Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại Xí Nghiệp Điện Nước thị xã Tân Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.26 KB, 75 trang )

Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
LỜI CẢM ƠN
  

“Học đi đôi với hành” đó là câu tục ngữ mà bất kỳ học sinh, sinh viên nào
cũng biết. Vì thế quá trình thực tập là rất cần thiết , nhất là đối với sinh viên sắp ra
trường để đi vào thực tế như chúng em. Việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sẽ
vận dụng vào thực tế, so sánh giữa lý thuyết với thực tế.
Cùng với sự phát tiển của nền kinh tế , sự hiểu biết của con người ngày càng
rộng và sâu sắc hơn, nên việc nghiên cứu các môn học kinh tế cũng khác nhau. Vì vậy,
ai cũng trang bị cho mình hành trang kiến thức, lập trường khi áp dụng trong cơ quan,
Xí Nghiệp, trong mô hình kinh tế, cũng như trong cuộc sống tương lai, đó cũng là
những đóng góp cho toàn xã hội.
Để có được vốn kiến thức như hôm nay em chân thành cảm ơn quí Thầy Cô của
Trường Đại Học An Giang, Khoa Kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh đã không ngại
đường xá xa xôi tận tình giảng dạy trong những năm tháng trên giảng đường, Trung
Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Thị Xã Tân Châu đã tạo điều kiện cho Sinh viên lớp Kế
Toán Doanh Nghiệp DT3KTTC được tập trung học tập tại Trung tâm. Nhờ sự hun đúc
từ phương thức giáo dục và đào tạo đúng đắn của nhà trường, đã trang bị cho em
những kiến thức bổ ích trong 4 năm học, đặc biệt là Thầy Trình Quốc Việt đã trực
tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, Thầy đã tận tình giúp em giải đáp
nhiều thắc mắc trong quá trình viết và đóng góp nhiều ý kiến xác đáng để giúp em hoàn
thành khóa lụân tốt nghiệp.
Do kiến thức và sự hiểu biết của em còn giới hạn cùng với kinh nghiệm thực tế
chưa nhiều, nên chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi thiếu sót.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Tổ Kế Toán và các anh chị công tác
tại Xí Nghiệp Điện Nước thị xã Tân Châu đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành
tốt công việc của mình.
Xin kính chúc quí Thầy Cô luôn mạnh khoẻ, thành công trong công tác giảng
dạy. Chúc toàn thể các Chú, Anh chị trong Xí Nghiệp Điện Nước thị xã Tân Châu


nhiều sức khỏa, hoàn thành tốt nhiệm vụ .
Sinh viên thực hiện
Hùynh Thị Cẩm Nhung
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC i
Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
MỤC LỤC
Trang
II. Mục tiêu nghiên cứu 2
V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
I. Lịch sử hình thành và phát triển : 4
II. Chức năng, nhiệm vụ tổng quát của Xí nghiệp : 5
III. Đặc điểm sản phẩm sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất của Xí nghiệp :6
Hình 1.1: Qui trình cung cấp điện 8
IV. Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp : 9
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP ĐIỆN NƯỚC TÂN CHÂU 10
TỔ KINH DOANH 10
TỔ QLÝ ĐIỆN NƯỚC KHU VỰC TÂN AN 10
BỘ PHẬN THU NGÂN 10
6. Thuận lợi và khó khăn, phương hướng phát triển của Xí nghiệp 18
DANH MỤC BẢNG
Trang
Hình 1.1: Qui trình cung cấp điện 8
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP ĐIỆN NƯỚC TÂN CHÂU 10
TỔ KINH DOANH 10
TỔ QLÝ ĐIỆN NƯỚC KHU VỰC TÂN AN 10
BỘ PHẬN THU NGÂN 10
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC ii

Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Qui trình cung cấp điện 8
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP ĐIỆN NƯỚC TÂN CHÂU 10
TỔ KINH DOANH 10
TỔ QLÝ ĐIỆN NƯỚC KHU VỰC TÂN AN 10
BỘ PHẬN THU NGÂN 10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC iii
Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CP Chi phí
SX Sản xuất
SXC Sản xuất chung
CNTT Công nhân trực
NVL TT Nguyên vật liệu trực tiếp
SP Sản phẩm
SL Sản lượng
DDĐK Dơ dang đầu kỳ
DDCK Dở dang cuối kỳ
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC iv

Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đền tài
Xã hội loài người trải qua nhiều hình thái kinh tế khác nhau, từ thời đồ đá đến
thời đại bùng nổ thông tin-khoa học như hiện nay. Con người đều đã khẳng định điện,
nước là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Nếu không có điện, nước cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại được, những
nhà khoa học đã tốn nhiều công sức để tìm kiếm sự sống ngoài trái đất đều dựa vào kết
quả nước có hay không ở hành tinh đó và thời đại kinh tế ngày nay.
Từ những dự báo của các nhà khoa học đánh gía và đưa ra nhận xét nguồn nước
tự nhiên hiện nay đã bị hao kiệt-nhiểm bẩn là do tốc độ phát triển của công nghiệp-đô
thị hoá nhanh, sự bùng nổ dân số. Ngoài ra, nó còn là sự hao phí của con người do sử
dụng nguồn nước chưa hợp lý, cũng sẽ dẫn đến tình trạng hạn hán gây thiếu điện.
Đến nay ở Việt nam chúng ta, Chính Phủ đã xem việc cung cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường, điện lưới là một chương trình lớn của quốc gia chớ không còn là vấn
đề của một địa phương hay một vùng lãnh thổ nào. Nhưng muốn khai thác và sử dụng
nguồn tài nguyên này thì bất cứ một loại hình kinh tế nào cũng phải bỏ ra một số chi
phí tiêu hao lúc ban đầu.
Nguồn nước được cung cấp cho các hộ tiêu thụ cần phải được xử lý triệt để, đảm
bảo đầy đủ những chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc gia qui định, góp phần bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, hạn chế bệnh tật cho moi người; điện phải đầu tư công nghệ, kỹ thuật cao
để đảm bảo cung cấp an tòan liên tục.
Trước tình hình trên việc hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn doanh
nghiệp, cụ thể là việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm
luôn là mối quan tâm hàng đầu, giá thành sản xuất sản phẩm là tấm gương phản chiếu
toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý kỹ thuật mà doanh nghiệp thực hiện
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hạch toán giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác Kế toán ở

