Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC V À Đ ÀO T ẠO
TRƯỜNG ĐẠ I HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘ I
-------------------

NGƠ VĂN TUẦN

PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM 1945-1986
(Nhìn từ phương diện chức năng)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC V À Đ ÀO T ẠO
TRƯỜNG ĐẠ I HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘ I
-------------------

NGƠ VĂN TUẦN

PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM 1945-1986
(Nhìn từ phương diện chức năng)

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số:

62.22.01.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS.TS Trần Đình Sử

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên
cứu này không trùng với bất cứ cơng trình nào đã được cơng bố trước đó.
Tơi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 2 năm 2015
Tác giả luận án

Ngô Văn Tuần


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ và đóng góp của luận án ..................................................................... 5
5. Bố cục của luận án .............................................................................................. 6
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................ 7
1.1. Hướng tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án ................................................. 7
1.2. Tình hình nghiên cứu về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 .. 8
1.3. Những vấn đề đặt ra ....................................................................................... 24
Chương 2. CHỨC NĂNG PHÊ BÌNH NHƯ MỘT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.. 26
2.1. Khái lược về phê bình văn học ....................................................................... 26
2.1.1. Khái niệm phê bình văn học ................................................................ 26

2.1.2. Đối tượng và phạm vi của phê bình văn học ........................................ 28
2.1.3. Tính chất của phê bình văn học ........................................................... 30
2.1.4. Phương pháp phê bình văn học............................................................ 33
2.2. Chức năng của phê bình văn học .................................................................... 35
2.2.1. Chức năng nhận thức........................................................................... 36
2.2.2. Chức năng diễn giải tác phẩm văn học ................................................ 37
2.2.3. Chức năng quy phạm hoá và xác lập kinh điển của văn học ................. 38
2.2.4. Chức năng xác lập trường phái ............................................................ 41
2.2.5. Chức năng tự ý thức ............................................................................ 42
2.3. Chức năng phê bình văn học theo quan điểm lãnh đạo của Đảng giai đoạn
1945-1986 ............................................................................................................ 44
2.3.1. Bối cảnh xã hội, lịch sử của phê bình văn học 1945-1986.................... 44
2.3.2. Quan niệm về chức năng của phê bình văn học trong đường lối văn nghệ
của Đảng giai đoạn 1945-1986.............................................................................. 45
Chương 3. PHÊ BÌNH VĂN HỌC TRONG CHỨC NĂNG XÂY DỰNG NỀN
VĂN HỌC CÁCH MẠNG.................................................................................. 52
3.1. Chức năng xây dựng nền văn học cách mạng ................................................. 52
3.1.1. Các quan điểm chỉ đạo ........................................................................ 52
3.1.2. Mơ hình của nền văn học mới - văn học cách mạng............................. 55
3.1.3. Nhiệm vụ của nền phê bình văn học cách mạng .................................. 56


3.2. Phê bình văn học thực hiện chức năng khẳng định các giá trị của nền văn học
cách mạng............................................................................................................. 58
3.2.1. Từng bước khẳng định nền văn học cách mạng ................................... 58
3.2.2. Khẳng định đội ngũ văn học ................................................................ 84
3.3. Chức năng xây dựng các kinh điển mới .......................................................... 89
3.3.1. Về vấn đề tiêu chí xây dựng các kinh điển trong văn học .................... 89
3.3.2. Tác gia kinh điển được tôn vinh .......................................................... 92
3.4. Phê bình tự ý thức về nền văn học và về chính phê bình ............................... 101

Chương 4. PHÊ BÌNH VĂN HỌC TRONG CHỨC NĂNG ĐẤU TRANH
TƯ TƯỞNG............................................................................................ 107
4.1. Chức năng đấu tranh tư tưởng của phê bình văn học .................................... 107
4.1.1. Các quan điểm chỉ đạo ...................................................................... 107
4.1.2. Phạm vi đấu tranh tư tưởng ............................................................... 109
4.2. Phê bình đấu tranh chống các tư tưởng, các trào lưu văn học phi Marxist ..... 110
4.3. Phê bình phê phán những hiện tượng văn học được coi là không phù hợp với
đường lối văn nghệ của Đảng.............................................................................. 113
4.3.1. Giai đoạn 1945-1954 ......................................................................... 113
4.3.2. Giai đoạn 1955-1964 ......................................................................... 119
4.3.3. Giai đoạn 1965-1975 ......................................................................... 122
4.4. Một số trường hợp tiêu biểu của đấu tranh tư tưởng trong phê bình văn học . 124
4.4.1. Trường hợp Phá vây của Phù Thăng – cuốn truyện được coi là thể hiện
“tư tưởng hồ bình chủ nghĩa” ............................................................................ 124
4.4.2. Trường hợp Những người thợ mỏ của Võ Huy Tâm – cuốn truyện bị
xem là “thiếu tính Đảng” .................................................................................... 128
4.4.3. Trường hợp Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan – cuốn truyện bị xem
là “nặng yếu tố tự nhiên chủ nghĩa” .................................................................... 133
4.4.4. Trường hợp tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân – cuốn truyện bị coi
là “xuyên tạc sự thật của chế độ ta” ..................................................................... 137
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 147
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 152
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 162


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công khai sinh ra nước

Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Cùng với sự kiện lịch sử ấy, một nền văn học mới ra đời và phát triển trong
hoàn cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhân dân Việt Nam vừa tiến hành hai
cuộc trường chinh để giải phóng dân tộc, vừa xây dựng đất nước theo con đường xã
hội chủ nghĩa. Văn hoá văn nghệ, theo đó, cũng được xem là một mặt trận, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực vào công cuộc chiến đấu và xây dựng ấy.
Giai đoạn văn học từ năm 1945 đến trước thời kì đổi mới (1986) là một giai
đoạn lớn trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỉ XX. Nó là đối tượng quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu, từ lịch sử văn học đến từng lĩnh vực như văn xuôi, thơ
ca, nghiên cứu lí luận, phê bình văn học.
1.2. Phê bình văn học là một bộ phận không thể tách rời của đời sống văn học
hiện đại nói chung, đặc biệt là của giai đoạn diễn ra những biến đổi to lớn của xã
hội như giai đoạn 1945-1986. Phê bình văn học giai đoạn này có một địa vị quan
trọng, vừa đóng vai trò là nhân tố tác động, tổ chức quá trình văn học từ 1945 đến
trước thời kì đổi mới, lại vừa là sự tự ý thức của quá trình văn học ấy. Bởi vậy, để
nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan, toàn diện giai đoạn văn học 19451986, khơng thể khơng tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động phê bình văn học giai
đoạn này.
1.3. Những nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 cho đến
nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Song, riêng về phê bình văn học giai đoạn
này mới chỉ được đề cập lẻ tẻ, chưa có hệ thống trong một số bài báo hoặc trong
một vài mục ở một số cơng trình nghiên cứu cả giai đoạn văn học. Nhìn tổng thể,
phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống hoặc nếu có thì đều đặt chung trong cơng trình lí luận phê bình văn
học mà chủ yếu thiên về nghiên cứu lí luận.
1.4. Phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 có nhiều sự kiện, gắn liền với các
cuộc đấu tranh tư tưởng, với những cuộc tranh luận về quan điểm sáng tác, về cuộc


