Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Chính sách nhập khẩu của Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.66 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***
Tiểu luận:
CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA MYANMAR VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Huyền Phương
Lớp: TMA301(1-1112).5_LT
Danh sách nhóm:
1. Bùi Mai Hương 0951010457
2. Nguyễn Thị Thùy Trang 0951010658
3. Nguyễn Thị Thu Cúc 0951010378
4. Lê Thị Thanh Thủy 0951010221
5. Lương Thị Nhung 0951010530
Hà Nội, tháng 11/2011
Mục lục
Danh mục bảng, biểu tham khảo……………………………………………………… 1
Lời mở đầu……………………………………………………………………………….2
Chương I: Khái quát kinh tế Myanmar trong thời gian gần đây……………… 3
I.Tình hình kinh tế Myanmar trong thời gian gần đây…………………………………3
II.Tình hình xuất nhập khẩu của Myanmar……………………………………………4
Chương II: Chính sách nhập khẩu của Myanmar……………………………………6
I. Cơ quan quản lí nhập khẩu và thủ tục thông quan hàng hóa của Myanmar ………6
1.Cơ quan quản lý nhập khẩu………………………………………………………… 6
2.Các thủ tục cho việc xuất khẩu và nhập khẩu………………………………………. 6
3.Thủ tục thông quan hải quan cho nhập khẩu……………………………………… 8
II.Hàng rào thuế quan của Myanmar………………………………………………… 8
1.Thuế nhập khẩu……………………………………………………………………….8
2.Những Hiệp định ưu đãi về thương mại…………………………………………… 11
III.Các biện pháp phi thuế quan……………………………………………………….12


1.Các biện pháp định lượng………………………………………………………… 13
2.Các biện pháp quản lý hành chính………………………………………………… 18
3.Các rào cản kĩ thuật……………………………………………………………… .20
IV.Đánh giá chung về chính sách nhập khẩu của Myanmar……………………… 24
Chương III: Kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách nhập khẩu của Myanmar.25
I.Bài học nhập khẩu rút ra từ chính sách của Myanmar………………………… 25
II Chính sách nhập khẩu của Việt Nam…………………………………………… 25
III.Định hướng điều chỉnh chính sách nhập khẩu của Việt Nam
theo kinh nghiệm của Myanmar……………………………………………………….26
Kết luận…………………………………………………………………………………28
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………… 29
2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU THAM KHẢO:
Bảng 1: Ước tính những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Myanmar(trang 5)
Bảng 2: Phí của giấy phép nhập khẩu dựa trên giá trị hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài(trang 7)
Bảng 3: Biểu thuế nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu với số lượng lớn(trang
9+10)
Bảng 4: Số lượng mặt hàng chịu thuế 0-5% năm 2001của các quốc gia
ASEAN(trang 11)
Bảng 5: Danh sách các biện pháp phi thuế quan được Myanmar áp dụng(trang 15)
Bảng 6: Mức ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan đối với Myanmar theo tỉ
lệ (%)(trang 15)
Bảng 7: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Myanmar(trang 14)
Bảng 8: Danh mục hàng hóa cùng các yêu cầu kĩ thuật của Myanmar(trang
19+20)
Bảng 9: Tỉ lệ áp dụng các biện pháp rào cản kĩ thuật cho 6 ngành công nghiệp ở
Myanmar(trang 21)
Bảng 10: Danh mục hàng hóa cùng tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật SPS của
Myanmar(trang 21+22+23)

Biểu đồ 1: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996 –
2004(trang 26)
3
Lời mở đầu
Trong quá trình học tập môn Chính sách thương mại quốc tế cùng với
những kiến thức về chuyên ngành Ngoại thương đã tích luỹ được, chúng em mong
muốn được vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tế đặt
ra trong hoạt động Ngoại thương của đất nước trong bài tiểu luận này. Với mong
muốn đó, và xuất phát từ yêu cầu thực tế tìm hiểu thị trường Myanmar, chúng em
đã chọn đề tài “Chính sách nhập khẩu của Myanmar và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam”. Mục đích đặt ra là nêu lên được những đặc điểm cơ bản nhất về thị
trường Myanmar cũng như những chính sách nhập khẩu quan trọng của Myanmar,
từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học cho Việt Nam để có những định hướng
điều chỉnh chính sách nhập khẩu của Việt Nam cho phù hợp với nền kinh tế thế
giới hiện nay. Qua đấy, góp phần cho sự thành công của các doanh nghiệp Việt
Nam trong việc buôn bán tại thị trường Myanmar trong tương lai tới.
Vì đây là một vấn đề rộng lớn và phức tạp nên trong phạm vi bài tiểu luận,
chúng em chỉ xin chọn cách tiếp cận đề tài từ một bình diện khái quát nhất để tiến
hành nghiên cứu. Kết cấu của bài tiểu luận gồm có ba chương:
Chương I: Khái quát kinh tế Myanmar trong thời gian gần đây
Chương II:Chinh sách nhập khẩu của Myamar
Chương III: Kinh nghiệm choViệt Nam từ chính sách nhập khẩu của Myanmar
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ có hạn, bài tiểu luận
chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình
của cô để có thể hoàn thiện đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
4
Chương I: Khái quát kinh tế Myanmar trong thời
gian gần đây
Myanmar là đất nước có nguồn tài nguyên giàu có, tuy nhiên do sự kiểm

soát của chính phủ, các chính sách kinh tế không hiệu quả và nhiều vùng đói
nghèo đã gây ra sự suy yếu về kinh tế.
I.Tình hình kinh tế Myanmar trong thời gian gần đây
Nhìn chung, trong những năm gần đây, nền kinh tế Myanmar vẫn trong tình
trạng gặp nhiều khó khăn. Với dân số gần 60 triệu người có thu thu nhập bình
quân thuộc hàng thấp trên thế giới, sản xuất của Myanmar còn yếu kém nhiều mặt,
90% hàng công nghiệp tiêu dùng phải nhập khẩu. Hầu hết, hàng tiêu dùng đều
nhập qua đường tiểu ngạch mậu dịch biên giới với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
Trong cải cách kinh tế, đặc biệt là việc mở cửa thị trường từ năm 1988,
Myanmar đã thu được một số kết quả nhất định. Tăng trưởng GDP từ 1989 đến
1996 lần lượt được cải thiện. Trong kế hoạch 5 năm ( 1996- 2001), GDP của
Myanmar phát triển trung bình 6% năm. Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển
kinh tế 10 năm từ 2001-2011 với mức tăng trưởng GDP trung bình 7.2% /năm.
GDP năm 2008 đạt 27,2 tỷ USD, 2009 là 29,4 tỷ USD, tăng trưởng 8%,
đứng thứ 33 về quy mô so với toàn Châu Á ( Phillipin 17, Việt Nam 24,
Bangladesh 25).
Từ tháng 02/1998 Chính phủ Myanmar đã sớm ban hành Luật đầu tư nước
ngoài. Trong những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển
quan hệ với chính phủ nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế. Đầu tư nước ngoài ở
Myanmar chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Liên
minh Châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với
Myanmar. Tính tới cuối năm 2008, tổng số đầu tư nước ngoài đã đăng ký vào
Myanmar đạt hơn 15 tỷ USD với 374 dự án từ 25 nước và lãnh thổ trong đó đầu tư
từ các nước ASEAN chiếm 51,64% ( chủ yếu là Thái Lan), nhưng hiệu quả đầu tư
chưa cao, tỷ lệ giải ngân thấp ( khoảng 50 %). Nguyên nhân chủ yếu là do chính
sách thu hút đầu tư nước ngoài của Myanmar còn nhiều bất cập, hệ thống dịch vụ
ngân hàng yếu kém, hệ thống thông tin lạc hậu, hàng rào thuế quan quá cao…
Một số thông tin tóm tắt về nền kinh tế Myanmar một vài năm trở lại đây:
GDP theo sức mua ( PPP):60,07 tỷ USD(2010); 57,41 tỷ USD(2009)