Doanh nghiệp, nó liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình
sản xuất kinh doanh, nên việc hạch toán giá thành phải chính xác, kịp thời, phù hợp với
đặc điểm, tình hình và chi phí phát sinh, giúp nhà sản xuất xác định được lượng chi phí
đã sử dụng, từ đó đưa ra những phương pháp hiệu quả nhất , mang lại hiệu quả cao
nhất, tăng nguồn tích luỹ cho doanh nghiệp, cho ngân sách nhà nước. Từ đó mở rộng
qui mô sản xuất , nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Với những lý do trên em đã chọn đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản xuất tại Xí Nghiệp Điện Nước thị xã Tân Châu”
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC 1
Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
II. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm ba mục tiêu sau đây:
Một là, tổng hợp, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Hai là, tìm hiểu đặc điểm của Xí nghiệp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ
đó, đi sâu vào tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm của Xí nghiệp Điện Nước Tân Châu.
Ba là, từ những kiến thức đã được học cùng với việc tìm hiểu thực tế đưa ra nhận
xét, đánh giá. Trên cơ sở đó, đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác nghiên
cứu, công tác kế toán tập hợp chi phí và tình giá thành sản phẩm nói riêng của Xí
nghiệp trong thời gian tới.
III. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là kế toán tập
hợp chi phí tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Điện Nước Tân Châu trong năm
2010.
- Nội dung đề tài nghiên cứu bao gồm :
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Xí

Nghiệp Điện Nước thị xã Tân Châu.
Chương 3: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Điện
Nước Tân Châu.
Chương 4: Kiến nghị và kết luận
IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện được đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất: Phương pháp thu thập số liệu gồm:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dùng để thu thập và xử lý thông tin thứ cấp
như nội dung của chuẩn mực, thông tư hướng dẫn, các chuyên đề, khoá luận …để hệ
thống hoá những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm, đồng thời kế thừa, tiếp tục hoàn thiện những định hướng nghiên cứu của những
khoá luận, chuyên đề trước chưa hoàn chỉnh.
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC 2
Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đây là phương pháp được sử dụng trong
suốt quá trình thực tập. Là phương pháp hỏi trực tiếp những người liên quan đến vấn đề
mà đề tài nghiên cứu để từ đó giải đáp được những thắc mắc của mình và hiểu rõ hơn
về công tác kế toán tại Xí nghiệp Điện Nước Tân Châu cũng như thu thập, trao đổi kiến
thức thực tế của những người đi trước.
Thứ hai: Phương pháp xử lý, phân tích số liệu gồm:
Phương pháp hạch toán kế toán: Là phương pháp sử dụng những chứng từ, tài
khoản, sổ sách để hệ thống hoá và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh. Đây là phương pháp chính được sử dụng để phân tích cụ thể kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Điện Nước Tân Châu.
Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để tập hợp chi phí để tính giá thành sản
phẩm của Xí nghiệp Điện Nước Tân Châu trong năm 2010.
Phương pháp tổng hợp phân tích: Từ việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi
phí sản xuất tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp Điện Nước Tân Châu, cộng thêm

những kiến thức đã được học, tôi tiến hành phân tích để đưa ra đánh giá, nhận xét và có
một số giải pháp thiết thực giúp công tác kế toán vận hành ngày càng tốt hơn.
V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Với thời gian nghiên cứu: là 12 tuần từ 04/10/2010 đến 31/12/2010.
- Không gian nghiên cứu: Do giới hạn về kiến thức và thời gian thực tập, phạm vi
nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ thực hiện tại Xí nghiệp Điện Nước Tân Châu.
Địa chỉ: Số 01- Đường Trần Phú-khóm Long Hưng- phường Long Châu -TX .Tân
Châu - Tỉnh An Giang.
- Tập trung nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Xí
nghiệp Điện Nước Tân Châu trong năm 2010.
- Nguồn tài liệu nghiên cứu gồm: hệ thống chứng từ, sổ sách, nguồn tài liệu phân tích
được thu thập trong năm 2010.
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC 3
Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
XÍ NGHIỆP ĐIỆN NƯỚC THỊ XÃ TÂN CHÂU
 
Tên doanh nghiệp : XÍ NGHIỆP ĐIỆN NƯỚC THỊ XÃ TÂN CHÂU
Địa chỉ : đường Trần Phú, khóm Long Hưng, phường Long Châu , thị xã Tân
Châu, tỉnh An Giang.
Điện thoại : 0763. 531899 – 0763. 822937 – 0763. 823207
Fax : 0763. 532200
Cấp chủ quản : CÔNG TY ĐIỆN NƯỚC AN GIANG
Tài khoản : 6705201000119, tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông
Thôn Chi Nhánh thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Mã số thuế :160024971
Ngành nghề kinh doanh :
- Quản lý, phát triển, khai thác, cung ứng điện - nước
- Kinh doanh vật tư điện - nước
- Thi công các công trình điện hạ thế, lắp đặt hệ thống phối nước.
I. Lịch sử hình thành và phát triển :
Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1936, Nhà máy nước Tân Châu hoạt động
với công suất khoảng 30 m
3
/giờ, với một trạm bơm, một cầu lấy nước và khu xử lý
gồm : bể trộn, bể phản ứng, buồng lắng nước, buồng lọc, bể chứa và một đài nước cao
16 m. Các hạng mục công trình làm bằng bê tông cốt thép và xây gạch, vừa hợp khối
vừa chồng tầng.
Với chiều dài tổng cộng là 4.708 m, mạng lưới đường ống phân phối nước gồm
ống gang và ống AC cỡ từ 60 mm đến 100 mm được bố trí trên một số trục lộ chính ở
khu vực nội ô thị trấn Tân Châu.
Theo thiết kế cũ, công suất của trạm bơm nước không đáp ứng yêu cầu tiêu dùng
của nhân dân và đã trải qua nhiều đợt cải tạo nên ngày càng mất đồng bộ, vận hành
gượng ép .
Sau ngày 30/4/1975, nhà nước tiếp thu Nhà máy nước Tân Châu, tiến hành củng
cố và tổ chức lại nhà máy, đưa vào hoạt động với tên gọi là "Nhà máy nước huyện Phú
Châu" với nhiệm vụ khai thác và cung cấp nước cho nhân dân cư ngụ trên địa bàn thị
trấn Tân Châu, huyện Phú Châu (nay là thị xã Tân Châu), tỉnh An Giang.
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC 4
Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
Đến năm 1990, Nhà máy nước huyện Phú Châu sáp nhập vào Xí nghiệp Giao
thông và công trình công cộng huyện Phú Châu theo chủ trương sắp xếp và sáp nhập,
giải thể các Xí nghiệp quốc doanh của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang.

