ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH
HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI .7
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng ta về
công bằng xã hội. 7
1.1.1. Những quan điểm trƣớc Mác về công bằng xã hội. 7
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mỏc-Lờnin về cụng bằng xã hội. 10
1.1.3. Quan điểm của Đảng ta về công bằng xã hội. 17
1.2. Vai trũ của cụng bằng xó hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 23
1.2.1. Khái niệm cụng bằng xã hội. 23
1.2.2. Vai trũ của cụng bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .26
1.3. Kinh nghiệm thực hiện cụng bằng xã hội ở một số nƣớc trên thế giới 28
1.3.1. Kinh nghiệm của Liên Xô và các nƣớc Đông Âu. 28
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 29
1.3.3. Kinh nghiệm của các nƣớc Đông Nam Á 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM 37
2.1. Những thành tựu cơ bản về thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát
triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .37
2.1.1. Kinh tế thị trƣờng tạo điều kiện để thực hiện công bằng trong phân phối .37
2.1.2. Kinh tế thị trƣờng thực hiện nhiều hình thức sở hữu nên tạo cho mọi
ngƣời có nhiều điều kiện tham gia làm kinh tế. 41
2.1.3. Kinh tế thị trƣờng tạo điều kiện để phát triển giáo dục, giải quyết
việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi ngƣời 44
2.2. Những hạn chế về thực hiện cụng bằng xã hội trong quá trình phát triển
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 50
2.2.1. Hiện tƣợng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền ngày càng
gia tăng nghiêm trọng. 50
2.2.2. Thất nghiệp đó và đang trở thành vấn đề nan giải. 54
2.2.3. Tỡnh trạng tham nhũng, buôn lậu, gian lận thƣơng mại ngày càng
có điều kiện phát triển 58
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG BẰNG
XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH
HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 70
3.1. Một số phƣơng hƣớng cơ bản 70
3.1.1. Giải quyết cụng bằng xã hội phải đƣợc thực hiện từng bƣớc phù hợp
với tăng trƣởng kinh tế. 70
3.1.3. Thực hiện cụng bằng xã hội phải gắn với việc thực hiện dân chủ
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 76
3.2. Một số giải pháp cơ bản 77
3.2.1. Thực hiện cụng bằng trong phân phối. 77
3.2.2. Đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất -
kinh doanh. 79
3.2.3. Khuyến khích làm giàu chính đáng đi đôi với xoá đói, giảm nghèo .82
3.2.4. Thực hiện tốt một số chính sách xã hội. 86
3.2.5. Đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu. 97
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp thì công bằng xã hội
luôn là khát vọng và mục tiêu đấu tranh của con người. Ngày nay, giá trị thời đại
của vấn đề này càng gia tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển
của khoa học - công nghệ. Nhu cầu về quyền con người… đã trở thành vấn đề có
tính toàn cầu.
Không phải ngẫu nhiên mà trong những thập kỷ gần đây, công bằng xã hội
trở thành một tiêu chí, điều kiện khi tiếp cận các khái niệm “phát triển bền vững”
và “tiến bộ xã hội”. Với ý nghĩa đó, công bằng xã hội đang và sẽ là những thách
thức lớn trên con đường phát triển của mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay.
Ở Việt Nam hiện nay, với khát vọng: “dân giàu, nước mạnh, xã hội, công
bằng, dân chủ, văn minh” là mục tiêu hàng đầu mà nhân dân ta mong muốn đạt
tới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng làm thế nào để thực hiện
mục tiêu đó trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường - nền kinh tế dẫn đến
sự tăng trưởng kinh tế cao, nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh sự bất công xã
hội, sự phân hoá giàu - nghèo ngày càng gia tăng?
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, vấn đề công bằng xã hội đã
được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam chú ý tới và có thể coi nó như “một điểm
nóng” của các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: Trong bối cảnh hiện nay, ở nước ta khi mà xã
hội chưa giàu có, của cải vật chất còn hạn chế, liệu chúng ta có thực hiện được
công bằng xã hội hay không hay phải chờ khi kinh tế phát triển mới có điều kiện
thực hiện công bằng xã hội?
Về vấn đề này, một số quan điểm cho rằng, không thể thực hiện công bằng
xã hội trong lúc này. Một số quan điểm khác lại cho rằng, thực hiện được nhưng
2
rất khó. Còn quan điểm của Đảng ta chỉ rõ: “Qua thực tiễn mười năm đổi mới,
chúng ta nhận thức rõ là không chờ kinh tế phát triển mới giải quyết các vấn đề
xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế
phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội” [13, tr.31].
