Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 100 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
***





NGUYỄN THỊ THÚY




PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY









LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ









HÀ NỘI - 2009


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI
THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6
1.1. Những vấn đề lý luận chung về kinh tế tri thức 6
1.1.1. Khái niệm và đặc trƣng của kinh tế tri thức 6
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế tri thức 16
1.1.3. Tiêu chí nhận biết trình độ kinh tế tri thức 25
1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 28
1.2.1. Chất lƣợng nguồn nhân lực và giáo dục đào tạo 28
1.2.2. Tiềm lực khoa học - công nghệ 30
1.2.3. Vai trò của Nhà nƣớc đối với sự phát triển kinh tế tri thức 32
1.2.4. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 35
1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức ở một số nƣớc, một số bài học kinh
nghiệm rút ra cho Việt Nam 36
1.3.1. Kinh tế tri thức ở các nƣớc phát triển 36
1.3.2. Kinh tế tri thức ở các nƣớc châu Á đang phát triển 39
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 43
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 48
2.1. Sự cần thiết phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 48
2.1.1. Thực trạng của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới 48
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế tri thức ở Việt

Nam 58
2.2. Thực trạng hình thành các nhân tố kinh tế tri thức ở Việt Nam 60
2.2.1. Chất lƣợng nguồn nhân lực và hệ thống giáo dục đào tạo 60
2.2.2. Tiềm năng khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật 68
2.2.3. Năng lực điều hành và quản lý của Nhà nƣớc 70
2.3. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam 71
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân 71
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 74


2
2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế tri thức ở Việt Nam 78
Chƣơng 3. NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 81
3.1. Những phƣơng hƣớng cơ bản 81
3.1.1. Thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bƣớc phát
triển kinh tế tri thức 81
3.1.2. Xây dựng tiềm lực tri thức và sử dụng lực lƣợng lao động tri thức 83
3.1.3. Một số quan điểm cơ bản về phát triển của kinh tế tri thức ở Việt Nam 85
3.2. Các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 86
3.2.1. Xây dựng cơ chế chính sách và cải cách nền hành chính quốc gia phù hợp
với phát triển kinh tế tri thức 86
3.2.2. Phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin 88
3.2.3. Đổi mới giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức 91
3.2.4. Xây dựng thị trƣờng lao động đáp ứng theo nhu cầu của xã hội 93
3.2.5. Sử dụng nguồn nhân lực phải đảm bảo tạo điều kiện để nguồn nhân lực phát
huy đƣợc tính linh hoạt và khả năng sáng tạo 95
3.2.6. Tăng cƣờng bảo vệ sở hữu trí tuệ 96
KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây kinh tế tri thức là đề tài đƣợc nhiều cuộc hội thảo
quốc tế nhiều công trình nghiên cứu quan tâm. Sự phát triển nhƣ vũ bão của công
nghệ thông tin, sự tƣơng tác giữa tin học, vi điện tử và sinh học đã tạo ra những
tiến bộ thần kì trong kinh tế. Những tiến bộ đó sẽ tiếp tục cung cấp nguyên liệu
cho sự tăng trƣởng của thế giới trong những năm tới. Sự phát triển không ngừng
có tính bùng nổ của lực lƣợng sản xuất trong đó tri thức đóng vai trò nhƣ lực lƣợng
sản xuất chủ yếu đã dẫn đến sự hình thành một nền kinh tế mới, nền kinh tế tri
thức. Xu hƣớng chung trong sự phát triển kinh tế của các nƣớc trên thế giới là phát
triển kinh tế tri thức. Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.


3
Nhận thức đƣợc xu thế nêu trên, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định: “Chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối
cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nƣớc ta để rút ngắn quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng XHCN gắn với phát triển kinh
tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công
nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh
tế có giá trị gia tăng cao dựa vào tri thức”.
Trong giai đoạn hiện nay kinh tế thế giới đang trong giai đoạn chuyển sang
nền kinh tế tri thức, một trình độ phát triển cao của LLSX. Việt Nam cũng nhƣ
một số nƣớc đang phát triển đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức rất lớn để
có thể tận dụng ƣu thế của ngƣời đi sau để có thể định hƣớng, nắm bắt khoa học
công nghệ, đi tắt đón đầu xu hƣớng phát triển của nhân loại. Chỉ có nhƣ vậy chúng
ta mới có thể theo kịp các nƣớc phát triển. Bên cạnh đó, khi cả thế giới đang

chuyển mình sang giai đoạn phát triển kinh tế tri thức, nếu chúng ta không có đƣợc
sự chuẩn bị tốt nhất cả về nhận thức lẫn hành động thì chắc chắn chúng ta không
theo kịp sự phát triển của nhân loại. Lúc đó thì việc hội nhập quốc tế sẽ không còn
ý nghĩa quan trọng, bởi vì khi đó chúng ta không thể tận dụng và học hỏi các kinh
nghiệm, công nghệ tiên tiến và ngƣợc lại các nƣớc khác cũng chẳng hợp tác đƣợc
gì từ chúng ta. Có chăng chúng ta chỉ là thị trƣờng tiêu thụ các công nghệ lạc hậu,
tiêu thụ các sản phẩm của các nƣớc khác.
Kinh tế tri thức đang ở trong giai đoạn bắt đầu, khái niệm về kinh tế tri thức
còn chƣa đƣợc thống nhất, sự nghiên cứu kinh tế tri thức cũng chƣa có nhiều, đặc
biệt ở Việt Nam. Nhƣng có thể khẳng định đó là một xu hƣớng phát triển tất yếu
của LLSX, của mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại. Xuất phát từ
những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay” nhằm góp phần hoàn thiện về lý luận và các giải pháp phát
triển kinh tế tri thức ở nƣớc ta trong quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ,
góp phần hiện thực hóa mục tiêu đi tắt, đón đầu mà Đảng đã đề ra.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


4
Trong một vài năm qua, đã có một số tác phẩm trong và ngoài nƣớc nghiên
cứu về kinh tế tri thức. Cụ thể ở nƣớc ta có một số tác phẩm nhƣ:
- “Phát triển kinh tế tri thức: rút ngắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa” xuất
bản năm 2001 của GS.VS. Đặng Hữu.
- Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI của Ngô Quý Tùng,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
- “Kinh tế tri thức: Những khái niệm và vấn đề cơ bản” xuất bản năm 2002
của Đặng Mộng Lân.
- Kinh tế tri thức vấn đề và giải pháp: Kinh nghiệm của các nƣớc phát triển
và đang phát triển của Takaski Kiuchi, Tianzhongging, Cheonsikwoo Nxb. Thống
kê, Hà Nội. 2001.

