Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.12 KB, 21 trang )

Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội


Dương Ngọc Thanh

Trường Đại học Kinh tế
Luận án TS ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 62 31 01 01
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Hệ thống hoá lý luận về phân phối thu nhập và phân phối thu nhập trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại,
đặc biệt trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức. Làm rõ thực
trạng thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội; chỉ ra những
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đưa ra hệ thống các quan điểm và giải pháp nhằm
hoàn thiện phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ vững ổn
định kinh tế, ổn định môi trường chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền
vững của Thủ đô Hà Nội.

Keywords: Doanh Nghiệp; Vốn; Đầu tư nước ngoài; Phân phối thu nhập


Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân phối thu nhập trong doanh nghiệp ở nước ta, đặc biệt trong doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài là vấn đề phức tạp, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội. Trong giai


đoạn từ năm 2000 đến nay, phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp này đã được cải
thiện đáng kể song còn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế có những đặc điểm riêng nên trong
phân phối thu nhập cũng không ít đặc thù. Phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài còn liên quan đến vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với nhiều nước,
nhiều doanh nghiệp; liên quan đến vấn đề pháp luật, kinh tế, văn hóa, Do vậy, phải có những lý
thuyết phù hợp giúp các nhà hoạch định chính sách giải quyết thỏa đáng những vấn đề này trong
bối cảnh khuyến khích đầu tư nước ngoài, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế trong
nước.
Thực tiễn cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nói
chung và ở Hà Nội nói riêng đang đối mặt với hàng loạt thách thức như: mâu thuẫn chủ - thợ dẫn
đến đình công, bãi công và tranh chấp lao động cả về quyền và lợi ích diễn ra khá phổ biến; tình
hình chính trị - xã hội ở một số địa phương có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khá căng thẳng.
Những vấn đề này phải chăng bắt nguồn từ thực trạng phân phối thu nhập chưa hợp lý trong các
doanh nghiệp. Việc cải cách chính sách tiền lương, thu nhập cho khu vực doanh nghiệp (đặc biệt
là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trong môi trường hội nhập đang đặt ra gay
gắt, với những yêu cầu và đòi hỏi mới.
Phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là
vấn đề quan trọng nằm trong thách thức cần hoàn thiện. Việc nghiên cứu, xây dựng các luận cứ
khoa học cho việc hoạch định các chính sách của Nhà nước trong thời gian tới nổi lên như những
nhiệm vụ cấp bách. Bên cạnh đó để đáp ứng mục tiêu tận dụng cơ hội phát triển do dòng vốn đầu tư
nước ngoài và xu hướng phát triển kinh tế tri thức mang lại, câu hỏi đặt ra là việc định hình một cách
thức phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở tư duy, mục
tiêu, giải pháp như thế nào nhằm thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội? Đây là vấn đề lớn của Thủ
đô và đất nước. Vì vậy việc tập trung đi sâu nghiên cứu đưa ra bức tranh toàn cảnh thực trạng phân
phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp này ở góc độ thể chế và công bằng, từ đó đưa ra quan
điểm và giải pháp cho quan hệ phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp này của Thủ đô nói
riêng và cả nước nói chung là thực sự cần thiết.
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu về phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Bởi vậy, luận án “Phân phối

thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội” của tác giả lựa chọn
có ý nghĩa cấp thiết. Tác giả hy vọng, luận án sẽ góp phần đề xuất chính sách và giải pháp xây
dựng quan hệ phân phối thu nhập theo hướng công bằng và tiến bộ trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài của Thủ đô và của cả nước.
2. Tình hình nghiên cứu:
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Tiếp cận về phân phối thu nhập được nhiều trường
phái và học giả quan tâm nghiên cứu. Các học giả Mác- xít là Mác, Anghen và Lênin xem xét
quan hệ phân phối trong hệ thống quan hệ sản xuất. Đại diện của các trường phái kinh tế thị
trường nhấn mạnh nguyên tắc phân phối theo thể chế nhà nước phúc lợi. Ngoài ra đã có nhiều
nghiên cứu nước ngoài, đại diện là các học giả như: N.Kaldor; S.Kuzents; O.Galor và J.b. Zeira;
Liu Lin và Qin Wanshun; Attanasio và Binelli (2003) quan tâm nghiên cứu chủ đề này. Các công
trình nghiên cứu đó đã đưa ra khuôn khổ lý thuyết phong phú và sâu sắc cho phép nhận diện và
lý giải nhiều vấn đề về phân phối thu nhập trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Các công trình ở trong nước: Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về phân phối thu
nhập cũng không ít. Nhiều công trình nghiên cứu được biên soạn khá công phu với nhiều cách
tiếp cận khác nhau đã khái quát lý luận về phân phối thu nhập, lợi ích kinh tế và một số vấn đề
liên quan tới phân phối thu nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Song các nghiên cứu
này hầu như chưa đề cập đến việc phân chia lợi ích kinh tế và vấn đề thể chế phân phối thu nhập
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và
đánh giá toàn diện về phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các
khía cạnh như: Thể chế phân phối thu nhập; công bằng trong phân phối và những giải pháp hoàn
thiện quan hệ phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp này ở Hà Nội. Chính vì vậy, vấn đề
nghiên cứu trong đề tài luận án là đòi hỏi cấp thiết.
Câu hỏi nghiên cứu của luận án là: Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Hà Nội có những ưu nhược điểm gì? Cần phải làm gì và làm như thế nào
để khắc phục các nhược điểm, tạo sự hài hòa các lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp này,
góp phần thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng quan hệ
phân phối thu nhập, chỉ ra những thành công và bất cập trong phân phối thu nhập trong các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, luận án đề xuất những quan điểm, giải pháp
hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp này nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích
của các chủ thể trong doanh nghiệp và lợi ích của đất nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Hệ thống hoá lý luận về phân phối thu nhập và phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, đặc biệt trong xu hướng
toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức.
2. Làm rõ thực trạng thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội;
chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
3. Đưa ra hệ thống các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện phân phối thu nhập trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với
tiến bộ và công bằng xã hội, giữ vững ổn định kinh tế, ổn định môi trường chính trị- xã hội, đáp
ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của Thủ đô Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phân phối thu nhập trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất;
vừa chịu sự tác động của sản xuất, trao đổi, tiêu dùng và tác động trở lại mạnh mẽ các khâu đó,
vừa là biểu hiện của việc thực hiện các lợi ích kinh tế. Nghiên cứu phân phối thu nhập trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, luận án tập trung vào những nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt
là thể chế phân phối. Đây là nhân tố quyết định sự công bằng trong phân phối, mức độ hài hòa
giữa các lợi ích kinh tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, bao gồm doanh nghiệp liên doanh nước ngoài và doanh nghiệp có
100% vốn nước ngoài ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ (không xem
xét các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, chứng khoán hoặc kinh doanh các loại hình vốn khác).
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm doanh nghiệp liên doanh nước ngoài và doanh nghiệp có 100%
vốn nước ngoài từ năm 2000 đến nay (có tham khảo các số liệu từ khi ban hành luật đầu tư nước
ngoài năm 1987).

