Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tổ chức dạy học phần Các định luật bảo toàn Vật lí lớp 10 theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THUÝ NGA

TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN”
VẬT LÍ LỚP 10 THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ

HÀ NỘI - 2010

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THUÝ NGA

TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN”
VẬT LÍ LỚP 10 THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
(Bộ mơn Vật lí)
Mã số

: 60 14 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. TƠN TÍCH ÁI
TS. TƠN QUANG CƯỜNG

HÀ NỘI - 2010

2


Lời cảm ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS.Tơn
Tích Ái và TS. Tơn Quang Cường đã hết lịng giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn. Trong thời gian được các thầy hướng dẫn
luận văn, tôi đã được học hỏi ở các thầy tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa
học. Nhờ đó, tơi thấy mình được trưởng thành hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên
trường Đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập.
Tơi xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ, sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy
cô giáo trong BGH, các thầy cô trong tổ Vật lí trường THPT Đan Phượng Hà Nội. Tơi xin cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của các em học sinh lớp 10A8
trừơng THPT Đan Phượng trong quá trình thực nghiệm sư phạm
Tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình và bạn bè đã ln khích lệ, động viên
tơi hồn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Trường ĐH Giáo dục- Hà Nội, Thư
viện Quốc gia đã giúp đỡ tơi có đủ tài liệu để nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Hà Nội, Ngày 6 tháng 12 năm 2010
Học viên

Nguyễn Thị Thuý Nga


3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC
GV
HS
HĐTP
THPT
TN
SGK
SGV
KT

Đối chứng
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động thành phần
Trung học phổ thông
Thực nghiệm
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Kiểm tra

4


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 1
3. Mục đích nghiên cứ ............................................................................... u 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................ 2
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
6. Vấn đề nghiên cứu................................................................................... 2
7. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3
8. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
9. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................... 4
10. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 4
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................... 5
1.1. Những quan điểm về dạy học............................................................... 5
1.1.1.Quan điểm dạy học cổ điển ................................................................ 5
1.1.2. Quan điểm dạy học hiện đại .............................................................. 5
1.2. Cơ sở lí luận của dạy học tích cực ....................................................... 6
1.2.1. Một số khái niệm về dạy học tích cực .............................................. 6
1.2.2. Đặc trưng của dạy học tích cực ......................................................... 7
1.2.3. Yêu cầu của dạy học tích cực ............................................................ 7
1.2.4. Mơ hình dạy học tích cực .................................................................. 8
1.3.Cơ sở lí luận của dạy học tự học ........................................................... 11
1.3.1. Một số khái niệm về tự học ............................................................... 11
1.3.2.Ưu nhược điểm của tự học ................................................................. 12
1.3.3. Phân tích thực trạng tự học ở trường THPT hiện nay ....................... 13
Kết luận chương 1 ....................................................................................... 15
Chƣơng 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “CÁC ĐỊNH LUẬT
BẢO TỒN ” VẬT LÍ LỚP 10 THEO HƢỚNG TĂNG CƢỜNG
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH ............................................ 16
2.1.Giới thiệu nội dung kiến thức phần “Các định luật bảo tồn” Vật

lí lớp 10 ................................................................................................... 16 16
2.1.1.Nội dung và thời lượng ...................................................................... 16
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung phần “ Các định luật bảo toàn” Vật lí
5


lớp 10. .......................................................................................................... 16
2.2. Tổ chức dạy học phần “Các định luật bảo toàn” theo hướng tăng
cường hoạt động tự học của học sinh .......................................................... 18
2.2.1. Các nội dung có thể tổ chức dạy học theo hướng tự học .................. 18
2.2.2. Đặc điểm hoạt động của tổ chức dạy học tự học .............................. 18
2.2.3.Nguyên tắc tổ chức dạy học tự học cho học sinh phổ thơng ............. 19
2.2.4. Các hình thức tổ chức dạy học tự học .............................................. 20
2.2.5. Qui trình tổ chức dạy học theo hướng tăng cường hoạt động tự học ...... 31
2.2.6. Một số giáo án phần “Các định luật bảo tồn” được soạn theo
hình thức dạy học tự học ............................................................................. 33
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 82
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................ 83
3.1. Mục đích ............................................................................................... 83
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................................... 83
3.3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................... 83
3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm ............................................................ 83
3.3.2. Bố trí thực nghiệm ............................................................................ 83
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................ 84
3.4.1. Cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................. 84
3.4.2. Kết quả của thực nghiệm sư phạm .................................................... 85
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 92
1. Kết luận ................................................................................................... 92
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 93
PHỤ LỤC

