Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Xây dựng quỹ đầu tư trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Namg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 116 trang )


i
LỜI CAM ĐOAN

Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia
Hà Nội, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo
trong và ngoài Trường Đại học Kinh tế.
Nhân đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy giáo, cô giáo, bạn
bè, cơ quan và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản Luận văn này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Công Ty, người đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn trên.
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Xây dựng Quỹ đầu tư trong Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam” tôi đã thực hiện độc lập dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của PGS.TS Vũ Công Ty. Luận văn không hề sao chép các công trình nghiên cứu
hay đề tài khoa học đã được công bố. Những trường hợp có sử dụng tư liệu trích
dẫn đều có giải thích về nguồn trích dẫn và tác giả.
Với sự giúp đỡ tận tình nói trên, Luận văn của tôi đã đạt được một số kết quả
nhất định. Mặc dù vậy, công trình không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế,
tôi mong nhận được góp ý của thầy cô giáo và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội, năm 2008

Tô Anh Tuấn













i
LỜI CAM ĐOAN

Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà
Nội, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo
trong và ngoài Trường Đại học Kinh tế.
Nhân đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy giáo, cô giáo, bạn
bè, cơ quan và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản Luận văn này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Công Ty, người đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn trên.
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Xây dựng Quỹ đầu tư trong Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam” tôi đã thực hiện độc lập dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của PGS.TS Vũ Công Ty. Luận văn không hề sao chép các công trình nghiên cứu
hay đề tài khoa học đã được công bố. Những trường hợp có sử dụng tư liệu trích
dẫn đều có giải thích về nguồn trích dẫn và tác giả.
Với sự giúp đỡ tận tình nói trên, Luận văn của tôi đã đạt được một số kết quả
nhất định. Mặc dù vậy, công trình không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế,
tôi mong nhận được góp ý của thầy cô giáo và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội, năm 2008

Tô Anh Tuấn















ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
A. Tiếng Việt

BC
Bưu chính
BCVT
Bưu chính Viễn thông
BĐHN
Bưu điện Hà Nội
BĐTp HCM
Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh
CBCNVC
Cán bộ công nhân viên chức
CP

Công ty Cổ phần
CPH
Cổ phần Hoá
CTTV
Công ty thành viên
CtyQLQ
Công ty quản lý quỹ
CtyTC
Công ty tài chính
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
ĐTNN
Các nhà đầu tư nước ngoài
FDI
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GPC
Công ty dịch viễn thông Vinaphone
HĐQT
Hội đồng Quản trị
HTĐL
Hạch toán độc lập
HTPT
Hạch toán phụ thuộc
MoU
Biên bản ghi nhớ
NHTM
Ngân hàng thương mại
NVA
Giá trị tài sản thuần
OECD

Tổ chức các nước công nghiệp phát triển
PTF
Công ty tài chính Bưu điện
PTI
Công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu điện
QĐT
Quỹ đầu tư
SCIC
Tổng công ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước
TC
Tài chính
TCTy
Tổng công ty
TKBĐ
Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện
TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn
TTCK
Thị trường Chứng khoán
UBCKNN
Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước

iii
UBND
Uỷ Ban nhân dân
VCBF
Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank
VDC
Công ty điện toán và truyền số liệu
VF1

Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
VF4
Quỹ Đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
VFM
Công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư Việt Nam
VIETCOMBANK
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
VINACONEX
Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng
VMS
Công ty dịch vụ viễn thông di động
VNPT
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
VN-Index
Chỉ số chứng khoán Việt Nam
VPF1
Quỹ Thành viên
VPSC
Quỹ tiết kiệm Bưu điện
VT
Viễn thông
VTI
Công ty viễn thông quốc tế
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
B. Tiếng Anh

MEF
Mekong Enterprise Fund
MSCI

Morgan Stanley Capital International
MoU
Biên bản ghi nhớ
NAV PER SHARE
Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu
NVA
Net Value Assets
ODA
Orgnazation of Development Asia
OECD
Orgnazation of Economic Country Development
OTC
Over The Counter
S&P
Standard and Poor’s
SEC
Securities Exchange Committee
SHARE PRICE
Giá cổ phiếu
VDF
Vietnam Dragon Fund
VIEL
Vietnam Enterprise Investment Fund
VOF
Vietnam Opportunities Fund
VOF
Vietnam Opportunities Fund
WTO
World Trade Ognization




1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước
giữ vai trò chủ đạo của ngành Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin
Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số: 06/2006/QĐ-TTg, ngày
09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ; hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), theo đó công ty mẹ có
tên gọi là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tập đoàn là “Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam là Tổng Công ty nhà nước, có tư cách pháp
nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản
tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện chế
độ hạch toán và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; chịu trách
nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng
công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam”.
Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ; Ngành
Bưu điện Việt Nam đang trong tiến trình tự do hoá thị trường, từng bước mở
cửa, hội nhập kinh tế quốc tế thì VNPT đã và đang phát triển theo hướng trở
thành một Tập đoàn kinh doanh mạnh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực (Bưu
chính, Viễn thông, Công nghiệp, nghiên cứu - đào tạo, hoạt động tài chính -
tín dụng, du lịch - lữ hành ) với nhiều loại hình sở hữu đan xen (Nhà nước,
liên doanh, hợp tác kinh doanh, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu
hạn), có phạm vi hoạt động trải rộng toàn quốc và quốc tế. Tập đoàn muốn
phát triển nhanh và bền vững, nhất thiết phải có nhiều vốn đầu tư đặc biệt là
vốn trung và dài hạn. Nhưng làm thế nào để các tổ chức hay cá nhân đang
nắm giữ những nguồn vốn nhàn rỗi và các doanh nghiệp đang có ý tưởng
kinh doanh khả thi có thể gặp và hợp tác với nhau, cùng tìm cơ hội kinh
doanh có lợi nhất. Các nguồn vốn nhàn rỗi riêng lẻ trong Tập đoàn hay ngoài

