i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN VĂN HẢI
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG THÍ NGHIỆM CHO HỌC SINH PHẦN ĐỘNG HỌC
VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ
HÀ NỘI – 2012
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN VĂN HẢI
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG THÍ NGHIỆM CHO HỌC SINH PHẦN ĐỘNG HỌC
VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ
CHUYÊN NGHÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VẬT LÝ)
Mã số: 60 14 10
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Kim Chung
HÀ NỘI – 2012
iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT
CSVT
DH
DHVL
HS
TBTN
TNSP
TNTH
TNVL
TNVLPT
THPT
MTĐT
PTDH
SGK
SP
VL
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất
Dạy học
Dạy học Vật lí
Học sinh
Thiết bị thí nghiệm
Thực nghiệm sư phạm
Thí nghiệm thực hành
Thí nghiệm Vật lí
Thí nghiệm Vật lí phổ thông
Trung học phổ thông
Máy tính điện tử
Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa
Sư phạm
Vật lí
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng các kĩ năng thí nghiệm cơ bản cần rèn luyện cho học sinh THPT
trong dạy học vật lí…………………………………………………………….13
Bảng 1.2 Thống kê phiếu khảo sát học sinh THPT Việt Đức………………….25
Bảng 3.1 Bảng thống kê điểm số báo cáo chuẩn bị trước khi tiến hành
thí nghiệm …………………………………………………………………… 61
Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số báo cáo sau khi tiến hành thí nghiệm……62
Bảng 3.3. Bảng thống kê số học sinh đạt từ điểm xi trở xuống…………… 63
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả báo cáo chuẩn bị trước khi tiến hành thí nghiệm……….62
Biểu đồ 3.2. Đồ thị các đường tần suất lũy tích………………………… ….63
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Khi nhấn công tắc nam châm điện, vật bắt đầu rơi và thời gian vật
qua cổng quang hiển thị trên đồng hồ 29
Hình 1.2. Khi nhấn cổng quang cho phép dịch chuyển cổng quang ở các vị trí
khác nhau 30
Hình 1.3. Sử dụng công cụ kéo - thả trong Flash xây dựng câu hỏi trắc nghiệm
kiểm tra kĩ năng bố trí dụng cụ thí nghiệm 31
Hình 2.1. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kĩ năng lựa chọn dụng cụ thí
nghiệm và bố trí dụng cụ thí nghiệm 41
Hình 2.2. Khi nhấn công tắc nam châm điện, vật bắt đầu rơi và thời gian vật
qua cổng quang hiển thị trên đồng hồ 42
Hình 2.3. Khi nhấn cổng quang cho phép dịch chuyển cổng quang ở các vị trí
khác nhau 42
Hình 2.4. Chọn dụng cụ thí nghiệm 43
Hình 2.5. Bố trí và lắp ráp dụng cụ TN 43
Hình 2.6. Thí nghiệm xác định hệ số ma sát bằng bộ thí nghiệm với máng CT10
và đồng hồ MC964 44
Hình 2.7. Chọn dụng cụ thí nghiệm 45
viii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
1.Lý do nghiên cứu……………………………………………………………
1
2.Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………
2
3.Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………
2
4.Mẫu khảo sát………………………………………………………………….
2
5.Giả thuyết khoa học…………………………………………………………
3
6.Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………
3
7.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………
3
8.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………………
4
9.Cấu trúc luận án………………………………………………………………
5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI…………
6
1.1.Thí nghiệm Vật lý và đặc điểm thí nghiệm Vật lý ……………………
6
1.1.1.Thí nghiệm Vật lý………………………………………………………
6
1.1.2.Đặc điểm thí nghiệm Vật lý……………………………………………
6
1.2.Vai trò thí nghiệm trong dạy học Vật lý ở trƣờng phổ thông…………
7
1.2.1.Vai trò thí nghiệm trong DHVL ở trường phổ thông theo quan điểm của
lý luận nhận thức…………………………………………………………
7
1.2.2.Vai trò thí nghiệm trong DH VL ở trường phổ thông theo quan điểm của
lý luận dạy học ……………………………………………………………
8
1.3.Hệ thống các kĩ năng thí nghiệm cần rèn luyện ở học sinh phổ thông
trong dạy học vật lý
11
1.3.1.Khái niệm kĩ năng
11
ix
1.3.2.Kĩ năng thí nghiệm cần rèn luyện ở học sinh phổ thông trong dạy học
vật lý
12
1.4.Vai trò của thí nghiệm thực hành trong rèn luyện kĩ năng thí nghiệm
cho học sinh trong dạy học vật lí ở trƣờng THPT
17
1.4.1.Thí nghiệm thực hành Vật lý
17
1.4.2.Nội dung, hình thức tổ chức thí nghiệm thực hành trong dạy học Vật lý
THPT
19
1.5. Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho học sinh trong
dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông……………………………………………
23
1.5.1.Mục đích tìm hiểu………………………………………………………
23
1.5.2. Nội dung tìm hiểu………………………………………………………
23
1.5.3. Phương pháp tìm hiểu……………………………………………………
24
1.5.4. Kết quả tìm hiểu………………………………………………………….
24
1.6.Ứng dụng CNTT hỗ trợ rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho học sinh
trong dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông…………………………………….
