Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.63 KB, 48 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Ngày 29 tháng 11 năm 2013
CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH
LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ
GVHD : TS. DIỆP GIA LUẬT
THỰC HIỆN : NHÓM 6 - ĐÊM 4 - KHÓA 23
7701231364 Nguyễn Thành Luân
7701231208 Trần Hoàng Anh
7701230308 Hoàng Thị Ngọc Ân
7701230467 Võ Thị Kim Hạnh
7701230522 Trần Lê Hoàng
7701231014 Lưu Thu Thuỷ
7701231431 Võ Chí Phương
7701231305 Cao Thị Hòa
7701230656 Đoàn Cao Thành Long
7701231401 Lê Duy Nguyên
7701231122 Trần Kim Uyên
7701230642 Lê Mai Linh
Đặng Hồng Ân
7701230286 Đào Tuấn Anh
7701231316 Nguyễn Thái Hùng
7701231348 Nguyễn Ái Liên
7701230668 Phạm Trần Thanh Mai
7701231481 Lâm Văn Tỷ
7701231103 Võ Thị Ái Trúc
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
MỤC LỤC
CÁC CHỨNG KHOÁN ĐƯỢC ĐƯA VÀO DANH MỤC 23
Kiểm định CAPM 24


+ Lấy số liệu về TSSL, TSSL trung bình, hệ số Beta của 10 Mã CK và chỉ số VN-Index 25
Trang 2
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
I. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ
1. Khái niệm
Danh mục đầu tư (Investment Portfolio) là sự kết hợp nắm giữ các loại chứng khoán, hàng
hóa, bất động sản, các công cụ tương đương tiền mặt hay các tài sản khác bởi một cá nhân hay một
nhà đầu tư thuộc tổ chức.
Như vậy một danh mục đầu tư đơn giản bao gồm một hoặc nhiều tài sản đầu tư khác nhau.
Tài sản đầu tư (Investment Assets) là các tài sản được các nhà đầu tư nắm giữ chủ yếu với mục
đích đầu tư. Ngược lại tài sản tiêu dùng (Consumption Assets) là các tài sản được nắm giữ chủ
yếu với mục đích tiêu dùng như xe cộ, quần áo, nhà ở, thiết bị gia đình, trang sức, thực phẩm…
2. Các loại tài sản trong danh mục đầu tư
Theo cách phân loại của CFA Instiue các loại tài sản đầu tư chủ yếu thường được nắm
giữ bởi các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân bao gồm:
- Cổ phiếu (Equity Investment)
• Cổ phiếu nội địa (Domestic equities)
• Cổ phiếu quốc tế (International equities)
- Các công cụ đầu tư có lợi suất cố định (fix-Income Investment)
• Cổ phiếu ưu đãi (Prefered Stock)
• Trái phiếu
• Các công cụ có nguồn gốc từ các tài sản được chứng khoán: chứng khoán có
nguồn gốc từ
các

khoản
vay bất động sản và các nghĩa vụ nợ có đảm bảo.
• Các công cụ thị trường tiền tệ (Money market Instruments): tín phiếu kho bạc,
chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu…
- Các công cụ tài chính phái sinh (Derivatives): hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,

hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi.
II. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ
1. Lợi nhuận của danh mục đầu tư
Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận (return) là thu nhập hay số tiền kiếm được từ một khoản đầu tư. Tỷ suất lợi
nhuận (rate of return) là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập và giá trị khoản đầu tư bỏ ra.
Khi nói đến lợi nhuận tức là nói đến một số tiền kiếm được, còn nói đến tỷ suất lợi nhuận
là nói đến con số tỷ lệ phần trăm giữa số tiền kiếm được so với số tiền bỏ ra.
Ví dụ 1: Minh họa khái niệm lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Bạn bỏ ra 100 nghìn đồng để mua một cổ phiếu, được hưởng cổ tức là 7 nghìn đồng một
Trang 3
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
năm và sau một năm giá thị trường của cổ phiếu đó là 106 nghìn đồng. Hỏi lợi nhuận và tỷ suất
lợi nhuận bạn có được khi đầu tư cổ phiếu này là bao nhiêu ?
Khoản tiền bạn bỏ ra đầu tư = 100.000 đồng
Thu nhập bạn kiếm được sau một năm gồm:
Cổ tức = 7.000 đồng
Lợi nhuận do cổ phiếu lên giá (lợi vốn) = 106.000 – 100.000 = 6.000 đồng
Tổng lợi nhuận có được = 7.000 + 6.000 = 13.000 đồng
Tỷ suất lợi nhuận (%) = 13.000/100.000 = 13%/năm
Lợi nhuận của danh mục đầu tư
Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là trung bình có trọng số của các lợi nhuận kỳ
vọng của từng tài sản hay chứng khoán cá biệt trong danh mục đầu tư.
Trọng số ở đây chính là tỷ trọng của từng loại tài sản hay chứng khoán cá biệt trong danh
mục đầu tư. Gọi E
p
(R) là lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư, công thức tính lợi nhuận kỳ
vọng của danh mục đầu tư như sau:
Trong đó: W
j

là tỷ trọng của chứng khoán j,
E
j
(R) là lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán j,
n là tổng số chứng khoán có trong danh mục đầu tư.
Ví dụ: Cách tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục đầu tư chứng khoán.Giả sử
bạn xem xét đầu tư vào danh mục bao gồm hai chứng khoán A và B có tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng
như sau:
Chứng khoán A Chứng khoán B
Lợi nhuận kỳ vọng 14,0% 11,5%
Hỏi tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là bao nhiêu nếu bạn đầu tư 40% trị
giá vào chứng khoán A và phần còn lại vào chứng khoán B?
Trả lời:
Tỷ trọng đầu tư của bạn vào chứng khoán A và B lần lượt là 0,4 và 1 – 0,4 = 0,6.
Trang 4
E
p
(R) = ∑ W
j
E
j
( R)
i=1
n
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư sẽ là: (0,4)14,0 + (0,6)11,5 = 12,5%.
2. Rủi ro của danh mục đầu tư
2.1. Khái niệm
- Về định tính: Rủi ro là một sự không chắc chắn, một biến cố có khả năng xảy ra và cũng
có khả năng không xảy ra