Tập đoàn do vậy sẽ được tập trung lại thành một nguồn vốn khổng lồ, thông


2
qua Quỹ đầu tư sẽ được đầu tư vào các dự án trung và dài hạn, đảm bảo được
nguồn vốn phát triển vững chắc cho toàn Tập đoàn. Rõ ràng, việc thiết lập và
phát triển Quỹ đầu tư tại Tập đoàn vừa mang tính cấp bách vừa là vấn đề có
ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn về vốn cho mục đích
phát triển thành một Tập đoàn kinh doanh mạnh. Với lý do đó, tôi lựa chọn
đề tài luận văn: “Xây dựng Quỹ đầu tư trong Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Cùng với một số tài liệu nước ngoài, trong thời gian qua cũng xuất
hiện một số cuốn sách và bài báo của các tác giả như: PGS.TS Trần Thị Thái
Hà, PGS. TSKH Đỗ Kim Sơn, Ths. Bùi Xuân Chung, Peter Rose, Richard
A.Brealey & Stewart C.Myers, Prederic Mishkin, đề cập đến những khía
cạnh khác nhau về Quỹ đầu tư.
Tất cả những công trình trên là cơ sở để tôi kế thừa và phát triển trong
luận văn này. Với góc độ tiếp cận mới, xuất phát từ thực tiễn trong VNPT,
tôi mong muốn góp phần làm rõ vai trò và tầm quan trọng của QĐT tại các
Tập đoàn nhà nước tại Việt Nam nói chung và VNPT nói riêng. Trên cơ sở
đó, dưới giác độ nghiên cứu tôi bước đầu xin đưa ra những quan điểm cơ bản
mang tính định hướng và đề xuất xây dựng mô hình QĐT, những kiến nghị
nhằm góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển QĐT trong các Tập
đoàn ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu của Luận văn.
Một: Khái quát hoá một số lý luận cơ bản về, Quỹ đầu tư trong nền
kinh tế thị trường. Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm về mô hình hoạt
động của Quỹ đầu tư trong các Tập đoàn kinh doanh ở một số nước trên thế

giới.


3
Hai: Đánh giá thực trạng hoạt động tài chính và các trung gian tài
chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam làm cơ sở đề xuất
việc thành lập Quỹ đầu tư trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Ba: Chứng minh tính tất yếu của việc thành lập Quỹ đầu tư và đề xuất
mô hình quỹ đầu tư và vận hành Quỹ đầu tư trong Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Một: Với tính đa dạng và phức tạp của đề tài, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu các hoạt động tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam.
Hai: Để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan, luận
văn sẽ nghiên cứu kinh nghiệm và thực tế hoạt động của một số Quỹ đầu tư
trong các Tập đoàn kinh doanh trên thế giới và một số Quỹ đầu tư trong và
ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Một: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong
đó chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, phân tích tổng hợp, phân
tích thống kê, so sánh.
Hai: Kết hợp nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm của các nước và thực
tiễn vận dụng vào Việt Nam.
6. Đóng góp của luận văn.
Một: Làm rõ mặt lý luận về Quỹ đầu tư hoạt động trong nền kinh tế thị
trường.
Hai: Làm rõ cơ sở của việc thành lập Quỹ đầu tư thông qua phân tích
thực trạng tình hình hoạt động tài chính và các trung gian tài chính của
VNPT.



4
Ba: Đề xuất những giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình Quỹ đầu tư
trong VNPT phù hợp với chiến lược phát triển của VNPT và xu hướng phát
triển của thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn tới.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về Quỹ đầu tƣ.
Chương 2: Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông và khả năng ứng dụng
mô hình Quỹ đầu tƣ.
Chương 3: Xây dựng Quỹ đầu tƣ trong Tập đoàn Bƣu chính Viễn
thông Việt Nam.




















5
1 CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƢ

1.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƢ.
1.1.1 Sự hình thành, phát triển quỹ đầu tƣ trên thế giới và Việt
Nam.
1.1.1.1 Sự hình thành và phát triển quỹ đầu tư trên thế giới.
Các Quỹ đầu tư ra đời theo hai xu hướng chính. Xu hướng thứ nhất là
để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các cá nhân ở các nước phát triển. Xu hướng
thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của đất nước trong việc phát triển kinh tế
ở các nước đang phát triển.
Nƣớc Anh Thế kỷ 19, cuộc Cách mạng công nghiệp đã tạo ra một
lượng tiền khổng lồ sẵn sàng để đầu tư. Cung tiền quá cao làm cho lãi suất
trên thị trường giảm xuống. Trong khi đó các nước trên lục địa châu Âu,
Nam và Bắc Mỹ lại đang thiếu tiền trầm trọng: tiền để tiến hành Cách mạng
công nghiệp. Để thu hút những khối lượng tiền lớn, các nước này đã phát
hành các trái phiếu với lãi suất tương đối cao, hấp dẫn so với tỷ lệ lãi suất
thấp ở Anh làm cho các nhà đầu tư lớn nhỏ ở Anh bắt đầu dần dần quan tâm
tới các cơ hội kinh doanh hải ngoại. Mặc dù hứa hẹn thu được lợi nhuận cao
nhưng các nhà đầu tư lại gặp phải những khó khăn đáng kể trong việc nghiên
cứu và thực hiện đầu tư hải ngoại.
Cuối cùng, việc huy động vốn và quản lý vốn đã được trao vào tay các
chuyên gia đầu tư nhằm giảm tối đa rủi ro và tăng tối đa hiệu quả kinh tế.
QĐT đầu tiên được thành lập ở Luân Đôn, Anh vào năm 1868. Quỹ này đưa
ra lời hứa hẹn rằng các nhà đầu tư với số vốn khiêm tốn vẫn có thuận lợi như
các nhà tư bản lớn bằng cách dàn trải đầu tư qua một số các chứng khoán

khác nhau.


