Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







CHU NỮ NGỌC PHỤNG





PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM







LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH DŨNG










Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






CHU NỮ NGỌC PHỤNG






PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành KTTG & QHKTQT

Mã số 60 31 07



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH DŨNG








Hà Nội - 2012


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt
i
Danh mục các biểu đồ
ii
Danh mục các hình vẽ
iii
LỜI MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phân cấp quản lí FDI
8
1.1. Tổng quát chung về FDI
8
1.2. Cơ sơ lí luận về phân cấp trong quản lí nhà nước
13
1.3. Phân cấp trong quản lí FDI
21
1.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
23
Chƣơng 2: Thực trạng phân cấp quản lí FDI ở Việt Nam
39
2.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quá trình phân cấp quản lí FDI tại
Việt Nam
39
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật đối với các dự án đầu tư trong KCN-KCX
39
2.1.2. Hệ thống văn bản pháp luật chung về phân cấp quản lí FDI tại Việt
Nam
50
2.2. Tình hình thu hút FDI qua các thời kì phân cấp
53
2.3. Đánh giá tác động của việc phân cấp quản lí tới kết quả thu hút FDI
68
2.3.1. Các kết quả đã đạt được
68
2.3.2. Một số hạn chế trong việc phân cấp quản lí nhà nước về FDI
70
2.3.3. Các nguyên nhân chủ yếu của những thành công và hạn chế
73

Chƣơng 3: Một số giải pháp cải thiện việc phân cấp quản lí FDI tại Việt Nam
76
3.1. Định hướng cải thiện phân cấp quản lý FDI thời gian tới
76
3.2. Các nhóm giải pháp cần thực hiện
77
3.2.1. Các giải pháp đối với các cơ quan quản lí nhà nước ở Trung ương
77
3.2.2. Các giải pháp đối với các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương
82
KẾT LUẬN …………………………………………………………………
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………

PHỤ LỤC ……………………………………………………………………






















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt tiếng Anh
Nghĩa đầy đủ tiếng Việt
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do của Hiệp hội các nước Đông
Nam Á
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế các nước Châu Á Thái Bình
Dương
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
EU
Liên minh Châu Âu
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
USD
Đồng đô la Mỹ
VAT
Thuế giá trị gia tăng
WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

Tên viết tắt tiếng Việt
Nghĩa đầy đủ tiếng Việt
CN
Công nghiệp
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
ĐTTTNN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
KCN-KCX
Khu công nghiệp, khu chế xuất
M&A
Mua lại và sáp nhập
Nxb
Nhà xuất bản
XHCN
Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ




Số trang
Bảng 2.1
Cơ cấu vốn FDI theo ngành giai đoạn 1988 – 1993
56

Bảng 2.2
Qui mô vốn dự án đăng ký và tỷ lệ vốn thực hiện FDI
1988-1997
57
Bảng 2.3
Cơ cấu vốn FDI theo ngành giai đoạn 1988 – 2007
60
Bảng 2.4
Tình hình thu hút FDI từ năm 1988-2012
63
Hình 2.1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2008
54
Hình 2.1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo HTĐT 1988-2008
55
Hình 2.3
FDI tại Việt Nam từ 2000-2011
66




LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng, đóng góp tích cực
vào sự phát triển kinh tế đất nước thời gian qua. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ
sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền
kinh tế; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế [16].
Đạt được những thành tựu trên là nhờ môi trường đầu tư-kinh doanh nước ta
từng bước được cải thiện, tạo sự hấp dẫn đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài; hệ thống luật pháp chính sách về ĐTNN ngày càng được bổ sung, hoàn
thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông
thoáng hơn. Các yếu tố trên là những tiền đề và động lực góp phần đưa lại kết quả
đáng khích lệ của hoạt động ĐTNN tại Việt Nam, xác định vai trò quan trọng của
khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất
nước ta. [17]
Luật Đầu tư mới được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006
cùng Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 đã tạo ra một bước đột phá mới
trong thủ tục hành chính đối với hoạt động ĐTNN. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài
được đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước và công tác quản lý nhà nước
đối với hoạt động ĐTNN được phân cấp toàn diện và triệt để cho các địa phương.
Bên cạnh những thuận lợi, công tác quản lý ĐTNN trong bối cảnh phân cấp đang
xuất hiện những bất cập, đặc biệt là khi hệ thống pháp luật chuyên ngành chưa theo
kịp với tiến độ phân cấp hoạt động ĐTNN. Điều này dẫn tới sự cần thiết phải
nghiên cứu các biện pháp, công cụ và mô hình mới cho công tác quản lý hoạt động
ĐTNN. [17]
Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN là một trong những khu vực kinh tế đầu tiên
triển khai chủ trương phân cấp quản lý để đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước
trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [16].
Chủ trương phân cấp quản lý hoạt động ĐTNN đã được thực tế kiểm nghiệm là
đúng đắn, thực sự góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương,
phát huy sự linh hoạt, tính sáng tạo của mỗi địa phương trong thu hút ĐTNN, tạo
điều kiện cho thành phần kinh tế này đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn [16].
Vì vậy, yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra cho công tác thu hút ĐTNN của Việt
Nam trong thời gian tới là nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với ĐTNN trong
bối cảnh phân cấp toàn diện và triệt để theo Luật Đầu tư và Nghị định

