Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 239 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




DƯƠNG NGỌC THANH




PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI





LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ




HÀ NỘI - 2012


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




DƯƠNG NGỌC THANH




PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM VĂN DŨNG


HÀ NỘI - 2012

3
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu, điều tra nêu trong luận án là trung thực.
Kết luận khoa học của luận án chưa từng được
ai công bố trong các công trình khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN




Dương Ngọc Thanh














4
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành PGS.TS Phạm Văn

Dũng đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu, hoàn thành luận án này.
Tôi bầy tỏ lòng cảm ơn tới Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học
Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo trong và ngoài khoa
đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên
cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thiện
luận án.
Tôi chân thành cảm ơn các cơ quan: Liên đoàn Lao động Thành phố
Hà Nội, Cục thống kê Hà Nội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành
phố Hà Nội và các cơ quan hữu quan khác đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tạo
điều kiện cho tôi có cơ sở số liệu để nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án này./.








5
MỤC LỤC

TRANG
LỜI

CAM ĐOAN
1
LỜI CẢM ƠN

4
MỤC LỤC
5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
9
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP
10
MỞ ĐẦU
11
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
22
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CƠ
CHẾ THỊ TRƯỜNG 22
1.1.1. Khái luận về lợi ích kinh tế 22
1.1.2. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường 28
1.1.3. Lược thuật các lý thuyết phân phối trong nền kinh tế thị trường 31
1.2. PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI 43
1.2.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ảnh hưởng đến
quan hệ phân phối thu nhập 43
1.2.2. Thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 48
1.2.3. Công bằng xã hội trong phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài 66
1.3. PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI Ở BẮC KINH (TRUNG QUỐC) VÀ BÀI HỌC CHO HÀ NỘI 73
1.3.1. Đột phá về lý luận phân phối thu nhập ở Trung Quốc 74
1.3.2. Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Bắc Kinh

75
1.3.3. Các bài học rút ra 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 86
CHƯƠNG 2: PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI
87

6
2.1. THỂ CHẾ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI 87
2.1.1. Môi trường pháp luật 87
2.1.2. Các chủ thể chính trong phân phối thu nhập 95
2.1.3. Cơ chế phân phối thu nhập 121
2.1.4. Các thị trường cơ bản tác động đến phân phối thu nhập 133
2.2. CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI 138
2.2.1. Tỷ lệ phân chia tổng lợi nhuận 136
2.2.2. Mức độ tương xứng giữa tiền lương, thu nhập và đóng góp của người lao
động 138
2.2.3. Công bằng giữa những người lao động 146
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI 151
2.3.1. Những đóng góp chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho Hà Nội
. 151
2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Hà Nội 154
2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập 153
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 155
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN PHỐI THU NHẬP
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI

159
3.1. BỐI CẢNH MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN THỂ CHẾ PHÂN PHỐI THU NHẬP
TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI 159
3.1.1. Bối cảnh quốc tế 159
3.1.2. Bối cảnh trong nước 162
3.1.3. Bối cảnh Thủ đô Hà Nội 165
3.2. QUAN ĐIỂM VỀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI
172
3.2.1. Phân phối thu nhập phải lấy hài hoà các lợi ích làm mục tiêu 172
3.2.2. Thể chế phân phối thu nhập là phương tiện đảm bảo hài hoà các lợi ích 173
3.2.3. Đảm bảo sự tương hợp giữa Nhà nước và thị trường trong phân phối thu nhập
ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 174

7
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÂN PHỐI TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI 176
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp luật 176
3.3.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 187
3.3.3. Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia phân phối thu nhập ở doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 193
3.3.4. Hoàn thiện các cơ chế thực thi phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài 203
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 210
KẾT LUẬN CHUNG
211
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
214
TÀI LIỆU THAM KHẢO 215
PHỤ LỤC 221



8
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CNTB Chủ nghĩa tư bản
CNCS Chủ nghĩa cộng sản
DN Doanh nghiệp
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
ĐCS Đảng cộng sản
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
GDP Tổng sản phẩm trong nước
HĐLĐ Hợp đồng lao động
NSNN Ngân sách nhà nước
LLSX Lực lượng sản xuất
KH&CN Khoa học và công nghệ
KCN, KCX Khu công nghiệp, Khu chế xuất
KTTT Kinh tế thị trường
QHLĐ Quan hệ lao động
QHSX Quan hệ sản xuất
FDI (Foreign direct investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài
SX-KD Sản xuất - kinh doanh
TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể
UBND Ủy ban nhân dân
WTO Tổ chức thương mại thế giới