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu quan hệ phân phối với 3 chủ thể chính là Nhà nước, chủ
doanh nghiệp và người lao động; cụ thể là vấn đề thể chế phân phối thu nhập và công bằng xã
hội trong phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội.
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu: Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận trước hết dưới góc độ là một khâu của quá trình tái sản
xuất, tác động qua lại với các khâu khác. Đồng thời, phân phối thu nhập là nhân tố trực tiếp
quyết định mức độ thực hiện các lợi ích kinh tế của các chủ thể trong doanh nghiệp. Công bằng
trong phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận theo các
nguyên tắc thị trường. Sự điều tiết của nhà nước dù quan trọng đến đâu cũng phải dựa trên
nguyên tắc này.
Luận án dựa trên phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, luận án sử dụng những phương pháp như:
Phương pháp logic và lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp thống kê,
điều tra xã hội học, phỏng vấn, phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh.
6. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đã khái quát có chọn lọc những vấn đề lý luận về phân phối thu nhập qua các
trường phái kinh tế thị trường. Từ đó làm mới lý luận về lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện một nền kinh tế thị trường hiện
đại.
- Từ việc phân tích thực trạng của phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Hà Nội, luận án chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực
này.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp để hoàn thiện phân phối thu nhập trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội, đảm bảo hài hoà các lợi ích, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội của Thủ đô.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục, luận án gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận về phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Chương 2: Phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội;
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội;

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CƠ CHẾ THỊ
TRƢỜNG
Trong mục này, luận án làm rõ những nội dung sau:
1.1.1. Khái luận về lợi ích kinh tế: Luận án đã làm rõ bản chất của lợi ích kinh tế, các hình
thức lợi ích kinh tế, vai trò của lợi ích kinh tế, đưa ra kết luận ở góc độ phân phối thu nhập trong
doanh nghiệp là: Lợi ích kinh tế là quyền lợi (quyền được hưởng) của các chủ thể tham gia trên cơ
sở đóng góp nguồn lực dựa vào kết quả hoạt động kinh tế.
1.1.2. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trƣờng: Phân phối thu nhập trong nền
kinh kinh tế thị trường là một vấn đề phức tạp đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa
học. Luận án đã chỉ rõ bản chất của quan hệ phân phối, các hình thức thu nhập chủ yếu trong
doanh nghiệp - đó là: Tiền lương của người lao động, Lợi nhuận thuộc về chủ doanh nghiệp và thu
ngân sách (thuế) của Nhà nước.
1.1.3. Lƣợc thuật các lý thuyết phân phối trong nền kinh tế thị trƣờng: Luận án đã lược
thuật có chọn lọc các lý thuyết về phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường như: Lý thuyết của
các nhà kinh tế cổ điển, đại diện là Adam Smith và David Ricardo; lý thuyết của các nhà kinh điển
Mác – Lênin; lý thuyết của các nhà kinh tế tân cổ điển mà đại diện tiêu biểu là J.B.Clark; lý thuyết
của các nhà kinh tế với những nghiên cứu mới về phân phối là A. Marshall, Vifredo Pareto, A.Pigou;
lý thuyết của trường phái “kinh tế phúc lợi mới” mà đại diện tiêu biểu là Keynes, John Hicks và
Nicholas Kaldor, A.Bergson, Paul Samuelson… Các lý thuyết đã đưa ra các luận điểm khoa học liên
quan đến các khía cạnh của quá trình phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường ở các giác độ
khác nhau. Đây là những cơ sở khoa học để tác giả nghiên cứu về phân phối thu nhập trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội.
1.2. PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI
Trong mục này, luận án đề cập những vấn đề ảnh hưởng đến phân phối thu nhập; đưa ra

khái niệm, định hình cấu trúc thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN;
đồng thời xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá công bằng xã hội trong phân phối thu nhập trong loại
hình doanh nghiệp này.
1.2.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ảnh hƣởng đến quan
hệ phân phối thu nhập
Luận án làm rõ các lợi ích to lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mang lại,
đồng thời nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp này
như: Nhân tố chính trị; nhân tố kinh tế; nhân tố văn hóa; mức độ hội nhập.
1.2.2. Thể chế phân phối trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
1.2.2.1. Khái niệm thể chế phân phối thu nhập: Trong mục này, luận án làm rõ khái niệm về
thể chế, thể chế kinh tế, thể chế kinh tế thị trường. Từ các khái niệm và nghiên cứu về quan hệ
phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn ĐTNN, tác giả đề xuất khái niệm sau:
“Thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các quy
tắc, luật lệ, thoả ước, cơ chế thỏa thuận… chi phối việc phân phối thu nhập của các chủ thể
kinh tế trong doanh nghiệp”.
1.2.2.2. Cấu trúc của thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài bao gồm: 1). Các luật chơi và các quy tắc về hành vi phân phối lợi ích kinh tế của doanh
nghiệp - cái điều chỉnh các hoạt động của các bên tham gia “trò chơi” phân phối lợi ích kinh tế
của doanh nghiệp. 2). Nhà nước, các bên tham gia quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là người lao động và người sử dụng lao động. 3). Cách thức tổ
chức (cơ chế) thực hiện các luật chơi đó nhằm đạt được mục tiêu, hay kết quả mà các bên tham
gia mong muốn. Đồng thời, để các hoạt động phân chia được thực hiện theo cơ chế thị trường. 4).
Thị trường các yếu tố sản xuất là các đầu mối tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở
các yêu cầu, quy định của “luật chơi".
Hình 1.1: Thể chế phân phối thu nhập
trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài






















Kinh tế thị trƣờng
Thị trƣờng các yếu tố đầu vào
Thể chế phân
phối thu nhập
trong doanh
nghiệp ĐTNN
Các quy tắc
về phân phối thu nhập
trong DN ĐTNN
Khung pháp
luật về phân
phối thu
nhập trong

