Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 127 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




TRẦN THỊ THU HÀ

CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP&PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG















Hà Nội – Năm 2011



2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




TRẦN THỊ THU HÀ

CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP&PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



Chuyên ngành
:
TC & NH
Mã số
:
603420
GVHD
:
PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai










Hà Nội – Năm 2011



3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT
LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM 6
1.1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của hoạt động tín dụng 6
1.1.1. Tín dụng ngân hàng 6
1.1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng 7
1.2. Thẩm định tín dụng 9
1.2.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụng 9
1.2.2. Phƣơng pháp và cơ sở thẩm định 11
1.2.3. Quy trình và nội dung thẩm định 13
1.3. Chất lƣợng thẩm định tín dụng 25
1.3.1. Quan điểm về chất lƣợng thẩm định tín dụng 25
1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng thẩm định tín dụng 26

1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định tín dụng 31
1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng của một số
ngân hàng trong và ngoài nƣớc 36
1.4.1. Kinh nghiệm thẩm định của Ngân hàng nƣớc ngoài 36
1.4.2. Kinh nghiệm thẩm định của một số Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam38
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 41
2.1. Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 41
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 43
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh 45
2.2. Chất lƣợng hoạt động thẩm định tại NHNo&PTNT Việt Nam 54
2.2.1. Quan điểm, chính sách của Ngân hàng về hoạt động tín dụng và công tác
thẩm định cho vay : 54
2.2.2. Nội dung và quy trình thẩm định cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam 55
2.2.3. Chất lƣợng thẩm định tín dụng qua các tiêu chí cơ bản 79
2.3. Đánh giá chung 84
2.3.1. Mặt đạt đƣợc 86

4

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 89
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM 98
3.1. Định hƣớng phát triển của Agribank 98
3.1.1. Định hƣớng chung 98
3.1.2. Định hƣớng trong công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng và thẩm
định tín dụng 99
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng 100
3.2.1. Cải cách cơ chế và quy trình 100

3.2.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định 102
3.2.3. Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng 107
3.2.4. Giải pháp về phía khách hàng 108
3.2.5. Xây dựng hệ thống thông tin có chất lƣợng cao 109
3.2.6. Xây dựng hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến,
hiện đại 110
3.2.7. Tăng cƣờng công tác thẩm định tài sản đảm bảo 110
3.2.8. Những giải pháp khác 111
3.3. Một số kiến nghị đối với CP, các Bộ, Ngành, NHNN và
NHNo&PTNT Việt Nam 112
3.3.1. Kiến nghị đối với CP, các Bộ, Ngành có liên quan 112
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc 114
3.3.3. Kiến nghị với NHN
o
&PTNT Việt Nam 115
KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC











5


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT


STT

Ký hiệu viết tắt
Nguyên nghĩa
1
BCTĐ
Báo cáo thẩm định
2
CBTD
Cán bộ tín dụng
3
DA
Dự án
4
DAĐT
Dự án đầu tƣ
5
DN
Doanh nghiệp
6
DNVVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
7
HĐQT
Hội đồng quản trị
8

QHTD
Quan hệ tín dụng
9
PA
Phƣơng án
10
PASXKD
Phƣơng án sản xuất kinh doanh
11
KH
Khách hàng
12
KHSXKD
Kế hoạch sản xuất kinh doanh
13
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
14
NHNo&PTNT Việt Nam,
NHNoVN

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam

15
TCTD

Tổ chức tín dụng



TGĐ
Tổng giám đốc
16
TPTD
Trƣởng phòng tín dụng
17
TSĐB
Tài sản đảm bảo
18
TSCĐ
Tài sản cổ định
i
6


DANH MỤC BẢNG

STT
Bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1
Nguồn nhân lực tại Agribank

2
Bảng 2.2
Tình hình kinh doanh năm 2010

3

Bảng 2.3
Các tiêu chí xếp loại khách hàng

4
Bảng 2.4
Tổng hợp các tiêu chí đánh giá chất
lƣợng thẩm định




DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT
Biểu
Tên biểu
Trang
1
Biểu 2.1
Tổng nguồn vốn qua các năm

2
Biểu 2.2
Tổng dƣ nợ qua các năm














ii
7

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT
Sơ đồ
Tên bảng
Trang
1
Sơ đồ 1.1
Quy trình thẩm định

2
Sơ đồ 2.1
Cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT
Việt Nam

3
Sơ đồ 2.2
Quy trình thẩm định tại
NHNo&PTNT Việt Nam






iii
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, mặc dù có rất nhiều dịch vụ mới đƣợc đẩy mạnh, triển khai
song nguồn sống chủ yếu của các ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng truyền thống.
Vì mục tiêu lợi nhuận, một trong những tiêu chí hàng đầu đặt ra đối với các tổ chức tín
dụng (TCTD) là đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng. Trong đó, công tác thẩm định cho
vay đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chất lƣợng tín
dụng tại các ngân hàng thƣơng mại (NHTM).
Thẩm định cho vay chính là quá trình kiểm tra, đánh giá, rà soát lại toàn bộ những
vấn đề có liên quan đến phƣơng án/dự án để đƣa ra những quyết định chính xác về việc
đồng ý hay từ chối cấp tín dụng cho khách hàng. Có thể nói đây chính là viên gạch đặt
nền móng hình thành tất cả các mối quan hệ tín dụng và là khâu chủ đạo, đóng vai trò
then chốt trong hoạt động cho vay ở các ngân hàng. Xét ở một khía cạnh khác, thẩm
định còn có tác dụng rất thiết thực đối với các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp cũng nhƣ
cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Việc thẩm định nhu cầu vay vốn sẽ giúp đánh giá chính xác
hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc đầu tƣ, ngăn ngừa và hạn chế
bớt các rủi ro, tránh gây thất thoát, không thu hồi đƣợc vốn của chủ đầu tƣ, nhà tài trợ
cũng nhƣ của toàn xã hội.
Ở Việt Nam thời gian qua, công tác thẩm định tại các NHTM vẫn còn nhiều hạn
chế, báo cáo thẩm định còn sơ sài và mang nặng tính hình thức. Hậu quả là các quyết
định lựa chọn đầu tƣ không chính xác nhƣ: cho vay các phƣơng án/dự án có hiệu quả
thấp, không trả đƣợc nợ cho ngân hàng, ngƣợc lại có trƣờng hợp lại bỏ qua các phƣơng
án/dự án tốt Trong bối cảnh thị trƣờng vốn của Việt Nam còn chƣa phát triển thì hoạt