Tốc độ độ tăng trưởng GDP: 3,1 %
GDP/người: 1.100 USD/người
Tỷ lệ thất nghiệp: 5,7% (2010)
5
Tỷ lệ lạm phát : 9,6% (2010), 1,5 % (2009)
Nông nghiệp: gạo, đậu, vừng, lạc, mía, gỗ, cá
Công nghiệp: thiếc, đồng chế biến nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ, xi
măng, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân bón, khí đốt, dầu, dệt may ,đá quý
Kim ngạch XNK: 12.373 tỷ USD tăng 13,7% so với 2009
Xuất khẩu: 7.841 tỷ USD (2010) 6.862 tỷ USD (2009)
Mặt hàng XK chính: khí đốt tự nhiên, sản phẩm gỗ, đậu, cá, gạo, quần áo, đá quý
Bạn hàng XK chính: Thái Lan ( 46,57%) , Ấn Độ (12,99%), Trung Quốc (9,01%),
Nhập khẩu: 4.532 tỷ USD (2010) 4,02 tỷ USD (2009)
Mặt hàng NK chính: vải vóc, sản phẩm hóa dầu, phân bón, nhựa, máy móc, vật
liệu giao thông, xi măng, vật liệu xây dựng, dầu thô, thực phẩm, dầu ăn
Bạn hàng NK chính:Trung Quốc (33,1%), Thái Lan (26,28%), Singapore(15,18%)
II.Tình hình xuất nhập khẩu của Myanmar
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, Myanmar vẫn quản lý bằng giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu và giấy phép xuất nhập khẩu từng chuyến hàng.
Trong nhiều năm qua với lý do phản đối vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ và
EU tiếp tục siết chặt cấm vận đối với Myanmar cho nên hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu của Myanmar bị ảnh hưởng nặng nề.
Năm 2008 xuất khẩu hàng hóa của Myanmar đạt khoảng 6,6 tỷ USD, tăng
12,3 % so với năm 2007 và nhập khẩu khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với
năm 2007. Myanmar xuất khẩu hàng hóa đến gần 80 quốc gia và nhập khẩu từ trên
100 quốc gia trên thế giới.
10 tháng đầu năm 2010, Myanmar xuất khẩu hàng hóa đạt 5.941,4 triệu
USD, tăng 14,2%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 3.441,3 triệu USD, giảm 0,2% so
với cùng kỳ năm 2009 tới74 thị trường và nhập khẩu hàng hóa từ 109 thị trường
trên thế giới.Trong đó thu nhập từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên chiếm hơn 40% tổng

kim ngạnh xuất khẩu của nước này.
Ngoài khí đốt tự nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chính khác của Myanmar là
nông sản, thủy sản và lâm sản, trong khi các sản phẩm nhập khẩu chủ chốt của
nước này là máy móc, dầu thô, dầu ăn, sản phẩm y tế, xi măng, phân bón và sản
phẩm tiêu dùng. Myanmar hiện đang chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, một
trong những ngành đóng góp đáng kể cho GDP và nguồn thu ngoại tệ của quốc gia
Đông Nam Á này. Với 2.800 km đường biển và khoảng 500.000 hécta đầm lầy
dọc theo bờ biển, Myanmar có sản lượng thủy sản ước đạt trên 1 triệu tấn/năm
xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, các nước
Trung Đông, Liên minh châu Âu ( EU ), Hàn Quốc.
6
Phân tích thị trường cho thấy những nhóm hàng xuất - nhập khẩu chủ yếu
của Myanmar trong năm 2008 như sau:
Bảng 1: Ước tính những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Myanmar
Đơn vị tính: Triệu USD
Số thứ
tự
Hàng hóa Ước Xuất
khẩu năm
2008
Ước Nhập
khẩu năm
2008
I Động vật sống, thịt các loại 330 170
II Nông sản 1.300 27
III Dầu mỡ động, thực vật 1 143
IV Thực phẩm chế biến; rượu bia, nước giải khát;
thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá
42 52
V Khoáng sản các loại 2.400 720

VI Hóa chất 1 230
VII Chất dẻo và đồ nhựa; cao su và sản phẩm cao su 96 220
VIII Da nguyên liệu và sản phẩm da; lông thú và sản
phẩm lông thú; hàng lưu niệm; túi xách và valy
7 13
IX Gỗ và sản phẩm gỗ; than củi; bần và nút bần; sản
phẩm làm bằng rơm; rổ rá
570 2
X Bột giấy và nguyên liệu làm giấy; giấy, bìa và bao
bì các tông các loại
5 64
XI Dệt may 285 270
XII Giày dép, mũ, ô dù; gậy, ghế, roi, yên, cương làm
bằng da; long vũ; hoa giả; tóc giả
30 5
XIII Sản phẩm đá, thạch cao, ximăng, amiăng, mica; đồ
gốm; kính và sản phẩm thủy tinh


31
XIV Ngọc, đá quý, kim loại quý; quần áo gắn đá quý và
kim loại quý; đồ trang sức; tiền làm bằng kim loại
quý
900
XV Kim loại và sản phẩm làm từ kim loại 14 300
XVI Máy móc và thiết bị cơ khí; đồ điện; phụ tùng; đồ
điện tử và linh kiện
2 680
XVII Ôtô, máy bay, tàu thủy và thiết bị giao thông vận tải 3 270
XVIII Thiết bị quang học; máy chụp ảnh; máy đo lường,

kiểm tra; dụng cụ y tế; đồng hồ các loại; nhạc cụ;
các loại phụ tùng
11 40
XIX Hàng hóa khác 6 17
XX Tác phẩm nghệ thuật; bộ sưu tập; đồ cổ 2 46
XXI Hàng hóa khác: hàng hóa xổ số; hàng thể thao; hàng
hóa triển lãm; tài sản cá nhân; hàng mẫu
660
Tổng số 6.665 3.300
7
Chương II: Chính sách nhập khẩu của Myanmar
I.Cơ quan quản lí nhập khẩu và thủ tục thông quan hàng hóa của Myanmar
1.Cơ quan quản lý nhập khẩu
Ở Myanmar, việc kiểm tra và giám sát hàng hóa nhập khẩu cũng như xuất
khẩu được quản lý bởi Cục hải quan (Customs Department – CD), nay nằm dưới
sự điều khiển và hướng dẫn của Bộ Tài chính và Thuế vụ.
Cục hải quan Myanmar là tổ chức phi lợi nhuận, được phân chia thành 7 bộ
phận, quản lý bởi Tổng giám đốc, thông qua phó tổng giám đốc. Đứng đầu mỗi
bộ phận là giám đốc, cụ thể là:
1.Bộ phận hành chính
2.Bộ phận kiểm soát xuất, nhập khẩu
3.Bộ phận dự phòng
4.Bộ phận điều tra
5.Phòng tài chính và thanh tra
6.Phòng vận tải và cung ứng
7.Các trạm kiểm soát xa
2.Các thủ tục cho việc xuất khẩu và nhập khẩu
Một doanh nghiệp được phép theo luật Đầu tư nước ngoài phải đăng ký như
một nhà xuất, nhập khẩu phụ thuộc vào giấy phép kinh doanh với Phòng đăng kí
xuất nhập khẩu, Tổng cục thương mại.