9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Mức lương tối thiểu vùng I áp dụng cho doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Hà Nội giai đoạn 2007-2011
90
Bảng 2.2 Số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
102
Bảng 2.3 Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phân chia
theo quy mô lao động đến 31/12 hàng năm
104
Bảng 2.4 Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phân chia theo quy
mô vốn có tính đến 31/ 12 hàng năm
105
Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần hàng năm chia theo khu
vực kinh tế
108
Bảng 2.6 Thu nhập bình quân tháng của 1 lao động trong doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài hàng năm chia theo ngành kinh tế
110
Bảng 2.7 Thu nhập bình quân tháng theo loại lao động trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2010
111
Bảng 2.8 Số doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội hàng năm chia theo khu
vực kinh tế
115
Bảng 2.9 Một số chỉ tiêu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
121
Bảng 2.10 Tình hình các cuộc đình công trên địa bàn Hà Nội

123
Bảng 2.11 Các chỉ tiêu cơ bản của công ty Thysen Krupp
137
Bảng 2.12 Mức chi tiêu hàng tháng của người lao động theo tiền lương
138
Bảng 2.13 Chi tiêu trung bình hàng tháng của người lao động
138
Bảng 2.14 Tiền tiết kiệm trung bình hàng tháng của người lao động
139
Bảng 2.15 Có tiền đi xem phim, ca nhạc không?
140
Bảng 2.16 Tiền lương - thu nhập tháng của người lao động Việt Nam
trong các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội năm 2010
144
Bảng 2.17 Quan hệ tiền lương thực tế trong các loại hình doanh nghiệp
146
Bảng 2.18 Chênh lệch thu nhập bình quân của lao động trong doanh
nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
147

10
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP

Trang

Hình 1.1 Thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài
64
Hình 2.1 Nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp hàng năm 97
Hình 2.2 Doanh thu thuần các doanh nghiệp hàng năm 106

Hình 2.3 Tỷ lệ lợi nhuận các khu vực kinh tế năm 2010 107
Hình 2.4 Thu nhập bình quân tháng của một lao động 109
Hộp 2.1 Qui định lương tối thiểu 92
Hộp 2.2 Công tác thanh, kiểm tra chống thất thu ngân sách 98
Hộp 2.3 Chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
100



















11
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân phối thu nhập trong doanh nghiệp ở nước ta, đặc biệt trong doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề phức tạp, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống
kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, phân phối thu nhập trong
loại hình doanh nghiệp này đã được cải thiện đáng kể song còn tồn tại nhiều vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế có những đặc điểm
riêng nên trong phân phối thu nhập cũng không ít đặc thù. Phân phối thu nhập
trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn liên quan đến vấn đề hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam với nhiều nước, nhiều doanh nghiệp; liên quan đến
vấn đề pháp luật, kinh tế, văn hóa Do vậy, phải có những lý thuyết phù hợp
giúp các nhà hoạch định chính sách giải quyết thỏa đáng những vấn đề này trong
bối cảnh khuyến khích đầu tư nước ngoài, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển
kinh tế trong nước.
Thực tiễn cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng đang đối mặt với hàng loạt thách thức như:
mâu thuẫn chủ - thợ dẫn đến đình công, bãi công và tranh chấp lao động cả về
quyền và lợi ích diễn ra khá phổ biến; tình hình chính trị - xã hội ở một số địa
phương có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khá căng thẳng. Những vấn đề này phải
chăng bắt nguồn từ thực trạng phân phối thu nhập chưa hợp lý trong các doanh
nghiệp? Việc cải cách chính sách tiền lương, thu nhập cho khu vực doanh nghiệp
(đặc biệt là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trong môi trường hội
nhập đang đặt ra gay gắt, với những yêu cầu và đòi hỏi mới.
Phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam là vấn đề quan trọng nằm trong thách thức cần hoàn thiện. Việc nghiên
cứu, xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách của Nhà

12
nước trong thời gian tới nổi lên như những nhiệm vụ cấp bách. Bên cạnh đó, để đáp
ứng mục tiêu tận dụng cơ hội phát triển do dòng vốn đầu tư nước ngoài và xu
hướng phát triển kinh tế tri thức mang lại, câu hỏi đặt ra là: việc định hình một cách
thức phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên cơ