27
1.6.1. Ứng dụng CNTT hỗ trợ quá trình tự học, tự nghiên cứu ở nhà của học
sinh (Hỗ trợ tìm kiếm và trao đổi thông tin)……………………………………
27
1.6.2. Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm tương tác trên màn hình hỗ
trợ làm quen với các thiết bị thí nghiệm thực và xây dựng quy trình thao tác
tiến hành thực hành thí nghiệm thực (Hỗ trợ thực hiện Qui trình)……………
27
1.6.3. Xây dựng phần mềm hỗ trợ quá trình kiếm tra, đánh giá ……………….
30
1.7. Kết luận chƣơng 1………………………………………………………
31
CHƢƠNG 2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ RÈN
LUYỆN KĨ NĂNG THÍ NGHIỆM CHO HỌC SINH PHẦN ĐỘNG HỌC
– VẬT LÝ 10…………………………………………………………………
34
2.1. Phân tích nội dung các bài thực hành thí nghiệm phần cơ học trong
sách giáo khoa vật lí 10- nâng cao……………………………………………
34
x
2.1.1. Các bài thực hành thí nghiệm phần cơ học……………………………
34
2.1.2. Xác định mục tiêu các bài thí nghiệm
35
2.3. Xây dựng các phần mềm thí nghiệm hỗ trợ dạy học một số nội dung
trong phần động học, động lực học và các định luật bảo toàn thuộc môn
học TNVLPT…………………………………………………………………
38
2.3.1. Ý tưởng xây dựng phần mềm………………………………………
38
2.3.2. Quy trình xây dựng phần mềm…………………………………………
39
2.3.3. Xây dựng phần mềm hỗ trợ dạy học các bài thực hành thí nghiệm phần
cơ học…………………………………………………………………
40
2.3.3.1. Xây dựng phần mềm hỗ trợ thực hành thí nghiệm xác định gia tốc rơi
tự do………………………………………………………………………………………
40
2.3.3.2. Xây dựng phần mềm hỗ trợ thực hành thí nghiệm xác định hệ số ma
sát……………………………………………………………………………….
43
2.3.3.3.Xây dựng phần mềm hỗ trợ thực hành thí nghiệm tổng hợp hai lực……
45
2.4. Thiết kế tiến trình dạy học thí nghiệm phần Cơ học…………………
45
2.5.Tổ chức hoạt động thí nghiệm phần cơ học
49
2.6.Các hình thức kiểm tra đánh giá
50
2.7.Thiết kế tiến trình dạy học các bài thí nghiệm phần cơ học
50
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM…………………………………
54
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm……………………
54
3.2. Đối tƣợng và phƣơng thức thực nghiệm sƣ phạm……………………
54
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm……………………………………
54
3.2.2. Phương thức thực nghiệm sư phạm……………………………………
54
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm……………………………………………………
56
3.4. Phân tích định tính diễn biến các giờ học trong quá trình TNSP……
57
3.5. Phân tích định lƣợng……………………………………………………
61
xi
3.6. Hiệu quả của biện pháp đã đề xuất……………………………………
66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………………
67
1.Kết luận……………………………………………………………………….
67
2.Khuyến nghị…………………………………………………………………
68
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….
69
Phụ lục 1……………………………………………………………………….
93
Báo cáo chuẩn bị bài thực hành: Tổng hợp hai lực…………………………….
93
Báo cáo thực hành: Xác định gia tốc rơi tự do…………………………………
79
Báo cáo thực hành: Tổng hợp hai lực…………………………………………
97
Báo cáo thực hành: Xác định hệ số ma sát……………………………………
104
Phụ lục 2………………………………………………………………………
104
Phiếu điều tra học sinh………………………………………………………….
110
Kết quả phiếu điều tra học sinh…………………………………………………
114
xii
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa Vật lí phổ thông đòi hỏi giáo
viên đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học, hướng tới tự học, tự
nghiên cứu của học sinh, chú trọng kĩ năng thí nghiệm của học sinh. Vật lý học
ở phổ thông chủ yếu là vật lý thí nghiệm. Thí nghiệm được sử dụng như phương
tiện để nghiên cứu kiến thức mới, vận dụng, củng cố kiến thức, kiểm tra kiến
thức. Ngoài ra nó còn có tác dụng bồi dưỡng một số đức tính tốt cho học sinh
như trung thực, cẩn thận, kiên trì
Hiện nay, việc thí nghiệm vật lí ở trường phổ thông của học sinh thường
yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm với các bộ thí nghiệm đã được hướng dẫn
với các phương án thiết kế sẵn theo các bài thí nghiệm cụ thể theo các bài học
trong sách giáo khoa vật lí phổ thông, tương ứng là rèn luyện các kĩ năng cụ thể.
Do các hạn chế về thiết bị thí nghiệm, học sinh không có điều kiện tự nghiên
cứu trước các thí nghiệm này ở nhà, trước khi tiến hành thí nghiệm trong phòng
thí nghiệm (công việc này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu trên giấy), nên khi làm
việc ở phòng thí nghiệm, học sinh mất nhiều thời gian làm quen với các dụng
cụ, tiến hành thí nghiệm, ít có thời gian rèn luyện kĩ năng sử dụng các bộ thí
nghiệm đó trong quá trình học.
CNTT ngày càng phát triển nhanh chóng, nhiều các trường trên thế giới
đã sử dụng máy tính, mạng máy tính, kết hợp sử dụng phần mềm thí nghiệm
trên màn hình máy vi tính hỗ trợ quá trình thực hành với các thí nghiệm truyền
thống nhằm rèn luyện kĩ năng thí nghiệm của học sinh phổ thông.
Khắc phục những hạn chế về mặt thiết bị thí nghiệm, nhiều giáo viên đã
có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và sử dụng các phần mềm hỗ trợ thực hành
thí nghiệm. Tuy nhiên, các phần mềm hiện nay chủ yếu mô phỏng lại các thí
nghiệm. Vì vậy, việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ rèn luyện kĩ năng thí nghiệm
của học sinh trong quá trình học tập vật lý ở trường phổ thông là hạn chế.
xiii
Phần cơ học là nội dung học sinh được học trong thời gian đầu của
chương trình vật lí THPT. Các phương pháp dạy và học phần này sẽ tạo nền
tảng cho việc học các nội dung sau đó. Vì vậy, nội dung trên có vai trò quan
trọng trong việc rèn luyện kĩ năng thí nghiệm vật lí cho học sinh phổ thông.
Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thí nghiệm vật lý nói chung và phần cơ
học chuyển động thẳng nói riêng nhằm hỗ trợ rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho học sinh trong dạy
học Vật lí ở trường phổ thông là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ
thông tin hỗ trợ rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho học sinh phần Cơ học -Vật lý lớp 10 trung học phổ
thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng những quan điểm lý luận dạy học hiện đại, đề xuất và thử nghiệm biện pháp ứng dụng công
nghệ thông tin hỗ trợ rèn luyện kĩ năng thí nghiệm vật lí.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ rèn luyện kĩ năng thí nghiệm
cho học sinh trong dạy học các bài thực hành thí nghiệm phần cơ học, vật lí 10-
THPT, với ba bộ thí nghiệm: Bộ thí nghịêm với máng CT10-1 và đồng hồ đo
thời gian hiện số MC966; Bộ thí nghịêm với máng CT10-2 và đồng hồ đo thời
gian hiện số MC966;Bộ thí nghiệm tổng hợp hai lực.
4. Giả thuyết khoa học
Khai thác sự hỗ trợ công nghệ thông tin, cụ thể là xây dựng các phần mềm hỗ trợ cho học sinh làm
quen, tìm hiểu thí nghiệm thật và thiết kế tiến trình dạy học thực hành thí nghiệm với sự hỗ trợ của
phần mềm sẽ nâng cao trình độ kĩ năng thí nghiệm cho học sinh trong dạy học vật lí.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về rèn luyện kĩ năng thí nghiệm vật lý cho học sinh
PTTH.
- Nghiên cứu các biện pháp ứng dụng CNTT hỗ trợ rèn luyện kĩ năng thí nghiệm vật lý cho
học sinh PTTH.
- Xây dựng phần mềm hỗ trợ rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho học sinh trong dạy học vật lí.
- Thiết kế tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của các phần mềm đã xây dựng được nhằm rèn luyện
kĩ năng thí nghiệm cho học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của phần mềm và tiến trình dạy học nhằm rèn
luyện kĩ năng thí nghiệm với sự hỗ trợ của phần mềm đã xây dựng được.
xiv
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu cơ sở lí luận để làm sáng tỏ những quan điểm đề tài sẽ vận
dụng về việc ứng dụng CNTT để rèn luyện kĩ năng thí nghiệm Vật lí
phần động học – Vật lí 10 THPT.
- Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông, nội dung sách giáo khoa vật lí
phổ thông và những tài liệu tham khảo có liên quan để xác định mức độ
nội dung, yêu cầu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần nắm vững.
b. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ rèn luyện kĩ năng sử
dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường THPT.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về ứng dụng CNTT trong dạy học để làm sáng
tỏ vai trò của CNTT trong việc hỗ trợ rèn luyện kĩ năng thí nghiệm trong
dạy học vật lí cho học sinh.
- Nghiên cứu các phần mềm, Website dạy học trong và ngoài nước về
nguyên tắc và kĩ thuật xây dựng phần mềm trong dạy học, đặc biệt là các
phần mềm hỗ trợ thực hành thí nghiệm vật lí.
c. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức việc
rèn luyện kĩ năng thí nghiệm Vật lí cho học sinh phổ thông, phần trên nói
chung và phần Động học, động lực học và các Định luật bảo toàn nói
riêng.
- Tìm hiểu việc ứng dụng CNTT trong dạy học học phần Thí nghiệm vật lí
phổ thông ở trường THPT.
d. Thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành giảng dạy song song nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
- Trên cơ sở phân tích định tính và định lượng kết quả thu được trong quá
trình thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của
các biện pháp do đề tài đưa ra
xv
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho học sinh phần cơ
học -Vật lý 10, Trung học phổ thông.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
xvi
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Thí nghiệm Vật lý và đặc điểm thí nghiệm Vật lý
1.1.1. Thí nghiệm Vật lý
Thí nghiệm Vật lý là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người
vào các đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều
kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể
thu nhận được tri thức mới. Cụ thể, thí nghiệm là quá trình tạo ra một hiện
tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để quan sát, thu thập dữ
liệu. [14,tr 124]
Mục đích của thí nghiệm là tạo ra được hiện tượng và thu được các dữ liệu quan sát, đo đạc, còn
mục đích của thực nghiệm khoa học là dựa trên việc tiến hành thí nghiệm để đề xuất hoặc kiểm tra
xác minh giả thuyết khoa học. Dựa trên việc thiết kế phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm
(thao tác với các vật thể, thiết bị, dụng cụ, quan sát, đo đạc, xử lý số liệu) để thu được thông tin trả lời
cho vấn đề đặt ra. [10, tr125]
1.1.2. Đặc điểm thí nghiệm Vật lý
Thí nghiệm Vật lý có các đặc điểm sau:
- Quan sát được các biến đổi của đại lượng nào đó (biến phụ thuộc) do sự
biến đổi của đại lượng khác (biến độc lập).
- Mỗi thí nghiệm có ba yếu tố cấu thành cần được xác định rõ: đối tượng
cần nghiên cứu; phương tiện gây tác động lên đối tượng nghiên cứu và
phương tiện quan sát, đo đạc để thu nhận các kết quả của sự tác động.
- Các điều kiện của thí nghiệm có thể làm biến đổi được để ta có thể
nghiên cứu sự phụ thuộc giữa hai đại lượng, trong khi các đại lượng khác
giữ không đổi.