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Biển học là vô bờ, học nữa học mãi, nguồn tri thức là vô hạn. Thiết
nghĩ nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh khám phá nguồn tri thức ấy.
Học sinh Việt Nam thông minh nhưng đã quen trong việc thụ động
tiếp thu kiến thức. Trong trường học SGK và giáo viên là nguồn cung
cấp thông tin duy nhất. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nguồn
tri thức tiếp nhận trong nhà trường chưa đủ đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Do vậy năng lực tự học phải được nâng cao đáp ứng được đòi hỏi ngày
càng cao nền tri thức xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi ý cho người viết ý tưởng
“Tổ chức dạy học phần “Các định luật bảo tồn” Vật lí lớp 10 theo hướng
tăng cường hoạt động tự học của học sinh.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài.
Ở Anh, vào những năm 1920 đã hình thành nhà trường kiểu mới,
khuyến khích hoạt động tự quản của học sinh.
Ở Hoa Kì, từ những năm 1970, gần 200 trường đã dạy học thử nghiệm:
giáo viên hướng dẫn học sinh cách học, học sinh độc lập làm việc theo nhịp
độ riêng phù hợp với nhận thức của mình.
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của học
sinh đã được nhân rộng khắp trên thế giới.
2.2. Những vấn đề nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài.

Việc tìm tịi nghiên cứu để có phương pháp dạy học sinh tiếp nhận
thơng tin đã có từ xa xa khi con người biết truyền đạt tri thức cho nhau. Cha
ơng ta đã có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là nói về sự cần
thiết của việc tự học.
7


Ngày nay có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sự đổi mới trong công
tác giảng dạy đổi mới trong phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích
Xác định các cách tổ chức dạy học phần “Các định luật bảo tồn” Vật lí
lớp 10 theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh
3.2. Mục tiêu
Xây dựng qui trình tổ chức dạy học phần “Các định luật bảo tồn” Vật
lí lớp 10 theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tự học phần“ Các định luật bảo tồn” Vật lí lớp 10 cho học sinh
4.2.Khách thể nghiên cứu
- Giáo viên dạy Vật lí tại trường THPT Đan Phượng – Hà Nội.
- Học sinh lớp 10 tại trường THPT Đan Phượng – Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tổ chức dạy học phần “ Các định luật bảo toàn” theo
hướng tự học của học sinh
- Đối tượng khảo sát là học sinh lớp 10 trường THPT Đan Phượng- Hà
Nội.
6. Vấn đề nghiên cứu
Tổ chức dạy học phần “ Các định luật bảo tồn” Vật lí lớp 10 như thế

nào để tăng cường hoạt động tự học của học sinh.

7. Giả thuyết khoa học

8


Nếu tổ chức dạy học phần “ Các định luật bảo tồn” Vật lí lớp 10 theo
định hướng bồi dưỡng kỹ năng tự học cho học sinh thì sẽ làm cho học sinh
nắm vững kiến thức, phát triển tư duy.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan như: Lý luận dạy học Vật lí, tâm lý
học sư phạm, lí luận về tự học, nghiên cứu nội dung phần “Các định luật bảo
toàn”, các tài liệu liên quan đến tổ chức dạy học tự học.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Qua điều tra tại trường THPT Đan Phượng cho thấy với phương pháp
dạy học truyền thống, học sinh đa phần ít chịu vận động học tập. Học sinh chỉ
tiếp nhận tri thức trong sách giáo khoa qua sự giảng dạy của giáo viên.
- Qua quan sát tại trường THPT Đan Phượng, việc tổ chức dạy học theo
phương pháp dạy học tích cực, học sinh hăng hái tham gia vào bài học, kiến
thức học sinh nắm vững, nắm sâu hơn phương pháp truyền thống. Giáo viên
chỉ đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn, học sinh là trung tâm của quá trình học.
Học sinh tự tìm cách tiếp nhận tri thức qua sự hướng dẫn của giáo viên nên
tạo ra sự say mê, hứng thú, hăng say của học sinh trong việc học tập Vật lí,
đồng thời phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo, tính chủ động tích
cực trong học tập… Qua đó nâng cao năng lực của học sinh.
- Dùng phiếu điều tra giáo viên dạy Vật lí tại trường THPT Đan
Phượng về thực trạng dạy học Vật lí tại trường theo hướng dạy học tự học
-Điều tra nhận thức của giáo viên và học sinh về vấn đề dạy và học

phần “Các định luật bảo toàn” Vật lí lớp 10.
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Soạn một số giáo án theo phương pháp hướng dẫn học sinh tự học
-Thực nghiệm sư phạm một phần kết quả nghiên cứu để đánh giá tính
khả thi của đề tài.
9. Những đóng góp mới của luận văn
9