sở tư duy, mục tiêu, giải pháp như thế nào nhằm thực hiện công bằng và tiến bộ xã
hội? Đây là vấn đề lớn của Thủ đô và đất nước. Vì vậy, việc tập trung đi sâu nghiên
cứu đưa ra bức tranh toàn cảnh thực trạng phân phối thu nhập trong loại hình doanh
nghiệp này ở góc độ thể chế và công bằng, từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp cho
quan hệ phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp này của Thủ đô nói riêng
và cả nước nói chung là thực sự cần thiết.
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu về phân phối thu nhập trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
Bởi vậy, luận án “Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Hà Nội” của tác giả lựa chọn có ý nghĩa cấp thiết. Tác giả hy vọng,
luận án sẽ góp phần đề xuất chính sách và giải pháp xây dựng quan hệ phân phối
thu nhập theo hướng công bằng và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài của Thủ đô và của cả nước.
2. Tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài: Phân phối là một mặt của quan hệ
sản xuất có tác động thúc đẩy sản xuất thực hiện công bằng và ổn định xã hội. Do
vậy, việc nghiên cứu phân phối thu nhập được nhiều trường phái kinh tế quan tâm.
Các đại diện của các trường phái kinh tế cổ điển, tiêu biểu là A.Smith (1723-
1790), D.Ricardo (1772-1823) đã cố gắng sử dụng lý thuyết giá trị - lao động để
giải thích các hình thức thu nhập trong CNTB. Các nhà kinh tế học Mác- xít, tiêu
biểu là Mác (1818-1883), Ănghen (1820-1895) và Lênin (1870-1924) lại nghiên
cứu phân phối thu nhập với tư cách là một mặt của quan hệ sản xuất, do quan hệ sở
hữu về tư liệu sản xuất quyết định. Nhiều nhà kinh tế của các trường phái cổ điển
mới, trường phái Keynes, trường phái tự do mới đã bàn tới phân phối thu nhập.

13
Trong tác phẩm “Alternative Theories of Distribution” (1956), N.Kaldor đã
xác nhận tư tưởng của các truờng phái cổ điển về tính không cân xứng trong phân
phối thu nhập của các yếu tố sản xuất, trong đó lợi nhuận được phân phối trước, tiền
lương được xác định sau [70]. Trong tác phẩm “Economic Growth and income

Inequality” (1955), S. Kuzents đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
bất bình đẳng thu nhập được thể hiện thông qua chữ “U ngược” [71]. Dựa trên các
số liệu thuế thu nhập và số liệu điều tra của Ủy Ban điều tra dân số Mỹ, S.Kuzents
chỉ ra ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra rất
mạnh. Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế đạt đến một mức độ nhất định thì khoảng
cách giàu nghèo có xu hướng thu hẹp. Công trình “Income Distribution and Macro
Economics” của O.Galor và J.b.Zeira đã phân tích vai trò phân phối của cải (tài sản)
đối với hoạt động kinh tế vĩ mô thông qua sự đầu tư vào vốn nhân lực [67]. Theo
Galor và Zeira, trong điều kiện thị trường tín dụng không hoàn hảo, sự phân phối tài
sản hay của cải có tác động quan trọng đối với hoạt động kinh tế vĩ mô và những tác
động này thường được duy trì trong dài hạn.
Công trình “The Interaction between Income Distribution and Economics
Growth” của Liu Lin và Qin Wanshun (2006), dựa trên dữ liệu về phân phối thu
nhập và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đã chỉ ra mối quan hệ tương tác qua
lại giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế trong trường hợp cụ thể của
Trung Quốc [64]. Một mặt, tăng trưởng kinh tế nhanh tạo ra khoảng cách thu nhập
giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn. Mặt khác, khoảng cách này lại thúc
đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh. Ý nghĩa của kết luận này cho thấy sự cần thiết và
hợp lí phải duy trì một khoảng cách thích hợp trong phân phối thu nhập, không thể
cào bằng mọi thành phần trong nền kinh tế. Để giải quyết xung đột xã hội và bất ổn
chính trị liên quan đến vấn đề này, Liu và Qin (2006) đã đề xuất Trung Quốc cần
xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội toàn diện và thiết lập hệ thống pháp luật
chặt chẽ.
Trong “Inequality, Growth và Redistributive Policies”, Attanasio và Binelli
(2003) đã chia chính sách phân phối thành 2 loại chính sách: (1). Các chính sách

14
định hướng ngắn hạn, bao gồm các chương trình duy trì thu nhập và các chương
trình bảo hiểm như bảo hiểm thất nghiệp; (2). Các chính sách định hướng dài hạn
liên quan đến phân phối lại việc tích lũy tài sản, ở đây tài sản được đề cập là vốn

