Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 123 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





BÙI THỊ VÂN







HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẬT BẢN ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM









LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI













Hà Nội – 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



BÙI THỊ VÂN






HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẬT BẢN ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM





Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 07



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN QUANG THUẤN









Hà Nội – 2012


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii


DANH MỤC CÁC HÌNH ii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6

1.1. Khái quát về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế 6

1.1.1. Khái niệm và phân loại hàng rào phi thuế quan 6

1.1.2. Đặc điểm của hàng rào phi thuế quan 13

1.2. Hệ thống rào cản phi thuế quan trên thế giới hiện nay 16

1.2.1. Nhóm biện pháp hạn chế định lượng 16

1.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý giá cả 19

1.2.3. Nhóm biện pháp tài chính và tiền tệ 20

1.2.4. Nhóm các biện pháp về hành chính - kỹ thuật 21

1.2.5. Các biện pháp về bảo vệ thương mại tạm thời 23

1.2.6. Các biện pháp khác 24

1.3. Các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào phi thuế quan 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẬT BẢN ĐỐI

VỚI CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 29

2.1. Một số vấn đề chung về chính sách kiểm soát hàng nhập khẩu của Nhật Bản 29

2.1.1. Hệ thống thuế quan 29

2.1.2. Hệ thống phi thuế quan 32

2.2. Khái quát về hệ thống rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu 47

2.2.1.Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 47

2.2.2. Quy định về kiểm dịch thực phẩm 53

2.2.3. Quy định về dán nhãn thực phẩm 55

2.2.4. Quy định về nguồn gốc sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm 58

2.2.5. Quy định về bảo vệ môi trường 58

2.2.6. Quy định về hạn chế số lượng 59

2.2.7. Một số rào cản pháp lý khác 61

2.3. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 62

2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 62

2.3.2. Cơ cấu một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam 63


2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản 68


2.4. Tác động của hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản của Việt
Nam và động thái từ phía Việt Nam trong những năm qua 72
2.4.1. Tác động của hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản của
Việt Nam 73

2.4.2. Các động thái từ phía Việt Nam trong việc đối phó với rào cản phi thuế quan
của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản 80

2.4.3. Những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc vượt qua rào cản
phi thuế quan vào thị trường Nhật Bản 85

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, THÍCH ỨNG VỚI HÀNG
RÀO

PHI THUẾ QUAN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀO
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 88

3.1. Xu hướng hàng rào phi thuế quan hiện nay và phương hướng xuất khẩu thủy sản
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới 88

3.1.1. Xu hướng hàng rào phi thuế quan hiện nay 88

3.1.2. Phương hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
trong thời gian tới 92

3.2. Các giải pháp khắc phục, thích ứng với hàng rào phi thuế quan nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản 96

3.2.1. Từ phía Nhà nước và các Hiệp hội thủy sản 96

3.2.2. Từ phía doanh nghiệp 105

KẾT LUẬN 111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC


i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu
Nguyên nghĩa
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1 ACV
Agreement on Customs
Valuation
Hiệp định giá trị hải quan
2 ASEAN
Association of
Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
3 CoC
Code of Conduct for
Responsible Aquaculture
Quy tắc ứng xử có trách nhiệm
trong nuôi trồng thủy sản
4 Gaqp
Governor’s Award for
Quality and Productivity
Quy phạm thực hành nuôi tốt
5 GATT
General Agreement on
Tariffs and Trade
Hiệp ước chung về thuế quan
và mậu dịch
6
HACCP

Hazard Analysis Critical
Control Point
Hệ thống phân tích mối nguy
và điểm kiểm soát tới hạn
7 JETRO
Japan External Trade
Organization
Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch
Nhật Bản
8 METI
Ministry of Economy, Trade

and Industry
Bộ Kinh tế Thương mại và
Công nghiệp Nhật Bản
9 NTB Non-Tariff Barriers Rào cản phi thuế quan
10 OECD
Organization for Economic
Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế
11 PECC
Pacific Economic Co-
operation Council
Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái
Bình Dương
12
SPS

The Application of Sanitary
and Phytosanitary measures

Hiệp định về áp dụng các biện
pháp vệ sinh an toàn thực phẩm
và kiểm dịch động thực vật
13
TB
Tariff Barriers
Rào cản thuế quan
14 TRAINs
Trade Analysis and

Information System
Hệ thống Phân tích và Thông
tin Thương mại
15 TRIMs
Agreement on Trade-Related
Investment Measures
Hiệp định về các biện pháp đầu
tư liên quan đến thương mại
16 UNCTAD
United Nations Conference
on Trade and Development
Tổ chức thương mại và phát
triển của Liên hợp quốc
17 VASEP
Vietnam Association of
Seafood Exporters
and Producers
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam
18 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Số hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1
Các dấu chứng nhận chất lượng khác được sử dụng

phổ biến ở Nhật
40
2 Bảng 2.2
Quy định của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản
nhập khẩu
51
3 Bảng 2.3
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam-Nhật Bản
những năm gần đây
67
4 Bảng 2.4
Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang
Nhật, giai đoạn 2005 - nay
68
5 Bảng 2.5
Cảnh báo chất lượng thủy sản xuất khẩu sang Nhật
Bản năm 2011
82

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Số hiệu Tên bảng Trang
1 Hình 2.1
Trình tự thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu vào
Nhật Bản
55
2 Hình 2.2 Quy trình xin cấp hạn ngạch nhập khẩu 64




















1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, và vì có nhiều
thuận lợi trong hợp tác phát triển, quốc gia này đang ngày càng trở thành một đối
tác quan trọng của Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây, xuất khẩu hàng hóa từ Việt
Nam sang Nhật Bản được đẩy mạnh với kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia
tăng. Có thể nói một trong những mặt hàng quan trọng được Việt Nam xuất khẩu
sang Nhật nhiều nhất hiện nay là thủy sản, trong năm 2011, Nhật Bản là thị trường
chiếm đến trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Ngày 1/12/2008, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản

(AJCEP) chính thức có hiệu lực tại Nhật Bản và 1 số nước ASEAN trong đó có Việt
Nam. Cùng với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản ký kết ngày
25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009, đã mở ra một bước ngoặt mới trong
việc xuất khẩu thủy sản cũng như các mặt hàng khác của Việt Nam sang Nhật. Hai
hiệp định này tạo thêm nhiều lợi thế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam nhưng đồng thời cũng tạo thêm nhiều rào cản mới. Nhật Bản sẽ áp dụng các
tiêu chuẩn vệ sinh đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là hai lĩnh vực mà Việt Nam
vẫn chưa thực hiện tốt nên có thể nói, những rào cản phi thuế quan này sẽ hạn chế
nhiều đến năng lực xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, đòi hỏi phía Việt Nam phải
có những hiểu biết cần thiết về hệ thống rào cản phi thuế quan của Nhật Bản, từ đó
đề ra những phương hướng đúng đắn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa,
trong đó có mặt hàng thủy sản sang Nhật Bản. Xuất phát từ thực tế đó, dưới góc độ
là học viên kinh tế, chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, để góp
phần tìm được lời giải hay, thiết thực đáp ứng kịp thời những yêu cầu cạnh tranh
khắt khe đối với hàng thủy sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản. Bằng những
kiến thức được tích lũy trong quá trình học tập và nghiên cứu, người viết quyết định
chọn đề tài “Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam” làm luận văn của mình. Trên cơ sở tìm hiểu những quy định về hàng rào phi
thuế quan của Nhật Bản và phân tích, đánh giá những thành tựu đồng thời tìm ra
2

những hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả bài viết đã tham khảo một số cuốn
sách và đề tài nghiên cứu liên quan gần đây như sau:
Cuốn sách “Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững
hàng thủy sản Việt Nam”- GS, TS. Đỗ Đức Bình và TS. Bùi Huy Nhượng – Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.
Nội dung cuốn sách đề cập đến một vấn đề không mới nhưng có ý nghĩa sống

còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế - vấn đề đáp ứng rào cản phi thuế quan đẩy mạnh xuất
khẩu bền vững. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các rào cản phi thuế quan trong
thương mại quốc tế, giới thiệu kinh nghiệm vượt rào của một số quốc gia như: EU,
Thái Lan và Trung Quốc; Phân tích tác động rào cản phi thuế quan của một số nước
đối với hàng xuất khẩu của nước ta và thực trạng vượt rào cản phi thuế quan trong
xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam thời gian qua; Dự báo các rào cản mới, đồng thời
đề ra những giải pháp chiến lược vượt rào hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền
vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam và xây dựng rào cản đối với hàng thủy sản
nhập khẩu vào nước ta trong thời gian tới.
Luận văn “Rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và tác động tới hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường này” – Chu Lan Hương, Trường Đại học ngoại thương,
2011.
Luận văn đã khái quát được rào cản phi thuế quan nói chung và rào cản phi
thuế quan của Nhật Bản nói riêng. Đã phân tích được tác động của rào cản phi thuế
quan của Nhật Bản tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Từ dó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thị
trường Nhật Bản trước rào cản phi thuế quan của Nhật Bản.
3

Luận án “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” – Đào Thị Thu Giang, Trường
Đại học ngoại thương Hà Nội, 2009.
Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về rào cản phi thuế quan trong
thương mại quốc tế. Luận án đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện và khá
sâu sắc về thực trạng đối phó và vượt rào cản phi thuế quan của 03 mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam (dệt may, thủy sản, giày dép) và 03 thị trường lớn (EU,
Nhật Bản, Mỹ), qua đó rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn hàng hóa xuất khẩu
Việt Nam vượt rào cản phi thuế quan. Luận án đã đưa ra 09 kiến nghị đối với các cơ
quan quản lý nhà nước và 06 giải pháp đối với các doanh nghiệp, luận án cho thấy

việc xây dựng năng lực vượt qua rào cản của các doanh nghiệp đòi hỏi phải có một
sự phối hợp tổng thể và một tầm nhìn chiến lược.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn hoặc là đi nghiên cứu chung về rào cản phi
thuế quan nói chung hay tổng quan rào cản tác động tới tất cả các mặt hàng chứ
không đi sâu nghiên cứu tác động của rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với
mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay vẫn
chưa có một đề tài nghiên cứu một cách cụ thể về rào cản phi thuế quan của Nhật
Bản đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của luận văn là đi sâu nghiên cứu, phân tích những rào cản phi
thuế quan của Nhật Bản có tác động như thế nào tới xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản. Để từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục, thích
ứng với những rào cản đó nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tóm lược, tổng hợp những khái niệm về rào cản phi thuế quan trong thương
mại quốc tế.
4

Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu để tổng quát lên được thực trạng xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các quy định về rào cản phi thuế
quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản Việt Nam và phân tích tác động của các
quy định đó đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản.
Nghiên cứu, đánh giá quá trình khắc phục rào cản phi thuế quan của Nhật Bản
đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhằm chỉ rõ thuận lợi, hạn chế
trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản. Từ đó đề xuất một số
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên cơ sở thích ứng với những hàng rào phi
thuế quan của Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các vấn đề chung về hàng rào phi thuế quan trong
thương mại quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang được áp dụng tại Nhật Bản, cụ
thể hơn nữa là đối với mặt hàng thủy sản; thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang Nhật Bản trong những năm gần đây, tác động của hệ thống hàng rào phi
thuế quan Nhật Bản đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và từ đó đề
xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu những rào cản phi thuế quan của
Nhật Bản nói chung, đối với mặt hàng thủy sản nói riêng, và tác động của nó đến
hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chủ yếu đi sâu nghiên cứu tác động
của hàng rào kỹ thuật và đề xuất các giải pháp đối phó với những hàng rào đó.
Phạm vi về thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tác động của rào cản
kỹ thuật đến xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản từ năm 2005 tới nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
5

Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích sự
hình thành, xu hướng phát triển của các rào cản phi thuế quan trên thế giới nói
chung cũng như ở Nhật Bản nói riêng.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được sử
dụng nhằm nêu rõ thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản, các quy định về rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và tác động của nó tới
hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Các phương pháp so sánh cũng được vận dụng trong luận văn sử dụng để so
sánh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật qua từng
năm, từng thời kỳ. Đồng thời, phương pháp thống kê được sử dụng như là một công
cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu.

6. Những đóng góp mới của luận văn
Khái quát được hệ thống rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nói
chung và của Nhật Bản nói riêng.
Nêu được thực trạng hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản nói chung, và đối
với thủy sản nói riêng. Phân tích sâu tác động rào cản phi thuế quan của Nhật Bản
đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Đề xuất một số giải pháp nhằm vượt rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và
đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với các sản phẩm
thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp khắc phục, thích ứng với hàng rào phi thuế quan
nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản.
Trong quá trình viết luận văn này, người viết xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện để
người viết hoàn thành tốt luận văn của mình.
6

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm và phân loại hàng rào phi thuế quan
1.1.1.1. Khái niệm
Cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế toàn cầu, sự chuyên môn hóa ở tầm
cỡ quốc tế, hội nhập ngày càng sâu rộng vào thương mại quốc tế đang là xu hướng
chung của toàn thế giới. Các quốc gia, không chỉ là những nước phát triển mà cả
những nước đang và chậm phát triển cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy

nhiên, khi xuất hiện sự hội nhập và đan xen giữa các nước, một hệ quả tất yếu là
quốc gia này sẽ phải đối mặt với những khác biệt, những rào cản mà quốc gia kia
dựng lên nhằm hạn chế sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài, bảo hộ nền sản xuất
trong nước. Hiện nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật cũng như sự nâng cao
đời sống con người, hệ thống rào cản mà mỗi quốc gia xây nên cho mình cũng ngày
càng đa dạng và phức tạp, trong đó đáng lưu ý hơn là những hàng rào phi thuế quan -
công cụ được coi là linh hoạt, tác động nhanh, mạnh, không chỉ có ý nghĩa trong việc
bảo hộ thị trường nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế khá có
hiệu quả mà còn là công cụ dùng để phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại.
Trong thương mại quốc tế, rào cản nói chung được chia làm hai loại: rào cản
thuế quan (Tariff Barriers – TB) và rào cản phi thuế quan (Non-Tariff Barriers –
NTB) Tuy nhiên, do thuế quan là biện pháp mà WTO (World Trade Organization)
yêu cầu các quốc gia phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và có
lộ trình cắt giảm nên biện pháp này đang có xu hướng ngày càng giảm đi. Cùng với
đó là sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các hàng rào phi thuế quan. Có thể nói, do
trình độ phát triển kinh tế của các nước không đồng đều nhau, nước nào cũng muốn
duy trì các rào cản nhằm bảo hộ sản xuất nội địa nên càng ngày càng có nhiều hàng
rào phi thuế quan ra đời. Mức độ cần thiết và lí do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ sản
7

xuất nội địa của từng nước cũng khác nhau, đối tượng bảo hộ cũng khác nhau khiến
cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng.
Về mặt lí thuyết, hàng rào phi thuế quan là các hàng rào ngoài thuế làm ảnh
hưởng đến luân chuyển hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên thời gian gần đây, phạm vi các
hàng rào phi thuế quan ngày càng mở rộng khiến cho việc đưa ra một định nghĩa rõ
ràng và chặt chẽ trở nên khó khăn. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính
thức về hàng rào phi thuế quan và định nghĩa cũng như phạm vi của chúng phụ
thuộc vào các nhà nghiên cứu, các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Để nhìn nhận
một cách bao quát từ đó thấy được bản chất của hàng rào phi thuế quan, có thể xem
xét một số định nghĩa như dưới đây.

Các từ điển kinh tế định nghĩa hàng rào phi thuế quan như là các chính sách
ngoài thuế của chính phủ để hạn chế nhập khẩu thông qua việc phân biệt hàng nước
ngoài và hàng nội địa. Những hàng rào phi thuế quan điển hình là hạn chế nhập khẩu
và hạn chế định lượng, các chính sách để bảo vệ và khuyến khích các ngành công
nghiệp nội địa, hỗ trợ tài chính và giảm thuế cho xuất khẩu, và chống bán phá giá.
Trên quan điểm lợi ích chung của nền kinh tế thế giới, Badwin (1970) đưa ra
một định nghĩa về hàng rào phi thuế quan: “Một sự biến dạng phi thuế quan là bất
kì một biện pháp (thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân) nào khiến các hàng hóa và
dịch vụ trong mua bán quốc tế hoặc mọi nguồn lực dành cho việc sản xuất các hàng
hóa và dịch vụ đó, sẽ được phân bổ theo cách như thế nào đó nhằm giảm thu nhập
tiềm năng thực sự của thế giới” [16]
Nghiên cứu của Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) lại mô tả
hàng rào phi thuế quan từ giác độ ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế trong nước:
“Các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương
mại, bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước” (PECC 1995)
Một cách tổng quát hơn, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm
1997 đã định nghĩa: “Các hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm
ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên
cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu”[8]. Cách đề cập này chủ yếu dựa trên
8

