Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng quế xuấu khẩu sang thị trường Ấn Độ tại công ty tư nhân Thanh Hiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.67 KB, 42 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong
trường và khoa Thương Mại Quốc Tế, những người đã truyền đạt kiến thức và tạo
điều kiện tốt nhất cho em bước đầu hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em
cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Quốc Thịnh, người trực tiếp giúp
đỡ em trong quá trình hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, với đề tài:
“ Hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng quế xuấu khẩu sang thị trường
Ấn Độ tại công ty tư nhân Thanh Hiên”.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ công nhân viên của công ty đã
tạo điều kiện tốt nhất cho em tìm hiểu, thu thập số liệu, điều tra phỏng vấn và đóng
góp những ý kiến quý báu trong quá trình em thực tập và hoàn thiện khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện bài với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhưng
do hạn chế về thời gian, kiến thức, trình độ và kinh nghiệm bản thân nên bài khóa
luận không tránh khỏi hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp của thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Thuý Ngân
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2013 1
MỤC LỤC 2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
Sơ đồ 2.1. Quá trình tập trung hàng xuất khẩu 5
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG QUẾ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ
CỦA CÔNG TY THANH HIÊN 13
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của công ty Thanh Hiên 13
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động của Công ty năm 2012 14
Bảng 3.3: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty 15
Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh của công ty Thanh Hiên 16
Biểu đồ 3.5: Kết quả xuất khẩu quế của công ty tư nhân Thanh Hiên giai đoạn 2010- 2012 18
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh quế theo kim ngạch xuất khẩu 19
Sơ đồ 3.7: Quy trình chuẩn bị hàng quế của công ty Tư nhân Thanh Hiên 20
Bảng 3.8: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh quế theo thị trường 21
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp kết quả thu gom quế theo khu vực địa lý 25
Sơ đồ 3.10: Quá trình sơ chế, đóng gói, bảo quản hàng quế của Công ty
Thanh Hiên 27
Bảng 4.1. Chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu hàng quế sang thị trường Ấn Độ của công ty Thanh Hiên 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1. Quá trình tập trung hàng xuất khẩu 5
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của công ty Thanh Hiên 13
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động của Công ty năm 2012 14
Bảng 3.3: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty 15
Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh của công ty Thanh Hiên 16
Biểu đồ 3.5: Kết quả xuất khẩu quế của công ty tư nhân Thanh Hiên giai đoạn 2010- 2012 18
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh quế theo kim ngạch xuất khẩu 19

Sơ đồ 3.7: Quy trình chuẩn bị hàng quế của công ty Tư nhân Thanh Hiên 20
Bảng 3.8: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh quế theo thị trường 21
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp kết quả thu gom quế theo khu vực địa lý 25
Sơ đồ 3.10: Quá trình sơ chế, đóng gói, bảo quản hàng quế của Công ty
Thanh Hiên 27
Bảng 4.1. Chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu hàng quế sang thị trường Ấn Độ của công ty Thanh Hiên 30
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT
TMQT Thương mại quốc tế
XK Xuất khẩu
HĐXK Hợp đồng xuất khẩu
HĐQT Hội đồng quản trị
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CTCP Công ty cổ phần
LĐ Lao động
ĐH Đại học
KD Kinh doanh
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong giai đoạn kinh tế hội nhập, các quốc gia đều có cơ hội mở rộng quan
hệ kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Mỗi nước đều muốn tạo
được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Quốc tế và tạo một hình ảnh riêng của quốc
gia thông qua chính những hàng hóa và dịch vụ mà nó cung cấp. Và Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu thế chung đó. Một số các sản phẩm tiêu biểu được nước ta chú
trọng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu ra quốc tế như: hàng dệt
may, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ…

Bình diện chung chất lượng quế xuất khẩu của Việt Nam chưa thật cao, đa
phần là các hộ gia đình trồng trọt nhỏ lẻ, phân tán, chưa ứng dụng được công nghệ
hiện đại vào quá trình sản xuất dẫn đến chất lượng còn chưa đồng đều và hiệu quả
thấp. Bên cạnh đó công tác tập trung tạo nguồn hàng, đóng gói, bao bì, kiểm tra
hàng trước khi xuất khẩu còn gặp nhiều vấn đề khó khăn dẫn đến những vi phạm
hợp đồng với về lượng, chất lượng hàng hóa, chênh lệch thời gian giao hàng, từ đó
gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Ngoài ra trong quá trình thực tập tại công ty tư
nhân Thanh Hiên em biết thị trường Ấn Độ là thị trường rất tiềm năng của công ty
với những đơn hàng lớn và thường xuyên. Các nhà nhập khẩu Ấn Độ đặc biệt chú
trọng đến giao hàng đúng tiêu chuẩn đã ký kết, đúng thời gian, đảm bảo tính liên
tục của nguồn hàng. Chất lượng cao ở giá cả cạnh tranh là vấn đề đặc biệt quan
trọng đối với các nhà nhập khẩu Ấn Độ. Với hoàn cảnh như vậy, công ty tư nhân
Thanh Hiên đã có những cố gắng trong việc chuẩn bị hàng quế xuất khẩu sao cho
đáp ứng ở mức cao nhất khách hàng. Do đó việc tìm giải pháp chuẩn bị hàng, nhằm
nâng cao tính hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu hàng quế của công ty là rất cần
thiết.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề chuẩn bị hàng xuất khẩu tại công ty được thực hiện thường xuyên
nhưng hiệu quả của quy trình công ty thực hiện vẫn chưa phải là tối ưu. Việc thực
hiện chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, lối mòn và mang lại kết quả chưa cao. Vì vậy
khi em đề xuất đề tài nghiên cứu của mình đã được các cán bộ cấp cao của công ty
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 1 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
đặc biệt quan tâm và giúp đỡ rất nhiều về cung cấp tài liệu trong quá trình hoàn
thiện đề tài của mình.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện với mục đích hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng
quế xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ của công ty tư nhân Thanh Hiên
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nội dung trong quy trình chuẩn bị hàng quế xuất

