnh về ý thức cá nhân, yêu cầu giải
phóng cá nhân và phát triển cá nhân khỏi khuôn khổ ý thức, lễ giáo phong kiến. Nếu
văn chƣơng lãng mạn Pháp giúp họ phát hiện cái tôi cá nhân chủ nghĩa với ý nghĩa
tuyệt đối thì trong hoàn cảnh Việt Nam những năm đầu 30, văn chƣơng lãng mạn
Việt Nam giúp họ thể hiện nó.
Cũng đầu những năm 30, cuộc khủng bố trắng của thực dân với quy mô dã
man chƣa từng thấy, thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra sâu sắc
trong thế giới tƣ bản mà Việt Nam là một thuộc địa phải chịu chung một số phận, đã
tạo ra sự hoang mang thất vọng trong thanh niên. Họ muốn thoát ly thực tế đen tối,
xa lánh chính trị mà họ cảm thấy ồn ào mà vô hiệu bằng cách tìm đến con đƣờng
văn chƣơng lãng mạn.
Nhƣ vậy, không nên xem Thơ mới chỉ là hiện tƣợng thơ ca đơn thuần riêng
lẻ mà phải gắn bó với nguồn gốc xã hội lịch sử cụ thể của nó. Từ năm 1930, nhiều
sự kiện lịch sử, chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng với yêu cầu cấp bách có tính chất kịch
14

liệt ảnh hƣởng đến xã hội, tác động đến văn học, tạo sự chuyển biến hiện đại hóa về
mặt xã hội cũng nhƣ văn chƣơng. Do vậy, nên chọn mốc 1930 làm khởi điểm phong
trào Thơ mới, và kết thúc năm 1945, khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công,

xóa bỏ ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm trên đất nƣớc ta, đem lại độc lập tự
do cho dân tộc, đƣa đất nƣớc sang một kỷ nguyên mới, làm thay đổi toàn bộ xã hội
về mọi mặt, trong đó có văn học. Thế là năm 1945 đã mở ra một giai đoạn văn học
mới và tất nhiên là phải khép lại giai đoạn đƣợc mở ra từ 1930.
Phải lƣu ý rằng trong giai đoạn 1930 - 1945 cũng có những nhà thơ không
thuộc Thơ mới, chẳng hạn nhƣ: Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải đã sáng tác thơ
từ những năm 20, sau năm 1930 cũng tiếp tục làm thơ, vẫn tiếp tục mạch thơ cũ.
Còn Tú Mỡ cùng Đỗ Phồn và nhiều nhà thơ trào phúng khác trong giai đoạn này
không thể xếp vào phạm trù Thơ mới. Chính Hoài Thanh và Hoài Chân cũng không
tuyển thơ của Tú Mỡ trong Thi nhân Việt Nam. Quả thật, thơ Tú Mỡ mang hình
thức truyền thống với nội dung đả kích, trào phúng. Riêng Tố Hữu là trƣờng hợp
đặc biệt, làm thơ từ những năm 1937 khi phong trào Thơ mới phát triển ở đỉnh cao.
Tác giả ý thức rằng khuôn phép thơ cũ gò bó, khó mà nói hết đƣợc nhịp sống mới
mẻ của thời đại, nếu nhƣ không có một hình thức khác phóng khoáng hơn - hình
thức Thơ mới. Từ ấy đƣợc sáng tác với ý thức nhƣ vậy. Cho nên Xuân Diệu mới
cho rằng thơ Tố Hữu trƣớc 1945 thoát thai từ phong trào Thơ mới. Nhƣng thơ Tố
Hữu khác Thơ mới ở chỗ: thi hứng hoàn toàn khác và mới, một thi hứng của tình
cảm, tƣ tƣởng cách mạng dƣợc biểu hiện dƣới hình thức Thơ mới. Trên quỹ đạo của
hình thức Thơ đƣơng thời, Tố Hữu đã phát hiện lại cái tôi nhiệt huyết cảm tính, đem
cái tôi cá nhân gắn với cái ta đoàn thể quần chúng, tạo ra những vần thơ bay bổng
và sức mạnh.
Nhƣ vậy, không phải trong những năm 1930 - 1945 mọi sáng tác thơ đều là
Thơ mới, mà có nhiều dòng thơ cùng tồn tại. Thơ mới ra đời và nhanh chóng chiếm
đƣợc ƣu thế trên thi đàn, thơ cũ cũng vì thế mà từ từ rút lui vào hậu trƣờng. Bên
cạnh đó còn có một dòng thơ sôi sục đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản, dòng thơ
cách mạng, tiêu biểu là Từ Ấy của Tố Hữu. Và một dòng nữa - dòng thơ trào phúng
với Tú Mỡ Tất cá các dòng trên sau Cách mạng tháng Tám, hợp lƣu và biến
15

chuyển thành dòng thơ cách mạng và kháng chiến sau năm 1945.