6
Cho đến năm 1873, hơn 10 QĐT như vậy đã được thành lập dưới hình
thức công ty đầu tư. Hầu hết các công ty đầu tư lúc bấy giờ ở Anh và ở Mỹ
đều giống hình thức các QĐT dạng đóng ngày nay. Họ bán một số lượng cố
định các chứng chỉ QĐT với giá được xác định bởi cung và cầu. Tuy nhiên,
cho đến những năm 1920, hầu hết những người Mỹ có thu nhập trung bình
gửi tiền của họ vào các ngân hàng hoặc mua các cổ phiếu của một công ty
nào đó. Việc đầu tư vào thị trường vốn vẫn giới hạn rất nhiều vào những nhà
đầu tư giàu nhất.
Từ những năm 1920 trở đi, sự phát triển của Quỹ đầu tƣ đƣợc thể
hiện rõ nét nhất tại Mỹ.
Quỹ tín thác các nhà đầu tư được thành lập năm 1924 với một danh
mục đầu tư khiêm tốn gồm 45 loại cổ phiếu và 50.000 Đô la Mỹ (USD) giá
trị tài sản. Đây là QĐT dạng mở đầu tiên, mở màn cho cuộc cách mạng đối
với các công ty đầu tư và bản thân hoạt động đầu tư: chào bán liên tục các
chứng chỉ QĐT mới và các chứng chỉ này có thể được mua lại bất kỳ lúc nào
dựa trên giá trị hiện thời của tài sản Quỹ.
Năm 1929, thị trường chứng khoán (TTCK) sụp đổ cùng với cuộc Đại
khủng hoảng đã làm Quốc hội Mỹ phải ban hành các đạo luật chung để bảo
vệ các nhà đầu tư và chỉnh đốn thị trường chứng khoán và thị trường tài
chính, trong đó bao gồm cả ngành QĐT. Hệ thống luật về chứng khoán của
Mỹ từ đây luôn là cơ sở cho việc soạn thảo luật chứng khoán của các nước
khác. Đầu tiên là Luật chứng khoán năm 1933, lần đầu tiên đưa ra yêu cầu về
bản cáo bạch mô tả Quỹ. Luật TTCK năm 1934 buộc các Quỹ phải tuân theo
các quy định của Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) và đặt họ dưới sự quản lý
của Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh chứng khoán.
Luật quan trọng nhất liên quan đến các QĐT và việc bảo vệ người đầu

tư của Mỹ được ban hành năm 1940: Luật công ty đầu tư và Luật tư vấn đầu
tư.


7
Luật công ty đầu tư 1940 có tác dụng rất đáng kể, điều khoản trung
tâm của đạo luật đòi hỏi tất cả các Quỹ định giá tài sản của mình theo giá thị
trường hàng ngày; các điều khoản nghiêm cấm đối với các giao dịch giữa
Quỹ và người quản lý Quỹ; các hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính và một hệ
thống chỉ dẫn pháp luật riêng- duy nhất đối với ngành QĐT. Đạo luật 1940
đưa ra các quy định không chỉ cho bản thân các QĐT mà còn cho các nhà
bảo lãnh phát hành chính, người điều hành, các quan chức và nhân viên của
Quỹ. Luật quy định rõ các QĐT dạng mở mua lại cổ phần của mình bất kỳ
lúc nào cổ đông yêu cầu và đòi hỏi các Quỹ thanh toán giá mua lại theo lần
tính toán giá trị tài sản thuần (NAV) của danh mục đầu tư của Quỹ trong
vòng 7 ngày sau khi nhận được yêu cầu mua lại.
Luật tư vấn đầu tư đòi hỏi sự đăng ký của tất cả các nhà tư vấn đối với
các QĐT trừ các ngân hàng. Luật cũng đưa ra một nghĩa vụ uỷ thác chung
cho các nhà tư vấn đầu tư và có một số điều khoản chống gian lận. Đạo luật
đòi hỏi thêm các nhà tư vấn lưu trữ các dữ liệu, báo cáo, công khai và các
yêu cầu khác. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một cựu chủ tịch của SEC
phát biểu: "Không có một tổ chức phát hành nào lại bị nhiều quy định điều
chỉnh chi tiết như các QĐT".
Các QĐT dạng mở bắt đầu phát triển trong công chúng từ những năm
1940 và 1950. Năm 1940, có chưa đến 80 Quỹ với tổng tài sản 500 triệu
USD. Hai mươi năm sau, đã có 160 Quỹ với tổng tài sản là 17 tỷ USD. Quỹ
cổ phiếu quốc tế dạng mở đầu tiên ra đời năm 1940. Ngày nay đã có vô số
các QĐT cổ phiếu và trái phiếu toàn cầu.
Sự phức tạp và quy mô của ngành QĐT đã thay đổi rất lớn với việc
thêm vào các sản phẩm và dịch vụ mới. Chẳng hạn trước những năm 1970,

hầu hết các Quỹ là QĐT cổ phiếu và một số QĐT cân đối có bao gồm cả trái
phiếu trong danh mục đầu tư. Năm 1972 đã có 46 QĐT trái phiếu và QĐT
lợi tức. Hai mươi năm sau nữa, con số đã là 1.629 QĐT. Sự đổi mới trong


