Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ứng dụng CNTT nhằm gây hứng thú cho trẻ 24 36 tháng khi nghe cô kể chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.92 KB, 13 trang )

Ứng dụng CNTT nhằm gây hứng thú
cho trẻ 24-36 tháng khi nghe cô kể chuyện
I.TóM TắT Đề TàI
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của nền văn minh, trí tuệ
với sự bùng nổ của công nghệ thông tin . Chúng ta phải làm gì để có thể thích
ứng được sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ ? Đó là nhiệm vụ
quan trọng của tất cả các ban , ngành trong cả nước nói chung và ngành giáo
dục và đào tạo nói riêng . Việc ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò vô
cùng to lớn , là công cụ đắc lực hỗ trợ đối với mỗi phương pháp dạy học và
quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Căn cứ vào quyết định số
2094/2011/QĐ-BGDDT, ngày 20 tháng 5 năm XXX đã chỉ đạo cho ngành
giáo dục mầm non trong năm học XXX, tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ . Trường NDT XXX cũng như
tất cả các trường mầm non khác trong toàn bậc học đang quan tâm đến việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục , trong đó có môn
làm quen tác phẩm văn học . Đây là một môn học có vai trò vô cùng to lớn
đối với việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ .
Trẻ em luôn khao khát nhận thức , khám phá thế giới hiện thực xung
quanh . Các em muốn biết tất cả , muốn thâu tóm tất cả lý do tồn tại của cuộc
sống vào khối óc bé nhỏ của mình . Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ với toàn
bộ sự phong phú, phức tạp của nó . Trong điều kiện đó ,những bài thơ , những
câu ca dao và đặc biệt là những câu chuyện kể của cô phần nào giúp trẻ giải
tỏa những thắc mắc trong lòng trẻ , nó vừa đáp ứng nhu cầu giải trí , vừa bồi
đắp tâm hồn , tình cảm, nâng cao nhận thức ,giúp trẻ cảm nhận những giá trị
nội dung nghệ thuật phong phú trong tác phẩm văn học ,khơi gợi ở trẻ sự rung
động ,hứng thú đối với thế giới xung quanh ,
Trước đây khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học , đặc biệt là tiết “
Kể chuyện cho trẻ nghe”giáo viên chỉ lấy những câu chuyện trong chương
trình , chuẩn bị đầy đủ cho tiết dạy ; Soạn bài , thuộc truyện, tranh truyện, hệ
thống câu hỏi, trò chơi, cố gắng vận dụng nghệ thuật giảng dạy khéo léo
nhằm lôi cuốn trẻ vào bài . tuy nhiên trẻ vẫn không mấy hứng thú . lúc đầu trẻ