Cách mạng tháng Tám thắng lợi, hầu hết các nhà Thơ mới đều đi theo cách
mạng, họ tự nguyện hòa cái tôi của mình vào cái ta cộng đồng, cái ta dân tộc. Họ đã
lột xác trở thành các nhà thơ của quần chúng cách mạng. Tiếng thơ của họ không
còn quanh quẩn trong vòng cái tôi tự biểu hiện mà thay vào đó là nhằm biểu hiện
đời sống cách mạng, kháng chiến sôi động, hào hùng của nhân dân, của dân tộc. Rồi
những nhà thơ trƣởng thành trong kháng chiến nhƣ: Chính Hữu, Trần Mai Ninh,
Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Bảo Định Giang, Xuân Miễn, Nguyễn Viết
Lãm, Lƣu Trùng Dƣơng, Lƣơng An vv không phải là những nhà Thơ mới. Thơ họ
khác Thơ mới, khi mà ý thức hệ thay đổi, cảm hứng về nhân dân, về cách mạng đầy
ắp, dồn nén. Về thi pháp, cùng nằm trong phạm trù hiện đại nên ta có thể thấy
những câu thơ, thể thơ hao hao, na ná nhƣ Thơ mới. Nhƣng thật ra sau Cách mạng
thơ đã thay đổi nhiều, khi tâm hồn của quần chúng kháng chiến dâng lên nhƣ nƣớc
vỡ bờ, thơ ca - nhịp đập của trái tim - đã đi tìm hình thức mới để biểu hiện.
Phải nói rằng, Thơ mới là một hiện tƣợng văn học có giá trị đầu thế kỷ XX.
Nó có một phạm vi lịch sử cụ thể, từ 1930 - 1945, trƣớc nó chỉ có mầm mống, đồng
thời với nó, có nhiều trào lƣu thơ không phải thuộc Thơ mới và sau 1945 càng
không phải là Thơ mới. Trong phạm vi lịch sử đó, Thơ mới có sự đổi mới đồng bộ
nghệ thuật thơ: thi hứng hiện đại, thi pháp hiện đại, tạo thành tựu xuất sắc trong thơ
Việt Nam hiện đại, để lại dấu ấn sâu sắc rõ rệt trong thơ nhƣng không tránh khỏi
hạn chế. Sự đổi mới ấy có gốc rễ rất sâu vào truyền thống. Do vậy, Thơ mới có một
bộ mặt riêng, một vị thế riêng, là một bộ phận chứ không phải là Thơ ca hiện đại
nói chung, cần đƣợc đánh giá xứng đáng.
Thơ mới đã có những cách tân mạnh mẽ về thi hứng cũng nhƣ thi pháp.
Trƣớc hết, và quan trọng nhất là đổi mới thi hứng. Thi hứng Thơ mới rất phong phú,
phức tạp nhƣng có cốt lõi từ thi hứng thiên về cộng đồng, cái ta, bề rộng của thi
hứng trung đại và cận đại chuyển sang thi hứng về cái riêng, cái tôi, bề sâu của thi
hứng hiện đại. Thơ từ chỗ nhìn ra bên ngoài, quên chính mình đến tìm hiểu chính
mình mà quên bên ngoài. Bởi vậy trong Thơ mới xuất hiện nhiều chữ tôi với tƣ
cách là đại từ làm chủ ngữ để khẳng định chủ thể sáng tạo, chủ thể cảm xúc và cũng
16