2
đấu tranh chống tư tưởng xét lại, những cuộc phê bình sơi nổi, quyết liệt xung

quanh những tác phẩm bị coi là thiếu tính đảng hay những tác phẩm được xem là có
tư tưởng lệch lạc, đồi truỵ,… Trong nghiên cứu văn học, các vấn đề trên đây của
phê bình văn học giai đoạn này chưa được quan tâm đầy đủ, nhiều nhà nghiên cứu
thậm chí cịn e ngại, né tránh không muốn đề cập trở lại các vấn đề phức tạp này.
Tuy nhiên, ngày nay, khi thời gian đã lùi xa gần 30 năm, nền văn học nước nhà
cũng đã chuyển qua một giai đoạn khác thì nhu cầu nhìn nhận, đánh giá lại chặng
đường đã qua để thúc đẩy nền văn học tự vượt lên chính mình, bước vào một chặng
đường mới là một đòi hỏi cần thiết. Hoàn cảnh mới tạo cơ hội cho ta khả năng nhìn
lại những giai đoạn, những hiện tượng văn học trước đây bằng những nhận thức
mới. Với ý nghĩa đó, chúng tơi đặt vấn đề tìm hiểu phê bình văn học giai đoạn
1945-1986, trong đó đặt trọng tâm nghiên cứu vào vấn đề chức năng của phê bình
văn học.
1.5. Trong những năm gần đây, hoạt động phê bình văn học khá trầm lắng và
tản mạn, chất lượng nhiều bài phê bình còn hạn chế. Điều này đã được chỉ rõ trong
Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục
xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới: “Hoạt động phê bình
văn học, nghệ thuật có biểu hiện tụt hậu so với yêu cầu, thực hiện chưa tốt chức
năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với sáng tác. Chất lượng khoa học và
tính chun nghiệp của phê bình bị xem nhẹ; xuất hiện lối phê bình cảm tính, thiếu
một hệ thống tiêu chí tin cậy để đánh giá tác giả và tác phẩm, văn hố phê bình bị
hạ thấp…”. Trong hồn cảnh đó, việc nghiên cứu tổng kết những vấn đề phê bình
văn học của các giai đoạn trước có thể giúp ích cho việc thúc đẩy hoạt động của phê
bình văn học hiện nay.
Về mặt thực tiễn, trong các khoa Văn học ở các trường Đại học, các bài giảng
về lịch sử văn học Việt Nam thường chỉ lướt qua vài nét về tình hình phê bình văn
học ở mỗi giai đoạn để tập trung trọng tâm vào tình hình sáng tác, các tác giả và tác
phẩm tiêu biểu cho mỗi giai đoạn văn học ấy. Cơng trình này trước hết có thể giúp
ích cho việc nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến trước



3
thời kì đổi mới (1986), đồng thời là một phần quan trọng trong việc nghiên cứu và
biên soạn lịch sử phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tài liệu này cũng có thể
hữu ích và cần thiết cho việc học tập chuyên đề Phê bình văn học Việt Nam hiện đại
trong các khoa Văn ở các trường Đại học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Luận án chọn phạm vi nghiên cứu là hoạt động phê bình văn học Việt
Nam giai đoạn 1945-1986 khu vực do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, khơng
xét đến phê bình thuộc khu vực văn học vùng địch tạm chiếm (1945-1954) và sau
này là phê bình văn học miền Nam thời kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
2.2. Dù phê bình gắn với lí luận như một thực thể khó tách rời nhưng trong
luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực phê bình văn học với
phạm vi là những bài phê bình, những cơng trình phê bình những tác phẩm văn
học cụ thể mà không đi vào những vấn đề lí luận dù có liên quan. Đối tượng nghiên
cứu trọng tâm của luận án là vấn đề chức năng của phê bình trong giai đoạn văn
học 1945-1986.
2.3. Phê bình văn học gắn với báo chí, do đó mà phạm vi bao qt của nó rất
rộng. Với mục đích nghiên cứu của luận án, chúng tôi không chủ trương tập hợp
đầy đủ những bài báo này mà chỉ chú trọng đến những vụ việc lớn, những cuộc phê
bình gây được tiếng vang, để làm căn cứ triển khai các nội dung của luận án. Bởi
các hiện tượng ấy thể hiện rõ nhất, tập trung nhất cho hoạt động chức năng của một
nền phê bình văn học.
2.4. Phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 luôn được nhắc đến với một nét
đặc thù: đó là một nền phê bình đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phê bình văn học
được xem là một công cụ để thực hiện đường lối văn nghệ, thực hiện chức năng văn
nghệ của Đảng. Từ nét đặc thù này, chúng tôi lựa chọn hai trọng điểm nghiên cứu
của luận án, đó là:
- Phê bình văn học trong chức năng xây dựng nền văn học cách mạng
- Phê bình văn học trong chức năng đấu tranh tư tưởng
Hai mặt xây và chống này gắn bó mật thiết với nhau. Nó nói lên tính chất phê

bình văn học trong một giai đoạn của văn học Việt Nam.


4
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đề tài nghiên cứu của luận án vừa có tính chất lịch sử văn học vừa có
tính chất lí luận văn học. Theo đó, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986
khơng chỉ thuần tuý được mô tả lại bằng các sự kiện, bằng những quan điểm phê
bình vốn có của thời đại ấy mà cịn phải được đánh giá, nhìn nhận bằng những quan
điểm của thời đại hơm nay. Với tính chất này, luận án sử dụng những quan điểm lí
luận của thời đại ấy, thể hiện qua các ý kiến chỉ đạo đương thời, đồng thời vận dụng
quan điểm của thời đổi mới để nhìn nhận, đánh giá lại một chặng đường phê bình
văn học trước đổi mới.
3.2. Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 hình thành và phát triển
gắn liền với những biến cố của lịch sử dân tộc. Đối tượng nghiên cứu là hiện tượng
văn học trong quá khứ, vì vậy khi nghiên cứu khơng thể khơng có quan điểm lịch
sử. Tìm hiểu phê bình văn học giai đoạn này, chúng tơi ln chú trọng đặt nó trong
bối cảnh lịch sử chính trị xã hội đương thời, nhận thức đối tượng, xét đối tượng
trong quá trình hình thành và phát triển, trong những mối liên hệ với các điều kiện
xã hội, lịch sử, văn hoá cụ thể. Vận dụng phương pháp lịch sử cụ thể, chúng tôi xem
xét các vấn đề của phê bình văn học giai đoạn này trong từng thời điểm ra đời, gắn
với các sự kiện cũng như ý nghĩa xã hội lịch sử nóng hổi của nó. Đồng thời, quan
điểm lịch sử cũng cho phép chúng ta nhìn nhận đối tượng trong xu thế vận động,
phát triển và đổi mới của nền lí luận, phê bình văn học nước nhà nói chung để có
thể cho phép đánh giá một cách khách quan, công bằng những đóng góp và hạn chế
của nó đối với sự phát triển của lịch sử văn học dân tộc.
3.3. Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 là một chỉnh thể gồm
nhiều phương diện, nhiều yếu tố có mối liên hệ phức tạp. Hệ thống hoá các yếu tố
cấu thành nên đối tượng nghiên cứu cũng như xem xét đối tượng nghiên cứu trong
mối quan hệ với các yếu tố khác của nền văn học đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc

vận dụng phương pháp hệ thống.
3.4. Phê bình văn học là một phương diện của tiếp nhận văn học. Q trình
tiếp nhận các hiện tượng văn học nói chung (trong đó có các sáng tác và cả những