a)Đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu / nhập khẩu
Những người, doanh nghiệp sau đây có thể được đăng ký xuất khẩu / nhập
khẩu tại Bộ thương mại:
 Một công dân hay công dân liên kết hoặc một công dân quốc tịch liên bang
Myanmar
 Quan hệ đối tác công ty
 Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty liên doanh được thành lập theo
Đạo luật Doanh nghiệp của Myanmar năm 1958 hay Đạo luật doanh nghiệp đặc
biệt năm 1950.
 Các hợp tác xã, được đăng ký theo Liên hiệp các Luật Hợp tác xã
Myanmar, năm 1970.
b)Phí đăng kí
8
 Lệ phí đăng kí đối với các nhà xuất – nhập khẩu trong thời hạn 1năm là
50,000 Kyats (tương đương 50USD).
 Lệ phí đăng kí đối với các nhà xuất – nhập khẩu truong thời hạn 3 năm là
100,000 Kyats (tương đương 100USD).
c)Lệ phí giấy phép nhập khẩu
Phí của giấy phép nhập khẩu được tính theo phương thức C.I.F (Yangon),
dựa trên giá trị hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dao động từ 250 Kyats đến
50,000 Kyats. Cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 2: Phí của giấy phép nhập khẩu dựa trên giá trị hàng hóa nhập khẩu
từ nước ngoài, tính theo Kyats (K)
Giá trị C.I.F Phí giấy phép NK
K 10,000 - K K 250
K 10,001 - K 25,000 K 625
K 25,001 - K 50,000 K 1,250
K 50.001 - K 100,000 K 2,500
K 100.001 - K 200,000 K 5,000
K 200,001 - K 400,000 K 10,000

K 400,001 - K 1,0000,000 K 20,000
K 1,000,001 - K >1,0000,000 K 50,000
Nguồn: Aseanict />Export-and-Import-and-Customs-Clearance/1338/10609
d)Thời hạn có hiệu lực của giấy phép nhập khẩu
Thông thường, giấy phép nhập khẩu có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Tuy
nhiên, nếu được yêu cầu, thời hạn này có thể được gia hạn thêm bởi Bộ Thương
mại.
e)Thủ tục nhập khẩu
 Nhà nhập khẩu được yêu cầu mở tài khoản ngoại hối tại 1 ngân hàng để xin
giấy phép nhập khẩu từ Tổng cục Thương mại.
 Khi xin giấy phép nhập khẩu, đơn xin phải đính kèm theo hợp đồng mua
bán và / hoặc hóa đơn chiếu lệ đề cập đến các thông số kĩ thuật chi tiết, phương
thức đóng gói và delivery phasing.
 Lệ phí của giấy phép nhập khẩu được tính theo phương thức C.I.F, dựa trên
giá trị hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài được đề cập theo quy định tại chương
IV.
 Nhà nhập khẩu phải mở 1 tài khoản thư tín dụng không thể hủy ngang
(L/C) tại ngân hàng.
9
 Nếu việc mua bán được thực hiện trên phương thức F.O.B, nhà nhập khẩu
phải đảm bảo việc bảo hiểm từ Bảo hiểm Myanmar và đăng ký chở hàng (freight
booking) từ Myanmar Five Star Line, hãng vận chuyển quốc gia ở Myanmar.
 Sau khi nhận được thông báo về lô hàng từ nhà cung cấp, nhà nhập khẩu
phải sắp xếp cho việc thông quan hàng hóa.
3.Thủ tục thông quan hải quan cho nhập khẩu
Theo những quy định hiện hành, tất cả các lô hàng phải được xác minh
thông qua Cục hải quan theo mẫu tờ khai nhập khẩu (CUSDEC).
Mẫu tờ khai nhập khẩu phải được kèm theo những chứng từ sau đây:
 Giấy phép nhập khẩu
 Hóa đơn

 Vận đơn hay không vận đơn
 Phiếu đóng gói
 Những chứng từ và giấy phép khác do những cơ quan chính phủ có liên
quan như là một điều kiện để nhập khẩu.
Thuế hải quan phải nộp theo biểu thuế. Thuế nhập khẩu được tính dựa trên
cơ sở thuế, giá trị ước tính (bao gồm tổng giá C.I.F và 0,5% giá C.I.F cho phí dỡ
hàng). Cùng với thuế hải quan, thuế thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu dựa
trên chi phí dỡ hàng (gồm tổng giá trị ước tính và phí nhập khẩu). Các khoản thuế
này được thu tại các điểm nhập cảnh và thời gian thông quan.
• Thông quan cho đơn hàng đặc biệt
Một đơn hàng đặc biệt có thể được thông quan nhanh chóng cho những loại
hàng hóa được nhập nhẩu bằng đường biển hoặc đường hàng không:
 Hàng hóa dễ hư hỏng
 Hàng hóa được yêu cầu ngay lập tức cho yêu cầu của những dự án của nhà
nước và doanh nghiệp.
 Sinh vật sống
• Nhập khẩu tạm thời
Những hàng hóa được nhập khẩu tạm thời cho sự gia công trong nước như nguyên
vật liệu công nghiệp thô, vật liệu đóng gói được miễn thuế hải quan trong một
khoảng thời gian hai năm theo trái phiếu để tái xuất truong một giới hạn thời gian
II.Hàng rào thuế quan của Myanmar
Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, Myanmar áp dụng thực hiện theo danh
mục HS(mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới). Có 3 dạng thuế có thể
10
áp dụng đối với hàng nhập khẩu: thuế nhập khẩu, thuế thương mại và phí giấy
phép.
Nhưng với thời gian và điều kiện cho phép, chúng em chỉ xin nghiên cứu
và trình bày về hoạt động thuế nhập khẩu và các hiệp định ưu đãi thuế thương mại.
1.Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh

vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương
tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến
cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển
quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra
hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu
phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.
Ở Myamar với việc hàng hóa nội địa sản xuất ra chỉ đáp ứng 10% nhu cầu
tiêu dùng trong nước, nhập khẩu và chính sách nhập nhẩu, đặc biệt là thuế nhập
khẩu đóng vai trò rất quan trọng.
Sau khi gia nhập ASEAN vào năm 1997, Myanmar đã tiến hành các biện
pháp phù hợp với CEPT(Common Effective Preferential Tariff_Hiệp định ưu đãi
thuế quan có hiệu lực chung). Thời hạn thực hiện CEPT của Myanmar là từ năm
1998-2008 có nghĩa là từ năm 2008 trở đi, Myanmar áp dụng mức thuế suất chỉ
còn 0-5% đối với hàng hóa của nước khác được nhập khẩu vào nước mình. Đây
cũng là mục tiêu mà CEPT hướng tới nhằm xây dựng khu vực mậu dịch tự do
ASEAN_AFTA lớn mạnh.
Dưới đây là Biểu thuế nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu với số lượng
lớn của Myanmar trong những năm gần đây, bao gồm cả thuế suất ưu đãi tối huệ
quốc MFN:
Bảng 3: Biểu thuế nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu với số lượng lớn
Mã số Mô tả nhóm mặt
hàng
Thuế suất
MFN(%)
Thuế suất CEPT(%)
Nhóm Phân Nhóm Năm
2008
Năm
2009
Năm