rất nhiều từ lòng tôi nhằm giải thích trạng thái tâm lý, tình cảm của chủ thể.
Trong lịch sử thơ ca Việt nam, chữ tôi chƣa bao giờ xuất hiện nhiều nhƣ thế.
Điều ấy cũng dễ hiểu, cá nhân bao đời bị kìm hãm bởi tƣ tƣởng phong kiến cho nên
cái tôi của nhà thơ bị chìm đắm, hòa tan trong cộng đồng gia tộc xã hội, quốc gia
nay đƣợc cởi trói, đƣợc giải thoát và đƣợc khẳng định. Cá nhân đƣợc giải phóng là
nhân tố quyết định sự phát triển con ngƣời và cái tôi đƣợc đề cao, đƣợc tự do, tạo
điều kiện cho sự sáng tạo, sự phát triển cảm xúc. Thơ mới không chỉ biểu hiện cái
tôi bề mặt, mà điều quan trọng tạo nên cái mới là đi sâu khám phá cái tôi cảm xúc
thành thật. Sự thành thật của các nhà nghệ sĩ trƣớc hết là thành thật với bản thân
mình, với chính mình, và từ đó thiết lập mối quan hệ với thế giới bên ngoài, thế giới
độc giả.
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cho rằng sự đổi mới cảm xúc là ở chỗ
thành thực. Khát vọng thành thật trong cảm xúc của Thơ mới là khát vọng đƣợc giãi
bày mọi bí mật của cõi lòng riêng tƣ, từ nỗi buồn, sự cô đơn đến ghen tuông, hờn
dỗi, tình yêu, đau khổ, cả những khát khao phóng túng, phi chuẩn mực. Chính thành
thật trong cảm xúc góp phần khẳng định nhân cách nhà nghệ sĩ. Các nhà Thơ mới
không chỉ thành thật trong cảm xúc mà còn sẵn sàng sống trọn vẹn, sống tận cùng
với cảm xúc của mình, nhƣ một cây kim bé nhỏ bị cuốn hút vào viên đá nam châm,
không cần gƣợng giữ theo lối trung dung hay tiết dục của ngƣời xƣa. Chính sống
trọn vẹn, sống tận cùng cảm xúc giúp nhà thơ vƣợt lên số phận, vƣợt lên chính mình
để có sức sáng tạo lớn, điều kiện để hình thành phong cách nhƣ: “Thế Lữ một hồn
thơ đẹp, nhiều lúc nhìn đời theo cảnh sắc thần tiên; Lƣu Trọng Lƣ đắm đuối trong
tình và mộng; Huy Thông trữ tình và bi tráng, Nguyễn Nhƣợc Pháp duyên dáng
trong nhiều tình ý thơ; Vũ Đình Liên, Thái Can, Lan Sơn gợi nhiều chia sẻ yêu
thƣơng với những cảnh đời ngang trái, lụi tàn ” [8, tr.12]
Song cũng cần lƣu ý rằng, sống tận cùng, sống mãnh liệt cảm xúc một mặt sẽ
khám phá những tinh tế nhất của tình cảm làm phong phú giàu có hồn thơ, mặt khác
khi nhà thơ đƣa đẩy cảm xúc vƣợt giới hạn đƣờng biên sẽ trở nên kỳ dị. Khi khám
phá cái tôi cảm xúc, Thơ mới đi sâu quan sát tinh vi thế giới tâm linh sâu thẳm, ở đó

thi nhân đặc biệt quan sát phần hồn, một biểu hiện cao khiết của sự sống. Khác với
17

nhà thơ trung đại, cảm hứng về hồn thi nhân, Thơ mới khai thác phần hồn của cái
tôi chủ thể. Song với cảm xúc đầy cá tính sáng tạo nên phần hồn đƣợc cảm nhận
nhƣ một sự thăng hoa uẩn ức riêng. Huy Cận với hồn sầu vạn kỷ, Chế Lan Viên với
hồn u tối, Hàn Mặc Tử hồn đau, Xuân Diệu với hồn cô đơn và Vũ Hoàng Chƣơng
với hồn say Nhƣ vậy mỗi nhà Thơ mới khai thác cái tôi theo quan niệm của mình
nên giữa họ dù rất gần nhau nhƣng khác nhau, mỗi ngƣời là một cá tính nên biệt. Cá
tính trong thơ cũ mờ nhạt, thơ trích đăng trên báo Nam Phong bài nào cũng giống
nhau.
Thơ của các nhà chí sĩ mang nội dung tiến bộ, nhƣng giống nhau vì họ không
coi trọng cái tôi, dùng thơ văn để thực hiện các mục đích ngoài thơ văn. Đó là thẩm
mỹ của thời đại, cũng cần nói thêm rằng: tiêu chuẩn thẩm mỹ của thơ cũ là xƣớng
họa, là sáng tạo tập thể. Nhƣng sang Thơ mới, cái riêng xuất hiện lúc đầu còn rụt rè,
về sau đƣợc khẳng định trở thành tiêu chuẩn thẩm mỹ. Thơ mới công kích thơ
Đƣờng luật là nhƣ vậy. Sự sáng tạo của Thơ mới là bài học trong sáng tạo nghệ
thuật nói chung.
Điều đáng lƣu ý, bƣớc vào thế kỷ XXI, vấn đề nỗi buồn, nỗi cô đơn trong
Thơ mới đánh giá nhƣ thế nào cho thỏa đáng. Phải chăng cái buồn, cái cô đơn ấy là
mặt tiêu cực của Thơ mới, là biểu hiện sự ủy mị, bi quan mất tin tƣởng? Rõ ràng
trong Thơ mới buồn nhiều, cô đơn đến rợn ngợp, đã trở thành căn bệnh chung của
cả một thế hệ thi sĩ, từ Thế Lữ, Huy Thông, Lƣu Trọng Lƣ, Chế Lan Viên, Huy
Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính đến Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chƣơng nỗi buồn có
duyên cớ và nỗi buồn vô duyên cớ, càng vào chặng cuối đƣờng càng buồn, càng bơ
vơ. Nhƣng cái buồn ấy không phải là cái buồn bạc nhƣợc, mà là cái buồn của những
con ngƣời có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc, chƣa tìm ra lối thoát
Tƣơng ứng với sự thay đổi thi hứng là sự thay đổi thi pháp cho phù hợp với
thi pháp chuyển từ tổng hợp, súc tích của thơ cũ sang tính phân tích, cởi mở, sự
phong phú, đa dạng, nét riêng tƣ của Thơ mới, thi pháp hiện đại. Thi pháp hiện đại