- Bƣớc chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nƣớc trên thế giới hiện nay
của Lƣu Ngọc Trịnh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003.
- Kinh tế tri thức ở Việt Nam - quan điểm và giải pháp phát triển của Vũ
Trọng Lâm, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004.
- Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với sự phát triển ở Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
- Nhà nƣớc với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, của
Nguyễn Thị Luyến, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005.
- Hành trang thời đại kinh tế tri thức của Thế Trƣờng, Nxb. Văn hóa Tƣ
tƣởng, Hà Nội, 2005.
- Đổi mới tƣ duy về giai cấp công nhân kinh tế tri thức và công nhân tri thức
của Văn Tạo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
- Các công trình, bài viết kể trên đã đƣa ra những khái niệm cụ thể phản ánh
tình hình, xu hƣớng phát triển, những thành công cũng nhƣ những tồn tại, bất cập
của nền kinh tế tri thức ở nƣớc ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế tri
thức vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển ở nƣớc ta để góp phần vào
việc phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện
nay thì vẫn còn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa vào lĩnh vực này để có thể vạch ra


5
những con đƣờng, bƣớc đi ngắn nhất, phù hợp nhất cho Việt Nam trên con đƣờng
phát triển và hội nhập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu về phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay
luận văn đƣa ra định hƣớng và giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Luận văn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ khái niệm, bản chất và

xu hƣớng phát triển của kinh tế tri thức, các tác động về kinh tế, xã hội, thời cơ,
thách thức và những vấn đề đặt ra với Việt Nam trƣớc xu thế phát triển của kinh tế
tri thức. Đồng thời phân tích thực trạng nền kinh tế và các yếu tố tiền đề của kinh
tế tri thức để từ đó đề xuất các hƣớng chiến lƣợc, các giải pháp để phát triển nền
kinh tế nƣớc ta theo kịp sự phát triển của thế giới với trình độ phát triển cao, trình
độ kinh tế tri thức.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc
phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về lý luận kinh tế tri thức và việc ứng
dụng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, không gian
nghiên cứu là tầm vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam, về thời gian tập trung vào thời
kỳ 1995 đến nay.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
* Nguồn tài liệu: Tác phẩm kinh điển, hệ thống văn kiện của Đảng, các bài
viết của Đảng và Nhà nƣớc, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các công trình
nghiên cứu khoa học.
* Phương pháp nghiên cứu: Về cơ bản tác giả sử dụng phƣơng pháp duy
vật biện chứng, phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học và phƣơng pháp lôgíc kết


6
hợp với lịch sử để nghiên cứu và khảo sát sự hình thành và phát triển kinh tế tri
thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: tổng hợp, thống kê, phân tích, để
làm rõ những luận điểm đƣợc đề cập trong luận văn.
6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn
- Hệ thống hóa lý luận về kinh tế tri thức.
- Phân tích, đánh giá những yếu tố ban đầu về kinh tế tri thức.
- Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm xây

dựng kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời gian tới.


7
7. Kết cấu luận văn
Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chƣơng, 8 tiết:
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tri thức ở
Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 2. Thực trạng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Chƣơng 3. Những phƣơng hƣớng quan điểm cơ bản và các giải pháp phát
triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.


8
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Những vấn đề lý luận chung về kinh tế tri thức
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó khoa học công nghệ trở thành lực
lƣợng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu việc sản xuất ra của cải, sức
cạnh tranh và triển vọng phát triển. Có thể nói: Khoa học công nghệ là lực lƣợng
sản xuất thứ nhất. Chính vì thế thuật ngữ “Kinh tế tri thức”, “Nền kinh tế tri thức”
là những thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong mấy năm gần đây trên sách báo
nƣớc ta. Trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, thuật ngữ
“Kinh tế tri thức” cũng đƣợc chính thức sử dụng và trở thành một nội dung quan
trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của nƣớc ta. Trên thế giới, thuật ngữ
“Kinh tế tri thức” đƣợc sử dụng trên các sách báo kinh tế khoảng hơn 20 năm qua
và vào năm 1996, tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế OECD chính thức sử dụng

thuật ngữ này. Theo OECD, kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra,
phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh
tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.[14 tr21]
Mặc dù thuật ngữ “Kinh tế tri thức” hoặc “Nền kinh tế tri thức” đã đƣợc sử
dụng một cách phổ biến nhƣng nội hàm của khái niệm này về cơ bản vẫn còn
nhiều cách hiểu khác nhau. Tổng hợp các quan niệm về kinh tế tri thức, có hai
cách hiểu chính do có hai cách tiếp cận khác nhau.
Cách hiểu thứ nhất: Coi kinh tế tri thức là một “Nền kinh tế”, thuộc xã hội
“Hậu công nghiệp”. Đây là cách hiểu xuất phát từ góc độ phân tích lịch sử nhân
loại tiến triển theo lý thuyết các nền văn minh mà A. Toffler - một nhà xã hội học
ngƣời Mỹ - là đại biểu nổi tiếng. Lý thuyết về lịch sử các nền văn minh có ảnh
hƣởng rất lớn tới các học giả phƣơng Tây khi phân tích về nền kinh tế tri thức.
Theo lý thuyết này, lịch sử nhân loại tiến triển qua ba giai đoạn (ba nền văn minh):


9
văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Giai
đoạn văn minh hậu công nghiệp chính là giai đoạn phát triển của nền kinh tế tri
thức.
Cách hiểu thứ hai: Không coi kinh tế tri thức là một “Nền kinh tế tri thức”.
Đây là cách hiểu phổ biến của những nhà nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam và
Trung Quốc. Cách hiểu này có điểm xuất phát là phƣơng pháp luận mácxít về hình
thái kinh tế - xã hội. Theo lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác thì lịch
sử nhân loại phát triển qua các giai đoạn lịch sử: xã hội nguyên thủy, xã hội chiếm
hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tƣ bản và xã hội cộng sản chủ nghĩa. Mỗi xã
hội đó là một cơ cấu kinh tế - xã hội thống nhất, vận động theo các quy luật nội tại
khách quan, mà trƣớc hết và cơ bản nhất là hệ thống các quy luật kinh tế. Các quy
luật này phụ thuộc về bản chất của hệ thống cơ cấu kinh tế trong mỗi giai đoạn lịch
sử, là hệ thống cơ cấu của mỗi phƣơng thức sản xuất đặc thù. Tƣơng ứng với các
giai đoạn phát triển kinh tế của xã hội C.Mác đã đƣa ra mô hình các hình thái kinh

tế đó là kinh tế tự nhiên tƣơng đƣơng với nền kinh tế nông nghiệp và xã hội nông
dân cổ truyền, hình thái thị trƣờng, tƣơng đƣơng với nền kinh tế thị trƣờng của
thời đại công nghiệp cơ khí và xã hội công nghiệp, hình thái cộng sản chủ nghĩa,
tƣơng đƣơng với nền kinh tế có trình độ phát triển rất cao và xã hội tự do chân
chính.
Qua lý luận của C.Mác ta có thể thấy sự tƣơng đồng cơ bản của nền kinh tế
tri thức với hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa. Nhƣ vậy kinh tế tri thức là một
khái niệm mới, không chỉ đối với Việt Nam hay các nƣớc đang phát triển mà đối
với toàn thế giới. Khái niệm này là nhân lõi của một hệ phạm trù đang hình thành
nhƣng phát triển rất nhanh chóng trong đời sống thực tế và cả trong lý luận. Đứng
trên lập trƣờng của phƣơng pháp luận mác xít, tác giả cũng đồng ý với cách hiểu
thứ hai. Rõ ràng, theo lý luận này, không thể nói tới khái niệm (và thuật ngữ) “Nền
kinh tế tri thức” mà chỉ có thể là “Kinh tế tri thức” hoặc nền kinh tế phát triển tới
giai đoạn kinh tế tri thức.