5
tác phẩm phê bình) có sự thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, vấn đề đối sánh
quan niệm của người đọc đương thời và của những giai đoạn sau này đối với các tác
phẩm văn học và các tác phẩm phê bình của giai đoạn văn học 1945-1986 là một
việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa đối với những kết luận của luận án. Với phương
pháp so sánh, chúng ta có dịp kiểm nghiệm các quan niệm về phê bình văn học giai
đoạn đó qua thực tiễn để từ đó thấy được đâu là những giá trị vững bền, đâu là vết
chân trên cát của lịch sử.
3.5. Để làm sáng tỏ các luận điểm đề ra trong luận án, chúng tơi cịn sử dụng
phương pháp nghiên cứu trường hợp. Theo đó, chúng tơi tiến hành lựa chọn phân
tích một số trường hợp phê bình cụ thể, thể hiện nổi bật những nét đặc trưng và
chứa đựng những đặc điểm mang tính tổng qt của phê bình văn học giai đoạn
này. Những trường hợp mà chúng tôi lựa chọn đóng vai trị như là những hiện
tượng tiêu biểu, qua đó thể hiện tập trung nhất những tính chất chủ đạo của chức
năng phê bình văn học giai đoạn mà chúng tôi nghiên cứu.
3.6. Nghiên cứu đề tài này, cũng không thể không sử dụng các phương pháp
thống kê, thu thập tài liệu, tư liệu. Ngồi ra chúng tơi còn sử dụng một số phương
pháp bổ trợ khác như phân tích, tổng hợp,…
4. Nhiệm vụ và đóng góp của luận án
Luận án đặt vấn đề nghiên cứu chức năng của một nền phê bình văn học cụ
thể, trong đó nội dung trọng tâm là phân tích các chức năng cơ bản của nền phê
bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 (khu vực do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo). Từ đó đưa ra những nhận xét về đặc điểm lịch sử của nền phê bình
văn học giai đoạn này. Những đóng góp cụ thể mà luận án hướng tới là:
- Nhận diện phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 từ phương diện

chức năng của phê bình.
- Mơ tả và đánh giá vai trị của phê bình văn học trong việc đấu tranh và xây
dựng nền văn học cách mạng Việt Nam.
- Tường thuật lại những sự kiện phê bình văn học lớn, đánh giá ưu điểm,
nhược điểm của nó đối với văn học đương thời.


6
- Những ý kiến mới, những đánh giá lại của những nhà nghiên cứu sau này về
những hiện tượng phê bình trong quá khứ.
- Bổ sung vào việc nghiên cứu toàn diện văn học giai đoạn 1945-1986, một
giai đoạn lớn trong tiến trình văn học dân tộc thế kỉ XX.
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các cơng trình khoa học đã cơng
bố của tác giả luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm
4 chương:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu của luận án
Chương 2. Chức năng phê bình như một vấn đề nghiên cứu
Chương 3. Phê bình văn học trong chức năng xây dựng nền văn học cách mạng
Chương 4. Phê bình văn học trong chức năng đấu tranh tư tưởng


7
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1. Hướng tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986, khu
vực do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, khơng xét đến phê bình thuộc khu vực
văn học vùng địch tạm chiếm và sau này là phê bình văn học miền Nam thời kì
kháng chiến chống Mĩ.

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986 là giai đoạn hình thành và phát triển nền
văn học cách mạng Việt Nam; xây dựng lí luận, phê bình văn học dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phê bình văn học cùng với lí luận văn học trở thành vũ
khí chiến đấu đắc lực của Đảng nhằm chống lại văn học phi vô sản, khẳng định, xây
dựng nền văn học cách mạng, xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới,
đem văn học cách mạng đến với đông đảo quần chúng nhân dân.
Phê bình văn học trong một giai đoạn lịch sử cụ thể thường được tiếp cận
theo các hướng: hoặc là, a) Nghiên cứu lịch sử phê bình; b) Nghiên cứu lí luận phê
bình, phương pháp phê bình; c) Nghiên cứu chức năng của phê bình.
Với hướng nghiên cứu lịch sử phê bình, các nhà nghiên cứu tiến hành mơ tả
tiến trình, phân chia các giai đoạn, giới thiệu đội ngũ tác giả, các tác phẩm phê bình
tiêu biểu, đánh giá giá trị của các hiện tượng phê bình.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu lí luận phê bình, phương pháp phê bình
chia các hiện tượng phê bình thành các trường phái, tìm hiểu vấn đề phong cách,
phương pháp phê bình của từng tác giả hay nhóm tác giả.
Nghiên cứu chức năng của phê bình trong một giai đoạn văn học cụ thể là
hướng nghiên cứu của luận án. Theo đó, đề tài của chúng tơi tập trung tìm hiểu vấn
đề chức năng của phê bình văn học trong quan niệm chỉ đạo và trong hoạt động
thực tiễn. Nghiên cứu việc thực hiện chức năng của phê bình theo quan điểm chỉ
đạo của Đảng nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nền văn học cách mạng là hướng
nghiên cứu mới. Nó gắn với đặc trưng của hoạt động phê bình, từ đó làm nổi bật
đặc điểm của hoạt động phê bình, giúp ta hình dung vai trị tác động, nhân tố tổ
chức tiến trình văn học của phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986.


8
1.2. Tình hình nghiên cứu về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn
1945-1986
Hoạt động phê bình văn học Việt Nam từ 1945 đến 1986 diễn ra với nhiều
hình thức phong phú từ phê bình trên báo chí đến phê bình trong các hội nghị, diễn

đàn,… Hoạt động phê bình đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống văn học, của
chính phê bình và cả những vấn đề về tư tưởng. Thế nên, khối lượng tài liệu phê
bình của giai đoạn văn học này là hết sức lớn, đa dạng mà phần nhiều nằm rải rác
trên các báo chí ở trung ương và địa phương.
Về công tác sưu tầm tư liệu, đáng chú ý nhất phải kể đến bộ sách Văn học
Việt Nam thế kỷ XX, Quyển V, Lí luận - phê bình 1945-1975 của nhóm tác giả
Nguyễn Ngọc Thiện (Chủ biên), Nguyễn Đăng Điệp, Tôn Thảo Miên, Hà Cơng
Tài, Nguyễn Thị Kiều Anh, Trần Hồi Anh, Cao Kim Lan. Bộ sách do Nhà xuất
bản Văn học ấn hành năm 2008 gồm 6 tập với gần 7000 trang in khổ lớn, tuyển
chọn các tác phẩm lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học tiêu biểu của hàng trăm
tác giả xuất hiện trong ba mươi năm từ năm 1945 đến năm 1975. Đây là cơng trình
sưu tầm, tuyển chọn cơng phu, giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu lí luận,
phê bình văn học, tất nhiên có cả tác giả của cuốn luận án này.
Về nghiên cứu những vấn đề cụ thể, cho đến nay đã có một số cơng trình đề
cập và giải quyết một số khía cạnh liên quan gần gũi đến vấn đề phê bình văn học
Việt Nam trong giai đoạn 1945-1986. Dưới đây, chúng tôi sẽ điểm lại những cơng
trình đã bàn về những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. Sự phân loại và trình
bày các cơng trình nghiên cứu theo mỗi nhóm như dưới đây chắc chắn có tính chất
tương đối, bởi một cơng trình có thể lúc ở khu vực này, lúc khác lại sang khu vực
khác. Chúng tôi cố gắng trình bày theo trật tự thời gian xuất hiện của các cơng
trình đồng thời ít nhiều có sự khu biệt theo các nhóm để tiện cho việc hình dung
vấn đề nghiên cứu của các cơng trình này. Từ đó, chúng tơi cũng muốn làm rõ hơn
ý nghĩa của đề tài nghiên cứu mà chúng tơi lựa chọn.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn
1945-1986 trong các sách có tính chất văn học sử
Những cơng trình mà chúng tơi lược thuật trong phần này nhìn chung đều là