động tín dụng còn mang một ý nghĩa đặc biệt: là kênh dẫn vốn chủ lực trong huyết
mạch của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thẩm định không tốt, dẫn đến những quyết
định sai lầm trong cho vay sẽ gây lãng phí đồng vốn đầu tƣ cũng nhƣ chƣa sử dụng và
phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồn lực để đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội và
cho đất nƣớc. Mặt khác, trƣớc tình hình tỷ lệ nợ xấu đang có xu hƣớng gia tăng nhanh
chóng nhƣ hiện nay, chất lƣợng tín dụng đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại mà
thẩm định chính là nhân tố có ảnh hƣởng sâu rộng đến các quyết định cho vay và các
hệ quả của nó. Nâng cao chất lƣợng thẩm định là yêu cầu, đòi hỏi cấp bách đặt ra cho
2

tất cả các ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng. Hơn nữa, trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, các ngân hàng Việt Nam đang đứng
trƣớc sự cạnh tranh vô cùng gay gắt và khốc liệt từ các đối thủ nƣớc ngoài hơn hẳn về
mọi mặt. Nâng cao chất lƣợng thẩm định là cần thiết để lựa chọn ra đƣợc những
phƣơng án/dự án vay vốn hiệu quả nhất, qua đó tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của
các NHTM, hội nhập thành công và không bị lép vế ngay trên sân nhà.
Từ thực tiễn đánh giá chất lƣợng thẩm định tại các Chi nhánh trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam, ngƣời viết – với tƣ cách là một chuyên viên trực tiếp giúp
việc cho Ban Lãnh đạo thực hiện quản lý, giám sát về hoạt động tín dụng nhận thấy có
khá nhiều bất cập và tồn tại trong công tác này nhƣng chƣa đƣợc nhìn nhận, phân tích
một cách thấu đáo, khoa học. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Có thể nói, tín dụng luôn là đề tài đƣợc bàn luận sôi nổi nhiều nhất khi đề cập đến
lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Đã có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu, đề tài luận
văn về chủ đề nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nhƣ: „„Cơ sở hình thành cho
một khoản vay tốt‟‟, tác giả Trần Nam Bách, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ ngày
15/10/2006; „„Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lƣợng tín dụng và tăng trƣởng tín
dụng ‟‟, tác giả Võ Mƣời, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ, số 20 ngày 15/10/2009;

„„Vốn tín dụng NHTM đầu tƣ cho nền kinh tế đang tăng trƣởng tích cực‟‟, Tiến sĩ Lê
Văn Luyện, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ, số 13 ngày 01/07/2009; một số khóa
luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ nhƣ: „„Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại
Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam‟‟của tác giả Nguyễn Hồng Ninh, „„Nâng cao chất
lƣợng tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội ‟‟ của tác giả Nguyễn Thị Kim Chi, „„Chất
lƣợng tín dụng của ngân hàng đối với các DNVVN ‟‟ của tác giả Nguyễn Vân Anh …
Trong đó, chất lƣợng thẩm định tín dụng chỉ đƣợc nghiên cứu đan xen với tƣ cách là
một khâu trƣớc khi cho vay trong toàn bộ quy trình tín dụng của một ngân hàng.
Song song với chủ đề nâng cao chất lƣợng tín dụng là diễn đàn bàn luận về cách
thức quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Đây cũng là đề tài thu hút đƣợc nhiều sự
quan tâm nghiên cứu với những bài viết nhƣ: „„Quản lý rùi ro tín dụng của NHTM nhà
3

nƣớc trong thời kỳ hội nhập‟‟ của tác giả Đỗ Văn Độ, Tạp chí ngân hàng số 15, tháng
8/2007; „„Quản lý nợ xấu tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và chiến lƣợc tối đa hóa
lợi nhuận cho ngân hàng‟‟ của tác giả Minh Phƣơng, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền
tệ, số 15 ngày 01/08/2009; „„Bàn thêm về giải pháp xử lý rủi ro tín dụng của NHTM‟‟,
tác giả Đinh Thị Thu Thảo, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ, số 12 ngày
15/06/2010; „„Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Ngoại thƣơng‟‟
tác giả Trần Tiến Chƣơng; „„Rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng ‟‟ TS. Ngô Minh Châu; „„Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các
NHTM tại TP. HCM ‟‟ Tạp chí Kế toán ngày 01/06/2006 cùng rất nhiều luận văn thạc
sĩ nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó, các tác giả đi sâu vào phân tích, nghiên cứu,
đánh giá rủi ro gặp phải sau khi đã ký kết hợp đồng tín dụng, tức là đã cho vay và các
biện pháp phòng ngừa cũng nhƣ giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất cho ngân
hàng.
Gần đây, xuất hiện một số nghiên cứu chuyên sâu về mảng thẩm định trong hoạt
động cho vay nhƣ: „„Tìm hiểu về thẩm định tín dụng‟‟ của tác giả Hằng Nga, www.
Anet.vn ngày 29/06/2010; „„Chất lƣợng thẩm định dự án cho vay vốn tại NHTM‟‟ tác
giả Nguyễn Hùng Tiến, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ, số 9 ngày 01/05/2010 ;