108/2006/NĐ-CP. Việc nghiên cứu về quản lý nhà nước về ĐTNN trong bối cảnh
mới là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động ĐTNN trong bối cảnh phân cấp toàn diện và triệt để như
hiện nay, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước đối với ĐTNN là một yêu cầu cấp thiết.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Từ năm 1995 đến nay, đã có nhiều bài báo chuyên ngành, giáo trình, luận văn
nghiên cứu, đánh giá và phân tích về Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam như:
- “Những giải pháp chính trị nhằm thu hút hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam” của Nguyễn Khắc Thân, NXB Chính trị Quốc gia, 1996. Tác giả đã
nghiên cứu xu hướng vận động của luồng tư bản đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực
trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian từ năm 1996
trở về trước, qua đó tác giả nêu ra một số những giải pháp cơ bản để thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
- “Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài” của PGS.TS Võ Thanh Thu, Ths. Ngô Thị
Ngọc Huyền NXB Thống Kê, 2008. Các tác giả đã nghiên cứu và thống kê tổng số
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Cuốn sách chứa đựng những chỉ dẫn khoa học và có hệ thống về kỹ thuật đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra cuốn sách cũng đã nhắc đến các định chế quốc tế ảnh
hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam, cũng như cơ chế quản lý hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.
- Tham luận “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc: Thực trạng và vấn đề”,
ThS. Trần Thị Vân Anh, Viện Kinh tế Việt Nam. Bài viết đi sâu phân tích, đánh giá
thực trạng thu hút và sử dụng FDI cũng như những đóng góp, hạn chế của FDI đối
với sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời chỉ ra những vấn đề cần giải quyết
để thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả hơn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong
giai đoạn tới, đặc biệt giai đoạn 2011 - 2020.
- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cơ sở pháp lý hiện trạng và cơ hội
triển vọng” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn- Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài.

Tác giả nghiên cứu về cơ sở pháp lý và cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam. Tác giả
đã chỉ ra điểm yếu cần khắc phục trong lĩnh vực này là chưa thu hút được nhiều tập
đoàn đa quốc gia, các công ty lớn nước ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp có quy
mô còn quá nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, yếu về vốn, kinh nghiệm, nhân lực, quản
lý, tiếp thị
- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam giai đoạn 1988-2005” của tác giả Đỗ Thị Thủy (Luận án Tiến sĩ kinh tế,
2011). Tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến FDI vào Việt Nam, nhất là
giai đoạn 1997-2000 do ảnh hưởng khủng khoảng kinh tế trong khu vực làm giảm
sút FDI vào Việt Nam giai đoạn này. Trên cơ sở đánh giá và phân tích các nguyên
nhân, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút Fdi vào Việt Nam nói chung
đến năm 2005 phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận án
chưa đề cập đến việc phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam.
- “Thực trạng của chính sách thuế đối với khu vực FDI tại Việt Nam”, luận án của
Trần Ngọc Hoàng (2004) đã nêu được những vấn đề cơ bản về thuế và vai trò của
thuế trong việc thu hút vốn Đầu tư FDI; thực trạng của chính sách thuế đối với khu
vực FDI tại Việt Nam nhưng năm vừa qua (1988 - 2002) và đưa ra những giải pháp
hệ thống chính sách này.
- “Thu hút FDI vào khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi”, luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Thị Diễm Phương, Đại học Đà Nẵng, 2010. Tác giả đã nghiên cứu và liệt
kê tình hình thu hút FDI vào khu kinh tế Dung Quất qua các thời kỳ và đưa ra một
số gợi ý về việc nâng cao thu hút nguồn FDI vào khu kinh tế Dung Quất.
- Đề tài KH-CN cấp nhà nước: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - vị trí,
vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, GS.TS
Nguyễn Bích Đạt, Hà Nội(2004). Các tác giả đã tóm lược tính cần thiết phải điều
chỉnh chính sách thuế, thuế quan và trợ cấp sau khi gia nhập WTO, phân tích một số
bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế, điểm qua thành tựu và một số hạn chế của
chính sách thuế, thuế quan và trợ cấp của Việt Nam theo các quan điểm hiệu quả
kinh tế và tính tương thích của chính sách hiện hành so với các quy định của WTO.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã đọc và tham khảo thêm nhiều

tài liệu, văn bản, nghị định liên quan, nhưng chưa tìm được tài liệu nước ngoài cũng
như trong nước nào nghiên cứu cụ thể về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam.
Các tài liệu trên đã đánh giá tổng quát được những thành tựu và kết quả do các
nguồn Đầu tư trực tiếp mang lại cho nền kinh tế ở Việt Nam, trong đó một số tác
giả có đề cập tới việc phân cấp quản lý đầu tư, tuy nhiên phạm vi phân tích, đánh
giá còn rất hạn chế, chủ yếu mang tính minh họa kỹ thuật phân tích, mà chưa có sự
nghiên cứu cụ thể, đi sâu phân tích và đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc phân cấp
quản lý đầu tư. Do đó, đây là một đề tài còn mới, cần được nghiên cứu, phân tích cụ
thể hơn.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Khái quát lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động phân cấp quản lý FDI,
kinh nghiệm phân cấp quản lý nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về FDI.
- Đánh giá thực trạng công tác phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam thời gian vừa qua (từ năm 1988-2011), thông qua đánh giá và phân tích chỉ ra
những điểm mạnh và những điểm cần khắc phục trong hoạt động phân cấp quản lý
FDI tại Việt Nam.
- Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp, chế xuất, kinh tế
của Việt Nam qua các thời kì phân cấp.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý FDI tại
Việt Nam trong bối cảnh phân cấp toàn diện trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là nghiên cứu quá trình phân cấp quản
lý nhà nước về hoạt động FDI tại Việt Nam nhằm đánh giá, đưa ra các mặt được và
mặt hạn chế của việc phân cấp, trên cơ sở đó, định hướng, giải pháp và cách thức để
nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý FDI vào Việt Nam trong bối cảnh mới.
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào hai khu vực chủ yếu là: Phân cấp quản lý
đối với các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và các khu kinh tế cũng như quá trình
phân cấp quản lý bên ngoài các KCN, KCX và KKT tại Việt Nam, đây là những

khu vực có mật độ tập trung FDI lớn.
5. Câu hỏi nghiên cứu
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Phân cấp quản lý nhà nước trong đầu tư
nước ngoài là gì? Bản chất và tầm quan trọng của phân cấp quản lý FDI?
2. Tác động của phân cấp đối với quản lý nhà nước?
3. Phân cấp quản lí FDI có ảnh hưởng thế nào đến các Khu công nghiệp và chế
xuất, kinh tế ở Việt Nam?
4. Thực trạng phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam?
5. Thực trạng thu hút FDI qua các thời kỳ phân cấp? Nguyên nhân thành công
và hạn chế cần khắc phục là gì?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tài liệu: Chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, được thu thập qua nguồn tài liệu đã
được tổng hợp của Bộ kế hoạch đầu tư; ngoài ra tác giả còn thu thập và tham khảo
thêm các bài nghiên cứu, các bài báo, …của các tác giả và các báo có uy tín (tất cả
được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo). Bên cạnh đó, để so sánh, đối chiếu với
kinh nghiệm quốc tế, tác giả cũng đã thu thập những dữ liệu về phân cấp quản lý
ĐTNN tại một số quốc gia châu Âu và Trung Quốc (nguồn: Bộ KHĐT, Tổng cục
thống kê).
Với đề tài này nghiên cứu của tác giả chủ yếu để làm luận cứ xây dựng chính sách
cho các nghiên cứu tiếp theo của tác giả (nếu có điều kiện) theo phương pháp quy
nạp. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng làm
phương pháp luận nghiên cứu cơ bản. Luận văn đã phối hợp sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế như: thu thập tài liệu, thống
kê mô tả, so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp, mô hình hóa, diễn giải và quy
nạp…
7. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Đóng góp về mặt khoa học của luận văn là góp phần hệ thống hoá và phát
triển những cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp
nước ngoài thông qua một số lý thuyết cơ bản về FDI và phân cấp quản lý.
- Khái quát thực trạng phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt

Nam giai đoạn 1988-2011, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên
nhân.
- Đề xuất một số giải pháp để cải thiện việc phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp
nước ngoài đối với các cơ quan quản lý ở Việt Nam đến năm 2015.
8. Kết cấu của đề tài
Với mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu như nêu trên, ngoài
phần mở đầu và kết luận. Đề tài được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý FDI. Chương 1
đưa ra các khái niệm cơ bản về FDI, quản lý nhà nước và phân cấp quản lý nhà
nước về FDI, các tác động tích cực cũng như các nguy cơ có thể xảy ra khi tiến
hành phân cấp. Chương này cũng nêu ra kinh nghiệm và thực tiễn tiến hành phân
cấp quản lý nhà nước ở một số quốc gia thuộc Cộng đồng Châu Âu như Anh, Pháp
và kinh nghiệm phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, Indonesia. Qua
đó, tác giả sẽ nêu ra một số bài học cho Việt Nam
Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam. Trong chương 2,
tác giả tập trung phân tích thực trạng phân cấp quản lý về đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam trên hai góc độ chính: đó là quá trình phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư
nước ngoài (thể hiện qua quá trình ban hành luật pháp, chính sách về phân cấp quản
lý đầu tư nước ngoài) thông qua hai khu vực chủ yếu là phân cấp quản lý đối với
các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và các đặc khu kinh tế cũng như quá trình phân
cấp quản lý bên ngoài các KCN, KCX và KKT. Chương 2 cũng phân tích kết quả
thu hút FDI tương ứng với quá trình phân cấp quản lý và rút ra một số nhận định về
kết quả thực hiện phân cấp quản lý.
Chương 3: Một số giải pháp cải thiện việc phân cấp quản lý FDI tại Việt
Nam: Trong chương 3, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài đối với các cơ quan quản lý đầu tư ở cấp
trung ương và địa phương.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
FDI
1.1 Tổng quan chung về FDI

Cho tới nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm FDI, mỗi ý kiến tiếp nhận
từ một góc độ nhất định.
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà
đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến
hành các hoạt động đầu tư ”. [1, tr30]
Thông thường có thể hiểu FDI là việc các nhà đầu tư (tư nhân hoặc pháp
nhân) đưa vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực
hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…nhằm thu được lợi nhuận và
đạt được những hiệu quả xã hội.
FDI được xem như một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ
sở hữu cũng là người trực tiếp quản lý hoạt động sử dụng vốn. FDI là sự đầu tư
nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ một phần hay toàn
bộ cơ sở đó. Do đó, có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước
ngoài góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực mà họ muốn sản xuất hoặc dịch vụ và
cho phép họ trực tiếp điều hành đối với đối tượng họ đã đầu tư.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đưa ra một khái niệm về FDI năm 1977: “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài là quá trình mà nhà đầu tư thực hiện công việc đầu tư kinh
doanh hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của mình
nhằm thu về những lợi ích lâu dài. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng
nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp”. [16]
Định nghĩa này bao quát rằng nhà đầu tư có thể đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ
không được coi là quốc gia, hay là từ nơi mà được hưởng các quy chế đặc biệt như
là các đặc khu kinh tế, các vùng kinh tế đặc biệt trong các quốc gia.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay là một hiện tượng phổ biến và
được coi là một trong những biểu hiện mạnh mẽ nhất của quá trình toàn cầu hoá
kinh tế. Quá trình này diễn ra không những từ các nước phát triển với nhau mà sang
cả các nước đang phát triển, giữa các nước đang phát triển với nhau, và từ các nước
đang phát triển sang cả các nước phát triển.
Hiện nay, các nhà đầu tư thường tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở
nước ngoài, và các chính phủ tham gia ngày càng tích cực vào việc thu hút vốn FDI

và khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài. Đối với các công
ty đa quốc gia, có nhiều lý do giải thích cho hoạt động đầu tư của chúng vào các nước
bao gồm việc tìm kiếm thị trường, tránh đầu tư tập trung vào một địa điểm để phải
chịu nhiều loại rủi ro và trốn thuế.
Định nghĩa này đề cao động cơ của nhà đầu tư và phân biệt đầu tư trực tiếp nước
ngoài với đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp có đặc trưng cơ bản là thu lợi nhuận từ
việc mua bán tài sản, tài chính, vay mượn nước ngoài, nhưng nhà đầu tư không
tham gia vào quá trình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế khác cũng có những cách tiếp cận tương tự.
Dominick Salvatore định nghĩa: “Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư vào nhà máy,
các hàng hoá đầu tư, đất đai, hàng tồn kho, ở đó quyền quản lý và tư bản cùng tồn
tại còn nhà đầu tư giữ quyền quản lý quá trình sử dụng vốn đầu tư đó”. [36]
Còn Synthia Day Wallace đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
theo nghĩa rộng là việc thiết lập hay giành được quyền sở hữu đáng kể trong một
công ty ở nước ngoài hay một sự gia tăng khối lượng của một khoản đầu tư ra
nước ngoài nhằm đạt được quyền sở hữu đáng kể”. [16, tr. 32]
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư quốc tế trong đó nhà
đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch
vụ, để họ có thể giành được quyền trực tiếp điều hành hoạt động đầu tư, cùng
các đối tác nước sở tại chia sẻ rủi ro và hưởng lợi nhuận.
Với một nước dồi dào về vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài có hai chiều. Chiều
thứ nhất là chuyển những lĩnh vực kinh doanh đang giảm lợi nhuận ra nước
ngoài, kéo dài vòng đời của lĩnh vực đó, và đem lại một nguồn cung đều đặn các
sản phẩm mà trong nước đang cần. Chiều thứ hai là tập trung thu hút nguồn nhân
lực và tư bản nước ngoài tiến hành các hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực có
triển vọng. Nước giàu vốn còn đặt ra những yêu cầu khác như bảo vệ môi trường
và an ninh quốc gia.
Với một nước đang phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài là một cơ hội để tạo
công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho ngân sách, tăng thêm sản phẩm cho xã
hội, khai thác nhiều nguồn lực đang ở dạng tiềm năng như giá trị bất động sản,

tìm kiếm thị trường nước ngoài và các năng lực nhiều ngành nghề khác của con
người.
Đối với công ty, đó lại là cơ hội để tạo được các giá trị mới, tiến hành những
công việc mang lợi ích trước mắt và lâu dài, có thể tiến hành thăm dò, chuẩn bị
sức mạnh để khai thác tiềm năng mới.
Như vậy, có thể định nghĩa rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc một đối
tác nước ngoài đưa vốn vào một nước và trực tiếp tham gia điều hành để trực
tiếp đạt được một mục đích nào đó hoặc để thực hiện một chính sách nào đó về
kinh tế, chính trị, tuỳ theo mục đích, địa vị và những tính toán của mình.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những loại hình đầu tư quan trọng
trong nền kinh tế thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là những năm 90,
vốn đầu tư FDI đã có nhiều thay đổi, trong đó có các xu hướng như sau:
Trong thập kỷ 50-60, luồng vốn đầu tư trực tiếp tập trung vào các nước đang
phát triển (chiếm khoảng 70% tổng số vốn đầu tư), phần còn lại vào các nước tư
bản phát triển thì những thập kỷ gần đây, đặc biệt là đầu thập kỷ 90, tỷ lệ đó đã thay
đổi cơ bản theo hướng ngược lại. Hầu hết FDI được thực hiện trong những khu vực
có tương đối nhiều vốn của thế giới. Dòng vốn FDI không chảy từ nơi nhiều vốn
sang nơi ít vốn mà lại chảy chủ yếu vào các khu vực các nước công nghiệp phát
triển. Tỷ lệ vốn đầu tư vào các nước đang phát triển hiện chỉ chiếm dưới 30%.
Do những ưu thế và khoảng cách địa lý và các điều kiện tương đồng, nên FDI
chủ yếu được thực hiện giữa các nước trong cùng một khu vực. Có thể lấy ví dụ các
NIEs là những nhà đầu tư lớn ở các nước trong khu vực Châu Á, nhất là Đông Nam
Á.
Tương quan lực lượng giữa các nước đầu tư quốc tế đã có những thay đổi lớn.
Ngày nay không còn tình trạng chỉ có một trung tâm phát ra luồng vốn tư bản đầu
tư như trước. Nếu ở đầu thế kỷ 20, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan là những nước dẫn đầu
thế giới về xuất khẩu vốn ra nước ngoài thì đến giữa thế kỷ Mỹ nhảy lên dẫn đầu,
sau đó đến Anh, Pháp. Đến thập kỷ 90, với sự xuất hiện của các NIEs nhất là các
NIEs Châu Á, với sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu thì tính chất một cực đã biến
mất. Nhật Bản vươn lên vị trí hàng đầu, sau đó là Pháp, Mỹ xuống thứ ba trong xuất

khẩu FDI cả về số vốn tuyệt đối lẫn tỷ trọng.
Ngoài ra còn xuất hiện một xu hướng nhiều chủ đầu tư cùng tham gia vào một
chương trình đầu tư. Hiện tượng này khá phổ biến ở các nước phát triển, đặc biệt
trong lĩnh vực xí nghiệp liên doanh. Đây cũng chính là hiện tượng đặc thù trong liên
doanh, không chỉ nhiều bên với tỷ lệ cổ phần khác nhau mà còn gồm nhiều loại
hình tư bản (tư bản nhà nước liên minh với tư bản tư nhân).
Lĩnh vực đầu tư cũng có nhiều thay đổi sâu sắc với sự phát triển của nền kinh tế
thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, các ngành và lĩnh
vực có sự hấp dẫn không giống nhau đối với luồng đầu tư tư bản. Đầu thế kỷ trước,
các nước đầu tư thường hướng vào các lĩnh vực truyền thống như khai thác tài
nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp, chế biến nông sản , chủ yếu hướng
vào các ngành cần nhiều lao động để khai thác nguồn nhân công rẻ và nguồn tài
nguyên thiên nhiên của các nước khác. Ngày nay lĩnh vực đầu tư đã có những thay
đổi sâu sắc. Các nhà đầu tư thường tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, chủ yếu là
thương mại, tài chính và công nghiệp chế biến. Số còn lại chủ yếu vào các ngành có
hàm lượng công nghệ cao như điện tử, chế tạo ô tô
Các công ty xuyên quốc gia đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp. Các công ty xuyên
quốc gia đã xuất khẩu tư bản dưới nhiều dạng trong chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Sáp nhập và chuyển nhượng (M&A) đang là một hoạt động diễn ra phổ biến
trong hoạt động đầu tư thế giới. M&A là một nhân tố quan trọng của sự phát triển
kinh tế bởi vì các nước đang phát triển bị giới hạn về vốn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
từ việc khai thác và phát triển các nguồn tài nguyên tự nhiên, tiến hành công nghiệp
hoá một cách cơ bản và sự huy động tiền tiết kiệm nội địa. M&A qua biên giới
chính là một dạng khác của đầu tư nước ngoài. Chiến lược M&A cung cấp cho các
công ty trong nước khả năng tiếp cận công nghệ, quản lý, các kỹ năng, thị trường và
xuất khẩu. Tóm lại, M&A tăng hiệu quả từ góc độ kinh tế vĩ mô, những công ty
kém hiệu quả không thể cạnh tranh và có tình hình tài chính nghèo nàn sẽ bị các
công ty lớn hiệu quả hơn mua lại.
Đông Á và Đông Nam Á trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài vì là một
khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới trong những năm gần đây. Mặt

khác, khu vực này có nhiều hấp dẫn đối với các nhà đầu tư như giá nhân công rẻ,
môi trường đầu tư liên tục được cải thiện và so với các nước tư bản phát triển thì
khu vực này có mức độ cạnh tranh thấp hơn. Tuy nhiên, kể từ khi có khủng hoảng
tài chính tiền tệ, nền kinh tế các nước này đã bộc lộ nhiều yếu kém và lượng đầu tư
nước ngoài giảm đáng kể.
Qua phân tích các xu hướng cơ bản về sự vận động của luồng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, có thể rút ra một số nhận xét sau:
+ Thị trường đầu tư là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường, nó
luôn vận động theo các hướng khác nhau và là nơi diễn ra cạnh tranh gay gắt
giữa các nước vì cung luôn thấp hơn cầu.
+ Các nước đang phát triển, (trong đó có Việt Nam) thường rơi vào tình trạng
khó khăn, thiếu vốn nghiêm trọng một mặt, vì xuất phát điểm thấp; mặt khác,
do c ch li thi ó lm cho phn ln cỏc nc ny b tt hu so vi cỏc
nc t bn phỏt trin. Chớnh vỡ vy, cỏc nc ang phỏt trin phi vn lờn
thc hin cụng nghip hoỏ t nc trong khi ngun vn trong nc ớt i. Do
ú phn ln cỏc nc ny phi trụng ch vo ngun vn nc ngoi trong
khi n nn cũn chng cht buc h phi tỡm li thoỏt trong ú cú vic tng
cng s dng nhng gii phỏp mm do thng i th cnh tranh trong
thu hỳt cỏc nh u t nc ngoi.
1.2 C s lý lun v phõn cp trong qun lý nh nc
Phõn cp qun lý nh nc, theo ngha rng nht, l hỡnh thc chuyn giao
quyn hn v trỏch nhim trong vic thc thi cỏc nhim v cụng t cp Trung ng
xung cỏc c quan a phng hoc giao nhim v ny cho khu vc t nhõn thc
hin. [17]
Ngy nay khỏi nim phõn cp c s dng cho nhiu hon cnh nhiu hin
tng khỏc nhau trong xó hi. Mc dự cũn cú nhiu cuc tranh lun v khỏi nim
phõn cp, nhng rt nhiu quc gia, nhiu chuyờn gia thng nht vi nhau v mt
s hỡnh thc phõn cp sau:
Phân cấp
Phân cấp

hành chính
Phân cấp
tài khoá
Phân cấp kinh tế
(p/cấp thị tr-ờng)
Tản quyền
Deconcentralisation
Uỷ quyền
delegation
Phân quyền
Devolution

Phân cấp hành chính
Phân cấp hành chính là việc phân chia quyền hạn để thực hiện các nhiệm vụ
công tới các cơ quan nhà nước ở các cấp. Như vậy, thông qua quá trình phân cấp
hành chính, công tác kế hoạch, quy hoạch, quản lý điều hành và một phần tài trợ
cho cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công sẽ được chuyển giao từ cấp Trung
ương xuống các cơ quan hành chính địa phương. Phân cấp hành chính được chia
thành 3 nhóm:
Tản quyền (deconcentralisation)
Tản quyền là hình thức phân chia quyền quyết định và trách nhiệm cho các
đơn vị đại diện chính quyền Trung ương ở các vùng. Hình thức này là hình thức
thấp nhất trong các hình thức phân cấp hành chính (thậm chí có chuyên gia cho đây
không phải là hình thức phân cấp bởi việc chuyển giao này chỉ diễn ra trong nội bộ
cấp Trung ương).
Uỷ quyền (delegation)
Uỷ quyền là hình thức phân cấp hành chính mà chính quyền Trung ương
chuyển giao quyền quyết định và trách nhiệm điều hành cho cơ quan địa phương
song chính quyền Trung ương vẫn chịu trách nhiệm về các quyết định này.
Phân quyền (devolution)

Phân quyền là hình thức cao nhất trong phân cấp hành chính. Với hình thức
này, toàn bộ quyền hạn trong việc ra quyết định, tài trợ và quản lý được chính
quyền Trung ương giao cho các cơ quan độc lập của chính quyền địa phương (local
government).
Phân cấp tài khoá
Phân cấp tài khoá là cấu phần trọng tâm của mọi biện pháp phân cấp. Mỗi
đơn vị phân cấp chỉ có thể độc lập thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp khi họ có
được các nguồn tài chính cần thiết và khi họ có quyền đưa ra các quyết định chi tiêu
cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Một số nhận định chung
Phân cấp quản lý luôn được hiểu là phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước cho
các cấp chính quyền. Chính vì vậy, tiền đề cho việc phân cấp là phải xác định một
cách hợp lý nhiệm vụ của Nhà nước trong nền kinh tế cũng như trong quản lý xã
hội. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế luôn gắn chặt với quá trình chuyển đổi vai trò,
nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý và điều hành nền kinh tế. Vấn đề này liên hệ
gắn bó với khái niệm phân cấp kinh tế (được trình bày vắn tắt ở dưới đây).
Bên cạnh những hình thức trên còn có hình thức phân cấp kinh tế (còn được
gọi là phân cấp thị trƣờng, khái niệm này khác hẳn với khái niệm phân cấp quản
lý nhà nước về kinh tế). Khái niệm này được sử dụng khi Nhà nước chuyển giao
một số chức năng từ khu vực công sang khu vực tư nhân, như vậy một số nhiệm vụ
sẽ không được các cơ quan nhà nước thực hiện mà sẽ chuyển giao cho khu vực kinh
tế tư nhân, hợp tác xã, các hiệp hội, và các tổ chức phi chính phủ thực hiện. Hình
thức này được phân thành 2 nhóm, trong đó: (1) “tư nhân hoá”: chuyển giao việc
cung ứng một số sản phẩm và dịch vụ từ nhà nước sang các chủ thể tư nhân và (2)
“giải quy chế”: giảm các rào cản hành chính, tạo điều kiện cho các chủ thể tư nhân
tham gia vào thị trường.
Trong thực tiễn, 3 hình thức phân cấp trên thường có phần giao thoa với
nhau, bổ sung cho nhau và do vậy thường xuyên xuất hiện hình thức phân cấp hỗn
hợp giữa các hình thức này.
Phân cấp không có nghĩa là chính quyền Trung ương từ bỏ nhiệm vụ ở một

lĩnh vực nào đó. Phân cấp là một biện pháp để tổng thể bộ máy nhà nước có điều
kiện hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Phân cấp không làm cho vai trò của
các cơ quan Trung ương giảm đi. Phân cấp giải phóng trách nhiệm thực hiện một số
nhiệm vụ nào đó, vì thế họ có thể tập trung thêm nguồn lực vào việc xây dựng các
điều kiện khung khổ và giám sát các hoạt động của các cơ quan địa phương.
Xu thế chung hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều tiến hành cải cách hành
chính nhằm làm tăng hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính công. Một nền hành
chính công đang chuyển dần từ “hành chính cai trị” sang “hành chính phục vụ”,
cùng với một xã hội dân sự mạnh mẽ hơn và người dân quyết đoán hơn đã dẫn tới
áp lực buộc chính quyền Trung ương phải chuyển giao bớt thẩm quyền và các
nguồn lực cho cấp dưới. Do vậy, phân cấp quản lý hành chính nhà nước là một tất
yếu không thể ngăn cản được đối với hầu hết các quốc gia.
Phân cấp quản lý nhà nước đã làm chuyển đổi cơ cấu quản lý hành chính ở
hầu khắp các quốc gia trong những thập kỷ gần đây. Ví như Nhật bản đã đề ra Luật
tự trị địa phương, qui định trong số 782 việc hành chính nhà nước, có tới 647 việc
do địa phương tự giải quyết. Điều này diễn ra vì nhiều lý do khác nhau, trong đó
quan trọng hơn cả là để cải thiện hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ công, nâng cao
chất lượng quản lý nhà nước theo cách trao quyền nhiều hơn cho các cấp chính
quyền địa phương.
Chủ trương phân cấp quản lý cho chính quyền tỉnh, thành phố liên quan đến vấn
đề nhà nước trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Từ đầu thập niên 90 của
thế kỷ XX thế giới đang chứng kiến đồng thời hai khuynh hướng:
Thứ nhất, ngày càng có nhiều quốc gia theo đuổi nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế. Khi mô hình kế hoạch hóa tập trung tỏ ra không có hiệu quả, các nước
XHCN đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau để đưa đất nước tiến lên. Trung
Quốc thực hiện “ cải cách và mở cửa” từ năm 1988, Việt Nam tiến hành “ đổi mới
và hội nhập” từ 1986. Nước Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô (cũ) áp dụng mô
hình kinh tế thị trường gắn với thay đổi thể chế chính trị. Ấn Độ và nhiều nước
đang phát triển ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi thực hiện chính sách mở cửa thị
trường với thế giới. Do vậy, ngoại trừ một số nước đang tự cô lập với thế giới, xu

hướng phát triển chủ đạo của các quốc gia là kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, thị trường toàn cầu với dòng chu chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ, lao
động qua biên giới ngày càng mở rộng; thị trường dân tộc trở thành bộ phận hữu cơ,
chịu tác động của thị trường toàn cầu.
Cả hai khuynh hướng đó đã làm thay đổi chức năng và vai trò của Nhà nước dân
tộc: một phần chức năng của nó được các tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia
và tổ chức hợp tác khu vực thực hiện khi một nước đã hội nhập với thế giới, tham
gia thị trường khu vực và thế giới, thu hút đầu tư quốc tế, chấp nhận luật chơi chung
toàn cầu; một phần chức năng của nó được chuyển cho chính quyền địa phương với
cách thức thấp nhất là “phân cấp quản lý”, địa phương được thực hiện một sốquyền
và nghĩa vụ vốn trước đây thuộc Chính phủ Trung ương. [18]
Theo quan điểm này thì trong khi các quốc gia hướng ra toàn cầu để tận dụng lợi
thế so sánh động trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng thì đồng thời phải
hướng về địa phương, phát huy bản sắc, tuyền thống, lợi thế của từng vùng lãnh thổ
để tạo thành sức mạnh quốc gia trong hội nhập quốc tế.
Rõ ràng là đang diễn ra sự thay đổi lớn lao trên phạm vi toàn cầu; có nhiều kịch
bản cho sự thay đổi đó, nhưng cho dù thế giới sẽ chuyển động theo kịch bản nào thì
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vẩn tác động sâu sắc đến các quốc gia, Nhà nước
dân tộc, đặt ra những yêu cầu mới về tư duy và hành động của các Chính phủ theo
hướng “ tư duy toàn cầu, hành động quốc gia”.
Phân cấp quản lý cho chính quyền tỉnh, thành phố là đòi hỏi khách quan của
việc nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước, bởi vì quản lý là quá trình thu thập và xử
lý thông tin để ra quyết định; tính phức tạp của nền kinh tế quốc dân gia tăng đến
mức chính phủ trung ương không đủ năng lực tiếp nhận khối lượng khổng lồ các
giòng thông tin theo ngành và theo lãnh thổ để đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn
đối với vấn đề và sự kiện. Chính quyền tỉnh, thành phố được giao một số chức
năng, quyền hạn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành Trung ương để xử lý kịp thời và
đúng đắn các vấn đề kinh tế- xã hội của địa phương.[17,19]
Phân cấp trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế
Một trong những vấn đề cơ bản nhất của quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ

kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường là việc thay đổi vai trò, nhiệm
vụ của Nhà nước trong phát triển kinh tế- xã hội. Vấn đề này gắn chặt với khái niệm
phân cấp thị trường (phân cấp kinh tế). Chính vì lý do này, cách tiếp cận khi xây
dựng và thực hiện chương trình phân cấp ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so
với ở các quốc gia khác. Nếu như ở các quốc gia khác, quá trình phân cấp chỉ cần
tập trung chủ yếu vào việc phân chia nhiệm vụ cho các cấp một cách phù hợp thì ở
Việt Nam trước hết phải loại bỏ những công việc của Nhà nước không phù hợp với
nền kinh tế thị trường và sau đó mới phân bổ số nhiệm vụ còn lại cho các cấp. Việc
loại bỏnhững nhiệm vụ không phù hợp không chỉ chịu sự tác động của quá trình
chuyển đổi nền kinh tế mà còn phụ thuộc vào cả một số nhân tố khác, ví dụ: quá
trình hội nhập quốc tế, quá trình cải cách hành chính và nguồn lực ngân sách nhà
nước. Ta có thể hình dung việc xác định lại nhiệm vụ của Nhà nước sẽ được thực
hiện qua sơ đồ dưới đây:

Theo sơ đồ này, cần cân nhắc xác định các yếu tố tác động để loại bỏ một số
công việc của Nhà nước trên cơ sở trả lời các câu hỏi sau:
- Nhà nước có nhất thiết phải thực hiện nhiệm vụ này không?
- Nhà nước có đủ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ này không?
- Nhà nước có phải trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này không?
Tác động tích cực của phân cấp đối với công tác quản lý nhà nước
Phân cấp đã và đang trở thành một xu thế phát triển tại nhiều quốc gia trong
những thập niên vừa qua, đặc biệt là ở những nước đang phát triển có cơ cấu tập
quyền. Qua thực tiễn tại nhiều nước, nhiều chuyên gia đã thống nhất xác định một
số tác động tích cực của phân cấp đối với công tác quản lý nhà nước như sau:
- Phân cấp hỗ trợ quá trình tham gia của người dân và hình thành một cấu
trúc dân chủ trong xã hội: Phân cấp tạo điều kiện cho người dân gần với quá trình
ra các quyết định chính sách , do đó các quyết định dễ dàng phù hợp với thực tiễn
và đáp ứng được đúng nhu cầu của địa phương hơn. [17,18,19]
- Phân cấp tăng cường sự “hoà đồng” của người dân với bộ máy nhà nước:
Thông qua quyền được tham gia vào quá trình ra quyết định (hoặc ít nhất là gần gũi

hơn với cấp ra quyết định), người dân dễ dàng có “cảm nhận” nhà nước là “của dân,
do dân và vì dân” hơn. Yếu tố này sẽ góp phần tích cực khuyến khích người dân
đóng góp xây dựng cho địa phương và xã hội nhiều hơn. [15,17]
- Phân cấp bảo vệ cho nhóm thiểu số: Khi quyết định chính sách luôn ở cấp
cao nhất thì sẽ dễ dàng xuất hiện nguy cơ quyền lợi của nhóm thiểu số không được
lưu ý. Khi quyền quyết định được chuyển xuống cấp thấp hơn thì tỷ lệ thiểu số sẽ
được nâng lên (nhất là khi mà nhóm thiểu số này cư trú tương đối tập trung tại một
vùng), do đó, những quyết định ở cấp dưới sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến quyền
lợi của nhóm thiểu số này. [15,17]
- Phân cấp nâng cao tính hiệu quả của quá trình thực hiện các nhiệm vụ của
Nhà nước: Quá trình phân cấp đã đưa cấp quyết định xuống gần với thực tiễn hơn,
do đó dễ dàng đáp ứng đúng nhu cầu của thực tiễn. Chính quá trình này đã nâng cao
hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. (đặc biệt là trong những việc như
xây dựng, vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng ở địa phương). [15,17]
- Phân cấp nâng cao tính bền vững, hiệu quả và công bằng trong quá trình
sử dụng các nguồn lực kinh tế: Trên cơ sở tạo điều kiện cho việc ra quyết định phù

×