- Trình bày rõ cơ sở lí luận của dạy học tự học.
- Đề xuất 03 biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tăng cường hoạt
động tự học của học sinh.
- Soạn 05 giáo án cụ thể, chọn 02 chủ đề làm xemina phần “ Các định
luật bảo toàn” theo hướng tăng cường hoạt động của học sinh.
- Xây dựng qui trình tổ chức dạy học theo hướng tăng cường hoạt động
tự học của học sinh.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Tổ chức dạy học phần “ Các định luật bảo toàn” theo hướng
tăng cường hoạt động của học sinh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

10


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Những quan điểm về dạy học

1.1.1.Quan điểm dạy học cổ điển
Học sinh được đánh giá về năng lực học tập theo điểm số thầy giáo
cho, vì vậy khơng thấy được tầm nhìn về hành vi tương lai của mình, sự đóng
góp của mình. Việc đánh giá bằng điểm số này được thực hiện thường xuyên
và công khai.. Quan điểm giáo dục cổ điển này thực tế đã tạo ra những học
sinh thiếu năng động và linh hoạt trong cuộc sống, thiếu nhiều kỹ năng rất cần
thiết trong cuộc sống hiện đại. Nhiều kỹ năng làm việc liên quan người, cộng
tác trong các nhóm lao động thực tế rất cần cho xã hội vẫn chưa được đưa vào
huấn luyện cho học sinh. Nhiều kĩ năng truy tìm tri thức mới có trên thế giới
chưa được giới thiệu cho học sinh. Sự tách rời giữa thành tựu mới đang được
sử dụng trong xã hội với những tri thức của học sinh được trang bị trong nhà
trường đã dẫn đến việc xã hội phải mất thêm thời gian đào tạo lại người lao
động trong các cơ sở sản xuất.
1.1.2. Quan điểm dạy học hiện đại
Ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau về q trình dạy - học, nhưng
các quan niệm đều thống nhất cho rằng: học là quá trình trình tự làm phong
phú kiến thức của bản thân và tự biến đổi mình. Dạy là quá trình giúp con
người đi học tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng. Tất cả mọi phương pháp dạy
học đều hướng đến lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động của
người học.
Trong q trình giảng bài, giáo viên không chỉ truyền đạt thông tin tri
thức mà phải khơi dậy, lôi kéo người học phát huy khả năng, tư duy sáng tạo
của mình trong quá trình học tập để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, từ
việc bắt buộc phải đến lớp dưới sự quản lí khắt khe của nhà trường thành việc
hứng thú đi học, tự học.

11


Quan điểm dạy học truyền thống xoay quanh vai trò chủ đạo của giáo

viên trong tổ chức học tập cho học sinh. Giáo án của giáo viên chính là bản kế
hoạch trung tâm cho các hoạt động dạy học diễn ra. Giả định ban đầu là giáo
viên cần soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy chi tiết và tiến hành giảng dạy
theo giáo án. Với sự phổ cập giáo dục, với nhiều giáo viên tham gia giảng dạy,
điều e ngại chính là nếu khơng có giáo án chi tiết nhiều giáo viên sẽ không dạy
được hiệu quả. Và giáo án cần được soạn tuân theo các chuẩn mực đã được
những người có kinh nghiệm giảng dạy thiết lập ra. Do đó dần dần dạy theo
giáo án trở thành một yêu cầu bắt buộc với các giáo viên. Tuy nhiên những
người phê bình “ dạy theo giáo án” lo ngại việc dạy của giáo viên và việc học
của học sinh bị suy giảm khi giáo viên coi vai trò của mình chủ yếu là tuân thủ
chặt chẽ giáo án. Bản chất vấn đề dạy học khơng phải chỉ là hồn thành những
kế hoạch được vạch sẵn mà khơng tính tới những biến tạo và tân canh.
1.2. Cơ sở lí luận của dạy học tích cực
1.2.1. Một số khái niệm về dạy học tích cực
1.2.1.1.Tính tích cực
Tính tích cực là phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội.
Con người khơng chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong tự nhiên mà còn chủ động
sản xuất ra những của cải vật chất cần cho sự tồn tại của xã hội. Hình thành và
phát triển tính tích cực là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục
nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo và thích ứng với xã hội
1.2.1.2. Phương pháp tích cực
Phương pháp tích cực để chỉ những phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.Phương pháp tích cực hướng tới
việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là
tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không tập trung vào
người dạy
1.2.2. Đặc trưng của dạy học tích cực
12