còn tập trung nhưng càng về cuối tiết dạy trẻ càng lơ đãng , nhiều cháu còn
nói chuyện riêng . Trẻ ít tham gia phát biểu , chưa cảm thụ tác phẩm sâu sắc,
chất lượng dạy chưa cao, vốn hiểu biết của trẻ còn hạn chế.
Trẻ chưa mạnh dạn tự tin . Trước thực trạng như vậy tôi đã tìm tòi
nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp ƯDCNTT trong các tiết học kể chuyện
cho trẻ nghe nhằm cuốn hút sự chú ý của trẻ vào tiết dạy từ đầu đến cuối .
Tôi đã dùng phiếu điều tra nghiên cứu xem xét về nhận thức của giáo
viên về việc ƯDCNTT vào các tiết học kể chuyện cho trẻ nghe . Đa số giáo
viên đều nhận thức rằng việc ƯDCNTT vào các giờ kể chuyện cho trẻ nghe là
một việc làm hết sức cần thiết .
Giải pháp của tôi đưa ra là là sử dụng phần mềm Powerpoint để trình
chiếu và Windows Movie Maker để chỉnh âm thanh và điều chỉnh âm thanh,
Video Covers, Photoshop…để thay đổi hình thức lựa chọn những nội dung
phù hợp vào các tiết kể chuyện cho trẻ nghe thay vì sử dụng những tranh ảnh
tĩnh trên bộ tranh truyện và những lời kể khô khan của cô giáo .
Nghiên cứu được hỡnh thành trên 1 nhóm tác động lớp A1 Trường
mầm non XXX. Kết quả cho thấy tác động đó cú ảnh hưỏng rừ rệt đến kết quả
học tập của cỏc bộ. Nhúm thực nghiệm 90%số trẻ đạt được về ngụn ngữ.
Điều đó chứng minh rằng : chương trỡnh ứng dụng khoa học sư phạm đó cú
kết quả tốt.
II. Giới thiệu
Trẻ chưa thể tự đọc bằng mặt chữ một văn bản nghệ thuật ,cho nên trẻ
tiếp nhận các thể loại văn học nghệ thuật thông qua khâu trung gian là cô
giáo. Cô giáo là người thể hiện lại tác phẩm văn học đó qua ngôn ngữ , ánh
mắt, cử chỉ, điệu bộ khi kể chuyện cho trẻ nghe khiến trẻ có thể cảm nhận
bằng trực cảm . Qua đó sẽ gây được hứng thú ,tạo được tình huống, củng cố
những biểu tượng, khắc sâu được ấn tượng nghệ thuật cho trẻ làm tâm hồn trẻ
bay bổng và trong sáng hơn . Trẻ không chỉ ở trạng thái nghe một cách đơn
giản mà lắng nghe âm điệu của tiếng nói nghệ thuật , biết phân biệt đặc điểm
của nó . Từ đó trẻ nhận ra được tính cách , phẩm chất của từ ng nhân vật trong

từng câu chuyện. Trẻ biết tự đặt mình vào chỗ đứng, vào tình thế của người
khác, như hiểu được sự cực nhọc của người mẹ, nỗi vất vả của người cha, nỗi
cô đơn của bạn bè, sự bất hạnh nghèo khó của mọi mọi người , đó là yếu tố
đầu tiên quan trọng để trẻ biết chia sẻ, trải nghiệm và hòa đồng với cuộc
sống.
Những năm gần đây nhiều giáo viên cũng đã chú ý đến việc kể chuyện
cho trẻ nghe tuy nhiên các tiết học này mới mang tính chất đáp ứng đủ
chương trình mà chưa chú ý đến việc hình thành cảm thụ văn học cho trẻ.
Giáo viên thiếu sự nhạy cảm và linh hoạt trong việc sử dụng biện pháp, thủ
thuật khi kể chuyện cho trẻ nghe . Lời kể của cô cũng có diễn cảm nhưng
nhưng vẫn còn khô khan và chưa thể hiện được rõ nét tính cách của từng nhân
vật Điều này làm trẻ dễ nhàm chán ,cô chưa chú ý đến trẻ nên chưa kích
thích sự hứng thú của trẻ .
Hơn nữa , trên những sách tranh truyện hay bộ tranh truyện của nhà
xuất bản giáo dục chỉ là những tranh ảnh “tĩnh ” . Vì vậy khi cô giảng từ khó
trẻ không tưởng tượng được . Do vậy giờ học vẫn chưa đạt kết quả cao , sự
hứng thú của trẻ vẫn còn nhiều hạn chế .
Công nghệ tiên tiến của khoa học thông tin đã tạo ra những hình ảnh
sinh động, rực rỡ, ngộ nghĩnh, chuẩn về màu sắc . Đặc biệt lời thoaị nhân vật
được xử lý tinh tế làm cho âm thanh , giọng kể truyền cảm, lúc vang, lúc trầm
.Điều đó góp phần nâng cao chất lượng, công cụ, thiết bị dạy học trong nhà
trường,đac biệt đã có sự cuốn hút kỳ diệu đối với trẻ mầm non.
Trường mầm non XXX, hầu hết giáo viên đã biết sử dụng máy vi tính
để soạn giáo án và tham khảo bài trên Internet . Tuy nhiên số giáo viên biết sử
dụng phần mềm tin học như: Pworpoint, photoshop, Imtoo video converts,
Flash và Windows Movie Maker…thì rất ít . Hoặc có biết cũng chỉ ở mức độ
trình chiếu mà chưa biết cách khai thác các hình ảnh sinh động, hay chỉnh âm
thanh, lời thoại vào đoạn phim phục vụ cho bài dạy.
Để thay đổi hiện trạng trên , việc “ ƯDCNTT ”vào các tiết học kể
chuyện cho trẻ nghe để thay thế cho những tranh tĩnh và lời kể khô khan đồng

