Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN HÀ PHƢƠNG




THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA
NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH




Hà Nội – 2014

Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN HÀ PHƢƠNG


THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA
NAM

Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYẾN THIẾT SƠN



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài nghiên cứu: “Thu hút nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” do tôi tự
nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn
Nếu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

Tác giả luận văn



Nguyễn Hà Phƣơng














MỤC LỤC

TRANG
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
i
HỆ THỐNG BIỂU BẢNG VÀ HÌNH VẼ
ii
LỜI NÓI ĐẦU i
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀ VÙNG
KINH TẾ 9
1.1.MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 9

1.1.1. Quan niệm chung về FDI 9
1.1.2. Vai trò của FDI trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 10
1.1.3. Kinh nghiệm thu hút FDI của các nước châu Á 15
1.2.MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VÙNG KINH TẾ 19
1.2.1. Lý luận về Vùng kinh tế 19
1.2.2. Lý luận về vùng kinh tế trọng điểm 21
1.3. LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM 23
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀOVÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM PHÍA NAM 28
2.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 28
2.2. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VÙNG KTTĐ PHÍA NAM 33
2.2.1.Tình hình thu hút vốn FDI theo các ngành kinh tế 33
2.2.2.Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác 35
2.2.3.Tình hình thu hút vốn FDI tại các địa phương trong Vùng 36
2.2.4.Thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trong Vùng 40
2.2.5.Thu hút vốn FDI và vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ 41
2.2.6.Thu hút vốn FDI và vấn đề chuyển giá 43
2.2.7.Thu hút vốn FDI và vấn đề ô nhiễm môi trường 45
2.3. VAI TRÒ CỦA KHU VỰC FDI ĐỚI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG
KTTĐ PHÍA NAM 47
2.3.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 47
2.3.2. Đóng góp vào thu ngân sách 50
2.3.3. Đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu 51
2.3.4. Đóng góp vào tạo việc làm cho lao động 52
2.4. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ THU HÚT VỐN FDI VÀO VÙNG 54
2.4.1. Về các cơ chế chính sách thu hút vốn FDI trong vùng 54
2.4.2 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 59
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HÚT VỐN FDI VÀO VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 70

3.1. ĐỊNH HƢỚNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM VÀ VÙNG KTTĐ PHÍA
NAM 70
3.1.1. Quan điểm, định hướng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới 70
3.1.2. Định hướng thu hút FDI vào vùng 72
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN FDI VÀO VÙNG KTTĐ
PHÍA NAM 76
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 76
3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 82
3.2.3. Giải pháp thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp 84
3.2.4. Giải pháp thu hút vốn FDI vào công nghiệp hỗ trợ 87
3.2.5. Giải pháp chuyển giao và phát triển khoa học công nghệ 89
3.2.6. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng 91
3.2.7. Giải pháp chống chuyển giá 92
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO

i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
2
ASEM
Diễn đàn Hợp tác Á – Âu
3
BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh
4
BOT
Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao
5
BT
Xây dựng – Chuyển giao
6
BTA
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ
7
BTO
Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh
8
CN
Công nghiệp
9
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
10
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
11
EU
Liên minh Châu Âu
12
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
13
FTA

Hiệp định thương mại tự do
14
GCNĐT
Giấy chứng nhận đầu tư
15
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
16
IMF
Quy Tiền tệ quốc tế
17
JBIC
Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản
18
JETRO
Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản
19
KCN
Khu Công nghiệp
20
KHCN
Khoa học công nghệ
21
KKT
Khu Kinh tế
22
KTTĐ
Kinh tế trọng điểm
23
KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía Nam
24
MIGA
Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa biên
25
NGO
Tổ chức phi chính phủ
26
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
27
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
28
TNCs
Các công ty xuyên quốc gia
29
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
30
UBND
Ủy ban nhân dân
31
UNCTAD
Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển
32
UNIDO
Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc
33
WB

Ngân hàng thế giới

ii

HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 2.1:
Vốn đầu tư FDI vào vùng KTTĐ phía Nam theo ngành
35
2
Bảng 2.2:
Các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào vùng
36
3
Bảng 2.3:
Một số dự án FDI lớn đầu tư vào vùng
37
4
Bảng 2.4:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương
38
5
Bảng 2.5:
Đóng góp FDI vùng vào tăng trưởng kinh tế cả nước
48