Dạy học tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông
qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh. Dạy học lấy học
sinh làm trung tâm, trong phương pháp tổ chức, người học được cuốn hút vào
các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó học sinh tự
khám phá những điều mình chưa rõ.
Dạy học phát huy năng lực tự học của học sinh. Nếu rèn luyện cho học
sinh có được phương pháp kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho học
sinh lịng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi con người làm kết
quả học tập được nhân lên gấp bội.
1.2.3. Yêu cầu của dạy học tích cực
1.2.3.1.Yêu cầu chung
Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của
học sinh. Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể và học tập hợp tác. Dạy học thể
hiện mối quan hệ tích cực giữa nội dung bài học với thực tiễn
Dạy học tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu
Dạy học tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học
Dạy học chú trọng các hình thức tổ chức dạy học tăng cường các hình
thức kiểm tra đánh giá
1.2.3.2.Yêu cầu đối với học sinh
Tích cực chủ động học tập tự tìm tịi, tự khám phá và rèn luyện kĩ năng
tự học
Xây dựng các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng học tập của
mình. Chủ động trong việc giải quyết các tình huống có vấn đề
Mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân
Biết tự đánh giá hoạt động học tập của bản than và đánh giá ý kiến
quan điểm của bản bè
1.2.3.3.Yêu cầu đối với giáo viên

13



Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập
với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng
bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh.
Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham
gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và quá trình khám phá và lĩnh hội kiến
thức
Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát
biểu tư duy và rèn luyện kĩ năng.
Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp
lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của môn học, nội dung bài học,
trình độ của học sinh, điều kiện dạy học của trường.
1.2.4. Mơ hình dạy học tích cực
Hiện nay, để nhấn mạnh quan điểm dạy học mới, các tài liệu về phương
pháp dạy học đưa ra mơ hình hợp tác hai chiều và mơ hình truyền thụ một
chiều.
Bảng 1.1. So sánh các mơ hình dạy học
Tiêu chí
1

2

Dạy học truyền thống

Dạy học tích cực, chủ động

Cung cấp sự kiện, nhớ tốt,

Cung cấp kiến thức cơ bản có chọn


học thuộc lịng

lọc

Giáo viên là nguồn kiến thức
duy nhất

ở lớp có nhiều nguồn kiến thức
khác, bạn bè, phương tiện thông tin
đại chúng….
Tự học, kết hợp với nhóm, tổ và sự

3

Học sinh làm việc một mình

4

Dạy thành từng bài riêng biệt Hệ thống bài học

giúp đỡ của thầy giáo
Coi trọng độ sau của kiến thức,

5

Coi trọng trí nhớ

khơng chỉ nhớ mà cịn suy nghĩ đặt
ra nhiều vấn đề mới.


14


Làm sơ đồ, mơ hình, làm bộc lộ cấu
6

Ghi chép tóm tắt

trúc bài học, giúp học sinh dễ nhớ
và vận dụng.

7
8

Chỉ dừng lại ở câu hỏi bài tập Thực hành nêu ý kiến riêng
Khơng gắn lí thuyết với thực

Lí thuyết kết hợp với thực hành,

hành

vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Cổ vũ cho học sinh tìm tịi bổ sung

Dùng thời gian học tập để
9

kiến thức từ việc nghiên cứu lí luận

nắm kiến thức do thầy giáo


và từ những bài học kinh nghiệm

truyền thụ
10

rút ra từ thực tiễn.

Nguồn kiến thức hạn hẹp

Nguồn kiến thức rộng lớn

Mơ hình dạy học hợp tác hai chiều như đã trình bày ở trên có nhiều khả
năng để phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh THPT. Qua phân
tích mơ hình, chúng tơi rút ra một số nhận định như sau liên quan chặt chẽ
đến tổ chức hoạt động học tập tự học cho học sinh:
- Trong mơ hình dạy học hợp tác hai chiều, học sinh là trung tâm của
quá trình dạy học. Bản thân học sinh được cuốn hút vào các hoạt động do giáo
viên tổ chức, hướng dẫn. Khơng khí lớp học sôi nổi, học sinh vui vẻ về mặt
tâm lý. Học sinh và giáo viên cùng nhau khảo sát các khía cạnh của vấn đề
học tập, chứ khơng chỉ đơn thuần là giáo viên giao cho học sinh giải pháp các
câu hỏi giáo viên nêu ra. Vai trò của giáo viên là tạo ra các tình huống giúp
học sinh phát hiện vấn đề , thu thập tư liệu và số liệu có thể sử dụng đề xuất
và chứng minh giả thuyết, tự rút ra kết luận.
- Mơ hình dạy học hợp tác hai chiều phát huy tối đa tính tự chủ và kích
thích tính sáng tạo của học sinh. Trong mỗi ý kiến phát biểu của học sinh khi
giải quyết vấn đề, giáo viên cần cố gắng tìm ra một phần nào là hợp lý để
nâng cao lòng tự tin, động viên các em tích cực nghiên cứu phát hiện vấn đề.