khẩu sang thị trường Ấn Độ của công ty tư nhân Thanh Hiên. Quy trình này bao
gồm 3 giai đoạn chính là: tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng; bao gói hàng
xuất khẩu; kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
Khách thể nghiên cứu: các nhân viên trong văn phòng có nhiệm vụ trực tiếp
thực hiện công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu, các đối tác, khách hàng và các nhà
cung ứng của công ty. Để từ đó làm sáng tỏ phương diện lý luận trong việc thực
hiện quy trình chuẩn bị hàng hóa và tầm quan trọng của công tác chuẩn bị hàng hóa
xuất khẩu
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu quy trình chuẩn bị hàng quế tại công ty tư nhân
Thanh Hiên
Về không gian: thị trường Ấn Độ.
Về thời gian: 3 năm trở lại đây 2010- 2012 và định hướng 2 năm 2013-2014.
- Sản phẩm: các loại quế.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
+ Phương pháp điều tra bằng điều tra trắc nghiệm: gồm 10 câu hỏi trắc
nghiệm liên quan trực tiếp đến vấn đề chuẩn bị hàng quế xuất khẩu của công ty
Thanh Hiên. Phiếu điều tra trắc nghiệm này dành cho các cán bộ quản lý và nhân
viên thuộc phòng xuất nhập khẩu của công ty.
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn chuyên sâu một số
đối tượng là cán bộ cấp cao và nhân viên trực tiếp tham gia vào công tác chuẩn bị
hàng quế xuất khẩu tại công ty.
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 2 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
+ Nguồn dữ liệu bên trong: các báo cáo tài chính về tình hình hoạt động, tình
hình xuất khẩu của công ty trong 3 năm 2010- 2012, các bộ hợp đồng xuất khẩu
hàng, các bộ hợp đồng sản xuất, hợp đồng thu mua hàng quế…

+ Nguồn dữ liệu bên ngoài: giáo trình, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí
chuyên ngành kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu…
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Biên tập và mã hóa dữ liệu: tổng hợp, biên tập các câu hỏi trắc nghiệm,
phỏng vấn…
- Phương pháp so sánh: so sánh các kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng quế
và hiệu quả của công tác chuẩn bị hàng của công ty trong 3 năm 2010 – 2012.
1.7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Khóa luận được xây dựng
theo 4 chương, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận của việc chuẩn bị hàng quế xuất khẩu
Chương 3: Thực trạng của quy trình chuẩn bị hàng quế xuất khẩu sang thị
trường Ấn Độ của công ty Thanh Hiên
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng quế xuất khẩu
sang thị trường Ấn Độ của công ty Thanh Hiên.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUẨN BỊ HÀNG
XUẤT KHẨU
2.1. Khái quát về việc chuẩn bị hàng xuất khẩu
2.1.1. Khái niệm của chuẩn bị hàng xuất khẩu
Chuẩn bị hàng xuất khẩu là chuẩn bị theo đúng tên hàng, số lượng, phù hợp
với chất lượng, bao bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời hạn trong hợp
đồng TMQT. Như vậy quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm các nội dung:
Tập trung hàng xuất khẩu và tạo tạo nguồn hàng, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu
hàng hóa. (PGS.TS. Doãn Kế Bôn (Chủ Biên), 2010, Giáo trình quản trị tác nghiệp
Thương mại Quốc tế, NXB Chính trị - Hành chính).
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 3 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
2.1.2. Đặc điểm của chuẩn bị hàng xuất khẩu
Thứ nhất, chỉ tiêu phản ánh về mặt khối lượng. Nó thể hiện giá trị sản lượng

hàng hóa của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch từ các nguồn khác nhau. Tiếp tục
phân tích, đánh giá về mức độ hoàn thành kế hoạch của từng loại hàng theo số
lượng, ảnh hưởng của nó và nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn thành kế hoạch
mua hàng của doanh nghiệp. Mức độ hoàn thành kế hoạch được xác định bằng
thương số giữa khối lượng thực tế của một loại hàng hóa mua về trong kỳ báo cáo
so với kế hoạch đặt ra
Thứ hai, chỉ tiêu phản ánh về mặt chất lượng. Nhu cầu về hàng hóa mua về
để xuất khẩu không chỉ đòi hỏi đủ số lượng mà còn đòi hỏi đúng chất lượng. Vì
chất lượng hàng hóa tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc bán hàng, đến giá
thành của hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường Quốc tế đồng thời ảnh
hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. Vì vậy, khi mua hàng doanh
nghiệp cần có phương pháp kiểm tra chất lượng, đối chiếu các tiêu chuẩn kỹ thuật
của khu vực và trên Thế giới, đối chiếu với các hợp đồng kinh tế.
Thứ ba, chỉ tiêu phản ánh tính đồng bộ. Trong quá trình thu mua hàng hóa
cũng cần phải đảm bảo tính đồng bộ của hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng. Vì
nếu không đồng bộ thì khách hàng muốn mua về sản xuất sẽ không tiến hành được
và do đó họ sẽ từ chối mua hàng. Đây là một trong những nguyên nhân gây tồn
đọng hàng hóa ở doanh nghiệp, từ đó làm ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, chỉ tiêu phản ánh tính kịp thời. Điều kiện quan trọng để đảm bảo đáp
ứng nhu cầu của khách hàng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, tạo niềm tin
và uy tín cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đảm bảo mua đủ những hàng hóa
cần mua một cách kịp thời trong một thời gian quy định theo đúng yêu cầu của
khách hàng.
Thứ năm, các phương pháp xác định chỉ tiêu. Để xác định chỉ tiêu này, có
thể dùng nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn các phương pháp này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích của việc đánh giá tình hình, tình hình tổ chức
công tác thu mua tạo nguồn, tình hình hạch toán và bảng biểu thống kê…
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 4 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh

2.1.3. Vai trò của chuẩn bị hàng xuất khẩu
Chuẩn bị hàng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng giúp doanh
nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Đối với ngành nông lâm sản thì công tác chuẩn bị hàng
lại là khâu quan trọng nhất. Công tác thu gom nguyên liệu được thực hiện tốt sẽ đáp
ứng được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là cung cấp và đáp ứng những
nguồn nguyên liệu có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tạo uy
tín cho doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì việc có nguồn hàng ổn
định còn là tiền đề cho việc phát triển kinh tế, là tiền đề cần thiết cho hoạt động
kinh doanh phát triển. Chuẩn bị hàng ảnh hưởng trực tiếp đến đến chất lượng hàng
xuất khẩu, tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng, uy tín doanh nghiệp và
hiệu quả kinh doanh. Do vậy, có thể khẳng định hoạt động chuẩn bị hàng xuất khẩu
có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2. Quy trình và nội dung cơ bản của chuẩn bị hàng xuất khẩu
2.2.1. Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng
Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù hợp
về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí. Tạo nguồn hàng là toàn
bộ các biện pháp, cách thức tác động đến nguồn hàng để tạo ra các nguồn hàng có
khả năng đáp ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa cho doanh nghiệp xuất khẩu. Để tập
trung hàng xuất khẩu nhà quản trị phải đưa ra các quyết định: tập trung từ nguồn
nào, phương thức, thời điểm và số lượng hàng…
Quá trình tập trung hàng có thể mô tả như trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Quá trình tập trung hàng xuất khẩu
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 5 Lớp: K45E3
Xác định nhu cầu hàng xuất khẩu
Nhận dạng và phân loại nguồn hàng xuất khẩu
Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu
Lựa chọn hình thức giao dịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
(Nguồn: PGS.TS. Doãn Kế Bôn (Chủ Biên), 2010, Giáo trình quản trị tác

nghiệp Thương mại Quốc tế, NXB Chính trị - Hành chính)
Xác định nhu cầu hàng xuất khẩu. Trên cơ sở kế hoạch xuất khẩu, cần xác
định nhu cầu về hàng xuất khẩu: số lượng, chủng loại, yêu cầu về chất lượng bao bì,
lịch trình giao hàng làm cơ sở để nghiên cứu, lựa chọn nguồn hàng để tập trung
hàng xuất khẩu.
Phân loại nguồn hàng xuất khẩu: Phân loại nguồn hàng xuất khẩu là phân
chia sắp xếp các nguồn hàng theo các tiêu thức cụ thể nào đó, tạo ra các nhóm
nguồn hàng có các đặc trưng tương đối đồng nhất để có các chính sách, biện pháp
lựa chọn và ưu tiên thích hợp với từng loại nguồn hàng để khai thác tối đa khả năng
từ mỗi loại nguồn hàng. Các loại nguồn hàng phân loại dựa trên các tiêu thức:
Theo khối lượng hàng hóa mua được. Nguồn hàng chính: là nguồn hàng có
khả năng cung cấp một số lượng hàng lớn với chất lượng đảm bảo cho DN. Nguồn
hàng phụ: là nguồn hàng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong khối lượng hàng của DN
Theo khu vực địa lý: Có thể theo dấu hiệu miền, vùng, tỉnh, thành phố…
Theo cách phân loại này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác các hàng
nông sản thực phẩm, hàng tiểu thủ công nghiệp đặc trưng riêng có của từng vùng để
tăng khả năng và phát triển lợi thế của từng vùng.
Theo mối quan hệ với nguồn hàng. Nguồn hàng truyền thống: là nguồn hàng
mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch mua bán từ lâu, thường xuyên, liên tục, có
tính ổn định cao.Nguồn hàng không quan hệ thường xuyên: là nguồn hàng doanh
nghiệp chỉ giao dịch qua các thương vụ, không mang tính liên tục.Nguồn hàng mới:
là nguồn hàng mà doanh nghiệp mới có giao dịch và khai thác, có thể sẽ phát triển
thành các nguồn hàng truyền thống và điều quan trọng là giúp doanh nghiệp mở
rộng phạm vi và phát trển kinh doanh.
Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu:
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 6 Lớp: K45E3
Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: Đối tượng nghiên cứu là các nguồn hàng
hiện hữu và các nguồn hàng tiềm năng. Nội dung nghiên cứu là phải nhận dạng