phạm vi áp dụng (biên giới) của các biện pháp phi thuế quan. Tương tự như vậy, cơ
sở dữ liệu của Hệ thống Phân tích và Thông tin Thương mại (TRAINS) thuộc Cơ
quan Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển (UNCTAD) cũng chủ yếu chỉ tính đến
các biện pháp về biên giới, bỏ qua những biện pháp liên quan đến xuất khẩu và việc
mua sắm nội bộ Chính phủ (như những nguyên tắc về hàm lượng trong nước, các
khoản trợ cấp, giảm thuế, các biện pháp biên giới về phân biệt đối xử và biện pháp tư
nhân chống cạnh tranh). Thực tế, phương pháp tiếp cận về những biện pháp biên giới
được áp dụng nhiều hơn vì các lí do tình thế chứ không phải các tính toán có cơ sở.
Định nghĩa áp dụng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về các

hàng rào phi thuế quan lại bám sát vào hệ thống phân loại của UNCTAD. Tuy nhiên
có những sự bỏ sót đáng kể trong định nghĩa của ASEAN cần được nhấn mạnh. Một
số biện pháp tài chính và kiểm soát giá đã được ASEAN loại bỏ, ví dụ như các biện
pháp kiểm soát số lượng và chính sách trong nước. Việc không có các biện pháp
kiểm soát số lượng có thể bắt nguồn từ sự nới lỏng chính trị để đón nhận cải cách
trong lĩnh vực này. Việc không có những biện pháp trong nước, bao gồm cả những
biện pháp phân biệt đối xử một cách rõ ràng đối với nhập khẩu cũng là một sự bỏ
sót nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế thường sử dụng khái
niệm về hàng rào phi thuế quan của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) như
sau: “Ngoài thuế quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý hay
tồn tại trên thực tế, ảnh hưởng đến mức độ và phương hướng nhập khẩu được gọi là
các rào cản phi thuế quan”. Mỗi NTB có thể có một hoặc nhiều thuộc tính như áp
dụng tại biên giới hay nội địa, được duy trì một cách chủ động hay bị động, phù hợp
hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm bảo hộ hay không bảo hộ,
Như vậy, nhìn chung có thể thấy rào cản phi thuế quan là rào cản không dùng
thuế quan mà sử dụng các quy định pháp lý (thông qua các biện pháp hành chính)
và các quy định kĩ thuật (dưới hình thức các tiêu chuẩn kĩ thuật đối với sản phẩm và
quy trình sản xuất, vận chuyển, ) để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của
hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng hóa và người tiêu dùng trong nước. Mục tiêu
9

chính thức của các rào cản phi thuế quan là bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người
tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước. Tuy nhiên, phần lớn các nước công
nghiệp phát triển thường dựa trên lí do này để đạt tới mục đích cuối cùng là giảm
thiểu lượng nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Với góc nhìn như vậy, hàng
rào phi thuế quan bao gồm hai bộ phận cơ bản. Trước hết đó là các hàng rào pháp lý
được hiểu là các chính sách, các quy định mang tính chất pháp lý của chính phủ đối
với hàng hóa nhập khẩu. Các rào cản này được thể hiện chủ yếu thông qua các biện
pháp can thiệp hành chính trực tiếp đối với hàng nhập khẩu như hạn ngạch, thuế

chống bán phá giá, cơ chế giám sát, Các biện pháp này thường chỉ áp dụng riêng
cho hàng hóa nhập khẩu và chỉ trong một số điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt và
không liên quan gì đến hàng hóa sản xuất trong nước. Bộ phận thứ hai là các rào
cản kĩ thuật chủ yếu là các tiêu chuẩn kĩ thuật như nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn vệ
sinh, quy định đối với nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, vận chuyển, tiêu chuẩn
xã hội, Một điểm cần lưu ý là không phải bất cứ một tiêu chuẩn kĩ thuật nào cũng
là rào cản kĩ thuật. Mặt khác các tiêu chuẩn này có thể được áp dụng đối với cả
hàng hóa nhập khẩu cũng như hàng sản xuất trong nước.
Giữa hàng rào pháp lý và hàng rào kĩ thuật không có một ranh giới thực sự rõ
ràng. Các tiêu chuẩn kĩ thuật cũng phải được các cơ quan có thẩm quyền ban hành,
vì vậy chúng cũng có tính pháp lý. Các biện pháp hành chính cũng có thể mang nội
dung kĩ thuật. Ví dụ như khi nước nhập khẩu yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về
tính năng kĩ thuật, thành phần hay quy trình sản xuất của sản phẩm thì rất khó có thể
phân biệt rạch ròi đây là hàng rào pháp lý hay hàng rào kĩ thuật. Do vậy, sự phân
biệt trên đây cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Một điều nữa cần lưu ý khi nghiên cứu về hàng rào phi thuế quan, đó là: các
hàng rào phi thuế quan không nên xem như một sự đồng nghĩa với các biện pháp
phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là biện pháp phi thuế quan,
song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đều là các hàng rào phi thuế
quan. Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất
khẩu, chúng không phải là những “rào cản” đối với thương mại. Thuật ngữ có vẻ
10

trung lập hơn này cũng được các Chính phủ thường dùng để mô tả những biện pháp
được sử dụng để quản lý nhập khẩu với các mục đích hợp pháp (ví dụ các thủ tục
bảo đảm thực vật được quốc tế công nhận). Hơn nữa, ví dụ nếu các hạn ngạch mà
không bắt buộc, ít nhất là trên mức nào trên thị trường phi hạn ngạch có thể xuất
hoặc nhập khẩu, thì thực sự rất khó có thể quy cho chúng là những “hàng rào”.
Trong thực tế, việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là các hàng rào phi
thuế quan khá khó khăn. Mục đích sử dụng các công cụ, chính sách là quan trọng,