- Về định lượng: Rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi
nhuận kỳ vọng.
Ví dụ: Bạn mua trái phiếu kho bạc để có được lợi nhuận là 8%. Nếu bạn giữ trái phiếu này
đến cuối năm bạn sẽ được lợi nhuận là 8% trên khoản đầu tư của mình. Nếu bạn không mua trái
phiếu mà dùng số tiền đó để mua cổ phiếu và giữ đến hết năm, bạn có thể có hoặc có thể không
có được cổ tức như kỳ vọng. Hơn nữa, cuối năm giá cổ phiếu có thể lên và bạn được lời cũng có
thể xuống khiến bạn bị lỗ. Kết quả là lợi nhuận thực tế bạn nhận được có thể khác xa so với lợi
nhuận bạn kỳ vọng.
Nếu rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng
thì trong trường hợp trên rõ ràng đầu tư vào trái phiếu có thể xem như không có rủi ro trong khi
đầu tư vào cổ phiếu rủi ro hơn nhiều, vì xác suất hay khả năng sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so
với lợi nhuận kỳ vọng trong trường hợp mua trái phiếu thấp hơn trong trường hợp mua cổ phiếu.
Rủi ro của danh mục đầu tư là sự sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng
của một danh mục đầu tư và được đo lường bởi độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư.
2.2. Đo lường rủi ro
Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với hai tham số đo lường phổ biến là
lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn.
2.2.1. Lợi nhuận kỳ vọng và độc lệch chuẩn
Về mặt thống kê, lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R), được định nghĩa như sau:
Trong đó: R
i
lợi nhuận ứng với biến cố i,
P
i
là xác suất xảy ra biến cố i
n là số biến cố có thể xảy ra.
Trang 5
E (R) = ∑ ( R
i
)( P

i
)
i=1
n
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
Như vậy lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua là trung bình gia quyền của các lợi nhuận có thể
xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra. Về ý nghĩa, lợi nhuận kỳ vọng chưa xảy ra, do đó, nó
là lợi nhuận không chắc chắn hay lợi nhuận có kèm theo rủi ro.
Ví dụ: Minh họa cách tính lợi nhuận kỳ vọng
Lợi nhuận (R
i
) Xác suất (P
i
) (R
i
)(P
i
) [R
i
– E(R)]
2
(P
i
)
- 0,10 0,05 - 0,0050 (-0,10- 0,09)
2
(0,05)
-0,02 0,10 -0,0020 (-0,02 -0,09)
2
(0,10)

0,04 0,20 0,0080 (0,04 – 0,09)
2
(0,20)
0,09 0,30 0,0270 (0,09 – 0,09)
2
(0,30)
0,14 0,20 0,0280 (0,14 – 0,09)
2
(0,20)
0,20 0,10 0,0200 (0,20 – 0,09)
2
(0,10)
0,28 0,05 0,0140 (0,28 – 0,09)
2
(0,05)
Tổng = 1,00 Lợi nhuận kỳ vọng
E(R) = 0,090
Phương sai
σ2= 0,00703
Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng,
người ta dùng phương sai (σ2) hoặc độ lệch chuẩn (σ). Về mặt thống kê, phương sai được định
nghĩa như sau:
Độ lệch chuẩn chính là căn bậc 2 của phương sai:
Trong ví dụ trên nếu chúng ta lấy căn bậc 2 của phương sai σ
2
= 0,00703 thì sẽ có được giá
trị của độ lệch chuẩn là 0,0838 hay 8,38%. Điều này có ý nghĩa là sai biệt giữa lợi nhuận thực tế
so với lợi nhuận kỳ vọng là 8,38%. Lợi nhuận kỳ vọng là 9% với độ lệch chuẩn là 8,38% có
nghĩa là thực tế lợi nhuận có thể biến động trong khoảng từ 9 – 8,38 = 0,62% đến 9+8,38
=17,38%.

Trang 6
σ
2
= ∑ [R
i
− E ( R)]
2
P
i

i=1
n
2
σσ
=
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
Phương sai và độ lệch chuẩn càng lớn thì lợi nhuận thực tế càng xa giá trị kỳ vọng à rủi ro
cao
2.2.2. Hệ số biến đổi (coefficient of variation)
Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác khi so sánh rủi ro của
hai dự án nếu như chúng rất khác nhau về quy mô. Ví dụ xem xét hai dự án đầu tư A và B có
phân phối xác suất như sau:
Dự án A Dự án B
Lợi nhuận kỳ vọng, (R) 0,08 0,24
Độ lệch chuẩn, σ 0,06 0,08
Hệ số biến đổi, CV 0,75 0,33
Nếu nhìn vào độ lệch chuẩn chúng ta thấy rằng độ lệch chuẩn của dự án B lớn hơn A. Liệu
có thể kết luận rằng dự án B rủi ro hơn A hay không? Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào độ lệch chuẩn
có thể kết luận như vậy, nhưng vấn đề ở đây là cần so sánh xem quy mô lợi nhuận kỳ vọng của
hai dự án này như thế nào. Dự án B có độ lệch chuẩn là 8% trong khi dự án A chỉ có 6% nhưng