Thực hiện quan điểm của Đảng, vấn đề công bằng xã hội đã được đề cập
đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Trong các công trình nghiên cứu đó, vấn
đề công bằng xã hội thường được coi như một chính sách xã hội nhằm tập trung
chủ yếu vào việc giải quyết các vấn đề phân phối và phân phối lại sản phẩm một
cách đồng đều, thậm chí là một biện pháp để hạn chế sự phân hoá giàu - nghèo
mà không hiểu rằng công bằng xã hội là một mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã
hội của Đảng ta [39]. Chính hiểu một cách phiến diện như vậy, nên công bằng
xã hội thường bị lẫn với khái niệm bình đẳng xã hội, từ đó không thấy rõ được
vai trò của công bằng xã hội như một động lực cho sự phát triển kinh tế.
Xuất phát từ lý do đó, để làm rõ hơn về vấn đề công bằng xã hội và thực
hiện vấn đề này trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tác giả
lựa chọn đề tài: “Thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ”
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề công bằng xã hội ở Việt Nam là vấn đề được nhiều nhà khoa học,
xã hội quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
Xung quanh vấn đề thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có các đề tài nghiên
cứu dưới nhiều góc độ như:
3
+ Đề tài khoa học cấp Bộ “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta” do TS.
Hoàng Thị Thành làm chủ biên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998
+ “Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện
tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam” do GS. TSKH. Lương Xuân Quỳ làm chủ
biên
+ “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời
kỳ đổi mới - Vấn đề và giải pháp” do TS. Nguyễn Thị Nga làm chủ nhiệm đề tài,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006.
+ “Vai trò của công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội” của Nguyễn Minh
Hoàn, Tạp chí Triết học, số 11 /2004.
+ “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay” của Lương Việt Hải, Tạp chí Triết học, số 4 /2004.
+ “Công bằng xã hội ở nước ta hiện nay- Một số thành tựu và vấn đề đặt
ra” của TS. Nguyễn Thị Nga, Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 10 /2005.
+ “Công bằng xã hội - mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã hội của Đảng
ta” của Bùi Văn Nhơn, Tạp chí Cộng sản, số 9 /2007.
+ “Những vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội” của Nguyễn Tấn Hùng.
Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 7/ 1996.
+ “Đảm bảo quyền con người trong thực hiện chính sách xã hội ở Việt
Nam” của Nguyễn Thị Báo, Tạp chí Cộng sản, số 10 /2007.
+ “Công bằng xã hội trong chính sách bảo trợ xã hội với tăng trưởng kinh
tế” của Nguyễn Hữu Hải, Tạp chí Cộng sản số 10/2007.
+ “Về phân tầng xã hội và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay” của Trịnh
Duy Luân và Bùi Thế Cường, Tạp chí Xã hội học, số 2/2001.
4
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của các nhà khoa học đăng trên các báo và
tạp chí bàn về vấn đề công bằng xã hội ở Việt Nam và trên thế giới trong thời
gian gần đây. Tuy nhiên, vẫn chưa có tác giả nào đề cập một cách trực tiếp dưới
góc độ kinh tế - chính trị như tên đề tài đã nêu ra. Những tài liệu nêu trên chứa
đựng những giá trị khoa học rất quý giá, được tác giả tiếp thu, kế thừa và phát
triển trong luận văn này
3. Mục đích và nhiệm vụ
* Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng của thực hiện công
bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm thực
hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
* Nhiệm vụ của luận văn
+ Từ cách tiếp cận kinh tế chính trị, luận văn làm rõ những quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng ta về công bằng xã hội.
+ Làm rõ vai trò công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và kinh nghiệm thực hiện công
bằng xã hội của một số nước trên thế giới.
+ Đánh giá thực trạng vấn đề thực hiện công bằng xã hội trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
+ Trên cơ sở những tiền đề lý luận và việc đánh giá thực trạng thực hiện
công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, nêu ra những phương hướng cơ bản và những giải pháp
nhằm thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời gian tới.
5
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Công bằng xã hội là một đề tài rất rộng, được thực hiện trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội và các lĩnh vực đó luôn có sự tác động qua lại với nhau.