DN ĐTNN
Các nguyên
tắc phân
phối thu
nhập
Các chủ thể tham gia phân phối
thu nhập trong doanh nghiệp
ĐTNN
Nhà
nước
Nhà đầu
tư nước
ngoài
Người
LĐ và
đại diện
Các cơ chế thực thi thể chế
phân phối thu nhập DN ĐTNN
Cơ chế
thỏa thuận
tiền lương
Cơ chế
tham gia,
phối hợp
Cơ chế
thanh tra,
kiểm tra
Cơ chế vận
hành quan
hệ LĐ

1.2.3. Công bằng xã hội trong phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài: Luận án đã làm rõ vai trò của công bằng trong phân phối thu nhập. Đồng thời, luận
án đưa ra một số chỉ tiêu đo lường công bằng trong phân phối thu nhập trong loại hình doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đó là: Tỷ lệ phân chia thu nhập của các chủ thể ; mức độ
tương xứng giữa tiền lương, thu nhập và sự đóng góp của người lao động; chỉ tiêu công bằng
giữa những người lao động.
1.3. PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC
NGOÀI Ở BẮC KINH (TRUNG QUỐC)
1.3.1. Đột phá về lý luận phân phối thu nhập: Trong lĩnh vực phân phối thu nhập, Trung
Quốc có những đột phá chủ yếu thể hiện trên các phương diện là: (1). Đột phá vào quan niệm
bình quân chủ nghĩa. (2). Thực hiện chính sách "ưu tiên hiệu qủa, chiếu cố công bằng. (3). Xây
dựng lý luận kiên trì phân phối theo lao động là chính, cho phép các yếu tố sản xuất tham gia vào
phân phối. (4). Xây dựng và kiện toàn hệ thống bảo hiểm xã hội thích ứng với nền kinh tế thị
trường XHCN.
1.3.2. Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Thành
phố Bắc Kinh: Luận án đã làm rõ các qui định của Thành phố Bắc Kinh tác động đến phân phối
thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp theo, luận án đã đánh giá thực trạng
phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Thủ đô Bắc Kinh ở các góc độ là các
chủ thể tham gia phân phối thu nhập, các cơ chế thực thi phân phối thu nhập và đóng góp của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho Bắc Kinh.
1.3.3. Các bài học rút ra cho Hà Nội: Trên cơ sở xem xét, đánh giá phân phối thu nhập
trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc), luận án rút
ra 7 bài học quan trọng cho Hà Nội: (1). Kết hợp hợp lý mục tiêu hiệu quả và công bằng xã hội;
(2). Xác định vai trò phân phối lợi ích kinh tế của các chủ thể có ý nghĩa quan trọng trong phát
triển các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; (3). Cần thiết một cơ chế phân cấp,
tăng thẩm quyền ban hành các chính sách của Thành phố nhằm tác động đến các qui định về tiền
lương và thu nhập một cách linh hoạt; (4). Phân phối thu nhập bảo đảm công bằng xã hội trong
kinh tế thị trường là phải kết hợp nhuần nhuyễn, tối ưu giữa nguyên tắc tự do của thị trường và
nguyên tắc công bằng xã hội; (5). Quản lý Nhà nước về phân phối thu nhập trong kinh tế thị trường
là vấn đề được quan tâm; (6). Chính sách phân phối thu nhập của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài phải là bài toán tổng thể về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội; (7). Phải thực hiện cơ chế thỏa
thuận về tiền lương ở trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. (8). Chính sách phân phối của
Trung Quốc làm cho gia tăng giãn cách giầu nghèo giưuax các vùng miền và các tầng lớp dân cư.
Đây là nguyên nhân tiềm tàng bất ổn xã hội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
- Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp liên quan
đến lợi ích của các chủ thể: nhà đầu tư nước ngoài, người lao động và nhà nước. Thực hiện phân
phối công bằng trong các doanh nghiệp này không chỉ đảm bảo lợi ích của các chủ thể này, mà
còn góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo động lực cho sự phát triển của đất nước và
của từng địa phương.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đặc thù riêng và vì vậy thể chế phân phối ở
các doanh nghiệp này cũng có không ít đặc thù. Do vậy, hoàn thiện thể chế phân phối thu nhập
trong các doanh nghiệp này có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo thực hiện hài hòa các lợi
ích kinh tế. Việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá công bằng là cơ sở đánh giá sát thực hơn thực
trạng phân phối trong loại hình doanh nghiệp này.
- Qua khảo cứu phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thủ đô
Bắc Kinh (Trung Quốc) và rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Hà Nội.

CHƢƠNG 2
PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC
NGOÀI Ở HÀ NỘI
2.1. THỂ CHẾ PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI
2.1.1. Môi trƣờng pháp luật: Luận án nghiên cứu khung pháp lý cho việc thực hiện quyền
tự do kinh doanh, pháp triển của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với việc ban hành Luật
Đầu tư Nước ngoài (1987), Nhà nước Việt Nam đã chính thức thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của
thành phần kinh tế có vốn nước ngoài. Tiếp theo là nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành đã
thực sự là bước tiến dài theo hướng cải thiện môi trường đầu tư, tạo một "sân chơi" bình đẳng
cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Đã hình thành khung pháp lý cho lao động, khung

pháp lý cho chính sách tiền lương, khung pháp lý cho chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
2.1.2. Các chủ thể chính trong phân phối thu nhập
Luận án đã nghiên cứu 3 chủ thể như sau:
2.1.2.1. Nhà nước: Là một chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối thu nhập trong
doanh nghiệp. Với kết quả sản xuất kinh doanh tăng nhanh, nguồn thu của ngân sách nhà nước từ các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Hà Nội ngày càng tăng. Việc chuyển giá, trốn, nợ thuế luôn
là vấn đề mà cơ quan nhà nước cần phải xử lý. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thất thu ngân sách
nhà nước, làm cho việc phân phối trở nên không công bằng giữa các chủ thể liên quan mà đặc biệt là
nhà nước - chủ thể đại diện lợi ích toàn dân.
2.1.2.2. Doanh nghiệp: Số lượng doanh nghiệp ĐTNN tăng nhanh hàng năm. Tổng số lao
động năm 2010 tăng 2,37 lần so với năm 2005 và 1,15 lần năm 2008. Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài đa số có quy mô vốn lớn, doanh thu tăng liên tục qua các năm, tổng lợi nhuận trước
thuế đạt cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản suất kinh doanh năm 2010 đạt 2,95% cao hơn so với
năm 2009 (2,83%).
2.1.1.3. Người lao động: Với việc tăng số lượng lên rất nhanh các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN của Hà Nội đã tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thu nhập
của người lao động trong các doanh nghiệp liên tục tăng lên. Thu nhập bình quân tháng của 1 lao
động ở các ngành khác nhau có sự phát triển mạnh và chênh lệch rất khác biệt. Thu nhập bình
quân của các loại lao động trong loại hình doanh nghiệp này có sự chệnh lệch và giãn cách
mạnh, đặc biệt là khoảng cách về thu nhập giữa lao động quản lý và lao động giản đơn.
* Đại diện người lao động - Công đoàn: Nhiều năm gần đây, vai trò của Công đoàn trong
các các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã ngày càng được thể hiện rõ hơn trong việc đảm bảo
duy trì trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính đại diện cũng như việc bảo vệ
quyền và lợi ích của người lao động còn hạn chế, đặc biệt trong quá trình thương lượng thỏa
thuận về tiền lương và các quan hệ lao động khác.
2.1.3. Cơ chế phân phối thu nhập: Luận án đã phân tích cơ chế phân phối thu nhập trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Cơ chế thực thi quan hệ lao động; cơ chế thỏa
thuận tiền lương, thu nhập; cơ chế tham gia, phối hợp; cơ chế thanh tra, kiểm tra phân phối thu
nhập.