thời nó sẽ là sự khơi nguồn cảm hứng vô tận cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non.
1. Giải phỏp thay thế :
Trẻ ở lứa tuổi mầm non dù chưa tự mình đọc được một câu chuyện
song trẻ rất thích được nghe kể chuyện ,đọc thơ, xem hình ảnh…Theo năm
tháng, hứng thú của trẻ tăng dần, càng ngày trẻ càng hứng thú khám phá hơn.
Nhu cầu hiểu biết tiềm ẩn trong con người ở lứa tuổi này cũng là động lực
thúc đẩy khát vọng tìm hiểu thế giới xung quanh . Và kể chuyện cho trẻ
nghe , với cái thế giới thu nhỏ trong đó được thể hiện bằng việc sử dụng các
CNTT như: Pworpoint, photoshop, Imtoo video converts,Flash và Windows
Movie Maker nhằm miêu tả hành động của nhân vật, giọng nói các nhân vật
và cảnh trong truyện đa dạng ,hấp dẫn , đã trở thành người bạn, niềm vui,
niềm hạnh phúc của trẻ.
Vấn đề UDCNTT vào bài dạy đã có nhiều bài viết được trình bày trên
các trang west.
Ví dụ:
- Giáo viên mầm non phải biết sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học-
Hctv.com.vn.
Ưng dụng CNTT trong giảng dạy- Thư viện Violet .
- Ưng dụng công nghệ thông tin trong bậc học Mầm non –www.mamnon.com
- Ngoài ra còn có rất nhiều báo cáo kinh nghiệm ,đề tài nghiên cứu khoa học
của các cô giáo về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học
như:
ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học của Trần
Thị Tuyết Dung.
- Một số biện pháp ƯDCNTT để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với
TPVH của cô giáo Lê Thị Hải trường Mầm non Đại An.
Các tài liệu này đều bàn về việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy
học mà chưa đi sâu vào việc sử dụng phần mềm Pworpoint, Flash. Video
converts, photoshop và Windows Movie Maker…cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học .

Qua đây tôi muốn nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả
của đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng phần mềm
Pworpoint, Flash. Video converts, photoshop và Windows Movie Maker…
vào hoạt động kể chuyện cho trẻ. Với những hình ảnh sinh động, lời thoại
chân thực sẽ giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về tính cách, hành động của nhân vật,
trẻ được tri giác và khắc sâu kiến thức hơn . Giúp trẻ hứng thú hơn khi nghe
cô kể chuyện .
2 . Vấn đề nghiên cứu
Sử dụng phần mềm Pworpoint, Flash. Video converts, photoshop và
Windows Movie Maker… vào hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe gây được
sự hứng thú và nâng cao chất lượng học tập của trẻ hay không?
3. Giả thiết nghiờn cứu:
Ưng dụng phần mềm Pworpoint, Flash. Video converts, photoshop và
Windows Movie Maker vào các tiết dạy kể chuyện cho trẻ 24-36 tháng tuổi
nghe nhằm gây hứng thú cho trẻ .
III. PHƯƠNG PHÁP
1.Khỏch thể nghiờn cứu
Tôi lựa chọn trường mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà vỡ trường vừa
đạt chuẩn quốc gia , có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng
* Giỏo viờn :
Hai cụ giỏo dạy lớp 24-36 thỏng đều có trỡnh độ đạt chuẩn trong đó 1 cô có
trỡnh độ đại học, là giỏo viờn cú nhiều năm cụng tỏc, cú nhiều thành tớch
trong cụng tỏc giảng dạy, cú lũng nhiệt tỡnh yờu nghề mến trẻ và trỏch nhiệm
cao trong cụng tỏc.
1. Hoàng Thị Dung lớp A1 ( Nhúm thực nghiệm)
2. Lờ Thị Minh Hằng lớp A1 ( Nhúm đối chứng)
* Học sinh
Lớp Nhà trẻ là 2 nhúm được lựa chọn nghiên cứu có những đặc điểm
sau:

Bảng giới tớnh, sức khỏe, nhận thức của trẻ.
Tổng số Nam Nữ Sức khỏe Nhận thức
Lớp Nhà trẻ
21 10 11 90% 60%

- Về ý thức tham gia các hoạt động. Hầu hết các bé đều tích cực chủ động
tương đối tự tin và có tinh thần hoạt động tập thể tốt.
2. Thiết kế
Tôi lựa chọn thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động với
nhóm duy nhất, tôi chọn nhóm nghiờn cứu là toàn bộ trẻ lớp nhà trẻ gồm 21
trẻ. Tôi tiến hành dự giờ và đánh giá một số hoạt động của nhúm trước tác
động và sau tác động cú sự chờnh lệch.
Bảng thiết kế nghiờn cứu
Nhóm Kiểm tra
trước tác động
Tác động Kiểm tra
Sau tác động
Thực nghiệm 01 Dạy học theo biện
pháp hỗ trợ sử dụng
phần mềm Pworpoint,
Flash. Video converts,
photoshop và
Windows Movie
Maker…
03
Đối chứng 02 Dạy học không sử
dụng phần mềm
Pworpoint, Flash.
Video converts,
photoshop và

Windows Movie
Maker…
04
Kết quả này cho thấy sau tác động nhóm thực nghiệm số trẻ hứng thú
phỏt triển hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
3, Quỏ trỡnh nghiờn cứu
* Chuẩn bị của giỏo viờn
- Cô Lê Thị Minh Hằng dạy nhóm đối chứng : Thiết kế hoạt động không sử
dụng biện pháp thực nghiệm , quy trình thực hiện có sử dụng các biện pháp
khác như; Dùng rối tay, sa bàn, tranh ảnh đẻ hỗ trợ cho việc kể chuyện cho trẻ
nghe.
- Nhóm thực nghiệm do cô Hoàng Thị Dung nghiên cứu , lên kế hoạch có
sử dụng phần mềm Pworpoint, Flash. Video converts, photoshop và Windows
Movie Maker…để hỗ trợ vào các tiết học kể chuyện cho trẻ nghe .Ngoài ra tôi
sưu tầm truyện và thông tin trên website:
- Thư viện baigiangdientu violet
- XXX
4. Thực hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch năm học của nhà
trường, do Hiệu phó chuyên môn duyệt theo từng thỏng.
Thời gian thực nghiệm:
Tháng Hoạt động Chủ đề Tên bài dạy
Tháng11
Xem phim trên máy tính
-Đàm thoại với trẻ về nội
dung câu chuyện
Thế giới động vật Đôi bạn tốt
-Xem phim trên máy tính Thế giới động vật Cá con và tôm càng
Tháng12 - Đàm thoại với trẻ về nội
dung câu chuyện

Tháng 1
-Xem phim trên máy tính
-Dạy trẻ tập kể lại chuyện
Thế giới thực vật Thỏ con ăn gì?
Tháng 2
Xem phim trên máy tính
- Dạy trẻ tập kể lại chuyện Thế giới thực vật Quả thị
5. Đo lường
- Bài kiểm tra trước tác động là bài là bài tập khảo sát giai đoạn 1, do
giáo viên đứng lớp đánh giá
- Bài tập kiểm tra sau tác động là bài sau khi thực hiện xong mỗi câu
chuyện ở mỗi chủ đề khác nhau do 2 giáo viên phụ trách lớp tham gia thiết kế
.( Xem ở phần phụ luc).
* Tiến hành kiểm tra và đánh giá :
Sau khi thực hiện các hoạt động tác động tôi tiến hành kiểm tra theo kế
hoạch và chấm. điểm ( ND kiểm tra ở phần phụ luc).
IV. Phõn tớch dữ liệu và bàn luận kết quả
1. Phõn tớch dữ liệu
Bảng So sánh điểm trung bình của bài kiểm tra 2 nhóm sau tác
động .
Thực nghiệm Đối chứng
Điểm trung bình 8,0 7,0
Độ lệch chuẩn 0,84 0,97
Giá trị của p của T- test 0,0011
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,19
Nhìn từ bảng 2 ta thấy rằng kết quả 2 nhóm thực nghiệm là tương
đương . Sau khi tác động sư phạm kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm
cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng có nghĩa là sau khi tác động
điểm trung bình bằng T- test cho thấy kết quả p= 0,0011 <, 0,05)cho thấy sự
chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa . Tức