lệch 8% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng là 1000$ sẽ rất nhỏ so với lệch 6% của quy mô lợi nhuận
kỳ vọng 1 triệu $. Để khắc phục tình trạng này chúng ta dùng chỉ tiêu hệ số biến đổi CV
(coefficient of variation). Về thống kê, hệ số biến đổi được định nghĩa như sau :
Tóm lại rủi ro là sự không chắc chắn, nó chính là sai biệt giữa giá trị thực tế hay giá trị
quan sát so với giá trị kỳ vọng. Trong phạm vi bài này chúng ta quan sát lợi nhuận. Rủi ro ở đây
chính là sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Để đo lường được rủi ro trước
hết chúng ta phải xác định được lợi nhuận kỳ vọng, kế đến xác định độ lệch chuẩn của lợi nhuận
so với lợi nhuận kỳ vọng. Ngoài ra, cần lưu ý loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố qui mô bằng cách
sử dụng hệ số biến đổi CV để so sánh mức độ rủi ro khác nhau khi quy mô lợi nhuận kỳ vọng
khác nhau đáng kể.
2.2.3. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư
Rủi ro của danh mục đầu tư được đo lường bởi độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư. Khi
kết hợp nhiều tài sản trong một danh mục đầu tư, lợi nhuận của các chứng khoán cá biệt có quan
hệ với nhau.
Trang 7
R
CV
σ
=
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
Đồng phương sai (covariance) là đại lượng thống kê dùng để đo lường mức độ tác động
qua lại lẫn nhau giữa tỷ suất lợi nhuận của hai tài sản cá biệt. Nói cách khác, độ lệch chuẩn của
danh mục đầu tư phụ thuộc vào mức độ quan hệ hay mức độ tương quan giữa các chứng khoán
trong danh mục đầu tư. Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư được xác định bởi công thức:
Trong đó:
m là tổng số chứng khoán có trong danh mục đầu tư,
là tỷ trọng của chứng khoán j trong danh mục,
là tỷ trọng của chứng khoán k trong danh mục,
là đồng phương sai giữa lợi nhuận của chứng khoán j và k.
Đồng phương sai được xác định bởi công thức:

Trong đó:
rj,k (đôi khi ký hiệu ρj,k) là hệ số tương quan kỳ vọng giữa lợi nhuận của chứng
khoán j và chứng khoán k,
σj là độ lệch chuẩn lợi nhuận của chứng khoán j, và
σk là độ lệch chuẩn lợi nhuận của chứng khoán k.
Khi j = k thì hệ số tương quan rj,k = 1 và rj,kσj,σj = σj2.
Hệ số tương quan :
Hệ số tương quan ρ
X, Y
giữa hai biến ngẫu nhiên X và Y với kỳ vọng tương ứng là μ
X
;
μ
Y
và độ lệch chuẩn σ
X
; σ
Y
được định nghĩa:
trong đó E là toán tử tính kỳ vọng và cov là hiệp phương sai. Một công thức khác cũng được
sử dụng rộng rãi là
Vì μ
X
= E(X), σ
X
2
= E[(X - E(X))
2
] = E(X
2

) − E
2
(X) và tương tự đối với Y, và
vì , nên ta có thể viết lại
Trang 8
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
Hệ số tương quan được định nghĩa như vậy chỉ đúng nếu các độ lệch chuẩn là có giới hạn
và khác không. Một hệ luận tất yếu của bất phương trình Cauchy-Schwarz là trị tuyệt đối của
hệ số tương quan không thể lớn hơn 1.
Hệ số tương quan bằng 1 trong trường hợp có tương quan tuyến tính đồng biến và -1 trong
trường hợp tương quan tuyến tính nghịch biến. Các giá trị khác trong khoảng (-1,1) cho biết
mức độ phụ thuộc tuyến tính giữa các biến. Hệ số tương quan càng gần với -1 và 1 thì tương
quan giữa các biến càng mạnh.
Nếu các biến là độc lập thống kê thì hệ số tương quan bằng 0. Tuy nhiên, phát biểu ngược
lại không đúng, vì hệ số tương quan chỉ phát hiện tương quan tuyến tính giữa hai biến.
Ví dụ dưới đây minh họa cách tính lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn của một danh mục
đầu tư bao gồm hai cổ phiếu.
Bạn xem xét đầu tư vào hai cổ phiếu 1 và 2 trong một danh mục đầu tư. Cổ phiếu 1 có lợi
nhuận kỳ vọng hàng năm là 16% với độ lệch chuẩn 15%. Cổ phiếu 2 có lợi nhuận kỳ vọng là
14% với độ lệch chuẩn là 12%. Hệ số tương quan giữa hai cổ phiếu này là 0,4. Nếu bạn đầu tư
tiền bằng nhau vào hai cổ phiếu này thì tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục
đầu tư là bao nhiêu?
Cổ phiếu 1 Cổ phiếu 2
Cổ phiếu 1
Cổ phiếu 2
Cổ phiếu 1 Cổ phiếu 2
Cổ phiếu 1 (0,5)(0,5)(1)(0,15)(0,15) (0,5)(0,5)(0,4)(0,15)(0,12)
Cổ phiếu 2 (0,5)(0,5)(0,4)(0,12)(0,15) (0,5)(0,5)(1)(0,12)(0,12)
σP = [(0,5)(0,5)(1)(0,15)(0,15)] + [(0,5)(0,5)(0,4)(0,15)(0,12)] + [(0,5)(0,5)(0,4)
(0,12)(0,15)] + [(0,5)(0,5)(1)(0,12)(0,12)] = 11,3%