- Các điều kiện của thí nghiệm phải được khống chế, kiểm soát đúng như
dự định nhờ sử dụng các thiết bị thí nghiệm có độ chính xác ở mức độ
cần thiết.
- Có thể lặp lại thí nghiệm. [10, tr 286]
xvii
1.2. Vai trò thí nghiệm trong dạy học Vật lý ở trƣờng phổ thông
1.2.1. Vai trò thí nghiệm trong DHVL ở trường phổ thông theo quan điểm của lý luận nhận thức
Thí nghiệm là phương tiện của việc thu nhận tri thức:
Khi học sinh chưa có hoặc có ít hiểu biết về đối tượng cần nghiên cứu thì thí nghiệm được sử
dụng để thu nhận những kiến thức đầu tiên về nó, các dữ liệu này tạo điều kiện cho học sinh đưa ra
những giả thuyết. Việc thiết kế phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, xử lý kết quả quan sát, đo
đạc được từ thí nghiệm là cơ sở cho những khái quát về tính chất, mối liên hệ phổ biến, có tính chất
quy luật của các đại lượng vật lí trong hiện tượng, quá trình vật lí được nghiên cứu.
Như vậy, thí nghiệm được sử dụng như là kẻ phân tích hiện thực khách quan và thông qua quá
trình thiết lập nó một cách chủ quan để thu nhận tri thức khách quan. [11, tr 289-290]
Thí nghiệm là phương tiện để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đã thu
được.
Mọi giả thuyết khoa học trong quá trình nghiên cứu vật lí đều phải được kiểm tra bằng thực
nghiệm trước khi coi chúng là các quy luật vật lí. Trong nhiều trường hợp, kết quả thí nghiệm phủ
nhận tính đúng đắn của tri thức đã biết, đòi hỏi phải đưa ra giả thuyết khoa học mới và lại phải kiểm
tra nó ở các thí nghiệm khác. Nhờ vậy, người ta sẽ thu được những tri thức có tính khái quát hơn, bao
hàm các tri thức đã biết trước đó như là những trường hợp riêng, trường hợp giới hạn. Một số kiến
thức có thể được rút ra nhờ suy luận logic chặt chẽ từ kiến thức đã biết, cần tiến hành thí nghiệm để
kiểm tra tính đúng đắn của chúng. [11, tr 290-291]
Thí nghiệm là phương tiện của việc vận dụng tri thức đã thu được vào
thực tiễn.
Trong việc vận dụng các tri thức lý thuyết vào việc thiết kế, chế tạo các thiết bị kỹ thuật, người ta
thường gặp nhiều khó khăn do tính trừu tượng của tri thức cần sử dụng, tính phức tạp chịu sự chi phối
bởi nhiều định luật của các thiết bị cần chế tạo hoặc do lý do về mặt kinh tế hay những nguyên nhân
về mặt an toàn. Khi đó thí nghiệm được sử dụng với tư cách như thí nghiệm với mô hình, như một
phương tiện tạo cơ sở cho việc vận dụng các tri thức đã thu được vào thực tiễn.
Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức Vật lí
Việc bồi dưỡng cho học sinh phương pháp nhận thức được dùng phổ biến trong nghiên cứu vật lí
(phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình) là một nội dung của việc hình thành những kiến
thức cơ bản vật lí ở trường phổ thông. Thí nghiệm Vật lí là một bộ phận của các phương pháp nhận
thức Vật lí nên trong quá trình thí nghiệm, học sinh sẽ được làm quen và vận dụng có ý thức các
phương pháp nhận thức này. Các kiến thức về phương pháp mà học sinh lĩnh hội có ý nghĩa quan
trọng, vượt qua khỏi giới hạn môn Vật lí. [11, tr 292-293]
1.2.2. Vai trò thí nghiệm trong DH VL ở trường phổ thông theo quan điểm của lý luận dạy học
Trong dạy học vật lí, thí nghiệm có vai trò quan trọng, chúng giúp cho học sinh hệ thống kiến
thức, trực quan các hiện tượng, hình thành khái niệm, nghiên cứu các định luật một cách trực tiếp trên
các đối tượng cần nhận thức trong giờ học. Thí nghiệm có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn
xviii
khác nhau của quá trình dạy học: hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức đã thu được và kiểm
tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh.
Vai trò của thí nghiệm vật lí theo quan điểm lí luận dạy học như sau:
a. Thí nghiệm là phương tiện tổ chức tình huống, định hướng hành động,
kích thích hứng thú học tập Vật lí.
Cơ sở định hướng của hành động có tầm quan trọng đặc biệt với chất lượng, hiệu quả của hành
động. Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ cho sự hình thành cơ sở định hướng khái
quát hành động của học sinh. Giáo viên cần tổ chức các tính huống học tập đòi hỏi sự thích ứng của
học sinh để qua đó học sinh chiếm lĩnh được tri thức đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách toàn
diện của mình. Việc sử dụng thí nghiệm để tạo tình huống có vấn đề đặc biệt có hiệu quả trong giai
đoạn đề xuất vấn đề cần nghiên cứu. Do kết quả thí nghiệm mâu thuẫn với kiến thức đã biết, kinh
nghiệm sẵn có hoặc trái ngược với dự đoán của học sinh nên nó tạo ra nhu cầu, hứng thú tìm tòi kiến
thức mới của học sinh.
b. Thí nghiệm là phương tiện tổ chức quá trình học tập tích cực, tự lực và
sáng tạo của học sinh.