khởi đầu bằng thi pháp lãng mạn đi vào cái sâu, cái tôi, cái riêng. Các nhà Thơ mới
đi tìm cái riêng do đó phải tìm cách biểu hiện mới. Ban đầu họ tìm hình thức tự do
bằng cách đập phá hình thức thơ cũ. Thơ cũ lạm dụng thể thơ Đƣờng luật (thất ngôn
18

bát cú) một thể thơ thống trị suốt thời trung đại cho đến đầu thế kỷ XX không còn
khả năng chuyển tải cảm hứng mới mẻ nữa.
Thơ mới đả phá thơ Đƣờng luật, cho ra đời thể thơ tự do. Bài thơ Tình già
của Phan Khôi, Trên đường đời và Vắng khách thơ của Lƣu Trọng Lƣ là những bài
thơ làm theo thể thơ tự do, đƣợc độc giả hƣởng ứng nồng nhiệt. Nhƣng cũng có
những bài thơ kém giá trị bởi ở đó thiếu tinh thần sáng tạo của nhà nghệ sĩ. Sau đó,
điều đáng quí là họ sử dụng cái cũ một cách mới, vƣợt qua sự rập khuôn tạo ra cái
tƣơi tắn mới mẻ từ hình thức cũ. Không dừng lại đó, họ tiếp tục sáng tạo. tìm tòi
nhƣng vẫn nằm trong quy luật thơ.
Sự thay đổi thi pháp cho phù hợp với thi hứng của phong trào Thơ mới
chứng minh một cách hùng hồn cho quy luật thống nhất giữa nội dung và hình thức
trong thơ ca. Nó nêu bật vai trò quyết định của nội dung với hình thức, đồng thời
cũng cho thấy đây là sự thống nhất có tính chất biện chứng. Hình thức tuy bị nội
dung quy định nhƣng đến lƣợt nó có tác dụng trở lại tôn vinh nội dung. Thơ mới có
một sự đổi mới toàn diện, chính vì thế mà nó đƣợc khẳng định trong nhiều thập kỷ
vừa qua, tuy có lúc thăng trầm. Sự đổi mới thi pháp Thơ mới còn nêu lên bài học:
tiếp thu thơ ca nƣớc ngoài để đổi mới phải sáng tạo, mọi cái rập khuôn, mô phỏng,
trái tinh thần tiếng Việt đều chết, hay đổi mới phải trên cơ sở truyền thống, truyền
thống là nền tảng, xa truyền thống sẽ mất chỗ dựa.
Ảnh hƣởng Văn hóa Pháp trƣớc tiên ảnh hƣởng chủ nghĩa lãng mạn Pháp
đến Thơ mới là điều không thể chối cãi. Nhƣng ảnh hƣởng đó đƣợc xem nhƣ chất
xúc tác ban đầu, có thể tạo nên phong trào chứ không thể tạo nên giá trị đích thực,
chân chính của Thơ mới. Chắc chắn rằng giá trị đó do bản thân dân tộc, lịch sử, xã
hội, văn hóa và con ngƣời Việt Nam thế kỷ XX tạo ra. Cho nên trong thi hứng Thơ
mới là thơ của chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn trong Thơ mới có tiếp thu

chủ nghĩa lãng mạn Tây Phƣơng (đặc biệt chủ nghĩa lãng mạn Pháp), nhƣng nó
không hề là bản sao, là con đẻ của chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà là chủ nghĩa lãng
mạn Việt Nam.
Ta có thể thấy trong sâu thẳm chủ nghĩa lãng mạn của Thơ mới vẫn là chủ
nghĩa yêu nƣớc, tinh thần yêu nƣớc, nỗi đau, lời than của tâm hồn Việt Nam trong
19