Luận văn thạc sĩ kinh tế „„Giải pháp nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ trung
và dài hạn tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn,
“Nâng cao chất lƣợng thẩm định ngắn hạn đối với các DNVVN tại NHNo&PTNT
Nam Hà Nội ‟‟ của tác giả Tào Tiến Tiệp… Những nghiên cứu này bƣớc đầu đã hình
thành nên một chuyên đề riêng về thẩm định tín dụng nhƣng chƣa đầy đủ và có hệ
thống.
Các bài viết, nghiên cứu về đề tài thẩm định thời gian vừa qua chủ yếu xem xét
lĩnh vực thẩm định các dự án trung, dài hạn hoặc tập trung quan tâm sâu tới lĩnh vực
tài chính của dự án trong khi chƣa có một nghiên cứu mang tính tổng quát, hệ thống có
tính chất bao quát chung trong thẩm định cho cả các món vay ngắn hạn và trung, dài
hạn cũng nhƣ những tiêu chí đánh giá chất lƣợng công tác thẩm định hiện nay; các
nhân tố ảnh hƣởng, quy trình cũng nhƣ một báo cáo thẩm định có chất lƣợng là nhƣ thế
nào…
4

Có thể nói đề tài “Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam” tác giả lựa chọn là một chủ đề có ý nghĩa thực tiễn
vừa mang tầm vĩ mô lẫn vi mô. Một mặt đƣa ra những giải pháp, chính sách hiệu quả
giúp các nhà quản lý nâng cao chất lƣợng thẩm định nói chung đối với các phƣơng án
ngắn hạn và các dự án trung dài hạn. Mặt khác, xây dựng một quy trình thẩm định có
hiệu quả, các nội dung cụ thể cần thực hiện và các nghiệp vụ thẩm định cần thiết khi
tiến hành xem xét món vay đối với cán bộ tín dụng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác thẩm định tín dụng hiện nay
tại Agribank, qua đó đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lƣợng
thẩm định của ngân hàng.
Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng ra sao ?
Quy trình thẩm định đã hợp lý, khoa học và hiệu quả hay chƣa ?

Các giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định của
ngân hàng ?
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt đƣợc những mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm của đề
tài tập trung làm rõ một số nội dung sau :
- Hệ thống hóa một số lý luận chung về chất lƣợng thẩm định.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lƣợng thẩm định tín dụng, làm rõ những tồn
tại và yếu kém trong thời gian qua và tìm hiểu nguyên nhân gây ra thực trạng này.
- Đề xuất một số giải pháp hiệu quả và khả thi nhằm cải thiện chất lƣợng thẩm định.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu hoạt động thẩm định tín dụng tại
Agribank.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tình hình thẩm định tín dụng của tất cả các Chi nhánh trong
toàn hệ thống.
5

- Về thời gian: dẫn chứng số liệu cùng các thông tin khác từ nội bộ Ngân hàng từ
các năm 2007 đến 2010.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kếp hợp với việc
sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích, nhận xét.
Từ thực trạng của ngân hàng, tìm hiểu và tham khảo thêm một số tài liệu chuyên
ngành cùng ý kiến của các nhà quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ để đƣa ra những
giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định của ngân hàng.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa một số tiêu chí đánh giá chất lƣợng thẩm định cùng các kinh
nghiệm của một số ngân hàng trong và ngoài nƣớc trong nghiệp vụ thẩm định.
- Đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay hiện nay tại Agribank.

- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp mang tính thực tiễn và tính khả thi cao
nhằm cải thiện và nâng cao chất lƣợng thẩm định trong Ngân hàng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo & phụ lục, luận văn gồm 3
chƣơng :
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn về chất lƣợng thẩm định tín
dụng tại các NHTM
Chƣơng 2: Hoạt động thẩm định tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng tại
NHNo&PTNT Việt Nam








6

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM

1.1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của hoạt động tín dụng
1.1.1. Tín dụng ngân hàng
Tín dụng xuất phát từ tiếng La tinh Creditidum, trong tiếng Anh là Credit, tiếng
Pháp là Crédit (tin tƣởng, tín nhiệm), theo thuật ngữ dân gian Việt Nam tín dụng có
nghĩa là sự vay mƣợn. Thuật ngữ tín dụng xuất hiện từ khi loài ngƣời có sự phân công
lao động xã hội, sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển. Trong quá trình sản xuất và

trao đổi hàng hóa đã xuất hiện tình trạng nợ nần lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế và
sau đó là phát sinh quan hệ vay mƣợn để thanh toán. Đó chính là mầm mống hình thành
của tín dụng. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một quan hệ xã hội, quan hệ vay mƣợn
giữa các chủ thể kinh tế này với các chủ thể kinh tế khác dựa trên nguyên tắc có hoàn
trả. Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển nhƣợng tạm thời quyền sử dụng một lƣợng giá
trị nhất định dƣới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ ngƣời
cho vay (ngƣời sở hữu) sang ngƣời đi vay (ngƣời sử dụng) và khi đến hạn phải trả lại
với một lƣợng lớn hơn giá trị ban đầu. Khoản giá trị dôi ra này đƣợc gọi là lợi tức tín
dụng. Có thể đƣa ra khái niệm tổng quát về tín dụng nhƣ sau: “Tín dụng là một quan hệ
vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả (cả gốc và lãi) sau một thời gian nhất định”.
[13, trang 104]
Tín dụng ngân hàng là gì?
Tín dụng ngân hàng đƣợc hiểu là “quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, trong đó ngân
hàng là người cho vay, còn người đi vay là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trên
nguyên tắc người đi vay sẽ hoàn trả cả vốn lẫn lãi vào một thời điểm xác định trong
tương lai như hai bên đã thỏa thuận”. [13, trang 118]. Nhƣ vậy, mặc dù ngân hàng là tổ
chức đi vay để cho vay nhƣng tín dụng ngân hàng ở đây mang ý nghĩa là quan hệ cho
vay của ngân hàng đối với khách hàng.
* Các hình thức tín dụng
Loại hình tín dụng khá đa dạng, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân ra
nhiều thể loại cho vay khác nhau nhƣ:
7

Căn cứ vào thời hạn tín dụng: tín dụng ngắn hạn (< 1 năm ), tín dụng trung hạn (
1-5 năm ), tín dụng dài hạn ( > 5 năm ).
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: cho vay không đảm bảo và cho
vay có đảm bảo.
Căn cứ vào hình thức tài trợ: cho vay, chiết khấu thƣơng phiếu, cho thuê, bảo lãnh.
Căn cứ vào mục đích sử dụng: cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và
thƣơng mại , cho vay nông nghiệp, cho vay cá nhân…