10
Vậy nội hàm của khái niệm kinh tế tri thức là gì? Chúng ta chỉ có thể khái
quát nội hàm của khái niệm này trên cơ sở nhận dạng các đặc trƣng của kinh tế tri
thức.
* Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức đã đƣợc hình thành và phát triển ở một số quốc gia và đã
đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc nghiên cứu. Từ những nghiên cứu
đó có thể khái quát thành một số đặc điểm đặc trƣng sau đây:
Thứ nhất, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức mà căn bản là tri thức khoa
học - công nghệ hiện đại. Công nghệ cao chủ yếu bao gồm công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lƣợng mới và năng
lƣợng tái sinh, khoa học kỹ thuật không gian, khoa học kỹ thuật hải dƣơng. Trong
đó, khoa học - công nghệ cao đóng vai trò là nền tảng của kinh tế tri thức.
Nếu trong giai đoạn kinh tế tài nguyên (kinh tế công nghiệp), các yếu tố của

sản xuất chủ yếu là tài nguyên, lao động, vốn, thì ngƣợc lại, trong giai đoạn kinh tế
tri thức, nhân tố tri thức đƣợc xếp ở hàng đầu của những nhân tố tăng trƣởng kinh
tế. Tri thức đƣợc hiểu là những hiểu biết có hệ thống về một khách thể (đối tƣợng)
nhất định. Nói một cách cụ thể, tri thức là sự hiểu biết về một cụm thông tin và
biết sử dụng thông tin đó một cách tốt nhất, trong đó quan trọng nhất là tri thức về
khoa học - kỹ thuật, quản lý và thực hành. Tri thức gồm bốn loại: biết nó là gì
(hiểu biết về sự vật), biết vì sao (hiểu biết về quy luật và nguyên lý của sự vật),
biết làm thế nào (có năng lực hoặc kỹ năng làm việc gì), biết ở đâu (ai và ở đâu có
thông tin đó, tri thức này rất quan trọng trong xã hội tin học).
Hiện nay ở các nƣớc công nghiệp phát triển đang diễn ra sự chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế, các ngành dựa vào tri thức và ứng dụng công nghệ cao đang
phát triển nhanh. Sự chuyển dịch này nhằm chuyển nền kinh tế từ giai đoạn kinh tế
công nghiệp sang kinh tế tri thức.
Thứ hai, nhân tố sáng tạo trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển
Điểm nhấn quan trọng nhất là ở sự khác biệt chất lƣợng quyết định của nền
kinh tế tri thức so với nền kinh tế tri thức trƣớc đó: thay vì các nguồn lực truyền


11
thống (tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động rẻ và vốn) - đã từng đóng vai trò là
những lợi thế phát triển quyết định trƣớc đây, trong nền kinh tế tri thức, lần đầu
tiên trong lịch sử loài ngƣời, tri thức, trí tuệ con ngƣời và kỹ năng lao động trở
thành lợi thế phát triển lớn nhất, quyết định nhất). Khoa học công nghệ đƣợc nhất
trí thừa nhận là lực lƣợng sản xuất thứ nhất theo nghĩa là yếu tố quan trọng và
quyết định tiến trình phát triển kinh tế. Điểm nhấn này chứa đựng những hàm ý rất
có ý nghĩa thực tiễn.
Ngày nay, thay vì các yếu tố vật chất - kỹ thuật truyền thống (máy móc cơ
khí, đƣờng sắt, ruộng đất, hầm mỏ) con ngƣời trí tuệ và có kỹ năng cao đang trở
thành lực lƣợng sản xuất quan trọng nhất, quyết định thành công của nỗ lực phát
triển. Tƣơng ứng với sự thay đổi này là sự thay đổi trong trật tự ƣu tiên của các nỗ

lực phát triển. Để giành thắng lợi trong cuộc đua tranh phát triển toàn cầu, chiến
lƣợc khôn ngoan nhất, có triển vọng nhất trong dài hạn chính là giành ƣu tiên cao
nhất cho nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực theo hƣớng mà nền kinh tế tri thức
quy định. Đó là nguồn nhân lực trí tuệ (nhân lực khoa học công nghệ, trí thức) là
lực lƣợng lao động kỹ năng cao. Vì tri thức và công nghệ cao đóng vai trò là lực
lƣợng sản xuất quan trọng nhất, do tri thức, kỹ năng, nguồn phát minh và công
nghệ hiện đại đã trở thành lợi thế cạnh tranh quết định nên một cách hiển nhiên,
việc nâng cao năng lực sáng tạo và sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học
công nghệ trở thành nhiệm vụ trọng tâm nhất của các nỗ lực phát triển. Công thức
“ƣu tiên phát triển tƣ liệu sản xuất để sản xuất ra các tƣ liệu sản xuất” mà
V.I.Lênin đề ra trƣớc đây và đƣợc các nƣớc XHCN vận dụng trong suốt mấy chục
năm tồn tại của mình trong thời đại hiện nay mang những nội dung rất mới: sản
xuất và sử dụng tri thức khoa học và công nghệ cao là loại hình sản xuất quan
trọng nhất, quyết định nhất. Diễn đạt một cách khác, điều đó có nghĩa là để giành
thắng lợi trong cuộc cạnh tranh, đua tranh phát triển, trƣớc hết, phải tạo ra lợi thế
cạnh tranh quyết định. Đó là lợi thế về tri thức và kỹ năng lao động, là lợi thế về
nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Các lĩnh vực từng là quan trọng nhất ở giai đoạn
trƣớc (ví dụ nhƣ luyện kim, cơ khí, hoá chất…) đặt trong logic của nền kinh tế tri
thức, chỉ còn đóng vai trò là những nhiệm vụ quan trọng thứ cấp và tƣơng đối ngắn


12
hạn so với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ. Trong nền kinh tế công
nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là bằng cách tối ƣu hóa, tức là hoàn
thiện cái đã có, để giảm chi phí sản xuất, còn trong kinh tế tri thức, cái quyết định
năng lực cạnh tranh chính là sự sáng tạo ra cái mới có chất lƣợng cao hơn đó là
thành công của doanh nghiệp. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ
rất ngắn. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn đổi mới công
nghệ và sản phẩm, phải tìm chọn các công nghệ mới nẩy sinh, cái chín muồi là cái
sắp tiêu vong. Có thể nói sáng tạo là linh hồn của kinh tế tri thức.