15



Giáo viên ln địi hỏi học sinh phải chứng minh chặt chẽ, nhưng đồng thời
giáo viên cũng phải sẵn sàng chứng minh ý kiến của chính mình. Giáo viên
cần bác bỏ một cách nghiêm túc lời giải sai, gợi sự tranh luận trong học sinh
và hướng sự tranh luận đó đi đúng đường.[9,tr.15]
- Mơ hình dạy học hợp tác hai chiều nhấn mạnh khía cạnh tự kiểm tra
đánh giá. Trước đây quan niệm về đánh giá còn phiến diện: giáo viên giữ độc
quyền đánh giá, học sinh là đối tượng đánh giá.
- Vì vậy, học sinh nhất thiết phải được đánh giá để điều chỉnh cách học
của mình. Mặt khác để giúp học sinh hiểu đúng và hiểu sâu sắc vấn đề bên cạnh
việc phát huy tính tự chủ, độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập cần đảm bảo cho
học sinh được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình thảo
luận. Kết quả đánh giá khơng chỉ sử dụng cho mục đích duy nhất là xếp hạng thứ
bậc học sinh mà được dùng để động viên, khích lệ sự cố gắng của học sinh; cung
cấp thông tin phản hồi để điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Một đặc trưng nữa của mô hình hợp tác hai chiều là cách cho đề thi để
đánh giá một cách cụ thể những gì học sinh thu hoạch được. Ngoài việc kiểm
tra kiến thức, giáo viên còn đánh giá được cách học sinh liên hệ với thức tế và
với bản thân. Một bài kiểm tra mà học sinh khơng chép ở ngồi được sẽ đánh
giá được sự tiến bộ của học sinh. Giáo viên phải nắm vững sự tiến bộ của học
sinh để kiểm tra kết quả học tập từng giai đoạn, những lỗ hổng cần khỏa lấp
bằng các bài tập nhỏ, nhật ký buổi học, hay những thu hoạch bất chợt. Giáo
viên phải biết tôn trọng ý kiến khác lạ từ học sinh bởi nếu vội chê bai hay bất
đông ý kiến khiến học sinh mất hứng và không dám phát biểu ý kiến nữa.
- Để thực hiện được yêu cầu trên giáo viên không chỉ am hiểu các tri
thức khoa học cơ bản mà còn cần một số kiến thức và kỹ năng tâm lý xã hội,
đặc biệt là năng động nhóm để hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
Rõ ràng, mơ hình dạy học hợp tác hai chiều như đã trình bày ở trên có
nhiều khả năng để pháp huy tính tự học trong học tập của học sinh THPT.

1.3.Cơ sở lí luận của dạy học tự học
16


1.3.1. Một số khái niệm về tự học
Tự học là hoạt động học hồn tồn khơng có GV, HS khơng có sự tiếp
xúc với GV. HS phải tự tìm tư liệu học, qua hoạt động thực tiễn, qua các thí
nghiệm để chiếm lĩnh tri thức.
1.3.1.1. Tự học hoàn toàn: Tự học u cầu người học có tính độc lập cao, tự
giác cao. Khi tự học hồn tồn, người học khơng có thầy trực tiếp dạy, khơng
có mẫu để bắt chước. HS chủ động hoàn toàn trong việc lựa chọn nội dung,
phương pháp hoạt động. Tuy vậy HS rất khó trong việc lụa chọn nội dung phù
hợp vì có nhiều loại thông tin, đồng thời không kiểm tra được kết quả học tập
của mình dẫn đến dễ chán nản.
1.3.1.2. Tự học trong một giai đoạn của q trình học tập: Ngồi thời gian
học ở trường, ở lớp, học với GV, những lúc còn lại khác học bài cũ hay làm
bài tập về nhà, kể cả khi thư giãn đều có thể tự học. Nhưng khơng có sự giám
sát vì thế tính tự giác học chưa cao.
1.3.1.3. Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Trong tài liệu sẽ hướng dẫn đầy đủ
từng bước để chiếm lĩnh kiến thức, cách thức kiểm tra kết quả tự học. Hình
thức tự học này có thể thực hiện ở mọi nơi, tuy vậy khi cần giúp đỡ thì khơng
biết hỏi ai.
1.3.1.4. Tự học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV: Hình thức này được
thực hiện ở lớp dưới sự giám sát chặt chẽ của GV vì vậy HS có thể lựa chọn
nội dung học phù hợp, khơng mất nhiều thời gian tìm kiếm thơng tin đồng
thời cũng có thể kiểm tra, đánh giá được kết quả học tập của mình .
Qua việc nghiên cứu các hình thức tự học ở trên thấy rằng mỗi hình
thức tự học có những mặt ưu điểm và nhược điểm nhất định. Để nhằm khắc
phục được những nhược điểm của các hình thức tự học đã có này và xét đặc
điểm của HS trường THPT Đan Phượng chúng tôi đề xuất một hình thức tự

học :tự học theo tài liệu hướng dẫn , tự học theo SKG , tự học theo chương
trình hóa và có sự giúp đỡ trực tiếp một phần của GV gọi tắt là "tự học có
hướng dẫn".
17