nhân lực [62]. Attanasio và Binelli (2003) kết luận rằng: Mỗi nước có mức độ phát
triển kinh tế, văn hóa và hệ thống giáo dục khác nhau, vì vậy, không có một khuôn
mẫu chính sách chung cho tất cả các nước. Các chính sách có thể thực hiện tốt ở
nước này nhưng có kết quả không tốt ở nước khác. Đầu tư vào giáo dục nên đuợc
coi là ưu tiên chính sách hàng đầu để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và xóa đói
giảm nghèo (kết luận này được tìm thấy tương tự trong các công trình của Becker
(1995); UNDP (1990) và báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế Giới).
Khảo sát về vấn đề phân phối thu nhập trong quá trình chuyển đổi kinh tế, so sánh
sự khác biệt giữa phân phối trong nền kinh tế thị trường và nền kinh tế kế hoạch hoá có các
đại diện như Anthony Atkinson (1992); John Flemming and John Micklewright (1999);
Lu Ai-guo (2001); G.Bertocchi và các cộng sự (2006)…
Các công trình nghiên cứu này đã đưa ra khuôn khổ lý thuyết phong phú và
sâu sắc cho phép nhận diện và lý giải nhiều vấn đề về phân phối thu nhập trong điều
kiện nền kinh tế thị trường. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để xem xét, đánh giá
vấn đề phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở một đất
nước đang chuyển đổi như Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước: Trong những năm gần đây, các
công trình nghiên cứu về vấn đề phân phối thu nhập tiêu biểu theo hướng này là:
Đề tài cấp Nhà nước KX.01.10: “Vấn đề phân phối nhằm đảm bảo phát triển
kinh tế nhằm thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN” của Nguyễn Công Nghiệp (2006), tác giả đã khẳng định phân phối
trong nền kinh tế thị trường XHCN cần được thực hiện theo kết quả lao động và
hiệu quả kinh tế đóng góp theo tài sản và vốn góp, theo quỹ phúc lợi; làm rõ vai trò
và cơ chế phân phối đối với phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội [42, tr.70].
Đề tài B2002.38.40: “Vai trò của Nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước ta”

15
của Mai Hữu Thực (2004) chỉ ra rằng cần phải đảm bảo hiệu quả và công bằng;
hiệu quả và công bằng không mâu thuẫn với nhau mà bổ trợ cho nhau, kích thích
nhau phát triển [55, tr.35]. Để thực hiện được yêu cầu và hiệu quả công bằng, Nhà

nước cần thực hiện chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân thông
qua các chính sách tiền lương - tiền lương tối thiểu, chính sách tài khoá - tín dụng,
chính sách lao động, việc làm, các công cụ thuế… để đảm bảo ổn định chính trị,
kích thích tăng trưởng nhưng vẫn chú ý tới động cơ khuyến khích bằng sự khác biệt
về lợi ích giữa các nhóm ở mức chấp nhận được. Đề tài KX.04.20/06-10: “Vấn đề
phân phối và thu nhập trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN Việt Nam” của Phí Mạnh Hồng (2010), đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ
bản về quan hệ phân phối thu nhập trong điều kiện một nền kinh tế thị trường hiện
đại, bước đầu định hình khung khổ lý luận về hệ thống các quan hệ phân phối - thu
nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; chỉ ra để hoàn thiện các quan
hệ phân phối theo hướng đảm bảo công bằng xã hội, cần phải coi công bằng xã hội
trong phân phối là một trong số ít các mục tiêu ưu tiên hàng đầu; xem phân phối
một cách công bằng các cơ hội phát triển là cách thức quan trọng nhất để đảm bảo
sự phân phối công bằng các kết quả đầu ra hay thu nhập; lấy việc phát triển các thể
chế thị trường, hoàn thiện cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để hoàn thiện cơ
chế phân phối thu nhập; đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực
phân phối thu nhập [28, tr.274-275].
Về nghiên cứu thực nghiệm, đã có nhiều nghiên cứu và sách chuyên khảo về
vấn đề phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài như: Nghiên cứu “Vấn đề phân phối thu thập các loại hình
doanh nghiệp ở Việt Nam” của Nguyễn Công Nhự (2003), đã tập trung giải quyết
các vấn đề: (1). Vị trí, vai trò của từng khu vực kinh tế của các quốc gia trên thế
giới và nước ta hiện nay; (2). Khái quát được những vấn đề cơ bản về thu nhập và
phân phối thu nhập; (3). Phân tích thực trạng phân phối thu nhập trong các loại hình
doanh nghiệp; (4). Đề xuất một số quan điểm và giải pháp để hoàn thiện phân phối
thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng

16
XHCN. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến các vấn đề nổi lên trong quá trình
phân phối thu nhập như: Xung đột lợi ích kinh tế giữa các chủ thể, các tác động

chính trị - xã hội đến vấn đề phân phối và chưa có khung khổ để hình thành cách
thức phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [41, tr.131].
Năm 2010, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội đã nghiệm thu đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu chính sách và
giải pháp đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập trong
các loại hình doanh nghiệp”, đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận, phương pháp
luận về hoàn thiện chính sách và giải pháp đảm bảo công bằng xã hội trong phân
phối tiền lương và thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp; đánh giá thực trạng
về chính sách và giải pháp đảm bảo công bằng xã hội; dự báo xu hướng tác động
của các yếu tố đến công bằng xã hội [59, tr.115-210]. Nghiên cứu “Quan hệ phân
phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội (2008) nêu rõ: Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là tiền đề, là
điều kiện thực hiện phân phối công bằng và ngược lại, phân phối công bằng sẽ tạo
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi
một quan hệ phù hợp với nó; thừa nhận mức độ khác nhau về thu nhập và mức
sống; phải có nhiều hình thức phân phối phù hợp và đan xen lẫn nhau để đáp ứng sự
tồn tại khách quan của nền kinh tế đa sở hữu; thực hiện quan hệ tiền lương và thu
nhập theo định hướng thị trường, phản ánh thị trường; phân phối lại qua chính sách
xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội [7, tr.10].
Đã có nhiều luận án và nghiên cứu trên các tạp chí liên quan về phân phối
thu nhập và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Luận án “Hoàn thiện
quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”
của Nguyễn Ngọc Quân (1997), đã phân tích một số lợi ích cơ bản, mối liên hệ giữa
lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, các đặc điểm chủ yếu của quan hệ giữa các lợi ích
kinh tế ở nước ta, những mâu thuẫn và giải pháp giải quyết mâu thuẫn; công trình
đã bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện lợi ích kinh tế, một số
nguyên tắc chung và giải pháp nhằm giải quyết thoả đáng vấn đề lợi ích kinh tế

17
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam [48]. Luận án “Hoàn

thiện công cụ quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
ở nước ta hiện nay” của Trần Văn Nam (2000), đã chỉ ra vai trò, thực trạng của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và công cụ quản lý nhà nước và
nhu cầu hoàn thiện các công cụ đó ở thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá [35].
Luận án tiến sĩ khoa học “The impact of FDI on income distribution in Vietnam,
1999-2000 ” của Lê Thái Thường Quân (2002), đã làm rõ tác động của vốn đầu tư
nước ngoài đến phân phối thu nhập của cộng đồng dân cư ở các khía cạnh của thị
trường lao động gồm nguồn cung lao động, việc gia tăng việc làm và chất lượng
nguồn nhân lực, phân khúc nguồn cung lao động có trình độ và lao động phổ thông;
sự khác biệt về lương và thu nhập là những vấn đề đã được tác giả tập trung nghiên
cứu [74, tr.115,210].
Nghiên cứu “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội” của Phan Trung Chính, làm rõ vai trò
quản lý Nhà nước và nêu rõ các nguyên nhân chính làm hạn chế quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội, đưa ra các nhóm giải pháp
nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp
này ở Thủ đô [11, tr.22-23]. Nghiên cứu“Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước” của Mai Văn Bảo, đã phân tích thực
trạng quản lý Nhà nước, định hướng phát triển và đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý
nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [2, tr.30-34].
Một số tổ chức quốc tế ở Việt Nam và các học giả nước ngoài quan tâm đến
Việt Nam đã tập trung nghiên cứu về các vấn đề mức sống, nghèo đói, bất bình
đẳng và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phân phối thu nhập ở Việt Nam
tiêu biểu như John Haughton và các cộng sự (2004), Martin Evans và các cộng sự
(2006), các báo cáo thường niên của World Bank…
Nhiều công trình nghiên cứu kể trên được biên soạn khá công phu với nhiều
cách tiếp cận khác nhau đã khái quát lý luận về phân phối thu nhập, lợi ích kinh tế
và một số vấn đề liên quan tới phân phối thu nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

18

ngoài. Song các nghiên cứu này chưa nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các yếu tố như
nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, những khái niệm về công bằng, hiệu quả chưa
được làm rõ, mới chỉ dừng lại công bằng ở kết quả phân phối và cũng chưa đề cập
đến nội hàm khái niệm này đối với phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
Trong thực tiễn, nhiều vấn đề bất cập nảy sinh ở khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài như: Thu nhập thấp, đời sống người lao động gặp rất nhiều khó khăn;
việc chuyển giá, trốn, nợ thuế diễn ra nhiều; tình trạng đình công gia tăng ảnh
hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp và tình hình trật tự trị an ở địa phương.
Vậy đâu là nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng này? Thực tế đó
đòi hỏi phải xem xét nhiều vấn đề, trong đó có phân phối thu nhập ở loại hình
doanh nghiệp này. Những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên làm cho việc tiếp tục
nghiên cứu phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
trở nên cấp thiết.
Câu hỏi nghiên cứu của luận án là: Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội có những ưu nhược điểm gì? Cần phải làm gì
và làm như thế nào để khắc phục các nhược điểm, tạo sự hài hòa các lợi ích kinh tế
trong các doanh nghiệp này, góp phần thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp và phát
triển kinh tế - xã hội Thủ đô?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm quốc
tế và thực trạng quan hệ phân phối thu nhập, chỉ ra những bất cập trong phân phối
thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, luận án đề
xuất những quan điểm, giải pháp hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập trong các
doanh nghiệp này, nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của các chủ thể trong doanh
nghiệp và lợi ích của đất nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Hệ thống hoá lý luận về phân phối thu nhập và phân phối thu nhập trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện
đại, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức.