hoàn cảnh mất nƣớc. Nếu chủ nghĩa lãng mạn Pháp là sự thất vọng trƣớc chủ nghĩa
tƣ bản đang phát sinh, phát triển sau cách mạng Pháp thì chủ nghĩa lãng mạn Việt
Nam là nỗi đau xót vì chủ nghĩa thực dân, nỗi thất vọng về các cuộc cách mạng
trƣớc nó và dự báo các cuộc cách mạng sau nó. Có thể nói chủ nghĩa lãng mạn Pháp
là hậu cách mạng, còn chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam là tiền cách mạng. Trung tâm
của chủ nghĩa lãng mạn là chủ nghĩa cá nhân, là cái tôi. Nhƣng cái tôi trong Thơ
mới vừa thoát khỏi cái ta, đồng thời ƣớc vọng trở về cái ta. Nó không thể dứt khoát,
đoạn tuyệt với cái ta, không đi vào chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối, nhƣ cái tôi trong
văn học phƣơng Tây. Thực tế đã chứng minh, chỉ cần thời gian sau các nhà thơ lãng
mạn Việt Nam đều trở về cái ta dân tộc hoặc xa hoặc gần. Trở về cái ta giúp nhà
thơ thoát khỏi cô đơn, buồn chán và bế tắc.
Một phƣơng diện tạo nên bƣớc ngoặt của Thơ mới đó là đổi mới cơ bản về
thể loại ngôn ngữ. Thơ Việt Nam trung đại mang tính quy phạm, các bài thơ gắn
liền với những thể thơ cố định nhƣ: thơ tứ tuyệt; thất ngôn bát cú, lục bát; ngũ ngôn;
lục ngôn. Đến Thơ mới thì có sự phá vỡ các luật lệ khắt khe về số chữ trong câu, số
câu trong bài, cách hiệp vần của các thể thơ, có sự xuất hiện các bài thơ theo thể tự
do, không có sự hạn định, phá bỏ sự cốt hóa, xuất hiện đơn vị cấu trúc ngôn ngữ
loại thể là bài thơ nói chung. Bài thơ lúc này không phải gắn với bất cứ một thể thơ
nào. Nó là bài thơ, không phải là bài thơ tứ tuyệt, bài thơ lục bát nhƣ thơ Việt Nam
trung đại. Sự xuất hiện bài thơ nhƣ là một đơn vị cấu trúc ngôn ngữ loại thể cơ bản
nói chung là minh chứng cho thơ Việt Nam bƣớc vào thơ hiện đại của thế giới. Nó
góp phần cởi trói, xuân hóa cho thơ về mặt cấu trúc ngôn ngữ, mở đƣờng cho thơ
phát triển sang một giai đoạn mới. Bởi vì sự đổi mới về cấu trúc ngôn ngữ cũng là

sự đổi mới về tƣ duy thơ. Từ Thơ mới, thơ Việt Nam có bài thơ là đơn vị cấu trúc
ngôn ngữ loại thể cơ bản. Số âm tiết trong câu, số câu trong khổ, số khổ trong đoạn,
trong bài không bị giới hạn, sự hiệp vần phong phú hơn và không bị hạn định.
Trong Thơ mới, nhịp thơ hết sức phong phú, đa dạng, muôn hình, vạn trạng.
Nhịp Thơ mới phản ánh nhịp điệu của tâm hồn, của cuộc sống. Nghệ thuật ngắt
nhịp đã đƣợc Thơ mới nâng lên ở một trình độ mới.
Nhƣ vậy, thơ trung đại và Thơ mới giống nhau vì có vần, điệu, số câu, số
20

chữ, nhƣng thơ vẫn có những điểm khác rất đặc biệt. Thơ cũ là lối thơ Đƣờng Luật
có những lệ chặt chẽ về số câu, số chữ cách gieo vần bằng trắc và phép đối, niêm
luật thật gò bó, khắc khe, đến nỗi các nho sĩ chuyên làm thơ Đƣờng cũng lắm khi
than rằng khó quá vì luật lệ nghiêm khắc có hại cho thi hứng , khiến tình ý khó diễn
đạt. Cho nên các nhà thơ muốn phá bỏ các luật lệ nghiêm ngặt ấy để tự do diễn đạt
tình ý. Thơ mới là một lối thơ không giới hạn số câu, số chữ, niêm, luật hay đối chỉ
cần có vần và điệu mà thôi.
Tuy có những cách tân táo bạo nhƣng Thơ mới vẫn nằm trong văn mạch dân
tộc, là một bộ phận trong nền văn học nƣớc ta, và hơn nữa đã góp phần không nhỏ
vào làm phong phú cho văn chƣơng nƣớc nhà. Thơ mới so với thơ cũ đã có một sự
bừng nở về nghệ thuật, một bƣớc phát triển nhảy vọt, thay đổi về chất đã góp phần
tạo ra ánh hào quang huy hoàng của Thơ mới – bình minh của thơ Việt Nam hiện
đại.
1.2. Hƣớng tiếp cận Thơ mới từ góc độ thi pháp
1.2.1. Thi pháp và thi pháp học.
Các công trình về thi pháp học hoặc nghiên cứu văn học theo hƣớng thi
pháp học đều khẳng định thuật ngữ thi pháp xuất hiện từ thời cổ đại, trong
công trình của Arixtôt "Thi pháp" (Poetika). Thuật ngữ thi pháp (poetics,
poetika) có nội hàm ban đầu là cách thức, biện pháp, phƣơng pháp mô phỏng,
bắt chƣớc để sáng tạo văn học. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, chủ biên:
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có viết: "Thi pháp học là khoa