8
đầu tư và các phương tiện hữu trí cũng đã tác động tới ngành. Năm 1971, các
QĐT thị trường tiền tệ đầu tiên ra đời.
Năm 1976, các QĐT trái phiếu đô thị được miễn thuế bắt đầu chào
bán chứng chỉ và 3 năm sau, QĐT thị trường tiền tệ được miễn thuế ra đời.
Nó kết hợp ưu thế của các QĐT thị trường tiền tệ với các QĐT trái phiếu đô
thị. Từ đó, Ngành QĐT bắt đầu đưa ra các QĐT cổ phiếu, trái phiếu và thị
trường tiền tệ đa dạng hơn. QĐT ngày nay gồm toàn bộ từ các QĐT cổ phần
tăng trưởng tới các QĐT trái phiếu toàn cầu, từ các QĐT thị trường tiền tệ
miễn thuế tới các Quỹ chuyên biệt vào một phần của TTCK.
Ngành QĐT ngày nay tăng trưởng bền vững nhờ tránh được những trở
ngại mà các định chế tài chính khác gặp phải. Các nguyên tắc cơ bản đối với
sự uỷ thác dài hạn của ngành từ các cổ đông như đảm bảo các quy định một
cách chắc chắn, đào tạo các nhà đầu tư và xúc tiến các cơ hội đầu tư dài hạn
- đã là kim chỉ nam cho ngành 50 năm nay và sẽ vẫn còn tiếp tục như vậy
trong tương lai.
1.1.1.2 Sự hình thành và phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam.
Kể từ khi Việt Nam tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định
hướng thị trường, mở cửa với thế giới, những dòng đầu tư nước ngoài đã bắt
đầu chuyển hướng đổ vào Việt Nam. Làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất của
các QĐT nước ngoài xuất hiện nhưng cũng đi vào bế tắc vào giai đoạn cuối
những năm 90 của thế kỷ 20, giai đoạn chập chững bước vào ngưỡng cửa
của hội nhập. Làn sóng thứ hai hình thành từ năm 2002, góp phần làm thay
đổi diện mạo của đất nước, bước đầu gặt hái được thành công. Và ngày hôm
nay, khi cánh cửa của hội nhập đã rộng mở, khi Việt Nam đã là thành viên

của một tổ chức thương mại quy mô toàn cầu, khi thị trường Việt Nam hoà
chung vào thị trường thế giới, không phải chờ đợi lâu, một làn sóng mới đã
bắt đầu khởi động.


9
Lịch sử đã ghi nhận làn sóng đầu tư gián tiếp đầu tiên đã xuất hiện tại
Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 90 với sự xuất hiện của 7 QĐT
nước ngoài, tổng lượng vốn huy động được khoảng 700 triệu USD. Nhưng
sau đó, các quỹ đã lần lượt rút lui. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thoái
trào của làn sóng đầu tư này, trong đó có nguyên nhân về sự thiếu đồng bộ
cũng như bất cập trong chính sách kinh tế đối ngoại. Thời điểm chứng kiến
sự chấm dứt của làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất là sau cuộc khủng hoảng
kinh tế châu Á. Lúc đó chỉ còn lại duy nhất quỹ Vietnam Enterprise
Investment Fund (VIEL) do công ty Dragon Capital quản lý.
Làn sóng thứ hai khởi động lại từ năm 2002 với sự xuất hiện của
Mekong Enterprise Fund. Ngay sau đó VinaCapital và một số công ty quản
lý khác đã vào cuộc với việc công bố thành lập các quỹ mới và hướng mục
tiêu đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng. Hoạt động đầu tư của các quỹ này
khá thầm lặng. Với tâm lý khá e ngại và còn băn khoăn về sự thành công của
mô hình này, các nhà đầu tư mới chỉ dám bỏ các khoản đầu tư nhỏ nhằm
thăm dò thị trường.
Cho đến tận năm 2005, vốn đầu tư gián tiếp mới chỉ đạt khoảng 1% so
với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), con số 1 tỷ USD còn quá xa vời.
Đây là một tỉ lệ khá khiêm tốn so với nhu cầu của một nền kinh tế đang cần
vốn để tăng trưởng, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở, tạo đà chuyến dịch
mạnh mẽ nền kinh tế theo hướng thị trường, thoát khỏi cung cách vận hành
xưa cũ. So với các nước khác trong khu vực, con số đầu tư gián tiếp của Việt
Nam tương đối mờ nhạt.
Trên thực tế trong giai đoạn này, thị trường nước ta cũng hứa hẹn

những cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư, trong đó có hoạt động cổ phần hoá
các doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ, có sự xuất hiện và trỗi dậy của
các công ty tư nhân, mạnh dần về thế và lực. Tuy nhiên nguồn vốn đổ vào
nước ta vẫn chủ yếu là nguồn vốn gián tiếp nhằm trực tiếp tiến hành các hoạt