2.1.4. Các thị trƣờng cơ bản tác động đến phân phối thu nhập: Luận án đã phân tích một
số thị trường cơ bản tác động đến phân phối thu nhập như: Thị trường lao động, thị trường tài
chính, thị trường đất đai, thị trường khoa học công nghệ.
Tóm lại: Thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Hà Nội đang
từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, Thể chế phân phối thu nhập hiện vẫn là khâu yếu nhất trong
quan hệ phân phối thu nhập ở loại hình doanh nghiệp này. Điều này được thể hiện ở khung luật
pháp, chính sách vẫn chưa cho phép đảm bảo một chế độ phân phối công bằng; chưa thực hiện
được việc vừa đảm bảo mở rộng tỷ lệ người có thu nhập cao và trung bình, vừa nâng cao mức
thu nhập cho người thuộc nhóm yếu thế, là người trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp; chế độ
tiền công, tiền lương hiện hành còn bất cập; sự lúng túng trong việc xác định các biện pháp điều
tiết thu nhập trong quản lý giám sát phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp này. Các
thị trường yếu tố sản xuất đầu vào chưa đảm bảo, không đủ mạnh. Cơ chế thỏa thuận về tiền
lương ít hiệu quả; quản lý nhà nước về thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn
nhiều bất cập; thanh tra, kiểm tra nhà nước về tiền lương và thu nhập còn yếu kém.
2.2. CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI
2.2.1. Tỷ lệ phân chia giữa các chủ thể: việc phân phối thu nhập trong loại hình doanh
nghiệp có vốn ĐTNN còn có tỷ lệ không thống nhất ở từng hàng hóa cụ thể, cũng như trong từng
nghành nghề SX – KD, chưa hợp lý về tỷ lệ phân phối nhằm đảm bảo lợi ích của các bên. Từ
trường hợp nghiên cứu, tác giả đã cố gắng đưa ra tỷ lệ phân chia cơ bản là: Nhà nước từ 35% đến
40%; người lao động từ 40% đến 45% và chủ doanh nghiệp 15% đến 20%. Đây là căn cứ cho
các chủ thể thỏa thuận về thu nhập của mỗi bên nhằm xây dựng quan hệ phân phối hài hòa và
quan hệ lao động tiến bộ.
2.2.2. Mức độ tƣơng xứng giữa tiền lƣơng, thu nhập và đóng góp của ngƣời lao động:
Thỏa ước lao động tập thể về tiền lương là sự định hình về giá cả sức lao động, dựa trên khả
năng chi trả của chủ doanh nghiệp, phù hợp với giá cả thị trường theo quy luật cung - cầu, đảm
bảo nhu cầu người lao động theo mức sống, không thấp hơn lương tối thiểu quy định của pháp
luật. Trên thực tế, lợi ích của người lao động bị vi phạm, chủ yếu là vấn đề tiền lương, tiền
thưởng, bảo hiểm. Mặc dù, tiền lương của các doanh nghiệp trả cho người lao động đều cao hơn
mức lương cơ bản do Nhà nước ta quy định, song nó lại là thấp so với mức chi tiêu thực tế hàng

tháng của người lao động. Có sự khác biệt về thu nhập giữa các lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
mức lương thấp nhất thuộc về ngành sản xuất công nghiệp và gia công chế biến.
2.2.3. Công bằng giữa những ngƣời lao động: Trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài,
nếu chia lao động ra làm 4 loại (lao động quản lý, viên chức chuyên môn nghiệp vụ, lao động
trực tiếp sản xuất, kinh doanh và nhân viên thừa hành, phục vụ), thì khoảng cách chênh lệch về
tiền lương bình quân tháng giữa các loại lao động trong loại hình doanh nghiệp này là khá lớn,
thấp nhất là nhân viên thừa hành, phục vụ và cao nhất là lao động quản lý. Đó là một quan hệ tiền
lương nghiêng về phía đãi ngộ cao đối với lao động quản lý, các nhà chuyên môn, chuyên gia và
ép tiền lương đối với lao động trực tiếp sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu, là
tiềm tàng của tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có xu
hướng ngày càng gia tăng hiện nay
Nhận xét, tiền lương tối thiểu chung còn quá thấp, chưa theo kinh tế thị trường, nhưng lại
ràng buộc rất chặt với tiền lương tối thiểu khu vực thị trường làm cho khu vực này rất khó
chuyển sang cơ chế thị trường. Thu nhập của người lao động trong những năm qua tuy có tăng
nhưng ở mức còn thấp không đủ bù trượt giá tiêu dùng, nhất là lương thực, thực phẩm làm cho
đời sống của người lao động, đặc biệt là nhóm thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn. Cơ chế, chính
sách phân phối thu nhập trong doanh nghiệp đổi mới không theo kịp cơ chế quản lý kinh tế trong
kinh tế thị trường nên chưa thực sự công bằng. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trả lương cho
người lao động khá thấp và thường sát với lương tối thiểu.
Việc phân chia tổng thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN có sự khác biệt ở các ngành
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và gia công chế biến. Các chủ thể được hưởng trong phân phối thu
nhập chưa có tỷ lệ hợp lý dẫn đến thất thu ngân sách của Nhà nước, thu nhập của người lao động
không đảm bảo cuộc sống. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đình công, lãn công trong thời
gian qua. Phân tầng xã hội về thu nhập giữa các loại hình doanh nghiệp có xu hướng tăng, nhất là
có sự chênh lệch khá lớn giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp sản xuất của các doanh
nghiệp ngành nghề có lợi thế cạnh tranh.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI
Luận án đã đánh giá và làm rõ những đóng góp chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cho thủ đô Hà Nội cả về mặt kinh tế và xã hội cũng như chỉ ra 7 vấn đề tồn tại và 4 nguyên