song có những chính sách, biện pháp mà tác dụng của chúng không thể được xác
định, nếu không có sự điều tra kĩ lưỡng về kết quả, bản chất và hoạt động thực sự
của chúng.[17] Nói tóm lại, theo như định nghĩa hàng rào phi thuế quan của WTO
thì “ Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở
đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng”.
1.1.1.2 Phân loại
Hiện nay trên thế giới cũng chưa có một cách phân loại cố định nào về rào cản
phi thuế quan và cũng không ai có thể thống kê được hiện có tất cả bao nhiêu loại
rào cản phi thuế quan đang cùng tồn tại. Trong quá trình phát triển của thương mại
quốc tế, các quốc gia và vùng lãnh thổ liên tục nghiên cứu đưa ra các biện pháp mới
một mặt bảo hộ thương mại trong nước, mặt khác lại phù hợp với tình hình biến
động chung của thương mại thế giới. Do đó hàng năm ban thư kí của GATT đều liệt
kê, bổ sung và sửa đổi hàng trăm rào cản phi thuế quan khác nhau. Do tính chất
phức tạp của việc phân loại nên người viết chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một số
phương thức phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam.
a) Phân loại NTB trên thế giới
Badwin đã xây dựng cách phân loại đầu tiên về các NTB.[16] Cách phân loại
này không đưa ra được các biện pháp cụ thể, nó chỉ đưa ra sự phân loại dựa trên các
đặc điểm chung về chính sách có tác động ngăn cản việc hình thành một thị trường
chung, bao gồm:
 Các chính sách về hạn ngạch và hạn chế thương mại quốc gia
 Trợ cấp xuất khẩu và thuế
11

 Các chính sách mua sắm đấu thầu của chính phủ và tư nhân có sự phân
biệt
 Một số loại thuế trực thu có chọn lọc
 Một số hình thức trợ giá trong nước có chọn lọc
 Thủ tục hải quan nhằm hạn chế thương mại
 Các quy định về chống phá giá

 Các quy định về hành chính và kĩ thuật nhằm hạn chế thương mại
 Các thông lệ kinh doanh nhằm hạn chế thương mại
 Các biện pháp kiểm soát đối với đầu tư nước ngoài
 Các chính sách xuất nhập cảnh hạn chế thương mại
 Các biện pháp kiểm soát tiền tệ có chọn lọc và chính sách tỷ giá hối
đoái có phân biệt đối xử.
Còn Hệ thống Mã các Biện pháp Kiểm soát Thương mại của UNCTAD thì đưa
ra định nghĩa lớn nhất về NTB với hơn 100 các biện pháp khác nhau (chưa bao gồm
các biện pháp về sản xuất và xuất khẩu)[17], chúng được phân loại thành:
 Các biện pháp gần giống thuế quan - phụ thu hải quan, thuế và phí bổ
sung, định giá hải quan.
 Các biện pháp kiểm soát giá cả - định giá bằng hành chính, hạn chế
xuất khẩu tự nguyện, áp dụng lệ phí tùy biến.
 Các biện pháp tài chính - các yêu cầu thanh toán trước, quy định về
điều kiện thanh toán hàng nhập khẩu, làm chậm trễ khâu giao hàng.
 Các biện pháp kiểm soát định lượng - cấp phép phi tự động, hạn ngạch,
cấm, các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu, hạn chế cụ thể đối với doanh
nghiệp.
 Các biện pháp độc quyền - kênh nhập khẩu duy nhất, dịch vụ bắt buộc
đối với quốc gia.
 Các biện pháp kĩ thuật - các quy định về kĩ thuật, thanh tra trước khi
chuyển hàng, các thủ tục hải quan đặc biệt.
12

b) Phân loại NTB tại Việt Nam
Theo cuốn “Cạnh tranh trong thương mại quốc tế” của NXB Chính trị quốc
gia[8], toàn bộ hệ thống rào cản phi thuế quan trên thế giới nhìn chung có thể chia
thành 5 nhóm sau:
 Nhóm 1: Những việc chính phủ thường làm để hạn chế thương mại
 Nhóm 2: Các biện pháp hạn chế nhập khẩu có tính chất hành chính và

do hải quan thực hiện
 Nhóm 3: Hàng rào có tính chất kĩ thuật đối với thương mại
 Nhóm 4: Hạn chế đặc thù, như hạn chế cấp phép nhập khẩu, hạn chế
xuất khẩu, quy chế về giá trong nước
 Nhóm 5: Lệ phí nhập khẩu, như tiền kí quỹ, thuế điều tiết nhập khẩu,
hạn chế cho vay có tính chất phân biệt đối xử
Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cũng đã đưa ra cách phân loại các
hàng rào phi thuế quan thành 7 nhóm chủ yếu như sau:
 Nhóm 1: Các biện pháp hạn chế định lượng (như cấm, hạn ngạch, giấy phép)
 Nhóm 2: Các biện pháp quản lý giá (như trị giá tính thuế quan tối thiểu,
giá nhập khẩu tối đa, phí thay đổi, phụ thu)
 Nhóm 3: Các biện pháp quản lý đầu mối (như đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu)
 Nhóm 4: Các biện pháp kĩ thuật (như quy định kĩ thuật, tiêu chuẩn, thủ
tục xác nhận sự phù hợp, yêu cầu về nhãn mác, kiểm dịch động thực vật)
 Nhóm 5: Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (như tự vệ, trợ cấp
và các biện pháp đối kháng, biện pháp chống bán phá giá)
 Nhóm 6: Các biện pháp liên quan đến đầu tư (như thuế suất thuế nhập
khẩu phụ thuộc tỉ lệ nội địa hóa, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, yêu cầu xuất
khẩu, ưu đãi gắn với thành tích xuất khẩu)
 Nhóm 7: Các biện pháp khác (như tem thuế, biểu thuế nhập khẩu hay
thay đổi, yêu cầu đảm bảo thanh toán, yêu cầu kết hối, thủ tục hành
chính, thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, quy tắc xuất xứ).
13

