Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 123 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o





NGUYỄN KHẮC TIẾN








ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ NỘI












LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ








Hà Nội - 2009


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o





NGUYỄN KHẮC TIẾN






ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ NỘI





Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Quang Ty





Hà Nội - 2009

i

MỤC LỤC
Trangi
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………… ………………………………………………………… … ……………………… …1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 9
1.1. Khái niệm, vai trò của việc đổi mới công nghệ đối với các DN công
nghiệp 9
1.1.1. Một số khái niệm 9
1.1.2. Sự cần thiết, vai trò của việc đổi mới công nghệ đối với các DN
công nghiệp 12
1.1.3. Những khó khăn, thách thức đặt ra đối với các DN công nghiệp
nhỏ và vừa trong việc đổi mới công nghệ 13
1.2. Vấn đề đổi mới công nghệ đối với các DN công nghiệp nhỏ và vừa 16
1.2.1. Nội dung đổi mới công nghệ 16
1.2.2. Phƣơng thức tiến hành đổi mới công nghệ 21
1.2.3. Tiêu chí đánh giá đổi mới công nghệ 25
1.3. Kinh nghiệm nƣớc ngoài và trong nƣớc về việc đổi mới công nghệ
đối với các DNNVV 27
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc và nền kinh tế, thành phố
ở nƣớc ngoài 27
1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nƣớc 35
1.3.3. Một số vấn đề có giá trị tham khảo cho thành phố Hà Nội 39


ii

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 41

2.1. Khái quát về các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố
Hà Nội 41
2.1.1. Tình hình chung của các DN công nghiệp nhỏ và vừa 41
2.1.2. Về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị 47
2.1.3. Về tình hình đổi mới công nghệ 48
2.2. Thực trạng đổi mới công nghệ trong các DN công nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn thành phố Hà Nội 53
2.2.1. Trình độ công nghệ hiện tại của các DN sản xuất công nghiệp
quy mô nhỏ và vừa 53
2.2.2. Nguồn gốc công nghệ hiện tại của các DN sản xuất công nghiệp
quy mô nhỏ và vừa 54
2.2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động gắn kết DN vừa và nhỏ với các
cơ sở nghiên cứu 55
2.2.4. Định hƣớng đổi mới công nghệ trong các DN sản xuất công nghiệp
quy mô nhỏ và vừa 59
2.3. Đánh giá sự tác động và tác dụng của việc đổi mới công nghệ
đối với các DN công nghiệp nhỏ và vừa 62
2.3.1. Đánh giá việc ban hành các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ 62
2.3.2. Đánh giá của DN về các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ của
Nhà nƣớc 64
2.3.3. Đánh giá hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới công nghệ trong
các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa 65
2.3.4. Những hạn chế, khó khăn trong việc hỗ trợ DN tiến hành
hoạt động đổi mới công nghệ 67
2.3.5. Một số vấn đề đặt ra trong việc hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới công nghệ
trong các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa của Hà Nội 72
iii

CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA TẠI HÀ NỘI NHỮNG NĂM TỚI ĐÂY 77
3.1. Một số quan điểm 77
3.1.1. Quan điểm chung về đổi mới công nghệ trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế 77
3.1.2. Đổi mới công nghệ để góp phần nâng cao vị thế nền kinh tế
quốc gia và kinh tế của Hà Nội trƣớc xu thế gia tăng của áp lực cạnh tranh
bên trong và bên ngoài 82
3.2. Một số giải pháp 83
3.2.1. Giải pháp chung 83
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ trong các DN sản xuất công
nghiệp quy mô nhỏ và vừa 87
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108


iv

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Stt
Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
CIEM Central Institute for Economic Management (Viện Nghiên
Central Institute for
Economic
Management
Viện Nghiên cứu quản

lý kinh tế Trung ƣơng
2
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
3
DN Doanh nghiệp
Enterprise
Doanh nghiệp
4
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Small and medium
enterprises - SMEs
Doanh nghiệp nhỏ và
vừa
5
GDP Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
Gross Domestic
Product
Tổng sản phẩm quốc
nội
6
HASMEA Hiệp hội DN vừa và nhỏ Hà Nội
Hanoi Association of
Small and Medium
Enterprises
Hiệp hội Doanh nghiệp
vừa và nhỏ Hà Nội
7

MOST Ministry of Science and Technology (Bộ Khoa học
Ministry of Science
and Technology
Bộ Khoa học và Công
nghệ
8
SHTT Sở hữu trí tuệ
intellectual property
Sở hữu trí tuệ
9
SXKD Sản xuất, kinh doanh
Business
Sản xuất, kinh doanh
10
TECHMART Hội chợ thiết bị công nghệ
Techmart
Chợ công nghệ và thiết
bị
11
UBND Uỷ ban nhân dân
People’s Committee
Uỷ ban nhân dân
v

Stt
Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
12

UNDP Quý phát triển Liên hợp quốc
United Nations
Development
Programme
Quỹ phát triển Liên hợp
quốc
13
VCCI Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
Vietnam Chamber of
Commerce and
Industry
Phòng Thƣơng mại và
Công nghiệp Việt Nam
14
XHCN Xã hội chủ nghĩa

Xã hội chủ nghĩa

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Sự cần thiết tiến hành các hoạt động đổi mới công
nghệ trong DN
12
Bảng 1.2

Số lƣợng và tỷ lệ DN tiến hành nghiên cứu triển
khai
17
Bảng 1.3
Tỷ lệ DN tiến hành cải tiến các quy trình sản xuất
hiện có
19
Bảng 1.4
Tỷ lệ DN tiến hành cải tiến sản phẩm và đổi mới
sản phẩm
20
Bảng 1.5
Tỷ lệ DN tiến hành áp dụng các quy trình sản xuất
mới
21
Bảng 1.6
Phƣơng thức thực hiện đổi mới công nghệ của các
DN
23
Bảng 1.7
Các phƣơng thức tiến hành đổi mới công nghệ
đƣợc DN sử dụng chia theo loại hình sở hữu
25
Bảng 1.8
Các phƣơng thức đổi mới công nghệ đƣợc doanh
nghiệp sử dụng chia theo địa bàn
25
Bảng 2.1
Thống kê cán bộ kỹ thuật trong DN
45

Bảng 2.2
So sánh trình độ công nghệ của các DN công nghệ
Việt Nam với một số nƣớc trong khu vực
51
Bảng 2.3
Các nƣớc mà DN nhập công nghệ
55
Bảng 2.4
Các tổ chức trong nƣớc mà DN thích lựa chọn để
chuyển giao công nghệ
60
Bảng 2.5
Các nƣớc mà DN muốn đƣợc chuyển giao công
nghệ trong tƣơng lai
61
vii

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.6
Các nƣớc khác mà DN muốn đƣợc chuyển giao
công nghệ
61
Bảng 2.7
Tổng hợp các ý kiến đánh giá của DN về chính
sách hỗ trợ đổi mới công nghệ của Nhà nƣớc
64


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Phƣơng thức thực hiện đổi mới công nghệ trong
các DN chia theo ngành
24
Hình 2.1
Năm thành lập DN
42
Hình 2.2
Hình thức pháp lý hiện tại của DN
42
Hình 2.3
Quy mô DN theo số lƣợng lao động
43
Hình 2.4
Quy mô DN theo vốn đăng ký
45
Hình 2.5
Trình độ công nghệ hiện tại của các DN
47
Hình 2.6
Thực trạng công nghệ tại các DNNVV
49

Hình 2.7
Tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ trong
các DN khảo sát theo loại hình sở hữu
51
Hình 2.8
Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị trong các
DN đƣợc khảo sát
52
Hình 2.9
Mức độ hiện đại của dây chuyền công nghệ đƣợc
sử dụng trong các DN khảo sát chia theo loại
hình sở hữu
52
Hình 2.10
Trình độ công nghệ hiện tại của các DN sản xuất
công nghiệp quy mô nhỏ và vừa
53
Hình 2.11
Nguồn gốc công nghệ hiện tại của các DN
54
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tháng 11-2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại
thế giới (WTO). Đây là một sân chơi quốc tế lớn, vừa tạo nhiều cơ hội nhƣng
cũng sẽ đặt ra những thách thức mới cho cả nền kinh tế nói chung và các DN
Việt Nam nói riêng. Trong môi trƣờng mới này, hệ thống DN Việt Nam,
trong đó có các DN trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, muốn đứng vững và chiến

thắng phải đủ sức cạnh tranh. Trong số các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực
cạnh tranh của một DN, công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là điều
kiện tiên quyết để tạo ra chất lƣợng sản phẩm tốt, năng suất cao, giá thành hạ
- những tiêu chí cơ bản nhất của năng lực cạnh tranh cao.
DN vừa và nhỏ là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng của
mỗi quốc gia. Chúng thƣờng chiếm tỉ trọng lớn trong cộng đồng DN, tạo việc
làm cho phần lớn lao động xã hội, góp phần ổn định chính trị, ổn định nền
kinh tế, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đông đảo ngƣời tiêu dùng, tận
dụng mọi nguồn lực vào phát triển, có tác động thƣờng xuyên đến môi trƣờng
cạnh tranh trong nền kinh tế. DNNVV ở Hà Nội cũng có những đặc điểm
chung của DNNVV của Việt Nam; nếu đặt trong quan hệ so sánh khu vực và
quốc tế, thì hầu hết còn nhỏ bé, lạc hậu và đang hoạt động trong một môi
trƣờng kinh doanh còn nhiều khó khăn, liên quan đến động thái chuyển đổi
của nền kinh tế nƣớc ta hiện nay.
Để phát triển đất nƣớc, đặc biệt là trong bối cảnh phải hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, thì một trong những vấn đề vừa có tính cấp
bách, vừa có tính lâu dài là phải củng cố, phát triển, nâng cao sức cạnh tranh
của các DNNVV. Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của DN,
thì việc quan trọng hơn là phải tạo môi trƣờng để chúng phát triển; và ở giai
đoạn các DN này còn non yếu, lúng túng trong quá trình chuyển sang nền
2

kinh tế thị trƣờng, nhất là trƣớc sự cạnh tranh rất khốc liệt hiện nay, cần có
những biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trong đó, hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các
DNNVV là hết sức cần thiết để trực tiếp tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của
bộ phận DN này, từ đó từng bƣớc phát triển cộng đồng DN lớn mạnh, làm
nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thấy đƣợc
vai trò của các DNNVV đối với nền kinh tế, đã có những chính sách tạo thuận
lợi cho khối DN này phát triển. Tuy nhiên, các chính sách, các giải pháp cũng

chỉ mới bƣớc đầu triển khai, chƣa đạt đƣợc hiệu quả mong muốn, thậm chí
còn nhiều mặt bất cập so với nhu cầu thực tế, trong đó có chính sách hỗ trợ
đổi mới công nghệ đối với các DNNVV. Tác động, khuyến khích, hỗ trợ của
các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với các DN nhằm đổi mới công nghệ, nâng
cao chất lƣợng sản phẩm và năng lực cạnh tranh còn nhiều mặt bất cập. Tình
hình chung này cũng bộc lộ khá rõ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Đổi mới công nghệ trong
các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội” đƣợc lựa chọn để thực
hiện luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nƣớc ngoài, vấn đề đổi mới công nghệ trong các DN đƣợc giới nghiên
cứu kinh tế đặc biệt quan tâm, là một trong những chủ đề lớn liên tục đƣợc bổ
sung, đi sâu hơn trong tiến trình công nghiệp hóa và cạnh tranh thị trƣờng.
Trong điều kiện của kinh tế thị trƣờng, DN tất yếu phải tham gia và trở thành
chủ thể trong quan hệ cạnh tranh. Vì thế, vấn đề đổi mới công nghệ trong các
DN lại càng trở nên có tính thời sự ngay cả ở các nƣớc có nền kinh tế thị
trƣờng phát triển, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và cạnh tranh
quốc tế hiện nay. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của đổi
mới công nghệ trong DN cũng nhƣ đánh giá năng lực công nghệ của các DN.
Tuy nhiên, theo đánh giá, còn ít có những công trình nghiên cứu chuyên sâu
về đổi mới công nghệ trong các DN vừa và nhỏ ở các nƣớc đang phát triển,
3

mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, có xuất phát điểm thấp - mà Việt
Nam là một trƣờng hợp điển hình.
Kết quả của những công trình nghiên cứu trong thời gian qua có thể
nhận thấy ở một số điểm nổi bật sau:
(i) Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề về vai trò của DNNVV đối với mục
tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế ở Việt Nam
Một số công trình nghiên cứu nhƣ: Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2008),

“Vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta”, Thông tin
tổng hợp, số 26-TT/BTGTW, ngày 04/7/2008; Phạm Văn Hồng (2007), Phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế,
luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân; Đỗ Trọng Phấn (2002), Phát triển
DNNVV ở nước ta hiện nay, Luận văn tốt nghiệp Lý luận chính trị cao cấp,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Thái Văn Rê (2002), DNNVV
trong phát triển kinh tế - xã hội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh đã làm rõ những khái niệm và vai trò của DNNVV
trong phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta trong những năm gần đây và trƣớc
yêu cầu hội nhập quốc tế.
(ii) Phân tích sâu sắc các vấn đề quản lý khoa học công nghệ và đổi mới
công nghệ để phát triển doanh nghiệp
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ GS.TS. Đỗ Nguyên
Phƣơng (2006), Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý khoa
học và công nghệ địa phương, Đề tài độc lập cấp nhà nƣớc, Ban Khoa giáo
Trung ƣơng; Trần Ngọc Ca (2000), “Quản lý đổi mới công nghệ trong hoạt
động sản xuất của các DN vừa và nhỏ”, NXB Chính trị quốc gia; Thu Nga
(2006), “Lãnh đạo tháo gỡ vướng mắc thúc đẩy phát triển DNNVV”, Tạp chí
Xây dựng Đảng số 11-2006; Lê Văn Tri (2007), “Đầu tư cho nghiên cứu
khoa học và đổi mới công nghệ là việc làm sống còn của DN”, Tạp chí Hoạt
động Khoa học, Số tháng 4-2007 (575); Trần Hồng Hà (2006-08), Thực trạng
và giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất công
4

nghiệp quy mô nhỏ và vừa, đề tài nghiên cứu cấp ban đảng; Nghiêm Công
(2006) báo cáo chuyên đề “Tổng quan các chính sách của Nhà nước khuyến
khích hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất giai đoạn 1995-2005”,
Viện Chiến lƣợc và Chính sách khoa học và công nghệ, đã tập trung nghiên
cứu, tổng hợp, khái quát hoá các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà
nƣớc trong công tác quản lý khoa học công nghệ và khuyến khích đổi mới

công nghệ, nâng cao chất lƣợng, tính cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản
xuất trong các DN.
(iii) Phân tích có cơ sở thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mặc dù nhiều DN có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc đổi
mới công nghệ trong hoạt động của doanh nghiệp, nhƣng thực tế việc đầu tƣ
cho khoa học công nghệ và vấn đề đổi mới nó trong các DN còn rất nhiều khó
khăn vì nhiều nguyên nhân. Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập khá sâu
sắc đến vấn đề này, nhƣ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ (1999), “Báo cáo Nghiên cứu xúc tiến doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa”; Võ Thanh Thu, Cao Thị Việt Hƣơng (2008), “DN vừa
và nhỏ thuộc khu vực dân doanh sau một năm gia nhập WTO”, Tạp chí Cộng
sản - Chuyên đề cơ sở số 14 (2-2008); Lƣu Hƣơng (ngày 11/01/2005),
“DNNVV Việt Nam - Sau những con số”, Báo Diễn đàn DN điện tử; Cục Phát
triển DNNVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, (11/2005), “Báo cáo kết qua
̉
điều tra
nghiên cứu về nhu cầu thông tin DN của các tỉnh phía Bắc”; Thảo Lê (2006),
“Nhận thức của DN Việt Nam về sở hữu trí tuệ”, Bản tin Sở hữu trí tuệ số 61
(11-2006); Văn phòng Trung ƣơng Đảng (2009), “Một số vấn đề nổi lên
trong hoạt động của DNNVV trong thời gian qua”, Báo cáo số 315-
BC/VPTW ngày 21/01/2009 đã đề cập thực trạng công nghệ lạc hậu, những
rào cản về cơ chế chính sách thiếu hấp dẫn, chƣa khuyến khích DN đầu tƣ cho
công nghệ và đổi mới công nghệ.
(iv) Tập trung phân tích và đƣa ra các giải pháp thúc đẩy đổi mới công
5

nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các công trình nhƣ Nguyễn Thị Minh Hạnh (2000), “Nâng cao hiệu quả
một số chính sách thuế và tín dụng khuyến khích các DN đổi mới công nghệ”,

Viện Chiến lƣợc và Chính sách khoa học và công nghệ; Nguyễn Việt Hoà
(2007), Nghiên cứu tác động của cơ chế chính sách công đến việc khuyến
khích DN đầu tư vào khoa học công nghệ, đề tài nghiên cứu cấp bộ, Viện
Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học công nghệ); Hoàng Trọng Cƣ (1999),
Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động KH&CN, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ;
Nguyễn Thanh Tùng (2000), Nghiên cứu một số vấn đề tín dụng cho hoạt
động KH&CN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Chiến lƣợc và
Chính sách Khoa học và Công nghệ, đã nghiên cứu tƣơng đối sâu thực trạng
và những khó khăn, bất cập trong việc vận hành chính sách tài chính tín dụng
hỗ trợ các DN đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất. Một số công trình khác
nhƣ Trần Ngọc Ca (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một
số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên
cứu - triển khai trong các cơ sở ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
bộ, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Ngọc
Phúc (2006), Cơ chế gắn các hoạt động nghiên cúu khoa học của các trường
đại học với thực tiễn sản xuất kinh doanh của các DN, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ đổi
mới công nghệ đối với các DN Việt Nam theo những cách tiếp cận khác nhau.
Nhiều kiến nghị có giá trị đƣợc bàn luận và đề xuất đóng góp vào việc tạo
điều kiện và hỗ trợ cho DN đổi mới công nghệ để tồn tại và phát triển. Những
kết quả nghiên cứu trên không chỉ có giá trị về lý luận mà còn rất có ý nghĩa
về mặt thực tiễn, đây thực sự là những tài liệu tham khảo có giá trị cho học
viên trong quá trình hoàn thành luận văn của mình.
Bên cạnh việc đạt đƣợc nhiều kết quả có giá trị, những công trình nêu
trên vẫn còn nhiều nội dung chƣa đƣợc đề cập hoặc có điều kiện nghiên cứu
6

kỹ lƣỡng. Có thể nêu lên một số vấn đề nhƣ:
- Việc nghiên cứu sâu sắc và đồng bộ về thực trạng và giải pháp tổng thể

thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong các DNNVV trên phạm vi cả
nƣớc nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng còn ít đƣợc nghiên cứu.
- Việc nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành đối
với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là hết sức quan trọng.
Nhƣng các nghiên cứu hầu nhƣ chƣa làm rõ tầm quan trọng và mức độ ảnh
hƣởng to lớn của việc nhận thức không đầy đủ đó.
- Các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ đƣợc đề cập khá đầy đủ nhƣng
đều dàn trải, vẫn mang nặng tính hình thức mà chƣa có sức mạnh thực thi,
làm cho hiệu quả hỗ trợ thấp.
Trong khu vực DN vừa và nhỏ, các DN công nghiệp có vai trò nổi bật vì
những đóng góp vào tiến trình công nghiệp hóa, việc tăng cƣờng đổi mới
công nghệ trong các DN này thƣờng tạo ra giá trị gia tăng cao và giúp nâng
cao năng lực cạnh tranh của DN và của cả nền kinh tế trong điều kiện hội
nhập. Từ việc khái quát tình hình nghiên cứu nhƣ trên, học viên nhận thấy
rằng việc lựa chọn nghiên cứu, đánh giá thực trạng đổi mới công nghệ trong
các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa ở Hà Nội sẽ góp phần nâng
cao nhận thức và tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ thiết thực cho DN nhỏ và vừa
Hà Nội vững bƣớc và phát triển.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu, khảo sát, làm rõ thực trạng
trình độ công nghệ hiện có của các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
Hà Nội; từ đó đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy việc
đỏi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh
tranh của các DN này trong giai đoạn sắp tới.
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận, khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn
liên quan trực tiếp tới vấn đề đổi mới công nghệ trong các DN nói chung và
7

các DN công nghiệp có nhỏ và vừa nói riêng;

- Đánh giá, phân tích, làm rõ những mặt đƣợc, chƣa đƣợc, những nguyên
nhân tƣơng ứng trong việc đổi mới công nghệ ở các DN công nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm gần đây;
- Luận chứng rõ cơ sở khoa học của hệ thống các giải pháp và kiến nghị
sẽ đƣợc nghiên cứu và thể hiện trong luận văn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
DNNVV của Hà Nội có số lƣợng đông đảo, thuộc nhiều nhóm ngành
nghề khác nhau nhƣ công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại, trong đó các DN
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và thƣơng mại là chủ yếu. Những lĩnh vực
này có nhu cầu không cao đối với việc đổi mới công nghệ. Vì vậy, đối tƣợng
luận văn tập trung nghiên cứu là các DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất công
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2007; từ đó đề
xuất một số kiến nghị về phƣơng hƣớng, quan điểm và giải pháp góp phần
thúc đẩy việc đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và
năng lực cạnh tranh của các DN này trong giai đoạn đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để khảo sát đối tƣợng, thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã xác định,
luận văn sẽ dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; từ đó sử dụng các phƣơng pháp thích hợp
nhƣ khảo sát thực tế, tập hợp và xử lý các tài liệu, các số liệu tham khảo và
thống kê; phân tích kết hợp với tổng hợp và khái quát hóa; kết hợp lôgic với
lịch sử; đối chiếu, so sánh, sơ đồ hóa…
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Góp phần làm rõ một số khía cạnh lý luận về công nghệ, đổi mới công
nghệ trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế - những
vấn đề đặt ra đối với loại hình DN công nghiệp nhỏ và vừa; đúc kết bƣớc đầu
kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc về đổi mới công nghệ ở loại
8


hình DN này.
- Làm rõ thực trạng về trình độ công nghệ hiện có của các DN công
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đƣa ra một số kiến nghị và giải pháp có khả năng ứng dụng vào việc
đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực
cạnh tranh của các DN công nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội trong giai đoạn từ
nay tới năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới công nghệ ở các
DN công nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trƣờng.
Chƣơng 2: Thực trạng đổi mới công nghệ tại các DN công nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2001 - 2007.
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ ở các
DN công nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội những năm tới đây.
9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
1.1. Khái niệm, vai trò của việc đổi mới công nghệ đối với các DN
công nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhìn chung, trên thế giới việc xác định một DN là DNNVV chủ yếu căn
cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lƣợng.
Tiêu chí định tính đƣợc xây dựng dựa trên các đặc trƣng cơ bản của các
DNNVV nhƣ trình độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ

phức tạp của quản lý thấp Tiêu chí định lƣợng đƣợc xây dựng dựa trên các
chỉ tiêu nhƣ quy mô, số lƣợng lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn),
doanh thu hoặc lợi nhuận của DN. Việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang
tính chất tƣơng đối vì nó chịu tác động của các yếu tố nhƣ trình độ phát triển
của một nƣớc, tính chất ngành nghề và điều kiện phát triển của một vùng lãnh
thổ nhất định hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ nhất định. Số lao
động có thể là số lao động trung bình trong danh sách hoặc số lao động
thƣờng xuyên thực tế của DN. Tài sản hoặc vốn có thể bao gồm tổng giá trị
tài sản (hay vốn) cố định hoặc giá trị tài sản (hay vốn) còn lại của DN. Các
tiêu chí định lƣợng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định quy
mô DN. Vào những thời điểm khác nhau các tiêu chí này rất khác nhau giữa
các ngành nghề mặc dù chúng vẫn có những yếu tố chung nhất định.
Ví dụ nhƣ Đài Loan chẳng hạn. Các DN trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo
có từ 1 tới 200 lao động đƣợc coi là DNNVV, trong khi các DN trong ngành
thƣơng mại - dịch vụ có từ 1 đến 50 lao động. Nhật Bản, các DNNVV trong
ngành sản xuất chế tạo có từ 1 đến 300 lao động và số vốn kinh doanh không
10

vƣợt quá 300 triệu yên, còn các DNNVV trong ngành thƣơng mại dịch vụ có
số lao động không quá 100 ngƣời với số vốn kinh doanh không quá 100 triệu
yên. Ngƣợc lại, Mỹ chỉ có một tiêu chí xác định chung cho các DNNVV là số
lao động không quá 500 ngƣời [15].
Ở Việt Nam, trƣớc năm 1998, chƣa có một văn bản pháp luật chính thức
nào quy định tiêu chuẩn cụ thể của DNNVV. Do đó, mỗi một tổ chức đƣa ra
một quan niệm khác nhau về DNNVV nhằm định hƣớng mục tiêu và đối
tƣợng hỗ trợ hoạt động của tô
̉
chƣ
́
c mình.

Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về
trợ giúp phát triển DNNVV thì “DNNVV là các cơ sở sản xuất kinh doanh
độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký
không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300
ngƣời”.
Nhƣ vậy, theo định nghĩa này, tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh
tế có đăng ký kinh doanh và thỏa mãn một trong hai tiêu thức lao động hoặc
vốn đƣa ra trong Nghị định này đều đƣợc coi là DNNVV. Các tiêu chí phân
loại này tƣơng đối phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện
nay. Tuy nhiên việc dùng hai tiêu chí lao động bình quân hằng năm và vốn
đăng ký kinh doanh còn quá chung chung. Hai tiêu chí trên chỉ mới thể hiện
đƣợc quy mô đầu vào mà chƣa phản ánh đƣợc kết quả tổng hợp thông qua kết
quả kinh doanh. Theo tác giả luận văn nếu sử dụng chỉ tiêu lao động nên dựa
vào số lao động làm việc thƣờng xuyên hay số lao động làm việc từ 1 năm trở
lên. Yếu tố vốn đăng ký cũng cần xem xét. Thực tế cho thấy số vốn đăng ký
của các DN khi thành lập khác xa so với số vốn thực tế đƣa vào kinh doanh.
Chỉ tiêu doanh số cho thấy chính xác hơn quy mô DN, thực trạng hoạt động
kinh doanh của các DN. Luận văn cho rằng chỉ tiêu doanh số hằng năm của
các DN sẽ phản ánh chính xác hơn quy mô của DN trong từng giai đoạn thay
vì tiêu chí vốn đăng ký. Việc sử dụng cả hai tiêu chí lao động và vốn/doanh
thu sẽ khuyến khích các DN vừa sử dụng nhiều lao động lại vừa tập trung tích
11

tụ vốn để phát triển.
1.1.1.2. Trình độ công nghệ
Công nghệ theo nghiên cứu của APCTT (Trung Tâm chuyển giao công
nghệ châu Á Thái Bình Dƣơng) bao gồm 4 thành phần chính: T là thành phần
công nghệ hiện thân trong phần cứng, trang thiết bị công nghệ, H là thành
phần con ngƣời trong công nghệ bao gồm kỹ năng, năng lực sử dụng công
nghệ, I là thành phần thông tin trong công nghệ bao gồm các tài liệu hƣớng

dẫn sử dụng, các bí quyết công nghệ và cuối cùng là O bao gồm năng lực
quản lý điều hành, tổ chức trong hoạt động công nghệ. Tuy nhiên việc đánh
giá trình độ công nghệ theo các tiêu chí này khá phức tạp, khó áp dụng cho
các nƣớc đang phát triển một khi các số liệu thống kê về công nghệ không
thƣờng xuyên đƣợc cập nhật và công nghệ (phần cứng là chủ yếu) không
đồng bộ và chắp vá. Vì vậy, có thể xem xét, tích hợp các chỉ tiêu trên theo 3
tiêu chí là tính đồng bộ, tính hiện đại và khả năng tự chủ đối với công nghệ
[4].
1.1.1.3. Đổi mới công nghệ
Có một số đổi mới là dựa trên cơ sở công nghệ thí dụ nhƣ máy tính cá
nhân, phun nhiên liệu bằng điện tử. Một số đổi mới khác nhƣ các sản phẩm
mới, dịch vụ bảo vệ và dịch vụ tài chính đƣợc hỗ trợ bởi công nghệ mới (có
nghĩa là quá trình xử lý số liệu bằng điện tử). Tiêu chuẩn cho sự đổi mới
thành công nghệ chính là yếu tố thƣơng mại hơn là yếu tố kỹ thuật. Đổi mới
là kết quả của một quá trình có thể xác định nhƣ một sự phối hợp các hoạt
động dẫn đến các sản phẩm mới có thể tiêu thụ đƣợc và những dịch vụ hoặc
sản xuất mới và hệ thống phân phối. Năng lực đổi mới bao hàm tất cả các
hoạt động nhằm nối liền những phát kiến với đổi mới đem lại những biến đổi
về công nghệ, từ những cải tiến có tính chất cơ bản cho đến các cải tiến nhỏ
đối với công nghệ hiện có.
Theo quan điểm của Viện Nghiên cứu phát triển Thái lan, đƣa ra năm
1989 thì năng lực đổi mới đƣợc đánh giá gồm: Nghiên cứu triển khai, cải tiến
12

lớn đối với sản phẩm; Thay đổi lớn (dây chuyền công nghệ); Phát kiến mới
(mức độ sáng chế đƣa ra quy trình và sản phẩm hoàn toàn mới) [4].
1.1.2. Sự cần thiết, vai trò của việc đổi mới công nghệ đối với các DN
công nghiệp
1.1.2.1. Sự cần thiết phải đổi mới công nghệ
Hầu hết các DN đều nhận thức đƣợc trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế nhƣ hiện nay, DN của họ cần phải đổi mới công nghệ để nâng cao sức
cạnh tranh. Kết quả khảo sát của CIEM và UNDP tại Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh năm 2006 cho thấy, các DN đánh giá tất cả các hoạt động đổi mới
công nghệ đƣợc nêu là cần thiết và mức độ cho từng hoạt động gần nhƣ tƣơng
đƣơng nhau, dao động trong khoảng từ 2,3 đến 2,6 điểm. Xét về tỷ lệ DN
đánh giá, số liệu ở Bảng 1.1 cho thấy, tỷ lệ DN đánh giá cho từng hoạt động ở
mức độ “cần thiết” và “rất cần thiết” đều đạt trên dƣới 90%. Tỷ lệ DN đánh
giá “không cần thiết” lớn nhất là cho hoạt động nâng cao nguồn nhân lực
công nghệ, cũng chỉ đạt 13%, trong đó chủ yếu rơi vào các DN tƣ nhân ngành
dệt may [4].
Điều này cho thấy, các DN đã ít nhiều ý thức đƣợc tầm quan trọng của
các hoạt động đổi mới công nghệ đối với quá trình sản xuất kinh doanh của
họ.
Bảng 1.1: Sự cần thiết tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ trong DN
Các hoạt động
Tỷ lệ DN đánh giá
Mức độ
đánh
giá của
DN
Không
cần
thiết
Cần
thiết
Rất cần
thiết
Cải tiến các dây chuyền công nghệ hiện tại
3%
47%

50%
2,5
Đầu tƣ mới dây chuyền công nghệ, máy móc thiết
bị
11%
39%
50%
2,4
Nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm mới
7%
33%
59%
2,6
Nâng cao năng lực nguồn nhân lực công nghệ
(tuyển dụng, đào tạo)
13%
40%
45%
2,4
Bố trí lại tổ chức sản xuất
11%
55%
34%
2,3
Nguồn: [4], Báo cáo của CIEM, 2006.

13

1.1.2.2. Vai trò của việc đổi mới công nghệ
Về đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp, thực tế cho thấy trình

độ lực lƣợng sản xuất ở nƣớc ta còn thấp, lao động còn dƣ thừa, vốn còn hạn
chế. Đổi mới công nghệ luôn đƣợc coi là yêu cầu, nhiệm vụ hàng đầu của các
DN, doanh nhân; phải kết hợp nhiều trình độ công nghệ, vừa vận dụng công
nghệ sẵn có và từng bƣớc cải tiến, nâng cao, vừa cố gắng tranh thủ công nghệ
mới, lựa chọn từng mặt, từng khâu trong mỗi ngành, mỗi cơ sở có khả năng
tiến thẳng vào công nghệ hiện đại. Hầu hết các DN đều nhận thức đƣợc vai
trò quan trọng của công nghệ và đổi mới công nghệ trong việc nâng cao năng
suất, nâng cao sức cạnh tranh của DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
nhƣ hiện nay và có thái độ tƣơng đối tích cực khi đánh giá sự cần thiết phải
đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, đánh giá mức độ cần thiết giữa các hoạt động
của DN chƣa có sự khác biệt đáng kể và điều này đặt ra câu hỏi phải chăng
DN chƣa xác định đƣợc rõ hoạt động nào là cấp thiết nhất trong hoàn cảnh
của mình mà mới nhận thức các nhu cầu đổi mới công nghệ một cách khá
chung chung.
Mặt khác, đổi mới công nghệ còn là phƣơng thức cơ bản để bảo đảm sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ; là biện pháp chính yếu để các DN
giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao
chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
1.1.3. Những khó khăn, thách thức đặt ra đối với các DN công nghiệp
nhỏ và vừa trong việc đổi mới công nghệ
1.1.3.1. Quy mô vốn đầu tư thấp, thiếu vốn
DNNVV gặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất
mức độ thiếu vốn không giống nhau. Thị trƣờng cung ứng vốn cho DNNVV,
chủ yếu là thị trƣờng tài chính không chính thức. Chủ DN thƣờng phải vay
với lãi suất cao, vay vốn của thân nhân bạn bè, ít đƣợc tiếp cận với vốn tín
dụng chính thức của hệ thống ngân hàng.
Vẫn theo kết quả điều tra của CIEM năm 2006, ở Hà Nội, Hải Phòng và
14

Đồng Nai có 44,29% số DN và 68,57% số công ty trong tổng số đƣợc điều tra

nêu khó khăn về vốn. Theo điều tra của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội
thì ở miền Đông Nam Bộ có 69% số DN vừa và 47,9% số DN nhỏ trong tổng
số đƣợc điều tra nêu khó khăn về vốn [4].
1.1.3.2. Mức độ lệ thuộc vào công nghệ cũ, lạc hậu
Thực trạng hiện nay, xét về trình độ công nghệ đang sử dụng phần lớn
lạc hậu từ 2 - 4 thế hệ, hệ thống công nghệ thiết bị có từ nhiều nguồn nên
chắp vá. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu nhƣ mức tiêu hao nguyên vật
liệu gấp 1,5 - 2 lần so với mức trung bình của thế giới [15]. Trang thiết bị và
công nghệ rất đa dạng, thủ công, bán cơ khí, cơ khí, tự động, song phần lớn là
thủ công và cơ khí. Phƣơng thức ứng dụng công nghệ chủ yếu là cải tiến công
nghệ sao chép (nhái) theo hàng ngoại, còn ít công nghệ đƣợc nghiên cứu triển
khai hoặc nhập khẩu bằng thƣơng mại một cách đồng bộ. Sự thay đổi công
nghệ của các DNNVV phần lớn diễn ra từ những năm 1990. Thời điểm này,
các DN gặp nhiều khó khăn cản trở, do thị trƣờng công nghệ truyền thống từ
Liên Xô, Đông Âu tan rã, việc tiếp cận công nghệ hiện đại chủ yếu từ các
nƣớc khác chƣa tiếp cận kịp, song quá trình đổi mới công nghệ vẫn phải thực
hiện bằng nhiều phƣơng thức khác nhau. Điều này đã góp phần tích cực vào
việc chống xuống cấp tài sản cố định, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản
xuất - kinh doanh. Phƣơng thức đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ khá
đa dạng, thông qua các hình thức nhƣ nhập khẩu qua biên giới (tiểu ngạch),
quà tặng, quà biếu của thân nhà từ nƣớc ngoài gửi về, buôn bán phi mậu dịch
thông qua các tổ chức của nƣớc trung gian, thiết bị thải loại của các DN lớn.
Phƣơng thức tiếp nhận, chuyển giao nhƣ vậy có mặt tích cực là đáp ứng kịp
thời yêu cầu đổi mới công nghệ của DNNVV, nhƣng nó lại không giải quyết
đƣợc một cách cơ bản và đồng bộ, mà chủ yếu mang tính tự phát, kém hiệu
quả.
Trình độ trang thiết bị, máy móc và công nghệ của DNNVV nói chung là
yếu kém và lạc hậu. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị rất thấp, ngay tại thành phố
15


Hồ Chí Minh - trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nƣớc cũng chỉ đạt
khoảng 10% năm tính theo vốn đầu tƣ.
Nhiều DNNVV sử dụng thiết bị thải loại của DN nhà nƣớc, thiết bị chế
tạo trong nƣớc hoặc tự thiết kế tạo với trình độ thiết kế và gia công thấp.
Đáng chú ý là trang thiết bị và công nghệ của DNNVV phổ biến thiếu trang bị
xử lý môi trƣờng nhƣ tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải lỏng, khí đốt nên
thƣờng gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh rất nặng, ảnh hƣởng tới sức khoẻ
ngƣời lao động và nhân dân trong vùng.
1.1.3.3. Về nguồn lực lao động
Số lƣợng, chất lƣợng nguồn lực lao động có những mặt hạn chế, trình độ
tay nghề của lao động và đội ngũ quản lý thấp, gây ảnh hƣởng không tốt đến
việc tiếp thu, sáng tạo công nghệ mới.
Theo kết quả nghiên cứu khảo sát của Hasmea năm 2007, lao động trong
các DNNVV chủ yếu là lao động phổ thông, ít đƣợc đào tạo, thiếu kỹ năng,
trình độ văn hoá thấp, đặc biệt đối với các DN quy mô nhỏ. Số liệu điều tra
cho thấy, chỉ có 5,13% lao động trong khu vực ngoài quốc doanh có trình độ
đại học trong đó chủ yếu tập trung vào các công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cổ phần. Một số các chủ DNNVV mới đƣợc thành lập gần đây chƣa
qua đào tạo, trong đó 42,7% những ngƣời là chủ DN ngoài quốc doanh (chủ
DNNVV) là ngƣời đã từng là cán bộ, công nhân viên nhà nƣớc. Trên 60% số
chủ DN ngoài quốc doanh có độ tuổi trên 40; khoảng 48,4% không có bằng
cấp chuyên môn; chỉ có 31,2% số chủ DN ngoài quốc doanh có trình độ từ
cao đẳng trở lên. Khó khăn nhất đối với đội ngũ quản lý DNNVV là trình độ
và kỹ năng quản trị kinh doanh yếu, thiếu cơ bản và rất lúng túng trƣớc sự
biến động của thị trƣờng hiện nay.
1.1.3.4. Vấn đề thị trường
Thị trƣờng rộng lớn của DNNVV đang bị thu hẹp lại do sức mua của
nông dân quá thấp; do hàng hoá nhập lậu qua biên giới không thể nào kiểm
soát đã làm giảm thị phần của DNNVV; do khả năng cạnh tranh của hàng hoá

×