6
Bảng 2.6:
Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của FDI vùng
49
7
Bảng 2.7:
Đóng góp FDI của vùng vào thu ngân sách cả nước
51
8
Bảng 2.8:
Đóng góp FDI của vùng vào xuất khẩu cả nước
52
9
Bảng 2.9:
Đóng góp vào tạo việc làm cho lao động của vùng
53

HỆ THỐNG HÌNH VẼ

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hình 2.1:
Vị thế FDI của vùng KTTĐ phía Nam so với các vùng
khác
50
2
Hình 2.2:

So sánh GDP khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vùng
KTTĐ phía Nam với vùng KTTĐ Bắc Bộ
50




1

LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
LuậtĐầutưnướcngoàitạiViệtNam đượcbanhànhlầnđầuvào
tháng12năm 1987,trởthành khuônkhổluậtphápđầutiêncụthểhóa quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về mở
cửa,hộinhập.Tuycóđôilúcthăngtrầm,song khuvựckinhtếcóvốnđầu tư nước
ngoàinóiriêng(đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài) vàcáchoạtđộng
kinhtếđốingoạinói
chung,đãthểhiệnvaitròtíchcựctrongthànhtựutăngtrưởng,pháttriểncủa
ViệtNamsuốt25nămqua,ngàycàngkhẳng địnhảnhhưởng tíchcựcnhiều
mặtđếnsựnghiệpxâydựngvà bảovệ đấtnước.
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.Vùng KTTĐPN gồm 8
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Ph-
ước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền
Giang. Tổng diện tích tự nhiên của Vùng 30.589,7 km
2
vớitổng dân số năm
2012 khoảng 18,35 triệu người.Vùng hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế
nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công
nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hoá dầu; phát triển
dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng;
nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ cao
Đến nay đã có khoảng 73 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư
vào vùng. Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2012, toàn Vùng đã thu
hút được 8.788 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký

2

đạt gần 103,6 tỷ USD. Việc thu hút FDI ở trong vùng tiếp tục có chuyển biến
nhanh và thu hút được nhiều dự án như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai là do thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải tiến các thủ tục
đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Mặcdùđầu tư trực tiếp nước ngoàiđãđạtđượcnhững
kếtquảquantrọngnêutrên,songviệc thuhútđầutư nước ngoài thờigianquacòn
nhiều bất cập.Quá trình phân cấp về đầu tư đã có tác động tích cực giúp các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động được nguồn vốn đầu tư cho
phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên cũng bộc lộ một số hạn chế sau:
(1)Tỷlệdựánsửdụngcôngnghệcaocònthấp,chưathuhútđượccôngnghệ
nguồn.(2)Việcchưachúýđếnhiệuquảsửdụngtàinguyên đấtđai,khoáng
sản còndiễn raởnhiềuđịaphương.Nhiềudựánchưađượcthẩm
tra,xemxétkỹcáckhía
cạnhcôngnghệ,laođộng,môitrường,laođộng dẫnđếnchấtlượngdựán
chưacao.(3)Những hạnchếvốncócủahoạtđộngđầutưnhưchuyểngiá;
khôngđảmbảoquyềnlợi chínhđángcủangười laođộngvềgiờlàmviệc,tiền
lương,phúclợi,dẫnđếnviệcđìnhcông,bãicông;viphạm phápluậtvềmôi trường.
Có thể cho rằng, việc tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá đúng
đắn về những kết quả đã đạt được, tìm ra những hạn chế cần khắc phục, nhằm

tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng KTTĐ phía Nam
trong thời gian tới là thực sự cấp thiết.Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn đề tài:
“Thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam”làm đề tài luận văn của mình.
2.Tình hình nghiên cứu
2.1.Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có một số công trình nghiên
cứu khoa học có liên quan đến đầu tư nước ngoài như sau:

3

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2012 “Liên kết giữa đầu tư
trực tiếp nước ngoài với đầu tư trong nước tại Việt Nam”,Ths. Lê Thị Hải
Vân làm chủ nhiệm đề tài được đánh giá nghiệm thu là xuất sắc. Đề tài đã
đánh giá thực trạng liên kết giữa khu vực FDI với khu vực trong nước từ đó
rút ra những tồn tại và hạn chế về liên kết giữa hai khu vực, đề xuất một số cơ
chế chính sách tăng cường mối liên kết giữa hai khu vực đầu tư trong nước và
nước ngoài nhằm hỗ trợ cho cơ quan lập chính sách về chính sách thu hút vốn
FDI tại Việt Nam.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
quá trình đổi mới kinh tế tại Việt Nam”. TS. Đỗ Nhất Hoànglàm chủ nhiệm
đề tài. Đề tài đã đánh giá và khẳng định vai trò to lớn của khu vực FDI trong
quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam.
- Kỷ yếu hội thảo tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Cục
Đầu tư nước ngoài. Kỷ yếu đã đề cập đến những đánh giá của các cơ quan
quản lý nhà nước và nhận định của các chuyên gia kinh tế về tình hình thực
hiện và thu hút vốn FDI trong thời gian qua, kiến nghị một số giải pháp nâng
cao hiệu quả thu hút vốn FDI trong thời gian tới.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang phối hợp với các Bộ, ngành và các
địa phương trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam xây dựng bản “Quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ phía Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030” nhằm định hướng cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của Vùng, trong đó sẽ đề ra các giải pháp thu hút tối đa các nguồn
vốn đầu tư cho vùng, đặc biệt là nguồn vốn FDI. Hơn nữa, trong các bản quy
hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của từng địa phương trong Vùng cũng đã đề
cập nhiều đến các giải pháp thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, trong các bản quy
hoạch chưa có một đánh giá được sự đóng góp của vốn FDI đối với Vùng và
chưa đề ra được những giải pháp thu hút FDI một cách hiệu quả. Cần có sự

4

nghiên cứu cụ thể về đóng góp FDI vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của Vùng.
Về nghiên cứu của các Tổ chức, Viện nghiên cứu trong nước, các
Trường Đại học:
- Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án nhận định xu thế toàn cầu hóa trên thế
giới, tác động của xu thế toàn cầu hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam, đặc biệt là đến dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, từ đó kiến nghị một
số giải pháp nhằm tận dung tối đa lợi thế của toàn cầu hóa để nâng cao hiệu
quả thu hút vốn FDI vào Việt Nam.
- Bài tham luận “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam” của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh tại
Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất (15/4/2010) đã đánh giá mối
quan hệ tương tác giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh
tế Việt Nam thời gian 1988-2009.
- Bài viết “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội về sử dụng
vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh” của GS.TS Dương Thị
Bình Minh và Phùng Thị Cẩm Tú đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số tháng

8 năm 2009 đã đánh giá tình hình thu hút FDI và tác động của FDI đến phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ 2001-2008, từ
đó đưa ra những kiến nghị các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn FDI tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.Tình hình nghiên cứu quốc tế
- “Báo cáo Đầu tư thế giới 2013” của UNCTAD đã đánh giá tình hình thu hút
vốn đầu tư trên toàn thế giới, đặc biệt là dòng vốn FDI thu hút vào các nước
Châu Á, trong đó ó Việt Nam.

5

- “Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011”, Tổ chức Phát triển
công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO). Báo cáo này đã tìm hiểu về tác động
của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp của Việt Nam,
đánh giá và đưa ra nhận định mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp
công nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước thông qua điều tra khảo sát
1493 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chế
biến, chế tạo; xây dựng và dịch vụ công ích tại 9 tỉnh, thành phố là Bà Rịa –
Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hà Nội,
Hải Phòng và Hồ Chí Minh. Báo cáo đã đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc
đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước
trong lĩnh vực công nghiệp.
2.3.Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu quốc tế và trong nước
Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về vùng và đầu tư
trực tiếp nước ngoài, nhưng trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ lựa
chọn một số những công trình nghiên mà tác giả tham khảo để triển khai viết
luận văn. Nhìn chung, các nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu
phân tích đánh giá về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung,
các địa phương và đối tác,…Riêng việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các vùng kinh tế của Việt Nam, tác giả chưa thấy nhiều công trình

nghiên cứu mang tính chuyên sâu, nội dung nghiên cứu chỉ mang tính chất
gợi mở, cung cấp thông tin và một số giải pháp chung chung. Chưa có các
công trình nghiên cứu sâu về sự đóng góp của nguồn vốn đầu tư trực tiếp
trong quá trình phát triển kinh tế của các vùng trong cả nước và vùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ thực trạng thu hút FDI tại Vùng KTTĐ phía Nam giai đoạn