10
động kinh doanh sản xuất, khai thác thị trường đầy tiềm năng này, vốn gián
tiếp chỉ nhỏ giọt, cả nhà đầu tư cũng như đối tác trong nước vẫn giữ một thái
độ hết sức thận trọng.
Thời điểm hiện nay, làn sóng đầu tư gián tiếp đã được hình thành và
mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vào thời điểm cuối năm 2006, bộ Tài Chính cho
biết đã có trên 20 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam trong đó vón đầu tư gián tiếp
là trên 2 tỷ USD, và sẽ còn tiếp tục tăng. Cao điểm của làn sóng đầu tư này
bắt đầu vào thời điểm giữa năm 2006, khi công ty quản lý quỹ VinaCapital
khai trương quỹ bất động sản Vinaland. Số tiền mà các nhà đầu tư nước
ngoài góp vào quỹ này lên tới 65 triệu USD, vượt qua mức dự kiến ban đầu
15 là triệu USD. Thêm vào đó VinaCapital còn đang nỗ lực giải ngân số tiền
còn lại trị giá 50 triệu USD trong quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF)
với hướng chính là đầu tư vào thị trường không tập trung (OTC- Over The
Counter) và lĩnh vực địa ốc.
Mảnh đất của các QĐT đã đông dần thêm khi liên tiếp các quỹ mới ra
đời. Ngoài VEIL (vốn 190 triệu USD) và VGF (vốn 90 triệu USD) Dragon
Capital còn chào đón thêm quỹ thành viên thứ ba mang tên VDF (Vietnam
Dragon Fund) với số vốn 35 triệu USD. Mekong Capital cũng đẩy mạnh đầu
tư số vốn 18,5 triệu USD của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp
cổ phần. Indochina Capital sở hữu hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu USD và
một chứng khoán với 50 triệu USD.
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO),
những cam kết nhằm dỡ bỏ những ràng buộc về mặt pháp lý đang đưa Việt

Nam đến gần hơn với những chuẩn mực kinh doanh của thế giới và các nhà
đầu tư quốc tế đang dần cảm thấy an toàn hơn khi bỏ vốn đầu tư vào Việt
Nam. Thêm vào đó, quá trình cổ phần hoá đang đi vào giai đoạn quan trọng
nhất, khi các doanh nghiệp lớn sẽ lần lượt lên sàn chứng khoán trong thời
gian tới, TTCK tăng trưởng nóng và trở thành hiện tượng,… làn sóng thứ ba


11
về đầu tư gián tiếp vào Việt Nam không còn ở dạng tiềm năng. Theo một
ước tính, với khoảng 80 đến 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp
trên thế giới hiện nay bao gồm các QĐT, các công ty quản lý quỹ, các ngân
hàng đầu tư,… thì luồng vốn mà họ đang nắm giữ không dưới, 100 tỉ USD.
Chỉ cần họ đồng ý bỏ 1% trong số đó vào Việt Nam là nền kinh tế đã có
thêm khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên trên thực tế dường như tham vọng của các
định chế này trên thị trường Việt Nam lớn hơn so với con số đó rất nhiều và
chắc chắn đây sẽ là động lực mới cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt
Nam trong những năm tới.
Sau đợt khởi động mạnh mẽ trong năm 2006, các QĐT nước ngoài
đang ráo riết chuẩn bị cho những dự án đầu tư mới. Hàng trăm triệu USD đã
và đang được kêu gọi, hàng trăm dự án đầu tư đã được hình thành, hàng trăm
khoản đầu tư đã nằm trong danh mục. Các QĐT cho thấy một tham vọng
mạnh mẽ đưa đầu tư gián tiếp trên thị trường Việt Nam sang một giai đoạn
mới.
Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới
một công ty đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD
để đón đầu các dự án trong lĩnh vực này. Với ba QĐT có tổng tài sản lên tới
800 triệu USD, nắm giữ số vốn tương đối lớn và cam kết mức lãi không nhỏ,
VinaCapital hiểu rõ những cơ hội trên thị trường Việt Nam. Minh chứng là
các hoạt động đầu tư vào dự án bất động sản ở Đà Nẵng, Hội An, Hà Nội…
đã bắt đầu cho kết quả tốt. Tập đoàn này còn tiến hành liên doanh với tập

đoàn đầu tư mạo hiểm Draper Fisher Jurvetson để tiến hành lập QĐT mang
tên DFJVinaCapital với tông vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD. Trong khi
đó, nhằm phục vụ cho mục tiêu lâu dài trên thị trường bất động sản Việt
Nam, Indochinal Capital đã thành lập quỹ Indochina Capital Vietnam
Holding Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên TTCK Luân
đôn với quy mô đầu tư ban đầu là 500 triệu USD. Sự kiện này ngay lập tức


12
đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và trong đợt phát hành lần
đầu, Indochina Capital Vietnam Holding Limited dự định thu hút khoảng
300 đến 350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan tâm lớn hơn kỳ vọng
lên tới 500 triệu USD.Với số vốn này, Indochina Capital đang có kế hoạch sẽ
đầu tư vào các doanh nghiệp tại Việt Nam. Một trong những khu vực đầu tư
được quan tâm là các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán,
đang trong quá trình chuẩn bị niêm yết hoặc cổ phần hoá, các công ty tư
nhân trong ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu hoặc tiêu dùng trong nước.
Các công ty trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, xây dựng, giao thông và
các ngành dịch vụ liên quan cũng không nằm ngoài mối quan tâm của
Indochina Capital.
Như một báo hiệu, sau sự khởi động đáng kể này, rất nhiều thông tin
cho thấy các QĐT khác cũng không muốn là kẻ chậm chân trên mảnh đất
màu mỡ và hứa hẹn nhiều cơ hội này. Trong một diễn biến khác cho thấy,
các nhà đầu tư tầm cỡ như Merrill Lynch, Morgan Stanley, Goldman Sachs,
JP Morgan Chase đã để mắt đến Việt Nam và bước đầu đã có những hoạt
động khảo sát. Tại diễn đàn đầu tư Việt Nam hồi tháng 3/2007, lực lượng
đông nhất và đóng góp ý kiến nhiều nhất trên diễn đàn chính là các ngân
hàng, các tổ chức tài chính, và từ đó đến nay không ít trong số họ đã tiến
hành xúc tiến đầu tư. Ngay tại Tổng công ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn
Nhà Nước (SCIC) đã có không ít các buổi làm việc với các tập đoàn lớn về