2.2.4. Một số rủi ro của danh mục vật tư chứng khoán
Rủi ro hệ thống (systematic risk) – rủi ro biến động lợi nhuận của chứng khoán hay của danh
mục đầu tư do sự thay đổi lợi nhuận trên thị trường nói chung, gây ra bởi các yếu tố như tình
hình nền kinh tế, cải tổ chính sách thuế, thay đổi tình hình năng lượng thế giới… Nó chính là
phần rủi ro chung cho tất cả các loại chứng khoán và do đó không thể giảm được bằng việc đa
dạng hoá danh mục đầu tư. Loại rủi ro này còn
Trang 9
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
+ Rủi ro thị trường: Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu
là do sự hy vọng của các nhà đầu tư gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do có
những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình về kinh tế, chính trị, xã hội
hay các sự kiện vô hình do yếu tố tâm lý của thị trường.
+ Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là khả năng biếnđộng của lợi nhuận do thay đổi lãi suất
trên thị trường. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu
nhập trong tương lai. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất trái
phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại cổ phiếu và trái
phiếu công ty.
+ Rủi ro sức mua: rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được, là tác
động của lạm phát đối với các khoản đầu tư. Nếu khoản đầu tư là một khỏan tiêu dùng ngay, khi
bạn mua cổ phiếu bạn đã bỏ mất cơ hội mua hàng hóa hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ
phiếu đó. Nếu giá cả hàng h óa tăng nhà đầu tư đã mất đi một phần sức mua, điều đó đòi hỏi thu
nhập đối với chứng khoán cũng phải tăng lênvà nó tác động lên giá của chứng khoán.
• Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk) – rủi ro xảy ra đối với một công ty hay một ngành kinh
doanh nào đó, nó độc lập với các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị hay những yếu tố mang
tính chất hệ thống có ảnh hưởng đến toàn bộ các chứng khoán có trên thị trường.
+ Rủi ro kinh doanh: rủi ro kinh doanh là do tình trạng hoạt động của công ty, khi có
những thay đổi trong tình trạng này công ty có thể bị giảm sút lợi nhuận và cổ tức. Mức độ thay
đổi so với xu hướng dự kiếnđược gọi là rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh cònđược chia làm 2
loại bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạtđộng
của công ty. Rủi ro kinh doanh bên ngoài là những trường hợp xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của

công ty và làm ảnh hưởngđến tình trạng hoạt động của công ty.
+ Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính liên quan đến việc công ty tài trợ cho hoạt động của
mình. Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của một công ty.
Một công ty không vay nợ sẽ không có rủi ro tài chính. Bằng việc đi vay công ty đã thay đổi
dòng thu nhập đối với cổ phiếu thường. Cụ thể việc sử dụng đòn bẩy vay nợ có 3 hệ quả quan
trọng đối với những người nắm giữ cổ phiếu thường, ảnh hưởng đến dự kiến của họ về thu nhập
và làm tăng rủi ro của họ.
Tổng rủi ro= Rủi ro hệ thống + Rủi ro không hệ thống
Hình vẽ dưới đây biểu diễn sự kết hợp hai loại rủi ro và mối quan hệ giữa rủi ro và số
lượng chứng khoán trong danh mục đầu tư, theo đó khi số lượng chứng khoán trong danh mục
đầu tư tăng lên thì rủi ro nói chung giảm xuống.
Trang 10
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư
3.1. Đa dạng hóa danh mục vật tư để giảm thiểu rủi ro
Đa dạng hoá trong danh mục đầu tư là ý tưởng mà nhà đầu tư phân bổ tiền vào nhiều loại
đầu tư khác nhau. Khi một lĩnh vực đầu tư bị sụt giảm và lĩnh vực khác tăng trưởng thì việc lựa
chọn đa dạng hoá trong đầu tư giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro của mình. (Theo wikimedia)
Ủy ban Chứng khoán Mỹ có một ví dụ rất hay về khái niệm này:
“Bạn có bao giờ để ý vì sao những người bán hàng rong trên phố lại thường bán những sản phẩm
chẳng liên quan gì đến nhau như ô và kính râm. Ban đầu bạn sẽ thấy thật lạ, liệu có ai sẽ mua cả
2 sản phẩm này cùng một lúc không? Có lẽ không ai cả. Và đó chính là câu trả lời. Người bán
hàng rong biết khi trời mưa sẽ dễ bán ô và khó bán kính râm. Khi trời nắng thì ngược lại. Bằng
cách bán cả 2 sản phẩm hay đa dạng hóa danh mục sản phẩm, người bán hàng rong giảm thiểu
được rủi ro tay trắng trong một ngày bất kì.”
Tuy nhiên Đa dạng hóa danh mục đầu tư là khái niệm ít được coi trọng và hiểu rõ nhất
trong đầu tư. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, kế hoạch phân bổ tài sản hoàn hảo sẽ làm giảm
được nguy cơ mất tiền và gặt hái lợi ích tối đa.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro: Phương châm ở đây dựa vào câu
phương ngôn “Đừng bỏ tất cả các quả trứng của bạn vào cùng một giỏ” (Don’t put all your eggs

in one basket). Đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm cắt giảm rủi ro ở đây có nghĩa là kết hợp đầu
tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không có tương quan cùng chiều với
nhau một cách hoàn hảo, nhờ vậy biến động giảm lợi nhuận của chứng khoán này có thể được bù
đắp bằng biến động tăng lợi nhuận của chứng khoán kia. Ngoài ra, người ta còn đa dạng hóa
Trang 11
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
nhằm cắt giảm rủi ro bằng cách đầu tư vào thị trường chứng khoán quốc tế thay vì chỉ tập trung
đầu tư vào thị trường chứng khoán của một quốc gia nào đó.
3.2. Lợi ích của đa dạng hóa danh mục vật tư
Có các cách khác nhau để đa dạng hóa các danh mục đầu tư. Nhà đầu tư có thể đa dạng
hóa trong cùng một loại tài sản, các loại tài sản và thậm chí trên toàn cầu:
Đa dạng hóa trong một loại tài sản: Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng mua trái
phiếu hoặc cổ phiếu nhưng với nhiều loại khác nhau như dài hạn, ngắn hạn, chính phủ, công ty,
và lợi tức cao. Việc này sẽ giảm độ ảnh hưởng đến danh mục đầu tư khi một trái phiếu hoặc cổ
phiếu có hiệu suất sinh lợi thấp. VD: Nếu sở hữu cổ phiếu trong 20 lĩnh vực khác nhau và một
trong số đó bị giảm giá trị, điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến danh mục đầu tư.
Đa dạng hóa với nhiều loại tài sản: Nhà đầu tư có thể chọn các khoản đầu tư từ nhiều
loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, bất động sản, tiền mặt và hàng hóa. Việc mở rộng phạm vi
đầu tư vào nhiều công ty, lĩnh vực không có nhiều liên kết với nhau, nhà đầu tư có thể kiểm soát
được biến động giá cả với danh mục của mình do thực tế, rất hiếm khi xảy ra trường hợp tất cả
các ngành đi lên hay đi xuống với cùng một tốc độ và trong cùng một thời kỳ. Do đó, đa dạng
hóa sẽ đảm bảo sự hoạt động ổn định hơn, ít rủi ro hơn cho nhà đầu tư.
Đa dạng hóa trên toàn cầu: Các nhà đầu tư không chỉ đa dạng hóa các danh mục đầu tư
trong nước mà còn đầu tư vào rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. VD như: Viettel, Tập đoàn
HAGL …. Trong khi đầu tư vào một quốc gia có thể bao gồm các rủi ro chẳng hạn như biến
động tiền tệ và bất ổn chính trị. Đa dạng hóa trên toàn cầu có thể giúp bù trừ biến động tổng thể
của danh mục đầu tư.
Quỹ đầu tư: Là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ
các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác. Tất
cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân

hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.
Phần lớn mọi người không có đủ tiền để đầu tư vào nhiều cổ phiếu, thu nhập cố định và
các tài sản khác, và cũng ít thời gian và năng lực để nghiên cứu và theo dõi chúng. Các nhà đầu
tư sẽ chọn các quỹ đầu tư (quỹ tương hỗ) là lựa chọn hợp lý nhất.
Quỹ đầu tư được đa dạng hoá theo định nghĩa. Một quỹ có thể giữ chứng khoán từ hàng
trăm nhà phát hành. Quỹ đầu tư cung cấp một cách dễ dàng và hiệu quả về mặt chi phí để đa
dạng hóa trong cùng một loại tài sản, nhiều loại tài sản và toàn cầu.
Đa dạng hóa là cách tốt nhất để tăng sự ổn định của các khoản đầu tư và giảm nguy cơ mất
tiền trong trường hợp một lĩnh vực đầu tư giảm giá trị. Việc đa dạnh hóa sẽ duy trì ổn định danh
mục đầu tư theo thời gian. Nhưng cũng có những bất lợi khi việc đa dạng hóa rộng rãi sẽ không
thể tạo ra lợi nhuận lớn. Ví dụ như 5% tài sản là cổ phiếu tăng giá sẽ cho ít lợi nhuận hơn nếu
100% tài sản là cổ phiếu đó và việc này cũng tỷ lệ thuận với thiệt hại nếu việc dự đoán, đầu tư
Trang 12
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
tập trung không chính xác. Chính vì vậy trong bối cảnh thị trường thay đổi rất nhanh, việc kinh
doanh đa ngành, đa lĩnh vực sẽ năng động nắm bắt và thực hiện những hoạt động mới, giúp nhà
đầu tư giảm thiểu rủi theo kiểu “không bỏ hết trứng vào một giỏ”, góp phần tạo đà phát triển bền
vững cho nhà đầu tư trong việc kinh doanh.
III. CÁC LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẨU TƯ
1. Lý thuyết danh mục Markowitz
1.1. Giới thiệu mô hình markowitz
Năm 1952, Markowitz đưa ra phương pháp lựa chọn danh mục đầu tư. Harry Markowitz
đã mô hình hóa quá trình lựa chọn danh mục đầu tư (nhờ đó đoạt giải Nobel kinh tế năm 1990)
dưới dạng một bài toán quy hoạch phi tuyến (bài toán Markowitz).
Mục tiêu của bài toán Markowitz là tìm các tỉ trọng của các chứng khoán trong danh mục
đầu tư sao cho giảm tới mức tối thiểu phương sai (rủi ro) của danh mục mà đạt được một mức thu
nhập đã định. Giải liên tiếp bài toán với các mức thu nhập mục tiêu người ta xác định được một
tập hợp các danh mục đầu tư có hiệu quả.
Từ đây nhà đầu tư sẽ lựa chọn một danh mục nằm trong tập hợp này dựa trên quan điểm
của mình về việc đánh đổi giữa thu nhập và rủi ro.

1.2. Các giả định của lý thuyết Markowitz
Các nhà đầu tư xem mỗi khoản đầu tư khác nhau được đại diện cho một sự phân phối xác
suất của tỷ suất sinh lợi mong đợi lên một vài thời kỳ nắm giữ.
Các nhà đầu tư luôn tối đa hóa lợi ích mong đợi trong một thời kỳ nhất định.
Các nhà đầu tư đánh giá rủi ro của danh mục dựa trên cơ sở phương sai của tỷ suất sinh lợi
mong đợi.
Các nhà đầu tư căn cứ trên những quyết định độc lập của tỷ suất sinh lợi và rủi ro mong
đợi, vì vậy đường cong hữu dụng của họ là một phương trình của tỷ suất sinh lợi mong đợi và
phương sai (hoặc độ lệch chuẩn) của tỷ suất sinh lợi.
Với một mức độ rủi ro cho trước, các nhà đầu tư ưa thích tỷ suất sinh lợi cao hơn là một tỷ
suất sinh lợi thấp. Tương tự, với một mức độ tỷ suất sinh lợi mong đợi cho trước, các nhà đầu tư
lại thích ít rủi ro hơn là nhiều rủi ro.
Khi đánh giá rủi ro của các TSĐT, nếu các TSĐT có cùng TSSL mong đợi thì nhà đầu tư
căn cứ vào độ lệch chuẩn để đánh giá rủi ro. Nếu các TSĐT không có cùng TSSL mong đợi thì
căn cứ vào hệ số
Với những giả định này ta có kết luận:
Trang 13
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
Một tài sản riêng lẻ hay một danh mục gồm nhiều tài sản được xem là hiệu quả khi: không
có tài sản, danh mục nào khác có cùng (hoặc thấp hơn) mức độ rủi ro đem lại tỷ suất sinh lời
mong đợi cao hơn, hoặc ít rủi ro hơn với cùng (hoặc cao hơn) tỷ suất sinh lợi mong đợi.
1.3. Phương pháp ước lượng rủi ro
Harry Markowitz đã định nghĩa về rủi ro như là độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi.
Bằng cách giả định tỷ suất sinh lợi được phân phối chuẩn, Markowitz đã đo lường rủi ro
thông qua phương sai hay độ lệch chuẩn.
Độ lệch chuẩn là phương pháp đo lường độ rộng của sự phân tán so với giá trị trung bình.
Độ lệch chuẩn đo lường sự không chắc chắn của tỷ suất sinh lời.
Bán phương sai tương tự với phương sai nhưng chỉ sử dụng tỷ suất sinh lợi dưới giá trị
trung bình.
Rủi ro sụt giá chỉ tập trung hoàn toàn vào tỷ suất sinh lợi không mong đợi.

