Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Chất lượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 136 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







NGUYỄ N THU HÀ







CHẤ T LƢỢ NG QUẢ N LÝ NGOẠ I HỐ I CỦ A
NGÂN HÀ NG NHÀ NƢỚ C VIỆ T NAM









LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
















Hà Nội – 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






NGUYỄN THU HÀ








CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM



Chuyên ngành: Tài chnh và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ KIM SA









Hà Nội – 2012



MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu viết tắt …………………………… …………………i
Danh mục các bảng biểu, đồ thị………………………………………………ii
MỞ ĐẦU ……………………………….…….………………………………1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGOẠI
HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI …………………….……………………10
1.1. Tổng quan về ngoại hối và quản lý ngoại hối……… ……………… 10
1.1.1. Khái niệm về ngoại hối…………………………………… …10
1.1.2. Quản lý ngoại hối, mục tiêu và vai trò của quản lý ngoại hối 11
1.1.3. Cơ quan quản lý ngoại hối…………………………………… 13
1.1.4. Đối tƣợng quản lý ngoại hối…………… ………………….…13
1.1.5. Công cụ quản lý ngoại hối………………….………………….15
1.1.6. Tổ chức thực hiện………………… ………………………….22
1.1.7. Thanh tra, kiểm tra…………………………………………….23
1.2. Chất lƣợng quản lý ngoại hối …………… ……………………………23
1.2.1. Khái niệm chất lƣợng quản lý ngoại hối ……………………23
1.2.2. Nội dung quản lý ngoại hối………………………………….23
1.2.3. Tiêu chí đá nh giá c hất lƣợng quản lý ngoại hối…………… 28
1.3. Mối quan hệ giữa quản lý ngoại hối với các chính sách khác……… …33
1.4. Kinh nghiệm quản lý ngoại hối của một số nƣớc trong khu vực và bài học
đối với Việt Nam ……………………………………………………… 34
1.4.1.Trung Quốc ………………….……………………………… 34

1.4.2. Thái Lan………… ………… ……………………………….37
1.4.3. Malaysia……… ………………………………………………40
1.4.4. Bài học đối với Việt Nam…………… ………………………42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1……………………………………….……… …44


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM……………… ………… 45
2.1. Các chính sách về quản lý ngoại hối của Việt Nam… ………… …….45
2.2. Thực trạng quản lý ngoại hối của NHNN trong thời gian qua… …… 47
2.2.1. Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai… ………….47
2.2.2. Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn………………… 57
2.2.3. Quản lý tỷ giá…………… ……………………………………73
2.2.4. Quản lý thị trƣờng ngoại hối…………………… ……………75
2.2.5. Quản lý dự trữ ngoại hối…………… ……………………… 77
2.3. Đánh giá chất lƣợng QLNH của NHNNVN trong thời gian qua……….80
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc…….…… ……………………………80
2.3.2. Mộ t số điểm hạn chế 88
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 98
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: ………… ……… 101
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NGOẠI
HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM 102
3.1. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối 102
3.1.1. Định hƣớng đổi mới 102
3.1.2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng QLNH 103
3.2. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng QLNH của NHNN 115
3.2.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo hành lang pháp lý ổn định
cho hoạt động ngoại hối 115
3.2.2. Điều hành chính sách tỷ giá theo hƣớng ngày càng linh hoạt 115
3.2.3. Phát triển hoạt động của thị trƣờng ngoại hối và nâng cao khả

năng can thiệp của NHNN 116
3.2.4. Hạn chế việc sử dụng ngoại tệ 119


3.2.5. Nâng cao vai trò quản lý của NHNN trong các giao dịch vãng
lai 119
3.2.6. Kiểm soát chất lƣợng sử dụng vốn, khả năng hấp thụ vốn của nền
kinh tế 120
3.3. Một số giải pháp hỗ trợ 121
3.3.1. Tăng cƣờng khâu kiểm soát và chế tài xử phạt các hoạt động vi
phạm quản lý ngoại hối trong nƣớc 121
3.3.2. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống NHTM 122
3.4. Một số kiến nghị đối với các Bộ, Ngành liên quan 123
3.4.1. Bộ Tài chính 124
3.4.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ 124
3.4.3. Uỷ ban Ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài 124
3.4.4. Bộ Công An 124
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3: 125
KẾT LUẬN: 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128









i



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT



STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
BOP
Cán cân thanh toán quốc tế
2
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nƣớc
3
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
4
FII
Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài
5
GDP
Tổng thu nhập quốc dân
6
IMF
Quỹ tiền tệ Quốc tế
7
NĐTNN
Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