1.3.2.Ưu nhược điểm của tự học
1.3.2.1.Ưu điểm
- Kiến thức người học được khắc sâu, vững chắc vì những gì họ tự tìm
ra bao giờ cũng nhớ lâu, hiểu rõ.
- Tự học giúp người ta có thể học suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc.
- Trong tự học người học tự chủ động lựa chọn nội dung học tạo nên
phong cách học tập riêng của mỗi người.
- Tự học giúp người học làm quen với hoạt động nghiên cứu sau này.
- Tự học giúp người học hình thành và phát triển nhân cách: rèn luyện
tính độc lập, tự giác cao.
1.3.2.2. Nhược điểm
- Người học khó xác định được trọng tâm bài học. Nhược điểm này có
thể khắc phục khi GV giao nhiệm vụ có thể nêu rõ mục đích, u cầu, trọng
tâm của bài học.
- Khi học khơng có GV, người học khó có thể giải đáp được những thắc
mắc. Nhược điểm này có thể khắc phục thơng qua trao đổi thông tin liên lạc
với thầy cô và bạn bè như dung điện thoại, email.
- Khi tự học, người học khó kiểm tra kết quả học tập của mình. Nhược
điểm này có thể khắc phục qua phiếu học tập của GV hoặc so đáp án.
- Không gian tự học yên tĩnh, khơng sơi nổi nên khó tạo hứng thú
học.Tuy nhiên đó cũng là ưu điểm để người học tập trung học nhiều hơn.

Bảng 1.2. Kết quả điều tra vai trò của hoạt động tự học của học sinh trường THPT
STT


Nội dung

Ý kiến của HS(%)

1

Tự học giúp em nhớ kiến thức lâu hơn

95

2

Tự học giúp em tự tin hơn trong giao tiếp

72

18


3

Tự học giúp em mở rộng tri thức

76

4

Tự học giúp em vững vàng hơn


51

1.3.3. Phân tích thực trạng tự học ở trường THPT hiện nay
1.3.3.1.Thực trạng tự học Vật lí ở trường THPT hiện nay
- Hầu hết học đều thấy cần thiết phải học Vật lí nhưng chưa có ý thức
tự giác tự học, ít có hứng thú mà chủ yếu do áp lực kiểm tra, thi cử, gia đình.
Học sinh chưa thấy được ý nghĩa của việc tự học sẽ tạo hứng thú học tập, tạo
phong cách làm việc khoa học, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề , tạo thế
chủ động trong việc lựa chọn kiến thức cần ghi nhớ
- Việc tự học của học sinh hầu như chỉ dừng lại ở việc học bài cũ, làm
bài tập về nhà. Học sinh chưa chú ý tìm hiểu sâu về các kiến thức liên quan
đến bài học qua các tài liệu tham khảo, học sinh cũng chưa có ý thức tự học
kiến thức mới. Ở trên lớp gần như học sinh chỉ nghe giảng, trả lời các câu hỏi
giáo viên đặt ra.
- Phần lớn giáo viên chưa chú ý đến việc tự học của học sinh, ít chú ý
đến việc tự học tập ở nhà. Hầu hết giáo viên vẫn chưa dạy học sinh phương
pháp tự học. Việc học ở trường THPT hiện nay hầu như vẫn sử dụng phương
phấp thuyết trình là chủ yếu. Một số giáo viên đã có ý thức đổi mới phương
pháp dạy học nhưng gần như chỉ dừng lại ở việc dạy vấn đáp nhiều hơn.
-Đa số các em có góc học tập riêng ở nhà tuy nhiên thời gian tự học cịn
ít ,chủ yếu chỉ ôn lại bài cũ nên chất lượng tự học chưa cao. Chương trình
SGK hiện nay được biên soạn theo hướng gợi mở, giảm tải chương trình.
Nhưng các em khơng có nhiều thời gian cho việc tự học ở nhà ,thời gian của
các em gần như bị bít kín vì thời khóa biểu học thêm. Theo tác giả Lê Đức
Thuận [20,tr25] thì có tới 77,32% học sinh cho rằng ngun nhân chính khiến
các em khơng có thời gian tự học ở nhà vì các em phải đi học thêm.

