Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận ở Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.46 KB, 125 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC




HOÀNG THỊ THANH




VẬN DỤNG LÍ THUYẾT LẬP LUẬN TRONG
DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN






Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
(Bộ môn Ngữ văn)


Mã số : 60 14 10








Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ VIỆT HÙNG


































HÀ NỘI - 2011


3
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


1. CM
Cách mạng
2. ĐTTN
Đối tượng thực nghiệm
3. GV
Giáo viên
4. HCM
Hồ Chí Minh
5. HĐ
Hoạt động

6. HS
Học sinh
7. SGK
Sách giáo khoa
8. THPT
Trung học phổ thông
9. THCS
Tung học cơ sở



















4
MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
9
5. Phương pháp nghiên cứu
9
6. Cấu trúc luận văn
10
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA
VIỆC VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LẬP LUẬN TRONG DẠY
HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN


11
1.1. Cơ sở lý luận
11
1.1.1. Một số vấn đề về lý thuyết lập luận
11
1.1.2. Bản chất ngữ dụng của lập luận
21
1.1.3. Khái quát văn bản nghị luận
31
1.2. Cơ sở thực tiễn

37
1.2.1.Thực tế vận dụng lí thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị
luận

37
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông với việc dạy
vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận

43
Chƣơng 2: VẬN DỤNG LẬP LUẬN VÀ CÁCH KHAI THÁC
LẬP LUẬN TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Ở
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


48
2.1. Lập luận và cách khai thác văn bản “Bình Ngô đại cáo”
48
2.1.1. Cách lập luận
48
2.1.2. Cách khai thác văn bản
59
2.2. Lập luận và cách khai thác văn bản “Tuyên ngôn độc lập”
63


5
2.2.1. Cách lập luận
63
2.2.2. Cách khai thác văn bản
69

2.3. Hiệu quả của việc vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học
văn bản “Bình Ngô đại cáo” và “Tuyên ngôn độc lập”

75
Chƣơng 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN VÀ THỰC NGHIỆM
76
3.1. Thiết kế giáo án
76
3.2. Thực nghiệm
106
3.2.1. Mục đích thực nghiệm
106
3.2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
107
3.2.3. Kế hoạch thực nghiệm
108
3.2.4. Triển khai thực nghiệm
109
3.2.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
111
3.2.6. Kết quả rút ra qua thực nghiệm.
113
KẾT LUẬN
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
118









1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang từng ngày đổi mới và phát triển trong xu thế hội nhập.
Mục tiêu đặt ra trước mắt, đó là đào tạo ra những con người toàn diện, tích
cực và chủ động. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Giáo dục (GD)
mà là của toàn xã hội. Nhưng ngành giáo dục giữ vai trò chủ chốt, với một
trọng trách vô cùng lớn lao. Quá trình đổi mới ở nước ta đã diễn ra bắt đầu từ
những năm 1960- 1980 của thế kỷ XX, với khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo”. Cho đến nay, vấn đề đổi mới trong quá trình dạy -
học càng trở nên bức thiết.
Mục đích cuối cùng của việc học môn Ngữ văn ở trường phổ thông là
giúp học sinh có thể tạo lập được những văn bản hay, có tính sáng tạo. Để đạt
được mục đích này, việc cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức về văn bản là
cần thiết. Tuy nhiên, muốn học sinh độc lập tạo ra được văn bản có tính sáng
tạo thì việc cung cấp tri thức là chưa đủ, mà điều quan trọng là phải hình thành
và củng cố cho các em các kĩ năng, các cách khai thác văn bản sao cho đạt
được hiệu quả giao tiếp cao.
1.1. Lý thuyết lập luận có một vai trò rất quan trọng trong văn nghị luận. Vì
vậy, hình thành năng lực lập luận cho học sinh (HS) là một yêu cầu tất yếu
đặt ra trong quá trình dạy học văn bản ở trường trung học phổ thông (THPT).
Văn nghị luận đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
Học sinh được làm quen với văn nghị luận ở cấp THCS, lên đến THPT, văn
nghị luận là một kiểu bài trọng tâm và chiếm phần lớn thời lượng chương
trình Làm văn. Đây là một kiểu bài rất khó, đòi hỏi học sinh phải có óc tư duy
lôgic. Bởi đặc trưng của văn nghị luận là phải lập luận để làm sáng tỏ một vấn

đề nào đấy. Nếu không có lập luận, thì vấn đề đó sẽ trở nên thiếu tính thuyết
phục, khiến người đọc không tin vào những điều mà người nói muốn dẫn dắt
người đọc hướng tới. Như vậy, sẽ không đạt được đích của giao tiếp. Cho


2
nên, đã là văn nghị luận là phải lập luận và lập luận phải chặt chẽ, sáng rõ.
Đặc điểm của lập luận là người viết sử dụng ngôn ngữ để nêu vấn đề, trình
bày lí lẽ và qua đó đánh giá sự đúng – sai, đưa ra các phán đoán, nêu ra kiến
giải, phát biểu ý kiến, thể hiện rõ lập trường, quan điểm của bản thân.Việc
trình bày lí lẽ được người viết thể hiện thông qua các phương thức tư duy
lôgic như khái niệm, phán đoán, suy lí và hệ thống các dẫn chứng nhằm đạt
được mục đích khiến người đọc tin theo. Bởi vậy, lập luận được sử dụng rất
nhiều trong các văn bản, nhằm để thuyết phục người đọc. Lập luận là đặc
trưng cơ bản của văn bản nghị luận. Lập luận như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt
trong bài văn nghị luận ở trường phổ thông.
Dạy văn bản nghị luận cho học sinh chính là dạy cho các em các thao
tác lập luận.Việc sử dụng tốt các thao tác lập luận sẽ giúp học sinh tạo lập
được những văn bản nghị luận hay, đầy tính sáng tạo. Đây cũng chính là mục
đích cuối cùng của việc dạy các thao tác lập luận cho học sinh. Qua đó chúng
ta có thể đánh giá được năng lực hoàn thành từng thao tác lập luận cụ thể trong
quá trình tạo lập văn bản của học sinh. Chính vì vậy mà sách giáo khoa (SGK)
Ngữ Văn từ THCS đến THPT đã đưa các thao tác lập luận thành từng nội dung
cụ thể (Ở SGK Làm văn trước đây các thao tác này không được học một cách
rõ ràng, cụ thể), nhằm giúp học sinh có cái nhìn rõ hơn, hiểu sâu hơn bản chất
bản chất của từng thao tác lập luận, và từ đó biết cách kết hợp các thao tác lập
luận đó vào quá trình tạo lập văn bản.
1.2. Nghiên cứu về lý thuyết lập luận ngày càng được quan tâm; những thành
tựu của nó đòi hỏi phải được tích hợp và ứng dụng vào dạy học văn bản, nhất
là vào vệc đề xuất các phương pháp, hình thức rèn luyện kỹ năng lập luận

trong văn bản nghị luận cho học sinh.
Trong nghiên cứu về hoạt động ngôn ngữ, ngôn ngữ học đã chú ý xem
xét mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Theo đó, lập luận cũng là đối tượng
được các nhà ngôn ngữ quan tâm. Sự quan tâm ở đây không phải là nhằm đi


3
sâu vào nghiên cứu lập luận theo hướng của quá trình tư duy mà chủ yếu là
xem xét sự diễn đạt lập luận bằng ngôn từ; bằng nội dung các yếu tố hình
thức của ngôn từ dùng để đánh dấu các quan hệ lập luận giữa các luận cứ với
kết luận. Vì vậy, những kết quả của việc nghiên cứu này cần được vận dụng
vào dạy trong các văn bản nghị luận cho học sinh để học sinh có thể tự tạo lập
được những văn bản mang tính lôgic cao.
Lập luận là yếu tố có mặt thường xuyên trong các bài văn nghị luận và
tồn tại như một yếu tố đặc thù trong văn nghị luân. Tuy vậy, việc nghiên cứu
lý thuyết lập luận trong văn bản nghị luận thì gần đây mới được chú ý. Những
năm gần đây, lập luận đã được coi là một đơn vị lý thuyết và đưa vào dạy ở
bậc phổ thông trung học. Tuy nhiên việc triển khai mới chỉ là bước đầu nên
cũng chưa phải hoàn thiện và thống nhất xét trên các phương diện: lập luận
trong bài văn, trong đoạn văn nghị luận hay trong các văn bản nghị luận.v.v
1.3. Xuất phát từ thực tế giảng dạy và thực tế cuộc sống, thì ta thấy với
những văn bản nghị luận khi giảng dạy để đạt hiệu quả cao trong giờ học
người giáo viên phải nắm bắt được đặc thù của kiểu văn bản này từ đó có
phương pháp dạy học giúp học sinh năm bắt bài nhanh, dễ hiểu.
Trong cuộc sống cũng vậy, con người luôn luôn cần dùng đến lập luận.
Dùng lập luận để chứng minh một điều gì đó. Dùng lập luận để thanh minh, để
giải thích một sự kiện nào đó, để thuyết phục người khác tin vào một sự kiện
và cũng có thể lập luận để bác bẻ một ý kiến khác. Vì vậy, lập luận có tầm
quan trọng đặc biệt.
Một thực tế mà ai cũng cảm nhận được là có không ít những vấn đề

trình bày trên các phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta , như truyền
hình, phát thanh, báo chí …, nhiều khi thiếu sức thuyết phục. Vì sao vậy? Câu
trả lời có thể khác nhau, song một thực tế không thể phủ định được là : Trong
rất nhiều ngành nghề, muốn trở thành những chuyên gia hàng đầu, làm việc
có hiệu quả thì cần học những cách lí lẽ , lập luận


4
Vận dụng lý thuyết lập luận trong văn bản nghị luận không chỉ để rèn
luyện năng lực cho lập luận trong văn bản, mà đồng thời góp phần rèn luyện
tư duy cho học sinh.
Từ những lý do nói trên, việc vận dụng lý thuyết lập luận trong văn bản
nghị luận là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giảng dạy văn nghị luận
bậc phổ thông trung học. Với đề tài này, chúng tôi thấy đây là một trong
những việc làm trọng tâm thiết thực nhất nhằm góp phần thực hiện có hiệu
quả mục đích dạy học văn bản nghị luận ở nhà trường phổ thông hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Xét trên phương diện tư duy
Ngay từ thời cổ đại, từ thế kỉ thứ V trước công nguyên, người ta đã chú
ý nghiên cứu về lập luận. Có truyền thuyết rằng, vùng đất Sicile vốn do hai
bạo chúa thống trị. Họ chiếm đất đai và chia cho binh sĩ của mình. Nhưng
vào năm 467 TCN (trước công nguyên) một cuộc nổi dạy đã lật đổ hai bạo
chúa này. Nhiều người tuyên bố từng là chủ sở hữu những mảnh đất trước
đây bị cướp đoạt. Thế là có những cuộc kiện cáo liên miên tại toà. Trong tình
hình đó, Corax và học trò của ông là Tisias đã viết một tài liệu về “phương
pháp lí lẽ” khi nói trước toà. Có lẽ, đó là văn bản đầu tiên của nhân loại đề
cập tới phương thức lập luận [Plantin, 1996].
Buổi đầu, sự lập luận được coi là một lĩnh vực thuộc phạm vi của thuật
hùng biện - một “nghệ thuật nói năng”. Nó được trình bày trong “Tu từ học”
(A: Rhetoric) của Aristote. Tiếp sau đó, sự lập luận cũng được trình bày trong

các phép suy luận logic, trong thuật ngụy biện hay trong những cuộc nghị
luận, tranh cãi ở tòa án.
Nửa sau thế kỉ XX, lí thuyết lập luận được quan tâm trở lại. Mở đầu cho
thời kì này là “Khảo luận về sự lập luận - Tu từ học mới” của Perelman và
Olbrechts - Tyteca (1958) và S.Toulmin (1958).


5
Theo cách nhìn của lôgic học, suy luận vừa là một hình thức tư duy
nhằm liên kết các khái niệm, các phán đoán, tiền đề lại với nhau lại vừa là
một thao tác lôgic nhằm rút ra kết luận theo một cách thức lập luận nhất định.
Như vậy, lập luận chính là cách thức cụ thể để tổ chức nhận thức mà ở đó kết
luận được rút ra từ mối liên hệ lôgic xác định giữa các tiền đề. Lôgic học đã
vạch ra các quy luật của tư duy, các quy tắc của lập luận lôgic, và chỉ ra hai
điều kiện phải tuân thủ khi lập luận để thu được tri thức chân thực: (1) các
tiền đề của suy luận phải chân thực; (2) phải tuân theo quy tắc của lôgic lập
luận. Trên tinh thần đó, căn cứ vào cách thức lập luận của suy luân các
công trình nghiên cứu về lô gic học đã phân ra thành suy luận diễn dịch và
suy luận quy nạp đồng thời tiếp tục chia nhỏ hơn nữa để nghiên cứu.
Phép suy luận trong lô gic thường dùng với hai nghĩa: (1) chỉ toàn bộ
quá trình tìm ra kết luận; (2) là một bước trong quá trình chứng minh. Từ đó
các công trình nghiên cứu về lôgic sau này đã chú ý hơn đến việc nghiên cứu
các phương pháp chứng minh và bác bỏ, đặc biệt là bác bỏ luận đề, bác bỏ
luận chứng, vạch ra những sai lầm và ngụy biện trong lập luận.
Để đảm bảo cho tính đúng đắn của tư duy khi nắm bắt chân lý, ngoài
những vấn đề rất quan hệ đến lập luận, lôgic hình thức cũng vạch ra bốn quy
luật cơ bản của tư duy (1) Luật đồng nhất; (2) Luật phi mâu thuẫn; (3) Luật
triệt tam; (4) Luật lý do đầy đủ. Nhờ vậy, lô gic hình thức đã giúp cho chúng
ta nhận thức được những khía cạnh ổn định, bền vững tương đối về chất của
sự vật hiện tượng cũng như thể hiện được sự nhất quán, đúng đắn của quá

trình tư duy.
2.1. Xét trên phương diện ngôn ngữ
Trước đây, lập luận được nghiên cứu trong tu từ học và lôgic học. Hai
nhà ngôn ngữ học Pháp: Oswald Ducrot và Jean Claude Anscombre đã đặc
biệt quan tâm tới bản chất ngữ dụng học của lập luận.


6
Sử dụng ngôn ngữ trong khi nói viết con người mới tiến hành được lập
luận để hiện thực hóa tư tưởng, tình cảm của mình. Chính vì vậy, vấn đề lập
luận từ lâu cũng được đặt ra trong Ngôn ngữ hoc. Dựa vào tác phẩm Tu từ
học – công trình đầu tiên nghiên cứu lập luận của Aristore, người ta thấy rằng
lúc đầu nó được coi là thuộc phạm vi của thuật hùng biện. Về sau lập luận
được trình bày trong các phép suy luận của lôgic hình thức, trong “ngụy biện”
tranh cãi ở các tòa án, trong các bài diễn thuyết và các cuộc thi hùng biện.
Cuối cùng, với tính cách là một hành động ngôn ngữ, một thao tác ngôn ngữ,
lập luận đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của chính ngôn ngữ học.
Từ nửa sau của thế kỷ XX, lập luận được nhiều nhà ngôn ngữ học quan
tâm, đặc biệt là các tác giả: S.Tolmin (1958), Grize (1982) và O.Ducrot
(1983)[40]. Những năm 70, người ta chú ý đến nghiên cứu lập luận thực tế,
lập luận mà con người dùng để thuyết phục người khác. Các tác giả Johnson
and Blair (1977), Preeman (1988), Govier (1985) là những người có nhiều
đóng góp về hướng nghiên cứu này. Nghiên cứu lập luận trên góc độ hoạt
động ngôn ngữ, người ta đã tập trung miêu tả cấu trúc ngôn ngữ của lập luận,
phân biệt lập luận theo lôgic với lập luận thuyết phục, các yếu tố ngôn ngữ
thực hiện sự lập luận, các chiến lược lập luận, các lý lẽ về sự thuyết phục.
Theo hướng nghiên cứu này người ta đi đến quan niệm: “lập luận là đưa ra
những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết
luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới”[24,tr260]. Như vậy, ở đây lập luận
đã được xem xét trên bình diện hoạt động ngôn ngữ nhằm hướng tới giao tiếp

nhận thức.
Ở Việt Nam, đi vào hướng nghiên cứu này, có một số nhà ngôn ngữ đã
thực sự quan tâm và đặc biệt chú ý đến các giá trị về mặt lập luận của các yếu
tố tiếng Việt. Một số tác giả tiêu biểu như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân,
Hoàng Phê, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Trần Ngọc Thêm, Đỗ Việt
Hùng, Trần Hữu Phong.v.v


7
Ngôn ngữ học cũng quan tâm đến lôgic: chỉ ra mối quan hệ giữa lôgic và
ngôn ngữ học, phân biệt sự khác nhau giữa chúng, nghiên cứu sâu hơn các
yếu tố, các cấu trúc ngôn ngữ trong vai trò diễn đạt các quan hệ lập luận.
Hoàng Phê, Nguyễn Đức Dân là một trong những tác giả chú trọng sự phân
biệt này. Theo Nguyễn Đức Dân: lôgic quan tâm tới phương diện hình thức
của cấu tạo, đến giá trị tâm lý của các phán đoán thì ngôn ngữ học khi nghiên
cứu ngôn ngữ tự nhiên lại thấy rằng ngôn ngữ tự nhiên đa trị về cấu trúc:
cùng một biểu tượng nhưng có thể diễn đật các nội dung khác nhau và cũng
có nhiều cách khác nhau để diễn đạt cùng một nội dung. Chẳng hạn trước một
phán đoán P: “bức tranh này đẹp” thì trong lôgic, sự phủ định phán đoán trên
chỉ được xác định bởi quy tắc duy nhất là “nếu P đúng thì P sai” hoặc “nếu P
sai thì P đúng”, còn trong tiếng việt để phủ định câu trên sẽ có nhiều cách nói
như: (1) bức tranh này không đẹp, (2) bức tranh này đẹp gì mà đẹp…Với cách
nhìn trên, tác giả đã rút ra kết luận: “Phép suy luận trong lôgic hoàn toàn hình
thức còn phép suy luận trong ngôn ngữ thì ngoài suy luận hình thức như trong
lôgic, người ta còn suy luận qua từ ngữ, qua tình huống, qua tri thức, kinh
nghiệm…
Có thể nói, nhờ tập trung vào hướng này, nhiều nhà Việt ngữ học đã dùng
lôgic thời gian, lôgic tình thái…vào nghiên cứu rất cụ thể các “toán từ lôgic
phủ định”, “toán tử lôgic tình thái”, các liên từ trong tiếng việt dùng để thể
hiện sự khẳng định, bác bỏ, diễn đạt, các quan hệ thời gian, điều kiện, nhân

quả…trong các cấu trúc lập luận của ngôn ngữ. Ngôn ngữ học cũng đã chú
trọng nghiên cứu các loại lý lẽ của lập luận thuyết phục và sự thực hiện nó
qua các biểu thức, hoặc qua các yếu tố nói trên của tiếng việt. Nhờ vậy, người
ta đi đến xây dựng được các khái niệm: Lập luận, đặc tính của quan hệ lập
luận, “tác tử lập luận”, “kết tử lập luận”, cấu trúc lập luận, cơ sở của lập luận.
Cuối cùng, lý thuyết lập luận trong ngôn ngữ đã được đưa vào nhà trường dạy
cho học sinh phổ thông trung học.


8
Những thành tựu nghiên cứu về lập luận trên góc độ hoạt động ngôn ngữ
cũng có tác dụng góp phần làm hoàn thiện hơn lý thuyết lập luận nói chung,
tạo thêm các điều kiện để đi vào nghiên cứu và xây dựng lý thuyết lập luận
trong làm văn nhất là trong văn nghị luận. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó
tuy cung cấp được rất nhiều dữ kiện để xây dựng tốt các lời nói liên kết
nhưng chưa phải đã tạo ra được đầy đủ các tiền đề lý luận cho toàn bộ hoạt
động dạy học văn nghị luận. nhất là cho việc tạo lập các văn bản nghị luận
hoàn chỉnh, chặt chẽ, sâu sắc, thuyết phục.
Văn nghị luận không những là một hoạt động tư duy, hoạt động ngôn ngữ
mà còn là một hoạt động tư tưởng, tình cảm nhằm vào việc thuyết phục người
nghe. Lập luận trong văn nghị luận, do đó “một mặt. cần giữ được vẻ đặc thù
của loại văn này, mặt khác, phải là sự vận dụng cách thức suy luận mà
logic học nghiên cứu, cũng như cách diễn đạt nó bằng ngôn từ mà ngôn
ngữ học chỉ ra” [138, tr 14]. Rõ ràng, lập luận trong một hoạt động như vậy
luôn luôn phải dựa trên nhiều căn cứ : (1) Lôgic học, (2) Ngôn ngữ học, (3)
Tâm lý học nhận thức…
2.3. Xét trên phương diện văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là một loại văn có từ rất sớm. Theo tác giả Nguyễn
Quốc Siêu thì văn nghị luận có mầm mống từ thời nhà Thương, hình thành
chính thức vào thời chiến quốc trong không khí của “trăm nhà đua tiếng” và

các cuộc tung hoành du thuyết. Càng về sau, văn nghị luận càng phát triển và
dẫn tới chỗ nó đã trở thành đối tượng được xem xét trên bình diện lý thuyết.
Chẳng hạn, tiêu thống trong “văn tuyển” đã cắt nghĩa: “Luận, ấy là tổ chức
sắp xếp các ý kiến để làm sáng tỏ một đạo lý nào đó” [149, tr 5]. Văn nghị
luận căn bản là loại văn thuyết lý, lấy nghị luận làm cách thức biểu đạt chính
nên “Lập luận là mấu chốt của văn nghị luận” [138, tr 14]. Từ đó có thể thấy
rằng lập luận cũng trở thành một đối tượng của văn bản nghị luận xét trên cả
bình diện nghiên cứu lý thuyết lẫn bình diện hoạt động dạy học ở nhà trường.


9
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Nghiên cứu quá trình vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản
nghị luận ở trung học phổ thông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số văn bản nghị luận ở trung học phổ thông có vận dụng lý thuyết lập
luận, cụ thể các văn bản: Bình Ngô đại cáo (Ngữ văn 10 tập2, chương trình
cơ bản), Tuyên ngôn độc lập (Ngữ văn 12 tập2 , chương trình cơ bản).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết lập luận theo hướng xem xét các khả năng
ứng dụng của nó đối với việc dạy học trong văn bản nghị luận cho học sinh
phổ thông. Từ đó khẳng định tính hiệu quả và khả thi của việc giảng dạy văn
bản nghị luận với việc vận dụng lý thuyết lập luận.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ khảo sát thực trạng việc sử dụng các lí thuyết lập
luận trong văn bản nghị luận ở chương trình phổ thông. Từ đó xác định cơ sở
lý thuyết và cơ sở thực tiễn cho việc dạy học các kiểu bài này, đồng thời đề
xuất một phương pháp dạy học cụ thể cho văn bản nghị luận.

Ngoài ra luận văn còn có nhiệm vụ khảo sát khả năng thực thi việc ứng
dụng kiểu bài này bằng thực nghiệm sư phạm, để thấy được những vấn đề mà
luận văn đề xuất có khả năng thực thi đến đâu và có hiệu quả như thế nào?
trong thực tế dạy học văn bản nghị luận ở trường phổ thông hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khi tiến hành làm luận văn để thực hiện tốt nhiệm vụ mà luận
văn đề ra ở trên tôi sử dụng một số phương pháp sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng tôi tiến hành tập hợp các tài liệu có liên quan đến lý thuyết lập
luận nói chung và các văn bản nghị luận nói riêng. Đặc biệt chúng tôi nghiên
cứu các tài liệu chuyên sâu về lý thuyết lập luận.


10
5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Khảo sát, điều tra là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu đề tài
này. Chúng tôi dùng phương pháp điều tra, khảo sát để tìm hiểu việc dạy học
kiểu văn bản nghị luận thông qua việc vận dụng lý thuyết lập luận ở trường
phổ thông hiện nay. Đặc biệt với phương pháp này chúng tôi sẽ điều tra được
nhận thức của giáo viên và học sinh về kiểu bài nghị luận một vấn đề xã hội
trong văn bản văn học, để từ đó chúng ta có thể đưa ra những giải pháp phù
hợp cho việc giảng dạy những kiểu bài này.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm giúp chúng ta bước đầu đưa những vấn đề mà
luận văn đề xuất vào thực tế dạy học ở một số trường Trung học phổ thông.
Từ phương pháp này chúng ta có thể rút ra những kết luận cần thiết cho luận
văn.
Ngoài những phương pháp trên chúng tôi còn sử dụng một số phương
pháp khác như phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích đối
chiếu so sánh. Đây là những phương pháp được sử dụng kêt hợp với các

phương pháp chính ở trên. Việc sử dụng kết hợp các phương pháp đó giúp
chúng tôi nghiên cứu đề tài một cách chi tiết và đầy đủ hơn.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận
văn được trình bày trong ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng lý thuyết
lập luận trong dạy học văn bản nghị luận.
Chương 2: Vận dụng lập luận và cách khai thác lập luận trong dạy học
văn bản nghị luận ở Trung học phổ thông.
Chương 3: Thiết kế giáo án và thực nghiệm.




11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
LÝ THUYẾT LẬP LUẬN TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số vấn đề về lý thuyết lập luận
1.1.1.1. Khái niệm của lý thuyết lập luận
Trước đây, lập luận (argumentation) được nghiên cứu trong tu từ học và
trong lôgic học. Hai nhà ngôn ngữ học Pháp: Oswald Ducrot và Jean Claude
Anscombre đã đắc biệt quan tâm tới bản chất ngữ dụng học của lập luận.
Ở trên, chúng ta đã nói tới các phát ngôn miêu tả với nội dung phản
ánh một hiện thực, sự kiện bên ngoaid ngôn ngữ bằng lời nói. Các phát ngôn
này là sản phẩm của hành vi khảo nghiệm và nội dung của chúng được đánh
giá theo tiêu chuẩn lôgic đúng, sai.
Hayakawa có nhận xét: trong giao tiếp thông thường – không kể trong các
văn bản khoa học – các phát ngôn miêu tả kiểu như:

- Nhà của ông Nhuận có hai tầng.
- Con mèo này màu đen.
- Trời nhiều mây.
Có số lượng thấp. Trong giao tiếp thông thường, ít khi chúng ta miêu tả
để miêu tả. Thường thường, chúng ta miêu tả một cái gì đấy là để hướng
người nghe tới một cái gì đấy nằm ngoài sự vật, hiện tượng, sự kiện được
miêu tả.
Cái mà người nói hướng người nghe tới qua thông tin miêu tả có thể là một
thái độ, một tình cảm, một sự đánh giá, một nhận định hay một hành động
nào đó cần phải thực hiện. Nói vắn tắt, cái mà thông tin miêu tả hướng tới là
một kết luận nào đó rút từ thông tin miêu tả đó.
Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết
luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới.


12
Có thể biểu diễn quan hệ lập luận giữa các phát ngôn (nói đúng hơn là giữa
nội dung các phát ngôn) như sau:
p → r
p là lí lẽ, r là kết luận (p, r có thể được diễn đạt bằng các phát ngôn u1, u2,
v.v…)
Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ (argument). Vậy có thể nói
quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ (một hoặc một số) với kết luận.
Luận cứ có thể là thông tin miêu tả hay là một định luật, một nguyên lí xử thế
nào đấy. Ví dụ:
- Con mèo này màu đen (p) (nên) rất dễ sợ (r)
p là một thông tin miêu tả.
- Mệt mỏi thì phải nghỉ ngơi (p) mà cậu thì đã làm việc liền 8 tiếng rồi
(q) → cậu phải nghe nhạc một lát (r).
Ở ví dụ này, chúng ta có hai luận cứ, p là một nguyên lí sinh hoạt và q là nhận

xét về một trạng thái tâm sinh lí.
1.1.1.2. Đặc trưng của lý thuyết lập luận
Luận cứ và kết luận là những thành phần trong lập luận. Thuật ngữ lập
luận được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, nó chỉ sự lập luận, tức hành vi lập
luận. Thứ hai, nó chỉ sản phẩm của hành vi lập luận, tức toàn bộ cấu trúc của
lập luận, cả về nội dung, cả về hình thức. Thuật ngữ quan hệ lập luận dùng để
chỉ quan hệ giữa các thành phần của một lập luận với nhau. Có quan hệ lập
luận giữa luận cứ với luận cứ và có quan hệ lập luận giữa luận cứ và kết luận.
Lại còn quan hệ lập luận giữa hai hay nhiều lập luận với nhau trong một phát
ngôn, hay trong một diễn ngôn.
Chúng ta đã biết có những diễn ngôn độc thoại (monolôgic,
monologique) tức diễn ngôn do một người nói ra, người tiếp nhận không
được đáp lại. Diễn ngôn độc thoại phân biệt với diễn ngôn đơn thoại
(monologal, monologal) ở chỗ diễn ngôn đơn thoại do một người nói ra (hoặc


13
viết ra) trong một cuộc hội thoại, người tiếp nhận có thể đáp lại. Lại có diễn
ngôn song thoại (dialogal, dialogal) tức diễn ngôn của những người đối thoại
nói qua lại với nhau trong một cuộc hội thoại. Diễn ngôn độc thoại có thể ở
dạng nói hoặc viết.
Những thí dụ về lập luận vừa dẫn có thể làm chúng ta hiểu lầm rằng lập
luận chỉ xuất hiện trong một diễn ngôn đơn thoại, trong một phát ngôn hoặc
trong một văn bản viết một chiều. Sự thực lập luận có thể nằm trong một phát
ngôn, trong một diễn ngôn mà cũng có thể nằm trong lời đối đáp qua lại giữa
các nhân vật hội thoại với nhau (sau này chúng ta sẽ gọi là lời thoại, lượt lời,
tham thoại cặp thoại). Những cuộc tranh luận, cãi cọ là những cuộc hội thoại
trong đó Sp1 và Sp2 đưa ra những luận cứ dẫn tới những kết luận khác nhau
nhằm giành phần thắng cho mình. Lại có những phát ngôn trong hội thoại tuy
cũng do hai hoặc một số người khác nhau nói ra nhưng tất cả đều dẫn tới

cùng một kết luận. Đơn giản nhất là lập luận sau đây của 3 nhân vật hội thoại
Sp1, Sp2, Sp3.
Sp1: Đi Đồ Sơn làm gì, vừa đông vừa chật chội, nước biển lại đục.
Sp2: Gần thành phố, thực phẩm ở đó đắt lắm. Giá khách sạn cao mà
chưa chắc đã còn phòng mà thuê.
Sp3: Năm nào cũng đi biển, chán lắm rồi.
Sp1: Không đi Đồ Sơn thì đi đâu? Sa Pa nhé!
Sp2, Sp3: Hoan hô Sa Pa.
Ba người nêu ra 3 loạt luận cứ tất cả đều dẫn đến kết luận “không đi Đồ Sơn”.
Những cuộc hội thoại trong đó các nhân vật cùng hỗ trợ nhau dẫn tới
cùng một kết luận sau này sẽ được gọi là những hội thoại đồng hướng. Các
cuộc hội thoại đồng hướng lập luận phức hợp là những hội thảo thí dụ như về
phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường, v.v…
Trong một cuộc tranh luận, các nhân vật hội thoại có thể đưa ra những lập
luận dẫn tới những kết luận ngược nhau. Chúng ta nói những lập luận đó là


14
nghịch hướng với nhau. Mỗi lập luận nghịch hướng là một phản lập luận
(contre-argumentation) đối với nhau. Diễn ngôn độc thoại hay song thoại không
phải chỉ có một lập luận mà thường là sự phối hợp của một số lập luận (và phản
lập luận), các lập luận đó diễn tiến để dẫn đến kết luận cuối cùng, đích của toàn
bộ diễn ngôn. Lập luận thường vận động trong diễn ngôn. Nghiên cứu mặt động
của diễn ngôn chủ yếu là nghiên cứu vận động lập luận của nó. Tuyên ngôn độc
lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hệ thống của những lập luận bộ phận, các lập
luận đó liên kết với nhau, lập luận trước dẫn đến lập luận sau, tất cả tạo nên một
vận động đi tới kết luận cuối cùng:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành
một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lự lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc

lập ấy.”
Trong vận động lập luận này trật tự trước sau của các lập luận bộ phận
không thể thay đổi.
Lời của cô Kiều nói với Kim Trọng khi anh chàng “có chiều lả lơi” là
một diễn ngôn đơn thoại mà kết luận cuối cùng vừa là một lời “đe dọa”:
Gieo thoi trước chẳng giữ giàng,
Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?
(Câu hỏi có hành vi gián tiếp là đe dọa: Nếu chúng ta không rút kinh nghiệm
của vụ gieo thoi ngày xưa mà cứ “làm tới” thì thiếp buộc phải hành động như
cô gái ngày xưa, ném thoi vào giữa mặt Tạ Côn. Thiếp không làm như vậy,
sau này thiếp sẽ thẹn với chàng, hạnh phúc đôi ta sẽ tan vỡ. Thiếp có gieo thoi
thì không chỉ vì thiếp mà còn vì chính chàng nữa đấy.)
Vừa là một lời hứa hẹn ngọt ngào:
Còn thân ắt lại đền bồi có khi.
Kết luận này là hệ quả tất yếu của các lập luận bộ phận mà Kiều nói ở
trước. Các lập luận trước đã vận động một cách hợp lí đến kết luận tổng thể
cuối cùng này.


15
Sau đây là thí dụ về vận động lập luận trong một cuộc đối thoại giữa hai
cô sinh viên tạm đặt tên là Hoa và Tâm.
Tâm 1: Yêu đương bây giờ nhạt nhẽo. Toàn những chuyện vớ vẩn.
Hoa 1: Mày nhạt thì có ý. Yêu cũng hay chớ sao.
Tâm 2: Hay hớm gì cái trò ấy. Dở ẹc. Tao thì phải học cái đã. Bao nhiêu
chị học giỏi ơi là giỏi, yêu vào là học dốt ngay.
Hoa 2: Đấy là mấy bà không có bản lĩnh ấy chứ. Tao quen một chị, chị
này mới đầu học cũng bình thường nhưng yêu một anh, anh này
học giỏi cực. Thế là hai anh chị giúp nhau cùng tiến.
Tâm 3: Nghe cứ như là tiểu thuyết ấy. Làm gì có chuyện ấy.

Hoa 3: Sao mày cực đoan thế? Mày không tin à?
Tâm 4: Bịa đặt. Tao mà yêu vào thì chỉ có học dốt đi thôi. Yêu là phải lo
lắng này, suy nghĩ này, mệt cả người. Rồi không may nó bỏ thì
có phải ốm cả tháng ý chứ. Tao chả dại mà đâm đầu vào đấy.
Hoa 4: Yêu cũng có cái hay chứ. Được dựa dẫm sướng quá còn gì.
Tâm 5: Ôi dào, tao thèm vào ý. Mà tao thấy thanh niên bây giờ toàn
thằng dở hơi, tinh tướng. Anh cứ tưởng anh có cái xe máy là to
lắm đấy, đi đâu mặt cũng vênh vác lên.
Hoa 5: Thôi tao chẳng thèm nói với mày nữa. Mày bảo thủ lắm. Mày
làm như ai cũng xấu cả.
Tâm 6: Chứ còn gì nữa, mày muốn yêu thì đi mà yêu. Tao thì chịu thôi.
Hoa 6: Nói thế thôi chứ bây giờ ai rồ dại mà đi yêu đương. Có muốn yêu
bây giờ cũng chẳng có ma nào nhòm ngó. Yêu cũng phải tùy
từng lúc chứ.


16
Tâm 7: Tao thì cứ phải học xong đã.
Hoa 7: Ừ…
Trong cuộc đối thoại này, từ Tâm 1 đến Tâm 6, từ Hoa 1 đến Hoa 5 từng
đôi lời thoại lập thành từng cặp lập luận phản lập luận. Mặc dầu Tâm và
Hoa có những ý kiến khác nhau về chuyện yêu đương trong lúc còn đi học
nhưng cuối cùng họ cũng đi đến một kết luận (Hoa 6) dù là kết luận có tính
miễn cưỡng. Từ Hoa 6 trở đi, không còn phải lập luận nữa, lập luận của từng
người (Hoa 6 và Tâm 6 rồi Hoa 7), đồng hướng với nhau. Trên đây là tóm
lược vận động lập luận của từng người và của toàn bộ cuộc hội thoại. Lập
luận có vận động thì cuộc hội thoại mới không dẫm chân tại chỗ, mới có tính
năng động.
Trong một lập luận, kết luận có thể ở vị trí đầu, vị trí giữa hoặc cuối
của luận cứ. Ở Tâm 1, kết luận: Yêu đương bây giờ nhạt nhẽo đứng trước luận

cứ: toàn là chuyện vớ vẩn. Ở Tâm 2 kết luận tao thì phải học cái đã ở giữa
hai luận cứ: hay hớm gì cái trò ấy, dở ẹc và bao nhiêu chị… yêu vào là học
dốt ngay. Ở Tâm 3 kết luận làm gì có chuyện ấy ở sau luận cứ nghe cứ như
tiểu thuyết ấy. Sau luận cứ là vị trí thường gặp trong lập luận của kết luận.
Trong một lập luận, các thành phần luận cứ, kết luận có thể hiện diện
tường minh, tức có thể được nói rõ ra. Tuy nhiên không ít những trường hợp
trong đó một luận cứ hay kết luận có thể hàm ẩn, người lập luận không nói ra,
người nghe phải tự mình suy ra mà biết.
Có đoạn đối thoại sau đây:
Sp1 (một cô gái):
- Anh ơi, tối nay mình đi xem ban nhạc “Tam ca áo trắng” đi!
Sp2 (chàng trai):
- Đoàn này ở lại Hà Nội những một tháng kia mà. Vả lại anh trót nhận
lời với mấy thằng bạn rồi. Anh không muốn em bị gò bó.
Sp2:
- Còn em H. Văn 4 thì sao? Không gò bó chứ?


17
Ở lời thoại của Sp2 kết luận từ chối rủ cô gái ở dạng hàm ẩn. Sp2 đã đưa
ra hai luận cứ, thứ nhất là: Đoàn này ở lại Hà Nội những một tháng và thứ
hai: anh không muốn em bị gò bó vì anh đã nhận lời đi xem với bạn trai. Hai
luận cứ này tự mình cũng là hai lập luận. Đoàn này ở lại Hà Nội… là một lập
luận. Điều nghe được là luận cứ, kết luận của luận cứ này “không đi xem hôm
nay vì còn thời gian” là kết luận ẩn. Lập luận thứ hai: Vả lại anh trót nhận lời…
anh không muốn em bị gò bó phức tạp hơn. Anh trót nhận lời đi với mấy thằng
bạn là luận cứ. Luận cứ này dẫn đến kết luận hàm ẩn: “Em đi với anh mà có bạn
trai thì em sẽ bị gò bó”. Cái kết luận hàm ẩn này đến lượt mình, đóng vai trò
luận cứ cho kết luận anh không muốn em bị gò bó. Kết luận chung của lời thoại
của Sp2 là do hai luận cứ hàm ẩn mà có và hai luận cứ hàm ẩn này tự thân lại là

những kết luận hàm ẩn bộ phận.
Một chàng trai nói với một cô gái như sau:
Anh yêu em vì tình yêu của anh đối với em nên anh sẽ yêu em mãi mãi.
Lập luận này có kết luận là anh yêu em mãi mãi, đặc biệt quan yếu trong kết
luận này là từ mãi mãi. Bằng kết luận này, chàng trai muốn “thông báo” cho
cô gái biết lòng thủy chung của mình (mãi mãi). Quan hệ lập luận ở đây như
thế nào? Lập luận này hàm ẩn một luận cứ: Đó là luận cứ “tình yêu của anh
đối với em không bao giờ tàn phai”. Luận cứ này hàm ẩn. Có thể khôi phục
các thành phần hàm ẩn của luận cứ này như sau:
Anh yêu em vì tình yêu của anh đối với em (chứ không phải vì tình yêu
của em đối với anh).
mà Tình yêu của anh đối với em sẽ là mãi mãi (vì là của anh nên anh biết
là nó sẽ mãi mãi).
cho nên Anh sẽ yêu em mãi mãi.
Điều quan trọng là, dù kết luận hay luận cứ có thể hàm ẩn nhưng về
nguyên tắc, người nói phải thế nào cho người nghe căn cứ vào ngữ cảnh, vào
ngôn cảnh, vào ngữ huống có thể tự mình suy ra mà nắm bắt lấy kết luận (hay


18
luận cứ) ẩn. Rất nhiều những kết luận hay luận cứ hàm ẩn do hành vi ngôn
ngữ gián tiếp tạo ra. Thí dụ, chàng trai có thể thực hiện hành vi từ chối đi xem
bằng một lời trì hoãn. Nếu chàng trai nói: Đoàn này ở lại Hà Nội những một
tháng kia mà, chúng ta không cần đi xem hôm nay. thì hành vi thông báo việc
hoãn này còn ở lại Hà Nội một tháng không có hiệu lực từ chối gián tiếp nữa.
Cũng như hành vi ở lời hứa của đứa bé Hôm nay con được điểm mười về
toán. sẽ mất hiệu quả gián tiếp “đòi hỏi” nếu nó tường minh hóa hành vi đòi
hỏi bằng phát ngôn, thí dụ: Mẹ mua kem cho con đi. Về mặt lập luận, hành vi
ở lời gián tiếp thường là kết luận mà nội dung của những phát ngôn ngữ vi
tường minh là luận cứ. Vì người nói đoán rằng người nghe của mình có thể tự

suy ra kết luận được cho nên mới dừng lại ở hành vi trực tiếp mà không hoàn
chỉnh phát ngôn của mình nữa bằng việc tường minh hóa hành vi gián tiếp.
Người nghe càng phải vất vả, tốn nhiều công sức, càng phải huy động nhiều
quy tắc, nhiều nhân tố giao tiếp để tìm ra những thành phần hàm ẩn (những
hành vi gián tiếp) của lập luận (như trường hợp phát ngôn anh yêu em vì…)
thì lập luận càng hấp dẫn.
Những điều nói trên cho thấy tiêu chí để xác định một lập luận là kết
luận. Hễ tìm ra được một kết luận là ta có một lập luận.
Có những lập luận đơn, có nghĩa là lập luận chỉ có một kết luận, các thành
phần còn lại đều là luận cứ. Tuy nhiên thường gặp là những lập luận phức
hợp. Tạm cho rằng lập luận phức hợp có hai dạng chính, biểu diễn như sau:
p1, q1→ r1→ r2→ r3→ R
p1, q1→ r1
p2, q2→ r2
p3, q3→ r3

pn, qn→ rn

R



19
Trong mô hình này, R là kết luận chung, r1, r2, r3… là những kết luận
bộ phận. Mô hình thứ nhất có nghĩa là từ luận cứ p1, q1 ta có kết luận r1; r1
đóng vai trò luận cứ để có kết luận r2; r2 đóng vai trò luận cứ để có kết luận
r3, cứ thế tiếp tục cho đến khi ta có kết luận chung, tổng thể R. Mô hình này
đã gặp trong lập luận Vả lại anh trót hẹn với mấy thằng bạn rồi (p) đi với bạn
trai của anh, em sẽ bị gò bó (r1) → Anh không muốn em bị gò bó (r2).
Mô hình lập luận phức hợp thứ hai là mô hình của toàn bộ lập luận của chàng

trai. Có thể biểu diễn mô hình lập luận đó như sau:
Lập luận bộ phận 1
Đoàn còn ở
lại một tháng (p1) → Hôm nay
chưa cần đi (r1)
Lập luận bộ phận 2
em đi xem
bị gò bó (p2) → Anh không
muốn em đi
hôm nay (r2)
Không có diễn ngôn nào không phải là lập luận, lập luận đơn giản hay
phức hợp. Tư tưởng chủ đề của toàn bộ diễn ngôn có thể xem là R lớn và tư
tưởng chủ đề của từng đoạn hợp thành diễn ngôn là những r. Mỗi đoạn văn là
một lập luận bộ phận, tất cả hợp lại lập luận lớn, chung cho toàn bộ diễn
ngôn. Một cách hết sức đơn giản, có thể xem các câu chủ đề (tường minh hay
hàm ẩn) của từng đoạn của diễn ngôn là các r mà các ý trình bày trong đoạn
phải dẫn tới. Cần chú ý trong một diễn ngôn, không phải tất cả các kết luận
bộ phận r (tức lập luận bộ phận) đều đồng hướng có nghĩa là đều dẫn tới R.
Để cho diễn ngôn có sức thuyết phục, có khi người nói, người viết phải đưa ra
các phản lập luận để rồi bác bỏ phản lập luận đó (thí dụ trong lời thoại của cô
Kiều đã dẫn, câu lục bát:
Hôm nay anh
không đi (R)


20
Vẻ chi một đóa yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
là một phản lập luận so với kết luận tổng thể là: Chàng phải tình lại, đừng có
bờm xơm! Phản lập luận này đưa ra để rồi bị phản bác ngay:

Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
Ra tuồng trên Bộc trong dâu,
Thì con người ấy ai cầu làm chi.
Phải điều ăn xổi ở thì,
Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày!)
Diễn ngôn càng dài thì lập luận càng phức hợp (đây là nói về số lượng các
lập luận bộ phận, không nói về tổ chức nội tại của mối lập luận bộ phận). Hai
mô hình lập luận trên có thể là căn cứ để tìm hiểu tổ chức lập luận của các
diễn ngôn.
Có thể nói, lập luận và vận động lập luận là một chiến lược hội thoại
nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến chỗ nắm bắt được cái kết luận mà
người lập luận muốn đi tới. Lập luận là một hành vi ở lời có đích thuyết phục.
Tuy nhiên không nên đồng nhất thuyết phục và lập luận. Không phải cứ lập
luận là thuyết phục được người tiếp nhận. Aristote nói tới ba nhân tố phải đạt
được để lời nói của mình thuyết phục được người nghe. Đó là
logos: nhân tố lí lẽ. Muốn thuyết phục được phải có lí lẽ.
patos: nhân tố xúc cảm. Có lí chưa đủ để thuyết phục. Lời nói phải gây
ra được tình cảm, thiện cảm của người tiếp nhận.
ethos: nhân tố tính cách, đặc điểm tâm lí, dân tộc, văn hóa của người
tiếp nhận. Lời nói chẳng những phải có lí, phải có tình cảm, gây
được thiện cảm mà còn phải phù hợp với sở thích, tính cách hoặc
truyền thống dân tộc, văn hóa của người tiếp nhận.


21
Khả năng thuyết phục của lời nói, của sự nói năng (kể cả điệu bộ, cử chỉ)
của mình tùy thuộc vào chỗ chúng có hội đủ ba nhân tố trên hay không. Lập
luận chỉ là một điều kiện để thuyết phục, còn kết luận có thuyết phục được
hay không là việc khác. Theo quan điểm ngữ dụng học, hiệu quả thuyết phục

của một lập luận là nhân tố hành vi mượn lời cho nên không thuộc phạm vi
nghiên cứu của ngữ dụng học.
1.1.2. Bản chất ngữ dụng của lập luận
Trong lôgic có phép quy nạp và diễn dịch. Quy nạp hay diễn dịch đều
là đi từ luận cứ đến kết luận. Nếu đi từ luận cứ cục bộ đến kết luận khái quát
thì ta có quy nạp, nếu đi từ một tiền đề (premise) khái quát để suy ra kết luận
cục bộ thì ta có diễn dịch. Nói tới lập luận thường là nói tới suy luận theo diễn
dịch và ta thường nghĩ ngay đến lôgic, đến lí luận, đến diễn ngôn nghị luận.
Đúng là, trong văn nghị luận, tức là loại văn bản làm việc với các ý
kiến có vấn đề then chốt là lập luận. Tuy nhiên, lập luận có mặt khắp nơi,
trong bất cứ diễn ngôn nào, đặc biệt trong các diễn ngôn đời thường. Thí dụ,
khi mua bán, người mua phải lập luận để kết luận giá món hàng mà mình trả
là phải chăng còn người bán lại phải lập luận rằng giá món hàng mình nêu ra
cho khách là hợp lí. Hơn thế nữa, không phải chỉ khi nào cần phải lí luận,
tranh luận với nhau chúng ta mới lập luận. Khi chúng ta kể lại một sự kiện,
miêu tả một hiện thực, chúng ta cũng thực hiện một vận động lập luận. Như
vậy có nghĩa là cần phân biệt lập luận lôgic với lập luận đời thường.
Ở mục I.1. chương I chúng ta đã nói ngữ dụng là lĩnh vực của ngữ nghĩa
không thể đánh giá được theo tiêu chuẩn đúng – sai lôgic. Chứng minh bản
chất ngữ dụng của lập luận đời thường là chứng minh rằng nó không bị chi
phối bởi các quy tắc, các tiêu chuẩn đánh giá của lập luận lôgic và chứng
minh rằng giá trị các nội dung miêu tả được đưa vào trong lập luận đời
thường không phải ở chỗ các nội dung này đúng hay sai so với thực tế mà là ở
giá trị của nó đóng góp vào lập luận với tư cách là những luận cứ của lập luận

×