Thứ ba, các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin được áp
dụng trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Công nghệ thông tin dựa vào hai lĩnh vực chủ lực là công nghệ tin học và
công nghệ viễn thông, tạo ra mạng Internet. Hầu hết các quốc gia đều xếp các lĩnh
vực sau đây vào danh mục công nghệ thông tin và viễn thông: lĩnh vực “tin học”
bao gồm tất cả các ngành sản xuất thiết bị và các dịch vụ đi kèm, chủ yếu là dịch
vụ vận hành, khai thác, bảo trì; lĩnh vực “điện tử” cùng với hoạt động sản xuất linh
kiện điện tử và một số loại máy móc; lĩnh vực “viễn thông” bao gồm các hoạt
động dịch vụ và sản xuất thiết bị.
Quá trình tin học hóa các khâu sản xuất, dịch vụ, và quản lý là cốt lõi của
quá trình chuyển sang kinh tế tri thức. Ngƣời ta coi tin học là ngành hạt nhân của
các ngành mới nổi lên và gọi là ngành sản xuất thứ tƣ. Chức năng của tin học là
chuyển hóa tri thức khoa học và kỹ thuật thành sức sản xuất. Tỷ trọng của nó tăng
lên không ngừng và sẽ phát triển thành ngành chủ đạo. Có thể nói tin học quyết
định sự thành bại, hƣng vong của tất cả mọi hoạt động kinh tế. Xã hội tin học hóa
và tin học hiện đại hóa là dấu hiệu của một quốc gia phát triển. Công nghệ thông
tin nói chung đem lại năng suất và chất lƣợng lao động cao trong công tác quản lý
kinh tế - xã hội. Mọi ngƣời đều có nhu cầu thông tin và đƣợc truy cập vào các kho
thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có sự tác
động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả. Cũng
chính vì vậy nhiều ngƣời gọi giai đoạn phát triển kinh tế tri thức là nền kinh tế số
hay kinh tế mạng. Thƣơng mại điện tử, thị trƣờng ảo, tổ chức ảo, xí nghiệp ảo,


13
làm việc từ xa đƣợc thiết lập làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh rất
nhanh nhạy, linh hoạt, khoảng cách địa lý giảm dần, ý nghĩa của vị trí địa lý giảm
đi. Nhiều quốc gia trên thế giới (không chỉ những nƣớc công nghiệp phát triển mà
cả một số nƣớc đang phát triển), đã coi công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi
nhọn thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ thông tin đã và sẽ mang lại những biến đổi

kỳ diệu trong cả đời sống kinh tế và đời sống xã hội. Hiện nay mạng internet đã
liên kết trên 200 quốc gia và khu vực. Nƣớc Mỹ là quốc gia làm chủ internet đang
tiến hành một dự án đầy tham vọng phát triển xa lộ thông tin với các máy tính tý
hon cài ở tất cả mọi nơi, điều khiển mọi hoạt động, từ đó đi tới xã hội tự động. Dự
kiến nửa sau thế kỷ XXI, một xã hội nhƣ vậy sẽ ra đời ở Mỹ. Trung Quốc đang có
kế hoạch phát triển mạng công nghệ thông tin. Các chuyên gia đầu ngành về công
nghệ thông tin trên thế giới đáng giá: vào khoảng năn 2010, Trung Quốc có thể
theo kịp công nghệ thông tin của Mỹ. Hồng Công đang lập cảng thông tin. Các
nƣớc đang hƣớng mạnh tới xã hội thông tin.
Thứ tư, kinh tế tri thức được tổ chức quản lý theo mô hình phi tập trung, mô
hình mạng.
Nền kinh tế thế giới hiện đại đang đƣợc cấu trúc thành một mạng lƣới toàn
cầu. “Mạng” là thuộc tính phân biệt chủ yếu hệ thống này với các hệ thống trƣớc.
Đây là cơ sở để nói đến tính cách mạng hay bƣớc ngoặt lịch sử của quá trình
chuyển sang kinh tế tri thức đang diễn ra.
Mạng lƣới toàn cầu của nền kinh tế tri thức đang diễn ra đƣợc kiến tạo bởi:
các “chất liệu” phát triển cơ bản khác trƣớc (những công cụ mới, nhƣ máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet, các loại vật liệu mới, công nghệ “gen”, thƣơng
mại điện tử, ) những nhân vật mới (nhà lao động trí thức, các “siêu” công ty
xuyên quốc gia ) vận động theo nguyên lý mới.
Hệ thống phân công quốc tế toàn cầu thay cho hệ thống phân công lao động
quốc tế, quốc gia. Đây là một cấu trúc mới về nguyên tắc. Nó vận động theo những
quy tắc sản xuất thƣơng mại và tài chính mới trong không gian toàn cầu hóa. Đặc
trƣng của không gian toàn cầu hóa là thời gian ngắn lại, không gian thu hẹp và các
đƣờng biên giới mất dần.


14
Quá trình phi tập trung hóa cấu trúc kinh tế - xã hội. Cấu trúc mạng gắn với
quá trình phi tập trung hóa cấu trúc. Quá trình đô thị hóa diễn ra theo những xu

hƣớng và quy tắc mới. Các đô thị khổng lồ không còn là sự lựa chọn duy nhất và
dƣờng nhƣ ngày càng không còn là sự lựa chọn chủ yếu. Khái niệm văn phòng,
chỗ làm việc tập trung hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ngƣời kiểu công
xƣởng đã thay đổi mạnh mẽ khi công việc chủ yếu của xã hội là sản xuất tri thức,
đƣợc tiến hành trong môi trƣờng tự động hóa cao trên cơ sở mạng thông tin, với
các công cụ chính là máy vi tính nối mạng.
Sự thay đổi cơ cấu quyền lực trong nền kinh tế. Hình thái phát triển dựa trên
quan hệ lệ thuộc cai trị của các nền kinh tế trƣớc đây đƣợc thay thế bằng quan hệ
tham dự - bình đẳng về chức năng trong cơ cấu của các thành tố. Lực lƣợng nắm
giữ tri thức sẽ là động lực phát triển của xã hội. Sự không thuần nhất cấu trúc của
nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu. Trong mạng lƣới kinh tế toàn cầu, vẫn
tồn tại những mảng, vùng cấu trúc (khu vực, quốc gia, ngành) có trình độ phát
triển thấp xa với các mảng, vùng khác. Do đó sự bình đẳng về nguyên tắc của các
bộ phận cấu trúc mạng không có nghĩa là sự bình đẳng trên thực tế giữa chúng tại
từng thời điểm xác định và trong những quan hệ xác định. Điều này có nghĩa khả
năng vƣợt bỏ hay tụt hậu của mỗi quốc gia (hay của bất cứ yếu tố cấu trúc nào) tùy
thuộc vào vị trí, vị thế của nó trong mạng kinh tế toàn cầu, tức là tùy thuộc vào khả
năng xác lập quan hệ với các nhân vật mới, công cụ mới để có đƣợc các điều kiện
phát triển (các lợi thế phát triển do thời đại tạo ra). Có thể diễn đạt điều này nhƣ là
năng lực “hòa” mạng của chủ thể đó. Điều đó có nghĩa rằng muốn phát triển thì
phải gia nhập mạng toàn cầu, phải trở thành thành viên của mạng. Gia nhập mạng
hàm chứa khả năng phải chịu “rủi ro” toàn cầu. Sự rủi ro này có nguồn gốc từ tính
không thuần nhất của cấu trúc mạng (vị thế không tƣơng đƣơng của các yếu tố)
nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng thực tế giữa các yếu tố khi tham gia mạng.
Trình độ phát triển càng cách xa trình độ chung của mạng thì độ rủi ro càng lớn.
Song kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng trong khi những rủi ro tham gia mạng gây
ra là mang tính tiềm thế thì rủi ro không tham gia mạng là chắc chắn và lớn hơn
bất kỳ rủi ro nào khi tham gia mạng.



15
Nhƣ vậy mô hình kinh tế chỉ huy tập trung, có đẳng cấp không còn phù hợp
với giai đoạn phát triển kinh tế tri thức. Mà nó đƣợc tổ chức theo mô hình phi tập
trung, mô hình mạng, trong đó quan hệ ngang là chủ yếu. Mô hình này phát huy
đƣợc tính năng động sáng tạo của mọi ngƣời, của các doanh nghiệp, vì thế nó dễ
thích nghi và đổi mới. Hiện nay, các doanh nghiệp của các nƣớc công nghiệp phát
triển đƣợc trang bị các thiết bị thông tin hiện đại lập nên một mạng lƣới các doanh
nghiệp, mọi ngƣời có thể làm việc ở các địa điểm khác nhau tại các công ty con,
nhƣng mối liên kết trong mạng lƣới công ty rất chặt chẽ; công tác quản lý, thiết kế,
tiêu thụ sản phẩm, việc giao nhận hàng hóa nhanh chóng và kịp thời.
Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế học hỏi.
Cũng nhƣ ở bất kỳ trình độ phát triển nào của nền kinh tế thế giới, trong
kinh tế tri thức con ngƣời vẫn là nhân tố quyết định sự phát triển, nhƣng không
phải con ngƣời với bất kỳ tri thức và năng lực nào, mà buộc phải là con ngƣời có
tri thức khoa học, có năng lực sáng tạo. C.Mác đã nói đến nhân tố con ngƣời trong
kinh tế tri thức là con ngƣời sáng tạo chứ không phải là một bộ phận của hệ thống
máy móc trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Tri thức là vốn quý nhất và
là nguồn lực hàng đầu của sự tăng trƣởng kinh tế. Quyền sở hữu đối với tri thức
trở thành quan trọng nhất. Ai chiếm hữu đƣợc nhiều tài sản tri thức hơn thì ngƣời
ấy sẽ thắng. Để có tri thức thì phải học tập, vì thế nền kinh tế tri thức đòi hỏi con
ngƣời phải không ngừng học tập, học suốt đời dƣới mọi hình thức.
Thứ sáu, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là
đặc trƣng nổi bật của nền kinh tế thế giới ngày nay, nó đƣợc thực hiện thông qua
quốc tế hóa thƣơng mại, quốc tế hóa vốn, quốc tế hóa sản xuất. Kinh tế tri thức sẽ
thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, hợp tác kinh tế quốc tế. Với tốc độ phát triển khoa
học - công nghệ cao nhƣ hiện nay, không một quốc gia nào có thể đi đầu trong tất
cả các kỹ thuật công nghệ cao và mới, vì thế chuyên môn hóa sản xuất trở nên sâu
sắc, do đó đòi hỏi sự hợp tác sản xuất quốc tế, rất ít có sản phẩm do một nƣớc sản
xuất ra, mà là kết quả hợp tác của nhiều nƣớc. Công nghệ thông tin, nhất là mạng
Internet, làm cho không gian trở nên nhỏ bé. Tri thức, công nghệ, vốn, lao động



16
đƣợc luân chuyển trên phạm vi toàn cầu. Thị trƣờng và sản phẩm mang tính toàn
cầu.
Thứ bảy, đóng góp của tri thức (thông qua các ngành sản xuất, dịch vụ ứng
dụng công nghệ cao và sử dụng lao động tri thức) chiếm trên 2/3 giá trị sản phẩm
và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Giá trị (GT) của mỗi sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) đƣợc đo ví dụ bằng
tiền, bao gồm giá trị của hai thành tố:
Giá trị của vật liệu tạo ra sản phẩm (GTvl).
Giá trị của công sức con ngƣời tạo ra sản phẩm (GTcs) phần này lại gồm hai
phần: Giá trị của công lao động chân tay (GTct).
Giá trị của công lao động trí tuệ (GTtt).
Nếu GTtt chiếm phần lớn của giá trị, ví dụ GTtt > 50% GT ta nói sản phẩm
có hàm lƣợng trí tuệ cao.
Hay Tổng GT = tổng GTvl + Tổng GTct + Tổng GTtt
Khi tổng GTtt chiếm phần lớn của Tổng GT ví dụ quá 50% ta nói nền kinh
tế đó là nền kinh tế tri thức.
Hơn nữa hiện nay các ngành dựa vào tri thức và ứng dụng công nghệ cao
đang phát triển nhanh. Do đó nguồn lực cũng có sự thay đổi rõ rệt về chất. Trƣớc
chiến tranh thế giới thứ hai, ở các nƣớc phát triển, nông dân chiếm đa số. Ngày
nay ở đó nông dân chỉ còn dƣới 1/5 (về dân số). Nông dân sản xuất chỉ chiếm 2%
lực lƣợng lao động và cũng không còn là nông dân đúng nghĩa nữa. Thực ra họ là
những nhà kinh doanh nông nghiệp. Số lƣợng công nhân nói chung tăng lên,
nhƣng công nhân áo xanh giảm đi, công nhân áo trắng tăng lên đặc biệt là sự xuất
hiện công nhân tri thức. Tính chung ở những nƣớc phát triển công nhân áo xanh
trong công nghiệp chỉ còn 20%. Hiện nay trong nhiều ngành không còn phân biệt
giữa công nhân với nhà khoa học nữa. Ví dụ trong ngành sản xuất phần mềm
những ngƣời viết chƣơng trình máy tính là công nhân tri thức, trong các ngành

công nghiệp dịch vụ dựa vào công nghệ cao, phần lớn những ngƣời lao động là
công nhân tri thức. Nhƣ vậy trong nền kinh tế tri thức, vai trò của ngƣời công nhân


17
áo trắng, công nhân tri thức là hết sức quan trọng. Họ là lực lƣợng chủ yếu tạo ra
của cải xã hội, tiêu biểu cho lực lƣợng sản xuất mới.
Thứ tám, kinh tế tri thức bảo đảm sự phát triển bền vững, không hủy hoại
môi trường, sinh thái. Kinh tế công nghiệp với kỹ thuật - công nghệ truyền thống
phát triển dựa trên sự tận dụng hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên để thu lợi
nhuận cao nhất, gần nhƣ không chú ý gì tới lợi ích môi trƣờng, sinh thái, vì thế dẫn
đến thảm họa môi trƣờng nhƣ ngày nay. Ngƣợc lại, kinh tế tri thức dựa trên cơ sở
kỹ thuật - công nghệ cao sử dụng một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả các nguồn
tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trƣờng sống của con ngƣời. Các khu công
nghệ cao đã đƣợc hình thành là những khu công nghệ sạch khác xa với khu sản
xuất truyền thống trƣớc đây.
Khái niệm kinh tế tri thức, trƣớc hết là khái niệm phản ánh trình độ phát
triển của các nhân tố trong LLSX của xã hội hiện đại. Có thể khẳng định đó là sự
thay đổi về chất của LLSX do khoa học đã trở thành và ngày càng trở thành LLSX
trực tiếp - điều mà C.Mác và Ănghen đã từng dự báo cách đây hơn một thế kỷ.
Tổng quát lại, theo quan điểm triết học và kinh tế chính trị học mác xít, kinh
tế tri thức là khái niệm dùng để chỉ một trình độ phát triển cao hơn của LLSX mà
trong nền tảng LLSX chủ yếu của nó là các ngành kỹ thuật công nghệ cao; khoa
học đã trở thành LLSX trực tiếp và có vai trò quyết định đối với nền kinh tế .
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế tri thức
Sự phát triển của kinh tế trong lịch sử của nhân loại đã trải qua những giai
đoạn khác nhau. Trƣớc hết là kinh tế săn bắn và hái lƣợm tồn tại trong hàng trăm
nghìn năm. Tiếp đó là kinh tế nông nghiệp kéo dài khoảng mƣời nghìn năm. Rồi
đến kinh tế công nghiệp xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào nửa đầu sau thế kỷ
XVIII. Sau đó là kinh tế tri thức lúc đầu thƣờng gọi là kinh tế thông tin, đã ra đời

lúc đầu ở Mỹ vào đầu những năm 1970 và rồi ở nhiều nƣớc công nghiệp phát triển
và ngày nay cả những nƣớc công nghiệp mới. Kinh tế tri thức theo một số dự báo,
đối với nƣớc Mỹ có thể sẽ kết thúc vào khoảng năm 2020 để nhƣờng chỗ cho một
nền kinh tế mới khác - kinh tế sinh học.


18
Bảng 1.1.1. Sự khác biệt giữa kinh tế tri thức
so với các nền kinh tế khác trong lịch sử
Yếu tố
Kinh tế
nông nghiệp
Kinh tế
công nghiệp
Kinh tế tri thức
Đầu vào của sản
xuất
Lao động, đất
đai, vốn
Lao động, đất
đai, vốn, công
nghệ, thiết bị
Lao động, đất đai,
vốn, công nghệ, thiết
bị, tri thức, thông tin.
Cách thức sản xuất
Trồng trọt,
chăn nuôi
Chế tạo, gia
công

Thao tác, điều khiển,
kiểm soát
Đầu ra của sản xuất
Lƣơng thực
Lƣơng thực,
hàng hóa tiêu
dùng, các xí
nghiệp nền công
nghiệp
Lƣơng thực, hàng tiêu
dùng chất lƣợng cao,
công nghiệp tri thức,
vốn tri thức, công
nghệ mới
Cơ cấu ngành kinh
tế
Nông nghiệp
Công nghiệp và
dịch vụ
Các ngành kinh tế tri
thức thống trị
Công nghệ chủ đạo
Cơ giới hóa
đơn giản
Cơ giới hóa, hóa
học hóa, điện
khí hóa
Công nghệ cao, điện
tử tin học, siêu xa lộ
thông tin

Cơ cấu xã hội chính
Nông dân
Công nhân
Công nhân tri thức
Vai trò của khoa
học và công nghệ
Không đáng
kể
Rất quan trọng
Có ý nghĩa quyết định
Tầm quan trọng của
giáo dục
ít quan trọng
Rất quan trọng
Có ý nghĩa quyết định
Trình độ văn hóa
trung bình
Tỷ lệ mù chữ
cao
Trung học
Sau trung học
Vai trò của công
nghệ thông tin và
truyền thông
Không lớn
Lớn
Quyết định
Ý tƣởng về tầm quan trọng của tri thức trong kinh tế không phải là mới. Từ
thế kỷ thứ XVIII, Adam Smith có nói đến những thế hệ chuyên gia mới đã góp
phần quan trọng vào việc sản sinh ra tri thức có ích cho kinh tế. Và thế kỷ thứ

XIX, C.Mác đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sản xuất ngày càng phụ thuộc nhiều hơn
vào khoa học và công nghệ. Hiện nay, trong sự phát triển của nhiều nƣớc công


19
nghiệp, tri thức đã trở thành nhân tố hàng đầu trong tăng trƣởng kinh tế, vƣợt lên
trên các nhân tố sản xuất cổ truyền vốn và lao động, và chính đây là đặc điểm cơ
bản của nền kinh tế đƣợc gọi là kinh tế tri thức hay kinh tế dựa trên tri thức.
Những nghiên cứu về kinh tế tri thức đã có một lịch sử hơn bốn chục năm
bắt đầu từ công trình của Fritz Machlup Sản xuất và phân phối tri thức ở Mỹ xuất
bản năm 1962. Công trình này lần đầu tiên đã đƣa ra khái niệm “công nghiệp tri
thức” và lƣu ý mọi ngƣời về tầm quan trọng và đặc biệt là sự tăng trƣởng nhanh
chóng của khu vực kinh tế này. Fritz Machlup lần đầu tiên đã nhận ra một sự thay
đổi quan trọng trong nền kinh tế của nƣớc Mỹ: Các hoạt động sản xuất, phân phối,
và sử dụng tri thức trong một số lĩnh vực rộng lớn đang phát triển nhanh hơn rất
nhiều sự tăng trƣởng chung của nền kinh tế. Phát hiện của Fritz Machlup đã đƣợc
các tác giả khác xác nhận và không lâu sau đó các nhà nghiên cứu còn chứng minh
rằng hiện tƣợng tƣơng tự cũng xảy ra ở một số nƣớc khác nhƣ Anh, Đức, Pháp
Nhƣ vậy là theo ý kiến hiện nay đã đƣợc chấp nhận rộng rãi, bắt đầu từ đầu những
năm 1970, trƣớc hết ở Mỹ sau đó là một số nƣớc khác nền kinh tế quốc gia đã
chuyển từ giai đoạn công nghiệp sang một giai đoạn mới - kinh tế tri thức, tƣơng
tự nhƣ trƣớc đây, vào đầu nửa sau thế kỷ XVIII, bắt đầu từ nƣớc Anh, đã có sự
chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp.
Một mốc lớn trong nghiên cứu về kinh tế tri thức là lý thuyết “xã hội hậu
công nghiệp” do nhà tƣơng lai học ngƣời Mỹ Daniel Bell đƣa ra từ năm 1967 và
đƣợc trình bày đầy đủ trong tác phẩm nổi tiếng “The coming of post - industrial
society” (Sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp) năm 1973. Trong tác phẩm này
Bell đã chỉ ra vai trò trung tâm của các hoạt động biến đổi tri thức ở Mỹ và sự kiện
nƣớc Mỹ đã chuyển từ xã hội công nghiệp của những công nhân “cổ áo xanh” sang
một xã hội mới với vai trò quạn trọng thuộc về những ngƣời lao động “cổ áo trắng”

- xã hội hậu công nghiệp.
Đặc biệt là báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm
1996 đã vạch ra khung các vấn đề của kinh tế tri thức có thể sử dụng làm cơ sở ban
đầu cho việc tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển của nền kinh tế này. Báo cáo viết:


20
“Từ “kinh tế tri thức” đã xuất hiện từ sự nhận thức về vai trò của tri thức và
công nghệ trong tăng trƣởng kinh tế. Đành rằng tri thức luôn luôn là một yếu tố
trung tâm của phát triển kinh tế, song vấn đề là sự phụ thuộc của kinh tế một cách
chặt chẽ vào sản xuất, truyền bá và sử dụng tri thức ngày nay đã đƣợc đặt lên trên
hết. Điều này đã đƣa một số nhà kinh tế đến chỗ cho rằng hàm sản xuất nhƣ đã
đƣợc sử dụng trong lý thuyết tân cổ điển cần phải đƣợc sửa đổi và nhân tố “Tri
thức” cần phải đƣợc đƣa vào nó một cách trực tiếp hơn - một sự phát biểu lại về
kinh tế trong “lý thuyết mới về tăng trƣởng”. Theo quan niệm cổ điển, sản xuất
phụ thuộc vào lƣợng các nhân tố sản xuất đƣợc sử dụng, đặc biệt là lao động, vốn,
vật tƣ và năng lƣợng. Công nghệ hay tri thức đƣợc xem là các yếu tố bên ngoài,
không phải là một phần liên kết của các hàm sản xuất. Theo quan niệm mới về
tăng trƣởng kinh tế, hàm này phụ thuộc trực tiếp hơn vào cho đầu tƣ tri thức, nhân
tố này có thể làm tăng khả năng sản xuất của các đầu vào cổ điển. Tri thức cũng
cung cấp bí quyết là cái giúp ngƣời ta kết hợp các đầu vào đó để tạo ra các sản
phẩm đổi mới và cải tiến các quy trình”.
* Những năm gần đây trong nhiều quá trình nghiên cứu, nhiều hội nghị hội
thảo quốc tế và trong nhiều văn bản chiến lƣợc phát triển của các quốc gia, ngƣời
ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế
nhƣ:
“Kinh tế thông tin”, “Kinh tế mạng”, “kinh tế số”, (nói lên vai trò quyết định
của công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế).
“Kinh tế học hỏi” (nói lên động lực chủ yếu của nền kinh tế là sự học tập
suốt đời của mọi ngƣời).

“Kinh tế dựa vào tri thức”, “Kinh tế dẫn dắt bởi tri thức”, “Kinh tế tri thức”
(nói lên vai trò quyết định của tri thức và công nghệ đối với phát triển kinh tế).
“Kinh tế mới” (là tên gọi chung không xác định nội dung).
Trong số các tên gọi trên, kinh tế tri thức là tên gọi thƣờng đƣợc dùng nhiều
nhất. Tổ chức OECD chính thức dùng từ năm 1996. Tên gọi này nói lên đƣợc nội
dung cốt lõi của nền kinh tế mới, còn kinh tế thông tin, kinh tế số chỉ mới nói về


21
công nghệ thông tin, mặc dù công nghệ thông tin là nội dung chủ yếu nhất nhƣng
không bao gồm đƣợc các yếu tố tri thức và công nghệ khác.
Bảng 1.1.2. Đặc trƣng của các nền kinh tế
Nền kinh tế
Đặc trƣng
Nền kinh tế thông tin
Tài nguyên thông tin - tri thức là quan trọng.
Nền kinh tế số (mạng,
internet)
Kỹ thuật số hóa mở ra khả năng mới
Nền kinh tế tri thức (dựa trên
tri thức)
Khoa học và công nghệ là lực lƣợng sản xuất
trực tiếp.
Nền kinh tế học hỏi(learning)
Học hỏi suốt đời để đổi mới không ngừng
Theo GS,VS. Đặng Hữu, kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh
ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế,
tạo ra của cải, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhƣng hai
ngành này chiếm tỷ lệ thấp. Cũng nhƣ trong nền kinh tế công nghiệp vẫn còn nông

nghiệp nhƣng nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ bé. Trong nền kinh tế tri thức, chiếm đa
số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa
học và công nghệ.
Nhƣ vậy, có thể nói kinh tế tri thức là một giai đoạn phát triển mới của các
nền kinh tế sau kinh tế công nghiệp với vai trò của sản xuất, phân phối và sử dụng
tri thức trong tăng trƣởng kinh tế ngày càng trở nên quan trọng. Tri thức đã trở
thành nhân tố hàng đầu của sản xuất, vƣợt lên trên các nhân tố sản xuất cổ truyền
vốn và lao động. Đây chính là vấn đề cốt lõi của kinh tế tri thức.
Khác với loại hình kinh tế trƣớc đây, loại hình mà lấy công nghiệp truyền
thống làm nền tảng, lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu thốn và ít ỏi làm chỗ
dựa để phát triển sản xuất, kinh tế tri thức lấy công nghệ cao làm lực lƣợng sản
xuất, lấy trí lực - nguồn tài nguyên vô tận làm chỗ dựa chủ yếu, lấy công nghệ
thông tin làm nền tảng để phát triển.


22
Quá trình phát triển của nhân loại gắn liền với sự phát triển của LLSX. Xét
từ thủa sơ khai đến nay, quá trình phát triển của LLSX có thể đƣợc chia ra làm ba
giai đoạn tƣơng ứng với ba mức trình độ phát triển của nền kinh tế thế giới, là giai
đoạn kinh tế sức lao động, giai đoạn kinh tế tài nguyên và giai đoạn kinh tế tri
thức.
Giai đoạn kinh tế sức lao động
Kinh tế sức lao động bắt đầu từ giai đoạn đầu của văn minh nhân loại và kéo
dài đến tận thế kỷ XIX (đến nay vẫn có một số nƣớc trên thế giới có trình độ sản
xuất thuộc loại này). Trong giai đoạn này, con ngƣời sử dụng các công cụ lao động
thô sơ, lạc hậu, nên năng suất lao động thấp phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào
nông nghiệp nên giai đoạn này còn đƣợc gọi là giai đoạn kinh tế nông nghiệp. Cho
dù trải qua một thời gian dài phát triển, nhƣng cho đến trƣớc cách mạng công
nghiệp thế kỷ XIX thì trình độ sản xuất vẫn không thay đổi. Trong giai đoạn kinh
tế sức lao động phân phối sản xuất tiến hành chủ yếu dựa vào sự chiếm hữu tài