được tất cả các nguồn hàng hiện hữu và tiềm năng, tiến hành phân loại nguồn hàng
và tiến hành nghiên cứu theo các nội dung sau:
Khả năng sản xuất của nguồn hàng: liên tục hay theo thời vụ.
Tiềm lực tài chính, khả năng kĩ thuật của nguồn hàng: tiềm lực tài chính và
kĩ thuật quyết định nhiều đến khả năng sản xuất của nguồn hàng .
Năng lực quản lý: khả năng quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo hoạt động của doanh nghiệp.
Đánh giá lựa chọn nguồn hàng. Để lựa chọn nguồn hàng cần phải có một
quá trình đánh giá các nguồn hàng để lựa chọn. Người XK phải luôn luôn đánh giá
các nguồn hàng hiện tại và nguồn hàng mới
Đánh giá lựa chọn nguồn hàng mới. Khi nhìn nhận ở các góc độ khác nhau
nên có nhiều quan điểm về nguồn hàng mới, nhưng đều thống nhất các dấu hiệu để
nhận dạng một nguồn hàng mới là:
Căn cứ 1: Nguồn hàng mới tham gia cung cấp các mặt hàng
Căn cứ 2: Nguồn hàng hiện tại nhưng cung cấp các mặt hàng mới
Căn cứ 3: Nguồn hàng hiện tại nhưng tham gia cung cấp cho một khu vực thị
trường mới.
Còn đối với một doanh nghiệp xuất khẩu nguồn hàng mới là nguồn hàng lần
đầu có quan hệ cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp hoặc đã có quan hệ buôn bán
với doanh nghiệp nhưng hiện tại đã thay đổi về bản chất, thì vẫn phải xem xét đánh
giá và lựa chọn như một nguồn hàng mới.
Đánh giá các nguồn hàng hiện tại. Nguồn hàng hiện tại là nguồn hàng đã và
đang cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp. Các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát
triển ít khi đánh giá các nhà cung cấp hiện tại một cách hệ thống. Họ thường quan
hệ với các nguồn hàng cho đến khi không có nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng của
các nguồn hàng đó hoặc có các “sự cố” các nguồn hàng không còn khă năng cung
cấp các hàng xuất khẩu. Đến khi đó họ mới buộc phải loại các nhà cung cấp đó ra
khỏi danh mục các nhà cung cấp của mình.
Kinh doanh hiện đại các nhà xuất khẩu phải thường xuyên đánh giá các nhà
cung cấp hiện tại để: Một là, thẩm định đánh giá quá trình cung cấp mới; hai là,

kiểm tra các nguồn hàng hiện tại nhằm loại bỏ các nhà cung cấp không đủ tiêu
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 7 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
chuẩn, đồng thời tìm ra các sai lệch của nguồn hàng hiện tại để có biện pháp tác
động thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình chuẩn bị hàng.
- Các hình thức giao dịch hàng
Hình thức mua hàng: Các doanh nghiệp kinh doanh hàng có thể mua hàng
thông qua các đơn hàng hoặc hợp đồng kinh tế, mua hàng không qua hợp đồng,
mua qua đại lý.
Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế: trong đơn đặt hàng phải xác
định được yêu cầu cụ thể về hàng hóa như: tên hàng, chủng loại, quy cách, chất
lượng, số lượng và thời gian giao hàng…Những yêu cầu này phải phù hợp với nhu
cầu về hàng hóa của thị trường nước ngoài
Mua hàng không theo hợp đồng kinh tế: là hình thức mua hàng dựa trên cơ
sở tự do thỏa thuận về giá cả và các điều kiện giao dịch sau khi người bán giao
hàng, nhận tiền và người mua nhận hàng, trả tiền và kết thúc nghiệp vụ mua bán.
Mua qua đại lý: ở những nơi nguồn hàng không tập trung, không mua
thường xuyên, các doanh nghiệp có thể thu mua hàng thông qua các đại lý.
Hình thức gia công hoặc bán nguyên liệu hàng: gia công là hình thức doanh
nghiệp giao nguyên liệu hay bán thành phẩm cho đơn vị sản xuất, để đơn vị sản
xuất gia công chế biến thành sản phẩm, giao lại cho bên doanh nghiệp và nhận phí
gia công.
Hình thức liên doanh liên kết tạo nguồn hàng: đây là hình thức các doanh
nghiệp liên doanh liên kết với doanh nghiệp sản xuất hàng , trên nguyên tắc đảm
bảo lợi ích của các bên và lợi cùng hưởng, lỗ cùng chịu.
-Tổ chức hệ thống tập trung hàng: Tổ chức hệ thống tập trung hàng bao gồm
hệ thống các chi nhánh, đại lý, hệ thống kho hàng, hệ thống vận chuyển, hệ thống
thông tin, hệ thống quản lý, ký thuật, công nghệ tập trung hàng và hệ thống nguồn
lực thích hợp…Tổ chức hệ thống tập trung hàng để đảm bảo cung cấp đúng hàng
hóa, đủ về số lượng, phù hợp về chất lượng, kịp thời gian với chi phí thấp là mục