học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương tiện biểu hiện đời sống
bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp
học là chia tách và hệ thống hóa yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự
tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng
tác nghệ thuật.
Xét các chỉnh thể văn học thi pháp có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ
thể, thi pháp một trào lưu thi pháp văn học một thời đại, thời kỳ lịch sử.
Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể
nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp kết cấu, thi
21

pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ
Xét về cách tiếp cận, thi pháp học đại cương (còn gọi là thi pháp học lí
thuyết, thi pháp học hệ thống hay thi pháp học vĩ mô), thi pháp học chuyên
biệt (hay còn gọi là thi pháp học miêu tả vi mô) và thi pháp học lịch sử
[11,tr.256]
Thi pháp là bộ môn khoa học đặc thù: Nghiên cứu hình thức văn học
trong sự thống nhất toàn vẹn: Từ cấu trúc kí hiệu, hình ảnh, đến chỉnh thể tác
phẩm, tác giả, giai đoạn, dân tộc.
Thi pháp học kết hợp trong mình nhiều lĩnh vực khoa học, nhiều lý
thuyết phƣơng pháp luận của các ngành khoa học khác nhau. Do đó, thi pháp
học dễ dàng đi sâu nghiên cứu cấu trúc của hình thức văn học, cấu trúc thế
giới nghệ thuật nhà văn, cấu trúc tinh thần đƣợc thể hiện trong tác phẩm. Bên
cạnh đó, thi pháp học cũng tạo ta tính đa dạng, phức tạp trong nghiên cứu phê
bình văn học.
Trên cơ sở khoa học, khách quan, hệ thống, thi pháp học góp phần tích
cực nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, phê bình văn học, nâng cao chất lƣợng
độc giả, thẩm bình thƣởng thức nghệ thuật văn học.
1.2.2. Các chỉnh thể văn học và các phạm trù thi pháp học
Các chỉnh thể văn học mang thi pháp thƣờng là một hệ thống các

nguyên tắc và phƣơng thức, phƣơng tiện thể hiện nghệ thuật. Đối với các nhà
nghiên cứu, các chỉnh thể văn học gồm: Tác phẩm văn học, tác giả văn học,
trào lƣu, các thể loại văn học. Ngay trong một tác phẩm văn học, những yếu
tố cấu thành cũng đƣợc biểu hiện sinh động, nhƣng đƣợc cấu trúc trong thể
thống giữa hình thức và nội dung của chỉnh thể nghệ thuật. Các chỉnh thể văn
học khác: Tác giả, trào lƣu, thể loại, giai đoạn văn học, văn học dân tộc cũng
có những phƣơng diện, bộ phận sinh động, biến đổi nhƣng nhìn trong tính hệ
thống, các chỉnh thể trên vẫn đƣợc tổ chức theo những nguyên tắc ổn định của
chỉnh thể nghệ thuật.
Trong hệ thống thi pháp thì, các chỉnh thể nghệ thuật văn học đƣợc
quan tâm đặc biệt ở các cấp độ:
22

- Thi pháp tác phẩm
- Thi pháp tác giả
- Thi pháp giai đoạn văn học
- Thi pháp trào lƣu văn học
- Thi pháp thể loại.
Thi pháp học ở Việt Nam tuy chịu ảnh hƣởng của Nga hay Phƣơng Tây,
song khi vào Việt Nam, xét trên một số đóng góp chủ yếu, nó đã có sáng tạo
rõ rệt, hoàn toàn không phải là sao chép. Xét về phƣơng pháp, tuy khuynh
hƣớng có khác nhau, song về đại thể hầu hết nghiên cứu thi pháp, phong cách
đều có cách tiếp cận chung khá thống nhất là xét tần xuất để xác định hiện
tƣợng độc đáo, sau đó xây dựng mô hình chỉnh thể, hệ thống, giải thích các
hiện trƣờng tìm đƣợc về mặt quan niệm của thời đại và của tác giả.
Thi pháp học xuất hiện và phát triển ở Việt Nam chính là để giải quyết
nhu cầu đổi mới nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu, phê bình do thời đại đổi
mới toàn diện mà trƣớc hết là đổi mới tƣ duy, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật đặt ra. Khắc phục lối phê bình tán chủ quan, xu
hƣớng nghiên cứu văn học theo quan niệm xã hội học dung tục, lối bình tán