8
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
9
NHTW
Ngân hàng Trung ƣơng
10
QLNH
Quản lý ngoại hối
11
QPPL
Quy phạm pháp luật
12
TCTD
Tổ chức tín dụng
13
USD
Đô la Mỹ
14
WTO
Tổ chức thƣơng mại Thế giới








ii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT
Ký hiệu
Nội dung
Trang
1
Hình 2.1
Tỷ lệ kết hối qua các thời kỳ
50
2
Hình 2.2
Lƣợng kiều hối qua các năm
54
3
Hình 2.3
Doanh số xuất khẩu của khu vực
FDI trong tổng kim ngạch xuất
khẩu
62
4
Hình 2.4
Doanh số nhập khẩu của khu vực
FDI trong tổng kim ngạch nhập
khẩu
62
5
Hình 2.5
Tổng vốn đăng ký và thực hiện khu

vực FDI giai đoạn 1998 -2012
64
6
Hình 2.6
Diễn biến tỷ giá trên thị trƣờng
75


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


STT
Ký hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 2.1
Cán cân vãng lai của Việt Nam
giai đoạn 1998 - 2012
56
2
Bảng 2.2
Cán cân vốn của Việt Nam giai
đoạn 1998 - 2012
60




1


MỞ ĐẦU

1. Tnh cấp thiết của việc chọn đề tài:
Quản lý ngoại hối là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng
mà Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) phải quan tâm để góp phần đạt đƣợc mục
tiêu chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và
nâng cao đời sống của nhân dân. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trƣờng, quản
lý ngoại hối là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng của Nhà nƣớc đối với
nền kinh tế. Quản lý ngoại hối thể hiện những nguyên tắc quản lý cơ bản
trong các lĩnh vực: sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, vay trả nợ nƣớc
ngoài, đầu tƣ nƣớc ngoài, tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc. Ngoài
các mục tiêu cơ bản nói trên, quản lý ngoại hối cũng hƣớng tới các mục tiêu
lớn nhƣ: mở rộng và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tăng khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế, thực hiện hội nhập quốc tế và khu vực.
Trong thời gian qua, quản lý ngoại hối đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu
thực tế khách quan và thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong nền kinh
tế thị trƣờng. Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế bắt đầu từ
năm 1986, cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam ngày càng đƣợc hoàn
thiện, góp phần thu hút nguồn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi vào hệ thống ngân
hàng thông qua hệ thống bàn đổi ngoại tệ, có các cơ chế, chính sách phù hợp
và khuyến khích ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài chuyển ngoại tệ về nƣớc, tạo
ra môi trƣờng kinh doanh ngoại hối lành mạnh cho các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam, kích thích luân chuyển các khoản đầu tƣ và tín dụng quốc tế cũng
nhƣ cung cấp các công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho các tổ
chức kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập


2

khẩu, góp phần cải thiện cán cân vãng lai và tạo tiền đề để biến đồng Việt
Nam thành đồng tiền chuyển đổi. Tạo ra hành lang pháp lý trong việc sử dụng
ngoại tệ trên lãnh thổ cũng nhƣ trong các giao dịch vãng lai phù hợp với nền
kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, công tác quản lý ngoại hối hiện còn nhiều bất cập, từ đó, làm
giảm hiệu lực và vai trò của cơ quan quản lý trong việc thực hiện các mục tiêu
quan trọng là ổn định sức mua đối ngoại của đồng Việt Nam và cân bằng cán
cân thanh toán quốc tế. Một số hạn chế có thể kể ra nhƣ: việc sử dụng ngoại tệ
để thanh toán, niêm yết trên lãnh thổ Việt Nam chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ
góp phần làm tăng tình trạng đô la hóa của nền kinh tế; hạn mức vay trả nợ
nƣớc ngoài chƣa đƣợc xây dựng và quản lý hiệu quả gây khó khăn trong việc
kiểm soát nợ nƣớc ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp. Ngoài ra, Ngân
hàng Nhà nƣớc hiện đang thiếu một cơ chế hữu hiệu để quản lý dòng vốn đầu
tƣ gián tiếp mang tính kém ổn định, dễ đảo chiều trong điều kiện thị trƣờng
tài chính biến động phức tạp. Đặc biệt, công tác quản lý tỷ giá cũng cần thực
hiện một cách bài bản, có định hƣớng chiến lƣợc dài hạn nhằm hƣớng tới mục
tiêu khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Đồng thời, qua tham khảo
kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới cho thấy việc phối hợp hài hòa giữa
chính sách quản lý ngoại hối và chính sách tiền tệ cũng là một vấn đề thực
tiễn mà Việt Nam cần cải thiện để đạt đƣợc mục tiêu điều hành chính sách.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn nêu trên tác giả lựa chọn đề tài “Chất
lƣợng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam” để nghiên cứu,
phân tích, đánh giá vai trò của cơ chế, chính sách quản lý ngoại hối, từ đó đƣa
ra những giải pháp cụ thể để góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối
của Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng đổi mới và phát
triển của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện trong hội nhập kinh tế quốc tế
khu vực và thế giới.


3

2. Tình hình nghiên cứu:
Ở Việt Nam, trƣớc khi hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời (5/1990), hệ
thống Ngân hàng hoạt động theo mô hình một cấp, tức là NHNN vừa thực
hiện chức năng quản lý nhà nƣớc vừa thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ,
tín dụng. Sau khi hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời, hệ thống Ngân hàng chính
thức chuyển sang hoạt động theo mô hình hai cấp; theo đó, lần đầu tiên đối
tƣợng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp đƣợc luật pháp phân biệt
rạch ròi.
Theo Luật NHNN năm 2010, hoạt động quản lý ngoại hối là một trong
những chức năng quan trọng của NHNN và là một bộ phận của chính sách
tiền tệ quốc gia, là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế,
nhất là trong kinh tế đối ngoại. Đó là những thể chế, những qui định pháp lý
cuả Chính phủ về hoạt động ngoại hối, trong các lĩnh vực tỷ giá, luân chuyển
dự trữ ngoại hối, vàng bạc, vay trả nợ nƣớc ngoài
Trong đó, hoạt động quản lý ngoại hối đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Các chính sách, qui định về ngoại hối phù hợp sẽ
tác động đến các luồng vận động ngoại hối, đồng thời tác động trực tiếp vào
tỷ giá, hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ các hoạt động kinh tế của đất
nƣớc.
Xuất phát từ thực tế về hoạt động của thị trƣờng tài chính Việt Nam chủ
yếu dựa vào hệ thống ngân hàng và thực tế điều hành chính sách ngoại hối
của Ngân hàng Nhà nƣớc thì việc nghiên cứu về hoạt động quản lý ngoại hối
là rất cần thiết ở Việt Nam. Tuy vậy, cho đến nay số lƣợng các nghiên cứu
chính thức về hoạt động quản lý ngoại hối ở Việt Nam là tƣơng đối ít, hiệu
quả ứng dụng trong điều hành chính sách về ngoại hối còn rất hạn chế.


4
Trong thời gian qua, NHNN đã có một số nghiên cứu chuyên sâu nhằm
đƣa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả chất lƣợng của hoạt động

quản lý ngoại hối, cụ thể:
Năm 2008, Th.S Nguyễn Quang Huy cùng với Nhóm nghiên cứu của
Vụ Quản lý Ngoại hối đã có Đề tài khoa học cấp ngành “Tự do hoá các giao
dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chnh Việt Nam” đã chỉ ra rằng chất
lƣợng quản lý ngoại hối thể hiện ở mức độ tự do hóa các giao dịch vốn. Tự do
hóa các giao dịch vốn cần đƣợc thực hiện thận trọng theo lộ trình với sự hỗ
trợ của các giải pháp chính sách nhằm hạn chế tối đa tác động bất lợi đối với
nền kinh tế; tự do hóa các giao dịch vốn cần phải đặt trong bối cảnh của tự do
hóa tài chính. Đồng thời, tự do hóa các giao dịch vốn cần đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô nói chung và ổn định khu vực tài chính nói riêng, hạn chế đến
mức tối đa khả năng xảy ra khủng hoảng.
Đề án Phát triển Thị trƣờng Vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020 (đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006) đã xác định thị trƣờng vốn Việt Nam đến
năm 2020 phải phát triển cả về quy mô cũng nhƣ chất lƣợng, đồng thời vẫn
phải đảm bảo tính an toàn, ổn định kinh tế và phát triển bền vững. Tuy nhiên,
quá trình thực hiện cần phải có một lộ trình rõ ràng và thận trọng cho việc mở
cửa thị trƣờng vốn và tự do hóa các giao dịch vốn. Tại Đề án này, tự do hóa
các giao dịch vốn đã đƣợc xác định là một trong những định hƣớng đổi mới
chính sách quản lý ngoại hối, phù hợp với mục tiêu phát triển và ổn định kinh
tế vĩ mô, đồng bộ với các chính sách kinh tế khác. Những nội dung này thể
hiện quan điểm mở cửa và hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa một cách thận
trọng nhằm vừa đạt đƣợc yêu cầu tăng trƣởng kinh tế đồng thời đảm bảo tính
phát triển ổn định và bền vững của Việt Nam. Đồng thời, để đạt đƣợc mục
tiêu thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế giai đoạn


5
2010-2020, Việt Nam cần một chính sách thông thoáng về quản lý ngoại hối
mà đặc biệt là quản lý các giao dịch vốn nhằm thu hút vốn nƣớc ngoài và theo

kịp tiến trình mở cửa các thị trƣờng vốn. Do đó, định hƣớng từng bƣớc nới
lỏng kiểm soát một số giao dịch vốn và bƣớc đầu đảm bảo đồng Việt Nam
đƣợc chuyển đổi trên những giao dịch vốn đƣợc chọn lọc nhƣ giao dịch đầu
tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài là hoàn toàn hợp lý.
Nhận biết đƣợc vai trò quan trọng của việc nâng cao tính chuyển đổi
của đồng tiền trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 04 tháng 7 năm
2007 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án nâng cao tnh chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. Đề án
khẳng định: đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nƣớc,
thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nƣớc ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh
cũng nhƣ tạo vị thế cho quốc gia trên thị trƣờng quốc tế. Ngoài ra, sự chuyển
đổi dễ dàng của VND cũng sẽ làm giảm hiện tƣợng đô la hoá, nâng cao hiệu
quả của chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá (Nhóm nghiên cứu của Vụ
Quản lý Ngoại hối, NHNN Việt Nam).
Có thể khẳng định là hiện nay hầu hết các nƣớc trong khu vực và trên
thế giới đều có trình độ kinh tế phát triển hơn Việt Nam trong đó trình độ
quản lý ngoại hối của họ cũng vƣợt trội so với Việt Nam. Tìm hiểu kinh
nghiệm quản lý ngoại hối của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới sẽ bổ
ích trong quá trình hoàn thiện chất lƣợng quản lý ngoại hối trong nền kinh tế
thị trƣờng nhƣ ở nƣớc ta.
Với Trung Quốc, kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế năm
1979 cho đến nay, quản lý ngoại hối của Trung Quốc đã thay đổi theo hƣớng
tự do hoá hơn nhƣng vẫn đặt dƣới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nƣớc. Cũng
là một nƣớc đang phát triển, Trung Quốc có nhiều qui định hạn chế về giao
dịch vốn nhƣ Việt Nam. Chính phủ quyết định hạn mức vay nợ nƣớc ngoài


6
trung, dài hạn hàng năm và phân bổ số nợ này cho các ngành nghề, khu vực,
qui định cả thời hạn, kết cấu các loại tiền vay để bảo đảm khả năng trả nợ dựa

trên cơ sở có đủ dự trữ ngoại hối trong tƣơng lai. Đối với các giao dịch liên
quan đến thị trƣờng vốn nhất thiết phải thẩm tra và cho phép mới đƣợc thực
hiện và có sự hạn chế nhất định đối với một số giao dịch. (Capital Controls:
Country Experiences with Their Use and Liberalization, IMF Occasional
Paper 190, May 17, 2000, Part 2 of 3)
Còn Thái Lan cũng giống nhƣ một số nền kinh tế có thị trƣờng mới nổi
khác, sự phát triển của thị trƣờng tài chính không sâu, đặc biệt dễ bị tổn
thƣơng trƣớc luồng vốn đổ vào quá nhanh trong khi đó khả năng hấp thu vốn
của nền kinh tế còn hạn chế. Điều này sẽ gây một số ảnh hƣởng bất lợi đến sự
ổn định kinh tế trong đó có các khu vực xuất, nhập khẩu và tất nhiên sẽ gây
nguy hại cho việc ổn định tài chính. Trƣớc tình trạng luồng vốn quốc tế đổ
vào trong nƣớc tăng liên tiếp từ năm 2003 đến nay, đồng Baht lên giá một
cách nhanh chóng và ảnh hƣởng đến các đồng tiền khác trong khu vực. Để
giảm bớt tình trạng này, NHTW Thái Lan đã áp dụng một số chính sách nhằm
cân bằng lại luồng vốn ra, vào nền kinh tế, giảm tác động lên giá đối với Baht.
Thái Lan cho phép một số các định chế đầu tƣ trong nƣớc đƣợc đầu tƣ vào
một số lợi chứng khoán nƣớc ngoài trên cơ sở gửi đơn xin phép tới NHTW
Thái Lan.
Mặc dù có những khác biệt trong quản lý ngoại hối của các quốc gia,
nhƣng nhìn chung, quản lý ngoại hối của các nƣớc này có cùng đặc điểm là
luôn thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
3. Mục đch và nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận liên quan đến cơ chế,
chính sách quản lý ngoại hối kết hợp với việc tìm hiểu về quản lý ngoại hối
của một số nƣớc trong khu vực, đi sâu nghiên cứu vai trò của quản lý ngoại


7
hối trong giai đoạn từ 1998 đến nay: quá trình đổi mới của cơ chế quản lý
ngoại hối, các ảnh hƣởng tích cực của nó đến sự phát triển của nền kinh tế thị

trƣờng cũng nhƣ một số tồn tại của chất lƣợng quản lý ngoại hối hiện hành
cần đƣợc đổi mới. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam.
- Giới hạn về nội dung: Quản lý ngoại hối là một vấn đề có tính tổng
hợp, liên quan đến nhiều mảng chính sách và lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Do thời
gian nghiên cứu còn eo hẹp, trong phạm vi và điều kiện nghiên cứu tập trung,
em xin đề xuất nội dung chủ yếu liên quan trực tiếp đến quản lý ngoại hối
trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, tỷ giá và dự trữ ngoại hối của
Ngân hàng Nhà nƣớc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản lý thuyết và thực tiễn về ngoại hối và
chất lƣợng quản lý ngoại hối; đánh giá kết quả và hạn chế trong công tác quản
lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nƣớc từ đó đƣa ra các giải pháp kiến nghị
nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý ngoại hối
để có giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam.
- Giới hạn về thời gian: Các số liệu và phân tích trong Luận văn này chủ
yếu đƣợc thu thập từ năm 1998 cho đến năm 2010. (Do năm 1998 là năm
Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về Quản lý
Ngoại hối đƣợc ban hành và thay thế Nghị định số 161-HĐBT ngày 18 tháng
10 năm 1988 của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Điều lệ quản lý ngoại hối).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu mà luận án
đã đề ra luận án sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm:


8
Phƣơng pháp thống kê: Các số liệu sử dụng trong luận án này có hai
nguồn cơ bản là từ Tổng cục Thống kê Việt Nam và Ngân hàng Nhà nƣớc
Việt Nam.

Phƣơng pháp so sánh đối chứng: Dựa trên cơ sở những số liệu thực tế
thu thập đƣợc tác giả so sánh với những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đề ra để từ
đó rút ra những điểm đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc trong điều hành chính sách
ngoại hối.
Ngoài ra, luận văn kết hợp phƣơng pháp duy vật biện chứng với phƣơng
pháp duy vật lịch sử dựa trên cách trình bày các nội dung lý luận với thực
tiễn; cũng nhƣ phƣơng pháp: thông qua nghiên cứu phân tích tài liệu, thực
tiễn, thu thập số liệu rồi tổng hợp, phân tích và từ đó rút ra kết luận.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá lý thuyết về ngoại hối và quản lý ngoại hối
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngoại hối của NHNN. Đề ra các
giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối của NHNN
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho hoạt động quản lý ngoại hối
của NHNN.
7. Bố cục của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn đƣợc bố cục thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiến về ngoại hối và quản lý
ngoại hối.
1.1. Tổng quan về ngoại hối và quản lý ngoại hối
1.2. Chất lƣợng công tác quản lý ngoại hối
1.3. Mối quan hệ giữa công tác quản lý ngoại hối với các chính sách
khác.
1.4. Kinh nghiệm về quản lý ngoại hối của một số nƣớc trong khu
vực


9
Chƣơng 2: Thực trạng và chất lượng quản lý ngoại hối của NHNN
Việt Nam
2.1. Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam

2.2. Thực trạng về công tác quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam
2.3. Đánh giá chất lƣợng quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý ngoại hối của
NHNN Việt Nam
3.1. Quan điểm, định hƣớng để nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối
3.2. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối
của NHNN Việt Nam
3.3. Một số giải pháp hỗ trợ khác
3.4. Một số kiến nghị đối với các Bộ, ngành liên quan nhằm nâng cao
chất lƣợng quản lý ngoại hối trong thời gian tới.
















10




CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGOẠI HỐI VÀ
QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
1.1. Tổng quan về ngoại hối và quản lý ngoại hối
1.1.1. Khái niệm về ngoại hối
Cùng với quá trình toàn cầu hoá, việc trao đổi hàng hoá ngày nay diễn
ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Trong quá trình này, phƣơng thức trao
đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ…giữa các quốc gia ngày càng mở rộng với
nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hiện đại. Sự phát triển của hệ thống
thƣơng mại quốc tế và các quan hệ tín dụng đầu tƣ, kinh doanh giữa các quốc
gia đòi hỏi phải có các phƣơng tiện thanh toán chung. Các phƣơng tiện này
đƣợc gọi chung là ngoại hối và đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện thanh toán và
dự trữ quốc tế bên cạnh việc sử dụng công cụ dự trữ truyền thống là vàng.
Tuỳ cách tiếp cận mà ngoại hối có thể đƣợc hiểu không hoàn toàn đồng
nhất mà có thể theo cách khác nhau. Những ngƣời kinh doanh ngoại hối
thƣờng hiểu ngoại hối là các phƣơng tiện thanh toán thể hiện dƣới dạng ngoại
tệ, bao gồm: tiền mặt, hối phiếu séc bằng ngoại tệ và số dƣ có trên tài khoản
tại ngân hàng nƣớc ngoài. Hoặc có ngƣời lại hiểu ngoại hối là toàn bộ các loại
tiền nƣớc ngoài, các phƣơng tiện chi trả có giá trị bằng tiền nƣớc ngoài, các
chứng từ, chứng khoán có giá trị có khả năng mang lại ngoại tệ nào đó và
toàn bộ các kim khí quí, đá quí…
Tuy nhiên, các nƣớc trên thế giới đều thống nhất với định nghĩa về
ngoại hối của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo định nghĩa của IMF, ngoại
hối bao gồm:


11
a. Đồng tiền của quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung châu Âu và
đồng tiền chung khác đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực và
đƣợc gọi chung là ngoại tệ;

b. Phƣơng tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối
phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi và các phƣơng tiện thanh
toán khác;
c. Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ gồm trái phiếu chính phủ, trái
phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d. Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nƣớc, trên tài khoản ở nƣớc ngoài
của ngƣời cƣ trú, vàng dƣới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trƣờng hợp
mang vào, mang ra khỏi lãnh thổ một nƣớc;
đ. Đồng tiền của nƣớc bản tệ trong trƣờng hợp chuyển vào và chuyển ra
khỏi lãnh thổ hoặc đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Nhƣ vậy, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, ngoại hối có thể định
nghĩa là đồng tiền chung đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế bao gồm
ngoại tệ tiền mặt, ngoại tệ trên tài khoản ở ngân hàng nƣớc ngoài; các phƣơng
tiện thanh toán bằng ngoại tệ, các loại kim khí quí, đá quý .v.v.
1.1.2. Quản lý ngoại hối, mục tiêu và vai trò của quản lý ngoại hối
Quản lý ngoại hối là quản lý hoạt động ngoại hối hay quản lý hoạt động
của ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn,
sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại
hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
Quản lý ngoại hối là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia, là
công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế, nhất là trong kinh tế
đối ngoại. Đó là những thể chế, những qui định pháp lý của Chính phủ về
hoạt động ngoại hối, trong các lĩnh vực tỷ giá, luân chuyển dự trữ ngoại hối,
vàng bạc, vay trả nợ nƣớc ngoài….


12
Cụ thể hơn, quản lý ngoại hối là phƣơng thức Nhà nƣớc thực hiện một
chế độ quản lý nhằm bảo đảm ổn định thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc, duy trì
cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tỷ giá, thúc đẩy kinh tế phát

triển; đồng thời kiểm soát đƣợc các luồng vận động ngoại hối có liên quan tới
quan hệ thƣơng mại cũng nhƣ các quan hệ kinh tế đối ngoại khác bằng ngoại
tệ.
Quản lý ngoại hối tác động đến sự ổn định của nền kinh tế, tạo ra thế
cân bằng giữa kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại. Mục tiêu của quản lý ngoại
hối là ban hành các qui định, chính sách về ngoại hối nhằm thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Trên cơ sở đó góp phần
đẩy mạnh sự tăng trƣởng, phát triển nền kinh tế quốc dân.
Quản lý ngoại hối có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Các
chính sách, qui định về ngoại hối phù hợp sẽ tác động đến các luồng vận động
ngoại hối, đồng thời tác động trực tiếp vào tỷ giá, hoạt động xuất nhập khẩu
cũng nhƣ các hoạt động kinh tế của đất nƣớc. Ví dụ, khi tỷ giá hối đoái đƣợc
xác định đúng, phù hợp với cung cầu ngoại tệ của đất nƣớc thì ngoại thƣơng
phát triển, tăng cƣờng quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ .từ đó thúc
đẩy và mở rộng sản xuất hàng hoá, dịch vụ trong nƣớc, tạo công ăn việc làm,
tăng trƣởng kinh tế. Mặt khác, việc quản lý luồng vốn ra, vào lãnh thổ nhƣ thế
nào cho hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện mục tiêu chiến
lƣợc phát triển kinh tế xã hội.
Chính vì vậy, vai trò của quản lý ngoại hối thể hiện ở năm điểm chính
sau:
- Thiết lập hệ thống qui định, chính sách để tạo hành lang pháp lý cho
hoạt động ngoại hối, tăng lòng tin của dân chúng vào chính sách tiền tệ của
quốc gia;
- Duy trì cân bằng và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế;


13
- Đảm bảo cho thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng ngoại hối phát triển bền vững;
- Đảm bảo ổn định tỷ giá phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô từng thời kỳ,
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế;

- Kiểm soát hiệu quả luồng vốn vào, ra để hạn chế những tác động tiêu
cực đối với nền kinh tế.
1.1.3. Cơ quan quản lý ngoại hối
Cơ quan quản lý ngoại hối là do Chính phủ chỉ định hoặc uỷ quyền
bằng văn bản cho cơ quan quản lý thông qua việc thực hiện các văn bản pháp
quy về quản lý ngoại hối nhƣ Luật, Pháp lệnh, Điều lệ, Quy chế… về quản lý
ngoại hối. Thông thƣờng, NHTW hoặc Bộ Tài chính là cơ quan quản lý ngoại
hối theo điều kiện của mỗi nƣớc. Tuy nhiên, ở hầu hết các nƣớc, cơ quan quản
lý ngoại hối nằm tại Ngân hàng Trung ƣơng: Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái
Lan. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý ngoại hối cũng nằm trong Ngân hàng
Trung ƣơng để thuận tiện cho việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
1.1.4. Đối tƣợng quản lý ngoại hối
Là tổ chức, cá nhân ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú có hoạt động
ngoại hối tại nƣớc sở tại và các đối tƣợng khác liên quan đến hoạt động ngoại
hối.
Người cư trú là các cá nhân, tổ chức bao gồm:
- Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đƣợc thành lập, hoạt động kinh
doanh theo luật hiện hành của một nƣớc.
- Cơ quan nhà nƣớc, đơn vị lực lƣợng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của một nƣớc hoạt
động tại nƣớc đó.
- Văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài của các tổ chức nói trên.


14
- Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của một nƣớc tại
nƣớc ngoài.
- Công dân của một nƣớc cƣ trú tại nƣớc đó và cƣ trú ở nƣớc ngoài có
thời hạn dƣới 12 tháng; cá nhân làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao,

lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nƣớc ngoài.
- Công dân một nƣớc đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở
nƣớc ngoài.
- Ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú có thời hạn từ 12 tháng trở lên ở một nƣớc
khác, trừ các trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc
làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các
tổ chức nƣớc ngoài ở một nƣớc.
Người không cư trú là tổ chức, cá nhân bao gồm:
- Tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng nƣớc ngoài đƣợc thành lập và hoạt
động kinh doanh ở nƣớc ngoài;
- Cơ quan nhà nƣớc, đơn vị lực lƣợng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của nƣớc ngoài hoạt
động tại nƣớc ngoài.
- Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nƣớc ngoài hoạt
động tại nƣớc sở tại, ngƣời nƣớc ngoài làm việc trong các tổ chức này và
những cá nhân đi theo họ.
- Văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế nƣớc ngoài, văn phòng đại
diện tổ chức tín dụng nƣớc ngoài hoạt động tại nƣớc sở tại.
- Ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại nƣớc ngoài, ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại
nƣớc khác có thời hạn dƣới 12 tháng
- Công dân của một nƣớc cƣ trú ở nƣớc ngoài có thời hạn dƣới 12
tháng;


15
- Ngƣời nƣớc ngoài đến du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở
một nƣớc khác.
Trong trƣờng hợp các đối tƣợng ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú
không rõ ràng thì cơ quan quản lý cao nhất sẽ là ngƣời có ý kiến về đối tƣợng

ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ trú.
Việc phân chia đối tƣợng quản lý thành ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ
trú sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý ngoại hối trong việc ban hành các
qui định, chính sách phù hợp với từng đối tƣợng cũng nhƣ tạo sự linh hoạt
trong việc áp dụng các cơ chế chính sách cho từng đối tƣợng trong các thời
kỳ.
1.1.5. Công cụ quản lý ngoại hối
1.1.5.1. Tỷ giá hối đoái
Theo quan điểm cổ điển, tỷ giá, hay tỷ giá hối đoái là tỷ lệ so sánh
ngang giá giữa đồng tiền của hai nƣớc, là hệ số chuyển đổi giữa đơn vị tiền tệ
nƣớc này sang đơn vị tiền tệ nƣớc khác. Theo quan điểm kinh tế hiện đại, tỷ
giá là giá cả của một đồng tiền đƣợc tính bằng một đồng tiền khác.
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh
tế, xã hội của một nƣớc; là công cụ để đo lƣờng giá trị giữa các ngoại tệ. Do
vậy, tỷ giá hối đoái có tác động nhƣ một công cụ cạnh tranh trong thƣơng mại
quốc tế, ảnh hƣởng mạnh mẽ tới giá cả và mọi hoạt động kinh tế xã hội của
đất nƣớc. Độ mở cửa của nền kinh tế càng lớn thì tác động của tỷ giá hối đoái
đến hoạt động thƣơng mại và hoạt động kinh tế trong nƣớc càng lớn.
Tỷ giá tuy là một loại giá cả giống nhƣ bất kỳ một loại giá cả hàng hoá
nào khác trong nền kinh tế nhƣng bản thân nó có tầm quan trọng rất lớn. Xét
về khía cạnh kinh tế, tỷ giá luôn đƣợc coi là một loại giá cả quốc tế có tác
động toàn diện đến mọi hoạt động kinh tế đối ngoại và đối nội của các quốc
gia. Xét về khía cạnh chính trị, tỷ giá còn thể hiện chủ quyền của quốc gia về


16
mặt tiền tệ. Vì vậy, trong một nền kinh tế thị trƣờng, tỷ giá đƣợc coi là loại
giá cả quan trọng nhất và sự thay đổi của nó có tác động lớn nhất.
Các tác động của tỷ giá :
Thứ nhất, tác động đầu tiên, trực tiếp nhất, cơ bản nhất của tỷ giá là đối

với xuất nhập khẩu hàng hoá của một đất nƣớc. Thông qua tỷ giá để tác động
đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Trong trƣờng hợp cần khuyến khích
xuất khẩu thì tỷ giá sẽ đƣợc điều hành theo hƣớng giảm giá trị của đồng tiền
trong nƣớc so với đồng tiền nƣớc nhập khẩu. Còn ngƣợc lại, nếu cần hạn chế
nhập khẩu thì tỷ giá sẽ đƣợc điều hành theo cơ chế làm tăng giá trị của đồng
bản tệ trong nƣớc.
Thứ hai, tỷ giá tác động trực tiếp và gián tiếp tới GDP của nền kinh tế:
Nền kinh tế có độ mở càng cao thì khả năng tác động của tỷ giá vào GDP
càng lớn. Ngoài ra, tỷ giá còn tác động gián tiếp tới GDP thông qua mức lạm
phát của nền kinh tế. Tỷ giá không chỉ tác động tới mức giá thông qua giá các
mặt hàng nhập khẩu trên thị trƣờng trong nƣớc (nhất là những mặt hàng tƣ
liệu sản xuất) mà còn tác động vào tất cả các mặt hàng thuộc loại “có thể trao
đổi đƣợc” (tradables). Trong rất nhiều trƣờng hợp, tỷ giá là một công cụ kiềm
chế lạm phát hữu hiệu và đƣợc sử dụng phổ biến hơn nhiều so với công cụ
truyền thống là chính sách tiền tệ.
Thứ ba, tỷ giá tác động tới cán cân thanh toán quốc tế của một quốc
gia. Tỷ giá tác động trực tiếp tới cán cân vãng lai trong đó cán cân thƣơng mại
đóng vai trò chủ chốt. Tỷ giá tác động tới cán cân vốn thông qua việc tạo môi
trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định cho các giao dịch vốn nhƣ vay nợ và đầu tƣ. Tác
động của tỷ giá tới cán cân thanh toán của một nƣớc là cơ sở cho sự tác động
tới dự trữ ngoại hối và khả năng thanh toán quốc tế của quốc gia đó.
Thứ tư, tỷ giá tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp. Các hoạt
động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vay nợ, liên doanh, liên kết đầu tƣ