Với khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề
thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải
pháp thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, đồng thời kế thừa và phát huy những giá trị trong các công trình khoa học
đã nghiên cứu để phục vụ cho mục đích của luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã dùng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp,
trừu tượng và cụ thể… nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ vấn đề thực hiện công bằng xã hội trong
quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp thích hợp nhằm giải quyết tốt
6
vấn đề thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn có
thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào
thực tiễn sau này.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về công bằng xã hội
Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Chƣơng 3: Một số giải pháp thực hiện công bằng xã hội trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
7
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LÝ VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng ta
về công bằng xã hội
1.1.1. Những quan điểm trước Mác về công bằng xã hội
Là một phạm trù xã hội, công bằng xã hội từ lâu đã được luận bàn nhiều.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự nhận thức thống nhất. Có thể nhận thấy
tư tưởng về công bằng xã hội đã đặt ra rất sớm trong lịch sử nhân loại. Khi tư
duy đạt đến trình độ nhất định, con người đã biết đặt mình trong mối quan hệ với
tự nhiên, với người khác và với xã hội. Xã hội càng phát triển thì tư tưởng về
công bằng xã hội càng phát triển theo.
Ở xã hội công xã nguyên thuỷ, sinh hoạt và lao động của con người mang
tính cộng đồng nhằm thoả mãn nhu cầu của mình, do lực lượng sản xuất thấp
kém nên sản phẩm lao động ít ỏi, lại phải chia đều cho mọi thành viên trong
cộng đồng. Vì vậy, ở thời kỳ này, công bằng xã hội là phương thức để đảm bảo
cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội nguyên thuỷ.
Vào cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, do lực lượng sản xuất phát triển,
của cải làm ra không những đáp ứng được nhu cầu cho cộng đồng mà còn có tích
luỹ. Song, chính phần của cải dư thừa này là nhân tố “kích thích” để nảy sinh
xung đột về lợi ích của những nhóm người trong cộng đồng.
Tư hữu, giai cấp và Nhà nước ra đời làm cho việc thực hiện công bằng xã
hội ngày càng trở nên khó khăn hơn. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra ngày càng
gay gắt và công bằng xã hội trở thành một trong những nội dung chính trị trong
cuộc đấu tranh đó.
8
Nhà triết học Hy Lạp thời cổ đại Platôn (427-327 Tr.CN) khi bàn về vấn
đề Nhà nước đã cho rằng: Một Nhà nước lý tưởng là Nhà nước có những đạo
luật công bằng được thiết lập trên cơ sở trí tuệ và lợi ích quốc gia chứ không
phải lợi ích của mỗi người cầm quyền.
Trong học thuyết triết học của mình, Platôn cho rằng: Xã hội được chia
làm 3 hạng người tương ứng với 3 phần của linh hồn con người. Nhà nước xuất
hiện từ sự đa dạng của nhu cầu của con người và từ đó xuất hiện các dạng phân
công lao động để thoả mãn nhu cầu ấy.
Vì vậy, trong xã hội cần phải duy trì các hạng người khác nhau và do đó
không thể có sự hoàn toàn bình đẳng giữa mọi người được. Công lý là ở chỗ mỗi
hạng người làm hết trách nhiệm của mình, biết sống đúng với tầng lớp của mình
và biết phận mình
Arixtốt (384-322 Tr.CN) cho rằng: Việc phân chia giai cấp và địa vị giai
cấp là một trật tự tự nhiên. Công bằng là sự đối xử ngang nhau, bình đẳng chỉ đối
với những người trong cùng một giai cấp, còn những người ở giai cấp khác nhau
thì công bằng và bình đẳng giai cấp khác nhau.
Tômat Hôpxơ (1858-1679) nhà triết học nổi tiếng đại biểu cho chủ nghĩa
duy vật Anh thế kỷ XVII cho rằng: Con người là giống nhau mà tạo hoá đã ban
cho nên con người phải được công bằng và bình đẳng, nhưng con người thì lại có
tính tham lam và ích kỷ nên không thể có sự bình đẳng và công bằng
Từ sự phân tích đó, ông đã chỉ ra rằng: Để đi đến sự hoà hợp, công bằng
giữa con người với con người thì phải có một lực lượng đứng trên để dàn xếp các
lợi ích cá nhân, đó là Nhà nước
Như vậy, Hốpxơ đã có tư tưởng duy vật về các hiện tượng xã hội. Tuy
nhiên, ông không thấy được Nhà nước cũng mang bản chất giai cấp của nó, trong
9
xã hội có đối kháng giai cấp, Nhà nước không thể nào thiết lập được sự công
bằng chung cho toàn xã hội
Imanuen Cantơ (1724-1804) đại biểu của nền triết học cổ điển Đức, ông
có những đóng góp hết sức to lớn vào tư tưởng công bằng xã hội. Theo ông,
công bằng xã hội bao gồm công bằng và bảo hộ, công bằng trong trao đổi và
công bằng trong phân phối. Trong đó công bằng trong phân phối là quan trọng
nhất. Đây là tư tưởng tiến bộ của ông mà sau này được nhiều người thừa kế
Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng: Xanhximông (người Pháp), Phuriê
(người Pháp) và Ô- Oen (người Anh) đã phê phán xã hội đương thời được xây
dựng trên nền tảng tư hữu- nguyên nhân của mọi bất công xã hội. Đồng thời các
ông đề ra việc xây dựng một xã hội mới mà trong đó nguyên tắc tối cao là mọi
người đều phải lao động, mọi người đều được hưởng thụ như nhau, xoá bỏ hết
mọi đặc quyền, đặc lợi, xây dựng một xã hội công bằng. Xã hội công bằng là
một điều kiện để đem đến sự công bằng cho tất cả các thành viên. Tuy nhiên, mô
hình xã hội mà các ông xây dựng ngay từ đầu đã biến thành những điều không
tưởng.