9
những cơng trình nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam theo các giai đoạn. Phần viết

về phê bình văn học trong các cơng trình này về cơ bản có thể gọi là “điểm danh”
để đảm bảo có đủ các thành phần cơ bản của một giai đoạn văn học cụ thể. Do u
cầu của một cơng trình văn học sử, phải xét một giai đoạn văn học trong mọi biểu
hiện của nó, thành thử ở đây phê bình văn học không được đề cập đến nhiều hoặc
chủ yếu là những nhận xét có tính chất khái qt chung, khơng tách bạch, khơng có
điều kiện đi sâu vào các phương diện, lĩnh vực cụ thể của phê bình văn học.
Một trong những cuốn sách viết về lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau
1945 xuất hiện khá sớm là cuốn Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp 19451954 của nhóm tác giả Phong Lê (Chủ biên), Vũ Tuấn Anh, Vũ Đức Phúc, Phạm
Xuân Nguyên in năm 1986. Trong cuốn sách này, ngoài các phần Mở đầu, Kết luận
và Phụ lục, cịn có bốn phần: Lí luận phê bình văn học, Văn xi, Thơ ca, Các thể
loại sân khấu. Dù được kết cấu thành một chương, nhưng có lẽ do mục đích và yêu
cầu chung của cuốn sách nên chương Lí luận phê bình văn học mới chỉ phác thảo
những nét lớn trên những đường hướng cơ bản của mười năm lí luận phê bình văn
học kháng chiến chống Pháp. Diện mạo lí luận phê bình văn học được các tác giả
dựng lại qua hai chặng đường. Chặng một, từ Cách mạng tháng Tám đến ngày toàn
quốc kháng chiến 19-12-1946. Chặng hai, lí luận văn học trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp 1946-1954. Ở mỗi chặng, các tác giả đặc biệt quan tâm tổng kết các nhiệm
vụ của lí luận, phê bình văn học. Theo đó, dù có những nhiệm vụ riêng, khác nhau
nhưng ở cả hai chặng đường, lí luận phê bình nhất qn ở mục tiêu “góp phần xây
dựng nền văn học mới, nền văn học độc lập của chế độ dân chủ nhân dân” [65; tr.22].
Theo chúng tôi, các khái quát của tác giả trong chương sách khá sơ lược, thiên
nhiều về tổng kết lí luận, gần như chưa nêu được những nét đặc trưng của cơng tác
phê bình văn học trong giai đoạn văn học này. Hơn nữa việc chia lí luận, phê bình
thành hai chặng như trên cũng chưa có căn cứ xác đáng và thuyết phục.
Trong khi đó, ở một góc nhìn khác, trong sách Văn học Việt Nam (19451954), Mã Giang Lân lại chú trọng đưa ra những tổng kết, đánh giá về các đóng góp
của lí luận, phê bình văn học vào công cuộc xây dựng nền văn nghệ mới trong giai
đoạn “nhận đường” lần thứ nhất. Tác giả viết: “Cơng tác lí luận phê bình thực sự có


10

tác dụng định hướng cho sáng tác (…). Nhìn chung cơng tác lí luận, phê bình,
nghiên cứu văn học trong thời kỳ kháng chiến đã đạt được một số kết quả: các
khuynh hướng tư tưởng phản động, tư sản trong văn nghệ ngày một bị đẩy lùi. Tư
tưởng văn nghệ của Đảng ngày một mở rộng trở thành sức sống của nền văn nghệ
mới. Và từ những kết quả chuyển biến về lập trường, tư tưởng, tình cảm của văn
nghệ sĩ, văn học kháng chiến đã thu được một số thành tích tốt đẹp” [62; tr.23-24].
Dù đã khái quát một cách khá chính xác về tình hình chung của lí luận, phê bình
văn học giai đoạn này nhưng cuốn sách thiên về tổng kết lí luận, chưa đi sâu vào
các hiện tượng, các sự kiện và tác phẩm phê bình văn học cụ thể.
Một cơng trình khác cũng ra đời trong khoảng thời gian này và bao quát một
giai đoạn lịch sử văn học dài hơi hơn, đó là cuốn Văn học Việt Nam 1945-1975
của Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Nguyễn Trác, Trần Hữu Tá in năm 1988.
Cuốn sách bước đầu đưa ra những nhận định về tính chất, vai trị của lí luận, phê
bình trong nền văn học mới và q trình phát triển của nó từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Mục “Quá trình phát triển của lí luận, phê bình văn học” trong
sách này trình bày một vài điểm khái quát về tình hình phê bình theo mỗi giai
đoạn văn học. Sau khi điểm qua đội ngũ tác giả, những vấn đề của phê bình, thành
tựu phê bình của từng giai đoạn, cuốn sách đi đến kết luận: “Nhìn chung khơng
thể phủ nhận được thành tựu đáng kể của lí luận, phê bình mấy chục năm qua. Nó
đã góp phần đấu tranh có hiệu quả bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của mĩ học
Mác-Lênin và đường lối văn nghệ của Đảng. Nó đã nhiệt tình và nghiêm khắc phê
phán những rơi rớt tiểu tư sản ở những cây bút ra đời trước cách mạng, đã đấu
tranh quyết liệt chống những luận điệu của bọn Nhân văn – Giai phẩm. Nó đã kịp
thời cổ vũ, biểu dương những thành tựu của nền văn học mới, phát huy tác dụng
của nó đối với nhân dân” [81; tr.195].
Về nhược điểm của lí luận, phê bình văn học giai đoạn này, các tác giả khẳng
định: “Trước hết, tính chiến đấu chưa cao, chưa thật nhạy cảm về chính trị, đề xuất
chưa kịp thời và giải quyết chưa thấu đáo những vấn đề tư tưởng nảy sinh trong đời
sống văn học nhất là khi cách mạng chuyển giai đoạn hay gặp khó khăn” [81; tr.196].
Thêm nữa, lí luận phê bình văn học giai đoạn này cũng “chưa khổ công nghiên cứu,