Có thể nhận thấy dù áp dụng phương thức nào, sử dụng các công cụ NTB nào
thì nhìn chung các NTB chính đều thuộc 7 nhóm NTB theo phân loại của Bộ Công
Thương như trên. Do vậy, để nghiên cứu các tác động của rào cản phi thuế quan đối
với hàng hóa xuất khẩu vào một quốc gia thì cách phân loại của Bộ Công Thương tỏ
ra khá phù hợp.
1.1.2. Đặc điểm của hàng rào phi thuế quan

* Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức
Nhờ đặc điểm này, hàng rào phi thuế quan tác động, khả năng và mức độ đáp
ứng mục tiêu của chúng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng hàng rào phi thuế quan để
phục vụ một mục tiêu cụ thể thì sẽ có nhiều sự lựa chọn, mà không bị bó hẹp trong
khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan. Ví dụ, để hạn chế nhập khẩu phân
bón, có thể đồng thời áp dụng các hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu
không tự động, đầu mối nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu.
* Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với
hiệu quả cao
Mỗi quốc gia thường theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế,
thương mại của mình, Các mục tiêu đó có thể là: (i) bảo hộ sản xuất trong nước,
khuyến khích phát triển một số ngành nghề; (ii) hạn chế tiêu dùng; (iii) đảm bảo an
toàn sức khỏe con người, động thực vật, môi trường; (iv) đảm bảo cân bằng cán cân
thanh toán; (v) đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,v.v Các hàng rào
phi thuế quan có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau nên trên
trong khi việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hoặc không hữu hiệu bằng.
Ví dụ: quyết định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa đảm
bảo an toàn sức khỏe con người, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo hộ sản xuất nông
nghiệp trong nước như một cách hợp pháp. Hay cấp giấy phép không tự động đối với
dược phẩm nhập khảu vừa giúp bảo hộ ngành dược nội địa, dành đặc quyền cho một
số đầu mối nhập khẩu nhất định, quản lý chuyên ngành một mặt hàng quan trọng đối
với sức khỏe con người, phân biệt đối xử với một số nước cung cấp nhất định.
14

* Hình thức thể hiện của hàng rào phi thuế quan rất phong phú nên nhiều
hàng rào phi thuế quan chưa chịu sự điều chỉnh của các quy tắc thương mại.
Các hàng rào phi thuế quan thường mang tính “mập mờ” mức độ ảnh hưởng
không rõ ràng như những thay đổi mang tính định lượng của thuế quan nên dù tác
động của chúng có thể lướn nhưng lại là tác động ngầm có thể che đập hoặc biện hộ
bằng cách này hoặc cách khác. Hiện nay các Hiệp định của WTO chỉ mới điều

chỉnh việc sử dụng một số hàng rào phi thuế quan nhất định. Theo đó, tất cả các
hàng rào phi thuê quan hạn chế định lượng đều không được phép áp dụng, trừ
trường hợp ngoại lệ.
Một số hàng rào phu thuế quan khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chế nhập
khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước nhưng vẫn được WTO cho phép áp dụng với điều
kiện tuân thủ những quyết định cụ thể, rõ ràng, khách quan. Chẳng hạn như các tiêu
chuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, tự vệ, thuế chống bán phá giá,
các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng, một số hình thức hỗ trợ nông nghiệp.
Thậm chí với những hàng rào phi thuế quan chưa xác định được là phù hợp
hay không với các quyết định của WTO, các nước vẫn có thể tiếp tục áp dụng mà
chưa bị yêu cầu cắt giảm hay loại bỏ. Những hàng rào phu thuế quan này có thể do
WTO chưa có quyết định điều chỉnh hoặc có quyết định điều chỉnh nhưng rất chung
chung và trên thức tế rất khó có thể xác định được tính phù hợp hay không phù hợp
với quyết định đó, hoặc chúng vẫn là một thực tế được thừa nhận chung. Chẳng hạn
như yêu cầu đặt cọc, trả thuế nhập khẩu trước,v.v
* Dự đoán việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan là rất khó khăn, vì trên
thực tế chúng thường được vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan, đôi khi tùy tiện
của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Chẳng hạn để xác định hạn ngạch nhập khẩu phân bón trong một năm, người
ta dự tính khả năng các đơn vị sản xuất phân bó trong nước có thể đáp ứng được
tổng nhu cầu về phân bón của toàn ngành nông nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế phức tạp và thường xuyên biến động hiện nay, việc đưa
ra một dự đoán tương đối chính xác là rất khó khăn. Hậu quả của việc dự báo không
15

chính xác sẽ rất nghiêm trọng như gây ra thiếu hụt trầm trọng nguồn phân bón khi
sản xuất trong nước vào thời vụ, đẩy giá tăng vọt hoặc trái lại dẫn đến tính trạng
cung vượt cầu quá lớn trên thị trường làm giá sụt giảm. Điều này đồng nghĩa với
việc các quyết định sản xuất và kinh doanh sẽ chịu những rủi ro cao hơn.
Các hàng rào phi thuế quan đôi khi cũng làm nhiễu tín hiệu của thị trường mà