tiêu của tổ chức hợp lý hệ thống.
2.2.2. Bao gói hàng xuất khẩu
Để đóng gói bao bì cho hàng xuất khẩu, người quản trị phải đưa ra các quyết
định: kiểu cách và chất lượng của bao bì; số lượng bao bì cần đóng gói; nguồn và
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 8 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
cách thức cung cấp bao bì; cách thức đóng gói bao bì.
Bao bì là một loại vật phẩm dùng để bao gói và chứa đựng hàng hóa, hạn chế
những tác động của môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ hàng hóa trong quá trình
vận chuyển, bảo quản đồng thời có tác dụng quảng cáo và hướng dẫn tiêu dùng.
2.2.2.1. Yêu cầu và cơ sở khoa học để lựa chọn bao bì đóng gói
- Yêu cầu đối với bao bì hàng
Bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình bảo quản vận
chuyển để hàng hóa đến tay người tiêu dùng trong điều kiện hoàn hảo.
Bao bì phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ, vận chuyển bảo quản nhằm
tránh được các tác động xấu trong quá trình bốc dỡ.
Bao bì phải phù hợp với các tiêu chuẩn, luật lệ, quy định, tập quán và thị
hiếu tiêu dùng của thị trường cũng như tập quán của ngành hàng.
Bao bì cần hấp dẫn thu hút khách hàng, hướng dẫn tiêu dùng, thuận tiện
trong sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bao bì cần phải đảm bảo được các tiêu chí kinh tế như chi phí sản xuất và
đóng gói bao bì, tương quan hợp lý giữa chi phí về bao bì và giá cả hàng hóa, tương
quan giữa khối lượng bao bì và khối lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển…
- Cơ sở khoa học để lựa chọn bao bì đóng gói:
Khi lựa chọn bao bì đóng gói công ty cần căn cứ vào hợp đồng đã kí kết với
khách hàng, căn cứ vào loại hàng hóa, các điều kiện vận tải và pháp luật, tập quán
ngành hàng quy định.
2.2.2.2 Đóng gói hàng hóa
Để đóng gói cho hàng hóa cần phải kế hoạch hóa nhu cầu bao bì. Nghĩa là
phải xác định được nhu cầu về bao bì tương thích với số hàng hóa cần bao gói và có

kế hoạch để cung ứng bao bì về chất lượng, đủ về số lượng và đúng về thời điểm.
2.2.3. Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu
Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc hình vẽ được ghi trên
các bao bì bên ngoài nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình giao nhận,
bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Kẻ ký mã hiệu là khâu cần thiết và là
khâu cuối cùng trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Để kẻ ký mã hiệu người quản trị phải quyết định các vấn đề: về nội dung,
mục đích, đảm bảo được tính thuận lợi trong quá trình giao dịch. Bên cạnh đó kẻ ký
mã hiệu cần hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản
hàng hóa…
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 9 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
Kẻ ký mã hiệu trên bao bì ngoài cho hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo được
các yêu cầu sau:
Nội dung thông tin của ký mã hiệu phải đáp ứng được mục đích đề ra
Ký mã hiệu phải đơn giản và nhất quán về mọi chi tiết chủ yếu, cố gắng sử
dụng tối đa các ký hiệu đã được tiêu chuẩn hóa quốc tế để mọi người dễ đọc và dễ
hiểu
Phải kẻ ký mã hiệu ở vị trí dễ phát hiện và nhận ngay ra từ xa. Phải dùng vật
liệu và kỹ thuật kẻ ký mã hiệu đảm bảo được chất lượng của các ký mã hiệu, nhưng
không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa.
2.3. Đặc điểm của mặt hàng quế
2.3.1 Đặc điểm nuôi trồng và tiềm năng quế của Việt Nam
Quế là cây vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Cây sinh trưởng tốt ở đất có tầng
dầy, thích nghi với các loại đất đỏ. Đất giàu canxi sẽ cho năng suất vỏ và hàm lượng
tinh dầu cao. Cây thích nghi với nhiệt độ bình quân là 22- 27 oC và cần nhiều ánh
sáng. Lượng nước thích hợp cho cây là từ 1500-2000 mm.
Nghề trồng quế ở Việt Nam có từ rất lâu đời. Thời xa xưa, vùng quế nổi
tiếng nhất là Thanh Hóa, Yên Bái, Nghệ Tĩnh…Hiện nay nhờ chính sách khuyến
khích đầu tư của nhà nước vào việc trồng rừng mà diện tích trồng quế của Việt Nam

không ngừng tăng lên hàng năm.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về trồng quế, nếu được quy định đầu
tư một cách đồng bộ và hợp lý sẽ hứa hẹn là nguồn xuất khẩu quế lớn trong khu
vực. Tiềm năng này thể hiện ở:
Về đất đai: chất lượng đất của Việt Nam tốt, có tầng dầy, đất tơi xốp, chất
dinh dưỡng cho cây khá cao (nhất là đất phù sa). Chủng loại đất phong phú với 64
loại thuộc 14 nhóm. Những điều kiện thuận lợi này kết hợp với khí hậu nhiệt đới
ẩm sẽ là cơ hội tốt để cây quế phát triển nếu chúng ta biết khai thác một cách hợp lý
và khoa học.
Về khí hậu: khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân biệt rõ ràng
từ Bắc vào Nam. Quế là cây trồng thích hợp với khí hậu nhiệt đới nước ta, nhiệt độ
trung bình từ 20-25 oC, lượng mưa trên 1500mm/năm.
Về nhân lực: dân số đông, 70% dân số sản xuất nông nghiệp. Người Việt
Nam vó đặc điểm cần cù, thông minh, chịu khó, có khả năng nắm bắt nhanh khoa
học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và trồng cây lâu
năm như quế.
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 10 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
2.3.2. Đặc điểm thương phẩm học của mặt hàng quế
Tùy theo từng chủng loại quế và chất lượng quế mỗi loại có những đặc điểm
riêng, nhưng chúng đều có những điểm chung như sau:
- Màu sắc: nâu
- Độ ẩm tối đa: 13.5%
- Tạp chất tối đa: 3%
2.4. Nhân tố ảnh hưởng
2.4.1. Nhân tố bên trong
- Yếu tố con người:
Tính đến thời điểm cuối năm 2012 tổng số CBCNV trong công ty là 100
người, trong đó có 35 người tốt nghiệp đại học kinh tế, quản trị kinh doanh. Công ty
có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, có kiến thức chuyên môn cao, được đào tạo