6

2005-2012;
- Làm rõ vai trò, tác động, những thành công, hạn chế của FDI đối với
phát triển kinh tế Vùng KTTĐ phía Nam;
- Nêu một số giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào Vùng KTTĐPN.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
(1)Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài; Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng kết thực trạng thu
hút FDI vào Vùng KTTĐ phía Nam giai đoạn 2005-2012 để làm rõ bức tranh
về thu hút vốn FDI tại Vùng.
(2) Phân tích đóng góp, vai trò của FDI vào phát triển kinh tế của vùng,
rút ra những mặt được và chưa được trong công tác thu hút FDI (tổng kết về
cơ chế chánh sách, giải pháp thu hút FDI tại các tỉnh trong vùng); Phân tích,
đánh giá ảnh hưởng của việc thu hút FDI đối với tình hình phát triển kinh tế-
xã hội của Vùng KTTĐPN;
(3) Đề xuất giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Vùng KTTĐ phía Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứulà thu hút nguồn vốn FDI vào vùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam, bao gồm nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thu

hút, chính sách, giải pháp thu hút và sử dụng FDI, cũng như vai trò của FDI
trong vùng; nêu giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào vùng.
Nghiên cứu tập trung vào đánh giá tình hình, kết quả, hiệu quả của
chính sách thu hút, sử dụng FDI, đóng góp của FDI đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của Vùng KTTĐ phía Nam trong giai đoạn 2005-2012 và kiến nghị
một số giải pháp thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng
trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu:không gian kinh tế của các tỉnh trong vùng

7

KTTĐ phía Nam là:TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình
Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang.
Giới hạn thời gian nghiên cứu:giai đoạn2005-2012. Đề tài có giới hạn
thời gian như vậy là do: Năm 2005 là năm mốc để đánh giá kế hoạch 5 năm
phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010; Thời kỳ 2005-2012 là thời kỳ nền kinh
tế của nước ta có những biến động như Việt Nam gia nhập WTO (2007) và
chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (bắt đầu từ năm 2008
cho đến nay).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn lấy các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu, sử dụng các phương pháp
nghiên cứu kinh tế, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu,phương
pháp chuyên gia.
Luận văn đã sử dụng các tài liệu tham khảo sau: các sách báo trong và
ngoài nước có liên quan; một số luận án, luận văn có liên quan; các báo cáo
của Cục Đầu tư nước ngoài, Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư và
Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp của các tỉnh trong vùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam.
6. Những đóng góp mới của Đề tài

- Phân tích đóng góp của FDI vào phát triển kinh tế của vùng KTTĐ
phía Nam, rút ra những mặt được và chưa được trong công tác thu hút FDI
(tổng kết về cơ chế chánh sách thu hút FDI tại các tỉnh trong vùng)
- Kiến nghị một số giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Vùng KTTĐ phía Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương:

8

Chƣơng 1: Một số lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và
vùng kinh tế
Chƣơng 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
vùng KTTĐ phía Nam.
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp thu hút vốn FDI vào vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới.

















9

CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNGVỀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI
VÀ VÙNG KINH TẾ
1.1.MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI
1.1.1. Quan niệm chung về FDI
Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh
mẽ trên tất cả các quốc gia trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư quốc tế là nguồn
vốn quan trọng giúp kinh tế các nước (cả các nước phát triển và các nước
đang phát triển) tăng trưởng và phát triển theo hướng phát triển bền vững.
Đầu tư quốc tế là sự di chuyển tài sản (tài sản vô hình và tài sản hữu hình) từ
nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận. Đầu tư
quốc tế bao gồm đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Các nhà kinh tế đã chú
trọng, tập trung nghiên cứu và đưa ra các quan niệm khác nhau về đầu tư trực
tiếp nước ngoài vì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại nhiều lợi ích
cho cả quốc gia đầu tư lẫn quốc gia tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Năm 1997 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)đã đưa ra khái niệm đầu tư nước
ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tưđược thực hiện để thu
được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với
nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói
có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó.
Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004) cũng đưa ra
định nghĩa về đầu tư nước ngoài: Việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng
tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào một nước khác (nước chủ nhà) để tiến hành
các hoạt động đầu tư tại nước đó [22, tr 46].