nhân cơ bản của những bất cập trong phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Hà Nội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội tăng nhanh về số lượng, quy mô lao động
và vốn được mở rộng hàng năm tăng nhanh hơn so với khu vực kinh tế trong nước. Các doanh
nghiệp phần lớn sản xuất kinh doanh có lãi, hiệu quả sử dụng đồng vốn khá cao so với các khu
vực kinh tế khác. Đóng góp cho ngân sách nhà nước với tỷ trọng lớn, giải quyết nhiều việc làm
cho lao động Thủ đô và các vùng lân cận. Phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp này
đã được thực hiện theo hướng kinh tế thị trường. Thu nhập của các chủ thể liên quan được phân
phối theo hướng công bằng - tiến bộ.
Tuy nhiên, còn nhiều bất cập đang hiện hữu là: Thể chế phân phối trong loại hình này
còn yếu và chưa hình thành theo khuôn khổ nhất định, khung pháp luật còn nhiều bất cập,
chồng chéo; các chủ thể còn nhiều mâu thuẫn trong phân chia lợi ích kinh tế; các cơ chế vận
hành chưa linh hoạt; các thị trường đầu vào cơ bản chưa đáp ứng được xu hướng phát triển
của nền kinh tế; sự mất công bằng xã hội trong phân phối thu nhập của các loại hình doanh
nghiệp, ngành nghề kinh doanh, các loại lao động đang tồn tại khó giải quyết thoả đáng; Các
vấn đề xã hội như đình công, bãi công, tranh chấp lao động gây bất ổn tình hình kinh tế - xã
hội và trong nội bộ doanh nghiệp đang đặt ra những vấn đề thách thức cần được giải quyết
trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI
3.1. BỐI CẢNH TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỂ CHẾ PHÂN
PHỐI THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ
NỘI
Luận án đã phân tích và đánh giá bối cảnh của Quốc tế, trong nước và của Thủ đô Hà Nội tác
động đến phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài.
3.2. QUAN ĐIỂM VỀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG TRONG PHỐI THU NHẬP Ở CÁC

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI
Từ kết quả nghiên cứu 2 chương, đặc biệt là chương 2, luận án rút ra 3 quan điểm quan trọng để
thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Hà Nội.
3.2.1. Phân phối thu nhập phải lấy hài hoà các lợi ích làm mục tiêu: Công bằng xã hội,
trong đó công bằng trong lĩnh vực phân phối và thu nhập phải là mục tiêu ưu tiên của các chính sách
phát triển. Phân phối công bằng không có nghĩa là trở lại cách phân phối quân bình chủ nghĩa mà
chúng ta đã từng thực hiện. Khi nỗ lực và đóng góp của mỗi người vào thành quả kinh tế chung là
khác nhau, thu nhập và mức sống mà mỗi người nhận được cũng phải khác nhau.
3.2.2. Thể chế phân phối thu nhập là phƣơng tiện đảm bảo hài hoà các lợi ích: Trong
nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tế phải tuân thủ các quy luật thị trường. Bởi vậy, tuân
thủ các yêu cầu của thị trường là đòi hỏi khách quan của phân phối thu nhập trong các doanh
nghiệp. Nguyên tắc thị trường đòi hỏi phải hình thành cơ chế đối thoại, thương lượng, thoả thuận
và tự định đoạt về tiền lương, định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, làm
thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn… Mọi kết quả thảo luận cần được ghi vào hợp đồng lao
động cá nhân, thoả ước lao động tập thể, quy chế trả lương của doanh nghiệp…
3.2.3. Đảm bảo sự tƣơng hợp giữa Nhà nƣớc và thị trƣờng trong phân phối thu nhập
ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: Giữa thị trường và Nhà nước, “mỗi bên” đều
có những ưu thế và hạn chế riêng, có thể xung đột nhau song cũng có thể bổ sung cho nhau.
Nhấn mạnh thái quá hoặc thị trường hoặc Nhà nước đều có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÂN PHỐI TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp luật
3.3.1.1. Hoàn thiện luật lao động: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật lao động về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, tiền lương,
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động; sửa đổi
quy định để nâng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động. Cần có
chính sách, cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình công
cộng, các điểm sinh hoạt văn hoá nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động
tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tác giả đề xuất Chính phủ phân cấp cho Hà Nội được quy
định mức lương tối thiểu vùng và đề nghị nâng mức này của Hà Nội lên từ 2,8 đến 3 Triệu đồng/

tháng/lao động.
3.3.1.2. Hoàn thiện luật về thuế: Hoàn thiện hệ thống thuế, sử dụng thuế như một công cụ phân phối
lại một cách hợp lý vì mục tiêu công bằng.
3.3.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng: Hoàn thiện hệ thống thể chế tạo môi trường
cho các thị trường hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là đối với các thị trường cơ bản tác động đến
phân phối thu nhập như: Thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường đất đai, thị
trường công nghệ.
3.3.3. Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia phân phối thu nhập ở doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
3.3.3.1. Cơ quan quản lý nhà nước: Luận án đã đưa ra các giải pháp đối với thành phố Hà Nội
và 7 kiến nghị đề xuất với Trung ương nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý của nhà nước
đối với quá trình phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3.3.3.2. Chủ doanh nghiệp: Năng cao năng lực quản lý, thực hiện trách nhiệm xã hội trong
mối quan hệ với nhà nước và người lao động. Minh bạch hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh và
các báo cáo hàng năm, tạo điều kiện để người lao động và đại diện người lao động tham gia đóng
góp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.
3.3.3.3. Người lao động và đại diện người lao động (Công đoàn): Nâng cao nhận thức về pháp
luật của người lao động để họ hiểu rõ và hiểu đúng về quyền lợi trong quan hệ lao động nhằm hạn
chế những tranh chấp không thuộc quy định của pháp luật về lao động. Tuyên truyền phổ biến thông
tin giáo dục cho người lao động về cơ chế đàm phán, thỏa thuận, thương lượng trong quan hệ lao
động nhằm hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, bền vững, vì sự phát triển chung của cả
doanh nghiệp và người lao động. Tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp trong
lao động. Phát huy tinh thần học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc.
Công đoàn tập trung phát triển tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Nâng cao năng lực đại diện trực tiếp của người lao động trong cơ chế hai bên, cụ thể là nâng cao
các kĩ năng: Chăm lo đời sống phúc lợi, an sinh xã hội của người lao động trong doanh nghiệp; Đàm
phán, thương lượng và thoả thuận về thoả ước lao động tập thể; Giải quyết các vấn đề về tranh chấp lao
động, đình công, bãi công theo pháp luật qui định.
3.3.4. Hoàn thiện các cơ chế thực thi phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