cơ hội đầu tư ở Việt Nam.
Hiện đã có khoảng 50 QĐT nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, trong
đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép mở văn phòng đại diện
cho ba công ty kinh doanh chứng khoán nước ngoài là Nomura International
(Hồng kông); Blackhorse Asset Management Pte Ltd. (Singapore) và Mirae
Asset Maps Investment Management Co., Ltd (Hàn Quốc). Tiếp đó,
Standard and Poor’s (S&P), tổ chức định mức tín nhiệm của Mỹ đã nâng hệ


13
số tín nhiệm tín dụng dài hạn bằng ngoại tệ và tiền đồng của Việt Nam từ
BB- lên BB và từ BB lên BB+, cụ thể là từ mức tích cực lên mức ổn định.
Như vậy, hệ số tín nhiệm của Việt Nam đã cao hơn Philippines và Indonesia
một bậc.
Thị trường tài chính Việt Nam đang được giới đầu tư nước ngoài quan
sát kỹ lưỡng nhằm có những bước đi thích hợp. Đánh giá của S&P có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó là chỉ số tham khảo của giới đầu tư quốc tế.
Sự nâng bậc này phản ánh sự tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế Việt
Nam, kết quả những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng
và môi trường đầu tư.
Trong tình hình đó, tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ Citigroup
cũng đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược với Ngân hàng Đông Á.
Theo đó, Đông Á coi Citigroup như đối tác chiến lược (kể cả về mặt đầu tư).
Hai bên sẽ hợp tác trước hết trong dịch vụ bán lẻ, đào tạo nhân lực và kết nối
hệ thống thẻ.
Như vậy có thể đây chính là thời điểm vàng để đầu tư vào thị trường
Việt Nam thông qua con đường đầu tư gián tiếp. Nói là thời điểm vàng bởi
đây là thời điểm mà thị trường Việt Nam đang hội tụ những yếu tố hết sức có
lợi cho hoạt động đầu tư tìm kiếm lợi nhuận:
Trước hết, khi đã là thành viên chính thức trong ngôi nhà lớn WTO,

Việt Nam sẽ phải tuân theo “gia pháp”, ban đầu các công ty chứng khoán
nước ngoài có thể tham gia thành lập liên doanh với số cổ phần tối đa là
49%. Năm năm sau đó, số cổ phần tối đa của phía nước ngoài tại các liên
doanh này có thể được tăng lên tới 100% và các công ty chứng khoán này có
thể đưa vào Việt Nam một số hoạt động chứng khoán của mình như quản lý
tài sản, tư vấn,
Thứ hai, các công ty đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ
quốc gia trong lĩnh vực tài chính. Các quy chế về tiếp cận thị trường nước


14
ngoài sẽ tương tự hoặc cao hơn so với các quy chế này của Tổ chức các nước
Công nghiệp phát triển (OECD).
Tuy nhiên, mặc dù thị trường Việt Nam đang hứa hẹn nhiều triển vọng
đối với các nhà đầu tư nhưng những khó khăn vướng mắc và khiếm khuyết
nội tại của thị trường không phải là không có. Ví dụ các thủ tục cấp mã số
kinh doanh còn khá phức tạp. Thị trường dù đã mở rộng nhanh về quy mô
nhưng vẫn còn khá nhỏ, chỉ số VN-Index vẫn chưa có tên trong MSCI
(Morgan Stanley Capital International). MSCI là một tổ chức độc lập, giống
như Index quốc tế, nơi mà tất cả chỉ số chứng khoán của tất cả các quốc gia
đều đã có mặt. Vì vậy, việc hoàn thiện môi trường chính sách cũng như định
hướng phát triển thị trường theo các chuẩn mực thế giới là cần thiết để thu
hút được giới tài chính quốc tế.
Các QĐT chỉ trong vòng hơn 20 năm trở lại đây lại phát triển nhanh
chóng bởi những nguyên nhân:
- Thứ nhất, các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên quan tâm tới hoạt
động đầu tư toàn cầu.
- Thứ hai, đó là trong thập kỷ qua, các QĐT ngày càng trở thành sự
lựa chọn đầu tư chắc chắn nhất cho tầng lớp trung lưu đang giàu lên nhanh
chóng. Sự tăng trưởng tài sản tuyệt đối của các QĐT rất đáng kể, đặc biệt ấn

tượng trong các nước có tốc độ tăng trưởng cao, và thậm chí trong thị trường
các quốc gia có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm.
Ngành công nghiệp quản lý đầu tư cũng bước sang thời đại mới trong
những năm gần đây. Tại các nước phát triển cao, nhất là Mỹ và các nước
Liên minh Châu Âu (EU), việc quản lý QĐT, kể cả việc cung cấp rất nhiều
các dịch vụ hỗ trợ liên quan, đã tạo ra tổng lợi nhuận xứng đáng đưa ngành
công nghiệp Quỹ không chỉ trở thành đối tượng tham gia chính ở khu vực tài
chính mà còn là một thành phần chủ đạo ở khu vực dịch vụ nói chung của
nền kinh tế.