Đến đầu năm 1995, nhu cầu sử dụng nước của nhân dân ngày càng cao mà hiện
trạng hệ thống cung cấp nước hiện có không đảm bảo cung cấp nước tiêu dùng cho
nhân dân, vốn đầu tư lại thiếu, do vậy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang quyết định sáp
nhập các nhà máy nước ở huyện - thị xã trên địa bàn tỉnh An Giang vào Công ty cấp
thoát nước An Giang.
Đến tháng 4/1995, do việc quản lý chưa được đồng nhất và theo nhu cầu sử dụng
nước ngày càng cao của nhân dân, Xí nghiệp cấp nước huyện Tân Châu được thành lập
theo Quyết định số 107/QĐUB.TC ngày 28/3/1995 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An
Giang.
Do sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh điện - nước, Xí nghiệp cấp nước huyện
Tân Châu sáp nhập vào Xí nghiệp Điện - Nước huyện Tân châu (trước đây là Trạm
Quản Lý Điện Nông Thôn Tân Châu thuộc Ban Quản Lý Điện Nông Thôn Tỉnh An
Giang nay là Công Ty Điện Nước An Giang), trực thuộc Công Ty Điện Nước An
Giang theo Quyết định số 3270/QĐ.UB-TC của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang.
II. Chức năng, nhiệm vụ tổng quát của Xí nghiệp :
1. Chức năng :
Xí nghiệp Điện - Nước thị xã Tân Châu là một tổ chức kinh tế do nhà nước thành
lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là sở hữu chủ, có tư cách pháp nhân hoạt động
theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, Xí nghiệp Điện - Nước thị xã
Tân Châu đặt dưới sự quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ của Công ty Điện - Nước Tỉnh An
Giang theo Quyết định số 03/QĐ.Cty ngày 09/01/1997 của Cty Điện Nước An Giang.
Xí nghiệp hoạt động theo định hướng của nhà nước, hạch toán kinh tế, có quyền
chủ động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc tự chủ tài chính trên cơ sở thực hiện bảo
tồn, tích lũy và phát triển vốn làm cho vốn sinh lợi, tự trang trải mọi chi phí hoạt động
của mình, tự chịu trách nhiệm về tài chính, thực hiện nghĩa vụ mà nhà nước qui định .
2. Nhiệm vụ :
Với chức năng là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo định
hướng của nhà nước, Xí nghiệp Điện -Nước Tân Châu được Ủy Ban Nhân Dân thị xã
Tân Châu giao nhiệm vụ sau :

- Cung cấp nước máy lọc thành phẩm cho nhu cầu sản xuất, dịch vụ và sinh
hoạt tiêu dùng đến các tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc phạm vi các phường nội ô thị
xã và các vùng lân cận. Đồng thời, thực hiện chương trình nước sạch nông thôn ở các
xã vùng xa, vùng sâu, cụm tuyến dân cư vượt lũ.
- Trực tiếp quản lý mạng lưới truyền tải nước và tiêu thụ nước, sửa chữa,
cải tạo, thiết kế và thi công lắp đặt mới các công trình sử dụng nước máy lọc trong
phạm vi các phường nội ô thị xã và các xã trong thị xã.
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC 5
Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
- Kinh doanh các thiết bị vật tư chuyên ngành điện nước. Lắp đặt mới và
sửa chữa đồng hồ nước, hệ thống truyền tải nước cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân có
nhu cầu sử dụng nước máy lọc.
- Cung cấp điện ánh sáng, điện sản xuất và quản lý đường dây truyền tải
điện ở khu vực nông thôn, các khu dân cư, cụm tuyến dân cư (không cung cấp điện cho
khu vực đô thị, nội ô thị xã).
Được Đảng và nhà nước giao thực hiện hai mục tiêu có tính nhạy cảm nhất trong
cuộc sống, đó là điện và nước. Điện là sản phẩm, là một dạng hàng hóa, nhưng là hàng
hóa đặc biệt nhà nước thống nhất quản lý. Còn nước là nguồn nước sạch ngành độc
quyền, vốn đầu tư cao, hiệu quả về mặt xã hội lớn nhưng về mặt kinh tế thấp, một
ngành có thể nói là trực tiếp đưa những chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng
và nhà nước vào cuộc sống .
Điện và nước rất cần thiết cho xã hội. Muốn công nghiệp hóa phải có điện. Đời
sống nâng cao đòi hỏi nhu cầu sinh hoạt cũng được nâng cao, cho nên nhu cầu sử dụng
nước sạch ngày càng tăng, đó là một điều kiện hợp qui luật và tất yếu trong cuộc sống.
III. Đặc điểm sản phẩm sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất của Xí nghiệp :
1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất :
 Điện cung cấp cho nông thôn được Xí nghiệp mua từ Điện Lực Tân Châu qua
Điện kế tổng.