19
2. Làm rõ thực trạng thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài ở Hà Nội; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
3. Đưa ra hệ thống các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện phân phối thu
nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ vững ổn định kinh tế, ổn
định môi trường chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của
Thủ đô Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Hà Nội với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất; vừa chịu
sự tác động của sản xuất, trao đổi, tiêu dùng và tác động trở lại mạnh mẽ các khâu
đó, vừa là biểu hiện của việc thực hiện các lợi ích kinh tế. Nghiên cứu phân phối thu
nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, luận án tập trung vào những
nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là thể chế phân phối. Đây là nhân tố quyết định sự công
bằng trong phân phối, mức độ hài hòa giữa các lợi ích kinh tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu phân phối thu nhập trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, bao gồm doanh nghiệp liên doanh
nước ngoài và doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài ở các lĩnh vực sản xuất công
nghiệp và thương mại dịch vụ (không xem xét các doanh nghiệp xây dựng cơ bản,
đầu tư bất động sản, chứng khoán hoặc kinh doanh các loại hình vốn khác).
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phân phối thu nhập trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm doanh nghiệp liên doanh nước
ngoài và doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài từ năm 2000 đến nay (có tham
khảo các số liệu từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987).
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu quan hệ phân phối với 3 chủ thể chính là
Nhà nước, chủ doanh nghiệp và người lao động; cụ thể là vấn đề thể chế phân phối

thu nhập và công bằng xã hội trong phân phối thu nhập trong loại hình doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội.

20
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài được tiếp cận trước hết dưới góc độ là một khâu của quá trình tái sản
xuất, tác động qua lại với các khâu khác. Đồng thời, phân phối thu nhập là nhân tố
trực tiếp quyết định mức độ thực hiện các lợi ích kinh tế của các chủ thể trong
doanh nghiệp. Công bằng trong phân phối thu nhập tại các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài được tiếp cận theo các nguyên tắc thị trường. Sự điều tiết của nhà
nước dù quan trọng đến đâu cũng phải dựa trên nguyên tắc này.
Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, luận án
sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp logic và lịch sử: Những phương pháp này được dùng trong
toàn bộ luận án và sử dụng kết hợp 2 phương pháp được thể hiện tập trung trong
chương 1 và chương 2. Sự kết hợp giữa hai phương pháp này cho phép tác giả luận
án tìm hiểu các liên hệ bên trong, bản chất phân phối thu nhập trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời kiểm nghiệm nhận thức của mình bằng
thực tiễn, phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị ứng với từng giai đoạn phát
triển nhất định.
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học: Là phương pháp truyền thống của
kinh tế chính trị, phương pháp này đã được sử dụng để nghiên cứu những vấn đề lý
thuyết ở chương 1 và được sử dụng ở chương 2 nhằm làm rõ những nhân tố bên
trong, bản chất, tất nhiên, ổn định trong phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh: Đây là các
phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án,
đặc biệt là phần khảo cứu kinh nghiệm ở chương 1 và được sử dụng phổ biến trong

chương 2; phân tích, đánh giá theo góc độ lý thuyết và thực tiễn kinh nghiệm, thực
trạng vấn đề, từ đó tổng hợp khái quát thành các luận đề khoa học. Bằng cách này,
nhiều vấn đề của đối tượng nghiên cứu được phân tích từ góc độ riêng rẽ, được tổng

21
hợp thành những điểm khái quát chung cho cả quá trình vận động của sự vật, hiện
tượng. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn và phỏng vấn chuyên gia.
6. Đóng góp mới của luận án
- Luận án khái quát có chọn lọc những vấn đề lý luận về phân phối thu nhập
qua các trường phái kinh tế, từ đó làm mới lý luận về lợi ích kinh tế và phân phối
thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện một nền
kinh tế thị trường hiện đại.
- Từ việc phân tích thực trạng của phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, luận án chỉ ra những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân trong lĩnh vực này.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp để hoàn thiện phân phối thu nhập trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, đảm bảo hài hoà các lợi ích,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, danh mục công trình khoa học của tác
giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án
gồm 3 chương.
Chương 1. Lý luận về phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài;
Chương 2. Phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại Hà Nội;
Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân phối thu nhập trong loại
hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội;
Luận án có 28 bảng, 5 hình, 3 hộp và 30 phụ lục.