3.3.4.1. Cơ chế thực thi quan hệ lao động: Nâng cao năng lực của tổ chức công đoàn cơ sở
trong doanh nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước; các chế tài xử phạt…
nhằm thúc đẩy việc thương lượng, thoả thuận tiền lương trong thoả ước lao động tập thể ở doanh
nghiệp. Tạo điều kiện để tổ chức đại diện người lao động tham gia xây dựng chính sách liên quan
đến người lao động nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh
nghiệp. Nâng cao chất lượng quan hệ 2 bên trong việc thực hiện một cách thực chất thoả ước lao
động tập thể, cơ chế thỏa thuận về lương và thu nhập. Tác giả đề xuất phải thành lập Ủy ban Quan hệ
lao động cấp Thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả của quan hệ 3 bên.
3.3.4.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế phân phối tiền lương và thu nhập đảm bảo công bằng
trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Hoàn thiện các chính sách phân phối liên quan trực
tiếp đến việc tạo lập công bằng xã hội nhất là chính sách tiền lương, các chính sách thuế. Thực hiện
cải cách căn bản chính sách tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh, tiền lương phải trên cơ
sở lấy tiền công trên thị trường lao động làm căn cứ tính đúng, tính đủ tiền lương và có tính đến quan
hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động; đảm bảo việc trả lương phụ thuộc vào kết quả lao
động và hiệu quả kinh tế, khắc phục bất hợp lý trong tiền lương, thu nhập do lợi thế về ngành, nghề,
khu vực kinh tế; tiến tới thống nhất chính sách tiền lương áp dụng cho tất cả các loại hình doanh
nghiệp. Phát triển hệ thống an sinh xã hội hoàn chỉnh có khả năng che chắn, bảo vệ người lao động
trong các trường hợp rủi ro trong cơ chế thi trường và rủi ro xã hội khác, bao gồm các chính sách và
các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách hỗ trợ nhà ở…
Hoàn thiện cơ chế thỏa thuận về tiền lương trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
coi đây là một trong những cơ chế quan trọng nhất để xác định tiền lương theo nguyên tắc thị
trường, đảm bảo tiền lương thực sự do thị trường quyết định, đồng thời là thực hiện nguyên tắc
công bằng về tiền lương.
3.3.4.3. Cơ chế phối hợp và tham gia của người lao động: Đối thoại là cơ chế tham gia của
các chủ thể trong doanh nghiệp, chủ yếu là đại diện người sử dụng lao động và đại diện lao động.
Khi cần thiết có sự tham gia của các đối tác xã hội khác (các tổ chức xã hội, xã hội - nghề
nghiệp, các tổ chức phi chính phủ) cùng trao đổi thông tin, tham vấn, thương lượng và thoả thuận
về các vấn đề lợi ích, nhất là vấn đề tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, giờ làm việc và các
điều kiện làm việc khác, để đạt sự thống nhất, đồng thuận.
3.3.4.4. Cơ chế thanh tra, kiểm tra phân phối thu nhập

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát về phân phối tiền lương và thu nhập trong doanh
nghiệp có vốn nước ngoài. Chuẩn hoá các chế tài xử phạt về vi phạm chính sách tiền lương cũng
như các thoả thuận, cam kết giữa các bên trong doanh nghiệp. Cải tiến nội dung của các văn bản
pháp quy, quy định, chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm
và những tiêu cực khác xảy ra trong quá trình vận hành thể chế phân phối thu nhập. Xây dựng,
giới thiệu và đưa vào ứng dụng trong thực tiến hệ thống theo dõi và đánh giá thể chế có tính nhất
quán và tính khả thi cao. Tăng cường các biện pháp kiểm soát việc chuyển giá, trốn, nợ thuế; cần
có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan Thuế, Hải quan, Kiểm toán và các cơ quan hữu quan
quản lý Nhà nước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những vấn đề
kinh tế - xã hội phức tạp. Mặc dù công bằng xã hội trong phân phối được xem là một trong
những mục tiêu cơ bản mà các xã hội hiện đại đều phải hướng tới, song trên thực tế, mức độ
thành công trong việc đạt đến mục tiêu này rất khác nhau ở mỗi nước. Nó tuỳ thuộc vào nhiều
yếu tố bị quy định bởi những hoàn cảnh lịch sử nhất định.
Trong bối cảnh hiện tại, sự tồn tại khách quan, lâu dài của nền kinh tế đa hình thức sở hữu,
đa thành phần kinh tế và tổ chức sản xuất kinh doanh là tất yếu. Còn tồn tại trong một thời gian
nhất định nhiều hình thức phân phối tiền lương và thu nhập phù hợp với từng loại hình doanh
nghiệp và phải chấp nhận có sự khác biệt về thu nhập giữa các loại lao động, các loại hình doanh
nghiệp. Song vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng được thể chế phân phối thu nhập theo định
hướng thị trường, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Với những quan điểm và giải pháp phù hợp, Hà Nội hoàn toàn có khả năng xây dựng và
hoàn thiện một thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đảm
bảo hài các lợi ích của các chủ thể liên quan và của cả xã hội cũng như trong nội bộ doanh
nghiệp - Đây là mục tiêu và động lực phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội Thủ
đô Hà Nội.

KẾT LUẬN CHUNG
Phân phối thu nhập là một khâu rất quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường chuyển đổi như ở Việt
Nam. Phân phối thu nhập trực tiếp quyết định việc thực hiện các lợi ích kinh tế của các chủ thể trực tiếp
tham gia quá trình phân phối thu nhập ở doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ giữa các
chủ thể trong doanh nghiệp và động lực phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy, thực hiện công bằng trong
phân phối thu nhập ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ có ý nghĩa để giải quyết các
vấn đề của doanh nghiệp, mà còn góp phần phát triển một thành phần kinh tế quan trọng, đáp ứng lợi
ích người lao động và của đất nước.
Trong những năm qua, phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ở Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần xây dựng quan hệ lao
động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, tăng cường đồng thuận xã hội, góp phần
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, thể
chế phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp này đang còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng đình
công, bãi công ở một số khu công nghiệp, ảnh hưởng xấu không chỉ đến hoạt động của doanh
nghiệp, mà cả đời sống kinh tế - xã hội của Thành phố, trong đó có người lao động.
Luận án đã tập trung giải quyết những yêu cầu đặt ra ở phần mở đầu, có những đóng
góp trong việc khái quát chọn lọc cơ sở lý luận về phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có
vốn ĐTNN; tổng kết kinh nghiệm về xây dựng thể chế phân phối thu nhập Quốc tế với
những bài học cả về ưu và nhược điểm; phân tích và đánh giá sâu sắc về thể chế phân phối
thu nhập trong các doanh nghiệp ĐTNN tại Hà Nội, qua đó trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra
là phân phối trong loại hình doanh nghiệp này có những ưu, nhược điểm gì và cần có giải
pháp như thế nào để hoàn thiện thể chế phân phối thu nhập hướng tới công bằng và tiến bộ.
Về lý luận, luận án đã trình bầy khái quát có chọn lọc những vấn đề lý luận về phân
phối thu nhập qua các trường phái kinh tế thị trường, đúc rút những bài học của Bắc Kinh
(Trung Quốc) - nơi có nhiều đặc điểm giống Hà Nội, làm sáng tỏ lý luận phân phối thu nhập
trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong điều kiện một nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt
Nam. Qua đó, Tác giả đã đưa ra khái niệm và mô hình về thể chế phân phối thu nhập, đồng
thời nêu lên các tiêu chí đánh giá công bằng trong phân phối thu nhập của loại hình doanh
nghiệp này. Đó là cơ sở khoa học để đánh giá sâu sắc thực trạng phân phối thu nhập của loại
hình doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Hà Nội.
Vận dụng những nghiên cứu lý luận và các bài học ngoài nước, luận án đã cung cấp