người sản xuất dựa vào đó để ra quyết định. Tín hiệu này chính là giá thị trường.
Khi bị làm sai lệch, nó sẽ phản ánh không trung thực lợi thế cạnh tranh thật sự, chỉ
dẫn sai việc phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế. Do đó, khả năng xây dựng
kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong trung và dài hạn của người sản
xuất bị hạn chế.
Tác động của các hàng rào phi thuế quan thường khó có thể lượng hóa được rõ
ràng như tác động của thuế quan. Nếu mức độ bảo hộ thông qua thuế quan đối với
một sản phẩm có thể dễ dàng được xác định bằng chính sách thuế suất đánh lên sản
phẩm đó thì mức độ bảo hộ thông qua các hàng rào phi thuế quan là tổng mức bảo
hộ của các hàng rào phi thuế quan riêng rẽ áp dụng cho cùng một sản phẩm. Bản
thân mức độ bảo họ của mỗi hàng rào phi thuế quan cũng chỉ có thể được ước lượng
một cách tương đối. Cũng vì mức độ bảo hộ của các hàng rào phi thuế quan không
dễ xác định nên rất khó xác định một lộ trình tự do hóa thương mại rõ ràng như với
bảo bộ bằng thuế quan.
* Không những thế, vì khó dự đoán nên các hàng rào phi thuế quan thường
đòi hỏi chi phí quản lý cao và tiêu tốn nhân lực của nhà nước để duy trì hệ thống
điều hành kiểm soát thương mại bằng các hàng rào phi thuế quan.
Một số hàng rào phi thuế quan thuộc thầm quyền và phạm vi quản lý của
những cơ quan với những mục tiêu khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau, nên có
thể gây khó khăn cho bản thân các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các
chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong việc xây dựng, sử dụng, tiếp cận thông tin
cũng như đánh giá tác động của các hàng rào phi thuế quan này.
Các doanh nghiệp sản xuất chưa chú trọng đến tiếp cận thông tin và chưa có ý
thức xây dựng, đề xuất các hàng rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất, còn trông
16

chờ vào nhà nước tự quyết định. Do đó, thực tế là các doanh nghiệp thường phải tốn
kém chi phí vận động hành lang để cơ quan chức năng ra quyết định áp dụng các
hàng rào phi thuế quan nhất định có lợi cho mình.
Ngoài ra, việc quản lý các hàng rào phi thuế quan còn khó khăn nếu đó là

những hàng rào phi thuế quan bị động, tồn tại trên thực tế ngoài ý muốn của các nhà
hoạch định chính sách như bộ máy quản lý thương mại quan liêu, năng lực thấp của
các nhân viên hải quan, các văn bản pháp lý không được công bố công khai
* Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan
Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế nhập
khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước hầu như không đem lại nguồn thu tài chính trực
tiếp nào cho nhà nước mà thường chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp hoặc ngành
nhất định được bảo hộ hoặc được hưởng ưu đãi đặc quyền như được phân bổ hạn
ngạch, được chỉ định làm đầu mối nhập kaharu - Điều này còn dẫn đến sự bất bình
đẳng giữa các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế.
Tóm lại, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ bảo hộ sản
xuất trong nước quan trọng đối với mọi quốc gia. Do mỗi công cụ đều có điểm
mạnh, yếu đặc thù nên các hàng rào thuế quan và phi thuế quan thường được sử
dụng kết hợp, bổ sung lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ sản xuất trong
nước. Mặc dù về lý thuyết WTO và các định chế thương mại khu vực thường chỉ
thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất nhưng thực tế đã chứng
minh rằng các nước không ngừng sử dụng các hàng rào phi thuế quan mới, vừa đáp
ứng mục đích bảo hộ, vừa không trái với thông lệ quốc tế.
1.2. Hệ thống rào cản phi thuế quan trên thế giới hiện nay
Trên thế giới hiện nay, các nước đã dựng rất nhiều hàng rào phi thuế quan nhằm
bảo hệ nền sản xuất trong nước. Từ đó người ta có thể phân chia ra làm sáu nhóm lớn:
1.2.1. Nhóm biện pháp hạn chế định lượng
Hạn chế định lượng là những biện pháp phi thuế quan điển hình gây cản trở
luồng di chuyển tự do của hàng hóa giữa các nước. Đây là những bện pháp nhằm
trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do
17

đó có tính chất bảo hộ rất cao. Đây thường là những biện pháp mang tính chất võ
đoán, ít dựa trên cơ sở khoa học mà chủ yếu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
WTO coi những bện pháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụng của tự do hóa thương

mại, đồng thơi lại không thể tính toán, dự đoán dược trước cho nên yêu cầu xóa bỏ
chúng. Thay vào đó, nhu cầu bảo hộ, nếu có, sẽ được thể hiện thành thuế quan.
1.2.1.1. Cấm nhập khẩu
Biện pháp hạn chế định lượng đầu tiên là cấm nhập khẩu. Các nước trên thế
giới chỉ được sử dụng biện pháp cấm nhập khẩu này vì mục tiêu bảo vệ đạo đức
công cộng, sức khỏe con người, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng Trong
trường hoạp khẩn cấp, các nước cũng có thể tạm thời áp dụng biện pháp này nhằm
bảo hộ cán cân thanh toán, an ninh lương thực quốc gia Vì thế những hàng hóa
thuộc danh mục cấm nhập khẩu của các quốc gia thường là vũ khí, đạn dược, ma
túy, hóa chất độc hại. Nói chung, hàng xuất khẩu của Việt Nam ít bị hạn chế bởi
biện pháp này do quy định của các nước nhập khẩu khá phù hợp với mục tiêu trên.
1.2.1.2. Hạn ngạch nhập khẩu
Biện pháp hạn chế định lượng thứ hai là hạn ngạch nhập khẩu. Hạn ngạch
nhập khẩu là qui định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó
được nhập khẩu nói chung hoặc một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất
định (thường là một năm)
Hạn ngạch nhập khẩu là một hình thức hạn chế về số luwognj và thuộc hệ
thống giấy phép không tự động. Khi hạn ngạch nhập khẩu được qui định cho một
loại sản phẩm đặc biệt nào đó thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (tổng định
ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một thời gian nhất định không kẻ nguồn gốc
hàng hóa từ đâu đến.
Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa chỉ được
nhập khẩu từ nước (thị trường) đã định với số lượng bao nhiêu, trong thời hạn bao
lâu.
Thường hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập
khẩu cho một công ty. Ví dụ như ở nước ta, các mặt hàng liên quan đến các cân đối
18