 Nước sạch quy định trong tiêu chuẩn là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt
cá nhân và gia đình, các trạm cấp nước tập trung, theo bảng các giá trị tiêu chuẩn sau :
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC 6
Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
Bảng 1: TIÊU CHUẨN NƯỚC SẠCH
Bảng 1: TIÊU CHUẨN NƯỚC SẠCH
(Theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
S
TT
TÊN CHỈ TIÊU Đơn vị tính Giới hạn tối đa Phương pháp thử
Ghi
chú
1 Màu sắc TCU 15 TCVN 6187 -1996
2 Mùi vị Không có mùi lạ Cảm quan
3 Độ đục NTU 5 TCVN 6184 - 1996
4 PH 6,0 - 8,5 TCVN 6194 - 1996
5 Độ cứng Mg/l 350 TCVN 6224 - 1996
6 Amoni (NH
4
+
) Mg/l 3 TCVN 5988 - 1995
7 Nitrat (NO
3
-
) Mg/l 50 TCVN 6180 - 1996
8 Nitrit (NO
2
-

) Mg/l 3 TCVN 6178 - 1996
9 Clorua Mg/l 300 TCVN 6194 - 1996
10 Asen Mg/l 0.05 TCVN 6182 - 1996
11 Sắt Mg/l 0.5 TCVN 6177 - 1996
12 Độ ôxy hóa Mg/l 4
13 T/số chất rắn hòa tan Mg/l 1.200 TCVN 6053 - 1995
14 Đồng Mg/l 2 TCVN 6193 - 1996
15 Xianua Mg/l 0.07 TCVN 6181 - 1996
16 Florua Mg/l 1.5 TCVN 6195 - 1996
17 Chì Mg/l 0.01 TCVN 6193 - 1996
18 Mangan Mg/l 0.5 TCVN 6002 - 1995
19 Thủy ngân Mg/l 0.001 TCVN 6002 - 1995
20 Kẽm Mg/l 3 TCVN 6193 - 1996
21 Coliform tổng số
vi khuẩn/100
ml
50
TCVN 6187 –
1996
22 E.coli
vi khuẩn/100
ml
0
TCVN 6187 –
1996
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC 7
Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
2. Quy trình công nghệ sản xuất :

 Quy trình cung cấp điện :
Hình 1.1: Qui trình cung cấp điện
 Quy trình sản xuất nước sạch :
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ







SƠ ĐỒ KEO TỤ BẰNG HÓA CHẤT PHÈN


Hình 1.2: Qui trình sản xuất nước
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC 8
Đường dây trung thế
Đường dây hạ thế
• Trạm biến áp
Dây nhánh khách hàng
• Điện kế
Điện kế tổng
Thùng hòa trộn
Phèn Nước
Nước
Máy bơm định lượng
bôm vào bể trộn
Bể
trộn đứng

Bể phản ứng, Bể lắng
xoáy hình trụ đứng
Bể lọc nhanh
Bể chứa
nước sạch
Mạng lưới
đường ống
Trạm bơm
cấp II
Mạng lưới
phân phối
Trạm bơm
cấp I
Phèn, Clo
Clo
Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
Nguyên lý làm việc của trạm xử lý
Nước lấy từ nguồn nước sông Tiền bơm vào trạm bơm cấp I, bơm vào ống dẫn
và dẫn đến bể trộn, trước khi vào bể trộn châm lượng Clo hoạt tính để khử các hợp chất
hữu cơ gây ảnh hưởng quá trình làm trong nước.
Phèn - Clo dưới dạng dung dịch được đưa vào bể trộn đều vào lượng nước thô
bằng thiết bị khuấy cơ học.
Nước - hóa chất được hòa trộn dẫn vào bể phản ứng xoáy hình trụ theo đường
ống co giãn và phun ở phía cuối ống. Hai vòi phun được đặt đối với qua tâm bể, có
hướng phun ngược nhau và chiều phun nằm trên phương tiếp tuyến với đường chu vi
bể. Để triệt tiêu chuyển động xoáy và phân nước đều vào bể lắng, người ta đặt một
khung chắn ở dưới đáy bể phản ứng, kết hợp với bể lắng đứng thu nước vào bể.
Tại bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng sẽ xảy ra quá trình thủy phân phèn, tạo ra các
hạt keo có khả năng hấp thụ các hạt lơ lửng có trong nước, dần dần tạo thành bông cặn

lớn có thể lắng được. Nhờ có lớp cặn lơ lửng mà hiệu quả phản ứng cũng sẽ được tăng
nhanh. Nước thô cùng với các bông cặn sẽ đi qua bể lắng đứng .
Tại đây, do vận tốc chuyển động của dòng nước rất nhỏ nên các hạt cặn nhỏ xô
đẩy kết dính tạo thành bông cặn và lắng dần vào đáy bể. Ở đầu phần bể lắng, do nhiều
bông cặn to và chắc tạo ra một vận tốc lắng nhanh xuống đáy bể.
Nước sau khi qua bể lắng sẽ được làm trong và khử màu gần đạt được yêu cầu sử
dụng, lượng cặn hạt nhỏ không lắng theo, theo dòng nước qua máng thu nước bề mặt
đến bể lọc nhanh. Tại đây, bể lọc nhờ lớp cát thạch anh và chụp lọc giữ lại những cặn
nhỏ.
Nước lọc xong được dẫn vào bể chứa nước sạch. Trong giai đoạn này, châm
thêm dung dịch Clo để khử trùng tiếp.
Trạm bơm cấp II có nhiệm vụ đưa nước từ bể chứa đến mạng phân phối. Trong
mạng, ta lưu ý và tính toán xây những đài nước nhằm điều hòa áp lực, chống va nước
và khi nguồn điện bị mất đột ngột.
IV. Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp :
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý :
Đáp ứng nhu cầu gọn nhẹ và phù hợp với quy mô sản xuất, Xí nghiệp lựa chọn
mô hình quản lý trực tuyến chức năng.
Xí nghiệp có 04 Tổ, được phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Các Tổ tham mưu góp
phần hỗ trợ cho công việc của Ban Giám Đốc.
Với mô hình này, do có sự trợ giúp của các Tổ nên công việc của Ban Giám Đốc
giảm nhẹ. Đây là điều kiện thuận lợi cho các cán bộ chuyên môn phát huy hết năng lực
của mình. Các Tổ tham mưu cho Ban Giám Đốc điều hành sản xuất kinh doanh và
không trực tiếp tham gia điều hành ở nhà máy sản xuất mà phải thông qua chỉ đạo của
Ban Giám đốc.
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC 9
Kế toán chi phí sản xuất GVHD : Trình Quốc Việt
và tính giá thành sản phẩm
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý :

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Xí Nghiệp Điện Nước Tân Châu
SVTH : Hùynh Thị Cẩm Nhung
Lớp : DT3 KTTC 10
TỔ KINH DOANH
TỔ QLÝ ĐIỆN
NƯỚC KHU
BỘ PHẬN THU
NGÂN
1. TCN TÂN AN.
2. TTA TÂN HÒA B.
3. TCN TÂN HẬU A2
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP ĐIỆN NƯỚC TÂN CHÂU
1. TCN TÂN AN.
2. TTA TÂN HÒA B.
3. TCN TÂN HẬU A2
TỔ KINH DOANH
TỔ QUẢN LÝ ĐIỆN NƯỚC
KHU VỰC LONG AN
BỘ PHẬN THU NGÂN
NMN TRUNG TÂM
TỔ KẾ TOÁN
BAN GIÁM ĐỐC
TỔ KỸ THUẬT NƯỚC
TỔ KỸ THUẬT - AT ĐIỆN
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
TỔ QUẢN LÝ ĐIỆN NƯỚC
KHU VỰC CHÂU PHONG
TỔ QUẢN LÝ ĐIỆN KHU
VỰC VĨNH HÒA
TỔ QUẢN LÝ ĐIỆN NƯỚC

KHU VỰC PHÚ VĨNH
TỔ THÍ NGHIỆM
TỔ VẬN HÀNH
TỔ CÔNG TRÌNH
1. TCN LONG AN
2.TCN CHÂU PHONG
1.TCN PHÚ LỘC
2. TCN BẮN TÂN AN
3. TCN NAM KC
4. TCN VĨNH XƯƠNG
5. TCN VĨNH HÒA
6. TCN HỐ CHUỒNG
1. TCN PHÚ VĨNH
2. TCN ĐKĐ
3. TCN PHÚ LONG
4. TCN PHÚ AN A
Kế toán chi phí sản xuất GVHD: TRỊNH QUỐC VIỆT
và tính giá thành sản phẩm
3. Sơ lược chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các bộ phận :
 Ban Giám Đốc :
- Điều hành chung, trực tiếp chỉ đạo công tác hàng ngày của Xí nghiệp.
- Thực hiện điều hành chiến lược và chiến thuật sản xuất kinh doanh.
- Điều hành vốn và là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh
với Nhà nước.
 Tổ Kế toán :
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của nhà nước và
hướng dẫn của Công Ty.
- Có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính chính xác, kịp thời và đầy đủ đúng qui
định của chế độ kế toán nhà nước hiện hành.
- Theo dõi, kiểm tra các quỹ của Xí nghiệp.

- Tổ chức và quản lý công tác hạch toán - kế toán, lưu trữ hồ sơ, sổ sách,
chứng từ kế toán, chịu trách nhiệm về nội dung các khoản chi tiêu hợp lệ và hợp pháp.
- Theo dõi quản lý việc nhập xuất vật tư, nguyên vật liệu sản xuất đảm bảo
cho công tác phát triển khách hàng và sản xuất.
 Tổ Kinh doanh :
- Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
- Lập hợp đồng khách hàng, quản lý đồng hồ điện - nước, hồ sơ khách hàng.
- Tổ chức, phân công Thu Ngân Thu tiền hoá đơn điện – nước.
- Theo dõi ghi chỉ số đồng hồ điện - nước hàng kỳ, chống tổn thất điện -
nước.
 Tổ Kỹ thuật - An toàn Điện :
- Lắp đặt điện kế khách hàng.
- Giám sát an toàn, bảo hộ lao động và chống thất thoát điện năng.
- Quản lý đường dây, sửa chữa.
- Thi công các công trình điện hạ thế do Công ty giao.
- Quản lý hệ thống điện ở các nhà máy nước.
- Chia thành 04 tổ quản lý theo từng khu vực theo tuyến đường dây .
 Tổ Kỹ thuật Nước:
- Lắp đặt thủy lượng kế khách hàng.
- Giám sát an toàn, bảo hộ lao động và chống thất thoát nước.
- Quản lý mạng phân phối nước, sửa chữa đường ống nước.
SVTT: Huỳnh Thị Cẩm Nhung Trang 11
Lớp: DT3KTTC
Kế toán chi phí sản xuất GVHD: TRỊNH QUỐC VIỆT
và tính giá thành sản phẩm
- Thi công các công trình nước do Công ty giao.
- Phân công bộ phận :
+ Quản đốc quản lý hệ thống cấp nước NMN trung tâm tổ vận hành và
kiểm tra các trạm cấp nước.
+ Tổ trưởng Trạm cấp nước quản lý trực tiếp các Trạm cấp nước.

+ Bộ phận Thí nghiệm mẫu nước, lấy mẫu báo cáo chất lượng theo qui
định.
 Tổ chức hành chánh :
- Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, quy hoạch, lựa chọn cán bộ, tham mưu cho
Giám Đốc sắp xếp bộ máy quản lý, theo dõi nhân sự, lập kế hoạch đào tạo, nâng cao tay
nghề cho công nhân viên.
- Thực hiện việc khen thưởng, đề bạt, kỷ luật, lương bổng, trợ cấp xã hội,
chế độ BHXH, BHYT, bảo hộ lao động cho cán bộ, công nhân viên.
- Quản lý hành chánh, quản lý các dụng cụ, phương tiện.
- Chăm lo đời sống cán bộ nhân viên và công tác phúc lợi, tổ chức phục vụ
đời sống văn hóa, thể dục thể thao, lưu trữ công văn của Xí nghiệp và thu nhận các loại
công văn, bảo vệ an toàn phòng cháy chữa cháy.
4. Công tác tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp :
4.1. Tổ chức bộ máy kế toán :
Tổ Kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế
toán được tập trung tại Tổ Kế toán.
 Sơ đồ bộ máy kế toán :
Hình 1.4 Sơ đồ bộ máy kế toán
SVTT: Huỳnh Thị Cẩm Nhung Trang 12
Lớp: DT3KTTC
THỦ KHO
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN
TỔNG
HỢP
KẾ TOÁN
CHI TIẾT
KẾ TOÁN
THANH
TOÁN

TỔ TRƯỞNG KẾ TOÁN
Kế toán chi phí sản xuất GVHD: TRỊNH QUỐC VIỆT
và tính giá thành sản phẩm
 Chế độ kế toán áp dụng tại Xí Nghiệp.
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: áp dụng
chuẩn mực 5 đợt kế toán và QĐ 15/2006/QĐ- BTC.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
- Kỳ kế toán áp dụng: theo quý.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.
- Hình thức kế toán áp dụng: Áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính dựa
trên hình thức chứng từ ghi sổ (phần mềm MISA SME 7.9).
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo
giá gốc.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: nhập trước xuất trước.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Áp dụng phương pháp khấu hao đường
thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
4.2 Sơ lược chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn từng đối tượng :
Tổ có 06 người :
 Tổ Trưởng Kế toán :
- Quản lý, kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác kế toán tại Xí
nghiệp.
- Chỉ đạo mọi hoạt động tại Tổ Kế toán. Tổ chức công tác kế toán, phương
pháp hạch toán, hướng dẫn chế độ kế toán tài chính cho nhân viên.
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp lên Ban Giám Đốc,

thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công việc của nhân viên trong Tổ đê hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
- Ngoài ra, Tổ trưởng Kế toán còn chịu trách nhiệm phân tích, giải thích báo
cáo tài chính, tham mưu cho Ban Giám Đốc chiến lược và lập kế hoạch đúng đắn cho sự
phát triển của Xí nghiệp.
 Kế toán tổng hợp :
- Tổng hợp các chứng từ phát sinh từ sổ sách kế toán, tính giá thành sản
phẩm.
SVTT: Huỳnh Thị Cẩm Nhung Trang 13
Lớp: DT3KTTC
Kế toán chi phí sản xuất GVHD: TRỊNH QUỐC VIỆT
và tính giá thành sản phẩm
- Đồng thời tổng hợp doanh thu, chi phí trong kỳ để xác định kết quả kinh
doanh và báo cáo lên Tổ trưởng Kế toán.
 Kế toán thanh toán :
- Theo dõi việc thanh toán công nợ.
- Theo dõi các khoản tạm ứng, khoản thu chi mang tính chất nội bộ và bên
ngoài.
 Kế toán chi tiết :
- Ghi chép vào sổ chi tiết theo đúng yêu cầu của từng tài khoản, theo dõi tình
hình công nợ, trích khấu hao tài sản cố định, tiền lương công nhân, các khoản trích theo
lương.
- Theo dõi tình hình xuất, nhập kho, tồn kho nguyên vật liệu, hàng hóa trên
sổ sách. Cuối kỳ, lập báo cáo tổng hợp số liệu phát sinh đối chiếu với thủ kho hay các bộ
phận khác có liên quan.
 Thủ quỹ :
- Quản lý việc thực thu, thực chi tiền mặt.
- Cuối ngày, kiểm tra tồn quỹ, đối chiếu với số liệu trên sổ. Cuối kỳ, tính số
dư chuyển sang cho Kế toán tổng hợp.
 Thủ kho :

- Quản lý nhập, xuất vật tư, nguyên vật liệu.
- Ghi chép vào thẻ kho, nhập, xuất kho, đối chiếu số tồn kho có ký xác nhận
của Kế toán chi tiết.
4.3 Hình thức kế toán :
Xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và phương pháp kê khai
thường xuyên.
 Hình thức chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ sách sau :
 Chứng từ ghi sổ.
 Các sổ kế toán chi tiết.
 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
 Sổ cái.
 Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
 Bảng cân đối kế kế toán.
SVTT: Huỳnh Thị Cẩm Nhung Trang 14
Lớp: DT3KTTC
Kế toán chi phí sản xuất GVHD: TRỊNH QUỐC VIỆT
và tính giá thành sản phẩm
 Trình tự ghi sổ :
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, đồng thời ghi vào sổ quỹ (do thủ quỹ ghi)
và các sổ thẻ kế toán chi tiết.
- Cuối quý khóa sổ, tính ra tổng số tiền đã ghi chép trên bảng tổng hợp
chứng từ gốc trong quý để phản ánh vào chứng từ ghi sổ, làm căn cứ ghi vào sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ và sổ cái sau đó.
- Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết, cuối quý kế toán đóng lại thành sổ tổng hợp
các sổ chi tiết và tổng cộng các số liệu hiện có trên đó.
- Tính tổng số phát sinh nợ, có, số dư của từng tài khoản trên sổ cái, ghi vào
bảng cân đối số phát sinh sau khi đã đối chiếu với sổ tổng hợp các sổ chi tiết.
- Đối chiếu số liệu trên bảng cân đối với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, làm căn
cứ lập báo cáo tài chính.