Căn cứ vào phương thức hoàn trả: cho vay trả góp, cho vay phi trả góp, cho vay
thấu chi…
Nhìn chung, giữa các loại hình tín dụng trên luôn có sự tƣơng quan, liên kết chặt
chẽ với nhau. Một món vay ngắn hạn có thể đƣợc cho vay có đảm bảo bằng tài sản (thế
chấp, cầm cố tài sản tại ngân hàng hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba) hoặc cũng có thể
đƣợc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nếu ngân hàng đánh giá khách hàng vay
vốn có mức độ uy tín cao. Bên cạnh đó, cho vay trả góp hay cho vay bất động sản
thƣờng là một món vay trung dài hạn trong khi bảo lãnh thƣờng là các món vay có thời
hạn ngắn… Tóm lại, các hình thức tín dụng đƣợc phân chia ở trên đều mang tính tƣơng
đối, vì một món vay có thể bao hàm hai hoặc nhiều tiêu chí phân loại nhƣ trên.

1.1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng
* Đối với ngân hàng
Có thể coi tín dụng đã và vẫn đang là nguồn thu chính của các NHTM. Không
chỉ vậy, việc đáp ứng tốt nhu cầu tín dụng càng đem lại cho ngân hàng một vũ khí cạnh
tranh lợi hại, khả năng mở rộng tín dụng thể hiện tiềm lực mạnh về vốn của ngân hàng
và chất lƣợng tín dụng tốt càng chứng tỏ năng lực quản lý, năng lực chuyên môn cao
của cán bộ ngân hàng, Tất cả những điều đó đã tạo nên uy tín, thƣơng hiệu cho các
NHTM. Mặt khác, tín dụng đƣợc đẩy mạnh sẽ thu hút các khách hàng thực hiện những
giao dịch và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng một cách thuận tiện và thu lợi
nhuận cao hơn.
* Đối với doanh nghiệp
Tín dụng ngân hàng đóng góp một phần quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh
tranh trong kinh doanh cho các doanh nghiệp bởi do yêu cầu của cạnh tranh, các công
8

ty phải liên tục đổi mới công nghệ, đổi mới kỹ thuật mà hiện nay việc đổi mới này vẫn
chủ yếu dựa vào vốn vay từ các NHTM. Mặt khác, tín dụng còn tạo điều kiện mở rộng
quy mô sản xuất, chiếm lĩnh thị trƣờng. Với tƣ cách là một trung tâm tín dụng, NHTM
có vai trò rất quan trọng trong việc tích tụ và tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong

các cơ sở sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cƣ,
trong nƣớc và ngoài nƣớc để đáp ứng yêu cầu vốn cho các doanh nghiệp thực hiện tái
sản xuất mở rộng theo chiều sâu hoặc bù đắp vốn thiếu hụt cho doanh nghiệp. Ngoài ra,
hoạt động tín dụng còn góp phần tăng cƣờng việc chấp hành chế độ hạch toán trong các
doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trƣớc khi cho vay vốn, ngân hàng
có nhiệm vụ giúp đỡ các đơn vị vay vốn xây dựng kế hoạch xin cấp vốn của mình dựa
trên căn cứ về kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính,… Khi xét duyệt cho vay ngân
hàng còn căn cứ vào tình hình chấp hành các nguyên tắc cơ bản của chế độ tín dụng,
tình hình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh tế đối với các đơn vị đối tác cũng nhƣ tôn
trọng các quy chế thủ tục cho vay. Đặc biệt, phải có các báo cáo tài chính, kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong đó nêu rõ mục đích và khẳng định tính khả thi và mức sinh lời
của dự án. Nhƣ vậy, muốn vay đƣợc vốn các doanh nghiệp cần phải thực hiện chế độ
hạch toán thật tốt. Tất cả các công tác trên giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu
quả và ngân hàng có khả năng thu hồi lại đƣợc vốn.
* Đối với kinh tế - xã hội
Tín dụng đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, điều hòa nguồn vốn từ nơi thừa
sang nơi thiếu. Qua đó, giúp cho quá trình tái sản xuất đƣợc tiến hành một cách thƣờng
xuyên liên tục. Mặt khác, tín dụng ngân hàng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, từ
đó kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn cho đầu tƣ phát triển. Không chỉ vậy,
tín dụng ngân hàng còn đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn nhàn rỗi trong xã
hội đã biến mọi nguồn tiền nhàn rỗi phân tán trong xã hội thành nguồn vốn tập trung,
qua đó điều hòa quan hệ cung cầu về tiền tệ, thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Là
công cụ tài trợ, đầu tƣ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt, hỗ trợ cho các ngành
kinh tế kém phát triển, tín dụng ngân hàng giúp tập trung vốn để cho vay đầu tƣ đúng
đối tƣợng, đúng nguyên tắc và có hiệu quả, ƣu tiên cho những ngành then chốt có tính
quyết định trong nền kinh tế và hỗ trợ vốn cho các ngành trọng điểm, mũi nhọn có cơ
hội tạo ra những bƣớc nhảy quan trọng. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn vận dụng
9

cơ cấu vốn hợp lý và chính sách lãi suất thích hợp để khuyến khích các ngành kinh tế

chậm phát triển. Là công cụ để Nhà nƣớc điều tiết kinh tế vĩ mô, góp phần chống lạm
phát, ổn định tiền tệ và giá cả, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động: Thông qua việc
quy định các mức lãi suất cho vay đối với các NHTM, Nhà nƣớc có thể can thiệp vào
lƣợng tiền lƣu thông trong nền kinh tế, qua đó thực hiện chính sách thắt chặt hoặc mở
rộng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu trên của mình. Tín dụng đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tƣ máy móc thiết bị dây chuyền
sản xuất hiện đại và nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài, tạo điều kiện mở
rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại… Bên cạnh đó, sự phát triển của hoạt động tín dụng
giữa các tổ chức tài chính quốc tế, các quỹ tiền tệ và các Ngân hàng nƣớc ngoài với
Chính phủ Việt Nam đã góp phần to lớn thúc đẩy nền kinh tế nƣớc ta có những bƣớc
tiến vƣợt bậc, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tƣ phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ
tầng, cải tạo lại và xây dựng mới các công trình giao thông, các công trình công cộng
phục vụ đời sống của nhân dân.