Như vậy, vấn đề công bằng xã hội đã được đề cập trong suốt quá trình lịch
sử của nhân loại, nó phản ánh sự đấu tranh của các giai cấp về quyền sở hữu tư
liệu sản xuất; tổ chức và quản lý sản xuất, xã hội; phân phối và sử dụng sản
phẩm lao động. Các nhà tư tưởng trong lịch sử nhân loại đã trình bày những
quan niệm khác nhau về công bằng xã hội mặc dù chưa đầy đủ và hệ thống
nhưng những tư tưởng đó là tiền đề lý luận quan trọng, làm cơ sở cho việc
nghiên cứu vấn đề công bằng xã hội cho các nhà tư tưởng sau này khi nghiên
cứu về vấn đề công bằng xã hội.
10
1.1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về công bằng xã hội
* Quan điểm của Các Mác
Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô ta”, Các Mác đã làm rõ nội dung của
nguyên tắc phân phối trong chủ nghĩa xã hội. Các Mác vạch rõ rằng, trong xã hội
xã hội chủ nghĩa, sau khi đã khấu trừ đi những khoản cần thiết để duy trì sản
xuất, tái sản xuất cũng như để duy trì đời sống của cộng đồng, toàn bộ số sản
phẩm xã hội còn lại sẽ được phân phối theo nguyên tắc: mỗi người sản xuất sẽ
nhận trở lại từ xã hội một số lượng vật phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số lượng
lao động mà anh ta đã cung cấp cho xã hội [30, tr.474-479]. Đó là một nguyên
tắc phân phối công bằng, vì ở đây tất cả những người sản xuất đều có quyền
ngang nhau tham dự vào quỹ tiêu dùng của xã hội khi làm một công việc ngang
nhau.
Ngoài giá trị làm rõ nội dung của nguyên tắc phân phối trong chủ nghĩa xã
hội , cái rất đáng chú ý trong toàn bộ sự phân tích về vấn đề này còn là ở chỗ,
qua sự phân tích ấy chúng ta thấy, Các Mác đã phân biệt rất rạch ròi công bằng
xã hội với bình đẳng xã hội.
Các Mác chỉ rõ rằng, trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội sự phân phối
công bằng đó chẳng những chưa loại trừ được mà còn hàm chứa trong nó sự
chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã
hội vì: “với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau
vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh hơn người kia,
người này vẫn giàu hơn người kia” [30, tr.479] thành thử “muốn tránh tất cả
những thiếu sót ấy thì quyền nói cho đúng ra là phải không ngang nhau, chứ
không phải là ngang nhau” [30, tr.479-480]. Đó vừa là ưu việt, vừa là thiếu sót
của nguyên tắc phân phối theo lao động- một thiếu sót “không thể tránh khỏi
trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản” [30, tr.480].
11
* Quan điểm của V.I.Lênin
Trong một số tác phẩm của mình, khi đề cập đến vấn đề công bằng xã hội
trong chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin cho rằng: “như thế là trong giai đoạn đầu của
xã hội cộng sản chủ nghĩa (mà người ta vẫn thường gọi là chủ nghĩa xã hội),
“pháp quyền tư sản” chưa bị xoá bỏ hoàn toàn mà chỉ bị xoá bỏ một phần, chỉ bị
xoá bỏ với mức độ phù hợp với cuộc cách mạng kinh tế đã được hoàn thành,
nghĩa là chỉ trong phạm vi tư liệu sản xuất thôi. “Pháp quyền tư sản” thừa nhận
tư liệu sản xuất là sở hữu riêng của cá nhân. Chủ nghĩa xã hội biến tư liệu sản
xuất thành tài sản chung” [29, tr.116].