Trong quá trình thí nghiệm cá nhân hoặc nhóm, học sinh phải tiến hành một loạt các hoạt động trí
tuệ - thực tiễn: thiết kế phương án, lập kế hoạch thí nghiệm, thu thập và xử lí số liệu. Vì vậy, thí
nghiệm là phương tiện hữu hiệu để bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. Quá trình làm việc tự
lực với thí nghiệm sẽ khơi gợi sự hứng thú, lòng ham muốn nghiên cứu, tạo niềm vui của sự thành
công khi giải quyết được nhiệm vụ đặt ra, góp phần phát triển động lực quá trình học tập của học sinh.
c. Thí nghiệm là phương tiện để củng cố (ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ
thống hóa và vận dụng) kiến thức, kĩ năng của học sinh.
Việc củng cố kiến thức, kĩ năng của học sinh được tiến hành ngay ở mỗi bài học nghiên cứu tài
liệu mới, trong các bài học dành cho việc luyện tập, các tiết ôn tập và các giờ thí nghiệm thực hành
sau mỗi chương, trong các giờ ngoại khóa ở lớp, ở nhà. Các thí nghiệm ở giai đoạn củng cố không
phải là sự lặp lại các thí nghiệm đã làm nhằm nhắc lại kiến thức cũ mà phải có những yếu tố mới
nhằm đào sâu, mở rộng các kiến thức đã biết của học sinh, giúp học sinh thấy được những biểu hiện
trong tự nhiên, các ứng dụng trong đời sống và sản xuất của các kiến thức này.
d. Thí nghiệm là phương tiện để kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của
học sinh.
Để kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng của học sinh, giáo viên có nhiều
cách thức sử dụng thí nghiệm với nhiều mức độ yêu cầu khác nhau. Thông qua các hoạt động trí tuệ-
thực tiễn của học sinh trong quá trình thí nghiệm, cho thấy kiến thức, kĩ năng hiện có của học sinh.
e. Thí nghiệm là phương tiện để nâng cao chất lượng kiến thức và phát triển
kỹ năng, kỹ xảo về Vật lí của học sinh.
Thí nghiệm luôn có mặt trong quá trình nghiên cứu các hiện tượng, quá trình Vật lí, hình thành
khái niệm, định luật Vật lí, xây dựng các thuyết Vật lí, nghiên cứu các ứng dụng trong sản xuất và đời
xix
sống của các kiến thức đã học. Thí nghiệm góp phần vào việc phát hiện và khắc phục các sai lầm của
học sinh, đồng thời do thí nghiệm là bộ phận của các phương pháp nhận thức vật lí nên học sinh cũng
được làm quen và vận dụng các phương pháp này. Vì vậy thí nghiệm có tác dụng nâng cao chất lượng
kiến thức của học sinh.
Nhờ thí nghiệm ta có thể nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình xảy ra trong những điều kiện
có thể khống chế được, thay đổi được, có thể quan sát, đo đạc đơn giản hơn, dễ dàng hơn để đi tới
nhận thức được nguyên nhân của mỗi hiện tượng và mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng với
nhau. Thí nghiệm là phương tiện trực quan giúp học sinh nhanh chóng thu được những thông tin chân
thực về các hiện tượng quá trình Vật lí.
Trong thí nghiệm do học sinh tự tiến hành, học sinh được rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo thí
nghiệm.
f. Thí nghiệm là phương tiện góp phần phát triển nhân cách toàn diện của
học sinh.
Trong quá trình thí nghiệm đòi hỏi tuân thủ các giai đoạn của quá trình thí nghiệm (lập kế hoạch,
lựa chọn và bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và xử lí số liệu) học sinh được rèn luyện phong
cách làm việc khoa học. Quá trình tự lực xây dựng kiến thức từ các thí nghiệm, học sinh thu nhận
những quan điểm của thế giới quan duy vật, đặc biệt là vai trò thực tiễn trong việc nhận thức thế giới,
có niềm tin trong việc nhận thức được thế giới và sự tồn tại khách quan của các mối liên hệ có tính
quy luật trong tự nhiên.
Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc tập thể khác nhau, việc tổ chức các
nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm đòi hỏi sự phân công, phối hợp những công việc tự lực của học
sinh trong tập thể, quá trình này bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, xây dựng các chuẩn mực hành
động tập thể cho học sinh. [11, tr 310-311]
1.3. Hệ thống các kĩ năng thí nghiệm cần rèn luyện ở học sinh phổ thông trong dạy học vật lý
1.3.1. Khái niệm kĩ năng
Theo Từ điển tiếng Việt, kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó
vào thực tế; kĩ xảo là khả năng đạt đến mức thuần thục; năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc
tự nhiên, sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
Như vậy kĩ năng và kĩ xảo thuộc cùng một phạm trù, chỉ khác nhau ở trình độ cao thấp, đó là phạm trù
hoạt động học và làm, hay nói rõ hơn là hoạt động học tập các kiến thức và vận dụng chúng vào trong
việc giải quyết các vấn đề thực tế, coi đó là hành động cần thiết cho việc đạt được mục đích.
Kĩ năng là khả năng của con người thực hiện các hoạt động nhất định dựa trên việc sử dụng các kiến
thức và kĩ xảo đã có [14, tr. 42]. Cơ sở tâm lý của kĩ năng là sự hiểu mối liên hệ tương hỗ giữa mục
đích hoạt động, các điều kiện hoạt động và các cách thức thực hiện hoạt động. Nhờ quá trình luyện
tập, một số kĩ năng nhất định có thể trở thành kĩ xảo.
Như vậy, có thể hiểu: Kĩ năng là khái niệm chỉ mức độ thành thạo (của chân, tay) khi thao tác lên một
đối tượng vật chất nào đó (kĩ năng hành động). Hay kĩ năng là khái niệm chỉ mức độ linh hoạt của
việc vận dụng một kiến thức vào việc giải một bài tập, một bài toán nào đó (kĩ năng trí tuệ).
