BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀNG THỊ HOÀI MỸ
CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC CHO HỌC PHẦN
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KÝ THUẬT - 601410
S KC 0 0 4 1 7 0
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀNG THỊ HOÀI MỸ
CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH
CỰC HOÁ NGƯỜI HỌC CHO HỌC PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT
TRONG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT
NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT- 601410
Hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN VĂN TUẤN
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: HOÀNG THỊ HOÀI MỸ
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 22/08/1986
Nơi sinh: Hà Tĩnh
Quê quán: Tượng Sơn – Thạch Hà – Hà Tĩnh
Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 90A Cổ Loa – Phường 2 – Đà Lạt
Điện thoại cơ quan:
Điện thoại nhà riêng:
Fax:
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo:
Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/ ……
Nơi học (trường, thành phố):
Ngành học:
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 09/2004 đến 03/ 2009
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Ngành học: Kỹ thuật công nghiệp
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Biên soạn bài giảng điện tử phần động cơ đốt
trong lớp 11
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Năm 2009 tại trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TPHCM
Người hướng dẫn: TS Phan Long
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:
Thời gian
11/2009
Nơi công tác
Công việc đảm nhiệm
Khoa Tự Nhiên – Trường Cao đẳng
Sư phạm Đà Lạt
i
Giảng viên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
ii
LễỉI CAM ễN
Trong thi gian tham gia hc lp Lý lun v Phng phỏp dy hc K
thut khoỏ 19 t nm 2011 2013, tụi thy mỡnh ó cú nhng bc phỏt trin
trong nhn thc v phng phỏp nghiờn cu khoa hc mt cỏch rừ rt. t
c thnh qu ny, tụi ó nhn c s giỳp ca cỏc cp lónh o nh
trng, thy cụ, bn cựng lp v nhiu ng nghip.
Trc tiờn, xin c gi lũng bit n chõn thnh ti Thy hng dn, TS
Nguyn Vn Tun ó tn tỡnh ch bo v nh hng cho tụi trong sut quỏ trỡnh
nghiờn cu v hon thnh ti.
Tụi xin chõn thnh cm n Ban giỏm hiu, phũng o to sau i hc v
khoa S phm trng i hc S phm K thut thnh ph H Chớ Minh ó to
iu kin cho tụi hon thnh khoỏ hc.
Li chõn thnh cm n ca tụi cng xin gi ti quý Thy Cụ, nhng
ngi ó tham gia ging dy lp Cao hc ngnh Lý lun v Phng phỏp dy
hc K thut khoỏ 19, ó truyn li cho tụi nhng kinh nghim quý bỏu, tụi cú
c ngun ng lc quyt tõm theo ui s nghip giỏo dc trong tng lai.
Cm n cỏc bn hc khoỏ 19 ngnh Lý lun v Phng phỏp dy hc K
thut v gia ỡnh ó ng viờn giỳp tụi trong quỏ trỡnh hc tp v vit lun
vn.
HONG TH HOI M
iii
TÓM TĂT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội, các trường đại học, cao đẳng đã và
đang từng bước đổi mới hoạt động để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo. Cùng với việc đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, việc đổi mới PP và
cách tổ chức hoạt động dạy học cũng là yếu tố rất quan trọng và hết sức cần thiết.
Tuy nhiên một thực tế khá phổ biến hiện nay ở các trường đại học nói chung và
trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt nói riêng; PPDH chủ yếu vẫn là PPDH theo kiểu
truyền thống, dẫn tới việc học của người học thụ động và hiệu quả giảng dạy không
cao. Nhằm tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy học phần ĐCĐT tại trường Cao
đẳng Sư phạm Đà Lạt; từ đó vận dụng, cải tiến PPDH học phần ĐCĐT, góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả môn học người nghiên cứu đã chọn đề tài: "Cải
tiến phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hoá ngƣời học cho học phần
Động cơ đốt trong tại trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Đà Lạt” làm đề tài nghiên cứu.
Nội dung đề tài được triển khai trên ba chương chính. Trong chương 1,
người nghiên cứu trình bày các cơ sở lý luận cần thiết để thực hiện đề tài bao gồm
lịch sử nghiên cứu, một số vấn đề về tích cực hoá người học, trên cơ sở đó định
hướng vận dụng các phương pháp tích cực hoá người học nhằm cải tiến học phần
Động cơ đốt trong. Trong chương 2, người nghiên cứu tiến hành phân tích và đánh
giá thực trạng việc giảng dạy và học tập học phần Động cơ đốt trong, nhằm xác
định nguyên nhân chính kết quả học tập chưa cao là do PPDH của GV chưa thật sự
kích thích người học. Trong chương 3, tác giả vận dụng kiến thức và kỹ năng sư
phạm biên soạn kế hoạch bài giảng và tiến hành thực nghiệm trên những bài giảng
đã biên soạn. Kết quả cho thấy, mức độ hứng thú và kết quả học tập của sinh viên
lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực. Đồng thời, các giảng viên dự giờ thực
nghiệm đều ủng hộ với việc triển khai PPDH của đề tài. Với kết quả này, tác giả có
thể kết luận rằng các giải pháp đề xuất nhìn chung đáp ứng được yêu cầu nâng cao
chất lượng giảng dạy của học phần mà mục tiêu của đề tài đã đặt ra.
Cuối cùng là kết luận và đề nghị, người nghiên cứu điểm lại một số kết quả
đạt được của công trình nghiên cứu, đưa ra một số đề nghị cần thiết thông qua quá
iv
trình thực hiện đề tài và trực tiếp giảng dạy bộ môn, hướng phát triển của đề tài
trong thời gian tới.
ABSTRACT
Due to growing demands of society, universities and colleges have been
gradually improving activities to enhance quality and effect of training. Along with
innovation of objectives and training content, the innovation of teaching methods
and ways of organizing teaching activities is a important and essential factor.
However, the popular reality now, in general universities and in Pedagogical college
of Dalat, the chiefly teaching methods is the traditional teaching methods, leading to
the passive learning and the ineffective teaching. To find out real situation of
teaching the subject of internal combustion engine; from that use to improve
teaching method of the subject of internal combustion engine in order to raise effect
and quality of subject, the researcher excutes the theme: “ Improving teaching
method of the subject of internal combustion engine at Pedagogical college of
Dalat follow positive learner tendency”
The research consists of three chapters. In chapter 1, the research presents
necessary basic of theories to carry out thesic include historical research, some
problems about positive learner tendency, rely on this, orient to use positive
teaching methods in improving the subject of internal combustion engine In chapter
2, analysing and evaluating real situation of teaching and learning the subject of
internal combustion engineto determine not high result of subject cause lecterers’
teaching methods have not relly stimulated development to a high degree yet of
learners, next lacking of means of teaching and dense numbers students per class. In
chapter 3, the researcher uses knowledge and teaching skills to design lesson plans
and carry out experiment with those. Effect points up positive changes in interest
and learning result of ex perimented student group. Concurrently, lecturers attend
experiment support teaching methods deploy of theme. These allow author to
conclude that proposed solutions as a whole meet demand for enhancing of teaching
quality for subject which aim theme set up.
Finally, conclusion and proposal. The researcher mentions some achievable
results again of research, brings out some necessary suggests through process of
v
performing theme and teaching directly at genre, expandable tendency of theme
next time.
MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân ..................................................................................................................... i
Lời cam đoan ....................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... iii
Tóm tắt ............................................................................................................................... iv
Mục lục ............................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................................. ix
Danh sách các bảng ..............................................................................................................x
Danh sách các biểu đồ ........................................................................................................ xi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................2
3. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ..............................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................3
6. Giới hạn đề tài ..................................................................................................................3
7. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................................4
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................5
1.1 Lịch sử nghiên cứu .........................................................................................................5
1.1.1 Ở nước ngoài ...............................................................................................................5
1.1 Ở Việt Nam ....................................................................................................................7
1.2 Các vấn đề liên quan đến đề tài ...................................................................................10
1.2.1 Một số khái niệm liên quan .......................................................................................10
1.2.2 Đặc trưng của PPDH tích cực ...................................................................................12
1.2.3 Những dấu hiệu của tính tích cực cá nhân trong học tập ..........................................14
1.2.4 Dạy học theo xu hướng tích cực hoá người học .......................................................15
vi
1.2.5 Đặc điểm của dạy học tích cực .................................................................................15
1.2.6 Giảng dạy theo phương pháp tích cực ......................................................................17
1.2.7 Bản chất của PPDH theo hướng tích cực hoá người học ..........................................17
1.2.8 Các biện pháp cụ thể để tích cực hoá dạy học ..........................................................18
1.2.9 Vai trò của giáo viên trong dạy học tích cực ............................................................20
1.2.10 Ưu, nhược điểm của PP tích cực hoá người học .....................................................20
1.2.11 Sự khác nhau giữa mô hình dạy học truyền thống và tích cực ...............................21
1.3 Một số phương pháp dạy học .......................................................................................22
1.3.1 Phương pháp đàm thoại.............................................................................................22
1.3.2 Phương pháp thuyết trình có minh hoạ .....................................................................24
1.3.3 Phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ .....................................................................25
1.3.4 Phương pháp dạy học trực quan ................................................................................27
1.3.5 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .....................................................................28
1.4 Một số kỹ thuật dạy học ...............................................................................................30
1.4.1 Kỹ thuật đặt câu hỏi ..................................................................................................30
1.4.2 Một số kỹ thuật dạy học ............................................................................................32
1.5 Phiếu dạy học ...............................................................................................................33
1.5.1 Khái niệm ..................................................................................................................33
1.5.2 Các loại phiều dạy học ..............................................................................................33
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................................36
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC HỌC PHẦN ĐCĐT
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM ĐÀ LẠT .......................................................37
2.1 Tổng quan về trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt ........................................................37
2.1.1 Lịch sử hinh thành .....................................................................................................37
2.1.2 Đội ngũ giảng viên ....................................................................................................38
2.1.3 Cơ sở vật chất ............................................................................................................38
2.2 Giới thiệu ngành Lý – KTCN và CNTBTH.................................................................38
2.2.1 Ngành Lý - KTCN ....................................................................................................38
2.2.2 Ngành CNTBTH .......................................................................................................39
2.3 Giới thiệu học phần Động cơ đốt trong........................................................................40
2.3.1 Mô tả vắn tắt nội dung ..............................................................................................40
vii
2.3.2 Mục tiêu học phần .....................................................................................................41
2.3.3 Đặc điểm học phần ....................................................................................................42
2.4 Đánh giá thực trạng dạy học ĐCĐT tại trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt ................43
2.4.1 Mục đích ....................................................................................................................43
2.4.2 Phạm vi và đối tượng khảo sát ..................................................................................43
2.4.3 Đánh giá kết quả khảo sát .........................................................................................43
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................................60
Chƣơng 3 CẢI TIẾN PPDH HỌC PHẦN ĐCĐT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
SƢ PHẠM ĐÀ LẠT .........................................................................................................62
3.1 Cải tiến học phần ĐCĐT theo hướng tích cực .............................................................62
3.1.1 Mục đích cải tiến .......................................................................................................62
3.1.2 Nội dung cải tiến .......................................................................................................62
3.1.3 Biên soạn kế hoạch dạy học học phần ĐCĐT theo hướng TCH ..............................66
3.2 Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả ..................................................................75
3.2.1 Mục đích ....................................................................................................................75
3.2.2 Đối tượng ..................................................................................................................76
3.2.3 Thời gian và địa điểm thực nghiệm .........................................................................76
3.2.4 Nội dung thực nghiệm ...............................................................................................76
3.2.5 Tổ chức thực nghiệm.................................................................................................76
3.2.6 Tiêu chí và PP đánh giá .............................................................................................78
3.2.7 Thu thập và xử lý số liệu ...........................................................................................79
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................89
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................91
DANG MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
viii
STT
Chữ viết tắt
Cụm từ tƣơng ứng
1
HS
Học sinh
2
GV
Giáo viên
3
SV
Sinh viên
4
PP
Phương pháp
5
PPDH
Phương pháp dạy học
6
NCKH
Nghiên cứu khoa học
7
CNTBTH
Công nghệ thiết bị trường học
8
KTCN
Kỹ thuật công nghiệp
9
SL
Số lượng
10
TL
Tỉ lệ
11
ĐC
Động cơ
12
ĐCĐT
Động cơ đốt trong
13
GQVĐ
Giải quyết vấn đề
14
TCH
Tích cực hoá
15
PT
Phương tiện
16
HT
Hệ thống
17
PTDH
Phương tiện dạy học
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 So sánh hai mô hình dạy và học .................................................................. 21
ix
Bảng 2.1 Đánh giá chung về kỹ năng SP của GV giảng dạy tại tổ Lý - KTCN ......... 44
Bảng 2.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy ĐCĐT ................... 44
Bảng 2.3 Khả năng GV có thể giảng dạy học phần ĐCĐT ........................................ 45
Bảng 2.4 Kết quả sử dụng PPDH hiện nay tại trường CĐSP Đà Lạt ......................... 46
Bảng 2.5 Đánh giá về việc dự giờ đồng nghiệp .......................................................... 47
Bảng 2.6 Kết quả sử dụng hình thức kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của SV ... 48
Bảng 2.7 Hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy ................... 48
Bảng 2.8 Kết quả nhận xét về trọng tâm của việc đổi mới PPDH .............................. 49
Bảng 2.9 Nhận xét về việc sử dụng các PPDH mới trong giảng dạy ......................... 50
Bảng 2.10 Mức độ ham thích học học phần ĐCĐT của SV ....................................... 52
Bảng 2.11 Lý do SV gặp khó khăn khi học học phần ĐCĐT ..................................... 52
Bảng 2.12 Nguồn tài liệu, giáo trình, sách tham khảo cho việc học ĐCĐT ............... 53
Bảng 2.13 GV sử dụng PPDH trong giảng dạy học phần ĐCĐT .............................. 54
Bảng 2.14 Độ khó của SV khi học ĐCĐT với chi tiết chưa nhìn thấy ....................... 55
Bảng 2.15 Phương tiện GV thường sử dụng trong giờ học ........................................ 55
Bảng 2.16 Mức độ mong muốn cải tiến PPDH học phần ĐCĐT ............................... 56
Bảng 2.17 Mức độ hứng thú của SV đối với PPDH học phần ĐCĐT ........................ 57
Bảng 2.18 Ý kiến của SV về việc làm việc theo nhóm nhỏ........................................ 58
Bảng 2.19 Mức độ cấp thiết cải tiến PPDH học phần ĐCĐT ..................................... 59
Bảng 3.1 Quy tắc biên soạn bài giảng ......................................................................... 66
Bảng 3.2 Đánh giá mức độ hiểu bài của SV trên lớp .................................................. 79
Bảng 3.3 Mức độ làm việc của SV khi sử dụng PPDH TCH và truyền thống ........... 79
Bảng 3.4 Nhận xét của SV sau khi học xong ĐCĐT theo PPDH tích cực ................. 80
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá bài giảng của GV dự giờ lớp thực nghiệm ...................... 81
Bảng 3.6 Kết quả đánh giá bài giảng của GV lớp đối chứng...................................... 82
Bảng 3.7 Điểm số kiểm tra lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .................................. 83
Bảng 3.8 Bảng tương quan và tần số kỳ vọng ............................................................ 84
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Đánh giá kỹ năng sư phạm của GV giảng dạy tại tổ Lý - KTCN ................ 44
Hình 2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy ĐCĐT .......................... 45
x
Hình 2.3 Đánh giá khả năng GV có thể giảng dạy học phần ĐCĐT .......................... 46
Hình 2.4 Kết quả sử dụng các PPDH hiện nay tại trường CĐSP Đà Lạt ................... 46
Hình 2.5 Đánh giá về việc dự giờ đồng nghiệp .......................................................... 47
Hình 2.6 Kết quả sử dụng hình thức kiểm tra để đánh giá kết quả của SV ................ 48
Hình 2.7 Hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy ................... 49
Hình 2.8 Kết quả nhận xét về trọng tâm của việc đổi mới PPDH .............................. 49
Hình 2.9 Nhận xét về việc sử dụng các PPDH mới trong giảng dạy .......................... 51
Hình 2.10 Mức độ ham thích học học phần ĐCĐT của SV ....................................... 52
Hình 2.11 Lý do SV gặp khó khăn khi học học phần ĐCĐT ..................................... 53
Hình 2.12 Nguồn tài liệu, giáo trình, sách tham khảo cho việc học ĐCĐT ............... 53
Hình 2.13 GV sử dụng PPDH trong giảng dạy học phần ĐCĐT ............................... 54
Hình 2.14 Độ khó của SV khi học ĐCĐT với chi tiết chưa nhìn thấy ....................... 55
Hình 2.15 Phương tiện GV thường sử dụng trong giờ học ......................................... 56
Hình 2.16 Mức độ mong muốn cải tiến PPDH học phần ĐCĐT................................ 57
Hình 2.17 Mức độ hứng thú của SV đối với PPDH học phần ĐCĐT ........................ 58
Hình 2.18 Ý kiến của SV về việc làm việc theo nhóm nhỏ ........................................ 59
Hình 2.19 Mức độ cấp thiết cải tiến PPDH học phần ĐCĐT ..................................... 60
Hình 3.1 Mức độ hiểu bài của SV ............................................................................... 79
Hình 3.2 Kết quả đánh giá của GV dự giờ ................................................................. 82
Hình 3.3 Biểu đồ kết quả kiểm tra .............................................................................. 83
xi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sự năng động và sáng
tạo của con người là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất
bại, sự phát triển nhanh hay chậm của xã hội. Để nước ta có thể hoà nhập với sự
phát triển chung của thế giới, sánh ngang với các cường quốc năm châu đòi hỏi
ngành Giáo dục và đào tạo phải có những đổi mới mạnh mẽ, nhanh chóng để đào
tạo ra những con người có đủ trình độ, năng lực sáng tạo, sự năng động, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm và có khả năng hội nhập để làm chủ đất nước trong
tương lai.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khoá VIII)
về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới đã yêu
cầu ngành giáo dục phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình
dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” [22]
Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số
711/QĐ - TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) ở mục V.3d
ghi rõ: “ Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự
học của người học”
Qua tìm hiểu và thực tế giảng dạy học phần Động cơ đốt trong ở trường Cao
đẳng sư phạm Đà Lạt, trong những năm qua việc giảng dạy học phần này đã đạt
được những kết quả nhất định, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao
của việc nâng cao chất lượng dạy học học phần Động cơ đốt trong theo đúng tính
chất của một môn học nghề. Nếu chỉ dạy lý thuyết suông với tranh ảnh thì không
gây được hứng thú học tập cho sinh viên, đồng thời những sinh viên yêu thích học
phần này cũng không có cơ hội tìm tòi, phát triển. Đồng thời, việc đổi mới phương
1
pháp trong dạy học nói chung cũng như đổi mới phương pháp dạy học học phần
Động cơ đốt trong nói riêng đã được thực hiện ở một số nơi nhưng vẫn chỉ mang
tính chất hình thức, chủ yếu trong các giờ thao giảng....
Ở nước ta đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu nhưng vấn đề cải tiến các
phương pháp dạy học tích cực trong việc giảng dạy một số kiến thức về động cơ
đốt trong thì hầu như chưa có đề tài nào đề cập đến. Vì vậy tôi chọn vấn đề: "Cải
tiến phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hoá ngƣời học cho học phần
Động cơ đốt trong tại trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Đà Lạt” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá việc sử dụng PPDH tích cực tại trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Đề xuất ci tiến PPDH theo hướng tích cực hoá người học cho học phần Động cơ đốt
trong tại trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt nhằm nâng cao chất lượng dạy học, hiệu
quả đào tạo, phát triển tư duy sáng tạo, tinh thần tự học, tự nghiên cứu của SV.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
-
Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích cực làm cơ
sở cho việc nghiên cứu đề tài.
-
Khảo sát và đánh giá thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học, hoạt
động dạy và học học phần Động cơ đốt trong tại trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
-
Đề xuất cải tiến phương pháp dạy học học phần Động cơ đốt trong theo
hướng tích cực hóa người học tại trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
-
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay việc giảng dạy học phần Động cơ đốt trong tại trường Cao đẳng Sư
phạm Đà Lạt, chưa phát huy được tính tích cực của SV, chưa tạo được hứng thú và
động cơ học tập cho người học. Do đó, nếu áp dụng các phương pháp dạy học theo
hướng như người nghiên cứu đề xuất thì sẽ phát huy tính tích cực, tự lực, tự giác,
tạo được hứng thú học tập ở người học. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học tại
trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
2
4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học học phần Động cơ
đốt trong
4.2 Khách thể nghiên cứu
Phương pháp dạy học nói chung, giảng viên, sinh viên, cơ sở vật chất,
chương trình, hoạt động dạy và học học phần Động cơ đốt trong.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên
quan đến đề tài.
Các sách, bài báo về Động cơ đốt trong, tài liệu sư phạm phục vụ cho đề tài.
Các công trình nghiên cứu, các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài (các
luận văn, các chuyên đề), làm cơ sở lý luận cho đề tài.
5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Chủ yếu là dự giờ, quan sát việc dạy của giảng viên
và việc học của sinh viên trong quá trình dạy học học phần Động cơ đốt trong.
- Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra bằng ankét với hệ thống câu hỏi, để
thăm dò ý kiến của sinh viên về dạy và học theo phương pháp mới.
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện: đàm thoại, trao đổi cùng với
giảng viên và sinh viên, nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học ở trường Cao đẳng Sư
phạm Đà Lạt.
- Phương pháp thực nghiệm: được tiến hành theo một quy trình xác định nhằm
so sánh 2 phương pháp: phương pháp truyền thống và PP dạy học tích cực
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các Giáo sư, tiến
sĩ giáo dục học về phương pháp dạy học tích cực, các nhà quản lý giáo dục…
3
- Phương pháp thống kê: nhằm xử lý và phân tích kết quả điều tra thực nghiệm
sư phạm
Ngoài những phương pháp trên chúng tôi còn trao đổi kinh nghiệm với các
thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp ở trong và ngoài trường.
6. Giới hạn đề tài
Toàn bộ chương trình học phần Động cơ đốt trong gồm 8 chương, nhưng
nhìn chung nội dung các chương đều có cấu trúc khá giống nhau, gồm khái niệm,
phân loại, nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý làm việc…Do đó, người nghiên cứu chỉ tiến
hành xây dựng cải tiến 4 chương theo hướng tích cực hoá người học, cụ thể như
sau:
Chương 2: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
Chương 4 : Cơ cấu phân phối khí
Chương 5: Hệ thống nhiên liệu
Chương 6: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát
7. Cấu trúc của luận văn
Phần A: MỞ ĐẦU
Phần B: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng của việc giảng dạy học phần Động cơ đốt trong tại trường
Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
Chương 3: Cải tiến phương pháp dạy học học phần Động cơ đốt trong tại trường
Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt theo hướng tích cực
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lịch sử nghiên cứu
1.1.1 Ở nƣớc ngoài
Phát huy tính tích cực không phải là vấn đề mới. Từ thời cổ đại các nhà sư
phạm tiền bối như Khổng Tử, Aristotkes,… đã từng nói đến tầm quan trọng to lớn
của việc phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên và đã nói lên nhiều biện
pháp phát huy tính tích cực nhận thức.
Quan điểm về giáo dục tích cực hình thành rất sớm ở Châu âu với các nhà giáo
dục tiên phong như : [9]
- Jean Jacquess Rousseau với tác phẩm giáo dục “Émile” xuất bản 1962.
- Johann Bernhard Basedow thiết lập trung tâm giáo dục thực nghiệm “ học
viện nhân văn xã hội” tại Đức năm 1774.
- Frieddrich Froebel thành lập vườn trẻ đầu tiên vào năm 1873
J.J.Rousseau (Jean Jacques Rousseau, 1712 - 1778) cũng cho rằng, phải
hướng học sinh tích cực tự dành lấy kiến thức bằng cách tìm hiểu, khám phá và
sáng tạo.
K.D.Usinxki (Konstantin Dmitrievich Ushinskij, 1824 - 1871) nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc giáo viên điều khiển, dẫn dắt HS tự chiếm lĩnh kiến thức,…
5
J.A.Komenxki (1592 -1670) đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng
lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách,… hãy tìm ra phương pháp cho phép
giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” .
Từ thế kỷ 20, quan điểm này được các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm
rộng rãi trong đất nước của họ:
Mỹ: Đầu thế kỷ 20, nước Mỹ đã diễn ra một phong trào cải cách giáo dục
rộng lớn. Tư tưởng định hướng quan trọng của cuộc cải cách này là chuyển từ dạy
học lấy người dạy làm trung tâm sang quan điểm dạy học lấy người học làm trung
tâm, nhằm phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học. Các tác giả của
quan điểm này là J. Deway, C. Roger, Skinner,… Dạy học lấy học sinh làm trung
tâm đề cao hứng thú cá nhân cũng như vai trò chủ động, tự lực của học sinh trong
toàn bộ quá trình học cũng như trong việc lựa chọn nội dung dạy học, nhằm khắc
phục kiểu dạy học áp đặt một chiều từ phía người dạy.
Châu Âu: Từ cuối những năm 1960, Châu Âu bắt đầu cải cách giáo dục
mới. Các tư tưởng dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của
học sinh được sử dụng rộng rãi và tiếp tục phát triển trên cơ sở những tri thức khoa
học giáo dục hiện đại với những mô hình và thuật ngữ khác nhau. Chẳng hạn, Đức
không dùng thuật ngữ dạy học lấy HS làm trung tâm mà sử dụng phổ biến thuật ngữ
dạy học định hướng HS (dạy học hướng vào học sinh) với chủ ý thể hiện mô hình
hiện đại về quan điểm dạy học này, đồng thời tránh tư tưởng cực đoan quá nhấn
mạnh vai trò “trung tâm” của HS trong quá trình dạy học.
Khi đề cập đến tích cực hóa người học thì không quên nhắc đến mô hình tích cực
hóa người học của Malone-Lapper (1987) và của Keller-Suzuki (1988). Theo
Malone - Lapper các yếu tố tích cực bên trong (tích cực đến từ người học, ví dụ như
sở thích cá nhân) mang lại nhiều lợi ích hơn là tích cực bên ngoài (do tác động của
bên ngoài như động viên, khen thưởng của thầy….). Malone và Lapper cho rằng có
4 yếu tố làm gia tăng tính tích cực bên trong: sự thử thách, sự tò mò, sự kiểm soát
và khả năng tưởng tượng. Chính vì thế ông đã đưa ra những đề nghị để làm tăng
tính tích cực nhận thức bên trong:
6
o Sử dụng các trò chơi.
o Sử dụng các hiệu ứng cảm giác để thu hút sự chú ý của người học và làm
cho quá trình nhận thức sâu hơn.
o Xây dựng các môi trường cho phép người học khám phá.
o Dành cho người học nhiều quyền kiểm soát.
o Luôn đặt ra các hoàn cảnh để thử thách người học.
o Khơi dậy tính tò mò của người học.
o Luôn động viên khích lệ người học.
Tương tự như vậy, Keller cũng đưa ra 4 thành phần tạo ra sự tích cực: Sự
chú ý (Attention), sự phù hợp (Relevance), sự tự tin (Confidence) và sự thỏa mãn
(Sastisfaction). Mô hình Keller còn được gọi là mô hình ARCS. Quan điểm chung
của Keller cho rằng một nhà thiết kế dạy học trong môi trường multimedia phải biết
các biện pháp tích cực hóa người học, biết tổ chức chiến lược dạy học và biết thiết
kế nội dung dạy học.