- Quan hệ đối chiếu phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và có của tất cả các
tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số phát sinh trên sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số phát sinh nợ và có của các tài khoản trên bảng cân đối
số phát sinh phải bằng nhau và bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên sổ tổng
hợp chi tiết.
SVTT: Huỳnh Thị Cẩm Nhung Trang 15
Lớp: DT3KTTC
Kế toán chi phí sản xuất GVHD: TRỊNH QUỐC VIỆT
và tính giá thành sản phẩm
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA XÍ NGHIỆP
Hình 1.5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
SVTT: Huỳnh Thị Cẩm Nhung Trang 16
Lớp: DT3KTTC
CHỨNG TỪ GỐC
SỔ QUỸ
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG
TỪ GỐC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ ĐĂNG KÝ
CHỨNG TỪ
GHI SỔ
SỔ CHI TIẾT
SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG
TỔNG HỢP
CHI TIẾT
: Ghi hàng ngày

: Ghi cuối kỳ
: Đối chiếu cuối kỳ
Kế toán chi phí sản xuất GVHD: TRỊNH QUỐC VIỆT
và tính giá thành sản phẩm
4.4 Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác :
 Tổng hợp, cung cấp số liệu để phục vụ công tác kế toán hóa công việc
quản lý các Tổ trong toàn xí nghiệp.
 Tham gia ý kiến với các Tổ có liên quan trong việc lập kế hoạch về từng
mặt và kế hoạch tổng hợp của Xí nghiệp.
 Hướng dẫn các Tổ thực hiện ghi chép đầy đủ các chứng từ ban đầu, mở
sổ sách cấn thiết về hạch toán nghiệp vụ theo quy định.
 Giúp Ban Giám Đốc kiểm tra việc quản lý các chế độ kinh tế, tài chính
của các Tổ.
 Lập dự toán kế hoạch tài chính đồng thời và thống nhất với kế hoạch sản
xuất kỹ thuật của đơn vị.
 Tham gia xây dựng các điều kiện tài chính trong các hợp đồng kinh tế với
bên ngoài.
5. Quy mô sản xuất và tình hình kinh doanh của Xí nghiệp trong những năm
qua :
Hệ thống và mạng cung cấp nước sạch từ trung tâm đến các xã cụm tuyến dân cư
được mở rộng. Số lượng khách hàng và sản lượng tiêu thụ nước hàng năm không ngừng
tăng lên. Chất lượng nước luôn đạt chất lượng tiêu chuẩn nước sạch do Bộ Y Tế quy
định, cụ thể là Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/ 2005 của Bộ Y Tế về việc
ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch.
Tốc độ phát triển hàng năm tăng từ 12-20%, nâng mức hộ sử dụng nước sạch bình
quân hộ nông thôn từ 90 -1000 lít/người/ngày và đô thị là 120 -140 lít/người/ngày. Số
khách hàng hiện đang quản lý là 25.982 hộ.
Nhằm đảm bảo chất lượng cung cấp nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày
càng cao của nhân dân, các mạng tuyến ống không ngừng mở rộng, xây dựng mới và cải
tạo, loại bỏ các tuyến ống cũ không còn chất lượng. Tính đến nay, chiều dài tuyến ống

phân phối là 157.368 mét.
Ngoài nhà máy nước Tân Châu, còn vận hành 22 Trạm cấp nước ở khắp các xã
cùng một số Trạm tăng áp nhằm phục vụ cho nhân dân trong sản xuất, sinh hoạt hàng
ngày ổn định trong các khu dân cư, cụm tuyến dân cư vượt lũ.
Về kinh doanh điện, đến năm 2010 tổng số đường dây truyền tải điện cung cấp cho
khu vực nông thôn là 145.346 km với 121 trạm biến áp công suất là 8.385 KVA, tổng
số hộ sử dụng điện (khu vực nông thôn) là 24.245 hộ.
SVTT: Huỳnh Thị Cẩm Nhung Trang 17
Lớp: DT3KTTC
Kế toán chi phí sản xuất GVHD: TRỊNH QUỐC VIỆT
và tính giá thành sản phẩm
6. Thuận lợi và khó khăn, phương hướng phát triển của Xí nghiệp
6.1 Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của cấp Ủy, Ủy Ban Nhân Dân thị xã và sự giúp đỡ của
các ngành hữu quan.
- Nội bộ của Xí nghiệp đoàn kết, nhất trí cao. Đội ngũ cán bộ quản lý trẻ,
nhiệt tình và năng nỗ. Đội ngũ công nhân viên có tinh thần cầu tiến cao, không ngừng
nâng cao kiến thức bồi dưỡng nghiệp vụ, chịu khó tìm tòi học hỏi, vượt qua những khó
khăn để thích nghi môi trường.
- Qua nhiều năm hoạt động, Xí nghiệp đã từng bước nâng dần hiệu quả sản
xuất kinh doanh qua các năm.
6.2 Khó khăn :
Là một đơn vị kinh tế nhà nước hoạt động trong giai đoạn hoàn thiện nền
kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước, những khó khăn trong sản
xuất kinh doanh cả về khách quan lẫn chủ quan của Xí nghiệp Điện - Nước thị xã Tân
Châu là không thể tránh khỏi. Đó là các qui định về quản lý kinh doanh, tình trạng thiếu
vốn trong doanh nghiệp nhà nước, vấn đề hiện đại hóa máy móc thiết bị, tình trạng thất
thoát nước, điện trong khâu truyền tải … Tuy phải đương đầu với nhiều khó khăn nhưng
trong thời gian qua, Xí nghiệp đã cố gắng từng bước ngày càng mở rộng và hoàn thiện
hoạt động sản xuất kinh doanh.

6.3 Phương hướng phát triển :
- Tính toán hợp lý công suất tiêu thụ để có kế hoạch đề xuất Công Ty triển
khai nâng công suất Nhà máy nước trung tâm Thị Xã từ 5.000m
3
/ngày đêm lên 10.000
m
3
/ngày đêm, Xây dựng nhà máy nước Long sơn với công xuất thiết kế 9.600 m
3
/ngày
đêm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thêm của đô thị Tân Châu và phường Long Sơn.
- Cải tạo và mở rộng các tuyến hiện có, xây dựng hệ thống cấp nước mini ở
các cụm tuyến dân cư xã.
- Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên để đảm
bảo lao động đúng kỹ thuật và an toàn lao động phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của
công việc.
- Tăng cường và đẩy mạnh công tác phát triển thêm nhiều hộ khách hàng với
nhiều phương thức khác nhau.
- Phối hợp với các ngành chức năng thị xã và Ủy Ban Nhân Dân xã vận động
hướng dẫn các hệ thống cấp nước tư nhân cải tạo, thay đổi công nghệ để đạt chất lượng
nước sạch theo quy định.
SVTT: Huỳnh Thị Cẩm Nhung Trang 18
Lớp: DT3KTTC
Kế toán chi phí sản xuất GVHD: TRỊNH QUỐC VIỆT
và tính giá thành sản phẩm
- Phối hợp với các ngành chức năng và cơ quan truyền thông tuyên truyền
phổ biến giáo dục nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng nước sạch, nhất là đối với dân cư
vùng sâu, vùng xa, để nâng cao sự hiểu biết của người dân về nước sạch với sức khỏe và
sự phát triển xã hội.
- Có kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng huyện và địa phương trong

công tác kiểm tra, bảo vệ mạng lưới điện và các hệ thống cấp nước, đảm bảo vận hành
an toàn liên tục đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của nhân dân.
SVTT: Huỳnh Thị Cẩm Nhung Trang 19
Lớp: DT3KTTC
Kế toán chi phí sản xuất GVHD: TRỊNH QUỐC VIỆT
và tính giá thành sản phẩm
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

A. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm:
I. Chi phí sản xuất:
Sản xuất: là quá trình đầu tư chi phí để sản xuất sản phẩm
Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất mà doanh nghiệp phải chi ra
trong một thời kỳ nhất định
Nhận diện, phân tích chi phí là mấu chốt để có thể kiểm soát chi phí từ đó có những
quyết định đúng đắng trong sản xuất kinh doanh, tạo hiệu quả hoạt động kinh tế. Để đáp
ứng các yêu cầu trên chi phí được phân tích như sau:
1. Phân loại chi phí:
1.1 Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế và theo chức năng hoạt
động của chi phí:
 Chi phí sản xuất: theo chức năng hoạt động là toàn bộ chi phí liên quan
đến việc sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ
- Chí phí nguyên, vật liệu: giá trị NVL trực tiệp, nhiên liệu, công cụ
dụng cụ, phụ tùng thay thế… sử dụng chủ yếu tạo thành thực thể sản phẩm cho sản xuất
kinh doanh trong kỳ. Trong quá trình hoạt động sản xuất còn phát sinh những loại NVL
có tác dụng phụ thuộc nó kết hợp với NVL chính để sản xuất hoặc làm tăng chất lượng
sản phẩm.
Chi phí nhân công: tiền lương chính, phụ có tính chất lượng, các

khoản trợ cấp…, các khoản trích theo lương(BHXH, BHYT, KPCĐ) theo qui định của
nhà nước và các khoản phải trả khác cho công nhân viên chức và công nhân sản xuất
trực tiếp trong kỳ.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ cho việc sản xuất
ra sản phẩm.
+ CPSXC theo tính chất kinh tế:
 Khấu hao tài sản cố định: phần giá trị hao mòn của tài sản cố định
(máy móc thiết bị, phượng tiện vận tải, nhà xưởng ) sử dụng cho sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
 Chí phí dịch vụ mua ngoài: các khoản tiền điện, nước, viễn thông,
thuê mặt bằng, sửa tài sản cố định…sử dụng cho sản xuất kinh doing trong kỳ.

SVTT: Huỳnh Thị Cẩm Nhung Trang 20
Lớp: DT3KTTC
Kế toán chi phí sản xuất GVHD: TRỊNH QUỐC VIỆT
và tính giá thành sản phẩm
 Chi phí bằng tiền: những chi phí sản xuất khác ngoài các chi phí trên
đã chi bằng tiền phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong kỳ (chi phí hội nghị, tiếp
khách ).
+ CPSXC theo chức năng hoạt động: là những chi phí gián tiếp phục
vụ cho việc quản lý và sử dụng ở phân xưởng sản xuất.
- Chi phí nhân viên phân xưởng: tiền lương, các khoản phụ cấp, các
khoản trích theo lương… phải trả hoặc phải tính cho nhân viên phân xưởng.
- Chi phí vật liệu: những chi phí vật liệu thuộc phân xưởng quản lý và
sử dụng
- Chi phí dụng cụ sản xuất: khuôn mẫu đúc, dụng cụ cầm tay, ván
khuôn.
 Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu
thu sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp.Gồm:
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu

thụ sản phẩm, hàng hóa ( vận chuyển, bốc vác ).
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ những chi phí chi ra cho
việc tổ chức và quản lý doanh nghiệp.
1.2 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thợi kỳ xác định kết quả kinh
doanh gồm:
- Chi phí sản phẩm
- Chi phí thời kỳ
1.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí, chi phí được
chia thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: những chi phí có liên quan trực tiếp đến từng loại sản
phẩm khác nhau và có thể tập hợp chi phí riêng cho từng loại sản phẩm.
- Chi phí gián tiếp: những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác
nhau và có thể phân biệt riêng cho từng đối tượng sản phẩm đó.
1.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí
 Biến phí (chi phí khả biến):
Là những chi phí thay đổi theo sự thay đổi mức độ hoạt động sản xuất, nó
phát sinh khi có hoạt động kinh doanh
- Biến phí cấp bậc: (lương thâm niên cho cán bộ nhân viên, lương bằng cấp
chuyên môn )
- Biến phí tỷ lệ: ( chi phí lương theo số lượng hóa đơn )
SVTT: Huỳnh Thị Cẩm Nhung Trang 21
Lớp: DT3KTTC

×