Đặc biệt, V.I.Lênin cũng rất chú ý đến công bằng trong phân phối lao
động. Ông cho rằng; “người nào không làm thì không có ăn”. Nguyên tắc này đã
được thực hiện “số lượng lao động ngang nhau thì hưởng số lượng sản phẩm
ngang nhau” [29, tr.116].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì phải thiết lập những tiền đề
kinh tế ngày càng cao cho việc thực hiện công bằng xã hội, không thể có công
bằng xã hội đích thực trong một xã hội nghèo khổ, kém phát triển. Đồng thời,
chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đề cập đến một xã hội giàu có, của cải dư thừa nhưng
lại thiếu công bằng trong phân phối, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng
nhưng không phải là duy nhất để thực hiện công bằng xã hội; phải biết kết hợp
hài hoà, biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đây là quan
điểm khác biệt cơ bản giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin với những quan
điểm trước Mác về công bằng xã hội.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chỉ ra rằng, trong chủ nghĩa xã
hội thì công bằng xã hội trong lĩnh vực kinh tế đóng vai trò cơ sở và quyết định
các lĩnh vực khác như văn hoá, xã hội cụ thể là về phương diện quan hệ giữa
cống hiến (thực hiện nghĩa vụ) và hưởng thụ (được hưởng quyền lợi).
12
Trong chủ nghĩa xã hội, công bằng cơ bản là làm nhiều hưởng nhiều, làm
ít hưởng ít; sản phẩm được phân phối theo nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng
theo lao động”. Tuy nhiên, công bằng xã hội mà các ông chỉ ra ở đây là công
bằng xã hội mang tính tương đối, còn nhiều hạn chế, nó chỉ tồn tại ở giai đoạn
thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì, xã hội này mới chỉ là giai đoạn quá
độ từ chủ nghĩa tư bản (một xã hội bất công bằng, bất bình đẳng) sang xã hội
cộng sản chủ nghiã (một xã hội có một sự công bằng tuyệt đối).
Do vậy, công bằng xã hội trong chủ nghĩa xã hội còn nhiều khiếm khuyết
“nhưng đó là những thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã
hội cộng sản chủ nghĩa lúc nó vừa lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau
những cơn đau đẻ kéo dài. Quyền không bao gi ờ có thể ở một mức cao hơn chế
độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”
[31, tr.35-36]
Quan niệm về công bằng xã hội trong chủ nghĩa xã hội sẽ bị thay đổi cùng
với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội để ra đời một xã hội cao hơn - xã hội cộng
sản chủ nghĩa. Sự hình thành xã hội cộng sản chủ nghĩa sớm hay muộn tuỳ thuộc
vào sự phát triển của sản xuất, sự phát triển của xã hội. Do vậy, công bằng xã hội
là một khái niệm mang tính lịch sử. Nó có thể biến đổi, ra đời và mất đi
Theo các ông, để xã hội đạt được công bằng thực sự, một cách tuyệt đối
chỉ khi con người không còn lệ thuộc vào phân công lao động nữa, lúc đó
khoảng cách giữa lao động trí óc và lao động chân tay được rút ngắn tối đa , lao
động không còn là phương tiện để sinh sống nữa mà là một nhu cầu hoạt động và
phát triển. Khi đó, cá nhân được phát triển một cách toàn diện, sức sản xuất xã
hội sẽ có sự tiến bộ vượt bậc chưa từng có trong lịch sử, của cải trở nên dư thừa
“chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp
13
quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: Làm theo năng lực,
hưởng theo nhu cầu!” [31, tr.36].
Tóm lại: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong giai đoạn thấp
của chủ nghĩa cộng sản, mặc dù chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã được
thiết lập song phương thức phân phối tương ứng đó vẫn chưa đạt tới sự công
bằng thật sự. Đó mới chỉ là một bước tiến bộ nhất định bước đầu về công bằng
xã hội. Điều quan trọng là cùng với chế độ công hữu thì sản xuất càng phải phát
triển, mọi cá nhân phải có cơ hội phát huy mọi tiềm năng để vươn tới sự ngang
nhau về năng lực, điều kiện, khi đó mới có thể đạt được sự công bằng tuyệt đối
Trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Người luôn coi công
bằng xã hội gắn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản là phương thức duy nhất đúng hợp lòng người để thực hiện công bằng xã
hội: “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không
phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên
quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình và hạnh
phúc” [22, tr.115].
Người viết: “Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản
và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân, trước hết là nhân dân lao động “chủ nghĩa xã hội là gì? Là mọi người ăn
no, mặc ấm, tự do” [33, tr.22].