Khả năng thâm hụt là khả năng mà tỷ suất sinh lợi sẽ nằm dưới con số mục tiêu nào đó.
Giá trị rủi ro tương đương với khả năng thâm hụt.
Việc chọn lựa cách định nghĩa rủi ro thì tách biệt với việc chọn lựa cách thể hiện rủi ro.
1.4. Các công thức cơ bản của Markowitz
1.4.1. Tỷ suất sinh lợi của một tài sản rủi ro
P
t
: Giá của tài sản trong kỳ t.
P
0
: Giá của tài sản trong kỳ 0.
CF
t
: Dòng tiền cổ tức trong suốt thời ký từ t
0
→ t
t.
1.4.2. Tỷ suất sinh lợi mong đợi của tài sản rủi ro
R
j
: Tỷ suất sinh lợi của tài sản rủi ro trong tình huống j.
Trang 14
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
p
j
: Khà năng xảy ra mức sinh lợi R
j.
1.4.3. Phương sai, độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi đối với một tài sản rủi ro cụ thể
1.4.3.1. Phương sai
1.4.3.2. Độ lệch chuẩn

Tuy nhiên khi tính toán các giá trị phương sai, độ lệch chuẩn từ các giá trị tỷ suất sinh lợi
thực nghiệm sẽ lấy từ từ mẫu gồm N quan sát
Nếu N≥30 thì
(Trong Excel : dùng hàm VAR())
Nếu N<30 thì
(Trong Excel dùng hàm VARP())
1.4.4. Tỷ suất sinh lợi của danh mục đầu tư tài sản
E(R
p
) : tỷ suất sinh lợi mong đợi của tài sản i.
Trang 15
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
x
i
: Tỷ trọng đầu tư tài sản i trong danh mục đầu tư.
E(R
t
) : Giá trị trung bình theo tỷ trọng của tỷ suất sinh lợi mong đợi đối với những khoản
đầu tư cụ thể.
1.4.5. Phương sai, độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi đối với danh mục đầu tư
1.4.5.1. Hiệp phương sai
Trường hợp tính toán dựa vào thực nghiệm theo mẫu N quan sát :
1.4.5.2. Hệ số tương quan
ρ
AB
: Hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lợi của tài sản A và tài sản B. Giá trị này trong
khoảng [-1;+1]
σ
A
: Độ lệch chuẩn của R

iA
σ
B
: Độ lệch chuẩn của R
iB
1.4.5.3. Phương sai, độ lệch chuẩn của danh mục gồm 2 loại chứng khoán A và B
Ta có bảng sau : (Với x
A
+ x
B
= 1)
Phương sai của danh mục
Độ lệch chuẩn của danh mục
Trang 16
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
1.4.5.4. Phương sai, độ lệch chuẩn của danh mục gồm 3 loại chứng khoán A, B và C
Ta có bảng sau : (Với x
A
+ x
B
+ x
C
= 1)
Phương sai của danh mục
Độ lệch chuẩn của danh mục
1.4.5.5. Bài toán Markowitz
Để xác định tỷ trọng danh mục tối thiểu hóa rủi ro đối với danh mục gồm 2 tài sản A, B, ta
giải hệ phương trình sau
Từ đó suy ra công thức


1.4.6. Xem xét sự tương quan giữa hai tài sản
Hệ số tương quan giữa 2 tài sản càng cao thì độ rủi ro của danh mục đầu tư càng cao.
Trang 17
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
1.5. Hạn chế
Nó đòi hỏi rất nhiều dữ liệu được bao gồm. Một nhà đầu tư phải có chênh lệch lợi nhuận,
hiệp phương sai của lợi nhuận và ước tính lợi nhuận cho tất cả các chứng khoán trong danh mục
đầu tư.
Có rất nhiều tính toán liên quan mà được phức tạp bởi vì từ một tập hợp các chứng khoán,
một số lượng rất lớn kết hợp danh mục đầu tư có thể được thực hiện.
Lợi nhuận kỳ vọng và phương sai cũng sẽ phải được tính cho mỗi chứng khoán trong danh
mục đầu tư.
Mô hình giả định là số liệu phân phối chuẩn, nhưng trong thực tế số liệu thu được không
thỏa điều này -> mô hình này không còn chính xác nữa. Cho nên sau này người ta nghiên cứu ra
các mô hình mới như CAPM, APT…
Mô hình của Markowitz chỉ đưa những tài sản có rủi ro nhưng chưa đề cập đến tài sản phi
rủi ro.
2. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM
2.1. Tổng quan mô hình CAPM
CAPM là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng, được sử dụng để
định giá các chứng khóan có mức độ rủi ro cao. Mô hình này do William Sharpe đề suất năm
1963 và được Litlner phát triển vào năm 1965. Mặc dù còn có một số mô hình khác nỗ lực giải
thích động thái thị trường nhưng mô hình CAPM là mô hình đơn giản về mặt khái niệm và có
khả năng ứng dụng sát thực với thực tiễn.
Mô hình định giá tài sản vốn phát biểu rằng: thu nhập kì vọng của một loại chứng khoán
hay danh mục đầu tư sẽ ngang bằng với mức trên các chứng khoán phi rủi ro cộng thêm khoản
lợi tức bù rủi ro nữa. Nếu thu nhập kì vọng không đạt mức thu nhập tối thiểu yêu cầu, khi đó nhà
đầu tư sẽ không tiến hành đầu tư. Các đường SML của thị trường chứng khoán sẽ thể hiện kết
quả của CAPM đối với các mức rủi ro khác nhau (β).
2.2. Nội dung của mô hình