19



-Các liệu tham khảo cho mơn Vật lí nhiều nhưng lại tập trung chủ yếu
vào hướng dẫn giải bài tập chứ chưa hướng dẫn hoạt động tự học, dẫn đến các
em học lực trung bình và kém gần như ghi ngay lời giải khơng chịu tự mình
suy nghĩ.
1.3.3.2.Thực trạng tự học Vật lí ở trường THPT Đan Phượng
- Trong những năm dạy học Vật lí tại trường THPH Đan Phượng tơi
nhận thấy: Đa số học sinh chưa có thói quen tự học Vật lí, mà đó là một trong
các yếu tố tạo nên hứng thú, hăng say đối với việc học Vật lí..
- Ngồi một số ít HS cần cù, chăm học, học khá mơn Vật lí có học bài và
làm bài tập trước khi đến lớp, còn lại đại đa số các em thường có những biểu
hiện sau: Thường xuyên không thuộc bài, không làm bài tập về nhà, một số có
làm chỉ làm qua loa hoặc đi chép bài cho đầy đủ, thụ động trong học tập.
- Chính vì vậy mà chất lượng học mơn Vật lí tại trường THPT Đan
Phượng đạt hiệu quả thấp cụ thể trong các hai đợt kiểm tra tồn trường năm
2010, mơn Vật lí có số học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên là 41,7 %. Từ
đó dẫn đến nhiều em chây lười, thiếu tự tin, thụ động trong học tập, khơng có
phương hướng rõ ràng và sợ học Vật lí.
- Đới với GV việc kiểm tra bài cũ không thường xuyên theo một kế
hoạch định trước nên không tạo cho HS thể hiện hiểu biết khả năng của mình.
Để khắc phục tình trạng này, u cầu GV phải có những biện pháp kích
thích, điều khiển, kiểm tra việc tự học của HS.
Kết luận chƣơng 1
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn như trình bày ở trên, chúng tơi nhận thấy
rằng: Việc tự học của học sinh thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động
trong học tập nhưng khơng tách khỏi vai trò điều khiển của giáo viên
Trong thời gian lên lớp, vai trò của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động học và chất lượng học tập của học sinh cả ở trường và ngoài
20



trường. Nếu giáo viên biết hướng dẫn học sinh phương pháp học hiệu quả thì
vừa tiết kiệm được thời gian vừa mang lại kết quả học tập tốt. Từ đó học sinh
có thể học được ở mọi nơi, mọi lúc, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Phương pháp dạy học tự học là một trong những đổi mới phương pháp
dạy học nhằm tăng cường khả năng chiếm lĩnh tri thức mới, khả năng tự
khám phá do đó học sinh đều rất hào hứng trong học tập.
Tuy phương pháp dạy học tự học là một phương pháp tích cực nhưng
lại địi hỏi nhiều thời gian. Trong khi đó thời gian trên lớp có hạn, khối lượng
kiến thức các em phải ghi nhớ nhiều và khơng phải khối kiến thức nào cũng
có thể áp dụng phương pháp dạy học tự học, do đó giáo viên khơng nên lạm
dụng nó mà phải biết kết hợp nhiều phương pháp sao cho có hiệu quả nhất.

21


CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN ”
VẬT LÍ LỚP 10 THEO HƢỚNG TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG
TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
Trong chương trình Vật lí có các định luật bảo tồn. Trong chương
trình Vật lí lớp 10 có các định luật bảo tồn sau:
Định luật bảo toàn động lượng.
Định luật bảo toàn cơ năng.
Nét đặc trưng của định luật bảo tồn là có tính tổng qt cao. Việc giải các bài
toán ứng dụng các định luật bảo tồn thường rất ngắn gọn, chính xác và đủ
nghiệm
2.1.Giới thiệu nội dung kiến thức phần “Các định luật bảo tồn” Vật lí
lớp 10
2.1.1.Nội dung và thời lượng
Về mặt nội dung, phần “Các định luật bảo toàn” của SGK Vật lí 10 bao

gồm các khái niệm, định nghĩa liên quan đến các đại lượng bảo toàn( động
lượng, cơ năng), các dạng năng lượng(công, động năng, thế năng trọng
trường, thế năng đàn hồi, cơ năng), các khái niệm, cơng thức tính: xung lượng
của lực, động lượng, công cơ học, công suất, động năng, thế năng, cơ năng.
Về mặt thời lượng, phần “Các định luật bảo tồn” SGK Vật lí 10 được
dạy trong 10 tiết ( từ tiết thứ 37 đến tiết thứ 46), trong đó tiết thứ 41 và 46 là
tiết bài tập còn lại là các tiết lý thuyết.
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung phần “ Các định luật bảo tồn” Vật lí lớp 10.