15
Trong suốt thập kỷ 90, sự thăng tiến liên tục ở tầng lớp trung lưu dẫn
đến doanh thu của các QĐT phát triển đều đặn ở hầu hết các TTCK có tổ
chức. Có thể thấy trước được rằng các hình thức QĐT sẽ phát triển không
ngừng ở các nước công nghiệp hoá. Tỷ lệ dân số có mức thu nhập trên chỉ
tiêu trung bình đã chiếm khoảng 1/3 tổng dân số các nước này. Ví dụ ở Mỹ,
các hộ gia đình có thu nhập trên mức trung bình, mặc dù theo thống kê chỉ
chiếm 40% dân số, đã chiếm 62% số cổ đông của các QĐT và sở hữu
khoảng 75% tài sản của các QĐT cá nhân.
Việc hình thành QĐT ở các TTCK mới nổi bắt nguồn từ nhu cầu của
những nền kinh tế yếu kém về nhiều mặt, đòi hỏi phái cải thiện khả năng
thanh toán và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này khác biệt với các
QĐT hình thành trên nền tảng TTCK đã phát triển ở trình độ cao, đóng vai
trò của một phương thức đầu tư hiện đại, tăng hiệu quả của TTCK.
1.1.2 Khái niệm về Quỹ đầu tƣ.
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút
tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu,
tiền tệ, hay các loại tài sản khác.
Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ

bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.


16
Hình vẽ 1:1 Mô hình luồng tiền trong Quỹ đầu tƣ

1.1.3 Ƣu điểm, nhƣợc điểm của Quỹ đầu tƣ.
1.1.3.1 Ưu điểm của Quỹ đầu tư.
- Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hoá danh mục đầu tư.
- Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận.
- Được quản lý chuyên nghiệp.
- Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền.
- Tính năng động của QĐT.
- Luôn có một lượng vốn ổn định để đầu tư.
- Các dịch vụ gia tăng giá trị mà QĐT cung cấp cho các công ty nhận
đầu tư:
+ Lập kế hoạch tài chính và chiến lược.
+ Tuyển mộ những nhà điều hành chủ chốt.
+ Nhận được vốn vay từ ngân hàng và các nguồn vốn vay khác.
+ Tiếp cận các thị trường quốc tế và công nghệ tiên tiến.
+ Đề xuất các đối tác chiến lược và các đối tượng để mua cổ phần.
+ Mở rộng các hoạt động sản xuất và tiếp thị.
+ Thương lượng và tiến hành các vụ sát nhập và mua lại công ty.


17
+ Tiến hành niêm yết công cộng.
Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong
tổng danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua
việc sở hữu các chứng chỉ QĐT.

1.1.3.2 Nhược điểm của Quỹ đầu tư.
Nhược điểm của các các trung gian tài chính nói chung và nhược điểm
của các QĐT nói riêng đó là rủi ro. Rủi ro luôn là nỗi ám ảnh của hệ thống
các định chế tài chính trên thế giới. Những bất ngờ luôn xảy ra ngay cả đối
với những định chế tài chính kinh doanh hiệu quả, giàu kinh nghiệm. Có
nhiều cách hiểu rủi ro khác nhau nhưng nhìn chung thì rủi ro thường có hai
đặc tính: biên độ rủi ro phản ánh thiệt hại do rủi ro gây ra ở mức nào và tần
suất xuất hiện rủi ro nhiều hay ít. Một QĐT thường phải đối mặt với các loại
rủi ro cơ bản sau đây:
a) Rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp QĐT không thu được đầy
đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không
đúng kỳ hạn.
Rủi ro tín dụng là kết quả của việc QĐT cấp tín dụng cho khách hàng
và nhận được các giấy nhận nợ do con nợ phát hành với sự cam kết là sẽ
thanh toán cả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho QĐT. Do đó, tại thời điểm cấp
tín dụng và chấp nhận giấy nhận nợ, QĐT đã thừa nhận khả năng thanh toán
đầy đủ và đúng hạn của khách hàng, với một xác suất cao, còn xác suất mất
khả năng thanh toán của khách hàng là thấp hơn nhiều. Trường hợp người
vay tiền phá sản, QĐT thường không thu được tiền lãi và có thể bị mất toàn
bộ hoặc một phần vốn gốc, là phụ thuộc vào khả năng QĐT tiếp cận đối với
tài sản của con nợ trong khi giải quyết phá sản hoặc giải thể.
Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm
nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của QĐT như các hoạt động


18
bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, tín dụng thương mại, đồng
tài trợ, Do vậy, rủi ro tín dụng là vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉ
ở phạm vi các định chế tài chính mà còn bao gồm toàn bộ nền kinh tế. Các

QĐT luôn tìm cách tối đa hoá lợi nhuận qua việc tìm kiếm các khoản lợi tức
cao nhất có thể có ở các món cho vay, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro
liên quan đến các hoạt động cho vay như sàng lọc và giám sát khách hàng
vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, qui định các mức tín dụng, vật
thế chấp, số dư bù và hạn chế tín dụng,
b) Rủi ro lãi suất.
Trong hoạt động của các QĐT, quá trình chuyển hoá tài sản là một
chức năng đặc biệt cơ bản của QĐT. Nó gồm việc mua các chứng khoán, tức
là sử dụng vốn và phát hành các chứng khoán, tức là huy động vốn. Kỳ hạn
và độ thanh khoản của các chứng khoán trong danh mục đầu tư thuộc tài sản
có thường không cân xứng với các chứng khoán thuộc tài sản nợ. Sự không
cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho QĐT phải chịu rủi
ro về lãi suất.
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà QĐT phải chịu khi có các khoản cho vay
hoặc nợ theo lãi suất cố định nhưng lãi suất huy động vốn lại biến động,
nghĩa là thu nhập từ các khoản sử dụng vốn không thay đổi, chi phí sử dụng
vốn tăng lên khi lãi suất thị trường thay đổi.
Các QĐT có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách làm cho các kỳ
hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau. Tuy nhiên, việc làm cho
các kỳ hạn cân xứng với nhau có thể làm giảm khả năng sinh lợi của QĐT vì
nó làm giảm cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro song có khả năng sinh
lời lớn. Hơn nữa, việc làm cho các kỳ hạn cân xứng với nhau chỉ có tác dụng
phòng ngừa rủi ro một cách tương đối vì có sự khác biệt giữa thời lượng và
kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ; đồng thời QĐT chỉ có thể sử dụng một
phần vốn tự có để đầu tư vào tài sản có.