2010
5801 21 00 Vải bông có sợi ngang
nối vòng không cắt
5 5 5 5
3102 10 00 Urê, có hoặc không ở
dạng dung dịch nước
0 0 0 0
3903 20 30 Polystyren: Copolyme
styren-acrylonitril
(SAN) dạng phân tán
1,5 1,5 1,5 1,5
1504 30 00 Mỡ và dầu và các
phần phân đoạn của
chúng, của các loài
động vật có vú sống ở
biển
1,5 1,5 1,5 1,5
11
8418 21 00 Máy làm lạnh (tủ
lạnh), loại sử dụng
trong gia đình:loại sử
dụng máy nén
10 5 5 5
8716 10 00 Rơ-moóc và bán rơ-
moóc loại nhà lưu
động, dùng làm nhà ở
hoặc cắm trại
3 3 3 3
2523 30 00 Xi măng nhôm 1 1 1 1
0102 90 10 Bò 0 0 0 0

2709 00 10 Dầu thô 3 3 3 3
2710 11 14 Xăng dùng cho động
cơ, không pha chì, loại
thông dụng
1,5 1,5 1,5 1,5
8422 20 00 Máy làm sạch hay làm
khô chai lọ hoặc các
loại đồ chứa khác
1 1 1 1
6904 10 00 Gạch xây dựng 3 3 3 3
Nguồn: Thuế suất AFTA 2008 />nhap-khau/24799/thue-suat-thue-nhap-khau-theo-afta-cua-cac-nuoc-trong-khu-
vuc-asean.aspx
(Danh mục dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu được xây dựng trên cơ sở Danh
mục của Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế
giới, viết tắt là danh mục HS.)
Myanmar đã đưa ra 2.356 dòng thuế trong Danh mục giảm thuế ngay (IL),
2.987 mặt hàng trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL), 21 hàng hóa trong Danh
mục nhạy cảm SL) và 108 mặt hàng trong Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL).
Myanmar cũng đang tiến tới chuyển 60 mặt hàng từ trong Danh mục GEL sang
Danh mục TEL và IL, chỉ còn 48 hàng hóa vẫn nằm trong Danh mục GEL.
Hầu hết các mặt hàng trong Danh mục IL bao gồm các loại kim loại
thường, các mặt hàng kim loại, máy móc và thiết bị điện, nhạc cụ.
Khoảng 1.683 dòng thuế trong Danh mục IL chiếm tới 71,4% trong tất cả
các mặt hàng ở tất cả các mức thuế suất từ 0-5%. Bình quân mức thuế suất CEPT
trong Danh mục IL là 4,47% vào năm 1998.
Bảng 4: Số lượng mặt hàng chịu thuế 0-5% năm 2001của các quốc gia
ASEAN
Quốc gia Số lượng dòng thuế Tỉ lệ dòng thuế thuộc Danh mụcIL
0-5% >5% Tỉ lệ
khác

Tổng
số
0-5% >5% Tỉ lệ
khác
Tổng
số
Brunei 6.107 157 12 6.276 97,31 2,50 0,19 100
12
Indonesia 6.487 709 0 7.192 90,14 9,86 0 100
Malaysia 9.189 836 0 10.025 91,66 8,34 0 100
Philippine
s
5.040 530 51 5.621 89,66 9,43 0,91 100
Singapore 5.859 0 0 5.859 100,00 0 0 100
Thailand 8.195 908 1 9.104 90,02 9,97 0 100
Khối
ASEAN-6
40.873 3.140 64 44.077 92,73 7,112 0,15 100
Cambodia 238 2.877 0 3.115 7,64 92,36 0 100
Laos 1.028 645 0 1.673 61,45 38,55 0 100
Myanmar 2.426 558 0 2.984 81,30 18,70 0 100
Vietnam 2.963 1.270 0 4.233 70,00 30,00 0 100
Khối
Thành
viên mới
6.654 5.342 0 11.99
6
55,47 44,53 0 100
ASEAN 47.527 8.482 64 56.07
3

84,76 15,13 0,11 100
Nguồn: Soesastro, 2001, bảng 12.2
Từ bảng trên, ta có thể thấy các nước trong khối ASEAN-6 (các nước ban
đầu kí hiệp định tham gia AFTA) đã đi đầu trong việc cắt giảm thuế quan áp dụng
cho nội bộ các thành viên. Tỉ lệ % dòng thuế trong Danh mục IL với thuế suất 0-
5% thưởng rất lớn, từ 90% trở lên. Trong số những thành viên mới tham gia
AFTA ta có thể thấy rõ Myanmar là một trong những nước đi đầu về việc cắt giảm
thuế quan. Tỉ lệ % các mặt hàng áp dụng thuế suất 0-5% cao gần gấp 4 so với các
mặt hàng áp dụng thuế suất lớn hơn 5%. Bên cạnh đó tỉ lệ % các dòng thuế thuộc
Danh mục IL áp dụng mức thuế 0-5% là lớn nhất trong số các thành viên
mới(81,30%). Điều này cho thấy nỗ lực lớn của nhà nước Myanmar trong việc cắt
giảm thuế quan, hội nhập với khu vực.
Bên cạnh đó, đối với hàng hóa từ các nước ngoài khu vực ASEAN nhập
khẩu vào lãnh thổ Myanmar, tỉ lệ thuế hiện nay trong khoảng từ 0% đến 40% với
ôtô, hàng xa xỉ, đồ trang sức và những mặt hàng sản xuất tại Myanmar phải chịu
mức thuế cao. Thuế được áp dụng với hầu hết các hàng hoá khác trong đó hàng
tiêu dùng chịu mức thuế cao nhất. Mức thuế đối với đầu vào công nghiệp, máy
móc và linh kiện phụ tùng trung bình khoảng 15%. Tỉ lệ thuế công ty hàng năm
khoảng 30% đối với lợi nhuận của cac công ty trách nhiệm hữu hạn.
2.Những Hiệp định ưu đãi về thuế thương mại
Myanmar là nước duy nhất trong ASEAN chịu sự cấm vận kinh tế gắt gao
từ các cường quốc như Mỹ, EU vì vậy, Myanmar không có nhiều cơ hội tham gia
kí kết những Hiệp định ưu đãi về thương mại như APEC, WTO. Tuy nhiên, để
13
thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển, Myanmar đã có những nỗ lực nhất
định để đổi mới nền kinh tế trong nước và hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Myanmar là một trong số những nước tích cực tăng cường hợp tác toàn
diện với Trung Quốc thông qua khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung
Quốc(ACFTA). Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai và là nhà đầu tư lớn
nhất của Myanmar, với các khoản đầu tư của Bắc Kinh ở vào khoảng hơn 15 tỷ