11
nhiều bài viết q dễ dãi, ý kiến khơng có trọng lượng, một số lỗi điểm sách đại
khái. Một số sách vở khối lượng đồ sộ, tên gọi to tát, nhưng nội dung pha loãng, ý
tứ văn chương trùng lặp, cẩu thả, mắc cả những lỗi về cú pháp và từ ngữ thơng
thường. Ngồi ra lí luận, phê bình cịn nghèo nàn về bút pháp, về phong cách, về thể
tài” [81; tr.198].
Trong cơng trình này, các tác giả cũng đã có cơng giới thiệu khái qt
những văn kiện quan trọng của Đảng về văn hoá, văn nghệ và những tác phẩm
phê bình đặc sắc, như: Tiếng thơ của Xuân Diệu, Nói chuyện thơ kháng chiến
của Hồi Thanh.
Kế thừa những tư tưởng đã được thể hiện trong cuốn sách trên, 20 năm sau,
năm 2007, khi biên soạn cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, các tác giả Nguyễn
Đăng Mạnh và Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên) đã bổ sung thêm những nhận
định mới góp phần đánh giá chính xác hơn về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn
1945-1975. Các tác giả khẳng định: “Phê bình văn học xét về số lượng, thành tựu
khơng nhỏ, nhưng chất lượng nói chung chưa cao. Có giá trị hơn cả là một số cơng
trình thiên về bình văn, giảng văn hoặc phân tích, miêu tả phong cách nghệ thuật
của nhà văn một cách tinh tế, tài hoa” [82; tr.64]. Tác giả cũng cho rằng do nhận
thức ấu trĩ, do những quan niệm hời hợt và sự vận dụng máy móc phương pháp
hiện thực xã hội chủ nghĩa nên giới phê bình cũng đã làm “ảnh hưởng không nhỏ
tới sự phát huy cá tính sáng tạo và phong cách riêng của nhà văn”. Về phê bình
văn học giai đoạn từ sau năm 1975, theo các tác giả: “nhiều tiêu chí đánh giá tác
phẩm đã được bổ sung. Khuynh hướng xã hội học dung tục không tồn tại một cách
ngang nhiên nữa… Hệ thống các khái niệm được vận dụng trong nghiên cứu phê
bình đã có sự điều chỉnh… Nhiều khái niệm mới được giới thiệu và ngày càng
được sử dụng rộng rãi, tạo cho nghiên cứu, phê bình một ngơn ngữ phong phú và
hiện đại hơn” [82; tr.68].
Dưới góc độ của người nghiên cứu lịch sử văn học, các nhận định trên đây

mới chỉ dừng lại ở mức khái quát chung. Phê bình văn học giai đoạn này chỉ được
xem là một thành tố nằm trong một đối tượng nghiên cứu chung lớn hơn. Các sự
kiện tiêu biểu và quan trọng của phê bình văn học giai đoạn này đều chưa được


12
khảo sát và dẫn ra làm minh chứng. Có lẽ cũng vì cảm nhận được sự khơng đầy đủ
này mà năm 2012, nhóm nghiên cứu do tác giả Nguyễn Văn Long chủ biên đã cơng
bố một chun luận có chất lượng, đặt trọng tâm đối tượng nghiên cứu là phê bình
văn học. Cuốn sách này chúng tơi sẽ giới thiệu kĩ hơn ở các nhóm tiếp theo.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 19451986 trong các cơng trình nghiên cứu lí luận phê bình hoặc phương pháp phê bình
Những cơng trình mà chúng tơi sắp xếp vào nhóm này rất đa dạng, bao gồm
những bài báo lẻ, các chuyên luận, luận án, trong đó gần gũi và có giá trị hơn cả với
vấn đề nghiên cứu của luận án là những bài viết có tính chất tổng kết cơng tác lí
luận, phê bình văn học theo mỗi giai đoạn. Những bài viết này, thông thường là
những bài tham luận tại các hội nghị, hội thảo tổng kết các giai đoạn văn học. Dung
lượng của các bài viết thường khơng đủ lớn để có thể đề cập chi tiết đến những hiện
tượng phê bình cụ thể nhưng ở một số khía cạnh nhất định nó đảm bảo được tiêu chí
khái qt chung. Các bài viết bổ khuyết cho nhau và góp phần đáng kể vào việc tìm
hiểu những khía cạnh đa dạng, phức tạp của phê bình văn học giai đoạn 1945-1986.
Năm 1960, nhà nghiên cứu Nam Mộc đăng bài viết Vài nét về cơng tác lí
luận, phê bình văn học của chúng ta mười năm qua trên tạp chí Nghiên cứu văn
học. Trong bài viết này, tác giả đã có những nhận định rất đúng về tình hình lí luận
phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954. Ông cho rằng trong quá trình giải
quyết vấn đề quan hệ giữa văn học và cách mạng, giữa văn học và quần chúng, giữa
văn học và đời sống thực tế, vấn đề cách mạng hoá, tư tưởng hoá quần chúng hoá
sinh hoạt là vấn đề trung tâm… Trên thực tế, giai đoạn từ khi Cách mạng tháng
Tám thành cơng đến năm 1954, phê bình về cơ bản thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền, phổ biến đường lối văn hố, văn nghệ của Đảng. Phê bình giai đoạn này
chưa chú trọng và cũng chưa có điều kiện tập trung nhiều vào phê bình tác phẩm.

Các hội nghị văn nghệ và nhất là các cuộc tranh luận sôi nổi được tổ chức ở nhiều
nơi, nhìn chung đều nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến lập trường, tư
tưởng, giải quyết những khúc mắc, những trăn trở về thế giới quan, về phương pháp
sáng tác của hàng loạt nhà văn vốn trước đó thuộc tầng lớp tiểu tư sản, sáng tác tự
do theo nhiều khuynh hướng khác nhau.


13
Cũng trong năm 1960, trên tạp chí Nghiên cứu văn học cịn có hai bài viết rất
đáng chú ý: bài Mười lăm năm văn học Việt Nam dưới chế độ dân chủ cộng hoà của
Hồ Tuấn Niêm và Vài nét về văn học cách mạng trong mười lăm năm qua của Lưu
Quý Kỳ. Trong hai bài viết này, các tác giả đã nhìn lại hoạt động văn học và cơng
tác lí luận phê bình văn học giai đoạn 1945-1960. Điểm chung trong những bài viết
này là ở chỗ từ thực tiễn đời sống văn học mười lăm năm sau Cách mạng tháng
Tám, các tác giả đánh giá những thành tựu và thiếu sót của cơng tác lí luận, phê
bình, trong đó, trọng tâm chú ý vẫn là lí luận phê bình văn học 1945-1954. Nhận
định một cách khái quát, hai tác giả đều thống nhất cho rằng công tác nghiên cứu, lí
luận, phê bình trong kháng chiến nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
của phong trào sáng tác văn học.
Tiếp tục những cơng trình nghiên cứu lí luận, phê bình văn học giai đoạn
1945-1954 cịn có thể kể đến luận án Tiến sĩ Ngữ văn Đời sống và sự vận động của
lí luận, phê bình văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 của Nguyễn
Khắc Hoá. Trong cơng trình này, tác giả so sánh: “Khác với giai đoạn trước, lí luận
phê bình văn học 1945-1954, nhìn chung vận động dưới sự chi phối mạnh mẽ và
xuyên suốt của ý thức văn nghệ mác xít. Lí luận phê bình văn học hoạt động theo
những định hướng trực tiếp của Đảng, mà cụ thể là những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh thông qua những bức thư, những ý kiến
phát biểu và nhất là Đại hội văn hoá văn nghệ 1943 (tác giả Nguyễn Khắc Hoá ghi
nhầm: “Đề cương văn hoá 1943”, khơng phải “Đại hội văn hố văn nghệ 1943”) và
Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam (1948)” [48; tr.191-192].