Luật Đầu tư năm 2005 cho rằng: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành

10

các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ
vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”[9].
Tổng hợp những định nghĩa về đầu tư nước ngoài nêu trên,tác giả luận
văn cho rằng: ”Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư do một,
hoặc một số công ty (thường là công ty đa quốc gia) tạo ra, hoặc mở rộng chi
nhánh ở nước khác, đầu tư để mở rộng thị trường, thiết lập quyền sở hữu
từng phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý các quyết định kinh
doanh, cùng các đối tác nước sở tại chia sẻ rủi ro và hưởng lợi nhuận”.
1.1.2. Vai trò của FDI trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
1.1.2.1. Thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp lớn vào tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước [1, 2, 4, 5].FDI là khu vực phát triển
năng động nhất với tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước:
năm 1995 GDP của khu vực FDI tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng
9,54%; năm 2000, tốc độ này tương ứng là 11,44% và 6,79% (2000), 13,22%
và 8,44% (2005), 8,12% và 6,78% (2010).So sánh với trung bình của thế giới,
đóng góp của khu vực FDI vào GDP của Việt Nam cao hơn 7,7 điểm %
(18,3% so với 10,6%), cho thấy ảnh hưởng của FDI đối với nền kinh tế Việt
Nam là khá lớn.Vốn FDI thực hiện tăng nhanh qua các thời kỳ, từ khoảng
20,67 tỷ USD, chiếm 24,32% tổng vốn đầu tư xã hội (1991-2000) lên 69,47tỷ
USD, chiếm22,75% tổng vốn đầu tư xã hội (2001- 2011). Tỷ trọng khu vực
FDI trong tổng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 tăng 5,4%, trong khi
khu vực nhà nước và khu vực tư nhân giảm tương ứng.Tỷ lệ đóng góp của
khu vực FDI trong GDP tăng dần, từ 2% GDP (1992), lên 12,7% (2000),

16,98% (2006) và 18,97% (2011)
Hiệnnay,58,4%vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

11

tậptrungvàolĩnhvựccôngnghiệp-xây
dựngvớitrìnhđộcôngnghệcaohơnmặtbằng chungcủacảnước.Tốcđộtăng
trưởngcôngnghiệp-xâydựngđạtbìnhquângần18%/năm,
caohơntốcđộtăngtrưởngtoànngành. Khuvựcđầu tư nước ngoàiđãtạoragần
45%giátrịsảnxuấtcôngnghiệp,gópphầnhìnhthànhmộtsốngànhcông
nghiệpchủlựccủanềnkinhtế,nhưviễnthông,khaithác,chếbiếndầukhí, điện tử,
côngnghệthôngtin, thép,ximăng Đầu tư nước
ngoàiđãgópphầnnhấtđịnhvàoviệcchuyểndịchcơcấunôngnghiệp, đadạng hóa
sảnphẩm,nâng caogiátrịhàng hóanông sảnxuất khẩu vàtiếpthu
mộtsốcôngnghệtiêntiến,giốngcây,giốngconcónăngsuất,chấtlượngcao
đạttiêuchuẩnquốctế,tạoramộtsốphương thứcmới,cóhiệuquảcao,nhấtlà
cácdựánđầutưvàopháttriểnnguồnnguyênliệu,góp phần cảithiện tậpquán
canhtác và điềukiệnhạ tầngyếukém,lạc hậuởmộtsố địa phương.
1.1.2.2. Thúc đẩy xuất khẩu
Xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu chung
của cả nước [4, 5]. Trước năm 2001, xuất khẩu của khu vực FDI chỉ đạt 45,2%
kim ngạch xuất khẩu, kể cả dầu thô. Từ năm 2003, xuất khẩu của khu vực FDI
bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất
khẩu, chiếm 54,2% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010. Đóng góp cả khu vực
FDI vào xuất khẩu của Việt Nam diễn ra theo xu hướng ngược với thế giới.
Tỷ trọng khu vực FDI thế giới trong tổng xuất khẩu là 44,5% (2000), giảm
xuống còn 26,2% (2008), trong cùng thời kỳ, tỷ trọng này của Việt Nam tăng
từ 47% lên 56%. Hiện tại kinh tế Việt Nam đã có mức độ mở cửa đối với
thương mại cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới, tăng từ 46,5%
(2000) lên 61,3% (2005) và đạt 69,2% (2010). Kết quả này có sự đóng góp từ

khu vực FDI khi độ mở của khu vực này cao hơn so với nền kinh tế, từ
164,6% (2000) lên 219,3% (2005) giảm phần nào xuống 201,9% (2010).