USD năm 2010. Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang Myanmar,
sau đó đến Thái Lan và Singapore.
Hiệp định khung ASEAN-Trung Quốc hướng tới việc cắt giảm và dần dần
dỡ bỏ rào cản thuế quan và phi thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại
và đầu tư giữa các thành viên với thuế suất ngày càng giảm và tiến tới bằng 0. Tuy
nhiên, khác với AFTA, phạm vi cắt giảm thuế nhập khẩu xuống 0%(vào năm
2015) chỉ chiếm 90% tổng số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu. Số dòng thuế
còn lại bao gồm những mặt hàng nhạy cảm đối với nền kinh tế trong nước như:
Trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải, xăng dầu, sắt thép,
vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử, điện lạnh, giấy và một số mặt hàng khác sẽ
được phép bảo hộ với mức độ cao hơn và trong thời gian dài hơn. Những mặt hàng
này sẽ phải cắt giảm thuế xuống một mức nhất định(lớn hơn 0%) vào các năm
2015 và 2018. Nguyên tắc xuất xứ để hưởng các ưu đãi theo ACFTA cũng là hàm
lượng xuất xứ từ ASEAN và Trung Quốc phải lớn hơn 40%.
Myanmar cũng kí kết Hiệp định thương mại với Việt Nam vào năm 1994,
theo đó 2 bên cam kết giành cho nhau những ưu đãi nhất định về thương mại
nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương để cùng phát triển.
Mới đây, Myanmar cũng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Ấn Độ. Thương
mại song phương cũng phát triển mạnh với việc tổng kim ngạch mậu dịch đạt hơn
1 tỷ USD trong năm tài chính 2010-2011. Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn
thứ tư của Myanmar, sau Thái Lan, Singapore và Trung Quốc. Tính đến hết tháng
3/2011, Ấn Độ đã đầu tư vào Myanmar 189 triệu USD, trong đó riêng khu vực dầu
mỏ và khí đốt chiếm tới 137 triệu USD. Ấn Độ đứng thứ 13 trong danh sách các
nhà đầu tư nước ngoài tại Myanmar.
III.Các biện pháp phi thuế quan
Ngoài thuế quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo qui định pháp lý
hay tồn tại trên thực tế tác động đến phương hướng nhập khẩu đều thuộc vào các
rào cản phi thuế quan. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Ognization for
Economic Co-operation and Development - OECD) năm 1997 đã định nghĩa:
“Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế

quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn,
nhằm hạn chế nhập khẩu”. Còn theo Tổ chức thương mại thế giới WTO: “Hàng
rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với
thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học, hoặc bình đẳng”.
14
Dưới đây là các rào cản phi thuế quan liên quan đến nhập khẩu của
Myanmar :
Bảng 5: Danh sách các biện pháp phi thuế quan được Myanmar áp dụng
Các biện pháp
hạn chế định
lượng
Các biện pháp
tương đương
thuế quan
Giấy phép tự
động
Các rào cản kĩ
thuật
Các biện pháp
quản lí hành
chính
ð ð ð ð
Nguồn: Dữ liệu các biện pháp phi thuế quan của ASEAN,
/>Dễ thấy, Myanmar không áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan để bảo hộ
nền sản xuất nội địa và khuyến khích một số ngành nghề trong nước mà chỉ áp
dụng các biện pháp hạn chế định lượng, giấy phép tự động và các rào cản kĩ thuật.
Ta có thể thấy rõ điều đó hơn qua bảng số liệu thể hiện mức độ ảnh hưởng của các
biện pháp phi thuế quan đến các nước ASEAN dưới đây:
Bảng 6: Mức ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan đối với Myanmar
theo tỉ lệ (%)

Tổng
các biện
pháp phi
thuế
quan
Các biện
pháp phi
thuế quan
chính
Các biện
pháp phi
thuế
quan
phụ
Các biện
pháp
tương
đương
thuế quan
Giấy
phép tự
động
Các biện
pháp hạn
chế định
lượng
Các biện
pháp
độc
quyền

Các
rào
cản

thuật
100% 100% 8% - - 100% - 8%
Nguồn: Dữ liệu các biện pháp phi thuế quan của ASEAN,
/>Dù áp dụng cả hai nhóm biện pháp phi thuế quan chính và phụ
1
nhưng
Myanmar gần như chỉ dùng biện pháp hạn chế định lượng và rào cản kĩ thuật với
tỉ lệ tương ứng là 100% và 8%. Myanmar không sử dụng biện pháp tương đương
thuế quan dù đây là một trong những biện pháp phi thuế quan chính.
1. Các biện pháp hạn chế định lượng
Các biện pháp hạn chế định lượng có nghĩa là các cấm đoán hoặc hạn chế
thương mại với một hay nhiều quốc gia khác, dù thực hiện bằng hạn ngạch, giấy
phép hoặc các biện pháp có tính chất tương tự, kể cả các biện pháp và yêu cầu
hành chính hạn chế thương mại.
a)Cấm nhập khẩu
1
Các biện pháp phi thuế quan chính (core NTMs) gồm các biện pháp tài chính và các biện pháp
hạn chế định lượng. Các biện pháp phi thuế phụ (non-core NTMs) gồm các biện pháp tương đương thuế
quan, biện pháp giấy phép tự động, các biện pháp độc quyền, phương pháp định giá (nhưng các nước
ASEAN không áp dụng) và các rào cản kĩ thuật. (theo Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển –
UNCTAD)
15
Hàng hóa cấm nhập khẩu là những hàng hóa tuyệt đối không được phép
đưa vào thị trường nội địa để lưu thông tiêu dùng.
Mục đích: Việc ban hành Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm đảm
bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thậm chí còn nhằm bảo hộ một số

ngành sản xuất trong nước và quyền lợi của người tiêu dùng.
Đây cũng là chính sách phi thuế được Myanma áp dụng. Các mặt hàng cấm
nhập vào Myanma bao gồm:
Bảng 7: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Myanmar
1) Tiền giả
2) Các loại văn hóa phẩm đồi trụy
3) Các sản phẩm không có chứng nhận tiêu chuẩn.
4) Các sản phẩm nhái thương hiệu
5) Các chất gây nghiện và kích thích thần kinh
6) Hàng hóa in ấn không phù hợp với biểu tượng quốc kỳ của Myanma
7) Hàng hóa không phù hợp với văn hóa Phật giáo và đền chùa của Myanma.
Nguồn: />b)Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch là quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng
hoặc một nhóm hàng được xuất đi (hoặc) nhập về đến (từ) một thị trường nào đó,
trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế về số lượng hoặc
thuộc hệ thống giấy phép không tự động. Khi hạn ngạch nhập khẩu được quy định
cho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó, thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (tổng
định ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định không
kể nguồn gốc hàng hóa đó từ đâu đến.
Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa đó chỉ
được nhập khẩu từ nước (thị trường) đã định với số lượng bao nhiêu, trong thời
gian bao lâu.
Thường hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập
khẩu (còn gọi là phiếu phân hạn ngạch) cho một số công ty. Chỉ có một số doanh
nghiệp mới được nhập khẩu những mặt hàng đó. Mỗi doanh nghiệp được phép
phân bổ một số lượng tối đa các mặt hàng trên trong một năm.
Như vậy, có thể quản lý hạn ngạch:
1) Về số lượng hoặc giá trị hàng hóa
2) Về thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu

3) Về thời gian
Để xác định danh mục hàng hóa quản lý hạn ngạch, căn cứ vào:
16
 Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoặc phát triển kinh tế - xã hội trong
nước của từng thời kỳ.
 Căn cứ vào năng lực sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong nước.
 Căn cứ vào chính sách bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ tài
nguyên, bảo vệ môi trường… ở trong nước đối với mỗi thời kỳ
 Căn cứ vào cam kết của Chính phủ các nước với nhau.
Do chính sách nhập khẩu hàng hóa của Myanma là không được cản trở hoạt
động xuất khẩu hàng hóa mà để phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa; thực hiện
cân bằng thương mại, không được nhập siêu hàng hóa nên Myanmar áp dụng
chính sách “có xuất khẩu thì mới được nhập khẩu”, do đó chỉ những doanh nghiệp
xuất khẩu mới được cấp giấy phép nhập khẩu.
2
Các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh xuất - nhập khẩu được quyền
kinh doanh thương mại ở trong nước; được quyền nhập khẩu hàng hóa bằng toàn
bộ số ngoại tệ mà họ thu được khi tham gia xuất khẩu.
Do cơ chế xuất nhập khẩu rất đặc thù đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên
liên kết với nhau thành một nhóm bao gồm các doanh nghiệp nhập khẩu và xuất
khẩu. Khi đó các doanh nghiệp cần nhập khẩu hàng hóa từ Myanmar có thể đưa
hàng hóa từ Myanmar về tiêu thụ trong nội địa sau đó sử dụng "quota nhập khẩu"
đó chuyển cho các doanh nghiệp xuất khẩu để đưa hàng hóa từ Việt Nam sang
Myanmar.
c)Giấy phép nhập khẩu hàng hóa
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa là một biện pháp quản lý nhập khẩu dưới
dạng hạn chế số lượng. Nhưng giấy phép nhập khẩu khác với hạn ngạch, vì không
quy định số lượng cụ thể mà chỉ yêu cầu khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải xuất
trình cơ quan Hải quan kiểm tra, nên được áp dụng rộng rãi hơn.
Mục đích:

 Quản lý được lượng hàng hóa xuất đi, nhập về phục vụ cho công tác thống
kê lập kế hoạch.
 Chống các hiện tượng gian lận thương mại, buôn lậu.
 Góp phần bảo vệ được thị trường và sản xuất nội địa.
 Thực hiện các cam kết với nước ngoài.
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa có hai loại thường gặp:
 Giấp phép tự động: là một văn bản cho phép thực hiện ngay lập tức không
có điều kiện gì đối với người làm đơn xin giấy phép.
2
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Myanma
17
 Giấy phép không tự động: là một văn bản cho phép được thực hiện khi
người nhập khẩu đáp ứng được một số điều kiện nhất định.
Loại giấy phép này thường cấp trong các trường hợp quản lý hàng hóa bằng
biện pháp hạn ngạch nhập khẩu hoặc bị ràng buộc bởi các hạn chế khác về nhập
khẩu. Các doanh nghiệp chỉ được phép ký hợp đồng nhập khẩu các mặt hàng
thuộc loại này khi có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ chuyên
ngành.
Các doanh nghiệp Myanmar vẫn còn phải xin giấy phép kinh doanh xuất -
nhập khẩu, giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng. Dưới đây là trình tự các
thủ tục mà doanh nghiệp phải thực hiện để đăng ký xin giấy phép xuất - nhập khẩu
hàng hóa:
1. Đăng ký xin giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa
Các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa có
thể làm hồ sơ gửi tới Tổng Vụ Thương mại, Bộ Thương mại để đăng ký xin giấy
phép kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa.
(a) Các doanh nghiệp đăng ký theo Đạo Luật Công ty Myanmar và Đạo Luật Công
ty đặc biệt năm 1950.
- Các công ty trách nhiệm hữu hạn (kể cả các công ty nước ngoài).
- Các công ty liên doanh.

(b) Các hợp tác xã đăng ký theo Luật Hợp tác xã.
Lệ phí đăng ký và lệ phí gia hạn
Lệ phí đăng ký và lệ phí gia hạn đối với nhà xuất - nhập khẩu như sau:
(a) Lệ phí đăng ký và lệ phí gia hạn đối với nhà xuất - nhập khẩu trong thời hạn 1
năm là 50.000 Kyats (tương đương 50 USD).
(b) Lệ phí đăng ký và lệ phí gia hạn đối với nhà xuất - nhập khẩu trong thời hạn 2
năm là 100.000 Kyats (tương đương 100 USD).
Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa, bao gồm:
- Công văn giới thiệu và Điều lệ hoạt động của Hiệp hội mà công ty tham
gia.
- Đơn xin cấp giấy đăng ký kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa của
người đứng đầu công ty.
- Mẫu đăng ký kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa (kê khai theo mẫu
quy định).
- Công văn giới thiệu và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
thành lập công ty.
- 2 bản sao quyết định thành lập công ty.
18
- Bản sao chứng minh thư, ảnh và chữ ký của các thành viên Hội đồng quản
trị của công ty.
Quyền của các nhà xuất - nhập khẩu hàng hóa đã đăng ký
Các nhà xuất - nhập khẩu hàng hóa đã đăng ký có những quyền sau đây:
(a) Xuất khẩu tất cả những hàng hóa theo quy định của pháp luật trừ những mặt
hàng mà nhà nước cấm kinh doanh hoặc những mặt hàng mà chỉ có doanh nghiệp
nhà nước mới được phép kinh doanh.
(b) Nhập khẩu tất cả những hàng hóa theo quy định của pháp luật với số ngoại tệ
thu được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa hoặc sử dụng các phương thức nhập
khẩu khác được pháp luật cho phép.
(c) Kinh doanh thương mại biên giới theo quy định của pháp luật, nhưng không
phải là các công ty nước ngoài đã đăng ký kinh doanh xuất - nhập khẩu.

(d) Phân phối hàng hóa bằng bất cứ phương tiện gì tại thị trường trong nước.
(e) Được cấp hộ chiếu phổ thông khi đi ra nước ngoài.
(f) Được phép đón tiếp khách nước ngoài tới đàm phán kinh doanh.
2) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu hàng hóa từng chuyến
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu hàng hóa từng chuyến
có chữ ký của người đứng đầu công ty.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu hàng hóa từng chuyến
(với tem có giá trị 6 kyats).
- Bản sao bộ chứng từ gốc.
- Hợp đồng mua hàng.
- Giấy xác nhận số ngoại tệ xuất khẩu đã thu được.
- Giấy giới thiệu của cơ quan chính phủ có liên quan hoặc tổ chức có liên
quan (nếu cần).
3) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu hàng hóa từng chuyến
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu hàng hóa từng chuyến
có chữ ký của người đứng đầu công ty.
- Đơn đề nghị xuất khẩu hàng hóa.
- Hợp đồng bán hàng.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa.
- Đệ trình tài liệu về hàng hóa xuất khẩu.
- Giấy giới thiệu của cơ quan chính phủ có liên quan.
2.Các biện pháp quản lý hành chính
19
a)Thủ tục hải quan
Myanma đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế định hướng thị trường; Nền kinh tế vẫn còn mang nặng tính
chất cơ chế quản lý hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp; Các doanh nghiệp
Myanmar vẫn còn phải xin giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu, giấy phép xuất
- nhập khẩu từng chuyến hàng. Bởi vậy, sau khi ký kết hợp đồng kinh tế, doanh
nghiệp cả hai phía (bán hàng và mua hàng) đều phải chờ đợi các thủ tục hành