là điểm TB của nhóm thực nghiêm cao hơn điểm TB của nhóm đối chứng là
không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn
SMD = (8,0-7,0)/ 0,84 =1,19
Theo bảng cohel, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD= 1,19>1
Căn cứ kết quả trên tôi rút ra nhận xét : Việc sử dụng Pworpoint, Flash. Video
converts, photoshop và Windows Movie Maker…để hỗ trợ vào các tiết học kể
chuyện cho trẻ có tác dụng rất lớn đến điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm
Giả thuyết của đề tài : “ƯDCNTT vào kể chuyện cho trẻ 24-36 tháng
tuổi nhằm gây hứng thú cho trẻ ’’ đã được kiểm chứng
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
2 . Bàn luận
Qua phân tích ,đánh giá và đối chiếu kết quả thực nghiệm ta nhận thấy :
Khi đưa ra một số biện pháp ƯDCNTT vào kể chuyện cho trẻ nghe
chúng tôi đã thu được kết quả rất khả quan và như vậy biện pháp mới đưa ra
là rất phù hợp với trẻ . Về phía trẻ tỏ ra rất thích thú khi nghe cô kể chuyện
.Tham gia trả lời các câu hỏi đàm thoại về nội dung câu chuyện rất sôi nổi
,hào hứng . Quá trình giải quyết các tình huống nhanh nhẹn, thông minh hơn,
tư duy của trẻ phát triển tốt hơn ,Trẻ luôn hứng thú trong giờ học. Khả năng
chú ý, ghi nhớ của trẻ tăng lên rõ rệt. Sau mỗi lần nghe cô kể chuyện trẻ tỏ ra
rất hồ hởi,phấn khởi và luôn luôn ngóng đợi đến giờ kể chuyện lần sau . Một
lần nữa chúng ta khẳng định rằng : Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm
cao hơn kết quả của nhóm đối chứng không phải là ngẫu nhiên mà do kết quả
tác động .
* Hạn chế : Việc ứng dụng phần mềm Pworpoint, Flash. Video converts,
photoshop và Windows Movie Maker…vào các giờ kể chuyện cho trẻ nghe
nhằm gây hứng thú cho trẻ là rất cần thiết . Tuy nhiên để đạt được kết quả cao
hơn nữa thì giáo viên phải chịu khó nghiên cứu , tìm tòi, sưu tầm, khai thác