trong môi trường kinh doanh quốc tế đã đem lại cho công ty nhiều đơn hàng có giá
trị trong và ngoài nước.
- Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật:
Đây là những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp nhưng lại là một trong những yếu
tố tác động lớn tới hoạt động chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp. Cơ sở
vật chất bao gồm mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, công nghệ trồng
trọt… Nếu điều kiện cơ sở vật chất hiện đại thì làm tăng hiệu quả hoạt động tập
trung hàng hóa nhờ giảm chi phí tạo nguồn, chi phí vận chuyển và nhiều chi phí
phát sinh khác…Nhà máy sản xuất chính của Công ty tư nhân Thanh Hiên được xây
dựng ở Quốc Lộ 5 thuộc địa phận huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Vị trí nhà máy
thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ các
thiết bị kiểm tra, chuyên chở, vận tải, hệ thống kho bãi.
Hiện nay, Thanh Hiên đã nâng cao xưởng sản xuất, sơ chế hàng nông sản,
xây dựng nhiều kho bãi, hệ thống vận tải phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh…
- Điều kiện tài chính và khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Tiềm lực tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đối với mọi hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động chuẩn bị hàng xuất khẩu nói riêng của bất
kỳ doanh nghiệp nào. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp quyết định đến việc
chuẩn bị hàng để xuất khẩu của doanh nghiệp cụ thể là ảnh hưởng đến việc tập
trung hàng, đa dạng hóa các hình thức tạo nguồn hàng và thu gom hàng nhằm tận
dụng tối đa các ưu điểm của chúng, đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, với nguồn vốn
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 11 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
kinh doanh dồi dào còn giúp có được các nguồn hàng đáp ứng kịp thời trong những
trường hợp cần thiết, trong những hợp đồng lớn và có thời hạn ngắn.
- Yếu tố uy tín và vị thế doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có uy tín và vị thế cao sẽ dễ dàng ký kết được các hợp đồng
sản xuất với chi phí hợp lý, có nhiều điều kiện tốt hơn để thực hiện công tác tập
trung và kiểm tra nguồn hàng. Thanh Hiên với thương hiệu, uy tín hiện có, cùng với

kỹ năng điều hành của HĐQT, ban giám đốc, đã đạt được nhiều thành công và sẽ
tiến xa hơn nữa trong tương lai.
2.4.2. Nhân tố bên ngoài
- Điều kiện tự nhiên.
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động tạo nguồn hàng cho doanh
nghiệp để chuẩn bị hàng xuất khẩu. Nó bao gồm: điều kiện đất đai, khí hậu, thời
tiết…Năng suất có thể tăng hoặc giảm nếu những điều kiện về tự nhiên thay đổi, từ
đó ảnh hưởng tới hoạt động thu gom và chuẩn bị hàng. Từ những đặc điểm trên mà
người trồng trọt sẽ lựa chọn biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng của nguồn
nguyên liệu.
- Hệ thống chính sách pháp luật.
Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi từ nhà nước tạo điều kiện thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông lâm sản nói chung và mặt hàng quế nói riêng
cho doanh nghiệp. Những ưu đãi về thuế, về tín dụng và các chính sách đãi ngộ
khác đối với mặt hàng quế tác động đến việc quyết định duy trì và phát tiển kinh
doanh xuất khẩu.
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 12 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG QUẾ
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY THANH
HIÊN
3.1. Giới thiệu về công ty Thanh Hiên
3.1.1 Khái quát chung về công ty
Tên doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân Thanh Hiên
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh: Thanh Hien private enterprise
Trụ sở chính: Nhạc lộc, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên
Địa chỉ giao dịch: Tòa nhà 15T2, 310 Minh Khai, Hà Nội.
Điện thoại: 0979785172
Website: thanhhienco.com
Số đăng ký kinh doanh: 0900206765 cấp ngày 29 tháng 7 năm 2002

Ra đời từ năm 2002, ban đầu công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh sơ chế các loại thuốc Nam, thuốc Bắc từ thị trường trong nước để xuất khẩu
sang nước ngoài. Khi mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn về tài chính,
nhân sự, thị trường …nhưng lãnh đạo công ty đã biết cách quản lý và điều hành
hoạt động rất hiệu quả để công ty vượt qua khó khăn gặp phải đồng thời tận dụng
những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Năm 2003 đánh dấu một bước nhảy vọt
lớn trong hoạt động kinh doanh Thanh Hiên khi mở chi nhánh tại Trưng Trắc- Văn
Lâm khu công nghiệp trong tỉnh Hưng Yên. Dự án này không chỉ tăng tốc phát triển
kinh doanh trong cả sản xuất và kinh doanh cho công ty mà còn tạo ra công ăn việc
làm cho nhiều người dân địa phương. Giờ đây, Thanh Hiên đã trở thành một trong
những nhà cung cấp thực phẩm dạng khô nổi bật nhất trong mạng lưới siêu thị Việt
Nam.
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Sơ chế nông lâm sản và dược liệu để xuất khẩu.
- Đại lý bán, kí gửi hàng.
- Cho thuê nhà
- Các dịch vụ cho thuê kho bãi chứa hàng hóa
- Các dịch vụ thương mại khác.
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của công ty Thanh Hiên
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 13 Lớp: K45E3
Giám đốc
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
(Nguồn: hồ sơ công ty Thanh Hiên)
3.1.3. Nguồn lực của công ty
* Nguồn nhân lực:
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động của Công ty năm 2012
Tổng
số
Theo giới
tính