chính của các cơ quan chức năng Myanmar rất lâu, thường từ 2 – 3 tháng.
3
Nền kinh tế Myanmar vẫn còn mang nặng tính chất nền kinh tế đóng cửa,
khép kín, tự cung tự cấp là chính, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế còn ở trình độ
thấp, sức mua của người dân trong nước còn thấp,…; Bởi vậy, giá cả trên thị
trường trong nước và giá hàng hóa xuất khẩu của Myanmar thường thấp hơn nhiều
so với giá cả thị trường thế giới.
b)Thanh toán
Do bị Mỹ và EU thực hiện cấm vận nên hiện nay việc thanh toán trong hoạt
động xuất - nhập khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp Myanmar với doanh nghiệp
nước ngoài (trong đó có doanh nghiệp Việt Nam) tương đối khó khăn, chủ yếu
thông qua một số ngân hàng ở Singapore.
Các doanh nghiệp Myanmar thường thanh toán qua các Ngân hàng ở
Yangon, Myanmar. Có 3 ngân hàng thương mại nhà nước là: Ngân hàng Ngoại
thương Myanmar (Myanma Foreign Trade Bank – MFTB), Ngân hàng Thương
mại và Đầu tư Myanmar (Myanma Investment and Commercial Bank – MICB) và
Ngân hàng Kinh tế Myanmar (Myanma Economic Bank – MEB), hướng dẫn,
quản lý các giao dịch ngoại thương của Liên bang Myanmar. MEB mở các Văn
phòng Chi nhánh tại các điểm thông quan trao đổi thương mại hàng hóa bằng
đường bộ với các nước láng giềng.
Ba ngân hàng trên của Myanmar đều có quan hệ hợp tác kinh doanh, trao
đổi nghiệp vụ với các ngân hàng United Overseas Bank (UOB) và Ngân hàng
HSBC tại Singapore.
Do quy mô xuất - nhập khẩu của Myanmar còn nhỏ bé (Năm 2008 kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 6.604,8 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
đạt 3.795 triệu USD) nên các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp Myanmar rất
thiếu ngoại tệ mạnh. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa của
Myanmar chỉ có thể nhập khẩu hàng hóa bằng số tiền mà họ thu được khi tham gia
xuất khẩu hàng hóa; họ không thể mua ngoại tệ mạnh ở các ngân hàng thương mại
của Myanmar mà chỉ có thể mua ngoại tệ mạnh ở thị trường chợ đen do các ngân

3
Thương vụ Việt Nam tại Myanma
20
hàng thương mại của Myanmar rất thiếu ngoại tệ mạnh như USD, Euro, bảng Anh,
Yên Nhật,…
Tỷ giá chính thức ở Ngân hàng Ngoại thương Myanmar là 1 USD = 5,7
Kyats (Tháng 3 năm 2009). Tuy nhiên, doanh nghiệp Myanmar không thể mua
được USD theo tỷ giá này. Tỷ giá ở thị trường chợ đen ngày 8 tháng 3 năm 2009
là 1 USD = 1.000 Kyats.
c)Hàng đổi hàng
Do khó khăn trong việc thanh toán và thiếu ngoại tệ, nhiều doanh nghiệp
nước ngoài khi giao dịch với các doanh nghiệp Myanmar chọn giao dịch theo
phương thức đổi hàng hoá. Chẳng hạn, có một DN Myanmar muốn đổi giày dép
của Biti’s, nhưng lại đổi bằng các sản phẩm đậu xanh hoàn toàn không phù hợp
với nhu cầu của Biti’s.
4
3.Các rào cản kĩ thuật
Mục đích áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật:
• Đối với người tiêu dùng: Dễ dàng lựa chọn những sản phẩm thích hợp có chất
lượng và thông số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu.
• Đối với người sản xuất: Giúp cho việc sản xuất qui mô lớn theo một thông số
nhất định từ nhiều nguồn gốc khác nhau
• Đối với người bán: Có thể dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về mặt hàng
Tuy nhiên , các rào cản kĩ thuât được áp dụng hầu hết nhằm bảo hộ thị
trường nội địa và sản xuất trong nước.
Tuy rào cản kĩ thuật là một trong số ít những biện pháp phi thuế quan được
Myanmar sử dụng nhưng tỉ lệ hàng hóa cần các yêu cầu kĩ thuật vẫn rất hạn chế.
Dù mức thuế quan trung bình 5,6% của Myanmar là không cao nhưng các biện
pháp phi thuế đã khiến cho việc giao thương của quốc gia khác với Myanmar trở
nên khó khăn hơn.

a)Các quy định tiêu chuẩn kĩ thuật (Technical Barriers to Trade – TBTs)
Bảng 8: Danh mục hàng hóa cùng các yêu cầu kĩ thuật của Myanmar
Hàng hóa Mã Yêu cầu
Luật liên
quan
Tiêu chuẩn
áp dụng
Dược phẩm 30 Phân tích của nhà sản
xuất giấy chứng nhận
của cơ quan có thẩm
quyền ở nước sản
xuất được yêu cầu
Luật Dược
phẩm
quốc gia.
G: nguyên
nhân sức
khỏe; phù
hợp qui định
của Tổ chức
4
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Myanma
21
như chứng nhận bảo
hiểm cho dược phẩm
đã đáp ứng đủ các
yêu cầu sản xuất theo
tiêu chuẩn của Tổ
chức y tế thế giới
WHO.

thương mại
thế giới
WTO
Chất tăng trưởng cho
động thực vật; phân vi
sinh vi sinh.
3101
Phải có giấy phép
xuất khẩu và đạt các
tiêu chuẩn của các
Bộ, ngành có liên
quan.
Luật kiểm
dịch cây
trồng vật
nuôi
Nguyên
nhân sức
khỏe và
nguyên nhân
an toàn.
Phân bón Nitơ 3102
Phân bón Phốt pho 3103
Phân bón Kali 3104
Phân bón chứa 2 hoặc 3
thành phần khoáng/ háo
chất: Ni tơ, phốt pho,
kali; hàng hóa loại này
đóng gói hoặc hình
thức tương tự có trọng

lượng cả bì không quá
10kg.
3105
Thuốc trừ sâu, thuốc
diệt chuột,thuốc diệt
nấm, thuốc diệt cỏ, sản
phẩm chống mọc mầm
và thuốc điều chỉnh
tăng trưởng cây trồng,
và những sản phẩm
tương tự, được đóng
gói để bán lẻ hay bán
cho tiêu dùng.
38
Phải có giấy phép
xuất khẩu và đạt các
tiêu chuẩn của các
Bộ, ngành có liên
quan.
Luật bảo
vệ thực
vật
Nguồn: Các biện pháp phi thuế quan được xác nhận ở Myanmar,
/>Theo chính sách nhập khẩu của Myanmar, những hàng hóa bắt buộc đảm
bảo các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật là những hàng hóa công nghiệp, có tính
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sự an toàn của cây trồng vật nuôi: dược phẩm,
hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng,
22
Ngoài danh sách hàng hóa trên, 40% hàng hóa máy móc thiết bị, thiết bị
điện đã chịu thuế nhập khẩu của Myanmar buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn công