1.2. Thẩm định tín dụng
1.2.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụng
Hoạt động của các NHTM là một hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, do
đó nó có tính chất đặc thù riêng và luôn tồn tại nhiều rủi ro so với các hoạt động kinh
doanh khác. Ngân hàng Trung ƣơng với vai trò điều hành quản lý vĩ mô, đã ban hành
nhiều loại luật, văn bản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và bảo toàn vốn… Song trên thực
tế, rủi ro tín dụng vẫn xảy ra và các sai lầm vẫn lặp lại. Điều này đã và đang trở thành
một vấn đề nan giải đối với các NHTM. Việc xảy ra rủi ro tín dụng có rất nhiều nguyên
nhân, có thể do yếu tố khách quan nhƣ những biến động bất lợi thuộc về môi trƣờng
hoạt động kinh doanh, vấn đề thông tin bất đối xứng dẫn đến lựa chọn nghịch và rủi ro
đạo đức xuất phát từ phía khách hàng nhƣng cũng có thể xuất phát từ nhân tố chủ quan
từ phía ngân hàng. Theo thống kê, yếu tố chủ quan dẫn đến rùi ro tín dụng vẫn chiếm tỷ
lệ lớn hơn, trong đó phần nhiều là do sai sót trong khâu thẩm định và quyết định cho
vay.



10

Vậy thẩm định tín dụng là gì?
“Thẩm định tín dụng là quá trình xem xét, phân tích các tài liệu, các thông tin
cần thiết về khách hàng có nhu cầu tín dụng mà ngân hàng thu thập được, để từ đó làm
căn cứ quyết định trước khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn”. [11]
Nhƣ vậy, thẩm định tín dụng phải tuân theo một quy trình nhất định, đòi hỏi cán bộ
thẩm định phải có sự hội tụ các kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực đa dạng nhƣ: kế
toán, quản trị, kinh tế, xã hội, các ngành nghề có liên quan, thông tin thị trƣờng, thông
tin về tài sản, công nghệ kỹ thuật và máy móc… Và đặc biệt phải có khả năng nắm bắt
đƣợc tâm lý của khách hàng để phán đoán. Sau cùng để thẩm định có kết quả tốt, cán bộ
thẩm định cần đạt ra các câu hỏi và tự trả lời nhƣ: Khách hàng có nhu cầu và mong
muốn vay vốn, hoàn trả vốn thực sự hay không? Hoặc khách hàng liệu có đủ khả năng
trả nợ hay không? Hay khách hàng có ý định thực hiện nghĩa vụ vay và trả nợ trong
suốt thời gian vay hay không, hay là có ý định đảo nợ… Những câu hỏi và tự trả lời này
của cán bộ thẩm định có vai trò rất lớn trong việc đƣa ra quyết định có nên tài trợ tín
dụng cho khách hàng hay không…
Có nhiều trƣờng hợp khi sau khi thẩm định xong, quyết định xong mới biết là
không đúng… Vì vậy, không thể chủ quan mà phải nhận thức rõ tính phức tạp của hoạt
động tín dụng, nên mỗi khi đƣa ra quyết định cho vay phải có sự cân nhắc kỹ lƣỡng,
không thể xem xét một cách hời hợt và dễ dàng phê duyệt. Cần phải có sự lồng nghép,
so sánh, đối chiếu với pháp luật, quy trình thẩm định và quy định của ngân hàng trƣớc
khi quyết định cấp tín dụng. Đây là vấn đề cốt lõi để đảm bảo hiệu quả đồng vốn cho
vay. Hiện nay, các hành vi lừa đảo trong quan hệ vay vốn tại các NHTM xuất hiện ngày
càng nhiều điển hình nhƣ: Thành lập nhiều doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng do một
cá nhân đứng tên hoặc đứng đằng sau thuê, mƣớn ngƣời đại diện theo pháp luật, thành
viên sáng lập DN; Làm ăn kém hiệu quả, lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn của ngân hàng;
Làm giả giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và hồ sơ giao dịch tài sản đảm bảo dƣới
nhiều hình thức; Lừa đảo, dụ dỗ chủ sở hữu tài sản làm thủ tục ủy quyền tài sản (trong
đó có ủy quyền thế chấp tài sản) để thế chấp, bảo lãnh cho bên thứ ba vay vốn NH với

nhiều thủ đoạn khác nhau nhƣ vay ké (ngƣời có tài sản đƣợc vay một phần vốn), góp
tài sản vào DN để hƣởng cổ tức cao, đƣợc chi hoa hồng…. dẫn đến rủi ro mất vốn hoặc
không thu hồi đƣợc nợ, ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng.
11

Do đó, một trong những biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng một cách
hữu hiệu là chú trọng đến chất lƣợng thẩm định tín dụng các món vay. Thẩm định hiệu
quả chính là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng
để làm căn cứ cho vay, từ đó giúp ngân hàng đánh giá đƣợc mức độ tin cậy của phƣơng
án sản xuất hoặc dự án đầu tƣ mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ
tục vay vốn đồng thời phân tích và đánh giá đƣợc mức độ rủi ro có thể xảy đến với ngân
hàng khi chấp thuận cho vay.
Mặt khác, việc thẩm định tín dụng còn giúp xây dựng đƣợc một chính sách khách
hàng đúng đắn và hợp lý hơn, tạo điều kiện cho ngân hàng và khách hàng nâng cao hiệu
quả và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Không chỉ vậy, việc thẩm định tín dụng có một ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng:
Giúp khách hàng lựa chọn đƣợc phƣơng án/dự án đầu tƣ tốt nhất; Hỗ trợ đắc lực cho
các cơ quan quản lý của nhà nƣớc đánh giá đƣợc sự cần thiết và tính phù hợp của dự án
đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, địa phƣơng và cả nƣớc trên các mục tiêu,
quy mô, quy hoạch và hiệu quả; Thông qua thẩm định giúp ta xác định đƣợc sự lợi hại
của dự án khi đi vào hoạt động trên các khía cạnh: Công nghệ, ô nhiễm môi trƣờng, và
các lợi ích kinh tế xã hội khác; Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho
vay hoặc tài trợ dự án…