Theo vị
trí công
tác
Theo trình độ Theo độ tuổi
Nam Nữ Q.l
ý
KD Dưới
ĐH
ĐH Trên
ĐH
<30 30-40 >
40
Số LĐ
100 70 30 10 90 40 35 25 70 20 10
Tỷ lệ (%)
100 70 30 10 90 40 35 25 70 20 10
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Tổng số nhân viên của công ty là: 100 người
Số nhân lực có trình độ đại học: 35 người
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 14 Lớp: K45E3
Phòng
kinh
doanh
Phó Giám
đốc
thương
mại
Phòng tài
chính kế
toán

Phó giám
đốc sản
xuất
Phòng
xuất khẩu
Phòng
hành
chính
nhân sự
Phòng kế
hoạch
Đội ngũ
sản xuất
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh doanh là 10 người và
còn lại là tốt nghiệp ngành kĩ thuật và tốt nghiệp phổ thông.
Đội ngũ nhân sự của công ty có thể nói là rất trẻ (dưới 30 tuổi chiếm 70%, từ
30- 40 tuổi chiếm 20%). Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ
cao, chiếm 60%, đây là một ưu thế mà không phải công ty nào cũng có. Đa phần là
những sinh viên mới tốt nghiệp và mới đi làm được một vài năm. Đội ngũ nhân sự
trẻ có điểm bất lợi là chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa thạo việc, phải mất thời gian
đào tạo. Tuy nhiên, đây cũng là một thế mạnh vì những người trẻ rất nhiệt tình,
hăng say với công việc, học hỏi nhanh và có tính sáng tạo.
* Tài chính doanh nghiệp:
Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp.
Bảng 3.3: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1. Vật chất
+ Vốn tự có
+ Vốn vay ngân hàng
+ Tổng vốn tự có/Tổng
vốn cố định
163.000
148.000
15.000
248.000
225.680
22.320
256.000
217.600
38.400
265.000
201.400
63.600
2.Vốn lưu động
+ Vốn tự có
+ Vốn tự bổ sung
+ Vốn vay ngân hàng
40.400
34.340
6.060
45.600
36.480
9.120
48.700
43.830
4.870

60.500
48.400
12.100
3.Doanh thu
+ % so với năm trước
54.578 76.020
139,2%
99.408
130,76%
194.192
104,8%
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 15 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
4. Nộp NSNN.
+ % so với năm trước
3.155 3.149
99%
4.300
136%
4.000
93%
5.Lợi tức thực hiện
+ % so với năm trước
374 1.423
3,8%
3.865
2,71%
4.300
1,11%
(Nguồn:Phòng Kế toán)

Hiện nay nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vốn tự có, còn lại là vốn
vay ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Trong tương lai doanh
nghiệp có xu hướng mở rộng nguồn huy động vốn từ bên ngoài hơn nữa để phát
triển quy mô kinh doanh (từ ngân sách nhà nước, ngân hàng, nhà nhập khẩu…)
3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Thanh Hiên
3.2.1. Kết quả kinh doanh chung
Mục tiêu cơ bản của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị
trường là lợi nhuận. Vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chỉ có thể đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh cuối kỳ. Kết quả
sản xuất kinh doanh của công ty Tư nhân Thanh Hiên trong những năm gần đây
như sau:
Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh của công ty Thanh Hiên
Đơn vị: tỷ đồng
Chi tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh(%)
2011/2010 2012/2011
Tổng doanh thu 10,456 16,45 18,34 157 111
Lợi nhuận 1,2 2,2 3,3 183,3 150
Lợi nhuận/Tổng
DT
0,115 0,134 0,18 116,8 135,14
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
Nhận xét:
Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kết quả hoạt động rất hiệu

quả của công ty. Tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm đạt mức
tăng trưởng rất cao và bền vững. Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 57%,
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 16 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
lợi nhuận tăng 83,3%. Năm 2012 cũng tăng trưởng mạnh, doanh thu tăng 11%, lợi
nhuận tăng 50%. Mặc dù vậy so với năm 2011 thì không thể bằng. Đó là do 2012 là
một năm đầy biến động với sự suy thoái của nền kinh tế nên sức mua của người tiêu
dùng cũng giảm đi. Tuy nhiên, chỉ số Lợi nhuận/ Tổng doanh thu của công ty ngày
càng tăng, điều đó thể hiện sự tăng trưởng của công ty là bền vững.
3.2.2. Kết quả hoạt động xuất khẩu quế của công ty
- Kết quả kinh doanh theo chủng loại quế.
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 17 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
Biểu đồ 3.5: Kết quả xuất khẩu quế của công ty tư nhân Thanh Hiên giai đoạn
2010- 2012
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy quế thanh luôn luôn có khối lượng xuất khẩu
cao nhất mặc dù có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2010 khối lượng xuất khẩu đạt
67 tấn, sang năm 2011 khối lượng giảm đi 19,4% (còn 54 tấn), nhưng đến năm
2012 khối lượng đã tăng 48% ( đạt 80 tấn ) và vượt qua năm 2010. Sở dĩ quế thanh
luôn đứng đầu vì đây là loại quế phổ thông nhất, dễ bán trên thị trường, giá thành
thu gom và giá xuất khẩu không cao. Đứng sau quế thanh là quế vụn (năm 2010: 44
tấn, năm 2011: 34 tấn, năm 2012: 58 tấn). Quế bột là chủng loại có khối lượng tiêu
thụ thấp nhất nhưng lại liên tục tăng qua các năm và chủ yếu dành cho xuất khẩu.
Năm 2010: 23 tấn, Năm 2011 sản lượng tiêu thụ là 26 tấn (tăng 30% so với năm
2010), sang năm 2012 khối lượng tiếp tục tăng và tăng rất mạnh so với năm
2011( tăng 31% đạt 34 tấn). Công ty đã có những kế hoạch đầu tư nhằm nâng cao
chất lượng nguồn quế xuất khẩu và đa dạng hóa mặt hàng quế. Bên cạnh đó quế bột
là quế có chất lượng tốt nhất, giá thành cao nhất và là quế để đáp ứng thị trường khó
tính nhất. Nhìn chung trong năm 2011 sản lượng xuất khẩu đều giảm (trừ quế bột).