2.2.1. Tầm quan trọng của hiệp phương sai
Trong mô hình danh mục Markowitz, chúng ta thấy rằng nhân tố tác động lên rủi ro danh
mục không phải là những rủi ro riêng biệt của từng tài sản trong danh mục (độ lệch chuẩn) mà là
mối quan hệ giữa các tài sản với nhau tác động lên danh mục (hiệp phương sai). Rủi ro danh mục
chỉ còn là rủi ro chung của các chứng khoán. Như vậy thước đo rủi ro đáng tin cậy để xem xét
khi đưa thêm một chứng khoán vào trong danh mục là hiệp phương sai trung bình của nó với tất
cả các tài sản khác trong danh mục. Với việc xây dựng đường CML, ta thấy danh mục đáng tin
cậy để đầu tư là danh mục M. Như vậy, sự cân nhắc quan trọng duy nhất đối với bất kỳ tài sản rủi
ro nào chính là hiệp phương sai trung bình của nó với tất cả các tài sản rủi ro trong danh mục M
Trang 18
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
hay nói một cách đơn giản hơn đó chính là hiệp phương sai trung bình của tài sản đó với danh
mục thị trường.
2.2.2. Quan hệ giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuân thị trường - đường đặc thù chứng khoán
(the security characteristic line)
Hình: mối quan hệ giữa rủi ro – tỷ suất sinh lợi với biến hiệp phương sai hệ thống là thước đo
rủi ro
Nhà đầu tư luôn muốn tối đa hóa lợi ích, vì vậy họ sẽ đầu tư vào danh mục M. Như vậy,
thước đo thích hợp của một tài sản riêng lẻ chính là hiệp phương sai của nó với danh mục thị
trường.
Tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường sẽ tương ứng với rủi ro của nó, đó chính là hiệp
phương sai của thị trường với chính nó.
Ta có: hiệp phương sai của thị trường với chính nó là phương sai của tỷ suất sinh lợi thị
trường COV
M,M
= σ
2
M
Như vậy, phương sai của đường rủi ro – tỷ suất sinh lợi ở hình trên là:
Trang 19

)(
cov
2
,
,
2
fM
M
Mi
f
Mi
M
fM
fi
rR
COV
r
rR
rr
−+=

+=
σ
σ
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
Chúng ta định nghĩa β
i
=
2
,

M
Mi
COV
σ
Phương trình trên sẽ trở thành
R = r
f
+ b x (r
M
- r
f
)
Đường thị trường chứng khoán là biểu thị bằng đồ thị của mô hình định giá tài sản vốn
CAPM. Vì thị trường chứng khoán là tuyến tính, nó có thể được biểu diễn theo điểm chặn và độ
nghiêng của nó.
Công thức trên được gọi là mô hình định giá tài sản vốn CAPM. Vì tỷ suất sinh lợi trung
bình trên thị trường cao hơn lãi suất phi rủi ro tính trung bình trong một thời kỳ dài nên r
M
– r
f
xem như là dương. Vì thế công thức trên hàm ý rằng tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán có mối
tương quan xác định với beta của nó.
2.2.3. Beta – thước đo tiêu chuẩn hóa của rủi ro hệ thống
Chúng ta đã biết rằng hiệp phương sai của bất kỳ tài sản i nào với danh mục thị trường là
thước đo rủi ro hợp lý. Beta là thước đo chuẩn hóa của rủi ro vì nó thiết lập quan hệ giữa hiệp
phương sai này với phương sai của danh mục thị trường.
Hệ số rủi ro beta là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ
thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường.
Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) để tính toán tỷ suất sinh lời kỳ
vọng của một tài sản dựa vào hệ số beta của nó và tỷ suất sinh lời trên thị trường.

Nếu một chứng khoán có hệ số beta:
+ Bằng 1, mức biến động của giá chứng khoán này sẽ bằng với mức biến động của thị
trường.
+ Nhỏ hơn 1, mức độ biến động của giá chứng khoán này thấp hơn mức biến động của thị
trường.
+ Lớn hơn 1: mức độ biến động giá của chứng khoán này lớn hơn mức biến động của thị
trường.
Công thức tính hệ số beta:
Beta = Covar(Ri,Rm)/Var(Rm)
Trong đó:
• Ri : Tỷ suất sinh lời của chứng khoán
Trang 20
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
• Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường (ở đây là VN-Index).
• Var(Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường.
• Covar(Ri,Rm): Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của chứng khoán và tỷ suất sinh lời
của thị trường.
Tỷ suất sinh lời được tính như sau:
R = (P
1
-P
0
)/P
0
Trong đó:
• P
1
: giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét.
• P
0

: giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó.
Căn cứ vào thước đo chuẩn hóa của rủi ro hệ thống, đường SML có thể được diễn tả như
hình sau.
Hệ số beta nói lên điều gì? Chúng ta giải thích nó như thế nào? Hệ số beta = 1,5 cho biết
rằng lợi nhuận cổ phiếu biến động gấp 1,5 lần lợi nhuận thị trường, nghĩa là khi nền kinh tế tốt
thì lợi nhuận cổ phiếu tăng nhanh hơn lợi nhuận thị trường, nhưng khi nền kinh tế xấu thì lợi
nhuận cổ phiếu giảm nhanh hơn lợi nhuận thị trường. Chúng ta đã học, rủi ro được định nghĩa
như là sự biến động của lợi nhuận . Ở đây beta được định nghĩa như là hệ số đo lường sự biến
động của lợi nhuận. Cho nên, beta được xem như là hệ số đo lường sự rủi ro của chứng khóan.
Như đã nói beta là hệ số đo lường rủi ro của chứng khóan. Trên thực tế các nhà kinh
doanh chứng khóan sử dụng mô hình hồi qui dựa trên số liệu thực tế để ước lượng bêta. Ở các
nước có thị trường tài chính phát triển có một số công ty chuyên xác định và cung cấp thông tin
về hệ số beta. Chẳng hạn ở Mỹ người ta có thể tìm thấy thông tin về beta từ hai nhà cung cấp
dịch vụ là Value Line Investment Survey, Market Guide (www.marketguide.com) và Standard &
Poor’s stock Reports.
Trang 21
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
Tại Việt Nam, hệ số beta của 1 chứng khoán trên webiste www.cafef.vn được tính dựa trên
dữ liệu giao dịch 100 phiên liên tiếp gần thời điểm hiện tại nhất của chứng khoán đó.
Đối với những chứng khoán có số phiên giao dịch dưới 30: không tiến hành tính beta.
Đối với những chứng khoán có số phiên giao dịch từ 30 tới nhỏ hơn 100, beta được tính
dựa trên dữ liệu từ khi chứng khoán bắt đầu giao dịch tới phiên giao dịch gần thời điểm hiện tại
nhất.
Dưới đây giới thiệu hệ số beta của một số cổ phiếu của các công ty ở Canada.
Hudson’s Bay Co 1,49
Sears Canada 1,21
Dylex Ltd. 1,89
Reitmans (Canada) 0,99
Canadian Tire 0,79
Gendis Inc. 0,38

Intl Semi-Tech 1,28
North West Company 0,85
Nguồn: Burns Fry Limited, Toronto 1993
2.2.4. Tỷ suất sinh lợi mong đợi của một tài sản rủi ro
Xét ví dụ sau: giả sử chúng ta tính toán được β của các cổ phiếu như sau:
Chứng khoán Beta
A
B
C
D
E
0.7
1
1.15
1.4
-0.3
Giả sử: r
f
= 6%, r
M
= 12%
Tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu trên như sau:
Ta có: r
i
= r
f
+ b x (r
m
- r
f

)
Do đó:
R
A
= 0.06 + 0.7*(0.12-0.06) = 10.2%
Trang 22
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
R
B
= 0.06 + 1*(0.12-0.06) = 12%
R
C
= 0.06 + 1.15*(0.12-0.06) = 12.9%
R
D
= 0.06 + 1.4*(0.12-0.06) = 14.4%
R
E
= 0.06 +(- 0.3)*(0.12-0.06) = 4.2%
Đây là các tỷ suất sinh lợi yêu cầu (hay tỷ suất sinh lợi mong đợi) của các cổ phiếu này
dựa trên rủi ro hệ thống và đường SML của chúng.
Cổ phiếu A có rủi ro thấp hơn rủi ro thị trường, do đó chúng ta không thể mong đợi nó có
một tỷ suất sinh lợi cao hơn tỉ suất sinh lợi của danh mục thị trường các tài sản rủi ro. Cổ phiếu B
có rủi ro hệ thống bằng với rủi ro của danh mục thị trường, vì vậy chúng ta sẽ yêu cầu một tỷ suất
sinh lợi ngang bằng với tỷ suất sinh lợi thị trường.
Ta thấy cổ phiếu E có beta âm (trường hợp ít gặp trong thực tế) do vậy nếu có tồn tại một
cổ phiếu như thế thì tỷ suất sinh lợi yêu cầu đối với nó sẽ thấp hơn r
f
.
2.2.5. So sánh SML và CML

CML SML
- Đều là đường thẳng trình bày sự cân bằng giữa tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng và rủi
ro.
- Đều cắt trục tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tại mức lãi suất phi rủi ro.
- Tất cả các tài sản và danh mục
đầu tư, ngoại trừ danh mục đầu
tư thị trường đều nằm ngoài và
nằm dưới đường CML. Chỉ có
danh mục đầu tư thị trường hay
những kết hợp giữa danh mục
đầu tư thị trường với tài sản phi
rủi ro nằm trên đường CML.
- Đo lường rủi ro bằng độ lệch
chuẩn
- Tất cả những tài sản và danh mục
đầu tư và những danh mục đầu tư
thêm vào danh mục đầu tư thị
trường nằm trên đường SML.
- Đo lường rủi ro bằng hệ số β
2.3. Ví dụ mô hình CAPM
CÁC CHỨNG KHOÁN ĐƯỢC ĐƯA VÀO DANH MỤC
1. ACB Ngân Hàng TMCP Á Châu
2. DPM Tổng Công Ty Phân Bón và Hóa Chất Dầu Khí
3. FPT CTCP Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT
4. HAG Công Ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai
5. HPG CTCP Tập đoàn Hòa Phát
6. HSG CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng Khoán Bản Việt
7. HT1 CTCP Chứng khoán Bản Việt
Trang 23
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23

8. ITA Công ty CP Đầu tư - Công Nghiệp Tân Tạo
9. KDC Công ty cổ phần Kinh Đô
10.KLS Công ty chứng khoán Kim Long
Giá của 10 mã chứng khoán trong 20 kỳ quan sát
Kiểm định CAPM
Trang 24
Lý thuyết danh mục đầu tư Nhóm 6_Đêm 4_K23
+ Lấy số liệu về TSSL, TSSL trung bình, hệ số Beta của 10 Mã CK và chỉ số VN-Index
Tính toán tỷ suất sinh lợi
TSSL = (P
1
– P
0
)/P
0
hay được tính bằng công thức TSSL = LN(P
1
/P
0
)
Hệ số Beta nếu dùng excel có thể tính bằng hàm Slope.
+ Tìm phương trình đường SML bằng cách hồi quy TSSL trung bình theo Beta của mỗi
chứng khoán. Phương trình hồi quy: E(R
i
) = α + β
i
π + ε
i
• Dùng hàm INTERCEPT để tìm ra hệ số chặn α
• Dùng hàm SLOPE để tìm ra hệ số góc π

Trang 25

×