1.2.2. Phƣơng pháp và cơ sở thẩm định
* Phƣơng pháp thẩm định
Lựa chọn phƣơng pháp thẩm định là việc làm đầu tiên trong công tác thẩm định
tín dụng đối với các NHTM. Nếu lựa chọn phƣơng pháp thẩm định không hợp lý, phù
hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng, sẽ làm giảm kết quả và chất lƣợng của công
tác thẩm định. Ngƣợc lại, một phƣơng pháp thẩm định phù hợp và hợp lý sẽ làm tăng

kết quả và hiệu quả của công tác thẩm định nói riêng và chất lƣợng tín dụng nói chung.
Hiện nay, các NHTM khi thực hiện thẩm định cho vay đều áp dụng phƣơng pháp nhƣ:
Phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Phƣơng pháp định tính là phƣơng
pháp mà kết quả đƣợc xác định trên cảm nhận định tính của cán bộ thẩm định. Trong
khi đó, phƣơng pháp định lƣợng là phƣơng pháp đánh giá qua hệ thống chỉ số tài chính,
hay phân tích độ nhạy. Nhìn chung, hai phƣơng pháp trên thƣờng đƣợc kết hợp với
12

nhau trong quá trình thẩm định món vay để đƣa ra quyết định cho vay đối với các khách
hàng.
* Cơ sở của việc thẩm định
Để có căn cứ thẩm định phƣơng án, dự án vay vốn, các cán bộ tín dụng (CBTD)
phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin về khách hàng từ các nguồn
nhƣ:
Phỏng vấn trực tiếp người vay (gặp gỡ khách hàng): Mục đích phỏng vấn là quan
sát thái độ, phƣơng pháp và nội dung trả lời của khách hàng, phát hiện những mâu
thuẫn và các vấn đề không nhất quán hoặc không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nội
dung trả lời phỏng vấn. Qua đó có thể rút ra nhận xét về tƣ cách, năng lực, phẩm chất
đạo đức, kinh nghiệm, uy tín của ngƣời vay.
Những thông tin do khách hàng cung cấp (chính là bộ hồ sơ vay vốn do Ngân
hàng yêu cầu):
+ Giấy tờ chứng nhận tƣ cách pháp nhân hoặc thể nhân thể hiện qua: Giấy phép
thành lập, đăng ký kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề, điều lệ hoạt động; Quyết định bổ
nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) và kế toán trƣởng (đối với pháp nhân); Giấy phép
đăng ký kinh doanh, bản sao chứng minh thƣ và hộ khẩu (đối với thể nhân)
+ Hồ sơ tài chính khách hàng nhƣ các loại báo cáo tài chính theo quy định của
Bộ tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo kiểm toán độc lập (nếu có).
+ Hồ sơ về phƣơng án/dự án vay vốn trong đó giải trình rõ dự định, mục đích,
các điều kiện để thực hiện phƣơng án/dự án, kế hoạch sử dụng tiền vay; tính toán hiệu

quả kinh tế của phƣơng án/dự án; nguồn trả nợ và kế hoạch trả nợ. Ngoài ra, đối với dự
án vay vốn cần có thêm các văn bản đƣợc cấp có thẩm quyền duyệt theo Điều lệ quản lý
đầu tƣ và xây dựng, các văn bản liên quan đến đấu thầu thực hiện dự án và các văn bản
liên quan khác.
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay về các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối
với tài sản đảm bảo và các văn bản xác định trị giá tài sản đảm bảo tiền vay của bộ phận
thẩm định hoặc của các cơ quan thẩm định độc lập.
+ Các văn bản, giấy tờ khác có liên quan (nếu cần) nhƣ Hợp đồng mua bán hàng
hoá, dịch vụ; giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc quota nhập khẩu
13

Ngoài ra, cần thu thập thêm những thông tin từ Ngân hàng có quan hệ thanh
toán, tiền gửi, tín dụng với khách hàng, các nguồn thông tin của các tổ chức có liên
quan và thông tin từ thị trƣờng Tuỳ theo nội dung, đặc điểm, tính chất từng khoản vay
cụ thể, cán bộ tín dụng phải điều tra, thu thập bổ sung các thông tin có liên quan đến
khoản vay tại một số cơ quan nhƣ: Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà
nƣớc CIC; các cơ quan kiểm toán độc lập; các cơ quan quản lý Nhà nƣớc hoặc chủ quản
cấp trên; cơ quan thuế; hải quan; quản lý thị trƣờng, cơ quan quản lý đất đai; địa chính
Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định sẽ đi điều tra thực tế tại nơi hoạt động kinh
doanh của ngƣời xin vay, khảo sát, tham quan thực tế nhà máy, phân xƣởng hay văn
phòng và gặp gỡ nhân viên ở đó để trực tiếp đánh giá khả năng và hiệu quả quản lý,
trình độ kỹ thuật; chất lƣợng và uy tín sản phẩm. Ngoài ra phải trực tiếp điều tra thu
thập các thông tin thị trƣờng khác nhƣ: Từ cán bộ công nhân viên; qua xã hội; báo chí;
thông tin từ nhà cung cấp; ý kiến khách hàng có quan hệ mua bán
Tóm lại, tất cả các nguồn thông tin thu thập đƣợc ở trên là cơ sở và căn cứ quan
trọng giúp cho cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định phƣơng án/dự án vay vốn của khách
hàng.
1.2.3. Quy trình và nội dung thẩm định
1.2.3.1. Quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định là một bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi

tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng cho đến khi quyết định cho vay. Việc xác lập
một quy trình thẩm định tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó là đặc biệt quan trọng
đối với một NHTM. Thật vậy, về mặt hiệu quả, một quy trình thẩm định hợp lý sẽ giúp
cho ngân hàng nâng cao chất lƣợng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản
lý, quy trình thẩm định có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm
cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và là cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay
vốn.
Quy trình thẩm định đƣợc miêu tả qua sơ đồ sau:




14



















Nhìn chung, quy trình thẩm định thƣờng trải qua lần lƣợt 05 bƣớc nhƣ trên. Khi
khách hàng gửi đến ngân hàng bộ hồ sơ xin vay vốn, đầu tiên CBTD cần phải xem xét
tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ đó. Tiếp theo, bằng các nguồn khác nhau thu
thập thêm thông tin về khách hàng, về phƣơng án/dự án xin tài trợ vốn. Khi đã có đủ cơ
sở cần thiết, CBTD tiến hành thẩm định theo các nội dung cần thiết đƣợc ngân hàng
quy định khá cụ thể. Trong quá trình thẩm định đó, CBTD cũng nêu đƣợc các ƣớc
lƣợng và đánh giá rủi ro có thể xảy ra và đề xuất trong báo cáo thẩm định của mình.
Cuối cùng là kết luận về khả năng thu hồi nợ vay của khách hàng, định giá giá trị tài sản
đảm bảo cho món vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Quy trình thẩm định tín dụng
yêu cầu phải đƣợc thiết kế khoa học, chặt chẽ, hợp lý giúp cho kết quả thẩm định đạt
chất lƣợng, đảm bảo khả năng sinh lời của món vay và mức độ bảo toàn vốn cao. Chính
vì vậy, quy trình thẩm định tín dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng ảnh hƣởng
trực tiếp đến chất lƣợng thẩm định của ngân hàng.

Xem xét hồ sơ vay
của khách hàng
Thu thập thông tin bổ
sung cần thiết
Thẩm định các nội dung cần
thiết
Ƣớc lƣợng và kiểm soát rủi ro
tín dụng
Kết luận về khả năng
thu hồi nợ vay
(4)
(3)
(1)
(2)
Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định tín dụng


(5)
15

1.2.3.2. Nội dung thẩm định PA/DA vay vốn
Sau khi khách hàng đến ngân hàng lập hồ sơ vay vốn và gửi lại ngân hàng, ngân
hàng sẽ tiếp nhận và tiến hành giao cho các bộ phận có liên quan để tiến hành thẩm
định trƣớc khi quyết định có cấp tín dụng cho khác hàng hay không. Nội dung của công
tác thẩm định trƣớc khi tài trợ cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng thƣờng đƣợc
tập trung vào các vấn đề chính nhƣ sau:
(1) Thẩm định năng lực pháp lý, uy tín của khách hàng
Đây là công việc đầu tiên mà trƣớc khi xác lập quan hệ tín dụng giữa ngân hàng
và khách hàng, ngân hàng cần phải xem xét. Năng lực pháp lý là cơ sở để xem khách
hàng có khả năng tham gia vào quan hệ tín dụng hay không, hay nói cách khác là khách
hàng có đủ tiêu chuẩn để vay vốn hay không. Năng lực pháp lý là yếu tố rất quan trọng
trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng khi vay vốn và cũng là yếu tố tiên
quyết để thực hiện tốt các yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm an toàn tín dụng. Do đó,
những khách hàng có hoặc không có đủ năng lực pháp lý thì sẽ không đƣợc ngân hàng
thiết lập quan hệ tín dụng và cho vay. Việc thẩm định tƣ cách pháp lý của khách hàng là
công việc đầu tiên của công tác thẩm định, công việc này không khó, vì tất cả các điều
cần thẩm định ở hết trong các giấy tờ, hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, nếu
các ngân hàng không cẩn thận và chủ quan trong công tác thẩm định này sẽ gây ra
nhiều rủi ro đối với ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ, đặc biệt là trong trƣờng hợp
khách hàng không hoàn trả nợ, khi đó ngân hàng phải cần đến sự can thiệp của pháp
luật.
Thẩm định tƣ cách và uy tín khách hàng là điều kiện ban đầu và rất quan trọng
giúp cho ngân hàng hạn chế đƣợc các rủi ro chủ quan do khách hàng gây ra nhƣ: rủi ro
đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với môi
trƣờng, đề phòng và phát hiện những âm mƣu lừa đảo ngay từ đầu của một số khách
hàng.

(2) Thẩm định năng lực tài chính khách hàng
Đây là nội dung thẩm định nhằm đánh giá chính xác thực trạng tài chính, khả năng
độc lập tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh, khả năng tự cân đối các nguồn tiền
có thể sử dụng chi trả khi cần thiết mà đặc biệt là khả năng thanh toán và chỉ tiêu sinh
lời. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết là một trong những
16

điều kiện tiên quyết để xem xét khi cho vay. Đối với doanh nghiệp, tình hình tài chính
tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng. Mặt
khác, khi tài chính của doanh nghiệp vững mạnh sẽ góp phần vào việc đảm bảo cho các
khoản vay trong trƣờng hợp doanh nghiệp không hoàn trả nợ đƣợc cho ngân hàng. Do
đó, các ngân hàng rất quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khi thẩm định
vay vốn. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp thƣờng đƣợc thể hiện qua các tài liệu
nhƣ: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ;
Bảng thuyết minh các báo cáo tài chính.
Khi tiến hành thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, điều đầu tiên chính là
phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích bảng cân đối kế toán cần
chú ý đến các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu sau:
Nhóm các chỉ tiêu về tính hình, khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể hoàn
trả các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển nhanh chóng các tài sản lƣu động thành
tiền để trả nợ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu nhƣ: Hệ số khả năng
thanh toán ngắn hạn (Khả năng thanh toán chung); Hệ số khả năng thanh toán nhanh;
Hệ số khả năng thanh toán tức thời; Khả năng thanh toán cuối cùng
Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự chủ tài chính và rủi ro tài chính của
doanh nghiệp. Khả năng tự chủ tài chính là khả năng tự cân đối về tài chính của doanh
nghiệp để đáp ứng các khoản nợ phải trả. Khái niệm tự chủ tài chính đƣợc thể hiện
thông qua hệ số tài trợ và năng lực đi vay. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: Hệ số tài trợ;
Năng lực đi vay; Hệ số nợ trên tài sản; Hệ số nợ trên vốn tự có; Thông số đòn bẩy (tỷ số

nợ dài hạn); Khả năng thanh toán lãi vay
Nhóm các chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng
nguồn vốn đƣợc đầu tƣ vào các tài sản khác nhau cho nên không chỉ quan tâm đến việc
đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn mà phải chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ
phận cấu thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp. Khả năng hoạt động đƣợc thể hiện
thông qua các chỉ tiêu sau: Vòng quay vốn; Vòng quay hàng tồn kho; Kỳ thu tiền bình
quân; Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
17