Người nói: “có khi vật tư hàng hoá không thiếu mà phân phối không đúng
thì gây ra căng thẳng không cần thiết. Trong công tác lưu thông phân phối có 2
điều quan trọng luôn phải nhớ:
Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng
14
Không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên” [32, tr.185].
Như vậy, theo chủ tịch Hồ Chí Minh thì “công bằng không có nghĩa là cào
bằng, bình quân chủ nghĩa, không có tình trạng người giỏi, người kém, việc khó
dễ cung cùng điểm như nhau” [32, tr.143].
Từ sự xâm nhập, tổng kết và khái quát thực tiễn Người khẳng định rằng
trong chế độ xã hội thực dân không có công bằng xã hội mà “ nhân dân chỉ có
nghĩa vụ, như nộp sưu, đóng thuế, đi lính, đi phu mà không có quyền lợi” [33,
tr.219].
. Công nhân, nông dân là những người chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất
cho xã hội, nhờ đó xã hội mới tồn tại và phát triển nhưng lại rất bất công vì họ
luôn là những người nghèo khổ, trong khi đó một số người lại “ngồi mát ăn bát
vàng”. Theo Người, nguyên nhân của sự bất công đó là “vì một số ít người đã
chiếm làm tư hữu những tư liệu sản xuất của xã hội” [34, tr.203].
Người kết luận rằng, công bằng xã hội chỉ có trong xã hội mới, dưới chế
độ dân chủ cộng hoà “nhân dân có nghĩa vụ đồng thời có quyền lợi” [34, tr.219];
“Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động Nhân dân lao động
là những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hoá, đều bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ” [37, tr.310].
Như vậy, công bằng xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh thường được gắn
kết với bình đẳng xã hội, tức là mối quan hệ giữa quyền lợi với nghĩa vụ, bình
đẳng giữa nghĩa vụ với quyền lợi. Bình đẳng trước hết là bình đẳng về nghĩa vụ
và quyền lợi, bình đẳng giữa người với người trong việc thực hiện nghĩa vụ và
hưởng thụ quyền lợi ấy, đó chính là thực hiện công bằng xã hội.
Phân phối công bằng theo người là: “Làm nhiều hưởng nhiều
Làm ít hưởng ít,
Không làm không hưởng”
15
Đây là nguyên tắc phân phối công bằng trong điều kiện nước ta hiện nay.
Do đó, sự bình đẳng của những người lao động trong mối quan hệ giữa nghĩa vụ
và quyền lợi mà cụ thể là sự ngang nhau về địa vị làm chủ nước nhà, làm chủ tư
liệu sản xuất, bảo đảm cho mỗi người đều có thể phát huy mọi khả năng của
mình để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, công bằng xã hội không những chỉ là mục
tiêu mà còn là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước, là một yêu cầu
bức thiết của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất là trong điều kiện nền
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Theo Người, không nhất thiết là kinh tế phải
phát triển ở trình độ cao thì mới thực hiện được công bằng xã hội “không sợ
thiếu, chỉ sợ không công bằng”.
Người nhấn mạnh: “chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng
v.v làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm
thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em. Thế ta đã
đến đấy chưa? Chưa đến. Công bằng xã hội không thể làm mau được mà phải
làm dần dần” [35, tr.219]
Người kiên quyết chống lại chủ nghĩa bình quân, “đồng cam cộng khổ là
một tinh thần cần phải có, nhưng nếu bình quân chủ nghĩa thì lại không đúng.
Bình quân chủ nghĩa là gì? Là ai cũng như ai, bằng hết. Bình quân chủ nghĩa là
trái với chủ nghĩa xã hội, thế là không đúng” [35, tr.386].
Như vậy, trong quan điểm Hồ Chí Minh, công bằng và bình đẳng là một
mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới, nó không phải là chủ nghĩa
bình quân cào bằng trong sự nghèo khổ. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là không
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, là phấn đấu:
Làm cho người nghèo thì đủ ăn
16
Người đủ ăn thì khá giả
Người khá giàu thì giàu thêm [33, tr.65]
Bên cạnh đó, Người rất quan tâm đến lợi ích cá nhân nhằm động viên mỗi
người không ngừng phấn đấu, cống hiến nhiều nhất cho xã hội, đồng thời đấu
tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân. Chính chủ nghĩa cá nhân là căn nguyên gây ra
trăm thứ bệnh như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, tham ô, lãng phí, chủ quan
mang tính cá nhân, không nghĩ tới lợi ích giai cấp, dân tộc.