nghiệp và các chuẩn an toàn.
Bảng 9: Tỉ lệ áp dụng các biện pháp rào cản kĩ thuật cho 6 ngành công
nghiệp ở Myanmar
Các biện pháp phi
thuế quan phụ
Các qui định tiêu
chuẩn kĩ thuật
Biện pháp
khác.
Thực phẩm
3% 3% -
Hóa chất
10% 10% -
Hàng công nghiệp nhẹ
- - -
Máy móc, thiệt bị
24% 24% -
Hàng kim loại
- - -
Mặt hàng khác
- - -
Nguồn: Các biện pháp phi thuế quan được xác nhận ở Myanmar,
/>Có thể thấy, Myanmar chỉ áp dụng biện pháp qui định về tiêu chuẩn kĩ
thuật như là biện pháp phi thuế quan phụ duy nhất. Thế nhưng số mặt hàng công
nghiệp áp dụng cho biện pháp này không nhiều, chỉ có hàng thực phẩm, dược
phẩm và hàng máy móc thiết bị với tỉ lệ tương ứng là 3%, 10% và 24%.
b)Kiểm dịch động thực vật (SPS)
Bảng 10: Danh mục hàng hóa cùng tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật
SPS của Myanmar
Hàng hóa Mã Yêu cầu

Luật liên
quan
Tiêu
chuẩn áp
dụng
Ngựa, lừa, la 0101 Hàng nhập khẩu buộc phải được
Bộ Nông nghiệp kiểm dịch để
bảo vệ sứa khỏe cộng đồng và
động vật khỏi các bệnh nguy hại
như chân tay miệng, BSE, cúm
gia cầm, bệnh than. Các hàng
hóa này phải có chứng nhận y tế
đi kèm với chứng từ vận tải và
nhập khẩu.
Luật
phát
triển bảo
vệ động
vật
G: nguyên
nhân sức
khỏe và vệ
sinh.
Bò 0102
Lợn 0103
Cừu, dê 0104
Gia cầm, như chim,
vịt, ngỗng, gà tây.
0105
Động vật sống khác 0106

Thịt động vật họ bò
tươi và đông lạnh
0201 Hàng nhập khẩu phải có Bộ
Nông nghiệp kiểm dịch nhằm
bảo vệ sức khỏe cộng đòng khỏi
các bệnh nguy hiểm như bệnh
chân, tay, miệng và bệnh than.
Các hàng hóa này phải đáp ứng
các yêu cầu và tiêu chuẩn của
các Bô, ngành liên quan. Các
hàng hóa này phải có chứng
Luật
phát
triển và
bảo vệ
thực vật,
luật thực
phẩm
quốc
gia.
G:
Nguyên
nhân sức
khỏe và
nguyên
nhân vệ
sinh
Thịt bò tươi và
đông lạnh
0202

Thịt lợn tươi hoặc
đông lạnh
0203
Thịt cừu hoặc dê
tươi và đông lạnh
0204
Thịt ngựa, lừa, la 0205
23
tươi và đông lạnh. nhận y tế đi kèm chứng từ vận
tải và nhập khẩu. Loại hàng này
cũng buộc phải có chất lượng và
tiêu chuẩn của Bộ Thực phẩm và
dược phẩm (FDA).
Phế phẩm ăn được
của bò, lợn, cừu,
dê, ngựa, lừa, la
tươi hoặc đông lạnh
0206
Thịt và phế phẩm
ăn được của gia
cầm.
0207
Thịt và phế phẩm
ăn được khác tươi
hoặc đông lạnh.
0208
Mỡ lợn, thịt lợn
nạc, mỡ gia cầm,
không được tách
hay chiết xuất; tươi,

đông lạnh, ướp
muối, ngâm muối,
nướng, hoặc hun
khói.
0209
Thịt và phế phẩm
ăn được ướp muối,
ngâm muối, nướng
hay hun khói; bột
xay hoặc các món
ăn từ thịt hoặc phế
phẩm của thịt.
0210
Sữa, kem, không cô
đặc hay chứa đường
hoặc chất làm ngọt
khác
0401 Các hàng hóa phải đáp ứng đủ
các yêu cầu và tiêu chuẩn của
các bộ, ngành liên quan. Hàng
hóa loại này buộc phải đảm bảo
chất lượng và các tiêu chuẩn của
bộ Thực phẩm và dược phẩm
(FDA).
Luật
thực
phẩm
quốc gia
G: nguyên
do sức

khỏe và vệ
sinh.
Sữa và kem cô đặc
hoặc chứa đường và
các chất làm ngọt
khác, dạng bột, hạt
nhỏ, rắn, hay chứa
chất béo hàm lượng
khống quá 1,5%
0403
Bơ sữa, sữa và
kem, sữa chua
đông, lên men, hay
sữa và kem làm
chua, không cô đặc
cũng như chứa
đường hay chất làm
ngọt khác hoặc có
hương vị hay chứa
0402
24
hoa quả, hạt.
Hành, tỏi, thân củ,
rễ có củ, thân hành,
thân răng, thân rễ,
đang phát triển
hoặc ra hoa: cây rau
diếp, và các cây có
rễ khác
0601 Đáp ứng các yêu cầu và tiêu

chuẩn của các bộ ngành liên
quan.
Luật
kiểm
dịch cây
trồng vật
nuôi
G: đảm
bảo vệ
sinh.
Các loại thực vật
sống khác ( cả rễ),
các loài cắt ghép,
nấm.
0602
Hoa và nụ đã cắt
phù hợp để bó hay
các mục đích trang
trí, tươi, sấy,
nhuộm, tẩy, thụ
phấn hoặc sơ chế
khác.
0603
Tán lá, cành, và các
bộ phận khác của
thực vật không có
hoa hay nụ, và cỏ,
rêu và địa y, thích
hợp để bó hay trang
trí, tươi, sấy khô,

nhuộm, tẩy, thụ
phấn hoặc sơ chế
khác
0604
Nguồn: Các biện pháp phi thuế quan được xác nhận ở Myanmar,
/>Các hàng hóa được Myanmar áp dụng rào cản này là hàng thực phẩm và
cây trồng vật nuôi, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe người dân và sinh vật cũng
như đảm bảo an toàn vệ sinh.
c)Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa
Mặt hàng duy nhất được yêu cầu khắt khe về dán nhãn mác khi nhập khẩu vào
Myanmar là dược phẩm (mã 30) với yêu cầu thuốc nhập khẩu phải có tên thuốc,
thành phần, trọng lượng, hướng dẫn sử dụng, chống chỉ định, mã hàng và mã đăng
kí, tên và địa chỉ nhà sản xuất và phân phối. Mọi thông tin phải được thể hiện bằng
tiếng Indonesia bên cạnh ngôn ngữ nước sản xuất.
IV. Đánh giá chung về chính sách nhập khẩu của Myanmar
25

×