12

FDI còn góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng
giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng
chế tạo (điện tử, máy tính và linh kiện, các sản phẩm từ plastic, dây điện và cáp
điện, xe đạp và phụ tùng, sản phẩm chế biến từ sữa và thực phẩm ), tạo cơ hội
cho hàng nông sản Việt Nam gia nhập thị trường thế giới, làm tăng hàm lượng
giá trị gia tăng trong hàng nông thủy sản chế biến. Trước năm 2003, dầu thô
chiếm tới gần một nửa xuất khẩu của khu vực FDI. Từ năm 2007, tỷ lệ dầu thô
trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ còn 7%, phản ánh sự điều chỉnh cơ cấu FDI
hướng tới các hoạt động chế tạo định hướng xuất khẩu.FDI có tác động tích cực
tới mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là sang Hoa Kỳ, EU, đã làm thay đổi
đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam.
1.1.2.3. Đóng góp vào thu ngân sách
Với sự gia tăng hàng năm, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã góp phần
đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế. Thu Ngân sách nhà nước từ khu vực
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài [4, 5] giai đoạn 2006-2010 đạt 215.672 tỷ đồng
(không kể các khoản thu từ dầu thô, từ đất, phí và lệ phí), chiếm 10,5% tổng thu
ngân sách nhà nước; 13,6% tổng thu nội địa; 17,9% thu nội địa trừ dầu thô và
chiếm 12.9% thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn thu chủ yếu từ doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng
và tiêu thụ đặc biệt. Trong kết cấu số thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, số
thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng dần về tỷ trọng
(tăng từ 15,66% năm 2000 lên 25,95% năm 2011). Số thu từ doanh nghiệp FDI
(không kể thu từ dầu thô) so với tổng thu nội địa tăng lên 14,3% (77.563 tỷ
đồng) năm 2011.

1.1.2.4. Tạo việc làm và phát triển thị trƣờng sức lao động
Thông qua hoạt động đầu tư, cácdoanh nghiệp FDI góp phần giải quyết

13

việc làm cho người lao động [4, 5]. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc
làm thông qua việc tuyển dụng lao động ở nước sở tại. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp FDI còn gián tiếp tạo việc làm thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi
cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế này.
FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh
nghiệp thông qua hoạt động đào tạo và quá trình làm việc của lao động. Làm
việc trong các doanh nghiệp FDI đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và
khả năng đáp ứng yêu cầu cao về cường độ và hiệu quả công việc. Các doanh
nghiệp FDI luôn đòi hỏi người lao động nô
̃
l ực không ngừng để hoàn thiện
mình thông qua những yêu cầu ngày càng cao đối với công việc, cơ hội phát
triển, cơ hội thăng tiến…. Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI, trình độ học
vấn và trình độ nghiệp vụ của người lao động tương đối cao so với mặt bằng
chung.Những yêu cầu trên đòi hỏi phải không ngừng phát triển bản thân cả về
thể lực và trí lực. Bên cạnh đó, để người lao động đáp ứng được các yêu cầu
của công việc, các doanh nghiệp FDI thường tiến hành tuyển chọn, đào tạo và
bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề đòi hỏi chất lượng
lao động cao. Do đó, FDI vừa gián tiếp khuyến khích người lao động tăng đầu
tư cho phát triển nguồn nhân lực vừa trực tiếp đầu tư cho phát triển nguồn
nhân lực. Thêm vào đó, do chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn lao động
địa phương, các doanh nghiệp trong khu vực FDI phải tuyển dụng lao động
địa phương. Để người lao động có thể sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ
hiện đại các doanh nghiệp FDI phải có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ

nghiệp vụ cho người lao động.
1.1.2.5. Chuyển giao công nghệ
Khu vực FDI sử dụng công nghệ cao hơn hoặc bằng công nghệ tiên tiến
đã có trong nước và thuộc loại phổ cập trong khu vực [4, 5]. Tuy vậy, 47%