17
đều chịu tác động của tỷ giá hối đoái. Thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ
giá hoặc không quan tâm sử dụng nó thì tài chính doanh nghiệp thƣờng gặp
phải khó khăn.
1.1.5.2. Cán cân thanh toán quốc tế

Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hoá, các quốc gia trên thế giới có
xu hƣớng chung là không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Thƣớc
đo kinh tế trung thành nhất, tấm gƣơng phản chiếu rõ nét nhất các hoạt động
kinh tế đối ngoại của một nƣớc đối với các nƣớc trên thế giới là Cán cân
thanh toán quốc tế.
Theo định nghĩa của IMF tại Sổ tay hƣớng dẫn lập cán cân thanh toán
quốc tế (BOP) thì cán cân thanh toán quốc tế là một bản thống kê cho một
thời kỳ nhất định về:
- Các luồng trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thu nhập giữa nền kinh tế
trong nƣớc với thế giới bên ngoài;
- Những thay đổi về quyền sở hữu và những thay đổi khác về vàng,
quyền rút vốn đặc biệt (SDR) trong nền kinh tế. Những khoản Có và những
khoản Nợ của nƣớc đó với các nƣớc khác trên thế giới;
- Những khoản tiền chuyển không phải bồi hoàn và những khoản thu
nhập tƣơng ứng cần phải đƣợc cân bằng.
Nhƣ vậy, cán cân thanh toán quốc tế là bản kết toán tổng hợp toàn bộ
các mối quan hệ kinh tế, các luồng hàng hoá, dịch vụ và luồng vốn di chuyển
giữa một nƣớc với các nƣớc khác trên thế giới trong một thời kỳ nhất định
(thông thƣờng là một năm).
Cán cân thanh toán của một nƣớc thƣờng đƣợc cấu thành bởi các bộ
phận chính:
a. Cán cân vãng lai ( Current account). Bao gồm:
+ Hàng hoá và dịch vụ


18
+ Thu nhập
+ Chuyển giao vãng lai
b. Cán cân vốn và tài chính ( Capital/ Financial)
+ Cán cân vốn

+ Cán cân tài chính: - Đầu tƣ trực tiếp
- Đầu tƣ vào giấy tờ có giá
- Đầu tƣ khác
- Tài sản dự trữ
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia
do IMF soạn năm 1993, cán cân vãng lai của một quốc gia là một hạng mục
ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữ ngƣời cƣ trú trong nƣớc
với ngƣời cƣ trú ngoài nƣớc. Trƣờng hợp hạng mục cán cân vãng lai trong
cán cân thanh toán quốc tế bị bội chi; lúc này nhập khẩu hàng hoá lớn hơn
lƣợng hàng hoá xuất khẩu, đi du lịch nƣớc ngoài nhiều hơn lƣợng khách đến
du lịch. Nhƣ vậy bội thu hay bội chi cán cân vãng lai đều có ảnh hƣởng đến
việc thu ngoại tệ về cho đất nƣớc hay phải chi ngoại tệ ra. Điều đó tất yếu ảnh
hƣởng đến cung cầu ngoại tệ trong nƣớc, ảnh hƣởng tới tỷ giá và tác động
trực tiếp lên giá trị đồng bản tệ và nền kinh tế.
Tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế là một bộ phận ghi
chép tất cả các giao dịch liên quan đến luồng chu chuyển vốn vào và ra của
một quốc gia. Các giao dịch này trực tiếp làm thay đổi qui mô tài sản nợ và tài
sản có của một quốc gia đối với phần còn lại của thế giới.
Luồng vốn vào nhiều hay ít có ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế. Nếu
luồng vốn vào quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tƣợng tăng trƣởng quá nóng của nền
kinh tế. Ngƣợc lại, luồng vốn vào ít sẽ dẫn đến tình trạng nền kinh tế thiếu
vốn để phát triển, sản xuất kinh doanh kém phát triển. Ngoài ra, luồng vốn

×