Năm 1965, một trong những cuốn chuyên luận có ảnh hưởng khá lớn đến đời
sống phê bình văn học giai đoạn này ra đời, đó là cuốn Mấy vấn đề lí luận và phê
bình văn học của Hồng Chương. Cuốn sách tập hợp một số bài tiểu luận và phê bình
của tác giả viết từ năm 1957 đến năm 1963, trong đó các bài viết: Một nền văn học
phục vụ nhân dân và Nhiệm vụ của văn nghệ trong giai đoạn mới có điểm qua một
số sự kiện phê bình văn học, qua đó cũng nêu ra những nhiệm vụ cho phê bình
trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở nước ta. Trong bài: Nâng cao chất
lượng phê bình văn học (tham luận tại Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 2,


14
tháng 1-1963), Hồng Chương đánh giá: “Trong những năm qua, cơng tác phê bình
cũng đã biểu dương tương đối kịp thời các tác phẩm tốt. Nó đã giới thiệu các tác
phẩm tương đối đạt về mặt nội dung tư tưởng cũng như về mặt nghệ thuật với bạn
đọc, làm cho nhiều người tìm đọc các tác phẩm đó. Việc biểu dương các tác phẩm tốt
đã có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích đối với sự sáng tạo nghệ thuật” [19; tr.104].
Cũng trong bài viết, tác giả chỉ ra những nhược điểm của phê bình văn học giai đoạn
này như: thái độ nể nang, e dè, gượng nhẹ xuê xoa trong phê bình; nhiều bài phê bình
chỉ tóm tắt những nội dung tác phẩm mà khơng nêu được vấn đề gì,… Khẳng định
phê bình đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng nền văn học mới, tác giả đề
xuất muốn nâng cao chất lượng phê bình văn học cần xây dựng được một đội ngũ phê
bình chuyên nghiệp, nhà phê bình cần đi vào đời sống của quần chúng nhân dân để
nâng cao những hiểu biết về thực tế cuộc sống, tránh được những bài phê bình nhạt
nhẽo, có khi sai lầm.
Nhìn chung các bài viết của Hồng Chương thường theo sát các chủ trương,
chính sách, những chỉ đạo của Đảng về cơng tác văn nghệ. Các bài viết có xu hướng
tổng kết, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ văn nghệ của giới phê bình. Những
cơng trình này tương đối gần gũi với vấn đề nghiên cứu của luận án.
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam (1945-1975), tập 1, in năm 1979, ngoài các
chuyên mục tổng kết thành tựu của văn xuôi, thơ ca cách mạng, khái quát những

chặng đường phát triển của sân khấu cách mạng, các tác giả Phan Cự Đệ và Hà
Minh Đức cũng dành hẳn một chun mục để viết về lí luận, phê bình văn học với
tiêu đề: Về một nền lí luận, phê bình nghiên cứu văn học theo quan điểm mác xít ba
mươi năm qua 1945-1975. Trong chuyên mục này, các tác giả trình bày quan điểm
của Đảng về vai trị, chức năng và nhiệm vụ của lí luận, phê bình văn học, thuyết
minh về phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa trong phê bình văn học, sơ lược
trình bày những thành tựu của lí luận, phê bình, nghiên cứu qua các thời kì đấu
tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hoá đồng thời cũng điểm qua một số vấn đề liên
quan đến sự trưởng thành và những đóng góp của đội ngũ lí luận, phê bình và
nghiên cứu trong sự nghiệp văn học nói chung của dân tộc. Nhìn chung bài viết
bám sát các quan điểm của Đảng về đường lối văn nghệ, trong đó đặc biệt nhấn


15
mạnh: Lí luận phê bình là một vũ khí đấu tranh tư tưởng, một vũ khí sắc bén để
bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng, bảo vệ sự trong sáng của mĩ học Marx-Lenin.
Các tác giả khẳng định lí luận, phê bình văn học “phải giữ vững vai trị hướng
dẫn cho sáng tác đi đúng đường lối văn nghệ của Đảng, phải góp phần vào việc
chỉ đạo cụ thể cho sáng tác và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng tư
tưởng và nghệ thuật của tác phẩm, nâng cao nhận thức và trình độ thẩm mĩ của
quần chúng” [28; tr.236]. Và để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, nhà phê bình, lí
luận “khơng phải chỉ có năng lực cảm thụ thẩm mĩ một cách tinh tế là đủ mà
trước hết phải có trình độ chính trị vững vàng, có khả năng phát hiện nhạy bén
những tác phẩm tốt, những tài năng mới, những vấn đề tồn tại trong sáng tác văn
học, phải có tính chiến đấu cao,…” [28; tr.245].
Cùng với việc chú trọng tính chiến đấu của phê bình văn học, các tác giả
cũng ra sức bảo vệ phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa trong phê bình văn học
đồng thời phủ nhận những phương pháp phê bình văn học khác. Phần trình bày về
các thành tựu lí luận phê bình cũng như sự phát triển của đội ngũ tác giả mới chỉ
chủ yếu dừng lại ở mức kể tên, sự phân tích nếu có cũng chưa được rõ ràng.

Cuốn Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam
hiện đại (1930-1954) của Vũ Đức Phúc nghiên cứu những vấn đề lí luận, phê bình
văn học đặt ra trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ và sau Cách mạng tháng
Tám theo một hướng tiếp cận khác. Đối tượng quan tâm nghiên cứu của Vũ Đức
Phúc là những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1954.
Có thể hình dung những đóng góp và hạn chế của cơng trình này qua nhận xét của
Hà Minh Đức trong bài viết Mấy suy nghĩ nhân đọc cuốn Bàn về những cuộc đấu
tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930-1954) của Vũ Đức
Phúc, Văn học số 2-1973: “Tác giả tập sách đã đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều cuộc
đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ suốt thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ (…).
Phần II của cuốn sách được viết công phu hơn, tư liệu phong phú và bản thân tác
giả cũng có nhiều đóng góp, suy nghĩ” [37; tr.128].
Cũng theo Hà Minh Đức: “Đây là một cơng trình nghiên cứu nghiêm túc,
công phu, khá phong phú về tư liệu và đề cập được nhiều vấn đề bổ ích trong văn