22
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CƠ
CHẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Khái luận về lợi ích kinh tế
1.1.1.1. Bản chất lợi ích kinh tế
Để thoả mãn các nhu cầu của mình, con người không thể trông chờ vào những
gì có sẵn trong tự nhiên mà phải tiến hành quá trình sản xuất. Chính những kết quả
của quá trình sản xuất là cơ sở, điều kiện để thoả mãn các nhu cầu của con người.
Nhưng kết quả của quá trình sản xuất lại phụ thuộc vào quy mô và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất không những
quyết định mức độ thoả mãn các nhu cầu của con người, mà quyết định cả phương
thức thoả mãn các nhu cầu đó. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất càng cao,
phương thức thoả mãn các nhu cầu của con người càng văn minh.
Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu của con người không chỉ tuỳ
thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà còn tuỳ thuộc vào địa vị của con
người trong hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội. Tại một thời điểm nhất định, kết
quả của quá trình sản xuất là một lượng xác định. Phần mỗi người nhận được từ kết
quả đó nhiều ít khác nhau tuỳ thuộc chủ yếu và trước hết vào địa vị của họ đối với
tư liệu sản xuất. Ai làm chủ tư liệu sản xuất, quá trình phân phối sẽ được thực hiện
vì lợi ích của người đó.
Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế mang tính khách quan trong hoạt động
kinh tế của con người, do quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất quy định. Lợi ích
kinh tế quy định động cơ, mục đích các hoạt động kinh tế của mỗi người và của cả
loài người. Xét về bản chất thì tính chất và đặc điểm của lợi ích kinh tế phụ thuộc
vào tính chất và đặc điểm của QHSX, phụ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX

và không tách rời với hệ thống các lợi ích chính trị, văn hóa Lợi ích kinh tế có
những đặc trưng cơ bản sau đây:

23
Thứ nhất, lợi ích kinh tế là biểu hiện những mối quan hệ kinh tế giữa những
giai cấp, những nhóm người, những cá nhân khác trong những quan hệ xã hội nhất
định. Nó là hình thức biểu hiện của QHSX, của chế độ sở hữu đối với tư liệu sản
xuất. Ph.Ăngghen đã viết: Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó
được biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích [45, tr.762].
Thứ hai, lợi ích kinh tế bao giờ cũng là lợi ích vật chất xã hội, ngay cả lợi
ích vật chất cá nhân thì lợi ích đó cũng gắn chặt với những điều kiện kinh tế,
chính trị và xã hội nhất định. C.Mác đã chỉ rõ: “Những cá nhân luôn luôn xuất
phát từ bản thân mình - dĩ nhiên là xuất phát từ những cá nhân ở trong khuôn
khổ những điều kiện và quan hệ lịch sử nhất định, chứ không xuất phát từ cá
nhân thuần tuý” [43, tr.676].
Thứ ba, lợi ích kinh tế trước hết biểu hiện kết quả sản xuất. Chỉ có sản xuất
con người mới tạo ra cho mình những điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu vật
chất. Ph.Ăng ghen đã nói: “Sản xuất ra tất cả những gì cần thiết cho sự sống là cơ
sở vật chất cho mọi hoạt động của con người” [44, tr.634]. Từ sự nhận thức về lợi
ích, con người suy nghĩ và hành động, quá trình đó dù muốn hay không, con người
phải tuân theo những quy luật kinh tế khách quan và phải chịu sự chi phối của
QHSX đang tồn tại. Như vậy, lợi ích kinh tế vừa chịu sự chi phối khách quan của
các quy luật kinh tế, vừa phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của con người trong xã
hội. Thực hiện lợi ích kinh tế, một mặt nhằm thoả mãn nhu cầu, mặt khác quá trình
đó cũng đồng thời thực hiện những xu hướng phát triển khách quan của sản xuất.
Thứ tư, không thể tách rời lợi ích kinh tế ra khỏi nhu cầu vật chất để xét nó
như một hiện tượng độc lập riêng lẻ. Không thể quan niệm lợi ích kinh tế và nhu
cầu vật chất là phạm trù phản ánh sự khác biệt hoàn toàn về bản chất và sự tồn tại.
Những người theo quan điểm độc lập trên cho rằng cơ sở tác động của lợi ích là quá
trình lao động sản xuất xã hội, còn nhu cầu vật chất thì nảy sinh trong mối quan hệ

giữa con người với tự nhiên. Đồng thời, cũng không thể tán thành quan điểm đem
đồng nhất nhu cầu vật chất và lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế và nhu cầu vật chất
không phải là một, nhưng chúng có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Lợi ích kinh tế