các hình ảnh, âm thanh…phần mềm hỗ trợ cho bài dạy trên mạng Internet,
ngoài ra giáo viên phải biết thiết kế và có trình độ về thông tin.
IV. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận:
Qua công tác nghiển cứu, thiết kế và sử dụng phần mềm Pworpoint,
Flash. Video converts, photoshop và Windows Movie Maker…vào các giờ kể
chuyện cho trẻ nghe để thay thế những hình ảnh tĩnh,âm thanh lời kể trong
các câu chuyện đã thay thế cho lời kể khô khan của cô giáo đã nâng cao được
kết quả nhận thức cho trẻ . Tôi nhận thấy rằng trẻ rất thích truyện, rất thích
được nghe kể lại chuyện và có khả năng cảm thụ văn học rõ rệt.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần khuyến khích trẻ tham gia trả lời các
câu hỏi , kích thích lòng nhiệt tình ở trẻ, không gò ép, bắt buộc trẻ .
- Cô cần lôi cuốn được nhiều trẻ tham gia trả lời các câu hỏi đàm thoại
2. Khuyến nghị :
- Việc kể chuyện cho trẻ nghe có vai trò rất quan trọng trong đơì sống
và tinh thần của trẻ nhỏ . Thực tế hiện nay việc kể chuyện cho trẻ nghe ở các
trường mầm non, giáo viên chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về kế hoạch, đồ dùng
dạy học và đặc biệt là chưa triêt để ứng dụng các phần mềm Pworpoint,
Flash. Video converts, photoshop và Windows Movie Maker…vào các giờcác
giờ học để gây hứng thú cho trẻ. Do đó chúng tôi thấy hoạt động này là cần
thiết phải được giáo viên chú trọng áp dụng.
- Với ban giám hiệu nhà trường nên tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ
sở vật chất, tài liệu tham khảo cũng như thời gian để giáo viên có điều kiện tốt
nhất chuẩn bị bài lên lớp .
- Phân công giáo viên dạy cố định một độ tuổi từ 2-3 năm
- Ban giám hiệu cần bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng các phần
mềm CNTT vào việc chăm sóc giáo dục trẻ .
Để các tiết kể chuyện cho trẻ nghe có hiệu quả , Đề tài đã đưa ra một
số biện pháp .Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề thiếu sót mong được sự đóng
góp của các cấp lãnh đạo, của bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện

và đạt hiệu quả hơn.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Sách phương pháp tổ choc hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học – Nhà xuất bản giáo dục (tháng 8-2008)
2. Đổi mới hình thức tổ choc các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp
chủ đề- Nhà xuất bản giáo dục
3 Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ mẫu giáo – Nhà xuất bản đại học sư
phạm (2007)
4. Văn học thiếu nhi và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non- NXB ĐHSP Hà
Nội ( 2003)
5 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên ứng dụng phần mềm Windows Movie Maker
của sở giáo dục Hải Phòng.
1. Thư viện bài giảng dientubachkim.com
2. Thư viện violet
V. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
1. Phụ lục 1:
* Kể cho trẻ nghe câu chuyện:Thỏ con ăn gì?
I . Mục đích yêu cầu :
*Kiến thức :
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện .
- Hiểu nội dung, nhớ tên truyện và các nhân vật trong truyện .
*Kỹ năng :
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đạt và trả lời các câu hỏi của
cô.
- Rèn luyện sự chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ .
* Thái độ :
- Đem đến cho trẻ bài học về tình cảm bạn bè .
- Tích cực tham gia vào các hoạt động .
II. Chuẩn bị :
- Phim “ Thỏ con ăn gì” trên Movie Maker.

- Bài giảng điện tử : Kể chuyện cho trẻ nghe “ Thỏ con ăn gì?” trên
Powerpoint.
- Phai âm thanh( lời thoại )trên Movie Maker.
III . Tổ chức hoạt động:
*vận động theo nhạc: trời nắng trời mưa.
- Các con vừa chơi TC gì?
- chú thỏ ăn gì?
- Cô giới thiệu truyện: thỏ con ăn gì.
1. HĐ1: Kể chuyện cho trẻ nghe:
- Cô kể lần 1 bằng lời diễn cảm kết hợp với cử chỉ , điệu bộ .
+ Tên câu chuyện?
+ trong truyện có ai?
- TC: con thỏ.
- Cô kể lần 2: trẻ xem phim trên máy tính ( Trên tệp định dạng Windows
Movie Maker).
* Đàm thoại:
+ thỏ con đi đâu?
+ thỏ gặp ai?
+ gà trống mời thỏ ăn gì? thỏ con có ăn không?
Kiểm tra bằng cách cho trẻ xem đoạn phim trong truyện ( đã được chèn âm
thanh và xử lý âm thanh trên Windows Movie Maker và trình chiếu trên
slide1).
+ ai mời thỏ ăn cá?vì sao thỏ không ăn?
Kiểm tra bằng cách cho trẻ xem đoạn phim trên slide 2
+ bạn thỏ còn gặp ai?
+ bạn dê mời thỏ ăn gì? thỏ ăn gì?
Kiểm tra bằng cách cho trẻ xem đoạn phim trên slide 3
- Giáo dục trẻ yêu thương giúp đỡ bạn bè.
3. HĐ3:rèn ngôn ngữ cho trẻ:
- Đi tìm thức ăn cho thỏ.