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rằng, chủ nghĩa cá nhân khác lợi ích cá
nhân, nếu chống chủ nghĩa cá nhân mà lại vi phạm lợi ích chính đáng của cá
nhân thì sẽ dẫn đến sai lầm. Người khẳng định rằng: “Lợi ích cá nhân là nằm
trong lợi ích tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể
được đảm bảo thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thoả mãn”
[36, tr.291]. Việc đảm bảo lợi ích chung tức là bảo vệ điều kiện để thực hiện lợi
ích của mỗi cá nhân. Tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình” là thể
hiện sự công bằng giữa lợi ích cá nhân, cá nhân với tập thể và cộng đồng.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng về công bằng xã hội khá
toàn diện và sâu sắc. Thực chất của công bằng xã hội, theo Người, là không gì
khác ngoài mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, ai làm nhiều thì hưởng
nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm thì không hưởng (trừ những người già cả,
bệnh tật và trẻ em).
Người cũng chỉ ra rằng không nhất thiết phải xã hội giàu có thì mới thực
hiện công bằng xã hội mà ngay khi xã hội còn chưa thật giàu có vẫn thực hiện
được công bằng xã hội, tuỳ điều kiện kinh tế khác nhau. Người cũng phân biệt
công bằng xã hội khác với cào bằng, bình quân chủ nghĩa, nếu đồng nhất chúng
thì sẽ triệt tiêu động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế.
17
Người chỉ ra rằng, thực hiện công bằng xã hội là cả một quá trình, phải
làm từng bước một, tránh sự nôn nóng và sự trì trệ, ỷ lại, trông chờ. Cuối cùng
Người khẳng định: Công bằng xã hội là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà chúng
ta cần phải vươn tới, chỉ có xã hội xã hội chủ nghĩa mới thực sự đem lại công
bằng xã hội cho nhân dân lao động, phương thức duy nhất để thực hiện công
bằng xã hội là đi lên chủ nghĩa xã hội, công bằng xã hội là việc tạo ra điều kiện
cho mỗi người có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của xã hội và hưởng
thụ những thành quả của sự phát triển, là đảm bảo quyền tự do của mỗi người
trong quan hệ gắn bó với cộng đồng.
Công bằng xã hội phải được thể hiện đầy đủ trong việc giải quyết quan hệ
giữa phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, giải quyết hài hoà giữa
quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người. Công bằng xã hội là trách nhiệm chung
của Nhà nước, của toàn xã hội trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi của nhân dân
và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân hoàn thành nghĩa vụ, quyền lợi của mình
đối với Nhà nước và xã hội.
1.1.3. Quan điểm của Đảng ta về công bằng xã hội
Ở Việt Nam, lich sử dân tộc cho thấy công bằng xã hội luôn là vấn đề có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua gần
1000 năm Bắc thuộc và với những đặc điểm riêng trong quá trình hình thành
quốc gia, quan niệm công bằng xã hội của người Việt Nam không thể không chịu
ảnh hưởng của Nho giáo. Tuy nhiên, nó không phải là bản sao của hệ tư tưởng
đó trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Cũng là cách nhìn về vị thế bất công của con người trong xã hội phong
kiến, song cha ông ta lại có cái nhìn hết sức công bằng và lạc quan như:
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa đi quét lá đa
18
Bao giờ dân nổi quan qua
Con vua thất thế lại ra ở chùa
(ca dao)
Hoặc khôi hài như:
Miệng nhà quan có gang có thép
Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm
(tục ngữ)
Không chỉ như vậy, quan niệm công bằng xã hội của Người Việt trong
lịch sử còn được thể hiện qua cách nhân dân ghi nhớ, tôn vinh các anh hùng và
những người có công với nước (truyền thuyết, đền thờ, lễ hội…); qua quy chế
tuyển dụng nhân tài (thi cử và tiến cử); qua chế độ đãi ngộ quan lại; qua chế độ
thưởng, phạt nghiêm minh và trong những quy định khác của pháp luật.
Tất nhiên, bên cạnh những nội dung tích cực, quan niệm công bằng xã hội
trong truyền thuyết của Người Việt cũng có không ít những yếu tố không tích
cực (cách nhìn bi quan, chủ nghĩa bình quân, đề cao lệ làng hơn phép nước…)
mà trong quá trình tiếp thu cần có sự “gạn đục khơi trong”.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc
Việt Nam sau gần 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Khát vọng công bằng xã hội lớn nhất của nhân dân là đất nước độc lập, tự do đã
được thực hiện.