1.3.2. Kĩ năng thí nghiệm cần rèn luyện ở học sinh phổ thông trong dạy học vật lý
xx
Yêu cầu của chương trình giáo dục môn vật lí phổ thông, trong đó cần rèn
luyện cho học sinh những kĩ năng như quan sát hiện tượng vật lí trong tự nhiên,
trong đời sống hoặc trong các thí nghiệm, sử dụng được các dụng cụ đo phổ
biến của vật lí, biết lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lí đơn giản, thu thập
và xử lí thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các
mối quan hệ hay bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí, cũng như đề
xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đề ra. Tức là học sinh cần có kĩ
năng sử dụng thí nghiệm để nghiên cứu kiến thức vật lí theo các phương pháp
nhận thức phổ biến của vật lí phổ thông.[2, tr 5-7]
Trên cơ sở định nghĩa về kĩ năng và dựa trên các hoạt động quan trọng, cơ bản nhất của người nghiên
cứu trong tiến trình thực hiện của một thí nghiệm, chúng tôi xác định các kĩ năng thí nghiệm cần rèn
luyện cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường THPT gồm hai nhóm kĩ năng: Nhóm kĩ năng liên
quan nhiều đến hoạt động trí tuệ, có thể gọi là kĩ năng thiết kế thí nghiệm và nhóm các kĩ năng liên
quan nhiều đến các hoạt động tay chân, gọi là kĩ năng tiến hành thí nghiệm. Các kĩ năng cụ thể như
bảng 1.1 và được mô tả chi tiết như sau:
a) Nhóm kĩ năng thiết kế thí nghiệm:
1. Kĩ năng xác định mục đích tiến hành một bài thí nghiệm
Mục đích thí nghiệm là những vấn đề khoa học cần nghiên cứu, được đặt ra và phải được giải
quyết sau khi làm thí nghiệm. Kết quả cụ thể của hoạt động này thường là hình thành được kiến thức
mới (hay ở mức sâu, rộng hơn), kĩ năng mới (hoặc trình độ kĩ năng ở bậc cao hơn), thái độ, tình cảm
mới, hay sâu sắc hơn. Ngoài ra, từng bài thí nghiệm, từng giai đoạn dạy học có thể có những mục đích
riêng.
+ Trả lời được câu hỏi yêu cầu của bài thí nghiệm là làm gì (đo, xác định, chứng minh, giải
thích,…) với đối tượng nào?.
+ Tìm được mối quan hệ giữa các hiện tượng cần nghiên cứu với các vấn đề có liên quan.
2. Kĩ năng đề xuất phương án thí nghiệm
+ Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm (nhớ được tiến trình thí nghiệm).
+ Khả năng tự đề xuất phương án tiến hành thí nghiệm (khác với các phương án đã được trình
bày trong sách giáo khoa)
STT
Các kĩ năng thiết kế thí nghiệm
Các kĩ năng tiến hành thí nghiệm
1
Xác định mục đích thí nghiệm
xxi
2
Đề xuất phương án thí nghiệm
Sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, lắp
đặt (lắp ráp) thí nghiệm theo sơ đồ
3
Xây dựng sơ đồ, bố trí thiết bị thí nghiệm
Tiến hành thí nghiệm để đảm bảo xảy ra
và quan sát rõ quá trình, hiện tượng
4
Xác định cách trình bày số liệu dưới dạng
bảng, đồ thị các dạng khác nhau để làm nổi
bật dấu hiệu bản chất, mối quan hệ có tính
qui luật.
Quan sát và thu thập dấu hiệu bản chất
của quá trình vật lí nghiên cứu hay các số
liệu (Đọc số liệu chính xác).
5
Phân tích, xử lí số liệu để tìm ra dấu hiệu
bản chất, mối liên hệ có tính qui luật.
6
Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện
tượng, quá trình vật lí quan sát được hay
các số liệu thu thập được.
Bảng 1.1. Bảng các kĩ năng thí nghiệm cơ bản cần rèn luyện cho
học sinh THPT trong dạy học vật lí.
3. Kĩ năng xây dựng sơ đồ, bố trí thiết bị thí nghiệm
+ Khả năng đọc và hiểu sơ đồ lí thuyết.
+ Biết lựa chọn dụng cụ thí nghiệm cho phù hợp.
+ Giải thích được công dụng, nguyên tắc hoạt động của từng dụng cụ, thiết bị có trong bài thí
nghiệm. Đọc và hiểu các kí hiệu, thông số kĩ thuật ghi trên dụng cụ, thiết bị.
+ Lắp đúng thí nghiệm theo sơ đồ lí thuyết với các dụng cụ đã chọn
4. Kĩ năng trình bày hiện tượng quan sát được, trình bày số liệu dưới dạng bảng, đồ thị các
dạng khác nhau để làm nổi bật dấu hiệu bản chất, mối quan hệ có tính qui luật.
+ Kĩ năng trình bày một vấn đề (viết, nói).
+ Kĩ năng trình bày vấn đề bằng đồ thị, hoặc/ và bằng biểu bảng
5. Kĩ năng phân tích, xử lí số liệu để tìm ra dấu hiệu bản chất, mối liên hệ có tính qui luật trong
hiện tượng, quá trình nghiên cứu
+ Khả năng phán đoán.
+ Kĩ năng tính toán: tính các đại lượng trung bình, tính sai số và làm tròn
kết quả thí nghiệm.
+ Khả năng đối chiếu, so sánh giữa kết quả thực nghiệm và lí thuyết.
+ Biết các phương pháp xác định sai số; phân biệt được sai số do phương án và sai số do dụng
cụ, tìm biện pháp làm giảm sai số.
xxii
+ Kĩ năng xử lí biểu bảng, vẽ đồ thị (nếu có), từ đồ thị biết rút ra quy luật liên hệ giữa các đại
lượng và điều kiện xảy ra hiện tượng.
6. Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, quá trình vật lí quan sát được hay
các số liệu thu thập được
+ Kĩ năng viết bài báo cáo thí nghiệm hoàn chỉnh.
+ Kĩ năng giải thích hiện tượng nghiên cứu được.
b) Nhóm kĩ năng tiến hành thí nghiệm:
1. Kĩ năng lắp đặt thí nghiệm theo sơ đồ
Thông thường các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong các bài thực hành
được xây dựng đặt sẵn. Học sinh chỉ sử dụng các dụng cụ và các thiết bị đó để
tiến hành thí nghiệm. Chỉ khi thay đổi điều kiện thí nghiệm, học sinh cần biết
tháo lắp những bộ phận nhỏ có liên quan đến sự thay đổi điều kiện đó.
Các thao tác tháo lắp dụng cụ thí nghiệm mà học sinh cần đạt như sau:
+ Tháo lắp được các bộ phận của dụng cụ khi cần thay đổi điều kiện thí nghiệm.
+ Biết lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm theo sơ đồ.
+ Biết bố trí, sắp đặt các dụng cụ, TBTN cho phù hợp cả về nguyên tắc lí thuyết và cả về vị trí
không gian.
2. Kĩ năng tiến hành thí nghiệm để đảm bảo xảy ra và quan sát rõ quá trình, hiện tượng vật lí
cần nghiên cứu
+ Tiến hành thí nghiệm đúng các thao tác.
+ Khả năng xác định đại lượng cần đo, đạ i lượ ng cầ n giữ nguyên, không thay đổ i trong khi là m
thí nghiệm.
+ Khả năng dự đoán trước kết quả thí nghiệm .
+ Kĩ năng điều chỉnh các dụng cụ và thiết bị đo trong quá trình tiến hành thí nghiệm để hiện
tượng, quá trình xảy ra rõ và/ hoặc sai số thấp.
+ Xác định góc độ quan sát rõ và toàn bộ quá trình hiện tượng vật lí xảy ra.
+ Kĩ năng phát hiện và xử lí những sự cố bất thường trong lú c tiế n hà nh thí nghiệ m (đố i vớ i
nhữ ng thí nghiệ m nguy hiể m , phứ c tạ p).
3. Kĩ năng quan sát và thu thập dấu hiệu bản chất của quá trình vật lí nghiên cứu hay các số
liệu thí nghiệm
+ Kĩ năng chọn mốc, chọn vật chỉ thị.
+ Kĩ năng lựa chọn phương pháp đo, phương pháp khảo sát.
xxiii
+ Kĩ năng đọc và ghi số liệu. Chọn góc độ quan sát, đọc số liệu trên dụng cụ đo đúng.
+ Kĩ năng quan sát và nhận xét được các biểu hiện trên dụng cụ khi đo.
1.4. Vai trò của thí nghiệm thực hành trong rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho học sinh trong dạy
học vật lí ở trƣờng THPT.
1.4.1. Thí nghiệm thực hành Vật lý
Thí nghiệm thực hành là loại thí nghiệm học sinh thực hiện trên lớp hoặc trong phòng thực hành chức
năng, trong đó học sinh phải phát huy tối đa tính tự lực của bản thân. Với loại hình thí nghiệm này,
học sinh sẽ dựa vào hướng dẫn của giáo viên và sách giáo khoa mà tiến hành thí nghiệm, rồi viết báo
cáo thí nghiệm.
Thí nghiệm thực hành Vật lý có thể có nội dung định tính hay định lượng, song chủ yếu là kiểm
nghiệm lại các định luật, các quy tắc, đo các đại lượng Vật lý, nghiên cứu cấu tạo, vận chuyển của các
cơ chế máy móc kỹ thuật.
Do được tiến hành sau khi học sinh đã có những kiến thức lý thuyết về bài thí nghiệm nên thí nghiệm
thực hành Vật lý thường có nội dung phong phú, thời gian dành cho mỗi bài thí nghiệm thực hành là 1
tiết học 45 phút đối với học sinh THPT và đòi hỏi thiết bị hoàn chỉnh về mọi phương diện. Với loại
thí nghiệm này, học sinh phải tự lực thực hiện các giai đoạn của quá trình thí nghiệm khi đã được
hướng dẫn rồi, thực hiện nhiều thao tác, tiến hành nhiều phép đo, xử lý nhiều số liệu định lượng mới
có thể rút ra các kết luận cần thiết.
Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà thí nghiệm thực hành có thể được tổ chức dưới một trong hai
hình thức sau : Thí nghiệm thực hành đồng loạt (tất cả các nhóm học sinh tiến hành những thí nghiệm
như nhau với dụng cụ giống nhau theo cùng một mục đích) hoặc thí nghiệm thực hành cá thể với
nhiều phương án khác nhau: các nhóm tiến hành thí nghiệm về những phương án khác nhau của một
bài thí nghiệm với các dụng cụ khác nhau nhằm đạt được những mục đích khác nhau, về cùng một bài
học theo cùng một mục đích nhưng với các dụng cụ (phương pháp đo) khác nhau hoặc cùng một bài
với cùng một dụng cụ nhưng nhằm giải quyết các nhiệm vụ khác nhau.
Thí nghiệm thực hành giảng dạy Vật lý được thực hiện nhằm những mục tiêu sau :
Giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức một cách tự giác, tích cực.
Do trực tiếp sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp và vận hành, quan
sát hiện tuợng.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng các dụng cụ,
thiết bị thí nghiệm và thói quen làm việc khoa học, trung thực, khách
quan.