lớn của nền kinh tế quốc dân đều có qui định hạn ngạch nhập khẩu như xăng dầu,
phân bón, xi măng Chỉ có một số doanh nghiệp được phép nhập khẩu những mặt

hàng trên. Mỗi doanh nghiệp được phép phân bổ một số lượng tối đa các mặt hàng
trên trong một năm.
Nhưng xu hướng tự do hóa thương mại hiện nay, các nước cũng dần xóa bỏ cơ
chế hạn ngạch. Đơn cử như, vào năm 2000 Trung Quốc áp dụng hạn ngạch nhập
khẩu đối với 57 nhóm hàng bao gồm đồng hồ, xe may, ngũ cốc, dầu ăn, phân bón,
thép, hàng dệt may, thuốc lá Tuy nhiên sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã bãi
bỏ chế độ hạn ngạch nhập khẩu với hơn một nửa số nhóm hàng trên và cam kết lịch
trình bãi bỏ đối với các mặt hàng còn lại muộn nhất là đến 1/1/2005.
1.2.1.3. Giấy phép nhập khẩu
Biện pháp hạn chế định lượng thứ 3 thường được các nước sử dụng đó là giấy
phép nhập khẩu. Theo chế độ này, hàng hóa muốn thâm nhập vào lãnh thổ một
nước phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng. Đôi khi các nước sử
dụng biện pháp này nhằm giảm hạn ngạch hoặc cấm nhập khẩu bằng cách tạm thời
không cấp giấy phép nhập khẩu. Trước đây, hàng xuất khẩu của Việt Nam muốn
xuất sang Thái Lan và Trung Quốc đã gặp phải khó khăn không nhỏ do bện pháp
này gây ra.
Theo cách sử dụng giấy phép được chi làm hai loại: giấy phép chung và giấy
phép riêng.
Giấy phép chung được cấp công khai theo khuôn khổ định mức số lượng nhập
khẩu và trong một thời gian nhất định. Nó có thể được áp dụng cho tất cả các nước
hoặc giới hạn ở một số nước. Thông thường thì giấy phép riêng được sử dụng rộng
rãi và sử dụng cho một số nước riêng lẻ.
Tính chất kín đáo và bí mật của giấy phép nhập khẩu cũng như của thủ tục cấp
giấy phép nhập khẩu của chính quyền nhà nước đã tạo khả năng hạn chế nhập khẩu
mạnh. Thông qua giấy phép nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động ngoại
thương, vào khối lượng nhập kaharu cũng như phương hướng lãnh thổ có lợi hoặc
19

bất lợi cho các doanh nghiệp. Chế độ giấy phép nhập khẩu thường được áp dụng kết
hợp với định mức số lượng nhập khẩu và quản lý ngoại hối.

1.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý giá cả
Ngoài mục tiêu tránh gian lận thương mại, biện pháp liên quan đến việc xác
định giá tính thuế hải quan có thể được sử dụng như một công cụ gián tiếp bảo hộ
sản xuất trong nước. Trị giá tính thuế hải quan cao hay thâp sẽ tác động trực tiếp
đến khoản thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp phải nộp và qua đó tác động lến giá
bán của sản phẩm của Việt Nam trên thị trường nước nhập khẩu.
Trước đây, các nước đang phát triển thường không sử dụng giá thực tế ghi trên
hóa đơn để tính thuế mà dụng trị giá tính thuế tối thiểu hoặc giá tham khảo. Thậm
trí hải quan Thái Lan còn sử dụng giá hóa đơn cao nhất của sản phẩm cùng loại
nhập khẩu từ bất kỳ nước nào trong thời gian đó đế xác địnht trị giá tính thuế. Cách
xác định tùy tiện này đôi khi khiến nhà xuất khẩu phải chịu thuế cao một cách vô lý
và không thể dự đoán được khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm của mình.
Đến hay hầu hết các nước đã sử dụng Hiệp định về định giá hải quan của
WTO để tính thuế nhập khẩu. Théo đó, giá tính thuế nhập khẩu là giá thực trả hoặc
sẽ được trả khi hàng được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Hiệp định trị giá hải quan (ACV) mà tên đầy đủ là Hiệp định thực hiện Điều
VII của GATT 1994. Nội dung cơ bản của ACV là yêu cầu cơ quan hải quan xác
định giá hàng hóa bị đánh thuế trên cơ sở giá ghi trên hợp đồng, hóa đơn (gọi là trị
giá giao dịch)
Trị giá giao dịch không chỉ bao gồm giá ghi trên hợp đồng mà còn có thể bao
gồm một số chi phí khác: tiền hoa hồng, tiền môi giới, tiền đóng gói, lệ phí giấy
phép, chi phí vận chuyển và bảo hiểm (nếu căn cứ theo giá CIF)
ACV không cho phép tính các chi phí sau vào trị giá giao dịch: cước vận tải
nội địa sau khi nhập khẩu, chi phí lắp ráp, duy tu, bảo hành sau khi nhập khẩu, các
loại thuế sau khi nhập khẩu.
Ngoài biện pháp về trị giá tính thiếu hải quan, hiện nay rất nhiều nước thể hiện
mối quan ngại về các biện pháp phụ thu và phí đang được sử dụng tràn lan như một

×