- Cô dẫn dắt trẻ theo nội dung câu chuyện, khuyến khích trẻ nhắc lại 1 số câu
thoại ngắn .
+ Tên truyện?
- múa hát bài: “trời nắng trời mưa”
2. Phụ lục 2:
- Mẫu phiếu điều tra
Trường………………………………
Lớp…………………………………
Họ và tên giáo viên………………………………………………
Để giúp trẻ hứng thú khi nghe cô kể chuyện ,xin chị vui lòng trả lời các câu
hỏi sau:
1-Theo chị truyện kể đối với trẻ mẫu giáo có quan trọng tới việc phát triển
toàn diện nhân cách của trẻ không?
- Quan trọng
- Không quan trọng
- Rất quan trọng
2- Chị thấy trong các giờ kể chuyện cho trẻ nghe, trẻ có hứng thú từ đầu đến
cuối giờ khộng?
- Có
- Không
-Vì sao?
3- Chị đã chuẩn bị những gì khi thực hiện giờ học này ?
4 Chị đã sử dụng phương pháp, biện pháp gì khi tổ chức tiết học này?
- Phương pháp ứng dụng phần mềm CNTT
- Phương pháp trực quan
-Phương pháp đàm thoại, trao đổi
- Tất cả các phương pháp trên
5- Trong khi tổ chức tiết học chị đã gặp những khó khăn và thuận lợi gì?
3. Phụ lục 3:
Đề và đáp án kiểm trta sau tác động:

Họ và tên trẻ………………………. Lớp ……….
Đề 1: Bé hãy lắng nghe đoạn trích sau “ cám ơn bạn! Nhưng tôi không ăn
được đâu” ?
+ Bé cho biết câu nói đó của ai ? ( 3đ)
+ Trong câu chuyện nào? ( 3đ)
+ Câu chuyện “Thỏ con ăn gì” muốn nhắc nhở chúng ta điều gì ?( 4đ)
Đề 2:
+ Kể tên các nhân vật trong câu chuyện “ thỏ con ăn gì?”?(3đ)
+ Cháu thích nhất nhân vật nào trong truyện? ( 3đ)
+ Tại sao? ( 4đ)
3.Phụ lục 3.
STT HỌ VÀ TấN Điểm KT TTĐ Điểm KT STĐ
1 Vũ Quỳnh Anh 5 7
2 Nguyễn Minh Hằng 6 8
3 Nguyễn Thảo My 6 8
4 Nguyễn Thu Hiền 7 9
5 Nguyễn Trung Kiờn 8 9
6 Trần Minh Hiếu 7 9
7 Nguyễn Quang Minh 6 8
8 Nguyễn Nhất Bảo 6 7
9 Đỗ Tuấn Đạt 7 8
10 Vi Lờ Huyền Du 5 6
11 Hoàng Ánh Ngọc 7 8
12 Nguyễn Khánh Phương Như 6 8
13 Lờ Khỏnh Hải An 8 9
14 Bựi Trỳc Anh 7 8
15 Hoàng Cụng Chiến 6 8
16 Trắng Thựy Trang 5 7
17 Nguyễn Vũ Hoàng Thắng 8 9
18 Hoàng Anh Khoa 7 8

19 Vũ Thành Long 7 9
20 Phạm Minh Hiếu 6 8
21 Hoàng Mai Chi 6 7


MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
II. GIỚI THIỆU
1. Giải phỏp thay thế
2. Vấn đề nghiên cứu
3. Giả thiết nghiờn cứu
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khỏch thể nghiờn cứu
2. Thiết kờ
3. Qỳa trỡnh nghiờn cứu
4. Thực hành dạy thực nghiệm
5. Đo lường
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phõn tớch dữ liệu
2. Bàn luận kết quả
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
V. PHỤ LỤC

×