Thí nghiệm giúp cho học sinh áp dụng tri thức đã thu nhận vào thực tiễn,
làm quen với các phương pháp nhận thức của khoa học Vật lí như quan
sát, đo lường, vạch kế hoạch nghiên cứu, đánh giá các kết quả đo luờng
xxiv
Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng sử dụng thí
nghiệm trong việc tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng
tạo của học sinh .
1.4.2. Nội dung, hình thức tổ chức thí nghiệm thực hành trong dạy học Vật lý THPT
Những vấn đề sẽ trình bày sau đây về thí nghiệm thực hành THPT là
ngầm hiểu theo hình thức tổ chức thí nghiệm thực hành theo phương pháp hiện
đang dùng ở các trường THPT được diễn ra trên lớp học hoặc trong phòng thí
nghiệm chức năng, trong đó diễn ra sự tương tác thường xuyên giữa thầy - trò
và các bạn. Nội dung, hình thức tổ chức thí nghiệm thực hành theo phương pháp
này tiến thực hiện theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bị thí nghiệm thực hành.
+ Đối với giáo viên:
- Cần tìm hiểu kỹ nội dung bài thí nghiệm thực hành để xác định rõ các
nhiệm vụ đã giao cho người học và cách thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
các nhiệm vụ đó.
- Chuẩn bị bản hướng dẫn thực hành cho học sinh nghiên cứu và chuẩn bị
trước ở nhà, bao gồm hướng dẫn các vấn đề:
- Tóm tắt lí thuyết có liên quan đến thí nghiệm.
- Mô tả ngắn gọn dụng cụ thí nghiệm nếu cần thiết.
- Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Ghi kết quả và tính toán.
- Chú ý về an toàn thí nghiệm (nếu có).
- Có thể bổ sung các hiện tuợng thực nghiệm để phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh xử lí số liệu, tính sai số.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, tự mình kiểm tra từng
dụng cụ và thử tiến hành thí nghiệm để phát hiện những hỏng hóc trong bài thí
nghiệm từ đó kịp thời bổ sung trước khi tổ chức cho người học thực hiện thực
xxv
hành thí nghiệm, đồng thời qua đó dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể
gặp phải trong khi làm thí nghiệm, và cách thức hướng dẫn, giúp đỡ học sinh
vượt qua những khó khăn đó.
+ Đối với học sinh: Chuẩn bị cơ sở lý thuyết cho bài thí nghiệm thực
hành. Thông qua bản hướng dẫn thực hành thí nghiệm học sinh sẽ nghiên cứu
trước nội dung bài thí nghiệm thực hành để nắm được mục đích thí nghiệm, ôn
tập các kiến thức lý thuyết, trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài thí nghiệm
thực hành, nắm được nội dung và tiến trình thực hiện các thí nghiệm, điều gì
chưa hiểu có thể ghi lại rồi trao đổi với giáo viên trước giờ thực hành thí
nghiệm.
Bản hướng dẫn thí nghiệm gồm những nội dung sau:
- Mục đích thí nghiệm (nêu lên các mục tiêu cụ thể cần phải đạt được khi
người học làm thí nghiệm).
- Cơ sở lý thuyết (nêu lên những điểm chính về nội dung các kiến thức đã
biết sẽ được vận dụng trong bài thí nghiệm). Trả lời hệ thống các câu hỏi lý
thuyết liên quan.
- Tiến hành thí nghiệm.
+ Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm (liệt kê những dụng cụ cần sử dụng, giới
thiệu nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng chúng).
+ Tiến trình thí nghiệm (hướng dẫn cách lắp ráp, trình tự các thao tác thí
nghiệm, các phép đo, các bảng số liệu cần thu thập).
+ Xử lý kết quả thí nghiệm
+ Rút ra các kết luận (đáp ứng các mục tiêu đặt ra).
- Viết báo cáo thí nghiệm.
Thông thường bài báo cáo thí nghiệm không yêu cầu nêu lại tiến trình thí
nghiệm, các thao tác thí nghiệm đã thực hiện mà chỉ trình bày các kết quả quan
xxvi
sát, đo đạc, tính toán, kết luận rút ra và trả lời các câu hỏi nhằm đào sâu, mở
rộng nội dung bài thí nghiệm thực hành. Tính toán sai số, ghi kết quả và kết
luận.
Giai đoạn học sinh làm thí nghiệm.
+ Tổ chức cho học sinh thành theo nhóm (từ 5 đến 7 người) đến bàn thí
nghiệm (nếu dụng cụ thí nghiệm đáp ứng được yêu cầu thì có thể tổ chức 1 bộ
thí nghiệm/1 học sinh; thường là không thể đủ cho tất cả các học sinh).
+ Trong quá trình làm thí nghiệm giáo viên luôn quan sát, giúp đỡ, hướng
dẫn học sinh các nhóm sử dụng các loại dụng cụ thí nghiệm và phương pháp thí
nghiệm. Đồng thời giáo viên kiểm tra tình hình và mức độ chuẩn bị kiến thức lý
thuyết, kỹ năng sử dụng thí nghiệm, phương pháp tiến hành thí nghiệm của
nhóm học sinh.
Sau khi học sinh làm xong thí nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh của
các nhóm tháo rời các chi tiết lắp ráp, sắp xếp các dụng cụ gọn gàng như lúc
đầu.
Viết báo cáo thí nghiệm.
Việc viết báo có thể được người học thực hiện ở trên lớp hoặc ở nhà sau
khi đã hoàn tất bài thí nghiệm thực hành.
Kiểm tra đánh giá.
Được thực hiện thông qua các bài báo cáo thí nghiệm và thực tế tiến hành
thí nghiệm thực hành trên lớp của học sinh.
Cách tổ chức thí nghiệm thực hành theo phương pháp đang dùng ở các
trường THPT có những ưu, khuyết điểm sau:
Ưu điểm: