Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện Tin học Doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 109 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
***





Trần Dương


Nâng cao năng lực cạnh tranh phần
mềm kế toán ACsoft của Viện Tin học
Doanh nghiệp - Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam

Chuyên ngành : Kinh doanh và quản lý
Mã số : 60 34 05



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ







Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Cúc








HÀ NỘI - 2008
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC HÌNH 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN ỨNG DỤNG 10
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 10
1.2. CÁC NHÂN TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ TỚI THỊ TRƯỜNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN 18
1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN
PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN 24
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH PHẦN MỀM
KẾ TOÁN 30

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP 30
2.2. MỘT SỐ SẢN PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN HIỆN CÓ TRÊN THỊ
TRƯỜNG 45
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH PHẦN MỀM
KẾ TOÁN CỦA VIỆN 50
2.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 59
2.5. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH,
NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG TỒN TẠI 69
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH PHẦN MỀM KẾ TOÁN ACSOFT CỦA VIỆN TIN HỌC DOANH
NGHIỆP 72
3.1. NHỮNG THÁCH THỨC, THỜI CƠ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP 72
3.2. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGUỒN NHÂN LỰC 73
3.3. NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ KINH DOANH
THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI HOÁ 74
3.4. CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 83
3.5. CHÍNH SÁCH GIÁ 85
3.6. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI 88
3.7. CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN BÁN HÀNG 94
3.8. XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG TY 102
3.9. ĐẢM BẢO AN TOÀN TÀI CHÍNH 102
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
3
VCCI
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
ITB

Viện tin học doanh nghiệp
CNTT
Công nghệ thông tin
DN
Doanh nghiệp
PTM
Phòng Thƣơng mại
TCCB
Tổ chức cán bộ

Quyết định
TT
Thông tƣ
BTC
Bộ Tài chính
APEC
Tổ chức hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dƣơng
VNĐ
Đồng Việt Nam
USD
Đồng đô la Mỹ
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
TC
Tài chính
CĐKT
Chế độ kế toán
US GAAP
Những nguyên tắc kế toán đƣợc chấp nhận rộng rãi
IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới











DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Viện tin học doanh nghiệp 31
Bảng 2.2: Tình hình doanh thu và hợp đồng mới giai đoạn 2005-2008 36
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
4
Bảng 2.3: So sánh doanh thu hợp đồng mới của các đại lý 37
Bảng 2.4: Giả định và kết quả dự báo tăng trƣởng GDP và lạm phát của Việt
Nam giai đoạn 2006-2010 38
Bảng 2.5: Doanh thu tiêu thụ theo từng phiên bản phần mềm 60
Bảng 3.1: Chi phí dự kiến cho quảng cáo tấm lớn 91
Bảng 3.2: Chi phí cho giải thƣởng của chƣơng trình khuyến mãi 94
















DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện tin học doanh nghiệp 31
Hình 2.2: Sự tăng trƣởng khách hàng giai đoạn 2001 - 2007 34
Hình 2.3: Doanh thu giai đoạn 2002 - 2007 34
Hình 2.4: Thị phần doanh thu phần mềm kế toán năm 2007 35
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
5
Hình 3.1: Sơ đồ về chuỗi giá trị 74
Hình 3.2: Sơ đồ về chuỗi giá trị 75
Hình 3.3: Lấy khách hàng và đối thủ cạnh tranh làm trung tâm 79
Hình 3.4: Hệ thống thông tin cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm 84
Hình 3.5: Sơ đồ dự kiến về hệ thống đại lý 86
Hình 3.6: Mẫu thiết kế quảng cáo tấm lớn 92
Hình 3.7: Mẫu thiết kế quảng cáo brochure 92
Hình 3.8: Cấu trúc thƣơng hiệu mạnh 97














MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phần mềm là một ngành công nghiệp, phát triển trong một môi trƣờng
mới ở Việt Nam nên bƣớc đầu gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là
do mới hình thành nên phần mềm Việt Nam phát triển chƣa có hệ thống, chƣa
có tên tuổi trong ngành công nghiệp phần mềm thế giới. Thị trƣờng tiêu thụ
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
6
phần mềm trong nƣớc nhỏ bé, manh mún, chậm phát triển, chậm đổi mới đã
không tạo đƣợc nhiều cơ hội thực hiện kỹ nghệ phần mềm cho nền công
nghiệp phần mềm trong nƣớc. Bên cạnh đó, nhân lực phần mềm nƣớc ta còn
nhiều hạn chế. Môi trƣờng để học hỏi, nâng cao tay nghề và phát triển năng
lực phần mềm chƣa tốt; nhân lực phần mềm hoạt động còn riêng lẻ; chi phí
nhân công phần mềm còn thấp nên chƣa khuyến khích đƣợc đội ngũ kỹ sƣ
phần mềm tận tâm, tận lực với nghề nghiệp.
Hiện nay, phần mềm ở Việt Nam tiếp tục đƣơng đầu với khó khăn khi
nạn sử dụng không bản quyền các phần mềm diễn ra rất phổ biến ở trong

nƣớc (trên 80%). Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh của nhiều công ty phần mềm
tên tuổi nƣớc ngoài đã khiến cho các công ty phần mềm Việt Nam hoạt động
khá chật vật (chỉ chiếm 25% thị phần trong nƣớc). Cơ sở hạ tầng phần mềm
trong nƣớc đã đƣợc xây dựng có quy mô (khu công nghiệp phần mềm Quang
Trung tại thành phố Hồ Chí Minh và khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc tại
Hà Nội) nhƣng chỉ là những khởi đầu. Môi trƣờng pháp lý đƣợc khẳng định là
ƣu tiên phát triển phần mềm. Nhƣng còn nhiều việc phải làm thể chế hoá
thành những quy định, chính sách nhất là chiến lƣợc, lộ trình, bƣớc đi, vấn đề
cần giải quyết là công nghiệp phần mềm Việt Nam phải đủ chất và lƣợng để
đủ sức cạnh tranh với nền công nghiệp phần mềm thế giới, chiếm đƣợc ƣu thế
thị trƣờng trong nƣớc và tăng cƣờng xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài.
Muốn vậy chúng ta phải có luật bảo vệ bản quyền phần mềm, tăng chí phí đầu
tƣ xây dựng phần mềm - nhất là chi phí nhân công; nâng cao năng lực sản
phẩm; các kỹ sƣ phần mềm ở Việt Nam cần sáng tạo và năng động hơn nữa
để cho ra đời các sản phẩm phần mềm theo nhu cầu xã hội. Có thực hiện tốt
các mục tiêu trên, phần mềm Việt Nam mới có cơ hội cạnh tranh, tạo đƣợc
chỗ đứng ở thị trƣờng phần mềm trong nƣớc, khẳng định ở thị trƣờng phần
mềm trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
7
Nắm bắt đƣợc thực tế thị trƣờng và xu hƣớng hiện đại Viện tin học
doanh nghiệp trực thuộc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam ra đời
đã và đang tạo ra bƣớc đột phá xâm nhập thị trƣờng phần mềm với sản phẩm
phần mềm kế toán mang thƣơng hiệu ACsoft. Thực tế, hầu hết các phần mềm
kế toán Việt Nam đều chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của doanh
nghiệp. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp
nhỏ và vừa thì nếu đầu tƣ tiền mua phần mềm kế toán nƣớc ngoài họ không
có đủ năng lực tài chính, còn sản phẩm của các doanh nghiệp phần mềm trong
nƣớc lại chƣa thật sự đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng. Chính vì vậy, yêu cầu

đặt ra hiện nay đối với Viện tin học doanh nghiệp sao cho có thể nâng cao
năng lực cạnh tranh của phần mềm kế toán ACsoft trên thị trƣờng phần mềm
đáp ứng nhu cầu trong công tác quản lý tài chính kế toán của doanh nghiệp.
Đây là lý do tôi chọn vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh phần
mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp - Phòng Thƣơng mại
và Công nghiệp Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với
mong muốn đóng góp vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh phầm mềm kế
toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp trên thị trƣờng phần mềm.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ thông tin nói
chung và năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán nói riêng là một lĩnh vực
không xa lạ với các nhà nghiên cứu, hoạch định thị trƣờng nƣớc ngoài, song ở
nƣớc ta đây là một lĩnh vực khá mới mẻ.
Đã có rất nhiều bài báo, nghiên cứu nhỏ trên phƣơng tiện thông tin đề
cập đến vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán. Tuy nhiên
cho đến hiện nay chƣa có bài nào nghiên cứu cụ thể về khả năng cạnh tranh
phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp trên thị trƣờng phần
mềm. Nội dung của luận văn này là công trình đầu tiên nghiên cứu về nâng
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
8
cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh
nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề xuất với Viện tin học doanh nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft và nâng cao vị thế cạnh tranh
của Viện trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhƣ hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Xây dựng cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán của
Viện tin học doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh, năng lực cạnh tranh phần
mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp.
- Đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm
kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu đƣợc giới hạn ở phần mềm kế toán ACsoft khu
vực thị trƣờng miền Bắc của Viện tin học doanh nghiệp (chủ yếu cấp độ cạnh
tranh sản phẩm, trong mối quan hệ với công ty).
- Về thời gian: Tìm hiểu nghiên cứu trong giai đoạn 2002 - 2007, dự báo
cho thời kỳ 2008 - 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
9
- Phương pháp tiếp cận: Phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin làm phƣơng pháp tiếp cận, nghiên cứu chủ
đạo.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Do điều kiện hạn chế nên trong quá
trình nghiên cứu đề tài này tác giả sử dụng chủ yếu là các dữ liệu thứ cấp
thông qua các tài liệu kinh doanh của Viện tin học doanh nghiệp, các nghiên
cứu có liên quan.
- Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu: Sử dụng phƣơng pháp thống kê
toán học, phƣơng pháp phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp và phƣơng pháp
dự báo.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

- Phƣơng pháp luận đánh giá năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán
ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp, tìm ra những ƣu, nhƣợc điểm trong
quá trình hoạt động kinh doanh có ảnh hƣởng trực tiếp tới năng lực cạnh
tranh.
- Đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm
kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh
của sản phẩm phần mềm kế toán ứng dụng
Chƣơng II: Thực trạng năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán
Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp

Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
10
CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN ỨNG DỤNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Cạnh tranh
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong nền kinh tế nói riêng là một khái
niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này đƣợc sử dụng cho cả
phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu
vực liên quốc gia.
- K.Marx cho rằng cạnh tranh tƣ bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu
tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch. K.Marx
đã trọng tâm nghiên cứu về cạnh tranh giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu

dùng. Những cuộc ganh đua giữa các nhà tƣ bản diễn ra dƣới ba góc độ: Cạnh
tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tƣ bản
nhằm thu đƣợc giá trị thặng dƣ siêu ngạch; cạnh tranh chất lƣợng thông qua
nâng cao giá trị sử dụng hàng hóa; cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc
gia tăng tính lƣu động của tƣ bản nhằm phân chia giá trị thặng dƣ. Ba góc độ
cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoay quanh việc quyết định giá trị, thực hiện
giá trị và phân phối giá trị thặng dƣ. Nhƣ vậy cạnh tranh kinh tế là sản phẩm
của nền kinh tế hàng hóa, là sự đối chọi giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa
dựa trên những thực lực kinh tế của họ.
- Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động tranh đua
giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh
doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm
giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trƣờng có lợi nhất.
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
11
- Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh): Cạnh tranh là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên
sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình.
Ngày nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi
cạnh tranh là một trong những đặc trƣng cơ bản và là động lực của sự phát
triển kinh tế xã hội. Đất nƣớc ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã có sự
thay đổi về tƣ duy, quan niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh. Trong văn
kiện Đại hội Đảng VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải
hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và văn minh.
Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước chứ không phải làm phá sản hàng
loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”.
Từ những định nghĩa trên có thể rút ra đƣợc các điểm chung sau đây:
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau
tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thƣờng là chiếm

lĩnh thị trƣờng, giành lấy khách hàng cũng nhƣ các điều kiện sản xuất, thị
trƣờng có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình
cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với ngƣời sản xuất - kinh doanh là lợi
nhuận, đối với ngƣời tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
Cạnh tranh là cố gắng giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi
trƣờng cạnh tranh. Cạnh tranh là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị
trƣờng, hiện nay cạnh tranh xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của
nền sản xuất hàng hoá, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản và
cạnh tranh lấy quy luật giá trị làm tiền đề. Tác động của quy luật giá trị trong
việc kích thích sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, đào thải các yếu tố lạc
hậu dựa trên cơ sở công bằng đó là sự trao đổi ngang giá. Để thắng đƣợc
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
12
trong cạnh tranh, chiếm lĩnh đƣợc thị phần, các doanh nghiệp, các ngành sản
xuất sản phẩm phải nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của mình.
* Năng lực cạnh tranh
Trong môi trƣờng cạnh tranh, từng chủ thể kinh tế thể hiện vị thế của
mình so với các chủ thể khác. Vị thế đó, dựa trên những ƣu thế nhất định về
các điều kiện sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và các yếu tố quản lý. Sức cạnh
tranh, năng lực cạnh tranh, khả năng cạnh tranh đều phản ánh vị thế cạnh
tranh của các chủ thể kinh tế, vị thế đó là những điều kiện để các chủ thể kinh
tế tham gia vào hoạt động cạnh tranh.
Theo từ điển thuật ngữ chính sách thƣơng mại: Năng lực cạnh tranh là
năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia
không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nƣớc khác đánh bại về năng
lực kinh tế.
Năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc định nghĩa là năng lực của một nền
kinh tế đạt đƣợc tăng trƣởng bền vững, thu hút đƣợc đầu tƣ, bảo đảm ổn định

kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của ngƣời dân. [20, 13]
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc đo bằng khả năng duy trì
và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh
tranh trong nƣớc và ngoài nƣớc. [20, 14]
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đƣợc đo bằng thị phần của
sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trƣờng. [20, 14]
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là cái hiện hữu trong sản phẩm, việc
phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm thƣờng đƣợc tiến hành
đồng thời bằng 3 phƣơng pháp:
- Đánh giá trực tiếp trên sản phẩm (tính năng, giá cả, sự tiện ích, mẫu mã
v.v…)
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
13
- Đánh giá trực tiếp thị trƣờng (doanh số bán, thị phần, tốc độ tăng thị
phần, hệ thống phân phối v.v…)
- Điều tra xã hội học, chủ yếu qua phiếu thăm dò khách hàng (sự thoả
mãn nhu cầu, sự nhận biết tên sản phẩm, sự trung thành với nhãn hiệu
v.v…). Sau đó so sánh các tiêu chí đó với sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh trên cùng thị trƣờng, tại cùng thời điểm để xác định năng lực cạnh
tranh của sản phẩm.
* Nâng cao năng lực cạnh tranh
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm là tìm ra những biện pháp tác
động vào quá trình sản xuất và lƣu thông sản phẩm, làm cho nó có “tính vƣợt
trội” so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh hoặc làm tăng thêm
sức mạnh cho sản phẩm, làm cho “tính trội” của nó ở mức tốt hơn, cao hơn
trên thị trƣờng tiêu thụ. Nói cách khác: nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm là sử dụng một số yếu tố tác động nhằm khắc phục những tồn tại đƣợc
coi là trở ngại làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời hoàn thiện
những nhân tố làm tăng tính trội của nó so với đối thủ khác, nhằm làm cho thị

phần của sản phẩm tăng lên so với thị phần của đối thủ cạnh tranh.
* Các lý thuyết cạnh tranh
- Lý thuyết cạnh tranh của trường phái cổ điển:
Lý luận về cạnh tranh do nhà kinh tế học ngƣời Anh Adam Smith (1723-
1790) khởi xƣớng và dựa trên quan điểm tự do cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp cũng nhƣ sự tự do lựa chọn tiêu dùng của hộ gia đình, không cần có sự
can thiệp của Nhà nƣớc. Điểm xuất phát trong lý luận của ông là nhân tố “con
người kinh tế ”, trong đó loài ngƣời là một liên minh trao đổi. Trong quá trình
trao đổi sản phẩm và lao động cho nhau, con ngƣời luôn chỉ biết tƣ lợi và chỉ
làm theo tƣ lợi. Song nhờ sự sắp đặt của “bàn tay vô hình” mà “con người
kinh tế ” trong khi theo đuổi lợi ích riêng đồng thời thực hiện nhiệm vụ không
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
14
nằm trong dự kiến là đáp ứng lợi ích xã hội nên lợi ích cá nhân và lợi ích xã
hội thống nhất với nhau. Một loạt các học thuyết kinh tế ra đời sau đó đã kế
thừa và phát triển học thuyết của Adam Smith lên một bƣớc phát triển mới.
Trong tác phẩm “Những nguyên lý chính trị kinh tế học”, John Stuart Mill đã
bổ sung lý luận cạnh tranh của Adam Smith khi cho rằng chỉ khi con đƣờng
dẫn tới thành công của cá nhân thì mâu thuẫn với lợi ích xã hội, tức là thành
công do sử dụng thủ đoạn lừa đảo, ức hiếp thì Chính phủ mới cần can thiệp để
bảo vệ chính nghĩa xã hội. Ông cho rằng, có ba trƣờng hợp không cần sự can
thiệp của Chính phủ, đó là: can thiệp vào các việc mà lẽ ra để cá nhân làm thì
tốt hơn; những việc tuy để cá nhân làm chƣa hẳn đã tốt nhƣng sẽ khuyến
khích tính chủ động và tăng năng lực cá nhân của họ và những việc không cần
thiết để gia tăng quyền lực có thể gây ra tai họa.
David Ricardo (1772-1823) cũng đề cao tự do cá nhân, coi đó là tiêu
chuẩn của tiến bộ xã hội. Ông cho rằng, quá trình phát triển kinh tế bao giờ
cũng bị sự chi phối của các quy luật khách quan và phản đối sự can thiệp của
Chính phủ vào các hoạt động kinh tế.

W. S. Jevous (1835-1882), A.Mashall (1842-1924) và L.Walras (1834-
1910), là những ngƣời sáng lập trƣờng phái tân cổ điển cũng đều ủng hộ chủ
nghĩa tự do. Nhƣng họ lấy thị trƣờng tự do với giả định cạnh tranh hoàn hảo,
không có độc quyền. Lúc này của cải trong xã hội đƣợc phân phối rộng khắp
và sử dụng với hiệu quả cao nhất, do vậy không cần có sự can thiệp của Nhà
nƣớc. Lý luận của họ đã có tác dụng thúc đẩy sự phân phối có hiệu quả và sử
dụng tối ƣu tài nguyên kinh tế. Để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp
phải tôn trọng nguyên tắc giá thành cận biên ngang bằng với chi phí cận biên.
Tuy nhiên, những giả định rất khó thiết lập trên thực tế. Hơn nữa, học thuyết
của họ cho rằng các khiếm khuyết của thị trƣờng có thể đƣợc điều tiết một
cách tự phát mà không cần sự can thiệp của Nhà nƣớc. Điều này trái với việc
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
15
trên thực tế đã xảy ra các thất bại của thị trƣờng nhƣ thị trƣờng độc quyền, sản
xuất quy mô lớn, cạnh tranh không hoàn hảo, hàng hóa công cộng, các vấn đề
môi trƣờng, nghèo đói, v.v
Nhƣ vậy, mô hình cạnh tranh của trƣờng phái cổ điển có thể đƣợc hiểu là
cần để các quy luật kinh tế khách quan tự phát hoạt động, đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa trên cơ sở tự do kinh tế, tự do
thƣơng mại. Nhà nƣớc không cần can thiệp vào quá trình này mà chính cạnh
tranh sẽ loại trừ nhà sản xuất nào kém hiệu quả. Tuy vậy, mô hình cạnh tranh
của họ không đồng nghĩa với chính sách mặc bỏ doanh nghiệp nhƣ nhiều
ngƣời nhầm lẫn mà họ đòi hỏi Nhà nƣớc phải tạo ra và đảm bảo một trật tự
pháp lý làm khuôn khổ cho quá trình cạnh tranh.
- Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh mang tính chất độc
quyền:
Ngay từ đầu những năm 20 của thể kỷ XX, nhiều nhà kinh tế học trong
đó nổi bật nhất là nhà kinh tế học ngƣời Mỹ E.Chamberlin và nhà kinh tế học
ngƣời Anh J.Robinson đã nghiên cứu về vấn đề độc quyền thuần túy và cạnh

tranh hoàn hảo. Vấn đề trọng tâm của những nghiên cứu này là hàng hóa tạp
chủng, độc quyền nhóm, và bổ sung những hình thức cạnh tranh không qua
giá cả, chẳng hạn qua kênh phân phối, qua quảng cáo. Mô hình cạnh tranh
không hoàn hảo hoặc cạnh tranh mang tính độc quyền là phạm trù thứ ba giữa
hai cực là độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo. So với hai phạm trù kia, sự khác
biệt của nó do nó thiếu một số nhân tố hoàn hảo hoặc nhân tố độc quyền của
thị trƣờng. Sự khởi đầu của quá trình phân tích này là việc nhận thấy rằng rõ
ràng không bao giờ có thể tồn tại cạnh tranh hoàn hảo bởi vì những giả thiết
về sự tồn tại tất cả những nhân tố hoàn hảo của thị trƣờng là điều gần nhƣ
không tƣởng.
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
16
Theo nghĩa rộng, có thể hiểu cạnh tranh mang tính độc quyền là cạnh
tranh giữa nhiều đơn vị cung với những hàng hóa khác biệt (khác biệt theo
giá, địa dƣ, chất liệu, thời gian và con ngƣời) cạnh tranh lẫn nhau trên thị
trƣờng với một số ít đơn vị cung.
Theo nghĩa hẹp (sau khi những lý thuyết về hình thái thị trƣờng độc
quyền nhóm ra đời và phát triển), đến nay ngƣời ta hiểu khái niệm cạnh tranh
mang tính độc quyền chỉ là: cạnh tranh giữa nhiều ngƣời cùng với những
hàng hóa khác biệt.
Lý thuyết cạnh tranh mang tính độc quyền đã tạo cơ sở cho các doanh
nghiệp có thêm những phƣơng pháp để xây dựng chiến lƣợc Marketing khác
nhau phù hợp với vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng đồng thời phù hợp
với hình thái thị trƣờng trong từng thời kỳ nhất định.
- Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả:
Vào đầu những năm 40 của thế kỷ XX, lý thuyết cạnh tranh hiệu quả đƣợc
hình thành dựa trên luận điểm: “Lấy độc trị độc” của nhà kinh tế học Mỹ
Maurice Clack. Nội dung của luận điểm này là: những nhân tố không hoàn hảo
trên thị trƣờng có thể đƣợc sửa chữa bằng những nhân tố không hoàn hảo khác.

Chẳng hạn, tính không hoàn hảo do có ít ngƣời cung ứng (hình thành thị trƣờng
độc quyền nhóm) sẽ đƣợc cải thiện phần nào thông qua nhân tố không hoàn hảo
khác nhƣ thiếu sự minh bạch (thiếu thông tin về cung và giá) của thị trƣờng và
tính tạp chủng của hàng hóa, do những tính không hoàn hảo này sẽ làm giảm sự
phụ thuộc lẫn nhau trong chính sách giá giữa các hãng ở thị trƣờng độc quyền
nhóm.
Những năm 80 của thế kỷ XX, trƣờng phái Áo, mà đại diện tiêu biểu là
nhà kinh tế học ngƣời Mỹ gốc Do Thái Josehp Alois Schumpeter (1883-
1950) nghiên cứu về cạnh tranh đã ảnh hƣởng một cách mạnh mẽ đến sự phát
triển tiếp theo của lý thuyết cạnh tranh. Tiến bộ rõ rệt nhất trong luận điểm
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
17
của Schumpeter là nghiên cứu cạnh tranh nhƣ một quá trình “động” và phát
triển. Quá trình “động” đƣợc thể hiện là doanh nghiệp cần phải thích ứng với
các thay đổi trên thị trƣờng do các tƣ tƣởng mới phát sinh, các phát hiện mới,
tiến bộ mới, cơ hội mới và thông tin mới đã làm thay đổi thị hiếu của ngƣời
tiêu dùng, thay đổi trình độ kỹ thuật và các nguồn lực của xã hội để đạt đƣợc
sự cân bằng mới v.v Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải có sự trợ giúp của
Chính phủ để tài năng của họ đƣợc tự do phát huy và mang lại hiệu quả tốt
nhất. Schumpeter còn cho rằng độc quyền hoàn toàn không có hại mà lại có
những ƣu việt nhất định: độc quyền mở rộng cơ hội và thế lực cho những
ngƣời có tài, thu hẹp thế lực của những ngƣời có rất ít hoặc không có tài.
Ngoài ra, sự ra đời của các tổ chức độc quyền mới không làm cạnh tranh suy
yếu mà khiến cạnh tranh “tĩnh” chuyển sang cạnh tranh “động” với mức độ
cạnh tranh sâu sắc hơn và cạnh tranh không chỉ là cạnh tranh về giá, chất
lƣợng, thị trƣờng tiêu thụ mà còn có cạnh tranh về kỹ thuật mới, về sản phẩm
mới, về nguồn cung ứng mới, về loại hình tổ chức mới. Nhƣ vậy, theo quan
điểm của Schumpeter, đổi mới chính là “sự phá hủy mang tính sáng tạo”. Do
mô tả hiện tƣợng cạnh tranh trong thế giới thực trên quan điểm “động” và

phát triển, phù hợp với điều kiện thực tế nên hiện nay nhiều nhà kinh tế học
cũng nhƣ Chính phủ và doanh nghiệp đang rất quan tâm đến học thuyết của
trƣờng phái tự do.
Dựa trên luận điểm của Schumpter, Clack đã nhanh chóng tiếp thu và
gắn nó với lý thuyết cạnh tranh trong tác phẩm “Cạnh tranh như là một quá
trình động” (Competition as a Dynamic Process). Theo đó, siêu lợi nhuận mà
các doanh nghiệp tiên phong thu đƣợc dựa trên cơ sở lợi thế nhất thời vừa là
hệ quả, vừa là tiền đề của cạnh tranh. Các khoản lợi nhuận này không nên
giảm ngay lập tức mà chỉ nên giảm dần để doanh nghiệp có đủ điều kiện và
thời gian tạo ra một sự đổi mới, cải tiến khác. Theo Clark, sự vận hành của
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
18
cạnh tranh đƣợc đo lƣờng bằng sự giảm giá và tăng chất lƣợng hàng hóa cũng
nhƣ sự hợp lý hóa trong sản xuất.
Tóm lại, qua nghiên cứu trên có thể nhận thấy nội dung cơ bản của lý
thuyết cạnh tranh hiệu quả là phân biệt rõ những nhân tố không hoàn hảo nào
là có ích, nhân tố không hoàn hảo nào là có hại cho cạnh tranh và nhận biết
đƣợc điều kiện nào là điều kiện cần và đủ đảm bảo tính hiệu quả của cạnh
tranh trong nền kinh tế.
1.2. Các nhân tố của môi trƣờng kinh doanh và tác động của nó tới thị
trƣờng phần mềm kế toán
Có rất nhiều yếu tố chi phối đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm -
hàng hoá - dịch vụ nhƣ: giá cả, chất lƣợng, nhu cầu thị trƣờng, lao động, công
nghệ, môi trƣờng kinh doanh,… Vì thế muốn nâng cao năng lực cạnh tranh
bất cứ một sản phẩm nào cũng cần phải kết hợp tất cả những yếu tố nói trên
trong điều kiện có thể. Đồng thời phải thực hiện hàng loạt các biện pháp và
duy trì ở mức tối ƣu các mối quan hệ đa tầng và đa chiều. Tuy nhiên, xem xét
tất cả các yếu tố nói trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc áp dụng chúng
đều hƣớng tới mục tiêu: nâng cao chất lƣợng và hạ thấp giá thành sản phẩm

nhằm mở rộng thị trƣờng. Ngƣợc lại khi sản phẩm - hàng hoá - dịch vụ có
năng lực cạnh tranh tốt thì mới có khả năng về vật chất và kỹ thuật để tái đầu
tƣ cho hoạt động sản xuất, nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành.
* Môi trường nhân khẩu học
Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân cƣ theo quan điểm
dân số và mật độ v.v… Những ngƣời làm marketing rất quan tâm tới yếu tố
nhân khẩu học, bởi vì thị trƣờng là do con ngƣời họp lại mà thành.
Sự bùng nổ dân số thế giới là một mối lo chủ yếu của các chính phủ và
các tổ chức khác nhau trên khắp thế giới. Cơ sở của mối quan tâm này gồm
hai yếu tố. Thứ nhất là các nguồn tài nguyên của trái đất có hạn, không thể
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
19
đảm bảo cuộc sống cho một số lƣợng ngƣời đông nhƣ vậy, đặc biệt là với
mức sống mà mọi ngƣời khao khát muốn có. Thứ hai là mức tăng dân số đạt
cao nhất ở những nƣớc và cộng đồng ít có khả năng đảm bảo cuộc sống nhất.
Những khu vực kém phát triển trên thế giới hiện chiếm 76% dân số thế giới
và đang tăng lên với tốc độ 2% mỗi năm, trong khi dân số ở những khu vực
phát triển hơn của thế giới chỉ tăng 0,6% mỗi năm. Trong những nền kinh tế
kém phát triển tỷ lệ tử vong lại đang giảm đi nhờ có nền y học hiện đại, trong
khi tỷ lệ sinh đẻ vẫn khá ổn định và gia tăng. Đối với những nƣớc này khó có
thể đảm bảo thức ăn, quần áo và giáo dục trẻ em cũng nhƣ nâng cao mức
sống. Hơn nữa những gia đình tƣơng đối nghèo lại đông con và điều này lại
càng làm cho họ rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Sự bùng nổ dân số
thế giới có những hàm ý quan trọng đối với công việc kinh doanh. Dân số
tăng có nghĩa là nhu cầu của con ngƣời tăng, nhƣng không có nghĩa là thị
trƣờng tăng lên trừ khi có, đủ sức mua. Nếu dân số tăng gây sức ép quá mức
cho nguồn cung ứng thực phẩm và tài nguyên hiện có, thì chi phí sẽ tăng vọt
và mức lời sẽ giảm xuống. [9, 177]
Sự thay đổi dân cƣ dẫn đến sự thay đổi sâu sắc và quan trọng các quá

trình kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Những quá trình này làm thay
đổi môi trƣờng kinh tế và ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh của doanh
nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải quan tâm đến môi trƣờng dân số
ở các mặt: tổng dân số xã hội, mật độ dân số, tỷ lệ gia tăng dân số, kết cấu và
xu hƣớng thay đổi kết cấu dân số về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, mức thu
nhập, tuổi thọ trung bình, sự chuyển dịch dân cƣ từ nông thôn lên thành thị.
* Môi trường tự nhiên
Môi trƣờng tự nhiên luôn luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng không chỉ
đối với đời sống của con ngƣời, mà còn là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng
của các ngành kinh tế. Môi trƣờng tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, đất đai,
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
20
sông biển, tài nguyên khoáng sản, rừng, môi trƣờng sinh thái,… Nhận biết
đƣợc các yếu tố ngoại cảnh tự nhiên đó sẽ giúp cho doanh nghiệp hƣớng
những hoạt động nhằm khai thác tốt nhất các lợi thế của vị trí địa lý, khí hậu
tài nguyên, có chiến lƣợc hành động đúng trong việc nghiên cứu phát triển
công nghệ chế tạo sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
Từ những năm 1990 điều kiện của môi trƣờng tự nhiên ngày càng xấu đi
đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trƣớc các doanh nghiệp
và công chúng. Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí
và nƣớc đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hoá chất công
nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là
làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm.
Vật chất của trái đất có loại vô hạn, loại hữu hạn, có thể tái tạo đƣợc và
loại hữu hạn không tái tạo đƣợc. Nguồn tài nguyên vô hạn, nhƣ không khí,
không đặt ra vấn đề cấp bách, mặc dù có một số nhóm đã thấy có mối nguy
hiểm lâu dài. Các nhóm bảo vệ môi trƣờng đã vận động cấm sử dụng một số
chất tẩy nhất định trong các bình xịt, vì chúng có khả năng phá huỷ tầng
ozone của khí quyển. Ở một số khu vực trên thế giới, nƣớc đã là một vấn đề

lớn.
Những nguồn tài nguyên hữu hạn, tái tạo đƣợc, nhƣ rừng và thực phẩm,
cần đƣợc sử dụng một cách khôn ngoan. Các công ty lâm nghiệp cần tái tạo
rừng trên những khu khai thác gỗ để bảo vệ đất và đảm bảo đủ gỗ đáp ứng
nhu cầu trong tƣơng lai. Nguồn thực phẩm có thể trở thành vấn đề lớn vì số
đất canh tác ngày càng giảm, và thành phố lại không ngừng xâm phạm vào
đất nông nghiệp.
Những nguồn tài nguyên hữu hạn không tái tạo đƣợc, nhƣ dầu mỏ, than
đá, kẽm, bạc, sẽ đặt ra một vấn đề nghiêm trọng khi gần đến lúc bị cạn kiệt.
Những công ty sản xuất các sản phẩm cần đến những khoáng sản ngày càng
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
21
khan hiếm này đang phải đƣơng đầu với chi phí ngày càng tăng. Họ có thể bất
tiện trong việc trút gánh nặng tăng chi phí này lên vai khách hàng. Vì vậy các
công ty đã đầu tƣ vào nghiên cứu và phát triển để tìm ra cơ hội tốt nhằm phát
triển những vật liệu thay thế mới.
Một nguồn tài nguyên hữu hạn không thể tái tạo - dầu mỏ - đã đặt ra
những vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới. Giá dầu mỏ tăng vọt từ
2,23 USD/barrel năm 1970 lên 34,00 USD/barrel năm 1982, đã thúc đẩy việc
tìm kiếm ráo riết những dạng năng lƣợng khác. Than đá lại trở nên phổ biến
và các công ty đã tìm kiếm những phƣơng tiện có ý nghĩa thực tiễn để khai
thác năng lƣợng mặt trời, hạt nhân, gió và các dạng năng lƣợng khác. Chỉ
riêng trong lĩnh vực năng lƣợng mặt trời đã có hàng trăm công ty tung ra
những sản phẩm thế hệ đầu tiên để khai thác năng lƣợng mặt trời phục vụ
sƣởi ấm nhà ở và các mục đích khác. Một số công ty đã tìm cách chế tạo ô tô
điện có giá trị thực tiễn và treo giải thƣởng hàng tỷ bạc cho ngƣời đoạt giải.
Một số hoạt động công nghiệp chắc chắn sẽ huỷ hoại chất lƣợng của môi
trƣờng tự nhiên. Hãy xét việc loại bỏ các chất thải hoá học và hạt nhân, mức
độ nhiễm thuỷ ngân gây nguy hiểm của nƣớc biển, số lƣợng DDT và các hoá

chất gây ô nhiễm khác trong đất và thực phẩm và việc vứt bừa bãi trong môi
trƣờng những chai lọ, các vật liệu bao bì bằng nhựa và chất khác không bị
phân huỷ sinh học.
Mối lo lắng của công chúng đã tạo ra một cơ hội marketing cho những
công ty nhạy bén. Nó đã tạo ra một thị trƣờng lớn cho các giải pháp kiểm soát
ô nhiễm, nhƣ tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải. Nó dẫn
đến chỗ tìm kiếm những phƣơng án sản xuất và bao gói hàng hoá không huỷ
hoại môi trƣờng. Những công ty khôn ngoan, thay vì để bị chậm chân, đã chủ
động có những chuyển biến theo hƣớng bảo vệ môi trƣờng để tỏ ra là mình có
quan tâm đến tƣơng lai của môi trƣờng thế giới. [9, 182-185]
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
22
* Môi trường khoa học - công nghệ
Một lực lƣợng quan trọng nhất, tác động đến cuộc sống của con ngƣời là
công nghệ. Công nghệ đã tạo ra những điều kỳ diệu nhƣ penicillin, mổ tim
mở. Nó cũng đã gây ra những nỗi kinh hoàng nhƣ bom khinh khí, khí độc đối
với hệ thần kinh và súng tiểu liên. Nó đã đem lại cho ta những thứ vừa lợi vừa
hại, nhƣ ô tô, trò chơi video, bánh mì trắng. Thái độ của ngƣời ta đối với công
nghệ tuỳ thuộc vào chỗ ngƣời đó nghĩ nhiều đến những điều kỳ diệu hay
những điều kinh hoàng mà nó đem lại.
Tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế chịu ảnh hƣởng của số lƣợng công
nghệ mới quan trọng đƣợc khám phá ra. Đáng tiếc là những phát triển về công
nghệ không xuất hiện đều đặn theo thời gian, ngành đƣờng sắt đã tạo ra rất
nhiều vốn đầu tƣ, rồi sau đó bẵng đi cho đến khi xuất hiện ngành ô tô, rồi
radio cũng đã tạo ra rất nhiều vốn đầu tƣ và sau đó bẵng đi cho đến khi xuất
hiện truyền hình. Trong khoảng thời gian giữa hai sự kiện đổi mới quan trọng,
nền kinh tế có thể đình đốn. Một số nhà kinh tế tin chắc rằng tình trạng phẳng
lặng hiện tại về kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục cho đến khi xuất hiện đủ số
lƣợng những sự kiện đổi mới quan trọng mới. Trong khoảng thời gian đó,

những đổi mới nhỏ sẽ lấp chỗ trống. [9, 185]
Đây là loại nhân tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối
với các doanh nghiệp, có ảnh hƣởng lớn và trực tiếp cho chiến lƣợc marketing
của các doanh nghệp. Trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm
chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhƣng đồng
thời cũng làm xuất hiện nhiều lĩnh vực mới, hoàn thiện hơn, đặc biệt là vật
liệu mới, công nghệ sinh học, tin học viễn thông, tác động trực tiếp đến sản
xuất và đời sống.
Do vậy, nhà quản trị doanh nghiệp phải thƣờng xuyên quan tâm tới sự
thay đổi cũng nhƣ đầu tƣ cho tiến bộ công nghệ. Do tác động hai mặt của yếu
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
23
tố khoa học - kỹ thuật, nhà quản trị doanh nghiệp cần có hệ thống thông tin
nhạy bén để tận dụng đƣợc cơ hội và ngăn chặn nguy cơ kịp thời. Đặc biệt,
nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức việc tận dụng công nghệ
thông tin mới để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh trên thị trƣờng.
* Môi trường chính trị pháp luật
Chính trị và pháp luật là nền tảng cho phát triển kinh tế cũng nhƣ là cơ
sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trƣờng.
Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định, chính sách phù hợp và linh hoạt, chiến
lƣợc sáng suốt là môi trƣờng thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh
nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả, ổn định về chính trị
đem lại sự lành mạnh hoá xã hội, ổn định kinh tế, tạo hành lang thông thoáng
cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Trong điều kiện bình thƣờng, một doanh nghiệp vẫn có thể bị ảnh hƣởng
do thay đổi của hệ thống pháp luật. Luật pháp là yếu tố dễ dàng bị áp đặt nên
dễ dàng bị thay đổi. Nhƣng ảnh hƣởng của những thay đổi gây khó khăn cho
doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh lâu dài của mình.
Trong quá trình toàn cầu hoá, doanh nghiệp phải tìm mọi cách đƣa hàng