bức tranh toàn cảnh về những thành tựu và hạn chế trong phân phối thu nhập của loại hình
doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Hà nội. Luận án chỉ ra thể chế phân phối thu nhập là khâu
yếu nhất dẫn đến phân phối thu nhập ở loại hình doanh nghiệp này chưa thỏa đáng; việc phân
chia các lợi ích kinh tế còn bất cập giữa các chủ thể trong doanh nghiệp; các loại lao động
trong cùng doanh nghiệp ĐTNN; các doanh nghiệp ĐTNN hoạt động ở các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh khác nhau và giữa loại hình doanh nghiệp này với các loại doanh nghiệp khác
trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời luận án đã chỉ ra một số nguyên nhân, hạn chế tác động đến
thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Đây là cơ sở để tác giả định
hình, đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp
có vốn ĐTNN tại Hà Nội.
Lý luận và thực tiễn đòi hỏi Hà Nội phải sớm hoàn thiện thể chế phân phối thu nhập
trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đó là tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý, đặc biệt là thể chế tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh; hoàn thiện cơ chế thoả thuận
về tiền lương trong doanh nghiệp để phân phối tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp theo
nguyên tắc thị trường và thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ. Thực
hiện chính sách điều tiết thu nhập trên cơ sở luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế thu nhập
cá nhân và luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Tạo điều kiện cho người lao động tham gia và thụ hưởng
các chính sách an sinh xã hội, nhất là BHXH, BHYT, nhà ở. Phát triển và nâng cao hiệu quả các
hoạt động cung cấp dịch vụ công, trước hết là thông tin thị trường lao động; hỗ trợ phát triển
quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tổ chức hệ thống phân tích và dự báo xu hướng tiền
lương trên thị trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát về phân phối thu nhập trong
doanh nghiệp. Với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự tham gia tích cực của người lao
động, của tổ chức công đoàn và chủ doanh nghiệp, chắc chắn rằng thể chế phân phối thu nhập ở
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội sẽ sớm được hoàn thiện, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.


References
TIẾNG VIỆT
1. Đinh Văn Ân, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau

khi Việt Nam gia nhập WTO, kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, Nxb Lao động, Hà Nội.
2. Mai Văn Bảo (2005), “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy sự
phát triển của đất nước”, Tạp chí lý luận chính trị (số 8), tr. 22.
3. Nguyễn Kim Bảo (2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
4. Lý Bân (1999), Lý luận chung về phân phối của CNXH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. David Begg (1992) Kinh tế học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb Chính trị
Quốc gia.
7. Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (2008), Báo cáo quan hệ phân phối trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN, Hà Nội.
8. Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (2011), Kết quả điều tra lao động, tiền lương và
bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp năm 2010, Nxb Lao động – Xã hội,
Hà Nội.
9. Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (2011, Chính sách tăng lương 2011-2012; Bộ luật
lao động và quy định về bảo hiểm, bảo hiểm y tế và các chế độ phụ cấp mới nhất, Nxb
Lao động – Xã hội, Hà Nội.
10. Nguyê
̃
n Ba
́
Châu (2012) Đnh công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoa
̀
i
trên địa bàn Hà Nội, Trường Đại học Công đoàn, Hà Nội.
11. Phan Trung Chính (2007), “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội”, Tạp chí quản lý nhà nước (số 141),
tr. 30-32.
12. CIEM (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam,

Hà Nội.
13. Nguyễn Cúc (2009), “Chế độ sở hữu, quan hệ sở hữu và các khu vực kinh tế”, Kỷ yếu hội
thảo khoa học Quốc gia về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn, tr. 195-104.
14. Cục Thống kê Hà Nội (2012), Kết quả điều tra doanh nghiệp Hà Nội giai đoạn 2006-
2010, Hà Nội.
15. Cục Thống kê Hà Nội (2009), Thủ đô Hà Nội 55 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội.
16. Cục Thống kê Hà Nội (2011), Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010, Hà Nội.
17. Phạm Văn Dũng (2009), “Nội dung và các giải pháp thực hiện định hướng XHCN trong
phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia về mô hình
kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và
thực tiễn, tr. 161-166.
18. Vũ Dũng (2011), Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở
nước ta đối với người lao động qua góc nhìn của tranh chấp lao động và đnh công, Hà
Nội.
19. Nguyễn Thị Doan (2009), “Một số lý thuyết kinh tế và bài học đối với Việt Nam”, Kỷ
yếu hội thảo khoa học Quốc gia về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn, tr. 9-17.
20. Đảng CSVN (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ từ VI đến XI, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
21. Đảng CSVN (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
22. Đảng CSVN (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
23. Lê Huy Đức (2009), “Mô hình tăng trưởng hướng tới giải quyết hài hoà quan hệ giữa
tăng trưởng với công bằng xã hội”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia về mô hình kinh
tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực
tiễn, tr. 113-122.
24. Đặng Quang Định (2009), “Vai trò động lực của lợi ích kinh tế trong sự phát triển lực
lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia về mô hình

kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và
thực tiễn, tr. 474-479.
25. Bảo Giang (2003), “Để nâng cao thế mạnh trong thu hút đầu tư”, Tạp chí đầu tư chứng
khoán (số 197), tr.10.
26. Nguyễn Thị Như Hà (2005), “Đầu tư nước ngoài với việc phát triển và khai thác nguồn
nhân lực Việt Nam”, Tạp chí lý luận chính trị (số 4), tr.80.
27. Bùi Thu Hà, “Những mâu thuẫn và cơ chế thực hiện hệ thống các lợi ích kinh tế ở Việt
Nam hiện nay”, Tạp chí Phát triển kinh tế, tr.31.
28. Phí Mạnh Hồng (2010), Vấn đề phân phối thu nhập trong quá trình phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam, Hà Nội.
29. Nguyễn Quang Hồng (2009), “Phát huy vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia về mô hình kinh tế tổng quát
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn, tr. 312-
322.
30. Trần Hào Hùng (2005), “Minh bạch hoá hệ thống pháp luật chính sách về đầu tư nước ngoài –
thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 3), tr 15-17.
31. Nguyễn Văn Hùng (2002), Tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối
với nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí kinh tế và phát triển (số 66).
32. Phạm Chi Lan (2009), Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO: Cơ hội, thách thức và nhu
cầu xây dựng năng lực.
33. Lê Bộ Lĩnh (2002), Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và Thành Phố Hồ
Chí Minh , Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
34. Bùi Sỹ Lợi (2005), “Tình trạng vi phạm pháp luật lao động tại các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài - Giải pháp ngăn ngừa và khắc phục”, Tạp chí Lao động & Xã hội (số
260), tr.36.
35. Trần Văn Nam (2000), Hoàn thiện công cụ quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
36. Ngân Hàng Thế Giới (2006), Báo cáo phát triển thế giới 2006: Công bằng và phát
triển, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
37. Ngân Hàng Thế Giới, 1999, Việt Nam ATTACKING POVERTY, Báo cáo phát triển Việt

Nam 2000, Báo cáo chung của các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội.
38. Ngân Hàng Thế Giới (2008), Báo cáo phát triển Việt Nam 2008 bảo trợ xã hội, World
Bank.
39. Đỗ Minh Nghĩa – Vũ Ngọc Lân (1998), “Thực trạng lao động Việt Nam trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí cộng sản (số 5), tr. 5-8.
40. Niên giám thống kê thường niên Việt Nam - Nxb Chính trị Quốc gia.
41. Nguyễn Công Nhự (2003), Vấn đề phân phối thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp
ở Việt Nam: thực trạng, quan điểm và giải pháp hoàn thiện Nxb Thống kê, Hà Nội.
42. Nguyễn Công Nghiệp (2004), Vấn đề phân phối nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và thực
hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Hà Nội.
43. C.Mác (1984), Tư bản, tập1, phần II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1994), Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1993), Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1994) Toàn tập, tập 13, Nxb Tiến bộ, Hà Nội.
47. Tào Hữu Phùng (2003), “Hoàn thiện môi trường và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu và pháp luật (số 9), tr 16-18, Hà Nội.
48. Nguyễn Ngọc Quân (1997), Hoàn thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
49. Samuelson, P.A và W.D. Nordhaus, Kinh tế học, tập 1, 2, Viện Quan hệ Kinh tế - Quốc
tế, 1989.
50. Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội (2011), Báo cáo tình hình doanh nghiệp FDI năm 2010.
51. Phạm Quý Thọ (1007), Thị trường lao động Việt Nam- thực trạng và các giải pháp phát
triển – Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
52. Trần Việt Tiến (2008), Giải quyết những vấn đề xã hội nẩy sinh đối với người lao động
làm việc trong các khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp
bộ- B2007-06-52, Hà Nội.
53. Nguyễn Văn Tứ (2011), Quản lý Nhà nước đối với môi trường kinh doanh nhằm thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Hà Nội đến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
54. Tổng cục Thống kê (2011), Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

năm 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội.
55. Mai Hữu Thực (2004), Vai trò của Nhà nước trong phân phối thu thập ở nước ta, Nxb
Lao động Xã hội, Hà Nội.
56. UBND Thành Phố Hà Nội (2011), Báo cáo tình hình tranh chấp lao động, đnh công
trên địa bàn Hà Nội năm 2010 và quí I năm 2011.
57. Viện Công nhân và Công đoàn (2008), Báo cáo kết quả khảo sát thực tế về quan hệ lao
động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hà Nội.
58. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2007), Chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam,
Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
59. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2010), Nghiên cứu chính sách và giải pháp đảm
bảo công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập trong các loại hình doanh
nghiệp, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
60. Websites: , http://Tienphongonline,
www.molisa.gov.vn, www.hanoi.gov.vn, www.congdoanvn.org.vn,

TIẾNG ANH
61. Alesina, A and R.Perotti (1993) : “Income Distribution, Political Instability and
Investment”, World Paper (no.4486), National Bureau of Economic Reseach: Cambrighe,
Massachusetts.
62. Attanasio and Binelli (2003), “Inequality, Growth và Redistributive Policies”.
63. Bouguignon, F. and C. Morriisson (1990),“Income Distribution, Development and
Foreign Trade”, European Economic Review (No34): pp.1113-11132.
64. Liu Lin and Qin Wanshun (2006), “The Interaction between Income Distribution and
Economics Growth”.
65. Muhammad Shahbaz, Direct Foreign Investment and Income Distribution: A Case Study
for Pakistan.
66. Fracis Cripps (2007), Trade, exchange rates and income distribution, IDEAS Beijing.
67. O.Galor và J.b. Zeira, “Income Distribution and Macro Economics”.
68. Tran Trong Hung (2004), Impacts of foreign direct investment on poverty reduction in
Vietnam.

69. ILO “World of Work Report 208- Income Inequalities in the Age of Financial
Globalization”, International Labour Organization, Switzerland, 2008.
70. N.Kaldor (1956), “Alternative Theories of Distribution”.
71. S. Kuzents (1955), “Economic Growth and income Inequality”.
72. James B. Davies, Sussanna Sandstrom, Anthon Shorrocks, and Edward N.Worlf “The
world distribution of Household Wealth”. United Nations University- World Institute for
Development Economics Reseach, Helsinki, Ferbruary 2008.
73. John Flemming & John Micklewringhs “Income Distribution, Economic Systems and
Transition”, Economic and Social Policy (no. 70), May 1999.
74. Lê Thai Thuong Quan (2003), The impact of FDI on income distribution in Vietnam,
1999-2000.
75. United Nations Forecast of The Economic Growth in OCED Coutries and Central and
Eastern European Coutries for the Period 2000-2040, NewYork, 2002.
76. World Bank (1997). World Development report 1997: State in the changing world,
Washington D.C.
77. http: //www.kinhtehoc.com
78. www.joz.com.cn/cf/tzxx.asp?articleid=118,
www.English.mofcom.gov.cn/aroundchina/beijing.shtml, www.hi13g.com
www.bjstats.gov.cn/sjjd/ztfx/200606/t20060608_43720.htm

×