16
học Việt Nam thời kỳ hiện đại”. Song Vũ Đức Phúc “vẫn có lúc rơi vào chủ quan và
quá đáng với một số nhận định đơn giản và kết luận vội vã trước các hiện tượng văn
học tinh vi, phức tạp” [37; tr.131].
Nhận xét của Hà Minh Đức là có cơ sở bởi trong cơng trình này, khi bàn về
một số sáng tác của Văn Cao (Chiếc xe xác đi qua phường dạ lạc, Trương Chi), của
Nguyễn Huy Tưởng (Vết cũ, Một phút yếu đuối), Vũ Đức Phúc đã khá gay gắt khi
cho rằng đấy là những “tác phẩm lãng mạn khơng tốt”, “truyện ngắn, kịch ngắn lệch
lạc ít nhiều về tư tưởng”. Khó có sức thuyết phục khi ơng kết luận: “Điều đáng chú ý
là chính vì một số nhà văn không theo đường lối văn học của Đảng cho nên viết dở,
chứ không phải do đường lối văn học của Đảng cản trở sự sáng tác” [114; tr.173].
Cũng đánh giá về cuốn sách của Vũ Đức Phúc, nhà nghiên cứu Phong Lê
trong Vẫn chuyện văn và người nhận định: “Cuốn sách có dụng ý điểm lại lịch sử
những cuộc xung đột ý kiến trong đời sống văn học, lịch sử lí luận và bút chiến giữa

các trào lưu. Đó là một đề tài lịch sử thú vị, tất nhiên mọi vấn đề cho đến nay vẫn
còn đang mở (…). Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng – đó là khuynh hướng ưu
thế của một người ưa chiến đấu như Vũ Đức Phúc, với tố chất chính trị dường như
có sẵn trong con người ơng” [66; tr.262].
Dù khơng đặt ra và giải quyết được những vấn đề cụ thể của phê bình văn
học giai đoạn này nhưng chuyên luận của Vũ Đức Phúc vẫn là một cơng trình khoa
học có giá trị, nhiều tài liệu phong phú, phân tích cụ thể, hùng hồn, có ý nghĩa trong
việc nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam giai đoạn này. Nó có thể được xem là
cơng trình tiêu biểu thuyết minh cho quan niệm của Đảng về vai trò, chức năng và
nhiệm vụ của lí luận, phê bình văn học – một thứ vũ khí đấu tranh tư tưởng, một vũ
khí sắc bén để bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng. Tuy nhiên, “sự thiếu hiểu biết
về đặc trưng văn học và bệnh suy diễn cực đoan đã làm cho khơng ít những nhận
xét của ơng rơi vào xã hội học dung tục” [29; tr.750].
Trong khoảng thời gian từ năm 1984 đến năm 1986, một số cơng trình có tính
chất tổng kết các vấn đề lớn của giai đoạn 40 năm văn học (1945-1985) ra đời.
Trong số này, đáng chú ý là cuốn Về lí luận và phê bình văn học, nghệ thuật do Nhà
xuất bản Sự thật ấn hành năm 1984. Cuốn sách tập hợp những bài viết của các tác


17
giả Hoàng Tùng, Hà Xuân Trường, những người trực tiếp theo dõi và chỉ đạo phong
trào văn hoá, văn nghệ và của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà lí luận và phê bình văn
học, sân khấu, điện ảnh,… Trong cuốn sách, các bài viết của Hà Minh Đức, Phan
Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh đã trình bày nhiều vấn đề lí luận và phê bình phong phú,
có ý nghĩa thời sự trong hoạt động văn học nghệ thuật. Bên cạnh việc khẳng định
những thành tựu đã đạt được của công tác lí luận, phê bình văn học, các bài viết chú
trọng chỉ ra những mặt non yếu của hoạt động này như “tính chiến đấu của cơng tác
lí luận và phê bình văn nghệ chưa cao. Hoạt động này cịn thiếu sắc sảo và nhạy
cảm để đặt ra và giải quyết những vấn đề của phong trào văn nghệ, đặc biệt là trong
những bước chuyển của xã hội và trước những đổi thay của thị hiếu thẩm mĩ của

quần chúng” [104; tr.3].
Hai bài viết của các tác giả Hà Minh Đức (Phê bình và trách nhiệm) và
Nguyễn Văn Hạnh (Cơng tác lí luận, phê bình trong hoạt động văn học, nghệ thuật)
trong sách này đã trình bày một cách khá thống nhất quan niệm về chức năng của
phê bình văn học và bước đầu nêu lên những ý kiến gần gũi với vấn đề mà chúng
tôi sẽ đặt ra và giải quyết trong luận án. Tác giả Hà Minh Đức nhận định: “Bên cạnh
chức năng bảo vệ đường lối văn nghệ cách mạng và phê phán các khuynh hướng
lệch lạc trong văn học, phê bình văn học phải thực sự góp phần vào nhiệm vụ phát
triển của văn học. Phê bình văn học phải nhạy cảm trong khả năng dự đoán những
xu thế mới tích cực trong văn học” [104; tr.73]. Tuy nhiên, về cơ bản, các bài viết
chỉ mới tổng kết vấn đề chức năng của phê bình văn học nhìn từ phía trách nhiệm
của người làm cơng tác phê bình. Trong khi đó, hoạt động phê bình văn học thực thi
các nhiệm vụ chính của nó trong mỗi giai đoạn văn học và ở mỗi hiện tượng phê
bình cụ thể như thế nào thì gần như chưa được đề cập tới.
Một cơng trình khác cũng rất đáng chú ý là cuốn 40 năm văn học do Hội Nhà
văn Việt Nam kết hợp với Nhà xuất bản Tác phẩm mới cho ra mắt công chúng bạn
đọc năm 1986. Cuốn sách là một cơng trình tập thể gồm những bài viết của các nhà
nghiên cứu và các nhà văn, nhìn lại con đường và những thành tựu lớn của nền văn
học cách mạng Việt Nam bốn mươi năm (1945-1985). Cũng như một số cơng
trình có tính chất tổng kết, khái qt nhằm nêu ra quy luật vận động, phát triển


18
của văn học giai đoạn này, cuốn sách gồm các bài viết tổng kết về thơ ( Chất thơ
của một thời đại mới của Xuân Diệu), về văn xuôi (Bốn mươi năm văn xi, từ
một góc nhìn của Phong Lê; Văn xuôi, mấy suy nghĩ nghề nghiệp của Bùi Hiển),
về kịch (Về sự phát triển của văn học kịch 40 năm qua của Hồ Ngọc),… và tất
nhiên lí luận, phê bình văn học cũng được nhắc tới như một thành tố khơng thể
thiếu của giai đoạn văn học này (Nhìn lại chặng đường 40 năm lí luận, phê bình
văn học của Phan Cự Đệ).