hoá xâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng bởi các quy định, luật
pháp, thủ tục của nƣớc sở tại. Mọi sự biến động về môi trƣờng luật pháp,
chính sách của một nƣớc trên thế giới đều có khả năng ảnh hƣởng đến các
doanh nghiệp phần mềm kế toán trong nƣớc và thị trƣờng phần mềm kế toán
của các doanh nghiệp đó. Trong điều kiện đó, sự thấu hiểu thông lệ và luật
pháp quốc tế, cơ chế chính sách của nƣớc sở tại là cơ sở quan trọng giúp
doanh nghiệp tránh đƣợc những tổn thất không đáng có trong nỗ lực chiếm
lĩnh thị trƣờng.
* Môi trường văn hoá - xã hội
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
24
Ở tầm chiến lƣợc trung và dài hạn, môi trƣờng văn hoá - xã hội là một
trong những nhân tố thay đổi lớn nhất. Những lối sống tự thay đổi nhanh
chóng theo hƣớng du nhập những lối sống mới luôn là cơ hội và cũng là thách
thức cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu thái độ tiêu dùng,
sự thay đổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí vai trò của ngƣời phụ
nữ tại nơi làm việc và gia đình. Sự xuất hiện của hiệp hội những ngƣời tiêu
dùng là một thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm, đặc biệt là
phải đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ theo cam kết vì lợi ích ngƣời tiêu
dùng. Trình độ dân trí ngày càng cao đã, đang và sẽ là một thách thức đối với
các nhà kinh doanh. Văn hoá truyền thống và văn hoá tiếp nhận qua các hình
thức giao lƣu hình thành nền tảng văn hoá của mỗi quốc gia, có tính hệ thống,
có giá trị theo các mức độ khác nhau, có tính lịch sử, có mặt tích cực, có mặt
tiêu cực, … ảnh hƣởng đến tƣ duy và hành động của con ngƣời trong các hoạt
động thuộc các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Những ngƣời sống trong một xã hội cụ thể có rất nhiều niềm tin và giá
trị cốt lõi có khuynh hƣớng tồn tại lâu bền. Những niềm tin và giá trị thứ yếu
của con ngƣời dễ thay đổi hơn. Mọi xã hội đều chứa đựng nhiều nhánh văn

hoá, tức là những nhóm ngƣời khác nhau cùng chia sẻ những giá trị nảy sinh
từ những kinh nghiệm và hoàn cảnh sống nhất định. [9, 191]
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm phần mềm
kế toán
* Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đƣợc coi nhƣ lá phổi của doanh nghiệp. Trong một
doanh nghiệp phần mềm, có đƣợc nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
cao và yêu nghề sẽ là một lợi thế không nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh
cùng ngành, và để làm đƣợc điều này cần có chiến lƣợc, mục tiêu, kiến thức,
coi trọng nhân tài, động lực về lợi ích.
Luận văn thạc sỹ
Trần Dương Lớp cao học QTKD - K14
25
* Chất lượng sản phẩm
Ngày nay chất lƣợng sản phẩm là yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu, sản
phẩm đƣợc coi là có năng lực cạnh tranh nếu các tính năng của sản phẩm đó
vƣợt trội hơn so với sản phẩm cạnh tranh trên thị trƣờng. Yếu tố này có thể
đánh giá thông qua so sánh hai sản phẩm với nhau về chất lƣợng, độ bền, tiện
ích trong sử dụng,… đây là một trong những yếu tố tƣơng đối để so sánh đối
với đa số những sản phẩm đơn giản. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm phức tạp
khách hàng không thể đánh giá ngay đƣợc chất lƣợng sản phẩm, do đó khách
hàng sẽ đánh giá chất lƣợng sản phẩm gián tiếp thông qua uy tín của ngƣời
sản xuất, của nƣớc sản xuất.
* Tính năng của sản phẩm
Tính năng sản phẩm đó có phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay
không. Hệ thống các phần hành kế toán có dễ sử dụng không, quy trình tổng
hợp kết chuyển số liệu có phức tạp không. Sản phẩm có tính năng, công dụng
phù hợp hơn với yêu cầu của khách hàng sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn.
* Chính sách sản phẩm
Tiến bộ khoa học công nghệ là nhu cầu luôn biến đổi của ngƣời tiêu

dùng. Do đó, muốn giành đƣợc vị trí xứng đáng trên thƣơng trƣờng, bất cứ
doanh nghiệp nào cũng phải bƣớc vào thị trƣờng với một sản phẩm hấp dẫn
và khi cần thiết phải biết thay thế bằng một sản phẩm mới kịp thời.
Việc tung vào thị trƣờng một sản phẩm mới, chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp
và hơn hẳn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh luôn là vấn đề sống còn trong
kinh doanh của một doanh nghiệp. Mỗi chiến lƣợc sản phẩm bao giờ cũng
phải giải đáp đƣợc hai câu hỏi lớn:
- Toàn bộ sản phẩm đang có của doanh nghiệp đƣợc thị trƣờng chấp
nhận đến mức độ nào và có cần phải sửa đổi, thêm bớt, hoặc loại bỏ cái gì cho
phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng không?

×