Tiếp theo là đánh giá, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua các nội dung nhƣ:
Đánh giá kết quả kinh doanh: đánh giá sự biến động tuyệt đối và tƣơng đối của
các chỉ tiêu: Doanh thu thuần; Doanh thu xuất khẩu; Lợi nhuận ròng từ hoạt động sản
xuất kinh doanh Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu: Lợi nhuận
ròng từ hoạt động kinh doanh; Lợi nhuận trƣớc thuế
Đánh giá khả năng sinh lời tài chính: phân tích khả năng sinh lời là một yếu tố
chính đo độ bền kinh tế và tài chính của doanh nghiệp. Ngân hàng đặc biệt quan tâm
đến chỉ tiêu này vì qua đó phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và
hiệu năng quản lý của doanh nghiệp, là cơ sở để có thể thu hồi đƣợc món vay, thể hiện
thông qua một số chỉ tiêu nhƣ: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu; Khả năng sinh lời của nguồn vốn thƣờng xuyên; Doanh lợi vốn (Tỷ lệ
hoàn vốn đầu tƣ)
Trên đây là những chỉ tiêu cơ bản để giúp ngân hàng phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Trong quá trình thẩm định, ngân hàng không nhất thiết phải sử
dụng tất cả các chỉ tiêu trên, nhƣng phải nắm bắt đƣợc những nét chính tiêu biểu trong
toàn cảnh bức tranh tài chính giúp ích cho công tác thẩm định, phải xác định các vùng
rủi ro cần cân nhắc trƣớc khi xử lý, kết quả phân tích phải kết hợp với các yếu tố khác
để đƣa ra quyết định đúng đắn cuối cùng, hạn chế những tổn thất ban đầu trong quá
trình kinh doanh.

Cuối cùng là phân tích tình hình lƣu chuyển tiền tệ: Trƣớc khi quyết định cho
vay, Ngân hàng cần quan tâm xem khách hàng có luồng tiền đủ lớn để trả nợ gốc và lãi
hay không. Ngân hàng chỉ có thể tài trợ khi biết chắc rằng doanh nghiệp có khả năng
tạo ra tiền kịp thời để trả nợ khi đến hạn. Bởi vậy, mối quan tâm hàng đầu của các Ngân
hàng là khả năng thanh toán. Doanh nghiệp có thể cho thấy làm ăn có lãi qua các thông
số đƣợc phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh nhƣng vẫn có thể không đáp ứng
đƣợc những yêu cầu thanh toán của các chủ nợ tại một thời điểm nào đó. Báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ cho phép phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách sát
thực bởi nó cung cấp các thông tin cần thiết cho việc đánh giá khả năng tạo tiền của các
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, đồng thời dự báo thanh khoản trong tƣơng lai. Sức
mạnh tài chính của một doanh nghiệp đƣợc đánh giá bằng khả năng tạo tiền từ nội tại
18

hay nói cách khác là khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh, không phải từ hoạt
động đầu tƣ hay hoạt động tài chính.
Tóm lại, thông qua phân tích tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng có thể biết
đƣợc một phần tình hình SXKD, tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan hay khó
khăn, xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp để từ đó có quyết định cho vay đúng đắn,
đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn.
(3) Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay
Mục đích sử dụng vốn là phƣơng hƣớng sản xuất, kinh doanh không trái với các
quy định của pháp luật mà doanh nghiệp trình lên ngân hàng xin cấp vốn, khi ngân hàng
chấp nhận cấp vốn thì doanh nghiệp đƣợc sử dụng nhằm đạt đƣợc mục đích đó. Trƣớc
khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng luôn mong muốn là cấp tín dụng
cho khách hàng sử dụng đúng mục đích, do đó ngân hàng thƣờng thẩm định rất kỹ về
mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Vì, khi nhận đƣợc nguồn tài trợ vốn, khách hàng
sử dụng sai mục đích sẽ dẫn đến toàn bộ những nhận định, phân tích đánh giá của ngân
hàng về mục đích vay vốn của khách hàng đều không có ý nghĩa. Mặt khác khi khách
hàng sử dụng vốn không đúng với mục đích, điều đó sẽ làm tăng tính rủi ro trong việc
trả nợ của khách hàng. Vì vậy, ngoài việc thẩm định mục đích vay vốn của khách hàng

tại thời điểm xin vay, sau khi giải ngân các ngân hàng vẫn phải theo dõi, kiểm tra xem
khách hàng có sử dụng đúng mục đích nhƣ đã cam kết hay không. Cho dù khách hàng
có tài sản bảo đảm, có khả năng trả nợ lớn nhƣng mục đích sử dụng vốn vay không
đƣợc ngân hàng chấp nhận, thì ngân hàng cũng không phê duyệt cấp tín dụng đối với
khách hàng đó.
Mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng thƣờng đƣợc thể hiện rõ trong đơn
xin vay, trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, PASXKD, DAĐT của doanh nghiệp. Do
đó, trƣớc khi tiến hành cấp tín dụng, các ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định xem mục
đích sử dụng vốn vay của khách hàng có hợp pháp hay không, có phù hợp với giấy
phép đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký hay không? Thông thƣờng các
doanh nghiệp có thể lập ra nhiều phƣơng án sản xuất kinh doanh, tuy nhiên chỉ có
những phƣơng án, dự án phù hợp với chức năng và phù hợp với giấy phép đăng ký của
doanh nghiệp thì mới đƣợc ngân hàng xem xét cấp tín dụng. Các trƣờng hợp ngoại lệ
khác thƣờng bị ngân hàng từ chối không cho vay.

×