Roger Johnson và David Johnson cho rằng phần nhiều thời gian dạy học
dành cho các tương tác học sinh – giáo viên và học sinh – tài liệu, còn tương tác học
sinh – học sinh thì hầu như bị lờ đi. Trong một tình huống học hợp tác, sự tương tác
được đặc trưng bởi việc khẳng định sự phụ thuộc lẫn nhau về mục đích với trách
nhiệm cá nhân. Sự phụ thuộc về mục đích đòi hỏi sự chấp nhận của nhóm là họ sẽ
cùng bơi hoặc cùng chìm. Theo Roger và David Johnson, thông thường ngày nay
giáo viên cố tách học sinh khỏi các học sinh khác và cho họ làm việc độc lập, khi
liên tục dùng các câu như “đừng có nhìn vào bài người khác”, “tôi muốn thấy
những gì em làm chứ không phải của người bên cạnh”, hay “tự làm bài đi”. Một
nghịch lý là đại đa số các nghiên cứu so sánh sự tương tác học sinh – học sinh chỉ ra
rằng học sinh học hiệu quả hơn khi họ làm việc hợp tác.
Ngoài ra, Roger Johnson và David Johnson cho rằng, có một khác biệt giữa
“chủ trương học sinh làm việc trong một nhóm” và cấu trúc làm việc hợp tác với
một nhóm học sinh ngồi cùng bàn và làm việc của họ, nhưng tự do nói với những
học sinh khác khi làm việc, không được cấu trúc để là một nhóm hợp tác khi không
7
có sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau. Tương tự, một nhóm học sinh được phân công
làm một báo cáo mà chỉ có một học sinh quan tâm và làm tất cả công việc trong khi
những học sinh khác thì rong chơi cũng không phải là một nhóm hợp tác. Một nhóm
hợp tác có một ý thức về trách nhiệm cá nhân có nghĩa là tất cả học sinh cần nắm
vững kiến thức và cùng góp sức để nhóm thành công.
1.1.2 Ở Việt Nam
Nền giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng nho giáo. Sau
gần 1000 năm đô hộ của các triều đại Phong kiến Phương Bắc, nền giáo dục của
Việt Nam gần như bị đồng hóa. Học mang nặng tính chất thi cử, học thuộc lòng,
đọc chép ghi nhớ những gì thầy nói mà ít có quan điểm và suy nghĩ khác.
Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858 đã có những ảnh hưởng tư tưởng
giáo dục mới, các trào lưu Đông Du, Tây Du phát triển. Tuy nhiên nền giáo dục
nước nhà vẫn bị ảnh hưởng tư tưởng nho giáo, chương trình dạy học vẫn mang tính
“hàn lâm, kinh viện” còn được gọi là giáo dục “định hướng nội dung”. Đặc điểm cơ
bản của giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức
khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học.
Từ năm 1960 ngành giáo dục nước ta đã có khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo”. Các sách lý luận dạy học đã viết nhiều về ưu nhược
điểm của các phương pháp dùng lời, trực quan và thực hành. Phát huy tính tích cực
của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục được triển khai ở các
trường phổ thông từ năm 1980 nhưng vẫn chưa có sự chuyển biến là bao vẫn là
“thầy đọc trò ghi”.
Từ năm 2000 đến nay là giai đoạn mà nền giáo dục nước ta đang có những
chuyển biến sâu sắc về đổi mới phương pháp dạy học. Những đổi mới về các
phương pháp này đang được khuyến khích áp dụng tại các trường học như phương
pháp thuyết trình, trực quan, minh họa, thí nghiệm thực hành, thảo luận và đặt trọng
tâm vào học sinh, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về dạy học theo hướng tích cực hoá và trên
các sách báo, tạp chí, kỷ yếu có nhiều bài viết của những nhà giáo dục tên tuổi:
8