nguyên sức lao động. Trình độ giáo dục thấp tỷ lệ ngƣời mù chữ chiếm đại đa số
trong dân cƣ.
Giai đoạn kinh tế tài nguyên hay còn gọi là giai đoạn kinh tế công nghiệp, là
giai đoạn phát triển nền kinh tế chủ yếu quyết định bởi sự chiếm hữu và phân phối
tài nguyên với các tƣ liệu lao động đã phát triển tới một trình độ cao hơn, máy móc
đã dần thay thế sức ngƣời lao động và trở thành yếu tố quyết định năng suất lao
động. Giai đoạn này, nền kinh tế phát triển khá nhanh nhờ khai thác ào ạt tài
nguyên thiên nhiên.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào khoảng cuối thế kỷ
XVIII - đầu thế kỷ XIX đã làm cho nền kinh tế thế giới tăng trƣởng với nhịp độ
0,6%/năm. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai từ đầu thế kỷ XIX đến cuối
những năm 70 của thế kỷ XX đã làm cho nền kinh tế thế giới tăng trƣởng với nhịp
độ 2%/năm. Riêng trong 20 năm, từ 1950 đến 1970, cuộc cách mạng công nghệ
lần thứ hai đã đƣa nền kinh tế thế giới tăng trƣởng với tốc độ rất cao, gần 6%/năm.
Trong giai đoạn này, nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào các ngành công
nghiệp, chủ thể của nền kinh tế là các công nhân nhà máy. Hàm lƣợng về năng


23
lƣợng, nguyên liệu, thiết bị, vốn chiếm phần rất lớn trong một sản phẩm. Sự phân
phối sản xuất chủ yếu dựa vào chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên.
Trong nền kinh tế công nghiệp, việc sử dụng và khai thác tài nguyên trí lực
ngày càng tăng, dần tạo tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Quá trình đó
trải qua ba giai đoạn:
- Cách mạng công nghiệp: Giai đoạn này kéo dài khoảng một thế kỷ (1700 -
1800), có sự chuyển biến từ kỹ năng cơ khí sang công nghệ. Trong giai đoạn này,
tri thức đƣợc áp dụng cho các công cụ sản xuất và sản phẩm, nhƣng tri thức chỉ
đƣợc cho là kỹ thuật.
- Cách mạng năng suất: Giai đoạn này bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷ XIX
và kết thúc vào chiến tranh thế giới thứ nhất (khoảng 75 năm). Taylor (1856-

1915), một nhà kinh tế Hoa Kỳ, đã áp dụng tri thức vào việc tổ chức lao động, hợp
lý hóa quá trình sản xuất và tối đa hóa hiệu quả của các phƣơng pháp sản xuất.
Việc áp dụng tri thức và tổ chức lao động đã làm tăng nhanh chóng năng
suất lao động. Kể từ khi vận dụng phƣơng pháp Taylor vào tổ chức lao động đến
nay đã làm tăng năng suất lao động ở các nƣớc đang phát triển tăng đến 50 lần.
Tuy nhiên phƣơng pháp này chủ yếu chỉ đƣợc áp dụng có hiệu quả cho lao động
chân tay. Cùng với cách mạng năng suất, số ngƣời lao động chân tay đã giảm đáng
kể và vấn đề nổi lên là năng suất lao động của những công nhân không phải là lao
động chân tay điều đó yêu cầu vận dụng tri thức vào sản xuất.
- Cách mạng quản lý: Giai đoạn này bắt đầu từ năm 1945 và trải qua gần 50
năm để có thể chiếm vị trí thống lĩnh toàn cầu. Ở hai giai đoạn trƣớc, tri thức đƣợc
ứng dụng vào việc sản xuất các công cụ lao động, các phƣơng pháp sản xuất, vào
sản phẩm và vào tổ chức lao động của con ngƣời. Ở giai đoạn này, vận dụng tri
thức là để biết làm thế nào sử dụng vốn tri thức hiện có để tạo ra kết quả sản xuất.
Hay nói cách khác, đó chính là vận dụng tri thức trong quản lý.
Giai đoạn kinh tế tri thức hay còn gọi là kinh tế hậu công nghiệp là giai
đoạn phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên sự chiếm hữu và phân phối tài nguyên trí
lực, khoa học kỹ thuật sẽ trở thành một thành phần cơ bản của LLSX. Hiện nay
các nguồn nguyên liệu trong thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Thực tế đó đòi hỏi giới


24
khoa học kỹ thuật phải tìm cách giải quyết theo các hƣớng nhƣ tìm kiếm nguồn
năng lƣợng mới, phát minh ra các chất liệu mới, phát triển các công nghệ mới Vì
thế, trong giai đoạn này, quốc gia nào nắm đƣợc khoa học công nghệ thì quốc gia
đó càng có điều kiện và khả năng phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tri thức
nói riêng.
* Quá độ từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức
Từ những năm 80 thế kỷ XX trở lại đây, những tiến bộ có tính chất bùng nổ
của LLSX do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt ở các

nƣớc phát triển và các nƣớc công nghiệp mới (NICs), đang tạo nên sự biến đổi lịch
sử có ý nghĩa quan trọng: Nền kinh tế chuyển từ kinh tế tài nguyên (kinh tế công
nghiệp) sang kinh tế tri thức (hậu công nghiệp), nền văn minh nhân loại chuyển từ
văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ.
Ở giai đoạn này, khoa học - công nghệ trở thành LLSX trực tiếp. Khoa học
trực tiếp tạo ra các sản phẩm và có vị trí quan trọng hàng đầu. Kết quả nghiên cứu
của khoa học cũng nhanh chóng chuyển thành hàng hóa. Công nghệ cao phát triển
nhƣ vũ bão. Nhờ có công nghệ mới mà nhiều ngành mới xuất hiện. Phát triển
mạnh nhất và chiếm đa số là những ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu dựa vào tri
thức và công nghệ cao. Phát triển kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu
khoa học - công nghệ. Kinh tế tri thức có chủ thể là ngƣời lao động tri thức, sản
phẩm làm ra có hàm lƣợng trí tuệ, hàm lƣợng chất xám cao. Tri thức là một tài
nguyên vô hình, vô tận, ngày một nhiều hơn, tốt hơn, có thể giúp chúng ta khai
thác tối ƣu tài nguyên thiên nhiên hiện có và tìm ra nguồn tài nguyên mới, tránh
đƣợc ô nhiễm môi trƣờng. Khả năng khai thác tài nguyên tri thức thay thế cho tài
nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt ngày càng tăng lên. Do đó vai trò của tài
nguyên thiên nhiên bị đẩy xuống hàng thứ yếu, lợi thế giàu tài nguyên và sức lao
động ngày càng yếu đi so với lợi thế giàu tri thức. Điều này thực tế đã chứng minh
với một số nƣớc ít tài nguyên nhƣng lại phát triển mạnh về mặt tri thức nhƣ Nhật
Bản, Singapore và Hồng Kông. Kinh tế tri thức xuất hiện làm lu mờ dần vai trò
của kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp.

×