thoát ly khỏi tác phẩm là nhiệm vụ trung tâm đó là xác lập đƣợc cái nhìn biện
chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, trong đó cái nhìn bắt đầu từ
hình thức, của thi pháp học ở Việt Nam trƣớc khi thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ
của một bộ môn khoa học. Thành tựu của thi pháp học trên thế giới đã đƣợc
lịch sử nghiên cứu phê bình văn học xác lập trƣớc khi nó có mặt ở Việt Nam,
cho nên không có lý do gì để thi pháp học phát triển ở Việt Nam lại không tạo
nên thành tựu. Điều dễ nhận ra đó chính là thi pháp học tạo ra xu hƣớng
nghiên cứu nổi bật nhất, thu hút đông đảo nhà nghiên cứu tham gia, xác lập
giá trị thẩm mỹ ở nhiều chuyên luận có giá trị.
Xét về mặt thời gian, nếu thi pháp học hiện đại trên thế giới xuất hiện
đầu thế kỷ XX phát triển mạnh mẽ ở những năm 20, 30 đến những năm 60,70
của thế kỷ XX, thì thi pháp học hiện đại ở Việt Nam xuất hiện từ những năm
80 và phát triển liên tục ở những thập niên cuối của thế kỷ XX và tiếp tục ở
23

thế kỷ XXI. Tuy đã có mấy chục năm tồn tại, phát triển ở Việt Nam, nhƣng thi
pháp học đang đặt ra nhiều thách thức, đó là cần có sự phân hóa thành các
trƣờng phái để có thể phát triển, đó là cần đội ngũ chuyên gia để dịch, nghiên
cứu một cách hệ thống, triệt để các nhà thi pháp học, trƣờng phái và các
chuyên luận tiêu biểu về thi pháp học trên thế giới. Đó là khả năng vận dụng
trong nghiên cứu, phê bình của những nhà khoa học, của độc giả, là khác
nhau, thậm chí là phiến diện Bên cạnh đó, thi pháp học không phải là hƣớng
nghiên cứu văn học duy nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tuy không là xu hƣớng
nổi bật nhƣng các hƣớng nghiên cứu: Phân tâm học, văn hóa học, xã hội học,
văn học so sánh góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng trong nghiên cứu,
phê bình văn học ở Việt Nam.
Thi pháp học kết hợp trong mình nhiều lĩnh vực khoa học, nhiều lý
thuyết phƣơng pháp luận của các ngành khoa học khác nhau. Do đó, thi pháp
học dễ dàng đi sâu nghiên cứu cấu trúc của hình thức văn học, cấu trúc thế
giới nghệ thuật nhà văn, cấu trúc tinh thần đƣợc thể hiện trong tác phẩm. Bên

cạnh đó, thi pháp học cũng tạo ta tính đa dạng, phức tạp trong nghiên cứu phê
bình văn học.
Trên cơ sở khoa học, khách quan, hệ thống, thi pháp học góp phần tích
cực nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, phê bình văn học, nâng cao chất lƣợng
độc giả, thẩm bình thƣởng thức nghệ thuật văn học.
Với những nội dung ấy, chúng ta có thể tán thành với ý kiến của M.B
Khrapchenco: "Đã đến lúc thi pháp học có thể và cần thiết được giới thiệu
trong các khoa ngữ văn đại học như một môn học đặc thù và hoàn toàn không
có lí do gì để được hòa tan môn thi pháp học và phong cách học trong các
vấn đề chung của lý luận văn học khi nghiên cứu các phương thức và phương
tiện khái quát hóa thực tế của nghệ thuật. Các vấn đề do thi pháp học và
phong cách học đề xuất hoàn toàn vượt ra khỏi giới hạn của cái nhìn mà theo
truyền thống vẫn được ghi bằng khái niệm "cấu trúc của tác phẩm nghệ
thuật” không thể xếp vào đây việc nghiên cứu, chẳng hạn các phương pháp
sáng tác, các thể tài, các dòng phong cách Xu hướng gán cho thi pháp học
24

và phong cách học tính chất phụ trợ, bổ xung - chỉ làm kìm hãm sự phát triển
của chúng. Trong khi đó, chắc chắn rằng việc nghiên cứu sâu các vấn đề thi
pháp học và phong cách học lại là rất quan trọng để nâng cao trình độ chung
của nghiên cứu văn học và hoàn thiện phê bình văn học"

[33, tr.246-247]
1.2.3. Tiếp cận Thơ mới từ góc độ thi pháp
Hiện nay yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung và dạy Thơ
mới nói riêng vẫn đang là vấn đề mang tính thời sự, đƣợc đặt ra cấp thiết. Sau
những hội thảo lớn nhỏ ở các cấp độ khác nhau với nhữg kết luận, đánh giá
khá thống nhất đã đƣợc triển khai, phổ biến; tuy nhiên, trong thực tế, việc
hiểu, thực hiện vẫn còn nhiều điều chƣa thống nhất: từ thuật ngữ (dạy văn là
gì? học văn là gì? phƣơng pháp học, hình thức dạy học, phƣơng pháp dạy văn