Nhưng sang năm 2012 lượng quế không những tăng trở lại mà còn vượt mức năm
2010.
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 18 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
- Kết quả kinh doanh theo kim ngạch xuất khẩu
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh quế theo kim ngạch xuất khẩu
SP quế Đơn
vị
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2011/2010
Năm
2012/2011
Sản lượng
tiêu thụ
Tấn 367,8 259,7 616,1 -29% 137%
Trong đó:
xuất khẩu
Tấn 242,7 176,6 382 -27% 116%
Tỷ trọng
xuất khẩu
% 66% 68% 62%
Kim ngạch
xuất khẩu
USD 786.450 598.890 1019.120 -23,9% 70,2%

(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu)
Nhận xét:
Xuất khẩu luôn chiếm phần lớn tỷ trọng trong hoạt động kinh doanh của
công ty (trên 60%). Năm 2010 sản lượng tiêu thụ đạt 367,8 tấn trong đó xuất khẩu
chiếm 66% và có kim ngạch xuất khẩu là 786.470 USD. Tại thời điểm này giá quế
trung bình là 4,2 USD/ Kg, so với thị trường thế giới mức tăng giá này là không
cao. Sang năm 2012 tổng sản lượng tiêu thụ giảm đi 29%, lượng xuất khẩu giảm đi
27% nhưng vẫn chiếm 68% và kim ngạch xuất khẩu là 987.630 USD, nhưng so với
3 năm thì năm 2011 là năm có giá trị quế cao nhất ( 4,4 USD/ kg). Nguyên nhân là
do thị trường thế giới khan hiếm hàng, một số nguồn cung ứng của công ty bị mất
mùa và chất lượng nguồn nguyên liệu quế của công ty được nâng cao. Tại thời điểm
năm 2012 thì sản lượng tăng vọt 137% so với năm 2011 về sản lượng tiêu thụ và
tăng 116% về xuất khẩu, đạt kim ngạch 1019.630 USD, nhưng tỷ trọng xuất khẩu
có xu hướng giảm xuống. Mặc dù sản lượng tăng cao nhưng giá quế lại ở mức thấp
nhất (4 USD/kg). Để có được sản lượng tăng công ty đã có những biện pháp đẩy
mạnh hoạt động thu gom nguồn nguyên liệu quế, tìm kiếm thêm nhiều thị trường
mới.
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 19 Lớp: K45E3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
3.3. Thực trạng quy trình chuẩn bị hàng quế xuất khẩu sang Ấn Độ của công
ty Thanh Hiên
3.3.1. Giới thiệu khái quát về quy trình công ty đang áp dụng
Thực trạng hoạt động chuẩn bị hàng quế của công ty được tổ chức thực hiện
qua những bước cơ bản sau:
(Nguồn: Hồ sơ công ty tư nhân Thanh Hiên)
Sơ đồ 3.7: Quy trình chuẩn bị hàng quế của công ty Tư nhân Thanh Hiên
3.3.2. Đặc điểm thị trường và môi trường kinh doanh của công ty
Đặc điểm thị trường tiêu thụ: Sản phẩm của công ty là các sản phẩm nông, lâm
sản qua sơ chế để xuất khẩu. Sản phẩm chính là hồi, quế, gừng, hạt tiêu, măng…
Các sản phẩm này của công ty một phần được tiêu thụ trong nước còn lại là xuất

khẩu. Thị trường xuất khẩu của công ty là các bạn hàng truyền thống và đã quen
thuộc gồm:
-Thị trường các nước Châu Á:
Các nước Châu Á nhập khẩu các sản phẩm Nông lâm sản của Việt Nam nói
chung và của công ty nói riêng chủ yếu là các nước trong khối Asean, Hồng Công,
Nhật Bản và các nước theo đạo Hồi (Ấn Độ, Trung Đông…). Gần đây có thêm một
số thị trường khác như: Hàn Quốc, Malayxia…Đối với các nước này chủ yếu nhập
để tái xuất sang nước thứ ba còn lượng sử dụng trong nước của họ không nhiều.
-Thị trường Tây Âu và Châu Mỹ.
Thị trường Tây Âu và Châu Mỹ là thị trường có thị trường có nhu cầu tiêu
thụ hàng hóa với khối lượng khổng lồ. Các nước Tây Âu và Châu Mỹ nói chung là
nước sử dụng gia vị lớn nhất trên Thế giới do đặc tính văn hóa, dân tộc, món ăn
SVTH: Phạm Thị Thúy Ngân 20 Lớp: K45E3
Lập kế hoạch chuẩn bị hàng
Lựa chọn nhà cung ứng và phương pháp thu gom nguồn
quế
Tiếp nhận, bảo quản và sơ chế nguồn hàng
Tổ chức vận chuyển, xếp hàng và chuẩn bị chứng từ xuất
khẩu

×