Bài viết của Phan Cự Đệ đặt tiêu đề với ý định đánh giá, tổng kết chặng
đường lí luận phê bình văn học 1945-1985 nhưng trên thực tế chủ yếu trình bày sơ
lược quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lí luận, phê bình văn học và quá
trình đấu tranh để bảo vệ những quan điểm, định hướng phát triển đó. Tư tưởng của
bài viết được tác giả nêu ra ngay ở phần mở đầu: “Thực tiễn văn học bốn chục năm
qua đã chứng minh rằng phê bình là một vũ khí đấu tranh tư tưởng, một vũ khí sắc
bén để bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng, một phương thức chỉ đạo cụ thể của
Đảng trong lĩnh vực văn nghệ. Những cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh trên lĩnh
vực ý thức hệ đã làm cho mặt trận lí luận phê bình ln luôn bị náo động bởi những
cuộc luận chiến nhằm xây dựng một nền phê bình, nghiên cứu theo quan điểm và
phương pháp luận mác xít, xây dựng một nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa và
một nền lí luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [105; tr.114].
Phần tiếp theo của bài viết là những lập luận nhằm phê phán các phương
pháp phê bình như: phê bình ấn tượng, các phương pháp phê bình phân tâm hiện
đại, chủ nghĩa cấu trúc,… để tuyệt đối khẳng định tính ưu việt của phương pháp phê
bình theo quan điểm Marxist. Bài viết cũng điểm qua đội ngũ tác giả lí luận phê
bình văn học và nội dung một vài cơng trình lí luận phê bình tiêu biểu của giai đoạn
này. Tuy nhiên, ở phần sau, tác giả lại sa đà vào việc luận giải để trả lời câu hỏi
“Thơ là gì?”. Theo chúng tơi, nhìn chung, nội dung của bài viết chưa đáp ứng được
yêu cầu tổng kết những vấn đề lớn của phê bình văn học giai đoạn 1945-1985.
Cũng nằm trong nhóm bài có xu hướng tổng kết cơng tác phê bình văn học cả
giai đoạn là bài Nhìn lại 40 năm phát triển của phê bình văn học của Nguyễn Đăng


19
Mạnh. Dù đặt tiêu đề như trên song thật khó hiểu khi trong bài viết, tác giả lại khái
quát những vấn đề lớn của phê bình văn học trong hai giai đoạn (từ 1956 đến 1975
và sau 1975). Tuy nhiên, theo chúng tôi, bài viết này vẫn rất đáng quan tâm bởi tác
giả đã có những nhận định rất xác đáng về những nét đặc trưng của phê bình văn
học trong giai đoạn này. Nhà nghiên cứu khẳng định: “Đường lối văn nghệ của

Đảng trước hết phải chăm lo tới cái gốc của văn nghệ cách mạng: văn nghệ phục vụ
chính trị, phục vụ nhân dân lao động, văn nghệ gắn với đời sống, vai trò quyết định
của thế giới quan đối với sáng tác, nguyên lí tính giai cấp của văn nghệ, vấn đề nội
dung quyết định hình thức” [78; tr.43]. Để phục vụ u cầu đó, “phê bình cũng phải
tập trung trước hết vào vấn đề xây dựng lập trường thế giới quan của nhà văn, giúp
họ cảnh giác với các thứ lệch lạc “rơi rớt” tiểu tư sản, động viên cổ vũ những
phương hướng phấn đấu, những đề tài có ý nghĩa, những động cơ, những ý đồ tốt
đẹp. Phẩm chất nghệ thuật không phải không được coi trọng, nhưng chưa thể đặt ra
với yêu cầu cao. Vì thế, trong một thời gian dài xu hướng phê bình văn học nhằm chủ
yếu vào nội dung xã hội và tính chất hệ tư tưởng là xu hướng chủ đạo” [78; tr.43].
Cũng theo tác giả, chính bởi xu hướng này mà bên cạnh những nhà phê bình tuy
khơng nói nghệ thuật nhưng vẫn hiểu rõ thế nào là nghệ thuật cịn có một số cây bút
“nhìn nội dung văn học tách rời hình thức, đồng nhất tuyên truyền với nghệ thuật,
chính trị với văn học, sa vào nội dung xã hội học dung tục, coi rẻ vai trò chủ thể
sáng tạo của người nghệ sĩ, phân tích tác phẩm theo lối suy diễn tuỳ tiện về ý nghĩa
chính trị, rồi đao to búa lớn, chụp mũ lung tung” [78; tr.43].
Đánh giá chung về sự vận động, phát triển của phê bình văn học giai đoạn
này, tác giả cho rằng: “Phê bình văn học đã khắc phục dần những lệch lạc ấu trĩ, tỏ
ra nắm vững hơn bản chất và đặc trưng của đối tượng, vươn tới quan điểm phê bình
sâu sắc và tồn diện hơn. Tính khoa học của phê bình được nâng cao. Từ lối viết
chỉ có khen chê, nhiều khi rất độc đốn phê bình muốn có lí lẽ hơn, nó nghiên cứu,
phân tích, lí giải… Lối phê bình giản đơn, thiếu tinh tế, thậm chí dung tục thơ bạo
vẫn có thêm những cây bút mới, nhưng mất dần uy thế trong dư luận” [78; tr.44].
Từ những sự thay đổi này, tác giả nhận thấy một sự biến chuyển trong đời sống phê
bình. Theo đó, những cây bút chú ý tìm tịi về tư tưởng thẩm mĩ và bút pháp, phong


20
cách của nhà văn đã gây được những ảnh hưởng rõ rệt đối với giới sáng tác và công
chúng. Trong khi đó, những cây bút vốn chỉ nhằm vào nội dung xã hội và tính chất

tư tưởng hệ của văn học một cách phiến diện, cũng chú ý đến chất lượng thẩm mĩ
của tác phẩm văn chương. Những người thiếu tinh tế nhất cũng phân tích hình thức
nghệ thuật, cũng nói đến thi pháp của văn chương. Xu hướng này, theo Nguyễn
Đăng Mạnh, là “tuân theo quy luật trưởng thành của lí luận phê bình văn học dưới
ánh sáng đường lối văn nghệ của Đảng và theo yêu cầu đã được nâng cao của nền
văn học mới” [78; tr.44].
Trong bài viết, tác giả cịn phân tích, đánh giá chất lượng cũng như sự lớn
mạnh của đội ngũ phê bình văn học trong từng giai đoạn; nhiệm vụ, nội dung của
phê bình văn học; những ưu điểm mà phê bình văn học đã làm được đồng thời cũng
nêu ra những tồn tại, những vấn đề mà phê bình văn học cần đối diện và giải quyết.
Có thể nói, bài viết này đã có những gợi mở quan trọng để chúng tơi tiếp tục đi sâu
nghiên cứu về phê bình văn học trong giai đoạn 1945-1986, nhất là từ khía cạnh
thực thi chức năng của phê bình.
Cuối năm 1987, nhóm các nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên
Ân, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Ngơ Thảo viết chung cuốn sách Một thời đại
văn học mới nhằm mục đích tổng kết một số phương diện của quá trình 40 năm văn
học dưới chế độ mới từ Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong cuốn sách này,
phần viết về phê bình văn học do Nguyễn Đăng Mạnh đảm nhiệm. Bài viết có nhan
đề: Thử điểm qua bốn mươi năm phát triển của phê bình văn học, về cơ bản thống
nhất nội dung với bài Nhìn lại 40 năm phát triển của phê bình văn học mà chúng tôi
đã nhắc đến ở trên.
1.2.3. Những cơng trình bước đầu đặt vấn đề nghiên cứu chức năng của
phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986
Nhìn chung, tính đến thời điểm này, chưa có cơng trình nào chính thức đặt
vấn đề nghiên cứu chức năng của phê bình văn học giai đoạn 1945-1986. Những
cơng trình mà chúng tơi khảo cứu dưới đây mới chỉ có một vài ý bước đầu đặt vấn
đề tìm hiểu chức năng của phê bình văn học giai đoạn này. Nó là sự gợi mở cho
chúng tôi xác định vấn đề nghiên cứu.



×