mới ) cho đến hệ thống lý luận toàn diện về phƣơng pháp dạy học văn; từ
đánh giá thực trạng học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên; từ việc tổ
chức soạn giáo án, đến ra đề chấm điểm; từ mối liên hệ nhà trƣờng, gia đình,
xã hội
Trần Khánh Thành quan niệm: "Người giảng văn phải giải mã được
ngôn ngữ tác phẩm, khám phá ra cấu trúc nối lại, tìm ra ý nghĩa của từng yếu
tố hình thức, kĩ thuật trong việc thể hiện nội dung. Nếu nhà văn đi tìm cho nội
dung một hình thức thích hợp nhất thì người giảng văn lại dựa vào hình thức
để tìm đến nội dung của tác phẩm, như vậy không có hình thức thuần túy mà
chỉ có hình thức của một nội dung nhất định mà thôi. Tính nghệ thuật của tác
phẩm chính là sự phù hợp nhất, thống nhất cao độ giữa hình thức và nội
dung”.[38, tr.118]
Một điều cần lƣu ý là, đƣa lí tƣởng cao cả vào thơ chƣa thành thơ đƣợc, lí
tƣởng ấy chỉ thành thơ khi biến thành lí tƣởng thẩm mỹ. Thơ thật sự là thơ khi thơ
phục vụ có hiệu quả, khi cái riêng độc đáo, sáng tạo đƣợc xem nhƣ tiêu chuẩn thẩm
mỹ. Cái riêng, cái độc đáo, cái sáng tạo của nhà thơ góp phần hình thành phong
cách đồng thời giúp thơ thoát khỏi xu hƣớng minh họa. Khi tiếp cận Thơ mới ở góc
độ đó ta mới thấy vị trí, vai trò và giá trị của Thơ mới
Trước hết, nhìn từ góc độ ngôn ngữ của Thơ mới: Ngôn ngữ cảm thán, hô
25

ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử, ngoài dụng công giao tiếp đặc biệt nhƣ bộc lộ tình cảm,
tâm trạng còn chuyên chở nỗi đau tâm hồn:
- A ha hả! say sưa chê chán đã.
- Ôi điên rồ! Khoái lạc đến ngất ngư
- Chao ôi! Ghê quá trong tư tưởng
Một vũng cô liêu cũ vạn đời
(Cô liêu - Hàn Mặc Tử)
Việc đƣa những yếu tố giao tiếp với những hô ngữ, thán ngữ, lời than, lời
kể nhƣ trên vào thơ một cách tự nhiên làm cho ngôn ngữ sống động. Nó vừa biểu

hiện phƣơng thức thơ trữ tình hƣớng nội, vừa biểu hiện sự xuân hóa trong thơ thời
hiện đại. Tần số sử dụng hô ngữ, thán từ không đều giữa các nhà thơ là do chất
giọng riêng của từng tác giả. Buổi đầu, nhạy cảm với thi pháp trung đại, Thế Lữ,
Nguyễn Thị Kiêm dùng nhiều chất giọng nói, tăng cƣờng tính giao tiếp trực tiếp
để tránh xa khuôn khổ gò bó cũ. Giai đoạn từ 1936, Huy Cận, Xuân Diệu nghiêng
về trần thuật, bày tỏ nên ít giọng thủ thỉ. Nguyễn Bính giàu chất tâm tình, van nài,
nuối tiếc của những mối tình lỡ làng. Hàn Mặc Tử tràn ngập những thảng thốt đau
thƣơng và mất mát. Bởi vậy, ở Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử, câu thơ dùng ngôn
ngữ, thán từ nhiều hơn ở Xuân Diệu, Huy Cận.
Ảnh hƣởng của tƣ duy phân tích cụ thể phƣơng Tây, cách nói bằng các con
số cũng xuất hiện trong Thơ mới. Cái tôi trữ tình thƣờng luôn cảm thấy mình đơn
lẻ, cô độc nên số MỘT đƣợc xuất hiện nhiều nhất. Từ Thế Lữ đến Xuân Diệu, Chế
Lan Viên, Hàn Mặc Tử là vận động không đổi thay của con số MỘT cụ thể đầy cảm
tính:
Thế Lữ: Ta là một khách chinh phu, Trong nhà tranh, một mình tôi than thở,
Tôi mang theo một mối u hoài, Tôi chỉ là một khách tình si ; Nguyễn Bính: Lẻ loi
chỉ một góc trời riêng anh, Có một chiếc xe màu trắng đục, Hai con ngựa trắng xếp
hàng đôi/ Đem đi một chiếc quan tài trắng, Người có đôi, ta chỉ một mình, Trọn đời
làm một kẻ vô duyên/ Trọn đời là một thân cô lẻ ; Xuân Diệu: Một chàng thi sĩ
thoảng hơi men, Một thoáng cười yêu thỏa khát khao, Rồi một ngày mai tôi sẽ đi,
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ ; Chế Lan Viên: Một vì sao trơ trọi cuối trời xa, Một

×