24
và nhu cầu vật chất là hai phạm trù cùng loại, vừa giống nhau vừa khác nhau. Nhu
cầu vật chất thể hiện quan hệ chung của con người với hoàn cảnh vật chất xung
quanh, còn lợi ích kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người với người có cùng nhu
cầu vật chất và đối tượng thoả mãn nhu cầu vật chất với nhau trong việc thực hiện
nhu cầu vật chất ở giai đoạn lịch sử nhất định. Điều này lý giải cơ sở xã hội của sự
hình thành lợi ích vật chất cụ thể. Giữa nhu cầu vật chất và lợi ích kinh tế có cái
chung. Cả hai đều chịu sự chi phối bởi sự phát triển của trình độ LLSX và QHSX
xã hội, do đó chúng đều mang tính lịch sử. Nhu cầu vật chất và lợi ích kinh tế đều
chịu sự chi phối của những quan hệ xã hội, nhưng ở mức độ khác nhau. Chẳng hạn
do địa vị khác nhau của những người trong hệ thống sản xuất, tuy họ có nhu cầu vật
chất như nhau nhưng lợi ích kinh tế của họ lại khác nhau. Nhu cầu vật chất thể hiện
nội dung vật chất của lợi ích kinh tế và lợi ích kinh tế thể hiện quan hệ nhu cầu vật
chất của các QHSX.
Thứ năm, lợi ích kinh tế hình thành một cách khách quan, là động cơ khách
quan của hoạt động con người, phản ánh vị trí của con người trong hệ thống sản
xuất xã hội. Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của các quan hệ xã hội. Lợi ích
kinh tế nguyên nhân sâu xa nhất của sự vận động xã hội và của đấu tranh giai cấp.
Hoạt động chính trị - xã hội xét đến cùng là nhằm thoả mãn lợi ích căn bản của các
giai cấp. Hoạt động chính trị - xã hội xét cho cùng là nhằm thoả mãn lợi ích kinh tế
căn bản của các giai cấp.
Từ những phân tích trên, kết luận được rút ra là: Lợi ích kinh tế là những quan
hệ kinh tế, phản ánh những nhu cầu, những động cơ khách quan về sự hoạt động của
các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội và do hệ thống quan hệ
sản xuất quyết định [60].
Xét ở góc độ phân phối thu nhập: Lợi ích kinh tế là quyền lợi (quyền được

hưởng) của các chủ thể tham gia trên cơ sở đóng góp nguồn lực dựa vào kết quả hoạt
động kinh tế.
Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế, một mặt nó phản ánh những điều kiện,
phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của mỗi con người, mỗi chủ thể. Suy cho

25
cùng, lợi ích kinh tế được biểu hiện ở mức độ của cải vật chất mà mỗi con người có
được khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Mặt khác, lợi ích kinh tế phản
ánh quan hệ giữa con người với con người trong quá trình tham gia vào các hoạt động
đó để tạo ra của cải vật chất cho mình. Những quan hệ đó là quan hệ sản xuất. Vì vậy,
lợi ích kinh tế còn là hình thức biểu hiện của QHSX và do QHSX quyết định.
1.1.1.2. Các hình thức lợi ích kinh tế
Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất luôn thuộc về
những chủ thể kinh tế nhất định. Trong nền kinh tế có các chủ thể như: Cá
nhân, tập thể, giai cấp, nhà nước, dân tộc Tương ứng với mỗi chủ thể đó là
một hình thức lợi ích kinh tế: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp,
lợi ích nhà nước, lợi ích quốc gia, dân tộc
Các lợi ích kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Chúng thống nhất
với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Do đó,
lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp
hoặc gián tiếp được thực hiện. Chẳng hạn, mỗi cá nhân người lao động có lợi ích
riêng của mình, đồng thời các cá nhân đó lại là bộ phận cấu thành tập thể doanh
nghiệp và tham gia vào lợi ích tập thể đó. Doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu
quả, lợi ích doanh nghiệp càng được đảm bảo thì lợi ích người lao động càng được
thực hiện tốt: việc làm được đảm bảo, thu nhập ổn định và được nâng cao Ngược
lại, lợi ích người lao động không được thực hiện tốt thì người lao động không có ý
thức tích cực làm việc, trách nhiệm với doanh nghiệp cũng bị giảm sút và do đó, lợi
ích doanh nghiệp không được thực hiện tốt.
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được
thực hiện thông qua thị trường. Điều đó có nghĩa là, mục tiêu của các chủ thể chỉ

được thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp với mục tiêu của các chủ thể khác.
Như vậy, các lợi ích kinh tế của các chủ chể độc lập có sự thống nhất với nhau.
Các lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành động
theo những phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau
đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn. Chẳng hạn, để thực hiện lợi ích của

×