Cương lĩnh chính trị năm 1930 của Đảng cộng sản Việt Nam đã vạch ra
con đường đúng đắn nhất cho cuộc đấu tranh vì tiến bộ và công bằng xã
hội.Trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I, II, III, IV, V, công bằng xã
hội được thể hiện thông qua việc cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa,
thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô,
19
lãng phí; đặc quyền đặc lợi; trong các chính sách thuế; bảo hiểm và trợ cấp xã
hội; trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
Các Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980
cùng với một khối lượng văn bản pháp luật đồ sộ của Nhà nước đã có nhiều
thành tựu trong việc thể chế hoá chính sách công bằng xã hội của Đảng.
Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, công bằng xã hội được chúng ta
quan niệm gần như đồng nhất với chủ nghĩa bình quân, cào bằng. Lại có những
giai đoạn quan niệm và phương thức thực hiện công bằng xã hội của chúng ta in
đậm dấu ấn duy ý chí và nóng vội . Do đó, dẫn đến triệt tiêu động lực phát triển
kinh tế, làm cho nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Trước tình
hình đó, với phương châm nhìn thẳng vào sự thật Đảng ta quyết định thực hiện
đường lối đổi mới.
Tại Hội nghị Trung ương sáu Khoá IV (tháng 8/1979), với chủ trương và
quyết tâm làm cho sản xuất “bung ra” là bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi
mới ở nước ta. Hội nghị trung ương Tám khóa V (tháng 6/1985) đánh dấu bước
đột phá thứ hai bằng chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp, thực hiện cơ chế một giá, xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp,
chuyển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh,
thừa nhận sản xuất hàng hoá và quy luật sản xuất hàng hoá .
Tháng 8/1986, trong quá trình chuyển bị dự thảo Báo cáo chính trị trình
Đại hội VI, Bộ chính trị đã xem xét kỹ các vấn đề lớn trên lĩnh vực kinh tế và
đưa ra kết luận: Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công
nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng được phát triển có chọn lọc; đồng thời xác định cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
20
Trong cơ chế quản lý kinh tế lấy hạch toán làm trung tâm, đồng thời sử
dụng đúng quan hệ hàng hoá - tiền tệ, chính sách giá phải vận dụng quy luật giá
trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá. Đây là bước đột phá thứ ba có ý nghĩa lớn
trong quá trình đổi mới tư duy.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã đưa ra
đường lối đổi mới toàn diện đất nước mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Đại
hội khẳng định dứt khoát chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đại hội VI là bước đột phá lớn và toàn diện, làm xoay chuyển tình hình,
đưa nước ta tiến lên. Đại hội xác định: đảm bảo công bằng xã hội là một trong
năm mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Giải quyết việc
làm và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là những vấn đề trọng tâm
của chính sách công bằng xã hội. Thực hiện công bằng xã hội phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng nước, chống thu nhập bất hợp pháp và đặc quyền, đặc lợi.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) với cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề công
bằng xã hội được Đảng ta xác định đây là một nội dung của chính sách xã hội và
là điều kiện, động lực của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội trong thời kỳ đổi
mới.
Đại hội cũng xác định thực hiện công bằng xã hội không chỉ trong lĩnh
vực kinh tế, xã hội mà còn cả trong chính trị, văn hoá, giáo dục. Đặc biệt là
khuyến khích tăng thu nhập và làm giàu chính đáng là bước đột phá trong quan
điểm công bằng xã hội của Đảng, phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
21
Đại hội VIII của Đảng (tháng 6/1996) tiếp tục khẳng định phát triển, cụ
thể hoá những chủ trương chính sách của Đảng về công bằng xã hội mà Đại hội
VII đã nêu ra, công bằng xã hội được Đảng ta xác định là một động lực, nội
dung, mục tiêu của sự nghiệp đổi mới “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh”. Đại hội cũng chỉ rõ:
“Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội
ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển, công bằng xã hội phải
được thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn cả khâu phân phối
kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và
sử dụng tốt năng lực của mình. Với nhiều hình thức, tạo ra cho mọi người có cơ
hội phát triển và sử dụng hợp lý năng lực của mình” [13, tr.113].
Đến Hội nghị Trung ương bốn khoá VIII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh:
phát triển kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng
cách giữa thành thị và nông thôn, giữa nông thôn với nông thôn, giữa thành thị
với thành thị, giữa các tầng lớp xã hội. Đây là những bước phát triển quan trọng
có tính chất đột phá của Đảng ta trong giai đoạn mới.
Đại hội IX (tháng 4/2001) của Đảng tiếp tục khẳng định: “…phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn
hoá, từng bước cải thiện vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường” [14, tr.89].
Đại hội X (tháng 4/2006) Đảng ta một lần nữa khẳng định: “thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; thực
hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế; đồng thời
theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội”
[15, tr.26].