19
c) Rủi ro mất khả năng thanh toán.
Rủi ro mất khả năng thanh toán của QĐT xuất hiện do hai nguyên

nhân chính, đó là nguyên nhân về phía tài sản nợ và nguyên nhân về phía tài
sản có. Nguyên nhân về phía tài sản nợ xuất hiện khi đến kỳ hạn, QĐT phải
thanh toán nhiều khoản nợ ngay lập tức trong khi dự trữ tiền mặt của QĐT
khan hiếm đòi hỏi QĐT phải đi vay bổ sung hoặc phải bán các tài sản có để
đáp ứng. Nhìn chung, các QĐT có xu hướng giảm thiểu lượng tiền mặt vì
chúng không sinh lãi; đồng thời đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản
thấp, có thời hạn dài nhưng sinh lãi cao. Mặc dù, hầu hết các tài sản có thể
chuyển đổi thành tiền nhưng một số tài sản chỉ có thể chuyển đổi thành tiền
ngay lập tức với một chi phí rất cao. Giá bán các tài sản còn rất thấp nếu như
kỳ hạn đến hạn của tài sản còn dài. Các QĐT có thể lựa chọn một phương
pháp khác thay vì bán tài sản, đó là đi vay trên thị trường tiền tệ.
Nguyên nhân xuất hiện từ phía tài sản có là do các khách hàng được
QĐT cấp tín dụng có thể yêu cầu QĐT gia hạn nợ. Trường hợp này, các
khoản tín dụng đã cấp không được hoàn trả đúng hạn, QĐT phải tìm ngay
những nguồn vốn khác để tài trợ; trước hết phải sử dụng tiền mặt dự trữ,
hoặc bán tài sản có khác, hoặc đi vay từ bên ngoài.
d) Rủi ro hối đoái.
Các QĐT ngày càng nhận ra các khoản đầu tư nước ngoài trực tiếp và
gián tiếp đều có thể tăng thêm lợi ích về kinh tế do các mức lợi tức từ đầu tư
nước ngoài có mối tương quan không chặt chẽ với nhau (không đồng thời
cùng tăng hoặc cùng giảm).
Rủi ro hối đoái xuất hiện do có sự mất cân đối về số lượng, thời hạn,
kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ, đồng thời còn do sự biến động tỷ giá hối
đoái của đồng tiền có liên quan.
e) Rủi ro môi trường.


20
Rủi ro về môi trường luôn tồn tại trong tổ chức và ngoài tổ chức. Rủi
ro môi trường gồm hai loại rủi ro môi trường vĩ mô và rủi ro môi trường

cạnh tranh.
- Rủi ro môi trường vĩ mô là những tác động của môi trường vĩ mô
vào hoạt động của QĐT làm suy yếu khả năng chịu đựng rủi ro của QĐT
hoặc gây ra những thiệt hại về tài chính như:
+ Rủi ro tự nhiên hay rủi ro bất khả kháng: lũ lụt, hoả hoạn, động
đất,
+ Rủi ro luật pháp liên quan đến việc thay đổi các luật lệ gây bất lợi
cho QĐT.
+ Rủi ro về kinh tế liên quan đến sự vận động của nền kinh tế và chu
kỳ kinh doanh như lạm phát, thất nghiệp, suy thoái kinh tế, khủng hoảng,
+ Rủi ro do điều chỉnh các chính sách vĩ mô như lãi suất, tiền tệ, tài
chính,
- Rủi ro môi trường cạnh tranh do QĐT phải chịu sức ép cạnh từ các
đối thủ cạnh tranh và từ khách hàng.
1.2 PHÂN LOẠI QUỸ ĐẦU TƢ.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình QĐT căn cứ theo các tiêu
chí phân loại khác nhau.
1.2.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động.
- Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng): là quỹ huy động vốn bằng cách
phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp
nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp
cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hoá đầu tư,
giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên
nghiệp của đầu tư mang lại.
- Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên): quỹ này huy động vốn bằng
phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể


21
được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập

đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công
chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn, và đổi
lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ.
1.2.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn.
- Quỹ đóng: đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần
duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc
mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm
tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn
(hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên TTCK. Các nhà
đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư
của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định
và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng
này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM
huy động vốn và quản lý.
- Quỹ mở: khác với quỹ đóng, tổng vốn của quỹ mở biến động theo
từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền
bán lại chứng chỉ QĐT cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá
trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch
mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và
các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên TTCK. Do việc đòi hỏi tính
thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền
kinh tế và TTCK phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại
Việt Nam.
- Quỹ thụ động: cố gắng theo sát chỉ số TTCK và do vậy có chi phí
quản lý thấp hơn.
- Quỹ chủ động: cố gắng hoạt động tốt hơn thị trường; và do vậy có
chi phí quản lý cao hơn. Bằng chứng thực tế: quỹ thụ động thường thành

×