14

doanh nghiệp FDI trong ngành sử dụng công nghệ thấp, khoảng 28% là sử
dụng công nghệ cao và 22% sử dụng công nghệ trung bình.Từ năm 1993 đến
nay, cả nước có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệđã được phê duyệt/đăng
ký, trong đó có 605 hợp đồng của doanh nghiệp FDI, chiếm 63,6% tổng số
hợp đồng chuyển giao công nghệ. Thông qua hợp đồng chuyển giao công
nghệ, khu vực FDI đã góp phần thúc đẩy đưa công nghệ tiên tiến vào Việt
Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Xét về cấp độ
chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hiệu quả cao nhất.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, một số ngành đã thực hiện tốt chuyển giao
công nghệnhư dầu khí, điện tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo ô tô, xe
máy và dệt may, giày dép, trong đó viễn thông, dầu khí được đánh giá là có
hiệu quả nhất.
1.1.2.6. Góp phần vào hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam đã và đang triển khai mạnh việc tham gia hội nhập kinh tế với
khu vực và quốc tế kể từ khi gia nhập ASEAN và các định chế kinh tế, tài
chính thương mại của ASEAN như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ký Hiệp định khung với EU (1995);
tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn APEC năm
1998; ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (2000) dựa trên những nguyên
tắc cơ bản của WTO và cuối năm 2006 đã chính thức trở thành thành viên thứ
150 của WTO. Nhìn tổng quát, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
đã có bước đi khá vững chắc và đạt được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.
Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực, trở

thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt, tạo điều kiện
thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn.
Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 175 nước, có
quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được hơn 10

15

nghìn dự án FDI từ 85 nước và lãnh thổ, với tổng số vốn đăng ký hơn 160 tỷ
USD. Nhiều nhà đầu tư lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia đã và đang đặc biệt
quan tâm đến Việt Nam. Tại các Hội nghị tư vấn tài trợ cho Việt Nam, tổng
cam kết tài trợ liên tục tăng với các kỷ lục mới, năm 2006 đạt hơn 4,4 tỷ
USD, năm 2007 đạt 5,42 tỷ USD, năm 2009 đạt trên 8 tỷ, các năm 2010-2011
tổng cam kết tài trợ vẫn duy trì ở mức cao. Đây là sự thể hiện niềm tin và sự
tín nhiệm của cộng đồng tài trợ quốc tế đối với Việt Nam, đồng thời phản ánh
quyết tâm cao độ của Việt Nam trên đường cải cách và phát triển. Bên cạnh
các thị trường chủ lực là Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc,
EU, Ôxtrâylia, hàng hoá Việt Nam đã vươn ra củng cố thế đứng trên nhiều thị
trường khác như Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Phi Mặt khác, với
việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trong quá trình hội nhập, nước ta ngày
càng năng động tiếp thu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào
tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh. Hội nhập kinh tế quốc tế
còn đưa lại một thành tựu đáng chú ý là từng bước đưa hoạt động của các
doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, tạo tư duy làm ăn
mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.1.3. Kinh nghiệm thu hút FDI của các nƣớc châu Á
Các vùng kinh tế của Việt Nam được thành lập nhằm cụ thể hóa các
chính sách và đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước vào những
địa phương có đặc thù kinh tế - xã hội tương tự nhau. Hơn nưa, các vùng kinh
tế của Việt Nam không thành lập cơ quan quản lý riêng mà chịu sự quản lý
chung của Nhà nước. Vì vậy, các kinh nghiệm về thu hút FDI của các quốc

gia Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan )
là các bài học quý báu giúp Việt Nam đề ra các chính sách về thu hút FDI.
Việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo các chính sách thu hút FDI của quốc gia
khu vực Châu Á vào các vùng kinh tế (đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm

16

phía Nam) là hết sức quan trọng, nhằm rút ra những bài học quý báu cho việc
xây dựng chính sách về thu hút FDI của cả nước. Các nước Châu Á đã sử
dụng một số chính sách thu hút FDI [38] như sau:
Thứ nhất: Cải thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động đầu tƣ
Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư: Thủ tục đầu tư ở các nước này
đều là thủ tục một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi
cho các nhà đầu tư. Trung Quốc thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao
quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp FDI. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu
tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư Luật xúc
tiến thương mạicủa Thái Lan quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có
nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư.
Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế:Trung Quốc cũng công bố
rộng rãi và tập trung hướng dẫn đầu tư nước ngoài vào các ngành được
khuyến khích phát triển.Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công
khai các kế hoạch phát triển đất nước từng giai đoạn, ngắn và trung hạn.
Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư:Trung
Quốc thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài
bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, đảm bảo
tính thực thi nghiêm túc. Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí, hay
áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm
khắc.Nhiều quy định được xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc
tế, như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ. Phạm vi ngành nghề được phép đầu

tư được mở rộng, từ 186 lên đến 262 khoản mục được đầu tư. Hàn Quốc chú
trọng xây dựng hệ thống luật đồng bộ, đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài
được hưởng mức lợi nhuận thỏa đáng.