Sơ đồ2.1: Cấu trúc nội dung chương
Các định luật bảo toàn
22


o

o

Định luật bảo
toàn động lượng

Định luật bảo
toàn cơ năng

Độ biến thiên
động năng

Độ biến thiên
động lượng


Động năng

Độ biến thiên
thế năng

Xung lượng
của lực

Thế năng

Động lượng

Hệ cơ lập

Định luật
bảo tồn
động lượng
của hệ cơ lập

Thế năng
trọng
trường

Công của lực

Thế năng đàn
hồi

Tiền đề - cái


Va chạm
được mềm dựn
xâ xây

xây dựng

o

Chuyển động
bằng phản lực

Cái chung - cái riêng

Toàn thể - bộ phận

23


2.2. Tổ chức dạy học phần “Các định luật bảo toàn” theo hƣớng tăng
cƣờng hoạt động tự học của học sinh
2.2.1. Các nội dung có thể tổ chức dạy học theo hướng tự học
- Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.
- Công và Công suất.
- Động năng.
- Thế năng.
- Cơ năng.
2.2.2. Đặc điểm hoạt động của tổ chức dạy học tự học
2.3.2.1.Hoạt động của giáo viên
-Chuẩn bị tài liệu tự học cho học sinh, hướng dẫn học sinh cách tìm tài
liệu

- Hướng dẫn HS làm việc với tài liệu: Chỉ cách đọc tài liệu, làm quen
với các dụng cụ thí nghiệm
-Phân nhóm làm việc: Theo tổ, theo năng lực, sở thích
-Dự kiến một số câu hỏi trọng tâm của bài học hướng cho các nhóm
thảo luận. Trong mỗi hoạt động, GV dự kiến hệ thống câu hỏi xen kẽ với
những yêu cầu HS hoạt động để hướng dẫn HS tiếp cận, tự phát hiện và
chiếm lĩnh tri thức mới
-GV phải có kiến thức ấy vừa sâu vừa rộng để có thể theo dõi những
tranh luận của người học, tự tin để tổng hợp, tóm lược được những gì được
phát biểu một cách lộn xộn trong lớp học.
-GV phải tập trung tư tưởng rất cao để theo dõi diễn biến của lớp học ,
điều chỉnh hoạt động học tập của HS và nắm vững phản hồi từ phía HS.
- Kích thích học sinh tự học bằng việc khen ngợi và tiếp thu những ý
kiến hoặc câu hỏi, lời giải hay.
-Kiểm tra hiệu quả của hoạt động tự học của HS thông qua các phiếu
học tập, các ý kiến tranh luận giữa các nhóm và các báo cáo cá nhân.
-Nhận xét hoạt động học tập của HS.
24


-Tổng kết bài học qua việc kết nối các nội dung trọng tâm của bài học
thành một tổng thể logic.
-Giao nhiệm vụ học tập ở nhà cho HS.
2.2.2.2.Hoạt động của học sinh
-Chuẩn bị các kiến thức đã học liên quan đến nội dung bài học mới.
- Chuẩn bị các tài liệu theo tham khảo của GV.
-Tự đọc SGK, tài liệu tham khảo, xác định hình thức cơ bản, trọng tâm
nội dung của bài học.
-Phân tích, đánh giá thơng tin, sử dụng thông tin bằng việc tự đặt ra các
câu hỏi và câu trả lời.

-Tham gia thảo luận trong nhóm, đưa ra các ý kiến nhận xét từ đó có
thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả, chất lượng học tập của bản thân và bạn bè.
-Làm các phiếu học tập và bài kiểm tra của GV.
-Thực hiện các nhiệm vụ được giao về nhà.
2.2.3.Nguyên tắc tổ chức dạy học tự học cho học sinh phổ thông
Qua việc điều tra, phỏng vấn các GV, chúng tôi cho rằng khi tổ chức tự
học cho học sinh THPT, người GV cần phải chú ý một số nguyên tắc sau:
- Phải làm cho học sinh thấy việc tự học là cần thiết và có thể thực hiện được.
- Đảm bảo cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, đảm
bảo hình thành ở HS kĩ năng tự học từ thấp lên cao, tự học từng phần cho đến
tự học hoàn toàn.
- Trong từ đơn vị kiến thức, các câu hỏi và bài tập phải được sắp xếp
theo hướng tăng dần về độ khó.
- Phải đảm bảo cho tất cả học sinh đều được tham gia vào hoạt động
học tập.
- Nguyên tắc bảo đảm cho GV thu nhận thông tin phản hồi về kết quả
học tập của HS sau quá trình tự học và giúp đỡ điều chỉnh nhị độ học tập của
HS khi cần thiết.

25


×