17

Thứ hai: Giảm thuế, ƣu đãi tài chính tiền tệ
Cắt giảm thuế: Hầu hết các nước châu Á đều đưa ra những chính sách
cắt giảm thuế hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Trung Quốc, các
dự án đầu tư vào đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao sẽ được ưu đãi về thuế,
các dự án đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn như miền Tây, miền Trung -
sẽ được thuê đất miễn phí, miễn thuế thu nhập trong vòng 10 năm Indonesia
miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu dùng cho mục
đích đầu tư Hàn Quốc miễn giảm thuế 7 năm với doanh nghiệp FDI có vốn
trên 50 triệu USD. Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm,
miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái
Lan chưa sản xuất được.
Cho phép nhà đầu tư hoạt động trên thị trường tài chính:Trung Quốc
mở rộng các quy định về ngoại hối, vay ngoại tệ: Doanh nghiệp FDI được cấp
giấy chứng nhận quản lý ngoại hối, mở tài khoản ngoại tệ, vay vốn từ các
ngân hàng Trung quốc nếu được bảo lãnh bởi các cổ đông nước ngoài. Ngoài
ra, nước này còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của
doanh nghiệp nhà nước như các ngân hàng. Hàn Quốc cho phép nhà đầu tư
nước ngoài tham gia các hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường bất
động sản, sát nhập và mua lại các công ty trong nước, giao dịch ngoại hối
Các chính sách ưu đãi về dịch vụ: Thái Lan giảm giá thuê nhà đất, văn
phòng, cước viễn thông, vận tải Giá dịch vụ ở Thái Lan thuộc loại hấp dẫn
nhất với việc thu hút FDI ở khu vực Đông Nam Á. Sigapore lại tạo điều kiện
thuận lợi cho người thân của các nhà đầu tư nhập cư và ổn định cuộc sống tại

nước này.
Thứ ba: Xây dựng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc
tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Thái Lan chú trọng đầu tư

18

cơ sở hạ tầng: hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống sân bay, bến cảng, khu
công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch.
Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng
internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế.Trung
Quốc chú trọng xây dựng nhiều đặc khu kinh tế và các thành phố duyên hải.
Tại các đặc khu này, Trung Quốc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển
đô thị, nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm công cộng. Nhà nước cho
phép điạ phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, để
khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tái cơ cấu, đổi
mới doanh nghiệp nhà nước.
Thứ tƣ: Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao
Coi trọng đầu tư cho giáo dục:Thái Lan có tới 21% sinh viên tốt
nghiệp đại học các ngành toán, máy tính. Ấn Độ và Trung Quốc đặc biệt chú
trọng giáo dục đại học, số người tốt nghiệp đại học ở hai nước này chỉ sau
Mỹ. Đặc biệt, Ấn Độ còn được coi là cái nôi của nguồn nhân lực có trình độ
cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hàn Quốc thực hiện hoạt động dự báo
nhu cầu sử dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao
động, đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trường. Nước này đã trang bị miễn
phí máy tính cho mỗi lớp học, miễn phí dạy tin học cho mọi đối tượng. Chính
sách thu hút nhân tài: Không chỉ phát triển nguồn nhân lực trong nước,
Singapore, quốc gia có dân số ít còn thực hiện nhiều chính sách thu hút nhân
tài từ bên ngoài. Quốc đảo nhỏ bé này được coi là nơi có chính sách thu hút
nhân tài bài bản nhất thế giới. Các chính sách đột phá như cho phép người

nước ngoài tham gia vào bộ máy nhà nước, nhập cư dễ dàng, đãi ngộ xứng
đáng theo trình độ khiến nước này có được một đội ngũ lao động cao cấp
hàng đầu thế giới, trở thành địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

×